Việt Nam Cộng Ḥa: Danh Tướng / Loạn Tướng?
Về bài viết “Tướng Trần Thiện Khiêm” của Trần Ngọc Giang
Tôi, Phạm Bá Hoa, xin phép tác giả Trần Ngọc Giang. V́ có nhiều bạn chuyển đến tôi bài viết của tác giả, kèm theo câu tóm tắt chung là “muốn tôi cho biết ư kiến”....Lúc đầu, tôi có trả lời rất vắn tắt riêng cho 4 bạn, nhưng v́ càng nhiều bạn chuyển bài này đến tôi và muốn biêt ư kiến, nên tôi thấy cần tŕnh bày chi tiết thêm vào từng đoạn thích hợp trong bài viết của tác giả để tiện trả lời chung. Vào đầu bài:
“Cơn Lốc Rối Loạn Đệ Nhất Đệ Nhị Cộng Ḥa Việt Nam”, tác giả có y như “trần t́nh” với người đọc với ḍng chữ “… sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào ḍng định mệnh của Lịch Sử Việt Nam”.
Cũng v́ vậy, một lần nữa, tôi xin phép tác giả để viết lại những lệnh mà tôi nhận, những việc mà tôi làm, những ǵ mà mắt tôi thấy trực tiếp, tai tôi nghe trực tiếp, cùng nét nh́n của tôi từ những điều đó và từ những ḍng chữ của tác giả, c̣n đánh giá như thế nào xin tùy quí vi hữu, quí độc giả.
Xin thưa, trong cuộc đảo chánh 1/11/1963, tôi là Đại Úy chánh văn pḥng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Trong bài này, phần chữ nghiêng tôi viết và save dưới dạng pdf.
* * *
Kể từ biến cố lịch sử năm 1975 đến nay đă có nhiều sách báo, đoàn thể, tôn giáo cũng như hầu hết đồng bào Việt Nam đều quy trách những nhà lănh tụ miền Nam như Tổng thống Diệm, tuớng Minh, Đôn, Thiệu, Kỳ v.v… đều là những người đă một phần chịu trách nhiệm để Cộng sản thôn tính miền Nam. Sự quy trách này trên b́nh diện chính trị, truyền thông đương nhiên không ai phủ nhận, nhưng trên phương diện lịch sử th́ thật là phiến diện. Do đó tiện giả sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm cây viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào ḍng định mệnh của Lịch sử Việt Nam.
Ngược dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được Tổng thống Diệm ưa thích v́ vậy Đại tá Khiêm đă được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4BB. Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J’Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Tôi không biết Thiếu Tướng Khiêm thân với Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu từ lúc nào, mà tôi chỉ biết – theo lời của bà Trần Thiện Khiêm – Đại Tướng Khiêm, Đại Tướng Nguyễn Khánh, và Đại Tướng Cao Văn Viên, thân nhau khi 3 vị cùng là Đại Úy và cùng chiến đấu trong quân đội Liên Hiệp Pháp tại mặt trận Na Sản trên đất Lào
Năm 1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.
(1) Sau khi Đại Tá Nguyễn Chánh Thi thất bại cuộc đảo chánh 11/11/1960, Đại Tá Khiêm gọi tôi đến gặp ông tại Bộ TTM – lúc ấy tôi đang học lớp tham mưu tại trường đại học quân sự đồn trú trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, tức Bộ TTM. Trước khi đi học, tôi là Trưởng Ban Hành Quân Pḥng 3/SĐ21BB- Đại Tá Khiêm chỉ nói: “Ông Khánh sẽ cho di chuyển trường đại học lên Đà Lạt. Phần chú, măn khóa là chú về lại Pḥng 3 SĐ, tôi có việc cho chú”. Ngày hôm sau, Đại Tá Khiêm trở về Quân Khu 5 đồn trú tại Cần Thơ, ông vẫn kiêm nhiệm Tư Lệnh SĐ21BB đồn trú tại Sa Đéc. Tháng 4/1962, giải thể các Quân Khu, các Quân Đoàn Sư Đoàn được trao thêm nhận trách nhiệm an ninh lănh thổ với danh xưng kèm theo là Vùng Chiến Thuật, Khu Chiến Thuật, Đại Tá Khiêm vẫn là Tư Lệnh SĐ21BB/Khu Chiến Thuật Hậu Giang, và SĐ21BB di chuyển từ Sa Đéc sang Cần Thơ. Ngày 6/12/1962, Đại Tá Khiêm thăng cấp Thiếu Tướng, được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân/Bộ Tổng Tham Mưu, và ông nhận chức ngày 17/12/1962. Lúc ấy tôi Đại Úy chánh văn pḥng Tư Lệnh SĐ21BB, tôi cũng được lệnh thuyên chuyển đến bộ TTM, và Thiếu Tướng Khiêm cử tôi giữ chức chánh văn pḥng TMT Liên Quân cũng từ ngày ấy (17/12/1962). Danh xưng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mới sử dụng từ 1/4/1964 thời Trung Tướng Nguyễn Khánh, sau văn kiện hệ thống hóa “QLVNCH gồm: Hải Quân, Không Quân, Lục Quân, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân” (2) Trong cuộc sống nhất là trong sinh hoạt chính trị, tôi không tin là có sự “tín cẩn tuyệt đồi”, v́ thật ra không có ǵ tuyệt đối trong đời sống chúng ta cả.
Sau khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng Khiêm đă đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa vào thới điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng lănh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu mến phục. Bởi vậy tiếng nói của Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa có một tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lănh và tư lệnh quân binh chủng trong QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra đều được thi hành đầy đủ, chính xác.
(1) Thiếu Tướng Khánh bàn giao chức vụ Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu cho Thiếu Tướng Khiêm trước khi ông đi Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2/Vùng 2 Chiến Thuật. Như vậy, tôi nghĩ, không phải Thiếu Tướng Khiêm đề cử Thiếu Tướng Khánh sau khi Thiếu Tướng Khiêm nhận chức. Chức TMT Liên Quân là chức vụ mới thiết lập và Thiếu Tướng Khiêm là người đầu tiên nhân chức vụ này. (2) Có phải Thiếu Tướng Khiêm đề cử Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB hay không, điều này tôi không biết. (3) Các đơn vị thi hành lệnh của Bộ TTM ngang qua TMT Liên Quân kư thừa lệnh Tổng Tham Mưu Trưởng là hành động b́nh thường trong quân đội.
Từ trước tới nay đă có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn c̣n thiếu sót và không chính xác v́ chưa ai nêu đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong hậu trường th́ không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không có thực lực trong tay c̣n lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài G̣n mà thôi.
Đầu tháng 3/2007 trong lúc nói chuyện với cựu Đại Tướng Khiêm sau khi đón ông và gia đ́nh từ phi trường IAH sau chuyến du lịch Pháp quốc trở về Houston, nhân lúc vui vẻ, tôi hỏi: “Thưa anh Tư, hồi đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, bắt đầu từ phía Hoa Kỳ hay từ phía Việt Nam ḿnh anh Tư?” “Từ phía Hoa Kỳ”. “Vậy ai là người nối vào Việt Nam ḿnh anh Tư?” “Ông S.”. “Ông ấy nối vào ai vậy anh Tư?” “Nối vào anh, nhưng anh thấy việc lớn quá nên giới thiệu với Trung Tướng Minh (Dương Văn)”. Cựu Đại Tướng Khiêm có nói tên đầy đủ của người Mỹ này, nhưng ông không muốn tôi nêu tên ông ấy dù ông S. đă chết rồi. Trong năm 1963, tôi có dịp nói chuyện với ông S. này trong những lúc ngồi chờ vào gặp Thiếu Tướng Khiêm. Ông ta trong ngành t́nh báo, nói tiếng Pháp sành sỏi. Với những ǵ tôi biết, Thiếu Tướng Khiêm là một trong những vị quan trọng trong cuộc đảo chánh chớ không phải là “nhân vật chủ chốt”. Trong một đoạn bên dưới, tôi tŕnh bày rơ hơn về điểm này.
Đến đây tiện giả xin tŕnh bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quư vị độc giả có thể thấu hiểu ai là người đă soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo chánh.
Khoảng đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn pḥng cho biết sẽ có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa v́ Thiếu tướng Khiêm được biết ông Ngô Đ́nh Nhu đă có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang v́ Thiếu tá Giang đă từng là Chánh Văn pḥng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đă yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng pḥng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.
(1) Nếu tôi nhớ không lầm, lúc đảo chánh 1/11/1963, tác giả là Đại Úy chớ chưa là Thiếu Tá. Tôi c̣n nhớ văn pḥng của tác giả trong Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu, building bên trái từ cổng số 1 vào. Tác giả có trách nhiệm xét cấp “Thẻ” ra vào cổng Tổng Tham Mưu cho quân nhân viên chức phục vụ trong khuôn viên Bộ TTM. Tôi cũng được cấp thẻ đó. Tác giả nói đầu tháng 10/1963, Thiếu Tướng Khiêm gọi tác giả lên văn pḥng cho biết có đảo chánh, nhưng những ǵ tôi biết th́ những buổi họp tối mật giữa Thiếu Tướng Khiêm với các vị đảo chánh là từ trung tuần tháng 10/1963. Chứng minh: Khoảng 17 hay 18/10/1963, Thiếu Tướng Khiêm bắt đầu có những lần rời khỏi nhà ban đêm (sau đảo chánh tôi mới biết là ông đến nhà Thiếu Tướng TT Đính) mà không cho xe hộ tống theo sau, cho phép suy đoán là chuyện đảo chánh được thảo luận từ đó.
(2) Về phần tôi, 7 giờ sáng 1/11/1963 (hôm ấy là lễ Các Thánh Tử Đạo) Thiếu Tướng Khiêm gọi tôi đến nhà ông, sau khi ngồi ở góc sân mà từ đó nh́n thấy chung quanh để biết chắc là không ai nghe thấy, trước khi ra lệnh ông nói thế này” “Đây là chuyện tối mật, chú không được nói với bất cứ ai kể cả vợ chú và chú Có, nếu bị tiết lộ th́ chú đứt đầu trước tôi.” Chù Có mà Thiếu Tướng Khiêm nói ở đây là Trung Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của ông. Tôi nghĩ, nếu tác giả được tín cẩn đến mức được Thiếu Tướng Khiêm cho biết trước đảo chánh một tháng, ắt hẳn tác giả phải là nhân vật rất quan trọng trong cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhưng trong thực tế chừng như không phải vậy, v́ tôi không nhận thấy “người thật việc thật” liên quan đến cuộc đảo chánh. Tôi nói “rất quan trọng” v́ đây là hành động ảnh hưởng trực tiếp đến binh nghiệp và mạng sống của những vị tham gia đảo chánh. Hơn ai hết, ngành an ninh biết rơ điều này ít nhất là sau vụ 11/11/1960. (3) Những ǵ ở Sư Đoàn 4 Dă Chiến liên quan đến tác giả, tôi có nghe Trung Úy Nguyễn Hữu Có – sĩ quan tùy viên lúc ấy – nói lại, nhưng v́ chưa đủ lư lẽ để tôi tin nên tôi xem như không biết ǵ hết.
Ngày 20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu vừa ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu v́ ông này đang vận động đảo chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng tŕnh lên ông Cố vấn. Cũng trong thời gian này Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lănh Thiếu tướng Khiêm đă tranh thủ được hầu hết, chỉ c̣n có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh vùng 4 là chưa hội ư, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ư với Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đă có hứa là sẽ sát cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động v́ chỉ có tướng Khiêm hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lănh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.
(1) Những ngày cuối tháng 10/1963, một buổi tối sau khi Thiếu Tướng Khiêm ra khỏi nhà một lúc, Trung Tá Phạm Thư Đường – chánh văn pḥng ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu – điện thoại tôi, hỏi TT Khiêm đi đâu và tôi trả lời TT Khiêm vừa đi đâu đó tôi không biết. Trung Tá Đường nói lệnh của ông Cố Vấn bảo tôi tŕnh với Thiếu Tướng Khiêm là sau giờ làm việc không nên ra khỏi nhà, v́ lúc này bọn đặc công Việt cộng t́m ám sát các Tướng Lănh. Điều này cho thấy ông Cố Vấn Nhu theo dơi hoạt động của Thiếu Tướng Khiêm (và có thể những vị khác nữa) chớ không phải ḷng tín cẩn. Tôi chứng minh thêm. Tháng 4/1962, khi ông Cố Vấn xuống Vĩnh Long quan sát trắc nghiệm Ấp Chiến Lược, Đại Tá Khiêm – Tư Lệnh SĐ21BB/Khu Chiến Thuật Hậu Giang – có mặt tại phi trường nhỏ đón ông Cố Vấn, nhưng khi lên xe đi thăm ACL th́ Đại Tá Khiêm vẫn ngồi trên xe của ông chớ không đi theo phái đoàn. Trung Tá Lê Văn Phước -Tỉnh Trưởng Vĩnh Long- đến tận xe mời Đại Tá Khiêm cùng ngồi xe với ông Cố Vấn, Đại Tá Khiêm nói: Anh đưa ông Cố Vấn đi thăm ÂCL, tôi vào nhà anh ngồi chờ”. Sở dĩ tôi nghe được câu trả lời và nh́n thấy thái độ của Đại Tá Khiếm, v́ tôi vừa là chánh văn pḥng Tư Lệnh SĐ21BB vừa trách nhiệm theo dơi trắc nghiệm ACL tại các tỉnh Hậu Giang, và lúc ấy tôi đứng cạnh Đại Tá Khiêm. (2) Trong quân sự, lệnh phải “ngắn gọn, rơ ràng, chính xác”. Ở đây, Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tác giả bảo Đại Tá Đỗ Mậu “tạm thời lánh mặt” dường như lệnh này không rơ nghĩa. Xin thưa, mỗi lần Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tôi, bao giờ ông cũng hỏi: “Chú có ǵ cần hỏi không?” Trường hợp tôi hiểu không rơ là tôi hỏi lại ngay. Với lệnh bảo Đại Tá Đỗ Mậu “tạm thời lánh mặt” phải hiểu thế nào để chuyển lệnh cho đúng? (3) Chính tôi điện thoại liên lạc Thiếu Tướng Khánh (ở Pleiku) nhưng ông không nhận điện thoại, măi đến gần sáng 2/11/1963 ông mới lên tiếng ủng hộ đảo chánh, chứng tỏ Thiếu Tướng Khánh không tham dự từ đầu, v́ nếu tham dự từ đầu th́ Thiếu Tướng Khiêm đâu cần ra lệnh cho tôi điện thoại hỏi TT Khánh.
Sáng sớm ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn pḥng; khi Thiếu tá Giang bước vào th́ thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng kư v́ Đại tá Đạm từng biết sự thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.
(1) Vào thời gian ấy, cử vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn phải là Sắc Lệnh của Tổng Thống, đâu thể nào chỉ do một công điện mà là công điện của vị Tham Mưu Trưởng Liên Quân lại đủ thẩm quyền thay cho một Sắc Lệnh? Thêm nữa, những tài liệu thuộc loại mật và tối mật trong văn pḥng TMT Liên Quân, hoàn toàn do tôi đánh máy, cho số, vào phong b́, dán kín mới gởi, cũng như lưu giữ trong tủ sắt ngay sau lưng tôi, không một sĩ quan nào có trách nhiệm này. Nhưng tôi hoàn toàn không biết ǵ về công điện mà tác giả nói ở trên. (2) Tôi có chút thắc mắc: “Tại sao phải có mặt tác giả bên cạnh Đại Tá Nguyễn Hữu Có để chứng minh công điện đó là thật”. Như vậy phải hiểu rằng, nếu không có tác giả th́ Đại Tá Có chẳng có giá trị gi hết, nếu không nói lúc ấy “Đại Tá Có chỉ là cái bóng của tác giả”. Với lại những ǵ tôi biết về Đại Tá Đạm, ông là người rất chính chắn b́nh tỉnh trong mọi vấn đề, nên tôi tự hỏi: Chẳng lẽ Đại Tá Đạm biết tác giả được sự tín cấn của Thiếu Tướng Khiêm đến mức chỉ cần sự có mặt của tác giả đă đủ để ông tin tưởng cái lệnh tối mật đó là thật sự của Thiếu Tướng Khiêm? Chẳng lẽ Đại Tá Đạm lại chấp nhận cái công điện đó của vị TMT Liên Quân có thẩm quyền thay cho Sắc Lệnh của Tổng Thống? Dù ǵ th́ trên quyền của TMT Liên Quân c̣n có Trung Tướng Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng nữa mà. Phải chăng tác giả hàm ư tác giả là biểu tượng của Thiếu Tướng Khiêm do tác giả từng là chánh văn pḥng của Đại Tá Khiêm khi ông giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Dă Chiến đồn trú tại Biên Ḥa. (tùy theo thời gian, tôi dùng cấp bậc đúng vào lúc ấy)
Đến 11 giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh th́ thiếu tá Giang phải giữ lại trong pḥng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm. Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn th́ Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của Trung tướng Minh tự ư bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn đi đâu không rơ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá Giang đă ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng đến hỏi lư do cản trở Đại úy Nhung th́ Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh Tướng Khiêm.
(1) Ngày 31/10/1963, hoàn toàn không có buổi họp nào tại Bộ TTM do TT Khiêm chủ tọa cả. (2) Ngày 1/11/1963, lúc 7 giờ sáng (hôm ấy nghỉ lễ buổi sáng), Thiếu Tướng Khiêm đưa tôi hai danh sách và ra lệnh: Thứ nhất. Mời quí vị trong danh sách 1 đến câu lạc bộ Bộ TTM trước 12 giờ để dùng cơm, thật ra là buổi họp của những vị tham gia đảo chánh trước khi lên pḥng làm việc của Thiếu Tướng Khiêm. (2) Mời quí vị trong danh sách 2 đến họp tại pḥng họp số 1 (tầng 1 ṭa nhà chánh) và yêu cầu có mặt trước lúc 1 giờ trưa, thật ra là cầm chân trong pḥng họp. Đúng 1 giờ trưa, đóng cửa lại và cho Quân Cảnh gác, không một ai trong số đó được ra vào. Lúc ấy tác giả không phải là thành viên của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, cũng không phải là sĩ quan thừa hành của bất cứ vị nào trong đó, tôi nghĩ, tác giả làm sao ngăn chận Đại Úy Nhung là người nhận lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng. Thật ra – theo lời của cựu Đại Tướng Cao Văn Viên – nói với tôi trong bữa ăn tại nhà anh chị Lư Thanh Tâm ở Virginia trưa ngày 6/9/2003, chính Thiếu Tướng Đính bảo Đại Úy Nhung tháo c̣ng ra (lúc ấy mới c̣ng 1 tay). (3) Tôi ngạc nhiên ở điểm, tác giả không phải là Trung Tướng Minh, cũng không phải là Đại Úy Nhung, làm sao biết được Đại Úy Nhung “tự ư” bắt Đại Tá Tung? Sự kiện mà tác giả nêu lên là sự kiện lịch sử, v́ vậy mà sự suy đoán nhất là suy đoán theo chủ quan, tôi nghĩ là nên tránh. (4) Nhẩy Dù lúc ấy là Lữ Đoàn chớ chưa là Sư Đoàn. (5) Ngay Đại Tá Nguyễn Đức Thắng Trưởng Pḥng 3 TTM, Đại Tá Đặng Văn Quang Trưởng Pḥng 4 TTM, cũng không vào được, tác giả làm sao vào bản doanh HĐQNCM để nhận lệnh của Thiếu Tướng Khiêm. Xin mời đọc thêm đoạn cựu Đại Tướng Khiêm từ Virginia điện thoại tôi ở Houston vào tối 21/10/2003 (bên dưới) để nhận ra điều mà tác giả nói Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tác giả ngăn chận hành động Đại Úy Nhung, “điều đó có thể có hay không”.
Khoảng 2 giờ trưa ngày 31-10-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi t́nh trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uư Triệu và yêu cầu Đại úy vào tŕnh diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh tŕnh diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ ǵ do đó mới bị chết thảm.
Ngày 31/10/1963, không có chuyện Đại Úy Triệu đẫn quân đến hỏi t́nh trạng Đại Tá Tung.
Khi tiếng súng đảo chánh nổ trưa 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm đă chủ động qua các diễn tŕnh như:
Ngày 31/10/1963, đâu có cuộc đảo chánh nào mà nổ súng. Đảo chánh ngày 1/11/1963, ngày này không phải riêng Việt Nam ḿnh mà nhiều quốc gia trên thế giới đều biết, nhưng theo tài liệu của tác giả là ngày 30/10/1963. Viết nhầm con số chăng? Tôi e không phải, v́ ngày 1 chỉ có một con số nhưng tác giả lại gơ vào số 3 trước rồi đến số 1. C̣n con số tháng 10 khác xa với con số tháng 11. Muốn viết số 11 th́ gơ hai lần số 1 tận cùng bên trái, nếu gơ nhầm số thứ nh́ phải là số 2 hay số 3, chớ đâu thể nào gơ nhầm vào số 0 ở gần tận cùng bên phải của hàng số. Nếu được tác giả giải thích điều này th́ rơ nghĩa.
- Ra lệnh cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến thuật.
Lệnh của HĐQNCM (không phải lệnh của Thiếu Tướng Khiêm) cử Đại Tá Nguyễn Hữu Có xuống SĐ7BB (Mỹ Tho) khống chế Đại Tá Đạm án binh bất động. BTL Quân Đoàn 4 tại Cần Thơ và SĐ9BB đồn trú tại Sa Đéc, hai đại đơn vị này cũng bị khống chế án binh bất động như vậy.
- Lệnh cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài G̣n để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn pḥng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long.
- Cô lập tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh.
Lúc 1 giờ trưa, tôi xuống lầu chuyển lệnh cho Quân Cảnh đóng cửa pḥng họp số 1 và Quân Cảnh đứng gác. Tôi thấy tận mắt để biết chắc là lệnh đă được thi hành, rồi trở lên văn pḥng tŕnh Thiếu Tướng Khiêm.
- Ra lệnh cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những biện pháp cần thiết.
Tối 1/11/1963, tôi điện thoại lên Quân Đoàn 2 để chuyển lời của Thiếu Tướng Khiêm hỏi TT Khánh có ủng hộ hay không, nhưng TT Khánh không nhận điện thoại. Như vậy, Thiếu Tướng Khánh không được biết cuộc đảo chánh ít nhất cho đến sau 1 giờ trưa (giờ G của cuộc đảo chánh). Trường hợp Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí có công điện ủng hộ ngay sau 1 giờ trưa ngày 1/11/1963. Tôi có trách nhiệm nhận các công điện do Truyền Tin Bộ TTM đưa đến và mang vào tŕnh Thiếu Tướng Khiêm, cũng có nghĩa là tŕnh cho HĐQNCM. Ngay sau đó, những công điện ủng hộ được chuyển sang đài phát thanh để phát trên làn sóng. Tôi cũng được lệnh bảo Truyền Tin Bộ TTM “chận bắt” tất cả công điện gởi về Phủ Tổng Thống và tŕnh ngay vào Hội Đồng.
- Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v… có mặt tại Ṭa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền v́ tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong pḥng làm việc của tướng Khiêm.
Tôi có mặt trong văn pḥng từ sáng sớm ngày 1/11/1963 liên tục ngày đêm đến chiều ngày 3/11/1963 mới về nhà, tôi không thấy tác giả có mặt trong pḥng Thiếu Tướng TMT Liên Quân, tức bản doanh của HĐQNCM. Đúng là mọi diễn biến đều diễn ra trong pḥng làm việc của Thiếu Tướng Khiêm và điều này trong Bộ TTM ai cũng biết cả, nhưng thực quyền th́ không phải vậy. Bằng chứng. Khoảng 5 giờ chiều 1/11/1963, khi tôi vào cầm ống nói điện thoại đưa Thiếu Tướng Khiêm và mời ông tiếp chuyện với Tổng Thống, Thiếu Tướng Khiêm chưa kịp phản ứng th́ Trung Tướng Minh giựt ống nói trên tay tôi và nói chuyện với Tổng Thống. Vài phút sau đó, cũng điện thoại từ Đại Úy Bằng, sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, yêu cầu tôi mời Thiếu Tướng Khiêm tiếp chuyện với Tổng Thống, nhưng Trung Tướng Minh cũng giựt ống nói và đặt xuống máy chớ không nói chuyện. Thiếu Tướng Khiêm với thái độ b́nh thản, im lặng. Thêm nữa, lúc 7 giờ tối, Trung Tướng Minh gọi các vị vào họp, lúc ấy có thêm Trung Tá Đỗ Khắc Mai (Không Quân) mới đến. Ông ra lệnh: “Đến 7 giờ sáng mai (2/11/1963) nếu dinh Gia Long chưa đầu hàng, Không Quân cho nhiều phi tuần khu trục đánh bom, sau đó Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp tấn công vào …..” Chỉ vài sự kiện đó thôi, tôi nghĩ, cũng đủ cho thấy vị nào thực sự nắm quyền.
Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói “Tổng thống nói với các tướng lănh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ư rồi sẽ tŕnh lại Tổng thống sau” nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ư đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ư điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đ́nh ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ư đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ư với tướng Minh, Đôn, Kim th́ tướng Minh nói ngay “Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục”. Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.
Bookmarks