Page 6 of 21 FirstFirst ... 234567891016 ... LastLast
Results 51 to 60 of 204

Thread: Những diễn biến đang xảy ra ở Libya

  1. #51
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hôm nay, Hội đồng An ninh và Ḥa b́nh của Liên hiệp châu Phi sẽ thảo luận vấn đề Libya và đại sứ Sangqu nói rằng Pretoria muốn biết ư kiến của họ trước khi có quyết định bởi v́ Libya là một thành viên của Liên hiệp châu Phi. Ông Sangqu nói thêm rằng mặc dù Nam Phi đă mở các cuộc họp với TNC, họ chưa thừa nhận hội đồng nào là đại diện duy nhất và hợp pháp của nhân dân Libya, và đó là một lư do khác khiến Pretoria ngần ngại không muốn giải tỏa ngân khoản vừa nói.

    Ông Sangqu nói tiếp: “Tất cả chúng ta đều được dành cho cơ hội phải thận trọng đúng mức về việc khoản tiền này sẽ đi về đâu. Sẽ được dành cho ai? Những người nhận tiền có đáng tin cậy hay không? Điều quan trọng là họ có đáng tin cậy đối với nhân dân Libya hay không? Họ đă được nhân dân Libya ủy nhiệm để có thể thay mặt nhân dân mà hành động chưa? Đây là tất cả những câu hỏi mà tất cả chúng ta đă đặt ra. Theo quan điểm của chúng tôi, việc suy xét đó phải có sự can dự của Liên hiệp châu Phi, mà Libya tiếp tục là một thành viên, và phải cứu xét quan điểm của khối này.”

    Một giới chức Hoa Kỳ cho hay Washington muốn giải quyết vấn đề bằng cách đồng thuận thông qua ủy ban chế tài và hy vọng rằng Nam Phi, là nước duy nhất chống đối, sẽ thay đổi lập trường. Nhưng nếu Nam Phi không làm như thế, th́ Hoa Kỳ sẽ xúc tiến việc đưa nghị quyết ra trước một cuộc biểu quyết hoặc vào thứ năm, hoặc vào thứ sáu, để ngân khoản có thể được giải tỏa nhanh chóng nhằm chi trả cho các nhu cầu khẩn cấp.

    VOA

  2. #52
    Member
    Join Date
    03-06-2011
    Posts
    283
    Có một thắc mắc hơi lạc đề là :

    Cùng một chủ đề t́nh h́nh Lybi và những thông tin liên quan đến lăo đại tá Gà- Sao chị Tigon không tập trung vào một thớt mà lại mở ra đến 6, 7 thớt...

    Như vậy thông tin sẽ đứt đoạn nhiều khúc , bị tản mát không cần thiết và làm cho một số chủ đề mà bạn đọc quan tâm trôi đi đâu mất.

  3. #53
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Yêu_dân ca View Post
    Có một thắc mắc hơi lạc đề là :

    Cùng một chủ đề t́nh h́nh Libya và những thông tin liên quan đến lăo đại tá Gà- Sao chị Tigon không tập trung vào một thớt mà lại mở ra đến 6, 7 thớt...

    Như vậy thông tin sẽ đứt đoạn nhiều khúc , bị tản mát không cần thiết và làm cho một số chủ đề mà bạn đọc quan tâm trôi đi đâu mất.

    Cám ơn đă quan tâm .

    Những tin Tigon để riêng ra là những tin nóng , cần để ư .

    Nếu anh theo dơi , sẽ thấy Tigon từ từ chuyển trở lại vào đề mục chính , và xoá những bản tin riêng rẽ đi , khi có biến chuyển .

    Từ hôm qua đến nay , Tigon bận không có nhà , và tối qua chỉ có ít phút mở laptop thôi .

    Lư do mà Tigon quan tâm đến Libya , là v́ muốn cho ACE quốc nội nh́n rơ vấn đề : Muốn có Dân Chủ , Tự Do th́ phải đấu tranh , phải hy sinh đúng mức , đừng trông chờ tự nhiên mà có , hay ai ban cho ḿnh .

