Page 3 of 11 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 109

Thread: Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Hai triết lư chiến tranh


    Nguyễn đạt Thịnh





    Một tài liệu về hai cuộc chiến tranh Iraq và A Phú Hăn vừa được kư giả Spencer Ackerman t́m ra và phổ biến. Người viết tài liệu này, ông Philip Zelikow, là một giáo sư đại học, một kư giả, một tác giả đă viết nhiều sách. Ông nguyên là cố vấn bộ Ngoại Giao trong nội các George W. Bush. Tài liệu gay gắt chỉ trích phương pháp điều tra tù khủng bố, những người mà Bush phủ nhận không phải là tù binh, để không cho hưởng những điều kiện giam giữ và đối xử nhân đạo mà luật chiến tranh quy định cho tù binh được hưởng.


    Phó Tổng thống Dick Cheney nỗ lực tiêu hủy tài liệu Zelikow, nhưng một bản c̣n sót lại trong thư viện trường George Washington University's National Security Archive. Trong tài liệu này có câu: "Trong Thế Chiến Thứ Hai, trong Chiến Tranh Cao Ly, và Chiến Tranh Việt Nam, chưa bao giờ có những kiểu tra tấn tàn nhẫn đến như vậy, và những kiểu tra tấn này lại được chính Bạch Cung cho phép," ông Zelikow viết về việc trấn nước để hỏi cung tù nhân.
    Đảng Dân Chủ đang khai thác tài liệu này trong mục đích yểm trợ cuộc tái tranh cử của Tổng thống Obama; họ ghi nhận là ngay ngày thứ nh́ nhậm chức, ông Obama đă ra lệnh cấm tuyệt việc tra tấn.
    Nhiều người đ̣i truy tố ông Bush; những người này nói không truy tố ông là chấp nhận để việc tra tấn tái diễn trong một hoàn cảnh khác.


    Obama chọn thái độ nh́n tới phía trước, không giải quyết những sai lầm của chính phủ tiền nhiệm. Sau khi rút quân ra khỏi Iraq, ông đang chấm dứt cuộc chiến tranh A Phú Hăn, cả hai cuộc chiến đều do ông Bush gây ra.
    Tuy nhiên, ông Jameel Jaffer, một luật sư nhân quyền và quyền tự do dân sự, lại không thỏa măn với thái độ của ông Obama. Jaffer đă tranh đấu thành công đ̣i chính phủ công bố trên 100,000 trang tài liệu về vụ tra tấn tù nhân tại trại giam Guantanamo. "Chính phủ Obama dứt khoát lên án việc tra tấn, điều này rất quan trọng và xứng đáng được ca ngợi," Jaffer nói. "Tuy nhiên, chính phủ đang tạo ra t́nh trạng phạm pháp vô tội vạ". Jaffer nói nếu ông Bush không bị truy tố th́ đó là tiền lệ cho phép những vị tổng thống sau này cứ phạm pháp.
    Jaffer chỉ trích Obama cũng phạm pháp khi ông ra lệnh giết những công dân Mỹ gốc Ả Rập v́ những người này theo al-Qaeda chống Mỹ.
    Tháng Tư 2010, chính Tổng thống Obama chấp thuận việc cho máy bay không người lái (drone) xạ kích giết Al Awlaki, một người Mỹ gốc Ả Rập. Awlaki là một kỹ sư tốt nghiệp tại Mỹ và có đặc tài thuyết phục người Ả Rập cư ngụ tại Hoa Kỳ hoạt động cho al-Qaeda.


    Trong số 19 tên không tặc thực hiện cuộc khủng bố 9/11 th́ 3 tên do Awlaki tuyển mộ, thiếu tá Nidal Malik Hasan, bắn chết 13 quân nhân và bắn bị thương 29 người khác tại Fort Hood, nh́n nhận đă chịu ảnh hưởng của Awlaki, và Umar Farouk Abdulmutallab, tên khủng bố giấu thuốc nổ trong quần lót là đệ tử của ông.
    Al Awlaki bị drone bắn chết ngày 30 tháng Chín 2011 tại Yemen, hai tuần sau đứa con trai 16 tuổi của ông, cậu Abdulrahman al-Awlaki, công dân Hoa Kỳ, sinh quán tại Denver, cũng bị drone bắn chết tại Yemen.
    Ông Nasser al-Awlaki, bố ruột và ông nội của hai nạn nhân, làm đơn kiện Obama giết con và cháu ông mà không qua một quyết định tư pháp nào cả, vụ kiện không được xử; Nasser đành tự ḿnh lên án Tổng thống Obama, đọc bản án đó vào một cái CD rồi phổ biến.
    Luật sư Jaffer chỉ trích ṭa án Hoa Kỳ đă không làm bổn phận tư pháp của họ, khi họ để mặc gia đ́nh nạn nhân lên án ông Obama ra lệnh giết con và cháu của họ.
    "Phạm pháp vô tội vạ không c̣n là ngoại lệ nữa," Jaffer nói, "vị tổng thống tiền nhiệm cho phép trấn nước tù nhân, vị tổng thống đương nhiệm cho phép bắn chết công dân Hoa Kỳ. Thái độ coi thường pháp luật đang trở thành một thông lệ của người cầm quyền".
    Jaffer cho là bố con Awlaki mới chỉ là những nghi can khủng bố; họ chưa giết người như Hasan, vậy mà Hasan vẫn không bị giết, và có thể cũng sẽ không bị tử h́nh khi ông ra ṭa.
    "Người Mỹ tưởng việc Obama làm là đúng; họ không ư thức được là thái độ chấp nhận của họ đă cho vị tổng thống này và những vị tổng thống kế tiếp quyền giết người," Jaffer cảnh cáo. "Chúng ta có thể h́nh dung các tổng thống Mỹ sau này sẽ đem chuyện ông Obama giết cha con Awlaki ra làm tiền lệ khi họ muốn giết người mà không cần đến một bản án".
    Góc nh́n của bà Kate Martin, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Quốc Gia (Center for National Security Studies), dung thứ hơn.
    "Phải nh́n nhận chính phủ Obama thay đổi nhiều điều quan trọng trong cuộc chiến tranh chống khủng bố liên quan đến nhân quyền và dân quyền, như cải thiện t́nh trạng giam giữ tù nhân, giới hạn quyền hành quân sự, và tôn trọng quy luật chiến tranh," bà Martin nói. "Tuy nhiên, Obama lại chưa cải thiện ǵ nhiều về việc t́nh báo theo dơi, ŕnh rập quá nhiều người với những lư do không thật sự quan trọng".
    Một nhân vật khác bất đồng với triết lư chiến tranh của ông Obama là cố vấn Bạch Cung Greg Craig; sau 10 tháng cộng tác, Craig từ chức để phản đối Obama không quyết liệt theo đuổi quan điểm tôn trọng tù quyền, chấp nhận mọi hậu quả chính trị để giữ đúng chính sách đối xử với tù nhân.
    Người đang cất giữ tài liệu Zelikow, ông Thomas Blanton, giám đốc Văn Khố An Ninh Quốc Gia, nêu lên câu hỏi: "Mặc dù cả hai vị tổng thống đều vượt quyền, nhưng Hoa Kỳ có coi thường pháp luật không? Tôi không nghĩ như vậy, nhưng cũng đă đến lúc chúng ta phải đặt nặng nguyên tắc và pháp luật".
    Vấn đề triết lư chiến tranh không đơn giản v́ trong chiến tranh nhu cầu đối phó với địch quân mang ưu tiên tối khẩn, Tổng thống Bush nhiều lần đă đưa ra luận cứ, nếu tra khảo tù nhân mà kịp thời biết được tin tức giúp có biện pháp tránh tổn thất sinh mạng quân nhân ngoài chiến trường hay thường dân ở hậu phương, th́ ông cho phép tra khảo, dù tra khảo bị pháp luật cấm đoán.
    Mặt khác, lên án việc dùng drone giết Awlaki hơi khe khắt; việc này có thể được chấp nhận như giết địch quân trong giao tranh; 3 yếu tố tạo cho ông ta cái thế "địch quân trong giao tranh": một là vị trí địa dư nơi ông bị giết -một khu rừng Yemen; hai là lập trường rơ rệt chống Hoa Kỳ của Awlaki, và ba là thành tích đồng lơa trong những vụ không tặc khủng bố 9/11, vụ tàn sát tại Fort Hood, và nhiều vụ khác.
    Một chỉ dấu cho thấy tính cách hợp pháp của việc giết Awlaki, là ṭa đă không thụ lư đơn của gia đ́nh ông kiện Tổng thống Obama. Quyết định không thụ lư mang tính chất pháp lư chứ không phải một quyết định chính trị như ông Nasser al-Awlaki rêu rao.
    Ấy là chưa nói đến chiến thuật phối hợp tin t́nh báo chính xác với khả năng hỏa lực của những chiếc drone đă giúp Hoa Kỳ thắng trong trận chiến chống khủng bố, thắng bằng cách hạ sát đúng những tên lănh tụ khủng bố.
    Một triết lư đúng đắn về chiến tranh là điều vô cùng cần thiết cho Hoa Kỳ; triết lư này phải dung ḥa được hai ưu tiên; ngoài ưu tiên tối khẩn trên chiến trường để cấp bách bảo vệ sinh mạng con người và bảo đảm chiến thắng, vị tổng tư lệnh c̣n luôn luôn phải ư thức ưu tiên tối thượng của quốc gia là duy tŕ và tăng trưởng uy tín đất nước trong cảm quan của thế giới.
    Triết lư chiến tranh của Tổng thống Bush đặt nặng ưu tiên tối khẩn, chẳng những đă không giải quyết được chiến trường, mà c̣n khiến Hoa Kỳ mất thiện cảm và mất cả ḷng kính trọng của nhiều quốc gia thường vẫn thân hữu và đồng minh với Hoa Kỳ. Nhiều người vẫn chưa quên giai thoại khoai lang chiên được gọi là Freedom Fries trong thời Tổng thống Bush, để tránh chữ French Fries hầu bày tỏ ḷng ghét bỏ nước Pháp.
    Trong thế siêu cường, Hoa Kỳ khó tránh khỏi những cuộc chiến tranh nhỏ, và những t́nh thế căng thẳng rất gần với chiến tranh như dàn quân quanh Biển Đông, hoặc đối phó với hỏa tiễn Bắc Hàn, với ḷ nguyên tử Iran. Tất cả những t́nh huống này, dù chưa thực sự là chiến tranh, nhưng vẫn đ̣i hỏi vị tổng tư lệnh phải có một triết lư chín chắn về cách sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ.

    Nguyễn đạt Thịnh

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Biển Đông: Điểm nóng của các cường quốc





    Trung Quốc đă thất bại trong việc ngăn không cho các cường quốc khác dính líu hay can thiệp ǵ vào cuộc tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông bất chấp những nỗ lực không mệt mỏi của nước này.

    Trung Quốc hiện đang có tranh chấp ở khu vực Biển Đông với một loạt nước và vùng lănh thổ. Biển Đông là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng. Chính v́ thế, các cuộc tranh chấp chủ quyền ở khu vực này luôn diễn ra quyết liệt và nóng bỏng.

    Bắc Kinh luôn khẳng định muốn giải quyết những cuộc tranh chấp này trong khuôn khổ song phương. Tuy nhiên, có vẻ như mong muốn này khó mà thực hiện được khi giờ đây Mỹ đă không c̣n ngại đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Washington gần đây đă có nhiều động thái can thiệp trực tiếp vào những cuộc tranh chấp ở khu vực thay v́ chỉ gián tiếp mập mờ như trước đây.

    Mỹ chắc chắn là cường quốc mà Trung Quốc muốn ngăn không cho tiếp cận vào vấn đề Biển Đông nhất. Tuy nhiên, trong thời gian qua, cường quốc số 1 thế giới đă từng bước “dính líu” sâu hơn vào những tranh chấp ở khu vực biển giàu tài nguyên này.

    Ban đầu, Mỹ chỉ đưa ra những tuyên bố đầy tính ám chỉ về việc sẽ đứng về phía Manila trong các cuộc tranh chấp lănh thổ với Bắc Kinh. Tuy nhiên, kể từ sau khi xảy ra vụ va chạm tàu thuyền quyết liệt giữa Philippine và Trung Quốc ở Biển Đông hôm 8/4 vừa rồi, Washington đă có nhiều bước đi và động thái mạnh mẽ hơn và công khai hơn.

    Mỹ đă đưa hàng ngh́n quân và hàng loạt tàu chiến đến vùng tranh chấp của Philippine để tập trận cùng với nước đồng minh của ḿnh đúng thời điểm Trung Quốc và Philippine đang có cuộc đối đầu căng thẳng v́ tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông. Dù cả Manila và Washington đều khẳng định cuộc tập trận này không liên quan ǵ đến Trung Quốc nhưng việc hai nước tiến hành các cuộc diễn tập tái chiếm đảo, tái chiếm dàn khoan không thể không khiến Bắc Kinh lo ngại và bất an.

    Nhiều người lo ngại, vùng lănh hải mà Trung Quốc coi là sân sau của họ sẽ sớm trở thành sân chơi mới của hai cường quốc hàng đầu thế giới và rất có thể sẽ trở thành một vùng chiến mới.

    Một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore đă gọi Biển Đông là “điểm nóng tiềm năng”, nơi sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các siêu cường quốc hàng đầu thế giới.

    Các siêu cường thế giới đều thèm muốn được kiểm soát vùng biển giàu tài nguyên và có nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng này. 1/3 giao thương của thế giới được cho là đi qua những tuyến đường ở Biển Đông.

    “Khi căng thẳng tiếp tục ‘sôi’ lên ở Biển Đông và hàng loạt tàu chiến kéo đến khu vực th́ tôi nghĩ rằng, việc xảy ra một cuộc xung đột trên biển gây thương vong chỉ c̣n là vấn đề thời gian”, nhà nghiên cứu trên đă nhận định như vậy.

    Không cường quốc nào muốn Trung Quốc tự do chiếm lĩnh một khu vực hàng hải quư giá như Biển Đông. Và những cường quốc này có được sự ủng hộ của các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc. Một số nước có tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc đang t́m cách “quốc tế hóa” những cuộc tranh chấp này. Đây là điều Bắc Kinh rất sợ. Trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Philipine và Trung Quốc, Manila đă liên tục yêu cầu đưa cuộc tranh chấp của họ với Bắc Kinh ra ṭa án quốc tế để giải quyết nhưng Bắc Kinh kiên quyết phản đối điều này.

    Philippine rơ ràng rất muốn kéo Mỹ vào vấn đề Biển Đông. Sự đối đầu của hai cường quốc ở đây chắc chắn sẽ có lợi cho Philippine. Điều này lư giải tại sao Manila trở lên mạnh bạo hơn trong cuộc đối đầu mới nhất với Bắc Kinh.

    Bất chấp những lời đe dọa, cảnh báo đầy sắc lạnh của giới lănh đạo dân sự cũng như quân sự Trung Quốc, Philippine kiên quyết không chịu lùi bước. Nước này thậm chí c̣n đưa cả tàu chiến lớn nhất của ḿnh ra đối đầu với tàu chiến của Trung Quốc. Manila tin rằng, với sự có mặt của một cường quốc quân sự mạnh như Mỹ, Bắc Kinh cũng phải e dè khi có bất kỳ động thái cứng rắn nào.

    Tuy nhiên, Philippine và Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục đối đầu nhau trong thế giằng co, kéo dài. Như vậy, Biển Đông được dự báo sẽ là một điểm nóng của thế giới trong thời gian tới và khu vực biển này sẽ c̣n nhiều lần “dậy sóng”.


    Kiệt Linh

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Tổng thống Obama, Karzai kư hiệp ước an ninh hậu chiến Mỹ-Afghanistan

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai vừa kư một thỏa thuận xác định hướng đi cho các mối quan hệ Mỹ-Afghanistan sau giai đoạn chiến tranh. Từ Ṭa Bạch Ốc, Thông tín viên Kent Klein của đài VOA có bài tường tŕnh sau đây.


    Tổng thống Obama thực hiện chuyến thăm không loan báo đến Afghanistan ngày hôm qua. Ông đến nơi vào lúc trời tối để kư kết thỏa thuận.

    Tại dinh tổng thống ở Kabul, ông Obama đă nói về tầm quan trọng của văn kiện xác định quan hệ đối tác chiến lược 10 năm sau khi các lực lượng NATO chấm dứt vai tṛ tác chiến tại Afghanistan vào năm 2014.

    Ông Obama nói: “Hai nước chúng ta nay cùng cam kết thay chiến tranh bằng ḥa b́nh, và theo đuổi một tương lai nhiều hy vọng hơn trong tư cách đối tác b́nh đẳng.”

    Sau khi ngỏ lời cảm ơn các binh sĩ Hoa Kỳ tại Căn cứ Không quân Bagram, Tổng thống Obama loan báo với nhân dân Mỹ thỏa thuận vừa kư.

    Ông Obama nói: "Hôm nay tôi đă kư một thỏa thuận lịch sử giữa Hoa Kỳ và Afghanistan, xác định một h́nh thức mới cho quan hệ giữa hai nước chúng ta.

    Tổng thống Obama nói rằng tại hội nghị thượng đỉnh của NATO sẽ diễn ra ở Chicago trong tháng này, liên minh sẽ định ra một mục tiêu cho các lực lượng Afghanistan đóng vai tṛ lănh đạo các hoạt động tác chiến trên khắp cả nước vào năm tới.

    Tổng thống Obama nói tiếp: "Binh sĩ quốc tế sẽ tiếp tục công tác huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ cho người Afghanistan, và sẽ sát cánh chiến đấu với họ khi cần thiết. Nhưng chúng ta sẽ chuyển sang vai tṛ hỗ trợ trong lúc người Afghanistan tiến lên đảm nhận các trách nhiệm."

    Thỏa thuận này báo hiệu rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác dài hạn với Afghanistan, theo như chuyên gia kỳ cựu Brian Katulis của Trung tâm về Sự tiến bộ của Hoa Kỳ đặt tại Washington.

    Ông Katulis cho biết: "Thỏa thuận này đưa ra một bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ không bỏ rơi Afghanistan, và chúng ta thực ra vẫn sát cánh với họ, vẫn làm việc với họ."

    Ông Katulis nói rằng thỏa thuận chiến lược này cũng đem lại sự khích lệ cho chính phủ Afghanistan bắt tay vào giải quyết vấn nạn tham nhũng kéo dài.

    Ông Katulis cho biết như sau: "Đối với người dân Afghanistan, tôi nghĩ rằng thỏa thuận này rơ ràng sẽ chuyển đi một thông điệp rằng Hoa Kỳ và các đồng minh trong NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh tế, và sẽ hỗ trợ về ngoại giao nếu Afghanistan làm tṛn các cam kết."

    Thỏa thuận được kư kết đúng một năm sau khi lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Hoa Kỳ hạ sát thủ lănh Osama bin Laden của mạng lưới khủng bố al-Qaida tại Pakistan.

    Và Tổng thống Obama nhắc nhở người dân Mỹ rằng mục tiêu ban đầu của cuộc chiến tranh – đó là phá vỡ khả năng tổ chức và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố của al-Qaida – đă hoàn thành.

    Tổng thống Obama nói: "Thời gian chinh chiến này khởi sự tại Afghanistan, và đây cũng là nơi nó sẽ kết thúc."

    Tổng thống Obama trấn an ông Karzai rằng Hoa Kỳ đă hoàn thành mục tiêu tại Afghanistan, và sẽ không xây dựng những căn cứ thường trực tại nước này.

    Hoa Kỳ hiện có hơn 90.000binh sĩ đồn trú tại Afghanistan. Con số này dự trù sẽ giảm xuống c̣n 65.000 vào cuối năm nay, và sẽ giảm xuống c̣n dưới 20.000 vào cuối năm 2014.



    Alamit: Phải chi Năm 1973 VNCH có hiệp ước an ninh hậu chiến như vậy ?!!!

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Mỹ-Nhật cam kết ǵn giữ an ninh châu Á Thái B́nh Dương
    Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok

    2012-05-03

    Ngày cuối tháng 4 vừa qua, Hoa Kỳ bận rộn với các cuộc gặp với lănh đạo các nước đồng minh quan trọng tại châu Á.



    Hàng không mẫu hạm USS George Washington hướng dẫn các chiến hạm Nhật trong 1 cuộc tập trận ở Thái B́nh Dương năm 2010

    Một trong các cuộc gặp quan trọng diễn ra vào ngày 30 tháng 4 vừa qua là giữa Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama với thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda. Bản tuyên bố chung hai nước sau cuộc gặp tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của mối liên minh hai nước cũng như mối quan tâm chung của Mỹ và Nhật tại khu vực châu Á Thái B́nh Dương. Để t́m hiểu thêm tương lai hợp tác hai nước trong mối liên hệ với an ninh khu vực thời gian tới, Việt Hà phỏng vấn ông Tetsuo Kotani, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế của Nhật Bản. Trước hết nói về kết quả cuộc gặp lần này giữa hai nước, ông Tetsuo Kotani nhận xét:

    Cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc

    Tetsuo Kotani: cuộc gặp giữa thủ tướng nhật và tổng thống Mỹ không đưa ra một một điểm ǵ mới hơn trong khía cạnh hợp tác chiến lược về an ninh bởi hai nước đă cùng làm việc với nhau để đưa ra một chiến lược an ninh trong nhiều năm, và điều này đă khiến Mỹ giờ đây tập trung vào châu Á. C̣n đối với Nhật Bản th́ khu vực châu Á Thái B́nh Dương vẫn luôn là trọng tâm chú ư trong chính sách. Cho nên cuộc gặp lần này chỉ tái khẳng định mối quan tâm chung và trọng tâm chú ư của hai nước là vào châu Á Thái B́nh Dương

    Việt Hà: Với sự lớn mạnh của Trung Quốc về kinh tế và quân sự mà một số nước có thể coi là một mối đe dọa tiềm năng, Nhật bản hy vọng ǵ ở mối liên minh với Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc?

    Tetsuo Kotani: tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nh́n Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh. V́ vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc, và đưa Trung Quốc theo trật tự an ninh chung của khu vực. Cả hoa kỳ và Nhật bản đều có chung mục tiêu này. Cho nên cuộc gặp cấp cao lần này giữa hai nước đă tái khẳng định mục tiêu chung này.



    Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động thường xuyên trên Biển Đông cũng như ở Thái B́nh Dương. Nguồn báo Trung Quốc

    Tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nh́n Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh. V́ vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc, và đưa Trung Quốc theo trật tự an ninh chung của khu vực.
    ông Tetsuo Kotani


    Việt Hà: Hoa Kỳ đă chuyển trọng tâm sự chú ư vào khu vực châu Á Thái B́nh Dương bằng cách thắt chặt mối quan hệ về quân sự với các nước như Úc, Singapore, Philippines và Nam Hàn. Mối liên minh Nhật Bản và Mỹ đóng vai tṛ quan trọng thế nào trong mạng lưới liên minh này của Mỹ để duy tŕ an ninh và ổn định trong khu vực?

    Tetsuo Kotani: mối liên minh Nhật bản và Hoa Kỳ về an ninh hết sức quan trọng cho sự ổn định và ḥa b́nh trong khu vực. Nhưng nếu chỉ có Ḥa Kỳ và Nhật bản th́ chúng tôi không thể đảm bảo an ninh cho toàn khu vực v́ vậy mặc dù hai nước đă thắt chặt mối liên minh nhưng chúng tôi đồng thời cần sự hợp tác từ các nước khác như Australia, Nam Hàn, Singapore, Việt Nam và Philippines. Trong bản tuyên bố cho thấy chúng tôi mong muốn mở rộng hợp tác an ninh với các nước trong khu vực và chúng tôi cũng không muốn bỏ Trung Quốc ra ngoài sự hợp tác

    Việt Hà: Vậy đâu là thách thức trong mối liên minh Nhật Mỹ?

    Tetsuo Kotani: theo tôi thách thức chính là sự cách biệt về khả năng quốc pḥng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Khả năng quốc pḥng của nước này đang gia tăng và mặc dù chưa hơn được Mỹ hay Nhật nhưng nếu so với các nước ASEAN th́ họ hơn nhiều. V́ vậy chúng tôi cần phải lấp đầy sự cách biệt này. Đó là lư do mà Mỹ và Nhật mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong đó có Philippines, Việt Nam.


    Phó Đô đốc hải quân Philippines Alexander Pama trưng h́nh ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc chặn tàu chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012.AFP

    Khả năng quốc pḥng của nước này (TQ) đang gia tăng và mặc dù chưa hơn được Mỹ hay Nhật nhưng nếu so với các nước ASEAN th́ họ hơn nhiều. V́ vậy chúng tôi cần phải lấp đầy sự cách biệt này. Đó là lư do mà Mỹ và Nhật mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong đó có Philippines, Việt Nam
    ông Tetsuo Kotani


    Ảnh hưởng kinh tế và chính trị

    Việt Hà: cả Mỹ và Nhật đều đă trải qua khủng hoảng kinh tế trong khi kinh tế Trung quốc vẫn tăng trưởng, điều này có ảnh hưởng thế nào đến liên minh quân sự mà Mỹ và Nhật Bản muốn tạo dựng trong khu vực?

    Tetsuo Kotani: cả Mỹ và Nhật đă trải qua những khó khăn về kinh tế trong khi kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nếu Nhật bản và Hoa Kỳ không tiếp tục khẳng định mối hợp tác và quan tâm đối với các nước ASEAN th́ Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của ḿnh để tạo ảnh hưởng lên các nước này. Cho nên điều chúng ta cần làm là chúng ta vẫn phải duy tŕ mối quan hệ kinh tế với Trung quốc. Trong khi đó chúng ta cũng phải tạo dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế không nhất thiết là phải có Trung Quốc trong đó. Ví dụ chúng ta đang có TPP. Lúc này Trung Quốc vẫn chưa gia nhập TPP, nếu chúng ta có thể tạo dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế hiệu quả th́ đây có thể là một đối trọng với Trung Quốc.

    Mỹ và Nhật đă trải qua những khó khăn về kinh tế trong khi kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nếu Nhật bản và Hoa Kỳ không tiếp tục khẳng định mối hợp tác và quan tâm đối với các nước ASEAN th́ Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của ḿnh để tạo ảnh hưởng lên các nước này
    ông Tetsuo Kotani



    Loại tàu Haijian (Hải Giám) hiện đại của Trung Quốc tuần tiểu ngày đêm trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (ảnh minh họa)AFP

    Việt Hà: Trong cuộc gặp lần này, hai nước cũng đề cập đến việc rút quân Mỹ khỏi đảo Okinawa, điều nảy có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hợp tác quân sự hai nước trong việc đảm bảo an ninh khu vực?

    Tetsuo Kotani: việc rút quân Mỹ khỏi căn cứ Okinawa có thể có tác dụng tích cực về mặt chính trị bởi v́ người dân Okinawa không muốn có nhiều quân Mỹ trên đảo. Cho nên chúng tôi phải giảm số quân mỹ tại đây. Và điều này có ư nghĩa tích cực về mặt chính trị để duy tŕ mối liên minh hai nước. Tuy nhiên đúng là việc giảm quân có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đánh chặn. Tuy nhiên với mối liên minh quốc pḥng mạnh giữa hai nước chúng ta có thể khắc phục được điểm này. Hiện tại Mỹ đă triển khai quân đến một số vùng quan trọng trong khu vực và họat động cũng linh họat cho nên nh́n chung th́ khả năng đánh chặn vẫn có thể được duy tŕ và thậm chí được tăng cường hơn.

    "...bởi v́ người dân Okinawa không muốn có nhiều quân Mỹ trên đảo. Cho nên chúng tôi phải giảm số quân mỹ tại đây. Và điều này có ư nghĩa tích cực về mặt chính trị để duy tŕ mối liên minh hai nước. Tuy nhiên đúng là việc giảm quân có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đánh chặn."
    ông Tetsuo Kotani


    Việt Hà: theo ông trong tương lai Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể có các họat động quân sự nào cụ thể trong khu vực?

    Tetsuo Kotani: Hoa Kỳ luôn có những cuộc tập trận chung hay trao đổi với các nước trong khu vực, đôi khi Hoa Kỳ cũng bán các thiết bị cho các nước này. Trong bản tuyên bố mới giữa Nhật bản và Hoa Kỳ chúng ta thấy là Nhật Bản sẽ cố gắng tận dụng ODA, ví dụ nhật bản vừa tuyên bố là sẽ cung cấp tàu tuần tiễu cho Philippines. Và theo tôi th́ Nhật bản sẽ tiếp tục cung cấp các thiết bị quốc pḥng cho các nước khác như Việt Nam, Brunei và Ấn Độ.

    Chúng tôi đă gửi người quan sát đến cuộc tập trận chung giữa Mỹ với Philippines, và theo tôi th́ Nhật bản sẽ tiếp tục mở rộng các họat động tập trận chung và đào tạo chung.

    Việt Hà: xin cảm ơn ông

  5. #25
    lulu
    Khách
    Đế quốc Mỹ muốn Tiền và Quyền như bao người khác thôi.:rolleyes:

  6. #26
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by lulu View Post
    Đế quốc Mỹ muốn Tiền và Quyền như bao người khác thôi.:rolleyes:
    Nhưng họ khác với bọn Tàu Cộng hiện nay, hoặc bọn CS Nga thời chiến tranh lạnh ở chỗ nào?

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Kinh tế Mỹ có cơ hội hồi sinh?
    Vị Nhân





    - T́nh trạng công ăn việc làm ở Mỹ đang thoát dần bế tắc, nhờ khai thác thạch tầng sâu dưới ḷng biển với phương pháp tân tiến “fracking process” nên có một trữ lượng lớn khí thiên nhiên. Nguồn năng lượng mới phải chăng là thứ mỹ tửu trường xuân mà kinh tế Mỹ đang cần.
    Sau đây là phần lược dịch từ “America's New Job Machine is heating up”, trên tờ Fortune, số ra 30 tháng 04, 2012.

    * * *

    Vào một đêm thứ năm ở nam Texas, trên băi đậu xe của Texas Roadhouse, trên xa lộ 287 bên ngoài Port Arthur, xe vận tải của các tài xế đủ loại, đủ kích cỡ, đậu san sát xen lẫn với các loại xe hạng sang của các tay nhà thầu.
    Bên trong văn pḥng, Giám đốc David Gonzalez bận tiếp hàng chục người khách và hể hả tâm sự: “Mỗi tuần trong năm nay chúng tôi khai thác với mức độ tăng từ 6 tới 12 phần trăm so với hằng tuần năm ngoái! Thời cơ tốt đến rồi!”
    Cơ hội vàng son đă tới chẳng phải chỉ riêng với Port Arthur mà cả Vùng Vịnh (Gulf Coast), khu duyên hải phía nam giáp với Vịnh Mexico của Mỹ từ Beaumont tới Biloxi.
    Kể từ tháng Một 1901, khi mỏ dầu đầu tiên tại khu vực Vịnh Mexico được khai thác ở Spindletop, phía nam Beaumont, tới nay đă có nhiều đợt hưng thịnh ở vùng dồi dào dầu lửa, nhưng rồi khi phương tiện khai thác của con người bị hạn chế nên có lúc t́nh trạng khai thác nguồn năng lượng thiên nhiên ở đây giậm chân tại chỗ. Nhưng ngày nay, kỹ thuật mới ra đời, người ta khoan sâu xuống “thạch tầng phiến sét” (shale) ở đáy biển và dùng áp lực mạnh để phá vỡ lớp đá cứng có chứa khí đốt để khí đốt phun ra. Đây là phương pháp tân kỳ có tên là fracking process. Nhờ nó mà nguồn khí đốt kể từ 1988 đă tới tay con người dồi dào hơn gấp bội và nảy sinh khát vọng đẩy guồng máy kinh tế vận chuyển tiến lên.
    Nhu cầu của thế giới về sản phẩm tinh luyện như xăng và diesel đă giúp Mỹ trở thành quốc gia quan trọng trong việc xuất cảng sản phẩm dầu lửa tinh luyện, một hiện tượng chưa từng xảy ra kể từ 1949. Và đáp ứng nhu cầu này, các công ty dầu lửa khổng lồ ở Mỹ trong bốn thập niên qua, đă mở rộng các xưởng lọc dầu ở Vịnh Mexico, bằng những cuộc đầu tư quan trọng vào những nhà máy loại này.
    Các tài xế xe tải tụ lại để chở dầu, hiện là công nhân của hai nhà máy mở rộng ở Port Arthur: đó là nhà máy mới được đầu tư thêm 3 tỷ của công ty Valero Port Arthur và 7 tỷ của Motiva Enterprises, công ty liên doanh giữa Royal Dutch Shell và Aramco của Ả Rập Saudi.
    Dọc theo duyên hải có thể dễ dàng thấy sự tái sinh của kỹ nghệ dầu lửa và khí đốt của Mỹ qua hàng loạt khách sạn mới mọc lên trong 5 năm qua. Nơi đó có thể gặp đủ lớp người, từ công nhân chuyên viên dầu khí cho tới các nhà đầu tư cho ngành kỹ nghệ này. Ở đó giá nhà cũng tăng cao và không thiếu các cửa hàng xe hơi đủ loại sẵn sàng cung cấp cho nhu cầu vận chuyển và di chuyển.
    Các chuyên gia về dầu lửa và các nhà kinh tế tỏ ra lạc quan với chiều hướng phát triển trên đây. Daniel Yergin, nhân vật đứng đầu của công ty nghiên cứu năng lượng Cambridge Energy Research Associates, nhận xét: “Chúng tôi gọi đó là sự hồi sinh của kỹ nghệ dầu lửa ở Bắc Mỹ. Đây là khúc quanh không những cho ngành cung cấp dầu lửa ở Bắc Mỹ mà c̣n gây ảnh hưởng mănh liệt tới toàn cầu. Chắc chắn đây là một trong những phát triển cực kỳ vĩ đại trong thị trường dầu lửa thế giới trong thế kỷ này”.
    Nhận xét trên hàm ư dầu lửa và khí thiên nhiên đang rộ nở ở Vịnh Mexico có thể giúp Mỹ lại trở thành thành viên quan trọng trong thị trường năng lượng toàn cầu, và giúp thúc đẩy toàn bộ kinh tế Mỹ phát triển. Hiện nay, mức thất nghiệp ở tiểu bang Texas và tiểu bang Louisiana đă giảm đáng kể so với mức thất nghiệp trung b́nh của toàn liên bang.
    Theo thống kê của Bureau of Labor Statistics, vùng trung tây-nam trong đó có Arkansas, Louisiana, Oklahoma và Texas có mức thất nghiệp thấp hạng nh́ trong cả nước với tỷ số 7,1%. C̣n vùng thấp nhất? Khu trung tây-bắc, kể cả North Dakota (nơi mức thất nghiệp chỉ 3%) là nơi mà các nhà sản xuất khí đốt ở công ty khổng lồ ở khu vực có tên là dải Bakken formation khó t́m ra nguồn lao động xoay tua thay thế.
    Ở duyên hải phía đông, nguồn hơi đốt dồi dào từ dải thạch tầng Marcellus, chạy từ New York Pennsylvania (Ohio) đă giúp cho nhà nông giàu có nhờ cho các công ty sản xuất thuê đất đai và ước chừng quá tŕnh này đă tạo ra 60.000 công việc trong vùng, và vào năm 2015 th́ số công việc có thể đạt tới 200.000.
    Giá khí đốt nội địa rẻ cũng là nguồn tin tốt cho lănh vực chế tạo. Trong tháng Ba vừa qua, John Surma, Tổng giám đốc điều hành công ty thép U.S. Steel, trong một cuộc họp với các giám đốc công ty cùng ngành, đă dự đoán: “Việc khám phá và khai thác các 'thạch tầng phiến sét' ở Bắc Mỹ tạo tiềm năng đáng kể cho việc tăng trưởng kinh tế và mức thịnh vượng mà mỗi người chúng ta lâu lắm mới chứng kiến một lần”. Ông cũng nhấn mạnh ṿng phát triển như sau: khai thác nhiều th́ cần thép nhiều và giá năng lượng thấp giúp các nhà sản xuất thép nới được áp lực tài chính. Điều này cần thiết v́ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ mới đây cho biết sức cạnh tranh sản xuất thép của các công ty ở Mỹ bị xếp vào hạng thấp nhất so với thế giới.
    Tại khu St. James Parish gần Baton Rouge mới được công ty Nucor Steel đầu tư thêm 3.4 tỷ, trong ṿng nhiều thập niên th́ đây là lần đầu một nhà máy đồ sộ và quy mô được xây dựng. Công ty US Steel cũng đầu tư nhà máy mới ở Lorain (Ohio) và công ty V&M Star Steel (chi nhánh của công ty Pháp Vallourec ở Bắc M&#7929... đă chi ra 650 triệu cho một nhà máy cán thép quy mô nhỏ ở Youngstown (Ohio).
    Tuy nhiên, không phải chỉ những công ty thép hạng bự mới được lời nhờ nguồn năng lượng mới. Nguyên liệu thô do khí thiên nhiên cung cấp giá rẻ là lợi ích cho kỹ nghệ hóa dầu (petro-chemical industry). Trước viễn ảnh này, công ty hóa dầu Dow Chemical cho biết sẽ khởi công xây dựng một nhà máy ethylene ở Louisiana vào năm 2017 (ethylene dùng để chế các sản phẩm bằng nhựa như chai lọ và đồ chơi). Dow cũng cho tái hoạt động nhà máy ethylene gần Hahnville (La). C̣n công ty Shell th́ sẽ xây dựng một nhà máy hóa dầu ở Pennsylvania và dự định chi 10 tỷ để xây dựng nhà máy ở Louisiana, biến khí thiên nhiên thành diesel. Don Logan, Chủ tịch Hiệp hội Dầu lửa và Khí đốt ở Louisiana, nhận xét: “Giá khí đốt thấp là thứ rượu bổ, thơm tho và ngọt ngào, là một thứ Viagra có thể giúp Mỹ quốc có ngày trở lại địa vị cường quốc kỹ nghệ”.
    Có điều chua chát khó quên là vài năm trước đây có dư luận cho rằng Mỹ đă cạn nguồn khí đốt. Nay Mỹ đă trở thành một “Ả Rập Saudi về Khí đốt” như một số chuyên viên lạc quan. Charif Souki, Tổng giám đốc của Cheniere Energy, một công ty cung cấp khí đốt, nhận xét: “Chúng ta trước đây sắp rơi xuống hố suy thoái về sản phẩm hydrocarbon th́ nay trở thành nơi cung cấp năng lượng rẻ nhất thế giới”.
    Trong khi Mỹ vẫn là một quốc gia nhập cảng dầu thô lớn nhất thế giới (45% dầu lửa) th́ hơi đốt thiên nhiên hóa lỏng (liquefied natural gas - LNG) chẳng bao lâu sẽ trở thành nguồn xuất cảng lớn và tạo thêm công ăn việc làm bù đắp cho cán cân mậu dịch xuất-nhập mất thăng bằng của Mỹ hiện nay. Các công ty trước đây xây dựng nhà máy chế biến LNG nhập cảng trong những năm đầu tân thiên niên, giờ đây chi bạc tỷ để biến chúng thành phương tiện dành cho quá tŕnh tạo nguồn hàng xuất khẩu.
    Cheniere Energy đă đi tiên phong xây dựng một đơn vị chế biến LNG ở Sabine Pass Terminal duyên hải Louisiana trong năm nay và dự tính xuất khẩu khí thiên nhiên vào năm 2015. Cheniere đă kư 4 hợp đồng với khách hàng ngoại quốc, trong đó có công ty Fernosa của Tây Ban Nha. Ngoài ra, c̣n ít nhất 3 công ty khác cũng biến nhà máy nhập LNG thành nhà máy xuất cảng khí đốt.
    Tuy nhiên, khí đốt khai thác từ thạch tầng dưới biển sâu sẽ tốn kém nhiều và với giá dầu thô ở trên mức 85 Mỹ kim một thùng th́ mới có lời (giá hiện giờ là 105 Mỹ kim). C̣n nếu giá dầu thô giảm khi Trung Đông yên ổn th́ việc khai thác dầu từ thạch tầng phiến sét đáy biển quá hao tốn.
    Hơn nữa, việc khai thách khí thiên nhiên từ “thạch tầng phiến sét” ở đáy biển bị các nhà bảo vệ môi sinh chỉ trích v́ nó làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Trước đây, tai nạn Deepwater Horizon (biến cố tràn dầu ở Vịnh Mexico năm 2010) đă làm ngăn trở việc khai thác nguồn dầu ngoài khơi trong nhiều thập niên.
    Ngay cả việc xuất cảng khí thiên nhiên giá rẻ có thể thực hiện được nhờ nhắm vào thị trường Âu, Á và Nam Mỹ, nhưng trong thập niên tới, nhiều quốc gia cũng xuất khẩu mặt hàng này, như Úc và Trung quốc chẳng hạn, th́ lúc đó giá sẽ hạ xuống và gây tổn hại cho các nhà xuất cảng Mỹ.
    Liệu những khó khăn trên có cản trở tiến tŕnh hồi sinh của kinh tế Mỹ hay không? Hiện khó dự liệu. Nhưng chúng ta vẫn lạc quan là mùa xuân kinh tế đang trở về với Mỹ quốc, xua tan khí lạnh của buổi đông hàn.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Philippines: Mỹ sẽ nhập cuộc nếu có xung đột ở Biển Đông


    Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines cho biết đă nhận được đảm bảo từ phía Mỹ trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Trung Quốc ở Biển Đông.Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tại Scarborough/Hoàng Nham có dấu hiệu leo thang mới.

    Theo Bộ trưởng Voltaire Gazmin, ông đă nhận được sự đảm bảo trên trong cuộc thảo luận tại Washington hồi tuần trước, trong đó hai bên có thảo luận về những căng thẳng gần đây giữa Philippines và Trung Quốc tại khu vực băi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham.

    “Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta đă nhấn mạnh rằng họ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng Mỹ sẽ tôn trọng Hiệp ước pḥng thủ tương trợ mà hai nước kư năm 1951”, ông Gazmin cho biết.

    Khi được hỏi về việc có thể hiểu nội hàm tuyên bố của hai quan chức cấp cao Mỹ như thế nào, Bộ trưởng Gazmin nói: “Tôi hiểu những phát biểu của bà Clinton có nghĩa là Mỹ sẽ bảo vệ Philíppines trước các vụ tấn công ở Biển Đông”.


    (Từ trái sang) Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Voltaire Gazmin, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta trong cuộc họp báo sau hội đàm ở Washington hồi tuần trước.

    "Tóm lại, với những tuyên bố này, họ (M&#7929... sẽ bảo vệ chúng ta trong trường hợp xảy ra sự vụ trên biển Tây Philíppines (Biển Đông)", ông giải thích thêm sau khi trích dẫn các điều khoản trong Hiệp ước pḥng thủ tương trợ Mỹ - Philippines kư năm 1951, trong đó quy định rơ Washington sẽ hỗ trợ Manila “trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang… trên vùng lănh hải biển đảo ở Thái B́nh Dương”.

    Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đến chủ quyền đối với băi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham đă bước sang tháng thứ 2 với những dấu hiệu leo thang mới.

    Trong cáo buộc mới nhất, báo chí Philippines nói rằng các ngư dân của nước này đang bị 33 tàu Trung Quốc ngăn cản tiếp cận ngư trường truyền thống ở các đầm phá thuộc băi đá ngầm tranh chấp, cách đảo chính Luzon của Philippines 230 km.

    Cụ thể, các ngư dân chỉ có thể tiến hành hoạt động đánh bắt ở khu vực phía ngoài đầm phá v́ bị các tàu Trung Quốc chặn ở ngay lối vào. Thậm chí, một số tàu Trung Quốc c̣n chiếu đèn pha cực mạnh vào các tàu cá của Philippines, gây tâm lư hoang mang, lo sợ cho các ngư dân.

    Trong khi đó, trên b́nh diện ngoại giao, Bắc Kinh tiếp tục “nắn gân” Manila khi cảnh báo Philippines nên “hành xử thận trọng” trong vụ tranh căi chủ quyền, và rằng “không nên tiếp tục làm tổn hại quan hệ song phương”. Bắc Kinh cũng cho biết sẵn sàng hợp tác với Manila thăm ḍ khí đốt ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines ngày 9/5 ra thông báo khẩn cấp yêu cầu tất cả các công dân Trung Quốc đang sinh sống, làm việc và học tập ở Philippines phải tăng cường chú ư và làm tốt công tác bảo đảm an toàn.

    Thông báo khuyến cáo các công dân Trung Quốc hạn chế ra ngoài, tuân thủ nghiêm ngặt quy định và pháp luật của nước sở tại, tránh nảy sinh tranh chấp hoặc va chạm với người dân địa phương. Trong trường hợp cần ra ngoài phải có người đi cùng, tuyệt đối không tham gia, quan sát các cuộc biểu t́nh. Nếu xảy ra các sự kiện đột xuất hoặc khẩn cấp, cần kịp thời xử lư ổn thỏa, đồng thời báo ngay cho Đại sứ quán.

    Vũ Anh Theo AFP, Xinhua

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Mỹ đang lùi bước trước làn sóng thâu tóm của Trung Quốc?



    Theo nhận định của các nhà phân tích Nga, Trung Quốc đang bành trướng trên thị trường tài chính Mỹ.

    Lần đầu tiên trong lịch sử, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đă tán thành hợp đồng mua lại nhà băng Mỹ của một ngân hàng lớn từ Trung Quốc. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (Industrial & Commercial Bank of China) sẽ mua Bank of East Asia USA. Tham gia vào hợp đồng này c̣n có thêm hai doanh nghiệp lớn khác của Trung Quốc.
    FED cũng cho phép Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) thiết lập chi nhánh tại Chicago và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Agricultural Bank of China) mở chi nhánh ở NewYork.

    Trả lời phỏng vấn của đài “Tiếng nói nước Nga” (VOR), Chủ tịch Hiệp hội các ngân hàng Nga Garegin Tosunyan nhận xét rằng từ trước tới nay Mỹ vốn rất nhạy cảm với sự hiện diện nước ngoài trên thị trường tài chính nội địa, đặc biệt với cứ sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc vào thời điểm nước này đang theo sát Mỹ trong cuộc cạnh tranh giành quyền được coi là nền kinh tế thế giới hàng đầu. Ông Tosunyan nói: “Đó chính là sự bành trướng, với mục tiêu tương lai xa. Ở Trung Quốc, đă từ lâu chín muồi ư tưởng khẳng định rằng thế giới ngày nay sẽ không bị xâm lấn bằng sức mạnh vũ khí mà bằng kinh tế. Việc tiến sâu vào lĩnh vực tài chính sẽ cho phép Trung Quốc tác động tới mọi tiến tŕnh ở Mỹ một cách đáng kể, so với những phương pháp hiện nay. Yếu tố này cũng liên quan tới cách thức Trung Quốc tiến bước ở Châu Phi, Châu Á và Châu Âu.”

    Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới buộc Mỹ tỏ ra mềm mỏng, t́m kiếm lư lẽ để thuyết phục những thế lực chính trị chống Trung Quốc về tính cần thiết phải nhượng bộ Bắc Kinh. Đồng thời, Mỹ không c̣n thể thờ ơ với đ̣n bẩy tài chính hùng hậu của Trung Quốc trên thế giới là nguồn dự trữ khổng lồ vàng và ngoại tệ.

    Chuyên gia Mikhail Khazin, chủ tịch hăng tư vấn Neokon, lưu ư: “Trung Quốc đang sở hữu nguồn dự trữ đô la khổng lồ, gắn liền với ḍng hàng xuất khẩu đến Mỹ. Người Mỹ không c̣n khả năng khước từ việc bán cho Trung Quốc những gói cổ phiếu lớn, bởi Trung Quốc có thể ngừng mua trái khoán kho bạc Mỹ. Đấy sẽ là đ̣n giáng mạnh mẽ vào ngân khố Mỹ cũng như vào hệ thống tài chính nước này. Sự ảnh hưởng hiển nhiên của Trung Quốc ngày một lớn, đ̣i hỏi sự hiện diện trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục sự bành trướng trên những hướng khác nhau, trong khi Mỹ ngày càng có ít hơn những lư lẽ để từ chối.”

    Kết luận nói trên c̣n được củng cố bởi sự gia nhập thị trường Mỹ mới đây của tập đoàn Sinopek của Trung Quốc. Cuối tháng 4 năm nay, Sinopek đă hoàn thành việc thu mua các gói cổ phiếu trong 5 đề án của công ty năng lượng Devon ở Mỹ. Cụ thể, một doanh nghiệp quốc tế về thăm ḍ và khai thác mỏ dầu Trung Quốc - công ty con 100% của Sinopek, đă mua các đá phiến chứa khí đốt của Devon ở các bang Wyoming, Mississippi, Ohio, Michigan và Alabama với giá 2,44 tỷ USD. Đây là một nỗ lực đầu tiên của Sinopek nhằm mở ra cho ḿnh ngành kinh doanh dầu khí ở Mỹ.

    Trước đó, hăng này c̣n thực hiện cú nhảy vọt tương tự với giá 2,2 tỷ USD, tiến vào thị trường dầu mỏ Canada. Măi tới gần đây, Canada vốn là một thị trường khép kín đối với tư bản Trung Quốc.

    Minh Châu (theo VOR)

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Mỹ đưa tàu chiến mới toanh đến Biển Đông




    - Hải quân Mỹ hôm qua (9/5) tuyên bố, họ sẽ triển khai chiếc tàu chiến đầu tiên trong lớp tàu chiến mới toanh của nước này đến Singapore vào mùa xuân tới trong thời gian 10 tháng. Thông tin này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc giật ḿnh lo ngại về viễn cảnh Mỹ can thiệp vào các tranh chấp lănh hải ở Biển Đông.

    Chuẩn Đô đốc Thomas Rowden, Giám đốc phụ trách chiến tranh trên mặt nước của Hải quân Mỹ, cho các phóng viên biết, con tàu mới mang tên “Tự do” sẽ được đưa vào trực chiến ở Singapore nhằm củng cố sức mạnh chiến đấu của lực lương Mỹ tại đây.

    "Chúng tôi sẽ triển khai tàu chiến Tự do trong thời hạn khoảng 10 tháng vào mùa xuân năm tới ở Singapore. Trong lúc này, chúng tôi đang chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tàu chiến mới có thể thực hiện thành công nhiệm vụ của ḿnh”, ông Rowden cho biết thêm.


    Ảnh minh họa

    Tàu chiến tuần duyên Tự do là một loại tàu chiến hoàn toàn mới vừa ra đời của Mỹ. Với tốc độ hơn 74km/giờ, tàu Tự do được thiết kế cho các nhiệm chống tàu ngầm, chống tàu nổi và hoạt động theo phương thức “kết nối và chiến đấu”.

    Singapore là nước nằm ở vị trí chiến lược dọc Eo biển Malacca. Đây là tuyến đường chính nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương. Có khoảng 40% giao dịch thương mại của thế giới đi qua con đường biển chiến lược quan trọng này.

    Chính phủ Singapore đă nhất trí cho phép Mỹ triển khai tới 4 chiếc tàu chiến tuần duyên (LCS) ở các cơ sở hải quân nước này trên cơ sở luân phiên. Việc Mỹ đưa tàu chiến đến Singapore cho thấy “cam kết của Washington đối với khu vực và hoạt động này sẽ giúp củng cố khả năng đào tạo cũng như tham chiến với các đối tác khu vực”, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta đă nói như vậy với người đồng cấp Singapore Ng Eng Hem sau cuộc họp giữa hai vị quan chức này ở Lầu Năm Góc hồi tháng trước.

    Hoạt động triển khai tàu chiến đến Singapore là một trong những bước đi nằm trong khuôn khổ chính sách quay trở lại Châu Á-Thái B́nh Dương của Mỹ. Hồi năm ngoái, Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố, Mỹ là một cường quốc Châu Á-Thái B́nh Dương và từ giờ trở đi, Washington sẽ hướng sự tập trung trở lại khu vực quan trọng này sau một thập kỷ bị sa lầy trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

    Trong cái gọi là chiến lược quay trở lại Châu Á-Thái B́nh Dương, ngoài việc triển khai tàu chiến đến Singapore, Mỹ c̣n đưa thủy quân lục chiến đến đóng tại Australia và tăng cường hợp tác quân sự với Philippine.

    Tất cả những động thái trên của Mỹ đều khiến Bắc Kinh lo lắng, đứng ngồi không yên. Sự lo lắng này càng tăng lên khi Trung Quốc đang có cuộc đối đầu quyết liệt với Philippine v́ tranh chấp lănh hải ở Biển Đông. Trung Quốc lo ngại, Mỹ sớm muộn sẽ can thiệp vào t́nh h́nh Biển Đông và tất nhiên điều này hoàn toàn không có lợi cho họ.

    Trung Quốc hiện tại đang có tranh chấp lănh hải ở Biển Đông với một loạt nước trong khu vực gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lănh thổ Đài Loan. Bắc Kinh gần đây liên tục cảnh báo các nước trong khu vực không được quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc muốn được giải quyết các cuộc tranh chấp này trên cơ sở song phương.

    Mặc dù Washington tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng các động thái của nước này lại không có vẻ như vậy. Trong cuộc đối đầu mới nhất giữ Philippine và Trung Quốc ở băi cạn Scarborough hiện nay, Mỹ đă cam kết sẽ giúp đồng minh Manila củng cố sức mạnh hải quân. Cụ thể, Mỹ đă tăng viện trợ quân sự cho Philippine trong năm nay lên gần gấp 3 lần so với năm ngoái đồng thời nhanh chóng chuyển giao cho Philippine chiếc tàu chiến thứ hai vào cuối tháng này.

    Ngoài ra, hôm qua, Bộ trưởng Quốc pḥng Philippine c̣n tiết lộ, giới lănh đạo Mỹ đă hứa bảo vệ Philippine khỏi các cuộc tấn công ở Biển Đông.

    Kiệt Linh - (tổng hợp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tổng giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế bị bắt
    By Phó thường dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 19
    Last Post: 05-07-2011, 01:14 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 05-06-2011, 03:09 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 04-06-2011, 12:09 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-04-2011, 12:34 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-01-2011, 05:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •