Page 5 of 5 FirstFirst 12345
Results 41 to 47 of 47

Thread: Hồi kư "Tôi đi 'cải tạo '"

  1. #41
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    7.15. Tự cho ḿnh nghỉ bệnh

    Khi lều chơng đă làm xong, chúng tôi chưa trồng cói ngay được v́ ruộng để lâu nên có nhiều cỏ. Mấy ngày đầu, chúng tôi dàn hàng ngang từng khu ruộng, vơ vét hết cỏ xung quanh bờ cũng như ở dưới ruộng. Công việc này đều phải lội xuống nước, ngập tới đầu gối. Để chống đỉa, tôi phải kiếm một cái quần dài, vải dày để mặc, hai ống quần được cột chặt nơi mắt cá chân bằng một sợi dây vải chắc. Cột bằng dây cao su th́ vô ích v́ khi xuống nước dây cao su sẽ bị dăn ra và đỉa chui vào được. Áo tôi mặc cũng phải dài tay và cột chặt nơi cổ tay. Như vậy là tương đối an toàn rồi. Hai bàn chân không được che đậy nhưng khi lội xuống ruộng th́ sẽ ch́m dưới bùn, đỉa cũng khó cắn. Hai bàn tay trần th́ cũng dễ dàng tránh đỉa v́ di động liên tục, và nếu đỉa có bám vào th́ cũng dễ phát hiện. Thời gian tôi làm cỏ th́ ít nhưng thời gian tôi canh chừng mấy con đỉa th́ nhiều. Được cái là cỏ ở dưới nước, ḿnh có bỏ sót th́ quản giáo cũng khó phát hiện. Có lẽ người nào cũng làm như tôi nhưng chẳng ai nói ra mà thôi.

    Trang bị kỹ như vậy cho nên tôi chưa bị đỉa cắn lần nào trong mấy ngày làm cỏ. Tuy nhiên, v́ chân tôi ngâm nước liên tục mấy ngày nên gót chân tôi nứt ra, rất dễ bị chảy máu. Một buổi sáng sớm, gặp phải trời lạnh, gót chân phải của tôi nứt ra lớn hơn. Nh́n xuống chân, tôi thấy rướm máu và bước đi thấy đau hơn mọi khi. Tôi quyết định khai bệnh để xin nghỉ một ngày. Muốn cho chắc được nghỉ, tôi lấy lưỡi dao cạo rạch mạnh một cái ở ngay chỗ nứt, cho nó sâu hơn và rộng hơn, rồi nặn cho máu chảy thêm ra đầy gót chân.

    Đội tôi hôm đó có tôi và một người nữa khai bệnh (không nhớ tên). Hai chúng tôi cầm sổ khai bệnh ra sân trại chờ khám. Mỗi buổi sáng, trước giờ đi lao động, tên cán bộ bệnh xá và Bác Sĩ Thịnh ra sân trại khám bệnh cho những người khai bệnh. Tôi thấy anh Nguyễn Văn Diện (đại úy Pháo Binh, đă chết sau khi qua Mỹ, và tôi đă nói về anh trước đây) cũng cầm sổ khai bệnh chờ khám như tôi. Diện được gọi khám trước, khám xong Diện trở về buồng. Đến lượt tôi được gọi lên khám là gần chót. Có lẽ v́ số người nghỉ bệnh hôm nay hơi nhiều nên tên cán bộ bệnh xá không cho tôi nghỉ. Người bạn cùng đội, v́ được khám trước tôi nên được nghỉ. Tôi tức quá, bảo người kia rằng: “Anh đem sổ bệnh về cho anh Thiện, đừng nói ǵ đến tôi, để tôi tính.”

    Anh bạn cùng đội mang sổ bệnh về buồng. C̣n tôi th́ đi tới buồng của anh Diện. Tôi không nhớ Diện ở buồng số mấy, mà chỉ biết buồng của Diện nh́n thẳng ra cổng trại. Diện được nghỉ bệnh, tôi cho Diện biết là tôi không được nghỉ nhưng cứ nghỉ bừa đi, đến đâu th́ đến. Hai đứa tụi tôi nằm nói chuyện, dự tính sẽ nấu thêm cơm, ăn với nhau buổi trưa v́ Diện mới được gia đ́nh tiếp tế. Vừa nói chuyện, tôi vừa phải nh́n ra cổng trại xem đội tôi đă ra khỏi cổng chưa. Khi thấy đội tôi đă ra khỏi trại, tôi yên tâm hơn, chắc rằng ḿnh đă nghỉ gỡ được một ngày. Đâu có dè…

    Chừng hơn một tiếng sau, anh Đức (thiếu úy Không Quân, về Việt Nam theo tàu Việt Nam Thương Tín, làm ở Ban Văn Hoá của trại) vào buồng Diện. Đức thấy tôi liền nói: “Trời ơi, anh Thái! Anh làm em đi kiếm muốn chết đây. Thằng quản giáo đội anh bắt anh Thiện và em phải đi t́m anh cho bằng được. Thôi anh đi về buồng anh đi, để em đi báo cho anh Thiện biết; anh nhớ về ngay nhé.” Tôi thấy trốn không được rồi. Tôi trở về buồng chờ anh Thiện (đội trưởng). Chừng 15 phút sau, anh Thiện vào, thấy tôi anh nói:
    - Ông trốn đâu mà sao hay dữ vậy? Tôi và thằng Đức đi kiếm khắp các buồng đấy.
    - Tôi ở buồng của bạn tôi, chứ tôi đâu có trốn ai.
    - Thằng quản giáo coi sổ bệnh, thấy ghi là anh không được nghỉ, quân số đi làm thiếu một người, nó biết là anh trốn ở nhà. Nó bảo đội phó dẫn đội đi làm, c̣n tôi phải ở trại t́m anh rồi ra ruộng sau.
    - Anh thấy chân tôi nứt nẻ như thế này th́ ra ruộng làm cái ǵ đây?
    - Thôi ông cứ ra ngoài đó rồi tính sau.
    - Th́ ḿnh đi.

    Anh Thiện và tôi cùng nhau ra ruộng. Tới nơi, tôi đứng ở ngoài, c̣n anh Thiện vào lều báo cáo với quản giáo. Anh Thiện trở ra bảo tôi vào “làm việc” với quản giáo, c̣n anh th́ phải ra ruộng làm với đội.
    Tôi vào gặp quản giáo (trung úy Công An), Hắn hỏi tôi:

    - Tại sao anh bỏ không đi lao động?
    - Báo cáo cán bộ, chân tôi như thế này (tôi giơ chân lên) mà bệnh xá không cho tôi nghỉ, tôi ra đây cũng chẳng làm được ǵ, do đó tôi tự ư nghỉ.
    - Không được, anh làm như thế là vi phạm nội qui trại. Nếu trên bệnh xá không cho anh nghỉ th́ anh cứ đi làm rồi tôi sẽ bố trí cho anh làm công việc thích hợp, như thế có tốt hơn không?
    - Tôi chỉ sợ ra đây, tôi phải lội xuống ruộng th́ gót chân tôi c̣n bị nặng hơn nữa. Nếu tôi biết cán bộ nương tay th́ tôi đâu có trốn làm ǵ. Vậy tôi xin rút kinh nghiệm.
    - Được rồi, anh phải rút kinh nghiệm, đừng có tái phạm nữa. Bây giờ tôi bố trí cho anh làm anh nuôi, c̣n anh Vượng sẽ phụ với anh nấu ăn cho đội.
    - Vâng, cám ơn cán bộ.
    - Anh ra gặp anh Vượng, bắt tay vào việc đi.
    - Vâng.

    Tôi ra bếp (cách lều quản giáo chừng hai chục mét – 65 ft), Vượng sún thấy tôi, nói nhỏ:

    - Đ.M., sáng nay thằng “chèo” (tiếng lóng gọi công an) nó làm dữ. Bây giờ sao rồi?
    - Bây giờ ta làm xếp của nhà ngươi chứ sao.
    - Ngon dữ ta!
    - Ngon chứ sao? Bây giờ tôi phải bắn một phát bazoka (hút thuốc lào bằng điếu cày) cho “phẻ” cái đă, rồi ḿnh nói chuyện sau nghe.

    Tôi đă đánh một nước bài liều, không ngờ lại đạt kết quả tốt. Tốt cho tôi mà chẳng ảnh hưởng ǵ tới ai. Trước đây Vượng sún làm bếp một ḿnh, bây giờ có tôi làm bếp th́ Vượng sún vẫn không mất việc. Trái lại, công việc của Vượng sún sẽ nhẹ bớt đi. C̣n tôi th́ hết phải lo lắng về mấy con đỉa ở dưới ruộng cói rồi.


    7.16. Đánh lộn

    Hút xong điếu thuốc lào, Vượng sún và tôi phân chia công việc nấu nướng. Vượng sún có nhiệm vụ gồng gánh đồ nghề nấu ăn, đi và về; khi ra tới “địa điểm hành lễ” th́ Vượng múc một nồi nước để tôi nấu nước uống cho anh em trong đội; rồi Vượng đem gạo xuống ruộng vo sạch, đổ vào nồi với đầy đủ nước cho tôi nấu cơm. Sau bữa ăn buổi trưa, Vượng phải rửa ráy nồi niêu soong chảo cho sạch sẽ; thế là xong công việc của Vượng. Nhiệm vụ của tôi là nhóm lửa, nấu nước, nấu cơm và chia cơm cho đội.

    Mỗi ngày, Vượng chỉ làm một chút là xong bởi v́ nước ăn uống và rửa ráy ở ngay dưới bờ đê. Dọc theo con đê, có những hố sâu do đất bị đào lên đắp đê, có thể coi như những cái ao nhỏ h́nh chữ nhật. Nước ở đây rất trong, có điều là lắm đỉa. Vo gạo mà sơ ư là dễ có mấy chú đỉa lẫn vào gạo để biến nồi cơm thành cơm đỉa.

    Vượng làm xong việc là chui vào lều nằm khểnh, hút thuốc lào hoặc đôi khi ngủ. Vượng tỏ ra thích công việc này lắm v́ hợp với bản tính hơi lười của một anh chàng “dài đ̣n” (tiếng lóng để chỉ người có chiều cao, lưng dài) – Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm, các cụ ta thường nói vậy. Bù lại, Vượng có cái miệng khéo nói, nói đến nỗi con cua trong hang cũng phải ḅ ra, chứ đừng nói ǵ đến người nghe.

    C̣n tôi th́ chụm lửa. Chụm lửa và giữ cho lửa cháy, ở giữa cánh đồng trống nhiều gió với một mớ củi tươi, rất là khó khăn. Ngồi nấu cơm mà nước mắt nước mũi chảy ra như là người đang khóc. Cảnh này xảy ra hằng ngày.

    Một hôm, Vượng sún ra bếp hút thuốc, thấy tôi như vậy, hắn nói giỡn:
    - Bộ nhớ vợ hay sao mà khóc vậy?
    - Thôi đừng hỏi lớ nữa. Ông đă trải qua những ngày “gian khổ” này rồi, mà c̣n bày đặt ngây thơ cụ.
    - Mẹ cái thằng Th. Nó lấy củi cho vợ của xếp (quản giáo) th́ lấy củi khô. C̣n củi tươi th́ nó dành cho bọn ḿnh.
    - Th́ nó muốn kiếm điểm với xếp chứ ǵ?
    - Ông phải nhắc nhở nó mới được. Cứ tiếp tục kiểu này th́ không khá được.

    Đang nói th́ lửa tắt, tôi lại chổng mông lên thổi. Vượng thấy vậy bỏ về lều nằm tiếp. Vật lộn với củi lửa măi rồi nồi cơm cũng gần cạn nước. Tôi đảo cơm lần chót rồi đậy vung lại, chờ cơm chín. Đang khi đó th́ Th. vác bó củi (dĩ nhiên là c̣n tươi) về đến bếp, vất bó củi xuống đất, đang định bỏ đi về trại.

    Th. dáng người cao lớn và có da có thịt hơn Vượng sún. Hắn được chọn làm người đi lấy củi. Nhiệm vụ của Th. là, mỗi ngày phải cung cấp đủ củi nấu cho vợ của quản giáo và cho đội. Th. làm xong th́ về trại nghỉ cho tới ngày hôm sau. Th. rất ít nói nhưng trong đội không ai ưa v́ lối sống của hắn mặc dù chưa khi nào hắn cải cọ với ai trong buồng. Lúc nào Th. cũng lủi thủi một ḿnh v́ không có bạn, cả ở trong đội cũng như ngoài đội.

    Trở lại câu chuyện tôi đang kể. Tôi thấy Th. giợm bước đi, tôi gọi hắn đứng lại:
    - Anh Th., lại đây coi này (tôi chỉ vào mặt tôi); anh thấy mỗi lần nấu cơm là mắt mũi tôi thế này đây; bận sau anh chịu khó kiếm củi khô hoặc nếu không th́ anh phải chặt gối đầu để cho tôi đỡ khổ một chút được không?
    - Làm ǵ có củi khô mà kiếm.
    - Th́ tôi đă nói rằng nếu không có củi khô th́ anh chặt gối đầu, để mấy ngày sau là nó tạm khô rồi.
    - Tôi chỉ chặt như vậy, chịu hay không chịu, mặc anh.
    - Tôi nói chuyện tử tế với anh, mà anh lại nói cù nhầy như vậy hả?
    - Tôi nói thế đấy, làm ǵ th́ làm.

    Thấy hắn có vẻ thách thức. Lại nghĩ đến câu Vượng nói “Nó lấy củi khô cho vợ của xếp” (mà không biết có đúng không), khiến tôi nổi sùng. Tôi nghĩ nhanh trong đầu: Thằng này to con nhưng chắc chắn là không “có nghề” (vơ), bản tính lại nhát, cho nên tôi quyết định phải đánh cho nó biết tay mặc dù tay nó đang cầm con dao chặt củi. Tôi nói:
    - Anh thách tôi phải không?
    - Thách đấy.

    Hắn chưa nói hết câu, th́ tôi đă dùng đ̣n song chỉ (hay song sỉ, tức là dùng hai ngón tay trỏ và giữa để chọc vào mắt đối thủ), đánh ra nửa vời th́ biến thành đ̣n ngũ phong (mạnh như 5 ngọn gió, mấy anh Tầu Phù thường hay đao to búa lớn mà, dù biết rằng đối thủ cao tay hơn ḿnh, mà vẫn nói mạnh “gặp ta là ngươi tới số” nhưng trong bụng th́ đánh lô tô), tức là dùng cùi chỏ đánh vào mạng sườn hắn. Dùng đ̣n này để vừa đánh vừa nhập nội (áp sát vào người đối thủ) để loại trừ khả năng sử dụng con dao của hắn. Biết là hắn nhát nhưng ḿnh vẫn phải đề pḥng, biết đâu hắn khùng lên, chém bậy th́ ḿnh lănh đủ. Hắn bị cú đ̣n ngũ phong, lẽ ra th́ hết đánh lại tôi, nhưng hắn rất mạnh, vẫn c̣n đủ sức ôm chặt lấy tôi và đẩy tôi về phía bếp đang c̣n nhiều than hồng. Trong khi đó th́ cái xương sống của tôi lại làm reo, kêu lên một tiếng “cục”. Tôi nghĩ, chết mẹ rồi, cái xương sống của ḿnh bị chấn thương trong thời gian chặt nứa ở hồ Thác Bà, bây giờ v́ vận động mạnh đột ngột cho nên nó trẹo khớp trở lại, ḿnh không chơi đ̣n bẩn th́ sẽ bị nó đẩy vào bếp, bị phỏng lửa là cái chắc. Tôi lẹ làng luồn bàn tay phải của tôi xuống, chụp hạ bộ của hắn và xiết lại. Chỉ cần một cái xiết thôi là hắn buông lơi sức đẩy và kêu lớn:

    - Cứu tôi với! Cứu tôi với! Nó bóp dái tôi.

    Quản giáo và tên vệ binh ở trong lều chạy ra. Tôi nghĩ, có quản giáo tới th́ Th. sẽ không dám chém ḿnh nữa, tôi buông tay ra khỏi hạ bộ của hắn. Quản giáo nói với tôi:

    - Tại sao anh lại đánh anh Th. ?
    - Báo cáo cán bộ, anh ấy lấy củi tươi về cho tôi nấu cơm, tôi yêu cầu anh ấy lấy củi khô th́ anh nổi xung và thách tôi muốn làm ǵ th́ làm. Anh ấy ỷ ḿnh to lớn muốn đánh tôi th́ tôi phải đánh lại.
    - Tôi ở trong lều nh́n ra, tôi thấy anh đánh anh Th. trước; anh phải bỏ tính hung hăng của anh đi. Tôi thấy anh dùng toàn là “đ̣n quyết định” không à.
    - Báo cáo cán bộ, tôi nhỏ con như thế này mà dám hung hăng với ai. Anh ấy gây sự với tôi mà trên tay lại cầm dao nữa, th́ tôi phải “tiên hạ thủ vi cường” chứ (tiên hạ thủ vi cường = ra tay trước để có thế mạnh; chẳng biết tên quản giáo có hiểu được câu này nghĩa là ǵ không). Tôi chẳng biết “đ̣n quyết định” là ǵ mà chỉ đánh bừa phứa v́ bản năng sinh tồn thôi.
    - Rơ ràng là anh biết nghề (vơ), anh đánh ra những “đ̣n quyết định”, tôi thấy mà.
    - Nếu tôi có nghề, th́ tôi đâu có bị anh ấy đánh tôi trẹo xương sống như thế này (tay tôi chỉ vào ngang hông, và thực sự lúc ấy tôi thấy ngang thắt lưng tôi bị đau, không đứng tự nhiên được. Thấy tôi bị đau thật, quản giáo quay qua bảo Th.
    - Anh Th. lấy củi xong rồi, th́ về trại nghỉ đi. C̣n anh Thái ở đây chờ về trại cùng với đội, rồi lên Ban An Ninh làm việc.

    Nói xong, quản giáo và vệ binh quay trở lại lều. Th. cầm con dao chặt củi, lầm lũi đi về trại. Không ai biết rằng Th. bị ăn một cú đ̣n (ngũ phong) mà mỗi khi thở mạnh là sẽ rất đau, ngoại trừ tôi và chính anh Th. Cái đau này kéo dài ít nhất cũng phải cả tuần th́ mới hết. Mọi người trong đội, khi nghỉ ăn trưa, chỉ biết rằng tôi đánh nhau với Th. Và “bị Th. đánh cho trẹo xương sống”. V́ thế họ nh́n tôi với cặp mắt thương cảm.

    Chiều đến, trở về trại, tôi được anh đội trưởng (Thiện) d́u tôi đi lết bết phía sau, càng ngày càng bỏ xa đội. Cuối cùng th́ hai chúng tôi cũng tới Ban An Ninh phía trước cổng trại. Anh Thiện d́u tôi vào trong pḥng th́ thấy Sĩ Quan An Ninh Trại (Thiếu Úy Thịnh) đă ngồi chờ sau bàn làm việc. Anh Thiện báo cáo sự việc cho T/U Thịnh. Thịnh hỏi tôi nguyên do sự việc. Tôi kể chi tiết sự việc xảy ra hồi sáng, nhưng tôi không đả động ǵ đến việc Th. lấy củi khô cho vợ quản giáo, lại càng không dám nói rằng tôi đánh Th. v́ ghét thái độ xun xoe của Th. với quản giáo.

    T/U Thịnh thấy tôi đau lưng th́ có lẽ cũng nghĩ rằng tôi bị Th. đánh cho nên không có thái độ cứng rắn với tôi. Hắn chỉ nói: “Từ nay các anh đừng có đánh nhau như thế này nữa,” rồi cho tôi vào trại, chẳng thấy hắn nói ǵ đến việc viết tờ kiểm điểm như mọi khi.

    Anh Thiện d́u tôi về tới buồng th́ mọi người đă ăn cơm xong, chờ giờ vào buồng. Ḷng tôi áy náy v́ đă làm cho anh Thiện phải mất thời giờ v́ tôi. Anh Thiện có cái hay là anh không hề tỏ ra một chút ǵ khó chịu về việc này. Tôi và anh chỉ mới biết nhau từ ngày ở Trại C trở về Trại A, nhưng dường như anh có cảm t́nh với tôi. T́nh cảm của anh với tôi được xác nhận chỉ sau khi anh ra khỏi tù (năm 1987?). Ra tù được vài tuần, hai anh chị chở nhau bằng xe Honda ghé thăm vợ chồng tôi (cách nhà anh 15 km – 10 miles). Chúng tôi gặp nhau một lần đó rồi thôi v́ người nào cũng có việc riêng phải làm khi mới ra tù. Tôi đoán rằng anh không đi Mỹ v́ anh có mấy người con vượt biển và đă được nhập cư ở Ḥa Lan từ ngày anh c̣n ở trong tù.

    Lúc kẻng vào buồng, Vượng sún từ ngoài chạy về để chuẩn bị vào buồng. Vượng nói nhỏ với tôi: “Yên tâm đi, có thuốc rồi.” Tôi chưa hiểu rơ ư câu nói của Vượng cho tới lúc đă khoá cửa buồng, Vượng móc ở túi ra một mẩu nhỏ có mầu đen đen, đưa cho tôi và nói:

    - Lấy chút nước, uống mật gấu vào cho mau khỏi.
    - Ở đâu mà có vậy?
    - Tôi sang gặp Đại Tá Phạm Bá Hoa v́ tôi biết ông có mật gấu. Tôi ca “Bài ca con cá” (năn nỉ) với ông ấy để kiếm một mẩu về cho bồ uống đấy. Giá mà có chút rượu đế th́ nó dẫn thuốc mạnh hơn. Bây giờ dùng nước đun sôi cũng được.

    Tôi lấy nước uống thuốc ngay tức khắc. Nhờ vậy mà cái đau giảm đi rơ rệt và chỉ vài ngày sau là lưng tôi gần như b́nh thường. Khi hai chúng tôi được ra khỏi tù, Vượng thường ghé nhà tôi chơi và được vợ tôi tiếp đăi nồng hậu v́ biết Vượng đă xử tốt với tôi khi c̣n trong nhà tù. Vượng hiện giờ đang ở Cali với vợ và một con trai.

    Đối với niên trưởng Phạm Bá Hoa, tôi vẫn nợ niên trưởng một lời cám ơn. Thời gian ở Trại Nam Hà, tôi biết nhưng chưa từng gặp niên trưởng lần nào. Niên trưởng cũng chẳng biết tôi là ai, mà chỉ biết một kẻ đau lưng qua Vượng, bạn tôi. Niên trưởng đă không tiếc một món thuốc quí hiếm mà đă san sẻ cho tôi chữa trị. Tôi ghi nhận ḷng tốt của niên trưởng. Và, tôi dùng những ḍng này coi như là một lời cám ơn muộn màng gửi đến niên trưởng.

    Anh Th. có lấy củi khô về cho vợ của quản giáo th́ trắng đen vẫn chưa rơ. Có ai nh́n thấy đâu, mà chỉ là suy đoán khi nh́n thấy cử chỉ xun xoe của Th. mỗi khi gặp quản giáo. Không phải riêng tôi, mà đa số anh em trong đội đều có cùng ư nghĩ như vậy. V́ thế khi biết Th. bị tôi hạ đo ván v́ đ̣n “bóp dế” th́ tỏ vẻ hài ḷng.

    Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy tôi cũng hơi quá nóng. Nếu điềm tĩnh hơn một chút th́ sự việc đâu đến nỗi nào. Biết đâu anh Th. chỉ là người bị hiểu lầm mà thôi. Nếu vậy, thật đáng tiếc! Thôi, hăy xí xóa cho tôi nghe, anh Th.

    Lần đánh nhau với anh Th. là lần thứ hai và cũng là lần cuối trong thời gian ở tù của tôi. Chắc từ nay chẳng c̣n lần đánh nhau nào nữa để mà kể hầu quí vị độc giả; sắp hết hơi rồi, th́ c̣n đánh nhau với ai chứ?

    Anh Thiện chắc giờ này đang sống b́nh yên với gia đ́nh ở Hoà Lan. Nếu anh đọc được những ḍng này th́ xin anh hiểu cho rằng tôi vẫn luôn nhớ đến anh. Cầu xin Thượng Đế ban phước lành cho anh chị và các cháu.

    (c̣n tiếp)

  2. #42
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    7.17. Gợi nhớ một cuộc t́nh

    Việc trồng cói của đội tôi kéo dài chừng gần hai tháng th́ xong. Tới lúc chấm dứt trồng cói, tôi cũng chưa biết h́nh thù cây cói ra sao, tṛn méo thế nào, v́ tôi phụ trách nấu nuớng cho đội. Bây giờ đội tôi làm các công việc linh tinh, lúc th́ làm cỏ ở vườn bí, khi th́ làm cỏ vườn khoai ḿ v.v… Làm cỏ bí đỏ (bí ngô), tôi lại có dịp hái trộm trái bí về ăn; c̣n sắn th́ chưa có củ cho nên tôi không sử dụng được “nghề của chàng”.

    Bí đỏ ở đây có đủ cỡ, già – non – to - nhỏ đều có cả, tha hồ cho tôi chọn lựa. Người nấu nước nấu cơm cho đội bây giờ là một anh đại úy Cảnh Sát (quên tên). Tôi và anh hợp tác với nhau để lấy trộm bí. Tôi có nhiệm vụ lấy bí bỏ vào sọt cho anh. Anh có nhiệm vụ gánh bí vào trại. Trái bí nằm gọn trong sọt, bên trên được ngụy trang bằng những dụng cụ nấu ăn. Được cái là cách thức kiểm soát tù trước khi vào cổng trại bây giờ không có ǵ là gắt gao cả. V́ thế, chúng tôi chưa lần nào bị bắt v́ tội lấy trộm bí. Bữa ăn của chúng tôi bây giờ thường là bí nhiều hơn cơm; đói ăn rau, đau uống thuốc mà. Chúng tôi được no bụng trong suốt thời gian làm cỏ bí, có lẽ cả chục ngày là ít.

    Trong đội tôi, có anh Văn (quên họ), anh có vóc người ốm tong ốm teo nhưng lại mê đá banh. Vào những buổi cuối tuần, dân mê đá banh thường tổ chức đá banh trên sân trại. Sân nhiều đá dăm hơn đất, mà không có cỏ cho nên cầu thủ thường hay bị trầy trật tay chân. Văn luôn luôn thủ vai giữ gôn (thủ thành/thủ môn). Mỗi lần như vậy, Văn phải mặc nhiều lớp áo và quần; đầu gối và khuỷu tay c̣n được bó thêm nhiều lớp vải cho chắc ăn, trông thật buồn cười.

    Văn c̣n nhỏ tuổi và rất hiền hoà. Văn cũng có một cái răng cửa bị sún nhưng không ai gọi anh là Văn sún cả. Một hôm, Văn hỏi chuyện tôi:

    - Trông anh giống một người bạn của tôi, tên Thừa, anh có bà con ǵ với Thừa không?
    - Thiếu ǵ người tên Thừa, anh nói rơ hơn được không?
    - Thừa có thời gian làm Phường Trưởng ở Khánh Hội, sau đổi về Tiểu Khu Phước Long và thoát chết trong trận Việt Cộng chiếm Phước Long.
    - Nếu vậy th́ đúng là em trai tôi đấy. Anh quen Thừa ra sao?
    - Hồi ở trong Nam, tôi bị giam chung với Thừa. Chúng tôi chơi thân với nhau. Sau, tôi bị ra Bắc và không biết Thừa bị đưa đi đâu?
    - Thừa vẫn ở trong Nam nhưng tôi không rơ bị giam ở đâu.

    Sau lần nói chuyện này, Văn và tôi trở nên thân nhau hơn và Văn coi tôi như một người anh vậy.

    Một hôm, Văn có thăm nuôi từ trong Nam. Văn mang đồ tiếp tế về buồng, trong đó có một cái thùng các-tông c̣n dán tên người nhận, và người gửi (từ Mỹ). Tôi liếc đọc tên người nhận và giật ḿnh: Đúng là “nàng” rồi, v́ họ và tên của “nàng” kết hợp với nhau th́ không thể nhầm lẫn với những tên thông thường khác như Kim Dung, Thúy Phượng, Ngọc Lan v.v… Tôi ghi nhớ và chờ lúc thuận tiện, tôi hỏi Văn xem liên hệ với “nàng” như thế nào. Văn nói rằng chẳng biết người này là ai, có thể là gia đ́nh Văn kiếm được thùng giấy này ở đâu đó, có thể là chợ trời ở Sài-G̣n, rồi dùng nó đựng đồ tiếp tế cho Văn thôi. Thế là tôi hết hy vọng biết thêm ǵ nữa về “nàng”.

    “Nàng” ở đây là người yêu cũ của tôi. Kể từ đây những tên tôi dùng đều là tên giả, để tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đ́nh nàng v́ chắc chắn gia đ́nh nàng đă sang Mỹ theo danh sách “HO”, ngoại trừ trường hợp người chồng của nàng đă ra người thiên cổ trong một trận đánh nào đó, hoặc ở một trại tù nào đó. Cái thùng các-tông kia, hôm đó, đă khiến tôi nhớ lại một khúc phim quá khứ mà nó đă xảy ra hai chục năm trước (1963 -1983):

    Cũng vào đầu mùa thu năm 1963, tôi mới ra trường và được chỉ định về một đơn vị thuộc Quân Đoàn 3. Ông Tiểu Đoàn Trưởng cho tôi về phụ tá cho một thiếu úy ở cách Sài-G̣n độ 40 km (gần 30 miles). Xế chiều th́ tôi tới nơi chỉ định. Thiếu Úy G. bảo tôi nghỉ ngơi, đợi “Ḿnh ăn cơm chiều xong, tôi dẫn anh ra xóm chợ chơi, ở đó tôi có quen gia đ́nh bác Chín rất tử tế.”

    Đúng như lời hẹn, ăn uống xong xuôi, T/U G. bảo tôi lên xe Jeep và ông lái xe ra nhà bác Chín. Xe tới trước cổng nhà, nh́n vào, tôi thấy hai cô gái đang đánh vũ cầu trong sân. Tôi ước chừng, cô lớn khoảng 15, và cô nhỏ khoảng 11 tuổi. Hai cô thấy chúng tôi th́ gật đầu chào rồi lại tiếp tục đánh cầu. Hai chúng tôi vào nhà chào bác Chín và ngồi xuống nói chuyện. Thiếu Úy G. hỏi bác Chín gái:
    - Uả bác ! Hai cô nào đang đánh cầu ngoài sân vậy bác?
    - Hai đứa mới ở Sè- Gọng d́a (về) đây hổm rày d́ (v́) trường học bị đóng cửa, học hành chi được.
    - Hai cô đó là ǵ của bác?
    - Là cháu. Chúng nó là d́ cháu với nhau chứ không phải chị em đâu. Con lớn là d́, con nhỏ là cháu. Ở Sè-gọng lóng rày (dạo này) biểu t́nh quá trời, học tṛ phải nghỉ học hớt (hết) ráo. Chúng nó d́a đây chơi, chừng nào hớt biểu t́nh th́ d́a lại trển.

    Sau đó th́ chúng tôi đổi đề tài nói chuyện, chẳng chuyện nào ra chuyện nào. Bác Chín gái bảo chúng tôi ở chơi để bác làm đồ ǵ nhậu lai rai. Chúng tôi từ chối v́ T/U G. có vài việc chưa làm xong. Ngồi chơi chừng 30 phút, chúng tôi cáo từ, ra về. Ra tới sân, tôi c̣n xin đánh một ván cầu lông với cô gái lớn để có dịp nh́n rơ “người đẹp” hơn.

    Trên đường về trại, T/U G. hỏi tôi:
    - Anh thấy cô lớn thế nào?
    - Cô ấy có vẻ đẹp của Thúy Vân trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, (rồi tôi đọc luôn) “Vân xem trang trọng khác vời / Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang / Hoa cười ngọc thốt đoan trang / Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
    - Chà chà! Mới bỏ ghế nhà trường có khác, c̣n nhớ bài vở dữ ta!
    - Th́ ḿnh cũng phải thuộc vài câu “tủ” để lỡ gặp người đẹp c̣n trổ tài tán tỉnh chứ. Cứ lấy ư của cụ Nguyễn Du rồi khai triển cho rộng ra là đă có thể đưa người đẹp lên mây xanh rồi.
    - Vậy chịu rồi hả? Chịu th́ tôi sẽ “yểm trợ hỏa lực” tối đa cho.
    - Có chịu th́ cũng phải tốn nhiều tạ gạo (*) nữa. Bây giờ mà lạng quạng th́ chỉ có nước “vác chiếu ra toà” v́ tội dụ dỗ gái vị thành niên đấy Thiếu Úy ơi.
    - Th́ cứ chịu đi đă, rồi ḿnh tiến tới dần dần đâu có sao. Nhưng bây giờ th́ phải làm ngay, kẻo mai mốt em về Sài-G̣n là mất cơ hội đấy.
    - Đàn anh nói vậy, th́ ḿnh bắt đầu ngay từ ngày mai đi.
    - Rồi nhé, mai bắt đầu.

    (*) Xin giải thích thêm cho các bạn trẻ: Một tạ = 100 kg = 220 pounds


    Thiếu Úy G. là người chân chất, đă có vợ và hai con. Ông không màng ǵ đến những chuyện “mèo mỡ” (trai gái), mà chỉ muốn giúp tôi cơ hội có bạn gái sớm để bớt cô đơn thôi. Mới gặp tôi lần đầu mà ông đối với tôi như là quen biết nhau đă lâu, tiếc rằng hai năm sau, ông đă ra người thiên cổ trong một trận đánh ở miền Trung! Sáng hôm sau, ông chở tôi đi ăn sáng, rồi ghé nhà bác Chín. Ông bảo tôi:

    - Từ nay đến ngày “em” về Sài-G̣n, ăn sáng xong, tôi sẽ chở anh tới nhà bác Chín, bỏ anh tại đó rồi tôi vào trại làm việc, chiều tôi ra chở về. Cứ coi như là anh đang c̣n nghỉ phép, chưa tới đơn vị, đừng có lo.
    - Nếu vậy th́ tốt quá rồi, cám ơn Thiếu Úy.

    Vậy là tôi có thừa cơ hội tṛ chuyện với “em” để t́m hiểu thêm. Nói theo kiểu Việt Cộng bây giờ là “đi sâu, đi sát”. “Em” tên là HT; c̣n cô cháu, 11 tuổi tên là T. Ngày nào ba chúng tôi cũng chơi vũ cầu, người nào thua phải ra ngồi chờ. Dĩ nhiên là tôi luôn luôn nhận phần thua về ḿnh để “nâng cao tinh thần quân sĩ” chứ.

    Cứ thế chừng vài tuần, HT đă trở nên dạn dĩ hơn. Và chúng tôi “t́nh trong như đă, mặt ngoài c̣n e.” Tôi thuộc loại ít mồm ít miệng cho nên bác Chín gái cũng tỏ ra có thiện cảm với tôi. C̣n bác Chín trai th́ sức khỏe kém và rất hiền; bác chẳng để ư ǵ đến chuyện của người khác, ai làm ǵ mặc ai. T́nh cảm giữa hai đứa chúng tôi không lọt qua được cặp mắt tinh đời của bác Chín gái. Một hôm, bác hỏi tôi:
    - Thế nào, ông có chịu con HT không, để tui (tôi) làm mai cho?
    - Thưa bác, con mới ra trường, lương của con chưa đủ cho một ḿnh con, bây giờ thêm vợ nữa th́ chỉ có chết.
    - Lo ǵ ông, bộ ông sợ phải nuôi con HT hả?
    - Thế th́ ai nuôi HT khi đă là vợ của con?
    - Nó là con út trong nhà; mấy đứa anh của nó đang học ở bên Pháp; nhà nó dư giả, lo ǵ tiền bạc.
    - Bác nói vậy, th́ con biết vậy, nhưng cứ để từ từ đă, con sẽ nhờ bác sau.

    Xin mở ngoặc ở đây: Người miền Nam, khi mới quen sơ sơ th́ hay dùng tiếng “ông”, nhưng khi đă trở thành người thân trong gia đ́nh th́ “ông” xuống “thằng” ngay lập tức. Bác Chín gái gọi tôi bằng “ông” là vậy. Tôi có một vị đàn anh, cùng khóa với Th/U G. lấy vợ người miền Nam. Ông ấy kể lại rằng, mấy lần đầu, ông bà già vợ cứ một điều Thiếu Úy, hai điều Thiếu Úy. Thế mà vừa làm lễ ăn hỏi xong, ông già vợ phang liền một câu: “Thằng Hai đâu, lại đây biểu coi.” Người miền Nam là thế đấy.

    Được vài tuần th́ HT và cháu T phải trở về Sài-G̣n học v́ các trường đă được phép mở cửa trở lại sau một thời gian biểu t́nh chống chính phủ Ngô Đ́nh Diệm của Phật Giáo, sinh viên và học sinh. Tuy vậy, mỗi tháng HT cũng về quê chơi để có dịp gặp tôi. Thỉnh thoảng, tôi được đi phép, cũng ghé thăm HT nhưng không tại nhà HT, mà là nhà chị B, chị họ của HT. Nhà chị B ở trong một cái hẻm nối liền hai đường Phan Thanh Giản và Trần Quốc Toản. Từ nhà chị B tới nhà HT ở đường Phan Thanh Giản chừng 400 mét (1/4 mile). Mỗi lần tôi tới th́ anh U, em chị B, chạy qua báo cho HT biết và chừng 15 phút sau là hai chúng tôi gặp nhau. Lúc đó, mọi người trong nhà chị B đều kín đáo bỏ đi nơi khác, dành căn pḥng khách cho hai đứa chúng tôi tự do tṛ chuyện.

    Lần chót tôi gặp HT tại nhà bác Chín, tôi cho HT biết ít bữa nữa tôi sẽ đổi về Biên Hoà. Trước khi chia tay, HT tháo hai cái ṿng trong bảy cái đang đeo ở tay, tặng cho tôi. Tôi nhận lấy và bỏ vào bóp để lúc nào cũng mang theo trong người cho chắc ăn. Và để mỗi khi nh́n thấy nó là sẽ nhớ đến HT.

    Mẹ tôi là người cổ hủ và có nhiều thành kiến với con gái “Nam Kỳ quấc”, và cũng không ưa người ngoài Công Giáo, dù Nam hay Bắc. Mẹ tôi lại có thói quen hay lục bóp của tôi, trong lúc tôi đang ngủ, để kiểm soát xem tôi c̣n tiền hay hết. Nếu hết, mẹ tôi sẽ cho thêm một ít vào bóp để tôi tiêu vặt. Lần này, mẹ tôi khám phá ra hai cái ṿng của HT tặng, mẹ tôi biết ngay là tôi đang có bạn gái nhưng mẹ tôi không hỏi thẳng tôi, mà lại nói bóng nói gió để nhắc nhở tôi phải chọn vợ theo tiêu chuẩn của mẹ tôi:

    “Con gái Nam ăn nói bộc tuệch bộc toạc (có sao nói vậy, không giữ ư tứ). Con gái Bắc th́ nó c̣n biết giữ ǵn lời ăn tiếng nói, lại có ḷng chung thủy (chưa chắc ạ). Mấy đứa theo đạo (Công Giáo) để lấy vợ lấy chồng cũng chẳng hay ho ǵ. Mày không nghe người ta nói: ‘Lạy Chúa Ba Ngôi, khi lấy được vợ, tôi thôi nhà thờ à?’ Liệu liệu đấy, đừng có bạ đâu lấy đó là không được đâu con ạ.”

    Mẹ tôi thích loại gái Bắc Kỳ, Công Giáo, và “ri cư” cơ, loại gái mà trong bụng th́ thích muốn chết nhưng ngoài miệng cứ nói “em chả, em chả”. Rơ là dối ḷng! nhưng mẹ tôi lại cho đó là “giữ ư tứ” đấy. Tôi chỉ biết ngồi nghe, v́ giải thích cũng bằng thừa. Để rồi tôi t́m cách.

    Tôi nghĩ khó mà thuyết phục được mẹ tôi nếu như tôi quyết định cưới HT. Nàng vừa là người Nam, vừa không phải là Công Giáo. Tôi nghĩ, tôi lấy vợ cho tôi, chứ đâu có lấy cho mẹ tôi (khó vừa thôi chứ). Mẹ tôi đang mong mỏi có cháu nội bồng, cùng lắm là chúng tôi cưới nhau rồi dẫn nhau đi mút chỉ, đợi đến khi có cháu nội cho bà bồng th́ đưa cháu về là xong ngay, bà cụ sẽ quên hết mọi sự. Vấn đề gay go là sự khác biệt tôn giáo. Nếu như HT chịu theo đạo Công Giáo th́ tôi chẳng sợ. Chẳng biết ư kiến của HT ra sao. Mấy năm quen biết nhau, chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau câu “Anh yêu em” hay là “Em yêu anh”, nhưng đều hiểu rằng t́nh yêu giữa hai người đă chín mùi. Cần ǵ phải nói ra cơ chứ. Tuy nhiên, tôi phải t́m hiểu xem t́nh yêu của HT đă cao đến mức “Thương nhau th́ mấy sông (em) cũng lội, mấy đèo (em) cũng qua” chưa. Nếu HT đă đạt tới mức đó, tôi sẽ tự quyết định mà không chiều theo ư của mẹ tôi nữa. Tôi chờ dịp thuận tiện để t́m hiểu điều này.

    Từ ngày về Biên Hoà, nếu không bận hành quân, tuần nào tôi cũng về thăm nhà và ghé thăm HT. Có lần v́ bị cấm trại, hai ba tuần tôi chưa được nghỉ phép, HT và cô bạn lên Biên Ḥa thăm tôi vào một buổi chiều. Hai cô lên đúng lúc tôi đang làm Sĩ Quan Trực tại cổng Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn. Tôi tiếp hai người ngay tại pḥng trực và đợi cho đến khi xuống phiên trực th́ cả ba chúng tôi trở về Sài-G̣n. Rất may là hôm đó tôi đă có sẵn giấy phép trong tay, chỉ chờ xuống phiên là đi ngay.

    Về đến bến xe đ̣ Bà Chiểu, chúng tôi đi taxi về nhà HT nhưng không dám cho xe đậu trước cửa, mà phải đậu tại ngă ba Cao Thắng - Trần Quốc Toản cho hai cô xuống, rồi đi bộ về nhà để không cho ba má HT biết. C̣n tôi th́ ngồi lại trên taxi, tiếp tục đi về nhà.

    Một lần chúng tôi hẹn nhau đi chơi Lái Thiêu. Nhân dịp này, tôi cũng muốn thử xem t́nh yêu của HT đến mức nào rồi.

    HT chờ tôi tại ngă ba Cao Thắng - Trần Quốc Toản. Khi tôi tới, HT leo lên xe tôi và hai người cùng nhau về vườn cây Lái Thiêu. Chúng tôi vào vườn, mua trái cây và ngồi ăn ngay dưới gốc cây sum suê bóng mát, thật là thơ mộng. Những câu chuyện của đôi trai gái yêu nhau chẳng ra đâu vào đâu, chẳng có đầu, cũng chẳng có đuôi. Ấy vậy mà vẫn cảm thấy thú vị. Ăn chán rồi, chỉ ngồi nói chuyện thôi.

    Trong khi tṛ chuyện, tay phải tôi quàng qua vai HT, vừa mơn trớn vừa đi sâu dần dần xuống vùng đồi núi, chu du khắp nẻo để khảo sát địa h́nh địa vật. HT cũng biểu đồng t́nh bằng cách dùng cái nón lá của nàng che trước đầu gối để tránh người ngoài nh́n thấy bàn tay di động của tôi. Bàn tay tôi hoạt động thoải mái v́ đă có lá chắn cho nó rồi.

    Trai gái mới lớn, khi cọ xát xác thịt th́ rất dễ bị kích thích. Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Tôi nhận thấy hơi thở của HT càng lúc càng dồn dập, và giọng nói đă lạc đi, báo hiệu nàng đă bị kích thích nhiều rồi. Tôi cũng chẳng hơn ǵ, người tôi nóng bừng và cảm thấy “nó” đ̣i hỏi mạnh. Mặc dù đường từ đây ra khách sạn Lái Thiêu đâu có bao xa, tuy nhiên, tôi tự nhủ ḷng rằng thôi nhé, tới đây là giới hạn, không được đi quá trớn nữa, chuyện đâu c̣n có đó, lỡ ra duyên phận không thành th́ nàng c̣n “cái ngh́n vàng” dành cho người chồng chứ. Tôi hỏi HT:

    - Năm nay thi Tú Tài 2 xong, ḿnh làm đám cưới nha em?
    - Sao gấp vậy? Em c̣n muốn học thêm nữa mà.

    Tôi nghĩ thầm, cưới xong rồi, em sẽ trở thành “học sanh” thay v́ học sinh. Đi theo anh miết, ở đấy mà học. Tuy vậy, tôi cũng trả lời:

    - Th́ cưới xong rồi, em học tiếp, đâu có trở ngại ǵ. Em cứ ở nhà đi học, lâu lâu anh về phép là được rồi. Tuy nhiên, có điều này hơi trở ngại?
    - Điều ǵ? Anh nói lẹ lên đi.
    - Đó là sự khác biệt tôn giáo giữa hai đứa ḿnh. Em có chấp nhận theo đạo Công Giáo với anh không?
    - Em không biết. Má bảo sao th́ em theo vậy.

    Tôi lại nghĩ thầm, nếu má bảo em không được theo đạo Công Giáo mà em nghe theo lời má th́ hỏng bét rồi. Như vậy là HT chưa đạt tới mức “mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.” Câu trả lời mà tôi mong đợi ở HT là “Ba má không cho, em vẫn cứ lấy anh.” Tôi c̣n đang suy nghĩ th́ HT nh́n đồng hồ, rồi nhắc tôi: “Tới giờ em phải về rồi. Sáng nay em xin phép ba má sang nhà bạn một lúc thôi. Về trễ, sợ ba má rầy chết.”

    Hai đứa chúng tôi ra xe, và tôi chở nàng về, tới ngă ba Cao Thắng - Trần Quốc Toản th́ dừng lại cho nàng xuống, đi bộ về nhà. Tôi quay đầu xe trở về nhà. Trên đường về, tôi cứ bị ám ảnh bởi câu “Má bảo sao th́ em theo vậy.” Tôi quyết định, ḿnh phải dứt khoát, chứ không lừng chừng được: Chấm dứt cuộc t́nh. Từ đó tôi không ghé thăm HT như thường lệ nữa. Ít bữa sau, tôi đổi đi Long Thành nhưng không cho HT biết địa chỉ mới.

    Cuộc t́nh của chúng tôi thế là hết. Có lẽ HT chẳng hiểu nguyên do ǵ mà tự nhiên tôi ngưng ngang xương như thế. Tôi c̣n thiếu HT một lời giải thích trước khi chia tay.

    Mười năm sau, đầu năm 1973, Pháo Đội của tôi lại có dịp về hành quân nơi “thôn xưa”. Ổn định công việc xong, tôi ghé thăm bác Chín. Bác Chín gái nhận ra tôi ngay:

    - Chèng đéc ơi! Ông đi đâu mà lâu dzữ (dữ)? Cả chục năm rồi?
    - Thưa bác, đúng là cả chục năm rồi; Pháo Đội của con về đây ít bữa, con ghé thăm sức khỏe hai bác. Bác trai đâu rồi?
    - Ổng chớt (chết) mấy năm rồi. Nhà bây giờ vắng goe (hoe) à!
    - Con xin chia buồn với bác nhé. Thế c̣n HT bây giờ ra sao hả bác?
    - Nó chờ ông goài (hoài), chờ riết rồi nó phải lấy chồng.
    - Chồng HT làm ǵ hả bác?
    - Chồng nó cũng là sĩ quan, đại úy như ông đấy.
    - Chúng con không có duyên số, đành vậy thôi bác. Nhưng con cũng mừng là HT đă có chồng, con hết c̣n áy náy nữa.
    - Mai mốt có guởn (rảnh), ông ra ăn một bữa cơm với tui nghe.
    - Thưa bác, lúc nào con định ăn cơm, con sẽ báo trước cho bác một ngày nhé.
    - Ừa; ông đă có dzợ (vợ) con ǵ chưa?
    - Thưa bác rồi, một gái hai trai.

    Hai bác cháu tôi tiếp tục dăm ba câu chuyện nữa, rồi tôi xin bác cho tôi vào thắp nhang vái bác trai, xong, tôi cáo từ và hẹn sẽ ra ăn cơm ở nhà bác nay mai. Nhưng cái hẹn đó không bao giờ xảy ra, v́ ngay hai bữa sau, đơn vị của tôi lại phải chuyển đi nơi khác mà cũng không kịp ra từ giă bác.

    Khúc phim dĩ văng cũa tôi đến đây tạm ngưng v́ đă đến giờ đi lănh cơm rồi.

    Bây giờ b́nh tâm, ngồi viết lại chuyện này, tôi tự hỏi ḿnh:

    “Quyết định dứt t́nh với HT như vậy có hấp tấp không?” - Dám có lắm.
    “Đ̣i hỏi một câu trả lời đúng như ư ḿnh muốn, có cố chấp không?” - Dám có lắm.

    Bởi v́ khi đó HT mới 18 tuổi, cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, chưa có kinh nghiệm t́nh trường. Nàng chỉ trả lời theo phản ứng tự nhiên của một người con trong một gia đ́nh gia giáo, muốn làm ǵ cũng phải xin phép cha mẹ. Câu trả lời lúc đó của nàng là hợp lư quá đi chứ. Ấy vậy mà nó lại có tác dụng ngược!

    Vả lại, HT là con gái út trong gia đ́nh, trên nàng c̣n có mấy anh trai. Cái chuyện lo nhang khói cho tổ tiên đâu có phải là trách nhiệm của nàng. Dù HT có theo đạo Công Giáo th́ cũng chẳng ảnh hưởng ǵ đến việc cúng giỗ Tổ Tiên. V́ thế, chắc chắn là ba má nàng chẳng cản trở ǵ đâu. Nhất là ba má nàng lại là người Miền Nam, tính t́nh phóng khoáng, chứ đâu có cổ hủ như mẹ tôi. Vịn vào câu trả lời của HT mà quyết định dứt t́nh th́ rơ ràng là hồ đồ quá đi chứ.

    Có lẽ là tại duyên số cho nên sự việc đă diễn ra như vậy. Cho nên, tôi mượn ư của một câu hát trong một bài ca (mà tôi quên tên) để nói rằng “Chẳng phải tại anh, mà cũng chẳng phải tại em, bởi v́ duyên số nên hai đứa ḿnh chia tay.”

    Nếu HT có t́nh cờ đọc được bài viết này, th́ hăy coi đây là một lời giải thích muộn màng của tôi. Muộn c̣n hơn không, phải không HT? Cầu mong HT có một gia đ́nh đầm ấm.

    (c̣n tiếp)

  3. #43
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    7.18. Sinh hoạt cuối tuần

    Cuối tuần ở đây (Việt Nam) không giống như cuối tuần ở Mỹ, tức là chỉ tính từ chiều ngày Thứ Bảy tới chiều ngày Chủ Nhật thôi.
    Chúng tôi ai cũng mong đến cuối tuần để có một ngày vui chơi với bạn bè. Như tôi đă nói trước đây, bây giờ nhắc lại, là kể từ 1980, dường như bọn Việt Cộng đă dự tính một cái ǵ đó, cho nên chúng đă áp dụng một chính sách đối xử mới với tù nhân Việt Nam Cộng Ḥa.

    Chúng không c̣n khắt khe trong công việc làm cũng như những sinh hoạt trong trại. Những nguồn tin do gia đ́nh thăm nuôi cho chúng tôi biết, rằng hiện nay Việt Cộng và Mỹ đang có sự điều đ́nh về việc giải quyết sự giam giữ chúng tôi. V́ thế chúng phải chuẩn bị sẵn để khi chúng tôi được thả ra, chúng tôi sẽ có một ngoại h́nh tương đối coi được. Muốn vậy, th́ một mặt chúng không ép chúng tôi làm quá sức (lao động khổ sai) như trước đây để tránh bị chết v́ kiệt sức; một mặt chúng nâng cao phần dinh dưỡng để tăng thêm sức khỏe cho tù nhân bằng cách cho gia đ́nh tù nhân tiếp tế thả giàn, ai có bao nhiêu cho nhận bấy nhiêu, chúng có mất ǵ đâu, mà lại được tiếng là nhân đạo. Thật đúng với câu “Của người, phúc ta”! Nhờ vậy, tù nhân hồi sức một cách nhanh chóng. Ngay cả những người thuộc loại “con bà phước” (không có tiếp tế) cũng được hưởng lây cái chính sách dễ dăi này v́ các bạn bè của họ sẽ giúp đỡ và chia sẻ thực phẩm cho họ. Thậm chí, nếu không có bạn bè nào giúp đỡ, th́ ít ra họ cũng được hưởng những phần cơm của trại phát mà những người kia không cần đến. Từ nay không c̣n cái cảnh đói triền miên như những năm tháng trước nữa.

    Bọn Việt Cộng, mỗi khi có một chính sách ǵ mới th́ đều cho những thành phần có liên quan học tập để mà thi hành. V́ thế mà tất cả bọn cai tù, từ trên xuống dưới đều có chung một cách đối xử mới với tù nhân: dễ dăi về mọi mặt. Điều chúng nó quan tâm bây giờ là giữ đừng để chúng tôi làm loạn trong trại, và làm sao đừng để có thêm người nào chết trong tù nữa. Đây chỉ là suy luận chủ quan của tôi nhưng chắc không sai đâu. Do đó dẫn đến sự thoải mái tinh thần cho chúng tôi vào những ngày cuối tuần.

    Tuy nhiên, đừng nh́n thấy vậy mà nghĩ rằng bọn Việt Cộng thương chúng tôi đâu nhé. Bản chất của chúng là luôn luôn căm thù những ai không cùng chí hướng với chúng, nếu giết được th́ chúng chẳng tha đâu. Sở dĩ bọn chúng để chúng tôi được thoải mái cả về tinh thần lẫn thể chất v́ bị áp lực của thế giới, và chúng đang có kế hoạch “thả ra và tống khứ” chúng tôi ra khỏi nước. Làm như vậy, chúng có lợi đôi ba đàng: (a) Được tiếng với thế giới là có chính sách đối xử nhân đạo với tù nhân, bằng chứng là khi được thả, người nào cũng có một dáng dấp tạm coi được, (b) Không giam giữ chúng tôi nữa, sẽ được lợi trong bang giao quốc tế (nhất là với Hoa Kỳ). Hoa Kỳ sẽ viện trợ dưới một h́nh thức nào đó cho bọn chúng, và (c) “Tống khứ” chúng tôi ra ngoại quốc là để giảm thiểu những mầm mống chống đối trong nước mà chúng tôi là thành phần đáng ngại nhất. Câu tục ngữ “Không bắt được mày th́ tha mày làm phước” thật đúng với cung cách của bọn Việt Cộng lúc này.

    Chúng tôi thường họp lại thành từng nhóm (ăn uống), lớn nhỏ khác nhau. Nhóm th́ ba người, nhóm th́ năm bảy người. Có nhóm kết hợp theo binh chủng (cùng ở một binh chủng). Có nhóm kết hợp theo quê quán. Có nhóm kết hợp theo quân trường, như Vơ Bị Đà Lạt, Thủ Đức, Đồng Đế. Có nhóm kết hợp theo đơn vị, thường là cấp sư đoàn; nhóm này thường là đông người nhất, do một vị tướng (tư lệnh cũ) làm “chủ xị” (đóng vai tṛ cung cấp đồ ăn), nhân số phải trên dưới hai chục người bởi v́ trong một sư đoàn có rất nhiều binh chủng (như pháo binh, quân cụ, quân nhu, quân y, truyền tin v.v…) V́ vậy, một người có thể gia nhập được nhiều nhóm, chẳng hạn như một người là Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Binh chủng Pháo binh, thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, th́ có thể cùng một lúc gia nhập nhóm Sĩ Quan Thủ Đức, nhóm Binh chủng Pháo binh, nhóm Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Và như vậy, một ngày anh ta phải “chạy sô” ba nơi mới xong,

    Nhóm tôi có ba người, kết hợp theo kiểu “hỗn hợp binh chủng” v́ mỗi người ở một binh chủng khác nhau. Ba người là Nguyễn Văn Vượng (Vượng sún) - Bộ Binh; Nguyễn Phán - Biệt Động Quân; và tôi – Pháo Binh. Ba người bọn tôi cùng ở với nhau từ các Trại Hồ Thác Bà (Hoàng Liên Sơn/Yên Bái), tới Trại Vĩnh Quang B, tới Vĩnh Quang A, rồi bây giờ tới Nam Hà A. Thêm vào đó là, hiện giờ, chúng tôi ở cùng đội và nằm sát bên nhau; tôi nằm sát vách tường, tới Vượng sún, rồi tới Nguyễn Phán. Chúng tôi tối lửa tắt đèn đều có nhau. Đó là lư do kết nhóm của chúng tôi. Các nhóm đều có các bữa ăn uống vào ban ngày, thường là suốt ngày Chủ Nhật. Trái lại, nhóm của tôi thường tổ chức ở trong buồng, sau khi cửa buồng đă được khóa chặt. Ban ngày, ba chúng tôi xé lẻ và mỗi người đi theo ư riêng của ḿnh.

    Nguyễn Phán (khóa 24 Vơ Bị Đà Lạt) thường hay tham dự ăn uống với các đàn anh Đà Lạt.

    Vượng sún th́ đi tùm lum tà la, chỗ nào vui là có mặt, vui đâu chầu đấy, chẳng cần biết binh chủng, đơn vị hay ǵ ǵ khác v́ giao thiệp của Vượng sún rất rộng răi, từ các vị tướng tới các thành phần tép riu. Tôi cũng đi lang bang đó đây, lúc th́ đi nghe nhạc, lúc th́ sang các buồng khác đấu láo với bạn bè. Ba chúng tôi, mỗi tuần có hai buổi tối ngồi lại với nhau: một, Thứ Bảy và một, Chủ Nhật.

    Vượng sún có cái đặc biệt là, chiều thứ bảy, đi lao động về, cơm nước xong là đi mút chỉ cho đến khi nào nghe tiếng kẻng vào buồng mới chạy về. Nếu trước kẻng, ai cần gặp Vượng th́ không biết hắn ở đâu mà t́m. Cái thứ hai đáng cho tôi nhớ là, đi đâu th́ đi, làm ǵ th́ làm nhưng khi về buồng, bao giờ Vượng cũng mang về cho tôi một cuốn tự điển Anh-Việt do nhà xuất bản Khoa Học Hà-Nội phát hành. Loại tự điển này, hầu như người nào từ Trại Hà-Tây về đây đều có. Nghe nói họ đổi một bộ đồ tù (giống như bộ bà ba) lấy một cuốn khi c̣n ở Trại Hà-Tây. Tôi có quyền xài cuốn tự điển này cho đến chiều Chủ Nhật th́ Vượng mang đi trả trước khi đóng cửa buồng. Tôi cũng chẳng cần biết Vượng mượn của ai, miễn là có để xài. Vượng cứ làm như thế hàng tuần cho tới khi chúng tôi cùng được thả một lượt, vào cuối tháng 8/1984. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao Vượng tự nguyện làm như thế trong khi tôi chẳng có ǵ cho Vượng. Tôi thuộc loại gần như “trên răng, dưới cù lẳng” th́ lấy ǵ mà cho cơ chứ. Điều thứ ba để tôi không quên được Vượng sún là (như tôi đă kể trước đây) khi tôi bị đau khớp xương sống do đánh nhau với anh Th., ngay chiều hôm đó Vượng tự ư đi xin mật gấu của Đại Tá Phạm Bá Hoa, đem về cho tôi uống. Tôi nào có biết Đại Tá Hoa có mật gấu mà xin. Cái t́nh mà Vượng dành cho tôi đă làm cho tôi thực sự cảm động và không khi nào tôi có thể quên được.

    Nguyễn Phán là người trẻ nhất trong nhóm. Từ ngày có các nhóm ăn uống nhiều, nhu cầu nấu nướng tăng theo. Muốn nấu th́ phải có củi. Thế là Phán có thị trường bán củi. Trước đây, trại chỉ cho phép đem củi vào trại mỗi tuần hai lần, Thứ Ba và Thứ Sáu. Bây giờ th́ lệnh đó bị lơ là cho nên mang củi vào trại ngày nào cũng được. Trong buổi lao động, Phán dành phần lớn thời giờ đi lấy củi để khi về trại mang theo. Số củi này, Phán đem sang buồng mấy vị tướng, tá, bán hoặc đổi chác. Nhờ đó, bộ ba chúng tôi có tiền để mua bánh kẹo, trà, cà phê, và thuốc hút. Nhóm chúng tôi chỉ có “nhẩm xà” (uống trà), chứ không ăn uống; buổi tối ăn uống ở trong buồng rất bất tiện, chỉ trừ một vài trường hợp đặc biệt mà thôi, như một trong ba người có thăm nuôi chẳng hạn.

    Tôi là người vô dụng nhất trong nhóm. Đi làm th́ ỷ đă có người lấy củi rồi, tôi không lấy. Ở nhà th́ hầu hết thời giờ dành để vật lộn với cuốn tự điển mà Vượng mượn giùm cho. Có giúp chăng, th́ chỉ là đốt cái bếp dầu hôi tự chế tại trại (*) và đặt lon nước lên bếp cho nó sôi để pha trà. Tôi không làm một ḿnh, mà c̣n có “co-pilot” Vượng phụ giúp nữa. Cứ thế, chúng tôi vui vẻ sống với nhau để quên đi những ngày tháng xa gia đ́nh, quên đi những băn khoăn về vợ, về con, và về những người thân yêu đang ngàn trùng xa cách, ít ra là trong những ngày cuối tuần.

    Nhân đây, tôi xin đi ra ngoài đề một chút để nói thêm một kỷ niệm giữa tôi và Vượng sún. Vào mùa đông năm 1983, trời rất lạnh. Chúng tôi phải mặc hai ba lớp áo quần mà vẫn lạnh. Khi mới ra Bắc, mỗi người được phát hai cái mền đỏ mỏng. Đa số chúng tôi đă “hóa phép” một trong hai cái mền thành mắm tôm, gạo hoặc thuốc lào rồi. Vượng và tôi cũng vậy, mỗi người chỉ c̣n một cái thôi, không đủ chống lạnh. Chúng tôi nghĩ cách đắp chung mền; muốn vậy th́ hai người phải nằm chung một cái mùng và phải nằm đảo đầu: Đầu tôi quay xuống chân Vượng và đầu Vượng quay xuống chân tôi. Nhờ hơi ấm của hai người cộng lại và có hai lớp mền mà chúng tôi có những giấc ngủ ngon. Rất may là hai người đều không có bệnh thối chân, nếu có, th́ chẳng biết có áp dụng kiểu nằm đổi đầu này được không.

    (*) Cái bếp này do anh Dũng (có biệt danh là Dũng khấc) chế tạo. Anh dùng những lon đựng đồ ăn thăm nuôi mà chế ra. Mới đầu, anh chế ra cho riêng anh xài. Nhiều bạn thân thấy đẹp, đem vật liệu tới, nhờ anh làm giúp (miễn phí). Sau đó nhiều người biết tài của anh, nhờ anh làm có trả công bằng bất cứ đồ ăn ǵ mà họ có. Anh cũng làm một cái tặng tôi nhưng tôi không xài ở trại mà để dành chờ ngày được tha, đem về nhà làm kỷ niệm. Gia đ́nh anh Dũng ở Chợ Nhỏ, Thủ Đức (Bên ngoài hàng rào trường Bộ Binh Thủ Đức. Anh cùng về một chuyến với tôi và nghe nói hiện giờ anh đang ở Utah.

    Nói về các nhóm mà không nói tới nhóm “Du ca” th́ thật là một thiếu sót. Nhóm này gồm những người biết chơi đàn, biết ca hát. Vào ngày Chủ Nhật, nhóm du ca hoạt động mạnh nhất. Họ đi hát dạo, giúp vui cho toàn trại nhưng không phải là cùng một lúc. Thường thường, một ngày họ chỉ hát được tối đa là hai địa điểm (buồng): sáng một, chiều một. Tuần sau, họ lại đổi địa điểm khác. Ai muốn nghe họ hát th́ tự t́m hiểu họ hát ở “rạp” nào mà ṃ đến.

    Trong nhóm du ca này, đa số là những người đến từ Trại Vĩnh Quang B và Vĩnh Quang A. Một số người mà tôi c̣n nhớ được là các anh:

    Đến từ Vĩnh Quang B

    Vũ Cao Hiến, c̣n rất trẻ, khoá 24 Vơ Bị Đà Lạt, đại úy Biệt Động Quân. Hiến sáng tác nhạc, biết chơi đàn ghi-ta, và biết ca nữa. Hiến thường ca những bài do chính anh làm ra và thỉnh thoảng cũng có ca những bản (tù ca) của người khác sáng tác. Hiến đă ra người thiên cổ trong một chuyến vượt biển sau khi cưới vợ được ít tháng.

    Nguyễn Phan Đệ, gốc Thiết Giáp. Đệ không sáng tác nhạc (theo sự hiểu biết của tôi) mà chỉ hát thôi. Đệ rất vui tính và anh luôn luôn có giọng cười sảng khoái. Tôi có cảm tưởng là Đệ không biết buồn là ǵ. Đệ được tha sau tôi, cuối năm 1987. Ít tháng sau khi được tha, Đệ vượt biển nhưng thất bại, chạy thoát, không bị bắt. Chuyến vượt biển này, Đệ cùng đi với một cô bạn (con gái của một vị cùng ở tù tại Trại Nam Hà với chúng tôi) và Đệ kể:

    - Hai đứa phải chui vào bụi rậm núp gần cả đêm, chờ cho tụi công an biên pḥng đi khỏi, rồi mới chui ra khỏi bụi, chạy tiếp.

    Tôi hỏi:
    - Thế bồ ở trong bụi với cô bạn lâu như vậy, bồ có táy máy ǵ không đấy?
    - Làm ǵ có, cha nội.
    - Thôi đi, ai bắt được ma ăn cỗ? Trông mặt bồ gian lắm, tôi chẳng tin được.
    Cả hai chúng tôi cùng cười, rồi Đệ chuyển sang đề tài khác.

    Ngày gia đ́nh tôi ra phi trường làm “phi nhân” (mượn chữ của Chu Tất Tiến), Đệ cùng với Trần Cao Chánh, Chương c̣m/hói, và B́nh bốt đi tiễn đưa. Đệ đi Mỹ sau tôi vài năm (không rơ) v́ Đệ không liên lạc ǵ với tôi từ dạo ấy. Tôi có cảm nghĩ là Đệ sẽ cưới “cô bạn chui vào bụi rậm”; và tôi mới được một người bạn cho biết rằng Đệ đă cưới cô bạn đó trước khi đi Mỹ. Đệ ơi, bạn cưới vợ như vậy sớm lắm cũng phải là cuối năm 1991 (sau khi tôi đă đi Mỹ); chắc chắn là bạn phải sống trong cảnh cha già, con mọn rồi; cứ như ta đây, làm sớm nghỉ sớm, bây giờ thấy khỏe re.


    Nguyễn Duy Côn (tôi không nhớ chắc họ của Côn), bạn bè thường gọi anh là “Du côn”. Côn gốc Biệt Động Quân và c̣n trẻ. Ấy vậy mà anh có con gái lớn lắm, lớn hơn con gái của tôi nữa, có lẽ nó phải sanh năm 1965. Tôi và Côn không có mối thân t́nh, mà chỉ biết nhau trong thời gian ở tù chung thôi. Côn có một giọng hát mạnh đặc biệt.

    Hồ Đắc Thái, đại úy Quân Pháp, người Huế. Anh Thái không biết đàn hát ǵ, mà chỉ làm mấy bài thơ để cho Vũ Cao Hiến phổ nhạc. Đôi khi Thái đặt lời cho những bản nhạc của Hiến. Tôi c̣n nhớ vài câu đầu trong một bài thơ của Thái mà Hiến đă phổ nhạc, như sau:


    Nơi tôi ở, đất cằn không mầu mỡ,
    Thung lũng buồn, vây kín cả tương lai.
    Thời gian qua đi, riêng tôi ngừng lại,
    Có biết đâu (về) thế giới bên ngoài! (*)

    Bài này c̣n dài lắm, nhưng tôi không thể nhớ hết được. Anh Thái làm bài thơ này sau khi tới Trại Vĩnh Quang B gần một năm. Hai ḍng đầu ám chỉ Trại Vĩnh Quang B, tỉnh Vĩnh Phú. Khi đang thai nghén bài thơ/nhạc này, Thái và Hiến thường trao đổi ư kiến để gọt dũa (giũa) lời thơ nốt nhạc với nhau. Tôi biết điều này, v́ thỉnh thoảng hai anh trao đổi ư kiến trước mặt tôi. Đối với hai anh, tôi là “phe ta đáng tin cậy” mà. Hồ Đắc Thái cũng được thả cùng đợt với tôi. Thái vượt biển sau khi ra tù ít lâu, và đă làm mồi cho cá biển vùng vịnh Thái Lan rồi!

    (*) Ghi chú: Theo Tạ Quang Hoàng (TQH), Chuyện tù kể từ trại Nam hà, 2008, th́ bài này được sáng tác tại trại Nam Hà. Điều này hoàn toàn sai v́ TQH đă đi khỏi trại Nam Hà năm 1979; và chúng tôi chỉ tới Nam Hà vào cuối năm 1982 th́ làm sao ông biết được.

    Anh Thanh (không nhớ họ), thiếu tá Không Quân. Anh Thanh vừa biết chơi đàn ghi-ta, vừa biết ca. Tôi không biết nhiều về anh v́ anh ở khác buồng với tôi. Tôi chỉ thấy anh thường đi cặp với Hiến, Đệ, và Côn trong những buổi du ca tại các buồng.

    Phạm Dư Chất, đại úy Quân Pháp. Tôi không thấy anh chơi đàn bao giờ cho nên không dám quyết đoán là anh biết hay không. Anh chỉ ca mà thôi. Giọng ca của anh rất khỏe và ấm. Anh thỉnh thoảng mới tham dự trong đám du ca và anh chỉ hát những bản nhạc tiền chiến mà thôi. Tôi chưa bao giờ nghe anh hát “tù ca” cả (có lẽ là anh hơi “lạnh cẳng” như một vài bạn của tôi đă nhận xét, và tôi cũng có cùng nhận xét như họ). Viết tới đây, tôi sực nhớ một câu thơ tếu của Vơ Ư (trung tá Không Quân) như sau:
    Long leg never tired,
    Cold feet never die.

    Ông diễn nghĩa sang tiếng Việt (tôi nhớ không chính xác lắm) rằng:

    Trường túc bất tri lao, (Nữa đi anh, “ấy” nữa đi anh, em chấp anh đấy)
    Lạnh cẳng chết được sao? (Ta cứ ở trên cao, nhấn nút cho bom rơi th́ sức mấy mà trúng đạn pḥng không của Việt Cộng nhỉ?)

    Ghi chú: Chữ trong ngoặc đơn là do tôi “phụ đề Việt Ngữ” đấy.


    Anh Chất ưa hát trong buồng vào buổi tối, khi cửa buồng đă khoá kín. Ở Nam Hà, có một thời gian tôi nằm cách anh hai người, ở tầng trên. Anh nằm sát vách, c̣n tôi nằm ngay chỗ cửa sổ buồng. Ban đêm nh́n qua cửa sổ xuống vùng nước mênh mông bên dưới (sau này một phần nhỏ trồng cói), tôi có cảm tưởng như ḿnh đang nh́n vịnh Hạ Long (Bắc Việt), mặt nước lấp lánh ánh sao trời, điểm thêm mấy ngọn núi đá đen thui nhô lên khỏi mặt nước, lại có những đốm sáng di động chầm chậm nữa (có lẽ là dân chúng thắp đèn đi bắt cá th́ phải); cảnh vật trông cũng hữu t́nh lắm nếu ḿnh không mang tâm trạng của một người đang chịu cảnh tù đầy.

    Đến từ Trại Vĩnh Quang A
    Anh Đinh Quốc Trực, thiếu tá Không Quân. Tôi không biết ǵ về anh Trực ngoài việc thấy anh thường tham gia đám du ca ở Nam Hà.

    Dường như không có ai trong nhóm du ca đến từ các trại Tân Lập, hoặc từ nhóm người cũ của Trại Nam Hà (trước tháng 11/1982, là thời gian chúng tôi chuyển tới).

    Những bài hát thường là do chính họ sáng tác, hoặc do một người tù nào đó sáng tác rồi truyền miệng cho họ. Chỉ truyền miệng thôi, ai mà dám ghi chép, lănh cái búa sao. Chúng tôi gọi những bài hát này là “Tù Ca”. Về mặt văn chương và nhạc lư, tôi không có khả năng đánh giá. Tuy nhiên, về mặt ư nghĩa mà bản nhạc chuyên chở th́ phải nói là “Đạt”.

    Bản nhạc nào cũng diễn tả được tâm tư t́nh cảm của tù nhân. Bản th́ nói lên nỗi bi phẫn của những người trai thời loạn, nửa đường đứt gánh, bị làm kẻ chiến bại bởi v́ không phải ḿnh kém tài, không phải ḿnh hèn nhát, mà là do sự sắp đặt của các nước lớn. Bản th́ diễn tả nỗi niềm u uất của một tù nhân khi vợ ra thăm nuôi, gặp nhau mà chẳng nói ra được những lời mà ḿnh muốn nói. Bản th́ mô tả cảnh lao động khổ sai trong khi bụng đói cào cấu, đói bủn rủn tay chân, đói mờ con mắt. Tóm lại, mỗi bản nhạc một vẻ, làm cho người nghe cứ tưởng như nó đang diễn tả cảnh cơ cực, lầm than và cay đắng của chính bản thân ḿnh mà ở một thời điểm nào đó ḿnh đă từng trải. Tôi đă từng thấy trong đám thính giả, có vài người nước mắt chạy ṿng quanh v́ không cầm được xúc động.

    Anh Nguyễn Quang Ngọ cho tôi biết là Đinh Quốc Trực, khi biết ḿnh sắp chết v́ bệnh ung thư, đă cùng với người con trai của anh, thâu vào CD một số những bản tù ca của Vũ Cao Hiến mà Trực c̣n nhớ. V́ vậy mà, sau khi Trực từ giă cơi đời, các thân hữu của anh đă có được đĩa nhạc này.

    (c̣n tiếp)

  4. #44
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    7.19. Một đêm giao thừa

    Cái tết Nguyên Đán đầu tiên của tôi ở trại Nam Hà A là khoảng tháng 2/1983. Đây là một cái tết vui nhộn nhất kể từ ngày đi ở tù. Trước hết phải nói về hoạt náo viên.

    Cặp bài trùng Nguyễn Văn Tỷ và Trần Văn Ḥa (tôi không chắc lắm về họ của Hoà) có cái hên là luôn luôn ở cùng buồng với nhau từ Trại Vĩnh Quang B. Về Nam Hà cũng vậy. Cả hai đều là phi công (trực thăng?). Tỷ dáng người hơi cao hơn b́nh thường, hơn 1,70 mét (5 ft 10 in) ), c̣n Ḥa th́ thấp hơn và có nước da hơi đen nên có biệt danh là Hoà đen. Tỷ ít nói nhưng có óc khôi hài kha khá. Tôi ở chung buồng với cặp này khá lâu khi c̣n ở Trại Vĩnh Quang B. Bây giờ lại cùng buồng với nhau ở Nam Hà.

    Cách đây chừng ba tháng (9/2008), anh Lương Văn Quang (ở Cali) cho tôi biết rằng Tỷ cũng đang ở Cali, trước kia th́ Tỷ lái máy bay, bây giờ Tỷ cũng lái nhưng là lái máy may. Tệ hơn nữa là Tỷ không được làm phi công chính mà chỉ được làm phi công phụ cho vợ thôi, đảm trách về việc cắt chỉ và lái xe đi nhận và giao hàng may gia công. Tôi nói đùa với Quang rằng: “Như vậy là bà xă của Tỷ giỏi quá, vừa lái máy may vừa lái phi công (Tỷ), khi lái phi công th́ bà ấy chỉ cần một phi đạo cỡ cái giường đôi, không cần phải có ‘phi đạo chạy dài’ mà bà ấy vẫn dư sức ‘cất cánh bay cao’ rồi.”

    Trở lại Trại Nam Hà. Mấy ngày trước tết, trại phát khẩu phần tết cho chúng tôi, gồm có bánh ngọt, mứt, kẹo, thuốc lá, và trà. Vậy là người nào cũng có cái để mà vui xuân, ngay cả người nghèo nhất – con bà phước – cũng đỡ cảm thấy lạc lơng khi xuân về. Những người có thăm nuôi, có tiền th́ tha hồ mua sắm những mặt hàng do “căng-tin” (quầy bán hàng) của trại cung cấp. Mấy người phụ trách về “căng-tin”, trong những ngày này rất bận rộn v́ phải lập danh sách mua hàng trước cả nửa tháng để c̣n có đủ thời gian cho trại đi mua hàng về theo đơn đặt hàng. Những người khác th́ lo tích trữ củi để đủ dùng cho những ngày nghỉ tết. Ngoài ra, c̣n có dịch vụ bán củi do mấy người thuộc loại con bà phước đảm trách. Bên khu buồng cấp tướng, có một vị đại tá “con bà phước” chuyên lo cung cấp củi cho buồng của mấy vị tướng tá. Một vài vị tướng cựu Tư Lệnh Sư Đoàn, được gia đ́nh tiếp tế đầy đủ th́ chẳng phải lo ǵ cả. Các ông ấy chỉ cần rỉ tai cho một thuộc cấp cũ của ḿnh, rằng sẽ tổ chức ăn tết vào ngày đó giờ đó, th́ các đàn em sẽ thông báo cho nhau, và chia nhau lo lắng mọi chuyện từ A đến Z cho ngày họp mặt. Vị tướng ấy chỉ cần mở “kho tiếp liệu” cung cấp thực phẩm theo yêu cầu là xong.

    Buồng tôi cũng vậy, người nào cũng chuẩn bị sẵn sàng để ăn tết, tuy nhiên không ồn ào lắm. Tôi thấy anh Tỷ thường hay rủ rỉ rù ŕ với Ḥa đen. Ḥa cười nhiều hơn là nói. Hai anh này đang dự tính cái ǵ hơi có vẻ bí mật, tôi không biết. Tỷ thường ngồi một ḿnh viết cái ǵ đó trên những mẩu giấy nhỏ. Sau này mới vỡ lẽ ra là anh chơi tṛ “Hái lộc đầu xuân”. Trên mỗi mẩu giấy ghi một câu, có thể gọi là một cái lệnh th́ đúng hơn.

    Chiều tối ngày ba mươi tết, khi cửa buồng đă khoá lại, chúng tôi từng nhóm lo việc chuẩn bị đón giao thừa. Mỗi nhóm thế nào cũng phải có một cái ḷ nấu nước bằng dầu hôi. Dầu hôi th́ phải lo mua bán đổi chác trước mấy ngày rồi. Ḷ nấu đều là loại tự chế bằng các lon đựng thực phẩm. Mỗi ḷ chế một kiểu tùy sự khéo tay của người chế ra nó nhưng công dụng th́ như nhau, đều có thể nấu nước sôi được.

    Khi đă có nước sôi, trà được pha ra và từng nhóm từng nhóm quây quần lại với nhau, nhâm nhi bánh trà và hút thuốc. Nhóm nào “giầu có” th́ có cả rượu uống nữa (Căng tin trại có bán rượu mơ hay rượu mận ǵ đó, tôi không nhớ). Rượu và trà vào rồi, th́ lời phải ra, chỗ nào cũng cười nói um xùm. Bây giờ là lúc Tỷ bắt đầu làm việc.

    Tỷ (từ sàn ngủ trên leo xuống) đứng giữa buồng, tuyên bố: “Anh em nghe đây, đêm nay chúng ta không ngủ, chúng ta sẽ vui chơi suốt đêm nghe.” Hầu như cả buồng đều hô “Đồng ư.” Tỷ cầm cái nón vải lật ngược mà bên trong là những mẩu giấy “mệnh lệnh” và nói:

    “Chúng ta bắt đầu bằng tṛ chơi hái lộc đầu năm, người nào bốc được “lộc” th́ phải đọc lớn cho mọi người nghe, và sau đó thi hành, không được khiếu nại. Khi xong việc th́ người đó chỉ định người kế tiếp ra hái lộc.” Tỷ mượn dịp này để chọc phá một số người mà thường ngày có lối sống hơi khác thường. Ví dụ như: anh X khá lớn tuổi và luôn luôn có vẻ đạo mạo th́ Tỷ sẽ viết một cái lệnh cho người hái lộc như sau: “Bạn hăy đến mời anh X ra giữa nhà, anh X làm ngựa và bạn làm kỵ mă, bạn điều khiển ngựa đi từ đầu buồng đến cuối buồng.” Thế là cả buồng lại được một trận cười thoải mái.

    Cũng có cái “lệnh” không có ư chọc phá mà chỉ muốn giúp vui cho mọi người. Trường hợp này xảy ra cho anh Nguyễn Phan Đệ. Anh Đệ là người trong nhóm du ca, anh hát khá hay, muốn Đệ hát th́ Tỷ viết lệnh như sau: “Bạn đến anh Y (loại trùm ṣ, keo kiệt) nhận hai cái kẹo, đem đến mời anh Đệ ăn kẹo để anh Đệ hát một bài giúp vui đêm nay.” Người nào hái lộc, gặp phải lệnh này th́ khỏe quá. Đệ thi hành lệnh ngay, anh chàng ăn xong kẹo th́ bắt đầu, nhưng Đệ không hát một ḿnh mà lại yêu cầu cả buồng cùng hát, theo sự hướng dẫn của Đệ. Bài hát vỏn vẹn có hai câu như sau:

    Mười lăm giây đồng hồ, ngồi nhớ má thấy mồ, buồn như con cá rô bơi lội trong lu!
    Mười lăm giây đồng hồ, ngồi nhớ má thấy mồ, buồn như con cá rô đang lội trong hồ!
    (lặp lại hai ba lần)

    Cả buồng cùng hát theo, và tự nhiên không khí vui nhộn chùng xuống. Một vài tiếng lào xào: “Đ.M. Nó hát kiểu này chẳng khác ǵ hát “Xuân này, nếu con không về, chắc mẹ buồn lắm…, ai mà vui được.” Tôi không biết là Đệ sáng chế ra bài này hay mượn tạm của ai nữa. Anh Tỷ thấy không khí khác lạ, liền chuyển tiết mục qua người kế tiếp ngay.

    Tôi nhớ lại, khi c̣n ở Trại Vĩnh Quang B, đêm đón giao thừa, đầu năm 1980, lúc này kỷ luật trại đă nới lỏng chút ít rồi, Tỷ cũng đă chơi một tṛ tương tự.

    Buồng tôi có anh B., đại úy Thủy Quân Lục Chiến, gốc Tầu lai. Anh B. rất hiền, chỉ có tội trùm ṣ (keo kiệt) và ăn ở bẩn thỉu nhất buồng (Tầu mà, không bẩn th́ không phải Tầu) cho nên B. chẳng có bạn. Trước tết chừng một tháng, vợ B. ra thăm nuôi nhưng B. không chia sẻ với ai bất cứ món ǵ của anh. Đêm giao thừa, Tỷ viết một cái lệnh cho người hái lộc như sau: “Bạn mang một cái đĩa đến gặp anh B., lấy một đĩa kẹo, đủ chia cho cả buồng, rồi bạn mời mọi người ăn kẹo mừng xuân.” B. nghe được lệnh này th́ méo mặt nhưng cũng phải thi hành thôi. (Buồng tôi lúc đó có hai đội, mỗi đội 30 người, vậy là B. mất đứt 60 viên kẹo, đau bụng lắm chứ! Chúng tôi ở lâu với nhau trong một căn buồng chật hẹp cho nên chúng tôi biết rất rơ ai đang có cái ǵ. V́ thế, anh Tỷ biết B. có kẹo là điều dễ hiểu).

    Trở lại không khí tết buồng tôi ở Nam Hà. Chúng tôi tiếp tục chơi cho đến khi hết “lộc” th́ chuyển sang hát “nhạc vàng”. Nguyễn Phan Đệ là ca sĩ chính, rồi đến anh Phạm Dư Chất. Lúc này Đệ không hát tù ca (v́ bản nào cũng buồn) mà hát nhạc vàng chính hiệu “Bà lang Trọc”. Ai ở Miền Bắc trước 1954 th́ biết bà lang Trọc v́ bà nổi tiếng về môn thuốc ho gia truyền của bà. Nhiều người cũng tham gia ca hát mặc dù giọng hát không hay. Anh Phạm Dư Chất chuyên hát mấy bản nhạc tiền chiến, những bản vô thưởng vô phạt (cho chắc ăn mà). Anh rất ít khi hát nhạc vàng. Anh thường hay hát một bản, mà tôi quên mất tên, trong đó có câu “Nh́n về đường cố lư ( quê xưa), cố lư xa xôi….” (Sau này một hội viên Thư Viện Việt Nam, bạn Phạm Thắng Vũ, cho biết, đó là bản Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy).

    Mỗi khi nghe anh hát bài này (mà phải nghe khi ở Trại Nam Hà vào thời điểm 1983 cơ), tôi thấy có một cảm giác khó tả trong tôi. Nó đưa hồn tôi về thành phố Nam Định đầy ắp những kỷ niệm mà tôi đă sống thời niên thiếu; nhớ về các thày/cô và ngôi trường Bến Ngự thân yêu, gần nhà thờ Khoái Đồng; nhớ hồ La-két (*) - nơi tôi thường cùng bạn bè ṃ tôm ăn sống tại chỗ. Tôi đă xa thành phố Nam Định 29 năm rồi (1954 – 1983); bây giờ ngồi đây, chỉ c̣n cách nó chừng ba bốn chục cây số mà không thể nào về thăm nó được; hỏi sao không buồn?

    Tới mục “nhạc vàng” th́ mấy tên công an gác ở ngoài buồng cũng đến nghe ké và c̣n cổ vơ chúng tôi hát nhiều thêm để chúng thưởng thức. Thường th́ mỗi buồng một tên gác nhưng đêm nay, có đứa xuống ca gác mà vẫn ngồi lại nghe nhạc. Bọn này thường rất trẻ và rất thích nghe “nhạc vàng”. Đối với chúng, nhạc vàng là tất cả những bài t́nh ca của Miền Nam trước 1975, chứ không phải nhạc vàng theo nghĩa nguyên thủy mà các nhạc sĩ Miền Nam đặt ra. Dĩ nhiên là chúng tôi hát “nhạc vàng” chứ, và đôi khi chúng tôi cũng “đánh du kích”: hát những bài như “Cờ Bay Trên Cổ Thành Quảng Trị… Cờ bay cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu … ; hoặc Việt Nam - Việt Nam…nghe từ vào đời ; hoặc Tiếng Gọi Công Dân…Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi…” nhưng vẫn không có chuyện ǵ xảy ra cả. Thỉnh thoảng, chúng lại hỏi xin chúng tôi nước trà và thuốc lá để vừa nhâm nhi ly trà nóng, vừa ph́ phèo điếu thuốc trên môi, vừa thưởng thức “nhạc vàng”, giúp chúng quên đi phiên gác đêm giao thừa lạnh lẽo và xa nhà. Đây đúng là một đêm “sống chung hoà b́nh” giữa cai tù và tù Việt Nam Cộng Ḥa.

    Hát chán, chúng tôi, từng nhóm nhỏ, nói chuyện vui, ai có chuyện ǵ th́ đóng góp chuyện đó. Những người không biết ǵ th́ “dựa cột mà nghe”. Nhờ vậy mà chúng tôi đă qua một đêm giao thừa vui vẻ; quên đi sự nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con trong giờ phút thiêng liêng này mà thường ngày nó luôn luôn lảng vảng trong đầu của ḿnh.

    (*) Tên hồ “La-két”, tiếng Pháp là Laquette, là một danh từ riêng, chỉ tên người.


    7.20. Thăm nuôi lần thứ tư

    Trước đây tôi đă quên, không kể về lần thăm nuôi do vợ chồng bà chị Cả (chị Hai) của tôi ra thăm, sau chuyến thăm nuôi của vợ tôi chừng 3 tháng, lúc c̣n ở Trại Vĩnh Quang B. Bây giờ cho nó qua luôn để kể về chuyến thăm nuôi này. V́ vậy tôi gọi lần này là lần thứ tư, khi tôi đang ở Nam Hà.

    Tôi cũng không mong đợi lần thăm nuôi này v́ theo thư từ của vợ con tôi th́ vợ tôi chưa có khả năng đi thăm tôi lúc này.

    Vào khoảng cuối tháng 7/1984, một buổi sáng, trước giờ đi lao động, tôi được gọi tên ở nhà v́ có thăm nuôi. Tôi nghĩ, chắc lại là ông anh rể tôi (anh K.) chứ không là ai khác. Lần thăm nuôi trước ở Vĩnh Quang A, khi ra về, anh K. nói với tôi rằng khi nào nhận được tiền của chú em tôi từ Mỹ gửi về th́ anh sẽ ra thăm tôi.

    Qua thủ tục khám xét ở cổng trại (cũng chỉ khám lấy lệ thôi), tôi được dẫn ra nhà thăm nuôi, cách trại gần 100 mét (hơn 300 ft). Người thăm nuôi tôi là anh K., đúng như tôi dự đoán. Một người nữa đi thăm chồng trên cùng một chuyến xe lửa với anh K. là vợ của anh Phạm Duy Tuệ. Anh Tuệ là cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Ḥa và cũng là học tṛ của GS Diễm thời trung học. Dù vậy, tôi cũng chẳng quen biết anh Tuệ cho đến khi về đây (Nam Hà). Anh Tuệ ở trong Ban Dịch Thuật của trại cho nên anh có rất nhiều sách tiếng Anh. Những sách tôi đọc, hầu hết là do anh cho mượn, qua trung gian của GS Diễm mà thôi, chứ tôi chưa từng một lần gặp anh. GS Diễm nói với tôi rằng: “Tuệ ngày xưa cũng là học tṛ của tôi, em cần sách tiếng Anh để đọc th́ tôi nói với Tuệ cho mượn mà đọc.”

    Nhà thăm nuôi hôm đó chỉ có hai người, đó là vợ anh Tuệ và anh rể tôi. Tôi ra trước anh Tuệ chừng 20 phút. Anh K. giới thiệu chị Tuệ với tôi, sau đó anh em tôi tṛ chuyện riêng với nhau trong lúc chị Tuệ chờ chồng ra sau. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp chị Tuệ nh́n trộm tôi nhưng tôi cũng không bận tâm v́ c̣n phải chú tâm vào câu chuyện của hai anh em tôi.

    Ở đây, cũng giống như ở Trại Vĩnh Quang A, tôi chẳng thấy cán bộ phụ trách thăm nuôi đâu cả. “Trật Tự Trại” là Nguyễn Thành Th., đưa tôi ra nhà thăm nuôi rồi để tôi ở đó. Chúng tôi tự động xáp vô nói chuyện. Chúng tôi nói chuyện xong được một lúc lâu th́ Th. ra và hỏi tôi đă xong chưa, nếu xong rồi, Th. đưa tôi vào trại trước, trong khi vợ chồng anh Tuệ vẫn tiếp tục nói chuyện. Vợ chồng lâu ngày gặp nhau th́ thiếu ǵ chuyện để nói, nói bằng lời, nói bằng mắt, và chắc chắn việc nói bằng tay chân cũng phải xảy ra trong lúc nhà thăm nuôi chỉ có hai vợ chồng; quí vị tha hồ tượng tượng. Chúng tôi th́ trái lại, cùng là “đực rựa” với nhau cho nên chẳng có ǵ nhiều để nói, chán phèo!

    Đồ đạc thăm nuôi của tôi cũng chẳng có ǵ nhiều, khoảng 30 kg (hơn 60 pounds) là cùng. Tuy nhiên, ở đây cho nhận tiền nên tôi có được một món tiền kha khá (không nhớ là bao nhiêu). Nhờ vậy mà một tháng sau, lúc tôi được thả, tôi có tiền chi tiêu thoải mái trong mấy ngày đi đường.

    Thái độ của Th. đối với tôi cũng thay đổi hẳn. Từ ngày ở Vĩnh Quang B, rồi tới Vĩnh Quang A, Th. cậy thế làm Trật Tự Trại cho nên coi thường mọi người, nhất là đối với tôi th́ Th. tỏ ra không ưa tôi tí nào cả v́ có bao giờ tôi nói chuyện với hắn đâu. Nhưng lần này th́ khác, khi vào đến cổng trại, Th. nói với tôi: “Anh mang đồ về buồng luôn đi, cứ coi như em đă khám đồ của anh rồi.” Tôi cám ơn hắn rồi mang đồ về buồng. Tôi tự hỏi, uả sao lạ vậy? Tự nhiên Th. lại không khám xét đồ tiếp tế của tôi, và lại c̣n đổi giọng, xưng “em” ngọt xớt với tôi. Rồi tôi tự trả lời, có lẽ hắn sợ, “Lỡ ra t́nh thế thay đổi” hoặc được thả về cùng ngày với tôi th́ bọn tôi sẽ “làm thịt” hắn chăng. Cho đến khi viết những ḍng này, tôi cũng chưa có câu giải đáp.

    Trở lại chuyện chị Tuệ. Khi tôi được thả về nhà, vợ tôi nói rằng vợ tôi cũng biết chị Tuệ ra Nam Hà nhưng vợ tôi không gửi ké cái ǵ, v́ trước đó vài ba tuần vợ tôi đă gửi ké một ít đồ cho em trai của Phán rồi (Nguyễn Phán nằm trong nhóm ba người của bọn tôi). Chị Tuệ cho vợ tôi biết là chị đă gặp tôi ở Nam Hà, và thấy tôi vẫn khỏe. Khi đó, vợ tôi mới biết là anh K. ra Bắc thăm tôi mặc dù nhà anh K. và nhà tôi chỉ cách nhau chừng 500 mét thôi. Thời gian này gia đ́nh hai bà chị tôi và vợ tôi vẫn c̣n đang ở trong t́nh trạng đối đầu, không thèm nh́n mặt nhau.

    Chị Tuệ và vợ tôi cùng ở trong nhóm chạy hàng lậu ở Sài-G̣n. Hai người thân nhau là chuyện dĩ nhiên. Chị Tuệ kể lại là trên tầu hoả, chị gặp anh K. Hỏi ra th́ chị biết anh K. là anh rể tôi. Anh K. không biết chị nhưng chị biết rất rơ chuyện xích mích giữa vợ tôi và hai bà chị tôi. V́ thế, chị Tuệ giả vờ như không biết ǵ về vợ tôi để khai thác tin tức từ anh K. Bây giờ th́ sự thắc mắc của tôi về cái nh́n trộm của chị Tuệ tại nhà thăm nuôi hôm đó đă được giải đáp.

    Anh Tuệ được tha sau tôi mấy năm, h́nh như anh phải ở hơn13 năm tù. Nghe nói, anh đi định cư tại Canada, đoàn tụ với con, chứ không đi Mỹ.

    Nếu anh Tuệ đọc được chuyện này, có ǵ tôi nói không đúng về anh th́ xin cải chính v́ lâu ngày rất có thể tôi nhớ sai một vài điều về anh. Nhân tiện, xin cám ơn anh về những cuốn sách mà anh cho tôi mượn qua trung gian của thày Diễm.

    (c̣n tiếp)

  5. #45
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)
    Chương 8
    Trở về mái nhà xưa


    Ngày trở về, anh bước lê
    Trên quăng đường đê đến bên lũy tre,
    Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về…
    -Nhạc sĩ Phạm Duy-


    8.1. Danh sách không tên

    Mấy anh trong Ban Văn Hóa của trại rỉ tai cho chúng tôi biết, “Có lẽ sẽ có đợt thả tù nay mai,” dựa vào cái danh sách mà các anh được lệnh phải viết.

    Ban Văn Hóa không có máy chữ cho nên mọi thứ giấy tờ đều phải viết tay. V́ thế mấy người có hoa tay, viết chữ đẹp th́ được chọn vào Ban Văn Hóa của trại. Tôi không nhớ anh Trưởng Ban Văn Hóa tên là ǵ, chỉ biết rằng anh là người Bắc di cư 1954, dáng người hơi cao và có nước da tai tái; tạm gọi anh là X cho tiện. Tôi chỉ nhớ được một người, phụ tá cho Trưởng Ban, tên là Đức, cấp bậc thiếu úy, binh chủng Không Quân. Đức c̣n rất trẻ và bị tù về tội “Trở về Việt Nam bằng tầu Việt Nam Thương Tín” mà tôi đă nói đến trước đây.

    Anh X cho một số thân hữu biết rằng trại giao cho Ban Văn Hóa viết một danh sách tù, trên dưới một trăm người. Danh sách không có đề mục nhưng anh X đoán đó là danh sách tù được tha kỳ này. Anh X lư luận rằng, trong danh sách không có ai có cấp bậc cao hơn đại úy, và lại c̣n có mục địa chỉ của vợ con/cha mẹ th́ chắc hẳn là danh sách được tha chứ c̣n ǵ nữa. Tin này loan đi rất lẹ, hầu như người nào cũng biết. Những người có cấp bậc từ đại úy trở xuống th́ hy vọng nhiều hơn cho nên t́m cách gặp anh X để hỏi xem sao. Tiếc rằng danh sách khá dài, anh X không thể nhớ hết. Vả lại, c̣n có nhiều người trùng tên cho nên anh X không thể trả lời được hết ngoại trừ một số thân hữu của anh mà thôi.

    Tôi biết anh X nhưng không thân với anh nên tôi nghĩ là hỏi anh cũng bằng thừa, tôi không hỏi. Mấy ngày sau, trong lúc tôi đang đứng ở gần cửa buồng tôi, anh X từ ngoài bước vào để thăm một người bạn của anh. Thấy tôi đứng đó, anh dừng lại và nói với tôi: “Anh Thái có tên trong danh sách đấy.” Có lẽ trong trại chỉ có hai người tên Thái, đó là Nguyễn Văn Thái và Hồ Đắc Thái. Anh Hồ Đắc Thái ở trong nhóm Du Ca cho nên anh X đă biết rơ rồi; c̣n người thứ hai phải là tôi chứ c̣n “ai trồng khoai đất này” nữa. V́ thế mà anh dễ nhớ chăng. Nghe vậy, tôi cám ơn anh nhưng trong ḷng vẫn chỉ hy vọng 50% thôi, v́ danh sách không có đề mục, th́ biết nó là danh sách ǵ mà ham.

    Một tuần sau, có tin, một phái đoàn ở Trung Ương về trại làm việc. Và hai ngày sau th́ mỗi buổi sáng, một số người được gọi tên ở nhà để “làm việc với phái đoàn.” Những người được gọi lên “làm việc” hai ngày đầu đều là những người nằm trong danh sách mà ban Văn Hóa đă viết (do anh X xác nhận). V́ thế, tôi nghĩ rằng nay mai cũng sẽ đến lượt ḿnh. Những người đă làm việc xong đều nói rằng họ cũng chưa biết tương lai ra sao bởi v́ phái đoàn không nói rơ cho họ biết cái mà họ muốn biết (được tha hay không). Tuy nhiên, nh́n vẻ mặt của những người đă được “làm việc”, tôi thấy người nào cũng tỏ ra phấn khởi lắm.

    Nhóm ba người bọn tôi là Vượng sún, Nguyễn Phán và tôi th́ chỉ có Vượng sún và tôi được gọi tên ở nhà “làm việc”, c̣n Nguyễn Phán bị lọt sổ, ở tù thêm ba năm cho đến cuối năm 1987 được tha cùng đợt với Nguyễn Phan Đệ. Khi tôi vào gặp phái đoàn, mới biết rằng bọn chúng đă nghiên cứu kỹ từng hồ sơ của chúng tôi trước khi gặp mặt. Nhất là về cuộc sống của vợ con chúng tôi, chúng biết rơ từng chi tiết.

    Tôi ngồi nói chuyện với một tên công an cỡ ngang tuổi tôi. Hắn mở hồ sơ của tôi để trước mặt hắn, liếc xuống và nói:

    - Mừng cho anh có một gia đ́nh ổn định. Anh có hai đứa con lớn hiện đang ở Mỹ. C̣n hai đứa nhỏ hiện giờ đang được đi học, chúng nó học khá lắm. Vợ anh và hai đứa nhỏ hiện giờ đang có cuộc sống đầy đủ. Như vậy anh phải biết ơn “Cách Mạng” không những đă giáo dục anh thành một công dân tốt của Nhà Nước Xă Hội Chủ Nghĩa mà c̣n lo cho cả gia đ́nh anh có cuộc sống ổn định. (Tôi nghĩ thầm, c̣n lâu ạ)
    - Cám ơn cán bộ đă cho tôi biết những tin phấn khởi này.
    - Anh nghĩ sao về chính sách khoan hồng và cải tạo của Cách Mạng đối với các anh?
    - Nhờ chính sách khoan hồng của Cách Mạng mà những sĩ quan của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa trước đây không bị “tắm máu”. Chúng tôi vẫn c̣n sống, mà lại c̣n được giáo dục trở thành công dân tốt phục vụ cho đất nước qua chính sách “học tập cải tạo”. Tôi ghi ơn Cách Mạng.
    - Nếu như Cách Mạng cho anh về với gia đ́nh, anh sẽ làm ǵ?
    - Thưa cán bộ, tuổi của tôi đă khá lớn, vả lại cán bộ cứ nh́n tôi th́ biết ngay là sức khỏe của tôi không được tốt. V́ thế tôi chỉ có một mong ước là nếu được nhà nước cho về, tôi chỉ ở nhà lo công việc vặt trong nhà để vợ tôi rảnh rang hơn trong việc kiếm ăn cho gia đ́nh.
    - Những năm cải tạo vừa qua đă đủ để giúp anh trở thành một công dân tốt chưa?
    - Thưa cán bộ, không những đủ mà c̣n quá đủ là khác. Tôi đă thấu hiểu đường lối chính sách của nhà nước từ rất lâu rồi. Và, từ chỗ tôi không biết ǵ về lao động chân tay, bây giờ tôi biết cầy, biết cuốc, biết trồng khoai, trồng sắn, chăn trâu, gánh nước, v.v…, cái ǵ tôi cũng làm được hết.
    - Anh nói rằng chỉ ở nhà lo công việc vặt giúp vợ anh, nhưng biết đâu có những người đến móc nối với anh, lôi kéo anh gia nhập một tổ chức phản động nào đó để đánh phá Cách Mạng th́ sao, anh có dám từ chối không?
    - Thưa cán bộ, tôi dứt khoát từ chối.
    - Thế anh không sợ bọn chúng sẽ ám hại anh à?
    - Tôi chẳng sợ v́ bây giờ đất nước đă ổn định, vả lại nhà nước đă có sẵn một mạng lưới t́nh báo nhân dân rất hữu hiệu, bọn chúng hở ra một chút là chính quyền địa phương biết liền, chúng chẳng làm được ǵ đâu mà sợ.
    - Sau khi bọn chúng đến móc nối, anh có báo cáo cho chính quyền địa phương biết không?
    - Dĩ nhiên là phải báo cáo ngay chứ.
    - Như thế là tốt, để tôi cho anh một ám số, khi anh được về với gia đ́nh, mỗi khi anh phát hiện một âm mưu phản động nào, sẽ viết một báo cáo và bỏ vào một “hộp thư chết”, anh sẽ được biết sau khi về địa phương, chúng tôi sẽ có người tới lấy báo cáo của anh.

    Tôi nghĩ nhanh: Căn cứ vào những câu hỏi của tên này, th́ chắc chắn là tôi nằm trong danh sách được tha rồi. Chẳng lẽ chỉ do một vài câu đối đáp này mà nó lại đảo ngược cái quyết định tha hay sao? Đây chỉ là một hành dộng vớt vát, gỡ gạc của bọn chúng để may ra c̣n chiêu dụ được một ít người hợp tác với chúng trước khi chúng thả bọn tôi mà thôi. V́ thế tôi không sợ. Tôi trả lời nó:

    - Thưa cán bộ, như tôi đă tŕnh bày, rằng tôi bây giờ không có sức khỏe và cũng lớn tuổi rồi. Điều mong ước của tôi là “ở nhà đuổi gà cho vợ” để sống hết quăng đời c̣n lại của ḿnh. Tôi không thiết tha đến bất cứ một công việc ǵ khác. Tôi chọn lối sống như vậy cũng là cách thể hiện tinh thần của một người công dân tốt dưới chế độ xă hội chủ nghĩa rồi.

    Thấy không lung lạc được tôi, hắn nói:

    - Thôi được, anh cố gắng học tập tốt để được hưởng chính sách khoan hồng của Cách Mạng, mau được về đoàn tụ với gia đ́nh. Buổi làm việc của anh đến đây là xong, anh có thể về buồng được rồi.
    - Cám ơn cán bộ, chào cán bộ.

    Tôi đứng lên và ra khỏi pḥng phỏng vấn.

    Tôi gặp Vượng sún sau đó và hỏi xem Vượng bị tụi nó phỏng vấn ra sao. Vượng cho biết cũng đại khái những câu hỏi như của tôi vậy. Tôi nghĩ, đối với tôi th́ Vượng chẳng giấu diếm ǵ cho nên tôi hỏi tiếp:

    - Ông có bị tụi nó gài cho ḿnh nhận một ám số để dùng cho hộp thư chết không?
    - Có.
    - Vậy ông có nhận không?
    - Th́ ḿnh cứ nhận bừa đi; sau này về địa phương, ḿnh đếch thèm làm th́ đă sao?
    - Tớ từ chối ngay, nó cũng đâu có ép buộc được ḿnh.

    Như vậy, tôi có thể kết luận được rằng người nào lên “làm việc” cũng đều bị gài cho nhận một ám số. Tuy nhiên, nếu tôi hỏi những người không thân t́nh, th́ chắc ǵ họ đă nói thật như Vượng sún.

    Và, tôi biết, khi Vượng được về với gia đ́nh, Vượng đă thực hiện câu “đếch thèm làm ǵ” mà có sao đâu. C̣n những người khác, biết đâu v́ sợ sệt mà phải báo cáo như đă được chỉ thị trước khi được thả. Nhưng tôi nghĩ, họ cũng đầy đủ khôn ngoan để viết những báo cáo vô thưởng vô phạt.


    8.2. Chuẩn bị lên đường

    B́nh thường, các đội tập họp điểm danh ngay phía trước cửa buồng trước khi xuất trại đi lao động. Nhưng hôm nay, các buồng được thông báo là ra tập trung tại sân trại để chờ đi lao động. Tôi nghĩ ngay đến việc đọc danh sách tha. Tôi nói nhỏ với Vượng sún:

    - Ê bồ, chuẩn bị lỗ tai để nghe đọc tên nhé.

    Vượng trả lời nhỏ, đủ để ḿnh tôi nghe thôi:

    - Ḿnh thuộc loại “sáng tai họ, điếc tai cầy” mà. Ǵ chứ cái đó th́ phải lắng tai nghe cẩn thận.

    Sau khi cả trại đă ngồi đầy đủ ở sân trại, một cán bộ trại (tôi không c̣n nhớ là Trung Úy Thịnh (mới lên trung úy), Thiếu Úy Lực, hay là Trại Trưởng) cầm tập giấy ra trước chúng tôi và tuyên bố đây là lệnh tha, tiếp theo hắn đọc tên từng người trong danh sách. Cả sân trại có mấy trăm con người mà im phăng phắc, không nghe một tiếng động. Mọi người đều hồi hộp chờ đợi và mong cho tên ḿnh được xướng lên. Nh́n những người đă được đọc tên, tôi thấy tất cả đều là những người đă được gọi lên “làm việc” mấy ngày trước đây, tôi an tâm hơn và chờ đợi.

    Vượng và tôi đều được gọi tên . Khi hết danh sách, tên cán bộ chỉ thị cho các đội báo cáo xuất trại đi lao động. Những người vừa được đọc tên th́ ở nhà và có hai ngày để chuẩn bị lên đường.

    Trở lại buồng, bây giờ chỉ toàn là những người được tha. Chúng tôi vừa chuẩn bị hành trang vừa cười nói um xùm. Ai c̣n nhiều đồ tiếp tế th́ đem phân chia cho những thân hữu c̣n ở lại. Chúng tôi phải hoàn trả hai cái mền đỏ mà khi mới ra Bắc được cấp phát. Rất ít người c̣n đủ hai cái mền v́ đă đem một cái đổi lấy đồ ăn từ hồi nảo hồi nào rồi. Thế rồi đâu cũng vào đó, trả một cái cũng chẳng làm sao cả. Điều này chứng tỏ là bọn cán bộ trại muốn làm một cú vơ vét cuối cùng; vét được chừng nào hay chừng đó, v́ những cái mền đó đem giặt sạch sẽ rồi bán ra ngoài th́ cũng kiếm được kha khá đấy. Nếu như thu lại mền là do lệnh từ Trung Ương th́ ai trả thiếu sẽ bị trừ tiền nhưng điều này đă không xảy ra.

    Buồng tôi cũng có khá nhiều người về đợt này v́ trong buồng đa số là cấp đại úy. Tôi chỉ nhớ tên được mấy người, như anh Hồng, Nguyễn Văn Dụ (hỗn danh là Dụ lé v́ có mắt lé), Vượng sún, và cụ Doăn . Anh Doăn ngang tuổi của tôi nhưng bị gọi là cụ Doăn v́ tướng anh giống như một cụ già, không có ǵ là tinh nhanh cả. Ấy vậy mà nghe nói hồi xưa anh làm việc trong Tiểu Khu Gia Định, anh đi làm bằng xe hơi riêng đấy. Hồi đó, cấp đại úy đi làm bằng xe hơi riêng (không phải xe Jeep quân đội) là bảnh lắm rồi, và thường được xếp vào loại “Dân Cậu” đấy. Chúng tôi được thông báo đi lănh gạo và tiền đi đường. Mỗi người được 2,4 kg gạo (0,6 kg x 4 ngày) và 12 đồng (3 đồng x 4 ngày).

    Vượng nói với tôi:

    - Nghe mấy bà thăm nuôi nói rằng trên xe lửa họ chia từng ô, mỗi ô cho bốn người, ḿnh kiếm hai người nữa cho đủ bốn nhé?
    - Ừ, bồ thấy buồng ḿnh có ai nên chọn?
    - Tôi thấy Dụ lé (Biệt Động Quân) và cụ Doăn nhập bọn được đó.
    - Cụ Doăn vừa mới có thăm nuôi trước tôi ít ngày, cụ ấy dư sức đi một ḿnh, hoặc cụ ấy có thế làm đầu tầu của một nhóm khác, ta nên kiếm người khác.
    - Vậy th́ thay cụ Doăn bằng Hồng v́ Hồng thuộc loại “con bà phước”, đă lâu rồi không có thăm nuôi.
    - Như thế được rồi, bồ hỏi xem Dụ và Hồng có đồng ư nhập bọn với ḿnh không.
    - Bảo đảm là họ đồng ư; với 12 đồng làm sao họ tiêu đủ trong bốn ngày đi đường.

    Vượng chạy tới hỏi ư kiến hai bạn kia và trở về cho tôi biết là xong rồi. Thế là nhóm tôi gồm có bốn người: Vượng, Dụ, Hồng, và tôi. Chúng tôi phân chia công việc sau khi đă lănh gạo về buồng. Buổi chiều trước ngày lên đường, phải nấu cơm vắt. Ba người kia nấu cơm vắt, tôi có nhiệm vụ vắt cơm. Cơm nấu đủ ăn cho hai ngày, số gạo c̣n dư để lại cho những bạn chưa được về đợt này. Ngoài ra, Vượng c̣n phải mang theo cái ḷ nấu bằng dầu hôi và một cái lon guy-gô để pḥng khi tầu bị kẹt th́ chúng tôi có đồ nghề pha trà nhâm nhi với nhau. Chia công tác xong, chúng tôi tự do làm việc riêng của ḿnh. Việc chính của chúng tôi bây giờ là đi chào chia tay với bạn bè và tham dự các bữa cơm tiễn đưa do bạn bè tổ chức.

    Cụ Doăn và tôi được anh Đội Trưởng (Thiện) đăi một bữa ăn chia tay. Anh Nguyễn Chánh Vi và (Nguyễn Văn ?) Chiến, khóa 20 Đà Lạt, cũng mời tôi ăn cơm chia tay nhưng lại trùng giờ với bữa cơm của anh Thiện cho nên bữa cơm không thành. Anh Vi được tha sau tôi vài năm và vượt biển, chết v́ bị hải tặc bắn ở vịnh Thái Lan. Anh Chiến, nghe nói hiện ở Cali, bà xă anh Chiến làm nghề thày bói, cũng có tiền tiêu xài thoải mái nhưng tôi không có liên lạc.

    Ḷng tôi khi đó nửa vui nửa buồn. Vui, v́ sắp từ giă chốn lao tù để về gặp lại vợ con thương yêu của ḿnh mặc dù biết rằng ḿnh vẫn chưa thoát hẳn, mà chỉ được ra ở cái nhà tù lớn hơn, nhưng ít ra cũng được ở gần vợ con của ḿnh. Buồn, v́ nh́n thấy những khuôn mặt không vui của bạn bè c̣n phải ở lại tiếp tục cảnh tù đầy, biết ngày nào họ mới được tha đây?


    8.3. Ngày lên đường

    Buổi sáng trước khi lên xe, chúng tôi được tập trung tại sân trại và từng người được gọi tên nhận “Giấy Ra Trại”. Giấy Ra Trại kư ngày 19 tháng 8 năm 1984 nhưng lúc chúng tôi nhận giấy đă là ngày 21 tháng 8 rồi. Tôi nhẩm tính, nếu cộng thêm 4 ngày đi đường, th́ tôi về đến nhà ngày 25 tháng 8. Như vậy tôi xa nhà đúng 9 năm và hai tháng chẵn v́ tôi “đưa đầu vào rọ” ngày 26 tháng 6 năm 1975. Và, thầm cảm ơn Thượng Đế đă cho tôi qua khỏi quăng thời gian đen tối và nghiệt ngă nhất của đời tôi mà thân thể vẫn c̣n toàn vẹn khi về với gia đ́nh. Tôi đă thoát được cái cảnh, đại loại như “Anh trở về trên đôi nạng gỗ; anh trở về dang dở đời em!” (Nhạc Phạm Duy). Thật là hú vía!

    Đoàn xe từ từ lăn bánh, rời bỏ lại các bạn thân thiết của tôi, rời bỏ căn buồng mà tôi đă từng có nhiều kỷ niệm vui buồn cùng bạn bè. Thôi nhé, tạm biệt các bạn, vĩnh biệt Nam Hà.

    Tới bến phà Phủ Lư, đoàn xe phải dừng lại khoảng nửa tiếng để chờ qua sông. Bây giờ là lúc tôi làm nhiệm vụ của người thủ quỹ. Tôi mua bốn gói thuốc lá thơm Sa-pa cho mỗi người một gói, ph́ phèo trong lúc chờ đợi qua phà. Ở trong tù, chúng tôi thường hút thuốc lào hoặc thuốc rê. Bây giờ hút loại thuốc lá thơm th́ thấy nó nhẹ hều, không làm cho người hút cảm thấy đê mê và bủn rủn tay chân. Tuy nhiên nó lại tạo cho tôi một cái cảm giác sảng khoái khác, hít một hơi dài, ém hơi thật lâu, rồi từ từ nhả ra từng ṿng khói nhỏ nối đuôi nhau bay lên cao, hai mắt lim dim nh́n lên bầu trời trong xanh đang có những đám mây trắng lững lờ trôi trên không trung, cộng thêm với nỗi vui “được sổ lồng” th́ cũng thú vị lắm chứ. Thật đúng là người vui th́ cảnh cũng vui, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (thơ Nguyễn Du).

    Qua phà, xe chở chúng tôi chạy về hướng Bắc. Đó là hướng đi về Hà Nội. Trước đó, tôi chưa biết là chúng tôi sẽ lên xe lửa ở ga nào. Nếu là ga Nam Định th́ xe phải chạy về hướng Nam. Bây giờ xe chạy hướng Bắc, tức là phải đi Hà Nội, và sẽ lên tầu vào Nam tại ga Hàng Cỏ. Vào khoảng 5 giờ chiều, đoàn xe ngưng tại sân ga Hàng Cỏ. Tên công an tháp tùng tập họp chúng tôi trên sân ga, dặn ḍ chúng tôi không được đi đâu xa nhà ga và cho biết sáng hôm sau sẽ có tầu hỏa, vé tầu đă được trại mua sẵn rồi. Nói xong, hắn biến mất cho đến sáng hôm sau mới thấy mặt.

    Trời c̣n sáng, chúng tôi đi lang thang mấy dẫy phố gần nhà ga. Giờ này cũng thấy đói bụng rồi, bốn người bọn tôi vào một tiệm phở để ăn tô phở đầu tiên sau những năm dài xa gia đ́nh. Chủ tiệm phở là một phụ nữ trung niên chạy ra mời chào véo von. Chúng tôi gọi mỗi người một tô phở đặc biệt. Khi phở đem ra mới biết là nó c̣n thua cả tô phở thường ở Sài-G̣n khi xưa, chỉ vài ba lát thịt ḅ mỏng dính đặt trên bánh phở và một ít rau thơm cắt nhỏ bỏ ngay trên tôi phở, không có cái kiểu một đĩa rau thơm và giá sống để trên bàn như Sài-G̣n. Có cái đặc biệt là mỗi bàn đều có một chén nhỏ ḿ chính (bột ngọt) để sẵn cho thực khách ăn thêm. Đây là cái gu (tiếng Pháp đă được Việt hóa, goût = sở thích, khẩu vị) của người miền Bắc sau năm 1954. Trước 1954, không có cái kiểu này đâu.

    Chúng tôi ngồi ăn mà cứ bị quấy rầy bởi bà chủ. Đôi ba lần bà ấy tới mời ăn thêm món này, thêm món kia; món nào bà ấy cũng quảng cáo là ngon lắm. Mỗi khi chúng tôi từ chối th́ lại nhận được một cái nguưt dài và trong miệng bẩm bẩm điều ǵ không rơ. Có lẽ bà chửi thầm chúng tôi là dân “trùm ṣ” (keo kiệt)? Mà lúc đó chúng tôi trùm ṣ thiệt. Trùm ṣ ở cái cảnh này th́ có chết thằng Tây nào đâu mà ngán. Ở Sài-G̣n ngày xưa, cũng như ở Mỹ bây giờ, thực khách kêu món ǵ th́ đưa ra món đó, chứ đâu có cái kiểu mời chào gây khó chịu cho thực khách như vậy.

    Tôi thấy bà chủ tiệm nói ngọng, chữ N thành L và ngược lại. Tôi biết chắc bà này là dân ruộng mới về Hà Nội thôi. Tôi hỏi bà ta để trắc nghiệm:

    - Chắc là bà chủ sinh quán tại Hà Nội này, phải không?
    - Chả nói rấu (giấu, mới đúng) ǵ các ông, từ đời cha đời ông tôi đă ở Hà Lội rồi.
    - Thế trước đây ông cụ thân sinh ra bà cũng bán phở à?
    - Không đâu, bố tôi tước (không có chữ R) đây nàm nục nộ đấy (làm lục lộ, bây giờ Việt Cộng gọi là công nhân cầu đường).
    Thấy đă đủ, tôi làm bộ quay sang hối mấy bạn tôi ăn lẹ lên kẻo phở nguội đi mất ngon. Bà ta biết ư, bỏ vào trong quầy. Tôi nói với các bạn (đều là dân Bắc Kỳ di cư) rằng: “Các ông thấy không, con mẹ này sống dưới Xă Hội Chủ Nghĩa (XHCN) cho nên nó Xạo-Hết-Chỗ-Nói, dân Hà Nội gốc mà nói ngọng như thế à?

    Hà Nội ngày xưa được mệnh danh là đất ngàn-năm-văn-vật, là nơi có ngôn ngữ văn hoa bóng bẩy, là nơi mà người đối với người bằng những cung cách thanh tao và nhă nhặn. Tiếc rằng, từ ngày bọn khỉ lên làm người, Hà Nội đă không c̣n là Hà Nội nữa! Đă hết rồi cái thời mà người Hà Nội thường biểu hiện niềm tự hào của ḿnh bằng câu ca dao, rằng:

    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
    Dẫu chẳng thanh lịch cũng người Tràng An.
    (c̣n tiếp)

  6. #46
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    8.4. Một đêm tại ga Hàng Cỏ

    Bọn tôi ăn phở xong, lại cùng nhau đi ḷng ṿng qua mấy dăy phố quanh nhà ga. Trời hôm nay mát mẻ và quang đăng, mà sao phố xá không thấy ǵ là nhộn nhịp cả. Đó đây, chỉ thấy vài ba người phu quét đường mà thôi. Lâu lâu mới thấy một cái xe hơi chạy ngang, mà toàn là xe chở cán bộ cao cấp, chứ chả thấy người dân nào ngồi trên xe. Nhà cửa th́ trông mà rối con mắt. Tường nhà, có lẽ từ ngày Việt Minh tiếp thu Hà Nội chưa quét vôi lại lần nào; chỗ th́ loang lổ, chỗ th́ rêu mốc xanh lè. Trên các lan can tầng lầu th́ ôi thôi, họ phơi đủ thứ, xú chiêng (nịt ngực phụ nữ), x́ líp, áo thung, lung tung cả lên, chẳng c̣n tí nào là mỹ quan cả. Thật là nản! Thế mà Hồ Chí Minh đă từng phét lác rằng, “Đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây đựng bằng mười ngày nay.” Mười đâu không thấy, mà chỉ thấy một phần mười của “ngày nay”!

    Trời đă tối, chúng tôi quay lại sân ga để dọn chỗ ngủ qua đêm. Sân ga không trải xi măng, mà là tráng nhựa đường giống như mặt đường xe chạy. Sân ga bây giờ vắng vẻ, quay đi quay lại chỉ thấy toàn là người trong bọn tôi mà thôi. Ban ngày, sân ga hấp thụ sức nóng mặt trời, bây giờ là lúc nó nhả hơi nóng ra. Thêm vào đó là mùi nước tiểu xông lên nồng nặc. Lại c̣n mấy đống rác lác đác trên sân ga tạo thành cái mùi mà tôi không thể gọi tên nó là ǵ. Vượng sún nói bâng quơ:

    - Trải tấm vải ra nằm cho đỡ mỏi lưng cái đă.

    Tôi bảo Vượng:
    - Đố bạn nằm được đó. Nóng như thế này th́ chỉ có nước ngủ ngồi thôi.
    - Ngủ ngồi th́ ngủ ngồi chứ sợ cái đếch ǵ.

    Tôi thấy trong bụng đă đói, mà chắc các bạn tôi cũng vậy. Tôi đề nghị lấy cơm vắt ra ăn với muối mè cho chắc cái bụng trước khi ngủ. Bữa cơm này, chúng tôi ăn không có tiêu chuẩn, ai muốn ăn bao nhiêu mặc sức mà ăn.

    Ăn xong, chúng tôi trải tấm lót, gấp lại nhiều lần cho có đủ độ dày để cản bớt được hơi nóng ở dưới đất xông lên. Cả bọn ngồi đâu mặt lại với nhau tán dóc, anh nào ngủ được th́ cứ ngủ.

    Chúng tôi cũng bàn nhau chuẩn bị cho buổi sáng lên tầu. Vượng sún lên tiếng trước:
    - Bọn ḿnh phải chọn một ô cho bốn đứa trên xe lửa, không cho tên nào khác xen vào.

    Dụ lé tiếp lời:
    - Ê! Xe lửa đi về hướng nam, nếu ngồi phía bên phải tầu th́ sẽ lănh đủ cái nắng buổi chiều đấy nghe. Ḿnh phải chiếm một ô bên trái tầu, như thế ḿnh chỉ bị nắng buổi sáng thôi, đỡ hơn nhiều.

    Tôi góp ư:
    - Lé nói đúng. Bây giờ ḿnh phân nhiệm như sau nhé: Lúc tầu ghé bến, Dụ lé và anh Hồng (*) có nhiệm vụ leo lên xe, đi người không cho nhẹ nhàng, đồ đạc gom lại tôi giữ và chuyển lên sau, hai bạn chọn một ô bên trái tầu như ư kiến của Lé. Việc này đúng chỉ số của Lé rồi, Biệt Động Quân mà lị. C̣n Vượng sún th́ cao nhất bọn, Sún phải đứng ở dưới để khi Lé chiếm được mục tiêu th́ Sún chuyền đồ qua cửa sổ cho anh Hồng và Lé. Tôi đứng ở dưới tiếp tay với Sún chuyển đồ lên xe. Như thế được chưa các bạn?

    (*) Anh Hồng xấp xỉ tuổi bọn tôi, anh rất có tư cách nhưng tôi chưa có dịp chơi thân với anh. V́ thế, tôi phải dùng lời lẽ đứng đắn khi nói chuyện với anh.

    Cả ba người đều đồng ư với tôi. Như vậy sáng mai cứ thế mà thi hành. Sau đó chúng tôi nói chuyện tầm phào với nhau. Trong câu chuyện, chúng tôi không tránh được sự liên tưởng đến việc vợ chồng. Vượng quay sang hỏi tôi:
    - Ê! Thái, đêm đầu tiên sau nhiều năm xa vợ, ông có khả năng “đêm bảy ngày ba, vào ra không kể” không?
    - Mi họi chi lạ rựa? Giờ này th́ sức đâu mà đêm bảy, ngày ba cơ chứ. Ḿnh có muốn cũng không được. Chắc là lực bất ṭng tâm rồi, tuy nhiên ta phải cố gắng chứ bạn. Đêm đầu, giỏi lắm cũng chỉ bắn được vài ba phát là mệt đứ đừ rồi.
    - Ông nói đúng đấy. Bây giờ th́ làm sao mà bẩy-ba với bẩy-bốn được.
    - Phải nhờ bà xă tẩm bổ cho ít ngày th́ may ra ḿnh mới “phục vụ” bà ấy khá được. Tôi th́ đă có sẵn “thềm bắn” rồi. C̣n bạn th́ ráng mà “ăn chay” cho tới khi nào kiếm được “thềm bắn” nhé, đừng có lạng quạng mà “đi bán sữa” (bệnh tiểu ra mủ) th́ bỏ mẹ đấy. (**)
    - Kẹt quá th́ ḿnh dùng “chị năm” (bàn tay năm ngón, thủ dâm) chứ sao. À, ông có nhớ cái câu ǵ mà trong đó có câu “đi xa mới về” không hả?
    - Câu đó chỉ áp dụng cho mấy bà vợ, chứ đâu có áp dụng cho bọn đực rựa ḿnh.
    - Ông có nhớ, đọc hết nghe coi.
    - Câu đó để diễn tả cái cảm giác thích thú của mấy người vợ, rằng “Thứ nhất rượu đă ngà ngà, thứ nh́ chàng ở phương xa mới về.” Khi mà chàng hơi ngà ngà say th́ chàng “ấy” đạt chỉ tiêu lắm, nhưng say quá đến nỗi phải cho chó ăn chè (ói mửa) là không có điểm đâu nghe. Cũng vậy, chàng ở xa mới về th́ chàng rất hăm hở, không có cái kiểu x́u x́u ển ển, chán thấy mồ.

    (**) Trong thời gian Vượng ở tù, vợ của Vượng vượt biển và được ghi nhận là mất tích. V́ thế tôi mới nói là Vượng chưa có “thềm bắn”.



    8.5. Lên tầu xuôi Nam

    Mặc dù đêm hôm trước ngủ được rất ít, nhưng sáng nay ai trong chúng tôi cũng dậy sớm, và mặt người nào người nấy tươi như rói v́ đang cùng có một tâm trạng háo hức muốn cho mau về với gia đ́nh. Tôi nhắc mấy bạn trong nhóm “bốn thằng” là nên ăn chút cơm vắt muối mè cho vững bụng trước khi lên tầu nhưng ba người kia làm lơ. Thấy vậy tôi cũng không ăn luôn.

    Tên công an tháp tùng bây giờ mới thấy ló mặt ra. Hắn cho biết là xe lửa Thống Nhất sắp tới, chúng tôi sẽ ngồi chung với nhau trên một toa tầu, số c̣n dư th́ ngồi sang toa kế bên. Hắn cho biết là hắn sẽ hướng dẫn cho chúng tôi toa nào phải lên. Hắn cũng cho biết luôn rằng hắn đi theo chúng tôi vào tới trong Nam, rồi mới trở ra Bắc.

    Tiếng c̣i báo hiệu tầu đang đi tới. Khi biết toa tầu dành cho ḿnh rồi, Dụ lé và anh Hồng nhanh chóng làm nhiệm vụ và chiếm được mục tiêu như ư muốn. Tôi chuyền mấy cái ba lô cho Vượng sún để Vượng đưa qua cửa sổ cho Dụ lé. Công việc của chúng tôi diễn tiến rất lẹ làng trong khi những người khác c̣n đang chen nhau leo lên cửa v́ họ bị vướng víu mấy cái ba lô đeo trên lưng. Tôi và Vượng đứng hút thuốc, chờ cho mọi người vào hết trong toa tầu rồi mới khệnh khạng leo lên.

    Tầu từ từ lăn bánh ra khỏi ga và tăng dần tốc độ. Đường rầy xe lửa ở Việt Nam thuộc loại cổ lỗ sĩ, bề ngang chỉ cách nhau có 80 cm (32 inches) trong khi ở các nước tiên tiến, nó có khoảng cách là 1,2 mét (48 inches). Đầu máy xe cũng cũ kỹ cho nên nó chạy rất chậm. Tôi đoán chừng vận tốc tối đa chỉ vào khoảng trên dưới 40 km/giờ (gần 30 miles). Thôi th́ có c̣n hơn không, miễn là nó đừng trở chứng dọc đường và đưa chúng tôi về tới nhà bằng yên.

    Xe về đến ga Nam Định th́ ngừng lại chừng 30 phút. Một nhóm con buôn chừng dăm ba người leo lên tầu và hỏi mua bất cứ thứ ǵ mà chúng tôi có. Mùng, mền, gà-men nhà binh v.v… đều được hỏi mua. Tôi đă thấy vài ba người bán được áo quần rồi. Vượng, Dụ và anh Hồng đều có một vài món để bán nhưng chưa thấy họ bán. Tôi hỏi th́ Vượng nói để từ từ, vào tới Thanh Hoá, Nghệ An bán cũng chưa muộn.

    Cùng lúc đó, một nhóm bán cơm dĩa và các thứ đồ ăn tới mời chào giống như một cái chợ. Vượng sún muốn ăn lắm rồi nhưng c̣n kẹt phải tiêu thụ hết mấy nắm cơm vắt nên c̣n lưỡng lự. Tôi biết ư nên hỏi Vượng: “Ê bồ, xem cơm c̣n ăn được không hay là bị thiu rồi, nếu thiu th́ bỏ đi cho rồi.” Vượng chỉ chờ có thế, làm bộ ngửi ngửi rồi nói thiu rồi. Tôi bảo: “Thiu rồi, th́ quẳng đi chứ c̣n tiếc rẻ ǵ nữa, lúc nữa tới ga kế tiếp bọn ḿnh sẽ mua cơm ăn.”

    Chúng tôi tới ga Thanh Hoá th́ trời đă gần trưa. Chúng tôi mua cơm dĩa ăn mặc dù trên tầu cũng có một toa bán đồ ăn. Ăn cơm dĩa do dân chúng đem lên bán th́ ngon hơn và đồng thời cũng giúp cho người dân kiếm được chút cháo. Ba chàng Vượng, Dụ, và Hồng cũng bán được một vài món đồ cá nhân tại ga này, v́ vậy họ cũng có được chút tiền c̣m tiêu riêng như mua kẹo, bánh, hoặc mua nước tắm ở mấy nơi xe ngừng lại. Như vậy, tôi chỉ phải chi tiền ra cho mấy bữa ăn chính thôi.

    Trong bữa cơm chiều, chúng tôi cũng mua cơm dĩa của mấy em bé mang lên mời chào. Trong lúc đang ăn th́ mấy em bé đó bị nhân viên trên tầu đuổi xuống, không cho chúng bán hàng trên tầu v́ chúng làm như vậy là dành mất khách hàng của tầu. Chúng chạy tán loạn, tôi thấy một em bị vấp té làm cho những miếng thịt gà rô-ti văng xuống đất gần toa xe lửa. Nó nhặt lên, lấy tay phủi phủi cho hết bụi bám vào thịt rồi lại bỏ lên mâm đi bán tiếp. Tôi nghĩ, có lẽ mỗi ngày cũng phải có dăm bảy đứa bị văng đồ ăn xuống đất như thế. Tôi chỉ cho Vượng và Dụ coi, rồi nói: “Trông thấy như vậy ớn quá! Các bồ có nh́n thấy mấy mảng phân khô ở gần chỗ thịt gà rớt xuống không? Thôi từ giờ, tôi chỉ ăn cơm trên tầu, dù sao nó cũng đỡ dơ hơn. C̣n các bồ, nếu muốn ăn cơm do mấy đứa nhỏ bán th́ cứ tiếp tục, gọi lên mua rồi tôi trả tiền cho, đừng lo.” Các bạn tôi chắc cũng không dám tiếp tục ăn cơm do dân bán nên đồng ư từ bữa sau là tới toa bán cơm để ăn. Chợt nghĩ lại, tôi tự rủa thầm:

    “Rơ cái đồ khỉ! Trong những năm tháng tù đầy, nhiều lúc mày đói mờ con mắt, đói bủn rủn tay chân, đói quay đói quắt. Những lúc đó, mày chỉ ao ước có bất cứ cái ǵ ăn được là hạnh phúc lắm rồi. Mày đă từng ăn cá chết trôi trên hồ Thác Bà mà thịt của nó đă rữa ra gần hết một nửa. Mày đă từng t́m bắt những con nhái, bỏ vào bếp lửa nướng vội vàng, rồi lấy ra phủi phủi cho hết tro và ăn nó một cách thích thú. Thế mà bây giờ, vừa mới ra khỏi tù vài ngày đă trở chứng, bày đặt sạch với bẩn, rơ chán! Chưa hết đâu, những ngày tháng trong tù, mày thương vợ, nhớ vợ, và thèm…vợ. Mày ước ao được về với vợ để giải toả những cái khát khao đó. Mày liệu hồn đó, đừng có cái tṛ chê bai đồ ăn nấu không ngon, cà phê th́ pha lạt nhách, áo quần (em) mặc lôi thôi, chuyện pḥng the (em) không xuất sắc v.v… Đừng có được voi đ̣i tiên con ạ.”

    Trời đă tối, chúng tôi lo chỗ ngủ. Một ô dành cho bốn người gồm có một cái bàn vuông nhỏ để ở giữa, mỗi bên là một cái ghế gỗ dài cỡ 1 mét (hơn 3 ft) dùng cho hai người ngồi. Ngồi th́ ổn rồi nhưng c̣n nằm th́ sao cho đủ đây? Tôi có mang theo cái vơng tự chế bằng bao gạo, tôi lấy ra mắc lơ lửng bên trên mặt bàn; thế là xong phần của tôi. Vượng sún dài đ̣n (cao) nhất th́ chọn nằm dưới gầm ghế, đầu quay vào trong, hai cẳng tḥ ra ngoài, choán luôn lối đi giữa ḷng tầu; như vậy cũng gây trở ngại lưu thông cho những người khác; nhưng biết làm sao hơn. Mà, không phải chỉ có một ḿnh Vượng làm như vậy đâu, nhiều người khác cũng bắt chước làm theo. Anh Hồng và Dụ lé th́ mỗi người nằm trên một cái ghế. Tuy Dụ và Hồng không cao nhưng cũng không thể nằm thẳng cẳng ra được. Hai anh phải nằm quay đầu vào ḷng tầu, và hai chân gác lên thành tầu mới được. Thế là chúng tôi có thể ngủ theo cách đó trong mấy đêm trên tầu.

    Nếu đem so sánh chuyến tầu về Nam của chúng tôi với những chuyến đi ra Bắc thăm nuôi chồng của những bà vợ tù, th́ tôi thấy chuyến về Nam này của chúng tôi quá nhẹ nhàng. Chúng tôi đi với số đông, ngồi cùng một toa tầu, hành trang lại quá gọn nhẹ, tiền bạc cũng chẳng có ǵ, cho nên chúng tôi không phải bận tâm lo lắng mất trộm mất cắp. Trong khi các bà vợ tù thường thường chỉ đi một ḿnh hoặc vài người là cùng, hành lư lại cồng kềnh v́ nhiều đồ tiếp tế, tiền bạc không nhiều th́ ít cũng phải có mang theo, lại ngồi chung một toa tầu gồm đủ thành phần hành khách, biết ai ngay ai gian đây. Đó là những mối lo ngay ngáy trong ḷng mà các bà không thể tránh được. Việc ra Bắc tiếp tế cho chồng của các bà đáng để cho tôi phải ngả nón khâm phục.

    Qua một ngày trên tầu, đă đến lúc cơ thể của nhiều người có nhu cầu bài tiết. H́nh như mỗi toa đều có một pḥng vệ sinh, thế mà đôi lúc cũng phải chờ một vài người mới tới phiên ḿnh. Chắc chỉ có xe lửa của Việt Nam mới có loại nhà vệ sinh này thôi. Tôi chẳng biết các nước chậm tiến như Lào, Căm bốt, Ăng gô la v.v… có pḥng vệ sinh như tầu lửa Thống Nhất này không. Trong pḥng vệ sinh chỉ có một cái bàn ngồi (có hai chỗ cho hai bàn chân), ở giữa là một cái lỗ thủng để cho chất phế thải rơi thẳng xuống vệ đường xe lửa. Đây là một sáng kiến độc đáo, đỡ tốn nước và đỡ tốn công dọn dẹp. Phía trong cửa, trước mặt người ngồi, có ghi hàng chữ lưu ư “Cấm đi cầu khi xe ngừng tại ga.” Giả như xe ngừng tại ga chừng 1 giờ (mà chuyện này rất thường xảy ra) th́ làm sao mà người ta nhịn nổi cơ chứ. Hơn nữa, khi tầu đang chạy, nó lắc bên này qua bên kia, người trong nhà cầu phải dùng hai tay vịn chắc vào chỗ nào đó để giữ thăng bằng. Do đó, rất khó cho người ta “xả bầu tâm sự” ra ngoài được. Tôi là một trong số những người đó. Tôi không dám vô nhà cầu lần thứ hai nữa. V́ thế tôi phải tự ư ăn bớt đi, chỉ đủ cầm hơi trong những ngày trên tầu để tránh phải dùng đến nhà cầu. Cũng chính v́ vậy mà tại những nơi tầu ngừng, lại là nơi người ta sử dụng nhà cầu nhiều nhất. Mặt đường xe lửa gần sân ga nhan nhản những mảng phân khô, thấy mà phát ớn!

    Ngoài một toa tầu mà trên đó hoàn toàn là bọn chúng tôi, toa nối tiếp cũng có một số anh em trong nhóm tù vừa được thả, ngồi lẫn với những hành khách khác. Nhóm này tuy ít nhưng hoạt động có vẻ xôm tụ hơn nhiều v́ có mấy người biết ca hát như các anh Phạm Dư Chất và Nguyễn Duy Côn v.v… Sau khi đă ổn định chỗ ngồi trên tầu, các anh này bắt đầu ca hát, phần lớn là hát các bài tù ca, kế đến là nhạc vàng. Chẳng biết tên công an tháp tùng bọn tôi ngồi toa nào mà chúng tôi không thấy mặt hắn. Do đó các “ca sĩ” hát thả dàn, chẳng sợ ǵ cả. Thính giả ái mộ gồm các bà, các cô đi buôn hàng chuyến theo tầu. Nh́n dáng dấp mấy bà này, tôi đoán phần lớn họ là vợ, em, hoặc là cháu của các sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi đoán vậy v́ thấy rằng các bà các cô đó vẫn c̣n phảng phất chút ǵ của một thời nữ sinh Đồng Khánh, Trưng Vương, Gia Long, hoặc Lê Văn Duyệt. Các bà nghe một cách say mê, và đem tới bánh kẹo hoặc bất cứ thứ ǵ họ có để cổ vơ cho những “ca sĩ” này.

    Sau khi tầu chạy vào địa phận Miền Nam trước đây (phía nam vĩ tuyến 17) th́ thái độ của dân chúng đối với chúng tôi khác hẳn. Họ nh́n chúng tôi bằng con mắt đầy thiện cảm pha chút vui mừng khi biết chúng tôi mới được tha. Nếu như chúng tôi vào Miền Nam với cái c̣ng số 8 trên tay, như một số bạn tôi đă từng trải, th́ hẳn là họ thương chúng tôi nhiều hơn. Một vài bạn tôi kể rằng khi mấy người bán dạo biết có tù cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trên tầu, họ truyền miệng cho nhau rất nhanh, và rồi đủ thứ đồ ăn được ném lên tầu cho những “chiến sĩ Cộng Hoà” gặp cảnh sa cơ lỡ vận. T́nh thương của họ được thể hiện bằng những cái bánh ú, những bịch kẹo, những ghim mía, những gói thuốc lá, v.v…Như vậy làm sao chúng tôi không xúc động được chứ? Đây đúng là một phần thưởng tinh thần quí giá dành cho chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mặc dù chúng tôi đă không làm tṛn nghĩa vụ ǵn giữ đất nước mà Tổ Quốc trao phó. Chúng tôi đâu có ai muốn để mất nưóc vào tay Cộng Sản nhưng bắt buộc phải buông súng do sự sắp đặt của các nước lớn mà tiêu biểu là Hoa Kỳ và Trung Cộng.

    Mỗi buổi chiều, khi tầu ngừng ở một ga nào đó, bọn tôi ghé vào mấy nơi bán nước tắm. Nước được bán theo từng thau hoặc từng sô (tiếng Pháp đă Việt hoá, seau = thùng) cỡ hơn 10 lít nước. Có lần tôi ghé mua nước tắm mà người chủ không lấy tiền khi biết chúng tôi mới ra khỏi tù. Điều đó làm cho tôi thật là cảm động v́ biết rằng ḿnh vẫn c̣n được người dân Miền Nam thương mến.


    8.6. Ga Đà Nẵng

    Tầu tới ga Đà Nẵng vào lúc gần trưa. Sân ga bây giờ biến thành một hồ nước sau một trận mưa lớn lúc sáng sớm. Khi chúng tôi tới th́ mưa đă tạnh khá lâu rồi. Nước ngập gần nửa bánh xe lửa. Muốn xuống xe, đi mua bán cái ǵ, vừa bước ra khỏi cửa là phải lội nước, ngập gần tới đầu gối của những người có chiều cao vừa phải. Do đó ít có ai bước ra khỏi tầu. Kẹt một cái là tầu ngừng ở ga này lâu hơn tại các ga trước đây, cỡ 1 tiếng rưỡi mới chạy tiếp. Tuy vậy, ai muốn mua ǵ cũng chẳng khó v́ đă có một đội ngũ bán hàng rong dành nhau leo lên tầu, mời chào khách mua hàng.

    Mặt nước ở sân ga đục ngầu, nổi lều bều đủ thứ rác rưởi, chuột chết, và phân người vừa tươi vừa khô. Ngồi ăn cái ǵ ở trên tầu, nếu nh́n xuống mặt nước th́ độ ngon miệng sẽ bị giảm đi rất nhiều. Tôi không dám ăn uống ǵ tại ga này, cần ǵ th́ đợi đến ga kế tiếp sẽ tính. Vả lại, bọn tôi ít ăn vặt, chủ yếu là ăn cơm; mà cơm th́ đă có bán trên tầu, chẳng tội ǵ phải lo.

    Rồi cũng tới lúc tầu phải lăn bánh, đưa chúng tôi ra khỏi nơi nhớp nháp này. Tầm mắt chúng tôi lại được mở rộng để ngắm cảnh đồng quê hai bên đường. Lồng ngực lại được hít thở chút ít không khí trong lành khi tầu chạy ngang những vùng đồng ruộng bao la. Tốc độ của tầu vẫn b́nh thường nhưng sao tôi thấy nó chậm quá. Đây chỉ là lư do tâm lư thôi, khi ḿnh mong ngóng điều ǵ th́ ḿnh có cảm tưởng như là điều đó lâu tới.

    (c̣n tiếp)

  7. #47
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    89
    (tiếp theo)

    8.7. Ga Xuân Lộc/Long Khánh

    Tầu vừa ngừng trong sân ga, đội ngũ bán hàng rong tràn vào trong tầu chào hàng tíu tít. Hàng ở đây hầu hết là các loại trái cây tại địa phương. Nh́n những giỏ chôm chôm đỏ ối hoặc vàng tươi mà nước miếng muốn nhểu ra rồi. Tôi mua chừng mươi kư để bốn người bọn tôi cùng ăn cho đă cơn thèm. Hơn chín năm trời mới được ăn một bữa chôm chôm, sao mà nó ngon chi lạ!

    Chúng tôi vừa ăn xong th́ cũng là lúc tầu chuyển bánh chạy tiếp. Trời đă về chiều, nhắm chừng đă đói bụng, chúng tôi dẫn nhau đến toa bán cơm để ăn bữa cơm chót trên tầu trước khi tạm biệt nhau, mỗi người một ngả biết bao giờ mới gặp lại nữa. Thật vậy, từ ngày hôm đó cho đến nay (2008), tôi chưa từng gặp lại hai anh Dụ và Hồng, chẳng biết bây giờ hai anh đang ở đâu. Chỉ có Vượng sún và tôi là vẫn c̣n thường xuyên gặp nhau mà thôi. Về nhà chừng một năm th́ Vượng cưới vợ. Hiện giờ vợ chồng Vượng ở Cali, có một đứa con trai bằng tuổi với đứa con gái út của tôi, sinh năm 1986. V́ vợ tôi sinh nó sau khi tôi ra tù cho nên vợ tôi thường nói đùa với mấy bà bạn rằng: “Con bé này theo ba nó từ Miền Bắc về đây để được ăn cơm gạo Miền Nam đấy.”


    8.8. Mẹ ơi! Ba đă về!

    Khi tới Biên Ḥa, tôi hỏi nhân viên trên tầu xem họ có ngừng ở ga Thủ Đức không. Họ cho biết rằng tàu không ngừng hẳn v́ không được phép. Tuy nhiên, tới ga Thủ Đức, tầu sẽ chạy chậm lại để cho một số con buôn bỏ hàng lậu xuống. Tầu chạy rất chậm, dư sức nhảy xuống đất được. Thế là tôi yên tâm, v́ điểm đến của tôi là Thủ Đức, không phải Sài-G̣n.

    Tầu giảm tốc độ dần dần khi bắt đầu tới dốc Quán Con Gà Quay, tôi đưa ba lô của tôi cho Vượng giữ để ném xuống đất cho tôi. Tôi đi người không ra cửa, đứng chờ sẵn để khi tầu tới ngang hồ tắm Ngọc Thủy là nhảy ra. Vượng đă ném ba lô xuống cho tôi. Tôi nhặt ba lô khoác lên vai, lúc đó vào khoảng 8 giờ rưỡi tối. Tôi đi bộ theo đường rầy xe lửa chừng 50 mét (hơn 150 ft) th́ ra tới đường Lái Thiêu, quẹo phải và đi bộ về nhà.

    Đường về nhà tối thui, lác đác vài ba nhà bên vệ đường c̣n để cửa, ánh sáng lọt ra ngoài, soi rọi được một chút mặt đường. Hồi trước 1975, con đường này có đủ ánh sáng, và vào giờ này, người ta vẫn c̣n đi lại nhộn nhịp. Bây giờ sau hơn chín năm “hoà b́nh, thống nhất” rồi, mà sao nó có vẻ ảm đạm thế này! V́ ai nên nỗi? Hồ Chí Minh và bè lũ của hắn chứ c̣n ai nữa.

    Trên đường về nhà, tôi phải đi qua nhà bà chị thứ ba (chị Tư, gọi theo người Nam) của tôi. Nhà bà cách nhà tôi chừng 500 mét. Nghe gơ cửa, bà ra mở cửa. Vừa thấy tôi, bà đă nước mắt giọt vắn giọt dài. Nói được dăm ba câu, bà vội chạy sang nhà bà chị thứ tư (chị Năm, vợ anh K., người ra Bắc thăm tôi hai lần). Chỉ một chút xíu là đủ mặt hai bà chị và hai ông anh rể. Hai bà chẳng hỏi thăm ǵ đến cảnh tù đày của tôi, mà chỉ chú tâm vào việc phê phán, kể tội vợ tôi. Nào là “Nó bây giờ hỗn hào lắm, chẳng coi hai chị ra cái ǵ cả”; nào là “Cậu phải dạy vợ cậu cho nó biết kính trên nhường dưới”; v v… Tôi cứ để cho các bà ấy nói chán, nói cho x́ bớt trái bóng tức giận trong khi đầu tôi đang nghĩ đến câu tục ngữ “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng.” Mấy bà chị, mấy cô em chồng c̣n dữ dằn hơn là bọn giặc Tầu cơ mà. Thói thường nó là như vậy. Thấy các bà đă nói đủ, tôi bảo rằng:
    - Chuyện đâu c̣n có đó, cứ để từ từ rồi em sẽ tính; bây giờ cũng đă trễ, em về nhà rồi mai mốt nói chuyện với các anh chị sau.
    Các bà tỏ ư muốn đi theo vào nhà tôi nhưng tôi cản lại v́ không muốn cho hai bà chị đến nhà lúc này, dễ có nguy cơ ầm ĩ cḥm xóm lúc đêm hôm. Và, nhất là sẽ ảnh hưởng xấu đến cái đêm mà “Chàng ở phương xa mới về” - một đêm hứa hẹn có nhiều điều tuyệt vời: tôi sẽ… , và tôi sẽ… Tiếc rằng ng̣i bút của tôi bất lực mất rồi; xin quí vị độc giả giầu óc tưởng tượng hăy nghĩ thêm để bổ túc cho cái “tôi sẽ” nhé. Tôi đâu có dại ǵ để mấy bà ấy vào nhà tôi phá đám chứ. Hai bà đành chịu thua. Rồi, tôi nhờ anh K. đi với tôi v́ tôi có chủ ư gây bất ngờ cho vợ con tôi. Tới cổng, tôi đứng phía sau anh K., và để cho anh K. gọi cổng. Lúc đó cũng gần mười giờ đêm rồi, vợ con tôi đă tắt đèn đi ngủ. Anh K. phải gọi đến lần thứ ba mới thấy cửa hé mở. Đứa con gái thứ tư của tôi nhận ra bác K. của nó. Nó trở vào nhà lấy ch́a khóa ra mở cổng (từ cổng tới nhà cách nhau hơn mười mét – hơn 30 ft). Tôi vẫn đứng núp phía sau anh K.

    Con gái tôi mới có hai tuổi lúc tôi đi ở tù, bây giờ nó đă hơn 11 tuổi rồi. Nó chỉ biết tôi qua h́nh ảnh của tôi trước 1975; mà những h́nh ảnh đó th́ khác xa với h́nh dạng của tôi lúc này. Khi trước th́ đẹp trai, bây giờ trông hom hem như ông cụ. Đă thế, tôi lại để thêm bộ ria mép trông chẳng giống ai cho nên nó làm cho tôi càng khác những h́nh ảnh ngày xưa. Tôi nghĩ rằng con gái tôi sẽ không nhận ra tôi đâu. Tôi đợi cho nó mở cổng lớn hơn, tôi bước lên đứng ngang với anh K. nhưng vẫn không nói ǵ. Ấy vậy mà nó vừa thấy bóng tôi là nó ôm chầm lấy tôi ngay, kêu lên một tiếng “Ba” thật lớn. Thế mới biết, t́nh máu mủ ruột thịt thật là thiêng liêng. Con gái tôi đă có linh cảm ngay rằng tôi chính là bố của nó mặc dù anh K. và tôi chưa ai nói ǵ cả. Nó vừa ôm tôi chặt cứng, vừa ngoái đầu vào trong nhà, hô lớn:
    - Mẹ ơi! Mẹ ơi! Ba đă về! Ba đă về!
    (Hết phần hồi kư)



    Đôi Lời Tri Ân

    Đạo lư của người Việt dạy tôi rằng ăn quả th́ phải nhớ kẻ trồng cây, hoặc khi uống nước th́ phải nhớ đến nguồn. Khi ḿnh được hưởng cái ǵ, th́ ḿnh phải biết ơn những người đă tạo ra nó.

    Ngày hôm nay, tôi c̣n khỏe mạnh và tỉnh táo, được ngồi trong một căn pḥng ấm cúng, có đủ tiện nghi, để viết lại chuyện tù đầy của tôi. Tôi được sống vui vẻ dưới một mái nhà cùng với vợ con trên một đất nước văn minh và tự do nhất thế giới. Tôi không thể quên ơn tất cả những người đă giúp cho tôi có một cuộc sống như hôm nay để tôi hoàn thành bài hồi kư này. Tôi chỉ xin nêu một số người tiêu biểu mà thôi.

    Trước hết tôi phải ghi nhận công ơn của bà Khúc Minh Thơ. Bà Thơ cùng một số thân hữu đă thành lâp Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị (HGĐTNCT) vào tháng 8 năm 1977. Bà đă vận động với Quốc hội, Chính quyền, và Chính giới Hoa Kỳ để đánh động lương tâm người Hoa Kỳ cho họ nghĩ tới trách nhiệm cứu vớt những sĩ quan, cán bộ, và công chức của chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa mà họ đang bị bọn Cộng Sản Việt Nam giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt. Nhờ vậy mà sau khi Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) đưa ra sáng kiến thành lập ODP (Orderly Departure Program) năm 1979 để giúp những người Việt ra đi một cách hợp pháp th́ chính quyền Hoa Kỳ cũng thành lập ODP, và họ đă nghĩ ngay đến việc cứu những người đang bị giam giữ trong các trại tù cải tạo. Đây là chính sách của Hoa Kỳ; cho nên dù có hay không có bà Thơ và HGĐTNCT th́ chắc chắn chúng tôi cũng vẫn được cứu ra và được đưa sang định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ở đây tôi muốn nói đến ḷng thương người (tù cải tạo), tinh thần phục vụ vô vị lợi, và sự kiên tŕ vận động của bà Thơ khiến cho chính quyền và nhân dân Mỹ đă thay đổi thái độ mà tích cực hơn trong việc cứu giúp chúng tôi. Sự vận động của bà và hội GĐTNCT như là một chất xúc tác để cho tiến tŕnh cứu tù cải tạo được xảy ra nhanh hơn. Hơn nữa, những tin tức về sự vận động cứu tù của bà đă được truyền về Việt Nam, và vợ con chúng tôi đă đem tin này cho chúng tôi trong những dịp thăm nuôi. Đây đúng là một món ăn tinh thần quí báu mà chúng tôi cần có trong lúc đang bị giam giữ. Nhờ vậy mà chúng tôi cảm thấy không bị bỏ quên, tinh thần phấn chấn, và nuôi hy vọng rằng một ngày không xa, chúng tôi sẽ được cứu ra.

    Người thứ hai mà tôi cần phải ghi ơn là ông Robert Funseth. Ông được chính quyền Hoa kỳ cử sang Việt Nam thương lượng về việc thả tù Việt Nam Cộng Ḥa. Nếu là người khác, mà không phải là ông Robert Funseth, th́ không biết tương lai chúng tôi sẽ ra sao. Ông Funseth đă kiên tŕ điều đ́nh với bọn Việt Cộng nổi tiếng gian manh v́ chúng rất lươn lẹo và tráo trở; chúng đ̣i hỏi nhiều điều kiện vô lư. Nếu ông không có tấm ḷng bác ái đối với chúng tôi th́ chắc ǵ ông đă có đủ kiên nhẫn để đạt được sự kư kết một văn kiện với Cộng Sản Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 1989 mở đầu cho việc định cư chúng tôi sau khi được thả ra khỏi tù. Nếu là người khác điều đ́nh th́ có thể chúng tôi vẫn được tha nhưng không sớm sủa như vậy đâu.

    Thứ ba là Giáo Sư Nguyễn Ngọc Diễm, người Thày kính mến của tôi. Trong những năm tháng ở trại tù Nam Hà, nhờ có Thày hướng dẫn mà khả năng Anh Ngữ của tôi đă tăng lên rất nhiều. Khi sang định cư tại Hoa Kỳ, nhờ những lời khích lệ của Thày mà tôi đă lấy được văn bằng Cao Học về Quản Trị Kinh Doanh (MBA). Sau chót là, trong quá tŕnh sửa chữa cuốn hồi kư này trước khi nó được in thành sách, Thày đă phân tích tỉ mỉ và đóng góp rất nhiều ư kiến quí báu giúp cho nó có một nội dung và h́nh thức như hiện nay. Người ta nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – người dạy ḿnh một chữ/nửa chữ cũng đáng là thày rồi; thế mà GS Diễm đă dạy tôi rất nhiều, hỏi sao tôi có thể quên ơn Thày được?

    Thứ tư là người bạn đời của tôi. Trong hơn chín năm tù đầy của tôi, vợ tôi một ḷng chung thủy với chồng. Và, vợ tôi đă vững tay chèo chống con thuyền gia đ́nh qua khỏi những “cơn phong ba băo táp” của cuộc đời do bọn khỉ đội lốt người gây ra. Nhờ vậy mà khi tôi được thả ra khỏi nhà tù, gia đ́nh tôi vẫn nguyên vẹn và tràn đầy hạnh phúc trong cảnh “một mái nhà tranh, hai trái tim vàng”. Tôi dùng nhóm chữ “mái nhà tranh” để nói lên cảnh eo hẹp tài chính của gia đ́nh tôi trước khi chúng tôi đi Mỹ. Việt Cộng vào, th́ c̣n ǵ nữa đâu mà không nghèo? Đúng như câu nói “Mất nước là mất tât cả.” Nhưng rất may! Tôi chưa mất tất cả; tôi vẫn c̣n đủ vợ con; như vậy không hạnh phúc sao? Xin cám ơn người bạn đời của tôi.

    Thứ năm là lời cám ơn dành cho các bạn tôi và quí vị độc giả (hội viên Thư Viện Việt Nam). Nhờ sự khích lệ quí báu của các bạn và quí vị độc giả mà tôi đă viết được hết tập hồi kư này, mà đôi khi, v́ một lư do riêng, tôi đă có ư định ngừng viết nửa chừng.

    1) Bạn tôi gồm có các anh:
    - Vơ Tấn Tài, hiện ở Houston, TX
    - Nguyễn Trăi, Houston, TX
    - Vũ Ngự Chiệu, Houston, TX
    - Nguyễn Khoát Hải, Seattle, WA
    - Nguyễn Xuân Hiếu, CA
    - Lương Văn Quang, CA
    - Nguyễn Quang Ngọ, Arlington, TX
    - Dương Ngọc Phú, Arlington, TX

    2) Độc giả (hội viên Thư Viện Việt Nam) th́ khá nhiều nhưng tôi chỉ biết được một số ít người đă báo danh thôi, đó là các bạn có biệt danh sau đây:
    - Traisaurieng - Yeuthuong
    - KhoaiTim - 228
    - Phamthangvu - 8charner
    - Daonguyen - Transon101
    - nhabe1988 - Violet

    Lời cám ơn đặc biệt dành cho hai hội viên Traisaurieng và Phamthangvu. Hai bạn Traisaurieng và Phamthangvu, ngoài những lời khích lệ, c̣n cung cấp cho tôi những tấm h́nh chụp cái conex để tăng thêm phần phong phú cho tập hồi kư này.

    Tôi cũng phải nói lên lời cám ơn với một người bạn tôi (ẩn danh) mà trong suốt quá tŕnh sửa chữa tập hồi kư này không những đă đóng góp nhiều ư kiến rất hữu ích mà c̣n giúp tôi sửa chữa những lỗi chính tả nữa.

    Sau hết, tôi cũng không quên ghi nhận sự đóng góp công sức của con gái tôi, Nguyễn Thị Thanh-Điệp, về việc giúp tôi sử dụng computer trong suốt thời gian tôi viết tập hồi kư này.

    Xin Thượng Đế ban phúc lành cho tất cả mọi người.

    HẾT
    Sửa chữa lần đầu, xong ngày 15/12/2008
    Sửa chữa lần thứ hai, xong ngày 12/3/2009
    Sửa chữa lần chót, xong ngày 28/9/2010
    Nguyễn Văn Thái




    Phụ Bản: H́nh Ảnh



    Từ trái qua phải. Người đứng thứ hai là Nguyễn Văn Thái
    Chụp tháng 2-1963 tại trường Pháo Binh, Dục Mỹ, Nha Trang.





    Thời gian làm thông dịch viên cho hăng thầu RMK-BRJ
    Tại Kho Hàng Trung Ương Thủ Đức (Saigon Major Depot Island)
    Chụp tháng 2/1967





    Chụp tháng 2/1973 tại sân nhà.
    Bào thai trong bụng mẹ là đứa con gái 11 tuổi, ra mở
    cổng khi tôi về tới nhà.




    Chụp ngày 19 tháng 6 năm 1991
    Tại phi trường Tân Sơn Nhất cùng các bạn đi tiễn chân.
    Từ trái qua phải: Nguyễn Phan Đệ, Chương hói, Nguyễn Văn Thái,
    Trần Cao Chánh, và B́nh bốt.




    Nguyễn Văn Thái và hiền thê.
    Chụp ngày 04 tháng 10 năm 2008
    Đi dự Đại Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị
    Tại Garland, Texas.




    Tiểu Sử




    Sinh năm 1938. tại Nam Định, Bắc Việt.

    Cựu Đại Úy Pháo Binh, Khóa 14 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, QL/VNCH.

    Ở tù CS từ tháng 6/1975 đến tháng 8/1984.

    Tới Mỹ định cư ngày 25/6/1991, theo danh sách H. 07

    Năm 1999, Tốt nghiệp Cử Nhân Quản Trị Kinh Doanh,
    (Bachelor of Business Administration - BA), Chadwick University, Alabama.

    Năm 2005, Tốt nghiệp Cao Học Quản Trị Kinh Doanh,
    (Master of Business Administration – MBA) Chadwick University, Alabama.

    Từ 2000 đến 2004: Làm Đại Diện Bảo Hiểm (Insurance Agent) cho
    công ty Farmers Insurance Group tại Carrollton, Texas.

    Từ tháng 4/2004 đến nay: Nghỉ hưu tại Arlington, Texas.


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 57
    Last Post: 08-12-2011, 09:43 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 06-12-2011, 08:29 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 21-08-2011, 07:12 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 31-01-2011, 10:37 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •