Page 46 of 55 FirstFirst ... 36424344454647484950 ... LastLast
Results 451 to 460 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #451
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chúng tôi đă rời nhà vào đêm 27 rạng 28 tháng Chạp năm Giáp Ngọ, nghĩa là chỉ c̣n có bốn, năm chục giờ nữa là đă bước sang năm mới At Mùi. Anh chị tôi và đứa em gái ra đi từ căn trại cuối làng.

    C̣n thầy me tôi và tôi từ căn nhà chính trong làng. Điểm hẹn gặp lại nhau là nhà bà chị của thầy tôi ở phố Hàng Gai, Hà Nội.

    V́ me tôi bị chứng tê thấp hành hạ đă mấy năm nay, và gia đ́nh tôi bị bao vây cô lập trong một thời gian dài, nên không c̣n tiền bạc để thuốc thang chữa trị, do đó bà đi lại rất khó khăn.

    Được coi là người trẻ và khoẻ nhất trong gia đ́nh lúc bấy giờ, nên tôi được phân công “hộ tống” bà, và trong trường hợp cần thiết, tôi sẽ đóng vai “Lục Vân Tiên” cơng mẹ trên đường trốn chạy.

    Tôi và me tôi rời nhà vào lúc 2 giờ sáng. C̣n thầy tôi ra đi sau đó một tiếng đồng hồ.

    Tôi dẫn me tôi theo ngơ sau để ra cánh đồng sau làng, rồi từ đó đi men theo những bờ ruộng ngoằn ngoèo, quanh co để tới cánh đồng chiêm làng tôi.

    Chúng tôi dự định sẽ đi xuyên qua cánh đồng chiêm làng tôi, làng Thành Chu và làng Quỳnh Lâm để tới bến đ̣ đầu làng Vĩnh Lại, rồi đi đ̣ qua sông Hồng sang Trung Hà.

    Tôi đi trước, me tôi theo sau, cách nhau một khoảng cách an toàn, để lỡ ra có gặp ai ở phía trước, tôi sẽ nói lớn, để me tôi ở phía sau t́m cách lẩn tránh.

    Tôi đi rất chậm để me tôi có thể bắt kịp.

    Sau mỗi quăng đường ngắn, tôi lại ngồi xuống, nh́n về sau để xem me tôi có theo kịp hay không?

    Sau nhiều lần làm như thế, tôi đều thấy bóng đen chậm chạp của me tôi nhô lên khỏi đường chân trời lấp lánh ánh sao đêm, nên tôi tin rằng me tôi đă bắt kịp không mấy khó khăn.

    Cũng v́ tin như thế nên nhịp độ đứng lên và ngồi xuống để nh́n về phía sau của tôi càng về sau càng thưa dần.

    Khi đă đi xuyên qua hết cánh đồng chiêm làng tôi, và bước vào cánh đồng chiêm làng Thành Chu, một lần nữa tôi lại ngồi xuống để nghe ngóng xem có người lạ ở phía trước không?

    Khi tin là không có ai ở phía trước cả, tôi mới nh́n về phía sau để t́m kiếm bóng h́nh của me tôi. Nhưng không thấy ǵ cả.

    Không dám cất tiếng gọi, v́ giữa cánh đồng trong đêm khuya thanh vắng, một tiếng động, dù nhỏ, cũng có thể âm vang cả mấy cây số ngàn.

    Tôi đi trở lại về phía sau một đỗi khá xa để t́m kiếm, nhưng vẫn không thấy me tôi. Lúc đầu tôi nghĩ
    rằng, có lẽ v́ đă đi được một quăng khá dài trên đường ruộng gập ghềnh, nên chứng đau nhức của bà lại làm khó dễ chi đây.

    Đợi và kiếm loanh quanh thêm năm mười phút nữa mà vẫn không thấy bóng dáng me tôi.

    Ḷng tràn ngập lo âu, song tôi vẫn tin rằng, có lẽ v́ bờ ruộng, lúc thẳng, lúc cong, lúc bẻ trái, lúc ngoẹo phải, và me tôi tuy mang tiếng là địa chủ, nhưng thực ra đây là lần đầu tiên bà bước chân tới cánh đồng chiêm của làng tôi, nên mới đi lạc quanh quẩn đâu đó thôi.

    Ḷng ṿng t́m kiếm thêm một hồi khá lâu nữa mà vẫn không thấy bà, tôi đành phải tiếp tục cuộc hành tŕnh với hy vọng là sẽ gặp bà ở bến đ̣ ngang qua Trung Hà tại đầu làng Vĩnh Lại, v́ trước khi rời nhà ra đi, tôi cũng đă dặn pḥng hờ bà rằng, trong trường hợp bị thất lạc th́ cứ hỏi thăm đường đến bến đ̣ này.

    Trên đường tới bến đ̣ Vĩnh Lại, tôi đi chậm lại, và mở rộng hướng đi lúc trái, lúc phải với hy vọng gặp được me tôi. Sau cả tiếng đồng hồ, tôi đă đi xuyên qua hết cánh đồng chiêm của làng Quỳnh Lâm, mà bóng dáng me tôi vẫn biền biệt.

    Khi trời đă lờ mờ sáng, nh́n lại phía sau, tôi thấy một bóng đen đang đi hướng về bến đ̣
    làng Vĩnh lại. Tôi đă vội mừng thầm, v́ nghĩ đó có thể là me tôi.

    Tôi đổi hướng đi để đón đầu bóng đen ấy, nhưng khi đến gần hơn, tôi nhận thấy bóng đen ấy đi đứng trên những bờ ruộng gập ghềng rất vững vàng, chứng tỏ là rất quen thuộc với đồng ruộng, nên không thể là me tôi được. Nỗi mừng chợt đến, rồi lại chợt đi.

    Lo âu tràn ngập trong ḷng. Tôi nghĩ rằng có lẽ là việc trốn chạy của gia đ́nh tôi đă bị đổ bể, và rất có thể bóng đen đang di chuyển ấy là một trong những tên du kích, hay bần cố được phái đi t́m kiếm chúng tôi.

    Nghĩ như thế, nên tôi bèn t́m một bụi cỏ rậm ở một bờ ruộng gần đấy để ẩn ḿnh, và cũng là để chờ xem bóng đen ấy là ai. Khi bóng đen đi ngang qua, tôi mới nhận ra người ấy không ai khác hơn là thầy tôi.

    Tôi vội vàng bámtheo để cho ông hay là me tôi đă đi lạc. Dù lúc ấy trời tuy chưa sáng rơ lắm, nhưng tôi cũng đă cảm nhận được nét lo âu thoáng hiện trên mặt ông, nên tôi đă vội vàng nhắc tới lời bàn định trước khi ra đi, là mạnh ai nấy đi để t́m về điểm hẹn dù có bị lạc nhau, và tôi cũng nói thêm để ông yên ḷng là tôi sẽ nấn ná ở lại để t́m kiếm me tôi.

    Đă hơn 9 giờ sáng, cánh đồng làng Vĩnh Lại vẫn vắng lặng không một bóng người, ngoại trừ một vài con trâu đang cặm cụi gặm cỏ trên những thửa ruộng gần bờ đê.

    Có lẽ người dân trong làng này, dù thiếu thốn và vất vả quanh năm, song họ vẫn cố gắng xoay xở, đắp đỗi để được nghỉ ngơi vào dịp Tết.

    Nh́n xuôi về phía cánh đồng sau làng Tŕnh Xá để t́m kiếm bóng h́nh của me tôi nhưng chẳng thấy ǵ cả.

    Nh́n ngược lại cánh đồng làng Quỳnh Lâm, cũng chẳng thấy bóng dáng nào để có thể nghĩ là me tôi.

    Nh́n về cánh đồng chiêm sau làng Vĩnh Lại, chỉ thấy một dải xanh thẫm trải dài đến tận lũy tre xanh nhấp nhô bao quanh làng Thạch Cáp.

    Cả ba hướng đều thất vọng cả, nên tôi chỉ c̣n bám víu vào một tia hy vọng nhỏ nhoi là, những người khuất mặt khuất mày và linh thiêng trong gia đ́nh tôi sẽ dẫn lối chỉ đường cho me tôi tới được bến đ̣ ngang Vĩnh Lại -Trung Hà.

    C̣n tiếp...

  2. #452
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi tiếp tục đi về hướng bến đ̣, tuy chẳng c̣n bao xa nữa, song với tâm tư đầy chán nản và thất vọng.

    Khi tới bến đ̣, nh́n đồng hồ trên tay đă thấy chỉ 10 giờ, mà cũng chẳng thấy me tôi đâu.

    Hỏi thăm ông lái đ̣ duy nhất ở bến đ̣ này, th́ được biết là, từ chuyến đ̣ đầu tiên sáng nay cho tới lúc ấy, chưa có một bà già nào giống như tôi mô tả qua đ̣ cả.

    Đă tám tiếng đồng hồ trôi qua, mà mẹ tôi vẫn chưa đến được bến đ̣ chỉ cách nhà tôi khoảng 5 cây số. B́nh thường chúng tôi đi chỉ mất hơn một tiếng là cùng.

    Tôi tin rằng trễ lắm là 8 giờ sáng,bọn bần cố nông có nhiệm vụ theo dơi gia đ́nh tôi đă phát giác sự vắng mặt bất thường của gia đ́nh tôi rồi,nên rất có thể, một trong những toán du kích và bần cố nông được cử đi lùng kiếm chúng tôi cũng đang trên đường đi đến bến đ̣ này?

    Cũng có thể me tôi đă bị chúng tóm được ở một nơi nào đó rồi, và chúng đang mắng chửi và đánh đập trên đường dẫn giải về làng?

    Suy diễn như thế đă khiến tôi phân vân là không biết cónên tiếp tục đi Hà Nội nữa không, nếu không kiếm được me tôi?

    Thầy tôi, vợ chồng người anh và đứa em gái chắc đă đi thoát được cả rồi, và có lẽ đang ngồi trong những chiếc xe hàng bon bon trên đường Trung Hà – Sơn Tây hay Sơn Tây - Hà Nội.

    Mừng cho họ bao nhiêu, tôi lại càng lo lắng cho số phận me tôi bấy nhiêu. Me tôi c̣n một người con gái nuôi, chị Xuyến, lúc ấy đă lấy chồng và ở riêng. Gia đ́nh chồng là trung nông. Nếu chẳng may, mẹ tôi bị bắt về làng, chắc chắn chị Xuyến dù có thương mẹ nuôi đến đâu đi nữa, cũng không dám đón bà về sống với chị.

    Trong chiến dịch PT/PĐQC/ĐTCĐC vừa qua, mặc dù với sức ép của đội phát động, của chính quyền, của nông hội, của gia đ́nh chồng, chị đă can đảm không mở miệng tố khổ bố mẹ nuôi đă bóc lột chị đến tận xương tận tủy là quá đủ rồi.

    Gia đ́nh tôi không thể đ̣i hỏi và mong đợi chị phải hy sinh nhiều hơn nữa.

    Vào thời gian này, sức khoẻ của me tôi đă suy sụp quá nhiều. Nếu phải trở về làng một ḿnh chắc chắn me tôi không thể sống được.

    V́ bệnh tật và đau yếu, nên ngay cả công việc vệ sinh và nấu ăn hàng ngày cho ḿnh, chưa chắc bà có thể tự lo liệu được, c̣n nói chi đến việc chạy vạy kiếm dăm ba quả chuối xanh, vài ba củ khoai lang, hay năm ba khúckhoai ḿ để sống cho qua ngày giữa một bầy nông dânthù nghịch.


    C̣n tiếp...

  3. #453
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi đi đi lại lại rất nhiều lần trên lối đi, từ bờ đê xuống bến đ̣ và từ bên đ̣ ngược lên bờ đê, để t́m kiếm và đợi chờ me tôi.

    Tôi cũng hy vọng với một phép mầu nhiệm nào đó sẽ đưa me tôi đến bến đ̣ này. Tôi cũng tự
    trách ḿnh là người đă gây ra việc đi lạc của me tôi. Giả sử, nếu tôi đi sát với me tôi hơn nữa trên cánh đồng chiêm sau làng, th́ đâu đến nỗi mẹ con phải lạc nhau.

    Trong lúc đi lại và suy nghĩ lung tung, tôi đă có được một quyết định dứt khoát là, tôi sẽ chờ me tôi cho tới 5 giời chiều tại bến đ̣ này; nếu không thấy, th́ coi như bà đă bị bắt, và tôi sẽ trở về nhà để lo liệu cho mẹ tôi.

    Khoảng 11 giờ, lại thêm một lần nữa, tôi từ bến đ̣ đi ngược lên con đê, rẽ phải, rồi đi về phía làng Tŕnh Xá,vừa qua khỏi khúc ngoẹo một chút, th́ tôi thấy me tôi đang đứng nói chuyện với một cậu bé chăn trâu.

    Có lẽ là bà đang hỏi thăm đường đến bến đ̣ chăng? Tôi mừng đến nỗi nước mắt tự động tràn ra khoé mắt.

    Mới chỉ xa cách mẹ tôi có khoảng 8 tiếng đồng hồ, mà tôi tưởng chừng như một thế kỷ. Cố ḱm hăm xúc động và lấy lại vẻ tự nhiên, tôi đến gần bà, và giả bộ như không hề quen biết, cất tiếng hỏi:

    “Bà cụ ơi ! Chắc bà cũng sang Trung Hà phải không ? Mau lên ! Đ̣ đang đợi khách đó !

    Thấy tôi bà rất mừng, nhưng không khỏi ngạc nhiên về câu hỏi như người xa lạ của tôi. Nhưng chỉ vài giây sau, vẻ ngạc nhiên của bà đă biến mất, có lẽ v́ bà đă nhớ đến lời căn dặn của chúng tôi trước khi ra đi, là trên đường trốn chạy không được nhận nhau.

    Tôi quay lại và bà lững thững đi theo tôi xuống bến đ̣. Thêm bà nữa là đủ số người tối thiểu mà ông lái đ̣ mong đợi.

    Khi con đ̣ đưa chúng tôi qua sông Hồng vừa cặp bến Trung Hà, me tôi lại một lần nữa quên lời dăn ḍ trước khi ra đi, bà đă trả liền một lúc hai xuất tiền đ̣ và nói với ông lái đ̣ rằng một cho bà và một cho con trai của bà là tôi. Cũng may là trên đ̣ chẳng có ai quen biết cả.

    Khoảng 12 giờ trưa chúng tôi đă tới được bến xe Trung Hà – Sơn Tây. Chuyến thứ nh́ và cũng là chuyến chót trong ngày vẫn c̣n nằm tại bến đợi khách.

    Chiếc xe hàng, có lẽ trước đây là chiếc xe vận tải của tư nhân trong vùng kiểm soát của quân đội Pháp, sau ngày “giải phóng” được “cải tiến” thành xe chở hành khách.

    Phần thùng xe, cách biệt với buồng lái, trước đây là chỗ chất hàng hoá, nay được sửa chữa lại đôi chút để đặt bốn băng ghế dài bằng gỗ cho hành khách ngồi. Tôi và me tôi đă phải leo lên xe bằng chiếc thang cây đặt ở cuối xe.

    Tuy đă có thêm khách là tôi và me tôi cùng một vài người nữa, song vẫn chưa đủ số người tối thiểu
    mà chủ xe mong muốn, nên hành khách vẫn phải tiếp tục chờ đợi.

    C̣n tiếp...

  4. #454
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lên xe, t́m được chỗ ngồi xong xuôi, tôi mới để ư đến những hành khách đang ngồi trên xe.

    Nh́n vào góc trong cùng của thùng xe, tôi thấy có một người mang chiếc áo lạnh nhà binh mầu cứt ngựa, giống như chiếc
    áo của thầy tôi.

    Nh́n kỹ hơn, tôi nhận ra đúng là thầy tôi thật. Có lẽ ông đă thấy chúng tôi khi vừa mới lên xe,
    nhưng v́ tôn trọng lời bàn định lúc ra đi, nên ông đă ngồi yên lặng một chỗ.

    Trong lúc chờ xe khởi hành, tôi cảm thấy an tâm được phần nào, v́ cuộc trốn chạy của gia đ́nh tôi như thế là đă ra khỏi vùng nguy hiểm, nơi
    có nhiều người quen biết, và cũng là vùng mà bọn du kích và bần cố làng tôi có khả năng truy lùng.

    Đang mừng thầm trong ḷng, tôi bỗng thấy một thanh niên trong làng, tên Xuất, xuất hiện ngay ở phía sau xe,
    và đang nh́n vào trong xe như muốn t́m kiếm một người nào đó.

    Sự xuất hiện đột ngột của anh Xuất đă làm cho tất cả sự vui mừng mới có trong tôi ít phút trước đây bỗng tan biến thành mây khói.

    Thay thế vào đó là tràn ngập lo âu, v́ thêm một lần nữa tôi lại nghĩ là, sự trốn chạy của gia đ́nh tôi đă bị phát giác thật rồi, và anh
    Xuất là một trong số những người làng được phái đến bến xe này để t́m kiếm chúng tôi.

    Tôi vội vă quay mặt vào phía trong, với hy vọng mong manh là anh Xuất chưa nh́n thấy tôi.

    C̣n thầy me tôi, mỗi người một góc măi trong cùng, nên có thể anh Xuất chưa thấy được.


    Đang phân vân lo sợ, th́ tôi nghe thấy anh Xuất phàn nàn với mấy hành khách ngồi ở phía ngoài cùng rằng,
    anh đă đến bến xe này từ 9 giờ sáng, và đă đợi hơn ba tiếng đồng hồ rồi, mà xe vần chưa chịu chạy.

    Than phiền xong, anh lững thững đi về phía đầu xe.

    Tuy nhiên tôi vẫn không dám tin rằng anh Xuất là một hành khách thuần túy, mà c̣n ngờ vực rằng, có thể anh ta đă nhận ra chúng tôi, song v́ chỉ có một ḿnh, rất khó bắt và dẫn giải cả ba người cùng một lúc được, nên anh mới giả vờ than phiền và lỉnh đi, để chờ tiếp viện,
    hoạc đến đồn công an bến xe để yêu cầu giúp đỡ.

    Khi anh Xuất vừa đi khuất, tôi bèn xuống xe lẻn theo sau, và cho đến khi thấy anh đi tới buồng lái, mở cửa, leo lên xe, uể oải ngồi xuống phần ghế mà anh v́ đă chiếm được ngay sát cửa xe.

    Tới lúc đó tôi mới tạm tin rằng, anh Xuất không phải là người của nông hội hay của đội Phát Động phái đi t́m bắt chúng tôi, mà chỉ là một trong những hành khách đến sớm nhất, nên được ưu tiên chiếm một chỗ ngồi tốt trong buồng lái mà thôi.

    Chúng tôi phải đợi thêm gần một tiếng đồng hồ nữa mới đủ số lượng hành khách để xe chạy. Trong thời gian
    chờ đợi, tuy ngắn ngủi, nhưng tôi cảm thấy dài vô hạn, v́ cứ độ mười hay mười lăm phút, anh Xuất lại từ
    buồng lái đi về phía sau xe làm công tác “kiểm tra” hành khách một lần.

    Tôi rất thông cảm với sự chờ đợi quá lâu của anh, song tôi cũng không khỏi lo ngại rằng, nếu chẳng may thấy được sự có mặt cả ba chúng tôi cùng
    một lúc trên xe, anh Xuất sẽ đoán ra sự trốn chạy của chúng tôi, và anh có thể đi báo công an đến bắt.

    Tôi tin rằng, trước khi tôi và mẹ tôi lên xe, anh Xuất cũng đă “kiểm tra” hành khách nhiều lần như thế, khiến thầy tôi
    đă phải kiếm một chỗ ngồi khá kín đáo măi trong cùng thùng xe.

    Về sau, thầy tôi cho biết là khi vừa đến bến xe, ông đă nhận ra anh Xuất và ông đă phải t́m cách lánh mặt.

    Vốn là một nhà nho, nên khi thấy anh Xuất, ông cũng hơi lo, v́ sợ anh Xuất đến đồn công an tố giác ông là địa
    chủ trốn chạy. Song khi thấy anh Xuất dường như đă không nhận ra ông, th́ lại hơi mừng v́ trên đường trốn
    chạy mà gặp một người con trai c̣n độc thân tên “Xuất” th́ cũng có nghĩa là đi thoát.

    Cuối cùng, xe cũng đă rời bến vào lúc một giờ chiều.

    Trên đường tư Trung Hà về Sơn Tây, dài khoảng 25 cây số, xe đă ngừng lại nhiều lần để cho khách xuống và đón khách lên.

    Anh Xuất đă xuống xe khi chiếc xe đ̣ chạy gần đến bến xe Sơn Tây.

    Khi xuống xe anh đă mang đi hầu hết tất cả những nỗi lo ngại trong ḷng tôi.

    Tuy nhiên, vẫn c̣n một mối lo khác là khi vào bến xe Sơn Tây để mua vé xe đi Hà Nội, chúng tôi có thể bị
    công an xét giấy tờ.

    Riêng tôi vẫn c̣n giữ được tấm thẻ Học Sinh niên khoá 1954, nên không gặp khó khăn
    nào. C̣n thầy me tôi, không có bất kỳ một giấy tờ nào lộn lưng cả, có thể sẽ gặp trở ngại.

    Theo thông lệ trong vùng kháng chiến lúc bấy giờ, trong một hành tŕnh đường dài như thế, thầy me tôi ít nhất phải có giấy chứng
    nhận hay giấy giới thiệu của Uy Ban Hành Chính Kháng Chiến huyện, hay ít ra là của Uy Ban Hành Chính Kháng Chiến xă mới được tạm coi là hợp lệ.

    Càng đến gần bến xe bao nhiêu th́ mối lo trong ḷng tôi càng tăng lên bấy nhiêu.

    Khi đến đầu con đường rẽ vào bến xe Sơn Tây, th́ chiếc xe đ̣ chở chúng tôi đột ngột ngừng lại. Cứ mỗi lần
    xe ngừng bất thần, là chúng tôi lại lo ngại là, xe đă bị các toán công an lưu động chặn lại để xét giấy tờ hành
    khách và kiểm tra hàng hoá.

    Chưa biết thực hư ra sao, th́ bỗng thấy một gă “mày râu nhẵn nhụi, áo quầnbảnh bao” xuất hiện ở phía sau xe và nói với hành khách trong xe một cách rất lịch sự rằng:

    Theo lịch tŕnh th́ măi đến chiều mai, 29 tết, xe của ông ta mới đến lượt đón khách về Hà Nội, song v́ muốn về sớm ăn tết,
    nên mang xe ra đây đón một số khách về Hà Nội, hầu gỡ gạc chút ít tiền xăng nhớt.

    Thấy đây là cơ hội tốt để tránh những khó khăn có thể xẩy ra ở bến xe Sơn Tây, chúng tôi vội vă chuyển sang xe của ông ta ngay. Liền
    sau đó, xe chuyển bánh.

    C̣n tiếp...

  5. #455
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Xe hành khách chạy đường Sơn Tây – Hà Nội, là hai thành phố tương đối lớn, nên có vẻ sạch sẽ và sang trọng hơn xe chạy đường Trung Hà – Sơn Tây rất nhiều. Trong xe, ghế bọc da c̣n khá mới và chỗ dựa rất êm.

    Có lẽ v́ mới tiếp quản, xe hàng vẫn c̣n nằm trong tay tư nhân, và chưa bị bắt buộc phải ra nhập vào Công Ty Quốc Doanh Chuyên Chở, nên mới c̣n sang trọng như thế. Xe chạy khá nhanh và thẳng một mạch về Hà Nội.

    Khi gần đến bến xe Ô Cầu Giấy, gia đ́nh tôi lại gặp may một lần nữa. Ông chủ xe kiêm tài xế cho
    biết v́ không tiện vào bến xe, nên yêu hành khách vui ḷng giúp ông xuống xe bên ngoài bến xe, và ông c̣n cho biết thêm là trên đường về nhà, xe của ông ta chạy qua phố Hàng Trống, nên ai muốn đến đó, hăy ngồi lại trên xe. V́ biết phố Hàng Trống rất gần phố Hàng Gai nên chúng tôi ngồi lại trên xe để đi vào giữa ḷng thành phố Hà Nội.


    Trên đường vào trung tâm Thủ Đô vào những ngày cận Tết khá nhộn nhịp. Xe của chúng tôi thường chạyqua những phố phường rợp trời cờ đỏ sao vàng và chui qua một số cổng chào đă được dựng lên mấy thángtrước đây để chào đón bộ đội cụ Hồ vào tiếp quản thủ đô Hà Nội và mới được tân trang để chào mừng TếtNguyên Đán.

    Khoảng 5 giờ chiều chúng tôi tới nhà bà chị ruột của thầy tôi. Vợ chồng người anh và đứa em gái của tôi cũng đă có mặt ở đó. Anh tôi cho biết chuyến đi của họ hầu như không hề gặp bất kỳ một khó khăn đáng kể nào cả. Tới bến xe Trung Hà mới 5 giờ sáng, đáp ngay chuyến đầu đi Sơn Tây, rồi vào chợ bán đổ bán tháo hết ngay một gánh hành, một gánh cà chua và một gánh xu hào mà họ gánh theo để “nguỵ trang” chỉ giữ lại một số ít vào lọai hảo hạng để biếu bà bác ăn tết. Sau đó đón xe đi Hà Nội.

    Tới tiếp giờ thầy tôi mới nói rơ cho bà chị biết việc trốn chạy cộng sản và ư định di cư vào miền Nam của gia đ́nh tôi, đồng thời xin bà cho tá túc trong những ngày chờ đợi t́m đường xuống Hải Pḥng.

    Thầy tôi cũng nói sơ lược cho bà biết gia đ́nh tôi đă bị đày đoạ và đấu tố như thế nào trong chiến dịch Phóng Tay Phát Động Quần Chúng ở làng tôi. Ong cũng khuyên bà nên thu xếp gia đ́nh để vào Saig̣n làm ăn sinh sống th́ tốt hơn, không nên tiếc rẻ mấy căn phố đang cho thuê để ở lại Hà Nội, v́ những căn phố ấy trong tương lai chẳng những không thâu được tiền cho thuê, mà c̣n có thể bị người thuê tố cáo ngược lại là đă cho thuê với giá cắt cổ để đ̣i lại tiền đă trả “thặng dư” cho chủ nhân từ trước tới nay nữa.

    Và rồi ra, những căn nhà ấy sẽ
    được nhà nước sung công và quản lư. Như phần đông người Hà Nội lúc bấy giờ, bà bác tôi không thấy được những ǵ Việt Minh đă làm, mà chỉ nghe những ǵ họ nói, nên cứ bám víu lấy nhà cửa để ở lại với Bác và Đảng.

    Khi thấy được thực tế phũ phàng, th́ đă quá muộn màng mất rồi.


    Trong thời gian chờ đợi t́m đường đi Hải Pḥng, gia đ́nh tôi được thu xếp đến tạm trú và ăn Tết At Mùi trongmột căn hộ tại phố Hàng Đậu.

    Căn nhà này do người cháu gọi thầy tôi bằng chú làm chủ, và trước khi di cư vào Nam, được giao cho bà chị của thầy tôi quản lư.

    Tết At Mùi là cái tết đầu tiên cũng là cái tết cuối cùng gia đ́nh tôi được ăn tết ở cố đô Thăng Long, nơi ngàn năm văn vật.

    Ngay tối hôm đó, tôi được mấy đứa cháu dẫn đi coi chợ hoa.

    Tại đây, tôi c̣n thấy cảnh ông Đồ già, quần trắng áo the thâm, “bày mực Tàu giấy đỏ, bên
    phố đông người qua(1)” nhưng người thuê viết chỉ lác đác có mấy người.

    Vào chiều mồng ba Tết, người chị ruột của thầy tôi đến thăm. Bà mang đến cho chúng tôi một giỏ bánh Tây(bánh ḿ) và thịt quay c̣n nóng hổi.

    Khi cả nhà đang ăn và nói chuyện với bà vui như Tết, th́ tôi nghe thấy có tiếng x́ xào ở phía cửa sau. Đứng lên, bước tới cửa sổ, nh́n ra sân, tôi thấy một người cao lớn, mặc đồ đại cán, đội nón cối có gắn huy hiệu Công An Nhân Dân đỏ chót.

    Có lẽ v́ “có tật, giật ḿnh” nên gia đ́nh tôi hoảng hồn tưởng là công an Hà Nội đă đánh hơi thấy việc cư trú bất hợp pháp của gia đ́nh tôi nên đến để ḍ xét và điều tra qua gia đ́nh người hàng xóm.

    Những miếng bánh ḿ ḍn tan và những miếng thịt quay béo ngậy đang ăn trong miệng bỗng nhiên mắc kẹt ở cuống họng.

    Bà bác tôi vội vàng ra về bằng cửa trước và kéo thầy me tôi đi luôn. Ít giờ sau mới vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là một anh công an b́nh thường, đến thăm một gia đ́nh quen biết là hàng xóm của chúng tôi, nhân ngày đầu năm.

    V́ nhà tôi và nhà người hàng xóm, chẳng nhữngkế cận nhau mà c̣n có sân sau ăn thông với nhau nữa, và khi nói chuyện với gia chủ, chú công an đă vô t́nh đứng lấn khá sâu sang phần sân cuả chúng tôi, nên mới gây ra sự hiểu lầm.

    C̣n tiếp...

  6. #456
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tới được Hà Nội với đầy đủ các thành viên trong gia đ́nh, là điều rất mừng, song thực ra chúng tôi vẫn c̣n nằm trong vùng kiểm soát của Việt Minh. Chỉ khi nào vào được tới Hải Pḥng, mới có thể nói là thành công.

    Trong thời gian chờ đợi tại Hà Nội, tôi tranh thủ thăm viếng hầu hết các bà con quyến thuộc để hỏi thăm đường đi nước bước và cũng thăm ḍ xem họ có cách nào giúp chúng tôi trốn xuống Hải Pḥng?

    Một trong số thân nhân mà tôi đă viếng thăm là cô Lan, cùng lứa tuổi và là bà con bạn d́ với tôi, nhà ở phố Hàng Cót.

    Được biết cô Lan vừa mới xuống Hải Pḥng thăm mẹ trở về, nên tôi hỏi thăm khá kỹ về đường đi nước bước.

    Cô cho biết, v́ là người đang cư ngụ hợp lệ tại Hà Nội, nên việc cô xin phép đi Hải Pḥng hầu như không gặp khó khăn nào cả. Chỉ cần đến đồn Công An, xuất tŕnh đầy đủ giấy tờ chứng minh là cư dân Hà Nội là đượccấp giấy phép đi Hải Pḥng ngay.

    C̣n người Hải Pḥng, trong thời gian ấy thường lên Hà Nội để coi hát rất đông, v́ đoàn văn công của Liên Khu Bắc Việt đang tŕnh diễn thường trực tại Nhà Hát Lớn.

    Song cô không rơ là những người này khi trở về phải tŕnh những giấy tờ ǵ? Cô cũng hứa là sẽ hỏi giúp tôi điều này và sẽ cho biết sau.

    Cô c̣n cho tôi xem Giấy Phép do công an Hà Nội cấp cho cô đi Hải Pḥng nữa. Tôi thấy trong giấy
    phép của cô không có h́nh và c̣n tới hai tuần nữa mới hết hạn.

    Đọc giấy phép tôi mới biết tên cô là TRẦN PHƯƠNG LAN mà không phải là TRẦN THỊ LAN như tôi vẫn tưởng.

    Khi thấy giấy phép tên lót của cô lại làPHƯƠNG mà không phải là THỊ, như phần đông phụ nữ trong xă hội Việt Nam lúc bấy giờ, nên tôi nghĩ ngay đến việc lợi dụng giấy phép này để đi Hải Pḥng. V́ với cái tên TRẦN PHƯƠNG LAN người ta có thể nghĩ là tên của một cậu con trai hơn là tên của một cô con gái.

    Tôi bèn ngỏ lời hỏi mượn giấy phép của cô và được chấp thuận một cách không do dự ngay.

    Sáng hôm sau tôi đă có mặt tại ga Hàng Cỏ để đáp chuyến xe lửa đầu tiên đi Hải Pḥng. Khi bước vào pḥng bán vé, tôi thấy một vài chú Công An lảng vảng, nên cũng hồi hộp đôi chút, nhưng không bị xét hỏi ǵ cả.

    Tuy nhiên khi mua vé đi Hải Pḥng tôi đă phải xuất tŕnh giấy phép. Người bán vé dường như cũng chẳng thắc mắc ǵ về cái tên Trần Phương Lan là nam hay nữ cả.

    Vài giờ sau đó tôi đă đến được ga Phạm Xa. Nơi đây xe lửa từ Hải Pḥng lên Hà Nội, và Hà Nội xuống HảiPḥng phải ngừng lại cả giờ đồng hồ để hai bên Quốc-Cộng bàn giao và thay đổi nhân viên điều hành, với sự chứng kiến của Uy Hội Quốc Tế gồm An Độ, Gia Nă Đại và Ba Lan.

    Tại giao điểm này, tôi thấy những hành khách ăn mặc có vẻ nửa quê, nửa tỉnh trên xe lửa Hà Nội đi Hải Pḥng thường được công an và bộ đội “chiếu cố” kỹ lưỡng.

    Nhiều ông già, bà cả, và em nhỏ được công an và bộ đội đến hỏi giấy tờ, rồi bỏ đi. Và một lát
    sau, có lẽ là công an hay bộ độ giả dạng đến hỏi han và chuyện tṛ rất thân mật với họ như con cái hay chị em
    trong nhà và khi đoàn xe lửa kéo c̣i báo hiệu sắp sửa chuyển bánh, th́ các bà bộ đội hay các cô công an giả dạng chồm tới ôn chầm lấy đối tượng kéo xuống xe, đồng thời miệng bù lu bù loa khóc lóc và năn nỉ rằng, bố hay mẹ, anh hay em đừng nghe theo lời tuyên truyền dụ dỗ của những tên Việt Gian bán nước, bỏ lại con cái, anh chị em, nhà cửa, ruộng vườn cùng mồ mả của ông cha để di cư vào Nam.

    Mặc dù người bị lôi kéo vừa giẫy giụa vừa la hét chối bỏ sự liên hệ gia đ́nh với những người này, nhưng vẫn bị công an và bộ đội kéo xuống xe, trước sự ngơ ngác của các thành viên trong Uy Hội Quốc Tế.

    Măi tới hơn mười giờ sáng tôi mới tới được căn nhà của cô tôi tạm trú trong thời gian chờ đợi đến lượt đi máy bay vào Sàig̣n.

    Đó là gia đ́nh của một bà bạn thân của cô tôi. Chồng bà, theo cô Lan cho biết, là một viên chức cao cấp của Sở Công An Bắc Việt.

    Trong khi hàn huyên với cô tôi và bà chủ nhà về thảm cảnh ở quê tôi trong chín năm kháng chiến, và đặc biệt về những nghiệt ngă mà thầy me tôi đă phải chịu đựng trong chiến dịch Phóng Tay Phát Động Quần Chúng, cùng những khó khăn của gia đ́nh tôi trong việc kiếm đường từ Hà
    Nội xuống Hải Pḥng.

    Tôi thấy bà chủ nhà có vẻ hiểu biết khá đầy đủ về những sự việc đă xẩy ra chẳng những trong vùng Quốc Gia mà cả trong vùng Việt Minh nữa.

    Tuy là lần đầu tiên gặp bà, song phong cách và cách xử sự của bà khiến tôi có cảm tưởng như quen biết bà từ lâu. V́ là bạn thân của của cô tôi, nên bà xưng là cô với tôi và gọi tôi bằng cháu.

    Bà cho biết là 12 giờ trưa, chồng bà, sẽ về nhà ăn cơm, và bà sẽ hỏi xem có cách nào giúp gia đ́nh tôi xuống Hải Pḥng không?

    Bà mời tôi dùng cơm trưa thanh đạm với gia đ́nh bà và cô tôi .

    Sau nhiều năm sống ở Saig̣n, t́nh cờ đọc cuốn sách cuả Huy Trâm, tôi được biết bà bạn cuả cô tôi là nữ sĩ Thư Linh.

    C̣n tiếp...

  7. #457
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đối với tôi lúc bấy giờ, v́ đă sống chín năm trong sự tuyên truyền nhồi sọ của Việt Minh, nên nghĩ là những
    người Việt Nam làm việc cho Pháp là những tên Việt Gian bán nước nguy hiểm. Khi nghĩ rằng, chỉ c̣n một
    vài phút nữa thôi, sẽ gặp một tên “Việt Gian” hạng gộc, nên tôi tự nhủ là cần phải thận trọng trong lời ăn tiếng
    nói để tránh hệ lụy.

    Hơn 12 giờ, chồng bà về tới nhà trên một chiếc xe mobylette cọc cạch. Phong thái giản dị và cách ăn nói nhẹ
    nhàng của ông đă làm cho thành kiến ban đầu của tôi về ông tiêu tan.

    Sau khi được biết về t́nh trạng khó khăn của gia đ́nh tôi, ông cho biết là thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm đă chỉ thị cho Thủ Hiến Lê Quang Luật phải
    vận dụng mọi phương tiện để giúp đỡ tất cả những người nào ở miền Bắc muốn di cư vào miền Nam. Sở công an của ông cũng đă nhận được chỉ thị là phải t́m mọi cách để giúp đỡ dân chúng đang sống trong vùng Việt Minh kiểm soát trốn sang vùng Quốc Gia càng đông càng hay.

    Ông c̣n thêm là, mới đây sở Công An được biết trên các tuyến xe lửa cùng như xe hơi vào Hải Pḥng, bọn Việt Minh chặn xét giấy tờ rất nghiêm
    ngặt và chỉ cho phép những người nào có giấy tờ của chúng cấp mới được vào vùng kiểm soát của Pháp và những người nào có đủ giấy tờ chứng minh là đang cư ngụ trong vùng tạm chiếm mới được vào Hải Pḥng.

    Ty công an Hải Pḥng đă tương kế tựu kế, buộc những người dân đang sống trong vùng, khi muốn thămviếng thân nhân trong vùng Việt Minh kiểm soát phải xin giấy thông hành. Khi cấp thông hành, th́ giấy Căn Cước có h́nh được giữ lại cho đến khi nào trở về mới được hoàn trả.

    Trên giấy thông hành không bắt buộc phải dán h́nh, nên Ty Công An có thể cấp giấy này cho một số người dân đang sống trong vùng Việt Cộng để họ có giấy tờ hợp lệ vào Hải Pḥng. Sau hết, ông cho biết thêm là ông sẽ tới Ty Công An Hải Pḥng lấy cho tôi một số Giấy Thông Hành đă đóng dấu và kư tên, nhưng chưa có tên người được cấp, để tôi tùy nghi xử dụng.

    Ông cũng khuyên tôi là khi đă có đủ giấy tờ nên đi ngay, không nên chần chờ, v́ chỉ một thời gian ngắn sau thôi, bọn Cộng Sản sẽ đánh hơi được việc này, th́ nguy hiểm khó lường.

    Ngay chiều hôm ấy tôi trở về Hà Nội với một xấp giấy thông hành dưới dạng “bạch khế” được giấu trong lớp giấy lót trong chiếc nón cối của tôi.

    Như thế là khâu khó nhất trong việc trốn chạy của gia đ́nh tôi đă có lối thoát.

    Chỉ c̣n mỗi một việc chót nữa là vào một buổi sáng đẹp trời rất gần, cả gia đ́nh sẽ “hiên ngang” bước vào ga hàng cỏ, đáp xe lửa đi Hải Pḥng là xong.

    Nào ngờ vào phút chót lại gặp trở ngại khá lớn.

    Số là người chị dâu của tôi, khi thấy giấy thông hành để đi vào Hải Pḥng đă được cấp, bỗng oà lên khóc, đ̣i trở về
    sống với bố mẹ ở làng Vĩnh Lại. Công bằng mà nói, việc xuất giá ṭng phu của chị vào lúc ấy là một sự mất mát
    lớn lao cho cá nhân chị. Gia đ́nh chị trong chiến dịch Phát Động Quần Chúng cùng đợt với làng tôi, được xếp
    loại là Trung Nông, nên không bị đối xử tàn tệ.

    Do đó việc lôi kéo chị đi trốn chạy với gia đ́nh tôi vào miền Nam, không một lời từ biệt mẹ cha và anh em ruột thịt, và rất
    có thể chị sẽ không bao giờ c̣n gặp lại họ nữa, chắc chắn là một nỗi đau ḷng đối với chị. Khi rời căn nhà trại
    ra đi, anh tôi đă không nói rơ cho chị biết chuyện này, mà chỉ nói là đi chợ Sơn Tây bán rau quả và nếu c̣n sớm có
    thể đi Hà Nội thăm bà con và viếng thăm danh lam thắng cảnh.

    Đến khi thấy thầy me tôi và tôi cũng đă tới nhà bà bác tôi ở Hà Nội, lúc bấy giờ anh tôi thấy rằng không c̣n
    “lấy thúng úp voi” được nữa, mới thú nhận việc trốn chạy của gia đ́nh tôi với chị.

    Có lẽ phần v́ chị có bầu sắp đến ngày sanh, phần v́ chưa chắc ǵ gia đ́nh tôi có cơ may
    trốn thoát xuống Hải Pḥng được, nên chỉ khóc lóc sơ sơ thôi.

    Nhưng đến khi có giấy thông hành đi Hải Pḥng trong tay rồi. Nghĩa là việc ra đi của gia đ́nh tôi hầu như
    không c̣n gặp khó khăn nào nữa, nên chị mới đ̣i trở về quê một cách cương quyết hơn.

    Tôi không biết anh tôi xoay xở và năn nỉ làm sao, mà sáng hôm sau chị dâu tôi bằng ḷng cùng gia đ́nh tôi đi
    Hải Pḥng.

    Song sự ra đi đầy miễn cưỡng của chị khiến gia đ́nh tôi lo ngại rằng, trên đường đi, chị có thể t́m

    gặp công an hay bộ đội ở ga xe lửa Hàng Cỏ hay ở ga Phạm Xá để xin trở về làng, gián tiếp tố cáo sự trốn
    chạy của gia đ́nh tôi.


    Cuối cùng nhờ Trời Phật và ông bà phù hộ, chuyện đó đă không xẩy ra và gia đ́nh tôi đă lọt vào Hải Pḥng
    một cách êm xuôi.

    Do sự sắp xếp của một người cháu gọi thầy tôi bằng chú, chúng tôi đến tạm trú trong một căn nhà ở phố Cầu Đất. Rồi sáng hôm sau được dẫn tới trụ sở của Phủ Tổng Uy Di Cư làm các thủ tục cần thiết để di cư vào miền Nam.

    Tại đây chúng tôi được tiếp đón niềm nở và được giúp đỡ tận t́nh.

    Đúng hai tuần sau, một chiếc GMC đến đón chúng tôi để đưa ra bến cảng.

    Gia đ́nh tôi và nhiều gia đ́nh khác được đưa xuống một chiếc tầu “há mồm” để đi ra chiếc tầu lớn có tên là Adder, đậu ở Vịnh Hạ Long, trong chuyến đầu tiên của nó chở người tỵ nạn cộng sản từ cảng Hải Pḥng vào cảng Sàig̣n.

    Đứa con gái đầu ḷng của anh tôi được sinh ra trên chiếc tầu này và cháu được đặt tên là Vũ Thị Nam-Mỹ, để kỷ niệm một cuộc trốn chạy cộng sản vào miền Nam tự do thành công trên một chiếc tầu Mỹ của gia đ́nh tôi


    Huy Vũ


    http://huongduongtxd.com/tronchaytubacvonam.pdf

  8. #458
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhân ngày 30/04 :Phải đập tan ư đồ “nhuộm đỏ” Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại của Việt Cộng

    Đặng thiên Sơn

    Khi ngồi bàn chuyện “chống cộng ” tại hải ngoại nhiều người nói rằng, ngày nay khó biết được ai thật ḷng có cùng chung lư tưởng với ḿnh.

    Điều này đúng chớ không sai. Và vấn đề càng trở thành nhạy cảm hơn, phức tạp hơn khi chung quanh chúng ta có quá nhiều thành phần gọi là “Người Việt hải ngoại”.

    Để giải quyết từng cái khó, vấn đề ở đây là làm sao mọi người phải nhận ra được dă tâm của Việt Cộng, phải nhận ra được thành phần nào là người Việt tỵ nạn chân chính, thành phần nào là người Việt tỵ nạn cộng sản trá h́nh và thành phần nào là người Việt đang sống chung quanh chúng ta thuộc loại nguy hiểm cần phải cảnh giác, cần phải lưu ư tới.

    Nếu b́nh tâm giải đáp được từng gút mắc, th́ chúng ta mới mong giữ được tuyến chống cộng
    về lâu về dài. Chớ c̣n lấp lững, cả nễ, lừng khừng th́ tuyến pḥng thủ sẽ bị Việt Cộng chọc thủng, dẫn đến thảm họa cho tiền đồ đấu tranh của dân tộc.


    Hơn 37 năm qua, đến giờ phút này th́ mọi người ai cũng nh́n thấy ư chí phấn đấu, ḷng kiên tŕ chống cộng của người Việt quốc gia hải ngoại.

    Lẽ đương nhiên Việt Cộng trong nước cũng thấy được điều này và chúng đang t́m đủ mọi cách để tiêu diệt hàng ngũ người Việt quốc gia hải ngoại bằng mọi giá.

    Nh́n chung, ai cũng nh́n thấy thành phần người Việt sinh sống tại hải ngoại gồm có:

    - Những người tỵ nạn cộng sản chân chính.

    - Những người làm kinh tế chớ không phải tỵ nạn cộng sản.

    - Những cán bộ Việt Cộng được cài đặt nằm vùng và Việt gian đón gió trở cờ.

    - Những du học sinh vừa c̣n đi học và sau khi tốt nghiệp chương tŕnh học họ t́m đủ mọi
    cách để ở lại hải ngoại.

    Người Việt tỵ nạn cộng sản chân chính là thành phần có tư tưởng không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản. Họ luôn luôn giữ vững trong ḷng căn cước tỵ nạn chính trị và lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng thân thương của đời ḿnh.

    Thành phần này là Quân - Cán - Chính và một số Dân chúng miền Nam từng sống dưới chế độ tự do Việt Nam Cộng Ḥa. Đây là những người có thể nói “không đội trời chung” với bọn Việt Cộng hại dân, bán nước. Họ chính là những nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của Việt Cộng mà bản thân và gia đ́nh đă bị Việt Cộng “đả thương” làm cho sống dở chết dở từ trong cho tới ngoài, từ tư tưởng cho tới tài sản.

    Bên cạnh là những người v́ lư do kinh tế, là những người không có lập trường chính trị.

    Thời buổi nào cũng vậy, đối với họ chỉ có tiền là trên hết. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc, chủ nghĩa cộng sản, tự do, độc tài và cờ máu hôi tanh Việt Cộng hay cờ quốc gia không có ǵ khác biệt ngoài môi trường thuận lợi cho họ “hốt bạc”.

    Tại hải ngoại có rất nhiều hạng người này, họ vừa kiếm ăn tại Mỹ vừa đem tiền về đầu tư tại Việt Nam để kiếm thêm.

    Thành phần cán bộ Việt Cộng nằm vùng là số đảng viên, cán bộ được giao phó công tác gián điệp từ lâu. Đây là số người đă được đảng và nhà nước VC cài đặt từ trước năm 1975, cho đến ngày nay bọn chúng hoạt động dưới quyền điều động của các Ṭa Đại Sứ, Ṭa Lănh Sự VC.

    Bên cạnh bọn Việt Cộng có thẻ đảng là bọn Việt gian chó săn, chim mồi.

    Bọn người này đă từng là Quân - Cán - Chính và Dân chúng Việt Nam Cộng Ḥa
    nhưng nay đă trở cờ làm tay sai, chạy hiệu cho Việt Cộng.


    Thành Phần Du Học Sinh

    Cuối cùng là thành phần người ta tưởng rằng không đáng ngại, đang được người thân ùn ùn t́m cách đưa sang v́ nghĩ rằng vô tội.

    Nhưng xét cho cùng, thành phần này hết sức nguy hiểm cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia
    Hải Ngoại trong chuỗi dài đấu tranh chống cộng từ bây giờ cho đến về sau. Đó là những du học sinh.

    Các Du học sinh Việt Nam có phải là những người trong Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và họ đang là đối tượng để chuẩn bị vào làm đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam hay chỉ thuần túy là những du học sinh b́nh thường hay không ?

    Điều này không quan trọng bằng họ là ai, từ đâu họ xuất hiện trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

    Du học sinh có nhiều loại, như loại con gịng cháu giống chính thống ba đời của “bác và đảng”, loại dây mơ, rễ má với “bác và đảng”, loại nhân dân “có công với cách mạng”.

    Tuyệt nhiên trong các du học sinh không có loại con, cháu của “ngụy quân, ngụy quyền”.

    Cho dù dưới bất cứ h́nh thứ nào cũng không thể phủ nhận “Du học sinh là những người được đảng Cộng Sản Việt Nam ưu đải”.

    Họ được ưu đải có lư do. Lư do dễ thấy, dễ hiểu nhứt v́ họ đă được huấn luyện trong môi trường vừa hồng vừa chuyên ngay từ thời “thiếu nhi quàng khăn đỏ”.

    C̣n tiếp...

  9. #459
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhiều người đă vội vả nghĩ rằng đời sống xă hội, sách vở về nhân bản, về tự do, về dân chủ tại hải ngoại là liều thuốc tiên sẽ chuyển hóa tư tưởng các du học sinh. Nên không chóng th́ chày thành phần này sẽ “nghiêng” về lập trường tự do, nhân vị con người.

    Nói một cách khác các du học sinh sẽ ủng hộ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại trên phương diện chống cộng, đấu tranh cho một nước Việt Nam không cộng sản.

    Nhưng bao giờ th́ họ“chuyển hóa”?

    Không ai trả lời được, cũng như số người suy nghĩ như trên đă quên rằng khi lên đường du học,
    các du học sinh đă được đào tạo, đă được cấy sinh tử phù “Học tập và làm theo gương bác Hồ”.

    Hơn nữa, liều thuốc chuyển hóa không phù hợp với tâm lư của các du học sinh khi họ đang coi “bác và đảng” là thần tượng trong việc “chống Mỹ cứu nước” và là “ân nhân” của họ.

    Trong khi ấy, thử hỏi Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đă giúp đở ǵ cho họ khi cha mẹ, anh em, bà con xa, gần của họ đang hưởng những đặc quyền, đặc lợi do đảng Cộng Sản Việt Nam cung cấp.

    Đây là giá trị thực tế các du học sinh không thể phủ nhận.

    Cho nên, những ai đặt vấn đề cảm hóa họ là chuyện ảo tưởng, là chuyện mộng mơ.

    Ngược lại, h́nh như nhiệm vụ các du học sinh được giao phó nếu không muốn nói là cảm hóa người Việt quốc gia nên quên dĩ văng,quên quá khứ.

    Nếu thấy rằng du học sinh là thành phần nguy hiểm trong CĐNVQGHN , th́ chúng ta mới có cái nh́n đúng đắn trong đấu tranh.

    Với ḷng bao dung, người Việt hải ngoại không thù hằn tuổi trẻ. Nhưng v́ tiền đồ dân tộc trước
    hiểm họa xâm lăng của tàu Cộng từ biển cho tới đất liền chúng ta không thể dễ dăi, thờ ơ để cho kẻ thù lợi dụng tuổi trẻ.

    Cho nên sự sáng suốt, sự can đảm nh́n nhận sự thật để phanh phui t́nh cảm đúng mức là điều cần thiết.

    Có như vậy, th́ người Việt quốc gia mới ngăn chận được ư đồ nhuộm đỏ cộng đồng người Việt hải ngoại của Việt Cộng.

    Với số lượng du học sinh Việt Cộng cho đi ào ạt như hiện nay, đă cho thấy đây là một sự kiện nằm trong chiến lược khống chế CĐVNHN của Việt Cộng.

    Sự nguy hiểm mà mọi người cần phải quan tâm là du học sinh sống trà trộn trong nhà thân nhân, trường học, nhà hàng, chợ búa, tiệm tạp hóa v.v… được kể là mạng lưới tai mắt của VC.

    Chúng ta nên nhớ rằng khi cho các cựu tù nhân chính trị ra đi VC đă bắt làm 5,7 thứ giấy cam kết, th́ các du học sinh chắc chắn sẽ không tránh khỏi có những ràng buộc chặt chẻ hơn khi sinh mạng của họ nằm trong ṿng kiềm chế, kiểm soát, theo dơi và chỉ huy của các Ṭa Đại Sứ, Toà Lănh Sự.

    Nếu cứ ngại ngùng, sợ gây ra ngộ nhận, sợ mất ḷng để rồi ngậm miệng không dám nói lên những điều cần nói sẽ trở thành vô t́nh tiếp tay với âm mưu thâm độc của VC.

    Điều mà chẳng ai muốn. Cho nên nói thẳng để xây dựng, để bảo vệ tiền đồn chống cộng vững mạnh là điều cần thiết.

    Chúng ta nghĩ sao, với sự kiện 10 năm gần đây cờ máu Việt Cộng xuất hiện ở những trường học từ trung học cho đến đại học nơi có du học sinh VN theo học.

    Chúng ta h́nh dung thế nào, về vai tṛ của các du học sinh ở nhữngtrường học này.

    Phải chăng đối với những du học sinh th́ cờ đỏ sao vàng là biểu tượng thiêng liêng gần gủi với
    họ, c̣n cờ vàng ba sọc đỏ là một cái ǵ xa lạ.

    Nếu không muốn nói thêm, du học sinh đă được nhồi sọ “cờ vàng ba sọc đỏ là tàn dư xấu xa của Mỹ - Ngụy”!!!...

    Đặng thiên Sơn

    http://huongduongtxd.com/nhuomdo.pdf

  10. #460
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Cuộc chiến vẫn c̣n đó



    Nguyên Thạch (Danlambao) - Ngày 30-4 lại về với bao ư nghĩa riêng biệt của nó, cái ngày đă hàm chứa vô vàn h́nh ảnh và ư niệm... Nó đă khắc ghi trong tiềm thức và có dịp lại hiển hiện mỗi khi ngày oan khiên này trở lại với đất nước cùng dân tộc.


    Cái ngày của sự hỗn loạn của miền Nam dưới sự cưỡng hiếp bằng uy vũ của miền Bắc được bao bọc bởi lớp vỏ mỹ miều "giải phóng".


    Cái ngày mà thân phận nhược tiểu Việt Nam đă bị định đoạt bởi các thế lực trên bàn cờ quốc tế để chấm dứt một giai đoạn chiến tranh lạnh có nguy cơ toàn cầu sẽ bị nhuộm đỏ. Cuộc trao đổi nào cũng có cái giá của nó, số phận hẩm hiu của VN đă được định đoạt trước đó và kết thúc vào ngày 30-4 với bao thảm cảnh... để nhường lại sự ổn định cho toàn cầu trong toàn bộ chương tŕnh trật tự thế giới mới.


    Cái ngày của ông Dương Văn Minh thay mặt cho chế độ miền Nam tuyên bố đầu hàng, của cựu đại tá Bùi Tín phải miễn cưởng thay mặt cho miền Bắc tiếp thu sự bỏ cuộc ấy cùng bao nỗi niềm đi theo sự lưu vong của ông ta, cũng như người cựu chiến binh kiêm nhà văn nữ Dương Thu Hương đă phải ngồi bệt xuống những con đường sầm uất của miền Nam mà bật lên tiếng khóc mà giờ đây những tiếng nấc ấy vẫn c̣n đang vang vọng từ những góc trời xa.


    Cái ngày mà người nhạc sĩ trứ danh họ Trịnh đă phụ họa với đoàn quân vào đài phát thanh Sài G̣n tuyên bố lời kêu gọi với "Nối Ṿng Tay Lớn".


    Link nghe âm thanh Dương Văn Minh và Trịnh Công Sơn:
    http://www.youtube.com/watch?v=USatl...eature=youtube


    Cái ngày mà ngay như chính cựu Thủ tướng Vơ Văn Kiệt cũng phải đặt lại vấn đề là “Liệu chúng ta có nên ăn mừng ngày chiến thắng 30-4?. Bởi lẽ ngày ấy có hàng triệu người vui và cũng có hàng triệu người buồn…”.


    Ngày mà hằng triệu người tỵ nạn đă bỏ nước chốn chạy cộng sản, luôn khắc khoải về những mảnh đời kém may mắn ch́m sâu dưới ḷng đại dương hay trên rừng rú, luôn đau đáo với bao tang thương và uất hận trong ḷng.


    Hơn 60 năm cho miền Bắc và 37 năm cho cả nước, ngày 30-4-1975 đă đánh dấu cho cái sự bắt đầu thực hiện một chủ nghĩa ngoại lai hoang tưởng với sự triền miên thất bại nặng nề của nó. Một độc đảng chuyên quyền, không cạnh tranh, không lắng nghe góp ư đă thực thi những kế sách sai lầm và mụ mị, một nhà nước thật sự bất tài khi liều lĩnh cùng bản chất vô tâm xem dân chúng như những con vật lấy ra làm thí nghiệm, từ thí nghiệm sai lầm này sang sửa sai rồi thí nghiệm hạ sách khác. Đảng cộng sản đă hoang phí bao sức người, sức của mà vẫn không thức tỉnh, luôn tự cao trong niềm hănh tiến u mê để rồi đưa cả nước vào ṿng tăm tối và nô lệ.


    Đảng cộng sản đă tự dồn ḿnh vào một con đường độc đạo mà điểm đến của cuối con đường là ngơ cụt. Nếu tŕnh bày vấn đề một cách không cực đoan vơ đoán th́ cho dẫu có một số nhân tố đảng viên sáng suốt với cả tâm nguyện từ trung ương đảng, bộ chính trị, thật sự nh́n nhận ra sự bế tắc, không lối thoát nên đă có những biểu hiện phản tỉnh và mong muốn thay đổi cái cơ chế lụn bại này, nhưng tất cả đă bị cột chặt theo nhiều khoản điều lệ của một thứ chủ nghĩa toàn trị độc tài và chuyên chế.


    Song hành bên cạnh những quốc gia có nền chính trị đa nguyên với sự phát triển đi lên của họ th́ Việt Nam đă luôn lẹt đẹt ṃ mẫm theo sau, sự lạc hậu mà phải cần đến 30 năm, 50 năm và thậm chí cả hàng trăm năm mới có thể theo kịp!.


    Theo nhận xét một cách khách quan từ trong nước cũng như trên trường quốc tế, xă hội Việt Nam được xem là một xă hội bất ổn về nhiều mặt… Kinh tế què quặc, môi trường ô nhiễm, thực phẩn nhiễm chất độc một cách vô tư, chảy máu tài năng chất xám, tài nguyên và công nghệ thô sơ lạc hậu, pháp luật nhiêu khê bao che nhũng nhiễu, ngân hàng, tiền tệ không vững, bất minh, mất giá…


    Rồi đây, chúng ta sẽ c̣n phải đối diện với nhiều nguy ngập về khủng hoảng kinh tế, tham nhũng c̣n măi bất trị, những tham quan sẽ hung hăng vơ vét và đàn áp nhân dân hơn thế nữa.

    Sau ngày của cái gọi là "Thống nhất đất nước", biết rằng máu không đổ, thịt không rơi nhưng mấy ai hiểu rằng biết bao nước mắt tuôn chảy từ những mảnh đời lầm than khốn khó, từ những dân oan mất đất mất nhà, từ những người mẹ người vợ mất chồng trên biển cả do "tàu lạ" bắt bớ tông chém, những cực h́nh của nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ, từ những ai oán của những cơ sở kinh doanh đă bị nhũng nhiễu trắng trợn từ công an thuế vụ, thị trường, từ những lao nô nhọc nhằn, làm dâu xứ người, từ những nét kinh hoàng của trẻ thơ vị thành niên bị bán sang biên giới…


    Một quốc gia mà nền chính trị rất độc tài vơ đoán và toàn trị đă khóa mồm bịt miệng tất cả những lời lẽ đối kháng với người cầm quyền, điều đó đă tạo dựng nên nhiều chống đối tuy ngấm ngầm nhưng hàm chứa những sức bật khủng khiếp hơn sóng thần. Không ít người đă thiển cận cho rằng Việt Nam có một cơ chế chính trị ổn định!. Ôi tầm nh́n của những cặp mắt qua đôi kiến cận, của những h́nh ảnh phần nổi của tảng băng mà quên đi phần ch́m của nó.


    Một tập đoàn lănh đạo ươn hèn, ác với dân, cúi đầu với giặc đă khéo dùng bạo lực chuyên chế để dập tắt những tấm ḷng yêu nước hầu thuận ư thiên triều. Một bè lũ phản bội tổ tông cùng những chiến sĩ của hai miền đất nước đă nằm xuống, đành bán rẻ lương tâm để được làm Thái thú cho ngoại bang phương Bắc. Bộ chính trị đcsVN là những kẻ đốn mạt, xơ cứng về cảm nhận của một nỗi nhục quốc thể.


    Một xă hội mà sự oán hận bức xúc luôn ngấm ngầm trỗi dậy như Thái Hà, Đồng Nai, Tiên Lăng, Văn Giang, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ḥa Hảo… Sẽ hàng loạt đảng viên bất măn đốt thẻ đảng, bom ḿn tự chế sẽ nổ khắp quê hương để trừ khử ác ôn côn đồ. Sinh viên học sinh sẽ rải truyền đơn phản đối khắp nơi… Một phong trào vùng dậy từ mọi thành phần hầu kết thúc dứt điểm một chế độ tồi tệ, phản lại ư dân ư trời.


    Những khuất tất và bi hệ lụy của 30-4, dĩ nhiên c̣n rất nhiều mà phạm vi bài viết không cho phép quá dài, mong rằng những ư kiến sẽ bổ sung thêm trong phần ư kiến cho ngày "đau thương" này mang thêm ư nghĩa.


    Sẵn tiện, tác giả xin được phép gởi gắm đôi điều qua bài thơ sau đây:


    Tiếng gọi non sông
    (Toàn dân vùng dậy )


    Tiếng non sông
    Rực hồng lửa hận
    Áo chiến bào thế trận xông pha
    Rền vang nhạc khúc quân ca
    Quê Hương réo gọi
    Nước Nhà lâm nguy.


    Chí hùng anh
    Sá chi gian khổ
    Hăy vùng lên
    Bứng nhổ cùm gông
    Gái trai già trẻ một ḷng
    Phá tan xiềng xích
    Ách tṛng ngoại bang.


    Trùng vây bởi sài lang hổ đói
    Cướp dân lành vẫn nói v́ dân
    Giấc mơ xây Thiện Mỹ Chân
    Rồng Tiên khí phách
    Một lần phơi thây.


    Lời Tổ quốc
    Hồn đang réo gọi
    Xót đồng bào tôi mọi lũ gian
    Nhân quyền
    Thánh thót tiếng vang
    Nguyện cho dân bớt oán ngàn khổ đau.


    Tuổi thanh xuân
    Đời qua mấy ải
    Chốn ngục tù dẫu phải liều thân
    Tự do
    Nhân bản
    Dân cần
    Đấu tranh cho xứng chữ vần trung can.


    Sống giữa đời nhiễu nhương ngang trái
    Oán lũ người ma quái tà tâm
    Toàn dân
    Quyết chẳng lặng câm
    Dân chủ cất tiếng giam cầm nề chi.


    Hận Bắc phương
    Dọn đường Nam tiến
    Khinh lũ hèn
    Chưa chiến đă dâng
    Nam Quan
    Bản Giốc
    Vịnh thân
    Cha ông từng đổ vô ngần máu xương.


    Chọn con đường gian truân quyết tử
    Thề một ḷng
    Ǵn giữ Quê Hương.
    Đất trời xin rọi ḷng thương
    Việt Nam một dăi biên cương vẹn toàn.


    Triệu thanh niên hăng say vùng vẫy
    Tổ Quốc cần ta hăy đứng lên
    Sá ǵ mũi đạn lằn tên
    Làm con dân phải đáp đền núi sông.


    Chí hiên ngang, màn chi thân xác
    Bọn cường hào dẫm nát non sông
    Toàn dân
    Vùng dậy chung ḷng
    Dựng nên ngày hội
    Diên Hồng cờ bay.


    Hơn 37 năm trôi qua, Đất Nước đă chấm dứt chiến tranh nhưng điều đó không có nghĩa là ḥa b́nh và hạnh phúc khi đại đa số đồng bào vẫn c̣n quằn quại trong đau khổ, trong bất công, trong sợ hăi và lầm lủi cúi mặt… Điều đó lại càng không đồng nghĩa với độc lập, tự do khi mà hệ thống cầm quyền là một tập thể ô hợp, thiển cận và nông cạn, vô tâm để mất đất dâng biển cùng sự ngô nghê hèn hạ đan tâm làm Thái thú. Một nhà cầm quyền mà chỉ biết bè cánh tham nhũng, hung tàn, cướp giật cho bản thân của gia đ́nh, phe đảng ḿnh cùng với sự độc tài toàn trị của nó th́ sự phát triển hưng thịnh cho đất nước là những chuyện hoang tưởng.

    Hệ lụy của cái gọi là ngày 30-4- 1975 với vô vàn oán hận tăm tối ngập tràn... sẽ c̣n kéo măi đến tận bao giờ?.

    Nguyên Thạch
    danlambaovn.blogspot .com


    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...urce=BP_recent
    Last edited by Tigon; 30-04-2012 at 12:33 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •