Page 4 of 19 FirstFirst 1234567814 ... LastLast
Results 31 to 40 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #31
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 4)

    3. Mực và bút viết
    UC Davis (University of California, Davis = Đại học California, Davis: cách Sacramento khoảng 15 dặm về phía tây) đă dùng một máy gia tốc (cyclotron) để phân tích mực đă dùng trên các mảnh rời của các sách cuộn ở Dead Sea Scroll (sẽ được nói đến ở phần “Các bản sao viết tay nỗi tiếng đă được t́m thấy” trong Bài 4 nầy) và đă phát hiện ra hai loại mực đen đă được sử dụng: mực sắt mật (iron-gall ink) và mực than bồ hóng (carbon soot ink).

    Bồ hóng là bụi mịn đen do khói đóng lại lâu ngày thành mảng, thành lớp trên nóc bếp, vách bếp, tường bếp … Than bồ hóng đă được dùng để tạo mực đen dùng trên các Dead Sea Scrolls là than bồ hóng từ đèn dầu ô liu (olive oil lamps). Mực than bồ hóng được sử dụng nhiều hơn là mực sắt mật (gồm 2 thành phần chính là sắt (iron) và hạt túi mật, gall nut), mực này thường được trộn vào mực than bồ hóng đề làm cho mực linh hoạt hơn. Mật ong, dầu, giấm và nước thường được thêm vào hỗn hợp để pha loăng mực cho thích hợp cho việc viết bằng tay.

    Hạt túi mật là ǵ? Một số loài ong bắp cày (ong Marble, ví dụ) đẻ trứng trong các nhánh cây sồi và cành cây con. Khi cây phát hiện một kư sinh trùng có thể đă xâm nhập vào cây, nó nhanh chóng phát triển một khối u lớn, một "hạt túi mật" (gall nut), bao xung quanh vật thể lạ để cô lập nó và làm vật thể lạ không gây thiệt hại cây nhiều hơn.

    Màu đen tinh khiết của mực sắt mật là do phản ứng giữa axit tannic (C76 H52 O46), có rất nhiều trong hạt túi mật, và sunfat sắt (FeSO4) từ sắt.


    Người ta dùng một cây cọ làm từ cây sậy (reed), hay cây lau (sedge or cyperaceae), hoặc cây tre (bamboo) làm bút viết để viết.


    Bút viết làm từ cây sậy (Reed pens) của người Ai cập, trưng bày tại Viện Bảo Tàng Louvre, Pháp.

    Bút viết làm từ cây sậy đă được người Ai cập xử dụng từ thế kỷ thứ tư tCN.


    Bút lông (quill) đă được người Ai cập dùng từ thế kỷ thứ 6 sCN.

    II. Các bản sao viết tay Thánh Kinh dưới dạng Scroll và Codex.
    1. Sách chép tay dạng cuộn (Scroll)

    Sách chép tay dạng cuộn, gọi tắt là sách cuộn, là một cuộn giấy da, giấy cói hay giấy in có bản sao được chép bằng tay của các bản văn cổ. Sách cuộn là h́nh thức đầu tiên của sách được dùng để lưu giữ văn bản có thể chỉnh sửa, được sử dụng trong các nền văn minh Ai Cập cổ đại trong khoảng 3100–2686 tCN.

    Đa số sách cuộn được sử dụng trong các nền văn minh Ai Cập cổ đại là loại sách cuộn dùng giấy cói nhưng các bản sao Kinh Thánh là loại sách cuộn dùng giấy da như đă quy định trong sách Talmud của Do Thái giáo.

    Một sách cuộn chỉ chép Ngũ Kinh (Torah) có chiều dài khoảng 150 feet (45.72 mét), tốn gần như cả một đàn cừu khoảng 40-50 con. Sách cuộn chỉ chép Ngũ Kinh ngày nay vẫn c̣n được nhiều cộng đoàn Do Thái giáo sản xuất theo đúng các quy định rất chặt chẽ đă ghi trong sách Talmud để cung cấp cho các hội đường (synagogue) Do Thái giáo với giá một sách cuộn dùng giấy da khoảng 24,000 đến 55,000 đô la!


    2. Sách chép tay dạng tập (Codex)
    Sách chép tay dạng tập, gọi tắt là sách tập, là một cuốn sách được tạo thành từ một số tờ giấy như giấy da, giấy cói, giấy in với nội dung sách được sao chép bằng tay. Các tờ giấy trong sách tập, đôi khi được gọi là lá (leaf), thường xếp chồng lên nhau và được ràng buộc một cạnh với hai tờ b́a dày hơn các tờ bên trong.

    Ngay sau khi được phát minh vào khoảng thế kỷ I sCN, sách tập đă thay thế phần lớn sách cuộn do sự tiện lợi của chúng. Đến năm 300 sCN số sách tập được xử dụng bằng với số sách cuộn. Ở Ai Cập vào thế kỷ thứ V, số sách tập được dùng nhiều gấp 10 lần số sách cuộn.

    Các sách Thánh Kinh dùng trong các hội đường của Do Thái giáo đều là các sách cuộn; họ không dùng các sách tập để đọc trong các thánh lễ. Trong Do Thái giáo các sách tập chỉ dùng cho việc nghiên cứu Thánh Kinh của các sinh viên hay các học giả.

    Theo từ điển Bách Khoa của Thiên Chúa giáo (Catholic Encyclopedia) các sách tập chép lại các bản sao các sách Thánh Kinh thường là các sách tập dùng giấy da.


    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 25-04-2015 at 10:19 PM.

  2. #32
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    (Tiếp theo Bài 4)

    III. Cách chép tay Thánh Kinh của người Do Thái cổ
    Cựu Ước đă được viết cách đây khoảng 2500 năm. Thời Cựu Ước, vật liệu dùng để sao chép Thánh Kinh thường là giấy da hay giấy cói, những loại vật liệu rất dễ bị môi trường làm biến chất. Người Do Thái có thói quen không dùng những bản chép tay Thánh Kinh bị hư, cũ. Khi bản chép tay Thánh Kinh bị hư, cũ, người Do Thái cất giữ trong các kho đặc biệt gọi là genizah trước khi đem đi chôn, hoặc thiêu hủy. Do vậy việc sao chép lại Thánh Kinh bằng tay là công việc được làm đi làm lại rất nhiều lần.

    Người Việt ḿnh rất quen thuộc câu “Tam sao thất bổn”. Ở đây không phải là “tam sao”, mà là “hằng trăm lần sao”! Qua hằng trăm lần sao chép, chúng ta có thể tự hỏi so với các bản văn gốc ban đầu, các bản sao chép hoặc các bản in ngày nay có c̣n giữ được bản văn gốc ban đầu của Thánh Kinh không?

    Chúng ta hăy xem cách chép tay Thánh Kinh của người Do Thái cổ để thấy rằng tuy qua hằng trăm lần sao chép, người Do Thái vẫn giữ được sự tinh tuyền của Thánh Kinh như bản văn gốc ban đầu.

    Các nhà sao chép Thánh Kinh (Scribes) người Do Thái sử dụng quá tŕnh sau đây để tạo ra các bản sao của bộ Ngũ Kinh Torah và các sách khác trong Tanakh. Tanakh là quy điển của Kinh Thánh theo Do Thái giáo, nó c̣n được gọi là bản văn Masoretic Text.

    “1. Họ chỉ có thể sử dụng da thú sạch sẽ để viết Thánh Kinh và dùng sợi da thú để gắn kết (bind) các tờ rời lại với nhau.
    2. Mỗi cột của bản văn có thể có không ít hơn bốn mươi tám ḍng, và không quá sáu mươi ḍng.
    3. Mực phải có màu đen, và mực phải theo một công thức đặc biệt.
    4. Họ phải đọc to mỗi từ trong khi họ đang viết.
    5. Họ phải lau bút và tắm rửa sạch sẽ toàn bộ cơ thể của họ trước mỗi khi viết tên Thánh Danh Thiên Chúa, YHVH. (Họ chỉ viết G-d thay cho God, YHVH thay cho Yahweh hay Jehovah.)
    6. Phải có một đánh giá kiểm tra trong ṿng ba mươi ngày, và nếu như có nhiều hơn ba trang cần sửa chữa, toàn bộ bản sao chép viết tay phải được làm lại.
    7. Các chữ cái hay mẫu tự (letters), các từ (words), và các đoạn văn (paragraphs) phải được đếm, và các bản văn sẽ trở thành không hợp lệ nếu hai chữ cái chạm (touched) vào nhau. Vị trí ở giữa các đoạn, các từ và các chữ phải phù hợp với tài liệu cần được sao chép.
    8. Các bản văn sao chép Thánh Kinh chỉ được lưu trữ trong những nơi thiêng liêng như hội đường (synagogue) Do Thái, vv…
    9. V́ không để các bản văn sao chép Thánh Kinh có chứa Lời Chúa có thể bị phá hủy, các bản văn sao chép Thánh Kinh hư, cũ được lưu trữ trong một kho chứa đặc biệt (genizah) trước khi được đem đi chôn trong nghĩa trang.”
    (Trích dịch từ tiểu mục “Judaism” trong Scribes).

    Samuel Davidson (1806–1898) nhà nghiên cứu Thánh Kinh nổi tiếng của Ái Nhĩ Lan (Irish) có viết thêm, so với những điều đă nêu trên, về kỷ luật của các nhà sao chép Thánh Kinh theo các luật lệ được quy định trong sách Talmud như sau:

    “[1] Sách cuộn của hội đường phải được viết trên da các thú vật sạch,
    [2] phải do một người Do-thái chuẩn bị cho một việc sử dụng cá biệt của hội đường.
    [3] Những sách cuộn này phải được cột với nhau bằng dây lấy từ các thú vật sạch.
    [4] Mỗi tờ giấy da phải chứa một số cột bằng nhau trong suốt cuốn sách.
    [5] Chiều dài mỗi cột không được dưới 48 ḍng và không được quá 60 ḍng; và chiều rộng phải chứa 30 chữ.
    [6] Trọn bộ bản chép phải được kẻ đầu (first-lined); và nếu viết ba chữ mà không có ḍng nào, th́ sẽ vô giá trị.
    [7] Mực phải đen, không được trắng, xanh lá cây, hay bất cứ màu nào khác, và phải được chuẩn bị bằng một công thức nhất định.
    [8] Một bản chuẩn xác phải làm mẫu mực, mà người sao chép không được phép đi trật dù hết sức nhỏ.
    [9] Không một chữ, một vần hay một dấu phết (yod) nào được phép viết theo trí nhớ, mà người sao chép lại không nh́n vào sách mẫu để ngay trước mắt ḿnh...
    [10] Giữa mỗi phụ âm, phải có khoảng cách dù nhỏ như sợi tóc hoặc sợi chỉ;
    [11] Giữa mỗi đoạn (parashah) mới, phải để khoảng cách rộng 9 phụ âm;
    [12] Giữa mỗi sách, phải có ba ḍng.
    [13] Sách thứ năm của Moses phải kết thúc chính xác bằng một ḍng; c̣n những sách khác th́ không cần như vậy.
    [14] Ngoài ra, người sao chép phải mặc đủ lễ phục Do-thái-giáo khi ngồi viết,
    [15] tắm gội hết cả châu thân,
    [16] không được bắt đầu viết tên Chúa bằng cây viết vừa mới nhúng mực,
    [17] và nếu có vị vua nào đó lên tiếng nói chuyện với anh ta khi anh ta đang viết tên Chúa, anh ta vẫn không được lưu ư tới.

    Sách cuộn nào không tôn trọng những qui định trên đều phải bị chôn xuống đất hoặc bị đốt đi; hay bị cấm không được dùng trong các hội đường, hay dùng làm sách đọc.”
    (Trích từ tiểu mục “1. Sách Talmud” trong “Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (2)” của Vũ Văn An.)

    “Trong khi sao chép, nếu họ mắc lỗi, dầu là lỗi nhỏ nhất, chẳng hạn như khi lỡ chép hai kư tự của một chữ dính vào nhau, th́ họ sẽ tiêu hủy toàn bộ mảnh da đó (từ ba đến bốn cột chữ trước chỗ có lỗi) và tiêu hủy luôn miếng da trước đó, v́ đă chạm vào miếng da có chứa lỗi.” (Trích dịch từ “The Pre-Reformation History of the Bible From 1,400 BC to 1,400 AD”)

    Trong bài viết về The Leningrad Codex có nói rơ mục đích của các nhà sao chép Do Thái xin được trích dịch như sau:

    “Các nhà sao chép Do Thái sao chép các bản văn Thánh Kinh rất cẩn thận với mục đích để các bản văn Thánh Kinh sẽ không sai lệch so với bản gốc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cách mà họ đă cố gắng để đảm bảo điều này là họ sử dụng các ghi chú ở bên lề rất chi tiết. Trong các lề bên cạnh những câu Kinh Thánh, họ viết các chữ cái nhỏ được dùng như là các kư hiệu. Các kư hiệu này nói với người sao chép sao chép các thông tin trong bản văn có h́nh thức bất thường, hoặc các từ không cần phải thay đổi. Ví dụ, họ có thể khoanh một ṿng tṛn trên một từ chỉ có duy nhất trong bản văn Kinh Thánh. Ở ghi chú bên lề, họ sẽ ghi một chữ "l" và lưu ư với người sao chép, "vâng, đây là một từ duy nhất, nhưng nó không phải là một lỗi, v́ vậy chỉ cần sao chép y như dạng nó đang có." Các ghi chú ở trên đầu trang hoặc dưới trang thường sẽ cung cấp thêm các thông tin về các kư hiệu trong các ghi chú bên lề.”

