Page 6 of 11 FirstFirst ... 2345678910 ... LastLast
Results 51 to 60 of 109

Thread: Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

  1. #51
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Vương Lập Quân sẽ bị ra ṭa về tội phản quốc?




    Vương lệ Quân( phải) và Bạc Hy Lai

    Hồng Kông ( VOA):Theo bản tin của báo The South China Morning Post, th́ ông Vương Lập Quân, cựu cảnh sát trưởng thành phố Trùng Khánh, Trung quốc, có tểh sẽ phải ra ṭa về tội phản quốc và tội danh này có thể sẽ bị kết án tử h́nh
    Ông Vương đă khơi mào cho một vụ tai tiếng chính trị lớn nhất ở Trung quốc trong ṿng hai thập kỷ qua.
    Ông Vương là cánh tay mặt của ông Bạc Hy Lai, bí thư thành phố Trùng Khánh, trong cuộc diệt trừ băng đảng tội ác ở vùng này. Nhưng khi ông ta muốn điều tra vụ án về cái chết của một thương gia người Anh có liên quan đến bà vợ của ông Bạc Hy Lai. Điều này đă khiến ông Bạc nổi giận, thuyên chuyển ông Vương khỏi chức cảnh sát trưởng. V́ lo ngại cho an ninh bản thân, ông Vương đă chạy vào ṭa lănh sự Hoa Lỳ ở Thành Đô xin tỵ nạn. Nhưng Hoa Kỳ không chấp nhận và giao trả ông Vương cho chính quyền Bắc Kinh
    Vụ tai tiếng này khiến người ta biết thêm về những tham nhũng thối nát trong thượng tầng của guồng máy đảng cộng sản Trung quốc. Ông Bạc Hy Lai bị cách chức, bà vợ bị điều tra.
    Có những tin đồn cho biết là chính quyền Bắc Kinh đang t́m cách xét xử vị Bạc Hy Lai càng sớm cáng tốt, trước khi có đại hội đảng cộng sản diễn ra vào cuối năm nay.

  2. #52
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Thời báo Hoàn cầu: Vụ Bạc Hy Lai sẽ có kết quả trong tháng tới





    Theo Thời báo Hoàn cầu, kết quả điều tra về các sai phạm của Bạc Hy Lai, Cốc Khai Lai và Vương Lập Quân sẽ được công bố trong tháng tới.

    Kết quả điều tra vụ cựu giám đốc sở Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân đột ngột t́m tới lănh sự quán Mỹ tại Thành Đô hồi tháng 2/2012 sẽ được công bố vào tháng tới - tờ Thời báo Hoàn cầu bản tiếng Anh thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 23/5 đưa tin cho biết.


    Vương Lập Quân - cấp phó của Bạc Hy Lai

    Đây là lần đầu tiên một tờ báo chính thức của Trung Quốc công bố thông tin về kết quả điều tra vụ Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai và vợ ông Bạc là Cốc Khai Lai bị bắt giam và đối mặt với các cuộc điều tra thu hút sự quan tâm lớn của dư luận vài tháng qua.

    Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, kết quả điều tra vụ Bạc Hy Lai bị bắt giữ và người vợ Cốc Khai Lai bị cáo buộc giết hại doanh nhân người Anh Neil Heywood do tranh chấp tài chính cũng sẽ được công bố trong tháng tới.

    Trước đó, tờ South China Morning Post của Hong Kong cho biết, Bắc Kinh đă thành lập một đội điều tra đặc biệt để điều tra các sai phạm của Vương Lập Quân và cho rằng ông sẽ phải đối mặt với tội danh phản bội tổ quốc trong phiên ṭa được tổ chức tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, giáp Trùng Khánh trong tháng 6 tới.

    Hiện vẫn chưa rơ các phiên xét xử có mở cửa cho công chúng tham dự hay không. Bản án cao nhất của tội danh phản quốc là tử h́nh. Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia pháp lư Hong Kong Wang Youjin, có thể ông Vương chỉ phải đối mặt với h́nh phạt từ 8-10 năm tù giam.

    "Ông ấy không phạm tội giết người hay tàng trữ vũ khí bất hợp pháp. Ông ấy có khả năng chỉ bị phạt 8-10 năm tù giam" - ông Wang nói với tờ South China Morning Post.


    Vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai.

    Cũng theo ông Wang, do ông Vương đă hợp tác với các nhà điều tra và có công cung cấp thông tin về các sai phạm của Bạc Hy Lai cùng vợ là Cốc Khai Lai nên có thể ông Vương sẽ được xem xét giảm nhẹ h́nh phạt.

    Ngoài ra, một nguồn tin ở Trùng Khánh cũng nói với tờ báo Hong Kong trên rằng những chiến công mà Vương Lập Quân đă lập được trong cuộc chiến chống lại các băng đảng tội phạm và tham nhũng ở Trùng Khánh khi đương nhiệm cũng có thể giúp ông thoát khỏi án tử h́nh.

    Được biết, có 3 cơ quan điều tra độc lập tiến hành xử lư vụ Bạc Hy Lai. Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm điều tra vụ Vương Lập Quân đột ngột tới lănh sự quán Mỹ, Ủy ban kỷ luật của Đảng cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm làm rơ các sai phạm của Bạc Hy Lai và Cảnh sát Trung Quốc phụ trách làm rơ mối liên hệ của bà Cốc Khai Lai với cái chết của doanh nhân người Anh.

    Trước đó, tời Boxun dẫn nguồn tin giấu tên tại Bắc Kinh cho biết, nếu bị kết tội giết chết doanh nhân người Anh, bà Cốc Khai Lai sẽ phải đối mặt với bản án tử h́nh. Trong khi đó, ông Bạc Hy Lai có thể sẽ bị kết án 16 năm tù giam và có thể là tử h́nh nếu t́m thấy có mối liên quan tới cái chết của doanh nhân Anh.

    Nguồn tin của Boxun cũng cho hay, kết quả điều tra về vụ Bạc Hy Lai sẽ được cho công bố vào đầu tháng 6 hoặc đầu tháng 7 tới.

    Nguyễn Hường (nguồn Thời báo Hoàn cầu, Want China)

  3. #53
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Biển Đông: TQ kéo 100 tàu ra Scarborough, âm mưu xây sân bay, cầu cảng




    Doăn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên băi Scarborough và cho rằng c̣n phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lư". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông, đồng thời thống nhất chỉ huy và quản lư thông tin cho các "lực lượng chấp pháp".

    Theo thông tin mới nhất từ bộ Ngoại giao Philippines, tính đến 7 giờ sáng ngày 21/5 đă phát hiện được 5 tàu "công vụ" Trung Quốc mang các số hiệu CMS-71, CMS-84, FLEC-301, FLEC-303 và FLEC-310 đang hoạt động (trái phép) bên trong đầm phá băi Scarborough cùng với 10 chiếc tàu cá Trung Quốc, một động thái leo thang mới của Bắc Kinh trong hơn một tháng qua.


    Philippines đang đau đầu nghĩ cách đối phó với các hành động lấn lướt của Trung Quốc (ảnh: Trụ sở bộ Ngoại giao Philippines, h́nh minh họa)

    6 tàu cá Trung Quốc khác được Philippines phát hiện đang hoạt động trên vùng biển Bajo de Masinloc thuộc Philippines. Cũng trong ngày 21/5 có 56 tàu cá Trung Quốc trang bị nhiều phương tiện hiện đại đă được phát hiện, trong đó 27 chiếc bên trong, 29 chiếc hoạt động ngoài đầm phá băi Scarborough.

    Con số tàu thuyền Trung Quốc tăng nhanh từng ngày, sang ngày thứ Ba, 22/5 đă có 16 tàu cá và 76 tàu "đa phương tiện" của Trung Quốc bị Philippines phát hiện đang hoạt động trái phép tại Scarborough.



    Tàu Trung Quốc ngày càng xuất hiện dày đặc trên biển Đông, nhất là khu vực băi cạn Scarborough (ảnh: lực lượng "chức năng" Trung Quốc tràn ra sàn tàu quan sát băi cạn Scarborough và cảnh xua đuổi tàu thuyền Philippines

    "Thật đáng tiếc rằng những hành động trên lại xảy ra đúng thời điểm Trung Quốc đă nối lại đàm phán và hai bên đă và đang thảo luận với nhau làm thế nào để xoa dịu t́nh h́nh căng thẳng trong khu vực", bộ Ngoại giao Philippines vừa phát đi thông điệp này ngày hôm nay cho giới truyền thông địa phương.

    "Những hành động gần đây của Trung Quốc là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, cụ thể là Điều 2.4", bộ Ngoại giao Philippines nêu rơ, Philippines phản đối những hành động này của Trung Quốc, Trung Quốc đă vi phạm chủ quyền và quyền tài phán đối với băi cạn Scarborough và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bao gồm vùng biển xung quanh Bajo de Masinloc.


    Người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez

    Philippines lo ngại rằng sự gia tăng liên tục của các tàu Trung Quốc trên băi Scarborough sẽ làm gia tăng căng thẳng.

    Manila đă gửi kháng nghị chính thức đến chính phủ Trung Quốc thông qua đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh để phản đối vấn đề này ngay trong hôm thứ Hai, 21/5.

    Dù đă dự báo trước về các động thái leo thang của Trung Quốc trên băi cạn Scarborough ngay từ khi Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát Scarborough bằng tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81, sau đó lại ban hành cái lệnh quái gở và phi pháp, vô hiệu "cấm đánh bắt cá" trên biển Đông, đặc biệt nhằm vào băi Scarborough th́ kiểu ǵ Trung Quốc cũng sẽ kéo cả dàn tàu các loại ra khu vực này, nhưng khó ai ngờ rằng tàu Trung Quốc xuất hiện nhiều và nhanh như vậy.


    Doăn Trác, thiếu tướng hải quân Trung Quốc tự cho ḿnh có quyền dùng vũ lực quân sự trên biển Đông, tỏ ra "hí hửng" với việc xây cầu tàu, sân bay (trái phép - PV) trên biển Đông

    Bất ngờ hơn, Nhân dân nhật báo bản điện tử của Trung Quốc hôm nay 23/5 đăng bài xă luận của Doăn Trác, thiếu tướng hải quân - một trong 5 gương mặt "học giả" đeo lon thiếu tướng theo đuổi quan điểm hiếu chiến trên biển Đông từng được điểm mặt, đă kêu gọi: "(Trung Quốc) trên thực tế đă kiểm soát Scarborough rồi, cần tăng ngay "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông!"

    Doăn Trác cho biết, ngay tới đây Trung Quốc sẽ xây dựng trạm quan sát khí tượng trên băi Scarborough và cho rằng c̣n phải tăng cường cái gọi là "lực lượng chấp pháp" trên biển Đông, hoàn thiện cái gọi là "căn cứ pháp lư". Về lâu dài, Trung Quốc phải tính đến việc xây sân bay, cầu cảng trên biển Đông, đồng thời thống nhất chỉ huy và quản lư thông tin cho các "lực lượng chấp pháp".


    Hoạt động diễn tập của hạm đội Nam Hải trên biển Đông đang có dấu hiệu ngày một gia tăng về tần suất và mức độ, quy mô (h́nh minh họa, nguồn Quân giải phóng)

    Bất ngờ ở đây không chỉ là sự trùng lặp giữa hành động lấn lướt trên thực địa ở biển Đông với các luận điệu, thông tin tuyên truyền bóp méo sự thật (về chủ quyền lănh thổ và những cái gọi là “hoạt động chấp pháp trên biển” – PV) của Trung Quốc mà c̣n ở mức độ trắng trợn, táo tợn trong những nước cờ tiếp theo nhằm củng cố thực lực trên vùng biển Trung Quốc vừa chiếm được quyền kiểm soát.

    Về chiến lược dài hạn hơn, hôm nay tờ Quang Minh báo xuất bản tại Bắc Kinh dẫn nguồn tin “t́nh báo Mỹ” trích dẫn trong báo cáo Lầu Năm Góc tŕnh Quốc hội Mỹ về t́nh h́nh quân sự Trung Quốc cho hay, hiện có 3 chiếc tàu ngầm của hải quân Trung Quốc có những “hoạt động bất thường” ở khu vực cảng Tam Á, đồng thời “trận địa phóng tên lửa” mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Hải Nam sẽ giúp Bắc Kinh tăng sức mạnh khống chế trên biển Đông.


    Tàu ngầm hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển (ảnh minh họa, nguồn CCTV)

    Việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh kiểm soát và xây dựng các cơ sở, kết cấu trên các băi đá, đảo ch́m hay rặng san hô mà họ vừa chiếm được từ nước khác là một nước cờ tất yếu theo chiến thuật lấn đến đâu, cắm chốt đến đấy.

    Đây là một bài học cảnh giác cho tất cả các bên đang có tranh chấp lănh hải, lănh thổ với Trung Quốc và các bên cần tính toán cách đối phó với sự tham lam không cùng này của Bắc Kinh.

    Điều này sẽ càng gia tăng hơn nữa những khó khăn cho Philippines vẫn đang theo đuổi thiện chí giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, đồng thời cũng làm bộc lộ rơ bản chất, âm mưu thôn tính các vùng biển tranh chấp với chiến lược gặm nhấm từng mảng, tằm ăn dâu của Bắc Kinh.

    theo gd

  4. #54
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Trung Quốc đă mua 18 trực thăng không người lái Camcopter S-100?



    Các nguồn tin cho biết, Trung Quốc đă mua tới 18 UAV Camcopter S-100 của Áo và đă cho hoạt động trên tàu hộ tống tên lửa Châu Sơn.

    Tờ “Jane’s Defense Weekly” Anh cho biết, tàu hộ tống của Hải quân Trung Quốc đă bị chụp được ở vùng biển quốc tế bị nghi ngờ có hoạt động của máy bay không người lái (UAV) Camcopter S-100 do Công ty Schiebel của Áo sản xuất.

    Trang mạng “Jane’s Defense Weekly” Anh đưa tin, ngày 16/5 Bộ Quốc pḥng Nhật Bản cung cấp một bức ảnh cho thấy, 3 máy bay không người lái đă đậu trên tàu hộ tống tên lửa Châu Sơn kiểu 054A của Trung Quốc.


    Máy bay trực thăng không người lái cánh xoay Camcopter S-100 của Công ty Schiebel, Áo.

    Trong một bức ảnh khác, có thể nh́n thấy một máy bay không người lái giống như UAV cánh xoay Camcopter bay trên tàu hộ tống Châu Sơn.

    Bộ Quốc pḥng Nhật Bản cho biết, những bức ảnh này do Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản chụp được ở vùng biển Tây Thái B́nh Dương ngày 14/5.

    Người phát ngôn của Công ty Schiebel cho biết, công ty này không công bố thông tin khách hàng cho bên ngoài, đồng thời cho biết họ không “cấp giấy phép sản xuất cho Trung Quốc, nhưng chắc chắn không thể hoàn toàn ngăn chặn được việc phục chế hoặc sao chép”.



    Máy bay trực thăng không người lái cánh xoay Camcopter S-100 do Công ty Schiebel Áo sản xuất.

    Bài báo cho rằng, xét tới việc chấp pháp và khả năng quân sự của máy bay không người lái Camcopter th́ nó không thể vượt qua được lệnh cấm vận vũ khí mà EU đang áp dụng trên thực tế đối với Trung Quốc.

    Nhưng, mấy năm gần đây, t́nh h́nh tiêu thụ máy bay trực thăng và các máy bay khác của các công ty trực thăng châu Âu cho thấy, các công ty châu Âu có quyền tự chủ nhất định trên phương diện bán hàng hóa ǵ cho Trung Quốc.

    Bài báo dẫn lời một nguồn tin công nghiệp hàng không cho biết, 2 năm trước, Trung Quốc đă mua 18 máy bay không người lái Camcopter, năm 2010, trang mạng của Bộ Quốc pḥng Trung Quốc đă có bài viết giới thiệu về loại UAV này, cho thấy Bắc Kinh có hứng thú từ lâu trên phương diện này.

    Ngoài ra, máy bay không người lái Camcopter c̣n xuất hiện tại Triển lăm trang bị công nghệ chống khủng bố và cảnh sát quốc tế Trung Quốc (Bắc Kinh) lần thứ tư được tổ chức vào tháng 5/2011.

    Tháng 7/2011, một loạt h́nh ảnh được Nhật Bản công bố cho thấy, ở vùng biển quốc tế một chiếc máy bay không người lái đang bay gần một tàu hộ tống của Trung Quốc, nhưng do chất lượng h́nh ảnh không tốt, không nh́n rơ rốt cuộc là máy bay không người lái cánh cố định hay máy bay không người lái cánh xoay.

    Theo bài báo, Công ty Schiebel có trụ sở tại Áo đă bán máy bay không người lái Camcopter cho nhiều nước trong đó có Mỹ. Máy bay không người lái Camcopter đă hoàn thành bay thử trên tàu chiến hải quân của Italia và Pháp. Một cuộc thử nghiệm mới được công bố là hoàn thành trên tàu tuần tra L'Adroit lớp Gowind của Pháp vào tháng 11/2011.



    Camcopter S-100

    Được biết, máy bay không người lái Camcopter S-100 là một trong những máy bay không người lái cánh xoay hoàn thiện nhất, quá tŕnh phát triển của nó đă trải qua thời gian 6 năm, nguyên mẫu của nó c̣n có từ 16 năm trước.

    Hệ thống máy bay trực thăng không người lái S-100 bao gồm 1 máy bay trực thăng cỡ nhỏ và 1 trạm kiểm soát mặt đất, trong đó máy bay trực thăng cỡ nhỏ có khả năng cơ động chính xác, tốc độ bay cao, thời gian bay liên tục là 10 giờ, có thể mang theo với tải trọng 50 kg.

    Tốc độ tối đa của Camcopter S-100 là 220km/h, trần bay 18.000 ft. Camcopter S-100 được trang bị động cơ Diamond 55 mă lực, nó có thể mang cùng nhiều thiết bị cảm biến như EO hay IR, có thể lắp đèn chiếu, loa phát thanh, radar khẩu độ tích hợp…

    Camcopter S-100 có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, nó không cần phóng khi cất cánh và không cần thu hồi trang bị, tiến hành bay thực hiện nhiệm vụ tự chủ, không cần can thiệp của nhân viên thao tác.

    Tính đến năm 2011, đă có khoảng 130 máy bay trực thăng Camcopter S-100 tiêu thụ ở các nơi trên thế giới, kim ngạch tiêu thụ vượt 100 triệu euro (tương đương 136 triệu USD).

    Một trong những lĩnh vực có triển vọng ứng dụng nhất của S-100 là môi trường trên biển, dùng cho tàu nhỏ, tàu tuần tra duyên hải và tàu chiến của hải quân, đồng thời có tiềm năng ứng dụng lớn trong lĩnh vực bán quân sự, như giám sát biên giới biển…

    Thêm một số h́nh ảnh về máy bay trực thăng không người lái cánh xoay Camcopter S-100 do Công ty Schiebel, Áo sản xuất:






    Những h́nh ảnh này cho thấy, Camcopter S-100 có thể đă hoạt động trên tàu chiến Trung Quốc.







    Máy bay trực thăng không người lái cánh xoay Camcopter S-100 của Áo

    Đông B́nh (Theo báo Quang Minh, Trung Quốc)

  5. #55
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Bí ẩn chuyện t́nh của Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch




    Cuộc hôn nhân của hai người chỉ được một thời kỳ đầu hạnh phúc. Càng về sau, sóng gió càng nhiều, một phần do tính trăng hoa của Tưởng, một phần do tham vọng chính trị quá lớn của Mỹ Linh.


    Ba chị em nhà họ Tống

    Người dân Trung Quốc mỗi khi nhận xét về ba cô con gái nhà họ Tống (Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh) thường nói: "Cô cả yêu tiền, cô hai yêu nước, cô ba yêu quyền". Chính v́ "yêu quyền" mà Tống Mỹ Linh đă dễ dàng từ bỏ mối t́nh đầu đầy thơ mộng với Lưu Kỷ Văn để cùng sánh vai với Tưởng Giới Thạch, trở thành Đệ nhất phu nhân quyền uy.

    Mỹ Linh là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Sinh năm 1897 tại Thượng Hải, qua đời năm 2003 tại Mỹ ở tuổi 106, bà là chứng nhân quan trọng của lịch sử cận đại và hiện đại Trung Quốc.

    Bà có một vị thế đặc biệt: là phu nhân của Tưởng Giới Thạch, người lănh đạo Quốc dân Đảng Trung Quốc thay thế Tôn Trung Sơn, nắm giữ chính quyền ở Trung Quốc.

    Mỹ Linh là người con thứ 4 trong số 6 người con của gia đ́nh ông Tống Diệu Như - một thương gia kiêm nhà truyền đạo Cơ đốc. Người anh cả, Tống Tử Văn, là một thương nhân rất thành đạt, từng được liệt vào danh sách những người giàu nhất thế giới. Ông nắm giữ chức Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và Ngoại trưởng trong chính quyền Tưởng Giới Thạch ở những thời kỳ khác nhau. Hai người chị là Tống Ái Linh và Tống Khánh Linh, vốn nổi tiếng v́ sắc đẹp và các cuộc hôn nhân với những người đàn ông có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc thời kỳ trước Thế chiến II.

    Chị đầu tiên là Ái Linh kết hôn với Khổng Tường Hy, một chủ nhà băng giàu có đồng thời là Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính của chính phủ Quốc dân Đảng. Hai vợ chồng kiếm lợi từ việc khéo léo lợi dụng các nguồn tin từ bên trong. C̣n chị thứ hai Khánh Linh kết hôn với Tôn Trung Sơn, người lănh đạo cuộc cách mạng dân tộc chủ nghĩa lật đổ đế chế phong kiến cuối cùng tại Trung Quốc năm 1911, sau này bà đi theo Đảng Cộng sản và trở thành Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa cho đến khi qua đời.

    Tống Mỹ Linh và mối t́nh đầu

    Trước khi gặp Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh đă đem ḷng yêu Lưu Kỷ Văn, chàng trai đất Giang Tô có gương mặt thanh tú, phong thái lịch thiệp và lối sống th́ đậm vẻ phương Tây. Cả hai đều du học ở Mỹ: Mỹ Linh học Trường Nữ học c̣n Kỷ Văn tu nghiệp tại Đại học Harvard. Hiện trong hồ sơ lưu trữ của Trường Nữ học c̣n ghi lại: "Vị hôn phu tương lai của cô Tống là một lưu học sinh Trung Quốc. Hai người sẽ chính thức kết hôn vào một thời điểm hiện c̣n chưa xác định".

    Dĩ nhiên, với một con người đầy toan tính như Tống Mỹ Linh, "thời điểm... chưa xác định" đó đă chẳng bao giờ tới!

    Trở về nước, đă mấy lần Lưu Kỷ Văn đề nghị tổ chức lễ cưới, nhưng cả mấy lần Mỹ Linh đều khéo léo gạt đi. Rơ ràng, trong suy xét của cô, Kỷ Văn tuy có nhiều nét đáng yêu song không phải là người chồng lư tưởng, khó có thể đáp ứng được những tham vọng đang chất chứa trong tâm hồn cô lúc đó.

    Cuộc hôn nhân với Tưởng Giới Thạch

    Năm 1917, khi Mỹ Linh từ Mỹ về đến Thượng Hải th́ cả hai bà chị của cô đă lập gia đ́nh. Trong gia đ́nh họ Tống, Mỹ Linh trở thành điểm thu hút chói sáng, hấp dẫn nhất. Với dung nhan yêu kiều, lại biết nhiều thứ tiếng, tŕnh độ văn hóa sâu rộng, Mỹ Linh đă chiếm được cảm t́nh của không ít các nhân sĩ, học giả, chính khách thường lui tới ngôi biệt thự rộng lớn (có cả pḥng nhảy) của gia đ́nh cô ở đường Hàng Phi - Thượng Hải.

    So với nhiều người th́ Tưởng Giới Thạch thuộc vào dạng biết đến Mỹ Linh hơi... muộn, song đó lại chính là nhân vật vừa biết "tấn công" vừa biết "trường kỳ mai phục" một cách ngoan cường nhất.

    Lần đầu tiên Tưởng bước chân vào tư dinh nhà họ Tống là vào một tối tháng 12 năm 1922. Bấy giờ, với danh nghĩa kẻ pḥ tá trung thành của Tôn Trung Sơn, Tưởng được mời tới dự buổi dạ hội do Tống Tử Văn (anh trai Tống Mỹ Linh) tổ chức. Tại đây, Tưởng được giới thiệu làm quen với Tống Mỹ Linh và ngay lập tức, nhan sắc và phong thái của tiểu thư họ Tống đă làm Tưởng mê đắm.

    Từng là thư kư của Tổng Mỹ Linh, Trương Tử Cát đă viết cuốn sách “Những tháng năm bên cạnh Tống Mỹ Linh” và đem đến những câu chuyện mà ít người biết đến về người phụ nữ sắc sảo này.

    Sau cuộc gặp “sét đánh” đó, hai người đă trao đổi số điện thoại và gửi thư cho nhau thường xuyên, t́nh cảm của họ cũng ngày càng sâu đậm.

    Hơn thế, một phép tính hiện nhanh trong đầu ông ta: Đây là em vợ Tôn Tổng thống (Tôn Trung Sơn), gia đ́nh tài lực hùng hậu, các anh rể và anh trai đều có ảnh hưởng chính trị rất sâu rộng...

    Để đạt được mục đích, một mặt Tưởng khẩn cầu Tôn Trung Sơn - người đang có thiện cảm với ông ta - những mong ông lựa lời vận động vợ là Tống Khánh Linh, một mặt Tưởng năng đi lại chỗ Tống Ái Linh, hy vọng trong vai tṛ chị cả, bà sẽ có tác động phụ trợ.

    Lần đó, qua sự sắp xếp của Tống Ái Linh, Tưởng Giới Thạch từ Quảng Châu lên Thượng Hải và gặp Tống Mỹ Linh ở một quán cà phê. Khi Mỹ Linh dùng những ngón tay thon thả xoay xoay tách cà phê th́ Tưởng - từ bên kia bàn nắm chặt lấy bàn tay ấy. Là một tướng lĩnh quân sự, Tưởng Giới Thạch có cái bạo dạn, tự tin khác hẳn với sự nhẹ nhàng, điềm đạm của Lưu Kỷ Văn. Mỹ Linh rút mạnh tay, chăm chú nh́n ông ta, nói:

    - Tôi không yêu ngài! Tôi đă có chồng chưa cưới. Anh ấy đang học để thi lấy học vị tiến sĩ tại Trường đại học Harvard... Chúng tôi đính hôn được 5 năm...

    Nói đến đó, bỗng nhiên nước mắt Mỹ Linh trào ra.

    Tưởng Giới Thạch lại một lần nữa nắm chặt tay Mỹ Linh, nói:

    - Nàng khóc, cho thấy ḷng nàng đang mâu thuẫn. Tôi không thể rút lui, tôi sẽ cạnh tranh với anh ta.

    - Ngài không thể đoạt được cái mà người ta yêu - Mỹ Linh nghiêm khắc cảnh báo.

    Tưởng Giới Thạch nói thẳng vào vấn đề:

    - Anh ta mới chỉ là chồng chưa cưới của nàng. Tôi không làm điều ǵ vi phạm đạo đức. Nàng không thoát khỏi tôi đâu. Tôi nh́n thấy tâm sự của nàng, nàng có biết không? Tôi muốn thống nhất đất nước đang chia năm xẻ bảy của chúng ta. Tôi cần một người phụ nữ tốt giúp đỡ tôi và người đó là nàng. Lưu Kỷ Văn cao nhất chỉ có thể trở thành một học giả. Nàng là người thông minh, xin suy nghĩ cho kỹ!

    Những lời Tưởng nói đă đánh trúng những điều Mỹ Linh đang c̣n phân vân. Cùng đặt Kỷ Văn lên bàn cân, rơ ràng Tưởng Giới Thạch nặng hơn nhiều.

    Kể từ tháng 5/1924, sau khi được ủy nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Quân sự Hoàng Phố, con đường quan lộ của Tưởng Giới Thạch thăng tiến vùn vụt. Đến tháng 7/1926, ông ta đă vươn tới vị thế Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Trung ương Quốc dân Đảng, Tổng tư lệnh Bắc phạt quân, tập trung mọi quyền lực của Đảng, quân đội trong tay. Tháng 3/1927, Tưởng đưa quân tiến đến Nam Kinh, Thượng Hải. Tháng 4 năm đó, tại nhà họ Tống, một lần nữa Tưởng cầu hôn với Tống Mỹ Linh.


    Đám cưới của Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch

    Để giải quyết sự việc, họ Tống mở hội nghị gia đ́nh. Kết quả: Đại đa số vẫn không đồng ư.

    Ngày 15/5 năm đó, dưới sự "hợp tác" của Tống Ái Linh, Tưởng cử đội vệ sĩ đến đón Tống Mỹ Linh đi Tiêu Sơn du ngoạn và nghỉ ngơi. Theo lệnh Tưởng, trong xe chất đầy hoa tươi. Bản thân Tưởng th́ trút bỏ quân phục, mặc comple, đội mũ kiểu Ponama, đi giày trắng...

    Cô gái đang độ xuân xanh, trong hơn mười ngày được tận mắt chứng kiến cảnh núi sông hùng vĩ, lại được Tổng Tư lệnh Tưởng trực tiếp đi theo "hướng dẫn", đă cảm thấy trong ḷng nhiều phấn khích. Chuyến đi này quyết định vị thế "Đệ nhất phu nhân" của Tống Mỹ Linh.

    Tháng 8/1927, do những mâu thuẫn dẫn đến công kích lẫn nhau giữa chính phủ Nam Kinh mà Tưởng đang cầm đầu và chính phủ Vũ Hán do Uông Tinh Vệ khống chế, Tưởng phải chịu nhiều áp lực trong Đảng. Với phương sách "lấy thoái để tiến", Tưởng tuyên bố từ chức. Ngày 13/8, Tưởng dẫn hơn hai trăm thân tín rời Nam Kinh, qua Thượng Hải, Ninh Ba về quê hương Khê Khẩu, ngụ trong chùa Tuyết Đậu. Chính tại đây, trong thân phận kẻ "vơ nhân băi chức, dứt khỏi việc đời", Tưởng đă viết cho người đẹp họ Tống một bức thư lời lẽ vô cùng tha thiết:

    "Lâu nay chỉ lo việc quân cơ, mà ḷng vẫn luôn nghĩ đến người đẹp nghiêng thành, trên đời này chỉ có ḿnh em... Năm qua chiến sự giao tranh ác liệt, cứ tự trách ḿnh chỉ lo công việc. Bây giờ nghĩ lại, mơ tưởng tới dung nhan kiều diễm của em mà ḷng yêu thương không sao ḱm nén. Nhưng không biết ở nơi xa xôi, em có hiểu được ḷng tôi?".

    Đến đây, có thể nói mọi nỗ lực theo đuổi của Tưởng Giới Thạch đă đạt kết quả. Mỹ Linh bị chinh phục hoàn toàn. Đối với cô, Tưởng là một con người có ư chí và ư chí ấy không dễ ǵ bị khuất phục.

    Vậy là Tống Mỹ Linh gật đầu. Vấn đề chỉ c̣n ở phía gia đ́nh.

    Phải nói ngay rằng, vợ chồng Tống Ái Linh - Khổng Tường Hy là những người ủng hộ cuộc hôn nhân của Tưởng Giới Thạch với em gái họ đầu tiên, v́ họ rất tin vào "tiền đồ" của Tưởng.

    Tống Tử Văn v́ nể người bạn đồng học là Lưu Kỷ Văn nên lúc đầu c̣n kiên quyết phản đối, sau đổi ư kiến. Riêng Tống Khánh Linh th́ trước sau như một, không bao giờ bà chấp nhận cuộc hôn nhân này (chỉ có điều, sau chính biến phản cách mạng 12 tháng 4, bà không đi chung một con đường với họ Tống nữa).

    Người có quyền quyết định "tối cao" không ai khác là Nghê Quế Trân, mẹ của ba cô (ông Tống Gia Thụ, chồng bà đă mất từ năm 1918). Bà không tán đồng cuộc hôn nhân bởi ba lư do:

    1- Tưởng là một quân nhân.

    2- Tưởng đă từng kết hôn. Và bà lo ngại điều tiếng của thiên hạ về sự lăng nhăng của Tưởng.

    3- Tưởng không phải là tín đồ Cơ đốc giáo.

    Tuy nhiên, bởi con gái, con trai và các con rể đều ra sức thuyết phục, vun vén cho mối t́nh Tưởng Giới Thạch - Tống Mỹ Linh, thành thử về sau bà Quế Trân cũng không công khai phản đối cuộc hôn nhân này nữa.

    Về phần ḿnh, Tưởng Giới Thạch cũng đă hết sức cố gắng để giải quyết dứt điểm những điều bà mẹ vợ tương lai của ḿnh c̣n do dự. Sự thực, trước khi lấy Tống Mỹ Linh, Tưởng đă có tới ba lần làm... chú rể.

    Và những lần kết hôn sau, chẳng bao giờ ông ta làm thủ tục ly hôn người vợ trước. Lần này th́ khác, Tưởng phải nghiêm túc tiến hành "thanh lư" nhà cửa với những thê thiếp cũ của ḿnh. Hơn thế, để chứng thực với mọi người (trước nhất là với bà Quế Trân và chị em Tống Mỹ Linh), Tưởng ra tuyên bố cắt đứt quan hệ vợ chồng với vợ cả Mao Phúc Mai, với vợ hờ Diên Di Thành và vợ hai Trần Khiết Như. "Bằng chứng" là trước hôn nhân Tưởng - Tống, trên một tờ báo ở Thượng Hải đă đăng mẩu tin ly hôn: "Mao thị là vợ cả, đă ly dị từ lâu; hai họ Diêu - Trần, vốn không có khế ước".

    Về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, để được kết hôn với Tống Mỹ Linh, Tưởng đă tự nguyện theo đạo, tự nguyện nghiên cứu Kinh Thánh. Điều này khiến bà Quế Trân lấy làm hài ḷng và Mỹ Linh th́ thực sự măn nguyện.

    Lễ thành hôn của Tưởng Giới Thạch - Tống Mỹ Linh được tổ chức vào ngày 1/12/1927 đă gây chú ư của dư luận trong nước cũng như trên thế giới. Không ít báo chí đă đưa tin, kèm ảnh cùng lời b́nh luận trái ngược nhau về sự kiện đặc biệt này.

    Nhắc tới Tống Mỹ Linh, không thể không nhắc tới vị trí của bà trong lịch sử cận đại. Một người từ nhỏ đă chịu sự giáo dục của phương tây như bà đă trở thành một trong những huyền thoại cận đại và cuộc hôn nhân của bà với Tưởng Giới Thạch càng bị coi là cuộc hôn nhân có mục đích chính trị v́ từ khi kết hôn hai người không hề sinh con. Tuy nhiên, trong cuốn nhật kư của Tưởng Giới Thạch từng ghi rằng “phu nhân bị sảy thai, bệnh nặng”, điều đó chứng tỏ rằng Tống Mỹ Linh đă từng mang thai. Ngoài ra, trong nhật kư của Tưởng Giới Thạch c̣n bày tỏ khát vọng có một đứa con.

    Hôn nhân của Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch có thể có mục đích chính trị từ đầu nhưng sự hâm hộ của Tưởng Giới Thạch với Tống Mỹ Linh là có thật v́ trong đoạn nhật kư đă ghi “tài hoa, đức hạnh, thật khó quên”. Mặc dù t́nh cảm giữa hai người đă được bồi đắp sau khi kết hôn nhưng trong những lúc xuất hiện trước công chúng hai người luôn thân mật với nhau.

    Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của hai người chỉ được một thời kỳ đầu hạnh phúc. Càng về sau, sóng gió càng nhiều, một phần do tính trăng hoa của Tưởng, một phần do tham vọng chính trị quá lớn của Mỹ Linh.

    Đă từng có những lời đồn đại về các cuộc t́nh vụng trộm của Tưởng đến mức ông phải tổ chức một cuộc họp báo để bác bỏ việc có quan hệ với một nữ y tá riêng. Về phần ḿnh, Tống Mỹ Linh đă phàn nàn với một tướng lĩnh trong quân đội Mỹ rằng bà không thể sống chung với Tưởng. Và cũng đă Mỹ Linh thú nhận bà “chưa bao giờ có quan hệ chăn gối với Tưởng”.

    Trong suốt một thập niên Quốc dân Đảng lănh đạo Trung Quốc từ 1927-1937, Mỹ Linh luôn bận rộn chuyện “chính sự”. Bà đảm đương rất nhiều công việc quan trọng như thúc đẩy sự phát triển của lực lượng không quân Trung Quốc, làm phiên dịch kiêm thư kư, cố vấn và tuyên truyền viên cho Quốc dân Đảng của chồng.

    Là một nhà trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc, Tống Mỹ Linh đă tiến hành vận động chính trị tại nhiều nơi trên đất Mỹ, tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Cairo (Ai Cập) giữa Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Tưởng Giới Thạch, khiến cho những người có mặt tại buổi họp băn khoăn tự hỏi liệu bà hay ông Tưởng đang đại diện cho Trung Quốc. Bà cũng nắm giữ sổ mật mă thông tin giữa Trùng Khánh (thủ phủ của chính phủ Tưởng Giới Thạch trong chiến tranh) và Nhà Trắng, đồng thời từng ám chỉ tới việc trở thành Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc.

    Nhận biết được tham vọng của vợ, Tưởng Giới Thạch đă t́m cách hạn chế không cho bà can dự và giải quyết các vấn đề nội chính, điển h́nh là tách bà khỏi quân đội. Song tài năng thương thuyết và tầm ảnh hưởng của bà trong quan hệ với Mỹ khiến Tưởng không thể không cần đến bà. Điều này được thể hiện rơ nhất qua “Sự biến Tây An”.

    Tháng 12/1936, sau khi lực lượng Quốc dân Đảng tại Tây An từ chối giao chiến với lực lượng của Đảng Cộng sản, Tưởng Giới Thạch tới khu vực này và ngay lập tức bị hai viên tướng dưới quyền âm mưu làm phản bắt giam. Tống Mỹ Linh đă nhanh chóng bay tới Tây An và tiến hành cuộc thương lượng thành công với các tướng đó. Kết quả là Tưởng Giới Thạch đă được trả tự do đúng vào ngày Noel năm đó.

    Năm 1949, Đảng Cộng sản đă kiểm soát được hầu hết các thành phố lớn của Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch cùng Tống Mỹ Linh đă phải rời khỏi Đại lục tháo chạy ra đảo Đài Loan. Thời kỳ này, uy tín của Tống Mỹ Linh trên chính trường vẫn rất lớn.

    Bà từng được bầu làm Chủ tịch danh dự Cơ quan Cứu trợ Y tế Trung Quốc của Mỹ - một cơ quan đỡ đầu cho Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế và Chủ tịch danh dự Quỹ Cứu trợ Trung Quốc của Liên hiệp Anh. Suốt thời kỳ cuối thập niên 60, bà nằm trong danh sách 10 người phụ nữ được “ngưỡng mộ” nhất nước Mỹ.

    Sau khi tới Đài Loan, Tống Mỹ Linh vẫn là người có địa vị cao trong ngoại giao với Mỹ nhưng quyền lực chính trị dần dần bị hạn chế, đối thủ lớn nhất của bà không phải là người ngoài mà chính là Tưởng Kinh Quốc, con trai cả của Tưởng Giới Thạch.

    Tháng 5/1975, Tưởng Giới Thạch qua đời. Tưởng Kinh Quốc không chịu đứng sau quyền lực của Tống Mỹ Linh và muốn tạo ra kỷ nguyên của riêng ḿnh. Bác sỹ riêng của Tưởng Kinh Quốc cho biết: “Kinh Quốc và Tống Mỹ Linh không thống nhất về quan điểm ngoại giao. Mỹ Linh đă nói với Kinh Quốc rằng nếu cứ kiên quyết theo ư ḿnh th́ sẽ cho Kinh Quốc tự quản, bà sẽ rời đi”.Từ đó, Tống Mỹ Linh tới New York và không bao giờ quay lại. Kinh Quốc cũng là người có cái tôi cá nhân lớn, khi đă quyết định chuyện ǵ th́ nhất định sẽ làm và không thèm quan tâm tới ư kiến của Tống Mỹ Linh.


    Tống Mỹ Linh trong đám tang của chồng

    Trưa ngày 16/9/1975, Tống Mỹ Linh đă đáp máy bay tới Mỹ, trước khi đi bà đă để lại “thư động viên người dân” dài 3.000 chữ “Tôi đă kiên tŕ mạnh mẽ trong một thời gian dài và chịu nhiều đau khổ, bây giờ tôi cảm thấy mệt mỏi về thể xác và tinh thần, có lẽ tôi đă bị bệnh và cần đi điều trị gấp”.

    Tống Mỹ Linh là người rất coi trọng việc giữ ǵn nhan sắc và vóc dáng và tới cuối đời bà càng chăm chút hơn. Da của Tống Mỹ Linh cực kỳ nhạy cảm tới nỗi chỉ cần ăn chút hải sản hay có phấn hoa là bệnh tái phát và gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới nhan sắc của bà. V́ vậy mà những người phục vụ bà đều phải hết sức cẩn thận. Bà từng được mời tới làm khách tại Nhà Trắng, do da bà quá nhạy cảm nên mỗi ngày đều phải thay vài cái khăn trải giường. Những người phục vụ trong Nhà Trắng không biết chuyện nên đă than phiền v́ thói quen này của bà.

    Trong những ngày tháng sống ở tuổi 100, ngày nào Tống Mỹ Linh cũng đều trang điểm, nếu như người giúp việc trang điểm không kỹ hay chải đầu chưa gọn gàng th́ nhất định bà sẽ không xuống lầu hoặc không bước ra cửa gặp ai. Tuy nhiên, lư do chủ yếu là Tống Mỹ Linh không muốn người khác nh́n thấy bộ mặt mộc của ḿnh, thậm chí Tưởng Giới Thạch cũng hiếm khi được thấy Tống Mỹ Linh không trang điểm.

    Trong những năm tháng cuối đời, Tống Mỹ Linh sống tại căn hộ ở hạt Manhattan, New York hoặc dinh thự của gia đ́nh tại Lattingtown, khu ngoại ô Long Island dành riêng cho giới nhà giàu, cách New York 56 km về phía Đông và sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Tống Mỹ Linh từ chối viết nhật kư hay lưu giữ lại quá khứ của ḿnh v́ thế cuộc đời của bà tới nay vẫn c̣n nhiều bí ẩn.

    Nguồn: Afamily

  6. #56
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Giới lănh đạo mới của TQ sẽ là ai?




    Dự kiến bảy trong chín thành viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ về hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 18.Những ai sẽ là người thay thế là câu hỏi được hăng tin Reuters phân tích. BBCVietnamese.com mời quư vị tham khảo.


    Uông Dương là ứng viên có thể vào Thường vụ Bộ Chính trị

    Một trong những nhà lănh đạo có đầu óc cải cách dễ thấy nhất của Trung Quốc vừa được chú ư trở lại sau khủng hoảng chính trị lớn nhất tại nước này trong cả một thế hệ qua.

    Có vẻ ông là người được lợi từ sự ngă ngựa của chính khách có đường lối dân túy, ông Bạc Hy Lai.

    Ông Uông Dương, nhà lănh đạo tỉnh Quảng Đông vốn nổi tiếng giải quyết khéo léo các vụ bất ổn gần đây trong tỉnh, là người đầu tiên trong ba bí thư tỉnh ủy hưởng lợi sau vụ bê bối kết thúc sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai vào tháng trước.

    Ông Bạc Hy Lai là nhân vật bảo thủ trong đảng từng được cho là có nhiều khả năng lọt vào Thường vụ Bộ Chính trị trong cuộc chuyển giao quyền lực tưởng chừng được hoàn tất vào tháng Ba.

    Nhưng đoạn kết sự nghiệp chính trị của ông Bạc nay mở ra cơ hội cho các đối thủ của ông như Uông Dương.

    Ông Uông, 57 tuổi, dùng hội nghị đảng bộ cấp tỉnh của ông trong tháng này để thu thập sự ủng hộ của công chúng trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 vào cuối năm nay.

    Hoạt động của ông Uông tại Hội nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Đông đă nhấn mạnh h́nh ảnh của ông như một chính trị gia có nhiều khả năng sẽ giữ vị trí cải cách của Thủ tướng sẽ ra đi, ông Ôn Gia Bảo.

    Thủ tướng Ôn đă coi ông Bạc Hy Lai như một mối đe dọa đối với di sản cải cách của ḿnh và đă nhanh chóng hạ ông này.

    “Bài phát biểu của ông Uông Dương là một dạng diễn văn từ biệt,” ông Willy Lam, một chuyên gia tại Hồng Kông chuyên phân tích về giới lănh đạo Trung Quốc nói.

    “Mọi người nghĩ rằng ông sẽ là một Ôn Gia Bảo kế tiếp, người duy tŕ các tiêu chuẩn của phe tự do trong Ban Thường vụ mới.”

    Các hoạt động cải cách của ông Uông được đánh bóng hồi năm ngoái khi ông chấm dứt cuộc nổi dậy ở làng Ô Khảm với cách giải quyết mềm mỏng và không có đổ máu. Dân làng đă chấm dứt 10 ngày đối đầu và tổ chức các cuộc bầu cử địa phương.

    Ông cũng thúc đẩy các thử nghiệm khác nhau về cải cách hành chính trong những năm qua.

    Tại Hội nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Đông, ông Uông đă ủng hộ xu hướng thị trường tự do hơn và nới nhẹ bàn tay của nhà nước trong cuộc sống của những người dân b́nh thường.

    Ông nói rằng đảng và chính phủ không nên được xem như là chịu trách nhiệm mang lại hạnh phúc cho người dân.

    “Chúng ta phải xóa bỏ quan niệm sai lầm rằng hạnh phúc của người dân là một món quà từ đảng và chính phủ … (và) tôn trọng sáng kiến của nhân dân để người dân mạnh dạn khám phá con đường riêng của ḿnh đi tới hạnh phúc,” ông nói.

    Sau hội nghị, ông đă trả lời câu hỏi trực tuyến, và thừa nhận rằng những chỉ trích từ cư dân mạng là tốt cho quản trị.

    Các ứng viên khác

    Tuy nhiên c̣n có cạnh tranh từ lănh đạo các tỉnh khác nữa.

    Những người này cũng nh́n ra cơ hội thăng tiến vào cơ quan quyền lực tối cao khi giờ đây quyền lực của ông Bạc Hy Lai đă mất đi.


    Ông Tập Cận B́nh (trái) dự kiến sẽ kế vị chức lănh đạo từ tay Hồ Cẩm Đào

    Ông Du Chính Thanh, lănh đạo đảng thành phố Thượng Hải, đă tiến hành Hội nghị Đảng bộ thành phố hôm thứ Sáu và ông Trương Cao Lệ, lănh đạo đảng bộ thành phố cảng phía bắc Trung Quốc, Thiên Tân, cũng bắt đầu Hội nghị Đảng bộ hôm thứ Ba.

    Cả ba ông Uông, Du và Trương đều là các ứng viên vào chín vị trí thành viên Thường vụ Bộ Chính trị , được dự kiến sẽ nằm dưới sự lănh đạo của ông Tập Cận B́nh, người được ông Hồ Cẩm Đào chọn thay thế ḿnh.

    Bài phát biểu tại các Hội nghị Đảng bộ địa phương của họ cung cấp chỉ dấu cho biết giới lănh đạo mới sẽ chào đón cải cách kinh tế, và thậm chí cả cải cách chính trị, như thế nào.

    Các ứng cử viên khác được đưa lên từ chính quyền trung ương hoặc các tổ chức của đảng. Họ không có các đại hội đảng bộ địa phương để làm nơi thể hiện và các quan điểm chính trị của họ khó phân biệt hơn.

    “Đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là diễn đàn cho các lănh đạo đảng địa phương giới thiệu phương hướng chính sách và tư duy chính sách của họ. Nó là diễn đàn để họ gây ấn tượng với trung ương,” ông Wang Zhengxu, Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham ở Anh, nói.

    Cải cách từ dưới lên

    Thủ tướng Ôn Gia Bảo là một người ủng hộ cải cách kinh tế ổn định trong nhiệm kỳ kéo dài một thập niên của ông.

    Ông cũng đă lặp đi lặp lại kêu gọi có tiến bộ chính trị đi kèm mặc dù ông đă không biến những lời nói hùng biện đó thành hiện thực.

    Dưới sự lănh đạo của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cải cách chính trị đă bị đóng băng và tụt hậu so với tốc độ cải cách kinh tế ngày càng gia tăng.


    Ông Lư Khắc Cường không bộc lộ rơ quan điểm của ḿnh trước công chúng

    Liệu người kế nhiệm ông Gia Bảo vào vị trí Thủ tướng, Phó Thủ tướng Lư Khắc Cường, có duy tŕ chính sách cải cách hay không th́ chưa được rơ.

    Cuộc chạy đua vào giới lănh đạo Trung Quốc là một quá tŕnh bí mật với những rà soát, thương lượng và xây dựng liên minh, tương phản hẳn với cuộc chạy đua công khai vào Nhà Trắng diễn ra tại Hoa Kỳ cũng trong khoảng thời gian tương tự từ nay cho đến cuối năm 2012.

    Tuy nhiên, các nhà lănh đạo mới nổi lên của Trung Quốc đang học theo cách riêng của họ để ve văn các đơn vị bầu cử rộng lớn hơn và những người ủng hộ tiềm năng

    Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là một tổ chức điều hành từ trên xuống không cần trả lời công dân hoặc thậm chí 80 triệu đảng viên của họ.

    Nhưng trong một xă hội ngày càng phân chia và quyết đoán hơn nhờ 30 năm cải cách, các nhà lănh đạo có co hội thu hút các đối tượng riêng biệt hy vọng xây dựng ảnh hưởng, theo ông Trần Tử Bính, một học giả độc lập.

    “Giới lănh đạo trung ương không có dự định hay ư chí thực hiện thăm ḍ kiểu đó, v́ thế một lần nữa cải cách đến từ bên dưới,” ông Trần, một cựu tù nhân chính trị sống ở Bắc Kinh, nói.

    “Điều này cũng cho thấy một sự khác biệt rộng lớn hơn giữa các thế hệ. Chúng cho thấy rằng họ xử lư khác nhau,” ông Trần nói về Uông Dương và đội ngũ của ông này ở Quảng Đông.

    Ẩn ḿnh

    Ông Uông, ông Du ở Thượng Hải và ông Trương ở Thiên Tân là chính trị gia khác hẳn ông Bạc, người đă ve văn phe bảo thủ bằng chiến dịch ‘Đỏ’ của ông và bằng kêu gọi tăng trưởng b́nh quân.

    Ông Du, 67 tuổi, cũng giống ông Bạc, thuộc ḍng “thái tử đảng” – nhưng sự giống nhau chỉ dừng ở đó.

    “Những ǵ ông muốn làm tại điểm giao thời này là cố gắng không mắc sai lầm hoặc xúc phạm bất cứ ai, để che giấu tham vọng.”
    Wang Zhengxu nói về ông Trương Cao Lệ

    Ông Du và ông Trương, tuy nhiên, có lẽ sẽ đi các bước đi bảo thủ hơn tại hội nghị đảng bộ của họ so với ông Uông.

    Thứ nhất là vị thế của ông Uông trong giới lănh đạo cao cấp được bảo đảm hơn so với ông Du và ông Trương, hai người cao tuổi hơn và có lẽ sẽ chỉ có một nhiệm kỳ nữa.

    Ngoài ra, đột phá ở hội nghị đảng bộ của họ ít có khả năng xảy ra và có thể nguy hiểm nếu họ hy vọng c̣n lên cao.

    Ông Willy Lam, phân tích gia tại Hồng Kông, mô tả ông Du là nhà lănh đạo ít gây tranh căi nhất trong nhóm “thái tử đảng”.

    “Người ta xem ông không phải là người muốn thúc đẩy cho bất kỳ ư tưởng cấp tiến nào,” ông Willy Lam nói.

    Ông Trương, 65 tuổi, một nhà kỹ trị đă giúp Thiên Tân biến đổi từ một nơi tù túng thành một trung tâm tài chính quan trọng, thậm chí c̣n được cho là sẽ ít gây tranh căi hơn.

    “Những ǵ ông muốn làm tại điểm giao thời này là cố gắng không mắc sai lầm hoặc xúc phạm bất cứ ai, để che giấu tham vọng.“

    “Ông sẽ cố gắng đảm bảo Đại hội đảng bộ (địa phương) diễn ra trôi chảy, không bị gián đoạn hoặc gặp các vấn đề ǵ,” ông Wang Zhengxu từ Đại học Nottingham nói.

    Theo BBC

  7. #57
    huongdem92
    Khách
    Trung quốc ngày càng phát triển. Mỹ nên chú ư đến, Nếu không có một ngày sẽ làm mưa làm gió th́ khốn.

  8. #58
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Con trai Bạc Hy Lai tốt nghiệp Harvard







    Cambridge, Massachusetts: Trong số những sinh viên tốt nghiệp tại trường đại học Havard hôm 24 tháng Năm vừa qua, có Bạc Qua Qua, con trai của cựu bí thư Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai.
    Bạc Qua Qua năm nay 24 tuổi, đă có bằng cao học về ngành chính trị tại trường quản trị Kennedy, thuộc đại học Harvard.Khi được hỏi về những dự định tương lai, th́ cậu ấm Bạc Qua Qua từ chối không tiết lộ. Anh ta trả lời “Tôi chỉ muốn tận hưởng ngày vui hôm nay và dành thời gian bên bạn bè”,
    Tại trung quốc, bà mẹ của Bạc Qua Qua, bà Cốc Khai Lai, đă bị bắt giữ hồi tháng Tư v́ t́nh nghi sát hại một doanh nhân Anh.
    Trong khi đó, người cha Bạc Hy Lai đă bị đ́nh chỉ các chức vụ và bị điều tra về các vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
    Tháng trước, Bạc Qua Qua đă ra một tuyên bố phủ nhận các đồn này, nói rằng anh chưa từng đi lái một chiếc xe hơi Ferrari sang trọng.Trong những tuần gần đây, Bạc Qua Qua sống kín tiếng. Các bạn bè cùng lớp và những người quen biết cho hay anh này đă không tham gia một số bữa tiệc trước lễ tốt nghiệp.

  9. #59
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Sự mập mờ giữa sức mạnh 'mềm' và 'cứng' của Trung Quốc





    “Tạp chí Âu-Á” gần đây cho biết các nhà lănh đạo Trung Quốc mất khá nhiều thời gian và sức lực để khẳng định với các nước khu vực cũng như cộng đồng quốc tế rằng tất cả các nước chẳng có lư do ǵ phải sợ “sự trỗi dậy ḥa b́nh” và sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc như một trong những đối thủ ngoại giao và kinh tế quan trọng nhất trên chính trường quốc tế.

    Nhưng nhiều nước nhận thấy sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc kéo theo ảnh hưởng chính trị lớn hơn và họ ít chấp nhận h́nh ảnh ôn ḥa mà Bắc Kinh đang muốn đánh bóng với thế giới. Mặc dù chính sách hiện nay của Bắc Kinh dường như muốn thể hiện là chính sách sức mạnh “mềm”, nhưng nhiều nước vẫn coi đó là chính sách sức mạnh “cứng” của chủ nghĩa đế quốc.

    Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các nước, nhất là các nước láng giềng của Trung Quốc, không hoàn toàn tin tưởng ư đồ nhân đạo như Bắc Kinh tuyên bố. Các nước đă và đang áp dụng nhiều biện pháp tự vệ để đề pḥng chủ nghĩa đế quốc “mềm” của Trung Quốc trở nên hung hăn hơn hoặc trở thành “sức mạnh cứng”, thế giới có thể thấy rơ nhiều bằng chúng về sức mạnh chính trị và kinh tế ngày càng lớn của Bắc Kinh ở tất cả các lục địa, nhưng điều đó thể hiện rơ nét nhất khắp khu vực Đông và Nam Á. Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định điều đó trong tuyên bố của ông rằng các mối quan hệ kinh tế phát triển nhanh giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hàn Quốc và Ôxtrâylia rất quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực cho Mỹ. Trong thời gian đến thăm khu vực này tháng 11/2010, ông Obama sớm nhận ra rằng bất cứ đề nghị về chính sách nào của Mỹ và Hàn Quốc một đồng minh truyền thống, có thể chọc tức các nhà lănh đạo Trung Quốc đều khiến Hàn Quốc khó chịu. Sự thận trọng của người Mỹ là đáng chú ư bất chấp Hàn Quốc tỏ ra tức giận với việc Trung Quốc từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Bắc Triều Tiên sau khi B́nh Nhưỡng bắn ch́m một tàu Hải quân Hàn Quốc và bắn pháo vào một ḥn đảo tranh chấp để thể hiện sức mạnh.



    Ông Obama cũng bị tiếp đón lạnh nhạt tương tự ở Inđônêxia vá Ấn Độ cùng dịp công du đó. Có khả năng là các nhà lănh đạo những nước này cho rằng sức mạnh của Trung Quốc ngày càng tăng và Mỹ đang mất dần ảnh hưởng, do đó Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán về chính sách đối ngoại.

    Nhưng Trung Quốc thể hiện sức mạnh rất khôn khéo trong các thỏa thuận thương mại và đầu tư khác nhau với các nước ASEAN. Các thỏa thuận như vậy mang lại lợi ích cho cả đôi bên, nhưng các điều khoản dường như nghiêng về Trung Quốc. Chẳng hạn, thỏa thuận Trung Quốc- Tátgikixtan được kư tháng 1/2011 nhằm chấm dứt bất đồng biên giới hai nước tôn tại từ thời Liên Xô, không bị Trung Quốc đơn phương áp đặt bất cứ điêu kiện nào. Nhưng trái lại thỏa thuận đă mang lại cho Trung Quốc chủ quyền hơn 1.000 km2 lănh thổ – nơi chứa nhiều nguồn dự trữ khí đốt va dầu lửa – mà trước đó do Liên Xô và sau đó Tátgikixtan quản lư từ năm 1991. Rơ ràng, Chính phủ Tátgikixtan coi phát triển quan hệ kinh tế hơn nữa với Trung Quốc là điều kiện để chấp nhận các nhượng bộ lănh thổ ở khu vực bất đồng giữa hai nước.

    Cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với khu vực bất đồng biên giới với Tátgikixtan là một ví dụ nổi bật về “nền ngoại giao sức mạnh mềm” có thể hoạt động hiệu qua thế nào. Nhưng các bất đồng tương tự với Ấn Độ và Nhật Bản không thể giải quyết bằng cách như vậy. Bắc Kinh tiếp tục không thỏa hiệp trong bất đồng biên giới với Ấn Độ, một chính sách dẫn đến cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước năm 1962. Một sự kiện nhỏ nhưng quan trọng cùng xảy ra tháng 1/2011, khi Chính phủ Ấn Độ phản đối Chính phủ Trung Quốc cấp thị thực riêng cho các công dân Ấn Độ sinh sống ở bang Arunachal Pradesh mà lâu nay Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh phớt lờ sự phản đối của Niu Đêli và tiếp tục tái khẳng định chủ quyền đối với khu vực bất đồng. Quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh đối với các bất đồng biên giới với Nhật Bản thậm chí trắng trợn hơn vào mùa Thu năm 2010. Tháng 9/2010, một tàu cá Trung Quốc có ư định đâm vào một tàu tuần dương của Nhật Bản ở gần các ḥn đảo nhỏ được Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Sau đó, Hải quân Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng và các thủy thủ của tàu cá Trung Quốc. Mặc dù đây chỉ là một sự kiện mang tính ngoại giao không đáng kể, nhưng vấn đề trở nên nghiêm trọng khi Chính phủ Trung Quốc phản ứng bằng cách kịch liệt tố cáo việc bắt giữ và kích động các cuộc biểu t́nh phản đối Nhật Bản ở nhiều thành phố Trung Quốc. Trước t́nh h́nh đỏ, Tôkyô quyết định giảm bớt căng thẳng bằng cách trả tự do cho các thủy thủ, nhưng không đem lại kết quả. Bắc Kinh sử dụng lợi thế đó để đe dọa và yêu cầu Chính phủ Nhật Bản bồi thường tiền bạc và xin lỗi chính thức các công dân Trung Quốc. Cách hành xử kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng” của Trung Quốc không phải là trường hợp duy nhất cảnh báo Nhật Bản mà cả các nước láng giềng Đông Á khác. Vấn đề đáng lo ngại là quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh liên quan đến các vùng biển tranh chấp. Các quan chức Trung Quốc hành động cứ như là tất cả mọi tính pháp lư chẳng ư nghĩa ǵ đối với các yêu cầu bành trướng lănh thổ của họ. Thái độ ngang ngược đó cũng thể hiện rơ trong các tuyên bố chủ quyền quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu xem xét kỹ, quan điểm cúa Bắc Kinh là: Trung Quốc có quyền kiểm soát các vùng biển rộng lớn hiện được coi là các vùng biển quốc tế.

    Các tuyên bố hiện nay của Bắc Kinh đối với Biển Đông không những gây khó chịu cho các nước khác, đặc biệt là Việt Nam và Philippin mà cả cường quốc Hải quân lớn nhất thế giới là Mỹ. Oasinhtơn coi việc bảo vệ các tuyến đường biển ở các vùng nước đó là vấn đề sống c̣n đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh nỗi lo ngại đó trong bài diễn văn đọc trước hội nghị ASEAN được tổ chức tháng 7/2011 và nhắc lại những nỗi lo ngại như vậy trong các tuyên bố chính thức sần đây hơn của. Bộ Ngoại giao Mỹ. Các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ đă áp dụng các biện pháp thận trọng trước việc Bắc Kinh sẵn sàng thể hiện sức mạnh quân sự. Rất có kha năng Xơun quyết định xóa bỏ hận thù về những bất đồng trong thời gian Nhật Bản thống trị Hàn Quốc những năm đầu thế kỷ 20, một phần được thúc, đẩy bởi thái độ bắt nạt Nhật Bản của Trung Quốc. Trong những tuần xảy ra sự kiện bắt giữ tàu cá Trung Quốc Nhật Bản và Hàn Quốc trở nên đoàn kết với nhau hơn và đạt được hàng loạt thỏa thuận hợp tác an ninh song phương. Dư luận cho rằng việc nối lại mối quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và Hàn Quốc phản ánh nỗi lo ngại chung của hai nước đối với Bắc Triều Tiên. Nhân tố này có thể đóng vai tṛ chính trong việc thúc đẩy mối quan hệ của hai nước, nhưng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc cũng là một thực tế buộc Tôkyô và Xơun liên kết an ninh với nhau. Một dấu hiệu nữa cho thấy các nước láng giềng của Bắc Kinh không cảm thấy yên tâm trước sự cứng rắn của Trung Quốc là các nước đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng khả năng sức mạnh quân sự của họ. Thậm chí ở Đài Loan, Tổng thống đương nhiệm Mă Anh Cửu được tái cử ngày 14/1 cũng bày tỏ nguyện vọng mua thêm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ. Trong chiến dịch vận động tranh cử tháng 1/2012, Tổng thống Mă khẳng định lợi ích của Đài Loan là tiếp tục duy tŕ quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và tiếp tục các cuộc đối thoại giữa hai bờ eo biển nhưng Đài Bắc phải tham gia đàm phán trên cơ sở sức mạnh chứ không th́ yếu kém. Các nước Đông Á khác cũng đang phát triển lực lượng vũ trang để đối trọng với sức mạnh quân sự và ngoại giao ngày càng tăng của Bắc Kinh Thực tế, các kế hoạch mua sắm trang thiết bị quân sự của các nước đều tập trung vào các hệ thống vũ khí của không quân và hải quân. Hay nói chính xác, đây là các lực lượng thích hợp nhất để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á.

    Tóm lại, cách hành xử hiện nay của Bắc Kinh không khác cách hành xứ của các cường quốc đang nổi lên trong lịch sử: sử dụng ảnh hưởng lớn hơn đôi với các nước láng giềng châu Á và bắt buộc các nước yếu hơn khuất phục và nhượng bộ. Đây là thực tế chẳng có ǵ ngạc nhiên trong bối cảnh địa chính trị hiện nay. Các nước láng giềng của Trung Quốc cũng thừa hiểu lịch sử và có thể t́m cách tránh né những bài học đau đớn. Điều này giải thích tại sao họ đang nỗ lực điều chỉnh để thích hợp với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và áp dụng nhiều biện pháp chống lại sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Họ cũng đang làm tất cả những ǵ có thể để thúc đẩy khá năng bảo vệ các lợi ích quốc gia không rơi vào tay Trung Quốc, V́ vậy, vấn đề quan trọng là Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào trước sự chống đối của các nước láng giềng và sẽ thể hiện chủ nghĩa đế quốc “mềm” ra sao trong thời gian tới./.

    Nguồn: TTXVN/ Basam

  10. #60
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Hải quân Trung Quốc tăng cường sức mạnh

    Trung Quốc đang tích cực tăng cường sức mạnh cho lực lượng Hải quân giữa lúc căng thẳng về chủ quyền lănh hải giữa Philippines và Trung Quốc đang chưa có dấu hiệu lắng dịu.

    Thông tin trên vừa được tờ Manila của Philippines dẫn nguồn một tuyên bố của lực lượng Giám sát Hải dương Trung Quốc (CMS) đưa ra hôm nay (27/5).


    Tăng cường sức mạnh hải quân

    Theo tuyên bố mà lực lượng này đưa ra hồi đầu tháng 5 vừa qua, đến năm 2013 sẽ có 36 tàu hải quân mới gia nhập hạm đội giám sát biển của Trung Quốc. Lực lượng tàu chiến mới được trang bị cho hạm đội CMS được cho là sẽ bao gồm 7 tàu loại 1500 tấn, 15 tàu hạng 1000 tấn và 14 tàu hạng 600 tấn. Theo CMS, việc phát triển và chế tạo loạt tàu hạng 600 tấn đă bắt đầu được khởi công từ ngày 8/5.


    Được biết, những loại tàu có trọng tải 1000 tấn trước đó của CMS đă chứng minh được giá trị của chúng với khả năng hoạt động liên tục trên biển hơn 1 tháng ḍng.

    Kế hoạch tăng cường và phân bổ loạt tàu chiến mới tới 14 tỉnh, khu vực tự trị và thành phố dọc đường biển của Trung Quốc cho thấy nước này đang muốn bành trướng sức mạnh cũng như tầm kiểm soát của ḿnh trên các vùng lănh hải tranh chấp.

    Bên cạnh lực lượng Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN), Trung Quốc c̣n đang duy tŕ hoạt động của các cơ quan hành pháp hàng hải như: CMS, Cục Cảnh sát Hàng hải Kiểm soát Biên giới (BCD), Sở An toàn Hàng hải, Sở Chỉ huy và Hành luật Hàng Hải. Mỗi cơ quan có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều phục vụ cho mục đích bảo vệ lợi ích đường biển của Trung Quốc.

    Lực lượng hải quân Trung Quốc đă được tăng cường sức mạnh nhanh chóng trong suốt thập kỷ trước. Năm 2005, CMS chỉ mới có 91 tàu tuần tra và 4 chiến đấu cơ do thám. Tuy nhiên, đến tháng 5/2011, CMS đă được trang bị tới 300 tàu tuần dương trong đó có tới 30 tàu có trọng tải hơn 1000 tấn. Đa phần số tàu mới được trang bị đều là tàu mới được chế tạo. Bên cạnh đó, CMS c̣n được trang bị thêm 6 chiến đấu cơ và 4 trực thăng.

    Âm mưu bành trướng chủ quyền trên Biển Đông

    Động thái tăng viện thêm 36 tàu tuần dương trên cho thấy tham vọng bành trướng sức mạnh của hải quân cũng như chủ quyền trên Biển Đông của nước này. Mặc dù tàu tuần tra của CMS không được trang bị vũ khí (Hiện nay chỉ có tàu của PLAN và BCD được trang bị vũ khí), nhưng động thái này cũng sẽ khiến các nước láng giềng đang có tranh chấp lănh hải với Trung Quốc “nóng mắt”.

    Mặc dù, Bắc Kinh luôn cố t́m cách chứng minh việc triển khai tàu quanh các vùng lănh hải tranh chấp chỉ là những hoạt động tuần tra biển thông thường nhưng động thái tăng cường sức mạnh hải quân đă phần nào chỉ ra được tham vọng “trắng trợn” của nước này.

    Tuyên bố tăng cường sức mạnh hải quân trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang “mắc cạn” trong cuộc tranh chấp chủ quyền với Philippines xung quanh băi đá cạn Hoàng Nham/Scarborough trên Biển Đông. Các chuyên gia nhận định rằng, một Trung Quốc được trang bị sức mạnh hải quân hùng mạnh hơn sẽ làm tăng nguy cơ một cuộc xung đột quân sự trên vùng biển đầy “sóng gió” như Biển Đông.

    Hôm qua (26/5), một tờ báo quân sự của Trung Quốc cũng một lần nữa công khai nhấn mạnh lại chủ quyền của nước này đối với băi đá ngầm Hoàng Nham, đồng thời cảnh báo nước này sẽ làm mọi cách có thể để bảo vệ chủ quyền của ḿnh, bất kể nước nào (kể cả Mỹ) “chống lưng” cho Philippines.

    Sóng gió trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines bắt đầu nổi lên từ hôm 10/4, khi một máy bay do thám của Hải quân Philippines phát hiện 8 tàu đánh cá của Trung Quốc lượn lờ đánh bắt cá ở khu vực băi cạn Scarborough, vốn đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Vụ việc này đă dẫn đến một cuộc va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines thuộc lớp Hamilton và hai tàu hải giám của Trung Quốc. Đây chính là mồi lửa châm ng̣i cho cuộc tranh chấp căng thẳng và quyết liệt hiện nay giữa Manila và Bắc Kinh xung quanh băi đá cạn Scarborough.

    Mặc dù cả Manila và Bắc Kinh đều công khai cam kết sẽ giải quyết mối xung đột thông qua biện pháp ngoại giao, nhưng cho đến nay đă 7 tuần trôi qua, t́nh h́nh căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, thậm chí ở một khía cạnh nào đó c̣n đang “sóng cồn dữ dội”. Hai bên đều đổ lỗi cho nhau là tác nhân khiến căng thẳng leo thang.

    Băi đá cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách băi cạn Scarborough đến 1.200km. Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đối với vùng lănh hải này.

    Đan Khanh - (tổng hợp)

    theo vnm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •