191. NGHĨA CÔNG NẶNG HƠN T̀NH RIÊNG
Quân nước Tề sang đánh nước Lỗ.
Khi đến chỗ giáp giới, trông thấy một người đàn bà một tay bồng một đứa bé, một tay dắt đứa nữa. Người đàn bà thấy quân kéo tới, vội vàng bỏ đứa đang bồng trên tay xuống mà bồng đứa bé đang dắt, rồi chạy trốn vào trong núi. Đứa bé kia chạy theo khóc, người đàn bà cứ chạy không ngoảnh lại.
Một viên tướng nước Tề cho bắt đến, hỏi:
-Đứa bé nàng bế chạy là con ai? C̣n đứa trẻ nàng bỏ liều là con ai?
Người đàn bà thưa:
-Đứa tôi bế là con anh cả tôi, đứa tôi bỏ lại là con tôi. Tôi thấy quân lính kéo đến, sức tôi không thể bảo toàn được cả hai đứa, cho nên tôi đành phải bỏ con tôi lại.
Viên tướng nước Tề nói: Con với mẹ kể t́nh thân yêu th́ đau xót lắm. Nay bỏ con ḿnh lại mà chạy lấy con anh là cớ làm sao?
Người đàn bà nói:
Con tôi là “ t́nh riêng”, con anh tôi là “nghĩa công”. Con đẻ tuy đau xót thật, nhưng đối với việc nghĩa th́ tính làm sao. Cho nên tôi đành bỏ liều con tôi mà làm việc “nghĩa”. Tôi không thể nào chịu tiếng “vô nghĩa” mà vác mặt sống ở nước tôi được.
Viên tướng nước Tề dừng quân lại, sai người tâu với vua Tề rằng:
-Nước Lỗ chưa thể đánh được. Quân ta mới đến chỗ cương giới, đă thấy con mụ đàn bà xó rừng c̣n biết làm điều “Nghĩa” chẳng chịu đem “T́nh riêng” mà hại “Nghĩa công” huống chi là những bậc quan lại, sĩ phu ở trong nước. Xin kéo quân về.
Vua Tề cho là phải.
Sau vua Lỗ biết chuyện này, thưởng người đàn bà một trăm tấm lụa và phong cho hai chữ “Nghĩa cô”.
Lưu Hương Liệt Nữ Truyện
GIẢI NGHĨA
Tề: một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Lỗ: tên một nước nhỏ, có tự đời nhà Chu sau phải nước Sở diệt mất, ở vào phủ Duyên Châu và Bĩ tức tỉnh Sơn Đông ngày nay.
LỜI BÀN
T́nh với nghĩa cũng là quư, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận, t́nh nặng hơn nghĩa, th́ ta giữ t́nh, nghĩa nặng hơn t́nh, th́ ta trọng nghĩa.
Như người đàn bà nói trong truyện đây so cái “t́nh riêng” đối với “ nghĩa công” th́ không c̣n phải do dự ǵ nữa. Thế nào là t́nh riêng? Là cái ḷng yêu riêng của một ḿnh ḿnh. Thế nào là nghĩa công? Là cái việc phải đối với nhà, với nước, với thiên hạ. T́nh riêng cứ kể cũng là nặng, nhưng so với nghĩa công th́ nghĩa công c̣n nặng gấp mấy muơi. Nghĩa công đă nặng, th́ đến cái thân là yêu nhất của ḿnh ở đời ḿnh, c̣n có thể hi sinh để mà giữ nghĩa huống chi là những thứ ngoài thân. Nguời đàn bà đây hiểu thấu lẽ ấy nên mới đành đem nghĩa để đoạn t́nh, chẳng v́ t́nh mà hại nghĩa để giữ lấy ṇi giống ông cha nhà chồng. Ngờ đâu cái ảnh hưởng của việc nghĩa ấy c̣n làm quân ngoại xâm (Tề) phải kéo nhau về, v́ chúng nghĩ: “nước người có thể cướp được, ḷng dân có nghĩa không thể cướp được, về mới cao, sống chung sao được”. Thế mới hay, làm dân một nước mà không biết trọng “ nghĩa” là người dân tai hại cho tổ quốc vậy.
192. MẸ KHÔN CON GIỎI
Vương Lăng, người đất Bái là người hào trưởng trong huyện.
Cao Tổ nhà Hán, lúc c̣n hàn vi, quư Vương Lăng như anh. Khi Cao Tổ khởi binh, đánh dẹp, Vương Lăng có vài ngh́n quân, đem đi phụ theo Cao Tổ.
Hạng Vũ thấy thế, bắt mẹ Vương Lăng giam ở trong quận. Sứ giả của Vương Lăng đến, Hạng Vũ bách mẹ Lăng phải dụ Lăng về với ḿnh.
Bà mẹ Lăng, tiễn sứ giả ra một ḿnh, khóc mà bảo rằng:
-Người nên v́ thiếp già này nhắn bảo hộ Lăng một câu: “Cứ hết ḷng mà theo thờ Hán Vương chớ v́ có thiếp già đây mà sinh ra nhị tâm nhé”.
Nói đoạn, bà cầm gươm tự đâm chết, cốt ư để khuyến khích Vương Lăng giữ cho bền ḷng.
Hán Sử
GIẢI NGHĨA
Cao Tổ: tức là Bái Công vua đầu nhà Tây Hán, phá nhà Tần, diệt nhà Sở mà có thiên hạ.
Nhà Hán: (203 TCN–220) nối tiếp sau nhà Tần và trước thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Người Trung Quốc coi thời gian trị v́ của nhà Hán, kéo dài 400 năm, là một trong những giai đoạn vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc. V́ thế, đa phần người Trung Quốc ngày nay vẫn tự cho ḿnh là "người Hán", để vinh danh ḍng họ Lưu và triều đại mà họ đă sáng lập ra. Giai đoạn đầu tiên trong hai giai đoạn của nhà Hán, được gọi là Tiền Hán hay triều Tây Hán 206 TCN–9 CN, đóng đô ở Trường An. Hậu Hán hay triều Đông Hán 25–220, đóng đô ở Lạc Dương. (Chú thích này được trích từ "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt").
Tần: tên nước thời Xuân Thu (tức là tỉnh Thiểm Tây bây giờ) đến đời Thủy Hoàng, nước Tần chiếm được cả sáu nước mà nhất thống thiên hạ.
Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
Hạng Vũ: tức là Hạng Tịch khỏe mạnh và tài khá hơn người, tranh thiên hạ với Bái Công sau thua chết ở Cai Hạ.
LỜI BÀN
Đang lúc thiên hạ loạn lạc, quần hùng nổi lên, dù người có mắt tinh đời cũng chưa dễ đoán được sau này ai là vua, ai là giặc.
Như Bái Công và Hạng Vũ đây, đôi bên bấy giờ đang tranh đấu. Bái Công thua luôn, Hạng Vũ được luôn, lại càng khó biết sự thống nhất về tay ai hơn nữa. Thế mà khen thay, bà mẹ Vương Lăng biết con quy phục Bái Công là phải. Một khi bà đă hiểu rơ ai là người có chính nghĩa, trước bà liều thân để khuyên con, sau là thí thân để vững ḷng con, thực là một bậc đàn bà khôn ngoan sáng suốt hiếm có vậy. Cho nên người đời trước có câu khen rằng: “Mẫu hề hà trí, tử hề hà trung, nhất môn mẫu tử, vạn cổ anh phong” nghĩa là “mẹ sao mà khôn như thế, con sao mà trung như thế, một nhà mẹ con tiếng thơm muôn đời”, thật là phải lắm.
193. TU TẠI GIA
Dương Phủ, lúc nhỏ nhà nghèo nhưng hết sức cày cấy đẻ phụng dưỡng song thân.
Một hôm, ông nghe bên đất Thục có ông Vô Tế đại sĩ, ông bèn nói với song thân xin từ biệt ít lâu để đến hầu bực Vô Tế.
Đi được nửa đường, ông gặp một vị lăo tăng bảo ông rằng:
-Được gặp bực Vô Tế chẳng bằng được gặp Phật.
Ông hỏi: Phật ở đâu?
Lăo tăng nói: Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này, th́ chính là Phật đấy.
Dương Phủ nghe lời quay về, đi đường chẳng gặp ai như thế cả. Khi ông tới nhà, đêm khuya, trời tối, ông gọi cửa, mẹ ông nghe tiếng mừng quá, tức th́ vội khoác chăn đi dép ngược ra mở cửa cho ông. Bây giờ ông trông ra, th́ h́nh dáng Phật, mà lăo tăng đă nói chuyện cho nghe.
Từ đấy, ông biết cha mẹ trong nhà tức là Phật, chẳng phải cầu kỳ đi mộ Phật đâu xa nữa.
Lư Nguyên Dương
GIẢI NGHĨA
Dương Phủ: người đời nhà Minh đỗ Tiến sĩ làm ngự sử có tiếng là một ông quan thẳng và liêm.
Thục: tên đất ở tỉnh Tứ Xuyên bây giờ.
Vô Tế đại sĩ: một nhà tu hành đắc đạo vô cùng.
LỜI BÀN
Bài này cốt dạy ta về chữ “Hiếu” v́ cha mẹ như Phật, con phải phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy. Phật là một v́ tự giác, giác tha, giác hạnh viên măn, thiên hạ thành kính thờ phụng rất phải. Nhưng cha mẹ là người sinh thành ra thân ḿnh, th́ há ḿnh lại không nên thờ phụng thành kính hay sao! Phật xa, cha mẹ gần, con cái hăy nên một niềm thành kính mà thờ phụng lấy mẹ cha trước.
Thứ nhất th́ tu tại gia
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu bằng tu tại gia,
Thờ cha, kính mẹ mới là chân tu.
Nghĩa những câu cổ ấy thực là đúng với nghĩa trong bài này. Vả lại, hiếu là đầu cả trăm nét tốt, chỉ có người có hiếu mới trung với tổ quốc và nhân từ với nhân loại vậy.
194. NGƯỜI VỢ HIỀN MINH
Vợ Nhạc Dương Tử là một bậc hiền minh.
Dương Tử một hôm đi đường bắt được lọ vàng người ta đáng rơi, mừng rỡ đem về nhà đưa cho vợ.
Vợ nói: Thiếp trộm nghe người chí sĩ không ai uống nước suối “Đạo toàn”, người liêm khiết không nhận của ăn “Ta lai”. Chàng nay nhặt được của rơi đường đem về cầu lợi để ô uế phẩm hạnh, thử nghĩ có nên không?
Dương Tử nghe nói thẹn quá, liền đem lọ vàng bắt được bỏ ngoài đồng. Rồi đi xa, t́m thầy để học.
Đi học mới được một năm, Dương Tử về chơi nhà. Vợ quỳ xuống trước mặt, hỏi rằng:
- Chàng có việc ǵ mà về nhà?
Dương Tử nói:
- Ta đi lâu nhớ nhà th́ về, chẳng có việc ǵ cả.
Vợ cầm con dao đến chỗ khung cửi nói rằng:
- Lụa đang dệt đây là phải làm từ lúc nuôi tằm ươm tơ cho đến lúc mắc lên được khung cửi. Nếu đánh đứt một sợi mà đứt măi, th́ đứt đến hàng tấc, đứt hàng tấc mà đứt măi th́ đứt đến hàng thước, hàng trượng, hàng cả tấm. Nếu bây giờ mà thiếp chặt đoạn đang dệt đây, th́ bao nhiêu công phu ngày giờ từ trước đến nay đều mất hết cả. Chàng đi học là để trở nên một bậc tài giỏi, nếu đang học mà bỏ về, th́ khác ǵ tấm lụa đang dệt đây mà chặt đi vậy.
Dương Tử thấy nói, cảm động lắm, đi học luôn bẩy năm đến tốt nghiệp mới về.
Vợ ở nhà chăm chỉ làm ăn trong bấy nhiêu năm, vừa nuôi nấng mẹ chồng, vừa nuôi cho chồng ăn học.
Nhạc Dương Tử nhờ có người vợ hiền như thế mà sau được quí hiển.
Hậu Hán Thư Nhạc Dương Tử Truyện
GIẢI NGHĨA
Hậu Hán Thư: là một trong những tác phẩm lịch sử chính thức của Trung Quốc do Phạm Diệp biên soạn vào thế kỷ thứ 5, sử dụng một số cuốn sách sử và văn bản trước đó làm nguồn thông tin. Nó bao quát giai đoạn lịch sử Đông Hán từ năm 25 đến năm 220. (Chú thích này được trích một phần từ Phụ Lục D; xem thêm Hậu Hán Thư trong Phụ Lục D).
Dương Tử: người thời Chiến quốc, tên tự là Tử Cư, tôn chỉ học thuyết là: “Mất một cái lông mà lợi thiên hạ cũng không cho, được cả thiên hạ phụng sự một ḿnh cũng không làm, người nào cũng không chịu thiệt, người nào cũng không ham lợi th́ thiên hạ tự nhiên thái b́nh”. Học thuyết ấy rất thịnh hành thời Chiến quốc và người đời bây giờ cho là học thuyết “Vị ngă”.
Hiền minh: có tài, có nết, sáng suốt công việc.
Chí sĩ: người có khí tiết.
Đạo Toàn: tên một cái suối ở huyện Tứ Thủy tỉnh Sơn Đông, Đạo Toàn nghĩa đen là cái suối ăn trộm, tên nghe đáng ghét nên cho nên khát cũng không muốn uống nước ấy.
Ta lai: thương rằng cùng khổ đói khát mà gọi cho ăn và có ư khinh bỉ.
LỜI BÀN
Cứ theo lẽ thường, cái ǵ nên làm thế nào th́ người tài trai phải biết tự chủ trương lấy, không cần người đàn bà dạy bảo rồi mới chịu làm. Tuy vậy lắm khi cũng phải có sự kích thích ở ngoài vào th́ mới dễ khiến người ta phấn chấn lên mà cố sức làm cho nên việc, và nhất là sự khuyến khích của vợ.
Như vợ Dương Tử đây thật là khéo biết dạy chồng, làm cho chồng thành ra người được có khí lại có chí và sau quí hiển được. Đúng với những câu ngạn ngữ “giai khôn v́ vợ, giá ngoan v́ chồng”, “giàu v́ bạn sang v́ vợ” lắm.
195. TRỌNG NGHĨA KHINH TÀI
Ông Phạm Trọng Yêm, người nhà Tống, làm quan đến Tể Tường mà vẫn nghèo suốt đời, tính ông trọng nghĩa, khinh tài, thích làm việc bố thí nhất là đối với người trong họ, lại càng hậu lắm. Ông để dành lương bổng, mua được một thửa đất làm nghĩa trang để lấy hoa lợi cứu người nghèo khó trong họ. Phàm việc tang tóc, cưới xin của chúng, ông đều lo liệu giúp đỡ cho hết.
Con ông là Thuần Nhân, đức tính cũng như ông. Lúc ông làm quan ở Khai Phong, để dành được năm trăm thùng thóc, sai Thuần Nhân đem về quê. Thuần Nhân đi đến Đan Dương gặp người bạn cũ của cha là Thạch Man Khanh, nhà đă cùng quẫn, chẳng may gặp ba cái tang một lúc, Thuần Nhân giúp cho cả năm trăm thùng thóc. Hai con gái Man Khanh lớn tuổi mà chưa gả bán xây dựng, không chỗ nương tựa. Nhân Thuần cho nốt cả cái thuyền.
Đến lúc về nhà cha hỏi:
- Con đi có gặp ai không?
Thuần Nhân thưa: - Con đi đến Đan Dương có gặp Thạch Man Khanh nhà nghèo khổ, lại gặp lúc liền ba cái tang, hai con gái lớn không có ǵ để gây dựng, con có tự tiện cho cả năm trăm thùng thóc mà c̣n chưa đủ.
Ông bảo: - Thế sao con không cho nốt cả cái thuyền?
Thuần Nhân thưa: - Con cũng đă cho cả cái thuyền rồi.
Ông khen phải, rồi nói: - Cứ như thế mới đáng là con ta.
Phạm Trọng Yêm Truyện
GIẢI NGHĨA
Phạm Trọng Yêm: bực danh thần nhà Tống, có chí to gánh vác việc đời, lo th́ lo trước khi thiên hạ lo, vui th́ sau khi thiên hạ vui. (Xin xem thêm Phạm Trọng Yêm trong Phụ Lục C).
Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị nước Tề lấy mất, ở vào huyện Thuợng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.
Trọng nghĩa: lấy điều phải làm trọng mà hết sức làm.
Khinh tài: cho của cải là thường, không để cho của lấn được nghĩa.
LỜI BÀN
Làm quan đến bậc tể tướng mà nhà vẫn nghèo, thế là thanh liêm đáng trọng. Để dành được đồng nào lại đem bố thí cho kẻ nghèo khổ, thế là nhân đức, đáng trọng hơn nữa. Có năm trăm hộc thóc cho cả thế là thương người, đáng phục. C̣n chiếc thuyền ḿnh đi cũng cho nốt, thế là quên ḿnh đáng phục hơn nữa. Rơ ràng cha nào, con nấy; hai cha con ông Phạm Trọng Yêm thật là có ḷng nhân ái, hiểu thấu cái nghĩa cứu kẻ khốn cùng, giúp người tai nạn là việc vui ḷng nhất ở đời. Cho nên ta có câu:
Sướng ǵ hơn sướng làm lành,
Cho bao nhiêu của để dành bấy nhiêu.
196. MUA XƯƠNG NGỰA
Người nước Tề đánh nước Yên giết được vua Yên.
Người Yên lập thái tử tên là B́nh lên làm vua tức là vua Chiêu Vương.
Chiêu Vương lên ngôi, thương dân lo việc nước, cầu người hiền tài. Một hôm, bảo Quách Ngỗi rằng:
- Nước Tề nhân dịp nước ta loạn, sang đánh lấy nước ta. Ta biết rơ ràng nước ta nhỏ, dân ta yếu, thực khó ḷng mà báo thù. Song nếu được những người giỏi cùng lo toan việc nước may mà rửa sạch sự sĩ nhục của tiên vương được chăng. Chí nguyện quả nhân như vậy tiên sinh xem ai là người giỏi để cùng ta lo toan việc nước th́ hay.
Ngỗi nói: Xưa có ông vua đưa ngh́n vàng cho người nội thị đi mua con ngựa chạy ngày ngh́n dặm. Khi đến, ngựa đă chết, anh ta mua bộ xương ngựa năm trăm nén vàng đem về. Vua thấy thế giận lắm. Anh ta thưa: “Ngựa chết c̣n quư mà mua như vậy huống chi là ngựa sống. Tôi chắc thế nào nay mai người ta cũng đem ngựa hay đến bán cho nhà vua”. Quả nhiên, không đầy một năm mà người ta đem ngựa hay đến bán đă ba bận. Nay nhà vua muốn được người giỏi th́ trước hăy dùng tôi. Người giỏi hơn tôi thấy thế há có ngại xa mà không lại ư?
Vua Chiêu Vương lập tức dùng Quách Ngỗi, kính trọng Quách Ngỗi như thầy. Quả nhiên không bao lâu, những người giỏi các nơi tranh nhau sang nước Yên.
Vua Chiêu Vương uỷ thác việc nước cho những người ấy. Sau nước Yên thành một nước cường thịnh thật.
Chu Sử
GIẢI NGHĨA
Tề: một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Yên: Một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên (Liêu Ninh), Trực Lệ (Hà Bắc) và một phần phía bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).
LỜI BÀN
Có bỏ năm trăm nén vàng ra mua bộ xương ngựa, sau mới có ngựa hay mà dùng; có dùng Quách Ngỗi là người tài vừa và ở gần trước, sau mới có người thật hiền tài ở xa cầu đến. Cái lối ấy là lối quyền mưu trí thuật của bá giả đời bấy giờ, để quyến dẫn lấy nhân tài trong thiên hạ.
Đọc bài này, ta đáng khen Quách Ngỗi, đă t́m được câu thí dụ hay để tự tiến lấy ḿnh mà nhất là khi được tin dùng lại hết ḷng báo đáp, không phụ sự ủy thác của Chiêu Vương.
Ta lại đáng phục Chiêu Vương là biết nghe Quách Ngỗi mà nhất là biết cố ư lo toan báo thù cho tiên vương, và dụng tâm làm cho cố quốc được cường thịnh.
197. LỜI NÓI KẺ BẮT RẮN
Ở Vĩnh Châu có giống rắn lạ, thân đen, vằn trắng, chạm vào cây cỏ th́ cây cỏ chết, cắn phải người, th́ không thuốc ǵ chữa nổi. Song mà bắt được giống rắn ấy dùng làm thuốc để chữa những bệnh như bệnh trúng phong, bệnh co quắp chân tay, lại sát được cả trùng.
Cho nên nhà vua có lệ bắt dân gian mỗi năm phải hiến hai con rắn ấy để dành. Ai bắt được rắn th́ được trừ thuế ruộng.
Người châu Vĩnh tranh nhau mà làm nghề bắt rắn. Có nhà họ Tương cũng làm nghề ấy đă được ba đời. Hỏi ra th́ họ nhà Tương nói:
- Ông tôi chết về nghề bắt rắn, cha tôi cũng chết về nghề bắt rắn. Tôi nối nghề ông cha tôi mới có mười hai năm, cũng mấy lần suưt chết.
Người ấy nói, vẻ mặt buồn rầu.
Ta thương và hỏi rằng:
- Nhà ngươi có thật cho nghề bắt rắn là khổ không? Ta sẽ nói với quan trên cho nhà ngươi bỏ nghề ấy mà cứ nộp thuế ruộng như thường. Nhà người tính thế nào?
Người họ Tương vừa khóc, vừa nói:
- Ông thương tôi, muốn cho tôi sống, th́ ông để cho tôi làm nghề bắt rắn c̣n hơn. Nếu tôi không làm nghề này th́ tôi khốn khổ lâu rồi. Nhà tôi ba đời ở làng này kể đă hơn sáu mươi năm, cách sinh nhai trong làng mỗi ngày một quẫn bách. Người làng phải rút hết cả lợi hoa màu, vét hết cả của cải trong nhà để mà nộp thuế hết, thậm chí bỏ làng, bỏ xóm, đói khát, trôi giạt, chết đường, chết chợ kể bao nhiêu người. Những người vào trạc tuổi ông tôi mười nhà không c̣n một. Những người vào trạc tuổi cha tôi, mười nhà c̣n độ hai, ba. Những người vào trạc tuổi tôi, mười nhà c̣n độ bốn, năm. Không chết chóc th́ lưu lạc cả… Tôi nhờ nghề bắt rắn mà c̣n đến bây giờ. Những quan lại tàn ác về làm thuế làng tôi, xúc hết đầu làng cuối xóm, vơ vét đến cả con gà con chó, dân gian phải hăi hùng kính sợ. Những lúc ấy về phần tôi, tôi được yên lặng, trông trong giỏ con rắn vẫn c̣n là tôi được ăn no, ngủ yên. Tôi làm nghề bắt rắn một năm sợ chết chỉ có hai lần, ngoài ra là vui vẻ, không phải lo thuế má, không đến nỗi như người làng xóm tôi hết ngày này, sang tháng khác khốn khổ về quan lại tàn ác. Giá tôi có chết về nghề bắt rắn, ví với người làng xóm tôi cũng đă là chậm, đâu dám cho là rắn độc mà xin thôi.
Ta nghe câu chuyện, lại càng thương lắm. Xưa Đức Khổng lắm: “Chính sách hà khắc độc hơn hổ dữ” ta vẫn ngờ, bây giờ xem chuyện họ Tương mới cho là thật. Than ôi! Cái độc quan lại tàn ác làm thuế ở dân gian dữ hơn con rắn độc, cho nên nói ra đây để người xem xét phong tục thấu được t́nh cảnh đau khổ của dân!
Liễu Tôn Nguyên
GIẢI NGHĨA
Liễu Tôn Nguyên: tên tự là Tử Hậu, người Hà Đông, tinh anh tuyệt vời, văn chương nổi tiếng ở nước Tàu, đỗ Tiến sĩ làm quan Thứ Sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường.
Vĩnh Châu: tên phủ, thuộc về tỉnh Hồ Nam ngày nay.
Trúng phong: phải gió độc, ngất người đi.
LỜI BÀN
Ta đọc bài này thật lấy làm ghê tởm cái chính sách hà khắc, người cầm quyền đă ác một phần, th́ những kẻ dưới thừa hành ác tăng lên trăm phầm. Cái cảnh khổ của dân thường thường vẫn như thế. Liễu Tôn Nguyên có bụng thương dân mất hết cả quyền, sống cũng như chết, đem chuyện thật viết ra bài này, là có ư mong cho người trên hiểu thấu cái t́nh của dân gian, cái tệ của quan lại mà phần th́ đánh thuế cho dân vừa phải, phần th́ t́m cách trừng trị những phường tham nhũng, ngơ hầu dân mới đỡ được khổ chăng.
198. H̉A VI QUƯ
Đời cổ những người lo toan việc quốc gia, trước hết phải dạy dỗ dân, thân yên dân.
Phép trị dân có bốn điều “bất ḥa” cần phải biết.
1) Trong nước mà bất ḥa, th́ chẳng nên đem quân đi đánh đâu;
2) Trong quân mà bất ḥa, th́ chẳng nên đem quân ra trận;
3) Quân ở trận mà bất ḥa, th́ chẳng nên tiến lên đánh;
4) Tiến lên đánh mà bất ḥa, th́ chẳng nên quyết đánh.
Bởi vậy ông vua hữu đạo khi định dùng dân, trước hết có ḥa sau mới gây dựng việc lớn mà chẳng dám tin cái mưu riêng của ai. Không những thế mà thôi, lại c̣n phải xem cái thời có đáng cử sự sau mới cử sự.
Khi dân trong nước ai nấy đều biết vua đă chịu suy nghĩ đắn đo cẩn thận, quí cái mạng của dân, tiếc cái chết của dân, th́ bấy giờ dù có phải ra chỗ nguy nan, ai nấy mới cùng lấy việc tiến lên mà liều chết là vinh, lùi về mà sống thừa là nhục vậy.
Ngô Tử
GIẢI NGHĨA
Ngô Tử: tức là Ngô Khởi, người nước Vệ về thời Chiến Quốc, làm tướng nước Ngụy là một nhà dùng binh giỏi có tiếng. (Xin xem thêm Ngô Khởi trong Phụ Lục C).
Ngụy: Một nước lớn trong bảy nước thời Chiến Quốc, ở vào bắc bộ Hà Nam và phía nam Sơn Tây bây giờ.
LỜI BÀN
C̣n ai không biết trong nước đă bất ḥa th́ dân chúng dễ ngờ vực nhau, dễ tàn hại nhau, quên hết nghĩa công, chỉ biết thù riêng, thậm chí chia rẽ theo cả địch quốc và đi đến diệt vong nữa. Nên trong bài này tác giả nói phép dùng dân rút lại chỉ có một sự cốt yếu là “Ḥa”. Dân có ḥa và lại nhờ thêm cái thời thuận, tức là cơ hội tốt, nhiên hậu mới khả dĩ khiến dân hết ḷng với nước, v́ nước mà liều chết được. Bài này nói rộng là phép dụng dân, nhưng nói hẹp mà đúng hơn, th́ chỉ là cách dụng binh mà thôi, tác giả là một nhà binh hơn là một nhà chính trị.
199. CÁCH TRỊ DÂN
Tử Sản làm tướng nước Trịnh đă lâu năm, có ḷng thương dân, lấy đạo khoan mà trị dân.
Khi Tử Sản bệnh nặng, gọi Tử Thái Thúc đến bảo rằng:
- Ta chết, tất nhà ngươi làm tướng nước Trịnh. Người phải biết người có đức mới lấy đạo “khoan” mà phục được dân, c̣n người thường phải lấy sách “nghiêm” mà trị mới được. Nay ví như lửa nóng, dân trông thấy mà sợ, cho nên chết v́ lừa ít; nước mát dân khinh mà lờn, cho nên chết v́ nước nhiều. Thế mới biết dùng khoan là khó.
Mấy tháng sau, Tử Sản mất, Tử Thái Thúc thay làm tướng, không nỡ dùng nghiêm, e có mănh liệt cứ lấy đạo khoan mà trị dân.
Không được bao lâu, trong nước sinh ra nhiều trộm cắp, thường núp náu ở các đồng lầy mà lấy của giết người nhũng nhiều lương dân.
Tử Thái Thúc hối lại, nói rằng:
- Giá ta biết sớm theo lời Tử Sản th́ đâu đến thế này!
Rồi liền đem quân đi đánh bắt bọn cướp ở đồng lầy mà giết hết. Từ đấy nước Trịnh mới bớt trộm cướp.
Đức Khổng Tử nói rằng: Được lắm! Chính sách khoan th́ dân lờn, dân lờn th́ lại phải dùng chính sách nghiêm, nghiêm tức là mănh: mănh th́ dân tan, tan lại phải dùng khoan ; khoan giúp cho mănh, mănh giúp cho khoan, có thế th́ chính sách mới ḥa được.
Tả Khưu Minh
GIẢI NGHĨA
Tả Khưu Minh: quan Thái Sư nước Lỗ theo chí của Khổng Tử mà làm ra chuyện kinh Xuân Thu gọi là Tả Thị Xuân Thu cho nên người ta thường xưng Khổng Tử là Tố Vương, Khưu Minh là Tố Thần.
Lỗ: một nước chư hầu nhỏ, thời Xuân Thu Chiến Quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.
Trịnh: nước nhỏ thời Xuân Thu, ở vào huyện Tân Trịnh, một phần đất phủ Khai Phong tỉnh Hà Nam ngày nay.
Tử Sản: tên tự là Công Tôn Kiều làm quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu. (Xin xem thêm Tử Sản ở Phụ Lục C).
Khổng Tử: người nước Lỗ về thời Xuân Thu, tên là Khâu tự là Trọng Ni, ông tổ nho học. (Xin xem thêm Khổng Tử ở Phụ Lục C).
Tướng: quan đứng đầu cả bách quan giúp vua để hành chính.
LỜI BÀN
Tử Sản vốn là một người học rộng chính trị giỏi, làm tướng nước Trịnh hơn 40 năm, đối với trong th́ dân b́nh trị, đối với ngoài th́ các nước e nể ông là một bậc quân tử có bốn điều hay; đối với ḿnh th́ tự trọng (cung), đối với người mà ḿnh phụng sự th́ thành kính, nuôi dân th́ có ơn huệ, khiến dân th́ có nghĩa lư.
Câu ông dặn Tử Thái Thúc đây thực có ư lắm. Mănh mà khiến cho dân sợ dễ bao nhiêu, th́ khoan mà cũng khiến cho dân sợ khó bấy nhiêu. Tuy cũng gọi là sợ, nhưng cái sợ trước không có giá, v́ sợ bất đắc dĩ, sợ miễn cưỡng, sợ bề ngoài mà khinh trong bụng, cái sợ sau mới là cái sợ quí, vừa sợ, vừa yêu, sợ mà kính phục, sợ như vui ḷng mà sợ vậy. Nhưng muốn được cái sợ sau, tất cái đức phải to làm sao mới cảm hóa được nhân tâm đến bực ấy.
C̣n thường thường, phép trị dân không thể cứ khoan măi được, v́ khoan th́ dân lờn. Lại cũng không thể cứ mănh măi được, v́ mănh th́ dân oán. Dân oán hay dân lờn cũng đều có trở ngại đến việc nước cả. Cho nên phải có khoan, lại phải có mảnh đắp đổi đỡ đần cho nhau th́ mới được. Bốn chữ “Khoan mănh tương tế” thực đáng làm cái phương châm cho cả những người cầm quyền trị dân vậy.
Bookmarks