Page 4 of 4 FirstFirst 1234
Results 31 to 32 of 32

Thread: TưỚng Huyền thoại Vơ Nguyên Giáp

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 24: Cuối cùng là hoà b́nh

    Đúng, chúng ta đă thắng Hoa Kỳ. Nhưng bây giờ chúng ta đang bị rung chuyển trước nhiều vấn đề. Chúng ta không đủ ăn. Chúng ta là một nước nghèo, kém phát triển. Tiến hành chiến tranh, thật đơn giản; nhưng quản lư một đất nước, thật cực kỳ khó khăn.
    Phạm Văn Đồng


    Về mặt tài chính, cái giá của chiến tranh Việt Nam thật đồ sộ đổi với Hoa Kỳ nhưng nhỏ nhoi đối với Bắc Việt Nam. V́ người Liên Xô và người Trung Quốc thanh toán phần lớn hoá đơn. Đến cuối cùng, người Mỹ tốn mỗi năm 30 tỷ đô la; Liên Xô và Trung Quốc mỗi nước khoảng 1 tỷ đô la.

    Năm 1965, Alexei Kossyguine Thủ tướng chính phủ Liên Xô đến Hà Nội và hứa viện trợ mỗi năm tương đương một tỷ đô la ngoài những triệu đô la mà Liên Xô đă chấp nhận cho Việt Nam. (Ông cũng đề nghị, không được hoan nghênh, chế độ Hà Nội t́m kiếm một giải pháp hoà b́nh với Hoa Kỳ). Trung Quốc cũng vậy tỏ ra rất hào hiệp suốt những năm dài chiến tranh; ngoài việc viện trợ vật chất và tài chính, Trung Quốc đă gửi sang hàng ngh́n chuyên gia và cố vấn; ở miền Bắc Việt Nam đă có trên 40.000 huấn luyện viên và kỹ thuật viên Trung Quốc.

    Về mặt con người, chiến tranh Việt Nam c̣n đắt giá hơn nhiều khi Nixon vào ghế tổng thống, khoảng 30.000 quân Mỹ đă chết ở Việt Nam; một năm sau, c̣n thêm 10.000 người chết. Kết thúc chiến sự, những con số công khai về tổn thất của Mỹ trong toàn bộ thời gian chiến tranh là như sau: Khoảng 46.000 chết trong chiến đấu (trong đó 13.000 lính chuyên nghiệp khoảng 13%) cộng thêm khoảng 10.000 binh sĩ chết v́ tai nạn máy bay hoặc tai nạn khác; khoảng 300.000 binh sĩ bị thương. Các lực lượng liên quân hơn 5.200 người chết: 4.407 Nam Triều tiên, 469 Úc và Niu Zilân, 350 Thái Lan.

    Tổn thất trong quân đội cộng hoà miền Nam Việt Nam được phân phối như sau: khoảng 137.000 chết và 300.000 bị thương. Đối với dân thường miền Nam Việt Nam, những con số đáng tin cậy là từ 355.000 đến 415.000 chết và gần 750.000 bị thương.

    Về phía cộng sản, Quân đội nhân dân Việt Nam và quân giải phóng miền Nam không tính những người không chiến đấu-đă phải chịu những tổn thất nặng nề. Ông Giáp cho là có 600.000 người chết (bao gồm những người hy sinh trong chiến đấu, và tất cả những người bị sốt rét và các bệnh nhiệt đới khác); về phía ḿnh, Washington đưa tin quân cộng hoà miền Nam Việt Nam có 800.000 người chết và Việt Cộng, một triệu.

    Ở miền Bắc chiến tranh đă gây nên 400 triệu đô la tổn thất về vật chất kỹ thuật (nhưng người ta thấy khó ḷng mà thống kê được những con số thiếu chính xác này). Với một tổng thu nhập hằng năm là 1,7 triệu đô la (năm 1972) vào loại thấp nhất châu Á, Hà Nội chắc chắn phải nhiều năm mới khôi phục được.

    Khi ngừng bắn đă được thực hiện ở miền Nam Việt Nam đă có hơn nửa triệu người tị nạn. Trợ cấp hàng năm của chính phủ cho những người tị nạn chỉ đạt được chưa đầy một nửa ngày chi tiêu trong chiến tranh của Hoa Kỳ. Lyndon Johnson đă chết ngày 23 tháng giêng năm 1973 trước khi kư Hiệp định Paris 5 ngày. Hiệp định qui định:

    Ngừng bắn tôn trọng hiện trạng, các lực lượng quân đội của hai bên phải ở lại trên những vị trí họ đang đóng ngày này.

    Rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam.

    Trao đổi tù binh chiến tranh trong phạm vi 60 ngày.

    Cấm đưa thêm lực lượng vào miền Nam Việt Nam đối với cả 2 bên.

    Hai hội đồng chịu trách nhiệm kiểm tra tiệc tôn trọng lệnh ngừng bắn.

    Nói cách khác, sau những năm thương lượng, Hoa Kỳ phải chấp nhận một tối thiểu tuyệt đối: rút hết toàn bộ quân đội, đổi lấy sự trở về của tù binh chiến tranh. Tất cả những nỗ lực của họ, những thương vong của họ không phục vụ cho ai hết, v́ quân đội cộng hoà miền Nam Việt Nam không suy chuyển ở lại tại chỗ, sẵn sàng để tiếp tục chiến đấu.

    Ngày 9 tháng 8 năm 1974 Tổng thống Nixon (được bầu lại năm 1972) phải từ chức sau vụ Watergate; Phó Tổng thống Gerald Ford thay thế. Một chi tiết nhỏ về lịch sử thú vị, những người có trách nhiệm trong vụ trộm Watergate là nhóm quan chức chính phủ đă giấu dư luận những vụ ném bom bí mật ở Campuchia.

    Chiến tranh chống Mỹ đă khép lại, nhưng Vơ Nguyên Giáp không có ư định nghỉ ngơi. Đối với ông, đó chỉ là một thời gian ngắt quăng ngắn ngủi trong cuộc marathon cho đến khi nước Việt Nam thống nhất mới kết thúc.

    Ở hội nghị lần thứ 21 họp tháng 10 năm 1973, các nhà lănh đạo miền Bắc quyết định ưu tiên cho một cuộc tấn công quân sự, chiến tranh tâm lư chuyển xuống hàng thứ hai. Tất cả cho hành động cuối cùng mà họ gọi là "giải phóng” miền Nam.

    Ông Giáp là Tổng tư lệnh đă gần 20 năm và đảm nhiệm thêm trách nhiệm chinh trị cao. Các lực lượng quân đội Bắc Việt Narn không ngừng được tăng cường; quân đội của ông bây giờ đứng thứ ba thế giới với 800.000 người. Ông cũng phải để tâm dành thời gian cho không quân và hải quân. Đó là một gánh rất nặng cho riêng một người.

    Bên ngoài có nhiều lư do để nghĩ rằng miền Nam giữ quyền độc lập sau khi quân Mỹ rút. Quân đội cộng hoà miền Nam gồm 450.000 binh sĩ, hơn 100.000 thuộc lực lượng hải quân và không quân. Ngoài ra, c̣n một nửa triệu quân địa phương và dân quân, một dạng địa phương của lực lượng du kích của ông Giáp: Nên nhớ rằng có rất nhiều người dân thường Nam Việt Nam phản đối các h́nh thức thống nhất với miền Bắc.

    Tất nhiên một trong những nhóm người sợ nhất việc thống nhất là các thành viên của lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam trước đây cũng như hiện nay, nếu quân cộng sản đến, th́ chắc chắn họ là những người đầu tiên bắt vào tù hoặc hành quyết. Sau đó là những nhà buôn đă làm giàu v́ có quan hệ với Hoa Kỳ; khi người ta giơ ngón tay lên cho họ, tiền của của họ sẽ không có cách ǵ cứu văn được. Và vô số các công chức, cũng như nhiều người đă làm việc cho quân Mỹ, những người ít nhiều đă giúp đỡ Hoa Kỳ giữ lấy miền Nam; nhiều người trong số họ chẳng được lợi lộc ǵ nhiều về kinh tế, nhưng không thể qua mắt những kẻ tố cáo. Cuối cùng là những công dân b́nh thường, họ biết rằng khi những người miền Bắc tới đây đời sống họ càng xuống thấp, v́ bóc lột miền Nam để kích thích nền kinh tế nghèo nàn của miền Bắc. Tính đến sự phản đối mạnh mẽ ấy, ư thích chống lại quân cộng sản đủ mạnh để đẩy lùi họ (lư lẽ cuối cùng là số phận của họ trông chờ vào quân đội cộng hoà miền Nam Việt Nam).

    Về mặt tổ chức tốt, huấn luyện tốt, được trang bị một học thuyết quân sự tiến bộ trong những năm dài chiến đấu bên cạnh quân Mỹ, quân đội miền Nam phải chứng tỏ họ có bản lĩnh cao. Mặc dầu vậy, các đơn vị chiến đấu chỉ c̣n nửa quân số c̣n lại là bộ phận dư thừa. Năm 1974 tiếp theo những khó khăn về kinh tế, tổng thống Thiệu đă giảm mạnh ngân sách quốc pḥng, ông đă phải cắt bớt lương, những phụ tùng thay thế, xây dựng trận địa, đạn dược cho huấn luyện; binh lính chỉ có quyền hưởng hai đôi giày một năm mà không phải ba đôi như trước... và yếu tố quan trọng nhất, tấm ḷng không ở đấy.

    Sự ra đi của quân Mỹ không làm ǵ để tăng thêm hư hỏng, hủ hoá, gian lận, và chính sách gia đ́nh trị có mặt ở khắp nơi. Tinh thần, hiệu quả, kỷ luật không ngừng xuống cấp. Phần lớn những người lính mới ra đi từ những gia đ́nh theo chính sách phân loại từ nhiều năm nay: những người thanh niên có anh ruột đang chiến đấu trong hàng ngũ Việt Cộng được gọi vào lính cộng hoà miền Nam; các thành viên của Việt Cộng lẫn vào trong quân đội cộng hoà v́ không có công ăn việc làm nơi họ sinh sống. Thật không đáng ngạc nhiên khỉ những người cộng sản chuyển sang tấn công, quân đội cộng hoà miền Nam tan ră trong ṿng vài ngày. Một số đơn vị hoặc cá nhân chiến đấu kịch liệt-những người tích cực nhất hoặc những người không có ǵ để mất-nhưng họ chỉ là một thiểu số.

    Văn Tiến Dũng ngày 5 tháng giêng 1975 được cử giữ chức tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài G̣n, tổ chức cuộc tấn công ngày 8 tháng 4 năm 1975 trên 5 mặt trận khác nhau với 22 sư đoàn chia thành 5 quân đoàn. Ngày 25 tháng 3 Huế thất thủ; ngày 30 đến Đà Nẵng (ngày 7 tháng 4 Lê Đức Thọ người đă đàm phán hoà b́nh ở Paris, đến miền Nam Việt Nam để quan sát trận tấn công). Ngày 17 sự kiện đưa đến những hậu quả khắc nghiệt và khủng khiếp Phnom Penh thủ đô Campuchia rơi vào tay Khơme đỏ Pol Pot. Ngày 29, những người Mỹ cuối cùng rời khỏi Sài G̣n; ngày 30 đại tá Bùi Tín nhận sự đầu hàng của thủ đô miền Nam. Tất cả đă kết thúc. Để đến lúc này, phải chiến đấu 30 năm.

    Quân đội cộng hoà miền Nam không thể chống cự nổi trận tấn công cuối cùng. Vân Tiến Dũng kể: "Sau khi chiến thắng quân Mỹ và quân ngụy, chúng ta đă chiếm được một số lượng vũ khí và vật chất kỹ thuật. Chúng ta đă bố trí một lực lượng vũ trang mạnh và một số trang bị kỹ thuật hiện đại để giải phóng miền Nam".

    Đúng như điều họ đă làm.

    Mai Thế Chính người đă phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam đă kể cho tác giả nghe câu chuyện sau đây:

    “Tôi cưới vợ tháng 4 năm 1967, vợ tôi rất lo lắng cho tôi. Trong 6 tháng, chúng tôi có quyền gửi và nhận những bức thư, nhưng không bao giờ tôi cho vợ tôi biết hoàn cảnh thiếu thốn của chúng tôi, tôi không bao giờ nói rằng chúng tôi thiếu ăn, chúng tôi bị ngập lụt, và bom bỏ như mưa xung quanh. Trái lại tôi lại nói với cô ấy rằng nếu tôi chết, cô vẫn chưa đến 30 tuổi, cô phải đi tái giá. Tôi cũng nói với cô rằng, nếu cô đă quá 30 tuổi, th́ tuỳ cô quyết định ở lại với các con hoặc đi bước nữa. Đó là điều tôi viết cho vợ tôi.

    Tôi đă tham dự cuộc tổng tấn công vào Sài G̣n. Năm quân đoàn tấn công theo 5 hướng khác nhau. Tôi ở Quân đoàn 3 tấn công Sài G̣n từ hướng Tây. Đơn vị tôi đă bắt đầu chiến đấu trên Tây Nguyên, trước khi theo đường 17 và phía Đông. Phần lớn thời gian quân địch, quân ngụy bỏ chạy, nhưng ở một vài nơi, chúng chiến đấu dữ dội. Hàng ngh́n lính ngụy bị bắt làm tù binh. Ở nhiều nơi quân địch bỏ lại hàng đống lớn quần áo, mũ và vũ khí bên vệ đường, mà họ vứt bỏ để làm người thường dân.

    Có sự thi đua tích cực xem ai là người đầu tiên cắm lá cờ trên dinh Độc Lập, tất cả phải lỗ lực để đạt được vinh dự đó. Cuối cùng, Quân đoàn 2 là những người đầu tiên. Rất tiếc đă không phải là chúng tôi.

    Sau thắng lợi, mọi gia đ́nh chiến sĩ đều mong đợi người thân trở về. Lúc này, vợ tôi đang học Đại học ở Hà Nội. Họ bảo cô rằng nếu bỏ trường đại học về đi gặp chồng th́ mất một năm học hoàn toàn, nhưng cô ấy cứ đi, hy vọng chồng cô trở về.

    Khi mọi chuyện đă kết thúc, tôi theo đường bộ từ Sài G̣n ra Hà Nội, mất ba ngày. Ngày 1 tháng 6 tôi đă trở về và đă gặp vợ tôi.

    Phải hơn một năm để thực hiện thống nhất miền Nam và miền Bắc-một năm khủng khiếp v́ lo sợ và lộn xộn. Đối với nhân dân Mỹ, h́nh ảnh trên truyền h́nh về những người vừa móc vào mắt xích trực thăng vừa kêu la vừa rơi xuống mái nhà đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài G̣n là khúc tưởng mềm cho thời kỳ dai dẳng và thảm hại của lịch sử nước Mỹ. Đối với những người khác, không phải là kết thúc mà là một sự bắt đầu mới.

    Sau khi thống nhất, một triệu người đàn ông, đàn bà và trẻ con rời miền Nam Việt Nam: những người Boat people đầu tiên. Khoảng 100.000 người ở lại được tập trung vào những trại "cải huấn". Một số ít bị cầm tù trong 3 năm hoặc hơn; ban ngày, nói chung họ đi chặt tre trong rừng, buổi tối dành cho những buổi huấn luyện làm cho họ nhận rơ sai lầm. Nói chung không đến nỗi dễ sợ như người ta tưởng. Những bài học của chiến dịch cải cách ruộng đất 1956 c̣n chưa quên; mục tiêu bây giờ là xoá đi và cải tạo mà không phải tiêu diệt.

    Ít lâu sau việc giải phóng miền Nam, ông Giáp và các ủy viên Bộ Chính trị khác đă vào Sài G̣n để thưởng thức thành quả của thắng lợi. Nhưng họ chưa thể kết thúc, chưa thể.

    Ở Campuchia, Pônpôt trở thành người chủ đất nước tổ chức một vụ khủng bố trắng toàn xă hội. Đa số dân thành thị bị đuổi về làm việc ở nông thôn bằng vũ lực. Ai chống lại sẽ giết, gần như tất cả những nhà tri thức, kể cả bác sĩ, nhà khoa học và công chức phải suy nghĩ, tổ chức lại và lănh đạo họ là mối nguy hiểm cho chế độ mới. Các thành phố suy sụp và chết-cũng như vậy trong những vùng nông thôn đối với mùa màng, và những người nông dân đói không hy vọng cày cấy trở lại.

    Cái kinh nghiệm tàn nhẫn ấy của chủ nghĩa xă hội khoa học trả giá bằng sinh mệnh của 2 hoặc 3 triệu người dân Campuchia không ai biết con số chính xác: có quá nhiều đầu lâu để mà đếm. Cuộc diệt chủng chấm dứt khi lực lượng quân giải phóng miền Nam tràn sang đất Campuchia tháng 12 năm 1978, một kế hoạch hành quân do ông Giáp đề xuất và lănh đạo (họ phải ở lại cho đến tháng 12 năm 1989).

    Năm 1980 Văn Tiến Dũng kế tục sự nghiệp của ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng. Ông Giáp vẫn c̣n ở lại Bộ Chính trị, và phụ trách công tác Khoa học và Kỹ thuật; nhiều năm ông làm Phó Thủ tướng.

    Tháng 7 năm 1991 một tháng trước ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80, Vơ Nguyên Giáp không c̣n ở trong Bộ Chính trị.

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 25: Ông Giáp - Bản tổng kết

    Chúng tôi muốn sống trong hoà b́nh và hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới.
    Ông Giáp với Tác giả


    Cuốn sách này đă thuật lại cuộc đời của Vơ Nguyên Giáp và lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự thật không phải quân đội, mà chinh nhân dân đă thắng trong cuộc chiến tranh, nhưng làm sao có thể tách đôi? Nhân dân là quân đội: tất cả đều là chiến sĩ...

    Đàn ông và đàn bà Việt Nam là những người thực sự đă gây dựng nên thắng lợi; Tổng tư lệnh xuất chúng. Cụ Hồ Chí Minh là người lái con thuyền, nhưng ông Giáp là người chỉ huy các lực lượng vũ trang.

    "Của cải dành riêng” của Cụ Hồ Chí Minh là Đảng Cộng sản, nhưng của ông Giáp là quân đội, và là quân đội nhân dân đă giành thắng lợi trong chiến tranh. Trong giới hạn này, ông Giáp có thể tự hào đă giành hai thắng lợi to lớn và là nguồn gốc của thống nhất và độc lập của đất nước ông. Rất nhiều thắng lợi của ông đă làm cho ông trở thành một trong những người chỉ huy vĩ đại nhất của tất cả các thời đại.

    Ông Giáp đă thật sự là một nhà chiến lược vĩ đại? V́ bốn lư do không dễ dàng ǵ để trả lời câu hỏi đó:

    Dưới chế độ ông phục vụ, mọi quyết định được tiến hành tập thể; trong phạm vi quân sự, ông là người đứng đầu trong số những người ngang hàng (Primus inter pares) nhưng chỉ ḿnh ông là trọng tài.

    Nước Việt Nam c̣n là một xă hội đóng kín, có khả năng mở hơn cách đây vài năm, nhưng những người từ phương Tây tư bản chủ nghĩa đến đă quan tâm đến quá khứ rất gần đây, không đánh giá cao.

    Tôi có thể đến Hà Nội v́ cánh cửa đă mở, v́ tôi là một tác giả nổi tiếng, v́ tôi đă là một người lính và như vậy đối với ông Giáp trong lúc tṛ chuyện dễ chấp nhận hơn một nhà văn không có kiến thức quân sự và cũng v́ tôi là một công dân Anh quốc, có thể khách quan hơn một người Pháp hoặc một người Mỹ.

    Cuối cùng, người Việt Nam là những người rất kín đáo; nói công khai những vấn đề cá nhân là không chấp nhận được-nên để tấm ḷng ngay thẳng trước những người không quen biết; những chi tiết của đời tư, những tư tưởng và t́nh cảm sâu kín đều cấm ky. Một quyển tiểu sử "cho Tây phương” là không phù hợp.

    Nhưng bản thân những sự việc đủ sức thuyết phục và chúng đă tập trung đủ những chỉ số để có một sự đánh giá.

    Từ năm 1944 đến năm 1975, mọi người biết đến cuộc đời của ông Giáp không thể tách khỏi những trận chiến đấu những trận tấn công và những sáng kiến khác của ông. Trong nhiều công tŕnh ông đă tham gia, hoặc với tư cách Đại tướng, hoặc với tư cách thành viên của Chính phủ. Ông Giáp đă giữ chức Tổng tư lệnh quân đội ṛng ră ba mươi năm và đă tham dự vào những cuộc thảo luận chính trị ở cấp cao trong gần 50 năm: hai sự việc chưa bao giờ có trong lịch sử. Ngoài ra rất khó so sánh với các vị tướng khác, sự kết hợp giữa hoạt động du kích ở phạm vi lấy tác chiến thông thường cũng là việc chưa bao giờ có.

    Ông Giáp đă tỏ rơ những đức tính xuất chúng trong tất cả mọi lĩnh vực lớn nhất của chiến tranh. Về chiến lược, ông đă có một tầm quan sát sâu sắc các sự kiện và đă khoanh vùng những vấn đề chủ yếu; ông đă làm lung lay đối phương bằng sử dụng sáng suốt những lực lượng từ nhiều điểm: ở Lào, ở Campuchia, trong vùng châu thổ sông Cửu Long, trên các cao nguyên Tây Nguyên, vùng đồng bằng ven biển, hai bên bờ vùng giới tuyến phi quân sự.

    Về chiến thuật, ông Giáp là bậc thầy trong nghệ thuật chiến tranh du kích; về mặt này, ông là người chỉ huy vĩ đại nhất của mọi thời đại. Trong lĩnh vực chiến tranh thông thường, ông biết cách đổi mới: ví dụ ở Điện Biên Phủ ông đă sử dụng giao thông hào tiếp cận xói ṃn những lực lượng pḥng ngự, phá huỷ từ vị trí pḥng ngự này đến vị trí pḥng ngự khác trước khi vượt qua số c̣n lại. Hơn ai hết, ông đă làm cho chiến sĩ của ông hiểu được sự cần thiết và những nguyên tắc của một "timing” tốt, tác dụng của bất ngờ, ngụy trang và động tác giả; ví dụ các đơn vị của ông đă ẩn nấp kín đáo đến nỗi quân địch chỉ phát hiện được họ khi người đứng đầu bị loạt đạn ngay sát gần; so sánh với những hầm hố của quân Mỹ như Khe Sanh có thể chụp ảnh được qua vệ tinh.

    Trong lĩnh vực hậu cần, ông thật xuất sắc suốt cuộc chiến tranh Đông Dương, không có một sự làm chủ hoàn hảo hơn về công tác hậu cần mà không thể thực hiện đượctrong chiến dịch Điện Biên Phủ. Cũng như vậy, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đường ṃn Hồ Chí Minh đă cung cấp tiếp tế cho Quân đội nhân dân Việt Nam và quân giải phóng miền Nam ṛng ră mấy năm trời.

    Chỉ có ít người chỉ huy quân sự tỏ ra có tinh thần làm chủ được mọi yếu tố làm nên thắng lợi. Hơn nữa, ông Giáp biết phái đi điều ǵ cơ bản cho cấp này; mặt khác làm sao ông có thể đảm nhiệm lâu dài như vậy những trách nhiệm cao cấp? ông khuyến khích "những con người trên trận địa, những người biết rơ dịa điểm, t́nh trạng và thời gian thích hợp nhất để hành động, được quyền quyết định.

    Khi tôi hỏi tướng Marcel Bigeard b́nh luận về năng lực quân sự của ông Giáp, tướng Bigeard trả lời rất khâm phục ông Giáp. "Ông đă học thuộc những bài học sai lầm và không lặp lại chúng" và "ông đă chỉ huy thắng lợi những đơn vị của ông trong thời gian dài đáng chú ư; trong ṿng 30 năm đă lập nên một kỳ tích chưa từng có". Bất kỳ lúc nào "đối với Giáp, đời sống bản thân không đáng ǵ". Bigeard cũng rất tôn trọng những người Việt Nam. "Họ là những người dũng cảm, ngay thăng, thông minh, lao động" ông thành thật xúc cảm thêm: "người Việt Nam yêu chúng ta, và chúng ta, những người Pháp cũng yêu họ. một ngày nào đó, chúng ta sẽ cưới nhau...".

    Về phần ḿnh, tướng William C. Westmoreland cũng rất khâm phục người Việt Nam. Họ tin tưởng những người cùng làm việc ở miền Nam, nhưng "vấn đề lớn là những người nông dân ở xa thành phố không tôn trọng chính phủ trung ương chút nào: dưới con mắt họ, không có ǵ hơn là chế độ thuộc địa kéo dài, do đó chúng ta khó mà liên minh với họ trong cuộc chiến tranh này", hơn nữa "có rất nhiều dân tộc thiểu số; không phải là một xă hội đồng nhất."

    C̣n về phẩm chất của một người chỉ huy quân sự lỗi lạc: khả năng ra những quyết định, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung, không quên trí thông minh đă gắn bó tất cả các phẩm chất trên- Westmoreland tin tưởng ông Giáp "có tất cả các phẩm chất đó". Đó là một con người rất "quyết tâm, một v́ tướng vĩ đại". Song ông "mắc lỗi v́ lạc quan: mặc dù mọi nỗ lực suốt trong cuộc tấn công nhân dịp Tết, ông không thấy dấu hiệu nào của tổng khởi nghĩa mà ông đă tính toán".

    Xung quanh vấn đề nhận xét con người Westmoreland nghĩ rằng ông Giáp "không có sự lựa chọn, những tài năng thường hiếm. Westmoreland nhận xét ông Giáp làm chủ được bản thân: "Mọi người chỉ huy quân sự ở cấp cao phải có phẩm chất ấy, nếu không không thể lâu dài được". Ông Giáp là người táo bạo quyết tâm, ông có "khả năng chi phối những người của ông v́ những câu chuyện huyền thoại xung quanh ông và vầng sáng lạc quan của ông". Ông Giáp "tin vào sức thuyết phục của ông; ông tưởng rằng điều người ta muốn nói với ông v́ họ nghĩ rằng điều đó ông muốn nghe". Chắc rằng ông cũng luôn luôn đối xử như thế với những cán bộ cao cấp, hoặc là linh hoặc là chính khách.

    Trả lời một câu hỏi về cuộc đời chính trị kéo dài của ông Giáp, Westmoreland hăng hái cho rằng đối với một vị tướng, điều đó phụ thuộc dư luận công chúng: "Nếu không được sự nâng đỡ của dư luận, không vị tướng nào có thể tự đặt ra cho ḿnh, dù cho uy lực của niềm tin bản thân đến thế nào". Và sở dĩ Hoa Kỳ không thắng được là v́ "các mặt tiêu cực của cuộc chiến tranh đă là đối tượng cho công luận quá khích (v́ các loại thông tin đại chúng), c̣n các mặt tích cực thực tế không được tỏ rơ". Hơn nữa nếu Hoa Kỳ đă sử dụng ngay từ năm 1968 một lực lượng máy bay B52 như năm 1972, th́ Hà NộI đă phải ngồi lại bàn đàm phán từ ngày đó; chiến tranh sẽ không kéo dài và hàng ngh́n sinh mạng của Mỹ và Việt Nam đă được cứu vớt". Song câu trả lời ấy cho rằng dư luận công chúng Mỹ ở thời kỳ ấy đă tha thứ cho một sáng kiến như vậy ư? Hoàn toàn không chắc chắn như thế. Năm 1968, đất nước bị chia rẽ hơn bao giờ hết kể từ cuộc chiến tranh ly khai; c̣n 1972, trái lại Tổng thống Nixon có thể dựa vào ư chí thất vọng của nhân dân Mỹ để t́m một giải pháp với bất kỳ giá nào, hoặc gần như thế.

    Khi nói về chiến tranh sức mạnh của nhân cách ông xuất hiện thật rơ như trong trang bài có quan hệ đến Điện Biên Phủ.

    Thường xuyên, công tác hậu cần đặt ra những vấn đề khó khăn không kém những khó khăn về tác chiến. Chính v́ vấn đề cung cấp khó khăn như vậy, cho nên quân địch đă không bao giờ tưởng tượng được rằng chúng ta có thể khắc phục khó khăn ấy...

    Nhân dân ta, dưới sự lănh đạo trực tiếp của các Hội đồng cung cấp tiền phương, đă đem một tinh thần anh dũng và gian khổ rất cao ra phục vụ mặt trận. Từng đoàn xe hơi anh dũng đă vượt suối băng ngàn… Từng đoàn xe đạp thồ, hàng vạn chiếc, từ khắp các nơi tiến ra mặt trận, mang lương thực đạn dược để cung cấp cho quân đội giết giặc. Từng đoàn thuyền lớn nhỏ hàng ngh́n chiếc, từng đoàn bè mảng, hàng vạn chiếc, vượt thác ghềnh mang lương thực đạn dược ra mặt trận...

    Từng đoàn ngựa thồ từ trên vùng dân tộc Mèo, Mán xuống, từ các địa phương lại, lũ lượt tiến ra mặt trận... Hàng vạn anh chị em dân công, thanh niên xung phong, lấy sức người mà chuyển lương thực, đạn dược, ngày đêm trèo đèo lội suối mặc máy bay của địch, mặc bom nổ chậm...

    Chưa bao gờ, người thanh niên ta đă đi đến nhiều nơi như vậy... Từ đồng bằng đến rừng núi, trên các đường lớn và các đường con, trên các ḍng sông, các con suối, đâu đâu cũng nhộn nhịp hẳn lên...".

    Rơ ràng, một sự ồn ào náo nhiệt được phản ánh trong bài này.

    Từ buổi thiếu niên, ông Giáp đă nuôi chí cộng sản. Khốn khổ những quan niệm của ông rất ít thay đổi theo năm tháng-khốn nỗi v́ với trí thông minh của ḿnh, ông có thể trông thấy những tội lỗi của hệ thống chính trị và bảo đảm một cuộc đời tốt đẹp hơn cho những người yêu nước. H́nh như lúc nào ông cũng t́m thấy kinh thánh treo trên cây ấy ở An Xá. Như một người cộng sản ở thời kỳ Trung đại sợ hăi những hậu quả ghê gớm của một biểu hiện tà giáo nho nhỏ, ông đă lệ thuộc đi theo con đường mác xít-lêninnít mà Cụ Hồ Chí Minh truyền lại. Trong những tác phẩm của ông, ngoài chủ nghĩa cộng sản, bản thân ông không có ǵ để nói nhưng ông không có thể tự giải phóng khỏi sự g̣ bó của Bộ Chính trị.

    Thật thú vị nếu biết được ông Giáp nghĩ ǵ về sự sụp đổ của hệ thống cộng sản ở Đông âu, sự tan ră của hiệp ước Varsovie, sự chia thành từng mẩu của Liên Xô. Tóm lại sự tan ră của trật tự xă hội chủ nghĩa thế giới mà ông đặt hy vọng vào đó.

    Quan điểm của cá nhân tôi th́ ông là người khiêm tốn nhưng thiếu kiên nhẫn, thân mật nhưng dư uy nghiêm: sức nặng của lịch sử vẫn luôn luôn tồn tại. Có lẽông thiếu cái chân thành nhưng đó là nét đặc điểm Việt Nam: không bao giờ bộc lộ, luôn giữ lại cái ǵ đó dự bị. ông là người thay đổi tính khí đột ngột nhưng là người rất duyên dáng, và hóm hỉnh. Và ông dễ bị cuốn hút, khi đă lao vào một đề tài ǵ đó khó mà dừng lại.

    C̣n về “thích ăn diện" th́ mỗi lần tôi gặp ông, ông đều mang một bộ quân phục ka ki cũ không huân chương hoặc huy hiệu trừ hai phù hiệu đỏ trên ve áo. Cổ và cánh tay áo đă sờn; mỗi lần ra đi người giúp việc giúp ông mặc cái áo bông cừu mà phần da đôi chỗ đen v́ dùng nhiều.

    Về những ǵ có liên quan đến sức khoẻ và những bệnh tật của ông, chỉ có dấu hiệu không b́nh thường mà tôi quan sát được là chứng máy mắt trái thỉnh thoảng.

    Không có ǵ chứng tỏ ông ốm đau; ông c̣n đặc biệt nhanh nhẹn đối với một người ở lứa tuổi ông. Cho đến mùa hè 1991, ông đă hoàn thành một ngày dài làm việc với tư cách Chủ tịch hội đồng Khoa học kỹ thuật mà nhiệm vụ là thoát khỏi sự chậm chế trong Khoa học kỹ thuật của Việt Nam.

    Chương 26: Đoạn kết


    Một số người đă chiến đấu ở Điện Biên Phủ không c̣n nữa. Decastries mất năm 1991 ở tuổi 85 với bao kỷ niệm. Già nua, bệnh tật và mất trí, Langlais đă thực hiện một bước nhảy cuối cùng từ cửa sổ cao tầng năm 1988. (Khi biết tin, các chiến hữu của ông đă đến dự lễ tang đúng theo nghi lễ của ông). Tràn ngập vinh quang và uy tín, Bigeard sống dưới bóng nhà thờ Toul: ở tuổi 65, cặp mắt vẫn linh lợi, ông ta vẫn tiếp tục đi bộ hàng ngày 7 km và bơi 10 lần chiều dài bể bơi.



    Hàng triệu và hàng triệu cựu chiến binh của cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn c̣n sống măi với ít mếu vinh quang. Nụ cười của Nixon vẫn c̣n đó. Westmoreland cũng vậy vốn là lính nhảy dù, thọ 77 tuổi, đôi mắt đầy nghị lực trước những lời chỉ trích nặng nề mà ông là đối tượng. ông ngồi yên như một người lính già. (Westmoreland được khen thưởng trên mức ông ta đáng được nhận ở Việt Nam: ông ta đă chơi khá hay nước cờ và ông chấp nhận thua trận).

    Mac Namara cũng vậy vẫn c̣n măi, yên lặng như một nấm mồ. Lyndon B.Johnson chết năm 1973 ở tuổi 65, bối rối và cô đơn: một người hết sức cố gắng để hành động đúng, nhưng ông đă nhầm.ông Giáp vẫn luôn luôn c̣n đó, tràn đầy nhiệt t́nh và nghị lực. Thắng lợi là một trường lực mạnh mẽ của tâm hồn. Về nhiều phương diện, ông đă đúng.

    Bây giờ tôi chuẩn bị tạm biệt Hà Nội, người ta yết cầu tôi gửi một chai Uytki làm quà chia tay Đại tướng Vơ Nguyên Giáp. Tôi thực hiện với một nỗi lo lắng khôn nguôi: v́ điều đó đối với tôi, là một sự xúc phạm đối với ông, một trong những nhân vật vĩ đại của thế kỷ 20, chắc ǵ ông đă cần đến một người ngoại quốc văng lai tặng một chai rượu.

    Mặt tích cực là những con người mà tôi đă gặp đă làm việc với họ th́ thật thân t́nh và cởi mở, lịch lăm và hợp tác. Khắp nơi người ta trông thấy hàng trăm trẻ em ăn mặc sạch sẽ, tươi cười tṛ chuyện ồn ào.

    Nhưng đối với tôi, quyển sách này tràn đầy kịch tinh, những bộ xương của hàng triệu người của nhiều quốc gia khác nhau, nhưng phần lớn là Việt Nam, đang yên nghỉ trong những rừng rậm bị cày xới v́ bom đạn ở Đông Dương. Tên tuổi của hàng chục ngh́n người trong số học được khắc vào bia đá của nhiều vùng ở nước Pháp, ở đảo Coóc ở khu phố trung tâm của lính lê dương, được khắp lên trên một ṿng cung dài bằng đá cẩm thạch đen, cái biển trưng của thất bại gồm tượng đài Lincoln ở Washington, và trong trái tim, khối óc của tất cả những ai đă phải chịu mất mát họ.


    Bristol, Anh quốc, tháng 10 năm 1991

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Phim hoạt h́nh 3D về Vơ Nguyên Giáp
    By Gánh Hàng Hoa in forum Tin Việt Nam
    Replies: 5
    Last Post: 15-08-2011, 09:29 PM
  2. Vơ Nguyên Giáp
    By FatDuck in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 6
    Last Post: 30-03-2011, 06:21 PM
  3. Bài Điếu Văn Cho Vơ Nguyên Giáp
    By Nguyên Thạch in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 09-11-2010, 07:42 AM
  4. Replies: 13
    Last Post: 02-11-2010, 12:35 PM
  5. Vơ Nguyên Giáp qua đời ! Thật không đây ?
    By Xuân Nhi in forum Recycle Bin
    Replies: 18
    Last Post: 08-09-2010, 08:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •