
Originally Posted by
Tui-ne
- Trước năm 1900 - 1970 , các đồng tiền trên thế giới cần vàng , để bảo đảm số tiền in ra , nếu vàng nhiều hơn một số tiền giấy th́ tiền có giá trị . Nếu vàng ít hơn th́ tiền ít giá trị .
Nhờ bản vị là vàng , nên thị trường chứng khoán chỉ có sụp đổ 1 lần vào năm 1929 -1930 , sau đó 40 năm , tới 1970 , không có sự sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu .
Thí dụ : nước Đức trước đệ nhị thế chiến , in tiền giấy nhiều hơn số vàng bảo đảm , nên bị nạn lạm phát trong nước Đức mà thôi. Sự lạm phát không loan ra toàn cầu.
Nếu tiền lấy vàng làm bản vị , th́ hàng năm phải gia tăng số vàng khai thác để in tiền thêm , và quan trọng nhất là gia tăng việc thu thuế để lấy tiền trong dân về ngân khố , có như thế mới đủ trang trải tiền lương , cho số dân đi làm gia tăng trong xă hội cả triệu người hàng năm .
- Đến năm 1970 , dân số gia tăng , số vàng khai thác không kịp , hay không đủ , để bảo đảm cho lượng tiền in thêm cung cấp cho sự gia tăng dân số hàng năm .
Mỹ tuyên bố không dùng vàng làm bản vị như xưa , mà dựa vào sự sản xuất hàng hoá và xuất cảng , làm sức mạnh của đồng tiền . Khi thả nổi , in tiền thêm như thế , Mỹ có thêm tiền giấy trả lương thợ , tạo nên lực đẩy kinh tế , các mặt hàng sản xuất đều gia tăng , mà không cần gia tăng thuế để thu tiền về.
Người dân không bao giờ muốn bị đóng thêm thuế ; Các đảng phái chính trị , muốn thắng cử luôn tránh chuyện gia tăng thuế . Cho nên in tiền dựa vào sức mạnh kinh tế , là phong trào hợp thời trang cho họ . In tiền thả nổi dựa vào tài sản ước định .
Khi mỹ tuyên bố không dùng vàng làm bản vị , các nước khác trên thế giới cũng đi theo . Cac nước cũng tự in tiền dựa vào sức mạnh của kinh tế . Thế rồi từ đó , trên thế giới , cứ mỗi 10 năm lại trồi sụt khủng hoảng thị trường chứng khoán . Càng ngày càng chu kỳ phá sản lại trở nên gần hơn , thay v́ 10 năm bây giờ có thể là 6 năm .
Khi không dùng vàng làm bản vị , họ kiếm đồng tiền mạnh nhất để bám vào, v́ Mỹ tương đối là nước với 300 triệu dân , cùng 1 chính thể , 1 chính sách kế toán thuế vụ , tài nguyên dồi dào . Quan trọng nhất nếu kư hiệp ước mua bán với MỸ , thị trường 300 triệu dân mở rộng , không hạn chế số lượng hàng bán vào nước Mỹ .
Điều này khác với Âu châu , các nước ngoài âu châu hàng năm chỉ được mang vào một lượng nhất định ( quota ) , thí dụ : Âu châu chỉ cho hàng giầy dép , quần áo của Tầu bán trong khối âu châu là 5 tỉ đôla . Tầu phải mua hàng của âu châu trở lại , có giá trị tương đương 5 tỉ đôla . Cho nên cán cân thương mại , của tầu và âu-châu không chênh lệch nhau lắm. Thứ hai , nền kinh tế và chính sách thuế của các thành viên âu châu không giống nhau , tổng sản lượng hầu như dựa vào Đức và Pháp , c̣n lại các nước khác , cứ vỡ nợ hàng năm , phải bán trái phiếu . Mỗi lần bán ra , ngân hàng âu châu phải mua vào, mà sản lượng hàng hoá của Pháp và Đức không gia tăng ( về khoa học kỹ thuật , hai nước này c̣n thua mỹ xa về chế tạo hàng tiêu dùng ) , mỗi lần như thế khiến đồng tiền yếu đi.
Cho nên tiền Âu châu không hấp dẫn để tích trữ số lượng lớn.
Nói như thế , Cả thế giới hiện nay mỗi quốc gia tự in tiền theo nhu cầu kinh tế của ḿnh , từ Mỹ , Tầu , Nhật , pháp , đức , việt nam. Cho nên họ cần một loại tiền mạnh để dựa vào thế vàng , đồng tiền đó chính là Mỹ kim.
Sở dĩ Tầu và Nhật có được số tiền 1 ngàn tỉ mỹ kim trong tay , hoàn toàn là nhờ vào thị trường của Mỹ , với hơn 300 triệu dân dám tiêu xài , khi mang hàng vào không bị đánh thuế . Nhờ có thị trường tiêu dùng , các nhà máy , hăng xưởng của Tầu và Nhật chạy hết công suất , công ăn việc làm khắp mọi nơi.
Nay chính quyền Obama kềm sự tiêu xài của dân Mỹ bằng cách chỉ tăng nợ lên đủ số tiền cho guồng máy quốc gia chạy . Theo cách bóp cổ hai năm cho lè lưỡi , rồi buông tay ra từ cho dân mỹ dễ thở. Khi dân Mỹ không có tiền , ít xài đi , th́ ảnh hưởng toàn cầu , những nước á châu chuyên về xuất cảng bán hàng sang Mỹ , sẽ không bán được hàng , đóng của nhà máy , thải nhân công ra .
Các nước âu châu bị thiệt hại ít hơn mỹ hay á châu , v́ thị trường kín từ trước đến nay , tất cả hàng hoá đưa vào đều có quota.
Để chuẩn bị bước kế tiếp , Obama đưa ra chính sách giảm thuế cho các hăng xưởng rút về Mỹ hay đưa sang Mexico tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ .
Bookmarks