Từ Trại Lao Động Cải Tạo Z 30 A, Xuân Lộc, Đồng Nai, tôi trở về mái nhà xưa trong Cư Xá Tự Do, Ngă Ba Ông Tạ, vào một ngày sau Tết Nguyên Đán năm 1990. Vào năm này – 15 năm sau ngày nón cối, giép râu, cờ đỏ, búa liềm vào Sài G̣n – đời sống của người dân Thành Hồ đă đỡ phần cay cực, đói rách, khổ sở nhiều so với tháng Năm 1984 khi xe bông Sở Công An Thành Hồ đến nhà rước tôi đi lần thứ hai. Chủ nghĩa Mác-Lênin bị ngay chính nhân dân các nước Nga, Đông Âu, Đông Đức quăng vào thùng rác, Đảng Cộng Sản Liên Xô tan ră, nhân dân tất cả các nước bị cộng sản áp đặt quyền thống trị ở Đông Âu vùng lên đập phá gông cùm cộng sản, dành lại quyền tự do dân chủ, bức tường ô nhục Bá Linh bị nhân dân Đức đập phá tan nát. Từ năm 1986, 1987, dù không muốn, Chủ Tịch Đảng CSVN Nguyễn Văn Linh cũng phải theo đuôi Nga Sô chơi tṛ “đổi mới”, mở cho nhân dân làm ăn cá thể, tức riêng lẻ, có quyền tư hữu, và tuyên bố: “…cởi trói cho văn nghệ…”
Tôi về và được ngay vài anh em trong ngành xuất bản tiểu thuyết t́m đến. Những anh em này không phải là cán bộ văn nghệ của Đảng, họ là những lái sách, những phó thường dân sinh sống bằng nghề xuất bản tiểu thuyết. Mỗi cái gọi là Ty Văn hóa Tỉnh được quyền xuất bản một số sách đủ loại trong một năm. Trước đây số sách này toàn là sách tuyên truyền, sách ca tụng Đảng, in ra bằng tiền của tỉnh do cái gọi là Trung Ương, tức nhà nước cộng sản cấp, in ra không cần bán, cán bộ văn hóa ăn lương tháng. Sau 1986, cái gọi là Trung Ương hết tiền không bao cấp nữa, các tỉnh phải tự túc kiếm tiền để sống và để nộp cho Trung Ương. Điều này giải thích tại sao có nhiều cơ sở văn hóa, tỉnh, quận, chiếu phim video Chăn Nuôi Con Heo Nọc và Gái Tư Bổn Nhà Nghèo Thiếu Quần Áo cho dân coi để lấy tiền.
Cán bộ văn hóa dốt mịt, bắt buộc phải nhường việc t́m tiểu thuyết ăn khách, in và bán kiếm lời cho những lái sách, cán bộ kiểm duyệt kư giấy phép xuất bản và ăn tiền đầu trên mỗi quyển sách gọi là tiền “xuất bản phí”. Anh em lái sách đi t́m bọn thợ viết chúng tôi, đặt viết tiểu thuyết, trả tiền đàng hoàng. Những người đi tù v́ tội chính trị như tôi không được để tên trên tác phẩm ḿnh viết. Tôi được anh em đặt dịch tiểu thuyết Mỹ. Không cần để tên, dịch và nhà xuất bản trả tiền là được. Trong mấy năm từ 1990 đến ngày vợ chồng tôi bánh xe lăng tử sang Hoa Kỳ năm 1994 chúng tôi sống ở Sài G̣n bằng việc dịch tiểu thuyết Mỹ; tôi dịch một số tiểu thuyết của Danielle Steel, Tom Harris, Chester Himes và những tác phẩm “The Firm“, “The Pelican Brief“, “The Chamber” của John Grisham.
Những năm 1991, 1992… sách tiểu thuyết mới phát hành ở Mỹ, ở Thành Hồ ai có sách trước người ấy dịch. Một sáng có người bạn trẻ đến căn nhà nhỏ của tôi. Anh tự giới thiệu:
– Cháu ở Mỹ mới về, nhờ có người quen biết địa chỉ bác nên cháu đến thăm bác. Chúng cháu là một nhóm bạn trẻ, ra đi theo bố mẹ năm 1975 khi chúng cháu mới năm, sáu tuổi; nay chúng cháu học xong, đă vào đời đi làm. Chúng cháu muốn học tiếng Việt nhưng không có phương tiện. Bố chúng cháu và những ông bạn của bố chúng cháu, ra đi năm 1975, nay các ông nói một thứ ngôn ngữ Việt mà chúng cháu thấy không c̣n là Việt ngữ thuần túy nữa. Nhóm chúng cháu học tiếng Việt bằng cách đọc những tiểu thuyết của bác, như truyện “Gă Thâm“, “Người Yêu, Người Giết“, “Nửa Kiếp Giang Hồ“. Trong những tác phẩm của bác chúng cháu học được những từ ngữ thật linh động, thật Việt Nam. Khi cháu về, các bạn cháu dặn cháu thể nào cũng phải đến thăm bác.
Người bạn trẻ độc giả của tôi trạc 25, 27 tuổi năm 1992, anh tên là Charles P.D, cư ngụ ở San José. Anh trở về Mỹ, và cũng vào một buổi sáng đẹp trời, một anh bạn anh ở Mỹ về đem đến cho tôi quyển “The Chamber” của John Grisham, sách b́a cứng, mới phát hành, giá 20 đô. Charles viết: “…Cháu nhớ bác nói có sách mới là bác có thể làm ra tiền. Quyển này mới có bán hôm qua, nhân có anh bạn cháu về, cháu mua ngay gửi về biếu bác…”
Thái độ ân cần của Charles làm tôi cảm động. Đúng là miếng khi đói bằng gói khi no.
Năm 1997, sống yên lành ở Rừng Phong, tôi nhận được thư của Uyên Thao, bạn tôi, từ Thành Hồ:
– Hồi này tao ở nhà dịch sách. Nhà xuất bản c̣m-măng tao dịch sê-ri sách viết cho thiếu nhi của tác giả Y… Tao đă dịch được mấy quyển. Mày t́m mua và gửi về ngay cho tao quyển X của tác giả Y, nhà xuất bản Z. Tao cần gấp.
Tôi thông cảm t́nh trạng của Uyên Thao. Tháng nào cũng phải có sách dịch, không có sách dịch là đói – đói cơm, không phải đói là không có tiền đi ăn chơi như thời trước 1975 anh em chúng tôi vẫn thường than đói. Tôi bồi hồi nhớ lại những buổi sáng mới bốn, năm năm trước, tôi mang bản thảo tập truyện dịch xong đến nhà xuất bản. Khi giao sách cho tôi dịch, người bạn lái sách trẻ tuổi, rất mến trọng tôi và thân t́nh xưng con với tôi, gọi tôi bằng chú (anh nói tôi có nhiều điểm giống ông bố anh đă mất) anh đưa cho tôi trước một khoản tiền, dịch xong giao hàng tính trang trả tiền hết (mỗi trang 7.000 đồng, tính trên toàn bộ số trang bản truyện Mỹ dù tôi có bỏ bớt cả trăm trang) và quan trọng nhất là đưa quyển truyện Mỹ khác cho tôi dịch cùng khoản tiền đưa trước.
Có tiền, có sách để dịch, tôi vui, v́ tháng ấy vợ chồng tôi có tiền, tôi có việc làm. Những hôm đi giao sách ấy tôi thường về nhà vào lúc 12 giờ trưa, Alice đang làm cơm trong bếp. Nàng hồi hộp đợi tôi về. Nếu nàng thấy tôi dắt xe vào nhà, mặt tiu nghỉu, giọng nói nhăo như bún thiu: “Chưa có sách mới, em ạ. Nó hẹn tuần sau”, nàng thở hắt ra… “Tốt thôi. Chờ vậy…” Nàng mừng khi thấy anh chồng mặt mũi tươi tỉnh: “Có truyện mới. Em yên trí…”
Được thư của bạn, tôi đến ngay Nhà sách Barnes & Noble ở ngay bên cạnh Rừng Phong. Quá nhiều sách. Phải nói là rừng sách. T́m măi không thấy quyển sách bạn nhờ mua, tôi phải nhờ cô bán sách t́m dùm. Tôi mong nhà sách có sẵn quyển sách bạn tôi cần. Không sẵn th́ order, nhưng order có khi cả tháng sau mới có sách, chờ đợi nóng ruột chịu làm sao thấu. Cứu đói c̣n gấp hơn cứu hỏa. Lửa chỉ làm cháy nhà thôi, cái đói làm con người mất nhân phẩm. Không ai khinh bỉ người có nhà bị cháy, người ta khinh bỉ thằng đàn ông không kiếm được cơm nuôi vợ con nó. Người bị cháy nhà không xấu hổ, người để vợ con đói xấu hổ. Mà chẳng cần ai khinh, thằng đàn ông tự khinh nó v́ nó không nuôi nổi vợ con nó; Đỗ Phủ khi được tin đúa con nhỏ của ông ở quê bị chết v́ đói, than: “Làm cha người ta mà để người ta chết đói. Thật xấu hổ…”
May quá, sau chừng năm, bẩy phút chờ đợi, cô bán sách mang ra quyển sách b́a cứng, giá 16 đô. Tôi mua ngay, gửi ngay sách về cho bạn. Uyên Thao viết cho tôi:
– Nhận được sách của mày. Vừa kịp thời gian. Sách của tác giả này ra lâu rồi, có loại paperback b́a mỏng, rẻ tiền. Mày mua loại hardcover đờ luưch cho tao làm chi cho tốn tiền. Sách đẹp quá làm tao phải đem đi photocopy, tao dịch trên bản copy, giao cho nhà xuất bản cũng giao bản copy, c̣n quyển dzin mày gửi về tao cất đi làm kỷ niệm…
Khi thấy có sách cho bạn, tôi mừng húm, vồ ngay, c̣n tâm trí đâu mà hỏi có bản paperback không? Thế rồi ngày tháng qua – những ngày như lá, tháng như mây – đầu năm 1998, Uyên Thao gửi thư cho tôi:
– Tao nộp đơn xin xuất cảnh sang Mỹ, diện tị nạn chính trị, Bộ Nội Vụ không cho nộp hồ sơ. Trả lời diện cải tạo như tao không được quyền đi tị nạn. Tao gửi hồ sơ đây. Nghe nói mày quen bà Khúc Minh Thơ, mày nhờ bà ấy lo dùm cho tao.
Sau Uyên Thao là Chủ Tịt Bụi Chuối Thanh Thương Hoàng của chúng tôi. Chủ Tịt cũng ở trong t́nh trạng như Uyên Thao: đến Bộ Nội Vụ nộp đơn và hồ sơ xin xuất ngoại, để được Bộ Nội Vụ chuyển hồ sơ sang ODP Mỹ để xin được sang Mỹ theo diện tị nạn chính trị, nhưng bị từ chối bằng miệng: “Diện cải tạo các anh không được xuất ngoại”. Chủ Tịt tù 6 niên. Uyên Thao (người mà anh em chúng tôi gọi thân thương là Cậu Út, đôi khi là Cậu Út Đen v́ nước da trắng bóc của cậu, đôi khi là Hoàng Tử Ấn Độ) tù 11 niên. Chủ Tịt Bụi Chuối Thanh Thương Hoàng cũng gửi thư và hồ sơ cho tôi, với lời cuối: “…Trăm sự nhờ bạn…”
Tôi tŕnh bầy trường hợp hai bạn tôi với bà Khúc Minh Thơ, Hội trưởng Hội Bảo Trợ Gia Đ́nh Cựu Tù Nhân Chính trị, nhờ bà giúp cho. Trước hết, tôi xin kể về nguyên nhân tôi được biết bà Khúc Minh Thơ.
Khoảng năm 1988 tôi gặp một ông bạn tù trong Thánh Thất Chí Ḥa. Ông trạc tuổi tôi, trước tháng Tư 75 là Trưởng Ty Cảnh Sát. Hỏi thăm tội trạng và án tù của nhau, ông cho tôi biết ông bi kết tội gián điệp, có ra ṭa, bị xử tù 14 niên. Tôi hỏi ông làm ǵ mà bị tội gián điệp nặng nề quá xá vậy, ông nói ông đi cải tạo về, ông thu thập tin tức về những bạn tù của ông, các ông này hiện ở trại nào, gửi sang Mỹ cho một tổ chức để tổ chức này gửi tiền, gửi thuốc về cứu trợ những người đó. Ông nói tên người ông liên lạc ở Mỹ. Trong tù chúng tôi phải nói nhỏ với nhau, mới nghe, tôi tưởng ông liên lạc với một bà người Mỹ, bà Kourminster.
Hỏi lại tôi mới biết không phải là bà Mỹ Kourminster mà là bà người Việt Khúc Minh Thơ. Đó là lần thứ nhất tôi nghe tên bà. Rồi ông bạn gián điệp bất đắc dĩ cùng lên Trại Z-30 A với tôi năm 1989. Đầu 1990 tôi măn án ra về, ông bạn c̣n ở lại nhiều năm v́ ông bị bắt sau tôi mà án ông lại gấp đôi án tôi. Giữa năm 1994, tôi và Alice được ODP nhận cho sang Mỹ tị nạn. Buổi sáng tôi nghe đài VOA phỏng vấn bà Khúc Minh Thơ về chuyện bảo trợ tù nhân của Hội, tôi nghĩ: “Tại sao ḿnh không nhờ bà này làm ś-bông-so cho ḿnh về Virginia…?”
Anh bạn thân của tôi cũng ở Falls Church, cùng khu với bà Thơ, anh từ Mỹ phone về cho tôi để hỏi tôi về chuyện vợ chồng tôi sắp ODP sang Mỹ. Tôi nói:
– Mày nhờ bà Khúc Minh Thơ ở chỗ mày bảo lănh cho vơ chồng tao sang đấy. Chúng tao thích ở Virginia.
Bạn tôi hỏi:
– Mày có quen bà Khúc Minh Thơ không?
Tôi nói:
– Bà ấy là Hội trưởng Hội Bảo Trợ Gia Đ́nh Cựu Tù Nhân Chính Trị, tao là đương kim tù nhân chính trị, tao nhờ bà ấy giúp là đúng sách vở. Cần ǵ phải quen.
Bạn tôi nhờ bà Thơ bảo lănh cho chúng tôi đến Virginia. Tôi đă nhờ đúng người. Không phải bà Thơ chỉ tận tâm giúp đỡ vợ chồng tôi, bà tận tâm giúp, lo lắng, thu xếp cho tất cả những người được bà bảo lănh. Bà giữ vợ chồng tôi ở nhà bà một tuần để bà tiện đưa chúng tôi đi các sở làm giấy tờ. Những đêm đầu mới đến Mỹ vợ chồng tôi ngủ không được, đêm ṃ ra bếp uống cà phê, hai giờ sáng chúng tôi thấy bà vẫn c̣n ngồi xem hồ sơ các tù nhân chính trị trong nước gửi đến nhờ bà giúp.
Bà Thơ sốt sắng nhận giúp hai ông bạn tôi, bà vận động với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để Bộ chỉ thị cho ODP Sài G̣n hỏi Bộ Nội Vụ CSVN về trường hợp hai cựu tù nhân mốc thếch là Chủ Tịt Bụi Chuối Thanh Thương Hoàng một thời oanh liệt và Cậu Út Uyên Thao Vũ Quốc Châu, người có nước da trắng ngang với nước da ông Cựu Hiệu Trưởng Trường Trung Học Nguyễn Trăi Sài G̣n kiêm văn sĩ Tạ Quang Khôi, bút danh Tạ Ống Khói: Tại sao hai ông này có quyền đi sang Mỹ tị nạn, hai ông xin đi mà lại không cho hai ông đi?
Tư văn đi, công văn lại, tiến bộ th́ chậm ŕ mà ngày tháng qua nhanh hơn hỏa tiễn, bà Thơ lại sắp nghỉ hưu nên bà muốn làm cho xong những vụ bà đă nhận lời làm giúp. Một hôm Hội đi họp với những viên chức Mỹ ở Bộ Ngoại Giao, bà bảo tôi:
– Anh cùng đi với chúng tôi. Anh sẽ tŕnh bày với họ về trường hợp hai ông bạn anh.
Phái đoàn Hội Hội Bảo Trợ Gia Đ́nh Cựu Tù Nhân Chính Trị đến Bộ Ngoại Giao hôm ấy gồm bà Thơ, bà Hiệp Lohman, ông Lê Văn Ba, Cố vấn của Hội, anh Nguyễn Hoàng Dân, Thư kư của Hội, và tôi, người không có phận sự ǵ ngoài việc láp nháp nói vài lời tả oán về hai ông bạn tù nhân mốc thếch đại vương. Tiếp kiến và thảo luận với Hội là ông Alan Krecko, Phụ Tá Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Đặc trách Tị Nạn, bà Terry Ruch, Giám Đốc Cơ Quan Tị Nạn Quốc Tế của chính phủ Hoa Kỳ, và bà Pamela Lewis, Quản Đốc ODP Việt Nam. Bà Lewis tỏ ra rất có cảm t́nh với Hội. Trong lúc ông Phụ Tá chưa vào pḥng họp, bà Lewis kể chuyện bà vừa ở Sài G̣n về có hai ngày, đường phố Sài G̣n đông người đến nỗi bà muốn từ lề đường bên này qua lề đường bên kia mà không sao qua được.
Ăng-lê của tôi là Ăng-lê Ăn Đong, lại sau hai mươi năm vất vả ở Thành Hồ, tám năm tù thảm năo, vốn liếng tiếng Ăng-lê đă rách của tôi lại càng tơi tả. May sao – đây phải nói cho đúng là tử vi của hai ông bạn tôi đi vào vùng ảnh hưởng của Sao Quy Mă – nên hôm ấy tôi nói khá trôi chẩy. Tôi tŕnh với ông Phụ tá Bộ Trưởng và hai bà Giám đốc về hai ông cựu tù nhân đơ luưch: hai bạn tôi đều trên 65 tuổi, ông nào cũng tù cả mười năm, nay không thể sống được ở trong nước, xin đi th́ chính quyền CSVN không cho đi. Ông Phụ Tá tỏ vẻ ngạc nhiên, ông nói: “Sao lại có chuyện ngăn cản như thế?”. Ông hỏi tôi có bằng chứng ǵ về việc ngăn cản không? Tôi thưa với ông là những viên chức VN chỉ nói miệng, nhưng may quá là may, trên đơn xin nộp hồ sơ của Cậu Út có ghi hàng chữ: “Theo Nghị Quyết 224 những người cải tạo diện này không được phép xuất ngoại” cùng một chữ kư. Tôi tŕnh tài liệu này với ông Phụ Tá. Ông nhận hồ sơ của hai ông bạn tôi và nói ông sẽ xét và cho lệnh ODP Saigon hỏi về trường hợp hai cựu tù nhân này.
Chừng ba tháng sau, tin phe ta đại thắng đủ cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, từ Sài G̣n bay đến Oắt-dzing-tân Đi Xi: Cậu Út và Chủ Tịt cùng được giấy của Bộ Nội Vụ “mời đến nộp hồ sơ xuất ngoại”. Đang khổ sở từ mấy mùa lá rụng v́ đến năn nỉ xin nộp hồ sơ mà không được nộp, nay hai ông cựu tù được “mời” đến nộp hồ sơ, chỉ c̣n thiếu điều cán bộ xuống nước: “…Hai ông làm phúc đến nộp hồ sơ dùm chúng em tí… Chúng em cảm ơn…”
Như vậy là ta thắng chăm phần chăm, chỉ c̣n qua thời gian làm giấy tờ thủ tục là Chủ Tịt và Cậu Út của chúng tôi đàng hoàng lên máy bay sang Mỹ. Không mấy lâu sau hai ông được ODP mời đến phỏng vấn. Cậu Út đến vấn trước. Tin khó khăn lại bay sang: nhân viên phỏng vấn ODP Mỹ từ chối không cho Cậu Út cùng mợ và hai em sang Mỹ, viện cớ chính phủ Mỹ chỉ nhận cho sang Mỹ những người bị VC bắt đi cải tạo v́ tội ở trong hàng ngũ “ngụy quân, ngụy quyền”, tức những sĩ quan và công chức chính phủ; Cậu Út có nhiều năm làm trong Đài Phát Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa, cậu có giấy chứng nhận của ông cựu Giám Đốc Đài Phát Thanh (ông Trung tá Huy Quang Vũ Đức Vinh ở Seattle), ông Vinh có cấp giấy xác nhận cho Cậu Út là nhân viên Đài dưới thời ông làm giám đốc, nhưng nhân viên ODP Mỹ vẫn sài lắc, Y nói: “Vụ này ngoài tầm tay của tôi…”
Cậu Út của chúng tôi là con cầu tự, nghe nói cậu là con ông Hoàng Bơ nên cậu rất khó khăn trong việc ăn ở, đi lại, tù đày. Tôi vẫn biết số cậu khó nhưng tôi cũng không ngờ số cậu lại khó khăn quá đến như thế. Bà Giám Đốc ODP gửi văn thư cho cậu, đoan quyết: “Dzu có giấy giới thiệu của chính quyền VN đến ODP là chúng tôi mời Dzu nhập Hoa Kỳ liền tù t́ tút suỵt…” Dzậy mà sau khi trầy vi, tróc vẩy – trầy gần hết trọi, chỉ c̣n hai ba cái – cậu lết đến được ODP th́ lại bị viên chức Mỹ Cà Chớn từ chối. Đúng là Phi-ní-lô-đia: Hết nước nói. Cậu Út tin cho tôi, tôi phone về:
– Không tuyệt vọng. Yên tâm. Lại nhờ bà Thơ can thiệp. Sẽ gọi phỏng vấn lại không lâu.
Ngọc Dũng hỏi tôi ở tiệm Phở Xe Lửa: “Vụ Uyên Thao đến đâu rồi? Bao giờ sang?” Tôi nói Uyên Thao bị viên chức ODP từ chối, viện lư không phải là công chức, sĩ quan, lại phải nhờ bà Thơ can thiệp với Bộ Ngoại Giao… Ông bạn ngồi gần nghe được chuyện, nói:
– ODP nó đă từ chối là xong rồi. Bà Trời cũng không can thiệp được.
Chủ Tịt Bụi Chuối đến ODP phỏng vấn sau nhưng lại đến Mỹ trước Cậu Út. Chủ Tịt không bị rắc rối ấm ớ hội tề ǵ ở ODP cả. Nguyên do là khi Cậu Út bị gàn quải, bà Thơ phone ngay cho bà Lewis, nói rơ để bà Lewis nhớ Cậu Út và Chủ Tịt là hai người đă được ông Phụ Tá Krecko hứa cho tị nạn, nhưng viên chức ODP làm khó không cho. Bà Lewis ra lệnh cho nhân viên ODP Sàigon đặc biệt ưu đăi hai ông nên khi Chủ Tịt Bụi Chuối đến, tên ông đă có trong Sổ Trắng của ODP, cửa ải ODP mở toang cho ông thơ thới đi qua.
Cậu Út của chúng tôi được ODP mời tái phỏng vấn. Một tối tháng Chín năm 1999 – mới toanh đây mà đă mười tháng qua mau – cậu cũng nhờ bà Thơ bảo lănh gia đ́nh cậu đến Virginia Đất T́nh Nhân – bà Thơ đến phi tràng Dulles đón Cậu Mợ và hai em. Anh em chúng tôi núp bóng bà đi đón Cậu Mợ gồm ông Phó Hoàng Thơ, ông Lê Văn B́nh, ông cựu Hiệu Trưởng Tạ Ống Khói, nhũ danh (tức tên ông lúc ông mới ra đời, ông c̣n bú sữa mẹ) là Tạ Quang Khôi, các ông nhà báo Phạm Bá Vinh, Chủ nhiệm báo Sóng Thần, Nguyễn Hữu Điển, Chủ nhiệm Thủ Đô Thời Báo, các ông Lê Thiệp, Trương Cam Vĩnh (hai ông Lê Thiệp, Trương Cam Vĩnh trước 75 cùng làm trong ṭa soạn Nhật Báo Sóng Thần với Cậu Út).
Cuối cùng th́, nhờ bà Khúc Minh Thơ, Cậu Út của chúng tôi cùng Mợ và hai em cũng b́nh an đến được Hoa Kỳ.
oOo
Mới đây một nữ độc giả của tôi cho tôi biết nàng nghe một nhà xuất bản ngỏ ư: “Sách viết về tù đày, cải tạo nhiều quá rồi, nếu bây giờ có một quyển viết về các văn nghệ sĩ đă qua đời ở Thành Hồ kể từ ngày 30 tháng Tư 75…”
Nàng hỏi tôi: “Sao anh không viết về cái chết của những ông Nguyễn Mạnh Côn, Dương Hùng Cường, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt… và bao nhiêu người bạn khác của anh như Minh Đăng Khánh, Ngọc Thứ Lang, Minh Vồ…? Anh là người có nhiều khả năng viết một quyển về cái chết của những văn nghệ sĩ ta…”
Nàng ơi… Từ ngày bánh xe lăng tử khấp khểnh, gập ghềnh đến Kỳ Hoa đất lưu đày tôi đă viết khá nhiều về các bạn tôi – loạt bài “Các Bạn Tôi Sống Chết ở Thành Hồ“, những bài ấy đăng tản mát trên các báo. Nhờ nàng nhắc và khuyến khích, tôi sẽ thu thập và viết lại những bài đó để xuất bản thành một quyển sách nghiêm chỉnh: “Sống và Chết ở Sài G̣n“.
. . .
Bookmarks