Học tập cải tạo _ Tội ác chống nhân loại của CS Việt Nam
Chuyện những “người rừng” ở thế kỷ 21
Đoàn Dự
I. 19 năm vượt trại cải tạo và thành “người rừng”
Ông không quá già so với cái tuổi suưt soát 70 của ḿnh như trong tưởng tượng của các phóng viên. Sau 19 năm trở thành “người rừng” bất đắc dĩ, ông lại bắt đầu một cuộc sống mới với đồng bào Hơ-rê (Hre) trong làng ḿnh. Ông tên là Đinh Văn En, năm nay 69 tuổi, hiện ở bản Dốc Mốc, xă Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngăi.
Cuộc vượt trại cải tạo với 20 viên đá lửa
Trước năm 1975, ông Đinh Văn En, như nhiều thanh niên Hre khác ở Quảng Ngăi, đến tuổi đi quân dịch và v́ không muốn xa nhà, ông đi địa phương quân đóng đồn ở Ba V́ cách thị trấn Ba Tơ khoảng 20 cây số theo quốc lộ 24 trên đường đi Kon Tum.
Sau gần 10 năm lính, ông lên đến cấp bậc thượng sĩ. Các binh sĩ dưới quyền đều rất sợ ông. Không phải họ sợ v́ kỷ luật quân đội mà v́ mọi người đều đồn rằng ông En có bùa ngải. Người Hre hễ nghe ai có bùa ngải là sợ hết vía. Mọi người sợ đến nỗi không dám gọi là bùa ngải mà chỉ gọi tắt là “đồ”. Theo quan niệm của đồng bào Hre th́ “đồ” thường được làm bằng chiếc ria mép của con hổ cái, đem gói chung với một vài loại lá cây đặc biệt chỉ “ông thầy” mới biết rồi chôn ngoài rừng. Đúng ngày, “đồ” được lấy lên, cất kỹ để yểm người nào mà ḿnh muốn yểm, họ sẽ chết hay ít nhất cũng bị bệnh hoạn đến tán gia bại sản.
Thượng sĩ “già” Đinh Văn En không cải chính về lời đồn đại nọ, trái lại, ông dùng chuyện đó để “ra oai” với mọi người khác. Ông “oai” đến mức các lính trong đồn đang nhậu nhẹt hoặc binh xập xám làm ầm ỹ, ông chỉ cần nhăn mặt một cái là họ im phăng phắc.
Cái “uy” của ông đến bây giờ vẫn c̣n truyền tụng trong dân làng Dốc Mốc. Anh Phạm Văn Don, cũng lính địa phương quân đóng đồn với ông En ngày đó, ở cùng bản với ông En, kể: “Ổng ghê lắm, đạn của du kích phục kích bắn ổng mấy lần mà có trúng đâu. Tại ổng có “đồ” đấy, nếu “đồ” không linh th́ ổng đă chết từ lâu rồi!”.
Ngày miền Nam sụp đổ năm 1975, En bị phía bên kia bắt được làm tù binh. Họ giải cả bọn về trại tù kêu là trại cải tạo Kim Sơn, huyện An Lăo, tỉnh B́nh Định.
Một buổi sáng của năm 1979, Đinh Văn En cùng 3 bạn tù nữa, cũng người Hre dưới quyền ḿnh ngày trước, quyết định trốn trại. Trại cải tạo Kim Sơn thuộc huyện An Lăo, tỉnh B́nh Định nhưng tiếp giáp với huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngăi là quê của họ.
Những năm sau 1975, rừng c̣n rậm rạp và nhiều thú dữ. En và 3 bạn tù người Hre không biết quăng đường mà ḿnh sẽ đi bao xa nhưng có một điều mà họ biết rất rơ: nguy hiểm đang chờ đợi họ trong những ngày sắp tới.
T́m hướng để băng rừng đối với người Hre là chuyện vặt, sợ nhất là lấy đâu ra lương thực để ăn dọc đường. “Tôi đă xin anh em trong trại mỗi người một viên đá lửa, tổng cộng được 20 viên, làm hành trang cùng chiếc soong nhỏ rồi trốn đi. Chúng tôi sẽ nấu củ và rau rừng bằng chiếc soong ấy” - ông En nhớ lại.
Trở thành “người rừng”
Chiều hôm ông En đào thoát, cán bộ trại Kim Sơn kiểm tra quân số và thấy vắng 4 người. Họ biết các trại viên người Hre đă bỏ trốn. Một cuộc truy lùng ráo riết nhằm hướng Ba Tơ trực chỉ.
Ông En kể: “Chúng tôi chỉ ngủ cùng nhau một đêm đầu tiên, khi biết bị truy đuổi, chúng tôi tự giải tán và đi riêng lẻ. Đến giờ tôi cũng không rơ số phận của 3 người kia ra sao, chỉ biết rằng sau hơn một tháng tôi mới đặt chân về đến vùng rừng huyện Sơn Hà là quê vợ tôi”.
Về đến Sơn Hà, ông En nhận được tin không vui: người vợ của ông sau 4 năm chờ đợi, tưởng ông đă chết nên đi bước nữa. Và rồi ông chọn cánh rừng Sơn Nham của huyện Sơn Hà để “định cư”. Hằng ngày, En ṃ ra các rẫy lúa của đồng bào Hre để “ăn cắp” những thứ có trong rẫy, lúc th́ trái bắp, khi th́ quả bí, quả bầu. Tối lại, ông chui vào các hang đá để qua đêm. Nếu là mùa mưa, ông chọn những thân cây to có ba chạc, nằm sấp trên đó để ngủ nhằm tránh thú dữ.
Chỉ qua một mùa mưa, bộ quần áo tù mà En mang theo đă rách tả tơi. Ông ra rẫy đồng bào lấy áo rách của “bồ nh́n” mà dân dùng để đuổi chim để mặc. Hai mươi viên đá lửa ông mang theo sau một năm là hết nhẵn. “Mùa khô th́ tui dùng hai cục đá đập vào nhau, lấy con cúi làm mồi lửa. Sang mùa mưa th́ đành... ăn sống!” - ông En cho biết.
Có một dạo, dân Sơn Nham đồn ầm lên về việc xuất hiện “người rừng”. Đồng bào đi rẫy tận mắt nh́n thấy có một người râu tóc rất dài, trên người không một mảnh vải che thân. Chỉ cần nghe tiếng động là “người rừng” đó biến rất nhanh. Công an và kiểm lâm đă nhiều lần mai phục nhưng không bắt được. Cho đến một hôm...
Mùa mưa năm 1998, hay tin có một nhóm lâm tặc đang chặt cây tại vùng Sơn Nham, kiểm lâm huyện Sơn Hà đă xuống hiện trường. Họ đi rất khẽ nên t́nh cờ phát hiện “người rừng”. Ông En nhanh chóng biến ngay vào rừng rậm nhưng chẳng may bị vấp ngă, găy tay và bị bắt. Ông được đưa về huyện Sơn Hà để “thẩm vấn” nhưng sau gần 20 năm sống trong rừng, En gần như quên hết tiếng người! Phải mất cả buổi, tiếng người mới dần hồi phục trong ông.
Ông kể: “Tôi biết một cái tết trôi qua là khi leo lên cây và nghe tiếng nổ của pháo dưới thị xă Quảng Ngăi. Thế nhưng, có một thời gian dài tôi không nghe tiếng pháo nữa dù hoa dại đă nở trắng trong rừng, biết tết cũng vừa qua. Sau này tôi mới hiểu từ tết năm ấy nhà nước cấm đốt pháo (1994)”.
Điều kỳ lạ là bấy nhiêu năm ăn sống nuốt tươi nhưng ông En chưa một lần bị đau ốm! Ông chỉ “ốm” sau khi công an đưa ông về Ba Tơ, được ăn uống để lấy lại sức. “Ăn sống quen rồi, giờ ăn đồ chín lại đau bụng mới lạ!”, ông En cười x̣a.
Điều tra ra trước đây ông En chỉ giữ cấp bậc thượng sĩ địa phương quân và chẳng có “nợ máu” nợ mủ ǵ, họ cho ông về. Hiện nay ông sống một ḿnh trong căn nhà sàn nho nhỏ do dân chúng Hre trong bản phụ với ông cất cho. Sắp 70 tuổi rồi mà Đinh Văn En vẫn trồng trọt rất khỏe, không nghỉ ngày nào. “Mỗi ngày tui kiếm được 70-80 ngàn, dư ăn luôn”. Ông khoe với các phóng viên rồi cười hồn nhiên như chưa từng trải qua những bi kịch trong cuộc sống.
II. Ba bố con “người rừng” sống như thời tiền sử
Hai lần cưới vợ nhưng cuối cùng ông Sùng A Páo người Hơ Mông, bản Nà Bon, xă Mông Ân, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, vẫn sống với hai đứa con nhỏ trong “lỗ đá” (hang núi). Ngày ngày A Páo đi kiếm củi, dùng dây rừng cột lại thành bó cho đứa con trai lớn tên A Lự mới 8 tuổi vác qua mấy con suối, mấy quả đồi, xuống thị trấn Bảo Lâm bán được cỡ 10 ngàn đồng, mua hai gói ḿ, đem về ba bố con ăn. Có lần, mưa lớn liên tiếp, các suối chảy xiết, A Lự không xuống chợ được, ba bố con chỉ biết chui trong “lỗ đá” ôm nhau nhịn đói để chờ cho mưa chóng qua.
Đường lên núi
Sau chuyến đi sáu ngày, ông Trần Duyên Hải, giám đốc Trung tâm Từ thiện & Dạy nghề cho trẻ em tàn tật (số 25, ngơ 48, phường Văn Chương, huyện Đống Đa, Hà Nội), phấn khởi khoe với mọi người rằng đoàn từ thiện do ông dẫn đầu vừa từ Cao Bằng trở về, đem được ba cha con “người rừng” tên là Sùng A Páo ở trong hang đá xuống Hà Nội.
Ông kể: “Sở dĩ tôi biết chuyện bố con A Páo là vào khoảng tháng 6, tôi đọc báo thấy có một phóng sự viết về ba cha con người dân tộc Mông ở Cao Bằng sống trong hang đá rất tội nghiệp. Đặc biệt nhất là bức ảnh chụp cháu bé con của A Páo, 3 tuổi, trần trụi, chả có quần áo ǵ cả đang lê la trên đất. Bên cạnh đó là bức ảnh cháu trai lớn hơn, 8 tuổi, vác bó củi đi bán. Cậu bé ấy hằng ngày vác củi xuống thị trấn Bảo Lâm bán được 5-10 ngàn đồng, mua đồ ăn về ba bố con sống với nhau. Tôi cứ bị ám ảnh măi về việc có những ngày mưa, suốt hai hay ba ngày liên tiếp thằng bé không đi bán được, ba bố con không có ǵ ăn, đói lả. Người lớn c̣n khó chịu nổi huống chi con nít! Tôi thương quá bèn liên hệ với ṭa báo và cơ quan địa phương ở trên ấy để biết rơ cái hang của ba bố con rồi dẫn mấy anh em trong nhóm từ thiện lên đón họ về Hà Nội”.
Người đầu tiên khám phá ra gia đ́nh “người rừng” sống trong hang đá là một cháu gái học sinh cấp hai. Nhà gần chợ, ngày nào em cũng thấy một cháu trai chừng 7-8 tuổi vác bó củi dài khoảng hai mét trên vai, xiêu vẹo đem xuống chợ bán, đổi lấy đồ ăn về nuôi cha già, em nhỏ. Nhiều hôm đói quá, A Lự lả đi trên đường, may mắn gặp người tốt bụng bế về nhà cho ăn, cho uống rồi khi tỉnh, cậu bé lại tiếp tục vác củi đi bán. Thấy cậu bé tội nghiệp, người ta thay nhau mua với giá 10,000 đồng. Mua th́ mua vậy thôi song họ không biết dùng để làm ǵ bởi v́ nhà nào cũng dùng bếp gas.
Cô bé học cấp hai đă cùng vài đứa bạn gom tiền lại cho cậu bé rồi theo cậu bé về tận nhà. Quăng đường đi bộ từ chợ về đến nhà cậu bé mất hơn hai tiếng đồng hồ, đường đi lổn nhổn, quanh co, qua suối, qua đèo, cực khổ. Tới nơi, cô bé và các bạn ngỡ ngàng trước cuộc sống của A Lự cùng người cha và đứa em nhỏ trong hang đá.
Cô bé lấy điện thoại di động quay lại cảnh hang đá hoang sơ của ba bố con “người rừng”, rồi đem về cho bố mẹ ḿnh coi. Đoạn clip đó đến tay cô Hoài Phương, phóng viên đài truyền h́nh Cao Bằng. Cô rớt nước mắt trước h́nh ảnh tội nghiệp của ba bố con “người rừng” và bắt đầu đi t́m hiểu về cuộc sống cơ cực của họ. Đó là gia đ́nh Sùng A Páo. Với vốn tiếng Kinh ít ỏi, A Páo kể với Hoài Phương: “Trước đây ta cũng có nhà nhưng lâu ngày nó dột nát, không ở được nữa, ta bán được 80 ngh́n đồng, lấy tiền mua rượu uống rồi đem vợ con lên núi kiếm “lỗ đá” để ở”.
Sùng A Páo có hai đời vợ. Người vợ đầu nghèo quá, bỏ đi sống với người khác. Người vợ thứ hai lấy cách đây khoảng hơn 9 năm, có với ông ba đứa con nhưng một đứa đă chết v́ ngộ độc thức ăn. Bữa đó, phần v́ nghèo, phần v́ thiếu hiểu biết, A Páo ham rẻ gần như được cho không, mua hai con cá ươn đem về nấu cho con ăn. Ăn xong, đứa thứ hai – con gái – bị tiêu chảy rồi qua đời, chỉ c̣n lại hai đứa con trai là Sùng A Lự sinh năm 2003 và Sùng A Đại sinh năm 2008, cũng bị tiêu chảy nhưng không chết.
Hằng ngày vợ A Páo vác củi xuống chợ bán, lấy tiền mua gạo. Nhưng khi A Đại được một tuổi (năm 2009) th́ vợ A Páo bị mấy người bên huyện Mèo Vạc thuộc tỉnh Hà Giang giáp với Trung Quốc sang lân la làm quen, dụ dỗ vợ A Páo xuống thị trấn ăn phở, mua quần áo mới, rồi chở bằng xe máy qua Trung Quốc bán. Nghe đâu vợ A Páo bị bán cho một người đàn ông già 78 tuổi người Trung Quốc. A Páo kể: “Từ đó ta hết vợ, chỉ c̣n hai đứa con”.
Được đưa về Hà Nội, v́ A Páo nói tiếng Hơ Mông, cuộc phỏng vấn của các nhà báo trở nên khó khăn. May mắn, họ nhờ được bà Hoàng Thị Hằng, Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh Cao Bằng đang có mặt ở Hà Nội “phiên dịch” giùm v́ bà Hằng cũng là người Hơ Mông.
Bà Hằng và cháu A Đại
Với sự “phiên dịch” của bà Hằng, câu chuyện trở nên rơ rệt hơn. Đời vợ trước của A Páo được 8 người con (tất cả đều ở Bảo Lâm) th́ tự nhiên chị ta đi theo một người đàn ông khác rồi có lẽ do người này đă có vợ con nên bèn ăn lá ngón tự tử. Mấy đứa con của A Páo với người vợ trước nay đă lớn, A Páo có cháu nội c̣n lớn hơn cả A Lự và A Đại.
Sau khi vợ thứ hai bị lừa bán sang Trung Quốc, A Páo bán nhà được 80 ngàn đồng, lấy tiền uống rượu rồi đem hai con lên hang núi tá túc. Ở hang núi đói và lạnh, họ trở về nhà người con trai lớn của người vợ trước, nhưng chỉ được mấy ngày th́ bị đứa con dâu vợ của người con trai lớn đó đánh đuổi không cho ở nữa, c̣n những đứa con khác th́ đóng chặt cửa không cho vào trong nhà, nên ba bố con A Páo lại phải trở lại hang đá sống cho tới khi gặp được cô bé học sinh cấp hai ở Bảo Lâm và ông Trần Duyên Hải giám đốc trung tâm từ thiện tư nhân ở Hà Nội. Đài Truyền h́nh Cao Bằng có làm phóng sự về cha con A Páo và đă có nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ. Bà Hằng nói số tiền các nhà hảo tâm giúp xây nhà cho A Páo được gửi tiết kiệm để trung tâm sẽ lo giùm chứ cha con A Páo không thể ở nhờ măi trong trung tâm được.
Trên đường về xuôi
Ông Hải vui vẻ kể lại, lúc đầu A Páo sợ bị dẫn đi xa, mất con. Lúc phái đoàn từ thiện đến, chủ tịch xă phải vào, hứa với A Páo là đi Hà Nội sẽ có cơm ăn, áo mặc, hai đứa trẻ sẽ được đi học, bấy giờ A Páo mới bằng ḷng.
Lúc lên xe, lại đến lượt thằng bé út A Đại nhất định không chịu “lên con trâu lớn” (xe của đoàn từ thiện) v́ sợ. Một lần nữa đoàn công tác và địa phương lại phải dỗ dành, khuyên nhủ đứa trẻ rồi mới đưa được nó lên xe, về tới Hà Nội. Ông Hải cho biết đă nghĩ kế hoạch giúp đỡ bố con A Páo: “Đầu tiên phải cho ba bố con ở chung với nhau để học tiếng Kinh cái đă. Sau đó tôi sẽ xin cho A Páo làm nhân viên bảo vệ cho một công ty của một người bạn để lấy tiền ăn. Riêng hai cháu bé th́ khi nào thông thạo tiếng Kinh sẽ cho nó đi học chữ và học nghề để biết cách kiếm sống. Số tiền tiết kiệm do các nhà hảo tâm giúp đỡ vẫn gửi trong ngân hàng th́ tùy, ông ta muốn dùng làm vốn sinh sống tại Hà Nội hay đem về Cao Bằng mua đất làm nhà là do ông ta quyết định”.
Bữa cơm đầu tiên ở trong Trung tâm tuy đạm bạc nhưng với quần áo mới, dép mới, đầu tóc được sửa sang trông bảnh hẳn ra, ba bố con A Páo sung sướng lắm, coi như đại tiệc. Ông nói: “Ta vui lắm. Ta chỉ buồn là chưa biết nhiều tiếng Kinh thôi chứ ta muốn khi đă lớn lên, hai đứa con ta làm ăn ở đây, lấy vợ ở đây, c̣n ta th́ chết ở đây, không về cái “lỗ đá” trên đó nữa”.
Ông Hải và 3 bố con A Páo
III. Cô gái “người rừng” tố cáo bị cha ruột cưỡng hiếp suốt 8 năm trời
Một cô gái 25 tuổi, không biết chữ, bị chính bố mẹ đẻ đưa vào rừng cách xa khu trung tâm hàng chục cây số để chăn ḅ. Cô sống biệt lập với thế giới bên ngoài hơn 8 năm nay và bị cha đẻ cưỡng hiếp. Cô gái tố cáo: Cha đứa bé con của cô cũng chính là cha của cô!
Ngày chăn ḅ, tối làm nô lệ t́nh dục cho cha
Cô gái mới được giải thoát tên Đ.L.T.A, 25 tuổi, ở thôn Tân Phú, xă Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Theo lời T.A kể, năm 17 tuổi cô bị cha mẹ đưa vào vùng đồi núi Lỗ Giàng để chăn một đàn ḅ hơn 20 con và làm rẫy. Cả năm cô phải ở trên rừng, không được về nhà dù nhà chỉ cách hơn chục cây số. Chỉ đến tết cô mới được về vài ngày rồi lại phải trở lại rừng.
Từ đó đến nay, hằng tháng bố mẹ T.A thay nhau mang lên ít kư gạo cùng thứ “thức ăn” duy nhất là muối và nước mắm. Cứ mỗi lần lên là bố T.A lại ở lại đêm, có khi vài ngày. Nhiều bữa hết gạo, T.A phải kiếm trái cây rừng ăn cho đỡ đói ḷng. Công việc hằng ngày của T.A là chăn hơn 20 con ḅ cho gia đ́nh.
Sống một ḿnh trong căn cḥi được xây bằng gạch để mộc không tô vữa, mái lợp tôn, rộng chừng 4 mét 2, T.A bị bố mẹ cấm tiếp xúc với người ngoài. Hằng ngày cô phải dắt ḅ vào trong lũng từ sáng sớm đến chiều muộn. Hễ có người lạ đến gần, bất kể đàn ông hay đàn bà, T.A đều bị bố đánh nhừ tử v́ sợ tiết lộ chuyện bố mẹ tàn ác.
Căn cḥi của T.A
T.A kể: “Năm em gần 18 tuổi, có một ông độc thân lớn tuổi làm rẫy gần đấy muốn lấy em làm vợ, nhưng bố em ngăn cấm”. Cũng cùng năm đó, một lần đem lương thực lên tiếp tế cho T.A, người cha ở lại đêm và cưỡng hiếp chính con gái ḿnh. “Biết việc đó là loạn luân nhưng bị cha hăm dọa nên em phải chịu” - T.A cúi mặt giấu những giọt nước mắt tủi hổ.
Từ đó, T.A càng bị cha cấm đoán giao tiếp với bên ngoài, ban ngày chỉ biết đưa đàn ḅ vào rừng, đến đêm lại làm nô lệ t́nh dục cho cha. Năm ngoái, bất ngờ cô có bầu và sinh con, theo lời T.A tố cáo, cha của con cô cũng là cha của cô.
T.A sinh con tại căn cḥi trên vùng núi Lỗ Giàng nơi cô sống một ḿnh chăn ḅ. Người đỡ đẻ chính là mẹ ruột của cô, nguyên cán bộ thú y xă nghỉ hưu. Khi được hỏi tại sao không đưa T.A xuống trạm xá để sinh cho bảo đảm? Người đàn bà vô lương tâm này trả lời gọn lỏn: “Chẳng xuống trạm xá th́ nó cũng sinh rồi đấy, có sao đâu? Mẹ tṛn con vuông cả mà, cần ǵ xuống trạm xá!”. V́ ở trên núi nên T.A đặt tên cháu bé là “Núi”.
Cháu Núi (con gái, có khi T.A gọi là Tiên) không có họ, không có khai sinh hay bất cứ một thứ giấy tờ ǵ cả. Mỗi buổi sáng, T.A cho bé bú sữa của ḿnh xong, đặt nằm trong giường, cột mùng xuống thành giường để cháu khỏi té rồi lùa đàn ḅ vào vùng lũng sâu có cỏ để thả, gần trưa mới về cho con bú lần nữa và măi đến hơn 3 giờ chiều, khi lùa ḅ về lán xong, T.A mới có th́ giờ chăm sóc con và lo chuyện ăn uống cho chính ḿnh.
T.A chăn ḅ
Không dám bỏ trốn v́ sợ cha đánh chết
Từ ngày có con, T.A càng bị cha mẹ cấm đoán, không cho tiếp xúc với bất kỳ người nào. Nhiều khi hết gạo, T.A phải ăn đu đủ xanh mà cô gieo hạt rồi mọc lên ở gần căn cḥi cô ở để có sữa cho con bú. Hai mẹ con bị biệt lập với thế giới bên ngoài nên khi gặp người lạ, T.A khá dè dặt, lo ngại.
Ngay sau khi biết tin T.A bị cha mẹ đối xử tàn nhẫn, các phóng viên đă báo với chính quyền địa phương và đưa mẹ con cô ra khỏi rừng.
Trên đường đi, T.A luôn luôn tỏ ra sợ hăi khi nghe có tiếng xe Honda chạy ngược chiều từ dưới lên v́ sợ đó là xe của cha. Từ trước tới nay T.A vẫn bị cha dọa giết nếu tiết lộ bí mật. “Em mà bỏ đi, ba em bắt được sẽ đánh chết!”.
Lư do T.A không dám đi tŕnh báo sự việc để được giải thoát, bởi v́: “Em không biết công an ở đâu mà cũng sợ xuống dưới đó lỡ bố mẹ em biết th́ chết!”.
Ngày 10/6 vừa qua, cha của T.A (62 tuổi, ngụ tại xă Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân) và vợ y (55 tuổi, nguyên cán bộ thú y xă mới nghỉ hưu) khi bị truy vấn về việc đày đọa con gái trong rừng hơn 8 năm nay và cưỡng bức T.A quan hệ t́nh dục dẫn đến có con, mụ “cán bộ” cong cớn: “Ối, nó chơi không, ngủ với mấy thằng làm rừng th́ có con chứ ai đụng ǵ đến nó!”.
T.A và đứa con
Hiện mẫu DNA lấy từ người cha của T.A và cháu bé con của T.A đang được gửi đi Sài G̣n để xét nghiệm. Cha mẹ của T.A sẽ bị truy tố về tội hành hạ con ḿnh trong một thời gian lâu dài, c̣n riêng người cha sẽ bị truy tố thêm tội loạn luân, cưỡng bức người khác suốt 8 năm trời.
Về mặt pháp lư, Luật sư Lương Văn Trương - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp Pháp lư tỉnh Phú Yên - đă cử Luật sư Nguyễn Hương Quê (thuộc Văn pḥng Luật sư Phúc Luật) tiếp cận để trợ giúp pháp lư cho mẹ con T.A.
Bookmarks