    Trong bài “Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (2)”, Vũ Văn An viết:

    “Không lạ ǵ có rất ít sai biệt trong các bản chép tay Cựu ước. Theo Gleason Archer, dù hai bản của Sách Isaia được khám phá tại Hang 1 Qumran gần Biển Chết vào năm 1947 đă có trước bản chép tay xưa nhất được biết đến trước đây (năm 980 A.D.) cả hơn một ngàn năm, chúng vẫn y trang từng chữ giống bản Thánh Kinh Do-thái tiêu chuẩn của ta ngày nay đến hơn 95 phần trăm. 5 phần trăm sai biệt phần lớn là do nét vấp của ng̣i bút và cách đánh vần khác nhau mà ra thôi. Ngay những mẩu vụn của sách Đệ nhị luật và sách Samuel, dù thuộc hai nhà chép tay khác nhau, cũng không đưa lại một khác biệt nào về học thuyết hoặc giáo huấn. Chúng không ảnh hưởng mảy may ǵ đến sứ điệp mạc khải cả.
    Chính Flavius Josephus, một sử gia Do-Thái, cũng đă viết: “chúng tôi đă có chứng cớ cụ thể cho thấy ḷng tôn kính của chúng tôi đối với Thánh Kinh. V́ dù bao thời đại dài đằng đẵng đă trôi qua, nhưng không một ai dám thêm hoặc cắt bỏ, hay thay đổi chỉ một vần nào; và mọi người Do Thái, kể từ khi mới sinh ra, đă có bản năng coi Thánh Kinh như các sắc chỉ của Chúa, mà họ phải tuân giữ và, nếu cần, sẵn sàng chết cho nó.”


    Cách chép tay Thánh Kinh của người Do Thái cổ đă cho chúng ta thấy: Trong gần 2500 năm được lưu truyền, Lời Chúa đă được bảo quản một cách rất chính xác và đáng tin cậy.

    (C̣n tiếp)

  3. #33
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    (Tiếp theo Bài 4)

    IV. Các bản sao viết tay nỗi tiếng hiện c̣n đang lưu giữ
    Các bản sao viết tay lâu đời nhất được viết trên sách cuộn, những bản thảo thời Trung cổ (từ thế kỷ V đến XV sCN) thường được viết trên sách tập.

    Các bản sao viết tay Cựu Ước bằng tiếng Do thái hiện c̣n lưu giữ cổ nhất được t́m thấy là các sách cuộn trong Dead Sea Scrolls. Các bản sao viết tay này được viết từ năm 200 tCN đến 70 sCN.

    Danh sách đầu tiên của các bản sao viết tay Cựu Ước bằng tiếng Do Thái hiện c̣n lưu giữ, được thực hiện bởi Benjamin Kennicott (1776-1780) và được xuất bản bởi Oxford, đă liệt kê có 615 bản từ thư viện ở Anh và trên lục địa Châu âu. Giovanni de Rossi (1784-1788) công bố một danh sách gồm 731 các bản sao viết tay Cựu Ước. Trong số khoảng 260,000 tài liệu viết tay được t́m thấy khoảng năm 1890 ở Cairo Geniza có khoảng 10,000 tài liệu liên quan đến Cựu Ước được viết từ năm 870 sCN đến năm 1880 sCN.

    Về các bản sao viết tay Tân Ước bằng tiếng Hy-lạp và La-tinh th́ rất nhiều, trong bài “Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (1)”, Vũ Văn An viết:

    Hiện nay có khoảng 5,300 bản chép tay Tân Ước bằng tiếng Hy-lạp. Cộng thêm hơn 10,000 bản chép tay Thánh Kinh (Phổ Thông) bằng tiếng La-tinh và ít nhất cũng 9,300 các bản có trước đó nữa, vị chi hơn 24,000 bản chép tay toàn bộ hoặc một phần Tân Ước hiện c̣n lưu giữ cho đến ngày nay. Không một tài liệu cổ nào khác có được tầm mức sao chép như vậy. So sánh ra, tập Iliad của Homer dù xếp hàng thứ hai, chỉ đạt được 643 bản chép tay c̣n đến ngày nay. Bản văn đầu tiên của Homer c̣n lưu giữ nguyên vẹn được định niên biểu khoảng thế kỷ 13”.

    có quá nhiều các bản sao viết tay nỗi tiếng đă được t́m thấy nên trong tài liệu này chúng tôi chỉ đề cập đến các bản sao viết tay hiện c̣n lưu giữ có liên quan đến các bản dịch Kinh Thánh nổi tiếng, như Bản Masoretic Text (MT), Bản Bảy Mươi (Septuagint), Bản Phổ Thông (Vulgate); các bản dịch nổi tiếng này là nền tảng cho các bản dịch Kinh Thánh sau này. Các bản sao viết tay nỗi tiếng liên quan đến Tân Ước cũng sẽ được đề cập vắn tắc trong bài viết này.

    1. Các sách cuộn ở Biển Chết (Dead Sea Scrolls)
    Biển Chết (Dead Sea) là nơi thấp nhất trên bề mặt Trái Đất. Nó nằm trên biên giới giữa Bờ Tây (West Bank), Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Khu vực chứa nước bị hăm kín này có thể coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới.

    Tài liệu Biển Chết là ǵ? - Đuốc Thiêng:

    Tài liệu Biển Chết là những sách cuộn cổ xưa viết hay sao chép bằng tay trên vỏ cây chỉ thảo hay trên da thú t́m được trong 11 hang động ở vùng Khirbat Qumran ở xứ Jordan, cạnh cuối bờ tây bắc của Biển Chết, trong khoảng thời gian từ năm 1947 đến năm 1956.

    Bảy sách cuộn cổ xưa đầu tiên bất ngờ t́m được ở vùng Biển Chết trong trường hợp hy hữu như sau: Vào năm 1947, một em bé chăn cừu thuộc sắc dân Bedouin, tên là Muhammed edh-Dhib ném một ḥn đá vào một hang động ở vùng Qumran, nằm trên bờ tây bắc Biển Chết, khoảng 32 cây số về hướng đông Giê-ru-sa-lem, để đuổi một con dê đi lạc. Em bé chăn cừu nghe ḥn đá em vừa ném làm bể một vật ǵ ở trong hang động. Bởi ṭ ṃ, em đi vào hang, đến nơi, em thấy ḥn đá làm bể một hũ chứa bảy sách cuộn cổ xưa. Em bé chăn cừu đem bảy cuộn cuộn đó đến một tiêm đồ cổ nhờ bán giùm.

    Một học giả của Viện Đại Học Hê-bơ-rơ mua ba cuộn và Tổng Giám Mục ở Syria mua 4 cuộn. Đến năm 1954, Tổng Giám Mục Syria bán bốn sách cuộn này lại cho một nhà khảo cổ học Do Thái tên là Yigael Yadin. Sau khi mua xong, ông Yigael Yadin dâng hiến bốn sách cuộn cổ này cho Quốc Gia Do Thái để lưu trữ ở Bảo Tàng Viện của Viện Đại Học Hê-bơ-rơ.

    Ngay sau khi hay tin em bé chăn cừu t́m được các sách cuộn cổ xưa trong các hang động ở vùng Qumran th́ các nhà khảo cổ đổ dồn về khu vực này để đi vào các hang động lục lạo với hy vọng t́m kiếm thêm được các sách cuộn cổ xưa khác. Trong khoảng thời gian từ năm 1947 đến năm 1956, các nhà khảo cổ đă t́m thêm được 10 hang động ở vùng Biển Chết có chứa đựng hơn 800 sách cuộn cổ xưa c̣n nguyên vẹn hay không c̣n hoàn toàn nguyên vẹn và hằng chục ngàn mảnh vụn của các sách cuộn cổ xưa bằng chữ Hê-bơ-rơ, A-ram và Hy Lạp. Các nhà cổ ngữ học cho rằng các tài liệu Biển Chết này đă được viết bằng tay trong khoảng thời gian từ năm 200 (TC) cho đến năm 68 (SC). Các nhà khảo cổ học cho biết có khoảng 30% của các sách cuộn cổ xưa t́m được là các sách Kinh Thánh Cựu Ước, chỉ trừ sách Ê-xơ-tê. Khoảng 25% là các sách tôn giáo của người Hê-bơ-rơ, không liên hệ ǵ đến Kinh Thánh Cựu Ước, như sách Tobya, Sirach, Jubilees và Enoch. 30% là các sách giải kinh, các sách về tín ngưỡng, quy luật và quy chế của sắc dân Essenes gốc Do Thái đă sống trong vùng Qumran. 15% phần sách c̣n lại bị hư hại nhiều nên không phân biệt được.

    Các nhà khảo cổ học cho rằng các sách cuộn cổ xưa t́m được trong 11 hang động là những sách của một thư viện của dân sống ở vùng gần Biển Chết mà nay gọi là Khirbat Qumran. Căn cứ vào các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học t́m thấy bằng cớ là vùng Khirbat Qumran đă bị quân La Mă tàn phá vào năm 68 (SC) để trả thù cho cuộc nổi dậy của người Do Thái chống La Mă hồi năm 66 (SC). Căn cứ vào các sự kiện này mà các học giả cho rằng tài liệu Biển Chết đă được dân chúng đem giấu trong các hang động trong khoảng thời gian từ năm 66 cho đến năm 68 (SC) để tránh cuộc tàn phá của quân La Mă. Trước năm 1947, các nhà khảo cổ cũng đă t́m gặp những bản Kinh Thánh cổ xưa viết hồi thế kỷ thứ mười (SC). Đó là những bản Kinh Thánh cổ xưa nhất đă t́m được trước khi phát hiện các "Dead Sea Srolls".

    Các học giả cho rằng tài liệu Biển Chết là nguồn tài liệu quí giá v́ nó cho biết rơ ràng hơn về văn hóa và lịch sử của Do Thái trong khoảng thời gian giữa Cựu Ước và Tân Ước. Tài liệu cũng giúp cho người ta biết Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái Giáo đă hoàn bị trước khi có Cơ Đốc Giáo. Các bản Kinh Thánh cổ xưa vừa t́m được sẽ giúp cho các học giả dịch thuật Kinh Thánh Cựu Ước được rơ ràng và xác nghĩa hơn
    ”.

    Trong bài trích dẫn "Tài liệu Biển Chết là ǵ?" từ bài viết “Nguyên văn Kinh Thánh viết bằng ngôn ngữ nào?” của Đuốc Thiêng ở trên, (TC) và (SC) có nghĩa là trước và sau Công Nguyên theo thứ tự.


    Sau đây là h́nh một sách cuộn trong số các sách cuộn đă được t́m thấy ở Qumran:


    The Dead Sea Scrolls chứa tất cả các sách trong qui điển Kinh Thánh Do Thái giáo (trừ quyển Esther là không có). Chúng cũng bao gồm bốn cuốn sách đệ nhị qui điển (deuterocanonical) trong Công giáo và Chính thống giáo Đông phương: sách Tobit, Huấn Ca, Baruch, và Thánh Vịnh 151. (Trong Công giáo chỉ có Thánh Vịnh từ 1 đến 150).

    Trong bài viết “Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (2)”, Vũ Văn An viết:

    Một vài điều sau đây cho thấy các Sách Cuộn này vô cùng qúi giá. Ta biết các bản chép tay Thánh Kinh Do-Thái xưa nhất và đầy đủ nhất ta có hiện nay là từ năm 900 công nguyên trở về sau. Làm sao ta có thể chắc chắn chúng được lưu truyền chính xác kể từ thời Chúa Giêsu vào năm 32 công nguyên? Chính nhờ khoa khảo cổ và các Sách Cuộn Biển chết mà ta biết được câu trả lời. Một trong các sách cuộn này là bản chép tay đầy đủ sách Isaia bằng tiếng Hy-bá-lai. Các nhà cổ tự học (paleographers) ấn định niên biểu chúng vào khoảng năm 125 trước công nguyên. Bản chép tay này cổ hơn 1,000 năm so với bất cứ bản chép tay nào ta có trước đó. Ấn tượng mạnh mẽ là ở chỗ giống nhau cùng khuôn giữa bản sách cuộn Isaia (năm 125 trước công nguyên) và bản Isaia của nhóm Massoretic (năm 916 công nguyên), một bản xuất hiện 1,000 năm sau đó. Điều ấy chứng tỏ sự chính xác phi thường của các nhà sao chép Thánh Kinh, dù sống cách nhau cả ngh́n năm”.

    Hầu hết các bộ sưu tập Dead Sea Scrolls hiện nay thuộc sở hữu của Chính phủ nhà nước Israel, và được đặt trong Đền của Sách (Shrine of the Book ) được xây trên nền của Viện Bảo tàng Israel. Quyền sở hữu này đă được cả Jordan và Palestine đặt vấn đề.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 29-04-2015 at 10:39 PM.

  4. #34
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    (Tiếp theo Bài 4)

    2. Codex Vaticanus
    Codex Vaticanus được viết bằng tiếng Hy lạp và được chép tay trong khoảng thời gian từ 325 đến 350 sCN ở dạng sách tập gồm 759 lá giấy da vellum (leaves of vellum) với kích thước 27cm x 27 cm. Ít nhất là từ thế kỷ thứ 15, sách tập này đă và đang được lưu giữ tại Thư Viện Vatican (Vatican Library).

    Codex Vaticanus chứa một bản sao gần như hoàn chỉnh của bản Bảy Mươi ("LXX"), chỉ thiếu 1-4 Maccabees và Prayer of Manasseh . Hai mưoi lá gốc có chứa sách Sáng thế (St 1,1-46,28a) (31 lá) và sách Thánh vịnh (Tv 105,27-137, 6b) đă bị mất và được thay thế bằng các trang ghi chép lại vào thế kỷ 15. Sách 2 Vua (2 V 2, 5-7.10-13) cũng bị mất v́ rách.

    Phần Tân Ước trong Codex Vaticanus bao gồm bốn sách Tin Mừng, sách Công vụ, Tổng thư tín, thư tín của Thánh Phaolô, và Bức Thư Do Thái; Codex Vaticanus thiếu 1 và 2 Ti-mô-thê, Ti-tô, Phi-lê-môn, và sách Khải Huyền. Những lá chứa các phần mất đó đă được bổ sung vào thế kỷ 15.

    Codex Vaticanus là một trong những sách tập quan trọng nhất đối với các bản văn của bản Bảy Mươi (LXX) và các bản văn Hy Lạp của Tân Ước. Westcott và Hort đă sử dụng Codex Vaticanus để viết tác phẩm “The New Testament in the Original Greek”, xuất bản năm 1881. Sau Westcott và Hort, nhiều bản dịch sang các tiếng khác cũng đă dựa vào bản Codex Vaticanus.


    3. Codex Sinaiticus
    Codex Sinaiticus được viết bằng tiếng Hy lạp và được chép tay trong khoảng thời gian từ 330 đến 360 sCN ở dạng sách tập dùng giấy da với kích thước 38 cm x 34 cm. Ít nhất là từ thế kỷ thứ 15, nhiều phần của sách tập này đă được lưu giữ tại nhiều nơi như Thư Viện Anh quốc, tu viện Thánh nữ Catherine, Thư Viện Đại Học Leipzig ĐứcThư Viện Quốc Gia liên bang Nga.

    Trong bài viết “Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (1)”, Vũ Văn An viết:

    Bộ Codex Sinaiticus (350 A.D.) lưu giữ tại Bảo Tàng Viện Anh quốc. Bộ chép tay này chứa hầu như trọn bộ Tân Ước và quá phân nửa Cựu Ước, đă được Tiến sĩ Constantin Von Tischendorf khám phá năm 1859 tại Tu viện Núi Sinai, được tu viện này dâng cho Nga hoàng và sau đó được chính phủ và nhân dân Anh mua lại của Liên Bang Sôviết với giá 100,000 bảng Anh vào Lễ Giáng sinh năm 1933. Việc khám phá ra Bộ chép tay này có một lịch sử rất lư thú.
    Bruce Metzger thuật lại như sau: “Năm 1844, khi chưa đầy 30 tuổi, Tischendorf, một Privatdozent của Đại học Leipzig, làm một cuộc hành tŕnh rộng lớn khắp miền Cận Đông để đi t́m các bản chép tay Thánh Kinh. Khi đang thăm tu viện Thánh nữ Catherine tại Núi Sinai, ông t́nh cờ thấy một số tờ giấy da thú trong một giỏ rác đầy giấy dùng để đốt ḷ tại tu viện. Khảo sát th́ thấy những tờ giấy ấy chính là một phần bản chép tay bộ Thánh Kinh Bẩy Mươi của Cựu Ước, viết theo lối chữ hoa Hy-lạp thời xưa. Ông vội lượm hơn bốn mươi tư tờ giấy kiểu ấy lên khỏi giỏ rác. Thấy vậy, vị tu sĩ c̣n tỉnh bơ báo cho ông hay hai giỏ đầy những tờ giấy như thế đă được thiêu rụi! Sau đó, khi được chỉ cho coi những phần khác của Bộ Thánh Kinh này (chứa trọn bộ Isaiah và Macabê I và II), Ông cho các tu sĩ hay những tài liệu ấy rất qúi giá không thể làm mồi cho lửa được. Bốn mươi tư tờ ông được phép giữ gồm một số đoạn của Sách Kư sự I, sách Jeremia, Nehemiah, và Esther. Khi trở về Âu Châu, Ông lưu giữ chúng tại thư viện của Đại học Leipzig cho đến ngày nay. Năm 1846, ông cho ấn hành nội dung của chúng, đặt tên là
    Codex Frederico-Augustanus (để vinh danh Vua xứ Saxony là Frederick Augustus, quân vương và người bảo trợ của ông) (30). Năm 1853, Tischendorf viếng thăm Tu viện trên lần thứ hai, nhưng không thu lượm được bản chép tay nào cả v́ các tu sĩ tỏ ra ngờ vực đối với cái hứng khởi do lần viếng thăm đầu tạo ra chung quanh các bản chép tay này. Tuy nhiên trong lần viếng thăm tu viện lần thứ ba vào năm 1859 dưới sự hướng dẫn của chính Nga hoàng Alexander đệ nhị, ngay trước khi tạm biệt, Tischendorf tặng vị tu viện trưởng tu viện một ấn bản Bản Bẩy Mươi được ông xuất bản tại Leipzig. Vị tu viện trưởng bèn cho hay Ông cũng có một Bản Bẩy Mươi và tức khắc rút từ hộc tủ một bản chép tay bọc trong vải điều. Thế là trước đôi mắt đầy thích thú của nhà học giả, cả một châu báu đang được bày ra, thứ châu báu ông t́m kiếm xưa nay! Dấu xúc cảm, ông vội xin phép được xem tài liệu ấy kỹ hơn một chút vào buổi tối. Vị tu viện trưởng đồng ư và khi về pḥng Tischendorf đă thức thâu đêm say mê nghiên cứu bản chép tay ấy, v́ theo ông, quippe dormire nefas videbatur, ngủ bây giờ quả là một phạm thánh (lời ông ghi trong nhật kư). Ông khám phá ngay rằng tài liệu chứa nhiều điều hơn ông mong ước; v́ không những phần lớn Cựu ước có trong đó, mà cả Tân ước nữa cũng nguyên vẹn và c̣n rất tốt, lại có thêm hai công tŕnh Kitô giáo của thế kỷ thứ hai, tức Thư của Barnabas (mà trước đây người ta chỉ được biết qua bản dịch tiếng La-tinh rất nghèo nàn) và phần lớn tài liệu Shepherd của Hermas mà xưa nay người ta chỉ biết có tên tựa”.

    Các links ẩn trong phần được trích dẫn ở trên là do chúng tôi thêm vào để bạn đọc tiện tham khảo khi thấy cần.


    Cùng với Codex Vaticanus, Codex Sinaiticus được coi là một trong những bản thảo có giá trị nhất để xác lập các bản văn gốc tiếng Hy Lạp của Tân Ước, cũng như bản Bảy Mươi.

    Toàn bộ các trang trong Codex Sinaiticus đă được đưa lên mạng internet. Bạn đọc có thể “đọc” hay “xem” các trang trong Codex Sinaiticus ở đây.

    4. Codex Alexandrinus
    Codex Alexandrinus được viết bằng tiếng Hy lạp và được chép tay trong khoảng thời gian từ 400 đến 440 sCN ở dạng sách tập giấy da với kích thước 32 cm x 26 cm. Codex này có tên Alexandrinus do lúc đầu nó được lưu giữ ở thư viện Alexandria của Aicập vào đầu thế kỷ 14. Trước đó người ta không rơ gốc gát của Codex Alexandrinus ở đâu. Sau đó nó được đưa từ Alexandria đến Constantinople (tên ngày nay là Istanbul, thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ) bởi Cyril Lucaris, một Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Phương Đông. Năm 1627, Cyril Lucaris trao Codex Alexandrinus cho Charles I, vua của Anh. Ngày nay, Codex Alexandrinus được lưu giữ cùng với Codex Sinaiticus trong một trong những pḥng trưng bày Ritblat của Thư viện Anh.

    Codex Alexandrinus chứa gần như là một bản sao hoàn chỉnh của bản Bảy Mươi LXX, trong đó có các sách đệ nhị quy điển 3 và 4 Maccabees, Thi thiên 151 và 14 Odes. Nó cũng chứa hầu như tất cả các sách của Tân Ước gồm các sách Tin Mừng, Công Vụ Tông Đồ, thư tín chung, Pauline thư tín (Do Thái đặt giữa 2 Thessalonians và 1 Timothy), Sách Khải Huyền.


    Thư Viện Anh quốc mô tả Codex Alexandrinus ở đây.

    Theo Johann Jakob Wettstein (1693-1754), nhà thần học và là nhà phê b́nh Tân Ước người Thụy Sĩ, Codex Alexandrinus là sách tập lâu đời nhất và là bản thảo tốt nhất của Tân Ước.

    (C̣n tiếp)

    Tài liệu tham khảo trong bài viết “Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (1)” của Vũ Văn An:
    (30). Metzger, Bruce M. The Text of the New Testament. New York and Oxford; Oxford UniversityPress, 1968.

  5. #35
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    (Tiếp theo Bài 4)

    5. Aleppo Codex
    Aleppo Codex được viết bằng tiếng Do Thái vào khoảng năm 920 ở Palestine, có lẽ trong vùng lân cận của Tiberias, nơi mà các học giả Do Thái phát triển hệ thống các nguyên âm và đă trở thành hệ thống Masorete tiêu chuẩn của bản Masoretic Text (MT).

    Người ta tin rằng Aaron Ben Asher tự sáng tác các nguyên âm và các ghi chú bên lề trong bản viết tay này. Các cộng đồng Do Thái Karaite ở Jerusalem đă mua codex này khoảng một trăm năm sau khi nó đă được viết. Trong cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên (First Crusade 1096–1099: được phát động vào năm 1096 bởi Giáo hoàng Urbanô II với mục đích giải phóng vùng đất thiêng liêng Jerusalem và Đất Thánh từ những người Hồi giáo, đem lại tự do cho người Cơ đốc giáo Đông Âu thoát khỏi sự thống trị của Hồi giáo), các giáo đường Do Thái bị cướp bóc và Codex này được chuyển đến Ai Cập, và người Do Thái đă trả giá cao để chuộc lại nó. Codex này được bảo quản tại Karaite và sau đó được bảo quản tại Rabbanite là giáo đường Do Thái giáo ở Old Cairo, Ai Cập, nơi nó được tham khảo bởi triết gia Maimonides, là người đă mô tả nó như là một văn bản đáng tin cậy của tất cả các học giả Do Thái. Có tin nói rằng trong năm 1375 một trong những hậu duệ của Maimonides mang nó đến Aleppo, Syria, đưa đến nguồn gốc tên hiện tại của nó.

    Aleppo Codex được lưu giữ ở Syria trong thời gian năm trăm năm. Cho đến giữa thế kỷ XX Aleppo Codex này vẫn ở trong t́nh trạng tốt. Đây là bản sao được biết đến lâu đời nhất của bản Kinh Thánh Do Thái hoàn chỉnh, và nói chung được công nhận là bản thảo tiếng Do Thái quan trọng nhất hiện có vào lúc đó. Nhưng tại thời điểm đó Aleppo Codex không được ở nơi an toàn.

    Năm 1947, cuộc nổi loạn, do quyết định của Liên Hiệp Quốc cho phép Do Thái thiết lập một nhà nước ở Palestine, đă đốt cháy hội đường nơi Aleppo Codex được lưu giữ. Aleppo Codex biến mất và các giáo sĩ Do Thái cho thế giới nghĩ rằng nó đă bị th́êu hủy trong đám cháy. Trong mười năm họ đă cố gắng để che giấu thực tế là các bản thảo đă được cứu thoát khỏi đám cháy, và nó vẫn là sở hữu của họ. Năm 1958, Aleppo Codex lại được nhập lậu vào Do Thái do 1 người Do Thái gốc Syria tên là Murad Faham.

    Từ cuối những năm 1980, Aleppo Codex đă được đặt trong Đền Sách (Shrine of the Book) tại viện Bảo tàng Do thái.


    Sách Joshua chương 1, câu 1 theo bản dịch của King James ấn bản 1611:
    (Joshua 1:1): “Nowe after the death of Moses the seruant of the Lord, it came to passe, that the Lord spake vnto Ioshua the sonne of Nun, Moses minister, saying,”

    Bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” của NPDCGKPV:
    (Gs 1,1): “Sau khi tôi trung Đức Chúa là ông Mô-sê qua đời, Đức Chúa phán với con ông Nun là ông Giô-suê, phụ tá của ông Mô-sê:”

    Hiện Aleppo Codex chỉ có 295 trang c̣n sót lại trong tổng số ước tính là 491 trang của bản gốc và 196 trang đă bị mất. Mỗi trang được làm từ giấy da, có kích thước cao 33 cm, rộng 26,5 cm (13 inch x 10.43 inch), trong đó, riêng phần Ngũ Kinh Torah bị mất nhiều nhất, 118 trang đă bị mất, chỉ có vài trang cuối cùng của Deuteronomy 28:17-34:12, là c̣n tồn tại. Các phần khác bị mất gồm: II Kings 14:21–18:13; Jeremiah 29:9–31:33; 32:2–4, 9–11, 21–24; Amos 8:12–Micah 5:1; II Chronicles 26:19–35:7; Psalms 15:1–25:2 ; Song of Songs 3:11 đến hết; toàn bộ tất cả các sách Ecclesiastes, Lamentations, Esther, Daniel, và Ezra-Nehemiah.
    Aleppo Codex chỉ chứa các sách Cựu Ước theo quy điển Kinh Thánh của Do thái giáo.

    Bản văn Aleppo Codex bằng tiếng Do Thái dạng Masoretic Text ở đây. (Xin chọn sách và chương ở hai ô chữ nhật “select book from list” và “select chapter from list” ở bên phải).

    6. Leningrad Codex
    Leningrad Codex là bản chép tay hoàn chỉnh lâu đời nhất của Kinh Thánh Do Thái, viết bằng tiếng Do Thái dựa theo bản Masoretic Text (MT). Theo “colophon” được viết trên Leningrad Codex (colophon là biểu tượng được viết lên quyển sách cho biết quyển sách ấy do ai xuất bản và xuất bản năm nào) th́ Leningrad Codex được viết vào năm 1008 sCN trên giấy da. Aleppo Codex, là Codex mà dựa vào đó Leningrad Codex đă được sửa chữa, th́ cổ hơn Leningrad Codex vài thập kỷ, nhưng Aleppo Codex đă bị mất đi khoảng một phần ba từ năm 1947, nên Leningrad Codex là bản chép tay hoàn chỉnh lâu đời nhất c̣n nguyên vẹn cho đến ngày nay của bản chép tay theo bản Masoretic Text. Leningrad Codex chỉ chứa các sách Cựu Ước theo quy điển Kinh Thánh của Do thái giáo; không có sách Tân Ước nào trong Leningrad Codex.

    Theo colophon của Leningrad Codex, Codex này đă được sao chép ở Cairo, Aicập, từ bản chép tay được viết bởi Aaron ben Moses ben Asher, một tác giả có công lớn nhất trong việc tạo ra bản Masoretic Text.

    Chủ sở hữu trước đây của Leningrad Codex là Abraham Firkovich, một nhà sưu tập ở Crimea. Năm 1838 Leningrad Codex được đưa đến Odessa, thành phố lớn thứ ba ở Ukraine và sau đó Leningrad Codex được chuyển giao cho Thư viện Hoàng gia ở St Petersburg (thành phố lớn thứ nh́ ở Nga, được đổi tên thành Leningrad năm 1924), do đó Codex có tên là Leningrad Codex. Leningrad Codex này hiện nay đang được lưu giữ ở Thư viện Quốc gia Nga.

    Bản văn Leningrad Codex bằng tiếng Do Thái dạng Masoretic Text ở đây. (Xin nhấp chuột vào mũi tên màu đen (với Google Chrome, hay trắng với Internet Explorer) ở góc phải dưới cùng để sang trang).

    7. Codex Amiatinus
    Codex Amiatinus, là bản thảo c̣n sót lại cũ nhất của bản Kinh Thánh Vulgate, bản Phổ Thông, và được coi là bản sao chính xác nhất của bản Phổ Thông của thánh Jerome.

    Codex Amiatinus được chép tay bằng tiếng La-tinh trên 1040 trang giấy da vellum. Codex Amiatinus có kích thước cao 19-1⁄4 inches (49.9 cm), ngang 13-3⁄8 inches (33.97 cm) và dày 7 inches (17.78 cm). Codex Amiatinus cân nặng 75 pounds (34.01 kilograms) và phải cần đến khoảng 500 ḅ con (calf) để làm ra 1040 lá giấy da vellum cần cho sách tập này. Có thể nói Codex Amiatinus là sách tập lớn nhất thế giới!

    Năm 692 Thánh Ceolfrid, tu viện trưởng của tu viện Monkwearmouth-Jarrow Abbey ở miền trung vương quốc Anh cho lập ban sao chép Bản Phổ Thông Vulgate của Thánh Jerome ra ba bản. Thánh Ceolfrid đă xin thêm đất đủ để nuôi đàn ḅ 2000 con nhằm cung cấp đủ da cho ba bộ sách này. Hai bản sao dự trù sẽ để ở trong nhà thờ của Wearmouth và Jarrow. Không thấy có tài liệu nào nói về hai bản sao này.

    Thánh Ceolfrid đă đem bộ Codex Amiatinus thứ ba sang Rome để làm quà tặng cho Giáo hoàng Gregory II (giáo triều 715-731), nhưng Thánh Ceolfrid đă mất vào năm 716 trên đường đem Codex Amiatinus đến Rome.

    Vào thế kỷ thứ IX người ta thấy Codex Amiatinus này xuất hiện ở tu viện Abbey of the Saviour, cũng c̣n gọi là tu viện Abbazia di San Salvatore, ở Monte Amiata thuộc vùng Tuscany miền trung nước Ư. Do đó mà Codex này có tên là Codex Amiatinus. Đến năm 1786 Codex Amiatinus mới được đưa vào thư viện Biblioteca Medicea Laurenziana ở Florence, Ư.


    Codex Amiatinus chứa Cựu Ước lẫn Tân Ước, nhưng thiếu Sách Baruch.
    Bản văn Codex Amiatinus bằng tiếng La-tinh ở đây. (Xin nhấp chuột vào mũi tên màu đen (với Google Chrome, hay trắng với Internet Explorer) ở góc phải dưới cùng để sang trang).

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 03-05-2015 at 11:23 PM.

  6. #36
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    (Tiếp theo Bài 4)

    8. Bản chép tay John Rylands P52
    Bản chép tay John Rylands P52 được viết vào khoảng năm 125 sCN và được nhà khoa học và Ai cập học người Anh Bernard Pyne Grenfell (1869-1926) t́m thấy năm 1920 ở Oxyrhynchus, một thành phố nằm khoảng 160 km về phía tây nam thủ đô Cairo của Ai cập.


    Bản chép tay John Rylands, được kư hiệu là P52, với P là Papyrus (giấy cói) và 52 là con số gán cho bản chép tay John Rylands; P52 là kư hiệu theo phân loại của Caspar René Gregory (1846-1917) là một nhà thần học Đức sinh ra ở Mỹ.

    Bản chép tay John Rylands P52 chỉ là một mănh giấy cói, là một phần của một lá từ một codex, có kích thước 8.9 cm x 6 cm và chỉ chứa Tin Mừng theo thánh Gio-an, chương 18 từ câu 31 đến câu 33 ở mặt trước (recto) và từ câu 37 đến câu 38 ở mặt sau (verso). Bản chép tay John Rylands được xem là bản chép tay cổ nhất chỉ chứa năm câu (không đầy đủ) trong tổng số 40 câu của chương 18 trong Tin Mừng theo thánh Gio-an của Tân Ước. Bản chép tay John Rylands hiện đang được lưu giữ tại John Rylands University Library, Anh. Hiện nay thư viện này có tên là The University of Manchester Library.


    Các từ có trong mặt trước của John Rylands P52 chỉ là môt phần của ba câu, từ câu 31 đến câu 33, chương 18 trong Tin Mừng theo thánh Gio-an. Phần đầy đủ bằng tiếng Hy Lạp với các từ có trong John Rylands P52 được in đậm như sau:


    Bản dịch sang tiếng Anh của mặt trước, các từ được in đậm trong bản văn tiếng Hy Lạp được in đậm ở đây:

    Ba câu 31, 32 và 33 chương 18 Tin Mừng theo Thánh Gio-an được NPDCGKPV dịch như sau, (Ga 18,31-33):
    ". (31) Ông Philatô bảo họ: "Các người cứ đem ông ta đi mà xét xử theo luật của các người". Người Dothái đáp: "Chúng tôi không có quyền xử tử ai cả". (32) Thế là ứng nghiệm lời Đức Giêsu đă nói, khi ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.
    (33) Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: "Ông có phải là vua dân Dothái không?"


    Các từ có trong mặt sau của John Rylands P52 chỉ là môt phần của hai câu, từ câu 37 đến câu 38, chương 18 trong Tin Mừng theo thánh Gio-an. Phần đầy đủ bằng tiếng Hy Lạp với các từ có trong John Rylands P52 được in đậm như sau:


    Bản dịch sang tiếng Anh của mặt sau, các từ được in đậm trong bản văn tiếng Hy Lạp được in đậm ở đây:


    Hai câu 37 và 38 chương 18 Tin Mừng theo Thánh Gio-an được NPDCGKPV dịch như sau, (Ga 18,37-38):
    “(37) Ông Philatô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao?" Đức Giêsu đáp:
    "Chính ngài nói rằng tôi là vua.
    Tôi đă sinh ra
    và đă đến thế gian v́ điều này:
    đó là để làm chứng cho sự thật.
    Ai đứng về phía sự thật th́ nghe tiếng tôi".
    (38) Ông Philatô nói với Người: "Sự thật là ǵ?"
    Nói thế rồi, ông lại ra gặp người Dothái và bảo họ: "Phần ta, ta không t́m thấy lư do nào để kết tội ông ấy.”

    (C̣n tiếp)

  7. #37
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    (Tiếp theo Bài 4)

    9. Các bản chép tay Bodmer
    Các bản chép tay Bodmer Papyri gồm hai mươi hai bản giấy cói được phát hiện ở Pabau gần Dishna Ai Cập vào năm 1952. Chúng được đặt tên là Bodmer Papyri, sau khi ông Martin Bodmer đă mua chúng. Các bản chép tay Bodmer Papyri đă được bí mật ráp lại bởi một người gốc Síp có tên là Phokio Tano ở Cairo Ai Cập, sau đó các bản thảo đă được nhập lậu đến Thụy Sĩ, nơi Martin Bodmer (1899-1971) đă mua chúng.

    Bộ sưu tập có dính dáng đến Thánh Kinh của Bodmer Papyri gồm 10 bản giấy cói được viết bằng tiếng Hy lạp và 12 bản giấy cói được viết bằng tiếng Ai Cập (Coptic). Bộ sưu tập Bodmer Papyri chứa các bản viết tay của Cựu Ước lẫn Tân Ước, nhưng đa phần là của Tân Ước. Trong số 22 bản giấy cói Bodmer Papyri có các bản nổi tiếng như P66 và P75, do độ xưa cũ của chúng.

    Bản chép tay Bodmer Papyri P66 được viết bằng tiếng Hy lạp vào khoảng năm 200 sCN chứa các câu sau đây của Tin Mừng theo thánh Gio-an 1,1-6,11. 6,35b-14,26. 29-30; 15,2-26; 16,2-4. 6-7; 16,10-20,20. 22-23; 20,25-21,9. 12. 17. Cũng như đa số Bodmer Papyri, Bodmer Papyri P66 hiện được lưu giữ tại Bibliotheca Bodmeriana, c̣n gọi là Thư Viện Bodmer, ở Cologny, Thụy Sĩ.

    Tháng 10 năm 2006 Bodmer Foundation công bố kế hoạch bán hai trong số những bản thảo, tức Papyrus Bodmer XIV-XV hay P75, với giá hàng triệu đô la, để có tiền duy tŕ thư viện Bodmer chỉ mới mở được 3 năm, đă gây sự kinh ngạc của các học giả trên thế giới, v́ họ sợ rằng khối duy nhất của bộ sưu tập về Thánh kinh của Bodmer sẽ bị phá vỡ.

    Bản giấy cói Bodmer P75 đă được bán cho Frank Hanna III ở Atlanta, Georgia Mỹ, với một giá "đáng kể" vẫn c̣n là bí mật cho đến ngày nay.

    Vào ngày 22 tháng Giêng năm 2007, Hanna đă tŕnh bày bản giấy cói Bodmer P75 với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Hanna đă hiến tặng Bodmer Papyrus P75 cho Vatican.


    Trong bài viết “Hanna discusses Mater Verbi (Bodmer) Papyrus”, trang mạng Solidarity Association, một tổ chức của Frank Hanna, đă mô tả việc vận chuyển Bodmer Papyrus P75 từ Thụy Sĩ đến Vatican như sau:

    “Họ đă vận chuyển Bodmer Papyrus P75 từ Thụy Sĩ đến Vatican với một mức độ bảo mật cao mà Hanna đă so với "một bộ phim James Bond." Họ đóng cửa các sân bay tại Thụy Sĩ và Rome trong khi cảnh sát hộ tống Bodmer Papyrus P75 tới sân bay với súng máy. Khi đă đến Rome, Bodmer Papyrus P75 đă được vận chuyển đến thư viện Vatican bởi một đoàn xe vũ trang với một máy bay trực thăng trên không, Hanna cho biết.”

    Bản chép tay Bodmer Papyri P75 có kích thước 13 cm x 26 cm gồm có hai phần: Bodmer Papyri XIV (chứa các phần chính của Tin Mừng theo thánh Lu-ca) và Bodmer Papyri XV (chứa các phần chính của Tin Mừng theo thánh Gio-an), theo phân loại của Bodmer Foundation, được viết bằng tiếng Hy lạp vào khoảng năm 175-225 sCN.

    Mặc dù đă mất một số lá, Bodmer Papyri P75 ở trong t́nh trạng tốt. Bodmer Papyri P75 hiện có tất cả hoặc một phần của 102 trang (51 lá, mỗi lá 2 trang), trong tổng số ban đầu là 144 trang (72 lá).

    Phần chứa Tin Mừng theo thánh Lu-ca có ghi kinh “Lạy Cha” theo (Lc 11, 1-4) giáo dân Công Giáo thường đọc hằng ngày.

    Phần cuối của Tin Mừng theo thánh Lu-ca, (Lc 24, 51-53), và phần đầu của Tin Mừng theo thánh Gio-an, (Ga 1,1-16), nằm trên cùng một trang.

    Bodmer Papyri P75, nay đă được đổi tên là Mater Verbi (Mẹ của Ngôi Lời) Papyrus, hiện được lưu giữ trong thư viện Vatican.


    Phần cuối của Tin Mừng theo thánh Lu-ca, (Lc 24, 51-53), và phần đầu của Tin Mừng theo thánh Gio-an, (Ga 1, 1-16), nằm trên cùng một trang của Bodmer Papyrus P75.


    Kinh “Lạy Cha” theo thánh Lu-ca, (Lu-ca 11, 1-4), nằm ở trong các ḍng 7-13.

    Bản văn kinh “Lạy Cha” giáo dân Công Giáo thường đọc mỗi ngày ở đây.

    Sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo phát hành năm 1992 đă dành 106 điều, từ điều 2759 đến điều 2865, để giải thích rất rơ về Kinh Lạy Cha ở đây.

    10. Papyrus 104
    Papyrus 104 nằm trong các Oxyrhynchus Papyri, là một nhóm các bản giấy cói chép tay được phát hiện trong thời gian cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX do các nhà khảo cổ, trong đó nổi bật nhất là Bernard Pyne Grenfell và Arthur Surridge Hunt, tại một băi rác gần thành phố Oxyrhynchus ở Ai Cập. Papyrus 104 được viết vào khoảng cuối thế kỷ II sCN.

    Papyrus 104 chỉ là một mảnh giấy cói, là một phần của một lá từ một Codex, có kích thước 2,5 x 3,75 inch (6,35 x 9,5 cm) ở điểm rộng nhất của nó. Hiện Papyrus 104 được bảo toàn trong pḥng Papyrology tại Thư viện Sackler thuộc đại học Oxford, Vương quốc Anh.


    Các từ có trong mặt trước (recto) của Papyrus 104 chỉ là môt phần của bốn câu, từ câu 34 đến câu 37, chương 21 trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu. Phần đầy đủ bằng tiếng Hy Lạp với các từ có trong Papyrus 104 được in đậm như sau:

    Bản dịch sang tiếng Anh của mặt trước, các từ được in đậm trong bản văn tiếng Hy Lạp được in đậm ở đây:


    Mặt trước của Papyrus 104 chứa các câu bằng tiếng Hy Lạp, từ câu 34 đến câu 37 thuộc chương 21 trong Tin Mừng của Thánh Mát-thêu, (Mt 21,34-37).

    Mặt sau (verso) có chứa các dấu vết dự kiến của các ḍng từ câu 43 và 45 thuộc chương 21 trong Tin Mừng của thánh Mát-thêu, (Mt 21,43-45).

    (Mt 21,34-37) theo bản dịch của NPDCGKPV như sau:
    “(34) Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. (35) Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. (36) Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. (37) Sau cùng, ông sai chính con trai ḿnh đến gặp chúng, v́ nghĩ rằng: "Chúng sẽ nể con ta".”

    (Mt 21,43-45) theo bản dịch của NPDCGKPV như sau:
    “(43) Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi. [(44) Ai ngă xuống đá này, kẻ ấy sẽ tan xương; đá này rơi trúng ai, sẽ làm người ấy nát thịt]".
    (45) Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ.”
    Câu (44) bị thiếu trên Papyrus 104 được in trong hai dấu ngoặc [].

    Papyrus 104 nằm trong các bản chép tay cũ nhất c̣n sót lại của Tin Mừng theo thánh Mát-thêu. Tổng cộng chỉ có 110 chữ đọc được có thể nh́n thấy ở mặt trước của mảnh giấy cói; các chữ ở mặt sau của mảnh giấy cói gần như không đọc được. Nó bao gồm sáu câu từ Tin Mừng của Mát-thêu, trong t́nh trạng chắp vá. Các câu của Papyrus 104 đồng nhất hoàn toàn với các câu trong các bản Kinh Thánh Tân Ước hiện nay bằng tiếng Hy Lạp, ngoại trừ nó không bao gồm câu 44 chương 21.

    Qua 10 bản sao viết tay nỗi tiếng đă được đề cập trong bài viết này trong số trên mấy chục ngàn bản sao viết tay hiện c̣n đang lưu giữ, chúng ta thấy trong gần 2500 năm được lưu truyền, Lời Chúa đă được bảo quản một cách rất chính xác và đáng tin cậy.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 06-05-2015 at 10:34 PM.

  8. #38
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    (Tiếp theo Bài 4)

    V. Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh
    Whitney T. Kuniholm, Chủ Tịch Thánh Kinh Liên Hiệp Hội của Mỹ (President, Scripture Union/USA)
    đă đúc kết tính đáng tin cậy của Thánh Kinh trong bài viết “Top 10 Reasons the Bible is True”, hay “Mười lư do hàng đầu cho thấy Kinh Thánh là chân thật”.

    Thánh Kinh Liên Hiệp Hội là một hiệp hội có lịch sử hoạt động trên 145 năm trong 120 quốc gia.

    Trong phần này chúng tôi sẽ lược dịch 10 lư do hàng đầu trong bài viết nói trên có kèm theo các phần giải thích thêm được trích trong bài viết
    “Tính đáng tin cậy của Kinh Thánh” của Thắng Chu và hai bài viết của Vũ Văn An:
    “Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (3)”“Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (4)”.

    Phần lược dịch bài viết của Whitney T. Kuniholm sẽ được in màu xanh. Phần trích từ bài của Thắng Chu sẽ được in nghiêng và ghi (Trích từ Thắng Chu); phần trích từ các bài của Vũ Văn An sẽ được in nghiêng và ghi (Trích từ Vũ Văn An (3) hay Trích từ Vũ Văn An (4)). Các links ẩn trong các bài viết nêu ở trên (phần được trích dẫn trong bài này) là do chúng tôi thêm vào để bạn đọc tiện tham khảo khi thấy cần.

    Ngoài ba bài viết của Thắng Chu và Vũ Văn An, chúng tôi cũng sẽ trích các bài viết khác để làm rơ thêm quan điểm của Whitney T. Kuniholm.

    Bây giờ xin vào bài viết của Whitney T. Kuniholm.

    “1. Bằng chứng các bản sao viết tay: Có nhiều bản sao viết tay của các sách Kinh Thánh, với sự nhất quán vượt trội giữa chúng, hơn là cho bất kỳ các tác phẩm kinh điển nào của Plato, Aristotle và Socrates.”

    (Trích từ Thắng Chu):
    “Các sách cổ không c̣n bản gốc, nên sách càng đáng tin cậy khi: 1) có số lượng các bản thảo càng nhiều, 2) thời gian cách biệt giữa tác giả, bản thảo và bản sao càng ngắn, 3) sai biệt nội dung giữa các bản thảo càng ít.
    Hăy thử so sánh các cổ bản thế giới:

    Caesar viết lịch sử những cuộc chiến Gallic.
    Plato viết triết học.
    Aristotle viết triết học.
    Tacitius viết sử La-mă.
    Thucydides viết sử cuộc chiến Pelopnnesian.
    Suetonius viết sử La-mă.
    Homer thi sĩ Hy-lạp nổi tiếng với thiên trường ca Iliad.

    Thử so sánh hai sách cổ c̣n lại nhiều bản thảo nhất là Tân Ước và Iliad. Các bản thảo Tân Ước có 20.000 hàng chữ, chỉ có 40 hàng là sai biệt. Vậy tỉ lệ sai biệt là 0.5%.
    Iliad có 15.600 hàng chữ, trong đó 764 hàng là sai biệt, tương đương 5%, gấp mười lần sai biệt trong TƯ là sách dài hơn Iliad gần 5.000 hàng chữ. Chỉ cần so sánh số bản thảo TƯ chúng ta cũng có thể biết bản gốc đúng hay sai.”
    (Hết trích từ Thắng Chu).

    “2. Bằng chứng khảo cổ học. Một lần nữa và một lần nữa những khám phá khảo cổ học đă xác minh tính chính xác của các tài liệu tham khảo lịch sử và văn hóa trong Kinh Thánh. Họ càng đào, khảo cổ học càng củng cố cho Kinh Thánh.”

    (Trích từ Vũ Văn An (4)):
    2a. Cựu Ước và Khảo Cổ Học
    Theo Sáng Thế, tổ tông người Do-thái phát xuất từ Lưỡng Hà (Mesopotamia). Điều này tương hợp với các khám phá khảo cổ học. Theo Albright, thật là chính xác khi truyền thống Hy-bá-lai coi các Tổ Phụ là những người phát xuất từ Thung Lũng Balikh, thuộc miền Tây Bắc Lưỡng Hà. V́ cả Thánh Kinh lẫn các khám phá khảo cổ học đều ghi nhận sự chuyển dịch của những nhân vật này khởi đi từ vùng đất Lưỡng Hà (3). Sáng Thế cũng cho rằng trước khi xẩy ra biến cố Babel, “toàn diện mặt đất cùng chung một ngôn ngữ và một tiếng nói” (St 11:1). Sau khi ngọn tháp ấy được xây xong và bị phá hủy, Thiên Chúa mới xáo trộn ngôn ngữ của loài người (St 11:9). Nhiều nhà ngữ văn (philologists) hiện đại làm chứng rằng nguồn gốc ngôn ngữ thế giới có điểm hao hao giống nhau. Alfredo Trombetti cho rằng ông ta có thể t́m ra và chứng minh được nguồn gốc chung của mọi thứ tiếng. Max Mueller cũng chứng thực có một nguồn gốc chung như thế. Nhưng Otto Jespersen c̣n đi xa hơn bằng cách nói rằng Chúa đă trực tiếp ban tiếng nói cho nguyên tổ (16).

    Trong gia phả Esau, có nhắc đến sắc dân Horites (St 36:20). Có thời, người ta cho rằng họ là những người “ở hang” (cave-dwellers) v́ có sự tương tự giữa chữ Horite và chữ Hy-bá-lai chỉ về hang. Tuy nhiên, ngày nay các khám phá khảo cổ cho thấy họ là sắc dân dũng sĩ sống tại Cận Đông thời các tổ phụ (16).

    Trong các cuộc khai quật tại Jericho (1930-1936), Garstang đă t́m ra được một điều đầy ngạc nhiên đến độ ông đă cùng hai thành viên của nhóm soạn và kư tên một bản tuyên bố, trong đó có đoạn như sau: “Như thế xét theo sự kiện chính, th́ không c̣n hoài nghi chi nữa: các bức tường đă đổ hoàn toàn ra phía ngoài đến độ những người tấn công có thể leo lên trên các đổ nát mà vào thành”. Vậy có chi là ngạc nhiên? V́ cứ sự thường th́ các bức tường thành phố không đổ ra phía ngoài, mà đổ vào phía trong. Thế nhưng trong (Giôsuê 6:20), ta đọc thấy: ”… tường thành sụp đổ b́nh địa, làm người ta cứ thẳng trước mặt mà tiến lên đánh thành, và đă chiếm được thành”. Như thế tường quả đă đổ ra phía ngoài (17).

    Ngày nay ta đă thấy gia phả Abraham dứt khóat có tính chất lịch sử. Tuy nhiên, xem ra c̣n có vấn nạn liệu những tên kia là tên người hay tên các thành phố cổ. Điều chắc chắn duy nhất là Abraham quả là một cá nhân và là một nhân vật có thực. Theo Burrows, tuy chưa có bằng chứng khảo cổ về chính cá nhân Abraham, nhưng tên Abraham đă xuất hiện tại Babylon như là tên người vào cùng thời với Abraham của Thánh Kinh (12).

    Mặc dù chứng cớ khảo cổ đặc thù chưa t́m ra cho những tường thuật về các Tổ phụ, nhưng các phong tục xă hội trong các tường thuật ấy rất phù hợp với thời đại và vùng các Tổ phụ sinh sống. Phần lớn những điều này là kết quả của những khai quật tại NuzuMari. Thi văn và ngôn ngữ Hy-bá-lai được các khai quật tại Ugarit soi sáng. Các khoản luật của Môsê được nhận dạng trong các bộ luật của người Hittite, Assyri, Sumeri và Esthunna.

    Ta biết rằng Julius Wellhausen, một học giả về Thánh Kinh của thế kỷ 19, cho rằng Nhà Tạm (Tabernacle) với những chiếc gương thau (brass mirrors) không thể nào có vào thời Mô-sê được mà chỉ có thể có khoảng thế kỷ thứ 6 hay thứ 5 trước công nguyên. Nhưng ngày nay, ta đă có chứng cớ khảo cổ cho thấy những chiếc gương như thế đă có ngay từ thời Đế Quốc Ai-cập nghĩa là trong khoảng các năm 1500-1400 trước công nguyên, trùng với thời Mô-sê và Xuất Hành (16).

    Tóm lại, như Henry M. Morris đă nhận xét, hiện c̣n khá nhiều công việc phải làm để điều hợp các dữ kiện khảo cổ sao cho khít khao với Thánh Kinh. Tuy nhiên, hiện chưa có một khám phá khảo cổ nào đi ngược lại bất cứ điều khoản căn bản nào của Thánh Kinh (32).

    2b. Tân Ước và Khảo Cổ
    Không ai c̣n hoài nghi tư cách sử gia của Thánh Luca nữa. Unger cho ta hay khảo cổ học đă nhận thực các tường thuật của Phúc âm, nhất là Phúc âm Lu-ca (37). Có người cho rằng thánh nhân phạm nhiều sai lầm chung quanh biến cố giáng sinh của đức Giêsu (Lc 2:1-3), như làm ǵ có việc kiểm tra dân số, Quirinius đâu có làm tổng trấn Syria, và đâu có ai bị buộc phải trở về quê hương bản quán. Nhưng thực ra các khám phá khảo cổ học gần đây cho thấy người La-Mă có thói quen cứ 14 năm một lần kiểm kê thường xuyên danh sách những người chịu thuế. Thủ tục này thực sự đă bắt đầu từ thời Augustus, và lần thực hiện đầu tiên đă xẩy ra trong năm 23-22 hay 9-8 trước công nguyên. Chính niên hiệu sau đă được Thánh Lu-ca nhắc đến. Thứ hai, ta đă có chứng cớ cho thấy Quirinius làm tổng trấn Syria khoảng năm 7 trước công nguyên. Giả thuyết này căn cứ vào một bia khắc t́m thấy tại Antiokia gán cho Quirinius danh hiệu trên. Theo giả thuyết này, có thể ông đă làm tổng trấn Syria hai lần, lần đầu năm 7 trước công nguyên và lần sau năm 6 công nguyên (niên hiệu do Josephus ấn định) (15). Sau nữa, về việc kiểm tra, một tài liệu giấy da t́m thấy ở Ai-Cập có đưa ra những chỉ dẫn như sau: “V́ việc kiểm tra đă đến gần, nên những ai v́ bất cứ lư do ǵ phải cư trú xa nhà cần lập tức chuẩn bị để trở về chính quyền sở tại ngơ hầu có thể đăng kư trọn gia đ́nh ḿnh vào sổ kiểm tra, nhờ thế địa bộ đất đai vẫn thuộc về họ” (15 & 16).

    Trước đây các nhà khảo cổ cho rằng thánh Lu-ca sai lầm ở chỗ cho Lystra và Derbe thuộc vùng Lycaonia, c̣n Iconium th́ không thuộc vùng đó (Cv 14:6). Họ dựa vào các nhà văn La-Mă, như Cicero chẳng hạn coi Iconium thuộc vùng Lycaonia. Ấy thế nhưng năm 1910, William Ramsay t́m ra một đền đài cho thấy Iconium là một thị trấn của Phrygia. Các khám phá sau cũng xác nhận như vậy (16).

    Thánh Luca có nhắc đến Lysanias, Tiểu vương tại Abilene (Lc 3:1), lúc Gioan Tẩy Giả khởi sự làm phép rửa khoảng năm 27 công nguyên. Điều ấy có vẻ không đúng v́ ông Lysanias duy nhất được các sử gia cổ nhắc đến đă bị giết năm 36 trước công nguyên rồi. Tuy nhiên, mới đây, người ta t́m thấy một bản khắc gần Damascus nhắc đến “Người được Tiểu Vương Lysanias giải phóng”, và bản khắc này được định tuổi khoảng các năm 14 và 29 công nguyên (9).

    Trong thư gửi tín hữu Rô-ma viết từ Côrintô, thánh Phaolô có nhắc đến viên quản lư kho bạc của thành phố là Erastus (Rm 16:23). Trong một cuộc khai quật tại Côrintô năm 1929, người ta t́m thấy một viên gạch lót đường với hàng chữ như sau: ERASTVS PRO: AED:S:P:STRAVIT có nghĩa là Erastus, người trông coi các công thự, đă lót những viên gạch này bằng tiền riêng của ḿnh. Theo Bruce, việc lát đường trên có lẽ đă xẩy ra ở thế kỷ thứ nhất công nguyên và mạnh thường quân của công tŕnh này cũng chính là viên quản lư kho bạc được Thánh Phaolô nhắc đến (11 & 36).

    Tại Côrintô, người ta cũng t́m thấy một bảng khắc ghi hàng chữ “Nguyện đường Do-Thái”, có người cho là đă dựng trên cửa ra vào hội đường nơi Thánh Phaolô tranh biện (Cv 18:4-7). Và một bảng khắc khác nói đến “chợ thịt” của thành phố mà Thánh Phaolô có nhắc đến trong thư (I Cor 10:25). Như thế, nhờ các khám phá của khảo cổ học, phần lớn những thành phố được Tông đồ Công vụ nhắc đến đă được nhận dạng. Các cuộc hành tŕnh của thánh Phalô nhờ thế cũng được vẽ lại cách chính xác (11& 5).

    Thánh Luca nhắc đến cuộc rối loạn ở Êphêsô và kể lại một cuộc tập họp dân sự (ecclesia) diễn ra trong một rạp hát (Cv 19: 23…). Sự thực đúng như thế v́ có một bảng khắc nhắc đến các bức tượng bằng bạc của thần Artemis (bản KJV gọi là Diana) được đặt trong một “rạp hát trong một buổi họp toàn bộ của Ecclesia”. Khi khai quật, người ta thấy rạp hát này có sức chứa đến 25,000 người (9).

    Thánh Luca cũng kể lại cuộc rối loạn xẩy ra tại Giêrusalem v́ thánh Phaolô đă đem một người ngoại giáo vào Đền Thánh (Cv 21:28). Một bảng khắc mới t́m thấy ghi như sau bằng tiếng Hy-lạp và La-tinh: “Không một ngoại nhân nào được phép bước vào phạm vi ngăn cách chung quanh đền thánh và nơi cấm. Bất cứ ai bị bắt vi phạm điều này đích thân phải chịu trách nhiệm về án tử do đó mà ra”. Như thế thánh Luca quả có lư (9).

    Có người tỏ ra hoài nghi v́ một số từ ngữ do thánh Luca sử dụng. Thí dụ ngài gọi Philippi là một “quận” (district) của Macedonia, v́ ngài dùng chữ Hy-lạp meris (nghĩa là quận huyện). F.J.A. Hort cho là sai, v́ meris là một bộ phận chứ không phải là một quận. Tuy nhiên các khai quật khảo cổ lại xác định từ ngữ meris chỉ đơn vị cấp quận. Từ praetors được thánh Luca dùng để chỉ các nhà cai trị thành Philippi. Điều đó bị một số học giả cho là sai, v́ thành ấy vốn do hai viên quan gọi là duumuirs cai trị. Nhưng thực ra, Thánh Luca không sai, v́ các khám phá gần đây cho thấy tước hiệu praetors được dùng để chỉ các thẩm phán của các thuộc địa La-Mă. Như thế một lần nữa khảo cổ học đă chứng minh sự chính xác của thánh Luca (16). Từ ngữ proconsul (thống đốc) dùng để chỉ tước hiệu của Gallio (Cv 18:12) cũng rất chính xác v́ một bảng khắc t́m thấy ở Delphi ghi như sau: “Lucius Junius Gallio, bạn của tôi, và là Thống đốc Achaia…” (36). Thánh nhân gán cho Publius, quan trưởng của Malta, tước hiệu “đệ nhất công dân của đảo” (Cv 28:7). Danh xưng ấy cũng đă được các khai quật mới đây xác nhận. Từ ngữ politarchs ngài dùng để chỉ các chức quyền dân sự của Thessalonica (Cv 17:6) vốn không có trong các trước tác văn chương cổ điển, nên có người cho rằng thánh Luca không đúng. Tuy nhiên, người ta đă t́m được 19 bảng khắc dùng từ ngữ ấy, và lư thú một điều là trong đó hết 5 bảng trực tiếp nhắc đến Thessalonica (9). Chính v́ vậy, E.M. Blaiklock, Giáo sư Cổ điển học của Đại học Auckland, đă kết luận như sau: “Thánh Luca quả là một sử gia hoàn hảo, đủ tư cách được xếp ngang hàng với những đại văn hào của Hy-lạp” (8). Hai địa điểm cho đến măi gần đây vẫn chưa t́m tra chứng tích ngoại trừ trong Tân Ước. Địa điểm thứ nhất là nơi Chúa Giêsu bị Pilatô xử án, Phúc âm Gioan gọi là Gabbatha hay Nền Đá (Pavement) (Ga 19:13). William F. Albright, trong The Archaeology of Palestine, chứng minh rằng chỗ đó thuộc Tháp Antonia, vốn là đại bản doanh quân sự của La-Mă tại Giêrusalem. Nền ấy bị chôn vùi khi thành được xây lại dưới thời Hadrian và chỉ mới được t́m lại gần đây (2). Địa điểm thứ hai là Giếng Bethesda, ngày nay đă được nhận dạng một cách khá chắc chắn tại khu tây bắc của cổ thành (tức khu vực gọi là Bezetha hay “Sân Cỏ Mới”) vào thế kỷ thứ nhất công nguyên, khi vết tích của nó được khám phá giữa khi có những cuộc khai quật gần Nhà thờ Thánh Nữ Anna vào năm 1888 (9). Nói tóm lại, Thánh Kinh, kể cả Cựu lẫn Tân Ước, có đủ các đặc tính của các tài liệu văn học sử cổ điển. Nếu người ta cho rằng tài liệu ấy không đáng tin, th́ họ cũng phải kết luận rằng tất cả các tài liệu văn học cổ điển khác cũng đều không đáng tin như thế. Nhiều người thật mâu thuẫn khi áp dụng cho Thánh Kinh một thứ tiêu chuẩn hay một thứ trắc nghiệm (test) trong khi áp dụng cho các tài liệu văn học khác nói chung một thứ tiêu chuẩn hay một thứ trắc nghiệm khác. Điều ấy chẳng phải là kết quả của một thái độ thiên kiến hay sao? Chúng tôi thiển nghĩ cần phải áp dụng cùng một thứ trắc nghiệm cho dù tài liệu được khảo xét ấy là tài liệu thế tục hay tài liệu tôn giáo.
    Theo Josh McDowell, Evidence That Demands a Verdict, Revised Edition, Here’s Life Publishers, 1976”.
    (Hết trích từ Vũ Văn An (4)).

    (C̣n tiếp)

    Tài liệu tham khảo của Vũ Văn An trong bài “Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (4)”:
    (2). Albright, William F. The Archaelology of Palestine. Rev. ed. Harmondsworth, Middlesex: Pelican Books, 1960.
    (3). Albright, William F. The Biblical Period From Abraham to Ezra. New York: Harper & Row, 1960.
    (5). Albright, William F. Recent Discoveries in Bible Lands. New York: Funk and Wagnalls, 1955.
    (8). Blaiklock, Edward Musgrave. The Acts of the Apostles. Grand Rapids: William B. Eerdmans Publishing Co., 1959.
    (9). Bruce, F.F. “Archaeological Confirmation of the New Testament” Revelation and the Bible. Edited by Carl Henry. Grand Rapids: Baker Book House, 1969. 10. F.F. Bruce. The Books and the Parchments. Rev. ed. Westwood: Fleming H. Revell Co., 1963.
    (11). Bruce, F.F. The New Testaments Documents: Are They Reliable? Downers Grove; Il 60515: Inter-Varsity Press, 1964.
    (12). Burrows, Millar. What Means These Stones? New York: Meridian Books, 1956.
    (15). Elder, John. Prophets, Idols and Diggers. Indianapolis, New York: Bobbs-Merrill, 1960.
    (16). Free, Joseph. Archaeology and Bible History. Wheaton: Scripture Press Publications, 1969.
    (17). Garstang, John. The Foundations of Bible History; Joshua, Judges. London: Constable, 1931.
    (32). Morris, Henry. The Bible and the Modern Science. Rev. ed. Chicago, Moody Press, 1956.
    (36). Vos, Howard. Can I Trust My Bible? Chicago, Moody Press, 1963.
    (37). Unger, MerrillF. Archaeology and the New Testament. (Dùng kèm với Archaeology and the Old Testament.) Grand Rapids: Zondervaln Publishing House, 1962.

  9. #39
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    (Tiếp theo Bài 4)

    “3. Các nhân chứng sống. Kinh Thánh đă được viết bởi những người đă chứng kiến những sự kiện mà Kinh Thánh mô tả; nhiều người đă bị bắt bớ hoặc tử đạo nhưng không bao giờ thay đổi câu chuyện của họ. Bạn sẽ chết v́ một cái ǵ đó bạn biết là không đúng sự thật?”

    (Trích từ Thắng Chu):
    “Về mặt lịch sử, ngoại trừ Kinh Thánh, không có nhân chứng sống cho các tác giả trong bảng so sánh trên.
    Ví dụ: Ngô Sĩ Liên viết Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là bộ sử cổ nhất Việt Nam, dựa vào Đại Việt Sử Kư của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Cả ba nhà sử học này đều sống sau những sử kiện cả ngàn năm nên không thể là nhân chứng.

    Trong khi đó, tác giả Môi-se tham dự và nhân chứng cho những biến cố vĩ đại về nô lệ Ai-cập, Xuất Ai-cập, bốn mươi năm đồng vắng, và việc cắm trại sau cùng trước khi vào Đất Hứa. Những biến cố này được kư thuật trong năm sách Cựu Ước do Môi-se viết.
    Các tác giả Tân Ước có cùng tính chân thật nhân chứng như vậy. Lu-ca, viết các sách Lu-ca và Công Vụ, nói rằng ông thu thập lời chứng của những nhân chứng và “điều tra kỹ lưỡng mọi sự” (Lu-ca 1:1-3). Phi-e-rơ nhắc nhở độc giả của ông rằng các môn đồ “chính mắt ngó thấy sự oai nghi của Ngài” và “không phải là chuyện huyền thoại giả tưởng” (2 Phi-e-rơ 1:16). Giăng chép lại “những điều vẫn có từ ban đầu, điều chúng tôi đă nghe, điều mắt chúng tôi đă thấy, điều chúng tôi đă chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đă sờ về Ngôi Lời (Chúa Giêsu) sự sống” (1 Giăng 1:1).”
    (Hết trích từ Thắng Chu).

    “4. Các giải tŕnh ngoài kinh thánh. Có rất nhiều tài liệu tham khảo trong các nguồn phi kinh thánh đề cập đến các sự kiện đă được mô tả trong Kinh Thánh. Sử gia Do Thái Josephus, sinh năm 37 AD, "cung cấp vật liệu căn bản không thể thiếu cho các sinh viên của ... lịch sử Tân Ước. Trong đó, chúng tôi gặp rất nhiều nhân vật nổi tiếng với chúng ta từ Tân Ước. Một số tác phẩm của ông dẫn giải trực tiếp các tài liệu tham khảo của Tân Ước”." Trích từ sách “The New Bible Dictionary” của JD Douglas và cộng sự.

    (Trích từ Thắng Chu):
    “Hơn hai mươi sử liệu từ các nguồn ngoài Kinh Thánh đều chứng thực cho các sự kiện lịch sử, vị trí địa lư, và văn hóa của các kư thuật trong Kinh Thánh. Không giống các kinh văn các tôn giáo khác trên thế giới không đề cập đến lịch sử hoặc thêu dệt lịch sử, Kinh Thánh đề cập đến các biến cố lịch sử và nói rất chính xác lịch sử đó. Kinh Thánh không chỉ là Lời Đức Chúa Trời được thần cảm, nó c̣n là một sách lịch sử --và sự chính xác lịch sử trong Kinh Thánh được thời gian chứng minh liên tục.

    Nhiều biến cố, con người, nơi chốn, và phong tục trong Tân Ước đă được xác minh bởi các sử gia ngoại đạo sống gần như đương thời với các tác giả Tân Ước. Các sử gia ngoại đạo như Jewish Josephus (trước năm 100 S.C.), Tacitus La-mă (khoảng 120 S.C.), Suetonius La-mă (110 S.C.), và thống đốc La-mă Pliny Secundus (100-110 S.C.) trực tiếp đề cập đến Chúa Giê-su hoặc xác định một hoặc nhiều hơn những điều liên quan lịch sử Tân Ước.”
    (Hết trích từ Thắng Chu).

    (Trích từ Vũ Văn An (3)):
    Chứng Cớ Ngoại Tại Cho Thấy Sự Đáng Tin của Thánh Kinh
    Chứng cớ ngoại tại nghĩa là liệu có những tài liệu lịch sử nào khác xác nhận hoặc bác khước chứng cớ nội tại của Thánh Kinh không?

    Các Tác Giả Ngoài Thánh Kinh
    Eusebius, trong cuốn Ecclesiastical History III.39, đă nhắc đến các phát biểu của Papias, giám mục Heirapolis (năm 130 A.D.), mà ông đă nhận được từ bậc Trưởng thượng (Elder tức Thánh Gioan Tông đồ): “Bậc Trưởng thượng thường cũng nói rằng: ’Máccô, vốn là thông dịch viên của Phêrô, đă viết lại một cách chính xác mọi điều Phêrô nhắc đến, bất kể là lời nói hay việc làm của đức Kitô, tuy nhiên không được thứ tự... Máccô đă không phạm sai lầm nào, khi viết lại những sự việc được Phêrô nhắc đến; v́ ông chú ư cẩn thận, không bỏ sót điều ǵ đă được nghe, không thêm nếm những lời bịa đặt nào’”. Papias cũng nhận xét như sau về Phúc âm Mátthêu: “Mátthêu ghi lại những lời sấm kư bằng tiếng A-ram”.

    Irenaeus, Giám mục Lyons (năm 180 A.D.), môn đệ của Polycarp, Giám mục Smyrna, môn đệ của thánh Gioan Tông đồ, đă viết rằng: “Cơ sở của các Phúc âm vững chắc đến nỗi chính những người rối đạo cũng phải làm chứng cho chúng, và mỗi người trong họ đều đă bắt đầu từ các tài liệu ấy mà xây dựng nên các học thuyết riêng của ḿnh” (Against Heresies III). Bốn sách Phúc âm đă trở thành định đề trong thế giới Kitô giáo đến nỗi Irenaeus nhắc đến chúng như một sự kiện đă được thiết lập và được nh́n nhận là hiển nhiên y như người ta nói đến bốn hướng của sa-bàn: “V́ cũng như có bốn phương thiên hạ và bốn hướng gió tổng quát, và v́ Giáo hội đă hiện diện cùng khắp trái đất và phúc âm là trụ cột và nền tảng của Giáo hội và hơi thở sự sống, nên lẽ tự nhiên cũng cần phải có bốn trụ cột, thổi phúc trường sinh bất tử từ mỗi phía, làm cho sự sống con người được đổi mới. Do đó, hiển nhiên Ngôi Lời, kiến trúc sư của muôn loài, đấng ngự trên các thiên thần lư trí (cherubim). .. phải ban cho ta bốn sách phúc âm, được cùng Một Thần Khí kết hiệp lại với nhau... Mátthêu công bố phúc âm của ḿnh nơi người Do-thái bằng ngôn ngữ riêng của họ, khi Phêrô và Phaolô đang rao giảng Tin Mừng tại La-Mă và thiết lập nên hội thánh tại đó. Sau khi hai vị qua đời (truyền thuyết vững chắc cho là dưới thời Neron cấm đạo năm 64), Maccô, môn đệ và thông dịch viên của Phêrô, cũng đă để lại cho ta những điểm chủ yếu trong giáo huấn của thầy. Luca, một người theo Phaolô, cũng viết thành sách tin mừng do thầy ḿnh truyền giảng. Rồi Gioan, môn đệ của Chúa, người đă tựa vào ngực Thầy (biến cố được kể lại trong Ga 13:2521:20), cũng viết một sách Phúc âm riêng, khi đang sống tại Ephesus bên Á Châu”.

    Clement Thành Rô-ma (Khoảng năm 95 A.D.) coi Thánh Kinh như sách đáng tin và chân xác. Và Ignatius (năm 70-110 A.D.), giám mục Antiôkia và chết v́ đạo, môn đệ của Polycarp (học tṛ Thánh Gioan Tông đồ) đă đặt căn bản đức tin của ḿnh trên sự xác thực của Thánh Kinh. Chính Polycarp cũng đă anh dũng dùng máu đào của ḿnh làm chứng cho Sách Thánh.

    Flavius Josephus, sử gia Do-Thái, đă nhắc đến một nhân vật Tân Ước cách chi tiết, đó là Gioan Tẩy giả. Ông viết như sau: “Một số người Do-Thái nghĩ rằng quân đội của Hêrốt đă bị Chúa tiêu diệt, và đó quả là một h́nh phạt để trả thù cho Gioan, biệt danh là Tẩy giả. V́ Hêrốt đă giết hại ông ta, dù ông ta là người tốt, luôn khuyên nhủ người Do-Thái tu thân tích đức, sống công b́nh với nhau, kính sợ Thiên Chúa và chịu phép rửa. Ông dạy rằng Chúa chấp nhận phép rửa miễn là họ tiếp nhận nó không phải để được tha tội, mà là để thanh tẩy thân xác, khi tâm hồn đă được thanh tẩy nhờ sự công chính. Khi thấy người ta tụ tập chung quanh ông (v́ họ rất cảm kích khi nghe ông nói), Hêrốt sợ rằng sức thuyết phục nhân tâm của ông, một khi mạnh mẽ như thế, rất có thể dẫn đến nổi loạn, v́ họ sẵn sàng tuân theo lời khuyên của ông trong mọi sự. Do đó, ông nghĩ chẳng thà bắt giam ông và giết ông chết trước khi ông có thể gây nên bất cứ xáo trộn nào, hơn là phải hối hận lâm vào khó khăn sau này, khi cuộc phản lọan đă xẩy ra. V́ sự đa nghi của Hêrốt, mà Gioan đă bị tống giam vào Machaerus, pháo đài mà trước đây chúng tôi đă nhắc đến, và ở đó ông bị xử tử. Người Do-Thái tin rằng chính để trả thù cho cái chết của ông mà thảm họa đă giáng xuống trên quân đội của ông, Chúa muốn đem khốn khó lại cho Hêrốt” (11). Ở đây, ta thấy Flavius khác với Phúc âm ở điểm Gioan Tẩy giả bị giết v́ lư do chính trị chứ không phải v́ đă tố cáo cuộc hôn nhân của Hêrốt với Herodias. Sự khác biệt này không hẳn là mâu thuẫn. Rất có thể Hêrốt nhằm cả hai: giết Gioan Tẩy giả theo yêu cầu của Herodias nhưng đồng thời cũng dứt một hậu họa. Flavius đâu có chú ư đến khía cạnh tôn giáo cho bằng khía cạnh chính trị. Điều quan trọng là những nét tổng quát trong bài tường thuật hoàn toàn đúng với lời tường thuật của Phúc Âm (11).

    Tatian (khoảng năm 170 A.D.) đă xếp đặt các Phúc âm thành những cột để so sánh mà ông gọi là Diatessaron.”
    (Hết trích từ Vũ Văn An (3)).

    Nhóm từ “chứng cớ nội tại” (internal evidence) của Thánh Kinh có ư nói đến các tác giả các sách Thánh Kinh và các nhân chứng cùng thời, đă được đề cập ở mục “3. Các nhân chứng sống…” ở trên.

    (C̣n tiếp)

    Tài liệu tham khảo của Vũ Văn An trong bài “Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh (3)”:
    (11). Bruce, F.F. The New Testaments Documents: Are They Reliable? Downers Grove; Il 60515: Inter-Varsity Press, 1964.

  10. #40
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    (Tiếp theo Bài 4)

    “5. Tính nhất quán văn học. Kinh Thánh có 66 cuốn sách được viết hơn 1.500 năm của 40 tác giả khác nhau nhưng Kinh Thánh chỉ kể một "câu chuyện lớn" trong kế hoạch của Thiên Chúa cứu độ mà đỉnh điểm là Chúa Giêsu Kitô.”

    Whitney T. Kuniholm là một tín hữu Tin Lành nên chỉ viết có 66 cuốn sách trong Kinh Thánh. Theo quy điển của Công giáo La Mă, Kinh Thánh có 73 cuốn.

    Trong bài viết “Có một cuốn sách như thế đó” - Lm. Giuse Nguyễn Hữu Triết viết:
    “Toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước có chừng 40 tác giả phụ là các Thánh kư hay những người Chúa dùng để chép Kinh Thánh. Những người này sống trong các thời đại khác nhau, có khi cách nhau cả 1.000 năm, sống ở những nơi khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau với học vấn khác nhau, địa vị xă hội khác nhau, trong các môi trường văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, cách suy nghĩ, nói năng khác nhau… nghĩa là không có ǵ giống nhau cả, cũng không hề có một kịch bản hay khuôn mẫu sẵn, thế mà khi viết Kinh Thánh lại có cùng mục tiêu giống nhau và cùng viết về một chủ đề giống nhau . Đó là một phép màu!

    Người ta ví Thánh Kinh như một bức tượng tôn giáo có 40 mảnh, 40 ông thợ không hề biết nhau, không hề bàn luận với nhau, không hề có kích thước, mẫu mực, bản vẽ của bức tượng, cũng không ai cho biết chất liệu làm bức tượng, ông làm mảnh thứ nhất rồi để đó, có khi chôn vùi đi, tới ông làm mảnh cuối cùng hơn 1000 năm sau… thế nhưng khi gom lại 40 mảnh và ghép với nhau th́ vừa khít, không thừa, không thiếu 1 ly, bức tượng cùng 1 chất liệu thật hoàn chỉnh, trở thành tuyệt tác phẩm – Câu chuyện của Thánh Kinh cũng giống như vậy.

    Điểm này chứng tỏ đă có một ông thợ tối cao (Đức Chúa Trời) điều hành mọi việc "từ khởi sự cho đến hoàn thành", mà tài t́nh ở chỗ không có áp đặt, bắt rập khuôn, vẫn để con người các Thánh kư hoàn toàn tự do, theo tŕnh độ, suy nghĩ riêng của ḿnh.”


    “6. Tính nhất quán về các tiên tri. Có hơn 300 lời tiên tri cụ thể trong Cựu Ước được ứng nghiệm trong cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô trong Tân Ước”.

    Có tất cả 365 lời tiên tri về Chúa Giêsu trong Cựu Ước đă được ứng nghiệm trong Tân Ước. Danh sách 365 lời tiên tri này ở đây.

    Sau đây xin lược dịch 10 lời tiên tri đầu tiên trong danh sách 365 lời tiên tri nói trên với các trích dẫn lời của Chúa trong Kinh Thánh đi kèm:

    Mười lời tiên tri đầu trong danh sách 365 lời tiên tri của bản văn gốc:
    1. Genesis 3:15.....Seed of a woman (virgin birth).....Luke 1:35, Matthew 1:18-20
    2. Genesis 3:15.....He will bruise Satan's head.....Hebrews 2:14, 1 John 3:8
    3. Genesis 5:24....The bodily ascension to heaven illustrated....Mark 6:19
    4. Genesis 9:26-27...The God of Shem will be the Son of Shem...Luke 3:36
    5. Genesis 12:3...As Abraham's seed, will bless all nations...Acts 3:25,26
    6. Genesis 12:7...The Promise made to Abraham's Seed...Galatians 3:16
    7. Genesis 14:18...A priest after Melchizedek...Hebrew s 6:20
    8. Genesis 14:18........A King also........Hebrews 7:2
    9. Genesis 14:18...The Last Supper foreshadowed...Matth ew 26:26-29
    10. Genesis 17:19.......The Seed of Isaac.......Romans. 9:7

    Mười lời tiên tri đầu tiên với các trích dẫn lời của Chúa trong Kinh Thánh đi kèm:
    (1). Sáng thế 3,15 ..... Hạt giống của một người phụ nữ (trinh nữ) ..... Lu-ca 1:35, Mát-thêu 1: 18-20
    (Sáng thế 3,15):
    “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa ḍng giống mi và ḍng giống người ấy; ḍng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó."

    Ứng nghiệm trong Tân ước:
    (Lu-ca 1:35):
    “Sứ thần đáp : "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, v́ thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”.

    (Mát-thêu 1: 18-20):
    “Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô : bà Ma-ri-a, mẹ Người, đă thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đă có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, th́ ḱa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng : "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, v́ người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”.

    (2). Sáng thế 3,15 ..... Người sẽ đánh dập đầu của Satan ..... Híp-ri 2:14, 1 Gio-an 3: 8
    (Sáng thế 3,15):
    “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa ḍng giống mi và ḍng giống người ấy; ḍng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó."

    Ứng nghiệm trong Tân ước:
    (Híp-ri 2:14):
    “Như thế, v́ con cái th́ đều chung một huyết nhục, nên Đức Giê-su đă cùng mang lấy huyết nhục đó. Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đă tiêu diệt tên lănh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ”,

    (1 Gio-an 3: 8):
    “Ai phạm tội, kẻ ấy là người của ma quỷ, v́ ma quỷ phạm tội từ lúc khởi đầu. Sở dĩ Con Thiên Chúa xuất hiện, là để phá huỷ công việc của ma quỷ”.

    (3). Sáng thế 5:24 .... Thân thể Người lên trời .... Mác-cô 6:19
    (Sáng thế 5:24):
    “Sau khi đi với Thiên Chúa, ông không c̣n nữa, v́ Thiên Chúa đă đem ông đi”.

    Ứng nghiệm trong Tân ước:
    (Mác-cô 6:19)
    “Bà Hê-rô-đi-a (Herodias) căm thù ông Gio-an (John) và muốn giết ông, nhưng không được”.

    (4). Sáng thế 9: 26-27 ... Đức Chúa Trời của Sêm (Shem) sẽ là Con của Sêm... Lu-ca 03:36
    (Sáng thế 9: 26-27):
    “Rồi ông nói: "Chúc tụng ĐỨC CHÚA, là Thiên Chúa của Sêm; Ca-na-an (Canaan) phải là đầy tớ nó! Xin Thiên Chúa mở rộng Gia-phét (Japheth), nó hăy ở trong lều của Sêm, và Ca-na-an phải là đầy tớ nó !"

    Ứng nghiệm trong Tân ước:
    (Lu-ca 3:36):
    “Se-lác (Shelah) con Kê-nan (Cainan), Kê-nan con Ác-pắc-sát (Arphaxad), Ác-pắc-sát con Sêm (Shem), Sêm con Nô-ê (Noah), Nô-ê con La-méc (Lamech)”.

    (5). Sáng thế kư 12: 3 ... Như hạt giống của Abraham, sẽ chúc lành cho tất cả các quốc gia …Công vụ Tông Đồ 3: 25-26.
    (Sáng thế 12: 3):
    “Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc cho ngươi; Ai nhục mạ ngươi, Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc."

    Ứng nghiệm trong Tân ước:
    (Công vụ Tông Đồ 3: 25-26):
    "Phần anh em, anh em là con cháu của các ngôn sứ và của giao ước mà Thiên Chúa đă lập với cha ông anh em, khi Người phán với ông Áp-ra-ham: Nhờ ḍng dơi ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc. Thiên Chúa đă cho Tôi Trung của Người trỗi dậy để giúp anh em trước tiên, và sai đi chúc phúc cho anh em, bằng cách làm cho mỗi người trong anh em ĺa bỏ những tội ác của ḿnh."

    (6). Sáng thế 12: 7 ... Lời hứa với Áp-ram (Abram) hay Áp-ra-ham (Abraham) ... Ga-lát 3:16
    (Sáng thế 12: 7):
    “ĐỨC CHÚA hiện ra với ông Áp-ram và phán: "Ta sẽ ban đất này cho ḍng dơi ngươi." Tại đây ông dựng một bàn thờ để kính ĐỨC CHÚA, Đấng đă hiện ra với ông”.

    Ứng nghiệm trong Tân ước:
    (Ga-lát 3:16):
    “Thế mà những lời hứa đă được ban cho ông Áp-ra-ham và ḍng dơi ông, Kinh Thánh không nói: và cho những ḍng dơi, như thể nói về nhiều, mà chỉ nói về một: và cho ḍng dơi người là Đức Ki-tô”.

    (7). Sáng thế 14:18 ... Một tư tế theo Men-ki-xê-đê (Melchizedek) ... Híp-ri 6:20
    (Sáng thế 14:18):
    “Ông Men-ki-xê-đê, vua thành Sa-lem, mang bánh và rượu ra ; ông là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao”.

    Ứng nghiệm trong Tân ước:
    (Híp-ri 6:20):
    “Đó là nơi Đức Giê-su đă vào như người tiền phong mở đường cho chúng ta, sau khi trở thành vị Thượng Tế đời đời theo phẩm trật Men-ki-xê-đê”.

    (8). Sáng thế 14:18 ........ Cũng là một vị Vua........ Híp-ri 7: 2
    (Sáng thế 14:18):
    “Ông Men-ki-xê-đê, vua thành Sa-lem, mang bánh và rượu ra; ông là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao”.

    Ứng nghiệm trong Tân ước:
    (Híp-ri 7: 2):
    “Ông Áp-ra-ham đă chia cho ông Men-ki-xê-đê một phần mười chiến lợi phẩm. Trước hết, ông tên là Men-ki-xê-đê, nghĩa là "vua công chính"; rồi ông lại là vua Sa-lem, nghĩa là "vua b́nh an".”

    (9). Sáng thế 14:18 ... Bữa Tiệc Ly đă được báo trước ... Mát-thêu 26: 26-29
    (Sáng thế 14:18):
    “Ông Men-ki-xê-đê, vua thành Sa-lem (Salem), mang bánh và rượu ra; ông là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao”.

    Ứng nghiệm trong Tân ước:
    (Mát-thêu 26: 26-29):
    “Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là ḿnh Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hăy uống chén này, v́ đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. Thầy bảo cho anh em biết : từ nay, Thầy không c̣n uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."

    (10). Sáng thế 17:19 ....... Hạt giống của I-xa-ác (Isaac)....... Rô-ma 9: 7
    (Sáng thế 17:19):
    “Nhưng Thiên Chúa phán : "Không đâu ! Chính Xa-ra (Sarah), vợ ngươi, sắp sinh cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ đặt tên cho nó là I-xa-ác (Isaac). Ta sẽ lập giao ước của Ta với nó ; đây sẽ là giao ước vĩnh cửu cho ḍng dơi nó sau này.”

    Ứng nghiệm trong Tân ước:
    (Rô-ma 9: 7):
    “cũng như không phải v́ họ thuộc ḍng dơi ông Áp-ra-ham mà họ đều là con cái ông. Nhưng chính ḍng dơi I-xa-ác mới được mang tên ngươi,”

    “7. Xét duyệt kỹ lưỡng của chuyên gia. Hội thánh ngay từ đầu tiên đă có các tiêu chuẩn rất cao cho các sách để được đánh giá là xác thực và do đó được đưa vào quy điển của Kinh Thánh. Một cuốn sách đă được viết bởi một Tông Đồ hoặc ai đó thân cận với họ, phải phù hợp với đức tin cơ bản của Kitô giáo và phải được sử dụng rộng răi trong nhiều nhà thờ. Đây là một quá tŕnh xét duyệt cẩn thận của "dân Chúa ở nhiều nơi khác nhau nhận ra những tín hữu khác ở các nơi khác đă nhận thấy là đúng"; các tác phẩm này thật sự là lời của Thiên Chúa. Trích sách “The New Bible Commentary” của G.J. Wenham, J.A. Motyer, D.A. Carson và R.T. France.”

    Xin xem thêm bài viết
    “Tiến tŕnh tiếp nhận các sách được linh hứng trong các thế kỷ đầu giáo hội” của Christophe Theobald. Tác giả bài viết nguyên văn tiếng Pháp, tựa đề “La réception des Écritures inspirées,” đăng trong tạp chí Recherches de Science Religieuse [RSR] 93/4 (2005) 545-570, là giáo sư thần học tại các Phân khoa đại học Ḍng Tên, Centre Sèvres, Paris, Pháp. Nguyễn Thế Minh tŕnh dịch.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 13-05-2015 at 12:06 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •