Tiểu sử thật về Hồ Chí Minh
TÔI ĐI T̀M MỘ CỤ HỒ SĨ TẠO
Phạm Xuân Cần
.
Bác Hồ Thanh Chương, nguyên là đại tá, Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh nhân dân, ở thành phố Hồ Chí Minh, quê làng Lai Nhă, xă Thanh Khê, huyện Thanh Chương. Bác là cháu nội cụ cử nhân Hồ Sĩ Tạo, đồng thời cũng là em đồng hao của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Bác cho biết, bác quê ở Thanh Chương, nên sau mới đổi tên từ Hồ Giả Chương thành Hồ Thanh Chương. Tuy nhiên, bác không sinh ra và lớn lên ở Thanh Chương, mà sinh ra và lớn lên ở Quảng Trạch, Quảng B́nh, nơi cụ Hồ Sĩ Tạo trước đây đă từng làm tri phủ. (Hai con trai của bác Chương được đặt tên là Quảng và B́nh). Đă hàng chục năm bác Chương không về quê, nhưng vẫn canh cánh bên ḷng chuyện chưa t́m được mộ ông nội.
Bác cho biết ông nội bác sau khi thôi chức Tri phủ Quảng Trạch, th́ về quê dạy học ở Thanh Trường, Thanh Chương (Nay gọi là xă Xuân Tường). Nơi cụ mở trường dạy học về sau được gọi là Cồn Trường. Tại đây cụ gá nghĩa với một người phụ nữ, thường gọi là bà Chổi. Có lẽ do bà thường đi bán chổi kiếm ăn. Đó là người đàn bà thứ năm của bậc tài hoa và đào hoa Hồ Sĩ Tạo. Theo bác Chương, sau khi mất, cụ Hồ Sĩ Tạo không được chôn cất ngay, mà học tṛ của cụ c̣n để đến ba tháng sau mới làm lễ. (Điều này hơi khác với những ǵ mà ông Trường Lam Hồ Sĩ Sênh đă viết trong bài kư nổi tiếng “Chuyện ở sân sau”).
Đầu năm 1998, sau khi nghỉ hưu, bác Hồ Thanh Chương từ thành phố HCM ra Vinh, cùng anh em chúng tôi là những học tṛ của bác đi t́m mộ cụ Hồ Sĩ Tạo. Đó cũng là chuyến về quê đầu tiên sau hơn hai mươi năm của bác.
Về quê, bác Chương chỉ có một nguồn tin duy nhất do bà cô cho biết: mộ cụ Hồ Sĩ Tạo ở xă Thanh Trường, huyện Thanh Chương. Mộ có một tấm bia đá nhỏ, bị sứt góc phía bên trái. Bà c̣n cho biết ở xă này có một ông già họ Mai biết nơi đặt ngôi mộ.
Xuất phát từ Vinh từ sáng sớm, việc đầu tiên của chúng tôi là t́m ông già họ Mai. Gần trưa th́ mới t́m được ông cụ họ Mai. Qua một vài câu chuyện, tôi đă hơi nghi ngại, v́ ông cụ đă bắt đầu lẫn. Ông kể chuyện đi chiến dịch Điện Biên phủ gặp Bác Hồ, nói chuyện đồng hương với Bác, mà quả thật tôi cũng không biết thực hư ra sao. Nhưng dù sao ông cụ cũng là điểm tựa duy nhất lúc này, v́ vậy vẫn phải mời cụ lên xe ra “hiện trường”. Đến nơi ông cụ khoát tay chỉ một vùng đồi rộng lớn và nói: “ở đây”. Đây là vùng đồi chắc là đă chia cho từng hộ gia đ́nh, nên được ngăn cách bằng những hàng rào bằng tre, hoặc những loại cây có gai. Nh́n khắp nơi tôi không hề thấy dấu hiệu ǵ là có mồ mả cả. Ban đầu chúng tôi c̣n theo ông cụ, luồn hết đồi này sang đồi khác, nhưng càng đi càng thấy mông lung, nên sau tôi bàn với bác Chương, chia ra mỗi người một khu vực để t́m. Thế nhưng, càng t́m càng mất hút, nh́n chỗ nào cũng tưởng như là có ngôi mộ, nhưng đến gần th́ không thấy có dấu hiệu ǵ.
Đă quá trưa, đói và mệt, lại bị gai cào, ông cụ và cả bác Chương nữa cũng không biết đang t́m ở đâu, tôi ngồi xuống nghỉ một chốc cho lại sức. Đang nghỉ, tự nhiên thấy một bé trai độ chín mười tuổi cũng đang ḷ ḍ t́m kiếm ǵ đó trong vườn đồi. Tôi gọi cháu đến và hỏi: “Cháu ở đây có biết chỗ nào có ngôi mộ không?”. Cháu bé trả lời ngay: “Đằng bụi tre này có cái bia chú ạ”. Nói rồi nó tất tả đi trước chỉ cho tôi đến chỗ có tấm bia. Tấm bia quay lưng vào một lùm tre, xung quanh cây cối rậm ŕ. Có lẽ đă hàng chục năm không người chăm sóc, ngôi mộ không c̣n nhô lên nữa. Nó chỉ c̣n là một tấm bia đá nhỏ cắm giữa cây dại, phía sau là lùm tre đă bắt đầu lấn ra cả phía tấm bia. Tôi gần như quỳ ngay xuống tấm bia khi nh́n thấy nó. Đây rồi, bị sứt góc phía bên trái! Mấy chữ Hán trên bia hăy c̣n rơ. Tôi bứt vội mấy lá cây xát lên bia và đọc được chữ “Hồ”, chữ “Tiểu”, dưới đó là một chữ ǵ đó rậm ŕ, có bộ thủy, cuối cùng chữ “chi mộ” th́ quen rồi, biết ngay. Tôi c̣n đọc được chữ “Quảng”, chữ “Phủ” phía bên phải. Sao lại là “Hồ Tiểu” nhỉ, ông là Hồ Sĩ Tạo kia mà, chữ Sĩ và chữ Tạo th́ tôi biết. Nghĩ thế, nhưng tôi vẫn tin chắc là mộ cụ Hồ Sĩ Tạo. Tôi khum tay gọi bác Chương vang động cả vùng đồi.
Măi hàng chục phút sau bác Chương mới bươn đến, mặt mũi đỏ bừng, mồ hôi, mồ kê nhễ nhại. Ông quỳ ngay xuống trước tấm bia. “Đây thật rồi! Đây thật rồi!”. Tôi hỏi: “Nhưng tại sao lại là Hồ Tiểu hả bác?”. Bác Chương nói ngay: “Hồ Tiểu Khê! Hồ Tiểu Khê! Tiểu Khê là tên hiệu của ông nội ḿnh. Tiểu Khê nghĩa là ḍng suối nhỏ”. Thế th́ chính xác rồi. Tôi vào một gia đ́nh có nhà gần đó mượn một con dao. Hai thầy tṛ cùng chặt cành, phát quang, dọn sạch khu vực quanh tấm bia. Sau đó, đem hương mang theo, thắp hương cắm lên mộ. Hai thầy tṛ đứng nghiêm trước mộ phần của cụ, nghẹn ngào, không nói được lời nào. Bác Chương chắc xúc động lắm. Nguyện ước cả đời đă đạt được. Để chắc chắn hơn, tôi cẩn thận chép lại từng chữ Hán trên tấm bia. Tối hôm đó cha tôi đă dịch nội dung tấm bia. Ḍng trên cùng là chữ Lai Nhă thôn. Bên trái là “mậu th́n giải nguyên’, bên phải là “Quảng Trạch tri phủ”, chính giữa là “Hồ Tiểu Khê chi mộ”. Có nghĩa: Mộ của Hồ Tiếu Khê, người làng Lai Nhă, đậu giải nguyên năm Mậu th́n, làm tri phủ Quảng Trạch.
Xong nghi lễ, hai thầy tṛ vào gia đ́nh có khu vườn đồi. Bác Chương cám ơn gia đ́nh, gửi lại cho họ một ít tiền, nhờ chăm sóc, hương khói cho phần mộ trong lúc chưa tôn tạo lại được. Ông chủ nhà cho biết cách đó chừng tám chín, năm, tức là khoảng năm 1989, 1990 ǵ đó cũng đă có một vài người, nói là cán bộ văn hóa về t́m ngôi mộ. Gia đ́nh cũng biết ngôi mộ này chắc là của một nhân vật quan trọng, nên cũng có ư thức giữ ǵn.
Có một chút ân hận nhỏ, là mải lo chuyện, tôi quên mất đứa trẻ đă chỉ cho ḿnh ngôi mộ, khi hỏi ông chủ nhà th́ ông cũng lắc đầu “không biết đứa mô”. Ông già họ Mai cũng vậy. Xong việc, tôi lại bươn khắp vùng đồi, vừa gọi vừa t́m ông, nhưng măi vẫn không thấy. Tin chắc không có ǵ bất trắc, thầy tṛ chúng tôi đành lên xe, không quên ghé qua nhà ông gửi cho gia đ́nh một ít tiền, thay lời cám ơn.
Chiều hôm đó bác Chương mới về đến Thanh Khê, sau hơn hai mươi năm. Họ hàng đón ông mừng mừng tủi tủi. Tiếp chuyện với chúng tôi là ông Hồ Sĩ Dũng, gọi bác Chương bằng bác. Ông Dũng người trông khắc khổ, nhưng tỏ ra khá hiểu biết về lịch sử và văn hóa. Sau khi nghe kể lại quá tŕnh t́m mộ, ông tỏ ra tiếc rẻ. “Nếu bác về quê trước th́ chắc không vất vả như vậy, v́ ở quê vẫn có một số người biết ngôi mộ này”. Ông cũng kể nhiều giai thoại về cụ Hồ Sĩ Tạo. Ông cho biết, cụ Hồ Sĩ Tạo có một tập thơ, tựa là “Tiểu Khê thi tập”, gồm trên dưới một trăm bài thơ. Những năm 60, 70 có đoàn sưu tầm văn hóa dân gian của tỉnh về đă mượn tập thơ đó, nay chắc Phó giáo sư Ninh Viết Giao đang giữ. Ngay hôm sau về Vinh, tôi đă nhờ người đưa bác Chương lên gặp PGS Ninh Viết Giao. Hai người nói chuyện rất tâm đắc về Hồ Sĩ Tạo. Nhưng về tập thơ, ông Giao cho biết ông cũng nghe nói vậy, chứ chưa hề nh́n thấy nó. Nếu có th́ chắc chắn ông đă t́m cách giới thiệu rồi. Gần đây nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu, tác giả nhiều công tŕnh nghiên cứu về gia đ́nh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói cụ Hồ Sỹ Tạo có một tập nhật kư t́m họ, nói về việc t́m lai lịch họ Hồ, không biết nay thất lạc ở đâu.
Sau chuyến đi t́m mộ, bác Chương c̣n về nhiều lần nữa. Ngôi mộ đă được sửa sang lại khang trang hơn và đă được con cháu lui tới chăm sóc. Năm 2010, ngôi mộ đă được đầu tư tôn tạo lại hết sức khang trang. Hôm trở lại đây dự lễ khánh thành ngôi mộ, tôi hầu như không nhận ra nơi mười hai năm về trước ḿnh đă có một chuyến đi vất vả mà đầy ư nghĩa. Buổi lễ khánh thành được tổ chức thật trọng thể và nghiêm trang. Ban liên lạc họ Hồ toàn quốc, cùng với con cháu khắp trong Nam ngoài Bắc về dự. Trong các đoàn lên dâng hương, tôi nghe giới thiệu cả đoàn đại biểu họ Hà. Tôi được bác Hồ Thanh Chương trịnh trọng giới thiệu là “một ân nhân của họ Hồ ta”. Tự nhiên nước mắt cứ thế tuôn trào. Hôm đó, bác Chương cũng thay mặt con cháu nói mấy câu cám ơn. Một vị được giới thiệu là trưởng ban sử của ḍng họ lên nói vanh vách về lịch sử họ Hồ và Hồ Sĩ Tạo. Ông không ngần ngại tŕnh bày hết sức rơ ràng, thuyết phục về những ǵ gọi là giai thoại, là thâm cung bí sử quanh nhân vật Hồ Sĩ Tạo.
Lại nhớ, buổi chiều của năm 1998 ở Thanh Khê. Khi bước vào nhà thờ họ thắp hương, tôi, bác Chương và mấy người cùng đi sửng sốt trước bức phả hệ được vẽ trên tấm vải trắng, treo trang trọng giữa nhà thờ. Trên đó, dưới cái tên Hồ Sĩ Tạo có một mũi tên chỉ xuống. Dưới mũi tên là những cái tên quen thuộc. Bác Chương nghiêm sắc mặt: “Không được! Không được!”. “Chi mà không được bác?”, ông Hồ Sỹ Dũng nói. “Không được là không đươc. Đă rơ ràng chi mô!”. “Bác hay thật. Có chi nữa mà không rơ ràng?” “Không được”. Bất giác, tôi cũng nói theo bác Chương: “Không được. Không được…”
Ảnh: 1- Trước mộ cụ Hồ Sĩ Tạo khi vừa t́m thấy ngày 12/4/1998; 2- Bia mộ cụ Hồ Sĩ Tạo; 3- Mộ cụ Hồ Sĩ Tạo hiện nay.
Câu chuyện về cụ thân sinh ra
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy
Trần Quốc Vượng
(Trích từ cuốn Trong Cơi, xuất bản tại Mỹ. Chương 15. Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia – Kinh nghiệm điền dă)
Tôi đă mở (đầu) bài kinh nghiệm điền dă Folklore này của ḿnh bằng câu chuyện một vị tiến sĩ vô danh, nghĩa là không c̣n tên tuổi, để dẫn dắt đến câu chuyện của những người có tên tuổi.
Đến đây tôi sẽ khép (lại) bài kể lể khá dài ḍng của ḿnh bằng câu chuyện một người tuy có tên tuổi nhưng không lấy ǵ làm nổi tiếng lắm, hay đúng hơn đă trở nên có tên tuổi nhờ gắn bó máu thịt với một người tên tuổi (nhưng từ đầu đến cuối câu chuyện của tôi đều nói về các nhà Nho, các vị thái học sinh, tiến sĩ, bảng nhăn hay là phó bảng cả).
Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy.
Phó bảng là một học vị tiến sĩ, chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830-31).
Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gửi bộ Thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) đă khéo dịch tên học vị của phụ thân ḿnh là sous docteur (1), như ngày nay ta gọi là phó tiến sĩ.
Quê hương cụ, là làng Kim Liên, tên nôm là làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu phó bảng rồi cụ đă làm thừa biện bộ Lễ ở Huế rồi tri huyện B́nh Khê (B́nh Định). Rồi bỏ quan (hay bị cách chức quan) cụ phiêu dạt vô Sài G̣n, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều, để có chút cơm rượu… Lại phiêu lăng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lănh (Sa Đéc nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Genève tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam.
Người ta làm thế là v́ cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng Thị Loan vợ cụ và là thân mẫu Hồ Chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng là v́ cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh giữa ḷng Ba Đ́nh, Hà Nội đều hiện hữu ngoài ư thức chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường…
Cũng đă có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh. Nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây th́ chưa từng ai viết.
Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là lan truyền th́ từ lâu câu chuyện này cũng đă lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa… Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. V́ người ta Sợ.
Sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa nhưng người ta cứ gán cho nó cái ư nghĩa chính trị giả tạo. V́ như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn tiểu truyện bằng tiếng Anh “Life and Death in Shanghai” (2), đă được phiên dịch ra tiếng Việt: Ở xă hội xă hội chủ nghĩa, cuộc đời của các lănh tụ cộng sản được coi là “bí mật quốc gia”.
Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cụ Hồ. Mà v́ đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ. Cụ Nguyễn Sinh Huy. Mà cũng là truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đă nói từ đầu bài này.
Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc ḍng máu mủ của họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho, cử nhân Hồ Sĩ Tạo.
Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc ḍng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quư Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ), đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu lịch sử làng Quỳnh Đôi quê ông, bà vợ nhà văn lớn Đặng Thái Mai, người một thời làm Bộ trưởng Giáo Dục trong chính phủ của cụ Hồ 45-46 rồi làm Viện trưởng viện Văn Học, là Hồ Thị Loan, cũng thuộc ḍng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xă Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có phường hát ả đào.
Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bảo: má hồng th́ mệnh bạc. Như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc ngâm chinh phụ: “Hồng nhan đa truân” (Gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên). Hay như Nguyễn Du than thở dùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều: “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”… “Rằng hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”…
Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo lấy tứ dân (Sĩ Nông Công Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng “Xướng ca vô loài”.
Cô Đèn, Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà th́ lại luôn có bậc văn nhân: ông cử Hồ Sĩ Tạo. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” là lẽ thường theo tâm lư dân gian, huống chi là giữa văn nhân – tài tử – giai nhân: “Trai tài Gái sắc” mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng “không chồng mà chửa”. Mà ông cử Tạo th́ đă có vợ có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái “chửa hoang” hạng “gian phu dâm phụ”. Để tránh nỗi nhục cho con gái ḿnh và cho cả ông cử Tạo đang làm “thầy đồ” được hết sức kính trọng trong nhà ḿnh, nhà họ Hà phải bù đầu suy tính…
Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xă có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà góa vợ (bà vợ trước đă có một con trai là Nguyễn Sinh Thuyết, và người con trai này cũng đă có vợ).
Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đ́nh, “cho không” cô Hy làm vợ kế ông này, như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ th́, lấy ông già góa vợ, mong ém nhém việc cô gái đă “to bụng”.
Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc th́ bao đêm khóc thầm v́ bẽ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lăo nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn v́ đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn “của thừa”, “người ăn ốc (ông cử Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lăo nông Nhậm)”. “Miệng tiếng thế gian x́ xầm”, ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời “nói ra nói vào”, lời ch́ chiết của nàng dâu vợ anh Thuyết, vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và ḿnh ở riêng với bà vợ kế.
Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đă sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông, mặc dù ông biết rơ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng “tiếng bấc tiếng ch́” hơn trước v́ ngoài việc bố chồng “rước của tội của nợ”, “lấy đĩ làm vợ” th́ nay c̣n nỗi lo: Người con trai này – được ông nhận làm con – lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn ǵ của một gia đ́nh nông phu thôn dă. Việc ấy xảy ra vào năm Quư Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863).
V́ trọng tuổi, lại v́ lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên 4, về ở với người anh gọi là “cùng cha khác mẹ” mà thật ra là “khác cả cha lẫn mẹ”, cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng “em hờ” của chồng đi cho “rảnh nợ”.
Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại th́ ông bà đều đă mất, họ hàng chẳng c̣n ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.
May có ông Tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là ḥn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đă đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu ḷng, Hoàng Thị Loan, mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ăn ở riêng. Ta dễ hiểu v́ sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ, làng Chùa, hơn là với làng Sen “quê nội”, “quê cha hờ”. Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi ông Cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành, sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê mẹ hay là quê ngoại. Khi ông Tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ Hoàng. Các cháu đều quấn quít bên bà ngoại.
Qua giỗ đầu cụ tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng học điền, ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm, chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.
Nhờ sự vận động gửi gắm của ông Hồ Sĩ Tạo, người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc, với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đ́nh Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô. (Ai cũng biết: Để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm giám sinh phải là con cháu của những gia đ́nh có thế lực gọi là “danh gia tử đệ”. Nếu không có sự can thiệp của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan th́ làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn c̣n có một “cử chỉ đẹp” với đứa con mà ḿnh không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc, đổi tên là Nguyễn Sinh Huy, đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898) ông lại trượt.
Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tư (10-2-1901), bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ngày sau) trở thành con trai út.
Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc dùm, rồi trở vào kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được “vinh quy bái tổ” về làng. Theo thể thức triều đ́nh, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội, dù là quê nội danh nghĩa, tức là làng Sen – Kim Liên. Hội đồng hương lư và dân xă dựng nhà tranh 5 gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan Phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.
Thế là buộc ḷng ông phải về “quê nội”. Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn (Hồ Chí Minh ngày sau), về ở quê nội, nhưng thân ông, ḷng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái ǵ “đích thực” và gắn bó với tuổi thơ ông. Ông Phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.
Nhưng gia đ́nh ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy 3 năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô nhận chức quan (1904) ở bộ Lễ, đem theo hai con trai vào Huế học. Năm 1907 ông bị đổi đi Tri huyện B́nh Khê… Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan, khoảng 1910), ông phiêu bạt vô Sài G̣n rồi lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa…
*
Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đ́nh riêng.
Người ta bảo lúc sau khi cụ Hồ Sĩ Tạo đă qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái “bí mật” về cội nguồn của cụ Phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.
C̣n Nguyễn Sinh Côn – Nguyễn Tất Thành có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gặn với làng Sen! Hay là sau đó nữa chả nhẽ không khi nào cụ Phó bảng hay bà Thanh hay ông Đạt lại không kể với ông về “bí mật” của gốc tích phụ thân ḿnh?
Không có chứng cớ ǵ về việc ông Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc, biết hay không biết chuyện này… Sau này khi hoạt động cách mạng, ông c̣n mang nhiều tên khác nữa…
Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, th́ người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai th́ cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam, từ trí thức đến người dân quê, lại âm thầm bàn tán: V́ sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ măi cho tới khi “về với Các Mác, Lê Nin” năm 1969.
Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh c̣n quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng ǵ một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ, tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ, đă trở thành một huyền thoại. Huyền thoại Hồ Chí Minh được h́nh thành trong vô thức dân gian mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được h́nh thành một cách hữu thức, bởi một số cán bộ gần gụi cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đă được huyền thoại hóa.
Ngay sau cách mạng tháng Tám, người ta c̣n in cả một cuốn sách (mỏng thôi) về sấm Trạng Tŕnh có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp cách mạng tháng Tám. Và sấm Trạng Tŕnh vẫn được vận vào cụ Hồ c̣n lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ư không ưa ǵ cụ Hồ… Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.
Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đă lấy lại họ Hồ v́ cụ biết ông nội đích thực của ḿnh là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.
Và dân làng Sen cũng bảo: Th́ cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xă Vinh – tỉnh lỵ Nghệ An, cụ Hồ đă về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen “quê nội” (3)!
Riêng tôi nghĩ, th́ cũng phải thôi. V́ như ở trên ta đă thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đă bắt đầu khôn lớn?
*
Tôi không muốn có bất cứ một kết luận “khoa học” ǵ về bài viết này. V́ nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm hay là cái “mặc cảm” của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê (4).
C̣n viết lách, th́ bao giờ chẳng là chuyện:
“Thư bất tận ngôn, Ngôn bất tận ư”
(Viết không (bao giờ) hết lời nói,
Lời nói không (bao giờ) hết ư!)
Tháng 1-1991
(1) Xem phụ bản bức thư này công bố trong: G. Boudarel, La Bureaucratie au Vietnam, par L’Harmattan, 1983.
Nguyễn Thế Anh: Du rêve mandarinal au chemin de la Révolution, Ho Chi Minh et l’école coloniale, La Voie nouvelle (Đường Mới) N1, Paris 6/1983, p. 13-14.
Một chút về tiểu sử Nguyễn Sinh Sắc và thời thơ ấu của Hồ Chí Minh, xin xem Sơn Tùng, Búp Sen Xanh (in lần thứ 2, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984). Cuốn sách này tuy là “tiểu thuyết”, khi mới in lần thứ nhất, đă bị cán bộ Viện bản tàng Hồ Chí Minh phê b́nh trên báo Nhân Dân là có những chi tiết không đúng sự thực lịch sử (chủ yếu là mối t́nh đầu của cụ Hồ).
Bookmarks