    Mong các bạn hiểu , nếu không , Tigon đâu tốn công sức theo dơi . Tigon đâu có bà con , họ hàng ǵ với dân Libya đâu .

    Tigon
    Last edited by Tigon; 26-08-2011 at 08:15 AM.

  4. #54
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tripoli: Giao tranh khiến thành phố hoang vắng

    Cập nhật Thứ Sáu, 26 tháng 8 2011

    Thông tín viên Jim Brooke của đài VOA đang có mặt tại Tripoli, Libya và gửi về bài tường tŕnh sau đây từ thành phố bị chiến tranh tàn phá này.



    Các chiến binh phe nổi dậy ở Libya thay lá cờ trong quận Abu Salim của thủ đô Tripoli

    Lái xe vào Tripoli giống như lái vào một thành phố chết. Cảnh tượng ở đây giống như một cảnh trong cuốn phim tận thế của Hollywood.

    Thay v́ một thủ đô bên bờ biển với 1 triệu 500 ngàn dân, hôm thứ Năm chúng tôi lái xe đi qua nhiều kilomét chỉ thấy những cửa hàng cửa đóng then cài.

    Chúng tôi tới đây để thấy một thành phố hoàn toàn hoang vắng. Thỉnh thoảng lắm mới có một chiếc xe phóng nhanh qua những đường phố đầy mảnh kính vỡ.

    Từ phía tây tiến vào, chúng tôi thấy cứ mỗi khúc đường lại có những chốt kiểm soát.

    Những chiến binh của phe nổi dậy với vẻ mặt căng thẳng mặc áo thung, quần ngắn và dép săng đan dựng những chướng ngại vật tự tạo trên đường đi bằng các tấm nệm và ngay cả bàn học lấy từ nhà trường.

    Được trang bị súng ống hùng hậu, họ là những người từ núi rừng đi xuống, không biết đường xá để chỉ cho chúng tôi về khách sạn. 15 phút sau khi chúng tôi rời một khách sạn ở ven biển, một vụ giao tranh bùng nổ ở bên ngoài.

    Sau 4 ngày giao tranh trong thủ đô, phe nổi dậy kiểm soát được chừng 3/4 thành phố. Nhưng phe kháng cự qui tụ từ những tay bắn sẻ cho đến những đội quân cố thủ trung thành với ông Gadhafi.

    Bác tài xế lái xe cho chúng tôi đă quẹo nhầm và thế là chúng tôi phải di chuyển dọc theo căn cứ sơn màu xanh oliu và màu vàng mù tạt rộng 6 kilomét vuông của đại tá Gadhafi đă bị quân nổi dậy tiến vào hôm thứ Ba.

    Những bức tường bao ngoài căn cứ mang những dấu vết của vụ tấn công nghiêm trọng, những vết đạn bắn, những vết cháy xém và những lỗ hổng do lựu đạn bắn đi từ ống phóng xuyên thủng qua lớp bê tông. Tất cả xe cộ ở bên ngoài các bức tường chỉ c̣n là những xác xe bị cháy đen.

    Trong lúc quân nổi dậy đưa các kư gỉa đi thăm các đường hầm trong căn cứ, những tay bắn sẻ ở một nơi khác trong khu căn cứ rộng lớn đă ngăn chặn các vụ tấn công của quân nổi dậy.

    Suốt ngày, người ta nghe thấy những tin đồn đầy rẫy trong thành phố là gia đ́nh Gadhafi đă bị dồn vào chân tường. Cứ sau mỗi tin đồn người ta lại thấy đó chỉ là tin đồn sai sự thực. Tại bên ngoài căn cứ, chúng tôi đến một bùng binh. Với những căn lều màu xanh dựng trên cỏ, rơ ràng đấy là căn cứ tạm của phe nổi dậy. Nhưng quân nổi dậy lại ra khỏi lều trại để chiến đấu.

    Chiếc xe chở tôi đánh một ṿng chầm chậm, lốp xe cao su cán lên những mảnh kính vỡ và các vỏ đạn rỗng bằng đồng. Chúng tôi đi ngang qua hàng chục chiếc xe bị móp méo và không c̣n sử dụng được nữa.

    Thế rồi 3 xe ủi đất màu cam chặn ngơ ra của chúng tôi. Những chiếc xe này đậu xéo, những bánh xe khổng lồ ch́a ra, được cho là do các binh sỹ của Gadhafi để đấy, hy vọng chặn được cuộc tấn công của quân nổi dậy.

    Tại một chỗ màu xanh ở bùng binh, tôi thấy được 8 xác người chương phềnh trong cái nắng chói chang của mặt trời vùng Địa Trung Hải. Trên thân ḿnh những xác người này là quần áo dân sự, có lẽ đây là những chiến binh nổi dậy bị mắc kẹt trong một vụ phản công.

    Bác tài của chúng tôi lại quẹo nhầm sang một khúc rẽ khác. Bất th́nh ĺnh chúng tôi thấy một tấm h́nh thật to c̣n nguyên vẹn của đại tá Gadhafi lù lù hiện ra từ một ṭa nhà. Chỉ trong vài phút, chiếc xe của chúng tôi bị những người đàn ông lạ mặt mang vũ khí tự động vây quanh.

    Thế rồi một chiếc xe pickup quẹo quanh một góc đường và chạy nhanh về phía chúng tôi. Tôi chưa hề chứng kiến nhiều người chồng chất ở phía sau một chiếc xe pickup đến như vậy.

    Khi nh́n thấy máy thu h́nh mang dấu hiệu VOA, họ giơ tay phải với hai ngón xếp theo h́nh chữ V (Victory) tức là chiến thắng. Họ hô to “Allahu Akhbar”, Thượng đế Toàn năng.

    Chẳng mấy chốc chúng tôi tiếp tục đi, ngược chiều xe trên những con đường một chiều, vượt đèn đỏ về khách sạn.

    Sau 15 phút và 15 chốt kiểm soát, chúng tôi về tới khách sạn. Phe nổi dậy đă trải thảm mới ngênh đón - tấm thảm là bức chân dung lớn của đại tá Gadhafi từng có thời được long trọng treo trên tường của sảnh đường khách sạn.


    VOA

  5. #55
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Dân Libya tại Zimbabwe biểu t́nh chống Gadhafi

    Lần đầu tiên, dân Libya sống tại thủ đô Harare của Zimbabwe đă tổ chức biểu t́nh chống lại ông Moammar Gadhafi, họ nói ông và gia đ́nh đă đánh cắp thu nhập từ dầu hỏa của Libya. Ông Robert Mugabe, Tổng thống Zimbabwe và đảng ZANU-PF của ông hàng ngày vẫn chỉ trích phương tây ủng hộ quân nổi dậy, ông c̣n công kích liên hiệp châu Phi AU là đă không chịu hỗ trợ đại tá Gadhafi.



    Người Libya sống ở Zimbabwe biểu t́nh chống ông Gadhafi trước Sứ quán Libya ở Harare

    .Nhiều người Zimbabwe tin rằng ông Gadhafi và Tổng thống Mugabe là những đồng minh thân cận, cho nên khách qua đường hôm thứ Tư rất đỗi ngạc nhiên khi thấy một nhóm người Libya biểu t́nh bên ngoài sứ quán của họ ở trung tâm Harare để ủng hộ phe nổi dậy nay đă kiểm soát phần lớn Libya.

    Lá cờ màu xanh lá cây trước kia vẫn được treo trước sứ quán đă được hạ xuống, thay vào đó là cờ Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia của phe nổi dậy Libya, trước đây đă được dùng tại Libya, từ năm 1951 đến năm 1969.

    Một trong những người biểu t́nh, làm việc tại sứ quán Libya từ 4 năm, nói rằng ông ủng hộ những người nổi dậy Libya, và cũng ủng hộ đảng ZANU-PF của Tổng thống Mugabe của Zimbabwe.

    Ông nói tuy Zimbabwe là một nước “nghèo,” nhưng là một nước “tự do.” Ông nói thêm đại tá Gadhafi đă đánh cắp lợi tức dầu hỏa của Libya cho riêng gia đ́nh ông ta.

    Ông nói: “Nước chúng tôi có dầu, có tất cả, nhưng biết bao nhiêu người không có nhà cửa, không có ǵ hết, cũng không có tự do, không có truyền thông, và tại Libya bạn sẽ thấy rất nhiều xe chở dầu của Gadhafi. Tiền tại Canada, tiền tại Thụy Sĩ, họ đem tiền của từ Libya qua những nước đó. Họ ḅn rút tiền của từ 40 năm nay.”

    Lần du hành sau cùng của ông Gadhafi tới Zimbabwe cách đây 10 năm, vào cao điểm chương tŕnh cải cách ruộng đất, thường khi hung bạo, của ông Mugabe.

    Lănh đạo Libya hồi đó nói ông ủng hộ việc trục xuất các nông gia da trắng, và có nói là người da trắng tại Zimbabwe nên trở lại quốc gia gốc của họ.

    Vào năm 2004, giữa 2 nhà lănh đạo đă xảy ra xích mích khi Zimbabwe không thanh toán được 2/3 số 360 triệu đô la tiền xăng dầu mà công ty dầu nhà nước Libya bán cho họ.

    Sau đó, ông Mugabe chỉ trích lănh đạo Libya là làm ḥa với phương tây, nhất là khi cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đến gặp ông Gadhafi tại Libya.

    Mới đây, ông Mugabe tuyên bố, rằng mặc dù ông không tán thành cách cai trị của ông Gadhafi hoặc việc đàn áp người biểu t́nh của ông này hồi tháng 2, nhưng ông nghĩ rằng phương tây chỉ quan tâm đến Libya v́ dầu hỏa của nước này mà thôi.

    Hàng ngày, hệ thống truyền thanh Zimbabwe do đảng ZANU-PF kiểm soát cũng như báo chí nhà nước đều kịch liệt công kích việc phương tây ủng hộ phe nổi dậy.

    Cảnh sát đă làm ngơ trước cuộc biểu t́nh trước đại sứ quán Libya; theo lệ thường họ vẫn bắt giữ người xuống đường phản kháng, ngoại trừ những người ủng hộ đảng ZANU-PF. Một người biểu t́nh nói:

    ”Hôm nay chúng tôi ăn mừng v́ ông Gadhafi không c̣n cầm quyền nữa. Và chúng tôi đă có lá cờ mới. Đây là lá cờ nguyên thủy, lá cờ của chúng tôi, c̣n lá cờ màu xanh lá cây là của Gadhafi, và chúng tôi không c̣n cần đến nó nữa. Tự do, và một cuộc sống mới. Chúng tôi là những người đấu tranh cho tự do chứ không phải là phiến quân. Tất cả tiền bạc ông ta (Gadhafi) chỉ dành cho bản thân ông ta và con cái ông ta. Ông ta bán dầu và giữ tiền cho con cái ông ta.”

    Tờ Herald thân đảng ZANU-PF hôm thứ Tư nói họ dự kiến ông Gadhafi sẽ bị giết tại Tripoli hoặc nếu bị bắt th́ sẽ giải tới Ṭa Án Quốc Tế tại La Haye, mà tác giả bài báo gọi là “ṭa án Kangaroo, nghĩa là loại ṭa án tṛ hề mà thôi.


    VOA

  6. #56
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Các nước lớn chuẩn bị một quan hệ mới với Libya



    Các binh sĩ phe nổi dậy chiến đấu bên trong dinh thự Bab al-Aziziya của ông Gadhafi ở Tripoli,

    Các cường quốc thế giới đang xét tới các bước kế tiếp trong quan hệ với Libya, vào lúc ông Moammar Gadhafi có vẻ như đă mất quyền kiểm soát thủ đô Tripoli và các thành phố lớn khác.


    Hoa Kỳ cho biết sẽ đưa ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc một nghị quyết vào thứ Tư băi bỏ lệnh phong tỏa khoảng 1,5 tỉ đô la tài sản của Libya để tài trợ cho nhu cầu nhân đạo. Tài sản này bị phong tỏa theo lệnh chế tài của Liên Hiệp Quốc.

    Trước đó trong ngày thứ Tư, Pháp cho biết đang làm việc với các nước đồng minh trong Hội Đồng Bảo An để tháo khoán tài sản này, đồng thời Anh cho biết cũng thăm ḍ phương cách để giúp Libya.

    Hôm thứ Tư, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói rằng, nước ông sẽ xét tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao với lực lượng chống ông Gadhafi. Trong phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi quân nổi dậy tấn công Tripoli, ông Medvedev nói rằng, Nga sẽ thực hiện điều đó nếu tổ chức này có thể “đoàn kết đất nước.”

    Hôm thứ Ba, các giới chức Nicaragua nói rằng, nước họ sẽ xét tới việc cho ông Gadhafi tị nạn, nhưng cho biết, họ không được yêu cầu đưa ra một biện pháp như vậy.

    Cũng hôm thứ Ba, chính phủ Trung Quốc nói rằng, họ sẽ yêu cầu Liên Hiệp Quốc lănh đạo những nỗ lực hậu chiến để thiết lập trật tự tại Libya.

    Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Tŕ kêu gọi Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đóng vai tṛ lănh đạo và làm việc với các tổ chức khác để văn hồi trật tự.

    VOA

  7. #57
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trận Tripoli phá nát chế độ Gaddafi



    Chiến sự từ hôm cuối tuần chỉ trong vài ngày đã tạo chuyển biến có lợi cho phe nổi dậy được Nato hỗ trợ hỏa lực.



    Phe nổi dậy tràn vào khu pháo đài của gia đình ông Muammar Gaddafi ở Bab Al-Aziziya tại Tripoli ngày 23/8.



    Khu dinh thực được bảo vệ kiên cố rộng 6 cây số vuông vốn là trung tâm quyền lực của gia tộc Gaddafi.



    Sau khi làm chủ nhiều khu phố Tripoli, phe nổi dậy bắt đầu chặn và soát giấy tờ để truy những người họ nghi là làm việc cho chế độ Gaddafi.



    Về đêm, Tripoli có vẻ yên lặng nhưng không khí bất an vẫn còn, và nhiều khu phố không có điện, nước.

  8. #58
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Sự nghiệp tan vỡ của ông Gaddafi

    Cập nhật: 13:46 GMT - thứ năm, 25 tháng 8, 2011

    Ông Gaddafi có nhiều biểu hiện lập dị và cũng được vẽ thành tranh biếm họa


    Cho đến trưa thứ Năm 25/8/2011 không ai biết rõ Đại tá Muammar Gaddafi trốn ở đâu, còn sống hay đã chết, nhưng chế độ của ông xem ra đã tan rã và "hoàn toàn chấm dứt", như lời Ngoại trưởng Anh, William Hague nói cùng ngày.

    Anh Quốc và Hoa Kỳ đang thúc đẩy để Liên Hiệp Quốc ra một nghị quyết mở khóa các tài sản của Libya bị đóng băng từ trước cho phe nổi dậy được cả London và Washington công nhận.

    Ông Hague nói:

    "Chế độ Gaddafi đã chấm dứt. Không có lối quay lại cho chế độ Gaddafi và điều rõ ràng là các nhân vật chủ chốt của chế độ đó đang chạy trốn."

    London, theo lời ông William Hague cần ít nhiều thời gian để thuyết phục Nga và Trung Quốc ủng hộ cho bước đi ngoại giao này nhằm tạo dựng lên một chính quyền mới ở Libya.

    Phe đối lập Libya trong Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) ra giải thưởng để truy bắt ông Gaddafi.

    Theo phóng viên BBC Jonathan Marcus, đây là lần đầu tiên Mùa Xuân Ảrập đem lại một cuộc thay đổi thể chế.

    Vì tại Ai Cập, dù ông Hosni Mubarak ra đi, chế độ với hệ thống quan chức, quân đội, an ninh vẫn còn, chỉ thay đổi chiều hướng chính trị.

    Còn tại Libya, cuộc nổi dậy của dân chúng phía Đông đất nước đã dẫn tới tình trạng gần như nội chiến trong hơn nửa năm và đem lại một chuyển biến mới sau cuộc tràn ngập Tripoli của phe nổi dậy hôm 23/8.

    Cầm quyền 42 năm


    Hồ sơ chính trị của Libya vẫn còn chưa rõ nhưng sự tan rã của gia tộc Gaddafi sau 42 năm cầm quyền cũng để lại nhiều bài học.

    Khi lên cướp chính quyền với hàm đại uý vào năm 1969, và cho suốt thập niên 1970, ông Muammar Gaddafi là một sĩ quan trẻ, đẹp trai và hấp dẫn quần chúng.

    Từng là người theo Tổng thống thiên tả của Ai Cập, Gamal Abdel Nasser, ông Gaddafi, người Libya cũng bắt chước nhà lãnh đạo Ai Cập qua cử chỉ tự phong mình lên làm đại tá, không thèm làm tướng sau cuộc binh biến.

    Nếu ông Nasser dùng kênh đạo Suez làm bàn đạp chính trị để mặc cả với Phương Tây, ông Gaddafi coi dầu mỏ là vũ khí.

    Sau khi Tripoli bị phe nổi dậy tiến chiếm không ai rõ ông Gaddafi trốn ở đâu

    Lên cầm quyền, việc đầu tiên của ông làm là đàm phán lại các hợp đồng khai thác dầu với chủ nước ngoài.

    Dầu mỏ có vẻ gắn liền với cuộc đời ông, và trong những giờ phút chế độ Gaddafi tan rã khi phe đấu tranh lật đổ tiến vào Tripoli đêm 21/8 sang ngày 22/8, giá dầu Brent xuống với hy vọng tình hình sớm ổn định.

    Trở lại thời những năm 1970 ông Gaddafi nói với các chủ công ty dầu ngoại quốc "người dân đã sống 5000 năm qua không cần dầu và có thể sống thêm vài năm để giành quyền khai thác".

    Và ông đã thành công.

    ( c̣n tiếp...)

  9. #59
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Libya trở thành nước đang phát triển đầu tiên có phần cổ đông đa số trong nguồn thu từ dầu mỏ của chính họ.

    Sau đó, nhiều nước Ảrập đi theo, mở đường cho làn sóng dầu khí trong vùng vào thập niên 1970.

    Nhờ dân ít với chỉ chừng chưa tới ba triệu vào khi đó, và lại có thu nhập từ dầu tương ứng với các nước Ảrập vùng Vịnh, nước Libya của ông Gaddafi đã nhanh chóng làm giàu nhờ nguồn 'vàng đen'.

    Nhưng dù từng theo Nasser của Ai Cập bản thân ông Gaddafi muốn tìm con đường riêng, không mặn mà với chủ nghĩa dân tộc Ảrập.

    Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ là dân du mục Bedouin năm 1942, ông Muammar Gaddafi được cho là người thông minh dù không được học cao ngoài việc đọc kinh Koran và học ở trường sĩ quan.

    Nhưng sau khi lên cầm quyền ông cũng nghĩ ra thuyết chính trị riêng và gọi đó là "Học thuyết Vũ trụ thứ ba", ghi trong Sách Xanh màu lá cây.

    Ông cũng xác định Libya trước hết là một nước châu Phi và cổ vũ cho liên minh châu Phi.

    Có lúc, như vào tháng 3/2007, tức giận với sự phê phán của Liên đoàn Ảrập, ông tuyên bố trên truyền hình rằng "Hãy để Thánh Allah giữ bọn Ảrập thật xa khỏi Libya".

    Ông cũng ngang nhiên nói với các lãnh đạo Liên đoàn Ảrập hồi tháng 3/2009 rằng:

    "Ta là một lãnh đạo quốc tế, thầy của các ông chủ Ảrập, vua của các vị vua châu Phi, trưởng lão của người Hồi giáo và tư cách cao quý của không cho phép ta hạ mình xuống thấp hơn."

    Thái độ kiêu căng này đã khiến một số nước châu Phi và Ảrập không chấp nhận ông.

    Khi nổ ra cuộc chiến Libya, các nước Qatar và Ảrập Saudi đã ủng hộ phe liên quân Nato oanh kích Libya.

    Ông Gaddafi ra thuyết kêu gọi 'giải phóng mọi dân tộc bị áp bức' nhưng lại nghiêm cấm mọi hành vi, cử chỉ phê phán chế độ của ông tại Libya.

    Trên thực tế, việc bổ nhiệm con cái vào mọi vị trí cao trong hệ thống, ông Gaddafi cũng không khác nhiều các nhà lãnh đạo trong vùng với chính sách gia đình trị hoặc đặc quyền dòng tộc, bộ lạc.

    Những người đấu tranh nói rằng công an Libya "tra tấn, bỏ tù không án, xử tử và bắt đi mất tích" những ai phản đối chế độ.

    Phe đối lập hải ngoại Libya cũng nói một số nhà hoạt động của họ bị mật vụ của Gaddafi sát hại, kể cả khi sống ở nước ngoài.


    Ông Gaddafi nay đã mất quyền còn ông Chavez bị mắc bệnh ung thư phải sang Cuba chữa bệnh
    Những nước Phương Tây bị ông Gaddafi coi là thù địch cũng trở thành mục tiêu.

    Năm 1986, tại Berlin xảy ra một vụ đánh bom vào hộp đêm nơi thường có quân Mỹ đến chơi, và người ta cho rằng mật vụ Libya đứng đằng sau.

    Tổng thống Hoa Kỳ, Ronald Reagan ra lệnh ném bom Tripoli và Benghazi để trả đũa cho hai quân nhân Mỹ và một thường dân bị giết tại Berlin.

    Nhưng phải vụ đánh bom máy bay hành khách Pan-Am 103 của Mỹ trên bầu trời Lockerbie, Scotland năm 1988 mới thực sự làm phương Tây nghĩ lại về ông Gaddafi.

    Có 270 người bị giết cả trên không và trên mặt đất trong vụ khủng bố lớn nhất Anh Quốc gặp phải từ trước tới đó.

    Ban đầu, ông Gaddafi không chịu trao nộp hai nhân vật của Libya, khiến quốc tế áp dụng lệnh trừng phạt.

    Mãi đến năm 1999 Tripoli mới nhượng bộ và vụ xử Abdelbaset Ali al-Megrahi, một trong hai nghi phạm đánh bom Lockerbie, bị xử tù.

    Quan hệ với Hoa Kỳ dần cải thiện sau khi Anh Quốc, qua hoạt động của Thủ tướng Tony Blair thăm ông Gaddafi trong thập niên 2000, ông Gaddafi tuyên bố từ bỏ chương trình hạt nhân và dần mở lại làm ăn với phương Tây.

    Cùng lúc, ông Gaddafi vẫn tiếp tục làm thân với các lãnh đạo thuộc phái Nam Bán Cầu chống lại "chủ nghĩa đế quốc phương Tây" như Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela.

    Ông cũng được ủng hộ từ một số nước châu Phi vốn nghi ngờ các dự án thúc đẩy dân chủ của Hoa Kỳ và châu Âu trên thế giới.

    Sau khi cấm vận được xóa bỏ và ông Gaddafi tưởng như đã yên tâm với vị trí được "phục hồi" trong cộng đồng quốc tế và chuẩn bị chuyển giao dần quyền lực cho con trai Saif al-Islam.

    Kế hoạch này tưởng như khả thi cho đến khi cuộc nổi dậy của chính người dân Libya bùng ra tháng 2/2011.

    Đã có nhiều bình luận về nguyên nhân gây ra cuộc nổi dậy nhưng nhìn chung thì trong phong trào dân quyền toàn vùng Bắc Phi được công nghệ thông tin thúc đẩy, Libya không thể là một ngoại lệ, sau khi Cách mạng Mùa xuân Ảrập tràn đến Tunisia, Ai Cập, Yemen và một số nước trong vùng.

    Và dù có khả năng vận động, lèo lái chính trị quốc tế, ông Gaddafi cuối cùng đã bị chính làn sóng nổi dậy trong nước, được khối Nato hỗ trợ mạnh về hỏa lực, đưa tới chỗ thất bại.

    BBC

  10. #60
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hoa Kỳ giải ngân 1,5 tỷ đôla cho phe đối lập ở Libya

    Thứ Sáu, 26 tháng 8 2011

    Hoa Kỳ sẽ giải ngân 1,5 tỷ đôla tài sản của Libya bị phong tỏa cho Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia TNC. Các giới chức của Hoa Kỳ hôm qua cho biết số tiền này là cấp thiết để cung cấp nhiên liệu, thực phẩm, nước sạch và các dịch vụ khẩn thiết khác cho dân chúng Libya.



    Bà Rosemary diCarlo, Phó đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, nói ngân khoản sẽ được giao cho giới thẩm quyền thích đáng ở Libya


    .Quyết định giải tỏa ngân khoản vừa kể được chấp thuận sau các cuộc thương nghị tại ủy ban chế tài Lybia thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, gồm tất cả 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an.

    Nước thành viên Nam Phi đă bày tỏ sự chống đối về 2 trong số 3 phần, mỗi phần 500 triệu đôla, trong ngân khoản sẽ được giao cho TNC, khi nói rằng họ chưa thừa nhận TNC là đại diện duy nhất và hợp pháp của nhân dân Libya.

    Sau khi các cuộc thương nghị dường như bị đ́nh trệ, Hoa Kỳ đă chuyển yêu cầu từ ủy ban chế tài đ̣i hỏi có sự đồng thuận qua Hội đồng Bảo an, là nơi Hoa Kỳ có thể vượt qua những phản đối của Nam Phi với 9 phiếu thuận và không có phiếu phủ quyết nào trong một nghị quyết giải tỏa ngân khoản.

    Nhưng cuối cùng th́ đă không cần đến nghị quyết đó khi Hoa Kỳ đồng ư điều chỉnh ngôn từ trong yêu cầu để đổi lấy sự chấp thuận của Nam Phi.

    Nay, thay v́ yêu cầu được giao cho Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia, th́ ngân khoản sẽ được giao cho “giới thẩm quyền thích đáng” ở Libya.

    Phó đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Rosemary diCarlo hoan nghênh quyết định này.

    Bà nói: “Ngân khoản sẽ được giao cho giới thẩm quyền thích đáng ở Libya và ngẫu nhiên giới thẩm quyền thích đáng đó lại là TNC hay NTC. Ngân khoản sẽ được đưa đến đúng nơi mà thoạt đầu đă được định giao cho.”

    Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng khoản tiền chắc đến tay TNC trong vài ngày nữa.

    Đại sứ Nam Phi Baso Sanqu nói nước ông đă không muốn thừa nhận TNC quá sớm. Ông nói với các phóng viên rằng Pretoria muốn tham khảo ư kiến của Liên hiệp châu Phi, họp tại thủ đô Ethiopia hồi hôm qua.

    Ông nói: “Phái đoàn của tôi đă có cơ hội tham khảo ư kiến với Liên hiệp châu Phi ở Addis Ababa và kế đó được bật đèn xanh là chúng tôi có thể xúc tiến. Do đó ư kiến của Liên hiệp châu Phi đă được cứu xét, ít nhất bởi phái đoàn của tôi, khi đi đến quyết định này.”

    Lănh tụ Libya Moammar Gadhafi đang lâm nguy có quan hệ mật thiết với nhiều nhà lănh đạo trong Liên hiệp châu Phi và nhóm này ngần ngại không muốn lên án vụ đàn áp của ông ta vào lúc các cuộc biểu t́nh đ̣i dân chủ trong làn sóng Mùa Xuân Ả Rập tràn qua Libya.

    Liên hiệp châu Phi cũng đă chỉ trích các cuộc không kích của NATO tại Libya để bảo vệ thường dân trước các nỗ lực quân sự của ông Gadhafi muốn níu lấy quyền hành.

    VOA
    Last edited by Tigon; 26-08-2011 at 09:24 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TIN LIBYA: Những diễn biến đang xảy ra
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 298
    Last Post: 05-06-2011, 01:03 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2011, 12:10 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 27-02-2011, 10:56 PM
  4. Lănh đạo Libya có một kho của cải ở Anh
    By An Loc Đia in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-02-2011, 05:40 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 24-02-2011, 05:10 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •