(Tiếp theo Bài 4)
3. Mực và bút viết
UC Davis (University of California, Davis = Đại học California, Davis: cách Sacramento khoảng 15 dặm về phía tây) đă dùng một máy gia tốc (cyclotron) để phân tích mực đă dùng trên các mảnh rời của các sách cuộn ở Dead Sea Scroll (sẽ được nói đến ở phần “Các bản sao viết tay nỗi tiếng đă được t́m thấy” trong Bài 4 nầy) và đă phát hiện ra hai loại mực đen đă được sử dụng: mực sắt mật (iron-gall ink) và mực than bồ hóng (carbon soot ink).
Bồ hóng là bụi mịn đen do khói đóng lại lâu ngày thành mảng, thành lớp trên nóc bếp, vách bếp, tường bếp … Than bồ hóng đă được dùng để tạo mực đen dùng trên các Dead Sea Scrolls là than bồ hóng từ đèn dầu ô liu (olive oil lamps). Mực than bồ hóng được sử dụng nhiều hơn là mực sắt mật (gồm 2 thành phần chính là sắt (iron) và hạt túi mật, gall nut), mực này thường được trộn vào mực than bồ hóng đề làm cho mực linh hoạt hơn. Mật ong, dầu, giấm và nước thường được thêm vào hỗn hợp để pha loăng mực cho thích hợp cho việc viết bằng tay.
Hạt túi mật là ǵ? Một số loài ong bắp cày (ong Marble, ví dụ) đẻ trứng trong các nhánh cây sồi và cành cây con. Khi cây phát hiện một kư sinh trùng có thể đă xâm nhập vào cây, nó nhanh chóng phát triển một khối u lớn, một "hạt túi mật" (gall nut), bao xung quanh vật thể lạ để cô lập nó và làm vật thể lạ không gây thiệt hại cây nhiều hơn.
Màu đen tinh khiết của mực sắt mật là do phản ứng giữa axit tannic (C76 H52 O46), có rất nhiều trong hạt túi mật, và sunfat sắt (FeSO4) từ sắt.
Người ta dùng một cây cọ làm từ cây sậy (reed), hay cây lau (sedge or cyperaceae), hoặc cây tre (bamboo) làm bút viết để viết.
Bút viết làm từ cây sậy đă được người Ai cập xử dụng từ thế kỷ thứ tư tCN.
Bút lông (quill) đă được người Ai cập dùng từ thế kỷ thứ 6 sCN.
II. Các bản sao viết tay Thánh Kinh dưới dạng Scroll và Codex.
1. Sách chép tay dạng cuộn (Scroll)
Sách chép tay dạng cuộn, gọi tắt là sách cuộn, là một cuộn giấy da, giấy cói hay giấy in có bản sao được chép bằng tay của các bản văn cổ. Sách cuộn là h́nh thức đầu tiên của sách được dùng để lưu giữ văn bản có thể chỉnh sửa, được sử dụng trong các nền văn minh Ai Cập cổ đại trong khoảng 3100–2686 tCN.
Đa số sách cuộn được sử dụng trong các nền văn minh Ai Cập cổ đại là loại sách cuộn dùng giấy cói nhưng các bản sao Kinh Thánh là loại sách cuộn dùng giấy da như đă quy định trong sách Talmud của Do Thái giáo.
Một sách cuộn chỉ chép Ngũ Kinh (Torah) có chiều dài khoảng 150 feet (45.72 mét), tốn gần như cả một đàn cừu khoảng 40-50 con. Sách cuộn chỉ chép Ngũ Kinh ngày nay vẫn c̣n được nhiều cộng đoàn Do Thái giáo sản xuất theo đúng các quy định rất chặt chẽ đă ghi trong sách Talmud để cung cấp cho các hội đường (synagogue) Do Thái giáo với giá một sách cuộn dùng giấy da khoảng 24,000 đến 55,000 đô la!
2. Sách chép tay dạng tập (Codex)
Sách chép tay dạng tập, gọi tắt là sách tập, là một cuốn sách được tạo thành từ một số tờ giấy như giấy da, giấy cói, giấy in với nội dung sách được sao chép bằng tay. Các tờ giấy trong sách tập, đôi khi được gọi là lá (leaf), thường xếp chồng lên nhau và được ràng buộc một cạnh với hai tờ b́a dày hơn các tờ bên trong.
Ngay sau khi được phát minh vào khoảng thế kỷ I sCN, sách tập đă thay thế phần lớn sách cuộn do sự tiện lợi của chúng. Đến năm 300 sCN số sách tập được xử dụng bằng với số sách cuộn. Ở Ai Cập vào thế kỷ thứ V, số sách tập được dùng nhiều gấp 10 lần số sách cuộn.
Các sách Thánh Kinh dùng trong các hội đường của Do Thái giáo đều là các sách cuộn; họ không dùng các sách tập để đọc trong các thánh lễ. Trong Do Thái giáo các sách tập chỉ dùng cho việc nghiên cứu Thánh Kinh của các sinh viên hay các học giả.
Theo từ điển Bách Khoa của Thiên Chúa giáo (Catholic Encyclopedia) các sách tập chép lại các bản sao các sách Thánh Kinh thường là các sách tập dùng giấy da.
(C̣n tiếp)
Bookmarks