AI ĐĂ GIẾT TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH DIỆM ?
Tác giả: Quốc Đại
Nhà xuất bản: Thanh Niên
Năm xuất bản: 2003
P11
HẬU QUẢ
Vụ cấm treo cờ Phật giáo chỉ là nguyên nhân gần tạo nên cuộc biến động 1963. Giả thử không có vụ Phật giáo th́ cũng có một vụ khác. Tuy nhiên vụ Phật giáo lại trầm trọng quá và hậu quả của nó thực ghê gớm và kéo dài măi măi đến sau này.Về vụ Phật giáo nếu xét theo khía cạnh chính trị th́ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă mắc phải một lỗi lầm lớn. Nếu cắt nghĩa theo sự an bài của định mệnh (nếu cho là có định mệnh th́ vụ Phật giáo quả là một "định mệnh" đối với Tổng thống và chế độ Ngô Đ́nh Diệm.
Ngay khi được h́nh thành chế độ Ngô Đ́nh Diệm đă có sẵn cái mầm của sự tan ră. . .chế độ Ngô Đ́nh Diệm cáo chung vào ngày 1-11-1963 nhưng nó đă có khởi điểm của sự cáo chung ấy từ nhiều năm trước.
CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ
Nhiều người ngộ nhận rằng, Thiên Chúa giáo luôn luôn đứng đằng sau lưng “Ngô Tổng thống " và một ḷng hỗ trợ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm. Điều này không đúng. Nếu có th́ chỉ có những cá nhân theo Thiên Chúa giáo hết ḷng với chế độ Ngô Đ́nh Diệm.
Vụ "Chủng viện" năm 1958-1959 là một thí dụ.Vụ Chủng viện được coi như hành động của chánh quyền Ngô Đ́nh Diệm nhằm hạn chế tự do của hệ thống giáo dục Công giáo. Tổng thống Diệm đă từng sống trong tu viện và hiểu rơ hệ thống giáo dục trong tu viện quan trọng như thế nào đối với Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Tại quốc gia phương Tây, hệ thống tư thục cũng như các Chủng viện đều được hưởng một quy chế tự do trên tinh thần tôn trọng tôn giáo, song vẫn được phép phát triển theo từng sắc thái và khuynh hướng riêng.
Thế nhưng Tổng thống Diệm tuy là một tín đồ Thiên Chúa giáo nhưng ông lại làm trái tinh thần ấy và với quy chế tư thục, ông Tổng thống đă "thế tục hoá" hệ thống giáo dục Chủng viện và hạ thấp giá trị của các Chủng viện bằng cách xếp Chủng viện ngang hàng với trường tư. Hàng giáo phẩm Thiên Chúa giáo Việt Nam coi đây là một sự cưỡng chế tự do trong ngành giáo dục của Thiên Chúa giáo.
Các Linh mục thuộc nhiều địa phận đồng loạt đứng lên phản đối. Sự thực, nếu không bị kẹt v́ đức cha Ngô Đ́nh Thục và nhất là Đức Khâm sứ toà thánh lúc bấy giờ hàng giáo phẩm Thiên Chúa giáo không dễ ǵ để chính quyền Ngô Đ́nh Diệm quyết định một cách cứng rắn như vậy. Đức Khâm sứ toà thánh trực tiếp can thiệp nhưng trước sau Tổng thống Diệm vẫn không thay đổi lập trường.
Mọi sự dàn xếp bên trong cũng không đi đến đâu. Một số Linh mục xin vào yết kiến và tŕnh bày nguyện vọng, Tổng thống nghe rồi nói ngắn ngủi: "Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong Giáo hội".
Linh mục Joseph: “Xin Tổng thống cứu xét lại Các Chủng viện không thể nào đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của một Giám đốc Nha tư thục".
Tổng thống Diệm nh́n ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục rồi mắng vu vơ: “Anh không hiểu ǵ luật lệ cả Anh phải chỉ vẽ cho người ta. Anh cứ ngậm miệng hoài".
Bộ trưởng Bộ Giáo dục tự nhiên bị lôi vào ṿng chiến và bị mắng oan trước mấy vị Linh mục. Đó cũng là cách mà Tổng thống Diệm thường hay xử dụng để biểu lộ thái độ tức giận. Nói đúng ra th́ ông đă mắng xéo các vị Linh mục đang hiện diện trước mặt.
Trước khi vào yết kiến Tổng thống Diệm th́ Linh mục nào cũng mạnh miệng. Một Linh mục hăng hái nhất nói : "Tôi sẽ nói thẳng cho Tổng thống rơ - Tôi sẽ nói hết không nể nang ǵ cả". Tuy nhiên, khi gặp Tổng thống Diệm, các Linh mục mỗi người chỉ nói vài ba câu rồi im lặng, nghe Tổng thống Diệm thuyết giảng.
Kết quả, Tổng thống Diệm không nhượng bộ. Giáo hội Thiên Chúa giáo đành chịu vậy nhưng trong ḷng vẫn hậm hực. Vụ Chủng viện đến tai Toà thánh Vatican. Tuy Toà thánh không có một phản ứng nào (v́ đường lối ngoại giao đối với Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm) nhưng có lẽ do vụ chủng viện vào năm 1960, khi mà đức cha Ngô Đ́nh Thục qua La Mă xin triều kiến Đức Giáo Hoàng, đức cha đă phải chờ đợi cả nửa tháng mới được vào triều kiến. Kể từ vụ Chủng viện, mối bang giao giữa Toà thánh Vatican và chính quyền Ngô Đ́nh Diệm trở nên lạnh nhạt, bên ngoài không mấy ai rơ.
Trong khi đó Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm lại cho rằng Toà thánh Vatican không ủng hộ chính quyền của ông một cách cụ thể.
Kể từ năm 1956 khi đă thành lập nền Đệ Nhất Cộng hoà, Tổng thống Diệm ngỏ ư muốn thiết lập bang giao với Vatican trên cấp bậc Đại sứ (Nonce). Tin đưa đi đưa lại và dàn xếp cả mấy năm vẫn không đạt được kết quả mong muốn.
Ông Ngô Đ́nh Nhu đă hiểu rơ được thế lực của Vatican trên thực tế. Ngoài Anh, Pháp Mỹ th́ Vatican cũng là một "Voix" (1) trong thế lực quốc tế.Nếu được Vatican ủng hộ công khai th́ chế độ miền Nam vừa có bề thế vừa tạo được một số yếu tố quan trọng để áp đảo miền Bắc trên mặt trận ngoại giao.
Cuộc dàn xếp đă âm thầm diễn ra trong 7, 8 năm. Bác sĩ Tuyến cũng như Đại sứ Nguyễn Dương Đôn (tại Ư) Đức Khâm sứ Brini, Ngoại trưởng Việt nam Cộng hoà, ông Ngô Đ́nh Nhu đều là những người đóng vai tṛ tích cực trong cuộc thảo luận để thiết lập bang giao với Vatican qua một đường hướng mới. Ta có thể mô tả cuộc dàn xếp đó theo một h́nh thức đối thoại như sau:
- Tổng thống Diệm: Việt Nam Cộng ḥa đă thu hồi độc lập. Miền Nam là một lănh thổ có chủ quyền, là một quốc gia muốn nối liên lạc với Vatican trên cấp bậc Đại sứ.
-Toà thánh Vatican: Vatican biết rơ như vậy.Trên phương diện tinh thần, Vatican ủng hộ Việt Nam Cộng hoà và cư xử với Chính phủ như một quốc gia độc lập. Nhưng trên thực tế Việt Nam c̣n bị chia cắt Miền Bắc do cộng sản nắm chính quyền, trên thực tế họ vẫn là đại diện có thẩm quyền của một nửa lănh thổ Việt Nam và ở đó, Giáo hội vẫn có trách nhiệm với giáo dân. Hàng Giáo phẩm Miền Bắc vẫn thuộc quyền cai trị của Đức Giáo Hoàng.
Và Toà thánh Vatican c̣n dè dặt chưa thể dứt khoát, nhiều người thường lầm tưởng Khâm sứ Toà thánh tại Việt Nam tương đương với một Đại sứ và như vậy Toà thánh đă công nhận và thiết lập quan hệ bang giao với miền Nam Việt Nam. Sự thực vị Khâm sứ chỉ là vị đại diện có tính cách tôn giáo (Délégué Apostohque). Khâm sứ Toà thánh tuy đi xe mang số dành cho ngoại giao đoàn và được hưởng quy chế ngoại giao th́ đó chỉ là trường hợp đặc cách.
Cấp bậc của vị Khâm sứ chỉ được xếp ngang hàng với một Tổng lănh sự. Từ khi tuyên cáo thành lập chế độ Cộng hoà, Tổng thống Diệm rất mong mỏi được Vatican "chiếu cố" nâng hàng Khâm sứ lên hàng Đại sứ.
-----------------------------------------------
(1) Tiếng nói quan trọng.
Vatican vẫn hờ hững. ông Ngô Đ́nh Nhu đưa ra một điều kiện trong trường hợp Vatican chấp nhận đặt Đại sứ tại Sài G̣n. Điều kiện ông Nhu muốn Toà thánh chấp nhận lại quá tế nhị, nhưng thực tại miền Nam phải nêu như vậy: Tổng thống là một tín đồ Thiên Chúa giáo. Mà Thiên Chúa giáo chỉ có gần 2 triệu người trong tổng số 14 triệu dân miền Nam Việt Nam. Nếu Toà thánh đặt Sứ thần tại Sài G̣n th́ vị Sứ thần đó có nên từ chối chức vị Niên trưởng ngoại giao đoàn không ".
Toà thánh vẫn im lặng. Nhưng ông Nhu và Bộ tham mưu của ông lại băn khoăn: Trường hợp Vatican chấp thuận đặt Đại sứ tại Sài G̣n, lợi th́ có lợi nhưng lại gặp một số tiểu tiết rất tế nhị theo truyền thông ngoại giao.
Vị Đại sứ Toà thánh đương nhiên trở thành Niên trưởng Ngoại giao đoàn (một chức vị danh dự nếu không có Đại sứ nào ở miền Nam Việt Nam lâu năm nhất so với các Đại sứ khác). Như vậy sẽ không thuận lợi đối với tâm lư quần chúng nhất là quần chúng chiếm 85% không Thiên Chúa giáo (Cao Đài, Hoà Hảo, Ba hai, Phật giáo, Khổng giáo . . .) V́ rằng, nếu là Niên trưởng Ngoại giao đoàn th́ vị Đại sứ Toà thánh phải xuất hiện hàng đầu trong các cuộc lễ nghi chính thức và chính ông sẽ đại diện đoàn Ngoại giao chúc mừng Tổng thống theo truyền thống Ngoại giao quốc tế, hoặc can thiệp đến quyền lợi của Ngoại giao đoàn. Đây quả là một vấn đề nan giải.
Cuối cùng theo ư ông Nhu th́ cứ tạm thời duy tŕ như cũ, nghĩa là giữ nguyên cấp bậc Khâm sứ Mặt khác, Đại sứ Việt Nam Cộng hoà tại Ư sẽ linh động giao thiệp hẳn với Vatican theo mức quan hệ b́nh thường.
Như trên đă viết, Tổng thống Diệm là một nhà quốc gia cực đoan. Trong đời sống cá nhân của ông th́ tôn giáo là thiêng liêng nhất nhưng trong đời sống quốc gia nhiều khi địa vị tôn giáo đă trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên nhiều chuyện vặt vănh rất không đáng nói lại trở nên những yếu tố quan trọng tác động đến tâm lư, quần chúng có mặc cảm rằng Tổng thống Diệm đă "Công giáo hoá " quốc gia Việt Nam Cộng hoà. Chẳng hạn sau mỗi bài diễn văn hay thông điệp Tổng thống Diệm bao giờ cũng kết luận: “Xin ơn trên phù hộ cho chúng ta " Sự thực đó là thành ư của ông và ông muốn chứng tỏ ông chống lại chủ nghĩa vô thần và tin nơi Thượng đế. Nhưng đồng bào không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo lại cảm thấy khó chịu mặc dầu chữ phù hộ là một chữ quen dùng trong các lời khấn vái và văn sử cúng tế ông bà.
Trên thực tế th́ ông Diệm luôn luôn tỏ ra khó tính đối với Thiên Chúa giáo và nhất là những cha cố “cầu cạnh". Với mặc cảm thượng tôn uy quyền quốc gia, Tổng thống Diệm qua nhiều trường hợp đă tỏ ra quá coi thường trong cách xử sự với hàng giáo phẩm Thiên Chúa giáo.
Theo giới thân cận, vào khoảng tháng 3-196l một vị Linh mục thừa phái từ Ban Mê Thuột về Sài G̣n và xin gặp Tổng thống Diệm. Sĩ quan tuỳ viên vào tŕnh:
"Thưa, có cha P xin vào hầu Tổng thống". Tổng thống Diệm hỏi: "C̣n có những ai ngoài đó". Sĩ quan tuỳ viên kể thêm một số nhân vật quan trọng ngồi chờ ngoài pḥng khách để được vào tiếp kiến. Khi nhắc đến Thiếu tá Nguyễn Văn Minh,Tỉnh trưởng An Giang, ông Tổng thống nói "Gọi nó vô ". Ông Tổng thống tiếp 3 người khoảng chừng 2 giờ sau đó mới bảo sĩ quan tuỳ viên: 'Mời ông cha vô". Cuộc tiếp xúc ngắn ngủi không đầy nửa giờ. Sau đó, thấy ông Tổng thống giận dữ mặt hầm hầm.
Sau này Linh mục P tiết lộ: Linh mục đă tŕnh bày thẳng thắn với Tổng thống về một số Linh mục miền Nam Việt Nam có những lạm dụng quá đáng về việc khai thác rừng lấy gỗ bán và làm cho thường dân rất bất măn, nhất là đồng bào Thượng.
Một tuần sau, bất thần Tổng thống Diệm đi kinh lư Cao nguyên. Sau đó có những chỉ thị rất nghiêm ngặt về việc khai thác rừng.
Lần ấy ông nổi giận mắng Đại tá Lê Quang Trọng Tư lệnh sư đoàn 23 “Mi làm Tư lệnh trông coi lănh thổ mà mi không biết chi hết”. Ông Tổng thống ra lệnh: “Bất kỳ ai phá rừng chặt cây mi bắt bỏ tù cho ta ". Ông nhắc đi nhắc lại trong cơn tức giận “Bắt bỏ tù, bất kỳ ai “.
Từ đó Tổng thống lại càng có mặc cảm đối với một số cha hay có tính "lo toan chạy chọt".
Tuy vậy tại các địa phương cũng như các cấp chỉ huy v́ hèn cũng có, v́ nhu nhược cũng có, v́ quá sợ thượng cấp cũng có cho nên đă xúm nhau bợ đỡ các vị Linh mục tất nhiên là một thiểu số.Họ ngán “các cha cố" v́ cho rằng. các cha cố có ảnh hưởng rất nhiều tới Tổng thống và nói ǵ Tổng thống nghe nấy. Do vậy, cứ áo dài đen vào cửa công nào th́ công việc đều sẽ qua trôi chảy.Trong sự lạm dụng về những vụ lặt vặt như xin giấy tờ, xin môn bài cho đạo hữu, xin hợp thức hoá đất đai v.v. . Những "áp phe" (1) vặt vănh đó đă gây nên nhiều chuyện ngộ nhận.
Song thực tế giới thân cận nhất tại dinhTổng thống đều xác nhận rằng Tổng thống Diệm (khác với ông Nhu và ông Cẩn) ông đều luôn hết ḷng, cung kính hàng giáo phẩm. Nhưng ngoài Đức cha Ngô Đ́nh Thục th́ chẳng một ai có thể lay chuyển được ông Tổng thống...Nhiều Linh mục được ông hỏi ư kiến nhưng hỏi để mà hỏi thế thôi.
---------------------------------------------
(1) vụ buôn bán làm ăn.
Linh mục Hồ Văn Vui được coi là một tu sĩ có nhiều uy tín trong giới Thiên Chúa giáo tại miền Nam. Dạo năm 1958, Linh mục Vui đă nhiều lần công khai phê phán chế độ và trong một bài thuyết giảng tại nhà thờ Đức Bà, Linh mục Hồ Văn Vui đă lên tiếng phê b́nh Chính phủ một cách vô tư thẳng thắn. Khi nghe được tin Linh mục công kích Chính phủ, Tổng thống Diệm tỏ vẻ tức giận:
Nhà thờ là nơi tôn nghiêm tại sao lại đưa chính trị vào vô đó mà công kích Chính phủ.
Ông Nhu cũng tỏ vẻ tức giận nói với bác sĩ Trần Kim Tuyến: Tại sao Đức cha Simone Hoà Hiền lại để cho Cha Vui nói lôi thôi như vậy, việc nhà thờ tại sao lại đem chuyện nhà nước xía vô. Giận Linh mục Vui th́ ít, nhưng không bằng ḷng đức cha Hoà Hiền th́ nhiều.
Lời nói đi th́ nhẹ, nói lại th́ nặng. Tổng thống Diệm lại bị mấy ông Dân biểu và Bộ trưởng "xàm tấu” rằng: "Cha Vui công kích Tổng thống thế này, kết án Chính phủ thế kia”. Do đó càng tạo nên hố sâu ngăn cách cho nên thay v́ t́m gặp Linh mục để tỏ rơ sự t́nh, ông Ngô Đ́nh Diệm với uy quyền của một Quốc trưởng không gặp linh mục và cũng không công khai bày tỏ thái độ nào với địa phận Sài G̣n. Mặt khác ông lại bảo ông Chủ tịch Quốc hội và vài ông Dân biểu (là những giáo dân thuộc địa phận Sài G̣n) t́m cách khác để đức cha Simone Hoà Hiền thuyên chuyển Linh mục Vui đi một nơi khác.
Qua vụ cha Của và cha Vui, giáo dân miền Nam tuy ngoài mặt vẫn vui vẻ với chính quyền nhưng thâm tâm đa số có mặc cảm rằng chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă xử ức họ và coi thường giới công giáo Việt Nam.
Riêng vụ cha Của th́ lỗi cũng không phải do nơi cha mà quy hoàn toàn trách nhiệm cho Tổng thống Diệm cũng là oan. Số là sau khi quân đội Viễn chinh Pháp rút lui một vài sĩ quan người Pháp đă bán rẻ cho cha Của mấy chiếc xe thuộc loại phế thải. Sau Nha Công an Nam Việt do Trung tá Trần Bá Thành là Giám đốc đă làm nổ tung vụ này. Sự việc xảy ra mấy hôm sau mới đến tai Tổng thống Diệm. Nhưng ông lại không can gián và cứ để mặc đấy cho toà xử để làm gương, nếu xét thấy có tội...Vụ này Trung tá Thành muốn chứng tỏ tinh thần vô tư và cứng rắn của Công an và ông đặt Tổng thống Diệm trước một việc đă rồi.
Việc xét xử cha Của tuy t́nh ngay nhưng lư gian, đă gây nên mâu thuẫn trầm trọng giữa chính quyền Ngô Đ́nh Diệm và giáo dân thuộc Địa phận Sài G̣n.
Lúc ấy dư luận xầm x́ rằng, nếu cha Của thuộc đia phận Vĩnh Long của đức cha Ngô Đ́nh Thục th́ cho dù, có phạm pháp thực cũng không sao. Dư luận lại xầm x́ rằng: Cha Của là con tốt thí v́ sự bất hoà giữa đức cha Simone Hoà Hiền và gia đ́nh Tổng thống Diệm.
Từ đó sự liên lạc giữa Địa phận Sài G̣n và gia đ́nh Tổng thống Diệm càng trở nên lạnh nhạt xa cách. Cuối cùng đức cha Simone Hoà Hiền lên trọng nhậm Địa phận Đà Lạt cũng là một cách tế nhị của Giáo hội Thiên Chúa giáo muốn t́m lại không khí tốt đẹp giữa chính quyền Ngô Đ́nhDiệm với địa phận Sài G̣n qua một con người trung dung hiền dịu là đức cha Nguyễn Văn B́nh.
Bookmarks