Tại sao lại chống Điếu Cày?
Cộng đồng mạng từng tranh căi, khi có người đem cờ vàng ấn vào tay DC khi ông vừa tới Mỹ
Lần nào cũng thế, khi có một nhân vật đấu tranh trong nước bị VC « tống khứ » ra khỏi VN th́ hải ngoại nổi lên những luận điệu chê bai, bôi bác, chụp mũ để vô hiệu hóa tiếng nói, hoạt động của người ấy. Cho dù họ vừa chân ướt chân ráo đặt chân đến vùng đất mới, chưa kịp làm ǵ, chưa biết bắt đầu như thế nào… Hai ông Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải là những trường hợp gần nhất.
Bên cạnh không ít người được « đảng ta » giao nhiệm vụ đánh phá, c̣n có những người « ném đá » v́ nghĩ : Bất cứ ai từng là đảng viên CS, từng cách này cách khác hợp tác với chính quyền CSVN là phải chống. Ai từng dính tới CS th́ vĩnh viễn là kẻ thù, bất kể những người ấy đă tỉnh ngộ, và từng bị VC trù dâp, làm khổ mọi bề…
Đọc được bài viết « Mr. Điếu Cày goes to Washington » của một người kư tên « người lính già Oregon » (NLGO) thấy có nhiều lời kết tội vu vơ, thiếu căn cứ nên tôi viết những ḍng này để hy vọng góp tiếng bênh vực cho người bạn vừa thoát khỏi lao tù CS nghiệt ngă lại phải đối mặt với những lời buộc tội tùy tiện của những người tự nhận đấu tranh cho Dân Chủ, Nhân Quyền . Dù biết rằng sau khi viết bài này, tôi sẽ nhận được những lời chụp mũ, thậm chí phỉ báng, nhưng trước việc bất b́nh lương tâm không cho tôi im lặng.
Trong bài viết nêu trên, trước khi ném đá, NLGO ta đă cẩn thận rào đón trước: «tôi là cảm t́nh viên của nhóm từng giúp tiền cho Điếu Cầy, tôi không có thiên kiến… ».
Ngay sau lời trần t́nh ấy là những lời buộc tội gay gắt:
Để chứng minh là Điếu Cày gian dối khi nói ḿnh bị trục xuất, NLGO nêu ra 4 luận điểm:
- NLGO hỏi rằng Điếu Cầy chịu đi Mỹ sau khi trao đổi với đại diện TĐS Mỹ , tại sao phải chối, phải xạo? Tôi đă theo dơi những lời phát biểu của ĐIếU CầY, anh ấy không hề phủ nhận việc đồng ư ra đi để thóat cảnh rũ tù. Không cần ông phải nói th́ đứa con nít cũng biết rằng nếu không chịu th́ TĐS Mỹ làm sao cưỡng bức anh ta ra phi trường được. Có điều việc bỏ xứ ra đi là quyết định không dễ dàng chút nào, có lẽ đă làm Điếu Cầy đau đớn, dày ṿ không ít. Ra đi để được tự do hay ở lại trong chốn lao tù ? đối với một người tầm thường th́ « không chịu đi mới lạ » (chữ của NLGO), vẫn có những người « lạ » mà NLGO không biết, thí dụ như BS Nguyễn Đan Quế khi được đề nghị lưu vong, ông đă chọn ở lại v́ « lưu đày không phải là tự do » .
- NLGO hỏi nếu ra đi bất ngờ th́ làm sao con gái Điếu Cầy có thể biết trước để đi đón bố ? chẳng lẽ NLGO không biết rằng khi ĐIếU CầY vừa mới rời VN th́ các trang mạng đă loan tin rộng răi? Qua tới Hồng Kông ông đă điện thoại về nhà báo tin, vây th́ việc đứa con gái từ Canada qua California đón bố th́ có là không thể làm được hả ông? Ông đặt vấn đề : nếu ra đi « bất ngờ » th́ Điếu Cầy làm sao có th́ giờ để khâu vào túi áo thư của đồng tù , thưa ông không phải vừa trả lời « OK » với đại diện TĐS Mỹ là « alê- hấp » lên máy bay ! Người ta cũng cần thời gian làm thủ tục, mua vé máy bay, chờ chuyến bay, ít ra cũng một tuần lễ. Theo ông th́ phải tốn bao nhiêu tháng để khâu lá thư vào túi áo ? NLGO so sánh việc ông ta ra tù bị cai tù khám xét kỹ lưỡng, để chứng minh rằng không ai có thể đem thư ra khỏi nhà tù. Chuyện thứ nhất khám xét kỹ hay không cũng tùy từng trại giam, tùy tên cán bộ thi hành, không phải NLGO bị khám xét từng ly từng tí lúc ra tù th́ ai ra tù cũng phải bị khám xét từng ly từng tí. Tôi nói vậy v́ cũng từng « ra tù » và quen biết với khá nhiều người từng ở tù « cải tạo ». Điều thứ hai ông quên rằng ĐIếU CầY là một người tù nổi tiếng thế giới, người tù được bộ ngoại giao của nhiều nước và chính Tổng Thống Mỹ nêu đích danh đ̣i CSVN trả tự do. Thủ tục phóng thích được nhân viên ṭa ĐS mỹ theo dơi, giám sát… Người tù như vậy mà so sánh với một người tù tầm thường «học tập cải tạo tốt » được thả về th́ thật là không thích hợp tí nào .
- Việc VC không cho ĐIếU CầY gặp gia đ́nh là chuyện nhỏ cũng được ông bới ra để t́m vết. Sự thật là ĐIếU CầY không được gặp bà Dương Thị Tân từ khi vào tù v́ lư do đă ly dị nên không có liên quan. Người đi thăm nuôi thường xuyên là Nguyễn Trí Dũng, con của anh ĐIếU CầY. Dũng cũng mới thăm cha không lâu trước đó. Nhưng rơ ràng việc anh ĐIếU CầY được chở từ nhà lao ra thẳng phi trường là chuyện thật.
- Việc mặc bộ đồ tù cũng là một cái cớ đê NLGO ném đá. Đâu có ai nói áo ông ĐIếU CầY mặc là áo nhà tù cấp phát, v́ áo nhà tù phát là bộ đồ trắng sọc đen. Cái này ĐIếU CầY có muốn « nổ » cũng không « nổ » được v́ nó rơ ràng. Tại sao không chịu hiểu bộ đồ tù là bộ đồ ông ta mặc ở trong tù, chứ không phải bộ đồ được sắm sẵn để xuất ngoại ? Tôi xin hỏi NLGO khi ở tù có nhận được những cái áo pull, hay những bộ quần áo lành lặn từ nhà gởi vào không ? Vậy th́ có ǵ sai nếu Điếu Cầy mặc chiếc áo pull lành lặn khi qua Mỹ ?
NLGO bảo « nghe đồn » rằng Điếu Cầy khi ở tù bị chặt một tay, rồi ông xách mé « hay là nhân viên an ninh giấu bàn tay cụt ở đâu rồi ? ». Thưa NLGO, đă gọi là tin đồn th́ không có ǵ đáng tin cả. Và, lại càng không thể v́ một tin đồn vớ vẩn (do Công An Việt Cộng tung ra) mà lại cầm đá ném vào người mà ông « không ân oán giang hồ, có cảm t́nh là đằng khác »( chữ trong ngoặc kép là chữ của chíinh NGLO).
NLGO vin vào câu nói :« mục đích tôi sang đây là …. » của Điếu Cầy để kết luận rằng anh sang Mỹ là có mục đích, có « công tác » chứ không phải đột ngột bị trục xuất. Tôi xin góp ư thế này : « trục xuất » hiểu nôm na là đuổi đi, không cho ở trong nước. Điếu Cầy phải chọn hoặc ở trong nước th́ phải trong tù hàng chục năm nữa hoặc đi ra khỏi nước nếu muốn được tự do. Như vậy đâu có ǵ sai khi nói Điếu Cầy bị trục xuất ? Rơ ràng là nhà nước CSVN không chấp nhận Điếu Cầy được sống trên đất nước VN như một con người b́nh thường. Về câu nói :« mục đích tôi sang đây là …. » th́ theo tôi, từ lúc được đại diện TĐS Mỹ hỏi ư về việc ra đi cho đến khi lấy quyết định chắc chắn Điếu Cầy đă trải qua chuỗi ngày suy nghĩ, đắn đo , cân nhắc v́ quyết định ấy quả là không dễ dàng cho một người chọn con đường đấu tranh. Và, chẳng lẽ một người tranh đấu như anh khi chọn con đường « ra đi » chỉ đơn giản « ra đi», và …chấm hết !? Khi quyết định sang Mỹ (vùng đất cơ hội - land of oppotunity) ĐIếU CầY phải đặt cho ḿnh chương tŕnh làm việc, mục đích đạt tới, chứ đâu thể « tùy hứng, tới đâu hay tới đó » . Vậy th́ tại sao ông không được nói « mục đích tôi sang đây là … ». Xin hỏi quy luật nào, do ai đặt ra, cấm một người tranh đấu đặt ra mục đích cho ḿnh khi bước sang môi trường tranh đấu mới , thưa ông NLGO ?
Điếu Cầy suốt trong thời gian tù không hề nhận tội với nhà nước CSVN, dám công khai tranh đấu đ̣i quyền lợi cho ḿnh và những bạn đồng cảnh. Xin được hỏi những ai từng sống trong nhà tù CS, rằng đă có mấy lần ngồi viết những bản tự khai kể lể quá tŕnh « gây nợ máu » của ḿnh, cho dù ḿnh chỉ làm công việc cầm súng bảo vệ quê hương ? Trong những bản tự khai ấy, có bao giờ tự xỉ vả, tự hạ thấp ḿnh chưa ? Trong nhà tù CS, tôi từng nghe những vị cựu sĩ quan, cựu công chức « tỏ t́nh » với cán bộ cai tù bằng nhiều lời lẽ mà tôi phải xấu hổ, th́ dụ : « ở nhà th́ có cha, trong này th́ có cán bộ, bộ đội …. » đương nhiên không phải ai đi tù cũng đều « nhận giặc làm cha », nhưng dám công khai tranh đấu trong tù th́ hiếm, rất hiếm . Tôi xin ai đó hăy soi gương, nhớ lại cách sống , cách hành xử trong tù của ḿnh để so sánh với thái độ « uy vũ bất năng khuất » của ĐIếU CầY để thấy sự giới hạn của ḿnh và đừng mạt sát người đă hơn ḿnh một cái đầu khi dám ngẩng mặt lên trước lũ cai tù cộng sản.
Điếu Cày v́ tranh đấu cho tự do báo chí, chống gặc Tàu nên bị CSVN vu khống tội “trốn thuế » ở tù 2 năm rưỡi , hết hai năm rưỡi chưa kịp về th́ bị nhốt tiếp với bản án mười hai năm. Trong nhà tù không ngừng đấu tranh, không hề khuất phục. Người như vậy mà khi vừa đặt chân đến Mỳ liền bị chụp cho cái mũ gián điệp, nằm vùng th́ xem ra tất cả những người tranh đấu hiện nay trong nước không ai có thể hội đủ điều kiện để lọt vào mắt xanh của một thiểu số ông bà « giám khảo » khó tính ngoài này. Nếu những người như LM Nguyễn Văn Lư, Ḥa Thượng Quảng Độ, hay Nguyễn Văn Đài, Lê thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Bùi Hằng, Hoàng Vy, Như Quỳnh vv.. ra hải ngoại coi bộ khó ai thoát khỏi búa ŕu của những người khó tính này. Không biết nếu hân hạnh được những vị giám khảo này « chấm đậu » th́ được cái giải cao quư nào, và nó giúp ích được ǵ cho công cuôc đấu tranh giải thể CSVN ?
Xin được bàn về việc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho VN. Bây giờ, ai cũng công nhận rằng đấu tranh bất bạo động là con đường duy nhất để dân chủ hóa Việt Nam . Đấu tranh bất bạo động là phải tiếp cận với đối phương . Nếu cứ chủ trương năm không, sáu không là không thực tế ! Không tiếp cận làm sao đấu tranh ? « Cộng Sản không thể thay đổi, chỉ có thể thay thế ». Quả nhiên , thay thế (hay loại bỏ chế độ) CS là mục tiêu đấu tranh. Nhưng thay thế không thể « hô biến » là đươc ngay. Jelsin không thể loại bỏ CS nếu không có Gorbachev thay đổi nó trước đó.
Đấu tranh là chuyện chung, không một cá nhân, đoàn thể nào có thể đơn phương gánh vác. Nếu không đồng tâm hiệp lực th́ khó mà có thể thắng được kẻ thù đang bán nước cầu vinh. Muốn có sự hợp tác chân thành th́ điều cần thiết trước tiên là phải có ḷng tôn trọng lẫn nhau. Dân ḿnh đă khốn khổ bao nhiêu năm rồi v́ những kẻ cứ muốn giành « độc quyền chân lư »: « phải làm như tôi mới đúng, làm như những người khác đều sai ! ».
Nếu không đồng ư với phương thức đấu tranh của các nước Đông Âu, xin hăy đề ra một phương pháp, sách lược KHẢ THI, xin nhấn mạnh hai chữ KHẢ THI. Qúy vị nhất định đ̣i lật đổ chế độ CS tức th́, bắt tất cả đảng viên CS phải đền tội? Hay lắm, quư lắm! nếu làm được th́ c̣n ǵ bằng! chẳng ai có ḷng với quê hương c̣n tiếc nuối chế độ CS bán nước này. Nhưng xin cho biết làm thế nào để thực hiện khi mà quí vị cứ chống đối, phỉ báng những người đấu tranh theo phương thức ôn ḥa, tiệm tiến, phần qúy vị th́ lực lượng không có, tài chánh cũng không, uy tín trên mật trận đối ngoại trên chính trường quốc tế cũng chỉ là con số không tṛn trĩnh. Xin đừng nói cho vui, nói cho sướng miệng, rồi khi được hỏi “làm thế nào để thực hiện” th́ bèn .. cười trừ. Chuyện đấu tranh để giải thể chế độ CS là công việc của người trong nước, mà những người đă từng ở trong hàng ngũ CS cũng có thể góp tay và giữ một vai tṛ không kém phần quan trọng. Người hải ngoại chỉ có thể đảm nhận nhiệm vụ yểm trợ. Tuy nhiên, nhiều khi người ta quên mất điều đó và nhất định đ̣i lănh đạo. Rơ khổ !
Tiện đây, tôi cũng xin được góp ư thật ngắn gọn về chuyện lá cờ: Tôi sinh ra ở miền Nam, lớn lên, thụ hưởng nền giáo dục nhân bản ở Miền Nam. Tôi yêu chính thể Cộng Ḥa, tôi yêu cờ vàng ba sọc đỏ. Điều đó không có nghĩa là tôi buộc tất cả mọi người phải có cùng t́nh cảm giống như tôi. Thật là vô lư khi buộc một người không có tí kỷ niệm nào với cờ vàng lại phải có cái tâm t́nh giống như người từng sống chết với lá cờ. Theo tôi, nếu ai đó có cùng chung lư tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ, muốn xóa bỏ độc tài, truất phế bọn phản dân hại nước th́ ta có thể xem là bạn đồng hành trên mục tiêu chung ấy. Việc họ chưa thể yêu cờ vàng là có thể hiểu được và , nếu muốn, ta sẽ t́m cách thuyết phục sau (thuyết phục chứ không bắt buộc). Tôi khinh bỉ cách nói “yêu nước là yêu CNXH” của chính quyền CSVN, thế nên tôi cũng không tán đồng cách nói “yêu nước là yêu cờ vàng ba sọc đỏ”.
Điếu Cày có phát biểu trên đài RFA rẳng : ông tôn trọng mọi ư kiến khác biệt, nhưng không tán thành việc vu khống. Quả vậy, nhiều người cho rằng ḿnh được tự do viết lách rồi đặt điều vu khống cho những người cùng mục tiêu đấu tranh với ḿnh nhưng có thể khác về phương thức đấu tranh. Chúng ta đấu tranh chống chế độ độc tài CS, xin đừng cư xử với nhau bằng cái cung cách của CS độc tài. Nếu tranh đầu cho một thể chế dân chủ mà lại dùng phương thức áp đặt của kẻ độc tài th́ lấy ǵ bảo đảm là ḿnh sẽ mang lại một xă hội tốt hơn cái xă hội ḿnh đang hô hào xóa bỏ ?
Số phận dân tộc Nga : Thoát khỏi Độc Tài CS lại vướng vào Độc Tài Mafia thật đáng cho chúng ta suy ngẫm .
Brussels , 12/2014
© Kim Nguyên
© Đàn Chim Việt
http://www.danchimviet.info/archives...eu-cay/2014/12
Bookmarks