Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 1/5: Đài Loan – pḥng lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh
https://www.luatkhoa.org/2019/07/nhu...-cua-bac-kinh/
https://nuocnha.blogspot.com/2020/06...5-ai-loan.html
Nhuộm đỏ năm châu – Kỳ 1: Đài Loan – pḥng lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh
Published 11 months ago on 27/07/2019
By Y Chan
Đài Loan đang bị Trung Quốc nhuộm đỏ. Minh hoạ: Luca D'Urbino/The Economist.
Vào đầu thế kỷ 20, thuật ngữ “pḥng lab cho dân chủ” (laboratories of democracy) bắt đầu trở nên thịnh hành ở Mỹ.
Khái niệm này được Louis Brandeis, thẩm phán Ṭa án Tối cao vào thời điểm đó, đưa ra trong một phán quyết để bảo vệ quyền của mỗi bang được tự do thử nghiệm các chính sách, phương pháp điều hành quản lư riêng, ngay cả khi chính phủ liên bang chưa chấp thuận (như việc công nhận hôn nhân đồng tính), hay thậm chí những thử nghiệm đó trái với luật của liên bang (như việc hợp pháp hóa cần sa/ marijuana).
Việc xem các bang là những “pḥng thí nghiệm” là một minh chứng cho tinh thần tự do, khoáng đạt và cả đầu óc thực tế của người Mỹ.
Họ biết dân chủ không phải là một thứ chỉ nằm ́ trong sách vở, và đặc biệt, nó không phải là thứ mà bất kỳ cá nhân thần thánh hay tổ chức vĩ đại nào có thể độc quyền định đoạt.
Có điều không phải ai thích thí nghiệm cũng tôn trọng dân chủ như vậy.
Ngược lại, có những người t́m mọi cách thí nghiệm để phá hoại nó.
Đài Loan là một trường hợp điển h́nh. Hay nói chính xác hơn, những chiếc móng tay dài ngoằng của chính quyền cộng sản Trung Quốc (TQ) đă và đang cố sức biến đảo quốc này thành một pḥng lab, thử nghiệm những chiêu thức phá hoại hệ thống và cả tinh thần dân chủ của người dân nơi đây.
Mà pḥng lab tất nhiên không phải là đích đến cuối cùng.
Từ những thí nghiệm (phần nào thành công) ở Đài Loan, móng vuốt của Bắc Kinh đă và đang cào cấu lên gần như khắp các thực thể dân chủ trên thế giới.
Chiến lược ba bước thao túng giới truyền thông
Đài Loan (Taiwan) trước người khổng lồ đại lục. Ảnh: Council of Foreign Relations.
Trong nhiều thập niên qua, Đài Loan vừa là cái gai trong mắt, vừa là khúc xương khó gặm của chính quyền TQ.
Như lời của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đảo quốc này đă luôn là “tiền tuyến đầu tiên nhận lấy những cơn băo dọa nạt” từ Bắc Kinh, với những cuộc tập trận đổ bộ diễn ra thường xuyên và việc luôn bị khóa chặt trong tầm bắn của hàng ngàn quả tên lửa từ đại lục.
Nhưng nếu có ai nghĩ chính quyền cộng sản TQ là tập hợp những tay thất phu vơ biền, chỉ biết kề dao gí súng vào người khác để đạt được mục đích, họ không thể sai lầm hơn.
Lịch sử đấu đá, giành giật quyền lực liên miên kể từ ngày ra đời đă trang bị cho những người cộng sản một kho kinh nghiệm đáng nể trong việc áp dụng tất cả những thủ đoạn thâm độc nhất, và đôi khi rất sáng tạo, để giành phần thắng về phía ḿnh.
Cách họ thao túng giới truyền thông Đài Loan là một minh họa sinh động.
Khi vứt bỏ chiếc áo choàng độc tài của Quốc Dân Đảng thời kỳ Tưởng Giới Thạch, kể từ đầu thập niên 1990, giới truyền thông độc lập của Đài Loan đă sinh sôi nảy nở như nấm sau mưa, phát triển về số lượng lẫn chất lượng.
Trong suốt hơn hai thập niên kể từ khi dân chủ hóa, nền báo chí Đài Loan luôn được xếp hạng cao nhất nh́ châu Á về mức độ tự do trong các đánh giá của những tổ chức như Freedom House lẫn Reporters Without Borders (Nhà báo không biên giới).
Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 2000, sự tự do và độc lập của giới truyền thông đảo quốc này bắt đầu lung lay.
Trong báo cáo nghiên cứu về tác động của chính quyền TQ đối với truyền thông của Đài Loan, giáo sư Hoàng Triệu Niên (Huang Jaw-Nian) của Đại học Tamkang đă phân tích chi tiết về các bước mà Bắc Kinh tiến hành để thao túng truyền thông nước này.
Kết hợp hai nghiên cứu trước đó, mô h́nh về “thương mại hóa chế độ kiểm duyệt” (commercialisation of censorship) của Kurlantzick và Link cùng với mô h́nh “nhân tố TQ” (China factor) của Ngô Giới Minh (Wu Jieh-Min), giáo sư Hoàng chỉ ra ba bước Bắc Kinh thực hiện để tạo ảnh hưởng đến Đài Loan.
Bước thứ nhất, tạo ra quan hệ kinh tế bất đối xứng ở tầm quốc tế. Nói cách khác, TQ dùng tiềm lực kinh tế khiến Đài Loan phụ thuộc vào ḿnh.
Bước thứ hai, bắt tay hợp tác với những nhà tư bản truyền thông, biến họ thành “cộng tác viên” đắc lực của ḿnh. Những nhà tư bản truyền thông ở đây là các ông chủ sở hữu những tờ báo, đài truyền h́nh, phát thanh…
Bước thứ ba, dùng ảnh hưởng kinh tế của ḿnh tác động đến các nhà tư bản truyền thông, gây áp lực khiến họ gật đầu ngả theo chính sách truyền thông của chính quyền. Một khi các ông chủ đă đi theo, những nhân viên của công ty, các phóng viên, biên tập viên… sẽ phải làm theo ư sếp. Ban đầu là tránh các ngôn từ “nhạy cảm”, sau đó là tránh những đề tài “cốt lơi”, và dần dần h́nh thành một thứ văn hóa truyền thông mới của doanh nghiệp, tự động kiểm duyệt, hoàn toàn thuận theo ư “thiên triều”.
Từng bước thao túng này được chính quyền TQ tiến hành tự nhiên và êm thấm qua hàng chục năm, khiến rất nhiều người Đài Loan không chút nghi ngờ, chỉ đến những năm gần đây họ mới bắt đầu nhận ra tác hại của nó đối với nền dân chủ của ḿnh.
“Củ cà rốt”
Người ta có thể lần ngược về một thời điểm gần đây, khi chính quyền Đài Loan và TQ kư “Thỏa thuận khung về hợp tác kinh tế” (Economic Cooperation Framework Agreement – ECFA) vào năm 2010. Đó là một thỏa thuận thương mại lịch sử, cắt giảm, xóa bỏ hàng loạt rào cản thuế quan và luật pháp giữa hai bên.
Chính quyền Đài Loan của Thủ tướng Mă Anh Cửu khi đó vừa muốn duy tŕ quan hệ hữu hảo, ḥa b́nh với TQ, lại vừa t́m cách xốc dậy nền kinh tế của đảo quốc, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Trong khi đó, với chính quyền Bắc Kinh, sau nhiều thập niên chỉ dùng đến “cây gậy” quân sự dọa nạt đều phản tác dụng, họ hy vọng “củ cà rốt” kinh tế này có thể dọn đường để tiến vào Đài Loan.
Vào thời điểm trên đă có những tiếng nói từ các đảng đối lập Đài Loan, có cả các cuộc biểu t́nh phản đối thỏa thuận này, lo ngại trước sự phụ thuộc ngày càng lớn vào Bắc Kinh, bắt đầu từ kinh tế, sau đó đến chính trị.
Những người phản đối cho rằng phụ thuộc vào một chính quyền độc tài không bao giờ là chuyện tốt lành.
Sự lo lắng của họ không phải là thừa.
Biểu đồ theo dơi tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Đài Loan đến các nước và khu vực tính theo tỷ lệ % từ năm 1981-2016. Nguồn: Báo cáo “The China Factor in Taiwan’s Media” của Huang Jaw-Nian.
Trong nhiều thập niên kể từ khi cất cánh trở thành một trong “bốn con hổ châu Á” (cùng với Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong), thị trường xuất khẩu và giao thương chính của Đài Loan là Mỹ và Nhật Bản. Giữa thập niên 1980, xuất khẩu sang Mỹ chiếm gần 50% tỷ trọng tổng xuất khẩu của Đài Loan.
Vào thời điểm này TQ đă bắt đầu tiến hành “mở cửa” cho đầu tư nước ngoài với việc thành lập các đặc khu kinh tế như ở Thâm Quyến và Chu Hải. Cánh cửa mở hé này của đại lục đă thu hút lượng lớn đầu tư từ các doanh nhân Hong Kong.
Trong khi đó, quan hệ chính trị giữa Đài Loan và Bắc Kinh vẫn c̣n lạnh nhạt, giao thương kinh tế trực tiếp rất hạn chế với nhiều rào cản ràng buộc. Hong Kong v́ thế trở thành cầu nối giữa hai bên. Số lượng và tỷ trọng xuất khẩu của Đài Loan vào TQ thông qua Hong Kong (có một phần thông qua Nhật Bản và Hàn Quốc) tăng lên nhanh chóng.
Khi Đài Loan chấm dứt thiết quân luật vào năm 1987 và bỏ lệnh cấm đầu tư gián tiếp vào đại lục trong năm 1990, TQ gần như ngay lập tức trở thành đối tác thương mại quan trọng của Đài Loan.
Năm 1992, TQ là nước nhận được nhiều vốn đầu tư nhất từ Đài Loan. Chỉ 10 năm sau, vào năm 2002, lượng vốn đầu tư vào đại lục đă nhiều hơn tổng lượng vốn người Đài Loan đầu tư cho tất cả các nước và khu vực khác.
Từ năm 2005, TQ cũng vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan.
Kể từ đó là con đường một chiều: đảo quốc Đài Loan ngày càng bị cuốn vào ṿng ảnh hưởng của đại lục khổng lồ bên kia eo biển.
Bước thứ nhất, khiến nền kinh tế Đài Loan phụ thuộc vào ḿnh, như vậy đă hoàn tất.
Chiêu mộ
Phái đoàn truyền thông Đài Loan do ông Thái Diên Minh (Tsai Eng-meng, hàng đầu, thứ tư từ phải qua) dẫn đầu gặp ông Uông Dương (Wang Yang, hàng đầu, chính giữa), Uỷ viên Ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 3/7/2018. Ảnh: Tân Hoa Xă.
Câu chuyện về bước thứ hai, bắt tay với các nhà tư bản, nắm đầu giới truyền thông, có thể được thấy rơ qua hành tŕnh của Want Want, ông trùm sản xuất bánh gạo, các loại snack và đồ uống.
Want Want Holdings Limited ban đầu là một công ty gia đ́nh của Đài Loan, trước khi trở thành nhà sản xuất bánh gạo số một ở đảo quốc vào thập niên 1980.
Want Want là một trong những doanh nghiệp nhanh chân nhất nhảy vào thị trường TQ khi hai bên tiến hành thiết lập giao thương chính thức. Chỉ trong một thời gian ngắn, Want Want đă là nhà sản xuất bánh gạo và thức uống số một tại đại lục. Họ c̣n mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khách sạn, bệnh viện, bảo hiểm và bất động sản ở TQ.
Ông chủ của tập đoàn này, Thái Diên Minh (Tsai Eng Meng), con trai của người sáng lập, là một trong những người giàu nhất Đài Loan với tài sản ước tính 5.6 tỷ USD vào năm 2018.
Cái tên tiếng Anh Want Want được đặt ra từ thương hiệu sản phẩm của tập đoàn, “Wang Wang” (旺旺), nghĩa là “vượng vượng” (thịnh vượng, phát đạt). Một cách đặt tên rất thông minh, và những người điều hành tập đoàn cũng chứng minh ḿnh rất nhanh nhạy với thời cuộc.
Vào năm 2008, Want Want bất ngờ mua lại China Times (中國時報 – Trung Quốc Thời Báo), một trong bốn tờ báo hàng đầu của Đài Loan.
Dưới sự kiểm soát của Want Want lúc này không chỉ có tờ China Times mà c̣n có cả hai đài truyền h́nh nổi tiếng của Đài Loan, đă sáp nhập vào China Times trước đó – China Television (中國電視 – CTV, một trong ba đài truyền h́nh đầu tiên của đảo quốc) và Chung Tien Television (中天電視 – CtiTV).
Dù phủ nhận việc thực hiện thương vụ thâu tóm này là làm theo ư chính quyền Bắc Kinh, ngay sau khi mua lại China Times, Thái Diên Minh đă gặp mặt Vương Nghị, khi đó là người đứng đầu Văn pḥng Quan hệ Đài Loan của chính phủ TQ (China’s State Council Taiwan Affairs Office).
Trong cuộc gặp, Thái Diên Minh đă nói một trong những mục đích của thương vụ này là “sử dụng sức mạnh truyền thông để thúc đẩy sự phát triển sâu rộng thêm mối quan hệ hai miền”.
Đáp lại, Vương Nghị đảm bảo Văn pḥng Quan hệ Đài Loan sẽ ủng hộ hết ḿnh các hoạt động kinh doanh của tập đoàn Want Want.
Sự ủng hộ đó không chỉ đến từ lời nói suông.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, tập đoàn Want Want đă nhận được khoản tiền trợ cấp từ chính phủ Bắc Kinh tương đương 90 triệu USD. Theo một số liệu thống kê, từ năm 2006, Want Want đă nhận gần 540 triệu USD các khoản trợ cấp khác nhau từ chính quyền TQ
Want Want không phủ nhận các con số khổng lồ này, nhưng gạt bỏ những lo ngại cho rằng nó ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông độc lập của các tờ báo và kênh truyền h́nh của họ.
Các độc giả và khán giả có cái nh́n khác.
Nhuộm đỏ giới truyền thông
Trụ sở Tập đoàn China Times tại Đài Loan. Ảnh: WikiCommons.
Kể từ khi đổi chủ, người dân Đài Loan gần như không phân biệt được tờ China Times cùng các kênh CTV và CtiTV có ǵ khác biệt với những tờ báo và kênh truyền h́nh loa kèn (mouthpiece) của chính quyền Bắc Kinh.
Sau khi mua lại China Times, Want Want đă chuyển toàn bộ nhân viên và các pḥng ban phụ trách các vấn đề về quan hệ hai miền sang đóng đô tại đại lục để trực tiếp dễ “dạy bảo”.
Gần như 100% các thông tin về TQ xuất hiện trên các kênh này đều được bê y nguyên từ “nguồn tin chính thống TQ” (một kiểu nhân giống vô tính tin tức như các bản tin của Ban Tuyên giáo buộc báo đài Việt Nam phải đăng).
Những bản tin ca ngợi về hoạt động của các quan chức Bắc Kinh, vốn dĩ là nội dung được trả tiền (advertorial/ infomercial) lại được chạy hoành tráng trên các trang nhất, thiết kế với mục đích lập lờ đánh lừa người đọc người xem.
(T́nh trạng tương tự ở Việt Nam đang rất phổ biến, khi nhiều tờ báo lập lờ không ghi rơ nội dung đăng là quảng cáo được trả tiền, thay vào đó luôn cố tŕnh bày cho giống với “tin báo chí nghiêm túc” để t́m mọi cách đánh lừa người đọc).
Các chủ đề “nhạy cảm” như sự kiện Thiên An Môn, Tây Tạng đ̣i độc lập, Tân Cương muốn tự chủ, hay tin tức về Pháp Luân Công đều rất ít khi có mặt trên các kênh của Want Want.
Ở thời điểm hiện tại, giai đoạn vận động tranh cử quyết liệt trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 1/2019, người Đài Loan khi mở bất kỳ kênh tin tức nào của Want Want cũng đều sẽ thấy dày đặc h́nh ảnh về Hàn Quốc Du (Han Kuo-yu), ứng viên tranh cử của Quốc Dân Đảng, thậm chí là phát liên tục các bản tin truyền h́nh trực tiếp 24/7, lăng xê nhất cử nhất động nhân vật được xem là “lá bài đặt cược” của chính quyền Bắc Kinh nhằm đấu lại Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn.
Các talkshows trong những đài truyền h́nh thuộc sở hữu của Want Want đều tập hợp những tiếng nói thân ái hữu hảo với đại lục, và không từ bất kỳ cơ hội nào để công kích những người được cho là “phần tử phá hoại TQ”.
Một trong những talkshow như vậy là “Dạ Vấn Đả Quyền” (夜問打權), với chữ “quyền” của “quyền lực” thay cho “quyền cước” như của nhân vật kungfu Diệp Vấn.
Với tôn chỉ “chống lại quyền lực” (ám chỉ chống lại chính phủ của đảng Dân Tiến cầm quyền), người dẫn chương tŕnh talkshow này, bà Hoàng Trí Hiền (黃智賢), một nhân vật truyền thông kỳ cựu của Đài Loan, lại không cảm thấy quyền lực tuyệt đối độc tôn của Bắc Kinh có vấn đề ǵ.
Bà Hoàng, chủ trương Đài Loan phải “về nhà” với Bắc Kinh, khẳng định “Đài Loan tưởng ḿnh là quốc gia chứ chẳng phải quốc gia ǵ cả”, nhưng khi bị kiện v́ những phát ngôn của ḿnh lại ôm lấy bản Hiến pháp của Đài Loan để khẳng định quyền tự do ngôn luận được quy định trong đó.
Talkshow của bà phân tích các cuộc biểu t́nh phản đối Dự luật dẫn độ vừa rồi của Hong Kong để chỉ ra người Hong Kong “năo phế”, bị “thế lực nước ngoài dắt mũi”, rằng “ngày trước dưới chế độ thực dân Anh làm ǵ có dân chủ, giờ này đ̣i cái ǵ”.
Với “cống hiến” hết ḿnh như vậy, bà được chính quyền Bắc Kinh hết mực nâng niu trân trọng. Khi được mời phát biểu ở đại lục, trong hội trường lớn trước hàng ngàn đại biểu và hàng chục kênh truyền h́nh, bà Hoàng xúc động nghẹn ngào khẳng định ư tưởng “một quốc gia, hai chế độ” của Bắc Kinh dành cho Đài Loan không những là “một trong những sáng tạo độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại” mà c̣n thể hiện “tấm ḷng tốt đẹp cao quư nhất” của đại lục. (Tấm ḷng cao quư này có lẽ không cảm động được bao nhiêu người Hong Kong sau hơn 20 năm chứng kiến sự tự do của họ ngày càng bị Bắc Kinh bóp nghẹt)
Kênh truyền h́nh CTi News phát h́nh bản đồ Trung Quốc bao gồm cả Đài Loan, gây ra một làn sóng phản ứng dữ dội trong công chúng Đài Loan. Ảnh: Taiwan News.
Trong một xă hội tự do dân chủ như Đài Loan (khác xa với loại “dân nghe theo chủ” như TQ), những người như bà Hoàng không phải hiếm. Ở một đất nước ngày càng bị phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh, các nhà tư bản “biết điều” như ông chủ của Want Want, cùng những kênh truyền thông một chiều, hoặc càng lúc càng “thân cộng” (ngả về phía chính quyền cộng sản) cũng ngày một nhiều.
Họ khó có thể cưỡng lại lợi ích của thị trường khổng lồ 1.4 tỷ dân, khi chỉ cần một phần nhỏ doanh số quảng cáo, phát hành ở đó đă ăn đứt thị trường chỉ hơn 23 triệu người của đảo quốc.
Thị trường lớn nhất thế giới này lại do một ḿnh đảng Cộng sản TQ độc chiếm, quyết định toàn bộ sự sống chết, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, của mọi doanh nghiệp và cá nhân trong đó.
Những công ty truyền thông của Đài Loan, cho dù có độc lập tiến bộ đến đâu, và thân đảng phái nào, cũng chịu ảnh hưởng cạnh tranh khốc liệt từ thị trường, cần phải t́m đầu ra nuôi sống ḿnh.
Formosa TV (FTV) phải từ chối mua và phát sóng một bộ phim tư liệu về Rebiya Kadeer, nhà hoạt động nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), nhằm có thể “được phép” bán các series phim truyền h́nh Đài Loan qua các đài TQ.
Hay Sanlih E-Television (SET) để được chấp thuận bán các show truyền h́nh qua TQ cũng phải dẹp bỏ talkshow chính trị nổi tiếng “Big Talk News” (大話新聞 – Đại Thoại Tin Vấn), nơi người dẫn chương tŕnh và các khách mời thường xuyên có quan điểm trái chiều với Bắc Kinh.
Không, hay chưa cần phải dùng đến “cây gậy” vũ lực, “củ cà rốt” kinh tế của Bắc Kinh đă khiến các kênh truyền thông của đảo quốc, cho dù không trực tiếp chịu sự kiểm soát của ḿnh, phải dần dần tự kiểm duyệt (self-censorship), “biết điều” để được tồn tại.
Ṿng kim cô ba bước của chính quyền TQ, một cách rất tự nhiên, đă và đang siết chặt lên đầu giới truyền thông của Đài Loan, đặt người dân đảo quốc này vào một ma trận thật giả lẫn lộn.
Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá
Kỳ 3: Mỹ – vào hang cọp bắt cọp
Kỳ 4: Hệ thống tuyên giáo toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ
Kỳ 5: Làm thế nào để chống lại cơn băo Trung Quốc?
Bookmarks