Giúp anh PTD link của youtube về chữ Việt cổ xưa
http://www.youtube.com/embed/sTRdbT7CpBc
Giúp anh PTD link của youtube về chữ Việt cổ xưa
http://www.youtube.com/embed/sTRdbT7CpBc
Last edited by Thanh Son; 06-02-2011 at 06:37 PM.
Phó thường dân cảm ơn anh Thanh Sơn rất nhiều .
Dịp năm mới kính chúc anh và gia đ́nh an khang , thịnh vượng .
Kính,
Phó thường dân
Căn cứ theo nhận xét của các nhà khảo cổ th́ Việt Nhân Ca có nguồn gốc như sau:
Và cũng theo các nhà nghiên cứu th́ bài Việt Nhân Ca do tùy tùng của Ngạc Quân Tử Tích ghi lại bằng âm Việt cổ và chữ viết nước Sở cổ.Bài hát Việt Nhân Ca ra đời trên văn đàn Trung Hoa trong một bối cảnh hết sức đặc biệt. Thời Xuân Thu, Tử Tích (thế kỷ 6 trước Công nguyên) là vương tử nước Sở, em trai Sở Linh Vương, được phong chức lệnh quân vùng Ngạc Ấp nên được người dân gọi là Ngạc Quân Tử Tích.
Một ngày nọ, Ngạc Quân Tử Tích cùng đoàn tùy tùng đi du ngoạn Phán Hồ (nay là hồ Lượng Tử thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) để thăm thú lănh địa của ḿnh. Vị vương gia đi trên một con thuyền lớn do một thiếu nữ Dương Việt (một nhóm trong Bách Việt) cầm chèo. Được diện kiến Ngạc Vương Tử Tích, cô thiếu nữ cảm thấy rất hănh diện, vừa nhịp tay chèo vừa cất cao giọng hát trong cái lăng mạn của xuân cảnh hữu t́nh và âm thanh rộn ràng của tiếng trống (1).
Ngạc Quân Tử Tích nghe giai điệu thánh thót rất hay nhưng không hiểu Việt ngữ nên yêu cầu người thông ngôn (cũng là người nước Việt) dịch cho nghe. Nghe xong, Ngạc Quân Tử Tích lấy làm thích thú, cho triệu kiến cô gái chèo thuyền. Gặp mặt cô gái, Tử Tích không chút do dự “xắn ống tay áo, ôm chầm lấy cô gái Việt”, c̣n “lấy một chiếc đai gấm quấn quanh eo cô gái” nhằm bày tỏ ḷng biết ơn.
Ngạc Quân Tử Tích liền hạ lệnh cho tùy tùng ghi lại bài hát và lưu truyền trong dân gian. Bài Việt Nhân Ca ra đời từ đó (2).
Như vậy bài Việt Nhân Ca nguyên thủy được chép bằng chữ viết của nước Sở cổ chứ không phải ghi bằng chữ Việt cổ. Theo nhà khảo cứu Đỗ Thanh mà ông Sơn Hà nhắc tới cũng cho là "Hiện giờ Việt Nhân Ca được biết như là bài dân ca của dân tộc "Choang", được ghi lại bằng ký âm bởi người Sở thời Xuân-Thu"(3). Không hiểu tại sao ông Sơn Hà lại có thể dùng bài Việt Nhân Ca làm bằng chứng cho chữ Việt xuất hiện trước chữ Hán. Ông giải thích việc này như thế nào?
Từ những câu hát sau khi được ông Đỗ Thanh giải mă cách đọc, chúng ta có thể kết luận tiếng Việt cổ cũng như tiếng Việt hiện đại mà chúng ta đang dùng đều có chung một nét đặc thù đó là danh từ đi trước tĩnh từ. Xin các bạn theo dơi phần giải mă của ông Đỗ Thanh về cách đọc Việt Nhân Ca:
Sau khi được ông Đỗ Thanh giải mă cách đọc, chúng ta thấy ở câu thứ nhất cụm từ năm nầy, năm xưa và ở câu thứ hai chiều xưa, đều là danh từ đặt trước tĩnh từ, khác hẳn với ngôn ngữ của người Tàu, đặt danh từ theo sau tĩnh từ như trong bài thơ của Thôi Hộ đời Đường:Ký âm tiếng Việt của bài ca được ghi lại là:
滥兮抃草滥予
Lạm hề biện thảo lạm dư
昌枑泽予昌州州
Xương hằng trạch dư xương châu châu
饣甚州焉乎秦胥胥
Thực thầm châu yên hồ tần tư tư
缦予乎昭
Mạn dư hồ chiêu
澶秦逾渗惿随河湖
Thìn tần du sâm, đề tùy hà hồ
So sánh hai bản văn ta thấy khác nhau rơ rệt. Bản dịch có 54 chữ, trong khi nguyên bản chỉ có 33 chữ. Ở bản dịch, câu thứ 3 bị thiếu chữ "饣", đó chính là chữ 飠-Thực. Trong khi đó bản dịch bị thêm câu cuối, chỉ mang tính đưa đẩy vô nghĩa “non có cây, cây có cành.” Có vấn đề cần lưu ư là sự h́nh thành của hai bản văn trên: Bài ca bằng tiếng Việt của người Việt. Người Sở nghe không hiểu nên yêu cầu được dịch sang tiếng Sở. Nhưng rồi cả bản tiếng Việt cả bản tiếng Sở được kư âm bằng chữ vuông Hán ngữ. Nếu dịch là diệt th́ đây cũng là ví dụ tiêu biểu. Tiếng Việt cổ của 2800 năm trước là ngôn ngữ đa âm, “bị” chuyển thành Hán tự đơn âm cách nay 2000 năm là sự mất. Mất chữ dẫn tới mất nghĩa… Qua quá tŕnh chuyển ngữ như thế, tất cả đều thay đổi. Nh́n khách quan, đó là hai bản văn khác nhau hầu như hoàn toàn về văn tự. Có lẽ chỉ chung nhau ở phong cảnh sông nước, nỗi quyến luyến của người chèo thuyền và chàng vương tử, vậy thôi! Hơn hai ngh́n năm nay, giai thoại vẫn nằm trong sách. Bao thế hệ đă đọc và ngợi ca đều bằng ḷng với bản dịch mà chưa ai nghiên cứu nguyên văn của bài ca tức là bản tiếng Việt! Phải chăng đó là thứ ngôn ngữ bị mai một mà bao tháng năm do không hiểu được nên lớp lớp tài tử văn nhân bằng ḷng với cái bóng, cái h́nh? Rất khó xác định giữa nguyên bản và bản dịch, cái nào hay hơn. Có thể do chất trữ t́nh của bản dịch cụ thể hơn cộng với nhịp điệu đưa đẩy của bài ca gây ấn tượng cho người đọc khiến hàng ngh́n năm người đọc bị dẫn dụ sang bài ca khác mà không phải bài ca của người Việt? Chính v́ vậy, việc khảo cứu, phục nguyên văn bản gốc của bài ca Việt càng trở nên ư nghĩa.
Phiên dịch ra Hán Việt cho một bài dùng chữ tượng hình cổ để "phiên âm" tiếng Việt thì sẽ rất là khó vì có chữ không còn được dùng nữa, nên không có trong từ điển. Mà dù cho có tra tự điển thì chưa chắc đúng bởi vì giọng đọc ở các địa phương khác nhau. Thêm nữa, cách nhau đến ngàn năm thì tiếng nói và cách viết của một số chữ có thể thay đổi và lại biến âm theo từng miền ngôn ngữ v v... Bản ký âm nầy cho đến nay vẫn bị cho là phiên âm để ghi lại tiếng "Choang" tức là tiếng "Thái" của Tráng tộc.
Xin trình bày lại và xếp theo ư tôi:
滥 兮 抃 草 滥 予
昌 枑 泽 予 昌 州 州 飠
甚 州 焉 乎 秦 胥 胥
缦 予 乎 昭 澶 秦 踰 渗 惿 随
...河 湖。
Xin sắp xếp lại lần nữa, vì rất quang trọng, cho đúng 6-8: (chú ý hai chữ có gạch nối là một chữ đa âm)
滥 兮 抃 - 草 滥 予
Lạm hề biện-thảo lạm dư
昌 枑 泽 - 予 昌 州 州 飠
Xương hoàng trạch-dư xương châu châu thực
甚 州 焉 乎-秦 胥 胥
Thẩm châu yên hô-tần tư tư
缦 予 乎-昭 澶 秦 踰 渗 惿-随
Mạn dư hô-chiêu thìn tần du sâm đề-tùy.
...河 湖。
Hà Hồ.
Để dịch bài này từ tiếng Việt xưa ra tiếng Việt nay xin giải thích những ký âm của Việt nhân ca:
滥 : "Lạm" là "Lam" hay "nam" tức là "Năm", "L" và "N" thường là biến âm, ngày nay màu "Lam" tiếng Triều Châu là "Nam". Rất nhiều nơi ở Quảng, Triều, Việt thường lẫn lộn "L" và "N".
兮: Hề... hầy, nầy, nè, đây... nhiều biến âm.
抃草: Biện-thảo là từ đa âm của "bảo".
予: "Dư" còn có âm "ia" (Triều Châu, Bắc kinh). Năm "dư" có thể như ngày nay là "năm kia", "năm xưa."
昌: ký âm "xương" là "thương". Ngày nay tiếng Quảng Đông-thuần Việt là "Sẹc", Triều Châu-thuần Mân Việt là "Siaiê".
枑: "Hằng" hay "Hoàng".
泽予: "Trạch-Dư" hay "Trạch-Dử" là "Trử” hay "Tử",
飠: Thực, tiếng Quảng Đông à sực, Bắc kinh à Sữa: phát âm như là "Xưa".
甚 : Thẩm hay Thậm là Sẩm, sửm, sơm tiếng tiếng Quảng Đông, và Bắc kinh "Sum" phát âm như "Sớm".
州: Châu phát âm Mân Việt -Triều Châu thì đọc là "Chiêu", "Chiệu" như "Chiều".
焉: (zen) phát âm tiếng Bắc Kinh như em.
乎秦: "Hô-tần" đa âm, là "Hận" đơn âm.
乎昭: "Hô-chiêu" đa âm là "Hiểu" đơn âm.
澶: "Thẳn" hay "Đặng" hay "được". Nếu tra tự điển và phiên dịch là "Thìn" hay "chiền" là không đúng! Bên trái là bộ "Thủy" và bên phải là chữ "Đàn", đọc là "Thẳn" hay "đặng" và nghĩa là "nước xối... thẳng, thông, đặng". Tiếng Quảng Đông: "Thànn", Tiếng Triều Châu: "thànn" hay "thạnn".
胥胥: "tư tư" là Tương Tư.
秦 踰: Tần Du, là ký âm "tình duyên" hay "tình yêu", 秦 là Tsình của tiếng Triều Châu ngày nay, 踰, du, Duyè (Quảng đông), Dua (Triều Châu).
渗: "Sâm" là Sâu, tiếng Quảng Đông ngày nay "sâu" vẫn là "Sâm".
惿随: "Đề-Tuỳ" đa âm là "đùy" đơn âm, là "đầy"
河- Hà: hớ
湖- Hồ: ḥ
Như vậy, nghĩa Việt của bài ca như sau:
Năm nầy bảo năm xưa
Thương Hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
....Hò Hớ.
Theo khảo cứu của tôi th́ Việt nhân ca là thơ lục bát của tiếng Việt, phù hợp với câu hò của dân ca Việt. Nếu thể hiện bài ca bằng thể lục bát ngày nay thì sẽ là:
Ḥ... ... hớ...
Năm nầy bảo với năm xưa
Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.(4)
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong.
với bản dịch của Trần Trọng Kim:
Hôm nay, năm ngoái, cửa cài
Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi
Mặt người chẳng biết đâu rồi
Hoa đào c̣n đó vẫn cười gió đông. (5)
Đối chiếu các cụm từ của bản tiếng Tàu và bản tiếng Việt chúng ta thấy:
Những chữ tô đậm là danh từ, người Tàu đặt sau tĩnh từ, không như người Việt đặt trước tĩnh từ.
Việt Nhân Ca (越人歌) là tựa đề do người Sở đặt cho bài hát đó. Cho nên để danh từ đi sau tĩnh từ theo lối viết của người Tàu. Vả lại, chữ Ca và Nhân là tiếng Tàu chứ không phải tiếng Việt như chúng ta thấy trong Tam Thiên Tự:
天thiên: trời. 地điạ: đất.
舉cử : cất. 存tồn: c̣n.
子tử : con. 孫tôn: cháu.
六lục: sáu. 三tam: ba
.
.
.
閣các:gác樓lâu: lầu
侍thị: chầu 歌ca: hát
扇phiến: quạt du: dù
.
.
.
minh明: sáng tín信: tin
ấn印: in thuyên鐫: cắt (khắc)
vật物: vật nhơn人: người
hy嬉: chơi hư戲 : cợt
Ngoài ra, cách viết chữ Nhân (Người) bằng chữ Nôm theo trong NGỦ THIÊN TỰ KINH (6) khác với chữ 人 trong bản viết của người nước Sở.
Tóm lại, bài Việt Nhân Ca là bài hát của dân Việt cổ được kư âm bằng chữ của nước Sở cổ, không phải viết bằng chữ Nôm. V́ vậy, không thể dùng để viện dẫn cho đó là bằng chứng người Việt có chữ viết trước người Tàu. Và bài ca này đă chứng tỏ nét đặc thù trong ngôn ngữ của người Việt từ ngàn xưa đă khác biệt với người Tàu.
Nguyễn Kiến-Hưng
(1), (2) http://tramtinhnguyen.blogspot.com/2...%E1%BB%95.html
(3), (4) http://www.khoahoc.net/baivo/dothanh...vietnhanca.htm
(5) http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx...ookieSupport=1
(6)http://forums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=50840
Last edited by Nguyễn Kiến-Hưng; 06-02-2011 at 11:11 PM. Reason: Sửa "ghi bằng tiếng Việt cổ" thành "ghi bằng chữ Việt cổ"
Thưa ông NKHưng,
nếu tôi không nói là ông ngụy biện th́ cũng phải nói là ông xuyên tạc cái nội dung với ư chánh của tác giả Đỗ Thanh qua bài "Việt Nhân Ca" khi ông đi cắt xén và dán lại theo ư đồ của ông, để bênh vực cho lập trường tiếng Việt mượn từ chữ Hán của ông với chứng minh "danh từ đặt trước tĩnh từ", v́ ông đă không đăng nguyên trích đoạn của tác giả, như sau :
Vả lại tác giả Đỗ Thanh c̣n có viết Sở LÀ VIỆT, th́ chữ viết của Sở có phải là chữ Việt không, thưa ông??...Hiện giờ Việt nhân ca được biết như là bài dân ca của dân tộc "Choang", được ghi lại bằng ký âm bởi người Sở thời Xuân-Thu.* Một số ý kiến cho rằng lịnh doăn nước Sở là Ngạc Quân Tử Tích sau khi nghe bài hát của người Việt rồi nhờ người phiên dịch ra tiếng Sở. Sở quá rộng lớn nên Bắc Sở thường tự xưng là Kinh Sở và Nam Sở tự xưng là Tương Sở hay Tượng Sở. Trong lịch sử xưa có khi Nam Sở tách ra độc lập là nước Dương Việt. Nếu ngược thời Xuân thu đi về xa nữa, thì tận xa xưa có “lịnh doăn" của nước Sở là Tử Văn vào triều đình nhà Chu nói chuyện bằng tiếng Sở mà nhà Chu xưng là Hoa lại không ai hiểu... Điều nầy được ghi nhận trong Sử ký. Xin quí vị xét kỹ yếu tố câu chuyện nầy mà đừng lầm rằng tiếng Sở là tiếng Hoa. Ngay cả "lịnh-doãn" nước Sở nghĩa là gì thì người Hoa cũng không biết, nên chỉ ghi chú: quan "lịnh-doãn" là chức quan tương đương với "tể tướng" hay gọi là "thừa tướng". Thực ra lịnh-doãn (令尹) là từ đa âm cổ: quan lịnh-doãn hay quan "loãn" là quan loan là quan lang chỉ có trong tiếng Việt và người Việt mới hiểu. Quan chức người Việt thời Hùng Vương được gọi là quan lang là "loan", khi kư âm bằng chữ vuông th́ biến thành lịnh - doãn (令尹). Thời Xuân thu vẫn dùng ngôn ngữ Việt làm tiếng phổ thông giữa các quốc gia nhỏ ở Trung Nguyên và gọi là Nhă ngữ. Nhă ngữ là Việt ngữ mà ngày nay cũng bị gọi là Hoa ngữ, đã đơn âm hóa nên nhiều người lầm tưởng "Việt" "Hoa" là hai ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ "Trữ-la" thôn th́ thực ra là "Tử la" thôn, có nghĩa là “thôn Tả". "Trả" “tả” hay "trái" chính là "Tó" (Triều Châu), “Chỏ" (Quảng Đông), "Chò" (Bắc Kinh) dù chung một gốc mà sau khi biến âm thì vùng nầy lại không hiểu ngôn ngữ vùng kia.
*Điều quang Trọng cần chú ý, là Nhà nghiên cứu cổ nhạc cuả các dân tộc ở Trung quốc là ông Phùng Minh Tường đã khẳng định "Việt Nhân ca" bị cho là tiếng Choang thật sự không ổn! vì tìm hết các thể điệu Dân Ca cuả Choang không hát được "Việt Nhân ca" trong khi "đó là 1 bài dân ca". nhưng ông ta cũng không tìm ra được "Việt nhân Ca" là của Dân tộc nào.
...
Tôi đă nói những nghiên cứu về nguồn gốc của Việt tộc qua ngôn ngữ và chữ viết của học giả Đỗ Thanh là đáng tin cậy v́ dẫn chứng với luận diễn của tác giả rất có cơ sở. Nên kết luận của tôi chữ Nôm, chữ Nho có trước chữ Hán là một phần dựa trên những dữ kiện khảo cổ như kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, hay cổ văn Việt Nhân Ca là của Việt tộc, cho dù có kư âm bằng tiếng Sở hay chữ viết Sở, nhưng Sở lại là Việt theo tác giả Đỗ Thanh ; và nếu xét trên phương diện văn hóa, th́ dân tộc nào có văn hóa cao tức có triết lư siêu việt c̣n gọi là Minh Triết, th́ dĩ nhiên là phải có chữ viết trước để ghi chép và truyền đạt, chứ không thể đi mượn chữ Hán !Sở楚 LÀ VIỆT越 ...là Văn-Lang .
_Sở có phải là Việt Không ?
_ Phải. Sử Ký Tư Mả Thiên ghi rỏ Sở và Việt đồng tông đồng tộc, ngày xưa là ngôn ngữ giống nhau, sau nầy thì còn giống nhau 1/2, ngày nay tiếng Quan-thoại đã chiếm lỉnh vùng đất Sở, nhưng vẫn còn nhiều từ cổ Việt được dùng, và đối chiếu với tiếng Việt bên Ngô-Việt và Mân Việt là giống nhau, và dĩ nhiên có từ cũng giống như tiếng Việt -Nam.
Văn Hóa Sở có thời xưng mình là Shan 商-Thương, Ân Thương殷商 Âu-Nhân 甌 人 ( Âu-Nhân chỉ là phiên âm , Âu-Nhân 甌 人= Ân, tức là Ân Thương ) rồi xưng là Sở 楚. Sở là 1 quốc gia rộng lớn, văn hóa và ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ và văn minh Sở tiến bộ rất sớm, đã tồn tại và ảnh hưởng bao trùm nhiều nơi, "Sử Ký" chép rằng Vua Sở Chúc Hùng 楚鬻熊 là Thầy dạy học cho Châu Văn Vương cuả NHà CHU.
_Sở Còn có nhiều tên gọi của Đất Sở, nước Sở, Người Sở, do Cách phiên âm khác nhau cuả từ "Sở" thành ra nhiều chử sở. Phiên âm là 1 hình thức dùng chử đã có rồi đễ diễn đạt chử chưa có cuả tiếng nói, ví dụ cụ thể là cho đến ngày nay thì rất nhiều tiếng Việt vùng Quảng-Đông và 20% tiếng Mân Việt / Triều châu còn chưa có chử viết !
Sở Còn Gọi là Kinh, Kinh Sơ, Cửu Khuẩn, Kinh Man, và 1 số tên khác cũng trong phạm vi SỞ.
_Còn Gọi là Si-Vưu, là Triều -Ca, Thương Ngô, Cứ Âu .
_Còn gọi là Phù Dung Quốc, Dương Việt .
_Còn Goị là Cộng Nhân, Quỉ Phương, Cổ Muội .
_Gọi là Việt-Khu.
_ Phạm Vi của Sở gồm phần đất ngày nay thuộc: Các tỉnh 湖南Hồ Nam、湖北Hồ Bắc、重庆Trùng Khánh、河南Hà Nam、安徽An Huy、江苏Giang Tô、江西Giang Tây v v...và các bộ tộc "Cữu-Lê九黎".
***Giải mả Bí mật cổ sử Sở bằng tiếng Việt ***
_Sở 楚: Chử xưa là tượng hình, chử Sở gồm 2 cây ( Chử Lâm 林 phía trên gồm 2 chử mộc 木 ) và phía dưới là dây leo quấn hai chân cây 疋 = Sơ( chử Sơ 疋 bộ tẩu ) phát âm theo Tiếng Madarin là CHsùa, tiếng Mân Việt là chsó, tiếng Việt-Quảng-Châu, Phiên Ngung là chsỏ, Đúng ra thì phải đọc phát âm là "Sở " theo chiếc tự của Sơ -Lâm, nhưng lại có 1 cách đọc phát âm là: " Trầu ", và dấu tích của âm đọc là Trầu còn lưu lại qúa nhiều ...Chử Si- vưu chính là phiên âm của chử Trầu: Si-Vưu=蚩尤, Bỡi vì Si-Vưu vô nghiã, Si-Vưu chỉ là phiên âm, và đánh vần phiên âm là ra chử Trầu mới là "có nghiã" và "Đúng nghiã " với chử tượng hình đã thể hiện, nếu như phiên âm đánh vần là "Sưu " hoặc "Sừu" thì lại vô nghiã, nhưng, dân vùng Phiên Ngung ở Quảng Châu ngày nay vẫn đọc 蚩尤 là Chsia-Dầu, Chsia -ầu-Chsầu, tức là thật ra là " Trầu " ( Đọc theo tiếng Việt Chuẩn là giọng nói của Miền Bắc thì TR phát âm như là CH, "Trầu" là "Chầu" ) và đã có 1 âm Sơ-Lâm là Sở thì mới đúng Chử 楚 đã vẽ hình dây Trầu quấn trên cây, bỡi vì xét về thực vật: dây trầu quấn cây Cau là Đúng nhất cho chử Sở, và khi cổ sử nói về Si-Vưu / Chsia-Dầu là luôn nói về Si-Vưu ở vùng đất Sở.CHƯA CÓ AI PHÂN TÍCH THEO KIỂU NẦY ! VÌ: theo tài liệu Sử thì Sở là Việt, cho nên tôi thử dùng các "phương ngôn:"Việt" đễ giải mã những điều khó hiểu, và đây là 1 lối suy luận hửu lý, chứ không có tài liệu sử sách đễ dẫn chứng, đúng hay sai ? thời gian và sự tiến bộ trong việc tập trung tài liệu của nhiều người nghiên cứu sẽ kiểm chứng lập luận của tôi và có câu trả lời ...
_Vậy Si-vưu theo cổ Việt -nhả ngữ là Chsén-Dầu, đó là phiên âm Chs-ầu.
=>chsầu=Trầu; Si-Vưu=蚩尤=Trầu. tương tợ Chsầu, chsỏ , chsó ,chsùa , tsù ..viết là : 楚
...Sở là Việt, mà lại dính líu với chử "Trầu" ? đúng vậy! Người Việt Nam và người Đài Loan ngày nay vẫn còn rất nhiều người ăn Trầu, và là 1 đặc điểm hiếm hoi của nhân loại.
( Ngoài ra: Người Mèo 苗 tôn Si-Vưu là thần "Thái tổ", và gọi là " txiv -yawg "...đọc nhanh cũng đúng là 1 dạng của âm chử TRẦU ...Đây là 1 đặc tính Bách Việt mà ngày nay người ta còn chưa hiểu hết; Nghiã là ngày xưa Sở hay Việt-Trầu đã thống lãnh hàng trăm bộ tộc "Bách -Việt ).
_Theo Khảo cứu của tôi thì Si-Vưu Ở nước Sở và chính là Sở, vì bản thân chử Si-Vưu đã là "Trầu" là "Sở" như phân tích...nhưng có qúa nhiều thuyết, ...nhiều đến mức kinh-hoàng cho những người khảo cứu đầy đủ, có thuyết tôn Si-Vưu và Viêm Đế là 1, có thuyết: Si-Vưu và Viêm Đế là 2 đế khác nhau, có thuyết Si-Vưu là Quan dưới quyền Viêm Đế v v...
(muốn đọc tiếp =>Sở楚 LÀ VIỆT越 ...là Văn-Lang)
V́ như dẫn chứng bằng dữ kiện khảo cổ sau đây về cây kiếm của Việt Vương Câu Tiễn với chữ "vuông" (con giun) khắc trên thanh kiếm, chứng tỏ Việt tộc đă có chữ viết trước chữ Hán chỉ có kể từ thời Hán thuộc. Hơn nữa thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn sau hơn 2 ngàn năm chôn dưới đất, và được đào lên không hề bị rỉ sét mà c̣n chém đứt cả sắt, chứng tỏ kỹ thuật luyện thép siêu đẳng thời bấy giờ. Điều đó đủ chứng tỏ sự vượt trội của một nền văn minh của Việt tộc.
Cho nên nếu chỉ có dựa vào cái đặc tính tiếng Việt là "danh từ đặt trước tĩnh từ" mà ông cứ khư khư lập đi lập lại, th́ tôi thấy không ổn chút nào ; v́ khi nói "đẹp trai" hay "đẹp gái", th́ tĩnh từ "đẹp" đặt trước danh từ "trai" hay "gái", như vậy th́ không phải là tiếng Việt hay sao ??!
V́ vậy tôi thiết tưởng ông NKHưng cần học hỏi thêm để tự ḿnh t́m hiểu cho "cùng lư tận tính" mọi sự vật để có "trí tri" th́ sẽ không c̣n bị mê chấp với cố chấp là đặc tính của tiếng Việt là "danh từ đặt trước tĩnh từ" nữa !
Sơn Hà
Những thí dụ sau đây, danh từ đứng sau tĩnh từ, vậy nó là "đặc tính" của tiếng Việt hay tiếng Hán, xin ông Nguyễn Kiến Hưng giải thích dùm. Thành thật cám ơn:
- Tốt dây, xấu củ.
- Xấu dây, tốt củ.
- Trắng da, dài tóc.
- Tốt mả, ră đám.
- Đen bạc, đỏ t́nh.
- Đỏ vỏ, xanh ḷng.
- Bạc t́nh, bạc nghĩa.
- No cơm, ấm cật.
- No cơm, rửng mỡ.
- Mờ mắt,
- Mỏi tay.
- Nhức đầu.
- Đắng miệng.
- Trẻ em chậm nói.
- Lạnh cẳng.
- Đám lúa bị vàng lá.
- Thắng Tư bị sún răng.
- Con Đào bị sứt môi.
- Con sông bị cạn nước.
- Cánh tay bị trầy da.
- Người bịnh hoàng đản th́ bị vàng mắt.
- Vơ sĩ to con.
- Nghèo tiền nghèo bạc nhưng không nghèo nhân nghĩa thủy chung.
- Đói cơm, thiếu áo.
- Mùa đông thiếu ào, hè về thiếu cơm.
- Thiếu tiền mắc nợ.
- Đắt giá.
- Mua chi ba cái thứ rẻ tiền đó !
- Vân vân và vân vân...
(c̣n rất nhiều trong ngôn ngữ Việt Nam thuần túy, trong đàm thoại hàng ngày, trong văn chương sách vở, trong dân gian b́nh dân...)
Xin ông Sơn Hà vui ḷng sửa đoạn trích này. Tôi có viết lộn chữ "ghi bằng tiếng Việt cổ" mà ư tôi muốn viết là "ghi bằng chữ Việt cổ".Originally Posted by Nguyễn Kiến-Hưng
...
Và cũng theo các nhà nghiên cứu th́ bài Việt Nhân Ca do tùy tùng của Ngạc Quân Tử Tích ghi lại bằng âm Việt cổ và chữ viết nước Sở cổ.
Như vậy bài Việt Nhân Ca nguyên thủy được chép bằng chữ viết của nước Sở cổ chứ không phải ghi bằng tiếng Việt cổ. Theo nhà khảo cứu Đỗ Thanh mà ông Sơn Hà nhắc tới cũng cho là "Hiện giờ Việt Nhân Ca được biết như là bài dân ca của dân tộc "Choang", được ghi lại bằng ký âm bởi người Sở thời Xuân-Thu"(3). Không hiểu tại sao ông Sơn Hà lại có thể dùng bài Việt Nhân Ca làm bằng chứng cho chữ Việt xuất hiện trước chữ Hán. Ông giải thích việc này như thế nào?
Thành thật cám ơn.
Nguyễn Kiến-Hưng
Ông Tiếng Việt,
Trong ngôn ngữ, muốn có một câu nói hoàn chỉnh th́ điều kiện tối thiểu phải có là 1) chủ từ, 2) động từ. Có nhiều trường hợp chủ từ hay động từ được hiểu ngầm. Để tránh sự lắt léo, trước khi tôi giải thích những điều đưa ra xin ông dịch sang tiếng Anh những câu ông muốn giải thích, một vài câu làm thí dụ cũng được nếu có thể, hoặc giải thích rơ ư nghĩa của câu nói.
Ngày xưa tôi có nghe tụi nhỏ đố nhau "rắn hổ ngựa ḅ mấy chân". Trong câu này nếu chúng ta coi đây là câu nói hoàn chỉnh th́ chủ từ là "rắn hổ ngựa", động từ là "ḅ", th́ câu trả lời sẽ là không có chân nào. V́ rắn hổ ngựa vốn không có chân. Nhưng đứa ra câu đố căi lại là 12 chân v́ hổ có bốn chân, ngựa có bốn chân, và ḅ có bốn chân nữa cộng lại là 12 chân. Thực ra câu trả lời 12 chân là sai v́ ngay trong câu hỏi chủ từ là con rắn hổ ngựa chứ không phải là "con rắn, con hổ, con ngựa, và con ḅ có mấy chân." Hăy xét câu hỏi được viết lại:
1) Rắn hổ ngựa ḅ bằng mấy chân?
2) Rắn, hổ, ngựa, và ḅ có mấy chân?
Trong câu thứ nhất chủ từ là "rắn hổ ngựa". Chữ "rắn hổ" là danh từ trong cụm từ "rắn hổ ngựa". Trong cụm từ "rắn hổ" th́ "rắn" là danh từ và "hổ'" là tĩnh từ dùng để phân loại con rắn được nhắc tới thuộc loại rắn nào. Nhưng trong loài rắn hổ cũng cũng phân ra nhiều loại như rắn hổ trâu, rắn hổ đất, rắn hổ mang, rắn hổ hành, rắn hổ ngựa, v.v. Chữ "ngựa" trong cụm từ "rắn hổ ngựa" là tĩnh từ để nói rơ con rắn hổ được nhắc tới thuộc loại hổ "ngựa". Nếu chúng ta cố t́nh nói "ḅ" là con ḅ th́ câu 1 th́ sẽ thiếu phần động từ làm câu nói không hoàn chỉnh, gây nên sự lắt léo khiến ư không rơ ràng. Tuy nhiên, giới từ "bằng" vẫn cần được thêm vào làm sáng tỏ ư của câu hỏi. Và khi ư của câu hỏi được sáng tỏ, câu trả lời sẽ hiển nhiên là không có chân nào.
Câu thứ hai, chủ từ gồm có bốn con vật, đó là: rắn, hổ, ngựa, và ḅ. Động từ trong câu này là "có". Trong một câu nói hoàn chỉnh th́ ư cũng được rơ ràng và câu trả lời không sợ bị lắt léo. Câu trả lời đúng phải là 12 chân cho câu 2.
Mong ông Tiếng Việt hiểu trong vấn đề truyền thông trao đổi bằng ngôn ngữ, chúng ta nên dùng từ và ngữ pháp sao cho người nghe hoặc người đọc khỏi hiểu lầm như vậy mới là mục đích. Chúng ta đâu có ai muốn bị hiểu lầm phải không?
Trân trọng
Thưa ông Nguyễn Kiến Hưng,
1. Trong những câu mà tôi dùng làm thí dụ trên, có nhiều câu là thành ngữ mà tôi nghĩ nhiều người biết, và những câu đó xưa nay cũng vẫn chỉ có bao nhiêu tiếng (chữ) đó mà thôi.
Tiếng Việt dùng trong văn nói, có rất nhiều câu không theo qui tắc văn phạm như văn phạm tây phương mà chữ quốc ngữ đă mượn. Trước khi có chữ quốc ngữ, tiếng Việt không có khái niệm "văn phạm" mà chỉ có "cú pháp". Ngày xưa muốn viết văn hay phải giỏi cú pháp. Môn văn phạm mới có hơn thế kỷ nay, trong khi tiếng Việt đă có mấy ngàn năm nay. Ngày xưa tổ tiên ta vẫn nói như vậy mà ai cũng hiểu. Tiếng Việt, trước khi có chữ quốc ngữ và môn văn phạm đi kèm, cách nói (và viết) không theo qui tắc cấu tạo mệnh đề như ngày nay mà ông Nguyễn Kiến Hưng nói, nghĩa là không nhất thiết phải có chủ từ, động từ (và túc từ) như ông Nguyễn Kiến Hưng đ̣i hỏi.
Tôi xin thí dụ:
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn ǵ to lớn đẫy đà làm sao
(Kiều - Nguyễn Du)
Cả hai câu ttên đều không có chủ từ.
Hoặc:
Trước đèn xem truyện Tây Minh
Gẫm cười hai chữ nhân t́nh éo le
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đ́nh Chiểu)
Cả hai câu này cũng không có chủ từ.
Những câu thành ngữ thường ít có chủ từ, thí dụ:
- Tốt dây xấu củ.
- Xanh vỏ đỏ ḷng.
- Đen bạc đỏ t́nh.
- Chồn chân mỏi gối.
- Tím ruột bầm gan.
- Tan vàng nát ngọc.
- Lạc phím chùng tơ.
- Trắng răng thơm miệng.
- Trắng da dài tóc.
- Vân vân... (c̣n nhiều nữa)
2. Nếu dịch tiếng Việt sang Anh văn (hoặc Pháp văn chẳng hạn), th́ bị lệ thuộc vào văn phạm của (những) ngôn ngữ đó, sẽ làm sai lạc cấu trúc ngôn ngữ tiếng Việt. Hơn nữa ở đây chúng ta cùng bàn về tiếng Việt (và chữ Việt), chúng ta đang bàn về cú pháp chữ Việt (và tiếng Việt), không bàn về văn phạm Anh văn.
Văn nói của tiếng Việt, một câu có khi chỉ có một tiếng (hoặc chữ) nên không cần chủ từ (và túc từ).
Thí dụ:
Hỏi: Anh ăn cơm chưa ?
Trả lời: Chưa.
Hỏi: Tết anh mua dưa hấu loại nào ?
Trả lời: Ruột đỏ.
Hỏi: Chuyến xe đ̣ này về đâu ?
Trả lời: Saigon.
Có những sách viết theo văn nói, kể cả những đoạn văn miêu tả chứ không riêng ǵ những đoạn văn đối thoại.
Last edited by Hoàng Thứ Lang; 07-02-2011 at 07:20 AM. Reason: sửa lỗi đánh máy
Ông Tiếng Việt có hiểu điều tôi đă nói không? "Có nhiều trường hợp chủ từ hay động từ được hiểu ngầm." Nếu ông không tiện dịch sang tiếng Anh th́ giải thích rơ ư mà ông muốn nói, tôi sẽ phân tích dùm cho ông.Ông Tiếng Việt,
Trong ngôn ngữ, muốn có một câu nói hoàn chỉnh th́ điều kiện tối thiểu phải có là 1) chủ từ, 2) động từ. Có nhiều trường hợp chủ từ hay động từ được hiểu ngầm. Để tránh sự lắt léo, trước khi tôi giải thích những điều đưa ra xin ông dịch sang tiếng Anh những câu ông muốn giải thích, một vài câu làm thí dụ cũng được nếu có thể, hoặc giải thích rơ ư nghĩa của câu nói.
Tôi không muốn có trường hợp hiểu lầm như trong câu "rắn hổ ngựa ḅ mấy chân".
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)
Bookmarks