Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.
Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!
................
Bây giờ có thêm mấy thằng đực rựa này nữa th́ bà càng thấy chí hướng của bà là đúng. Tôi quăng cuốc đi vào. Th́ thấy một ông ngồi chong ngóc trong nhà. Đó lại là một thằng đực rựa họ Bùi khác. Tôi kêu lên.
– Chú Khanh!
Chú là bà con chung đầu ông cụ với tôi, tức là bà nội của chú là em gái của ông cụ tôi, cùng họ Bùi.
Má của chú là con gái của ông Chánh Đầu, một người rất có uy tín trong làng đặc biệt hơn nữa, lúc về già ông cất nguyên một cái thánh thất Cao Đài, tu tại đó và mấy năm cuối cùng của đời ông, ông không ăn cơm chay nữa mà chỉ ăn toàn bông và uống nước mưa hứng giữa trời. Dân trong vùng mến phục ông, nhiều người đem bông tới tặng ông dùng bữa. Ông ăn bất cứ bông ǵ. Ông bảo:
– Bông là tinh chất của vũ trụ.
Khi ông viên tịch, mộ ông ngày nào cũng có bông tươi rắc lên. Chú có người anh thứ Tư học trường Le Myre de Vilers cùng khóa với anh của Ngô Quang Trưởng, con dược sư Ngô Quang Thọ ở Mỏ Cày.
Chú đi kháng chiến. Lúc Léon de Roy chiếm đóng tỉnh Bến Tre th́ chú chạy xuống miền Tây ở vùng Đầm Cùn. Không biết lư do ǵ chú bị Sở Công An Nam Bộ bắt. Sau đó ít lâu, được thả ra, chú về nhà cưới vợ làm ăn luôn, mặt trận mặt ǵ mời chú cũng “Không!”. Một tiếng “không” dứt khoát.
Ở Hà Nội tôi có gặp chú Khanh một lần ở vùng đầu đường Hoàng Hoa Thám. Lúc đó chú bảo chú sắp về quê. Chẳng ngờ bây giờ lại gặp nhau ở quê, mà tại nhà bà cụ họ Bùi. Bà cụ mừng rỡ vô cùng. Cụ nói:
– Hồi xưa Địch Thiên Kim chỉ có một đứa cháu là Địch Thanh, bây giờ tao có tới ba Địch Thanh, tao hơn bà Địch Thiên Kim rồi.
Bà con tới lai rai, v́ đến đông không đủ hầm chui, khen:
– Một nhà “Cun” (Colt – tức K54).
Thằng B́nh làm đại đội trưởng Giải Phóng Quân. Chú Khanh, thiếu tá . Chú về Nam giữa lúc rau muống tràn ngập R, không có việc ǵ làm nên lănh chức xă đội trưởng Kà-Tum. Vinh quang thay một ông thiếu tá! Bà cụ tôi nói:
– Quan vơ có thằng Khanh, quan văn có thằng Triết.
Tôi hỏi t́nh h́nh trên R th́ chú lắc đầu không nói. Tôi hỏi về thăm nhà chừng nào chú đi. Chú bảo:
– Công tác đây chớ thăm nhà ǵ. Tao tách đoàn ghé lại đây.
Cơm nước xong, trong lúc chú kể chuyện cho cả nhà nghe th́ tôi và thằng B́nh đi ra vườn. B́nh cao lớn như chú tôi. Lúc tôi là “Tổng Tư Lệnh Thiếu Nhi Cứu Quốc” xóm Cổ C̣ chỉ huy đám con nít th́ B́nh c̣n ẵm trên tay. Bây giờ nó là đại đội trưởng. Hai anh em hỏi thăm nhau qua loa rồi bước sang lănh vực Cách Mạng.
– Em đóng quân bên Bảo à?
Tôi hỏi vậy v́ nếu nó đóng quân bên Minh th́ ắt nó đă nghe tôi về và chạy đến lâu rồi. Nó nói:
– Em ở trên Mỹ Tho.
– Ủa sao lên tới đó?
– Dạ, hồi sau Đồng Khởi tụi em bị đưa lên Khu để thành lập bộ đội Khu.
– Rồi sao?
– Dạ, th́ em ở luôn trên đó tới bây giờ.
Hồi ở Hà Nội, tôi được thư nhà báo tin hai em con của chú tôi đi giải phóng quân, lại nhằm lúc tôi gặp nữ anh hùng Tạ Thị Kiều nên ng̣i bút tôi hứng khởi vô cùng. Sau khi viết truyện “Lửa Quê Hương” tôi bèn lia thêm một bài “Gởi Cho Em Là Giải Phóng Quân”. Hai bài đăng liên tiếp trên báo Văn Nghệ, là một điều hi hữu. Trong bài Gởi Cho Em tôi có viết một câu, tới bây giờ hăy c̣n nhớ, mà mắc cỡ rùng ḿnh…– “Em hăy làm cội tùng, đừng sống cuộc đời của ngọn cỏ trong chậu úp. . . “
Bây giờ ngồi đối diện với cội tùng non hay ngọn cỏ già tôi cũng không biết.
– Em có dự trận Ấp Bắc không?
– Dạ có.
– Trận đó vang dội khắp thế giới, chớ chẳng phải vừa nghen em!
Thấy thằng nhỏ làm thinh, tôi nói tiếp:
– Đến nỗi ở ngoài Trung ương gởi một nhà văn về .... viết về trận đó để gởi ra thế giới.
Đó là nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn ở Pḥng Văn Nghệ Quân Đội, cấp bậc trung úy được gởi về Nam cho giải phóng quân, trước cả Bùi Đức Ái và Nguyễn Văn Bỗng. Tấn đă đến tận Ấp Bắc viết một bài bút kư gởi ra Bắc đăng báo, kư tên là Nguyễn Thi (không phải là Nguyễn Đ́nh Thi). Sau này Tấn qua Trà Vinh viết về Út Tịch là người “Nữ anh hùng giải phóng” được Trung ương tuyên dương, được Bác Hồ tặng áo lụa!
Tấn khởi đầu làm văn nghệ bằng thơ. Thơ kháng chiến của Tấn hay lắm, nhất là tả bộ.đội. _
Quét những lá vàng,
Vun sau thành đống
…Chờ một hôm nào hơ hóng áo anh.
…Trời ơi gai móc thịt da
Ở nhà c̣n lạnh huống ra chiến trường
(Thơ Đồng Nội)
Tuy không sắc sảo và điêu luyện bằng Nguyễn Bính nhưng hơn xa Bảo Định Giang, Bảo Việt. Đời của Tấn là một bi kịch. Khi ở chiến khu D, Tấn có yêu một nữ nhạc sĩ dương cầm. H́nh như đă làm lễ cưới. Không hiểu sao khi tập kết, Tấn không đem theo, trong lúc Tấn có thừa tiêu chuẩn. Hơn nữa, Tấn là bạn cột chèo với Vơ Huy Xứng là Trưởng Pḥng Chánh Trị khu lúc bấy giờ.
Ra Bắc ở một ḿnh. Tấn đau khổ. Đâu khoảng 62-63 ǵ đó không hiểu bằng cách nào mà bà nữ sĩ ra được Hà Nội trong lúc chàng thi sĩ lại đă lên bệ phóng Trưởng Sơn. Hai bên gặp nhau chẳng biết được mấy ngày. Chàng không thể ở lại c̣n nàng th́ không lẽ mang ba lô vượt Trường Sơn? Để cho chàng thêm thi hứng Trung ương bèn cho chàng đi nhanh vào Trường Sơn, không để dây dưa , sợ e cái lập trường mềm đi mất.
Riêng nàng th́ được anh Sáu Thọ cho đi Bu Đa Pét học dương cầm. Từ xa, tới xa. V́ Cách Mạng xa nhau. Rồi v́ Cách Mạng lại xa nhau lần nữa. Lần trước mười năm lần này vĩnh viễn: Tấn bị bom pháo đâu ở vùng Bời Lời, trong ba lô ắt hẳn có một bài thơ t́nh không vần và không câu cuối.
Sẵn tài liệu sống trước mặt, tôi dại ǵ lại bỏ qua. Thử khai thác xem có đủ chất viết một bài về Ấp Bắc không. Tôi hỏi thằng em:
– Em có thể kể cho anh nghe về trận Ấp Bắc không?
Cậu bé ngồi lặng thinh, hồi lâu mới đáp nhỏ rí:
– Dạ được.
Nó kể cho tôi nghe, xong, tôi hỏi đó là sự thực à?
– Dạ theo em biết th́ nó như thế đó .
Theo lời của B́nh th́ trận Ấp Bắc là một chuyện không biết nên nói là may hay rủi. May là v́ đoàn tải vũ khí từ Trà Vinh về ngang Mỹ Tho th́ bị quân Sài G̣n bao vây. Vũ khí này được đưa về để thành lập một đơn vị chủ lực Khu II do Lê Quốc Sản ở ngoài Bắc về làm Tư Lệnh. Sản là Trung Tá được phong Đại Tá để tương xứng với các Tư Lệnh Vùng.
Sản về, vừa đến Tháp Mười chưa giở tṛ ǵ được th́ chết. Tôi có nói đến cái chết của y trong hồi kư Củ Chi. Cùng lúc với Nguyễn Văn Bảo chánh ủy Sư Đoàn 330 về làm chánh ủy Khu IV, Nguyễn Hoài Pho Tư Lệnh Khu III, cả ba đều bỏ mạng.
Bị bao vây, đoàn vận tải phải phân phát một số vũ khí ra cho bộ đội Mỹ Tho-Bến Tre vừa mới tập trung để h́nh thành chủ lực khu, nhưng có một số vũ khí mới chưa ai biết xử dụng được nên phải chôn giấu và bị quân Sài G̣n móc lấy hết.
– Kết quả trận đánh ra sao. Em cứ nói thật rồi anh liệu mà đề cao.
Thằng bé ngẫm nghĩ một hồi, rồi nói:
– Tiểu đoàn em chết gần hết. Ban chỉ huy tiểu đoàn không c̣n ai. Các ban chỉ huy đại đội hi sinh hoàn toàn. Em lúc đó là tiểu đội phó được cho làm đại đội phó. Nhưng đại đội em chỉ được hai tiểu đội. Cả tiểu đoàn quân số trên hai trăm ... c̣n lại chừng năm mươi.
– Rồi sao?
– Dạ rồi ở trên xuống ủy lạo, tuyên đương phong chức và đặt tên là đơn vị anh hùng Tiểu Đoàn Ấp Bắc. Nếu không có số vũ khí này th́ tiểu đoàn em đâu có chết dữ vậy.
– Tại sao?
– Dạ v́ tụi em chỉ có trường bá đỏ mà không đủ đạn. Bắn một chập là hết trơn. Tụi nó chỉ cần nhảy gị xuống bắt sống chớ đâu cần bắn mà chết.
Tôi xem ṃi cậu đại đội trưởng này không hồ hởi thừa thắng xông lên cho lắm nên hỏi qua chuyện ǵa đ́nh. Nó nói thẳng không sợ tôi buồn:
– Em về thăm gia đ́nh vô thời hạn anh ạ.
– Sao vậy?
Tôi hiểu là thằng nhỏ mất ư chí chỉến đấu nên chỉ hỏi lơ là. Nhưng nó cứ nói thẳng:
– Đơn vị em đâu c̣n mà trở lại. T́nh thế này ḿnh không làm ǵ được. Ở Mỹ Tho không một giờ nào yên. Buổi sáng thức dậy thật sớm, nấu cơm ăn rồi ra đồng phân tán vào các cḥi dân, tổi mớ́ về vườn, lại bị pháo. Toàn ở hầm. Một lần đơn vị em bị chụp ǵữa đồng. Chắc có điệp báo. Hoặc là nhân dân không muốn cho ḿnh chen vô hầm, ở trong cḥi với họ nữa nên báo cho lính. Em sống sót là nhờ cái ǵ em cũng không biết nữa.
Sau này nó ở nhà luôn. Thím tôi cưới vợ cho nó. Họ hàng không ai xúi nó đi trở lại đơn vị nữa. Mà có xúi chắc nó cũng không đi. Năm nay (1993) nó đă có cháu nội.
Dịp may hiếm có, tôi đề nghị với chú Khanh tổ chức một buổi về thăm nhà. Nhà tôi, nhà B́nh và nhà chú ở gần nhau. Sẵn có mặt ba chú cháu về thăm một chuyến.
Trước nhất bà Bảy và cô Hai tôi bàn với đảng ủy và chi ủy tổ đảng địa phương. Tụi này thấy tôi về không có đeo K54 th́ lạnh nhạt, không giúp cả việc làm hầm. Tôi không đeo K54 như các nhà quân sự lại nhét trong ba lô. K54 là vật chuẩn đánh giá cán bộ. Bây giờ thấy chú Khanh và em B́nh mang “Kun” th́ họ tích cực giúp đỡ. Họ cho du kích đi dọ đường trước, gỡ chướng ngại. Rồi một tổ đi nằm quá nhà tôi hễ có lính quận ra th́ báo liền.
Vậy là ba ông quan văn quan vơ họ Bùi yên chí lớn hồi hương với chiếc áo bà ba đen, chân đất và súng ngắn giắt lưng. Má tôi căn dặn không cho tôi về nhà, v́ sợ gián điệp báo cho lính. Lính vô nhà tôi nằm sẵn. Về là đụng.
Tôi về tới nhà ngoại tôi, hôm trước hôm sau cả chợ Cầu Mống đă hay: “ông Trung Tá”. Không biết ai phong quân hàm cho tôi ngon vậy! Đi kháng chiến làm phóng viên chiến trường đă đời, ra Bắc lănh chức, vợ mấy thằng trưởng pḥng trưởng ban chuyên làm kẻ đấm bóp cho chúng, lại lănh chuẩn úy. Tôi thèm cái “lon” sữa ḅ đó à?
Tôi cởi áo lính ra làm báo luôn. Sau này Tổng Cục Chính Trị gọi lại, tôi cũng không luôn. Trở lại cao lắm cũng là đại úy như bọn Nguyễn Khải, Nguyễn Ngọc Tấn là cùng. Mà tôi cũng đâu có ham làm “quan vơ” nhất là dưới quyền của ông đại úy răng bạc lập trường cao muôn trượng Thanh Tịnh.
Cuộc hồi hương của ba tên đực rựa họ Bùi được bố trí vào lúc đêm và giờ xuẩt phát rất bí mật: chín giờ tối. Với sự bố trí kể trên, nguy hiểm thứ nhất được loại trừ: biệt kích chụp dù. Chỉ c̣n nguy hiểm thứ ba là pháo. Cầu Mống có pháo 105. Ở nhà th́ pháo bắn cũng chết. Vậy là coi như an toàn đển tám mươi phần trăm. Đèn pin không được dùng đến v́ đó là phương tiện hiện đại, có thể lẫn lộn với địch. Cái ǵ lạc hậu nhất là của đảng ta: đuốc lá dừa.
Tôi về đến nhà, má tôi hồn vía lên mây. Bà dậm chân:
– Mày về làm ǵ? Nhà cửa tan tành như vậy đó. Coi mau mau rồi đi!
Tôi vô cửa hông ra cửa sau và trên đường trở ra “căn cứ” tôi tạt vào thăm nhà ông nội bà nội, nhà ông Mười bà Mười, nhà ông cụ, tửc ông nội của bố tôi, rồi đi một ṿng kim tỉnh, vạch cỏ t́m mộ ông nội rồi trở ra ngay.
Ở ngoài này bà cụ, bà Bảy, và cô Hai đâu có ngủ. Cả nhà thức chờ tôi về và nghe ngóng coi có pháo bắn không. Tôi không dám cho ngoại tôi hay v́ má tôi dặn ngoại tôi đừng có cho tôi về. Hễ vài bữa th́ má tôi ra thăm chừng tôi một lần, coi tôi có c̣n ở đó không, và tiếp tế thực phẩm, tiền bạc.
Cuộc hồi hương coi như thắng lợi hoàn toàn. Chú Khanh và thằng B́nh cũng đạt được mục đích như tôi, nghĩa là rảo quanh nhà được một ṿng.
Mai tiếp ....
Bookmarks