Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 27 of 27

Thread: Video: Xă hội Tàu man rợ! bé gái bị xe cán 2 lần, người đi ngang qua không có phản ứng ǵ ???

  1. #21
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    10 tội ác rùng ḿnh của sự vô cảm của Tầu phù .

    http://www.thegioinguoiviet.net/show...4853#post24853

    Doremi
    Cập nhật: 23-10-2011 22:42

    - Cơn sóng thần mang h́nh hài bé Tiểu Duyệt đă làm vỡ ̣a ra bao bức xúc của người Trung Quốc về những ǵ đang diễn ra trong xă hội của chính họ.

    1.

    Vụ bé gái Tiểu Duyệt 3 tuổi bị hai lần xe cán ở thành phồ Phật Sơn, Quảng Đông (Trung Quốc) vào lúc 5h30 ngày 13/10/2011, trong 7 phút ngắn ngủi, có tới 18 người qua đường mà không một chút động ḷng cứu giúp bé gái đang nằm trên vũng máu .

    2.

    Tháng 8/2010, một cụ già ở thành phố Tế Nam, Sơn Động (Trung Quốc) muốn nhảy lầu tự tử từ ở độ cao 6m, trong khi cảnh sát địa phương đến hiện trường khuyên ngăn, th́ các phóng viên của đài truyền h́nh Tế Nam không chút thương xót, họ ngồi ăn uống, cười nói rất khoái chí, chỉ đợi săn tin tức.

    3.

    Trong khi hơn 30 cảnh sát ra sức khuyên ngăn một bé gái sắp nhảy lầu tự tử, th́ một người đàn ông qua đường luôn miệng hô: “Mau nhảy đi, nhảy đi!”…

    4.

    Những ngư dân thấy chết không cứu, mặc cho một người bị trói lôi đi dưới nước

    5.

    Tháng 12/2010, một cụ già bị ngă trên vỉa hè ở Phúc Châu (Trung Quốc). Có tới 5,6 người qua đường mà không ai chịu giúp đỡ. Khi hai cô gái trẻ cố gắng d́u cụ dậy, những người qua đường liền buông lời cảnh báo: “Đừng có rước họa vào thân”. Họ liền buông tay mặc cho ông cụ nằm đó đơn độc và chết v́ lạnh

  2. #22
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    6.

    Tháng 3/2009, một chiếc xe của quan chức chính phủ đă đâm vào hai nữ công nhân ở Phúc Châu (Trung Quốc), một người chết ngay tại chỗ, một người bị thương nặng. Tuy nhiên, chiếc xe công này đă không dừng đưa họ đi cấp cứu mà vẫn đi tiếp. Sau 20 phút, người phụ nữ đă chết được đưa tới nhà xác, c̣n người bị thương nặng phải tự lê đến bệnh viện.

    7.

    Tháng 4/2010, một cụ già 78 tuổi ngă trên đường, những người qua đường không ai chịu giúp cụ, cho tới khi cảnh sát tuần tra xuất hiện và cứu cụ .

    8.

    Một cô gái Mông Cổ bị bạn trai lừa đến Phúc Châu rồi bạc t́nh đă quyết định nhảy sông tự tử. Khi cô gái chuẩn bị nhảy xuống ḍng sông giá lạnh, những người đứng trên cầu không một chút khuyên ngăn, họ chỉ đứng nh́n và dùng điện thoại chụp ảnh như một thú vui qua đường.

    9.

    Tháng 1/2010, một cụ già ở Thâm Quyến ngă xuống đường, cảnh sát và người qua đường không ai chịu ra tay cứu giúp. Hơn 20 phút sau, một bé trai đă nh́n thấy ông cụ nằm bất động trên đường, đầu chảy nhiều máu, ông cụ đă tắc thở.

    10.

    Chiều ngày 30/10, một nữ sinh trên xe bus phát bệnh động kinh, trong cơn bệnh vô thức cô đă cởi đồ. Hơn 10 hành khách nam trên xe và tài xế đă không thương xót, cứu giúp cô, c̣n lấy đó làm tṛ vui, liên tiếp chụp ảnh.

  3. #23
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    11.
    [IMG]http://thongtan.net/images/tin-bai/vong-quay-tin-tuc/23102011/10-toi-ac-rung-minh-cua-su-vo-Bé gái 14 tuổi bị nhiều bạn trai cùng lớp cưỡng hiếp, những bạn khác đứng xem và cổ vũ, không hề báo cảnh sát hay cứu giúp cô bé.

    Đỗ Hường

  4. #24
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Bé gái 14 tuổi bị nhiều bạn trai cùng lớp cưỡng hiếp, những bạn khác đứng xem và cổ vũ, không hề báo cảnh sát hay cứu giúp cô bé.

  5. #25
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Trung Quốc: Lại thêm một vụ em nhỏ bị xe cán gây phẫn nộ

    http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=8933

    Cập nhật: 25-10-2011 23:10
    - Ngay sau vụ bé Yue Yue bị xe cán 2 lần và bị bỏ mặc trên đường, Trung Quốc lại bàng hoàng trước vụ một lái xe tải đâm phải bé trai 5 tuổi và bị nghi lùi xe đâm tiếp để cho bé chết ḥng khỏi phải trả viện phí.


    Mẹ của Xiong Maoke ngồi cạnh xác con dưới bánh xe tải.

    Thảm kịch trên xảy ra vào ngày 21/10, chỉ một tuần sau khi bé gái 2 tuổi Yue Yue bị hai chiếc xe tải cán qua ở một phố chợ đông đúc, và bị bỏ mặc trước sự thờ ơ của tổng cộng 18 người qua đường.
    C̣n trong vụ mới nhất, lái xe tải đă đâm phải cậu bé Xiong Maoke, 5 tuổi, mà theo các nhân chứng người lái xe c̣n lùi xe lại để đâm thêm cậu bé cho chết hẳn, để khỏi phải trả tiền viện phí có thể kéo dài, tốn kém.
    Vụ việc kinh hoàng này xảy ra ở Lô Châu, Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Cậu bé Xiong Maoke khi đó đang đi bộ từ nhà tới trường.
    Một nhân chứng cho hay: “Tôi nh́n thấy chiếc xe tải lùi lại một chút rồi sau đó lại tiến lên. Xiong bị cuốn dưới bánh xe và chiếc xe tải tiếp tục tiến lên cả chục mét nữa”.
    Được biết, người lái xe tải sau đó nhảy xuống xe, tự xưng là Yong và hỏi: “Tôi sẽ phải trả bao nhiêu đây”.
    Theo cảnh sát, người lái xe tải đă tranh căi với gia đ́nh cậu bé về mức độ thiệt hại trong suốt 7 tiếng. Và trong suốt chừng đó tiếng cậu bé xấu số vẫn để nằm dưới bánh xe, với người mẹ ngồi gào khóc bên cạnh.
    Tuy nhiên, người lái xe Yong cũng phủ nhận lùi lại xe để giết cậu bé.
    Vụ việc đau ḷng trên xảy ra chỉ một tuần sau vụ bé Yue Yue, khiến nhiều người phẫn nộ trước t́nh trạng thiếu t́nh người trong xă hội hiện đại. Bé Yue Yue đă chết tại bệnh viện vài ngày sau đó.
    C̣n trong vụ việc mới nhất, các nhà điều tra cho biết Yong là người đầu tiên gọi cho cảnh sát sau vụ tai nạn. Họ cũng cho biết xác của em bé chưa được đưa đi ngay v́ những người dân làng bất b́nh đ̣i người lái xe phải đền bù ngay.
    Hàng loạt vụ tai nạn kinh hoàng tương tự đă xảy ra ở Trung Quốc, nơi nền kinh tế phát triển nhanh được cho là “thủ phạm” của lối sống thực dụng, bất chấp mọi giá. Trả tiền đền bù nếu nạn nhân trong một vụ tai nạn chết được nhiều người cho là rẻ hơn trả tiền viện phí chữa trị dài dằng dặc.
    Sợ phải trả viện phí cũng được cho là nguyên nhân trong vụ lái xe đâm bé Yue Yue và bỏ chạy mới đây.

    Phan Anh
    Theo Daily Mail, China Daily

  6. #26
    Member Cu Cường's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    861

    Người Trung Quốc tự vấn

    --Ngô Nhân Dụng--
    Có thể đo lường t́nh trạng tinh thần của một xă hội qua phản ứng chung trước một thảm kịch. Đầu năm 2011, thế giới khâm phục thái độ người Nhật Bản sau một trận động đất và sóng thần. Năm 2008, thanh niên từ khắp nước Trung Hoa xúc động đến cứu giúp các nạn nhân động đất ở tỉnh Tứ Xuyên. Ở Việt Nam, những năm miền Trung bị băo lụt, như năm 1964, một phong trào của thanh niên, sinh viên toàn quốc nổi lên lo việc cứu trợ.

    Một tai nạn mới xẩy ra đang làm rung động hàng chục triệu “công dân mạng” ở Trung Quốc trong mấy tuần lễ cuối tháng Mười năm 2011. Một bé gái bị xe cán chết mà nhiều người thờ ơ đi qua. Cô bé 2 tuổi tên là Vương Duyệt (Wang Yue), ở thành phố Phật San, tỉnh Quảng Đông. Cha mẹ thường gọi cháu là Duyệt Duyệt (Yue Yue), nói tiếng Việt sẽ gọi là “Vui Vui.” Cháu bị một chiếc xe tải cán trên một đường phố chật chội và đông đúc, vào lúc sau 5 giờ chiều, sắp tối.

    Điều đáng kinh ngạc là hàng phố không thấy chạy ai ra cứu cháu bé mặc dù các cửa hàng c̣n mở, người qua lại đông đảo. Có 18 người đi xe gắn máy hoặc đi bộ băng qua, tránh cô bé đang bị thương nằm trên đường, mà không dừng lại. Một chiếc xe tải thứ hai đè qua cô bé lần nữa. Sau cùng một phụ nữ bước tới, cúi ôm nhắc cô bé lên, la lớn kêu mọi người, lúc đó cha mẹ mới biết chạy tới. Người cha đang mắc bận ở cửa hàng, người mẹ đang phơi quần áo, không để ư con chạy ra đường. Tám ngày sau, cháu bé Duyệt Duyệt chết trong bệnh viện.

    Máy quay phim của khu phố gắn để theo dơi về an ninh đă thu h́nh cảnh tượng này. Ngày hôm sau, các đài truyền h́nh chiếu lên. Đoạn phim được đưa lên một mạng coi chung (video-sharing site) tên là Youku (优酷 Ưu Khốc, nghĩa là Thứ Rượu Tốt Nhất – mời cùng uống!) Các mạng lưới khác tiếp tay đưa phim lên, cả nước Trung Hoa chấn động. Tại sao bao nhiêu người qua lại có thể thờ ơ, trong suốt bẩy phút đồng hồ, không ai dừng chân cứu một em bé mới bị xe cán; và đang nằm giữa đường đầy xe đang chạy? Nhiều người lên mạng đặt câu hỏi: “Nước Trung Hoa đă mất linh hồn hay sao?” Nhiều người nói đến “Khoảng trống đạo đức.” Nhiều người than xă hội đă “mất niềm tin.” Có người thú nhận, “Đây là nỗi sỉ nhục của Trung Quốc.” Một công dân mạng viết trên Wiebo (Vi Bác, giống như Twiter ở Mỹ) trong mạng Sina: “Xă hội này đang mắc bệnh trầm trọng! Ngay cả đối với chó, mèo, người ta cũng không đối xử vô t́nh như vậy!”

    Ngay bữa đoạn phim video cảnh em bé Yue Yue trên lên Youtube, một nhà văn ở bên kia bờ đại dương gửi cho tôi một bản qua email. Ông yêu cầu tôi coi để suy nghĩ. Xin trích lá thư: “Tôi vừa xem một đoạn phim (không cắt xén) thu từ cái surveillance camera về vụ đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe cán. Các đài BBC, CNN chỉ chiếu chút đỉnh v́ quá kinh hoàng, … v́ ghê tởm quá. Tôi đă ṃ mẫm t́m để xem cho hết mà t́m hiểu tinh thần, văn minh, văn hoá của người Trung Quốc ngày nay. .. Phải nói thật là tôi đă khóc khi kể lại cho vợ tôi nghe (vợ tôi sẽ không dám xem). Tai nạn mới xẩy ra tức th́.… Đây là nước Trung Quốc với các vấn đề Hoàng Sa Trường Sa, Lưỡi Ḅ, Bô Xít... mà Việt Nam đang phải đối mặt… Xem để hiểu thêm về tinh thần và văn minh của người Trung Quốc. .. Xem đoạn phim này, c̣n thấy trẻ con nó mà nó không thương th́ nó thương thế chó nào được cái thằng đầy tớ Ố Nàm?”

    Dù rất yêu mến, quư trọng người bạn đă gửi cho ḿnh đoạn phim, tôi không dám mở phim ra coi, ngần ngại măi, trong suốt một tuần lễ. Đến khi thấy tất cả các báo khắp thế giới đều loan tin này; tôi phải coi, và tôi cũng khóc.

    Không phải chỉ khóc thương em bé Duyệt Duyệt. Mà thương cả một xă hội đang mất linh hồn.

    Thương tất cả những người ở các xă hội khác nhưng cũng đang sống giống như vậy. Ngày xưa Mạnh Tử, một người Trung Hoa sống trước đây hơn 2000 năm, nói là bản tính con người là thiện. Ông nói tại sao ông tin như vậy: V́ ai thấy một đứa trẻ sắp bị tai nạn cũng (động ḷng trắc ẩn) vội vàng lo cứu. Đó là đầu mối của Đức Nhân. Trắc ẩn chi tâm, Nhân chi đoan dă. Tôi chắc ai coi đoạn phim tai nạn của em bé Duyệt Duyệt đó cũng phải khóc. Đầu mối của ḷng nhân vẫn c̣n trong ḷng người. Những người ở Phần Lan, Canada, Úc châu ai xem cũng phải khóc. Nói như vậy, để chúng ta thấy vẫn c̣n có thể tin ở Tính Thiện trong tâm con người, loài người ai cũng biết động ḷng trắc ẩn. Người Việt Nam hay người Trung Quốc cũng vậy.

    Hàng triệu công dân mạng ở Trung Quốc cũng khóc, không khác ǵ chúng ta cả. Và họ lên tiếng, đặt câu hỏi, họ nổi giận, chắc chắn giận dữ hơn người Việt Nam! V́ ngoài nỗi khổ đau họ c̣n cảm thấy nhục nhă nữa. Một nỗi nhục chung, khó ḷng phai nhạt. Nhớ lại h́nh ảnh dân Nhật Bản sau trận động đất được truyền khắp thế giới, người Trung Hoa càng cảm thấy xấu hổ. Hai ngày sau, một nhật báo ở Thượng Hải đăng tin một bà gieo ḿnh tự trầm ở Tây Hồ, tỉnh Triết Giang, đă được một người nhẩy xuống cứu sống. Báo có đăng h́nh cảnh hai người lúc c̣n trên mặt hồ, người cứu mạng là một phụ nữ da trắng. Tờ báo không thể nói ǵ về tên, họ và tung tích “nữ hiệp” này, chỉ nói là một người Mỹ. V́ sau việc cấp cứu, người đàn bà đó đă bỏ đi.

    Xă hội Trung Quốc đang mắc bệnh. Xă hội Việt Nam có khá hơn không, chúng ta không dám quả quyết. Ngay ở các xă hội khác, những cảnh như vậy cũng có thể xẩy ra. Điều đáng cho chúng ta suy nghĩ là câu hỏi mà chục triệu công dân mạng ở Trung Quốc đang hỏi: “V́ đâu nên nỗi?”

    Trên các mạng lưới ở Trung Quốc, nhiều người đă thử t́m hiểu nguyên nhân. Người ta đổ tội đồng tiền; cả xă hội đang chỉ lo kiếm tiền, lạnh nhạt với tai nạn xẩy ra cho người khác. Lại nói đến t́nh trạng đô thị hóa. Khi hàng trăm ngàn người từ khắp nơi đổ về thành phố sống, họ đối xử với nhau như những người xa lạ, không có t́nh hàng xóm, láng giềng. T́m trong tâm lư học, nhiều người đă nêu lên hiện tượng gọi là “hiệu ứng bàng quan,” (bystander effect). Hiện tượng này được các nhà tâm lư học Mỹ gọi tên nhân một bản tin năm 1964. Cô Catherine “Kitty” Genovese, 29 tuổi, bị một hung thủ đâm ngay trước cửa ṭa nhà nơi cô cư ngụ, lúc nửa đêm về sáng. Cô khóc, cô la, kêu cứu. Nhiều hàng xóm thức dậy, mở cửa ra nh́n, nhưng không ai cứu, 38 người tất cả. Có bà bảo chồng gọi cảnh sát, nhưng ông già nói: Đừng lo. Chắc đă có hàng chục người gọi rồi. Đó là một hiện tượng tâm lư: Không ai nghĩ ḿnh có trách nhiệm cứu, v́ nghĩ rất nhiều người cùng chia sẻ trách nhiệm.

    Ngoài những yếu tố tâm lư tâm lư trên, có người giải thích hiện tượng bé Duyệt Duyệt không được cứu là do “những đặc tính Trung Hoa” như nhật báo New York Times viết khi kể chuyện này. Một đặc tính là “Quan hệ.” Mối quan hệ lớn nhất của người Trung Hoa là gia đ́nh, đại gia đ́nh, c̣n quan hệ đối với “người ngoài” rất yếu. Có thể nói t́nh “lối xóm” ở nông thôn Việt Nam quan trọng không thua t́nh gia đ́nh; người Trung Hoa khác.

    Tinh thần trọng nam, khinh nữ có thể ảnh hưởng, khiến người ta thờ ơ khi nạn nhân là một bé gái. Nếu đó là một em trai, liệu có khác hay không, chúng ta cũng khó đoán. Một yếu tố khác ảnh hưởng tới thái độ lănh đạm của những người qua đường là người ta sợ bị lôi thôi. Một câu chuyện cũ đă được các nhà tâm lư xă hội ở Trung Quốc nhắc tới là vụ án Bành Vũ ở Nam Kinh (南京彭宇案), năm 2006. Bành Vũ là một thanh niên, thấy một bà già té bị thương ngay cửa xe buưt đầy người chen lấn, xô đẩy, anh ta đă đỡ lên rồi đưa tới bệnh viện. Sau đó, gia đ́nh bà ta kiện, cho là chính Bành Vũ đă làm bà bị ngă. Và quan ṭa bắt anh trả 40% số tiền chi phí trị liệu, khoảng 7,000 đô la Mỹ. Quan ṭa phán thế này: Nếu không phải là người gây ra tai nạn, tại sao anh lại lo đưa bà ấy tới bệnh viện?

    Chúng ta phải kinh ngạc trước lư luận của quan ṭa! Lời phán này giả thiết rằng trong xă hội ai cũng sống như ông quan ṭa, th́ b́nh thường không ai giúp đỡ ai bị nạn cả; trừ khi chính ḿnh gây tai nạn!

    Nhưng ở nước Trung Hoa vẫn có nhiều người sống theo lối cổ, theo lối Mạnh Tử, họ sẵn sàng cứu giúp kẻ khác. Trong câu chuyện bé Duyệt Duyệt, người được cả thế giới ca ngợi là một bà già lượm rác, người đă cúi xuống nâng bé lên rồi hô hoán hỏi cha mẹ đứa bé này ở đâu. Bà Trần Hiền Muội (Chen Xianmei 陈贤妹), ban ngày làm công cho một cửa hàng, ban đêm đi lượm rác. Người phụ nữ 58 tuổi này không bỏ đi sau khi cứu đứa bé, v́ bà ở ngay đó, và lúc đó mới 6 giờ chiều, bà c̣n lo đi lượm rác tiếp cho tới nửa đêm. Mọi người có thể nh́n thấy bức h́nh chụp cảnh người mẹ bé Duyệt Duyệt quỳ lạy trước mặt bà và khóc lóc cảm ơn. Bà Hiền Muội lộ vẻ bối rối, đứng ngay đơ, mắt trông có vẻ ngạc nhiên, đưa tay ra đỡ, bàn tay buông thơng như thể bà không muốn đụng chạm vào tóc tai, quần áo vừa sạch vừa đẹp của một “bà chủ.”

    Khắp thế giới vẫn có những người như bà Hiền Muội. Ở nước Trung Hoa cũng thế. Nhưng một điều khác chúng ta cần suy nghĩ là làm sao để một xă hội có nhiều bà Hiền Muội hơn? Có phải vụ án Bành Vũ làm cho những bà Hiền Muội biến dần mất hay không? Phải tổ chức xă hội ra sao để đảo ngược lại t́nh h́nh xuống dốc đó?

    Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ

  7. #27
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Cô gái ăn trộm bị đánh đập và viết chữ rêu rao giữa phố

    http://2sao.vn/p0c1052n2011101209321...o-giua-pho.vnn

    Thứ tư, 12/10/2011 09:27

    Sau khi bị bắt, cô gái bị người dân xé rách quần áo và viết ḍng chữ "Tôi là kẻ trộm" lên người giữa đường phố tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.



    Cô gái ăn trộm bị xé rách quần áo và viết ḍng chữ "Tôi là kẻ trộm" lên người.

    Theo ChinaBuzz, việc sỉ nhục những tên trộm không phải là việc hiếm thấy ở Trung Quốc. Mới đây ở thành phố Đài Châu, tỉnh Chiết Giang, một nữ kẻ trộm đă bị người dân phát hiện và bắt giữ. Sau đó, cô gái này bị đánh đập, lột áo và viết ḍng chữ “Tôi là kẻ trộm” lên người, để cho người dân biết cô ta là kẻ chuyên “cầm nhầm” đồ của người khác.

    Trong bức ảnh được lan truyền trên mạng, có thể thấy áo cô gái bị xé tơi bời và nữ trộm phải sử dụng một mảnh vải rách nát để che cơ thể. Ngoài ra, những vết bầm tím trên khuôn mặt chứng tỏ cô gái đă bị đánh. Cuối cùng, cảnh sát cũng xuất hiện để giải cứu cô gái thoát khỏi sự bủa vây của đám đông.

    Những tên trộm ở Trung Quốc thường bị ví như là những con chuột. Nếu bị bắt gặp hành vi trộm cắp, họ rất dễ bị người dân đánh đập. Tuy nhiên, không ít người cho rằng việc lạm dụng cơ thể nữ trộm trong trường hợp này là vi phạm nhân quyền và đáng bị lên án.




    Cô gái được cảnh sát giải cứu.

    Theo BĐVN

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 12-09-2011, 07:29 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 27-04-2011, 04:15 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 25-01-2011, 12:35 PM
  4. Dân đánh cá Tầu Cộng quen thói ngang ngược
    By Đại Lăn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 10
    Last Post: 20-12-2010, 10:39 PM
  5. Replies: 3
    Last Post: 18-10-2010, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •