Page 44 of 48 FirstFirst ... 34404142434445464748 LastLast
Results 431 to 440 of 473

Thread: TRƯƠNG TẤN SANG THĂM MỸ LẦN ĐẦU TIÊN VỚI TƯ CÁCH CHỦ TỊCH NƯỚC

  1. #431
    AU LAC
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post


    Hai bức ảnh nói lên nhiều điều


    Chỉ 2 bức ảnh có khi nói được nhiều điều c̣n hơn vài trang giấy.
    ...

    http://www.voatiengviet.com/content/...u/1713289.html
    Ông BÙI TÍN lúc này b́nh luận "tủn mủn" quá nhỉ. Ông SANG không nói được tiếng ANH lưu loát như bà AUNG SAN SUU KYI th́ làm sao có thể có khung cảnh nói năng vui vẻ, thân t́nh, tự nhiên được. Do đó phải có lúc thấy tẻ nhạt không thể tránh khỏi. Nhất là lúc phải đợi thông dịch viên dịch lại cho nghe. Tuy nhiên cũng đâu thiếu những h́nh mà OBAMA tỏ ra rất vui vẻ thân thiện với ông SANG mà các phóng viên khác đă ghi nhận:









    Bàn chuyện đại cuộc không nên phiếm luận về những điều nhỏ nhặt này.

  2. #432
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    Đă nghe cả bản tiếng Anh của FoxNews.

    -- Thật sự th́ lời bàn của FoxNews nghe không xuông tai!

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Truyền thông Mỹ b́nh luận về Hồ Chí Minh là một tên giết người khủng khiếp


    Bảo Tổng Thống Obama không biết thằng Hồ Chí Minh là thằng diệt chủng th́ có lẽ họ chủ quan.

    Có lẽ ông này cao tay, chịu đấm ăn xôi, sử dụng những b́nh luận gia mà nện vào mặt Sang?

  3. #433
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mỹ-Việt: 'Vuốt ve' thay 'khiêu khích'



    Tạp chí nổi tiếng của Anh, The Economist, có bài nhận định về kết quả chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, dẫn lời chuyên gia nói chuyến đi Mỹ của ông Sang hơi giống 'pháo xịt' dù Hoa Kỳ đang 'vuốt ve' thay v́ 'khiêu khích' Hà Nội.

    Mở đầu bài viết về quan hệ Việt Mỹ với tựa 'All aboard?' (tạm dịch 'Cùng chuyến tàu?'), The Economist nhắc lại rằng hai bên chỉ b́nh thường hóa quan hệ vào năm 1995, hai thập niên sau h́nh ảnh biểu tượng của những chiếc trực thăng Mỹ tháo lui từ nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài G̣n.

    Tác giả bài viết, được cho là phóng viên cộng tác của AP tại Hà Nội, b́nh luận:

    "Nhưng Hoa Kỳ giờ xem kẻ cựu thù như một đồng minh chiến lược trong vùng. Và đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường thiết yếu cho các mặt hàng xuất khẩu dệt may và nông sản và là điểm cân bằng ngoại giao trước Trung Quốc đang lên."

    "Thương mại song phương giữa hai nước giờ trị giá gần 25 tỷ đôla mỗi năm với phần lớn hàng hóa đi về ngả Hoa Kỳ."

    Nhắc tới hiệp định Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP) mà hai bên cam kết sẽ sớm thông qua, The Economist nói Việt Nam vẫn đang lo ngại hiệp ước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành may mặc và tới các doanh nghiệp nhà nước do những cải cách mà Việt Nam sẽ buộc phải thực hiện.

    Tác giả cũng nhận xét việc kư kết TPP có thể sẽ là điều khó xử cho ông Obama v́ chính giới Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh tới chuyện cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để đi tới hợp tác sâu hơn về kinh tế trong khi Hà Nội đă tăng cường trấn áp bất đồng chính kiến.

    Hơi giống 'pháo xịt'



    'The Economist nhắc lại rằng số người bị Việt Nam đă bỏ tù v́ "tuyên truyền chống nhà nước" hay "âm mưu lật đổ chính quyền" trong nửa đầu năm 2013 đă bằng cả tổng số của năm 2012.

    Họ nói tù nhân Điếu Cày, người ông Obama nhắc tới trong một diễn văn nhiều tháng trước đây, đă tuyệt thực sang tuần thứ năm vào cuối tháng Bảy.

    Bởi vậy, báo nói, thời điểm ông Obama mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang có thể coi là "quái dị" và b́nh luận thêm:

    "Nhưng nh́n vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm" sang châu Á."

    "Nhưng nh́n vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm" sang châu Á.

    "Và v́ những lư do khác nữa, Obama đang nóng ḷng kết thúc TPP, "trụ" kinh tế trong chính sách kinh tế của chính quyền ông đối với toàn bộ vùng châu Á Thái B́nh Dương."

    Tác giả cũng nhận xét "đối tác toàn diện" mà hai ông Sang và Obama tuyên bố được "định nghĩa mơ hồ" trong khi hai bên cũng kêu gọi có giải pháp ḥa b́nh trên Biển Đông và tuyên bố việc thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam cho dù không nói chi tiết.

    Người viết cũng dẫn lời một chuyên gia:

    "Do lời mời của ông Obama đă dấy lên hy vọng có đột phá về TPP hay đối tác chiến lược," ông Ian Storey từ Viên Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore coi chuyến đi hơi giống pháo xịt.

    "Hai nhà lănh đạo có vẻ không nhắc tới chuyện liệu Hoa Kỳ có cân nhắc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không, hay hai bên sẽ giải quyết những than phiền của Việt Nam về TPP thế nào và một loạt các vấn đề khác nữa."


    C̣n tiếp...

  4. #434
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Vuốt ve' Hà Nội




    The Economist cho rằng ông Lê Quốc Quân có thể được tự do để làm hài ḷng Mỹ

    The Economist nói mặc dù TPP có thể giúp đẩy nhanh tiến độ cải cách đất đai và các doanh nghiệp quốc doanh, hiện chưa có ǵ chắc chắn là Việt Nam sẽ thông qua TPP:

    "Một trong những điểm vướng mắc là điều khoản đ̣i ngành dệt may của họ, vốn xuất khẩu lượng hàng may mặc trị giá 7,6 tỷ đôla sang Hoa Kỳ mỗi năm, ngưng nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc và các nước không phải thành viên TPP khác.


    "Điều này có thể dẫn tới việc sa thải nhân viên hoặc tệ hơn.

    "Các nhóm lợi ích lớn đang lo ngại những điều khoản này sẽ xén cánh doanh nghiệp quốc doanh.

    "Dẫu sao th́ những trụ cột tham nhũng và vô cùng kém hiệu quả của nền kinh tế èo uột ở Việt Nam lại có ô lớn."

    The Economist nói chính quyền có thể sẽ phải trả tự do cho một số "tù nhân chính trị có tiếng" trong những tháng tới đây để chứng tỏ họ đă "lắng nghe" than phiền của Hoa Kỳ về t́nh trạng nhân quyền (hay ít nhất là cũng không giả điếc trước vấn đề).

    Tạp chí dự đoán ông Lê Quốc Quân, người mà phiên xử bị hoăn đột ngột trước chuyến đi của ông Sang, có thể nằm trong số người được thả.

    Nhưng The Economist cũng nhận xét thả một số tù nhân hay kư một hiệp ước thương mại không đồng nghĩa với thay đổi chính sách và quan hệ Việt - Mỹ sẽ không dễ dàng cho dù Hoa Kỳ đă quyết định "vuốt ve" thay v́ khiêu khích Hà Nội.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ong_sang.shtml

  5. #435
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mỹ ‘rất quan tâm’ tới tuyên bố của các blogger Việt Nam


    Bốn blogger Việt Nam, trong đó có anh Lă Việt Dũng, trao cho các nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội ‘Tuyên bố 258’.

    30.07.2013

    Một blogger từ Hà Nội cho biết đại diện ngoại giao Hoa Kỳ rất quan tâm tới một văn bản được nhiều người viết blog ở Việt Nam ủng hộ.

    ‘Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam’ hay c̣n được gọi là ‘Tuyên bố 258’ cho rằng Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

    Tuyên bố có đoạn: “Việt Nam phải chứng minh các cam kết của ḿnh nhằm hợp tác với Hội đồng Nhân quyền và duy tŕ những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.

    Tại cuộc gặp diễn ra tuần trước, 4 blogger Việt Nam, trong đó có anh Lă Việt Dũng, đă trao cho các nhà ngoại giao Mỹ ‘Tuyên bố 258’ trong bối cảnh Việt Nam vận động ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.

    Anh Dũng cho biết cuộc gặp này không phải diễn ra đường đột mà đă được sắp xếp từ trước:

    Đầu tiên, khi mà chúng tôi đến, họ cũng nói luôn là các anh có thể chụp ảnh và sử dụng những bức ảnh chụp chung với nhau để có thể đưa ra ngoài. Đối với họ th́ họ cũng có một số lo ngại về sự an toàn của chúng tôi, nhưng mà chúng tôi cũng nói với họ rằng thực ra là chúng tôi không sợ bởi v́ chúng tôi tin rằng quyền con người là quyền mà ở bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng. Đặc biệt, Việt Nam đă kư vào hiến chương nhân quyền của Liên Hiệp Quốc th́ điều đó là chuyện rất là b́nh thường. Tuy có những sự cản trở, có những sự nghi ngại nhất định, nhưng mà chúng tôi chấp nhận việc đó”.

    Bản tuyên bố vừa kể được coi là hành động tập thể đầu tiên của giới blogger ở Việt Nam trước việc nước này nhắm tới ghế tại Hội đồng Nhân quyền.

    Tuyên bố c̣n kêu gọi Việt Nam xem xét lại Điều 258 của Bộ luật H́nh sự năm 1999, được sửa đổi năm 2009, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

    Trong hai tháng qua, Việt Nam đă sử dụng điều 258 để bắt các blogger như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy trong khi giới bảo vệ nhân quyền nói rằng các blogger đó chỉ bày tỏ ư kiến ôn ḥa trên trang blog của ḿnh.

    Theo anh Dũng, phía Mỹ cho biết họ c̣n rất quan tâm tới các vụ án như vụ Điếu Cày và Lê Quốc Quân.

    Blogger này cho rằng nếu Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, th́ Việt Nam trước hết phải làm gương bằng chính những vấn đề ở trong nước.

    “Khi mà họ xử lư, họ bắt bớ các blogger th́ họ không bao giờ quan tâm tới việc là xâm phạm tới lợi ích ǵ, ảnh hưởng ǵ, tác động ǵ tới lợi ích của nhà nước, mà họ chỉ quy vào việc lợi dụng quyền tự do dân chủ. Có nghĩa là nếu anh có Facebook hay blog th́ có thể bị khép tội rồi”.

    Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm B́nh Minh khẳng định việc Việt Nam quyết định ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 là để ‘đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của LHQ và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người’
    .

    Anh Dũng cho biết các blogger Việt Nam sẽ ráo riết vận động bằng nhiều cách

    Ngoài đại diện ngoại giao Hoa Kỳ, ‘Tuyên bố 258’ c̣n được gửi tới các đại sứ quán nhiều nước ở Việt Nam cũng như nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới.

    Blogger Lă Việt Dũng nói anh tin là hành động của các blogger Việt Nam sẽ có tác động.

    “Chúng tôi cho rằng bất cứ nỗ lực nào của chúng tôi th́ cũng sẽ có những kết quả nhất định, mặc dù là có thể nhỏ bé nhưng mà nếu chúng ta không làm những việc dù là nhỏ nhất th́ chúng ta cũng sẽ không đi được đến đâu cả. Tôi cho rằng nếu Việt Nam muốn vào hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc th́ rơ ràng Việt Nam cần phải thay đổi một số t́nh trạng về nhân quyền như hiện tại, đặc biệt là điều 258 Bộ Luật H́nh sự về điều lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân”.

    Việc trao Tuyên bố 258 diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang công du tới Mỹ nhằm thiết lập quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ.

    Trong chuyến đi này, ông Sang thừa nhận rằng rằng Hà Nội và Washington vẫn c̣n những khác biệt về vấn đề nhân quyền.

    Một thỉnh nguyện thư trên trang change.org, trong đó kêu gọi Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ngăn không cho Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền của tổ chức lớn nhất thế giới, đă được hơn 2,000 người ủng hộ.

    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1712822.html

  6. #436
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Tại sao đă “vuốt ve” mà “hơi giống pháo xịt” (a damp squib) ?

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Mỹ-Việt: 'Vuốt ve' thay 'khiêu khích'


    Tạp chí nổi tiếng của Anh, The Economist, có bài nhận định về kết quả chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, dẫn lời chuyên gia nói chuyến đi Mỹ của ông Sang hơi giống 'pháo xịt' dù Hoa Kỳ đang 'vuốt ve' thay v́ 'khiêu khích' Hà Nội.

    ...
    Cái lạc quan của The Economist đáng trân trọng. Mỹ “vuốt ve” Hà Nội mà c̣n như vậy, nếu “găng co” th́ thành cái chi ?
    Last edited by Lehuy; 31-07-2013 at 09:12 PM.

  7. #437
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Nam và Mỹ

    Nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Mỹ trong mấy ngày cuối tháng 7 vừa qua, thử nghĩ về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ.

    Điều đầu tiên cần nhấn mạnh ngay là quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ được xây dựng trên một nền tảng khá bất b́nh thường: sau một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài; và, có lẽ, do ảnh hưởng của nền tảng ấy, nó phát triển khá chậm: Đă 38 năm sau chiến tranh, 18 năm sau ngày b́nh thường hóa ngoại giao và 16 năm kể từ ngày Ṭa Đại sứ Mỹ mở cửa tại Hà Nội, quan hệ giữa hai nước tuy càng ngày càng được mở rộng nhưng nó lại không có chiều sâu ǵ đặc biệt như hai bên – hoặc ít nhất một số người ở cả hai bên – mong muốn.

    Mục đích chuyến đi của Trương Tấn Sang ở Mỹ là để “nâng cấp quan hệ” với Mỹ. Trong các phát biểu đây đó, Trương Tấn Sang luôn luôn nhấn mạnh là Việt Nam xem Mỹ là “đối tác quan trọng hàng đầu”, một “đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Trong thông báo chung, phía Việt Nam và Mỹ c̣n dùng chữ “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership).

    Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc pḥng Hoàng gia Úc, cho chuyến đi của Trương Tấn Sang được tổ chức một cách vội vă, “chỉ có hai tuần lễ để chuẩn bị”, một thời gian ngắn bất thường trong quan hệ quốc tế. Sự “vội vă” ấy có lẽ xuất phát từ chuyến đi thăm Trung Quốc của Trương Tấn Sang vào giữa tháng 6 vừa qua, ở đó, Trương Tấn Sang và Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam nhận thấy nhu cầu đến gần Mỹ trở thành khẩn thiết hơn.

    Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ để cân bằng lực lượng với Trung Quốc, đặc biệt trong các tranh chấp ở Biển Đông. Điều này đă được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắn tiếng trong bài phát biểu khai mạc trong cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày 31/5/2013: “Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác v́ ḥa b́nh, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai tṛ của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai tṛ và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính ḿnh cũng như của cả khu vực và thế giới. […] Chúng ta đặc biệt coi trọng vai tṛ của một nước Trung Hoa đang trỗi dậy mạnh mẽ và của Hoa Kỳ - một cường quốc Thái B́nh Dương.”

    Đó cũng chính là điều Mỹ đang cần. Trong chiến lược trở lại châu Á để kiềm hăm sự bành trướng của Trung Quốc, Mỹ rất cần đồng minh trong khu vực. Hiện nay, họ đă có một số đồng minh chiến lược rất đáng tin cậy: Nhật, Hàn Quốc, Philippines và Úc. Để ṿng vây thực sự được thắt chặt, họ cần thêm những đồng minh khác nữa: các nước Đông Nam Á. Trong các nước Đông Nam Á, nước có vị trí quan trọng nhất chính là Việt Nam, nước có biên giới chung với Trung Quốc, hơn nữa, đó cũng là nước có vùng biển đang bị Trung Quốc ḍm ngó nhiều nhất.

    Trong quan hệ quốc tế, sự gặp gỡ của một nhu cầu chung là yếu tố quan trọng nhất để nối kết hai quốc gia lại với nhau. Người ta hay nói, để xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với một nước nào đó, với Mỹ, có ba trụ cột chính: Một, những lợi ích về chiến lược; hai, những lợi ích về kinh tế; và ba, vấn đề nhân quyền hay những giá trị mà Mỹ muốn cổ vũ. Dư luận hay chú ư đến yếu tố thứ ba. Tuy nhiên, trên thực tế, một điều hầu như ai cũng biết là Mỹ, cũng như bất cứ quốc gia dân chủ và lớn mạnh nào khác ở Tây phương, rất sẵn sàng bỏ qua yếu tố nhân quyền v́ những lợi ích về kinh tế cũng như về chính trị của họ. Lâu nay, ai cũng lên án Trung Quốc về vấn đề nhân quyền, nhưng hầu như nước nào cũng bang giao và làm ăn với Trung Quốc. Với Saudi Arabia, Equatorial Guinea, Uzbekistan, Turkmenistan… Mỹ vẫn giữ quan hệ chặt chẽ dù tất cả đều là những quốc gia độc tài và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

    Việt Nam sẽ được hưởng những sự “ưu đăi” tương tự như vậy chăng?

    Có thể. Trong cuộc họp giữa Trương Tấn Sang và Barack Obama ngày 25/7 vừa qua, có lẽ Tổng thống Mỹ chỉ đề cập đến vấn đề nhân quyền một cách nhẹ nhàng dù ông thừa biết trong nửa đầu năm 2013, Việt Nam bắt bớ những người bất đồng chính kiến nhiều hơn hẳn trong cả năm 2012 trước đó. Trong số những người bị gọi là bất đồng chính kiến ấy, có nhiều blogger và những người hoạt động tôn giáo với chủ trương bất bạo động; hơn nữa, cái gọi là “bất đồng” ấy chủ yếu chỉ tập trung trong quan hệ đối với Trung Quốc.

    Nhưng được đề cập một cách nhẹ nhàng không có nghĩa là vấn đề không c̣n sức nặng ǵ nữa. Thứ nhất là tuy Việt Nam đóng vai tṛ quan trọng trong chiến lược trở về với châu Á của Mỹ nhưng đó không phải là một vai tṛ không thể thay thế. Thứ hai, chính phủ Mỹ chịu khá nhiều áp lực từ dư luận để không thể thản nhiên gạt bỏ các yêu sách về nhân quyền đối với Việt Nam. Những áp lực ấy đến một phần, thậm chí, phần nhỏ, từ cộng đồng người Việt ở Mỹ; phần khác, quan trọng hơn, từ chính dân chúng Mỹ, những người vẫn c̣n bị ám ảnh nhiều với chiến tranh Việt Nam trước đây. Chính kư ức chiến tranh này là một yếu tố khiến chính phủ Mỹ không thể bất chấp dư luận được.

    Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất quyết định quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ nằm ở chỗ khác: Sự tin cậy. Có thể nói ngay: hiện nay hầu như không ai tin ai cả. Việt Nam cần Mỹ nhưng vẫn không tin Mỹ và cũng không muốn Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Lư do đơn giản: từ phía giới cầm quyền Việt Nam, tất cả các ảnh hưởng đến từ Mỹ, vốn gắn liền với xu hướng dân chủ hóa, đều là những đe dọa đối với sự độc quyền và độc tài của họ. Dân chúng Việt Nam, từ lâu, đă khái quát điều đó bằng nhận định: “Đi với Mỹ th́ mất đảng”. C̣n Mỹ th́ dĩ nhiên cũng không tin ǵ Việt Nam.

    Kư ức chiến tranh là một nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là sự khuất phục của Việt Nam đối với Trung Quốc. Từ các lời phát biểu đến cách hành xử, kể cả những sự đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc, đều gợi lên ấn tượng là với Việt Nam, sự lựa chọn đă rất rơ ràng: một mực đi theo Trung Quốc và sẵn sàng nhân nhượng Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các nước khác, kể cả Mỹ, để c̣ kè trả giá cho sự nhân nhượng ấy mà thôi.

    Không thể có quan hệ đối tác toàn diện hay chiến lược nào được xây dựng trên nền tảng những sự nghi ngờ như vậy cả


    http://www.voatiengviet.com/content/...y/1712266.html

  8. #438
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Lehuy View Post
    Cái lạc quan của The Economist đáng trân trọng. Mỹ “vuốt ve” Hà Nội mà c̣n như vậy, nếu “găng co” th́ thành cái chi ?
    Mỹ dại ǵ mà " găng co " với đám như Việt Cộng , Bắc Hàn ?

    Xem Bắc Hàn ḱa , thằng nhóc Ủn Ủn có thái độ lúc th́ bất chấp , lúc th́ mè nheo như con nít đ̣i Mẹ , lại có lúc hăm doạ ...thế mà Mỹ đâu có dại ǵ găng với nó , nó dám làm thật th́ hoá ra ḿnh dại sao ?

    Nhưng mà coi chừng , cái vuốt ve của con mèo , ẩn dưới làn lông mịn màng , là những cái móng sắc nhọn

  9. #439
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hội đồng Nhân quyền LHQ nhận Tuyên bố 258 của bloggers VN



    Gia Minh (RFA) - Đại diện của mạng lưới những blogger Việt Nam vào chiều hôm nay đến tại văn pḥng đại diện ở Bangkok của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để trao Tuyên bố 258 với hơn 100 chữ kư ủng hộ cho tuyên bố đó.


    Nhóm đại diện gồm có sáu blogger, trong đó ba nhân vật mà nhiều người biết đến là Nguyễn Lân Thắng, Đoan Trang và Nguyễn Anh Tuấn.


    Phía văn pḥng đại diện Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Bangkok, Thái Lan nhận bản tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam là bà Maria Isabel Sanz Garido.

    Hôm nay chúng tôi có 6 blogger đến từ Việt Nam, từ khắp các vùng miền- Hà Nội, Sài G̣n, Đà Nẵng- đến trao cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc bản Tuyên bố 258 của các bloggers Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi thực hiện cuộc viếng thăm và trao tuyên bố này để Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hiểu rơ về t́nh h́nh vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.Sau buổi làm việc trao Tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam, anh Nguyễn Lân Thắng cho biết kết quả cuộc làm việc như sau:


    Chúng tôi đă được đón tiếp rất trọng thị và họ đă tiếp nhận Tuyên bố 258.


    Xin phép được nhắc lại Tuyên bố 258 của mạng lưới blogger Việt Nam được công khai trên mạng Internet hồi ngày 18 tháng 7 vừa qua.


    Trong khi nộp đơn ứng cử vào hội đồng đó, chỉ mới hối tháng 5 năm nay, cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ hai blogger khi đang phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Sau đó có hai blogger nổi tiếng của Việt Nam là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt khẩn cấp theo điều 258 Bộ Luật H́nh sự Việt Nam là ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền , lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.Nội dung của tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam phải sửa đổi luật pháp để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2014- 2016.


    Theo các blogger th́ điều 258 của Bộ Luật H́nh sự Việt Nam này phải được xem xét lại. Mục đích để có thể hoàn thành những hoạt động có trách nhiệm của một quốc gia nằm trong hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.


    Tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam cần xem xét lại t́nh trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và bảo đảm cho người dân Việt Nam có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.


    Hồi ngày 24 tháng 7 vừa qua, bốn người thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam đă đến trao bản Tuyên bố 258 với hơn 100 chữ kư cho đại diện Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.


    Gia Minh (RFA)


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013070718.html
    Chia sẻ bài viết:

  10. #440
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hồ Chí Minh thân Mỹ hay lợi dụng Mỹ?

    Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, Trương Tấn Samg trong vai tṛ Chủ tich nước đă trao cho Tổng thống Mỹ, Barack Obama bản sao bức thư của Hồ Chí Minh (HCM) gửi cựu Tổng thống Mỹ, Harry Truman năm 1946

    *. Nội dung bức thư này nói HCM “muốn có hợp tác đầy đủ với Hoa Kỳ”.

    Đảng Cộng Ḥa Mỹ ngay lập tức đă có phản ứng khá dữ dội với việc làm của Tổng thống Obama, thậm chí họ c̣n gọi ông là “stupid” trên truyền h́nh.

    Trong lời dẫn, MC của trương tŕnh truyền h́nh Fox New, ông Chris Stirewalt nói: “Việc liên hệ giữa những nhà sáng lập Hoa Kỳ và ông HCM cho thấy hoặc Tổng thống (Obama) vô cùng thiếu hiểu biết lịch sử hoặc chứng tỏ sự mềm dẻo đạo đức đáng ngạc nhiên”.

    Trên trang Wall Street Journal, nhà báo Ronald Radosh cũng nói “Hồ Chí Minh không phải là Washington hay Jefferson, ông ta là một kẻ tuyệt đối trung thành với tư tưởng Marxist-Leninist”. Và “hăy gạt đi ư tưởng là Hồ Chí Minh có chút ǵ quan tâm đến Tuyên ngôn Độc lập (của Hoa Kỳ) ngoại trừ đó chỉ là công cụ mà có lúc ông ta dùng đến để hy vọng đạt được các mục tiêu cộng sản”.

    Phe đối lập Hoa Kỳ hẳn là không nói bừa về HCM. Thậm chí chẳng cần phải là những nhà chính trị xuất sắc của Hoa Kỳ như ông Chris Stiwelt mới hiểu rơ bản chất của HCM, đối với ngay cả những người b́nh thường có chút t́m hiểu và học hỏi về lịch sử cũng có thể nhận thấy sự thật là HCM đă tương kế tựu kế lợi dụng Hoa Kỳ trong mưu toan đoạt quyền lănh đạo Việt Nam ngay từ năm 1944.

    Sự thật th́ HCM vốn là kẻ thù về mặt tư tưởng với Hoa Kỳ ngay từ khoảng năm 1913 của thế kỷ trước. Lịch sử Việt Nam đă giấu nhẹm việc HCM hồi năm 1911 – 1913 đă từng sống ở Mỹ và hành nghề làm bánh tại khách sạn Omni Parker, thuộc Boston.

    Sau đó HCM cũng đa đi nhiều nơi trên đất Mỹ. Cũng chính từ những quan sát thực tế đó, HCM sau khi trở lại Pháp đă viết ra hàng loạt bài báo kết tội về nạn phân biệt chủng tộc và chiếm hữu nô lệ tại Mỹ.

    Đáng kể phải là các bài báo: “Hành h́nh kiểu Lynch, một phương diện ít người biết đến của nền văn minh Mỹ” và “Đảng Ku-Klux-Klan” vv, trong đó có một câu cảm thán nổi bật: “Văn Minh Mỹ là như vậy đó sao?”

    Quả thật, những năm trước Thế chiến II, đặc biệt là trước khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền được chính những người Mỹ tiến bộ khởi xướng và được Liên Hiệp Quốc phổ biến năm 1948, nước Mỹ vẫn c̣n phải vật lộn trong cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ, đặc biệt là cho người da đen. Và HCM không khó để nhận ra những mặt trái của nước Mỹ, vốn là một trong những chủ đề thù nghịch mà tư tưởng Cộng Sản mượn cớ để kịch liệt lên án chủ nghĩa Tư Bản nhằm thu phục ḷng người.

    Năm 1944, trước đ̣i hỏi cân bằng chiến lược tại Đông Á, Hoa Kỳ đă cử một sĩ quan t́nh báo OSS (tiền thân của CIA ngày nay) nhảy dù xuống căn cứ Việt Bắc của Việt Minh, trực tiếp gặp HCM, giúp đỡ Việt Minh huấn luyện chiến tranh du kích và tài trợ khí tài thông tin liên lạc cũng như một số vũ khí nhẹ cho Việt Minh.

    Mặc dù HCM không ưa Mỹ nhưng ông ta đă tương kế tựu kế lợi dụng Mỹ để phát động chiến tranh giành chính quyền. Cũng một phần lớn nhờ hậu thuẫn của Mỹ mà HCM đă dễ dàng phô trương thanh thế và nắm được thời cơ quư giá để cướp được chính quyền.

    Đó là một sai lầm quá lớn của người Mỹ!

    Năm 1954 HCM lại tiếp tục lừa Mỹ, một lần nữa người Mỹ lại sai lầm trong dự đoán về chiến thuật chính trị và quân sự của HCM. Trước năm 1945 HCM bắt tay với người Mỹ v́ họ cần sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ. Nhưng khi hiệp định ḥa b́nh năm 1954 được kư kết, th́ HCM đă dùng chiêu bài hoăn binh, chỉ để có thời gian xây dựng lực lượng quân đội chờ thời cơ tấn công miền Nam mà thôi.

    Chính từ những sai lầm nghiêm trọng trong quá khứ mà Mỹ đă mất hoàn toàn thế đứng tại Việt Nam, đánh dấu bằng sự sụp đổ của thể chế Việt Nam Cộng Ḥa năm 1975. Không những thế Mỹ c̣n phải trả giá bằng hàng ngàn tỉ USD đă đổ vào cuộc chiến Việt Nam và tổn thất gần 60 ngàn nhân mạng, với trên 300 ngàn sĩ quan, binh lính bị thương trong cuộc chiến này!

    Như đă thấy, khi c̣n trong trứng nước và khi mới giành được quyền cầm quyền, HCM và Đảng Cộng Sản của ông ta đă hàng chục lần liên lạc, gửi thư cho người Mỹ, nhất là bức thư ngày 16/02/1946 ông ta gửi cựu Tổng thống Mỹ – Hary Truman – nói nguyện vọng “muốn hợp tác đầy đủ” với Mỹ. Nhưng khi đă có thế lực, nhất là được hậu thuẫn của Nga Xô và Trung Cộng th́ HCM đă trở mặt, công khai phát động cuộc chiến tranh đẫm máu xâm lược Việt Nam Cộng Ḥa. Thậm chí HCM không ngần ngại gọi “đế quốc Mỹ là kẻ thù không đội trời chung của nhân dân Việt Nam”.

    Tương tự, việc sao chép tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp là bất đắc dĩ v́ HCM không thể tự ḿnh viết ra một bản hiến pháp sâu sắc như vậy.

    Đồng thời về mặt lư luận, các bản hiến pháp của Mỹ và Pháp đều có tính dân chủ điển h́nh. HCM muốn dùng những ngôn từ đẹp đẽ đó để lừa mị nhân dân Việt Nam, và mặt khác cũng đánh lừa chính phủ Mỹ về chủ trương đa nguyên chính trị và tôn trọng dân chủ nhân quyền. Như vậy người Mỹ đă bị chính bản tuyên ngôn chắp vá nhặt nhạnh của HCM làm cho lóa mắt…

    Trong bối cảnh hiện nay người Mỹ chưa có ǵ để tin vào những thành công của phong trào đấu tranh dân chủ trong nước. Họ chỉ c̣n cách dựa vào chính những người Cộng Sản để nắm bắt Việt Nam, với vị trí địa lư có thể nói là không thể thay thế trong chiến lược toàn cầu của họ. Có lẽ họ đang hy vọng vào một Myanmar tại Việt Nam trong tương lai khoảng từ 3 đến 8 năm nữa?

    Việc đối lập Mỹ gọi ông Obama là “stupid” có thể là hơi quá. Với một bộ óc thông minh như ông Obama chắc chắn ông ta phải cân nhắc rất nhiều về đường đi nào ngắn nhất và khả dĩ nhất có thể có lợi cho nước Mỹ nói riêng và thế giới dân chủ nói chung. Chính phủ Mỹ thừa biết chế độ Cộng Sản tại Việt Nam đang ở vào thế khó cưỡng dân chủ. V́ vậy người Mỹ đang t́m một giải pháp cải thiện dân chủ thích hợp nhất tại Việt nam cho đường lối ngoại giao của ḿnh.

    Và đối với các quan chức đầu sỏ của ĐCSVN th́ họ nghĩ ǵ? Họ đă hoàn toàn mất phương hướng về Chủ nghĩa Cộng sản! Giờ đây họ chỉ đơn thuần là một nhóm độc tài thuần túy nhưng khoác áo Cộng Sản mà thôi. Có lẽ sẽ có những người trong trung ương ĐCSVN đă nghĩ đến sự thay đổi, nhưng trước hết sự thay đổi đó phải có lợi cho bản thân họ và đặc biệt phải tránh được một cuộc trả thù của các quân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa trước đây.

    Mô h́nh khả dĩ nhất mà người Mỹ và một vài kẻ cầm quyền ở Việt Nam đều có thể chấp nhận được chính là một mô h́nh nhà nước kiểu nước Nga do Putin làm tổng thống hiện nay. Mô h́nh đó chưa phải là cái ǵ tốt đẹp nhưng chắc chắn nó đă hơn hẳn thể chế độc tài đảng trị hiện nay của Việt Nam. Nhưng liệu Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng có chấp nhận việc này hay không? Điều đó có vẻ như không c̣n nằm trong tay hai người kể trên nữa, khi họ đă mất hết thực quyền!

    Như vậy việc Nhà Trắng có cuộc gặp với Trương Tấn Sang “nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ lên tầm cao mới” và ông Obama trao tay “nguyện vọng thư” của HCM với Mỹ trước đây, chính là một bước tiến của chính phủ Mỹ trong vấn đề cải thiện nhân quyền có yếu tố ĐCSVN mà thôi. Đó có vẻ cũng là một động thái sửa chữa cho những sai lầm của người Mỹ trong quá khứ. Nhưng liệu ĐCSVN có “nối nghiệp” HCM trong việc tiếp tục ru ngủ người Mỹ bằng những chiêu lừa “rất Hồ Chí Minh” hay không?

    © Lê Nguyên Hồng

    © Đàn Chim Việt

    http://www.danchimviet.info/archives...ung-my/2013/07 .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 09-01-2013, 02:51 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 12-11-2012, 07:54 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 02-11-2012, 08:49 PM
  4. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 04-08-2011, 09:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •