Page 4 of 4 FirstFirst 1234
Results 31 to 37 of 37

Thread: 30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"

  1. #31
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"

    30 tháng 4: Ngày khốn nạn



    Vũ Đông Hà (Danlambao) - Ba mươi tháng tư. Một buổi tối năm nào ngồi nhậu trước chung cư, lũ chúng tôi cùng nhau say với quá khứ. Tính sổ ra mới biết cuộc đời của mỗi thằng chẳng có ǵ đáng kể từ cái ngày năm ấy. Bạn tôi say mèm nốc gọn chai bia và đọc hai câu của một nhà thơ nào đó: Chuyến tôi đi xe đ̣ đứt thắng, đ. mẹ đời đ. má tương lai. Mấy mươi năm sau, túm gọn cuộc đời của nhau bằng 2 câu thơ bạn tôi đọc, nh́n thực tại trần ai của đất nước để đo lường giá trị của mốc điểm lịch sử, tôi thấy cái tên gọi mà ôn tôi, một cu li không biết đọc không biết viết, đặt cho nó vào đêm cuối cùng tôi ngồi bên ôn là chính xác: 30 tháng 4 - Ngày Khốn Nạn...

    *

    Cuộc đời có nhiều khúc chia ly. Thâm Tâm "đưa người ta không đưa sang sông, sao có tiếng sóng ở trong ḷng". Thanh Tâm Tuyền là "thằng điên khùng, ôm em trong tay mà đă nhớ em ngày sắp tới". Trịnh Công Sơn có "những hẹn ḥ từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây, chút nắng vàng giờ đây cũng vội, khép lại từng đêm vui".

    Lăng mạn hay ngậm ngùi, giây phút giă từ vẫn là điều biết trước. Phần tôi, đă không có một phút chia tay, không một lời đưa tiễn, không một ṿng tay. Trưa 2 giờ, "hẹn gặp nhau ngày mai ở lớp học" - cô bạn học tṛ có đôi mắt người Sơn Tây cười quay đi. Đó là lần cuối tôi nh́n thấy lưng bạn tôi. Đó là buổi sau cùng tôi có các bạn tôi. Đó là ngày chấm dứt thời thơ ấu. Trong một ngày, tôi mất vĩnh viễn một quăng đời đẹp nhất. Không biết trước. Không một lời chia tay. Không bao giờ gặp lại. Trong tôi, h́nh ảnh những đứa bạn đă dừng lại vĩnh viễn, sống và chết ở ngày ấy. Cho đến bây giờ.

    Mười ba bạn vẫn mười ba
    Dù đời nghiệt ngă dù ta đă già
    Khói sương nhân ảnh có mờ
    Bạn ta, ta giữ một ngày mười ba

    Ngày đó là ngày 9 tháng 3 năm 1975. Hôm sau, Ban Mê Thuột thất thủ.

    *

    Buổi sáng, ôn nội, má tôi cùng đàn con 7 đứa di tản qua nhà chú Kim Liên. Nhà chị mái tôn vách gỗ, ở đây nguy hiểm; anh Hai lại không có nhà - Chú Kim Liên ân cần bảo. Tiếng đại pháo vẫn liên tục ầm ́ vọng về từ chiều hôm qua trên thành phố hoang mang. Ba tôi không thấy về từ tiểu khu Mai Hắc Đế. Má tôi âu lo không biết nên đem theo những ǵ. Ôn tôi làu bàu nhà ḿnh không ở, lại đi đâu. Tôi và lũ em vui mừng v́ tự nhiên có một ngày nghỉ học. 1 giờ trưa, mọi toan tính, làu bàu, vui mừng đă chấm dứt khi những viên đạn AK xé nát khung cửa sắt phía trước và bên kia của con đường A Ma Trang Long ngập lửa. Chiến tranh thật sự gơ cửa vào nhà. Chú Kim Liên ngồi co rút dưới chân cầu thang, mặt không c̣n chút máu, mếu máo khóc. Lần đầu tiên trong đời tôi thấy người lớn sợ hăi hơn tôi.

    Chiều. Im lặng. Dăy nhà bên kia đường đă cháy rụi. Mọi người quyết định kéo nhau về chùa Khải Đoan. Ở chùa vẫn tốt hơn, ôn nói. Đi ngang đường Quang Trung, tôi nh́n thấy chiếc xe tăng áng trước chợ Đê. Hai người lính bộ đội mệt mỏi yên lặng đứng nh́n chúng tôi. Lần đầu tiên trong đời tôi nh́n thấy những người phía bên kia. Họ b́nh thường không hung tợn như h́nh ảnh tôi có trong đầu qua những sách h́nh đă xem, những truyện đă đọc. Chú Kim Liên mặt mày lại tái mét, chân đi muốn khụy.

    Tới ngă tư Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, má tôi th́ thầm vào tai bảo tôi chạy về nhà lấy cái túi má dấu dưới bệ thờ. Không sao đâu ôn… xong con chạy liền tới chùa nghe con. Má tôi nói với ôn và dặn ḍ tôi. Trên đường về nhà tôi gặp anh Vi trốn lính hàng xóm. Anh đă gần 25, 26 mà khai sinh lúc nào cũng 16. Gần tới nhà th́ anh bị chận lại. Mấy năm trốn cảnh sát Cộng ḥa, hôm nay anh bị bộ đội cụ Hồ bắt. Anh Vi gỡ gạc chỉ vào tôi nói xạo – chỉ có hai anh em, bắt tui rồi nó sống với ai? Bắt luôn! Trên đường cùng đoàn người bị bắt đi về ngă cầu số 14, anh Vi th́ thầm chết cha rồi Cu Em, điệu này giống Phước Long, anh em ḿnh sẽ bị bắt đi lao công chiến trường. Cám ơn anh Vi. Mười ba tuổi, thằng Cu Em trở thành tù binh chiến tranh. Chẳng có dịp nào để trách anh v́ 3 năm sau nghe tin anh Vi chết ở Buôn Hô v́ bệnh lao.

    *

    Tháng ba, tôi đi qua những hàng cà phê đứng gió. Đôi chân với gai mắc cỡ đâm sâu từ đêm qua vẫn c̣n râm râm nhức. Tôi đi qua vùng kỷ niệm của những buổi trưa trốn học tiết đầu, rủ nhau đạp xe đạp vào những đồn điền cà phê bắt ve sầu, nằm ngửa mặt đón những tia nước đái giống như mưa phùn của hàng ngh́n con ve mà chắc chỉ ở nơi này mới có.

    Buổi chiều cả đoàn được dừng lại nghỉ qua đêm. Bác chủ đồn điền tốt bụng đem gạo và nồi nấu ra cho. Người con gái khoảng cùng tuổi cho tôi một cái mền xanh của quân đội Mỹ. Tôi ôm nồi xuống suối tắm và lấy nước nấu cơm. Vừa kịp vắt xong cái áo th́ ầm ầm, tiếng bom như xé nát bên tai. F5 của không quân!. Tiếng người la ơi ới. Chiếc phản lực bay với tốc độ vượt âm thanh nên tiếng bom đến trước tiếng động theo sau. Tôi ôm nồi nước chạy vắt gị lên cổ. Bụi đỏ ngập bầu trời. Không kịp thở tôi về đến chỗ tập trung, nh́n lại nồi nước h́nh như không đổ một giọt. Sợ đến nỗi chạy trối sống trối chết mà vẫn vô thức giữ cho nồi nước c̣n nguyên. Lần đầu tiên trong đời, tôi biết thế nào là sợ đến té đái trước biên giới tử sinh. Tôi mất cái áo ở bờ suối. Tối hôm đó, nhớ má quá tôi quyết định trốn về.

    *

    Đi ngang qua nhà số 94 đường Lê Văn Duyệt nh́n vào tôi biết ôn, má và các em tôi không ở đó. D́ Vinh bán bánh căn đầu đường, má thằng Cứt bạn tôi, nói má con lúc ở chùa bả khóc quá chừng khi con bị mất tích. Cả nhà con bây giờ đang ở bên cậu Tương. D́ Vinh lấy một cái áo của thằng Cứt cho tôi mặc. Con ở trần về má con thấy bả c̣n khóc dữ. Về nhà cậu, má tôi ôm tôi bù lu bù loa. Ôm má, tôi nh́n ôn quẹt nước mắt. Lần đầu tiên trong đời tôi nh́n được giọt nước mắt của ôn. C̣n tôi không hiểu sao tôi không có được một giọt nước mắt. Và ba tôi vẫn biệt tăm.

    Ngày hôm sau tôi theo má và ôn đi t́m ba. Con đường dẫn đến trường Trung học Tổng hợp nồng mùi xác chết. Trời Ban Mê giữa trưa tháng ba đă hầm hập gió mùa. Ôn, má và tôi đi suốt từ suối Đốc Học, đến tiểu khu Mai Hắc Đế, về phi trường L19 và dọc theo đường Hùng Vương. Những xác người śnh căng giữa ngọ. Những con đường chết với đàn ruồi vo vo bay lên đáp xuống. Mỗi xác chết là mỗi bước phân vân, lưỡng lự. Mỗi xác chết ôn tôi rón rén đến gần nh́n. Mỗi xác chết nằm sấp ôn tôi lật ngữa. Mỗi xác chết ôn tôi cười mếu máo - không phải thằng Hai!. Mỗi xác chết má tôi cười theo sau làn nước mắt. Lần đầu tiên trong đời, tôi cười trên những xác người.

    Một tuần sau ba tôi trở về với chiếc quần xà lỏn và cái áo may ô đen đủi. Đó là h́nh ảnh cuối cùng của người lính VNCH trong tôi. Ba tôi ôm ôn tôi khóc trước khi ôm má tôi.

    *

    Tháng Tư trở về ngôi nhà hương hỏa
    con chó già nằm ngủ thiên thu
    Minô, Minô gốc ổi vàng yên giấc
    chiếc vơng buồn tênh
    không người đưa…

    Tôi trở về nhà. Bàn yên, ghế lặng, sách vở nằm im. Mười ba tuổi tôi đă cảm nhận được cuộc bể dâu. Hai anh em sinh đôi thằng Sinh thằng Sáng lớn hơn tôi 3 tuổi đi sùng sục khắp xóm với băng đỏ trên tay. Bác Khuê tài xế sát nhà làm tiệc mời hàng xóm tới nhậu oang oang để mọi người biết bác đang ăn mừng cách mạng về. Nhà thằng Khánh có ba nó làm lớn trong ṭa tỉnh trưởng đóng cửa kín bưng. Ba tôi lính quèn nhưng nhờ nhậu giỏi nên quen biết lớn, sau một ngày đi mất tiêu, trở về nhà nói với má tôi chắc cả nhà ông tướng Cảnh, đại tá Quang đă đi rồi. Ḿnh cũng phải đi thôi. Má tôi khóc lóc không biết nên đi hay ở, để lại mệ ngoại cho cậu Tương má không đành. Ngày hôm sau, tin đồn người di tản chết như rươi trên Quốc lộ Số 1 giải quyết mọi đắn đo của má. C̣n tôi, tôi ra sau nhà, đào đất chôn Minô dưới gốc ổi.

    *

    Mỗi tối ngồi nghe đài ôn tôi lại mừng rỡ nói với cả nhà: Nha Trang mất. Pleiku mất. Đà Lạt mất… Mỗi địa danh thất thủ là mỗi gánh nhẹ được gỡ bỏ khỏi nỗi lo âu nặng nề của ôn. Ôn nói với má là ôn sợ nếu chỉ có Ban Mê Thuột bị mất giống như Phước Long mấy tháng trước đó th́ đời thằng Hai sẽ tàn. Thôi th́ mất hết là hết chiến tranh, thằng Hai, thằng Cu Em không phải bị bắt đi lao công chiến trường. Ôn tôi, một người làm cu li cho Tây, không biết đọc, biết viết chỉ nghĩ đơn giản như thế cho kết cục của một cuộc chiến 21 năm. Ngày 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Ôn thở phào nhẹ nhơm. Lúc đó tôi đang ngồi viết lại những tờ khai lư lịch của ôn, ba và má. Mỗi lư lịch khoảng 10 trang. Mỗi người phải có ba bản sao. Tờ nào có một chữ sai phải viết lại cả trang.

    Ngày 30 tháng 4, cả nước lo âu hay cả nước mừng rỡ tôi không biết. Tôi ngồi chửi thề v́ phải viết tay gần 100 trang bản khai lư lịch gia đ́nh.

    *

    Sau ngày "giải phóng", má tôi đóng cửa tiệm buôn bán, chia tay đời sống tiểu tư sản và mua lại từ người bạn một đồn điền cà phê nhỏ để góp phần xây dựng đất nước. Má tôi dặn các em tôi ai hỏi phải nói như vậy. Được một năm má gần hết vốn. Cà phê thu hoạch được phải bán cho nhà nước với giá bèo nhưng phân bón phải mua giá chợ đen. Má tôi biểu chặt bớt cà phê để trồng khoai lang và khoai ḿ. H́ hục chặt được đâu mấy trăm cây th́ cán bộ gọi lên phường bắt đóng tiền phạt. Cà phê là tài sản của nhân dân không được phá hoại. Không đủ tiền chăm sóc th́ cà phê chết và lại bị phạt, má làm đơn xin dâng đồn điền cho nhà nước. Nhà nước không nhận v́ đó là tài sản của nhân dân.

    Một đêm tối, má lặng lẽ dắt các em tôi trốn về Sài G̣n. Ôn về Đà Lạt ở với cô tôi. Ba tôi đi cải tạo vẫn mù tăm. C̣n tôi ở lại, lang thang bụi đời và đi buôn lậu cà phê tuyến đường Sài G̣n – Ban Mê Thuột.

    Lần ghé Ấp Ánh Sáng ở Đà Lạt thăm ôn, ôn hỏi bây giờ con làm ǵ? Dạ con đi buôn cà phê. Ôn nh́n tôi buồn rầu không nói. Đêm tôi chào ôn trước khi về lại Ban Mê, ôn ngồi hút thuốc cẩm lệ và kể cho tôi nghe cuộc đời làm đầy tớ, cu li, thất học của ôn. Kể chuyện đời ôn, nh́n đứa cháu đích tôn buôn lậu bụi đời, ôn nói ngày 30 tháng 4 ôn vui mừng v́ chỉ biết lo cho ba con và con, bây giờ ôn mới thấy đó là một ngày khốn nạn. Trước khi tôi đi ôn giúi vào tay tôi chiếc nhẫn vàng hai chỉ và ôn khóc.

    Đó là lần cuối tôi gặp ôn. Hai năm sau, ôn mất. Tôi không về nh́n ôn lần cuối và thắp được nén nhang trước mộ của ôn. Lúc đó, tôi đang bắt chước anh Vi chui nhủi ở G̣ Công để trốn nghĩa vụ quân sự. Ngày ôn chết tôi không hay.

    *

    Năm tháng trôi. Người lính VNCH quần xà lỏn áo may ô lần cuối tôi nh́n bây giờ lụ khụ ở nhà giữ cháu cho con. Anh bộ đội cụ Hồ ở chợ Đê ngày ấy bây giờ c̣n hay mất? Cũng đang lủi thủi giữ cháu như tên lính ngụy cùng thời? Đă qua rồi những ṇng súng chĩa vào nhau. Đă mất hút theo thời gian những ngày khói lửa Trường Sơn, Đại lộ Kinh hoàng và Mùa hè Đỏ lửa. Nhưng vẫn c̣n đó một cuộc chiến tàn khốc giữa độc tài và những kẻ bị trị. Tử vong, tự hủy hoại và mất mát của 45 năm thời b́nh đă vượt xa nhiều lần so với 21 năm chinh chiến. Đất nước này vẫn triền miên trong một cuộc chiến không bom đạn.

    Gần nửa thế kỷ trôi qua. Những đứa bé ngày xưa bây giờ đă gần nửa đời người. Con đường gian nan tưởng đă chấm dứt từ mù sương năm trước, từ thời đại của thế hệ đàn anh, nay vẫn c̣n tiếp diễn và kéo dài qua thế hệ đàn em.

    Ba mươi tháng tư. Một buổi tối năm nào ngồi nhậu trước chung cư, lũ chúng tôi cùng nhau say với quá khứ. Tính sổ ra mới biết cuộc đời của mỗi thằng chẳng có ǵ đáng kể từ cái ngày năm ấy. Bạn tôi say mèm nốc gọn chai bia và đọc hai câu của một nhà thơ nào đó:

    Chuyến tôi đi xe đ̣ đứt thắng
    đ. mẹ đời đ. má tương lai.

    Ba mươi tháng tư. Một ngày với nhiều tên gọi. Đại thắng mùa xuân, ngày giải phóng, ngày thống nhất, ngày quốc hận, tháng tư đen... Cuộc chiến không bom đạn lại được thêm giáo thêm gươm bởi những danh xưng định vị tư tưởng và lằn ranh ta-địch. Có nghĩa lư ǵ về tên gọi cho một ngày của quá khứ trần ai. Tên của nó chỉ chính xác bằng bóng h́nh qua tấm gương soi của thực tế hiện tại.

    Năm tháng trôi qua dưới lá cờ máu và chân dung lănh tụ đểu cáng, túm gọn cuộc đời của nhau bằng 2 câu thơ bạn tôi đọc, nh́n thực tại trần ai của đất nước để đo lường giá trị của mốc điểm lịch sử, tôi thấy cái tên gọi mà ôn tôi, một cu li không biết đọc không biết viết, đặt cho nó vào đêm cuối cùng tôi ngồi bên ôn là chính xác: 30 tháng 4 - ngày khốn nạn.


    Vũ Đông Hà
    danlambaovn.blogspot .com

  2. #32
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"

    NHỮNG TR̉ TRẢ THÙ HÈN HẠ (J.B NGUYỄN HỮU VINH)
    Tháng 4 29, 2020 Lượt xem: 191
    ‘…Những ngày cuối tháng tư, kỷ niệm 45 năm ngày cả miền Nam bị d́m trong biển máu và nước mắt, những hành động của nhà cầm quyền CSVN đối với dân ḿnh chỉ nói lên một điều: Bản chất đê tiện và hèn hạ của người cộng sản không bao giờ thay đổi…’

    Những năm gần đây, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ra tay đàn áp những người bất đồng chính kiến, những người cất tiếng nói cho sự thật, cho đời sống người dân đang ngày càng khốn khổ dưới sự cai trị của Đảng cộng sản ngày càng khốc liệt và tàn bạo.

    Mới đây, lợi dụng những ngày đại dịch do virus Vũ Hán gây ra trên khắp thế giới, trong khi người dân Việt Nam đang khốn đốn với những biện pháp cách ly, nghỉ việc và đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trong đời sống hàng ngày, th́ nhà cầm quyền CSVN tiến hành những hành động trấn áp, bắt bớ và xét xử một cách bất công và hết sức vô lư đối với nhiều người.

    Tại Nghệ An, chỉ trong mấy ngày cuối tháng tư, nhà cầm quyền đă tiến hành hai cuộc trấn áp đối với những người bất đồng chính kiến.

    Ngày 20/4/2020, nhà cầm quyền Nghệ An đă tiến hành cái gọi là “Phiên ṭa phúc thẩm” đưa thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh ra gọi là “Xét xử” trong một phiên ṭa bí mật, thậm chí gia đ́nh, vợ con không hề được vào tham dự.


    Tác giả và thầy Nguyễn Năng Tĩnh

    Tội trạng mà nhà cầm quyền Nghệ An đă gán ghép cho thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh là “Tuyên truyền chống nhà nước” – một dạng tội phạm mơ hồ và hết sức mông lung được viện dẫn từ cái gọi là “luật” của nhà nước Việt Nam. Qua đó, những người có quyền hành bắt bớ, truy tố, xét xử tha hồ suy diễn theo khả năng của ḿnh nhằm kết tội người dân.

    Bất chấp những lời phản đối của nhiều tầng lớp nhân dân, bất chấp những lời kêu gọi của nhiều tổ chức quốc tế cũng như hoàn cảnh khốn khổ của nạn nhân, tại phiên ṭa này, nhà cầm quyền Nghệ an vẫn kết tội và tuyên y án 11 năm tù giam, 5 năm quản chế đối với thầy giáo này.

    Cũng ngay sau đó, ngày 23/4/2020, nhà cầm quyền Nghệ An lại tiếp tục bắt giữ ông Trần Đức Thạch, cựu chiến binh quân đội Việt Nam cộng sản, nhà thơ và là một người dân tại Nghệ An.

    Tội trạng của ông, qua báo chí nhà nước cung cấp thông tin là “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

    Việc bắt bớ liên tục những người dân dám mở miệng nói lên điều ǵ? Tội trạng của họ là những tội ǵ?

    Tuyên truyền chống nhà nước?

    Tội trạng mà nhà cầm quyền gắn cho thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh là “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam” và tuyên phạt anh 11 năm tù, 5 năm quản chế sau khi ra tù đó là tội ǵ?

    Trước hết, chưa cần phân tích nội dung những ǵ mà cái gọi là Ṭa án đưa ra để kết tội thầy giáo này. Chỉ riêng điều luật được trích dẫn là Điểm: a, b, c - Khoản 1 - Điều 117 Bộ luật H́nh sự của nhà cầm quyền đưa ra đă cho thấy sự hài hước và chứa đầy đủ nghịch lư trong từng câu, chữ.

    Có lẽ nhiều người c̣n nhớ, chính qua các đời Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay, vẫn chưa ai định nghĩa được như thế nào là nước Xă hội Chủ nghĩa. Và chính Nông Đức Mạnh, người đă từng giữ hai nhiệm kỳ chức vụ Tổng bí thư, chức vụ cao nhất của đảng cộng sản đă nói rằng: “Chủ nghĩa Xă hội là ǵ th́ dần dần sẽ được làm sáng tỏ”.

    Cũng chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng CSVN đă nói rằng: “Cho đến cuối thế kỷ này, chưa chắc đă thấy Chủ nghĩa Xă hội”.

    Điều đó có nghĩa rằng, cho đến nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa từng xuất hiện cái gọi là “Chủ nghĩa xă hội”.

    Điều đó cũng có nghĩa là cho đến nay, cái gọi là “Chủ nghĩa Xă hội” vẫn là một thứ bánh vẽ, là sản phẩm của những bộ óc hoang tưởng kinh niên tạo ra lừa bịp cả thế giới mà chưa ai có thể h́nh dung được h́nh hài của nó ra sao.

    Thế th́ cái gọi là “Nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam” là nước nào? Đó là một thực thể không hề tồn tại và cũng chính v́ thế không thể có một Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

    Vậy th́ việc gán cho người dân “Chống lại nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam” là việc hoàn toàn vô nghĩa. Bởi chẳng ai có thể chống lại cái không tồn tại trong thực tế.

    Thực tế của cái gọi là “Nhà nước CHXHCN Việt Nam” đó là ǵ?

    Thực chất, đó là một tập đoàn cai trị được dựng lên bằng súng đạn, bằng cướp chính quyền và cai trị người dân bằng bạo lực, bằng họng súng và nhà tù. Cái gọi là “Chính quyền” đó, thực chất là một tập đoàn tiếm quyền, cướp ngôi dựng lên một chế độ độc tài, phản dân, hại nước.

    Và với một chính quyền phản dân, hại nước, một chính phủ không phục vụ đời sống người dân mà chỉ lo hèn với giặc, hung dữ với nhân dân th́ chính Hồ Chí Minh đă nói rằng: “Người dân có quyền loại bỏ chính phủ nếu chính phủ không phục vụ cho nhân dân”.

    Vậy th́ chính những việc nhà cầm quyền CSVN đă và đang làm, tự nó đă nhổ toẹt vào cái gọi là “Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh” và càng làm rơ hơn rằng, đó chỉ là một phong trào lừa bịp không hơn không kém.

    Với Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, anh đă làm ǵ nên tội?

    Anh là một người thầy giáo mẫu mực, một người cha, người chồng chăm chỉ, thủy chung và hết ḷng với không chỉ gia đ́nh mà c̣n là người biết đau nỗi đau chung của cả đất nước, cả dân tộc, biết chia sẻ những khó khăn, những đau khổ của người nghèo, người bất hạnh trong xă hội.

    Là một thầy giáo, anh biết dạy cho con em những giá trị làm người, dạy cho họ biết giữ ǵn, chăm lo cho gia đ́nh, xă hội. Và trước hết là biết đ̣i quyền sống, quyền tự do, quyền con người cho chính ḿnh, cho nhân dân và đất nước ḿnh. Cũng như biết ǵn giữ, bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ, bảo vệ những giá trị thiêng liêng mà từ hàng ngàn năm nay người dân Việt Nam đă xây đắp nên bằng máu xương bao thế hệ.

    Vậy nhưng những việc làm của anh, những việc làm mà cả xă hội khi biết rơ đều thừa nhận là những việc làm tốt, hợp đạo lư làm người, phù hợp luật pháp của chính nhà cầm quyền đưa ra, lại là những hành động “chống lại nhà nước CHXHCNVN”?

    Vậy cũng có nghĩa là cái Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam thực chất là đại diện cho những sự vô luân, vô pháp, sự táng tận lương tâm bởi thói ích kỷ, hèn hạ và nhằm cướp đoạt càng nhiều cho sự ích kỷ của bản thân, của phe nhóm, đảng phái mà quên đi Tổ Quốc, nhân dân và dân tộc?

    Lật đổ chính quyền nhân dân?

    Cựu chiến binh Trần Đức Thạch, người đă từng cầm súng phục vụ chế độ cộng sản không tiếc máu xương, hy sinh cả một đời trai trẻ của ḿnh cho cuộc chiến mà đảng phát động. Đó là cuộc chiến nồi da nấu thịt nhằm thỏa măn cho sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản mà đảng đă chủ trương nhằm thực hiện nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản.


    Cựu chiến binh Trần Đức Thạch

    Kết quả của cuộc chiến đó là sự xâm lược Việt Nam Cộng Ḥa, một chế độ, một đất nước được quốc tế công nhận.

    Thế nhưng, khác với những đồng đội của ḿnh, đa số thiếu nhận thức và mù quáng đến mức không nhận ra sự thật hoặc có nhận ra sự thật nhưng cái hèn, cái ngu dốt, sự sợ hăi vẫn ngự trị nên chẳng bao giờ dám nói ra những sự thật ḿnh chứng kiến trong đời sống xă hội.

    C̣n Trần Đức Thạch th́ lại khác.

    Là một người lính, từng được giáo dục, đào tạo thành chiến sĩ, sĩ quan quân đội với những bài học, những tư liệu mà qua đó, h́nh ảnh các chiến sĩ, đảng viên cộng sản được tô vẽ lung linh, mọi thứ dính đến họ đều đẹp đẽ, đều là đạo đức và văn minh.

    Ngược lại cũng chính đảng giáo dục của ông rằng Mỹ, Ngụy” là những thế lực bẩn thỉu, tàn bạo và bất lương.

    Thế nhưng, trong thực tế những điều ông thấy là trái ngược. Tác phẩm “Hố chôn người ám ảnh” của anh, là một tập tư liệu viết lên một sự thật hết sức tàn bạo khát máu và táng tận lương tâm của “Đội quân cách mạng”, “bộ đội cụ Hồ” đă làm không chỉ một người mà cả dân tộc giật ḿnh khi sự thật bạo tàn được hé lộ.

    Đó là cuộc tàn sát tập thể hàng trăm đồng bào ḿnh bởi các “Chiến sĩ giải phóng”.

    Thế rồi ông đă phải vào tù v́ chính những nhận thức và dám nói ra những sự thật đó.

    Hết vào tù, lại ra khỏi nhà tù nhỏ để sống trong một “nhà tù lớn”. Anh sống trong sự quấy rối, chèn ép, theo dơi, hành hạ và trả thù một cách đê tiện bằng nhiều biện pháp bỉ ổi của nhà cầm quyền.

    Thế nhưng, anh vẫn không chấp nhận cúi đầu, không chấp nhận chịu nhục, vẫn đau đáu với vận mệnh non sông, đất nước, với cơ đồ mà cha ông đă hàng ngàn năm xây đắp, ǵn giữ cho đến ngày nay đang hiện hữu một nguy cơ bị đám tay say đem bán cho giặc.

    Bởi v́ chính điều đó mà anh đă ra đi cầm súng, dám hy sinh cả tính mạng của ḿnh với niềm tin rằng để ǵn giữ non sông, để người dân được ḥa b́nh, ấm no và hạnh phúc.

    Và như vậy là anh đă “lật đổ chính quyền nhân dân”?

    Vậy cái gọi là “Chính quyền nhân dân” ở đây là ǵ?

    Là ǵ? Nếu không phải là sự dối trá, lừa bịp đối với mọi tầng lớp nhân dân mà ông là người đă ngộ ra trong thực tế.

    Là ǵ? Nếu không phải là thế lực thờ phụng ngoại bang, nối giáo cho giặc cướp chiếm giang sơn, Tổ Quốc mà ông là người quyết tâm chống lại?

    Là ǵ? Nếu không phải là thế lực đang đè đầu, cưỡi cổ nhân dân mà ông là người đấu tranh chống lại để người dân được sống, được tự do?

    Hài hước thay, khi nhà cầm quyền CSVN bắt anh, qua hệ thống báo chí nhà nước, những cái gọi là “tang vật vụ án” được đưa ra trước công chúng là chiếc laptop từ đời thuở tám hoánh nào đó, chiếc điện thoại “cục gạch” và vài cuốn sách.

    Người ta nghĩ rằng, một chính quyền tự xưng là đỉnh cao chói lọi, là bách chiến, bách thắng, là “của dân, do dân, v́ dân” với đầy đủ mọi mỹ từ cao đẹp nhất là vinh quang, là chính nghĩa… và thường đem khoe khoang trước dân chúng những thiết bị hiện đại, những công cụ trấn áp tiên tiến nhất được mua sắm không tiếc tay bằng tiền dân. Thế nhưng lại có thể bị lật đổ bằng chiếc điện thoại cục gạch và chiếc máy tính hỏng bởi một ông già tuổi gần 70?

    Tṛ trả thù hèn hạ

    Qua những điều người ta thấy khi nhà cầm quyền CSVN đă biểu diễn trước dân chúng trong thời gian qua, đặc biệt là qua những vụ án này, người ta thấy rơ một điều: Sự trả thù hèn hạ.

    Sở dĩ thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đă bị trả thù, chỉ v́ anh đă không chấp nhận cúi đầu, không biết “quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại mà chăm lo cho bộ da của ḿnh” – là cách sống của loài lang sói, theo định nghĩa của chính Các Mác, người đẻ ra cái tư tưởng Cộng sản.

    Anh bị trả thù, chỉ v́ đă biết hy sinh cho người khác, biết đau nỗi đau của những người dân nghèo hèn, thấp cổ bé họng.

    Anh bị trả thù chỉ v́ đă hướng dẫn cho con em biết đ̣i cho ḿnh quyền sống.

    Và điều đó làm tổn hại, làm lung lay cái ngai vàng của chế độ hiện nay.

    C̣n Trần Đức Thạch, ông bị trả thù, chỉ v́ ông đă biết nhận thức được sự thật, biết tư duy bằng trí óc của con người, không chấp nhận im miệng, ngậm tăm chỉ để lo cho chính quyền lợi của ḿnh mặc cho những oan ồn vất vưởng bị giết hại.

    Ông bị trả thù, chỉ v́ đă nói lên sự thật, đă lên án tội ác trời không dung, đất không tha của một chính quyền đă coi dân ḿnh như cỏ rác, sẵn sàng giết hại tất cả nhằm phục vụ lợi ích của bản thân, gia đ́nh, phe nhóm và đảng phái ḿnh.

    Ông bị trả thù, chỉ v́ ông đă không chấp nhận làm tay sai ngoại bang, không đồng ḷng với việc bán nước.

    Những ngày cuối tháng tư, kỷ niệm 45 năm ngày cả miền Nam bị d́m trong biển máu và nước mắt, những hành động của nhà cầm quyền CSVN đối với dân ḿnh chỉ nói lên một điều: Bản chất đê tiện và hèn hạ của người cộng sản không bao giờ thay đổi.

    Ngày 28/4/2020
    J.B Nguyễn Hữu Vinh

    Nguồn: rfavietnam.com/node/6181

  3. #33
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"

    Tôi đă thấy ǵ ngày hôm ấy?
    30/04/2020


    H́nh minh họa một thời điểm trong cuộc chiến Việt Nam ở thành phố Sài G̣n.


    Thiện Ư


    Trước 12 giờ trưa ngày 30-4-1975, Tướng Dương Văn Minh trong chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa ngoài dự liệu của Hiến Pháp, đă đọc hiệu triệu trên đài phát thanh, truyền h́nh ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng Ḥa buông súng tại chỗ, chờ quân đội cộng sản Bắc Việt đến tiếp quản. Tôi như chết lặng vài giây, bàng hoàng như muốn khóc v́ uất ức. Một điều khá bất ngờ mà có lẽ tôi cũng như hầu hết người dân sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Ḥa ở Miền Nam chưa bao giờ nghĩ đến.

    Khi đó tôi đang có mặt tại nhà ở chung cư Phạm Thế Hiển, Lô C, lầu 2, Quận 8 Saigon, với người mẹ già. Trong khi người vợ trẻ mới sinh con gái đầu ḷng đúng 20 ngày trước đó, (cháu Quỳnh như sinh ngày 7-4-1975) th́ đă được bên ngoại đón từ nhà bảo sanh tư Đức Chính trên đường Cao Thắng Quận Nh́, Saigon về ở nhà gia đ́nh bố mẹ vợ trên đường Tô Hiến Thành, Quận 10 Saigon để chị em tiện giúp đỡ, chăm sóc. Cùng có mặt tại nhà tôi vào ngày 30-4-1975 c̣n có một người bạn là Trung Úy P. từ đơn vị ở huyên Cầu Kẻ, Trà Vinh về ở nhà chúng tôi trước đó vài ngày. Anh P. là một bạn đồng nghiệp từng dạy học chung tại trường Trung học tư thục Hưng Đức Banmêthuột (1966-1967), một tỉnh lỵ trên Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam.

    Khoảng sau 12:00 trưa ngày 30-4-1975, cả hai chúng tôi và mẹ tôi cũng như nhiều người dân sống ở ba lô chung cư A.B.C Phạm Thế Hiển đều ùa ra đứng ở hành lang hướng ra đường Phạm Thế Hiển để xem “đoàn quân giải phóng tiến vào Saigon”. Toán quân đầu tiên ăn mặc quần áo đen, mũ tai bèo, đi dép râu, có người mặc quần cụt đi chân đất, vũ khí cá nhân hạng nhẹ, có lẽ là dân quân du kích hay quân chủ lực Miền Nam của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam” và “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam”. Cả hai vốn là công cụ quân sự và chính trị của đảng và chế độ cộng sản Bắc Việt. Đó là những bảng hiệu “ngụy dân tộc” để tiến hành cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bằng chiêu bài “chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.” Thế nhưng ai cũng biết ư đồ của CSBV là cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam của chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa, không phải giành độc lập dân tộc, mà cộng sản hóa Miền Nam, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xă hội; đưa đất nước và dân tộc vào ṿng cương tỏa của cộng sản quốc tế, đứng đầu là hai tân đế quốc Đỏ Nga-Tàu. V́ thế sau đó, là đoàn quân đồng phục quần áo rêu xám, mũ cối, trang bị vũ khí cá nhân cũng như tập thể hạng nặng, tối tân. Tôi đoán có lẽ là quân đội chính quy cộng sản Bắc Việt chi viện cho quân chủ lực miền và dân quân du kích ở Miền Nam.

    Nh́n đoàn quân ăn mặc lếch thếch, vóc dáng hầu hết ốm o v́ gian khổ, ăn uống thiếu thôn, tôi không khỏi liên tưởng đến h́nh ảnh những người lính quân lực Việt Nam Cộng Ḥa ăn mặc chỉnh tề, vóc dáng khỏe mạnh, trang bị đầy đủ vũ khí tối tân, ḷng như quặn đau, trí như phẫn nộ về sự kết thúc chiến tranh không b́nh thường,bất công, phi lư. Một sự kết thúc với kẻ yếu thắng kẻ mạnh, bên ngụy nghĩa thắng bên chính nghĩa. Nhưng chỉ biết nuốt hận thở dài, v́ mọi sự đă trễ, biết làm sao hơn, đành phải chấp nhận thực tế như một sự an bài.

    Trong ḷng là vậy, nhưng tôi và người bạn đứng gần, cũng như những người dân đứng trên các hành lang ba khu chung cư như miễn cưỡng vẫy tay. Có kẻ ḥ vang vẫy chào đoàn quân cộng sản chiến thắng đang từ các vùng nông thôn tiến vào thành phố Saigon. Đó có lẽ là do mọi người đều có chung tâm trạng “trong héo, ngoài tươi”. Những nụ cười gượng và những tiếng reo ḥ, vẫy tay dường như mọi người muốn che lấp một mặc cảm, một tâm trạng hoag mang, sợ hăi mơ hồ ở tương lai bất định, xấu nhiều hơn tốt, khi phải sống dưới chế độ mới của “bên thắng cuộc”, là chế độ cộng sản Bắc Việt sẽ bị áp đặt nay mai, mới chỉ nghe nói rất tàn ác, chưa biết số phận ḿnh ra sao.

    Sau một lúc đứng nh́n đoàn quân cộng sản chiến thắng vào thành, P. ngỏ ư nhờ tôi chở bằng xe Honda đến thăm người yêu nhà ở Ngă Tư Bẩy Hiền, trong trại gia binh Hoàng Hoa Thám, nằm trong khu hậu cứ của Sư đoàn nhảy dù quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.V́ cha nàng là một hạ sĩ quan nhẩy dù ở hậu cứ lo về hậu cần. Người yêu của P. tên L. cũng là bạn chung sở làm với vợ tôi, đă được chúng tôi giới thiệu cho P. sau hai người yêu nhau.

    Trên đường đi từ nhà, tôi đă chở bạn P. bằng xe Hongda dọc theo đường Phạm Thế Hiển qua cầu Chữ Y, qua một số đường nối nhau là các đường Nguyễn Biểu, Trần Hưng Đạo Cộng Ḥa, Hồng Thập Tự đến ngă tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt quẹo trái, trực chỉ Ngă Tư Bảy Hiền để đến trại Hoàng Hoa Thám, hậu cứ của Sư đ̣an dù… Dọc đường, chúng tối thấy dân chúng ùa ra hai bên đường rất đông. Nhưng những dăy nhà mặt tiền th́ đều đóng cửa im ỉm. Nhiều khúc đường bị kẹt làm ùn tắc giao thông khiến cả tiếng đồng hồ xe chúng tôi mới đến được gần cổng nghĩa trang Đô Thành trên đường Lê Văn Duyệt. Nhưng đến dây th́ đường kẹt cứng v́ lưu thông hai chiều ngược nhau đă đông như nêm cối, lại gặp doàn xe tăng của quân đội CSBV di chuyển ngược chiều, từ hướng Ngă Tư Bẩy hiển vào trung tâm thành phố Saigon. V́ vậy khi nh́n thấy một xác chết trên đường được ai đó phủ một chiếc khăn đủ che kín mặt, phần thân thể máu thịt bầy hầy vẫn lộ ra bên ngoài… Tôi vôi quay xe ngược lại, nói với bạn không thể tiếp tục đến nhà người yêu của hắn được nữa, phải chờ qua ngày mai thôi.

    Tôi chở P chạy về hướng Đại lộ Trần Hưng Đạo, đến bùng binh Chợ Bến Thành, quẹo phải theo Trần Hưng Đạo về hướng Chợ Lớn. Các con đường chúng tôi đi qua đều đông xe cộ đi lại, đôi chỗ kẹt xe phải chậy chậm lại. Khi đi ngang qua đồn Cảnh sát Giao thông Đô Thành, chúng tôi nghe nhiều tiếng súng nổ liên hồi, vội tấp xe vào lề coi động tĩnh, dựng xe, núp sát vào các nhà dân chúng để tránh lạc đạn. Một lúc sau hỏi ra mới biết một số thanh thiếu niên hiếu động đă lấy súng trong kho của cảnh sát giao thông bắn chỉ thiên làm lủng nhiều lỗ trên trần nhà, không rơ có ai bị lạc đạn lạc chết hay không. Một số người hôi của đang khuân vác những ǵ họ lấy được từ trụ sở cảnh sát giao thông đô thành; có kẻ đem cả xe ba bánh đến chở những đồ vật nặng có giá trị sử dụng với họ, như máy chữ, television, radio, tủ lạnh…

    Trong khi đó, những nhà ở dọc hai bên Đại lô Trần Hưng Đạo chúng tôi chạy qua hầu hết đều c̣n đóng cửa im ỉm. Khi xe chạy qua một nhà may nằm xế Bộ tư lệnh Cảnh sát Quốc gia đô thành, tôi chợt nghĩ ra trong đầu cần có một lá cờ về treo trước nhà sớm nhất để làm “lá bùa hộ mệnh” đề pḥng những kẻ v́ tư thù hay muốn lập công với nhà cầm quyền mới, có thể tố cáo láo với “chính quyền cách mạng” để hăm hại. Chúng tôi nghĩ rằng, trong lúc tranh tối tranh sáng, nh́n thấy lá cờ “Giải phóng” nửa xanh, nửa đỏ với ngôi sao vàng ở giữa, treo sớm trước nhà như thế những kẻ muốn hăm hại ḿnh có thể khựng lại không giám tố cáo bậy bạ. V́ thế, chúng tôi dừng xe trước một nhà may gơ cửa và hỏi lớn tiếng có ai trong nhà không. Đợi một lúc không thấy tiếng trả lời. Thằng bạn tôi phải đập cửa thật mạnh hai ba lần và hỏi 1ại có ai trong nhà không bằng giọng dân Quảng B́nh, tôi nói tiếp tiếng Bắc, là chúng tôi muốn nhờ may dùm cho vài lá cờ. Lập tức có lời đáp lại “vâng, chúng tôi sẵn sàng ạ…” và ra mở cửa. Sau khi gia chủ hỏi chúng tôi kích thước may cờ Mặt Trận, chúng tôi không biết nên chỉ nói đại là có khổ vải nào có sẵn th́ may khổ đó theo kích thước các lá cờ thường may, h́nh như là chiều dài bằng 2/3 chiều rộng, c̣n ngôi sao vàng ở giữa th́ sao cho cân đối là được. Chúng tôi đoán gia chủ lúc đỏ tưởng chúng tôi là “người của cách mạng nằm vùng” chăng nên đă tỏ ra sẵn sàng làm theo yêu cầu của chúng tôi. Khoảng 15 phút sau, chúng tôi đă có trong tay hai lá cờ “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” làm bửu bối an toàn.

    Khi xe chúng tôi chạy qua Bộ tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Đô thành, thấy những người hôi của tương tự như ở đồn Cảnh sát Giao thông Đô Thành, đang khuân đồ đạc đủ loại từ trong các văn pḥng đi ra. Một thanh niên mặc quần dài màu đậm, áo sơ mi ngắn tay thấy chúng tôi cầm lá cờ Mặt thận trên tay, có lẽ đă lầm tưởng chúng tôi thuộc lực lượng hoạt động nằm vùng nội thành, vội chạy đến nói nơi đây cần một lá cờ kéo lên thay cờ quốc gia “nền vàng ba sọc đỏ”. Tôi nhớ mang máng h́nh như thanh niên ấy là Huỳnh Tấn Mẫm mà lần đầu tiên cũng là duy nhất chúng tôi giáp mặt trước đó tại hội trường Đại học Lâm Nông Súc trên đường Cường Để Saigon khi anh ta mới ra tù v́ chống chế độ... V́ thế, sau khi P. bạn tôi trao một trong hai lá cờ cho thanh niên này, anh ta đă đem vào bên trong kéo lên thay lá cờ vàng ba sọc đỏ. Sau đó, P chạy vào trong một lúc sau thấy anh ta ôm theo một máy đánh chữ lớn hiệu Arlington của Mỹ và cùng nhau trở về nhà.

    Về đến nhà, nh́n là cờ “Mặt Trận Dân tộc giải phóng Miền Nam” tự nhiên tôi quyết định không treo mà gấp lại cất đi. Là v́ lúc đó tôi nghĩ lại, nếu treo nó lên chỉ để làm “lá bùa hộ mệnh” th́ hèn quá, không tự trọng, mất nhân cách. Tại sao treo lá cờ ngụy nghĩa bất chính đó lên, chưa biết có làm cho những kẻ thù ghét ḿnh, biết quá khứ của ḿnh không tố cáo với VC, hay lại bị chính anh em bạn bè, hàng xóm láng giềng hiểu lầm, nghi ngại, xa lánh?

    Sáng hôm sau, ngày 1-5-1975, tôi lại chở P đi tới nhà yêu của hắn ở trại gia binh Hoàng Hoa Thám của Sư đoàn Dù ở Ngả tư Bẩy Hiền (Sau ngày “Giải phóng” họ đă cưới nhau vội vàng trước khi tŕnh diện đi tù cải tạo chưa đầy một năm, P. trốn trại, vượt biên, qua Úc, bảo lănh vợ con qua sau, hiện đang sinh sốn tại Úc).

    Trên đường đi đến nhà người yêu của P., xe cộ và người qua lại vẫn đông, nhưng giao thông không bị kẹt cứng nhiều nơi như ngày 30-4-1975. Người ta thấy, “Bên thắng cuộc”, v́ chiến thắng đến quá nhanh, bất ngờ nên đă không chủ động, không đủ người tiếp quản các cơ quan chính quyền quân sự cũng như dân sự của chính quyền Saigon, nên về giao thông đường phố người dân cũng phải tự quản. Người ta thấy trên nhiều giao lộ đông người và xe cộ lưu thông, một số người trẻ đeo băng dỏ trên tay, đứng đó đây điều hành giao thông và giữ trật tự công cộng. Trên đường, đó đây vẫn c̣n những chiếc xe hơi của ai đó bỏ lại trên đường, không biết chủ nhân đă kịp di tản hay con kẹt lại, giờ nay ở đâu, hay đă chết v́ đạn lạc tên bay…

  4. #34
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"

    Những người săn đạn
    30/04/2020


    H́nh minh họa.


    Đinh Yên Thảo


    Ngày 28 Tháng Tư 1975. Ngược ḍng với đoàn người thất thần trốn chạy chiến tranh đổ về Sài G̣n, chiếc xe La Dalat chở Michel Laurent thuộc hăng thông tấn ảnh Pháp Gamma và Christian Hoche của tờ Le Figaro trực chỉ Quốc Lộ. Họ thuộc trong số vài kư giả phương Tây c̣n nán lại để tường tŕnh về những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.

    Chiếc xe dân sự lọt vào ổ phục kích của Việt Cộng tại Hố Nai và một loạt súng liên thanh dữ dội đă làm người phóng viên chiến trường tài ba và gan ĺ, từng đoạt giải Pulitzer khi c̣n làm với AP, trở thành người kư giả phương Tây cuối cùng bị tử nạn tại Việt Nam.
    Không kể hàng triệu sinh mạng của các bên tham chiến cùng những thường dân vô tội, cuộc chiến Việt Nam đă cướp đi sinh mạng của hàng trăm kư giả được xem là những tinh hoa, tài giỏi nhất mà các hăng thông tấn phương Tây gởi sang Việt Nam. Họ không được biết hay nhắc tới nhiều. Dù sự hy sinh của họ cũng xứng đáng một sự trân trọng để tưởng niệm.
    Đọc hồi kư “Việt Nam, Quê Mẹ Oan Khiên” của kư giả Pierre Darcourt do cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa dịch, ông điểm lại khá nhiều kư giả tài ba đă từng thiệt mạng trên mảnh đất Việt Nam theo sau:

    “Ngày 24 tháng 5, lúc 7 giờ sáng, 80 người ngoại quốc rời Miền Nam Việt Nam trên một chiếc phi cơ 4 máy, Illouchine 18 sơn xanh trắng của Liên Xô. Đó là những phóng viên nhiếp ảnh, những kư giả từ khắp nơi trên thế giới đă đến Sài G̣n và bị kẹt lại sau khi thủ đô bị Bắc Việt chiếm cứ. Trong số nầy có gần 50 kư giả Pháp và một tướng lănh Pháp đă về hưu bị trục xuất khỏi Việt Nam v́ lư do “hai bàn tay của ông đă dính đầy máu của nhân dân Việt Nam”(!).

    Trước khi được đi, các kư giả nầy đă bị quá nhiều phiền nhiễu về hành chánh mới được tờ chiếu khán xuất cảnh, sau đó phải nằm chờ đợi được ghi tên vào một chuyến bay kéo dài ngày này qua ngày khác… Trước khi lên phi cơ, tất cả đều phải qua một cuộc khám xét, một cuộc khám xét thật tỉ mỉ, thật lâu và rất là lạnh lùng. Các tay bộ đội nhờ một nữ tiếp viên hàng không làm thông dịch viên, đă bóc hết hành lư của họ. Có nhiều xấp thơ và phim ảnh bị tịch thu. Sau đó họ được đưa đến Vạn Tượng (Lào) và phải trả 120 đô la bằng tiền Mỹ hẳn ḥi (gấp đôi giá b́nh thường) và được một chú “bộ đội” đội nón cối và các phi công Việt Nam đeo súng lục hộ tống.

    Xuyên qua cửa kính, các kư giả nh́n Tân Sơn Nhứt lần cuối. H́nh ảnh sau cùng mà họ cố mang theo từ Việt Nam là cảnh tượng của một phi trường bị tàn phá: nhà kho sập, phi cơ nằm phơi bụng, chiến xa bị cháy đen… Trong số những anh gan ĺ và đầy t́nh huynh đệ đi về Pháp chuyến nầy, vắng mặt một anh bạn rất thân: đó là anh Michel Laurent, bị một tràng liên thanh bắn hạ trong trận chiến ở Hố Nai.

    Anh là một nhà báo cuối cùng chết ở Đông Dương. Chúng tôi vẫn c̣n hy vọng đến giây phút cuối cùng là anh sẽ c̣n sống để trở về. Nhưng bây giờ th́ hết mong rồi. Chúng tôi không c̣n thấy bóng dáng mảnh khảnh, trẻ trung măi của anh nữa, cũng như gương mặt thiên thần với mớ tóc ḷa x̣a và một điếu x́ gà cắn chặt ở môi. Anh công tử có vẻ uể oải nhưng không lo lắng ǵ cả nầy thuộc ṇi nhà nghề sáng giá.

    Có cả thảy 52 nhà báo đă chết ở Việt Nam từ năm 1945. 26 anh khác đă coi như mất tích ở Cam Bốt. Phần đông là các nhiếp ảnh viên, những tinh hoa trong nghề… Họ không tường thuật về chiến tranh, mà họ chuyển chiến trận thành h́nh ảnh, gay cấn, tàn bạo và lâm ly thống thiết. Những h́nh ảnh nầy các nhiếp ảnh viên thường thu nhặt trong tư thế đứng chụp những người sắp chết và họ thường chứng kiến được cử chỉ và cái nh́n lần cuối cùng của họ. Cho tới khi Thần Chết tức giận v́ bị người ta thu h́nh quá gần, nên đă bắt họ chết luôn v́ đă đến lượt của họ rồi… Và đùng một cái những người c̣n sống sót mới khám phá ra là luôn luôn những anh bị tử thương y như rằng là những người rất giỏi trong nghề.

    Người đầu tiên mà tôi thấy chết vào ngày 28 tháng chạp năm 1946 là một anh người Bỉ ốm yếu mà tôi quá xấu hổ v́ không nhớ được tên, làm việc cho một Thông tấn xă Hoa Kỳ. Anh đến từ Nam Dương, một quốc gia chán chê v́ chiến trận, nhưng những trận đánh trong đường phố tuy lẻ tẻ nhưng hung dữ đến dă man trong thành phố Hà Nội đă kích thích anh, như một cuộc đi săn kích thích con chó săn khỏe mạnh vậy. Anh đội một nón sắt quá rộng, đeo choàng chiếc máy ảnh Rolleiflex và một cây súng lục Webley to tướng ở ngang lưng. Anh ta rất là can đảm, can đảm hết nói! Anh ta chạy trên các mái nhà để đi t́m những anh chàng bắn sẻ. Một tay Việt Minh bắn tỉa phục kích đâu đó đă cho anh một phát vào giữa mặt và anh té lộn nhào rớt xuống đất từ trên cao 10 thước.

    C̣n nhiều người khác, rất nhiều người khác nữa như các anh Burrows, Huet, Shimimoto, Flynn, Arpin…, và cuối cùng là anh Michel Laurent, ḿnh trúng đầy đạn tại một làng Công giáo di cư không đầy hai ngày trước khi Sài G̣n bị thất thủ. Từ anh kư giả nhỏ con người Bỉ đội nón sắt quá rộng bị bắn chết ở thủ đô Hà Nội đến anh Michel Laurent bị giết v́ quá gan dạ tại gần một nhà thờ có treo cờ của Ṭa Thánh Vatican, nơi mà các nhân dân tự vệ kháng cự đến viên đạn cuối cùng, coi như cuộc chiến ở Đông Dương đă qua rồi.

    Các kư giả bị kẹt lại gần ba tuần lễ ở Sài G̣n, cựu thủ đô của Việt Nam Cộng Ḥa, sau khi về đến Pháp đă viết lại và phổ biến tất cả những ǵ mà họ đă thấy và đă nghe. Bộ máy của chế độ Hà Nội đă được áp đặt thế nào. Cảnh khốn cùng của dân chúng Sài G̣n ra sao. Có những cô gái đă đề nghị trao hết gia tài sự nghiệp để chỉ được cưới và cùng đi ra ngoại quốc vối họ. Trẻ em th́ được van xin cho làm con nuôi, dù là giả mạo. Lại c̣n dịch tự tử nữa. Rồi những tin đồn là có nhiều sự nổi dậy ở các tỉnh, hay thành lập “chiến khu” ở Miền Nam…

    Khi tất cả các kư giả đă bị đưa đi hết rồi th́ một cái lồng sắt chụp ngay xuống Miền Nam Việt Nam. Muốn có được tin tức, người ta không c̣n có cách nào khác hơn là phải nghe những bản tin chánh thức được loan đi sau khi bị kiểm duyệt cẩn thận. Phải đợi cho có người đi du lịch trong thời gian sắp tới. Rồi phối kiểm lại tin tức. Rồi phỏng vấn liên tục những người ngoại quốc, những linh mục hay một vài công chức Pháp khi họ hồi hương. Hay những người Hoa Kiều theo đường dây buôn lậu hay theo các tàu đánh cá đến được Thái Lan (họ phải trả trên 30 lượng vàng để được đưa đi). Từ từ, các tin tức đó giúp hé mở được bức màn tre đang bao chặt nước Việt Nam và nhờ vào những chứng cớ cùng những chi tiết sống, người ta mới có thể thiết lập lại được cả một mảng biến cố đă xảy ra trên đất nước này…”. (Hết trích).

    Đoạn hồi kư của Pierre Darcourt không chỉ nhắc về Michel Laurent cùng những kư giả phương Tây đă nằm xuống vĩnh viễn khi đang làm nhiệm vụ tại Việt Nam, mà c̣n cho thấy thoáng qua, vai tṛ của truyền thông đă bị người cộng sản ngăn cản và bưng bít ra sao sau chiến tranh, một khi trục xuất hết các kư giả nước ngoài.

    Trong 20 năm Mỹ can dự vào chiến tranh VN, hầu như tất cả những kư giả đến với Việt Nam là do t́nh nguyện, từ chính sự chọn lựa của ḿnh. Để rồi những hăng thông tấn nổi tiếng đă mất đi những kư giả xông xáo, tài ba và sống chết với nghề. Như kư giả Joe Galloway, người phóng viên chiến trường duy nhất theo chân và tường tŕnh trận đánh Ia-Drang khốc liệt từng được dựng thành phim (We were soldiers), trong một lần trả lời phỏng vấn đă nói rằng, đó là cuộc chiến của thế hệ của họ và họ muốn chứng kiến, tường tŕnh về nó. Họ muốn làm những người săn đạn. Săn những sự khốc liệt của chiến tranh, khói lửa. Như câu chuyện của kư giả Alexander D. Shimkin vậy.

    Tốt nghiệp ngành lịch sử học, Alexander là một thanh niên hoạt động cho phong trào dân quyền và trở thành kư giả cho Newsweek, tường thuật về chiến tranh VN thay v́ tiếp tục chương tŕnh cao học do đại học Princeton cấp học bổng. Tháng 6 năm 1972, Alexander có mặt tại Trảng Bàng, nơi kư giả Nick Út chụp bức h́nh Phan Thị Kim Phúc bị bom napalm, th́ đầu Tháng 7, Alexander lao vào vùng chiến sự An Lộc, nơi anh đă cứu một người lính VNCH bị thương ra khỏi vùng hỏa lực của Việt Cộng. Chỉ hơn 10 ngày sau, anh lại ra đến Quảng Trị, nơi đang diễn ra chiến sự ác liệt của quân lực VNCH đang chiếm lại cổ thành Quảng Trị. Quả lựu đạn của một tên Việt cộng đă chấm dứt cuộc đời của người kư giả 27 tuổi và thi thể anh tan biến vào cát bụi đâu đó tại vùng đất Quảng Trị xa xăm đối với gia đ́nh anh. Trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị c̣n cướp mất sinh mạng thêm ba kư giả khác, hai kư giả của đài truyền h́nh ABC và một kư giả UPI.

    Vụ thiệt hại lớn nhất của truyền thông phương Tây phải kể đến vụ bốn kư giả bị tử nạn mất xác trong vùng núi đồi Hạ Lào, khi họ theo chân quân đội VNCH trong chiến dịch Lam Sơn vào năm 1971. Đó là những người mà kư giả Pierre Darcourt nhắc tên trong trích đoạn hồi kư bên trên. Larry Burrows, kư giả người Anh của Life Magazine, một trong những kư giả tường tŕnh về chiến tranh VN lâu đời nhất và được xem là giỏi nhất, bắt đầu sang VN từ những năm 1962. Ông theo chân những người lính đến các trận đánh khét tiếng trong chiến sử, những tấm ảnh của ông chụp không chỉ là những tấm ảnh chiến trường riêng rẽ mà là những loạt kư sự ảnh có nội dung, chủ đề. Chiếc trực thăng chở ông cùng và Huet (AP), Kent Potter (UPI) và Keisaburo Shimamoto (Newsweek) cùng toán bảy sĩ quan, binh sĩ VNCH bị bắn hạ (trong số này cũng có một phóng viên quân đội người Việt mà chúng tôi không t́m ra được tên- ĐYT). Hơn 25 năm sau chiến tranh, người ta mới t́m ra được nơi máy bay này bị rơi, nhờ vào các mảnh máy bay và các phim 33 ly khai quật được. Di ảnh họ được trưng bày và tưởng niệm tại bảo tàng Newseum tại Washington DC. cùng với hàng ngàn phóng viên chiến trường đă “sinh nghề tử nghiệp” từ trước nay.

    C̣n rất nhiều kư giả trẻ – những người săn đạn, đă nằm xuống tại Việt Nam. Chẳng thể kể hết. Họ thách thức thần chết, cười ngạo với bom đạn. Để rồi, không phải cái chết của họ c̣n được nhớ đến muôn đời. Mà chính những tấm ảnh của họ là chứng nhân và được nhắc đến măi măi. Về những cuộc chiến thảm khốc của nhân loại.

  5. #35
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"

    30/4/1975: Lầm lỗi tiếp tục lầm lỗi - Tai họa tiếp nối tai họa
    < A >

    Nguyễn Dân (Danlambao) - Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào! “Dù có phải đốt cháy cả dăy Trường sơn, dù phải hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng, ta cũng phải giành cho được thắng lợi”. (Lời của HCM).

    Cho đến hôm nay, 45 năm, sau cái ngày được gọi là “thắng lợi hoàn toàn”: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước? Cũng từ ngày ấy (30/4/1975), không có năm nào là không giống trống khua chiêng, băng rôn cờ xí rợp trời, tuyên truyền ra rả... Họ huy động (bắt buộc toàn dân) phải vạn tuế tung hô một đảng anh hùng, bách thắng, đưa đất nước, dân tộc mạnh giàu, to đẹp gấp vạn lần. Một công lao qúa đổi tự hào?

    Thiết tưởng: Thời gian qua gần ½ thế kỷ, sự phát triển của một đất nước cũng ngần ấy năm. Bất cứ ai, dù thân tàn què quặc, ngồi một chỗ, dù có điếc, có mù... cũng sờ soạn biết được những ǵ chung quanh để có thể nhận định mà biết rằng: đất nước này (VN) ngày nay lùi hay tiến, giàu hay nghèo? Người dân đói hay no, và hạnh phúc hay khốn khổ?

    Xin lần lượt đi theo tiến tŕnh lịch sử, qua từng giai đoạn:

    1- Tịch thu, hôi của:

    30/4/1975: Người ta hoan hô, hồ hỡi rất là tưng bừng náo nhiệt: Mừng cho đoàn quân, dân khố rách núi rừng về “giải phóng” một đất nước trù phú văn minh. V́ đâu mà nói vậy? V́ sau khi chiếm trọn miền Nam (VNCH) th́ quân và dân (của phe chiến thắng) có dịp thu vén mọi thứ (vật lạ?) đem về: có chi lấy nấy, gặp chi mang nấy, tha hồ mà tóm mà thu. Suốt những tháng ngày, theo chiều Nam- Bắc, người ta thấy từng đoàn vận chuyển lũ luợt đưa về: đem bao thứ của cải vật chất văn minh đầy đủ, đắp bù cho một xứ sở bao năm lạc hậu, thiếu thốn mọi thứ. Và cũng từ đó, người ta rất mực tự hào: “thắng lợi vẻ vang”.

    2- Phá hoại, cào bằng: Hay đúng hơn là thời buổi phô trương với những cái đầu đất sét:

    Áp dụng theo đường lối, chính sách XHCN: bước đầu là Tập đoàn, Hợp tác xă: Mọi thứ (nếu không lấy riêng cho cá nhân) được qui về một mối: của chung? Cả một lũ man rợ, suốt đời cuộc sống rừng rú th́ làm sao biết và xài những thứ (đồ đạc) văn minh. V́ thế, máy móc đành phá hủy. Hoặc để đó rồi cũng bỏ. Bao nhiêu của cải vật chất văn minh không biết dùng. Chỉ biết áp dụng sức người là chính để: kéo cày thay trâu, ḅ. Xa đạp thay cho máy bơm nước. Một nền văn minh đi xuống, được chang phẳng, cào bằng - kẻ giàu được lấy bớt cho bằng người nghèo – cùng dựng xây một xă hội (vô sản) mọi người đồng đều (nghèo khổ) giống nhau. Và rồi, tất cả cùng đi đến... đói!

    Thời đại của 10 năm xây dựng XHCN với kiểu cách rừng rú, mông muội... Kết quả: Cả nước trở về thời kỳ... đói. Hoảng quá, họ phải kêu lên: “Đổi mới, hay là... chết”.

    3/ Đổi mới, hay là Cướp:

    Cướp! Có thể nói, đó là bản chất của con người và chế độ Cộng sản. V́ đảng CS (toàn thế giới) vẫn là xuất thân từ những tên du thủ du thực núi rừng, hoặc đầu đường xó chợ. Chỉ có “cướp” mới có mà ăn. Cướp để tạo thế, tạo quyền... V́ thế, công cuộc đổi mới (sau 1985), “Cướp” là chính sách. Và từ đó, người ta thấy Cướp là đường lối, chính sách của “đảng ta”:

    - Đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước quản lư, và đảng th́... “cướp”. Bao tài sản: cướp sạch. Đất đai, của cải, nhà cửa của dân: tự do cướp. Cướp tràn lan, cướp tàn bạo. Cướp cho cán bộ đảng viên có nhiều tiền, thêm quyền lực, củng cố cho vai tṛ trị nước, chăn dân... Từ đó, mà giai đoạn từ 1986: khắp cùng đất nước, đâu đâu cũng là nạn nhân của bọn cướp: Cướp ngày là chính sách, cướp đêm là lănh tụ, và cướp từ xóm làng, phố phường, hang cùng ngơ hẻm là: đấy tớ nhân dân (bọn CA).

    Cướp để có tiền nhiều xây biệt phủ, dinh thự. Cướp để có tiền cho con theo học nước ngoài. Cướp để vinh thân, ph́ gia, để củng cố uy quyền, để vùi vào hưởng thụ.

    4/ Thần phục - cống nạp giang sơn, đưa dân vào nô lệ:

    Hậu quả của một chính sách - đảng cướp tàn bạo bất lương - nên phải nhận lấy cái giá phải trả: Hệ thống CS thế giới sụp đổ. CSVN phải t́m đường cầu cứu. Xin thần phục Tàu cộng. Đành chấp nhận mọi đ̣i hỏi, yêu cầu: nguyện xin làm bề tôi, cống nạp giang sơn, và đưa dân vào nô lệ. Và hậu quả: qua 30 năm - kể từ 1990 - VN hoàn toàn lệ thuộc Tàu cộng về mọi mặt: Một đất nước tiến dần mất nước, và một dân tộc phải nô lệ Tàu bang.

    “Đất nước có bao giờ được như hôm nay”? Câu khoa ngôn của một tên đốn mạt phản dân hại nước. Người dân nhận ra trước một t́nh thế đă rồi. Tai họa khôn cùng, diệt vong kề cận:

    - Hàng triệu công dân Tàu có mặt (hành xử như chủ) trên khắp nước VN hôm nay là do ai? V́ ai?

    - Hàng bao cơ ngơi: nhà cửa, cơ sở mọi thứ (cũng của chủ Tàu) tự do hoạt động để làm suy kiệt kinh tế VN là do ai? Ai cho phép, rước họ vào?

    - Hàng bao nhiêu chất độc, đồ độc khắp cả VN đă làm cho một đất nước hoàn toàn nhiễm độc, giết dần dân tộc, là tại ai? Do ai?

    - Một đất nước nghèo muôn thuở, một dân tộc đói không ngừng. Một đất nước đang dưới sự lệ thuộc... Hỡi một đảng, 45 năm chuyên quyền cai trị, giờ này có thấy bao tai ương do lầm lạc, tội lỗi (các người) gây ra?

    Vận nước đang cơn dầu sôi lửa bỏng: Dịch bệnh tràn lan, toàn dân chết chóc và đói khổ. Bên ngoài Tàu cộng không ngừng lấn chiếm biển đảo... Lấn chiếm, cũng do từ cái “dại”, cái tham tàn xuẩn động của một đảng từ mấy mươi năm về trước (công hàm 1958): Rước giặc về và dâng nạp giang san.

    Giữa con nguy biến th́ tên “đà điểu” TBT/CTN lại rút cổ, chui đầu - chui t́m đường sống, t́m chốn quang vinh?

    Lịch sử dân tộc VN! Chưa bao giờ có một thể chế trị v́ (do đảng CSVN lănh đạo) lại nhu nhược và yếu hèn đến thế.

    Rồi đây, họ lại tiếp tục khoa trương! Cờ xí giăng mắc, biểu ngữ khắp cùng, loa đài ra rả! Mừng vẻ vang chiến thắng 30/4/1975? Thật vô cùng bỉ ổi và đốn mạt!

    Chẳng vẻ vang! Mà là đau thương tan tóc. Lịch sử sẽ phán xét: đảng CSVN! Các người là tội đồ dân tộc.

    26/4/2020


    Nguyễn Dân
    danlambaovn.blogspot .com

  6. #36
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"

    CÁI BÓNG CUỘC CHIẾN VÀ MÓN NỢ 45 NĂM (PHẠM TÍN AN NINH)
    Tháng 5 02, 2020 Lượt xem: 99

    p1
    ‘…Vết thương cũ trong ḷng, tưởng có thể lành, giờ nhói đau trở lại. Và món nợ máu xương của bao đồng đội, đă hơn 45 năm rồi, biết đến khi nào mới trả được cho anh em!...’


    Đă kết thúc đúng 45 năm, nhưng cái bóng của cuộc chiến ấy dường như vẫn luôn bám theo đằng sau, nhiều lúc muốn chụp phủ lấy tôi như bóng ma, một thứ “bóng đè”, làm tôi muốn ngộp thở.

    Từ giă học đường, tôi vào lính khi c̣n rất trẻ. Cũng không hẳn v́ thích đời binh nghiệp, nhưng ư thức trách nhiệm làm trai trong lúc đất nước đang trong khói lửa chiến tranh, nh́n quanh bạn bè thân quen đều lần lượt nhập ngũ, và gần như con đường nào rồi cuối cùng cũng dẫn tới một quân trường, nên đúng như lời một bài hát cũ, “năm 21 tuổi tôi đi vào quân đội mà ḷng chưa hề yêu ai”.

    Ra trường, được bổ nhậm về một đơn vị tác chiến lưu động. Trải qua nhiều chức vụ, tôi cũng chẳng phải là một cấp chỉ huy tài ba đảm lược, những chiến công hầu hết là nhờ vào máu xương của anh em binh sĩ. Không biết tôi đă hướng dẫn họ được những ǵ, nhưng chắc chắn tôi đă học được ở họ sự trung thành, ḷng can đảm và nhiều kinh nghiệm chiến trường. Trong hơn mười năm chiến trận, tôi từng được thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận và nhận một số huy chuơng tưởng thưởng. Nhiều lúc trầm tư, tôi phân vân không hiểu đó có phải thực sự là công trạng của ḿnh, khi h́nh dung đến khá nhiều khuôn mặt đồng đội dưới quyền đă hy sinh, trong lúc ḿnh vẫn đang c̣n sống? Tôi không bao giờ quên được những ánh mắt của họ đă nh́n tôi trước khi trút hơi thở cuối cùng. Không biết họ muốn trăng trối, gởi gấm hay oán trách điều ǵ. Tôi thường giành phần để được vuốt mắt họ khi t́nh h́nh có thể, như muốn thay một lời tạ lỗi, ít nhất là đă không bảo vệ được họ. Lời người xưa bao giờ cũng đúng “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”. Tôi không hề dám mơ tưởng đến chuyện làm tướng bao giờ, nhưng dù chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, tôi cũng đă mắc nợ khá nhiều xương máu của đồng đội anh em, mà chắc chắn sẽ không bao giờ c̣n trả được.

    Phục vụ trong một đơn vị Bộ Binh b́nh thường, nhưng chúng tôi chưa hề một lần bại trận. Ngay cả những trận chiến gay go, đẫm máu nhất, với lực lượng địch đông gấp nhiều lần và vũ khí tối tân hơn, chúng tôi vẫn chiến thắng vẻ vang, như trận phản phục kích trên QL-20 gần Di Linh (Lâm Đồng), trận chiến Tết Mậu Thân 1968 tại Phan Thiết, trận phản công tiêu diệt một lực lượng biển người của địch tại Pu-Brang (Quảng Đức) và đặc biệt nhất là trận chiến Kontum mùa Hè 1972. Vậy mà cuối cùng chúng tôi bỗng dưng trở thành những người bại trận. Bi thảm và tủi nhục hơn là dù có găy súng, buông súng hay không, chúng tôi cũng thuộc về phía “đầu hàng” theo lệnh của ông tướng mới lên làm tổng thống ba ngày, nhân danh Tổng Tư Lệnh. Sau này, có người bảo ông làm đến đại tướng mà ngây thơ, nghe theo lời dụ dỗ, móc nối của ai đó và một người em ở phía bên kia, tin Cộng sản sẽ thành lập “chính phủ ba thành phần”. Có người lại bảo ông giành chức tổng thống chỉ để làm một điều duy nhất – đầu hàng. Cũng có người bênh vực, bảo nhờ ông đầu hàng nên tránh được một cuộc tắm máu, và có đủ thời gian cho một số người kịp chạy đến Subic Bay hay đảo Guam, sang Mỹ sớm. Là một thằng lính năm tháng ở trong rừng núi, ngộp thở với bao nhiêu thứ lệnh lạc trên chiến trường, tôi không biết ǵ về chính trị, nhất là các biến cố dồn dập, hỗn độn trong những ngày cuối cùng tại thủ đô Sài g̣n, nhưng tôi cảm thấy “nhục!”

    Trong chiến tranh, thắng bại dù sao cũng là lẽ thường t́nh. Cuộc nội chiến Mỹ 1861-1865, Nam quân đă đầu hàng Bắc quân, và trong Đệ Nhị Thế Chiến, nước Nhật hùng mạnh đă phải đầu hàng quân đội Đồng Minh, sau khi hai quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. Kẻ chiến thắng đă hành xử văn minh, nhân bản như thế nào, cho dù các cuộc chiến ấy cũng vô cùng tàn khốc, cướp đi rất nhiều sinh mệnh của hai bên – cả dân lẫn lính. Nhưng cuộc bại trận của chúng tôi sao mà phẫn uất và đau đớn quá. Bị đồng minh phản bội, bỏ rơi trong đành đoạn, tức tưởi. Thua một kẻ địch không đáng để thua. Và một chế độ tự do nhân bản, văn minh, phồn thịnh lại phải đầu hàng một chế độ man rợ, nghèo nàn, lạc hậu. (Có lẽ trong lịch sử chiến tranh thế giới, chưa từng có những người lính nào ở phe thắng trận lại ngồi khóc ở vệ đường trên phần đất vừa mới chiếm được – như trường hợp nhà văn bộ đội Dương Thu Hương và có thể c̣n nhiều người khác nữa– bởi nhận ra ḿnh bị lừa dối, uổng phí cả một thời trai trẻ để đi “giải phóng” một đất nước tự do, văn minh, giàu có, hạnh phúc gấp vạn lần xứ sở của ḿnh.)

    Điều đau ḷng và đáng tủi nhục hơn là thua quá nhanh. Hai cuộc triệt thoái sai lầm tệ hại, từ Pleiku theo Tỉnh Lộ 7B của Quân Đoàn II và từ bờ biển Thuận An của Quân Đoàn I, dự trù theo đường biển, đă thất bại quá nặng nề bi thảm, không những làm mất hai quân đoàn ở những tuyến đầu cùng cả một sư đoàn tổng trừ bị tinh nhuệ, mà quan trọng hơn, làm mất tinh thần và niềm tin chiến đấu cho quân, dân cả nước. Điều đau đớn và tội nghiệp nhất của người lính chiến là khi họ không c̣n niềm tin vào cấp chỉ huy, lănh đạo của ḿnh. Đánh giặc mà không có hậu phương, không c̣n được tiếp tế, không có viện binh, có nơi không có cả cấp chỉ huy, và nhất là không biết cắt bỏ đất đến đâu, th́ trận đánh đó trở thành bi thảm, niềm tin chiến thắng trở nên rất mong manh, vô vọng, người lính nếu c̣n chiến đấu chỉ v́ t́nh đồng đội và tự vệ cho sự sống c̣n của chính cá nhân ḿnh.

    Mặc dù ghi được hai điểm son cuối cùng trong quân sử (– Tại Ban Mê Thuột, chỉ một tiểu đoàn bộ binh thuộc Trung Đoàn 53 được tăng cường hai Trung Đội PB 105 ly và một Đại Đội Trinh Sát, dưới sự chỉ huy của Trung Tá Vơ Ân, quyết tử thủ tại căn cứ B50 bên phi trường Phụng Dực, đă dũng cảm chống trả một lực lượng hùng hậu của địch, với quân số gấp 5, 7 lần cùng nhiều chiến xa T-54, bao vây đúng một tuần sau khi cả thành phố Ban Mê Thuột đă thất thủ, tiêu diệt nhiều đơn vị, chiến xa địch, cho đến khi cạn đạn dược, phải mở đường máu thoát ra – và tuyến thép Long Khánh của Tướng Lê Minh Đảo đă cầm chân cả hơn một quân đoàn Cộng sản gần hai tuần lễ, gây tổn thất nặng nề cho địch, làm ngỡ ngàng cả thế giới, nhất là Ṭa Bạch Ốc); nhưng cũng chỉ đúng 50 ngày, kể từ khi mất Ban Mê Thuột, một quân lực hùng mạnh gần như tan ră, và cả miền Nam mất vào tay giặc!

    Ngoại trừ phần lớn lực lượng Hải Quân và Lữ Đoàn I Nhảy Dù có phương tiện ra đi theo kế hoạch, một số thuộc các đơn vị Không Quân, và từng nhóm hoặc cá nhân mang theo gia đ́nh tự vượt thoát bằng các loại phi cơ, ghe tàu kiếm được, hầu hết c̣n lại phải vào tù, từ những tướng lănh đến sĩ quan mới ra trường, có cả một số hạ sĩ quan giữ những chức vụ liên quan tới an ninh, t́nh báo. Một số không nhỏ đă bị “bên thắng cuộc” tàn sát dă man tại địa phương, ngay sau khi cướp lấy chính quyền. Đặc biệt đáng kính phục, một số tướng lănh cùng nhiều cấp chỉ huy và binh sĩ khí phách đă tự sát vào giờ thứ 25 để giữ tṛn tiết tháo. Cả một miền Nam thua trận đă nhanh chóng trở thành một vùng đất chết, khốn cùng, bi thảm. Tiền bạc (có được từ mồ hôi nước mắt và có khi bằng xương máu) bỗng chốc không c̣n giá trị, nhà cửa, tài sản bị cướp sạch dưới danh nghĩa tịch thu, rất nhiều gia đ́nh từ ông bà già đến những đứa con nít sơ sinh bị xua đuổi, cưỡng bách đi đến những nơi rừng thiêng nước độc. Người dân có cảm giác như bị lưu đày ngay trên chính quê hương ḿnh. Tương lai chỉ c̣n là những cơn ác mộng. Thời ấy, mọi người chỉ c̣n biết nh́n ra biển khơi mênh mông để ước mơ một sự đổi thay nào đó ở phía bên kia chân trời mịt mờ vô định. Và c̣n ǵ đau đớn hơn khi con người nghĩ tới chuyện phải bỏ quê hương ra đi lại là một niềm khát vọng!

    Hơn tám năm bị đày ải qua nhiều trại tù Nam-Bắc, ngày trở về tôi không c̣n được nh́n lại mặt cha ḿnh. Ông đă chết sau gần một năm bị bắt vào một trại tù khác trong Nam khi tuổi sắp 70. May mắn là tôi c̣n người vợ chung t́nh cùng tôi qua bao cuộc biển dâu, bươn chải nuôi đàn con dại, cho dù bữa no bữa đói.

    Nh́n thấy vợ con đói khổ, tả tơi, ḿnh chẳng có thể giúp được điều ǵ, mà c̣n tạo thêm gánh nặng, cuối cùng, chỉ c̣n cách duy nhất – đem hết sinh mạng cả nhà để đánh một canh bạc cuối cùng – vượt biển.

    ***

  7. #37
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"

    CÁI BÓNG CUỘC CHIẾN VÀ MÓN NỢ 45 NĂM (PHẠM TÍN AN NINH)
    Tháng 5 02, 2020 Lượt xem: 99

    p2


    Tôi đến trại tị nạn khi phong trào kháng chiến, phục quốc đang trong thời kỳ đỉnh điểm. Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do vị tướng Hải Quân Hoàng Cơ Minh lănh đạo, nghe nói có căn cứ, chiến khu ở đâu đó trên đất Thái Lan gần biên giới Lào-Việt. Có cả tờ báo và đài phát thanh Kháng Chiến. Tôi cùng rất nhiều anh em nức ḷng hăng hái tuyên thệ để được trở thành đoàn viên. Đứng trước bàn thờ tổ quốc, đưa tay lên chào lá quốc kỳ, hô mấy lời thề mà trong trái tim bừng lên khí thế và nước mắt rưng rưng cảm động. Nhiều người sẵn sàng trở về chiến đấu. Riêng tôi c̣n tin tưởng và phấn chấn hơn khi được xem cuốn phim quay trong “chiến khu quốc nội”, nhận ra người bạn học đồng hương thân thiết, một sĩ quan TQLC, là kháng chiến quân cầm súng đứng bên cạnh Trung Tá Lê Hồng (bấy giờ được gọi là Thiếu Tướng Đặng Quốc Hiền), dưới lá cờ vàng phất phới tung bay giữa núi rừng biên giới.


    Tr/Tá Lê Hồng trong chiến khu

    (Trung Tá Lê Hồng là một cấp chỉ huy nổi tiếng trong binh chủng Nhảy Dù, mà tôi từng biết danh và kính phục. Ông xuất thân từ người lính binh nh́ và hầu hết những cấp bậc đều được vinh thăng tại mặt trận. Sau trận chiến Long Khánh lẫy lừng, cùng sát cánh với SĐ 18 của Tướng Đảo, ngăn chặn hằng cả quân đoàn Bắc Việt có nhiều chiến xa, trên đường tiến chiếm Sài g̣n, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù di chuyển về G̣ Công, t́m đường để về Vùng 4 chiến đấu cùng Tướng Nguyễn Khoa Nam, nhưng đă quá muộn, không c̣n thời gian và cơ hội nữa. Với chức vụ Lữ Đoàn Phó LĐ1/ND, Trung Tá Lê Hồng đă thừa lệnh vị Lữ Đoàn Trưởng t́m mua ghe thuyền đưa toàn quân ra biển. Và đó là đơn vị Lục quân tác chiến duy nhất đă di tản toàn bộ đến Hoa Kỳ.)

    Nhưng chỉ vài tuần, sau ngày “Đại Hội Chính Nghĩa” của Mặt Trận tổ chức rầm rộ tại Washington DC-Hoa Kỳ th́ chúng tôi dồn dập nhận được bao nhiêu tin tức không vui. Một số lớn cán bộ chủ chốt và đoàn viên tách ra, chia làm hai ba nhóm, lên án tố cáo lẫn nhau, lộ ra nhiều điều không thật. Chúng tôi ở tít mù xa nên chỉ biết tạm thời “án binh bất động.” để giữ t́nh anh em, chiến hữu. Chưa kịp phản ứng ǵ th́ nghe tin vị Tướng lănh đạo cùng nhiều cán bộ, kháng chiến quân đă hy sinh tại Nam Lào. H́nh ảnh và tin tức có đầy trên báo chí, truyền h́nh Cộng sản. Lực lượng “quốc nội” xem như tan ră. Thằng bạn tôi có tên trong danh sách “bị giết”, Trung Tá Lê Hồng cũng không c̣n (sau này nghe nói ông chết trong chiến khu v́ trọng bệnh). Như một quả bóng căng đầy bị x́ hơi, chúng tôi chẳng c̣n ǵ để hy vọng. Tôi đau đớn rời khỏi tổ chức mà ḿnh đă hết ḷng góp công gầy dựng. Nỗi buồn lại tăng lên gấp bội, khi những người chết, dù ǵ họ cũng đă hy sinh v́ Tổ quốc, lại không hề được chính thức công bố, truy điệu, vinh danh. Tôi ra phía sau nhà, đứng một ḿnh trong bóng đêm, đốt ba nén hương hướng về phương Đông để tưởng nhớ thằng bạn cũ mà trong ḷng ngậm ngùi đau đớn. Sau này tôi có dịp liên lạc được với vợ con nó, sống rất nghèo khổ ở Việt nam, ngay quê vợ tôi. Ông bà nhạc tôi từng cưu mang đứa con trai lớn của nó một thời gian, lo cho việc ăn ở, học hành.

    Những năm đầu định cư, sống trên vùng Bắc Âu băng giá, tôi càng lạnh lẽo hơn khi biết tin người anh hùng Trần Văn Bá, Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam ở Pháp cùng các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và một số thành viên trong Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải phóng Việt Nam bị bắt khi xâm nhập vào bờ biển Cà Mau. Sau đó anh Bá đă bị CS xử bắn cùng nhiều người khác. Trên bàn thờ nhà tôi, có thêm tấm di ảnh của anh. Anh rất xứng đáng để được vinh danh như một vị anh hùng.


    Anh hùng Trần Văn Bá

    Một tổ chức khác, Liên Minh Quang Phục Việt Nam của ông Vơ Đại Tôn, một cựu sĩ quan cao cấp, từ Úc Châu, gạt lệ từ giă vợ trẻ con thơ t́m đường về phục quốc. Tôi hoàn toàn không biết ǵ về sách lược hay kế hoạch của ông cho đến khi nghe tin ông bị bắt. (Sau này bất ngờ được xem cuốn phim quay cảnh ông bị cộng sản đưa ra một cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 13.7.1982. Cuốn phim do phóng viên Neil Davis của NBC News cùng kư giả Mori của đài truyền h́nh NHK/ Nhật Bản, thực hiện và may mắn được mang ra khỏi Việt Nam để tŕnh chiếu trên đài truyền h́nh Tokyo, Nhật Bản. Chắc chắn bọn cầm quyền Hà Nội đă áp lực để bắt ông phải nói theo sự dàn dựng của chúng, nhưng ông đă khôn khéo lừa dụ địch, tương kế tựu kế, nhằm đưa được tiếng nói của ḿnh ra bên ngoài thế giới. Trước nhiều phóng viên của các nước cộng sản và thế giới tự do, với nét mặt đanh thép và giọng nói dơng dạc, hùng hồn ông tuyên bố (nguyên văn): “Tổ chức của tôi có cơ sở tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc. Trong một mục đích của tổ chức, chúng tôi có kế hoạch dự trù xâm nhập trở về Việt Nam để t́m hiểu t́nh h́nh và từ đó sẽ đặt kế hoạch cho tương lai. V́ lẽ đó, tôi sẽ không phản bội bất cứ ai đă giúp đỡ, ủng hộ tôi. Tôi tiếp tục lập trường chính trị của tôi để tranh đấu cho tự do và giải phóng dân tộc. Tôi đă sẵn sàng nhận bất cứ bản án nào mà chế độ Công sản dành cho tôi”

    Cả hội trường im bặt, các phóng viên quốc tế sửng sốt, đám cán bộ cộng sản nh́n nhau ngơ ngác. Cuộc họp báo buộc phải dừng lại bởi xem như bất thành với ư đồ của đám người tổ chức (thuộc Bộ Thông Tin Văn Hóa CS).

    Niềm hạnh phúc vỡ ̣a trong trái tim tôi, hănh diện về một vị đàn anh khí phách, nhưng sau đó lo lắng cho số phận của ông.


    Ông Vơ Đại Tôn trong buổi họp báo của CS tại Hà Nội

    Sau mười năm bị hành hạ kiên giam trong ngục tối, nhờ sự can thiệp của chính giới quốc tế và Úc Châu, ngày 11.12.1991, ông được trở về Úc với thân xác gầy g̣ c̣n hằn những vết đ̣n thù. Nhiều báo chí trên thế giới và hầu hết cộng đồng người Việt khắp nơi ca ngợi ông như một anh hùng, nhưng rồi cũng có ít người chê trách, kể cả miệt thị ông. Một lần nữa, tôi có cảm giác cay đắng, ngậm ngùi. Dù ǵ, ḷng can đảm, tính khí khái và sư hy sinh lớn lao của ông cũng đă quá đủ để làm tôi kính phục. Xưa nay mấy ai đem chuyện thành bại mà luận anh hùng. Và với tôi, ông xứng đáng là một anh hùng.

    Rồi tất cả cũng từ từ đi vào quên lăng. Chuyện kháng chiến, phục quốc lắng xuống, nhưng mầm móng chia rẽ, nghi kỵ bắt đầu. Niềm tin mất dần, và dường như ḷng một số đông người Việt tị nạn cũng dần dà chán chường, nguội lạnh.

    ***

    Vừa bỏ lại đằng sau gần mười năm khốn cùng tăm tối, lại vừa thoát chết trên biển Đông, giờ mới bước lên bến bờ tự do th́ gặp bao nhiêu điều hụt hẫng đau ḷng, tôi không c̣n muốn nh́n lại vùng bóng tối phía sau lưng bằng cách dồn hết nỗ lực ḥa nhập vào quê hương mới.

    Đời sống ở vùng Bắc Âu thật an b́nh, dân t́nh hiền ḥa, đất nước thơ mộng với rừng núi, sông hồ quanh năm tĩnh mịch, như là những liều thuốc nhiệm mầu tưởng chừng có thể chữa lành được những vết thương c̣n lại trong ḷng ḿnh.

    Tám năm sau, nhân dịp đưa ba cô gái sang Mỹ học, tôi có dịp gặp lại một số đồng đội và bạn cùng tù cũ. Thời gian này, đă có nhiều đợt cựu tù “cải tạo” đến Mỹ theo diện HO. Rất vui và cảm động qua bao cuộc trùng phùng. Một chiều cuối tuần, chúng tôi theo anh bạn, trước kia là tiểu đoàn trưởng, đến tham dự buổi họp mặt binh chủng của anh, một binh chủng từng vang tiếng một thời, được tổ chức tại một nhà hàng lớn trong khu Little Saigon. Rất đông đảo người tham dự. Sau gần hai mươi năm tôi mới thấy lại nhiều anh em mặc quân phục, có vài người mang cả cấp bậc, và lần đầu tiên ở hải ngoại, chứng kiến một nghi lễ rước quốc, quân kỳ và chào cờ, với đầy đủ súng ống, có cả tiếng kèn đồng thổi bài truy điệu, tôi đă xúc động, nước mắt tuôn trào. Sau khi vị trưởng ban tổ chức giới thiệu thành phần ban chấp hành và đọc qua tiểu sử cùng những chiến công hào hùng của binh chủng, một vị tướng đại diện cho binh chủng được trịnh trọng mời lên sân khấu để “có đôi lời” cùng anh em đồng đội. Mái đầu đă bạc, nhưng phong cách của ông vẫn uy nghi, lời nói dơng dạc, lẫn chút xúc động khi nhắc đến những “thằng em” c̣n nằm lại ở chiến trường, hay đă chết trong tù ngục. Không khí như trầm xuống. Nước mắt tôi lại trào ra. Sau đó, tiếng nhạc nổi lên và cả chương tŕnh dài c̣n lại dành cho văn nghệ, dạ vũ. Sự đổi “tông” ấy đă làm tôi hụt hẫng, tiếc nuối. Như một giấc mơ đẹp đẽ bỗng biến mất bởi những h́nh ảnh và âm vang đưa tôi trở về thực tế. Giá mà tôi rời khỏi hội trường sớm, sau phần nói chuyện của ông tướng th́ hay biết bao nhiêu. Chắc tôi c̣n giữ được trong ḷng nhiều hơi ấm cùng chút niềm kiêu hănh hiếm hoi.

    Thời gian sau này, sau khi về hưu, tôi sang Mỹ sống nhiều hơn, đă làm quen với các sinh hoạt ở đây, dần dà rồi cũng thấy b́nh thường trước bao điều nhân t́nh thế thái. Nhưng tôi vẫn thấy nao ḷng, khi chứng kiến những đồng đội của ḿnh ngày một già thêm và bộ quân phục trên người không c̣n tạo cho họ cái oai phong, đẹp đẽ của ngày xưa, cái thời mà hầu như bản nhạc nào của miền Nam cũng nhắc đến và ca ngợi họ như những người hùng lư tưởng của các cô nữ sinh Gia Long, Trưng Vương, Bùi Thị Xuân, Đồng Khánh, các cô sinh viên Văn Khoa, Luật Khoa trên những con đường t́nh có lá me bay, cây dài bóng mát…, hay h́nh ảnh đẹp đẽ oai phong trong các cuộc diễn binh vào những Ngày Quân Lực năm nào, giờ thỉnh thoảng vẫn c̣n được nh́n thấy lại trên các video.

    Một hôm, tôi lặng người khi thấy trong cuộc diễn hành Tết trên đường phố Bolsa, có mấy ông bà mặc quân phục mang cả lon tướng, tá của nhiều quân chủng, mà tôi chưa hề nghe danh, biết mặt, bởi trông họ quê mùa, kệch cỡm, mang phù hiệu, giây biểu chương c̣n không đúng cách. Th́ ra một đám tướng tá phường tuồng của một nhóm bệnh hoạn tự phong nào đó. Tôi giận đến phải buông ra mấy tiếng chửi thề và trách cứ ban tổ chức sao có thể để cho họ mạo nhận, diễn tṛ lố lăng như thế? Chẳng lẽ cái quân đội của chúng tôi từng có biết bao máu đào của hàng hàng lớp lớp chiến binh đổ xuống tô thắm màu cờ, giờ bị “xuống cấp” đến mức này sao? Từ đó, tôi không c̣n muốn có mặt trong các buổi họp mặt, diễn hành khi có những người mặc quân phục, mang lon lá một cách ô hợp, lố lăng như thế. Tôi không muốn phải đau ḷng. Chính những h́nh ảnh tệ hại này đă nhắc nhớ, ám ảnh để tôi nhận ra ḿnh là người lính trong đội quân thất trận, điều mà lúc nào tôi cũng muốn quên đi.

    Cũng ở Mỹ, đặc biệt Tiểu Bang California, nơi từng được mệnh danh “thủ đô người Việt tị nạn” và “thành tŕ chống Cộng”, tôi đă phải chứng kiến bao điều thị phi, chia rẽ, nghe những lời miệt thị giữa những người từng một thời là huynh đệ, đồng môn, đồng đội, đă từng quỳ xuống trên cùng một vũ đ́nh trường đưa tay lên “xin thề” trong ngày lễ ra trường, và cùng sống chết bên nhau trên những chiến trường ngập đầy lửa đạn. Gần như cộng đồng, tập thể nào cũng chia ba xẻ bảy. C̣n sức mạnh nào để đối phó với kẻ thù xảo quyệt, gian trá, bạo tàn, khi thế hệ chúng tôi tuổi đă già, sức đă kiệt, và sẽ để lại được những hoài băo ǵ cho con cháu mai sau?

    Mảnh đất xấu là nơi cơ hội cho cỏ dại, thường là loại cỏ đuôi chó. Tôi thật sự buồn nôn khi nh́n thấy vài bộ mặt, nhận ḿnh từng là người hùng của binh chủng này binh chủng nọ, nhưng chạy về khóc lóc, bợ đỡ kẻ thù. Nghe những lời xu nịnh của họ, mà tôi thấy lợm giọng.

    Bạn bè chiến đấu cùng tôi ngày xưa, hay cả những đồng môn, huynh đệ xuất thân từ một quân trường, từng cùng quỳ xuống vũ đ́nh trường đưa tay lên thề trong ngày lễ ra trường, giờ cũng bị những biến cố của ḍng đời “lưu vong” này mà chia năm xẻ bảy. Tệ hơn có một số c̣n xem nhau như kẻ thù. Từ những bất đồng trong “kháng chiến”, “phục quốc” đến việc hội hè, đoàn thể, xây dựng tượng đài, tu sửa Nghĩa Trang QĐ Biên Ḥa, thậm chí đến cả việc ủng hộ hay chống TT Trump, và mới đây là chuyện “Recall” hay “No Recall” trong Hội Đồng Thành Phố Westminster- đă giết chết biết bao t́nh chiến hữu, đồng đội, đồng môn, huynh đệ một thời.

    Tôi thực t́nh không hiểu nổi, chỉ cảm thấy đau ḷng, xót xa, và nuối tiếc. Cái bóng ma cuộc chiến của hơn 45 năm trước mà tôi luôn muốn quên đi, giờ càng đè nặng lên tấm thân c̣m cơi, bóp nghẹt trái tim già nua của tôi, từng khát khao bao niềm hy vọng. Vết thương cũ trong ḷng, tưởng có thể lành, giờ nhói đau trở lại. Và món nợ máu xương của bao đồng đội, đă hơn 45 năm rồi, biết đến khi nào mới trả được cho anh em!

    Cầu xin hồn thiêng sông núi, anh linh tiên tổ và liệt vị anh hùng, tử sĩ phù trợ cho cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt những huynh đệ từng mặc áo lính của tôi, sớm dẹp bỏ mọi chia rẽ, tị hiềm, đưa tất cả quy về một mối, cùng một ḷng hổ trợ đồng bào trong nước, để họ có đủ can đảm bước qua nỗi sợ hăi, cùng đứng lên làm ngọn sóng thần nhận ch́m chế độ Cộng sản man rợ, độc tài, tham nhũng, bán nước cầu vinh, để con cháu đời sau không c̣n bị nợ nần, ô nhục, xích xiềng, vươn lên sánh vai ngẩng mặt tự hào cùng năm châu bốn bể.

    Một chế độ đi ngược lại ḷng dân và xu thế phát triển của nhân loại, tất yếu phải bị đào thải. Vấn đề c̣n lại chỉ là thời gian – và sẽ biến thiên tùy theo những trái tim có cùng nhịp đập.

    Tháng 4/2020
    Phạm Tín An Ninh

    Nguồn: https://vietluan.com.au/cai-bong-cuo...mon-no-45-nam/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 19-11-2011, 10:22 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 09-11-2011, 10:20 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  4. Replies: 22
    Last Post: 15-10-2011, 11:31 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •