Page 3 of 11 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 109

Thread: Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Hàng chục triệu người Trung quốc sinh sống trong những hang đá



    (Theo báo Ottawa Citizen)
    Yanan, China: Cũng như phần lớn những nông dân sống ở ngoại ô thành phố Yanan, ông Ren Shouhua cũng sinh ra trong một hang đá và sống trong căn nhà hang này cho đến khi ông ta kiếm được công ăn việc làm trong thành phố và ra ngoài mướn nhà. Nhưng ông Ren cho báo chí biết là khi về hưu, ông ta sẽ trở lại sống trong những căn nhà hang v́ theo ông th́ sống trong những căn nhà đó mùa hè sẽ mát và mùa đông th́ ấm.
    Trên 30 triệu người Trung Hoa đă sống trong những căn nhà đào sâu vào những hang đá ở Trung quốc, mà phần lớn số người này ở tỉnh Shaanxi.
    Những căn nhà đào sâu vào sườn núi là những căn nhà làm dễ dàng và ít tốn kém. Những căn nhà này có thể được xây cất bằng xi măng, và có thể có nhiều hang đá có đường thông với nhau.
    Trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng, Mao Trạch Đông đă từng bị thua và trong cuộc Trường Chinh rút về Yanan, chính Mao Trạch Đông cũng sống trong một căn nhà đục sâu vào ḷng núi trong một thời gian.
    Phó chủ tịch Tập Cận B́nh, người dự định sẽ lên thay cho Hồ Cẩm Đào trong năm 2013, cũng đă từng sống trong một hang đá một thời gian bẩy năm trời, khi ông ta bị lưu đày tại tỉnh Shaanxi trong thời có cuộc cách mạng văn hóa.
    Những căn nhà hang rộng 750 bộ vuông gồm có 3 pḥng và một pḥng tắm ở Yanan có thể bán với giá 46 ngàn Mỹ kim. Trong khi tiền mướn một pḥng, không có nước trong căn nhà hang ở mức 30 Mỹ kim một tháng.




    Kinh tế Trung quốc đă lâm vào t́nh trạng suy thoái?
    (Theo Bloomberg News)





    Theo nhận định của ông Adrian Mowat, chiến lược gia trưởng về Á Châu và các quốc gia phát triển của công ty đầu tư JP Morgan Chase th́ nền kinh tế Trung quốc hiện đă rơi vào t́nh trạng suy thoái.

    Trong một cuộc hội thảo ở Tân Gia Ba mới đây, ông Mowat cho rằng các dữ kiện cho thấy là nền kinh tế Trung quốc đă rơi vào t́nh trạng suy thoái nặng nề: số xe bán được sút giảm, số lượng các nguyên liệu như xi măng, thép sản xuất đă sút giảm, các công tŕnh xây cất đ́nh trệ, và điều này không cần phải tranh luận ǵ nữa.

    Tưởng cũng nên nói thêm là toán chiến lược gia về Á Châu của công ty đầu tư JP Morgan đă đứng hàng thứ nh́ trong bảnh sắp hạng về những tiên đoán đúng trong năm 2011 của báo Institutional Investor.

    Trong khi đó chính quyền Bắc Kinh vẫn duy tŕ các luật lệ nghiêm ngặt nhằm ngăn ngừa sự gia tăng giá cả quá mức của nhà cửa. Cũng trong một cuộc họp ở quốc hội vào đầu tháng Ba vừa qua, thủ tướng Ôn Gia Bảo đặt chỉ tiêu cho mức gia tăng kinh tế trong năm 2012 là 7.5 phần trăm, so với mức 8 phần trăm trong ṿng bẩy năm qua. Sẽ có những thay đổi người lănh đạo ở Tring quốc vào cuối năm nay, và những người lănh đạo mới, sẽ phải thay đổi những đường hướng chính trị cho thuận lợi với những chiều hướng kinh tế mới.

    Theo chiến lược gia Mowat th́ chuyện mà người ta phải quan tâm là thị trường địa ốc ở Trung quốc.

    Một kinh tế gia khác là ông Gary Shilling, chủ tịch công ty tham vấn đầu tư A,Gary Shilling ở tiểu bang New Jersey đă cho rằng kinh tế Trung quốc đang ở t́nh trạng suy thoái nặng nề (hard landing) khi số hàng hóa xuất cảng sút giảm nhiều.Ông Shilling cũng là người đă tiên đoán đúng là nền kinh tế Hoa Kỳ lâm vào t́nh trạng suy thoái vào tháng Chạp năm 2007.

    Nhưng ư kiến của hai ông Mowat và Shilling lại trái ngược với ư kiến của ông Stephen Roach, cựu chủ tịch công ty tài chánh Morgan Stanley và hiện là giáo sư đại học Yale.Theo giáo sư Stephen Roach th́ những tiên đoán là nền kinh tế Trung quốc ở trong t́nh trạng đại suy thoái, là những tiên đoán thái quá.

    Trong hai tháng đầu năm 2012, số nhà bán được ở Trung quốc sút giảm 25 phần trăm, v́ những giới hạn mà chính quyền Trung quốc đă đặt ra. Chiến lược gia Mowat cho rằng sẽ có những tŕ trệ trong việc mua bán nhà cửa ở Trung quốc trong những tháng sắp tới đây.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Tàu Philippines, Trung Quốc đụng độ ở Biển Đông


    Một chiếc tàu hải quân của Philippines, 2 chiếc tàu của Trung Quốc và ít nhất 8 chiếc tàu đánh cá đang lâm vào một vụ giằng co gần một băi đá ngầm trong vùng Biển Đông mà Philippines nói nằm sâu trong lănh thổ của họ. Tuy nhiên, Trung Quốc lại nói các ngư dân của họ đang ở trong lănh hải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

    Simone Orendain | Manila



    Tàu Hải quân Phiĺppines Gregorio Del Pilar. Ảnh: AP



    Một chiếc tàu hải quân của Philippines, 2 chiếc tàu của Trung Quốc và ít nhất 8 chiếc tàu đánh cá đang lâm vào một vụ giằng co gần một băi đá ngầm trong vùng Biển Đông mà Philippines nói nằm sâu trong lănh thổ của họ. Tuy nhiên, Trung Quốc lại nói các ngư dân của họ đang ở trong lănh hải thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

    Hải quân Philippines nói trong mấy ngày vừa qua, tàu tuần duyên của họ đă phát hiện các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong lănh hải của họ ngoài khơi vũng Scarborough, cách tỉnh Zambales của Philippines 230 kilomét về phía tây.

    Philippines lập luận rằng khu vực này nằm ngay trong phạm vi đặc khu kinh tế 370 kilomet của họ do luật quốc tế ấn định. Người đứng đầu hải quân nói các sĩ quan đă lên 8 chiếc tàu và t́m thấy san hô, những con hào lớn, và cá mập sống được Philippines liệt kê vào các con vật có nguy cơ tuyệt chủng. Ông nói họ đă không bắt được các ngư dân này bởi v́ 2 chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc đă đến nơi và đậu giữa các tàu đánh cá và chiếc tàu tuần của Philippines.


    Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đă triệu tập đại sứ Trung Quốc và nói ông đă nhắc lại Quy ước về Luật biển của Liên Hiệp quốc, khẳng định rằng một quốc gia có chủ quyền đối với vùng biển nằm cách bờ biển của ḿnh 370 kilomet. Ông nói ṿng đàm phán đầu tiên đă bị bế tắc.

    Ngoại trưởng Philippines nói: “Tôi đă nói rằng nếu bị thách thức, Philippines sẵn sàng bảo vệ chủ quyền.”

    Trung Quốc nhận chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Đông, dựa trên một bản đồ đă có từ nhiều thế kỷ. Ngoài Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đ̣i chủ quyền một phần hay toàn bô vùng biển này, là khu vực có trữ lượng lớn về dầu hỏa và khí đốt thiên nhiên, và cũng là một trong những tuyến hàng hải nhiều tàu bè qua lại nhất.

    Trong năm vừa qua, Philippines đă than phiền về nhiều vụ đụng độ với Trung Quốc trong vùng Biển Đông. Trung Quốc vẫn giữ nguyên tuyên bố đ̣i chủ quyền.

    Trong một cuộc họp báo hôm nay, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là ông Lưu Vị Dân nói rằng Trung Quốc đă “mở các cuộc tŕnh bày nghiêm túc”với Philippines về sự việc xảy ra trên băi đá ngầm được dân địa phương gọi là Hoàng Nham.


    Hai tàu hải giám của Trung Quốc ở Biển Đông (ảnh do hải quân Philippines cung cấp)

    Người phát ngôn này nói mưu toan của Philippines thực hiện điều được gọi là các hoạt động thực thi công lực trong vùng nước ngoài khơi đảo Hoàng Nham vi phạm chủ quyền của Trung Quốc cũng như thỏa thuận giữa hai nước là duy tŕ ḥa b́nh và ổn định trong vùng Biển Đông.

    Trong một thông cáo, văn pḥng đại sứ Trung Quốc kêu gọi Philippines đ́nh chỉ điều họ gọi là các hoạt động phi pháp của hải quân và đ̣i tàu của Philippines rời khỏi khu vực. Chiếc tàu Gregorio Del Pilar do Hoa Kỳ chế tạo, được đặt ở cửa vịnh, tiếp tục chận hai chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc và các tàu đánh cá. Hải quân Philippines nói chưa có ǵ được đưa ra khỏi những chiếc tàu này.

    Trong khi đó, Lực lượng Tuần duyên Philippines cho hay sẽ bố trí một tàu tuần để canh chừng chiếc tàu hải quân, là tàu chiến duy nhất của Philippines.

    Ngoại trưởng del Rosario tỏ ư tin tưởng rằng t́nh h́nh sẽ không leo thang thành một vụ xung đột có vũ trang. Ông nêu ra quan hệ đối tác kinh tế vững chắc giữa Philippines và Trung Quốc và sự cam kết của hai nước muốn xây dựng bang giao thân thiện.

    Cách đây 3 tuần, Philippines đă khai trương một cuộc trao đổi văn hóa trong 2 năm với Trung Quốc nhám củng cố bang giao thân thiện giữa hai nước. Phần khai trượng của phía Bắc Kinh là vào ngày hôm nay.



    Phó Đô Đốc Alexander Pama trả lời báo chí về những vi phạm của tầu Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Phi tại Biển Đông (h́nh Reuters).

    ĐỤNG ĐỘ TẠI BIỂN ĐÔNG : SOÁI HẠM PHILIPPINES ĐỤNG ĐỘ HAI TẦU HẢI GIÁM CỦA TRUNG QUỐC.

    Thụy My - RFI


    Phó đô đốc Alexander Pama trả lời báo chí về các hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Biển Đông (REUTERS)

    Cho đến hôm nay 11/04/2012 t́nh h́nh vẫn tiếp tục căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông, v́ soái hạm Gregorio Del Pilar của Philippines bị hai tàu hải giám của Trung Quốc ngăn trở, khi kiểm tra tám chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đang thả neo ở ngoài khơi vùng biển Philippines. Manila triệu đại sứ Trung Quốc đến để cảnh báo, c̣n Bắc Kinh gởi kháng thư phản đối.

    Hăng tin AP dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, hôm Chủ nhật 8/4 một phi cơ tuần tra của hải quân nước này đă phát hiện tám chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đang thả neo tại một đầm phá ở băi Scarborough ở gần Luzon, đảo chính của Philippines. Chiến hạm lớn nhất của Philippines là Gregorio Del Pilar được phái đến, và hôm thứ Ba khi kiểm tra các tàu cá này, hải quân Philippines đă t́m thấy một lượng lớn san hô, trai khổng lồ và cá mập sống, chứng tỏ ngư dân Trung Quốc đă « tiến hành đánh bắt và thu hoạch các loài hải sản đang bị đe dọa ».

    Nhưng sau đó hai tàu hải giám Trung Quốc đă đến gần, chen vào giữa soái hạm Philippines và các tàu cá Trung Quốc để ngăn chận việc bắt giữ các ngư dân vi phạm. Đến hôm nay t́nh h́nh vẫn đang bế tắc, và lực lượng tuần duyên Philippines đă gởi thêm một tàu khác đến hỗ trợ cho soái hạm.

    Tối qua Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đă nói chuyện điện thoại với đại sứ Trung Quốc ở Manila, bà Mă Khắc Khanh, nhấn mạnh rằng khu vực trên đây là « một phần lănh thổ của Philippines ». Sáng nay bà Mă Khắc Khanh được triệu đến Bộ Ngoại giao Philippines nhằm t́m ra một giải pháp ngoại giao. Tuy nhiên cả hai nước đều tỏ ra cứng rắn, và liên tục đưa ra lời cảnh báo phía bên kia.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân hôm nay tuyên bố : « Chúng tôi đă chính thức gởi cho Philippines kháng thư về việc chiến hạm và tàu tuần tra Philippines quấy rối tàu cá và ngư dân Trung Quốc (…) Các hành động tự cho là giữ ǵn an ninh ở ngoài khơi đảo Hoàng Nham là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi Philippines không gây thêm các sự cố mới, và tạo điều kiện cho quan hệ thân hữu giữa hai nước ».

    Băi Scarborough nằm cách đảo lớn nhất của Philippines là Luzon chỉ có 124 hải lư. Manila khẳng định, vùng này thuộc chủ quyền của Philippines v́ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư, được luật lệ quốc tế quy định. C̣n Bắc Kinh gọi đây là đảo Hoàng Nham, cho rằng đây « là một phần lănh thổ của Trung Quốc, và vùng biển xung quanh là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc ».

    Thông cáo của đại sứ quán Trung Quốc ở Manila chiều nay khẳng định: « Từ ngàn xưa, nhiều tài liệu lịch sử Trung Quốc đă chứng minh trên giấy trắng mực đen là đảo Hoàng Nham thuộc về Trung Quốc » và ra lệnh cho các chiến hạm Philippines phải lập tức rời địa điểm trên. Ngoại trưởng Philippines đă cực lực phản đối và cảnh báo « Nếu Philippines bị thách thức, chúng tôi sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của ḿnh ».

    Là con đường hàng hải chiến lược giữa vùng Á Đông, Trung Đông và châu Âu, Biển Đông c̣n có tiềm năng về tài nguyên dầu khí, và dồi dào hải sản. Các ngư dân đặc biệt là ngư dân Việt Nam và Philippines thường xuyên bị tàu hải giám của Trung Quốc quấy nhiễu.

    Philippines t́m cách tăng cường hợp tác quân sự với các nước láng giềng cũng đang phải đối đầu với tham vọng của Bắc Kinh. Tuy vậy trang bị quân sự Philippines thuộc loại yếu kém nhất châu Á, với các chiến hạm có từ thời Đệ nhị Thế chiến, c̣n các phi cơ th́ từ thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Năm ngoái Washington đă cung cấp cho Manila một khu trục hạm, và có khả năng đề nghị thêm một chiến hạm nữa.

    Hăng tin Pháp AFP nhận xét, Bắc Kinh luôn khẳng định có chủ quyền không thể tranh căi trên toàn bộ Biển Đông, cho dù bờ biển Trung Quốc nằm rất xa so với nhiều nước láng giềng khác. C̣n hăng tin Mỹ AP nhắc lại việc tranh chấp quần đảo Trường Sa với Trung Quốc đă làm cho trên 70 chiến sĩ hải quân Việt Nam thiệt mạng năm 1988.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Bạc Hy-lai: ngôi sao vụt tắt. V́ đâu?

    Việt-Long, RFA
    2012-04-12

    Quả bom chính trị bùng nổ ở Trung Quốc khi Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ và Thị trưởng Trùng Khánh Bạc Hy-Lai bị cách chức. Sau đó phu nhân của ông, bà Cốc Khai-Lai, bị câu lưu để điều tra, t́nh nghi có liên can đến cái chết của doanh gia người Anh Neil Heywood. Đây là một vụ án h́nh sự hay cuộc đấu tranh quyền lực ở cấp lănh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc?

    AFP photo

    Bạc Hy-Lai, thị trưởng Đại Liên, Liêu Ninh, 2005

    Trước hết hai trường hợp này liên quan chặt chẽ với nhau và cùng liên quan đến một nhân vật thứ ba, là Cục trưởng cục tư pháp và Giám đốc sở cảnh sát Trùng Khánh Vương Lập-Quân. Ông này từng là cánh tay mặt của Ông Bạc Hy-Lai trong chiến dịch gọi là “xướng hồng đả hắc”, trong đó ông Bạc đề cao tư tưởng Mao Trạch Đông, tấn công tiêu diệt xă hội đen cùng những hành động tiêu cực cả trong xă hội cũng như trong chính quyền địa phương.

    Ông Vương Lập-Quân hồi tháng trước đă bị mất chức sau khi hồi tháng 2 ông nói với ông Bạc về những nghi vấn quanh bà vợ của ông. Ông Vương, bị đưa về chức vụ thấp kém hơn và không có lực lượng an ninh trong tay, đă sợ hăi và phải chạy sang Tứ Xuyên, trốn vào toà lănh sự Hoa Kỳ tại Thành Đô, đem theo hồ sơ tố cáo vợ chồng ông Bạc Hy-Lai.

    Sáng hôm sau ông trở ra và lập tức bị ṿng vây công an bắt giữ, sau cùng bị giải về Bắc Kinh.
    Vụ án h́nh sự hay chính trị?

    Quốc hội Trung Quốc nhóm họp, tháng 3-2012- AFP video screenshot

    Lư do trực tiếp là cái chết của doanh nhân người Anh Heywood, khi cơ quan điều tra nói là bà Cố Khai-Lai bị nghi ngờ rất nặng nề về tội đầu độc người này. Nhưng ở bề trong, giới thông thạo về Trung Quốc nhận định rằng đó cũng là dịp để những nhà lănh đạo ở Trung Ương loại trừ một nhân vật rất nổi tiếng và được ḷng quần chúng, cũng được sự ủng hộ của không ít Uỷ Viên trung ương Đảng và nhiều đảng bộ quân đội, tức là có triển vọng chiếm được nhiều phiếu ủng hộ trong dịp thay đổi nhân sự lănh đạo mười năm một lần trong đại hội đảng thứ 18 sắp tới.

    Một ngôi sao nhiều tham vọng

    Ông Bạc Hy-Lai là người có phong cách hấp dẫn quần chúng và giới ngoại giao nước ngoài. Ông công khai hoạt động để làm nổi bật cá nhân, khác với các cấp lănh đạo Trung ương của đảng Cộng Sản thường tỏ ra khiêm tốn, tỏ ra ḿnh chỉ là người tuân hành chỉ đạo của tập thể. Có ư kiến cho rằng ông Bạc cũng không dấu ư định leo cao hơn nữa trong bộ chính trị vào kỳ đại hội 18 này.

    Trước đây ông họ Bạc Hy-Lai đă giữ chức vụ thị trưởng thành phố cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh ở vùng đông bắc từ năm 1993. Ông cải biến nơi này thành một địa điểm du lịch và đầu tư nổi tiếng của Trung Quốc.

    Qua 2007, sang Trùng Khánh, một thành phố lớn dông dân nhất của Trung Quốc với dân số cả ngoại thành 31 triệu người, nằm sâu trong phía tây nội địa, cạnh Tứ Xuyên, gần Tây Tạng, ông lại làm sạch nơi này, tăng cường đầu tư của nhà nước và thực hiện những dự án dân sinh như làm khu cư trú tập thể cho người nghèo, người già, cùng nhiều dự án khác có tính cách “đem của người giàu chia cho người nghèo”, đưa kinh tế nơi này lên một mức phát triển mới. Lănh đạo ở Bắc Kinh từng khen ngợi ông và đến thăm Trùng Khánh. Báo chí nhà nước có lúc đă coi đó là mô h́nh phát triển cho miền Tây. Như thế v́ sao ông lại có thể bị

    Trung ương loại trừ?
    “Cờ Hồng” rách nát!

    Lư do chính là “lá cờ hồng Mao Trạch Đông” trong mọi hoạt động của ông Bạc Hy Lai do chính ông dựng lên, đầu tiên là trong chiến dịch tấn công xă hội đen và tiêu cực. Ông thực hiện sách lược độc đoán và cứng rắn như thời Mao trong chiến dịch này, từng bị nước ngoài lên án xâm phạm nhân quyền, bắt giữ và tra tấn hằng ngàn người, cao điểm là vụ đưa nguyên cục trưởng tư pháp Văn Cường của Trùng Khánh ra pháp trường.

    Ưu điểm về phong cách cá nhân và sự hấp dẫn quần chúng cũng như giới đầu tư nước ngoài của ông cũng khiến ông trở thành một biểu tượng lănh đạo mới có thể vượt cao hơn thành phần trong bộ chính trị hiện tại, là những người được coi là dẫn đạo trào lưu đổi mới, trái ngược với chủ trương của thời cách mạng văn hóa khi xưa.

    Điều ǵ chứng minh việc đó?

    Trước khi họ Bạc bị cách chức, sau khoá họp quốc hội vừa rồi, hôm 14 tháng 3 Thủ tướng Ôn Gia Bảo đă lên tiếng cảnh báo trực tiếp rằng nguy cơ cách mạng văn hóa sống lại là có thật. Lúc đó có thể là lúc Trung ương đă nghiên cứu hồ sơ tố giác của Vương Lập-Quân và có quyết định về ông Bạc Hy-Lai, nhưng c̣n phải tiếp tục nghiên cứu trường hợp bà vợ là Cố Khai Lai. Ngày hôm sau, 15 tháng 3, ông họ Bạc bay chức Bí thư Thành uỷ và Thị trưởng Trùng Khánh. 1 tháng sau ông mất luôn ghế Uỷ Viên Bộ chính trị Trung ương Dảng.

    Ông Bạc Hy Lai cũng thuộc thành phần gọi là “thái tử Đảng” như các cấp lănh đạo ở Trung ương, v́ thân phụ của ông là công thần cách mạng Trung Quốc Bạc Nhất Ba, bộ trưởng tài chính đầu tiên của Trung Quốc, sau bị đày ải v́ cách mạng văn hóa nhưng lại được trở lại quyền lănh đạo trong thời Đặng Tiểu B́nh.


    Họp quốc hội, ông Bạc Hy-Lai phía sau chủ tịch Hồ Cẩm-Đào và Thủ tướng Ôn Gia-Bảo, 9 tháng 3, 2012- AFP photo

    Một chi tiết nữa, sau khi ông Bạc Hy-Lai rời khỏi chức vụ th́ người được tạm thay là phó Thủ tướng Trương Đức Giang, cũng là một “thái tử Đảng”, để cân bằng quyền lực trong giới lănh đạo trung ương. Các khẩu hiệu phát động phong trào trong thời họ Bạc đều bị gỡ sạch. Phong trào phổ biến nhạc đỏ cũng bị dẹp tan. Như vậy nghĩa là trung ương cương quyết xoá mọi dấu vết của thời kỳ đă bị ngầm lên án là tái phát động cách mạng văn hóa.

    Cuối cùng, tương lai ông Bạc Hy Lai ra sao?

    Ông họ Bạc được nhiều người ủng hộ, nên có ư kiến cho rằng ông cũng có thể trở lại quyền lực giống như thời kỳ ông Đâng Tiểu B́nh lật ngược thế cờ và đưa thân phụ ông là ông Bạc Nhất Ba trở lại chính trường. Tuy nhiên điều đó chỉ có thể xảy ra ở thời hậu cách mạng văn hóa cách nay đă mấy mươi năm. Trong thời đại ngày nay ở Trung Quốc khó ḷng có sự “lật ngược thế cờ” như vậy.

    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Bạc Hy Lai bị mất chức trong khi bà vợ bị điều tra về tội giết người






    Bắc Kinh (AP): Theo những tin tức vừa được loan báo hôm thứ ba ngày 10 tháng Tư, đảng cộng sản Trung quốc đă loại ông Bạc Hy Lai (Bo Xilai) ra khỏi thành phần 25 ủy viên bộ chính trị v́ ông ta bị nghi ngờ có liên quan đến những vi phạm kỷ luật trầm trọng.
    Cũng theo bản tin của Tân Hoa xă, bà vợ của ông Bạc là Gu Kailai đă bi điều tra có liên quan đến cái chết của một người có quốc tịch Anh, ông Neil Heywood, đă chết trong tháng 11 tại thành phố Trùng Khánh.
    Ông Bạc là một lănh tụ cao cấp nhất của Trung quốc đă bị giáng chức, kể từ khi người bí thư tỉnh Thượng Hải bị mất chức 6 năm trước về tội tham nhũng.
    Ông Bạc Hy Lai là bí thư thành phố Trùng Khánh, một thành phố có dân số đông hơn dân số toàn thể Canada, đă từng được xem như là một trong đối thủ nặng kư nhất, có thể được bầu vào ủy ban thường trực 9 người của bộ chính trị vào cuối năm nay, những người có quyền hành lớn nhất ở Trung quốc.
    Cựu bí thư thành phố Trùng Khánh đă từng được biết đến về những chiến dịch càn quét tham nhũng cũng như những chương tŕnh t́m cách phục hồi lại nền văn hóa của thời Mao Trạch Đông, cuộc cách mạng văn hóa vào thời đó đă khiến hàng trăm ngàn người phải đi cải tạo.
    Trong tháng hai vừa qua, một nhân vật thân cận của ông Bạc là ông Wang Lijun, đă xin tỵ nạn tại ṭa tổng lănh sự Hoa Kỳ và ông ta đă tiết lộ với các nhân vật thẩm quyền là ông Neil Heywood, một người Anh đă bị thủ hạ của ông Bạc giết chết.
    Vụ sa thải bí thư họ Bạc này cho chúng ta những bài học. Thứ nhất là nền chính trị Trung quốc không có những minh bạch, kể từ một thập kỷ trước, khi Giang Trạch Dân trao quyền lại cho Hồ Cẩm Đào. Việc giao quyền lực từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng tùy thuộc vào những phe phái, và qua những cuộc tranh dành quyền lực nội bộ.
    Nền kinh tế Trung quốc đang chập chững tiến vào một kỷ nguyên mới, khi Trung quốc không c̣n là một quốc gia đang phát triển nữa.Nhưng muốn chen chân đứng chung với các cường quốc về kinh tế trên thế giới, các nhà lănh đạo Trung quốc phải đối diện với những vấn đề trọng đại: sự chênh lệch lớn lao giữa những người giàu và nghèo, tham nhũng thối nát tràn lan, trong khi chính sách kinh tế độc quyền, độc đảng sẽ làm tŕ trệ sự phát triển của xứ này.

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Bạc Hi Lai và cái chết bí ẩn của "thương gia" Neil Heywood
    Lư Anh




    Bac Hi Lai, Cốc Khai Lai, Bac Qua Qua

    Tháng 11/2011, một thương gia người Anh tên Neil Heywood từ trần trong một khách sạn tại thành phố Trùng Khánh. Nhà chức trách tuyên bố ông chết v́ rượu, không xét nghiệm tử thi, lập tức cho hỏa táng ngay. Sau khi các báo loan tin Neil Heywood chết v́ rượu, bạn bè của Heywood nói ông ta không hề uống rượu. Tuy nhiên, cũng có người nói thỉnh thoảng ông ta cụng vài ly với bạn bè. Neil Heywood là người có quan hệ mật thiết với gia đ́nh Bạc Hi Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, đồng thời là ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc, bởi vậy nhiều người chú ư đến cái chết của ông ta, đặc biệt là giới truyền thông quốc tế. Bốn tháng sau khi Neil Heywood từ trần (11/2011 - 03/2012), chính phủ Anh quốc chính thức yêu cầu nhà chức trách Trung Quốc điều tra cái chết bí ẩn của công dân Anh Neil Heywood.

    Vài nét về cuộc đời của Neil Heywood
    Neil Heywood chào đời năm 1970. Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông vào học môn chính trị và quan hệ quốc tế tại trường Đại học Warwick nổi tiếng ở Coventry, West Midlands. Năm 1992, sau khi tốt nghiệp, Heywood sang Trung Quốc xin vào học môn văn hóa ngôn ngữ tại Đại học Bắc Kinh. Học xong, ông đến cư ngụ tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc. Tại đây ông kết hôn cùng một phụ nữ Trung Quốc, sanh được hai con trai. Vợ ông thường đi lại với bà Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hi Lai lúc đó làm Thị trưởng thành phố Đại Liên, nhờ vậy Heywood có quan hệ thân mật với gia đ́nh họ Bạc. Sau khi Bạc Hi Lai chuyển về làm Thị trưởng Trùng Khánh, Heywood thường đến Trùng Khánh thăm hỏi gia đ́nh Bạc Hi Lai.
    Trong số báo ra ngày 26/03, tờ The Wall Street Journal loan tin, trước khi chết, Neil Heywood làm việc cho Công ty T́nh báo Chiến lược Anh quốc Hakluyt & Co, chuyên cung cấp những thông tin t́nh báo thương nghiệp. Tuy nhiên, người phụ trách công ty này cho biết, ông ta chưa hề cung cấp tin tức ǵ về thành phố Trùng Khánh cho công ty. Phát ngôn viên của Công ty Hakluyt cho biết, Neil Heywood từng làm tư vấn các vấn đề liên quan đến thương mại ở Trung Quốc cho nhiều công ty phương Tây, Hakluyt chỉ là một trong những công ty đó. Công ty này cung cấp cho khách hàng những tin tức t́nh báo chiến lược, thẩm tra tín dụng và các chức năng thương nghiệp.
    Vương Lập Quân, cựu Giám đốc công an thành phố Trùng Khánh, nghi ngờ bà Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hi Lai, có liên quan đến cái chết của Heywood. Vương đem chuyện này ra trao đổi với Bạc Lai Hi, họ Bạc không bằng ḷng, cách chức giám đốc công an của Vương. Ông ta quyết định đem chuyện này nói cho quan chức Ṭa Lănh sự Anh biết. Mặc dầu hai bên đă hẹn ngày giờ gặp nhau, nhưng Vương lại không đến. Ngày 06/03, ông ta đến Ṭa Lănh sự Hoa Kỳ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, ở lại đó một đêm, ngày hôm sau theo công an Trung Quốc trở về Bắc Kinh.
    Những người biết rơ câu chuyện cho hay, Vương Lập Quân từng kể lại, sau khi ông ta nói với Bạc Hi Lai rằng có thể Neil Heywood bị đầu độc chết, họ Bạc lập tức trở mặt. Vương c̣n nói, Neil Heywood và bà Cốc Khai Lai từng có những tranh chấp về thương nghiệp.
    Ngày 25/03, chính phủ Anh quốc nghi ngờ cái chết bí ẩn của Neil Heywood, yêu cầu chính phủ Trung Quốc điều tra. Phát ngôn viên Ṭa Đại sứ Anh ở Bắc Kinh nói: "Chúng tôi từng đề cập chuyện này với nhà chức trách Trung Quốc, thúc giục họ điều tra cặn kẽ nguyên nhân khiến cho ông Heywood qua đời. Phía Trung Quốc trả lời họ sẽ điều tra kỹ chuyện này". Tuy nhiên, ngày 26/03, quan chức chính phủ Trung Quốc nói họ không hề biết ǵ đến chuyện ông Neil Heywood đă qua đời như thế nào, điều đó chứng tỏ tầng lớp lănh đạo Trung Quốc đấu đá nhau trong nội bộ vô cùng căng thẳng.
    Hăng thông tấn Reuters trích lời một quan chức Bộ Ngoại giao Anh ở Luân Đôn nói hôm Chúa Nhật 25/3: "Gần đây chúng tôi đă yêu cầu phía Trung Quốc điều tra thêm sau khi có những gợi ư nói rằng bối cảnh liên quan đến cái chết của ông Heywood gây nghi vấn". Bộ Ngoại giao Anh quốc nói họ biết có lời đồn đại về sự việc nhưng không đồng ư chấp nhận các ư kiến đó là xác thực. Hăng Reuters cũng cho hay chính quyền Trùng Khánh và văn pḥng Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời yêu cầu b́nh luận từ báo chí.
    Những người quen biết Heywood cho biết ông ta là người giao thiệp giỏi, từng sống ở Trung Quốc một thời gian lâu dài, nói lưu loát tiếng phổ thông (Mandarin), c̣n làm việc không chính thức trong Hội đồng quản trị công ty xe hơi Aston Martin ở Bắc Kinh. Sở dĩ Neil Heywood nổi tiếng trong giới doanh nhân v́ thông qua người vợ Trung Hoa ở Đại Liên, ông có quan hệ tốt đẹp với gia đ́nh Bạc Hi Lai, một quan chức cao cấp của ĐCSTQ. Có thể nói ông ta là người trung gian thu xếp cho các thương gia người Anh gặp các quan chức cao cấp của Trung Quốc, làm tư vấn cho gia đ́nh họ Bạc trong quan hệ với người ngoại quốc. Không những thế, Neil Heywood c̣n là người đỡ đầu cho Bạc Qua Qua, cậu ấm con trai Bạc Hi Lai trong thời gian du học ở Anh quốc. Có người c̣n gọi Neil Heywood là "bảo mẫu" (vú em) của Bạc Qua Qua. Kư giả đài BBC Michael Bristow từ Bắc Kinh viết rằng có tin đồn đoán ông Nick Heywood từng làm người hầu cho Bạc Qua Qua khi ở Anh.

    Phác họa vài nét về cậu ấm Bạc Qua Qua
    Là "bảo mẫu" của Bạc Qua Qua, con trai Bạc Hi Lai, Neil Heywood thường ca ngợi hắn là một học sinh giỏi, có tài tổ chức, một học sinh Trung Quốc có thể đảm nhận những chức vụ quan trọng của hội sinh viên trong trường... Khi mới đến Anh quốc chưa hề biết tiếng Anh, sang năm thứ 2 có thể thi tốt nghiệp Trung học với số điểm cao, được các trường nổi tiếng của Anh nhận vào học, cuối cùng được vào học tại Đại học Oxford, khiến cho nhiều người kính nể... Tuy nhiên, ngày 26/03, tờ The Daily Mail loan tin, khi Bạc Qua Qua theo học môn kinh tế chính trị và triết học tại Học viện Balliol của Đại học Oxford, do không chăm chỉ học hành, sang năm thứ 2 nhà trường buộc phải thôi học. Nhân viên Ṭa Đại sứ Trung Quốc ở Luân Đôn phải đến thỉnh cầu Ban Giám đốc Học viện Balliol cho hắn tiếp tục ở lại học. Một bài báo của sinh viên nhà trường từng miêu tả Bạc Qua Qua là một chàng trai "tiêu tiền như rác", không chịu học hành, thích đến các vũ trường nhảy múa... Sự thật hắn là người như thế nào?
    Bạc Qua Qua là con trai Cốc Khai Lai, người vợ thứ 2 của Bạc Hi Lai, thuộc vào loại "con ông cháu cha", từ thuở c̣n thơ đă được hưởng nhiều đặc quyền.
    Bạc Qua Qua sinh năm 1987. Từ năm 12 tuổi (1999) đă được gửi sang Anh quốc học. Sau một thời gian học tại trường dự bị, hắn vào học nội trú tại trường quư tộc Papplewick and Harrow nổi tiếng ở Anh quốc. Tiền học mỗi năm trên 30.000 Bảng Anh. Năm 2006, hắn vào học môn Kinh tế chính trị và triết học tại Học viện Balliol, thuộc Đại học Oxford, tiền học phí mỗi năm trên 26.000 Bảng Anh. Trước khi Bạc Hi Lai bị băi miễn chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Bạc Qua Qua học tại Học viện Quản lư Hành chính Kennedy, thuộc Đại học Havard (Hoa Kỳ). Học phí mỗi năm 70.000 Mỹ kim. Sau khi Bạc Hi Lai bị cách chức, không hiểu cậu ấm Bạc Qua Qua lẩn trốn ở đâu.
    Tờ The Daily Mail nhận định, với đồng lương 140.000 Nhân dân tệ một năm của quan chức cấp bộ, làm sao Bạc Hi Lai cung cấp nổi khoản học phí nói trên cho con trai. Tuy nhiên, ông ta từng cho báo chí biết, con trai nhờ có học bổng mới đi học được. Nhưng, có tờ báo Hương Cảng đă phanh phui chuyện này trước dư luận. Số tiền học bổng này đều do mấy ông chủ các công ty lớn ở Đại Liên cung cấp. Điều này thể hiện sự cấu kết giữa quan trường và thương trường ở Trung Quốc vô cùng chặt chẽ.
    Tờ The Daily Mail c̣n loan tin một bạn học của cậu ấm Bạc Qua Qua cho hay, khi học ở Đại học Oxford, hắn từng tổ chức những buổi vui chơi tiệc tùng (party) rất lớn, mua rất nhiều sâm banh về cho mọi người cùng uống. Bạc Qua Qua nổi danh là người tổ chức vui chơi tiệc tùng, c̣n đứng ra tổ chức dạ vũ "Silk Road Ball", mời các cao thủ Thiếu Lâm Tự đến tŕnh diễn. Cậu ấm c̣n mời cả Thành Long, tài tử vơ thuật nổi tiếng ở Hương Cảng, đến trường diễn thuyết. Hắn và Thành Long c̣n lên sân khấu song ca, để lại cho các bạn học cùng trường ấn tượng vô cùng sâu sắc.
    Tuy nhiên, vua vui chơi tiệc tùng đó chỉ học ở Oxford năm thứ nhất, sang năm thứ hai nhà trường buộc hắn phải thôi học v́ chỉ ăn chơi, không chịu học hành. Một sinh viên khác nói, anh ta nh́n thấy nhân viên Ṭa Đại sứ Trung Quốc ở Luân Đôn đến yêu cầu nhà trường cho hắn được học tiếp, v́ nếu bị đuổi học thân phụ của hắn là Bạc Hi Lai sẽ mắc cỡ vô cùng.
    Bạc Qua Qua c̣n có thói quen của nhiều cậu ấm con cha cháu ông ở Trung Quốc là thích đua xe. Hắn thường tỏ ra ḿnh là kẻ giàu sang, nên đă dùng loại xe đắt tiền. Năm 2009, các trang mạng xă hội ở Trung Quốc c̣n tung h́nh Bạc Qua Qua quần áo xộc xệch ôm gái đẹp, khiến cho tầng lớp lănh đạo cao cấp của ĐCSTQ ở Trung Nam Hải vô cùng giận giữ. Năm 2011, c̣n có tin đồn hắn và Trần Hiểu Đan, cháu gái của Trần Vân, một nhà cách mạng lăo thành của Trung Quốc, du ngoạn Tây Tạng, dọc đường có cảnh sát đưa đường bảo vệ.
    Dư luận c̣n cho rằng, kiểu ăn chơi trác táng của cậu ấm Bạc Qua Qua là một trong những nguyên nhân khiến Bạc Hi Lai phải từ bỏ chốn quan trường sớm. Tờ The Daily Mail nhận định, phong cách lăng tử và "ăn chơi tàn bạo" của Bạc Qua Qua có thể góp phần "đưa đến sụp đổ sự nghiệp chính trị" của cha hắn.

    Thoibao Online

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Căng thẳng giữa Philippines, Trung Quốc ở Biển Đông leo thang





    Philippines ngày 20/4 tố cáo Trung Quốc làm leo thang vụ đối đầu 10 ngày qua giữa hai nước tại Biển Đông bằng cách gửi thêm 1 tàu tuần tiễu thứ ba tới băi đá ngầm Scarborough, nơi cả hai bên đều nhận chủ quyền.

    Vụ đụng độ xảy ra hôm 10/4 khi 2 tàu hải giám của Bắc Kinh tới ngăn không cho tàu chiến của Manila bắt giữ các ngư phủ Trung Quốc bị cáo giác là đánh bắt trộm bất hợp pháp trong lănh hải Philippines.

    Báo chí Trung Quốc nói chiếc tàu tuần tiễu thứ ba được Bắc Kinh phái tới khu vực sau khi Philippines không chịu rút lui tàu tuần duyên của họ ra khỏi địa điểm xảy ra đụng độ.

    Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, nhấn mạnh hành động của Trung Quốc làm leo thang căng thẳng và vi phạm thỏa thuận trước đó khi đôi bên cam kết không làm phức tạp thêm vụ việc. Ông Hernandez nói Philippines biết rơ thế giới đang theo dơi vụ này và những ǵ đang xảy ra cho thấy cách Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở Biển Đông không dựa trên cơ sở luật quốc tế.

    Ngược lại, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Vị Dân, khẳng định quần đảo đang xảy ra tranh chấp giữa đôi bên là một phần không thể tách rời của lănh thổ Trung Quốc, và rằng tuyên bố nhận chủ quyền của Philippines là vô căn cứ.

    Philippines cho hay sẵn sàng đem vụ tranh chấp ra trước một ṭa án quốc tế mặc dù Trung Quốc đă lên tiếng phản đối.

    Vụ đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đang leo thang, với việc Bắc Kinh bắt 21 ngư phủ Việt từ tháng 3 tới nay chưa thả, đồng thời liên tục cảnh cáo Nga và Aán Độ không được hợp tác thăm ḍ dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông.

    Ngoài Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, các nước khác trong khu vực cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Đài Loan, Malaysia, và Brunei.

    Nguồn: AP, VOA


  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Trung Quốc và Mỹ: Nước nào sẽ làm chủ thế kỷ 21?!


    (Petrotimes) - Chúng ta đang ngày càng trở nên quen thuộc với việc có nhiều bài báo tung hô sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc và cũng dần làm quen với sự suy yếu của Mỹ. Vậy nước nào sẽ đóng vai tṛ thống trị trong thế kỷ 21?

    Kịch bản thứ 1

    Trong khi Mỹ chỉ mới bắt đầu phục hồi từ cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong gần 80 năm qua th́ Trung Quốc nhẹ nhàng vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu mà gần như không phải hứng chịu bất kỳ thiệt hại ǵ lớn.

    Theo dự báo mới đây nhất của Chính phủ Trung Quốc, GDP nước này tăng 7,5% trong năm 2012 nhưng con số này vẫn cao hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng của Mỹ. Tuy kinh tế Mỹ bắt đầu có sự phục hồi nhưng đám mây đen hậu khủng hoảng vẫn đang phủ bóng lên nền kinh tế.

    Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Trung Quốc sẽ không mất quá nhiều thời gian để vượt qua quy mô khổng lồ của nền kinh tế Mỹ. Sự xoay chiều về địa vị kinh tế sẽ dẫn đến sự đảo chiều của về địa vị chính trị, bởi v́ khi đó Trung Quốc sẽ thực sự đảm nhận vai tṛ đầu tầu trên trường quốc tế.

    Theo như cách nh́n nhận này th́ thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Trung Quốc.

    Kịch bản thứ 2

    Một kịch bản khác được đưa ra là Mỹ đă hoàn toàn sẵn sàng cho phục hồi kinh tế và kinh tế Trung Quốc ở thời điểm hiện tại gần như tăng trưởng tới mức trần. Theo cách nh́n này, mô h́nh tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Trung Quốc với sự hỗ trợ chủ yếu từ lao động rẻ sẽ chấm dứt.


    Thị trường việc làm Mỹ đang dần phục hồi sau khủng hoảng

    Ngay tại nội địa, các công ty Trung Quốc đối diện nhiều hơn với áp lực phải trả lương cao hơn cho công nhân. Các công ty nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc cũng phải nỗ lực để nâng mức lương và điều kiện làm việc cho công nhân tại các khu công nghiệp ở Trung Quốc. Bởi vậy, giá lao động sẽ tăng kéo theo chi phí sản xuất tăng dẫn tới hậu quả tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc giảm.

    Dấu hiệu khởi đầu cho quá tŕnh này chính là hiện tượng thương mại Trung Quốc thâm hụt lần đầu vào tháng 2 vừa qua. Theo công bố gần đây của Tổng cục Hải quan Trung Quốc th́ mức thâm hụt thương mại của nước này vào tháng 2/2012 ở mức 31,5 tỷ USD, đây là mức thâm hụt lớn nhất kể từ năm 1989.

    Nếu kinh tế Trung Quốc diễn ra theo kịch bản thứ 2 th́ sự thâm hụt này không phải là một hiện tượng bất thường mà nó sẽ là khởi đầu của một quá tŕnh, thời kỳ bùng nổ của kinh tế đă chấm dứt và thay vào đó là sự phục hồi nhanh chóng của kinh tế Mỹ.

    Thách thức phía trước với mỗi nước

    Thúc đẩy chi tiêu hộ gia đ́nh ở Trung Quốc được cho là lựa chọn thay thế cho việc giảm xuất khẩu, nhưng một điều chắc chắn là thói quen chi tiêu của người dân Trung Quốc có sự thay đổi rất chậm. Tiêu dùng của người dân Trung Quốc hiện tại giảm sút do sự suy yếu của thị trường bất động sản, điều này được tiên đoán sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các công ty xây dựng nhà nước, các chính quyền địa phương và các ngân hàng.

    Trung Quốc có thể phải cần tới may mắn để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay nhưng thực sự vẫn c̣n nhiều khó khăn phía trước.


    Các nhà máy lắp ráp của Apple tại Trung quốc phải đối mặt với việc chi trả lương cao hơn cho công

    Tăng trưởng Trung Quốc có thể chậm lại nhưng Bắc Kinh c̣n nhiều động lực và nhiều biện pháp vĩ mô để thúc đẩy kinh tế – từ hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng cho đến tăng chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng – để ngăn chặn tăng trưởng kinh tế quá chậm. Giá lao động có thể tăng ở khu công nghiệp ven bờ biển nhưng ở sâu trong nội địa, giá lao đông Trung Quốc vẫn rất rẻ.

    Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhưng ổn định, các nhà sản xuất Trung Quốc hướng tới sản xuất các hàng hóa có hàm lượng trí tuệ cao hơn như tua-bin gió và pin năng lượng mặt trời, các sản phẩm này dựa trên công nhân tay nghề cao với tŕnh độ tiên tiến, không chỉ đơn thuần là giá lao động thấp.

    Trong khi tại Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng việc làm có nhiều dấu hiệu tích cực khi liên tục tăng trong các tháng gần đây (sự chững lại bất ngờ vào đầu tháng 4 không ảnh hưởng tới quá tŕnh này). Cục Phân tích Kinh tế của Mỹ báo cáo Tổng thu nhập quốc dân (GDI) của nước này tăng trưởng ấn tượng ở mức 4,4% trong Quư 4/2011.

    Ngành sản xuất ở Mỹ đă hồi phục trở lại. Các doanh nghiệp Mỹ coi suy thoái như cơ hội để sắp xếp lại việc vận hành và thúc đẩy tăng sản lượng. Ngành công nghiệp xe hơi, 3 năm trước đứng trên bờ vực của sự phá sản th́ hiện tại đă bắt kịp được với nhu cầu của thị trường.

    Mỹ cũng đang đứng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng máy tính và trí tuệ nhân tạo c̣n Trung Quốc hiện tại vẫn chưa có nhiều bước tiến nào trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

    Tuy nhiên, sự phục hồi của Mỹ có vẻ là ổn định nhưng vẫn chưa hoàn toàn vững chắc. Không ai có thể tin rằng Mỹ có thể tăng trưởng 4,4% vào Quư 4/2011, điều này chủ yếu là do tích lũy tài sản lưu động. Cùng với đó, giá nhà ở Mỹ vẫn ở mức thấp, gây tâm lư hoang mang cho khách hàng.

    Cải tiến công nghệ cao đồng nghĩa với lợi nhuận cao cho các công ty sản xuất, nhưng có ít bằng chứng các công nghệ này thúc đẩy đa dạng sản xuất kinh tế hoặc tạo thêm việc làm.Có lẽ điều gây lo ngại thêm với Mỹ là nhiệm kỳ chính trị chỉ kéo dài 4 năm gây khó khăn cho Mỹ giải quyết các thách thức tài chính trung hạn.

    Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những khó khăn để phát triển kinh tế bền vững và Mỹ cũng đă bắt đầu đạt được những thành tựu kinh tế tích cực sau hơn 3 năm rơi vào suy thoái. Nhưng không có điều ǵ thay đổi được thực tế rằng Trung Quốc đang dần thu hẹp khoảng cách GDP với Mỹ và thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc là điều hoàn toàn khả thi.

    Khôi Nguyên

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Cảnh sát Trung Quốc bị tố cáo ngăn ông Thành tiếp xúc với các nhà ngoại giao Mỹ




    Nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị Trung Quốc, trọng tâm của cuộc đối đầu ngoại giao gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington hôm thứ Năm nói ông tin là nhà cầm quyền Trung Quốc ngăn chặn các giới chức Hoa Kỳ tiếp xúc với ông tại một bệnh viện ở Bắc Kinh.

    Nhà hoạt động Trần Quang Thành đưa ra cáo buộc này chỉ vài giờ sau khi rời khỏi sự bảo vệ của ṭa đại sứ Hoa Kỳ để chữa trị v́ bị găy xương chân. Ông bị thương vào ngày 22 tháng 4, trong khi thực hiện vụ vượt thoát ly kỳ khỏi lệnh quản thúc tại gia.

    Các giới chức Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa b́nh luận ǵ về cáo buộc này. Sáng ngày thứ Năm, nhà chức trách Hoa Kỳ công nhận là ông Trần đă thay đổi ư định và hiện muốn rời khỏi Trung Quốc cùng với gia đ́nh.

    Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland nói các giới chức Hoa Kỳ đă thảo luận về những giải pháp với ông Trần. Tuy nhiên chưa rơ là những cuộc thảo luận này xảy ra trước hay sau lời than phiền của ông Trần với các phóng viên Tây phương.

    Bà Nuland phát biểu giữa lúc Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton mở cuộc thảo luận thường niên tại Bắc Kinh về các vấn đề kinh tế và an ninh.

    Không có giới chức nào đề cập trực tiếp đến vụ rắc rối về ngoại giao này trong bài diễn văn khai mạc nhưng chủ tịch Hồ Cẩm Đào kêu gọi hai chính phủ t́m ra lập trường chung và tôn trọng những khác biệt của hai nước.


    Những người bất đồng chính kiến Trung Quốc tỵ nạn tại nước ngoài

    Phương Lệ Chi: Nhà vật lư thiên văn hàng đầu đă tỵ nạn trong đại sứ quán Hoa Kỳ 13 tháng, sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Ông rời Trung Quốc vào năm 1990 và vừa qua đời năm nay tại Mỹ.

    Ngụy Kinh Sinh: Nhà hoạt động dân chủ chạy sang Hoa Kỳ vào năm 1997 sau hơn 14 năm trong tù.

    Rebiya Kadeer: Sắc tộc Uighur, bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia, hiện sống tại Hoa Kỳ.

    Ngô Nhĩ Khai Hy: Lănh tụ sinh viên đào thoát khỏi Trung Quốc với sự giúp đỡ của một mạng lưới bí mật sau các cuộc biểu t́nh tại Thiên An Môn.

    Liêu Diệc Vũ: Nổi tiếng về bài phỏng vấn “Xác chết biết đi” với những người sống bên lề xă hội Trung Quốc, ông chạy qua Đức vào năm 2011.

    Dư Kiệt: Tác giả một cuốn sách chỉ trích Thủ tướng Ôn Gia Bảo, chạy sang Hoa Kỳ năm 2012 sau khi bị bắt giữ nhiều lần và bị đánh đập.

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Trung Quốc đưa thêm tàu đến băi đá ngầm Scarborough

    RFA 05-03-2012

    Philippines cáo buộc Trung Quốc đưa thêm tàu đến băi đá ngầm Scarborough, là nơi mà 2 nước đang tranh chấp chủ quyền.



    Bản đồ khu vực tranh chấp Scarborough

    Phát ngôn viên Bộ Quốc Pḥng Philippines nói hành động của Trung Quốc khiến mức độ căng thẳng tăng cao, trong lúc Manila muốn giải quyết tranh chấp bằng dường lối ngoại giao ôn ḥa.

    Phát ngôn viên Edwin Lacierda của văn pḥng Tổng Thống Phi th́ nói là Manila đang thu thập các bằng chứng để đưa vấn đề chủ quyền Scarborough ra trước ṭa án quốc tế nhờ xét xử.

    Hôm qua trong buổi nói chuyện tại Quỹ Heritage ở Washington, Ngoại Trưởng Albert del Rosario của Philippines nói rằng chính phủ nước ông đă đưa cho Hoa Kỳ danh sách những khí cụ cần có để tăng cường khả năng quốc pḥng.

    Trong danh sách này có tầu hải giám, máy bay, hệ thống ra dar và các dàn giám sát bở biển.

    Ông Ngoại Trưởng Phi cũng nói là ngoài Hoa Kỳ, chính phủ nước ông cũng đang tăng cường quan hệ ngoại giao với những nước khác, để cùng nhau duy tŕ tự do giao thông hàng hải, ngăn chận việc cản trở thông thương.

    Về căng thẳng đang xảy ra ở biển Đông, Ngoại Trưởng Philippines nói rằng hiện giờ Manila đang một ḿnh xử lư vụ việc, nhưng ông tin là các nước khác nên hỗ trợ cho nước ông để đảm bảo lợi ích chung.

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Thượng Hải Phong Ba
    Con tàu oan nghiệt / Vương Lập Quân
    - NgyThanh








    Con tàu oan nghiệt
    Mới được đưa vào sử dụng từ tháng 7/1991, chiếc McDonnell Douglas MD-82 của công ty hàng không China Northern Airlines mang số đăng kiểm B2138 được kẻ lên đuôi rời phi trường Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm hôm 12/11/1993 để bay đi Phúc Châu ở tỉnh Phúc Kiến với 73 hành khách và phi hành đoàn 9 người, trên một đường bay dài 2.066km, đă gặp rắc rối đầu đời. Máy bay đă bị hai hành khách người bản xứ tuổi 35 và 40 vơ trang bằng dao mổ của bác sĩ và chiếc máy đo huyết áp - mà chúng bảo là bom, để đánh cướp và đ̣i bay đi Đài Loan. Đáp xuống Đài Bắc, hai tên không tặc đă ôn ḥa đầu hàng nhân viên công lực và xin được tị nạn. Chính quyền lục soát máy bay và lấy lời khai toàn bộ hành khách trước khi cho phép máy bay cất cánh bay trở về lục địa.

    Hai mươi sáu ngày sau, hôm 8/12/1993, cũng chiếc máy bay mang số đuôi B2138 này với phi hành đoàn 8 người và 129 hành khách, cất cánh từ phi trường Thanh Đảo của tỉnh Sơn Đông, cũng trên đường bay tới Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến, trên khoảng cách ngắn 1.143km (tương đương Sài G̣n đi Quảng Tr&#7883..., đă bị một tên không tặc đàn ông soạn lại bổn cũ, dùng dao mổ để uy hiếp và cứa cổ một tiếp viên phi hành, buộc mở cửa buồng lái với lời đe dọa đă cài chất nổ trên tàu. Với con tin trong tay, tên không tặc người Hoa đă cưỡng buộc phi công bay ra Đài Loan, để xin tị nạn. Sau khi bị nhân viên an ninh phi trường lục soát chất nổ mà chẳng có, chiếc máy bay lại được phép cất cánh bay trở lại Hoa lục.

    Lần thứ ba chiếc máy bay oan nghiệt này gặp nạn vào hôm 7/05/2002, nhưng lần này tàu không bị cướp làm phương tiện t́m tự do, và không có những tên không tặc dùng dao mổ rung cây nhát khỉ để sau đó toàn bộ hành khách lại quay về nước sau chuyến xuất ngoại miễn phí như hai lần trước. Phi vụ CJ-6163 rời phi trường Bắc Kinh lúc 8g37 tối, với phi hành đoàn 9 người, chở theo 103 hành khách, dự trù hạ cánh xuống thành phố cảng Đại Liên tỉnh Liêu Ninh lúc 9g40 sau một giờ ba phút bay - một khoảng cách 440km đường chim bay, bằng Sài G̣n đi Nha Trang. Chuyến bay này đông khách, v́ công nhân viên chức về Bắc Kinh nghỉ lễ Quốc tế Lao động, nay ùn ùn quay lại nhiệm sở.

    Hai mươi phút trước giờ đáp, hoa tiêu trưởng Vương Vĩnh Tường báo cho đài không lưu biết trên tàu có hỏa hoạn và xin được hạ cánh ưu tiên khẩn cấp. Bốn phút sau, lúc 9g24, đài không lưu mất liên lạc vô tuyến và máy bay biến mất khỏi màn ảnh rađa. Tàu đă đâm xuống biển Hoàng Hải khi c̣n cách đầu phi đạo khoảng 10km, tất cả 112 người trên tàu đều tử nạn, không ai sống sót. Các ngư dân đang hành nghề ở chỗ tàu lâm nạn kể rằng họ đă thấy máy bay vừa cháy vừa bốc khói nghi ngút, đèn đóm trên tàu tắt tối thui, tàu đă rơi xuống nước và găy làm đôi, sau khi quần trên không phận thành phố nhiều ṿng nhưng thay v́ hạ cánh th́ đă đột ngột cắm mũi xuống biển. Đúng một tuần sau, thợ lặn mới t́m thấy được máy ghi âm trong buồng lái, và chiếc hộp đen chứa các dữ kiện phi hành được thu hồi sau hai tiếng đồng hồ, cùng với chiếc xe đẩy tay dùng để phục vụ ăn uống trên tàu đă bị cháy đen và cắt làm đôi, bằng chứng của ngọn lửa dữ dội trước khi tàu lâm nạn. Chiếc MD-80 này là một trong đợt sản xuất 35 chiếc của hăng McDonnell Douglas, trong đó có phụ tùng sản xuất tại Thượng Hải. Năm chiếc đă giao hàng cho hăng TWA của Mỹ, 30 chiếc ở lại TQ, do các công ty hàng không trong nước đặt mua trước. Riêng chiếc B2138 này khi gặp nạn đă có 26 ngàn giờ bay.

    Vài tháng sau tai nạn, chính phủ TQ công bố một bản điều tra kết luận thảm họa này do một hành khách mắc bệnh ung thư cố t́nh gây ra. Trước ngày bay, hành khách Trương Phi Lâm đă mua 7 lần bảo hiểm nhân thọ với tổng trị giá lên tới 1 triệu rưỡi đồng Nhân dân tệ (bằng 187.500 Mỹ kim vào thời giá lúc ấy). Trên tàu, ông Trương đă tưới xăng rồi châm lửa đốt tàu, làm máy bay cháy và mất kiểm soát, lao xuống biển. Trước đó, ông đă bay từ Đại Liên đi Bắc Kinh, và quay trở về trong cùng ngày. Các băng video thâu ở phi trường cho thấy ông đă ngồi hút thuốc liên miên nhiều tiếng đồng hồ liền trong phi trường. Tại Đại Liên, trước khi lên máy bay ông đă mua hai phần bảo hiểm nhân thọ. Về tới Bắc Kinh, ông mua thêm năm lần bảo hiểm nhân thọ ở các hăng khác nhau nữa. Tất cả câu chuyện về nhân vật Trương Phi Lâm là do một ḿnh hăng thông tấn quốc doanh Tân Hoa Xă đưa ra, không được báo chí ngoài luồng nhà nước kiểm chứng và đă bị nhận ch́m xuồng cách đây tṛn 10 năm. Trong một bài phỏng vấn của tờ báo Anh Sunday Express hôm 22/4/2012 gần đây, kư giả Khương Duy B́nh đang lưu vong ở Toronto (Canada) cho hay vụ tai nạn chuyến bay CJ-6163 được vợ chồng ông Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai dàn dựng, nhằm khóa miệng bà Lư Diễm Phượng, vợ ông Hàn Tiểu Quang, một chủ khách sạn giàu có vừa là đối thủ chính trị của thị trưởng Bạc Hy Lai.

    Lư phu nhân từ Bắc Kinh quay về, sau khi tới thủ đô để nạp đơn xin phóng thích cho chồng. Người ta bảo rằng trong hành trang của bà hôm ấy có bức thư yêu cầu phóng thích ông Hàn Tiểu Quang, do chính những người con gái của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào và cố Chủ tịch nước Lư Tiên Niệm viết.

    Nhà báo Khương Duy B́nh là người đă bị cầm tù chung với ông Hàn Tiểu Quang sau khi ông Khương công bố ba bài phóng sự tố cáo ba nhân vật lớn của đảng và nhà nước TQ tham ô và sai phạm nghiêm trọng. Trong tù, ông Hàn nói với ông Khương ông tin rằng vợ chồng ông thị trưởng đă gây ra vụ máy bay để ám hại vợ ông, là người giữ chức vụ khá cao bên ngành an ninh quốc gia. Kư giả Khương Duy B́nh cho rằng giả thuyết của Tân Hoa Xă về hành khách Trương Phi Lâm tự sát chỉ là vật tế thần, và trong thực tế, chiếc hộp đen của máy bay đă không hề được thu hồi hay giải mă. Vào hôm máy bay cháy và rơi, Bạc Hy Lai là thị trưởng, c̣n Khương Duy B́nh đang bị giam ở nhà lao trung ương của thành phố Đại Liên. Vào lúc tử nạn, bà Lư Diễm Phượng là phụ tá đặc biệt của chủ nhiệm Pḥng Nhân lực, nhưng trên danh sách 112 nạn nhân của chuyến bay, người ta cố t́nh bỏ trống phần ghi chức vụ, tuổi tác và nghề nghiệp đằng sau tên của riêng bà.

    Khương Duy B́nh
    Đối với thế giới, hành tung tham nhũng, hối mại quyền thế và “đánh tham nhũng để chính ḿnh tham nhũng” của Bạc Hy Lai chỉ vỡ lở từ sau ngày Vương Lập Quân, trưởng công an thành phố Trùng Khánh trốn vào lănh sự quán Mỹ ở Thành Đô xin tị nạn, hôm 06/2/2012. Đối với kư giả Khương Duy B́nh, tấn tuồng “quân tử Nhạc Bất Quần” của thành phố Đại Liên đă cũ tới một thập niên.

    Tiên khởi, Khương Duy B́nh là phóng viên của thông tấn xă Tân Hoa từ thập niên 1980. Đến đầu thập niên 1990, anh trở thành trưởng văn pḥng chịu trách nhiệm khu vực đông bắc lục địa TQ cho tờ Văn Hối Báo in tại Hong Kong. Chính anh là tác giả 3 loạt bài phóng sự quan trọng về thiên đàng cộng sản chuyên chính vô sản, đăng tải trên tờ Tiền Tiêu xuất bản ở Hong Kong năm 1999. Phóng sự thứ nhất về phó thị trưởng Mă Hướng Đông của thành phố Thẩm Dương mang công quỹ tới các ṣng bài Macao để thử thời vận đỏ đen, bị cháy túi hết 30 triệu Nhân dân tệ (3.6 triệu Mỹ kim) phải về tay không. Thẩm Dương là thành phố giàu có thuộc một trong những trung tâm công nghiệp quan trọng TQ, nằm ở mạn đông bắc, thuộc tỉnh Liêu Ninh, có dân số xấp xỉ thành phố Sài G̣n với 7.2 triệu người. Phóng sự thứ nh́, anh viết về phó thị trưởng Tiền Địch Hóa của thành phố Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang, lấy cắp công quỹ để sắm xe hơi và biệt thự cho mỗi cô trong tổng số 29 nhân t́nh của ḿnh. Và trong phóng sự thứ ba, Khương Duy B́nh lột trần hành tung của cựu tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh là Bạc Hy Lai đă ém nhẹm nhiều vụ tham nhũng lớn.

    Kết quả của những loạt phóng sự kư tên Khương Duy B́nh là Mă Hướng Đông bị bắt, ra ṭa và bị xử tử h́nh hồi tháng 12/2000, nhưng Bạc Hy Lai không bị suy suyển thế lực, ngược lại, được thăng lên làm bộ trưởng Bộ Mậu dịch. Mặc dù các cấp lănh đạo đảng và nhà nước lúc nào cũng rêu rao kêu gọi các người làm ngành truyền thông tiếp tay với chính phủ để đánh tham nhũng, nhưng chính phủ không có bất cứ biện pháp hay điều luật hiến pháp nào để bảo vệ nhà báo khi họ bị phản pháo. Do đó, những nhà báo có lương tâm chức nghiệp như Khương Duy B́nh khi hành nghề đă phải đơn thương độc mă và can trường dấn thân vào sào huyệt của bọn tham quan ô lại, thậm chí c̣n bị vào tù ra khám nữa, bằng chứng là hiện nay có khoảng 25 nhà báo TQ đang bị giam cầm trong ngục v́ cây bút bất khuất của ḿnh. Phần thưởng của người kư giả đă khổ công điều tra và chắt chiu từng ḍng chữ là bị đồng chí của bọn đầu trộm đuôi cướp mà anh vạch mặt chỉ tên hăm hại.

    Sáng 04/12/2000, Ngay sau khi đưa chị vợ Stella tới sở làm và đưa đứa con gái Khương Nguyệt 10 tuổi tới trường, Khương Duy B́nh đă bị công an bắt. Vợ anh không biết chuyện ǵ xảy đến cho chồng, măi tới hôm sau, khi mật thám ập vào lục soát căn hộ chúng cư của gia đ́nh chị suốt 10 tiếng đồng hồ, và chở đi tất cả giấy tờ, tài liệu, bài viết của anh. Chúng đuổi việc chị, c̣n anh, hôm 21/01/2002, bị Ṭa án Nhân dân Trung cấp thành phố Đại Liên đóng cửa xử kín và kết án anh 8 năm tù giam cộng với 5 năm bị quản chế và mất các quyền lợi chính trị v́ tội... tiết lộ một cách bất hợp pháp các bí mật quốc gia và âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng. Anh nhà báo kháng án. Ngày 26/12/2002, Ṭa Thượng thẩm tỉnh Liêu Ninh tái xử; anh vẫn bị cáo buộc có tội, tuy nhiên, bản án được giảm xuống c̣n 6 năm tù giam cộng 3 năm quản chế.

    Ra tù, anh kể lại chúng đă bắt anh nhịn khát suốt 20 ngày đầu tiên, và thứ chất lỏng duy nhất mà anh có để cho vào miệng là một tô cháo gạo nấu loăng. Công an cai ngục cũng tắt máy sưởi trong pḥng biệt giam của anh; đợt mà chúng dùng cái lạnh để tra tấn anh lâu nhất là 12 ngày liên tiếp. Để t́m chút hơi ấm, anh phải ngồi áp lưng vào tường để hưởng lây cái ấm của pḥng kế cận thấm xuyên qua bức tường dày. “Chúng bảo tôi nếu nhận tội viết bài để giật dây lật đổ chính quyền, th́ sẽ được ăn uống. Nhưng tôi cương quyết từ chối”. Song song với cái đói, cái khát là cái lạnh, cộng với căn bệnh dạ dày và chứng thấp khớp mà chúng không cho phép anh nhận thuốc men từ bên ngoài vào để điều trị. Ở đây, anh bị nhốt chung với những người chỉ trích nhà nước. Một ông cụ tuổi 70 vào tù v́ dùng than viết lên một chiếc cầu câu “Đả đảo Giang Trạch Dân. Đả đảo Bạc Hy Lai”. Ông này được canh ngục rỉ tai rằng nếu ông bằng ḷng kư lên hồ sơ nhận rằng ḿnh mất trí, th́ sẽ được thả ra ngay. Nhưng ông cụ đă từ chối. Khi Ủy ban Bảo vệ Kư giả bầu chọn anh làm người trúng giải thưởng năm 2001 của họ, anh đang ở tù. Nhưng nhà nước vẫn chiếu cố trả thù anh bằng cách bắt giam chị vợ 28 ngày. Tới khi thả ra, chính quyền c̣n cấm chị đi lại trong 12 tháng. Chị đă không gặp mặt chồng từ hôm anh đưa chị tới sở làm rồi bị bắt, cho đến tháng 5/2002, ngay trong pḥng lấy cung của cán bộ chấp pháp. Anh kể: “Chúng trói tôi vào một chiếc ghế và liên tục chất vấn tôi, rồi đột nhiên, chúng dẫn cô ấy vào. Vợ tôi khẽ hỏi tôi 'anh có khỏe không?', nhưng tôi cứng họng, nghẹn ngào. Tôi chưa kịp trả lời vợ, chúng đă kéo cô ấy đi mất. Chúng tôi nh́n thấy nhau trong khoảng vài giây đồng hồ”. Từ sau tháng 2/2003, chúng cho phép chị thăm nuôi đều đặn hơn. Lần chót là ngày 14/01/2004; mười hôm sau, chị ghi tên dẫn con bé Nguyệt theo một đoàn du khách sang thăm Nam Hàn. Từ thủ đô Seoul, hai mẹ con đă bất thần đáp chuyến bay đi Canada theo diện di dân mà chị đă nạp đơn từ năm 1998, rồi được chấp thuận từ lâu nay, nhưng vẫn bịn rịn lui tới trại giam thăm chồng. Sau khi hai mẹ con đă thực sự đặt chân lên lănh thổ Canada, thế giới bắt đầu chuyển động, với những lời yêu cầu dồn dập kêu gào các chính phủ can thiệp để cứu mạng Khương Duy B́nh, trong đó người làm ầm ỹ nhất, và là người có ảnh hưởng sâu rộng nhất, là kư giả Mỹ lừng danh Walter Cronkite - nhân vật mà Tổng thống Lyndon Johnson có lần phát biểu rằng “nếu tôi mất Cronkite, tôi sẽ mất toàn bộ Trung Đông”. Nối gót Walter Cronkite, nội các của thủ tướng thứ 20 và 21 của Canada ông Jean Chrétien rồi đến ông Paul Martin cũng nhảy vào cuộc.

    Duy B́nh được phóng thích hôm 03/01/2006, sau khi bản án được rút ngắn 2 năm. Ra tù, anh vẫn bị cấm đi làm việc. Ngồi nhà, anh dùng khả năng viết chữ đẹp mà bố anh dạy hồi trước, để kiếm sống. Anh đă trúng 3 giải thưởng về thủ pháp khi kẻ bưu thiếp tham dự cuộc thi do bưu điện TQ tổ chức. Ngoài ra, anh trúng giải “Nhân quyền năm 2006” của Văn bút Canada, với trị giá 5 ngàn Gia kim bằng tiền mặt. Sau thời gian quản chế 3 năm, anh được phục hồi quyền công dân, và đút túi được hộ chiếu. Nhưng anh thừa biết chuyện xuất cảnh của ḿnh không b́nh thường và trơn tru như mọi công dân khác. Anh bay đến Bắc Kinh, bỏ lại chiếc điện thoại di động ở nhà để cắt cái đuôi công an ch́m bám theo ŕnh rập bên sau. Tại sứ quán Canada ở quận Triều Dương, Bắc Kinh, chị vợ Stella đă chuẩn bị sẵn cho anh số điện thoại riêng mà chỉ khi vào lọt bên trong rồi, nhân viên sứ quan mới nói cho anh biết. Khi anh vào tới cao ốc số 19 đại lộ Đông Trực Môn, chiếu khán nhập cảnh Canada của anh đă nằm sẵn ở đó, chờ anh, theo chỉ thị từ Ottawa của đích thân ông Jason T. Kenney, Tổng trưởng Di Trú, Công dân và Đa Văn hóa Canada. Trong ṿng 30 phút, hộ chiếu của Khương Duy B́nh đă đóng dấu xong, và anh được xe của đại sứ quán đưa ngay vào phi trường. Ở quầy kiểm soát hộ chiếu, anh bị chặn lại, v́ công an xuất nhập cảnh chưa bao giờ trông thấy một chiếu khán của chính phủ Canada cấp cho một cá nhân được phép nhập cảnh nhiều lần. Duy B́nh lại phải giải thích cho công an hiểu, rằng anh sang bên ấy để thăm vợ con, và sẽ c̣n đi đi về về. Nghe lọt tai, họ để anh đi. Lên tàu xong, máy bay taxi ra đầu phi đạo, rồi lại ngừng ở đó, thời gian tưởng chừng bất tận. Anh kể: “Tôi khấn vái trong ḷng, 'Chúa ơi xin cứu con...' Sau cùng th́ máy bay đă cất cánh. Và chỉ lúc ấy tôi mới thực sự tin rằng đời tôi đang bước sang một giai đoạn mới”.

    Khương Duy B́nh là tín đồ Thiên Chúa giáo? Không. Anh ta theo đạo Phật? Cũng không. Anh ấy là một người vô thần. “Nhưng vào giây phút ấy, tôi thấy hoàn toàn tuyệt vọng, và mất trắng. Trong tù, tôi đă có dịp đọc thánh kinh. Thánh kinh là một trong hai cuốn sách mà tù nhân được phép đọc. Tôi đă đọc, và đă t́m được sự thanh thản tâm hồn”. Qua tới Toronto, một người bạn cố tri của anh, nay là mục sư Tin lành ở Montreal, đă nói với anh nhiều lần: “Có lẽ bạn được Chúa Jesus Christ cứu mạng thật, chứ không phải là ông Tổng trưởng Jason Kenney đâu”.

    Tuần rồi, từ Toronto, Duy B́nh nói với National Public Radio rằng việc Bí thư Trùng Khánh mất chức là “thắng lợi tuyệt đối” của những người nh́n xa trông rộng và là một dấu hiệu tích cực ở TQ, v́ “họ Bạc đă đi ngược thời đại và cần bị chặn đứng”. Ngoài ra, anh nói thêm: “Để nắm chắc nấc thang quyền lực ḿnh được thăng tiến, Bạc Hy Lai đă vận dụng mọi quyền hạn của chức vụ thị trưởng thành phố Đại Liên để hối lộ các hoàng tử khác”. Suốt thời gian Bạc Hy Lai làm bí thư thành ủy Trùng Khánh, cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lẫn Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều không hề đến thăm thành phố 32 triệu dân này. Chỉ trừ, vào tháng 12/2010, ông Tập Cận B́nh bay tới Trùng Khánh để gặp Bạc Hy Lai, làm bấy giờ người ta đồn ùm lên, rằng vị chủ tịch nước tương lai t́m cách liên minh với hạt giống đỏ vừa là đối thủ chính trị của ḿnh đang lên voi. Nay, cái tên Bạc Hy Lai đồng nghĩa với sự xuống chó, thảo nào bản tin trên mạng viết về buổi gặp gỡ lịch sử vừa kể tại Trùng Khánh đă bị gỡ mất khỏi trang mạng của thông tấn xă Tân Hoa. Các chi tiết này được các nhà phân tích thời cuộc nhận xét là dấu hiệu không hài ḷng của lănh đạo trung ương trước thái độ “tân tả” và tư cách của đồng chí bí thư, vốn bị nhiều người cho là có vẻ huênh hoang mỗi khi lên ti vi và quá chăm chút về ăn diện.

    Một ngày trước khi Tân Hoa Xă loan tin Bạc Hy Lai bị cách chức, trong một cuộc họp báo Ôn Gia Bảo đă kêu gọi cải cách chính trị và mở cửa TQ thêm nữa, nhưng ngay sau đó ông cảnh giác về mối nguy “nếu đất nước lún sâu vào một cuộc cách mạng văn hóa khác” - điều mà người nghe cho rằng Ôn Gia Bảo ngụ ư nói về đường hướng của Bạc Hy Lai. Ngoài ra, Bắc Kinh đang mở lại hồ sơ để điều tra về “chiến dịch trấn áp tội phạm” do Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân tiến hành hồi 2009, v́ trung ương đảng bắt đầu xét xem liệu các mục tiêu trong chiến dịch này có phải chỉ nhắm vào những doanh nhân giàu có trên địa bàn Trùng Khánh. Một số nhà buôn là nạn nhân của chiến dịch “đả hắc” (đánh đổ thành phần xă hội đen) nay đang lưu vong ở Hong Kong hoặc nước ngoài đă làm đơn tố cáo bí thư họ Bạc vi phạm pháp luật trong chiến dịch “đả hắc” ấy.

    Tháng Tư vừa qua, Duy B́nh bay qua Washington để dự một buổi thảo luận. Lượt về, anh đă bị ách lại tại phi trường quốc tế Pearson của Toronto, nơi gia đ́nh anh cư ngụ. Người ta tách anh ra, và dẫn vào một căn pḥng riêng, để hạch hỏi anh về tấm chiếu khán nhập cảnh nhiều lần vào lănh thổ Canada. Rút tỉa bài học từ quyền lợi “đặc miễn nhập cư” này, anh đă từ chối tham dự hai buổi hội thảo sắp đến, ở Washington và ở New York. Anh không muốn lại bị nhân viên di trú chất vấn một cách quá ư đặc biệt, chỉ v́ có tấm chiếu khán nhập cảnh bất b́nh thường. Chị Stella vợ anh th́ không thèm lưu ư tới chuyện “multiple-entry visa”. Cái mà chị lo lắng, là sức khỏe của anh chồng 54 tuổi. Da thịt anh đang nổi chứng ghẻ ngứa, nhưng anh chưa được cấp thẻ bảo hiểm sức khỏe OHIP (Ontario Health Insurance Plan), v́ anh chưa có t́nh trạng di trú được thừa nhận (Immigrant reçu). Phóng viên báo Star phát hành tại Toronto, nơi anh đang định cư, viết rằng “qui chế di trú được thừa nhận của anh đang c̣n lơ lửng trên cành. Ở TQ, anh bị từ chối các quyền lợi y tế v́ chính sách về diện tù nhân của anh. Ở Canada này, anh cũng bị từ chối các quyền lợi y tế v́ thể chế bàn giấy quan liêu”. Nhưng anh vui vẻ tận hưởng không khí tự do. “Ở đây, tôi có thể viết bất cứ ǵ tôi muốn, phổ biến bất cứ ǵ tôi thích, mà không ai bắt tù bắt tội tôi”. Mỗi ngày, anh tiếp tục viết các bài báo cập nhật đề tài tham nhũng ở Trung quốc và hiệu đính thiên hồi kư bằng tiếng Quan Thoại dài nửa triệu chữ của ḿnh. Anh khẳng định nhiệm vụ cao cả của nhà báo là tường thuật sự thật. Các nhà xuất bản bên Hong Kong đă ướm lời cho hay họ muốn xuất bản tác phẩm của anh, nhưng anh bảo rằng anh muốn t́m một người nào đó có khả năng trước tác và phiên dịch sang tiếng Anh. Hiện vốn liếng Anh ngữ của anh c̣n quá khiêm tốn, mặc dù anh đang là 'học giả đang lâm nguy' của Massey College - một đại học dành cho cấp cao học, ở Toronto. Nhưng con gái anh, cô Khương Nguyệt, đă hoàn tất năm thứ nh́ tại Viện Đại học Toronto. Cô nữ sinh viên trẻ khẳng định đời kư giả của bố vậy là quá đủ rồi, nên cô sẽ không bao giờ theo đuổi nghề nhà báo.

    Chuyện tham nhũng trong thiên đàng Cộng sản
    Trên nguyên tắc, một chính quyền cộng sản là một bộ máy chuyên chính vô sản, v́ dân, do dân và phục vụ nhân dân. Trên thực tế, họ là tư bản đỏ, làm giàu bằng cách dùng quyền lực vơ vét của người dân, gom vào túi ḿnh, thông qua sự tiếp tay của bà con ruột thịt, và phe cánh bè phải của ḿnh. Chưa lúc nào câu nói “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” lại chính xác như lúc này, dù ở thiên đàng cộng sản nào, Trung quốc, Bắc Hàn, Cu Ba hay Việt Nam. Chuyện Bạc Hy Lai là chuyện của một cán bộ cộng sản đă hết thuốc chữa để có thể bưng bít. Sau Bạc Hy Lai và bên cạnh Bạc Hy Lai, c̣n vô số những con sâu dân mọt nước khác, chưa bị lột mặt nạ v́ quyền bính chúng c̣n nhiều.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •