Page 5 of 5 FirstFirst 12345
Results 41 to 47 of 47

Thread: Vương Triều Đỏ CS Việt nam - Đại Hán Giao Chỉ Quận

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    LÊ DUẨN
    Kỳ 4: Một di sản gây tranh cãi




    Sau kết quả của điều gọi là “vụ án xét lại – chống Đảng”, cán cân quyền lực trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng nghiêng hẳn về phía ông Lê Duẩn.

    Những người ủng hộ quan điểm của ông Lê Duẩn được đề bạt và trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu lãnh đạo.

    Các đồng minh

    Sự trợ giúp mà ông Lê Duẩn nhận được từ ông Lê Đức Thọ trong suốt tiến trình thâu tóm quyền lực là vô cùng quan trọng.

    Tham gia cách mạng từ những năm 1920, ông Lê Đức Thọ trải qua nhiều năm trong tù. Khi được thả năm 1945, ông được gửi vào miền Nam và làm phó cho ông Duẩn trong suốt giai đoạn xung đột giữa Việt Minh và Pháp. Quan hệ giữa hai người này sẽ có một ảnh hưởng sâu sắc trong đảng. Khi ông Lê Duẩn trở thành Tổng Bí thư, ông Lê Đức Thọ được cử làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, một vị trí mà theo William Duiker, được nhanh chóng “biến thành bộ máy hiệu quả để điều tra và kiểm soát các đảng viên.”

    Pierre Asselin nói thêm rằng ông Lê Duẩn “không thể củng cố uy quyền một cách hiệu quả như đã làm nếu không có sự ủng hộ của ông Lê Đức Thọ; sự trung thành và trợ giúp của người này tỏ ra cần thiết để thanh lọc ban lãnh đạo ở Hà Nội.”

    Một người đóng vai trò lớn trong cuộc chiến Việt Nam là đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Cho đến giữa thập niên 1960, miền Bắc chỉ có hai đại tướng bốn sao là ông Vơ Nguyên Giáp (Bộ trưởng quốc pḥng kiêm Tổng tư lệnh) và ông Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).

    Một số chuyên gia nước ngoài như Douglas Pike đã ghi nhận sự cạnh tranh và khác biệt trong tư tưởng quân sự giữa hai vị tướng này.



    Ông Lê Đức Thọ được xem là đồng minh thân cận nhất của ông Lê Duẩn

    Trong một bài viết năm 1966, tướng Giáp nói cuộc xung đột ở miền Nam là một cuộc chiến kéo dài và rằng chiến lược quân sự có thể mất nhiều năm để đạt thắng lợi. Ông nói ông không tin vào “các trận đánh sử dụng đơn vị chính quy lớn vì điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù.”

    Tướng Thanh ngay lập tức có phản ứng. Trong bài viết đăng ở tạp chí Học Tập, tướng Thanh cho rằng chiến lược tấn công ở miền Nam là con đường đúng dẫn đến thắng lợi và nói thêm rằng lập luận của những người chỉ trích là “không logich.”

    Một trong những lý do đưa ông Lê Duẩn và ông Nguyễn Chí Thanh trở thành đồng minh gần gũi là vì ngay từ đầu, hai người cùng quan điểm rằng con đường dẫn đến thắng lợi ở miền Nam phụ thuộc vào quân sự.

    Gần đây hơn, trong bài viết năm 2002 về vai trò của những người gốc miền Nam trong cuộc chiến mang tựa đề “Why the South Won the American War in Vietnam,” Robert Brigham ghi nhận tướng Giáp “từ lâu đã chỉ trích tư tưởng quân sự của tướng Thanh, và ông công khai bày tỏ nghi ngờ về hiệu quả của chiến lược tấn công của tướng Thanh...Ông Võ Nguyên Giáp ngày càng trở nên thận trọng và thực tiễn trong cuộc chiến chống Mỹ. Một số người nói điều này rốt cuộc khiến ông đánh mất uy quyền chính trị.”

    Ông Lê Duẩn hiểu rằng việc giảm uy thế của tướng Giáp có thể tạo ra chỉ trích và chống đối. Vì thế, nói như lời của chuyên gia Pierre Asselin, “bằng cách đề bạt và tạo điều kiện cho sự nghiệp của tướng Nguyễn Chí Thanh, ông Lê Duẩn thành công trong việc tạo nên một thần tượng mới trong quân đội.”

    Mặc dù đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời đột ngột năm 1967, nhưng quan điểm của ông, rằng cuộc chiến nhân dân không thể thắng lợi nếu thiếu hỗ trợ của các đơn vị chính quy lớn, tiếp tục giữ ảnh hưởng ở Hà Nội. Từ cuối 1965 đến khi chiến tranh kết thúc năm 1975, ngày càng nhiều các sư đoàn bộ binh chính quy được đưa từ miền Bắc vào Nam.

    Bằng cách giảm ảnh hưởng của những người như ông Hồ Chí Minh và tướng Giáp, và đề bạt những người trung thành, ông Lê Duẩn đã tạo ra một cơ cấu lãnh đạo mà những niềm tin và nguyên tắc lãnh đạo của nó để lại ảnh hưởng sâu sắc ở Việt Nam.

    Thời hậu chiến

    Cuối năm 1976, tại Đại hội Bốn, Đảng Lao động Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Ông Lê Duẩn tái đắc cử chức Tổng Bí thư . Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên chính thức: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh, Võ Chí Công và Chu Huy Mân. Ba ủy viên dự khuyết là Tố Hữu, Võ Văn Kiệt và Đỗ Mười.

    Nói về những người cộng sản giai đoạn hòa bình lập lại, David Elliott, trong quyển sách được đánh giá cao The Vietnamese War (2003), nhận xét những thành viên cách mạng còn sống đến phút cuối cuộc chiến “thường là những người cứng rắn, giáo điều và tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng. Nhưng đây không phải lúc nào cũng là những người đủ khả năng đưa VN đi tiếp trên đường phát triển.”


    Sau chiến thắng là những khó khăn thời hậu chiến

    “Họ đã từng thể hiện sự dũng cảm phi thường, thậm chí anh hùng. Nhưng họ cũng đã học những thói quen để sống còn mà giờ đây kiềm chế sự phát triển của một hệ thống cởi mở hơn thời hậu chiến...Quan trọng nhất, niềm tin rằng phong trào cách mạng quan trọng hơn mọi quyền lợi cá nhân đã dẫn tới sự coi thường quyền và lợi ích của nhân dân, và thường trở thành cớ cho việc lạm dụng quyền lực của những cán bộ, những người coi thường quy tắc pháp trị tư sản và cho rằng mục tiêu cách mạng có thể biện minh cho phương pháp.”

    Pierre Asselin, trong tiểu luận về Lê Duẩn, đã nói thay nhiều người khi cho rằng “dưới thời Lê Duẩn, ít thay đổi tích cực nào xảy ra ở Việt Nam giai đoạn sau khi thống nhất.”

    Tháng Bảy năm 1986, trước lúc diễn ra Đại hội Đảng lần thứ Sáu, ông Lê Duẩn qua đời. Sự ra đi này mở cánh cửa cho quan hệ gần hơn với Bắc Kinh – do ông Lê Duẩn sau này đã trở thành biểu tượng của sự không đồng thuận về nhiều điểm với Trung Quốc – và sau đó, với các chính phủ Tây phương, trong đó có Mỹ.

    Cũng từ 1986, việc đề cử ông Nguyễn Văn Linh lên làm tân Tổng Bí thư, và chính sách Đổi mới, đã đánh dấu sự chấm dứt của thời kì lãnh đạo đất nước kiểu Stalin ở Việt Nam.

    Ở đây, những thay đổi ngay sau năm 1986 ở Việt Nam cũng có thể được xem là tương tự giai đoạn “tan băng” ở Liên Xô sau khi Stalin qua đời, hơn là giống quá trình perestroika đang diễn ra khi đó dưới thời Gorbachev.

    Một tác giả, Seweryn Bialer, viết về Liên Xô giai đoạn sau khi Stalin qua đời và Khrushchev lên kế nhiệm: “Đó là giai đoạn xôn xao, có phản ứng sẵn sàng hơn trước các sức ép cả có thật lẫn được mong chờ, một giai đoạn có tiềm năng cho phép nới rộng sự tham gia chính trị. Sự kế nhiệm, bên cạnh tầm quan trọng tự nhiên của nó, cũng là chất xúc tác cho các sức ép và khuynh hướng vốn từ lâu tồn tại bên trong xã hội nhưng đã không có cơ hội được bày tỏ và nhận diện.” Những diễn biến ở Việt Nam sau khi ông Lê Duẩn qua đời gần với những gì đã xảy ra sau cái chết của Stalin hơn là thời Gorbachev.


    Niềm tin rằng phong trào cách mạng quan trọng hơn quyền lợi cá nhân dẫn tới sự coi thường quyền và lợi ích của nhân dân.

    David Elliott, trích trong quyển The Vietnamese War

    Giai đoạn nắm quyền của ông Nguyễn Văn Linh, giống như thời Khrushchev, cũng chấm dứt đột ngột để Đảng có thể bổ nhiệm một lãnh đạo khác ít “cấp tiến” hơn, thận trọng hơn.

    Có thể đánh giá thế nào về cuộc đời và di sản của ông Lê Duẩn?

    Với cương vị Tổng Bí thư, vai trò chính của ông Lê Duẩn cần được thừa nhận trong những quyết sách của Đảng Cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam.

    Mặc dù miền Bắc đã nhận nhiều viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, các nghiên cứu gần đây – như của Ilya Gaiduk, Chen Jian, Mari Olsen – cho thấy Hà Nội duy trì sự tự chủ trong cách tiến hành chiến tranh chống Mỹ. Tư liệu mới cho thấy trong từng thời kì, cả Bắc Kinh, Moscow và Hà Nội đều có sự bực bội và nghi ngờ lẫn nhau. Dưới thời ông Lê Duẩn, Đảng Cộng sản hợp tác với Liên Xô và Trung Quốc để đạt mục tiêu, nhưng không phải là con rối trong tay hai cường quốc.

    Các tài liệu chính thống ở Việt Nam hiện nay đều dành sự ca ngợi vẹn toàn cho ông. Tuy nhiên, ẩn đằng sau những hàng chữ chính thống ấy còn là những sự tế nhị khác.

    Cuối những năm 90, có quyển hồi ký của ông Trần Quỳnh – nguyên thư ký riêng của ông Lê Duẩn và sau này là Phó Thủ tướng.

    Tập sách này không được lưu hành chính thức. Nội dung sách hoàn toàn ca ngợi ông Lê Duẩn, nhưng có thể cũng chính vì giọng văn quá ca ngợi này, cuốn sách – vô tình hay cố ý – đã khơi lại những tình cảm u uất trong nhiều người. Đáng lưu ý, tác giả nói một mục đích khi viết sách là để chống lại hành động “làm lu mờ bôi nhọ h́nh ảnh của Lê Duẩn.”

    Nếu quả thật, như ông Trần Quỳnh cáo buộc, rằng “sau khi Lê Duẩn qua đời, những người lănh đạo đất nước, những người trước đó đă ca ngợi Lê Duẩn, không dám hé răng nói một lời xấu về Lê Duẩn, đă cố ư hay vô t́nh để cho chiến dịch bôi nhọ và phủ định Lê Duẩn ngày càng qui mô hơn,” thì là vì sao?

    Trong giai đoạn làm Tổng Bí thư, ông Lê Duẩn có kẻ thù ở hầu khắp mọi nơi. Vì thế, như chuyên gia Pierre Asselin chỉ ra, sự nghi ngờ của ông Lê Duẩn lớn đến mức ông “dựa vào chỉ một vài cá nhân trong việc tìm lời khuyên và chuyên môn.” Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà từ 1986, công thức cân bằng vùng miền (Bắc – Trung – Nam) đã được dùng khi xét đến ba vị trí lãnh đạo nhà nước ở Việt Nam. Những bất mãn về sự tập trung quyền lực trong tay vài người đã là một trong các nguyên nhân dẫn tới việc phân bổ quyền lực rộng hơn sau 1986.

    Stein Tonnesson, trong lời giới thiệu cho tư liệu “Lê Duẩn and the Break with China” (2001), nhận xét ông Lê Duẩn “là lãnh đạo có quyền lực lớn thứ hai ở Việt Nam trong thế kỷ 20.” Quyền lực ấy đã được sử dụng thế nào có lẽ là câu hỏi lớn mà bất kì nghiên cứu nào trong tương lai đều sẽ muốn tìm một câu trả lời đầy đủ.

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Bí Ẩn Cuộc Đời Lê Duẩn




    Người CS nào cũng có cuộc đời ly kỳ, do họ cố t́nh che dấu, ngụy trang để hoạt động. Lê Duẩn (1907-1986) từng là Bí thư của đảng CSVN, nhưng là 1 trong những nhân vật lănh đạo có tŕnh độ học thức kém nhất, chỉ ở bậc Tiểu học. Do đó, ông ta tàn ác đối với đồng bào c̣n hơn kẻ thù ngoại nhân. Ông là người có tính t́nh cục mịch như nông dân, tính cọc cằn.

    Sau năm 1975, 1 cán bộ cao cấp hỏi ông về chính sách đối đăi với những sĩ quan miền Nam th́ Duẩn trả lời bằng cách ra dấu lấy tay quẹt ngang cổ (có nghĩa là giết). Chủ trương tàn bạo, có tính thiếu nhân tính của người lănh đạo CS, làm cho hàng trăm ngàn sĩ quan cao cấp của QLVNCH phải chết trong các trại cải tạo, phơi thây trong rừng thiêng nước độc, gieo tang tóc đau thương cho gia đ́nh họ. Cuộc đời của Lê Duẩn có nhiều bí ẩn ít ai biết rơ. Tài liệu này được viết dựa. theo những lời kể của người trong cuộc cũng như dựa theo 1 vài tài liệu khác, nhất là do sự giúp đỡ của Xuân Vũ và Dương Đ́nh Lôi, họ đă cho biết những chi tiết sống thực mà chính họ đă chứng kiến.



    Lê Duẩn, c̣n được biết là Lê Văn Duẩn, Lê Văn Nhuận hay anh Ba, người thôn Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh ngày 7/4/1907 trong 1 gia đ́nh sống bằng nghề đóng quan tài. Chỉ được theo học hết cấp Tiểu học ở Triệu Phong. Năm 18 tuổi, Lê Duẩn xin vào làm cho Sở Hỏa xa Quảng Trị. Theo nhiều người biết th́ ban đầu Duẩn làm người "bẻ ghi", cầm cờ hiệu cho xe lửa mỗi khi vào sân ga. Năm 21 tuổi, Duẩn tham gia hoạt động chính trị bí mật chống Pháp, gia nhập "Việt Nam Thanh Niên Đồng Chí Hội", là tiền thân của đảng CSVN.

    1 năm sau, khi đảng CSVN được thành lập ở Hong Kong, 3/2/1930, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Sau cuộc khởi nghĩa thất bại "Sô Viết Nghệ Tỉnh", Duẩn bị Pháp bắt giam ở Hỏa Ḷ rồi đày lên nhà tù Sơn La (1931-1936).

    Năm 1936, Mặt Trận B́nh Dân lên cầm quyền ở Pháp, nới lỏng chế dộ cai trị thuộc địa. Tại Đông Dương, Pháp phóng thích 1 số chính trị phạm. Lê Duẩn được tha trong dịp này. Về Trung Kỳ, Duẩn lại tiếp tục hoạt động. 1 năm sau, Duẩn được cử làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (1937-1939). Sở dĩ Duẩn được tiếp tục tiến cử vào chức vụ cao hơn là nhờ xuất thân từ giai cấp nghèo khổ, ít học, trung kiên. Năm 1939, Duẩn được vào Ban chấp hành Trung ương đảng (Ủy Viên Thường Vụ Lâm Thời Trung ương đảng, 1939-1940), và được phái vào Saigon hoạt động. Bấy giờ đảng viên CS ở miền Nam chỉ có 1 nhúm người. Lúc đó ở Nam Kỳ có Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư, và Duẩn dưới quyền của Cừ.

    Tháng 8/1939, Đảng CS Liên xô kư hiệp ước thân thiện với kẻ thù Đức Quốc Xă, và coi Pháp không c̣n là đồng minh nữa. Phản ứng lại, ở Đông Dương, Toàn quyền George de Catroux ra lịnh thanh trừng tất cả đảng viên CS. Ngày 17/1/1940, mật thám bắt được tại trận Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư đảng đương thời), Vơ Đ́nh Hiệu, Vũ Thiên Tân và Duẩn đang hội họp tại con hẻm số 19 đường Nguyễn Tấn Nghiệm, nay là Trần Đ́nh Xu. 2 hôm sau, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập (Uy viên Trung ương đảng) cũng bị tóm ở Phan Thiết. Tuy nhiên, trong dịp này, số người hoạt động chính trị bị bắt, không chỉ CS mà thôi mà c̣n gồm đủ mọi thành phần, đủ khuynh hướng chính trị và số lượng bị bắt ngày càng đông. Thống đốc Nam Kỳ Veber có lập trại giam mới ở Tà Lài, nằm sâu trong rừng gần Định Quán, khoảng cây số 123 để chứa thêm, sau khi các nhà tù khác đă "quá tải". Đây là chiến dịch "tổng ruồng, vét sạch" của thực dân, đề pḥng cuộc khởi nghĩa của người dân bản xứ.

    Lúc ấy, Nguyễn Thị Minh Khai (tức Nguyễn Thị Vịnh) cũng bị sa lưới mật thám Pháp (30/7/1940) tại Hóc Môn. Lúc này, Thường vụ Trung ương đảng đang đóng ở miền Nam với Phan Đăng Lưu, Tạ Uyên,...chưa bị bắt. 30/9/1940, họ đồng thanh quyết nghị khởi nghĩa chứ không chịu ngồi yên chờ chết. Kế hoạch nổi dậy nhiều tỉnh cùng 1 lúc gọi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào cuối năm 1940 (22/11/1940). Phan Đăng Lưu được cử ra Bắc xin chỉ thị, tuy nhiên cuộc họp lần thứ 7 của Trung ương đảng ở Bắc Ninh (có Hoàng văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt...) đă không tán thành.





    Theo lịch sử công khai của Đảng th́ như thế. Tuy nhiên, có người trong cuộc, biết cái bí ẩn của Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22/11/1940). Không phải bỗng nhiên nhóm Thường vụ Trung ương đảng lẫn trốn ở Hóc Môn, Bà Điểm mà Pháp biết được và bắt trọn ổ. Đó chính là miền Bắc "chỉ điểm cho Pháp", v́ muốn "đảo chính" Trung ương đảng miền Nam để đem Trung ương đảng ra Bắc Kỳ cho người Bắc lănh đạo. Họ mượn tay người Pháp để diệt nguội Nam Kỳ. Chính v́ lẽ đó, Phan Đăng Lưu bị bắt. Lần lượt, các nhân vật lănh đạo ở Nam Kỳ bị đưa ra ṭa kêu án tử h́nh. Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt trước, cũng bị hành quyết chung (28/8/1941) với Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư năm 1938), Vơ Văn Tần (người Đức Ḥa, Tân An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ), Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng).

    Từ đó, ở Bắc, vào đầu tháng 11/1940, tại Hội nghị thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đảng CS Đông Dương, Trường Chinh lên làm "Tổng Bí thư Lâm Thời" (thay cho Nguyễn Văn Cừ đă bị bắt cùng Lê Duẩn, Vơ Đ́nh Hiệu và Vũ Thiên Tân ngày 17/1/1940 tại Saigon), và đầu năo CS dĩ nhiên nằm tại Bắc Kỳ. Các đảng viên Bắc và Trung Kỳ chia nhau nắm giữ các chức vụ then chốt trong kháng chiến cũng như sau khi ḥa b́nh. Đó là chủ trương thầm kín của Hồ Chí Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, ở Nam Kỳ, các phần tử trí thức Nam Bộ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch,...mặc t́nh thao túng. Họ lập ra Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, có đầu óc địa phương, manh nha muốn tách ra khỏi sự khống chế của nhóm đảng viên Trung và Bắc Kỳ để thành lập 1 quốc gia CS Nam Kỳ. Không ngờ HCM biết thâm ư này nên sai Cao Hồng Lĩnh (tham gia Cách Mạng Thanh Niên Hội từ năm 1926), Hoàng Quốc Việt vào Nam bắt cóc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đem về giam lỏng ở Hà Nội.

    Trong khi đó, vào tháng 9/1945, sau khi Nhật đầu hàng, th́ Duẩn rời khỏi Côn Đảo (bị giam từ 1940-1945). Kế đó ít tháng, Duẩn được HCM gọi ra Hà Nội nhận chỉ thị. Khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp lan rộng ở Nam Kỳ, Hồ cử Lê Duẩn với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ (1946) đi vào Nam. Đi theo Duẩn có Lê Đức Thọ. Hồ muốn Duẩn vào Nam để lănh đạo cuộc kháng chiến. Những người Trung và Bắc từ trước đến nay sống ở miền Nam như Trần Văn Trà, Vơ Quang Anh, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Kim Cương...được Hồ cất nhắc lên cấp chỉ huy. 5 năm sau, 1951, khi Trung Ương Cục Miền Nam (bao gồm Nam Bộ và Cao Miên) được thành lập, Duẩn được cân nhắc lên làm Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Từ đó, Duẩn vào Nam ra Bắc như con thoi : nào là "rèn quân, chỉnh cán", nào kiểm thảo,...

    Năm 1954, sau khi Hà Nội và Pháp kư Hiệp định Geneva, th́ Duẩn được cài ở lại miền Nam, nằm vùng tại 1 căn nhà đường Phan Đ́nh Phùng thuộc khu Bàn Cờ. Duẩn có cấp tốc ra Bắc để nhận chỉ thị lo việc tập kết, ém người và cán bộ ở lại miền Nam, để phát động cuộc chiến tranh mới. Duẩn sử dụng thông hành của 1 thương gia Tàu, do người vợ tên là LKD giới thiệu. Bà này là vợ hờ, theo kiểu già nhân ngải non vợ chồng. Duẩn lợi dụng bà này v́ bà là vợ 1 thương gia giàu có, vừa làm cán bộ kinh tài cho CS, mà lại được cảnh "cơm no ḅ cỡi". Với thông hành hợp pháp, Duẩn đi đường bộ qua Phnom Penh, rồi đáp máy bay của Hàng không Pháp đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tới đây, Duẩn đổi máy bay về Hà Nộị Lănh chỉ thị xong, Duẩn lại đội lốt 1 sĩ quan liên lạc của Bắc Việt, tháp tùng máy bay của Ủy Hội Kiểm Soát Đ́nh Chiến, trở về Saigon. Sau đó, Duẩn lén về Phụng Hiệp, rồi bí mật trốn ra mật khu ở Cà Mau. Tại nhà thờ Huyện Sử, Duẩn chủ tŕ 1 phiên họp cán bộ cao cấp của Trung Ương Cục Miền Nam và ra lịnh : - Phân tán, chôn vũ khí, máy móc.

    - Moi móc những súng đạn phế thải của các công binh xưởng phát ra cho các cán binh CS tập kết cầm theo "làm cảnh", để chứng tỏ cho mọi người và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến rằng họ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneva.

    Chuyến tàu cuối cùng chậm chạp rời cửa sông Ông Đốc. 2 bên bờ, dân chúng tụ tập để tiễn chân thân nhân tập kết. Mọi người nh́n thấy rơ ràng Bí Thư Lê Duẩn đứng trên bong tàu Bilixki, đưa tay vẫy đồng bào... Khuya hôm đó, khi tàu Bilixki vừa ra khơi, Lê Duẩn xuống 1 chiếc ca nô trở lại bờ. Người tổ chức bí mật việc này là Vơ Văn Kiệt, lúc đó làm Bí Thư Tỉnh Ủy Bạc Liêu. Duẩn được cài vào 1 gia đ́nh ở Cà Mau để chờ đợi. Mấy tháng sau, Duẩn lại lén lút về Saigon ăn ở với người vợ hờ vừa kể trên. Đây là 1 người đàn bà lẳng lơ, vóc cao lớn, thân h́nh hấp dẫn, là đàn em của Mă Thị Chu (dược sĩ, có nhà thuốc Tây ở Cần Thơ), là 1 đại gian thương Chợ Lớn. Bà này có với Lê Duẩn 1 đứa con. Khi Lê Duẩn có lịnh ra Bắc (đầu năm 1957, sau khi Trường Chinh bị thất sủng, và chính phủ VNCH từ chối tổng tuyển cử), chính bà này lái xe đưa Duẩn qua Phnom Penh, để đáp phi cơ ra Hà Nội. Nhưng thực ra, từ đây Duẩn đi thẳng qua Hong Kong, Quảng Châu, rồi đổi máy bay khác về Hà Nội.

    Nói thêm về tuyến đường này. Kể từ năm 1960, cán bộ cao cấp CS từ Nam VN muốn ra Bắc, họ sử dụng đường bay Phnom Penh - Quảng Châu do hăng Hàng không Air Azur của Pháp khai thác. Trước khi ra mắt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời ở miền Nam, đại diện CS là Trần Bửu Kiếm cũng qua Phnom Penh rồi đáp máy bay đi Algeria, Cuba, báo tin trước. Khi VC vừa công bố làm lễ ra mắt Chính Phủ trên th́ trên đài phát thanh của Algeria, Cuba, người ta nghe tiếng 2 chính phủ này "nh́n nhận" tân chính phủ ấy tức th́. Chuyến về, Trần Bửu Kiếm về thẳng Quảng Châu, qua Hà Nội để đánh lạc hướng t́nh báo Mỹ. Lần đó, Kiếm về Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) báo cáo diễn tiến Hoà đàm Paris. Khi cuộc chiến miền Nam trở nên ác liệt, Trịnh Đ́nh Thảo, Lâm Văn Tết (Lực Lượng Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà B́nh) từ Cục R được đưa ra Bắc lánh nạn, cũng sử dụng đường bay nói trên. Sau đó họ được đưa về Đồ Sơn "nghỉ dưỡng".

    Trở lại năm 1948. Duẩn và Thọ tới chủ tŕ 1 phiên họp của đại biểu Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, họp tại mật khu ở Cà Mau. Duẩn gặp 1 cô gái xinh đẹp, có học thức, đang giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Phụ nữ tỉnh Cần Thơ, th́ Duẩn mê ngay. Cần nhắc lại, lúc đó Duẩn đă 42 tuổi và có mấy đời vợ ở ngoài Bắc. Người vợ thứ nhứt được Duẩn cưới hồi 20 tuổi, ở quê nhà Quảng Trị, tên Cao Thị Khê. V́ bà vợ này mà Duẩn cất nhắc em ruột bà ta là Cao Xuân Diệm (bí danh Dương Thông), làm Cục trưởng Cục An ninh Nội chính, lúc đó mới cấp Đại tá, sau này lên Trung tướng. 1 người vợ khác của Lê Duẩn là Vơ Thị Sảnh, con ông Vơ Văn Kính, người Quảng Nam. Ông Kính là công nhân hỏa xa, đồng nghiệp với Duẩn ở Quang Trị. Bà Sảnh gia nhập đảng CS năm 1948, xâm nhập vào hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng để báo cáo cho Trần Văn Trà, lúc đó làm Tư lịnh Quân khu 4.

    Khi vào Nam, Duẩn tuyên bố là minh chưa vợ v́ c̣n "măi lo làm cách mạng". Thương hại đồng chí Duẩn, tới tuổi này (42) mà chưa vợ, nhiều cán bộ muốn kiếm vợ cho Lê Duẩn để ông ta an tâm lo việc nước. Cô Đỗ Thị Thúy Nga là con 1 đại điền chủ quê ở Thác Lác, cháu gọi Đỗ Hữu Vị bằng chú ruột, và gọi Đỗ Hữu Phương, người giàu nhất Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20, bằng ông nội. Số là năm 1900, Toàn quyền Doumer có dịp vào Saigon, không biết Phương nịnh hót thế nào mà Doumer đă cấp cho Phương cả ngàn mẫu ruộng ở Thác Lác.

    Đến năm 1945, số đất ấy chỉ c̣n vài trăm mẫu, do 1 người con của Phương quản lư. Như vậy cô Nga xuất thân từ giai cấp địa chủ, kẻ thù không đội trời chung với CS.

    Nhắc lại, lúc đó Nguyễn Văn Trấn (tác giả "Viết cho Mẹ và Quốc hội") vừ đổi xuống miền Tây, mới hơn 30 tuổi. Trấn sanh vào ngày 21/3/1914 tại Chợ Đệm (làng Tân Kiên), huyện B́nh Chánh, tỉnh Long An, đang giữ 2 chức vụ quan trọng : Bí Thư Khu Ủy, Chính Ủy Kiêm Tư Lịnh Khu 9, uy quyền tột bực. Trấn lại có học (Trường Tiểu học Phú Lâm, Trung học Petrus Kư, tốt nghiệp Trung học, làm báo), khá điển trai, là đối tượng của các cô gái đẹp ở Saigon mới vô khu kháng chiến. Trấn bắt t́nh với cô Đỗ Thị Thúy Nga, 1 mối t́nh qua đường v́ Trấn đă có vợ con hẳn hoi. Mối t́nh vụng trộm này không kéo dài được v́ bà vợ của Trấn ghen.

    Để cứu văn danh dự và để lấy ḷng anh Ba Duẩn, Trấn liền giới thiệu cô Nga cho Duẩn. Thấy Nga, Duẩn rất thích. Nhưng, Duẩn vóc dáng cục mịch, ăn nói cộc lốc như "dùi đục chấm mắm nêm", lại già hơn, gấp đôi tuổi cô Nga, nên Nga từ chối thẳng thừng. Duẩn kêu vài cán bộ thân tín giữ những chức vụ quan trọng tới họp mật. Bà Lê Đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành Hộ Phụ Nữ Cứu Quốc Nam Bộ, được lịnh anh Ba tới "động viên" cô Nga ưng anh Ba. Anh Ba tuy lớn tuổi nhưng chưa vợ con v́ măi lo việc cách mạng. Rồi Hà Huy Tập (Ủy viên Trung ương đảng), cũng được Duẩn giao nhiệm vụ vận động Thúy Nga. Chưa hết, giáo sư Đặng Minh Trứ, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Cần Thơ, nhận lịnh Duẩn đến thẳng tư gia của cô Nga để "vận động" song thân của cô. Tất cả đều là công dă tràng, v́ cô Nga từng là nữ sinh tường đầm, nói tiếng Pháp như gió, không chịu làm vợ 1 anh nhà quê thất học. 1 người từng ở trong hàng ngũ kháng chiến kể lại rằng, khi mọi cuộc "vận động" bế tắc, Duẩn liền dùng bạo lực. Duẩn cho lịnh mời cô Nga với tư cách đại biểu Cứu Quốc Cần Thơ, đến họp tại 1 ngôi nhà giữa rừng, bên bờ sông Trẹm, chỗ giáp ranh U Minh Thượng và U Minh Hạ. Đêm ấy trời mưa, chuyện ǵ xảy ra không rơ, sáng chỉ thấy cô Nga mặt mày sưng húp v́ khóc suốt đêm qua. Ván đă đóng thuyền, cô Nga miễn cưỡng làm vợ bé của Lê Duẩn.

    Từ đó, đảng ra lịnh cấm bất cứ ai bàn tán về việc "đồng chí Ba Duẩn cưới vợ". Năm 1955, cô Nga theo đoàn quân tập kết ra Bắc. Duẩn cho dấu cô Nga với 2 con trong 1 biệt thự trên đường Hùng Vương. Không hiểu do ai báo cáo, bà vợ cả Đỗ Thị Khê t́m tới đánh ghen. Cô Nga chỉ biết ôm mặt khóc. Duẩn dàn xếp dấu Nga ở Hải Pḥng, cũng bị vợ lớn t́m tới chửi bới, khiến Nga đ̣i tự tử. Duẩn báo cáo việc lem nhem với Hồ. Hồ gợi ư đưa Nga qua Trung Quốc tỵ nạn vợ lớn, với danh nghĩa theo học chính trị tại Thiên Tân. Mỗi năm, Hồ cho Duẩn mượn chiếc máy bay riêng, ẩn số BH 195 (có nghĩa là Bác Hồ 19/5) qua Thiên Tân thăm vợ. Mỗi lần đi, Duẩn có đem theo đứa con gái lớn con bà vợ cả là Lê Thị Hồng, để cô này thăm t́nh nhân là 1 Thiếu úy đẹp trai, quê ở Cái Tàu, Bạc Liêu. Viên Thiếu úy này đang học trường quân sự Cáp Nhĩ Tân. Về sau, nghe đâu cô này học bên Liên Xô và lấy chồng người Liên Xô.

    Xưa nay, lấy vợ lấy chồng là chuyện b́nh thường, nhưng có vợ rồi mà c̣n muốn có vợ bé...lại c̣n làm việc bất chính để chiếm đoạt. Hồ Chí Minh luôn luôn răn đe đảng viên phải có "đạo đức cách mạng, đời công, đời tư phải trong sáng..." Thật ra, lời giáo dục ấy chỉ là tuyên truyền, áp dụng cho đảng viên cắc ké. Các Ủy viên Trung ương đảng, Bộ chính trị, ai cũng lấy vợ hai, vợ ba, dựa vào quyền lực để ép duyên, hoặc dùng thủ đoạn để lấy gái tơ cỡ tuổi con ḿnh, như Lê Đức Thọ, Vơ Quang Anh (Tham mưu trưởng Khu 9), Trần Văn Trà, Hà Huy Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Hoan,...

    http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCan...ocdoiLDuan.htm

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Lê Duẩn và Trung Quốc
    Trần B́nh Nam

    [1]

    Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là một khuôn mặt về mưu mô và thao lược có lẽ chỉ đứng sau ông Hồ Chí Minh. Đó là một trong những lư do Hồ Chí Minh chọn ông làm Bí thư thứ nhất sau cuộc cải cách ruộng đất nhiều tai tiếng. Là một người cộng sản, Lê Duẩn kiên tŕ theo đuổi đường lối của Hồ Chí Minh là thống nhất Việt Nam và đặt cả nước dưới chế độ cộng sản. Ông đă chống lại một cách có kết quả chính sách của Mao Trạch Đông không muốn thấy miền Bắc chiếm miền Nam dù bằng hiệp thương bầu cử hay bằng vũ lực. Đối với Trung quốc một Việt Nam chia đôi, miền Bắc không thể mạnh để thành một mối lo cho Trung quốc, đồng thời làm trái độn ở biên giới phía Nam giúp Trung quốc tránh sự tiếp cận với các lực lượng quân sự Hoa Kỳ.

    Từ khi bị áp lực của Trung quốc kư Hiệp định Geneve chia đôi dất nước, Lê Duẩn thấy rơ chính sách của Trung quốc đối với Việt Nam trong hơn một ngàn năm qua không có ǵ thay đổi. Thay đổi chăng là thay đổi lối nói mồm miệng, từ "thiên triều và thuộc quốc" thành "anh em trong khối xă hội chủ nghĩa" môi hở răng lạnh giả dối.

    Theo hồi kư "Cuối đời nhớ lại" của ông Nguyễn Thành Thơ một đảng viên từng có chân trong Trung ương đảng ghi lại rằng, khoảng cuối năm 1978 khi t́nh h́nh biên giới Việt – Kampuchia và Việt –Trung căng thẳng, quân lính Kampuchia thường vượt biên giới cướp của và giết người mà Việt Nam không có đối sách ǵ. Trong một dịp Tổng Bí thư Lê Duẩn đi thăm huyện Cần Giờ tháp tùng bởi Huyện ủy và 30 cán bộ cao cấp khác, Nguyễn Thành Thơ ghi:

    "Lê Duẩn nói 'Các anh có ǵ hỏi tôi giải đáp' . Anh em phấn khởi rộ lên 'Xin hỏi K nó quấy rối biên giới ta, tàn sát cướp phá rất dă man điên cuồng, sao ta đối phó rất lôi thôi, chúng tôi khó hiểu'. Anh Lê Duăn trả lời 'Các đồng chí hỏi đúng là một t́nh h́nh cả nước đều quan tâm, chúng tôi đau đầu lắm ngủ không được, không phải là vấn đề Khmer đỏ, vấn đề Pôn Pốt mà là vấn đề ai đằng sau Khmer đỏ, Pôn Pốt. Lần này ta có đưa đại quân đâu, bọn nó làm sao chống ta nổi, nhưng ta đánh nó, Trung quốc đánh ta thôi, nhưng ta không chiếm K, Trung quốc cũng không chiếm ta."
    (Cuối Đời Nhớ Lại của Nguyễn Thành Thơ)

    Nhưng để hiểu trọn vẹn cái nh́n của Lê Duẩn đối với Trung quốc trong suốt thời gian từ những năm 1949 sau khi Mao chiếm Trung hoa lục địa thành lập Cộng ḥa Nhân Dân Trung quốc, chúng ta cần đọc bài nói chuyện của Lê Duẩn với các tướng lănh quân đội cộng sản Việt Nam (?) vào một thời điểm trong năm 1979 sau khi Trung quốc tấn công vào biên giới Việt Nam (Bài nói chuyện của Lê Duẩn năm 1979 ) . Bài nói chuyện này được lưu trữ tại Thư viện Quân đội Nhân dân ở Hà Nội và do Christopher Goscha có được và dịch ra Anh ngữ cho Chương tŕnh Lịch sử quốc tế về Chiến tranh Lạnh (Cold War International History Project – CWIHP) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Woodrow Wilson ở Washington D.C.

    [TBN:
    1. giáo sư Gosha tốt nghiệp tiến sĩ sử học đại học Sorbonne, Paris chuyên nghiên cứu lịch sử cận đại các nước Đông Nam Á.
    2. Chúng ta đang nghiên cứu một bài nói chuyện của một Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam. Ngôn từ trong những đoạn trích dẫn sau là ngôn từ của một lănh tụ cộng sản Việt Nam sau khi vừa chiến thắng Hoa Kỳ, có lúc cường điệu và tự phụ. Cốt lơi ở đây là chắt lọc cái nh́n của ông Lê Duẩn đối với Trung quốc để rút ra những kinh nhiệm đáp ứng trong hoàn cảnh Việt Nam đang bị áp lực nặng nề của Trung quốc]


    Lê Duẩn cho biết sau Hiệp định Geneve và sau khi không có hiệp thương chuẩn bị bầu cử như Hiệp định dự liệu, Trung quốc gây sức ép cho Bắc Việt Nam không được khởi động cuộc chiến tranh tại miền Nam, nhưng đảng cộng sản Việt Nam vẫn cương quyết phát động cuộc chiến. Lê Duẩn không nói ra, nhưng ai cũng biết đảng cộng sản Việt Nam có thể làm vậy v́ có hậu thuẫn của Liên xô. Lê Duẩn nói với các cán bộ:

    "Khi chúng ta kư Hiệp Định Geneve, rơ ràng là Chu Ân Lai đă [ép] chia đất nước ta làm hai. Sau đó ông ta gây sức ép buộc chúng ta không được làm ǵ đối với miền Nam Việt Nam. Họ ngăn chúng ta đứng lên nhưng họ không thể làm ǵ để ngăn cản chúng ta"

    Theo Lê Duẩn, sau khi miền Bắc đă phát động chiến tranh du kích tại miền Nam, biết không ngăn được nên Mao Trạch Đông đổi cách suy nghĩ, lợi dụng cuộc chiến tại miền Nam để đưa quân vào Bắc Việt ḍm ngó, chuẩn bị cho chương tŕnh xâm lấn Việt Nam về sau:

    Trích bài nói của Lê Duẩn:
    "Sau khi chúng ta chiến đấu và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta có thể chiến đấu hiệu quả, đột nhiên Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, v́ Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội đến giúp chúng ta xây dựng đường sá. Mục tiêu chính của ông ta là t́m hiểu t́nh h́nh đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lư do nào khác.

    Chúng ta biết rơ ư đồ này, nhưng phải cho phép họ vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đă đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.
    Sau đó, Mao bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ. Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đă không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu. Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào."

    Năm 1960 khi chiến tranh du kích tại miền Nam bắt đầu tăng cường độ, tại đại hội 3 của đảng cộng sản Việt Nam, [TBN: từ 5-10/9/1960 tại Hà Nội, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất đảng cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh vẫn giữ danh vị Chủ tịch đảng.] Trung quốc đă thuyết phục đảng cộng sản Việt Nam khuyến cáo Pathet Lào trả hai tỉnh giáp biên giới Việt Nam cho chính phủ Vientaine, nói là để tránh Mỹ đổ quân vào Lào, nhưng ư đồ thật của Mao là cắt tay cắt chân của Việt Nam, và sau này dùng chi viện rộng răi mua chuộc Lào bủa một gọng kềm bên trái cùng với gọng kềm bên phải của căn cứ hải quân Yulin nằm ở cực nam đảo Hải Nam làm hai gọng kềm kẹp Việt Nam vào giữa.

    Lê Duẩn nói với các cán bộ của ḿnh:
    "Khi chúng ta chuẩn bị chiến tranh du kích tại miền Nam sau khi kư Hiệp định Geneve, Mao Trạch Đông đă nói với Đại hội Đảng của chúng ta rằng, ngay lập tức, chúng ta phải buộc Lào chuyển hai tỉnh đă được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu không, người Mỹ sẽ tiêu diệt hai tỉnh này, một t́nh huống rất nguy hiểm theo cái nh́n của Trung Quốc! Mao đă bức hiếp chúng ta và chúng ta đă phải làm điều đó."

    Lê Duẩn giải thích sở dĩ Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam Việt Nam v́ Liên xô và Trung quốc bất ḥa nhau, và chính sách của Liên xô và Trung quốc về Việt Nam đối nghịch nhau. Liên xô muốn Hà Nội khởi động chiến tranh tại miền Nam, Trung quốc th́ không muốn. Lê Duẩn dẫn chứng năm 1961 khi Liên xô, Trung quốc, Việt Nam c̣n là một khối (TBN: lúc đó dấu hiệu bất ḥa chưa hiện ra bên ngoài) tổng thống Kennedy đă không dám can thiệp vào Lào nên cùng với Nga và Trung quốc trung lập hoá Lào và lập chính phủ liên hiệp quốc cộng tại Vientaine. Hoa Kỳ và Trung quốc có cùng mục tiêu trong việc trung lập hóa Lào, chủ yếu là chắn con đường tiếp vận quan trọng từ bắc Việt Nam vào miền Nam để giảm thiểu khả năng xâm lăng miền Nam của Bắc Việt.

    Lê Duẩn nói:
    "Nếu Trung Quốc và Liên Xô thống nhất với nhau, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta hay không. Nếu hai nước thống nhất và liên kết với nhau để giúp chúng ta, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta cái cách mà họ đă đánh. Họ sẽ do dự ngay từ đầu. Họ sẽ do dự như thời Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, tất cả đă giúp Lào và ngay lập tức Mỹ kư một hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân Mỹ sang Lào, họ để cho Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tham gia chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.

    Sau đó, khi Liên Xô và Trung Quốc xung đột với nhau, Mỹ được Trung Quốc thông báo là họ có thể tiến tới và tấn công Việt Nam mà không sợ sự trả đũa của Trung Quốc."

    Trong một đoạn khác Lê Duẩn phán đóan rằng nếu không có sự đồng ư của Trung quốc, Hoa Kỳ đă không dám gài ḿn phong tỏa hải cảng Hải pḥng mùa hè năm 1972 và dùng B52 bỏ bom Hà Nội tháng 12 năm đó.

    Lời Lê Duẩn:
    "… Tuy nhiên, Trung quốc và Hoa Kỳ đă thảo luận làm thế nào để đánh chúng ta mạnh hơn, gồm các cuộc tấn công bằng bom B-52 và phong tỏa cảng Hải Pḥng. Rơ ràng là như thế.."

    Buổi nói chuyện của Lê Duẩn đă giải thích tại sao Hà Nội phát động cuộc chiến tranh vào các thành phố và trung tâm dân cư miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân. Cường độ và địa bàn tấn công, gồm cả ṭa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài g̣n đă làm cho bộ tham mưu của tướng Westmoreland ngạc nhiên. Ngạc nhiên không phải v́ không đoán trước Bắc Việt sẽ tấn công. T́nh báo Hoa Kỳ đă ghi nhận sự chuyển quân của Bắc Việt. Ngạc nhiên v́ tướng Westmoreland và Bộ quốc pḥng Hoa Kỳ nghĩ rằng bộ đội cộng sản sẽ đánh mạnh vào các đơn vị quân đội Mỹ sau Tết và trong dịp ngưng bắn Tết họ chỉ quấy phá nhỏ. [TBN: Victory At any Costs by Cecil B. Currey, page 266-267].

    Ngoài ra song hành với cuộc tấn công Mậu Thân nhiều sư đoàn thiện chiến của Bắc Việt bao vây căn cứ Khe Sanh, và các chiến lược gia Hoa Kỳ vẫn c̣n b́nh luận về mục tiêu chính của Bắc Việt là thu đoạt một thắng lợi dứt điểm tại Khe Sanh như họ đă thắng trước đây tại Điện Biên Phủ hay tấn công đồng loạt vào các trung tâm dân cư để tạo một cuốc nổi dậy. Lê Duẩn cho thấy Hà Nội không có ảo tưởng hạ căn cứ Khe Sanh trước hỏa lực của Hoa Kỳ. Bao vây Khe Sanh chỉ là kế "điệu hổ ly sơn" [TBN: đúng hơn là "điệu trâu lên rừng"].

    Hà Nội cũng không có ảo tưởng ǵ nhân dân miền Nam sẽ nổi dậy. Vào năm 1967 Hoa Kỳ có hơn 500 ngh́n quân tại Việt Nam. Quân đội chính quy Bắc Việt đă chạm trán với quân đội Hoa Kỳ trong thung lũng Ia Drang trong năm 1965 và phải trốn qua biên giới Lào để khỏi bị tiêu diệt nên biết rằng không thể đụng trận măi với các sư đoàn quân Hoa Kỳ được. Lê Duẩn và Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam tính rằng nếu Hoa Kỳ đưa thêm quân vào Việt Nam th́ trước sau Bắc việt cũng thất bại. Nên chiến lược của Lê Duẩn là đánh một trận xả láng vào các thành thị miền Nam bất chấp quy ước, chấp nhận mọi tổn thất để tạo xúc động tâm lư tại Hoa Kỳ để Hoa Kỳ ngưng tăng quân và dọn đường thương thuyết.

    Mục tiêu của Lê Duẩn đă đạt được. Bắc Việt đă tổn thất nặng nề về mặt quân sự, nhưng thắng lớn về mặt chính trị. Tổng thống Johnson đă không gởi thêm quân theo yêu cầu của tướng Westmoreland và đề nghị thương thuyết. Trớ trêu là lúc đó Trung quốc ngăn cản không cho Hà Nội thương thuyết. Trung quốc hứa sẽ gởi thêm súng đạn, đồng thời xúi dục Hoa Kỳ đổ thêm quân vào. Trung quốc muốn Việt Nam đánh để kiệt quệ đến người lính cuối cùng.

    Lời Lê Duẩn:
    "Sau khi Mỹ đưa hàng trăm ngàn quân vào miền Nam Việt Nam, chúng ta đă phát động cuộc tổng tấn công vào năm 1968 để buộc họ giảm leo thang. Để đánh bại Hoa Kỳ, một điều cần phải biết là làm thế nào để họ từ từ giảm leo thang. Đó là chiến lược của chúng ta. Chúng ta chiến đấu chống một kẻ thù lớn, kẻ thù với dân số 200 triệu người và thống trị thế giới. Nếu chúng ta không thể làm cho họ giảm leo thang từng bước, th́ chúng ta sẽ thất bại và không thể tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta phải đấu tranh để làm nhụt ư chí họ để buộc họ phải đi đến bàn đàm phán với chúng ta mà không cho phép họ đưa thêm quân.

    Đến lúc Hoa Kỳ muốn thương lượng với chúng ta, đại sứ Trung quốc tại Hà Nội Ho Wei đă viết một bức thư cho chúng tôi, nói rằng: "Các anh không thể ngồi xuống đàm phán với Hoa Kỳ. Các anh phải dụ quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam để đánh với họ". Ông ta gây áp lực với chúng ta làm cho chúng ta bối rối vô cùng. Đây không phải là vấn đề đơn giản mà rất mệt mỏi.

    Chúng ta không nghe lời của Ho Wei. Chúng ta ngồi xuống ở Paris. Trong thời gian đó, Trung Quốc đă thông báo với Mỹ: 'Nếu các ông không tấn công tôi, tôi sẽ không tấn công các ông. Các ông muốn đưa vào Việt Nam bao nhiêu lính, tùy các ông'.

    Lê Duẩn cho biết rằng có một lần Mao giả vờ không nhớ sử để cảnh cáo Lê Duẩn rằng, quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh bị Việt Nam đánh bại, nhưng quân Mao sẽ thôn tính Việt Nam, và Lê Duẩn đă phản ứng bằng cách cảnh giác rằng Việt Nam cũng sẽ đánh thắng quân Mao.
    Lê Duẩn thuật lại cho các cán bộ nghe một mẫu chuyện giữa ông ta và Trường Chinh với Mao và Đặng Tiểu B́nh tại Bắc Kinh năm 1963.

    "Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống tṛ chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: "Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á".

    Ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: "Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á bây giờ đă rơ rồi". Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!

    Cũng trong dip đó Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?
    Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.
    Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
    Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!
    Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
    Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
    Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
    Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
    Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!
    Mao nói: Trời! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!


    Mao không hỏi thẳng về Việt Nam, nhưng gián tiếp hỏi tôi: "Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đă chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?" Tôi nói: "Đúng". Ông ta hỏi: "Có phải cũng chính người của đồng chí đă đánh bại quân Thanh?" Tôi nói: "Đúng". Ông ta nói: "Và quân Minh nữa, phải không?"

    Hiểu ư của Mao, tôi nói [nửa đùa nửa thật]: "Đúng. Nếu các ông đánh chúng tôi chúng tôi cũng sẽ đánh thắng các ông. Các ông có biết điều đó không?"

    Qua bài nói chuyện của Lê Duẩn chúng ta thấy Trung quốc, dù thuộc thể chế nào, vương triều, dân chủ hay cộng sản đều có mộng thôn tính Việt Nam. Và Việt Nam dù thuộc thể chế chính trị nào cũng cảnh giác manh tâm của Trung quốc.

    Quá tŕnh cảnh giác của người cộng sản Việt Nam bắt đầu từ những năm 1954 khi Trung quốc ép ông Hồ Chí Minh kư Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước. Và chính quyền hiện nay cũng có sự cảnh giác cao độ. Tuy nhiên không gian xoay xở mỗi thời mỗi khác, và cách đáp ứng của chính quyền hiện nay chưa được xem là thích ứng với hoàn cảnh.

    Thời đại của Hồ Chí Minh Hà Nội dễ xoay xở hơn v́ có Liên xô đối trọng với Trung quốc. Và cho đến năm 1975 Trung quốc c̣n yếu kém về cả hai mặt kinh tế và quân sự so với Hoa Kỳ.

    Bối cảnh hôm nay khác hẵn. Liên xô sụp đổ Hà Nội phải dựa vào Trung quốc hơn để tồn tại. Kinh tế Trung quốc hiện chỉ thua Hoa Kỳ, với một lực lượng quân sự hùng mạnh gấp nhiều lần quân đội cộng sản Việt Nam. Về mặt lănh đạo, Lê Duẩn vừa có tài thao lược vừa có quyền quyết định (ngay cả khi ông Hồ Chí Minh c̣n sống v́ được Hồ Chí Minh tin cậy) nên tuy có lúc ông phải nhượng bộ áp lực Trung quốc, ông vẫn rất cứng rắn trước các đ̣i hỏi qúa đáng của Trung quốc. Sau khi Lê Duẩn chết (7/1986) các Tổng bí thư kế tiếp không ai mưu lược và có nhiều quyền quyết định như Lê Duẩn. Nhất là từ đại hội 9 năm 2001 khi Nông Đức Mạnh lên Tổng bí thư, sự lănh đạo tại Hà Nội càng ít bén nhạy hơn, và hiện nay với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không có ǵ khá hơn.

    Về mặt chiến lược từ tháng 4/2006 Hà Nội đă t́m cách xích lại gần Hoa Kỳ một cách dè dặt để t́m thế đối trọng với Trung quốc. (Quan Hệ Việt Trung 1991-2008). Nhưng về mặt chiến thuật cung cách đối đáp của Hà Nội trước áp lực của Trung quốc không thích hợp và được xem là nhu nhược đến độ người ta nghi ngờ Trung quốc đă nắm trọn Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam trong tay.

    Nước nhỏ cạnh nước lớn cẩn trọng về ngoại giao là cần, nhưng không được để cho sự cẩn trọng làm quốc gia bại liệt. Phải biết phản ứng khi cần thiết. Không thể để cho Trung quốc bắn giết ngư dân hay cấm đánh cá trong vùng biển quốc tế mà không mạnh mẽ lên tiếng hay đưa nội vụ ra trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc dù biết Trung quốc sẽ dùng phiếu phủ quyết. Không thể để cho tàu hải giám Trung quốc húc ch́m thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam mà không dám minh danh tố cáo Trung quốc mà chỉ nói là "tàu lạ". Không thể nể Trung quốc mà không đưa vụ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa ra trước ṭa án quốc tế trong khi Việt Nam có nhiều bằng chứng pháp lư chủ quyền, dù biết rằng ṭa án quốc tế không thể thụ lư v́ Trung quốc sẽ không đồng ư kiện về chủ quyền đất đai. Việt Nam cần nghiên cứu các án lệ kiện chủ quyền đất đai trên thế giới để chuẩn bị cần làm ǵ để có nhiều may mắn thắng trước ṭa quốc tế. Việc chính quyền Hà Nội v́ tế nhị ngoại giao không lên tiếng chính thức và kịp thời trước các vụ lấn đảo lấn biển của Trung quốc có thể là một bất lợi về sau. Và lệnh cấm nhân dân biểu t́nh chống hành động xâm lấn của Trung quốc cũng có thể là một bất lợi pháp lư khác.

    Trong bài nói chuyện Lê Duẩn có nói đến khung cảnh quốc tế mới để chứng minh rằng Trung quốc không thể đánh Việt Nam mà không bị phản ứng của thế giới. Ông nói:

    "Bây giờ Trung Quốc có âm mưu đánh nước ta để mở rộng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay họ không thể đánh một cách dễ dàng. [Đầu năm nay] Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam có vài ngày mà cả thế giới đă hét lên: "Không được đụng đến Việt Nam"! Thời đại hiện nay không giống như thời xưa. Bây giờ cả thế giới đang gắn chặt với nhau. Loài người vẫn chưa hoàn toàn đi vào giai đoạn xă hội chủ nghĩa, nhưng đây là lúc mọi người đều muốn độc lập và tự do. Ngay cả trên các đảo nhỏ, người dân cũng muốn độc lập, tự do."

    Ông Lê Duẩn nói đúng. Nhưng quan hệ giữa Liên xô và Hoa Kỳ bấy giờ và bây giờ đối với Việt Nam khác nhau. Năm 1979 Việt Nam có Hiệp ước an ninh vừa kư với Liên xô và Liên xô là một đồng minh tin cậy được. Khi Trung quốc đánh Việt Nam Liên xô đă đưa hạm đội đến đóng ngoài khơi Thanh Hóa Nghệ An, và Hồng quân Liên xô sẵn sàng mở mặt trấn biên giới phía bắc Trung quốc nếu Trung quốc tiến sâu hơn vào Hà Nội.

    Hiện nay Việt Nam chỉ có quan hệ lỏng lẻo với Hoa Kỳ. Nhưng dù có liên minh chặt chẽ Hà Nội cũng không thể hoàn toàn tin cậy vào quyết tâm của Hoa Kỳ. Hai nước vừa đánh nhau (1965-1975) và bài học của Việt Nam Cộng Ḥa c̣n nóng hổi. Giả thuyết Hoa Kỳ và Trung quốc chia đôi thiên hạ để cùng thống trị thế giới không phải chỉ là một giả thuyết suông. Nó có thể trở thành hiện thực và Việt Nam sẽ là con ḅ sữa làm lễ tế thần.

    Nhưng nếu vào thập niên 1970, Việt Nam Cộng Ḥa bó tay chịu chết khi Nixon và Kissinger nói chuyện với Mao và Chu Ân Lai trên đầu ḿnh, th́ hiện nay Hà Nội có thế xoay xở hơn.

    Trước hết Hà Nội cần xích lại thật gần với Ấn Độ, Nhật Bản, thân thiện với Liên bang Nga, Cộng đồng Âu Châu và liên minh chặt chẽ và cụ thể với Hoa Kỳ. Sau đó Hà Nội có thể mở một mặt trận ngoại giao và "lobby" để cảnh giác Hoa Kỳ rằng nếu Hoa Kỳ thông đồng với Trung quốc để bỏ Việt Nam th́ ngày đó cũng là ngày tàn của siêu cường Hoa Kỳ. Tương quan Hoa Kỳ – Trung quốc của thế kỷ 21 khác với tương quan đầu thập niên 1970 thế kỷ trước.

    Đối nội các nhà lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam cần huy động nội lực của nhân dân qua một chương tŕnh cải tổ chính trị và chỉnh đốn vũ trang với chiến thuật du kích trên không, trên biển và đất liền.

    Hoàn cảnh Việt Nam hôm nay có khó, nhưng không phải Việt Nam không có đường thoát ra khỏi nanh vuốt Trung quốc. Những anh hùng như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung thời nào cũng có./.


    Trần B́nh Nam

  4. #44
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hồ Chí Minh bị Lê Duẩn lấn át, khống chế?


    MINH VƠ

    Nhiều tác giả ngoại quốc cho rằng ông Hồ là người ôn ḥa “có ḷng nhân ái”, hay ít nhất không có xu hướng dùng bạo lực. Chuyện đảng CSVN quyết dùng vơ lực “thống nhất” đất nước, đẩy nhân dân vào ḷ chiến tranh khốc liệt gây thương vong cho hàng chục triệu người, là do nhóm Lê Duẩn chủ trương, mà ông Hồ không ngăn cản được v́ thuộc thiểu số. Nói lên điều này có thể bị nhiều người đă quá hiểu ông Hồ chế riễu là ngây thơ hoặc kết tội “làm lợi cho CS”. Nhưng v́ đây là ư kiến của số đông tác giả CS và ngoại quốc đă được ghi lại trong nhiều pho sách lớn, hiện nằm trong các thư viện và đại học ở Mỹ, nên thiết tưởng cũng nên đem ra mổ xẻ để xem rơ thực hư.

    Trước hết hăy xét qua về tính t́nh và hành động của ông Hồ qua nhận xét của một số người ngoại quốc có dịp gặp ông. Không chỉ có những người Mỹ như Archimedes Patti, Charles Fenn, Gallagher hay anh chàng John nào đó mà cả những tác giả Pháp như Bernard Fall, Jean Lacouture và Jean Sainteny... đều cho rằng HCM là con người ôn nhu “ngọt ngào”. Sự việc ông hay khóc, hay ôm hôn nhi đồng, cởi áo khoác của ḿnh tặng một sĩ quan Pháp (*) hay lấy áo len của ḿnh cho một người lính đứng gác với mảnh áo phong phanh trong mùa đông (**)...cũng được nhắc tới như biểu lộ của ḷng nhân ái.

    Ngay việc ông kư hiệp định sơ bộ 6- 3- 1946 với Pháp, việc ông giải tán đảng CS, lập chính phủ liên hiệp với phe đối lập không cộng sản và chống cộng sản, cũng được nhiều nhà báo và sử gia ngoại quốc coi như những bằng chứng về sự ôn ḥa.

    Thời ông c̣n sống có hai bản hiến pháp ra đời (1946 và 1959) đều không nói đến chuyên chính vô sản và độc quyền lănh đạo của đảng CS. Nhiều người coi đó là những bằng chứng về sự ôn ḥa của HCM.

    Khi tổng thống Ngô Đ́nh Diệm sắp bị giết, nhiều người đă nói đến tin HCM gửi tặng ông cành đào có đính kèm thiệp chúc Tết (quư măo, 1963) và một loạt những cử chỉ hành động biểu lộ thiện chí muốn thương thuyết - giải quyết vấn đề thống nhất trong ḥa b́nh (?)- giữa Ngô Đ́nh Nhu và Phạm Văn Đồng và những đàn em khác trong đó có Phạm Hùng, từng là nhân vật số hai (sau Lê Duẩn) của cộng đảng ở miền Nam trước đó 8 năm.

    Nguyễn Văn Trấn, từng là một trong mấy cán bộ CS cao cấp nhất của miền Nam, sau khi đă phản tỉnh đă thuật lại trong cuốn “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” về thái độ của HCM đối với Liên Xô và Bắc Kinh. Tác giả cho rằng HCM theo đường lối “sống chung ḥa b́nh” của Khrutshchev, nhưng bị thiểu số, bị Lê Đức Thọ (đàn em ruột của Lê Duẩn) khống chế. Ông trích dẫn lời Bùi Công Trừng tả cảnh ông Hồ chủ tŕ hội nghị trung ương lần thứ 9 ngày 11- 12- 1963 (chỉ hơn một tháng sau khi tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị giết). Nguyên văn lời Bùi Công Trừng nói với tác giả:

    “Mày coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí HCM muôn vàn kính yêu của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ tŕ hội nghị mà mặt day ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá, quay vô, đưa tay để nói, th́ thằng Thọ lễ phép Bắc Hà: “Bác hăy để cho anh em người ta nói đă mà.”

    “Tao đếm lăo Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc: Khi thương trái ấu cũng tṛn. Khi ghét ḅ ḥn cũng méo. Và ông nói xụi lơ: Thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta rút ra mà!” (1)

    Kết quả của hội nghị này là nghị quyết số 9, một nghị quyết tối quan trọng, mở màn cho cuộc tấn công miền Nam, sau khi tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, rồi tổng thống John F. Kennedy bị giết trong ṿng 3 tuần lễ trong tháng trước. Hai vị tổng thống đều có chủ trương rút quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, mặc dù lúc ấy cũng chỉ mới có 16 ngàn lính Mỹ được tăng cường từ cuối 1962.

    Có nhiều lư do để cho rằng cái chết bất th́nh ĺnh của hai vị tổng thống nói trên đă khiến Trung Cộng thay đổi thái độ, thúc đẩy phe thân Trung Cộng trong Cộng Đảng Việt Nam phải tốc chiến tốc thắng, để đặt t́nh h́nh Nam Việt Nam trước một sự đă rồi, trước khi quân Mỹ chắc chắn sẽ đổ vào Việt Nam để Mỹ hóa cuộc chiến tranh này, khiến Trung Cộng sẽ không có cách ǵ tránh bị lôi vào ṿng chiến với siêu cường Mỹ. Trước kia (ngay từ tháng 7 năm 1954) Trung Cộng đă tỏ ư không chống-mà c̣n có vẻ muốn giao hảo với chính quyền Ngô Đ́nh Diệm (***) -V́ họ biết ông Diệm không phải là người muốn Mỹ hóa cuộc chiến tranh. Và có lẽ cũng v́ muốn duy tŕ 2 nước Việt Nam ḥng tránh phải đối phó với một Việt Nam thống nhất hùng mạnh và ương ngạnh.

    Nay th́ t́nh h́nh đă khác. Với những tướng lănh chỉ biết theo lệnh Mỹ mới lên cầm quyền, miền Nam sẽ trở thành căn cứ quân sự của Mỹ trong nay mai. Lợi dụng lúc t́nh h́nh bất ổn ra tay trước để chiếm ưu thế là thượng sách. Người ta cho rằng đó là lư do khiến Trung cộng thay đổi chiến lược và những tay thân Trung Cộng, có xu hướng dùng vơ lực tấn công Miền Nam chiếm ưu thế trong đảng CSVN.

    Tuy nhiên bảo rằng ông Hồ không tán thành chủ trương của Trung Cộng, chỉ v́ bị thiểu số mà tuân theo ư đồ hiếu chiến của nhóm Lê Duẩn, th́ cũng không đúng. Muốn t́m hiểu ông Hồ có bị nhóm Lê Duẩn khống chế hay lấn át không, tưởng cần phải xem nguồn gốc của Lê Duẩn và trường hợp ông ta được đưa lên lănh đạo đảng.

    Lê Duẩn là người miền Nam, sinh tại Triệu Phong, thuộc tỉnh Quảng Trị liền dưới vĩ tuyến 17. Trong đệ nhị thế chiến, rồi trong kháng chiến từ 19- 12- 1946 đến 20- 7- 1954 ông ta đă 2 lần bị tù v́ chống Pháp, tổng cộng 10 năm tại Côn Đảo. Đến khi cách mạng tháng 8 thành công, các đồng chí đă quên ông. Măi mấy tuần sau mới rước ông về cho giữ một chức vụ kém quan trọng mà ông cho là bỉ mặt ông, coi thường thành tích đấu tranh trong quá khứ của ông. V́ vậy ông có vẻ hận những kẻ như Trần Văn Giàu, Nguyễn B́nh và cả Vơ Nguyên Giáp... Sau hiệp định Genève, Lê Duẩn t́nh nguyện ở lại nằm vùng để duy tŕ lực lượng và tiếp tục gây rối miền Nam. Ông được coi là người có óc tổ chức giỏi, mặc dù xuất thân từ một gia đ́nh thợ mộc, học thức mới qua bậc tiểu học, từng làm việc bẻ ghi cho công ty đường sắt, nhưng nhờ chịu học hỏi trong những năm tù ở Côn Đảo, nên có một kiến thức khá sâu rộng về mặt tổ chức cách mạng. Nhờ thế, sau khi trung tướng Nguyễn B́nh bị loại, (2) vào năm 1951, ông đă thay ông này lănh đạo “Cục R”, là tổ chức trung ương của chi nhánh CS tại miền Nam một cách đắc lực.

    Sau khi cải cách ruộng đất ở miền Bắc gây bất măn trong nhân dân và trong nội bộ đảng, v́ có quá nhiều đồng chí bị giết oan, tổng bí thư Trường Chinh bị ông Hồ cất chức. Lúc ấy ai cũng nghĩ ông Hồ sẽ cử tướng Vơ Nguyên Giáp lên thay v́ tướng Giáp là anh hùng Điện Biên, tên tuổi vang lừng chẳng những trong nội bộ đảng và nhân dân miền Bắc, mà trên khắp thế giới. Hơn nữa chính ông Hồ đă phải nhờ tiếng “thơm” của VNG để xoa dịu sự căm phẫn của nhân dân, bằng cách cử VNG đại diện đảng xin lỗi nhân dân v́ những sai lầm trong CCRĐ. Nhưng có lẽ cũng v́ tiếng tăm đó khiến ông Hồ đắn đo, không muốn để VNG lănh đạo đảng, sợ rằng uy tín thế lực của VNG sẽ lấn át chủ tịch đảng. V́ thế ông Hồ đă đích thân kiêm nhiệm chức tổng bí thư đảng trong một thời gian.

    Năm 1957, sau một thời gian vắn sinh hoạt tại miền Bắc, Lê Duẩn được ông Hồ cho tạm xử lư chức tổng bí thư. Thực ra lúc ấy Lê Duẩn chưa có tiếng tăm ǵ. Lại là người miền Nam, trong khi ban chấp hành trung ương đảng gồm đa số người Bắc (bắc vĩ tuyến 17). Cho đến đại hội 3 vào năm 1960, Lê Duẩn với sự giới thiệu của ông Hồ, mới được bầu vào chức bí thư thứ nhất của đảng, tương đương với chức tổng bí thư cũ của Trường Chính. Nhưng danh xưng nghe có vẻ hơi lép vế. Như vậy trong khi điều hành công việc đảng, Lê Duẩn sẽ phải dựa vào uy tín và sự chỉ đạo của HCM hơn, và do vậy sẽ phải trung thành hơn. Có người cho rằng đó chính là lư do Lê Duẩn được HCM chọn. Nhưng cũng có người lại nghỉ, sở dĩ ông Hồ chọn Lê Duẩn v́ Lê Duẩn có công và có kinh nghiệm với chiến trường và nhân dân miền Nam. Và, nhất là LD là người quyết tâm thực hiện thống nhất bằng bất cứ giá nào, kể cả cuộc chiến đẫm máu. Xem ra cả hai lư do đều có cơ sở.

    Những ai thường nhắc đến chuyện ông Hồ luôn ôm ấp trong ḷng mộng giải phóng miền Nam, coi đó như ước nguyện cả đời ông, chắc phải đồng ư về lư do chọn lựa này. Chính ông Hồ đả chẳng thốt ra trong lúc bệnh nặng ở vùng Việt Bắc, trong cơn mê sảng rằng dù có phải đốt cháy hết dẫy trường sơn, cũng phải đánh đó sao? Ông đă chẳng nhiều lần hứa với nhân dân: dù có phải chiến đấu 5 năm hay mười năm, hai mươi năm hay lâu hơn nữa cũng nhất quyết đánh đó sao? Và như vậy những ǵ LD làm có thể bảo là đi ngược lại chủ trương đường lối của ông Hồ không?

    Tuy nhiên có một sự kiện sau đây khiến phải suy nghĩ, được nhà báo Thành Tín kể lại trong cuốn “Vietnam, la face cachée du régime” và tác giả nói là ông có ghi âm trước nhiều nhân chứng khác. Đó là việc chính Lê Duẩn khoe khoang, cho rằng ḿnh hơn ông Hồ. LD chê HCM không dám chủ trương chiến tranh, chỉ dám có ảo vọng thống nhất bằng đường lối ḥa b́nh. Đây mời bạn đọc theo dơi lời tường thuật của Bùi Tín mà chúng tôi tạm dịch sau đây:

    ”Một hôm ông ta (LD) khoe khoang trước những người được chính thức cử viết tiểu sử của ông ta - trong đó có tôi-: “Sau hiệp định Genève bác Hồ vẫn tiếp tục tin rằng tổng tuyển cử sẽ có thể xảy ra được trên toàn quốc. Đó chỉ là ảo tưởng. Tôi nh́n sự việc đúng hơn Bác. Tôi lập tức tiên liệu việc phải dùng tới bạo lực cách mạng. Tôi bảo các đồng chí miền Nam hăy chôn vũ khí. Chính tôi đă bảo họ để lại lực lượng tại miền Nam chứ đừng tập kết hết ra Bắc.” (3)

    Đọc Bùi Tín th́ thấy, tuy tác giả cũng có ư nghĩ ông Hồ đỡ hiếu sát hơn mấy đàn em, nhưng xem ra trong trường hợp này ông không tin LD, v́ cho rằng LD hiếu danh vào hay khoe mẽ. Vả lại LD chỉ dám khoe sau lưng HCM. Đúng ra ông Hồ đă chết được 14 năm rồi: Chuyện xảy ra năm 1983, chỉ c̣n 3 năm nữa đến lượt Lê Duẩn theo “bác” đi gặp Các Mác và Lênin.

    Vũ Thu Hiên th́ trưng dẫn lời của thân phụ ông là Vũ Đ́nh Huỳnh từng là người rất thân cận của ông Hồ cho rằng ông Hồ không chủ trương dùng bạo lực. Và c̣n muốn người ta xét ông Hồ một cách công b́nh. (4) Nói về Lê Duẩn, tác giả Đêm Giữa Ban Ngày viết: “Không có chiến tranh, LD không c̣n là LD. LD chẳng ngần ngại chê bai HCM không dám chủ trương dùng bạo lực giải phóng miền Nam. “Bác c̣n do dự, chớ khi rời miền Nam tui đă chuẩn bị hết cả rồi. Với tui chỉ có uưnh thôi, uưnh cho tới thắng lợi cuối cùng”. (5)

    Tôi đă trưng dẫn Nguyễn Văn Trấn, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên. Cả ba người đều đă phản tỉnh v́ chán ghét chế độ CS. Nhưng cả ba đều xem ra hăy c̣n nghĩ ông Hồ không chủ trương bạo lực. Như vậy khỏi cần đọc các tác giả CS khác v́ họ cũng không nói khác được. Chính v́ vậy mà những nhà khoa bảng và học giả Tây Phương khi viết sách về HCM, phần nhiều chỉ dựa vào những nhận xét tương tự để viết. Không lạ ǵ hầu hết đều khen ông Hồ khoan ḥa, nhân ái và không chủ trương bạo động. Vậy chuyện hiếu chiến, quyết dùng chiến tranh tàn bạo để “thống nhất” phải là chuyện của đàn em ông Hồ đứng đầu là Lê Duẩn, được sự trợ tá đắc lực của Lê Đức Thọ, người Bắc (Nam Định),

    Với tất cả những ǵ được tŕnh bày từ đầu, xem ra lập luận trên có vẻ xác đáng. Nhưng mổ xẻ kỹ từng vụ việc người đọc sẽ thấy không hẳn như vậy.

    Trước hết, xin nhắc lại lời ông Hồ trả lời cho ông Vũ Đ́nh Huỳnh là thân phụ của nhà văn Vũ Thư Hiên hồi mùa thu năm 1946 tại Paris khi ông Huỳnh hỏi ông Hồ tại sao lại có thể khóc một cách dễ dàng như vậy tại nghĩa trang Père Lachaise. Ông Hồ trả lời: “Làm chính trị th́ phải biết cười khi cần cười, biết khóc khi cần khóc.” Ông Hồ đă khóc rất nhiều lần. Với ông Nguyễn Hải Thần. Trước nhân dân sau cải cách ruộng đất. Sau khi kư hiệp định sơ bộ 6- 3- 1946... Nước mắt của nhà chính trị khác nước mắt người thường ở chỗ nó không chân thật. Nói cách khác là một kịch cảnh. Nhưng nó lại giống hệt như thực ḷng.

    Cũng tương tự như vậy, khi ông cười nói nhẹ nhàng giản dị đơn sơ có vẻ đầy t́nh người với những Patti, Fenn, Gallagher, hay Lacouture, Bernard Fall, Sainteny hay Wilfred Burchett, hay France Fitzgerald... hay bất cứ nhà báo nào khác, hoặc khi ông cố t́nh đi dép ăn mặc sơ sài từ ngoài bước vào “tiếng chân nhẹ nhàng như tiếng lụa xào xạc”, (chữ của Lacouture) trong khi nhà báo đang bàn luận nghiêm túc với thủ tướng Phạn Văn Đồng về những vấn đề quan trọng. Rồi điềm nhiên hỏi sang những vấn đề cá nhân của nhà báo tỷ dụ như chân dung của HCM do phu nhân Bernard Fall vẽ vân vân... Những cử chỉ lời nói tuy thấy rất tự nhiên đó, thực ra đă được xếp đặt trước để gây cảm t́nh, để “đắc nhân tâm” là điều một chính khách chuyên nghiệp đă thuộc làm ḷng và xử sự vô cùng tự nhiên như bản tính tự nhiên. Không phải là chính khách già dặn th́ khó nh́n ra cách giả tạo của nó. Ông Hồ hơn người ở chỗ ông giả tạo một cách rất tự nhiên. V́ ông đă được học tập và rèn luyện rất kỹ khi bắt đầu làm điệp viên thượng thặng cho QTCS. Ông c̣n được đào luyện hơn thế nữa. Chẳng những là điệp viên mà ông c̣n là một nhà chiến lược, am tường cặn kẽ mọi lời dạy của lănh tụ Lênin. V́ không biết dĩ văng của ông Hồ trong thời gian học tập và rèn luyện (trong hơn 4 năm) về nghề gián điệp t́nh báo để hoạt động cách mạng bí mật cho nên những người Tây phương được gặp ông đều lầm.

    Về những lời dạy của sư phụ Lênin, ông Hồ đă áp dụng triệt để khi giải tán đảng CS, kư hiệp định sơ bộ, và lập chính phủ liên hiệp. Đọc chương đầu của phần II này, bạn đọc đă thấy rơ.

    Về 2 bản hiến pháp được ban hành trong thời gian ông Hồ c̣n sống. Đúng là chúng không mang tính độc tài, độc đảng, chuyên chính vô sản như hai bản hiến pháp sau này, khi ông đă chết. Nhưng như vậy không phải v́ ông dân chủ hơn, v́ dân tộc hơn. Mà chỉ v́, theo chiến lược sách lược giai đoạn, chưa toàn thắng th́ chưa thể công khai hóa nền chuyên chính vô sản. Hơn nữa với CS hiến pháp chỉ là món đồ trang trí. Nó không có hiệu lực thực tế. V́ có bao giờ họ thực ḷng áp dụng hiến pháp đâu. Cứ nh́n vào cuộc cải cách đẫm máu, “long trời lở đất”, cuộc đàn áp dă man các văn nghệ sĩ trong vụ án “nhân văn, giai phẩm”, vụ bắt bớ giam cầm hằng trăm người trong cái gọi là vụ án xét lại chống đảng, và chế độ báo chí hoàn toàn bưng bít ngay trong thời gian ông Hồ c̣n sống với 2 bản hiến pháp đó đủ rơ.

    Về vấn đề ông Hồ tính chuyện cùng với chính quyền miền Nam lập “liên bang Đông Dương” và khởi sự có những tiếp xúc sơ khởi với ông Ngô Đ́nh Nhu, th́ đây là một vấn đề khá phức tạp và c̣n nhiều bí ẩn. Không có tài liệu chính thức nào từ phía VNDCCH cũng như từ phía Đệ Nhất Cộng Ḥa được công bố. V́ vậy không đủ dữ kiện để phán xét. Tuy nhiên chúng tôi cũng xin giả thiết là nó có thực, để bàn thêm cho vui. V́ thực ra rất nhiều người vẫn coi đó là chuyện có thực. (6)

    Trước hết hăy xét về phía Bắc Việt. Ông Hồ là người Mác Xít, đồ đệ ruột của Lênin, và từng được gọi là “kẻ theo chủ nghĩa Stalin thuần thành”, được chính Khrutshchev gọi là “tông đồ” của chủ nghĩa CS. (7) Đọc phần I, độc giả đă thấy chính những tác giả ca tụng ông Hồ là người yêu nước đă viết ra, chứ không phải chúng tôi khẳng định vô căn cứ. Với tư cách đó, mục tiêu chiến lược tối hậu của đấu tranh cách mạng của ông Hồ phải là tiêu diệt chủ nghĩa tư bản. Nhưng mục tiêu chiến lược giai đoạn của ông (lúc đó) có thể là đánh đổ chế độ đệ nhất Cộng Ḥa. Và trước khi đạt mục tiêu chiến lược giai đoạn này, ông có thể áp dụng mục tiêu sách lược giai đoạn tạm thời ḥa hoăn với chính quyền Ngô Đ́nh Diệm mà ông biết anh hai Trung Cộng đă từng có lần muốn giao hảo, thiết lập bang giao, và anh cả Liên Xô (1957) từng có lúc đề nghị thu nhập vào Liên Hiệp Quốc, và cũng là chính quyền được nhiều nước trên thế giới công nhận hơn chế độ của ông Hồ, hơn nữa nó lại có ưu thế về kinh tế.

    Nếu v́ cái mục tiêu sách lược vắn hạn này mà ông Hồ tính chuyện (tạm thời) hiệp thương th́ cũng không có ǵ lạ.

    Về phía VNCH, có người như sử gia Hoàng Ngọc Thành phê b́nh ông Ngô đ́nh Nhu là nuôi ảo tưởng. Nhưng thực ra anh em ông Diệm đă có kinh nghiệm với CS. Họ không lạ ǵ những mánh lới gian xảo của CS. V́ hiểu biết rơ CS nên ông Diệm ngay từ đầu đă không bị lầm như Huỳnh Thúc Kháng và các đảng phái quốc gia khác hồi năm 1945. Ông đă dứt khoát từ chối hợp tác với HCM trong một chính phủ liên hiệp. Nhưng đó là vào lúc ông chưa có thế lực ǵ. Hợp tác với CS sẽ bị CS chi phối hoàn toàn. C̣n bây giờ th́ khác. Cái thế của ông hơn hẳn cái thế của ông Hồ, mặc dầu do vụ Phật giáo, và áp lực của Mỹ nó đă có phần kém mấy năm về trước.

    Cứ xét t́nh h́nh cả hai phía lúc ấy, chuyện đi đến hiệp thương giữa hai miền có thể thực hiện được, và có thể có lợi cho cả hai bên. Cả hai miền sẽ giảm áp lực của ngoại bang. Ít nhất là trong một thời gian nào đó hai bên sẽ thi đua phát triển về mọi mặt cho đến khi một bên sẽ vượt trội lên để rồi thống nhất đất nước theo chế độ của ḿnh. Và như vậy toàn dân sẽ được hưởng một giai đoạn tương đối an b́nh, tránh được cuộc chiến ác liệt như nó đă diễn ra hơn một năm sau khi anh em ông Diệm chết.

    Nhưng đó là giả thiết áp lực của Liên Xô, Trung Cộng trên miền Bắc và áp lực của Mỹ đối với miền Nam không quá mạnh để phá vỡ kế hoạch hiệp thương đó. Trong thực tế v́ quyền lợi các nước lớn, và v́ t́nh h́nh căng thẳng giữa hai khối Đông, Tây trên thế giới lúc ấy, đó là một chuyện rất khó thực hiện. Tuy nhiên không phải hoàn toàn là ảo tưởng. Và đối với VNCH, hiệp thương lần này không nhất thiết sẽ thất bại như sự liên hiệp của các đảng phái quốc gia với CS hồi năm 1945- 1946. Hơn nữa đồng minh Hoa Kỳ đă dồn ông Diệm vào cái thế phải thương lượng với miền Bắc.

    Bây giờ lại xét về phía ông Hồ. Ông có thực ḷng muốn sống chung ḥa b́nh với chính quyền miền Nam hay không? Hay đây chỉ là cái bẫy ông giăng ra để anh em ông Diệm sa vào rồi bị giết? Trong thực tế, người Mỹ đă coi việc ông Diệm để em ông tiếp xúc với Bắc Việt như một cái cớ để lật ông. Tuy nhiên cũng có thể cho rằng ông Hồ không cố t́nh giăng bẫy. Đó chỉ là sự rủi ro về phía ông Diệm.

    Dầu sao, có một điều chắc chắn. Đó là sách lược giai đoạn mà ông Hồ luôn áp dụng theo các nguyên lư của chủ nghĩa Lênin. V́ ông là “tông đồ” của chủ nghĩa đó nên tuy “ông sống và làm việc nhưng không phải ông, mà chính Lênin sống và hoạt động trong ông”. (8)

    Chính v́ sống khắng khít với sư tổ Lênin như thế nên lúc nào ông cũng uyển chuyển sẵn sàng thay đổi chiến lược, sách lược đấu tranh tùy theo t́nh h́nh. Cũng theo tinh thần đó và bối cảnh đó, ta có thể giải thích thái độ của ông trong hội nghị trung ương 9 vào trung tuần tháng 12- 1963 được Nguyễn Văn Trấn thuật lại trong sách của ông, và chúng tôi vừa trích dẫn một lời vắn tắt của Bùi Công Trừng. Nghe họ Bùi nói th́ tội nghiệp cho ông Hồ thật. Chủ tŕ buổi họp mà bị anh chàng Lê Đức Thọ, cánh tay mặt của Lê Duẩn o ép, không cho nói. Chuyện có vẻ khôi hài khó tin. Nhưng có thật. V́ chả nhẽ ông già Chợ Đệm nỡ đặt điều nói dối mẹ ông. Đây là thư viết gửi mẹ... mà.

    Quả t́nh sau cái chết của ông Diệm, t́nh h́nh đột biến ngoài sự chờ đợi của ông Hồ. Nước cờ ông định đi bỗng khựng lại. Những kẻ chủ chiến từ Bắc Kinh và từ nội bộ đảng của ông ào ào tiến lên như vũ băo. Là chủ tịch đảng, chủ tịch nước, hơn nữa là một chính trị gia già dặn, ông chẳng khác nào người chủ ghe đang lái con thuyền buồm bỗng thấy cảnh “trái gió cho nên phải lộn lèo” (9) Người lái thuyền buồm phải nương theo gió, theo ḍng nước mà điều khiển “tay lái tay lèo” là thế. Hăy cứ giả vờ như ḿnh bị nhóm hiếu chiến áp đảo đi. V́ lúc này đây trong bụng ḿnh cũng đă thuận theo chiều gió ấy rồi. Giơ tay mà đàn em không cho nói càng hay. V́ nếu nó để cho nói đâm ra lại khó nói. Đó là cái khôn khéo trí trá của một chính khách xảo quyệt, lâm lúc khó xử. Chứ với cương vị của ông, và với sự thần phục tôn thờ của lũ đàn em chung thủy, nếu ông cương quyết dùng quyền chủ tịch, chủ tọa hội nghị, nhất định bắt hội nghị lắng nghe, th́ bố anh chàng Lê Đức Thọ cũng chẳng dám cản ngăn. Nguyễn Văn Trấn, Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm toàn là những người miền Nam thẳng ruột ngựa khó mà hiểu nổi thâm ư lắt léo của ông Hồ. Chả trách những nhà báo tây phương trẻ măng lúc ấy.

    Cũng chính trong hội nghị 9, đẻ ra nghị quyết 9 sặc mùi hiếu chiến này, ông Hồ đă “đánh lừa” cả tướng Lê Liêm. Theo Vũ Thư Hiên th́ ông Hồ đă khuyến khích Lê Liêm phát biểu chống dùng vơ lực, và hứa ông sẽ ủng hộ. Nhưng khi Lê Liêm phát biểu bị nhóm Lê Duẩn Lê Đức Thọ khiền, th́ chủ tịch HCM vẫn im lặng. Có phải v́ HCM sợ đàn em hiếu chiến không? Hay đây là kế hoạch dùng Lê Liêm làm con mồi để dụ những tay “phản chiến” ra mặt? Ai mà biết được mưu sâu của “cáo già”! Cũng trong hội nghị này, trong giờ giải lao Dương Bạch Mai, một trí thức miền Nam, có xu hướng đệ tứ, sắp đọc một tham luận quyết liệt chống thống nhất bằng vơ lực, th́ đột tử. Căn cứ vào những sự việc xảy ra trước và liền sau khi DBM chết được VTH thuật lại tỷ mỷ trong “Đêm Giữa Ban Ngày” th́ phải kết luận: chắc chắn ông bị đầu độc. Nhưng ngoài ông Hồ, ai dám quyết định và hạ lệnh thi hành tội ác đó với một ủy viên trung ương đảng, phó chủ tịch quốc hội?

    Nhà thương thuyết Jean Sainteny, trong cuốn Histoire d’une paix manquée, khi nói về hội nghị Đà Lạt (sau hiệp định sơ bộ 6- 3- 46, trước hội nghị Fontainebleau) đă cho rằng Vơ Nguyên Giáp là kẻ có cá tính mạnh đáng sợ và chi phối hoàn toàn hội nghị này, trong khi đó th́ HCM mềm dẻo và hiếu ḥa hơn tại Paris. (9bis) Tiếc rằng lúc ấy ông không biết chính HCM mới là người điều khiển hoàn toàn hội nghị Đà Lạt, bất chấp vai tṛ trưởng đoàn của bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Tường Tam, HCM đă đặt Phùng Thế Tài làm mật báo viên và chuyên viên về mật mă cạnh hội nghị để thường xuyên báo cáo cho HCM mọi diễn biến của hội nghị và chuyển chỉ thị của HCM cho Vơ Nguyên Giáp, qua mặt Nguyễn Tường Tam. Đọc lại kỹ chương về Phùng Thế Tài, độc giả sẽ rơ. Chính v́ biết rơ và nhớ kỹ điều đó, nên VNG mới viết hẳn một cuốn sách nhan đề “Hồ Chủ Tịch, nhà chiến lược thiên tài” để ca tụng HCM. V́ một mặt HCM tỏ ra rất mềm dẻo, nhưng một mặt chỉ thị cho đàn em hết sức cứng rắn. Mục đích là để có thể thi hành sách lược mềm nắn rắn buông, và sách lược “tay đấm tay xoa”, làm cho đối phương như vào mê hồn trận. Ngay khi mới về nước, ông Hồ đă nổi tiếng là kẻ có bàn tay sắt bọc nhung, chuyên đổ lỗi cho cấp dưới. Nhưng thực ra không có chỉ thị hay sự chấp thuận của ông, không tay em nào dám lộng hành.

    Chuyện VNG lộng quyền tàn sát đối lập khi ông Hồ ở Pháp cũng được các tác giả ngoại quốc nhận xét: VNG hiếu sát, c̣n HCM hiếu ḥa! Những người đó không hiểu chiến pháp TUYÊN TRUYỀN hai mặt của các chiến lược gia cộng sản! Lănh tụ phải có bộ mặt nhân ái, ḥa hoăn, hiếu sinh. Chuyện hiếu chiến, hiếu sát phải để đàn em thi hành, rồi có ǵ không ổn, đổ lỗi cho đàn em!

    Muốn xét ông Hồ có bị đàn em lấn quyền hay không, cũng cần phải xét đến những lời ca tụng, tôn thờ của toàn thể bộ chính trị và các cây viết của đảng dành cho ông Hồ, từ khi ông c̣n sống cho đến khi đă chết. Có ai dám công khai nói hay viết câu nào phê b́nh HCM không? Ai đă xây lăng tốn phí để thờ HCM? Ai đă đặt tên Saigon là thành phố HCM? Ai đă đưa ra tư tưởng Hồ Chí Minh? Ai đă cho sưu tập tất cả những lời nói bài viết của HCM làm thành bộ “HCM toàn tập” giống hệt những bộ Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông Toàn Tập, coi như sách thánh? Nếu ông Hồ yếu kém, không dám chỉ huy cuộc chiến xâm chiếm miền Nam, nếu ông Hồ nhu nhược để đàn em qua mặt trong những quyết định quan trọng của đảng, liệu đàn em có dành cho ông những vinh dự đó không? Vả lại, những vinh dự đó do chính Lê Duẩn, trong lúc phụ tá cho HCM đă chủ xướng cả đấy.

    Trước khi kết thúc, để thêm chút “gia vị”, tôi xin nhắc lại câu chuyện được kể bởi nhà báo Việt Thường (10), từng sống nhiều thập kỷ trong chế độ miền Bắc, là nhân chứng của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và rất nhiều sự việc khác tuy nhỏ nhưng mang ư nghĩa chính trị to lớn trong chế độ đó. Và xin lưu ư, đây chỉ là một trong hàng trăm sự việc mà ông được biết và chọn viết lại trong hai tác phẩm độc đáo của ông.

    Theo báo Nhân Dân của đảng th́ vài tháng trước tết Mậu Thân (1968), ông Hồ sang sân bay Gia Lâm thăm đơn vị tên lửa và không quân để động viên... Tháp tùng ông có nhiều cán bộ cao cấp kể cả Vơ Nguyên Giáp và Tố Hữu. Câu chuyện bên lề được VT kể sau đây, theo ông tuy không đăng trên báo nào cả, nhưng nó lại được kể ở hầu hết các ṭa soạn báo, đài và cả ở quán cà phê, quán bia hơi ở Hà Nội:

    “Khi nghe tin Hồ đến thăm đơn vị, lính ngụy (11) trong binh chủng pḥng không, không quân, vừa đi học ở Nga Xô về, ào ào chạy ra chẳng có hàng ngũ ǵ cả. Từ tư lệnh binh chủng cho đến tụi bảo vệ, cho đến Tố Hữu, Văn Tiến Dũng đều vây quanh Hồ để bảo vệ, trong khi Vơ Nguyên Giáp cầm loa điện cầm tay gào lên: “Yêu cầu trật tự”, mà lính ngụy cứ lờ đi. Hồ bèn giật lấy loa trên tay Giáp và hô: “Nghiêm”. Theo “phản xạ lính”, tất cả đứng nghiêm. Hồ lại hô: “Tất cả xếp hàng, 5 hàng dọc”! Bọn lính vội xếp hàng. Hồ hô tiếp “Nghiêm”! rồi lại hô “Nghỉ”; và cuối cùng hô: “Nghiêm! Đằng sau quay! Đều bước!” Bọn lính ngụy răm rắp làm theo. Bấy giờ Hồ cười cười quay lại bảo Giáp: “Chú là đại tướng vậy mà không biết điều khiển lính!” (12)

    Sau khi thuật chuyện đó, tác giả hỏi: “Một tên gián điệp lăo luyện, phản ứng rất nhanh như Hồ, ăn nói với phó thủ tướng, bộ trưởng, đại tướng như nói với thằng nhỏ, con sen như vậy, liệu có thể là kẻ để cho Lê Duẩn khống chế không??

    Xin lưu ư bạn đọc lúc ấy là thời gian HCM thường hay sang Trung Quốc “chữa bệnh” và cũng chỉ c̣n hơn một năm nữa là “đi theo các cụ Mác Lê”.

    Và cũng xin quư vị đọc lại chương về tổng công kích tổng nổi dậy năm Mậu Thân trong phần II này, để thấy rơ những ǵ ông Vũ Kỳ, thư kư riêng tín cẩn của HCM đă thuật lại về việc ông Hồ được báo cáo đầy đủ và đích thân dự các hội nghị quan trọng về cuộc tổng công kích này cũng vào dịp Tết Mậu Thân đó, để thấy thêm một bằng chứng nữa là tuy đă già yếu và bệnh tật, ông vẫn c̣n sáng suốt điều khiển việc nước, quyết định những trận đánh lớn, gây tang thương cho gần chục vạn người. Không phải ông ta đă “bị cho ra ŕa”, “ngồi chơi xơi nước” như một số tác giả tên tuổi đă gợi ư để gián tiếp bào chữa cho ông, coi ông như người ôn ḥa, c̣n chuyện hiếu chiến gây chết chóc là do đàn em của ông đâu.

    Minh Vơ

    Trích Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp

    do Tủ Sách Tiếng Quê Hương xuất bản tháng 11- 2003

    Sách dày gần 800 trang khổ lớn, đóng chỉ, b́a cứng, giá 40 MK

    Muốn có sách mang chữ kư của tác giả, xin liên lạc số 760- 599- 4054, hay Email:

    tuyenvu@netzero.net

  5. #45
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Điểm mặt Lê Thanh Hải

    Vệ Tinh (Danlambao)




    - Năm 2006 để được có mặt trong Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, một tên vua hạng bét trong hàng ngũ "vua tập thể", Lê Thanh Hải vừa nhậm chức Bí thư Thành ủy TP HCM đă tốn hàng triệu đô-la tiền mặt mang ra đút lót cho những kẻ "buôn vua". Nhiều người cho rằng Bí thư thành ủy một thành phố lớn như TP HCM th́ đương nhiên nằm trong Bộ chính trị, điều này có thể sai. Chế độ cộng sản là một chế độ mua quan bán chức, tất cả các chức vụ phải được quy đổi ra đô-la (không chơi tiền Hồ), đô-la vừa có giá trị, vừa gọn nhẹ, dễ cất dấu và thuận lợi giao cho đám phi công Vietnam Airlines mang ra nước ngoài mua bất động sản hay gởi vào ngân hàng Thụy Sỹ.

    Lê Thanh Hải, từ vị trí của một tên giao liên Thành đoàn trong thời kư chiến tranh, rồi chỉ huy lực lượng thanh niên xung phong sau năm 1975, bí thư quận 5, chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM, hắn đă chết hụt nhiều lần qua các vụ án lớn như công ty Điện lực TP HCM, vụ bán đất ở đài phát thanh Quán Tre, vụ EPCO - Minh Phụng... và gần đây là vụ Đại lộ Đông Tây. Nhờ vào tài "ném đá dấu tay", "ăn xong chùi sạch mép", "Lê Lai cứu chúa"... và xài tiền đô để thoát hiểm. Tất cả những vụ án đó đi qua mà Hải đều b́nh chân như vại, chứng tỏ Hải là tay có máu mặt trong chốn chính trường và là người kiên nhẫn chờ thời. Không như đàn anh đàn chị khi có biến là dọt ra trung ương quỳ lạy thảm khốc để xin tha thứ tội.


    Theo tài liệu Wikileaks tiết lộ, người bao che cho Huỳnh Ngọc Sỹ trong vụ tham nhũng tại Đại Lộ Đông Tây chính là Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải. Đọc thêm: Những phi vụ của Huỳnh Ngọc Sỹ

    Đàn em của Hải trong chốn thương trường tại Sài G̣n giờ đây đang khốn khổ v́ khối bất động sản khổng lồ đang đóng băng, chính Hải cũng phải bó tay v́ mớ đất đai ở Cần Giờ mua rồi mà chỉ có ngắm khỉ rừng, mặc dù Hải dùng hàng ngàn tỷ tiền Hồ từ ngân sách xây đường cao tốc mà chẳng có ma nào thèm ḍm ngó đầu tư. Hải luôn muốn phát triển về phía Đông Nam của Sài G̣n, nơi có hàng ngàn hecta đất nằm trong tay Hải và đồng bọn nhưng Trời lại bắt nhóm lợi ích này phải khốn đốn v́ kinh tế suy thoái, chắc phải hận lắm cái thế giới tư bản đă làm cho họ bớt giàu.

    Hàng ngàn hecta mà Hải và đồng bọn chiếm đoạt từ các nông trường thời bao cấp, cướp đoạt từ người dân nghèo lặn hụp kiếm từng con cua con ốc v́ sống mà không có "sổ đỏ", với giá đền bù rẻ mạt đuổi người nông dân ra khỏi cánh đồng... giờ đây đất đai đó chỉ làm tổ cho khỉ và cua đồng. Hải phải suy nghĩ t́m lối thoát cho ḿnh và đồng bọn, quân sư th́ không thiếu trong chốn Sài thành, nhưng phải có quyền lực để thay đổi chính sách, vực dậy khối tài sản "bong bóng" khổng lồ mà họ đă "bơm" vào. Đàn anh Trương Tấn Sang th́ không đủ mạnh để nâng đỡ cho Hải một vị trí thực quyền ở trung ương, cái chức Ủy viên Bộ chính trị đổi bằng hàng triệu đô cũng chả là ǵ, ông tổng Trọng c̣n phải khép ḿnh trước thanh thế như hổ như rồng của Nguyễn Tấn Dũng. Ai mà không có sai sót, khuyết điểm, Nguyễn Tấn Dũng biết rơ hơn ai hết v́ năm tháng làm thứ trưởng Bộ công an, cần th́ phun ra khối thằng chết, chuyện xưa như trái đất cũng thành mới v́ "niên măn án tồn".


    Trùm tham nhũng thành hồ - Lê Thanh Hải
    Giữ trạng thái im hơi lặng tiếng, nín thở qua sông. Lê Thanh Hải đang cần mẫn hoàn thành công việc chính trị được giao, giữ ổn định trật tự an ninh thành phố, đóng góp đều đăn cho ngân sách trung ương... Chúng ta có thể hiểu v́ sao tháng 6/2011, Sài G̣n chỉ có thể biểu t́nh được hai lần, c̣n tất cả là bị đàn áp tàn bạo, đó là lệnh của Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải.

    Chức thủ tướng hay tổng bí thư là điều xa vời viễn vông đối với con người kém tài và đầy thủ đoạn như Hải, nhưng một chức vụ vừa phải trong thời điểm "chiến tranh giữa các nhóm lợi ích" như phó thủ tướng là điều Hải có thể mơ tới, nếu điều này xảy ra đồng bọn Hải sẽ ra sức "bơm" cho Hải lên cao hơn nữa, thực quyền hơn nữa và một thời kỳ tàn khốc cho người dân đen dưới hàm cá mập đang đói tiền. Nhưng quái ác thay, Nguyễn Tấn Dũng kẻ ngáng đường công danh c̣n ngồi đó th́ cánh quan chức TP HCM chưa thể nào chạm vào cánh cổng nhà giời. Cách hay nhất là đẩy Dũng ra khỏi bộ máy đảng cũng như chính phủ, đây là bài toán khó cho Trương Tấn Sang và Lê Thanh Hải nhưng không phải là nhiệm vụ bất khả thi, v́ Dũng đang c̣n bị ch́m theo Vinashin, Vinalines và c̣n nhiều Vina khác đang chờ phát hiện khi chức trưởng ban tham nhũng đang nằm trong tay tổng Trọng mà tổng Trọng th́ đă hết "đồng chí" với Dũng từ khuya rồi.

    Thời đại kim tài, nhà cầm quyền cộng sản không c̣n nhiều đồng chí như thời chiến tranh. Đi kèm theo mỗi ủy viên Bộ Chính trị là một nhóm lợi ích, tiền như nước mưa, có thể đội đá vá trời, dời non lấp biển, ác độc không gớm tay, miễn sao đạt được lợi ích tối đa cho nhóm. Người viết cũng phải hoảng sợ với loại người này nên đành lấy nickname khi đụng chạm đến họ. Hy vọng sao cho bọn chúng không truy ra được nơi ḿnh ở th́ mới mong toàn mạng, để c̣n nh́n thấy ngày ḥa b́nh thật sự trên đất nước yêu dấu này. Khốn khổ thay cho người dân nước tôi.


    Vệ Tinh - Cựu thanh niên xung phong
    danlambaovn.blogspot .com

  6. #46
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    VN tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế trung ương
    RFA 02.01.2013

    Trong một động thái được mô tả là giảm bớt quyền lực của chính phủ, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng vào chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương và ông Vương Đ́nh Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính vào cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.


    Ông Nguyễn Bá Thanh (trái) và ông Vương Đ́nh Huệ (Hậu vệ Vương (Nguyễn Sinh Sắc)

    Quyết định tái thành lập Ban Nội chính trung ương và Ban Kinh tế Trung ương và chỉ định chức vụ Trưởng ban được Bộ Chính trị ra quyết định từ hôm 28/12/2012, nhưng mới được chính thức công bố ngày 2/1/2013.

    Trước đó hồi tháng 5/2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đă thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về pḥng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị thay v́ do Thủ tướng đảm nhận. Bên cạnh đó việc tái thành lập Ban Nội chính Trung ương được mô tả là thực hiện chức năng một ban Đảng và là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo Trung ương về pḥng chống tham nhũng.

    Khi tiếp xúc cử tri với cử tri Hà Nội sau kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích lư do phải tái lập Ban Kinh tế và Ban Nội chính Trung Ương dù vừa giải tán chưa được bao lâu là v́ “Đă sinh ra quyền lực th́ phải có cơ quan giám sát quyền lực ấy.”

    Trong thời gian qua, thông tin từ các mạng xă hội ghi nhận sự tranh chấp quyền lực trong Đảng kéo dài, nguyên nhân là t́nh trạng tham nhũng tràn lan và chính phủ điều hành yếu kém gây khủng hoảng kinh tế và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă phải xin lỗi trước Quốc hội.

  7. #47
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đừng để khi quá muộn, trường hợp ông Lê Đức Thọ
    (Minh Diện)



    “...Nhưng khi quyền lực đă rời bỏ ḿnh th́ hiện hữu lại là một tấm thân mềm yếu, “trái tim thép” h́nh như bị nhũn ra như bùn. Không hiểu v́ lương tâm thức tỉnh hay v́ nguyên nhân ǵ, chỉ biết 6 tháng sau buổi gặp ấy, ông Lê Đức Thọ qua đời...”





    Ông Ung Văn Khiêm, con trai thứ cụ Ung Văn Tre (*), quê huyện Chợ Mới, An Giang. Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre.

    Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ có người con trai nổi tiếng thông minh là Ung Văn Khiêm.

    Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đă tham gia chống Pháp khi c̣n đang học ở trường College de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đă tổ chức băi khóa và tham gia biểu t́nh biểu t́nh liên tục.

    Năm 17 tuổi, ông theo thầy Châu Văn Liêm dấn thân hoạtđộng cách mạng. Ông đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, làm tới chức Uỷ viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao.

    Ông từng bị Trưởng ban tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và phe phái trù dập thẳng cánh, vu cho tư tưởng xét lại và những chuyện oan trái, gây bao nhiêu cay cực. Với tính khí nghĩa hiệp được truyền lai của “người mở đất” ông về làm dân không chịu cúi đầu.

    Không biết có phải do lương tâm bị day dứt không, mà Lê Đức Thọ đă t́m gặp Ung Văn Khiêm vào lúc cuối đời.

    Đầu năm 1991, tôi đến thăm cụ Ung Văn Khiêm, cụ kể cho nghe câu chuyện sau đây:

    Một buổi sáng năm 1978, tôi đang chăm đàn heo th́ bà vợ báo có ông Sáu Thọ tới thăm. Trời đất ơi, sao tự nhiên thằng cha mắc dịch tới thăm vào giờ này? Thôi kệ , tắm cho heo đă!

    Tắm heo xong, lên thấy ông Sáu Thọ đang thơ thẩn ngoài sân. Ông cười bắt tay tôi, nói:

    – Hôm nay tôi tới mời cụ ra giúp việc cho dân cho nước!

    Trời đất ơi, lại chơi tṛ ǵ nữa đây! Tôi nghĩ vậy và nói thật ḷng:

    – Ông không sợ thằng cha xét lại làm hỏng việc của Đảng sao?

    Ông Lê Đức Thọ vỗ vai tôi:

    -Thời b́nh cần có người liêm chính như cụ!

    Tôi nh́n ông Sáu Thọ vẫn như xưa, da mặt tai tái, miệng cười nhếch nửa mép, mắt nhọn như kim, một khuôn mặt sắc lạnh không có t́nh người. Tôi nói:

    – Nếu đất nước c̣n chiến tranh, ông giao việc ǵ tôi cũng làm. Bây giờ ḥa b́nh rồi, tôi đă có tuổi, được ông cho nghỉ việc đă lâu, nhảy ra làm người ta nói tôi tham quyền cố vị. Vậy xin ông miễn cho!

    Ông Lê Đức Thọ cười, nắm tay tôi, nói:

    – Tôi có ǵ không phải mong cụ bỏ qua cho!

    Tôi nói:

    – Tôi mừng v́ ông nói được câu ấy! Với ông là chuyện nhỏ! Nhưng c̣n với đất nước?

    Ông Lê Đức Thọ nói nhỏ nhẹ:

    – Thôi th́ để cho lịch sử phán xét!

    Trần Bạch Đằng, một nhà báo có tài, và là một chính khách, từng làm Bí thư Thành ủy Sài G̣n – Gia Định, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương cục miền Nam. Ông là một trong những người bị Lê Đức Thọ ghét, “đ́” tới số. Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Trần Bạch Đằng bị Lê Đức Tho đẩy sang Cu Ba, không cho tham dự, đồng nghĩa với việc loại khỏi danh sách nhân sự.

    Ông Trần Bạch Đằng có lần kể lại câu chuyện sau đây với tôi và nhà thơ Văn Lê:

    Một buổi sáng tao đang ngồi viết trên lầu th́ con cháu vào nói: “Chú Tư có bác Sáu Thọ tới thăm!”. Tao nghĩ chắc con nhỏ nhầm. Xưa nay người ta t́m tới Sáu Thọ qụy lụy chớ cha ấy thèm tới ai?

    Nhưng khi xuống thỉ thấy đúng là Sáu Thọ. Cha đứng ngoài cửa, không vô nhà. Tao giựt ḿnh v́ mặt Sáu Thọ nhợt nhạt không c̣n thần sắc. Kiểu này chắc không được bao lâu nữa!?

    Sáu Thọ nhích mép cười, nói:

    – Tôi biết cậu là người có tài. Ngày đó nếu cậu đến tôi, nói với anh Sáu vài lời, th́ cậu chắc chắn là Ủy viên Trung ương khóa IV, là Ủy viên Bộ chính trị. Nhưng cậu là con ngựa bất kham, không điều khiển được.

    Dừng một khá lâu, ông Lê Đức Thọ mới nói tiếp, không suồng să thân mật như trước mà giọng trầm xuống, khách sáo và như nhắc nhở:

    – Tôi được biết anh đang viết một quyển sách nói nhiều chuyện về tôi. Hôm nay tôi tới xin anh một điều, khi tôi c̣n sống anh đừng xuất bản quyển sách đó. Sau khi tôi chết, con người tôi lịch sử sẽ phán xét.

    Nghe Sáu Thọ nói vậy, tao trả lời ông:

    – Quyển sách đă in rồi, nhưng anh nói vậy, tôi sẽ hủy!

    Có lẽ ít người biết những câu chuyện như thế về “trái tim thép” Lê Đức Thọ, người từng thừa nhận ḿnh là “Trần Thủ Độ” của Đảng cộng sản Việt Nam. Bao năm uy quyền tập trung trong tay ông, những kẻ khéo nịnh bợ được vinh thân ph́ gia, những người không chịu cúi luồn bị bạc đăi, bao nhiêu người từng bị đày đọa không ngóc đầu lên được.

    Những tưởng con người ấy kiêu hănh suốt đời?

    Nhưng khi quyền lực đă rời bỏ ḿnh th́ hiện hữu lại là một tấm thân mềm yếu, “trái tim thép” h́nh như bị nhũn ra như bùn. Không hiểu v́ lương tâm thức tỉnh hay v́ nguyên nhân ǵ, chỉ biết 6 tháng sau buổi gặp ấy, ông Lê Đức Thọ qua đời. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, nơi dành cho những cán bộ cao cấp nhất của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, nhưng nghe nói sau đó gia đ́nh phải chuyển về quê!?

    Muammar Gaddafi, “Vua của các vị vua” từng tàn sát 200.000 người, và những ngày tháng cuối cùng của chế độ độc tài, đă giết hại 23.000 người, bắt bỏ tù 50.000 người không gớm tay, mà mềm yếu đến đê hèn khi quỳ lạy người lính: “Xin đừng bắn tôi!”.

    Saddam Husen, ria mép giống hệt ria Stalin, nổi tiếng độc tài khát máu, phút cuối cùng c̣ng lưng rụt đầu vào cổ chiếc áo sơ mi trắng, ôm quyển kinh Koran, miệng lảm nhảm xin tha chết.

    Nicolae Ceausecu, Chủ tịch đảng cộng sản Rumnia, từng mệnh danh “Conducator” – Lănh tụ tối cao “Geniul din carpati” – Thiên tài, đă quỳ khóc sướt mướt khi bị bắt trên đường trốn sang Nga, và sau đó cả hai vợ chồng đều bị xử bắn sau một phiên ṭa kéo dài hai tiếng đồng hồ.

    Hơn 2.500 năm trước Đức Phật Thích Ca đă cho ra đời triết lư Vô Thường, và h́nh như thuyết Tương đối của Albert Einstein cũng dựa trên ư tưởng ấy. Đừng ảo tường chế độ tồn tại vĩnh viễn, quyền lực trong tay ḿnh là tuyệt đối, kẻo hối không kịp.

    Ông Lê Đức Thọ là một con người đầy bản lĩnh, nhiều tham vọng, đa nghi và rất thủ đoạn.

    Ông sinh năm 1911 tại Nam Trực, Nam Định, từng tham gia băi khóa , dự lễ tang nhả chí sỹ Phan Chu Trinh và hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước nên bị Pháp bắt giam hai lần (1936, 1944).

    Ông từng làm Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Kỳ (1948-1954). Nhưng chức vụ mà ông giữ lâu nhất là Trưởng ban tổ chức Trung ương. Ngay cả khi làm Bí thư Thường trực ông vẫn kiêm Trưởng ban tổ chức.

    Người ta nói Lê Đức Thọ là người tạo ra bộ máy lănh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam suốt bốn thập kỷ (1954-1994) và cho tới bây giờ vẫn c̣n gốc gác ấy. Người ta c̣n nói ông thường vận dụng “Nhân tướng học” để chọn cán bộ, và bất kỳ ai trái ư ông đều trở thành nạn nhân, tiêu biểu là Đại tướng Vơ Nguyên Giáp. Ông chuyên trách công tác Tổ chức Đảng, nhưng khoái cầm quân, ham chiến đấu, xông vào chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 và tấn công đánh đuổi Polpot trên đất Campuchia 1-1979.

    Ông Lê Đức Thọ nổi tiếng trong vai tṛ Cố vấn tối cao cho phái đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng ḥa tại Hội nghị Pari, ông đă từ chối nhận một nửa Giải Noben ḥa b́nh với tiến sỹ Kissinger.

    Ông mất ngày 13-10-1990 để lại nhiều tiếng tốt, không ít điều xấu, nhưng, như ông nói, hăy để cho lịch sử phán xét.

    Tôi chỉ kể lại hai mẩu chuyện có thật tôi được nghe, như một chi tiết nhỏ trong cuốn lịch sử chưa viết về ông Lê Đức Thọ.

    Khi con người nắm quyền lực trong tay, phần v́ hănh tiến, phần sợ bị kẻ khác tước đoạt hoặc lợi dụng, trở nên đa nghi, tàn nhẫn, đôi khi mê muội, mất cả lương tâm, hại cả bạn bè người thân.

    Những con người đó đều sẽ rơi vào trạng thái bi kịch, hụt hẫng khi quyền lực tuột khỏi tay, mà không ai tránh khỏi.



    Con chim sắp chết hót hay, con người sắp chết nói thật, h́nh như rất đúng với trường hợp ông Lê Đức Thọ. Tôi được biết trước khi mất ông gặp nhiều người chứ không riêng ông Ung Văn Khiêm và Trần Bạch Đằng.

    Minh Diện
    Theo blog Bùi Văn Bông
    Nguồn: quechoa.vn/2013

    (*) Chỗ này tác giả nhầm, ông Ung Văn Khiêm là cháu nội cụ Ung Văn Tre, không phải con thứ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-04-2012, 02:09 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 04-12-2011, 11:34 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 20-11-2011, 11:15 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-08-2011, 11:45 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 08-09-2010, 10:02 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •