“Năm 2004, người ta phát hiện ra được một đám các lỗ đen, mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về phân bố các lỗ đen trong vũ trụ. Phát hiện này làm cho các nhà khoa học phải xem xét lại số lượng các lỗ đen trong vũ trụ. Theo các tính toán, người ta tin rằng số lượng các hố đen nhiều hơn tính toán trước đây đến năm bậc.
Tháng 7 năm 2004, các nhà thiên văn t́m thấy một lỗ đen khổng lồ Q0906+6930, tại tâm của một thiên hà xa xôi trong cḥm sao Đại Hùng (Gấu Lớn, Ursa Major). Kích thước và tuổi của lỗ đen có thể cho phép xác định tuổi vũ trụ [6].
Tháng 11 năm 2004, một nhóm các nhà thiên văn công bố khám phá đầu tiên về lỗ đen khối lượng trung b́nh trong thiên hà của chúng ta, quay xung quanh Sagittarius A ở khoảng cách 3năm ánh sáng. Hố đen trung b́nh này có khối lượng 1.300 lần khối lượng Mặt Trời nằm trong một đám gồm bảy ngôi sao, có thể là tàn dư của một đám sao lớn bị phần tâm của thiên hà tước đi phần lớn vật chất.[12]. Quan sát này có thể củng cố ư tưởng về các lỗ đen siêu khối lượng phát triển bằng hấp thụ các lỗ đen và các ngôi sao nhỏ hơn.
Tháng 5 năm 2005, một ngôi sao kềnh xanh SDSS J090745.0+24507 được t́m thấy đang rời khỏi Ngân Hà với vận tốc gấp đôi vận tốc thoát (0,0022 vận tốc ánh sáng). Người ta có thể lần theo lộ tŕnh của ngôi sao đó ngược trở lại tâm của thiên hà”. (Xin các bác xem tài liệu tham khảo 1.)
Năm 1994, Stephen William Hawking đă viết một cuốn sách về lỗ đen: “Black Holes and Baby Universes and Other Essays”. Stephen William Hawking, người Anh, một nhà vật lư lư thuyết, nhà vũ trụ học có thể nói xuất sắc nhất thế giới hiện nay. (Xin các bác xem tài liệu tham khảo 2.)
Tài liệu tham khảo:
1)- Lỗ đen:
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%97_%C4%91en
2)- Stephen William Hawking:
http://en.wikipedia.org/wiki/Stephen_Hawking
Bookmarks