(Vài lời của người post: mong các bác sau khi đọc câu chuyện một cô Tim, người Việt Nam, sẽ thấy được ḷng nhân ái thực quá cao đẹp! Ngược lại, chuyện ép cô Tim Aline Rebeaud... chào lá Cờ Vàng thực nhỏ bé làm sao, so với tấm ḷng nhân ái của cô Tim A. Rebeaud ấy! DK6)
Chuyện người thầy bói và những đứa trẻ mồ côi
Tác giả: Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Nh́n chăm chú vào những lá bài được chia trên bàn, người phụ nữ ở tuổi trung niên, có giọng nói rơ ràng, lưu loát, cất tiếng, “Cô ơi, quẻ bài này nói rằng cô v́ nghe đồn có bà thầy bói hay hay/ Lên coi cho biết sự t́nh thế sao/ Coi hồi không biết hỏi ǵ/ Chồng ḿnh th́ tốt, con ḿnh th́ ngoan/ Việc làm ḿnh cũng b́nh b́nh/ Việc ǵ đau khổ mà ḿnh đi coi?”

Chị Vơ Thị Thu Nguyên, tức thầy bói Thiên Anh, người coi bói kiếm tiền nuôi những cô gái “chửa hoang” và trẻ mồ côi ở Việt Nam. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Ngó lên nh́n tôi, “bà thầy bói” phán tiếp, “Cô nghe đồn th́ cô đến đây xem thực hư chứ không phải cô đến đây để coi bói phải không?”
Tôi nh́n chị, thoáng lúng túng.
Đúng là tôi không phải đến để coi bói.
Tôi đến để t́m hiểu câu chuyện “bà thầy bói” coi bói kiếm tiền nuôi những cô gái “chửa hoang” và trẻ mồ côi ở Việt Nam. Đặc biệt hơn, “bà thầy bói” đă mang được hai đứa bé sinh đôi, mồ côi, sang Mỹ để tiếp tục nuôi nấng chúng.
***
Từ một gia đ́nh khá giả, sau 30 tháng, 1975, gia đ́nh chị Thiên Anh - nickname của người thầy bói, tên thật là Vơ Thị Thu Nguyên - bỗng trở nên trắng tay.
Ba chị bị bắt vào trại cải tạo. Chị, khi đó mới 15 tuổi, là chị cả của 11 đứa em, theo mẹ lên vùng kinh tế mới sống trong cảnh khốn khó.
Sau 8 năm ở tù, ba chị trở về, cùng cả nhà sang Mỹ định cư. Riêng chị v́ quá tuổi 21 nên đành ở lại, làm đủ thứ công việc mưu sinh.

“Tôi muốn xin một cơ hội mang hai đứa bé sang cùng tôi để chúng không phải khổ sở, bởi mẹ chúng đă chết rồi.” Người mẹ nuôi Thiên Anh và 2 đứa con nuôi Thiên Đức (phải) và Thiên Anh. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Một lần quá chán nản khi bị lường gạt, bắt nạt, chị Thiên Anh “đến nhà thờ Fatima cầu nguyện Đức Mẹ, và nuôi ư định tự tử.”
“Nhưng thật kỳ lạ, sau khi quỳ gần nửa tiếng đồng hồ dưới tượng Đức Mẹ khóc lóc, kể lể, tôi đứng lên định bước ra bờ sông phía sau uống thuốc tự tử th́ bỗng nghe như có tiếng nói bên tai ‘ai ở không phải với con cứ để trời xử. Con ở phải, con có tất cả.’” Chị Thiên Anh nhớ lại.
Kể từ lúc đó, ư định tự tử biến mất trong chị. “Và nhiều điều lạ lùng đă xảy ra.”
Chị Thiên Anh kể tiếp, “Không nhà cửa, tôi ngồi bên lề đường Thích Quảng Đức làm nghề làm móng tay dạo, sau khi đă hết vốn để buôn bán trái cây, bán xăng vỉa hè.”
Một buổi chiều, khoảng hơn một tuần sau ngày chị đến cầu nguyện ở nhà thờ Fatima, một bà bán ve chai đi ngang nói muốn làm móng tay. Vừa ngồi cắt móng tay cho khách, “bỗng tự dưng như có ǵ nhập vào người rồi tôi cứ nói huyên thuyên, ‘D́ ơi, coi chừng trong tuần này con d́ có đứa bị bắt ở tù đó nha.’ Bà bán ve chai ngạc nhiên...”

Thầy bói Thiên Anh và 2 đứa con nuôi lúc c̣n ở Việt Nam. (H́nh: Thiên Anh cung cấp)
Chuyện nhà bà bán ve chai đă xảy ra như “lời bói” của chị. Vậy là sau đó, người ta cứ kéo đến lề đường của chị để “nhờ coi bói.”
Chị Thiên Anh vừa cười vừa nói, “Thật t́nh, ngồi dưới bàn thờ Đức Mẹ coi bói, có ǵ xui khiến tôi cứ nói mà không biết ḿnh nói ǵ nữa. Chỉ thấy khách toát mồ hôi nói ‘sao cô nói đúng quá vậy!’”
Bà thầy bói tâm sự, “Đó là thời gian rất khổ. Nhà cửa không có, tiền bạc không có. Cái ǵ cũng thiếu thốn. Mà có lẽ do sống trong cảnh khổ như vậy, từng bị đói và thiếu ăn nên tôi mới biết thương người nghèo. Tôi coi bói không có lấy tiền. Họ muốn đưa bao nhiêu cũng được, cho cái ǵ tôi nhận cái đó.”
***
Một thời gian sau, chị Thiên Anh gom góp tiền mua một căn nhà nhỏ ở quận Phú Nhuận để tiếp tục công việc coi bói của ḿnh, dù “cũng nhiều lần bị công an bắt lên bắt xuống.”
Chị Thiên Anh cho biết chị làm nghề coi bói cả 20 năm trước khi sang Mỹ do mẹ chị bảo lănh vào năm 2005.
Tuy nhiên, “không hiểu sao khoảng từ năm 2000 trở đi, cho đến khi tôi sang đây, có nhiều cô gái trẻ cứ vác bụng bầu t́m đến nhà tôi coi bói, kể lể, khóc lóc hoài.” Thế là có bao nhiêu tiền, “bà thầy bói” cứ mang ra nuôi mấy cô gái “chửa hoang” đó. Có điều, “sau khi sanh xong th́ họ đi mất, không nghe tin tức ǵ hết.” Chị kể.
Không chỉ cho tiền những cô gái “lỡ dại,” chị Thiên Anh c̣n chắt chiu tiền giúp đỡ cho ba đứa trẻ khác. “Đứa th́ khi má nó mang bầu định bỏ, tôi khuyên nên giữ lại và phụ cổ tiền nuôi nó. Đứa th́ ba má nó bỏ đi đâu mất, tôi thấy tội nghiệp nên thỉnh thoảng cũng cho nó tiền.”
Theo lời “bà thầy bói” th́ ba đứa trẻ này giờ đă lớn, đứa 15, đứa 18, đứa 20. “Tôi không phải lo nhiều, chỉ thỉnh thoảng gửi tiền về cho chúng, rồi giúp chúng vốn làm ăn thôi.”
Chỉ có duy nhất một trường hợp khiến chị Thiên Anh nhớ hoài, đó là câu chuyện của một cô gái trẻ mới 17 tuổi, cũng chửa hoang, tên Nguyễn Thị Loan.
Vẫn bằng giọng nói rơ ràng, mạch lạc, chị Thiên Anh quay về câu chuyện xảy ra vào năm 2004.

Chị Thiên Anh trong một lần từ Mỹ trở về Việt Nam chăm sóc cho bé Thiên Đức, Thiên Anh và Thiên Nga. (H́nh: Thiên Anh cung cấp)
“Cô bé đó đến nhà xin coi bói, rồi lại xin ăn cơm. Sau khóc lóc kể rằng cha cô ở Quảng Ngăi bị ung thư, mẹ bệnh gan, anh bệnh tâm thần. Một ḿnh cổ lặn lội vào Sài G̣n kiếm sống, rồi bị người ta gạt khiến phải mang bầu, nhưng cô không dám về quê.”
“Nghe t́nh cảnh tội nghiệp quá,” thế là cứ mỗi chiều Thứ Bảy, chị kêu cô bé ghé đến cho “một trăm ngàn.”
Suốt 4, 5 tháng như vậy. Cho đến ngày cô bé sanh, bà thầy bói cũng là người vào bệnh viện để giúp cô bé đóng tiền viện phí. Có điều, chị Thiên Anh lại được bác sĩ báo là “người sản phụ trẻ đó mang song thai, và t́nh trạng sức khỏe rất yếu, cần phải mổ.”
“Nghe đến phải đóng tiền nữa, đất dưới chân tôi muốn lún luôn,” chị Thiên Anh cười nói một cách thành thật. Nhưng người phụ nữ độc thân ấy đă suy nghĩ một cách nhân bản, “Nghĩ th́ nghĩ vậy chứ bây giờ ḿnh không giúp th́ ai giúp cổ đây.”
Vài ngày sau, trong lúc đang xem bói cho khách, chị Thiên Anh nh́n ra, và sững sờ khi nh́n thấy cô gái đó ẵm hai đứa bé đứng trước nhà chị.
Chị đă dọa “gọi công an” v́ cảm thấy “bị làm phiền hoài.” Nhưng khi nghe cô gái nói “vết mổ đau quá, cho cổ gửi hai đứa bé,” chị Thiên Anh lại quày quả mang hai đứa trẻ mới vài ngày tuổi, cùng người mẹ khốn khổ quay lại bệnh viện.
Bác sĩ cho biết vết mổ bị nhiễm trùng nặng do không được chăm sóc đúng. “Để con nhỏ ở lại bệnh viện, nói cho bác sĩ biết t́nh cảnh của nó. Xong, tôi ẵm hai đứa bé về nhà. Kể từ ngày đó tôi cảm thấy cuộc đời ḿnh te tua luôn,” người phụ nữ lại cười khi nhớ lại, một nụ cười rất lạ, không gợn chút ưu phiền.
Người thầy bói kể tiếp, “Nuôi được vài ngày, cực quá, rồi ai cũng nói tôi khùng tự dưng ôm hai đứa nhỏ vô ḿnh, tôi lại vào bệnh viện t́m mẹ chúng, th́ được hỏi là nếu phải người nhà th́ xuống bệnh viện nhận xác, cô gái đó bị nhiễm trùng nặng chết rồi!”
Không nỡ gửi hai đứa bé, một trai một gái, vào cô nhi viện theo gợi ư của công an phường, chị Thiên Anh làm giấy cam kết nuôi chúng cho đến khi có người thân của chúng đến nhận.
“Nhưng chờ hoài vẫn không thấy ai tới. Tôi nuôi hai đứa được một năm th́ có giấy cho đi Mỹ. Đó cũng là lúc tôi làm hồ sơ nhận chúng làm con nuôi, đặt tên bé trai là Vơ Hoàng Thiên Đức, bé gái là Vơ Hoàng Thiên Anh.”
Cũng trong khoảng thời gian này, một bà mẹ trẻ khác cũng mang đứa bé gái mới sanh đến coi bói, rồi nói, “Trời mưa, chị cho em gửi bé ở đây ra kêu xe chứ không ướt bé.” Rồi người mẹ đó đă đi luôn.
Chị Thiên Anh đặt tên cho bé gái này là Vơ Hoàng Thiên Nga, nhưng không làm giấy nhận con nuôi v́ “chờ mẹ nó đến nhận.”
***
“Ngày xưa tôi ao ước được đi Mỹ bao nhiêu th́ lúc bấy giờ cầm tờ giấy gọi phỏng vấn trên tay tôi lại khóc thôi là khóc. Một năm nuôi tụi nó có nhiều kỷ niệm quá, làm sao tôi nỡ để chúng lại để mà đi,” giọng chị Thiên Anh trở nên bùi ngùi.
Chị kể má chị từ Mỹ trở về “ép” chị phải đi. “Tôi rời Việt Nam vào tháng 9 năm 2005. Tôi năn nỉ người giúp việc ở lại trong căn nhà của tôi để lo cho 3 đứa bé,” chị Thiên Anh tiếp tục.
Nỗi nhớ ba đứa bé quá lớn cứ khiến người mẹ nuôi khóc hằng đêm. Đến khi vừa có thẻ xanh gửi về, chị “mua ngay vé máy bay trở về Sài G̣n, và ở miết bên đó.”
Ba tháng sau, má chị lại về “lôi” chị sang, bởi bà không muốn con ḿnh “khổ với mấy đứa mồ côi.”
Trở sang Mỹ, “không biết làm nghề ǵ ngoài làm thầy bói,” chị lân la nhờ người t́m chỗ “để coi bói.”
Chị kể lại chuyện ngày đầu coi bói ở đất Mỹ bằng nụ cười hồn nhiên, “Chỗ đó là một văn pḥng luật sư cạnh nhà hàng Kim Sư, họ cho tôi shared lại một góc. Ông luật sư hỏi tôi thuê làm ǵ, tôi nói để coi bói. Mọi người cười quá trời. Mà phải có bàn thờ Đức Mẹ th́ tôi mới coi được, ông luật sư cũng đồng ư cho tôi đặt cái bàn thờ ở đó.”
Coi bói có đăng quảng cáo trên báo Người Việt, nên khách t́m đến “thầy bói Thiên Anh” ngày càng đông. “Trong suốt thời gian đó, tôi ăn uống tiện tặn, để dành tiền, 3 tháng sau lại bay về Việt Nam, lo cho mấy đứa nhỏ.”
Vài tháng sau, chị lại trở sang Mỹ, rồi lại trở về Sài G̣n, khi th́ người giúp việc “yêu sách” đ̣i nghỉ việc, chị phải năn nỉ, tăng lương, ứng sẵn tiền lương nửa năm; khi th́ điện thoại từ Việt Nam gọi sang kêu chị về v́ bé Thiên Đức bệnh nặng.
Chị cho biết, “Đi đi về về như vậy cho đến ngày đi phỏng vấn bảo lănh hai đứa bé sang Mỹ, tôi tŕnh ra cả 8 vé máy bay đi về trong ṿng khoảng hơn 3 năm.”
Thấy chuyện bay đi bay về hoài không phải là cách, người mẹ nuôi đi khắp các văn pḥng luật sư chuyên về di trú quanh Little Saigon để hỏi thăm cách thức bảo lănh hai bé Thiên Đức và Thiên Anh sang Mỹ.
“Chưa có quốc tịch, không tài sản, không công việc ổn định, không người bảo trợ tài chánh, làm sao chị có thể bảo lănh hai đứa con nuôi sang Mỹ được!” Đó là câu trả lời mà những người có kinh nghiệm về thủ tục làm giấy tờ bảo lănh cho chị biết.
Nơi th́ từ chối v́ “trường hợp này khó quá,” nơi th́ đ̣i hỏi số tiền lệ phí lên đến $8,000 nhưng không hứa chắc là được. Cuối cùng, người phụ nữ vô t́nh bị vướng vào sợi dây mẫu tử lần t́m đến Trung Tâm Di Trú TIC trên đường Magnolia.
Anh Tú, chủ nhân nơi đây nhớ lại, “Thực t́nh lúc đầu nghe chỉ kể, tôi cảm thấy bán tín bán nghi, không hiểu thực hư thế nào. Tuy nhiên, qua vài lần tiếp xúc, tôi tin là câu chuyện của chỉ là sự thật. Khi đó, tôi giật ḿnh nghĩ, tại sao trên đời này lại có người tốt đến như vậy. Thế là tôi quyết định làm hồ sơ giúp chỉ mà không nhận thù lao, mà nếu phải trả th́ thù lao phải trên $3,000. Tôi nói chỉ giữ tiền để mà nuôi mấy đứa bé.”
Hồ sơ bảo lănh hai bé Thiên Anh và Thiên Đức được Trung Tâm Di Trú TIC làm vào tháng 1 năm 2008. Sáu tháng sau, chị Thiên Anh nhận được giấy báo hồ sơ được chấp nhận và yêu cầu chị đóng tiền cho những thủ tục cần thiết.
“Khi thấy chỉ cầm giấy báo đến khoe, tôi cũng rất mừng cho chỉ. Không ngờ là mẹ chúng mất rồi, chúng lại có được người mẹ nuôi thương chúng đến kỳ lạ.” Anh Tú ở Trung Tâm Di Trú TIC chia sẻ.
Ngày đoàn tụ với các đứa bé gần kề khiến người mẹ nuôi vui mừng bao nhiêu, th́ những người quen biết chung quanh lại cảm thấy ngao ngán, ái ngại cho chị bấy nhiêu. “Làm sao mà nuôi chúng đây khi chính bản thân chị chưa có ǵ là ổn định hết?”
Mặc cho những lời dị nghị, chị Thiên Anh lại bay về Việt Nam lo làm passport và chờ ngày mang hai đứa bé đi phỏng vấn.
“Tôi nhớ hoài người phỏng vấn hỏi, ‘Động lực nào mà chị thương hai đứa bé để lo cho nó đến như vậy?’” Chị tiếp tục câu chuyện.
“Ḷng nhân đạo,” chị trả lời. “Tôi đă qua được bên này, tôi đă có được điều may mắn, tôi muốn xin một cơ hội mang hai đứa bé sang cùng tôi để chúng không phải khổ sở, bởi mẹ chúng đă chết rồi.”
Cầm “tờ giấy hồng” hẹn 10 ngày sau quay lại lấy visa đi Mỹ, người mẹ nuôi vừa mừng vừa khóc. “Tôi kêu lên ngay lúc đó, ‘Đời tụi con từ nay hết khổ rồi.’”
Có điều, vừa về đến nhà th́ điện thoại từ Văn Pḥng Lănh Sự Quán Mỹ gọi đến yêu cầu người mẹ nuôi trở lại gặp họ vào trưa hôm sau. Chị lại hoang mang không hiểu chuyện ǵ.
“Trường hợp của chị rất đặc biệt. Câu chuyện của chị khiến chúng tôi xúc động.” Người thông dịch đă dịch lại lời “ông ǵ làm lớn nhất ở đó” như thế, và họ cấp visa cho hai đứa con nuôi chị ngay ngày hôm đó, thay v́ chờ 10 ngày như lúc đầu.
Đầu tháng 5 năm 2009, ba mẹ con chị Thiên Anh đă bay sang Litte Saigon, bắt đầu một cuộc sum vầy.
***
“Tôi không nghĩ ḿnh có ǵ tài giỏi, mà chỉ do có đấng bề trên đứng phía sau điều khiển để tôi làm công việc cứu người,” thầy bói Thiên Anh nói một cách b́nh thản. “Tôi không bao giờ ân hận về việc đă cực khổ mang chúng sang đây mà chỉ lo không biết tương lai ḿnh có đủ sức khỏe để lo cho nó nên người hay không thôi.”
Nh́n bé Thiên Đức và Thiên Anh đang chơi đùa, người mẹ nuôi lại trầm ngâm, “Bây giờ, chỉ c̣n nỗi khổ tâm là bé Thiên Nga đang c̣n ở Việt Nam. Tôi cũng sẽ t́m cách mang nó sang đây, nhưng chắc là khó lắm. Tôi đă viết di chúc để lại căn nhà nhỏ bên đó cho bé Thiên Nga và 3 đứa mồ côi kia có nơi trú mưa trú nắng. Ở đây chỉ lo làm để lo cho 2 đứa này thôi.”
Chị lại cười, nụ cười khỏa lấp niềm lo
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=1231 40&z=1
Bookmarks