Page 3 of 30 FirstFirst 123456713 ... LastLast
Results 21 to 30 of 299

Thread: TIN LIBYA: Những diễn biến đang xảy ra

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Quốc tế tăng cường áp lực

    TRIPOLI, Libya (NV) - Đối diện với một cuộc biểu t́nh đ̣i dân chủ ngay tại thủ đô Tripoli, quân đội nước này hôm Thứ Sáu giải tán người chống đối bằng lựu đạn cay và bắn đạn thật. Tổng Thống Barack Obama chỉ thị lập kế hoạch cho phép quân đội Mỹ “hành động tối đa và chớp nhoáng,” nhắm vào Libya nếu t́nh h́nh ở đây trở nên quá tồi tệ.


    Tổng thống nói: “Tôi không muốn chúng ta phải bị bó tay trước t́nh trạng người dân không có khả năng tự vệ, trở thành nạn nhân và gặp phải hiểm nguy,” hoặc trong t́nh huống bế tắc đưa đến đổ máu khi Moammar Gadhafi tiếp tục thách thức quốc tế trước đ̣i hỏi ông ta phải từ chức. Tổng thống tiếp: “Gadhafi đă mất tính chính đáng để lănh đạo đất nước, ông ta phải ra đi.”

    Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada và nhiều nước khác tỏ thái độ muốn can thiệp vào Libya khi t́nh h́nh cho phép, trong khi Ư, Đức cùng vài nước khác lại khẳng định là sẽ không tham gia. Chính phủ Obama và đồng minh Âu Châu cho thấy họ sẽ không hành động nếu không có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An LHQ.

    Bắc Kinh tuyên bố vấn đề Libya cần được giải quyết bằng đường lối ngoại giao.




    Các tay súng phiến quân Libya đang chiến đấu ở Ras Lanouf, thị trấn phía Tây của Brega ở Đông Libya, hôm 4 tháng 3. (H́nh: AP/Kevin Frayer)


    Tuy vậy Hoa Kỳ, Anh và một số nước vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự ở trong vùng. Hôm Thứ Năm, 400 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ vừa đáp xuống Athens, Hy Lạp, trên đường đến chiếc USS Kearsarge, một trong hai chiến đỉnh đổ bộ của Hoa Kỳ, vốn đang tiến vào vùng Địa Trung Hải trong tuần này.

    Lực lượng trung thành với Gadhafi giải tán 1,500 người chống đối ở Tripoli bằng hơi cay và đạn thật, nhằm dập tắt sớm các cuộc biểu t́nh kêu gọi lật đổ lănh tụ của Libya.

    Tất cả các trang mạng ở Libya hoàn toàn bị ngưng hoạt động hôm Thứ Sáu.

    Quân của Gadhafi cũng tăng cường các cuộc tấn công vào Zawiya, thành phố gần Tripoli nhất đang nằm trong tay phiến quân. Có ít nhất 30 người chết, trong đó có thủ lănh lực lượng phiến quân địa phương, Hussein Darbouk, một đại tá quân đội Gadhfi bỏ theo phe nổi loạn.

    Hôm Thứ Sáu, phiến quân tiến gần hơn đến Sirte, nơi sinh quán của Gadhafi, sau khi đẩy lui được cuộc tấn công của quân chính phủ, khi họ muốn chiếm lại khu vực nhiều giếng dầu ở Đông Libya. Có 6,000 người chết trong vụ xung đột này và giao tranh lan rộng dọc theo vùng Vịnh Sidra, ở hải cảng dầu hỏa Ras Lanuf và khu vực sa mạc thuộc Al Agila. Nhà máy dầu Zueitina, gần Benghazi bị bốc cháy.

    Tại hải cảng dầu mỏ Ras Lanouf nằm ở miền Trung, phiến quân tấn công vào lực lượng chính phủ nhưng h́nh như quân trung thành với Gadhafi vẫn giữ vững được vị trí; tuy nhiên một số rút đi v́ mâu thuẫn nội bộ. Ras Lanouf là trạm xuất cảng dầu với số lượng 200,000 thùng dầu mỗi ngày và cũng là nơi lọc dầu lớn nhất ở Libya.

    Giao tranh ở Misrata, một thị trấn nằm cách Tripoli 90 dặm về phía Đông, nơi đang bị quân nổi loạn chiếm giữ, kết quả có 33 người chết và 120 bị thương.

    Một chuyến tàu hướng về Libya chở theo tiền mặt của Libya trị giá lên đến $160 triệu, nằm trong số tiền của Libya bị quốc tế phong tỏa, bị chận lại, và áp tải về Anh vào hôm Thứ Tư.

    Viên chức chính phủ Anh từ chối tiết lộ quốc tịch và chủ nhân chiếc tàu, tuy nhiên Anh Quốc là nơi đặt trụ sở nhà in tiền quốc tế De La Rue PLC, nơi in tiền cho hơn 150 quốc gia. Sau vụ cấm vận của LHQ, Anh ban hành lệnh cấm đưa ra khỏi nước tiền tệ của Libya, và hồi đầu tuần chính quyền Anh tuyên bố tịch thu số tiền mặt của Libya trị giá khoảng $1.5 tỉ, vốn chưa kịp chuyển ra khỏi nước Anh.

    Hồi đầu tuần, Thủ Tướng Anh David Cameron cho hay, Anh Quốc cũng đă chận một chuyến tàu khác đang hướng về Libya, trên đó có chở theo 900 triệu bảng Anh, tương đương khoảng $1.5 tỉ.

    Đồng thời Anh Quốc mở rộng chương tŕnh phong tỏa tài sản gồm thêm 20 thành viên cao cấp của Gadhafi, nâng tổng số bị phong tỏa lên đến 26 người, và số tiền tổng cộng là $3.3 tỉ.

    Cảnh sát quốc tế Interpol đưa ra một báo động toàn cầu, được biết dưới tên Thông Báo Màu Cam, tố giác Gadhafi cùng 15 người khác, trong đó có thành viên gia đ́nh lănh tụ độc tài và các thuộc hạ của ông ta. Quyết định này làm tăng thêm hành động cấm vận của LHQ chống lại họ, đồng thời giúp cho Ṭa Án Tội Phạm Quốc Tế dễ dàng hơn trong việc điều tra tội ác chống nhân loại ở Libya.

    Các lănh tụ phe chống đối ở Libya vừa bác bỏ lời đề nghị đứng trung gian ḥa giải của Tổng Thống Venezuella, Hugo Chavez, một đồng minh của Gadhafi. Phát ngôn viên phe phiến loạn Mustafa Gheriani nói: “Tay của lănh tụ Libya đă nhuốm máu, chúng tôi nhất định không nói chuyện với ông ta.” Trong khi đó Liên Đoàn Ả Rập lại nói là họ đang xét đến kế hoạch của Chavez.

    Đài truyền h́nh chính phủ Libya vừa cho truyền đi h́nh ảnh ba Thủy Quân Lục Chiến Ḥa Lan tham dự cuộc giải cứu kiều bào bất thành. Một trong ba người này theo Libya là một phụ nữ.

    Viên chức chính phủ Ḥa Lan hôm Thứ Sáu từ chối xác nhận về giới tính cũng như tên tuổi của quân nhân bị bắt, trong khi đang ra sức vận động ngoại giao để ba người này được phóng thích.

    Đoạn phim truyền h́nh cho thấy hai trong số họ gồm một nam và một nữ, cùng với chiếc trực thăng Lynx bị đám người vũ trang trung thành với chính phủ cầm giữ hôm Chủ Nhật. Đoạn phim cũng trưng ra những vũ khí và dụng cụ bị cáo buộc là tịch thu được từ máy bay, gồm một súng đại liên, đạn dược, tiền mặt và một máy hội thoại hai chiều.

    Việc giữ ba TQLC thuộc một nước thành viên của NATO khiến khả năng can thiệp bằng quân sự từ bên ngoài trở nên khó khăn hơn, kể cả việc áp dụng biện pháp cấm bay để ngăn phi cơ của Kadhafi không thể bỏ bom quân phiến loạn. (T.P.)

    Tin NguoiViet Online

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Lực lượng Gaddafi nói thắng lớn ( ? )



    Các nhân chứng và quân nổi dậy nói rằng bốn thành phố mà lực lượng trung thành với đại tá Gaddafi rêu rao đă chiếm lại quyền kiểm soát, vẫn c̣n trong tay của quân nổi dậy.

    Các phái viên đài BBC có mặt tại Tobruk và Ras Lanuf xác nhận rằng cả hai thành phố này vẫn c̣n trong tay quân nổi dậy.

    Các cư dân địa phương và quân nổi dậy nói lực lượng chống Gaddafi vẫn kiểm soát hai thành phố Misrata và Zawiya.

    Các viên chức tại Tripoli nói rằng các tiếng súng nổ vào lúc rạng đông là để ăn mừng lực lượng trung thành với đại tá Gaddafi "đă chiếm lại" các thành phố này.

    Phái viên đài BBC Wyre Davies, hiện có mặt tại thủ đô Libya, nói rằng nhiều cư dân lúc đầu tưởng rằng các vụ chạm súng này là giữa phe chống và phe trung thành với lực lượng chính phủ.

    Các nguồn tin ghi nhận có xảy ra các vụ đụng độ sáng chủ nhật tại Bin Jawad, một thành phố nhỏ cách thành phố dầu quan trọng Ras Lanuf độ 50 cây số ở trung bộ nước Libya.

    'Nhẩy múa tại quảng trường'

    Thành phố Ras Lanuf – 160 cây số về phía đông của thành phố Sirte – đă bị quân nổi dậy chiếm hôm thứ Bảy.

    Ras Lanuf hiện dưới quyền kiểm soát của quân nổi dậy. Lực lượng trung thành với đại tá Gaddafi không chiếm được Ras Lanuf và cũng không đến gần thành phố này trong một chu vi 50 cây số từ khi bị quân nổi dậy chiếm vào tối thứ Bảy. Hiện nay, tôi có mặt tại trung tâm thành phố dầu hỏa này. Cơ xưởng lọc dầu, các ṭa nhà, các con đường hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của quân nổi dậy. Tôi thấy có một số xe hơi với các loại vơ khí pḥng không gắn trên mui. Trong vài phút qua, có hai chiếc phi cơ bay lượn trên bầu trời và các ổ súng pḥng không của quân nổi dậy đang cố nhắm vào chúng. Trong lúc này, trên con lộ chính chạy dọc theo bờ biển từ Ras Lanuf đến Bin Jawad có xảy ra các vụ chạm súng giữa lực lượng trung thành với Gaddafi và quân nổi dậy. Ras Lanuf, là một thành phố quan trọng không những v́ có có cơ xưởng lọc dầu chính, mà c̣n gần kề với thành phố Sirte, nơi đại tá Gaddafi chào đời. Nhiều người bên phía quân nổi dậy tin rằng nếu như Sirte thất thủ, th́ đại tá Gaddafi cũng lật nhào.
    Nick Springate BBC News, Ras Lanuf


    Phái viên BBC Nick Springate đă vào thành phố này ngày chủ nhật và xác nhận là thành phố này vẫn nằm trong tay quân nổi dậy và không có lực lượng trung thành với Gaddafi nào gần đó.

    Phái viên BBC Nick Springate trông thấy có phi cơ của chính phủ bay cao trên bầu trời và quân nổi dậy đang cố nhắm vào chúng.

    Các phái viên BBC khác có mặt trong thành phố Tobruk ở phía đông của Libya ghi nhận là không trông thấy lực lượng trung thành với Gaddafi tại đó.

    Về phía tây, tại thủ đô Tripoli, tiếng súng máy và súng hạng nặng đă vang lên khắp thành phố từ 0545 giờ sáng, giờ địa phương, (0345 GMT).

    Phát ngôn nhân chính phủ Musa Ibrahim nói rằng tiếng súng nổ là để ăn mừng v́ “lực lượng chính phủ trong 12 tiếng đồng hồ vừa qua đă dập tan các nhóm quân nổi dậy tại Ras Lanuf, Zawiya và Misrata."

    Phát ngôn nhân chính phủ nói rằng không hề có giao tranh đang tiếp diễn trong thành phố Tripoli.

    Tripoli từ lâu nay là cứ điểm của đại tá Gaddafi trong lúc ông đang cố tung ra các nỗ lực nhằm giành lại quyền kiểm soát đất nước từ tay quân nổi dậy mà đă chiếm phần lớn vùng phía đông của nước Libya cũng như một vài thành phố gần với thủ đô Tripoli tại mạn tây.

    Vào hôm thứ Bảy, cư dân tại thành phố Zawiya, cách thủ đô Tripoli 50 cây số về phía tây của Tripoli, nói rằng binh sĩ của đại tá Gaddafi đă bắn bừa băi vào thường dân trong lúc họ cố tái chiếm thành phố này.

    Tại cứ điểm Benghazi ở mạn đông của Libya, các quân nổi dậy đă thành lập một hội đồng dân tộc Libya gồm 30 người mà nay nói rằng họ mới chính là đại diện chân chính của dân tộc.

    Liên Hiệp Quốc ước lượng rằng có hơn 1000 người đă bị thiệt mạng trong vụ xáo trộn tại Libya cho tới nay.

    Tuần qua, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă chấp thuận các biện pháp nhằm khóa tài sản và cấm đại tá Gaddafi và gia đ́nh cùng các phụ tá được ra ngoại quốc.

    Nghị quyết này cũng muốn đưa đại tá Gaddafi và các phụ tá ra trước Ṭa Án Quốc Tế về tội trạng chống nhân loại.

    Tin BBC


    MỘT CHIẾC PHI CƠ BỊ BẮN HẠ Ở THÀNH PHỐ RAS LANUF

    Tin Ras Lanuf - Dân quân cách mạng Libya đă tập trung chung quanh xác một chiếc phi cơ ở thành phố Ras Lanuf. Kư giả cũng đă được đưa tới hiện trường. Bên cạnh xác phi cơ có 2 người chết, có lẽ là phi công của lực lượng ủng hộ Gaddafi. Một dân quân nói Gaddafi đă dùng phi cơ tấn công, nhưng dân quân với súng AK đă có thể bắn hạ chiếc phi cơ này.

    Theo phát ngôn viên của dân quân, chiếc phi cơ bị bắn hạ bằng súng pḥng không. Một dân quân tin tưởng anh ta đă bắn hạ chiếc phi cơ nói rằng anh ta là người dân sự, chưa từng dùng súng pḥng không và đây là lần sử dụng đầu tiên. Ngày hôm nay, quân đội của ông Gaddafi đă đẩy lui lực lượng dân quân tiến tới thành phố Sirte. Hàng chục chiếc xe chở dân quân với vũ khí nặng đă tới thành phố Ras Lanuf. Lực lượng trung thành với ông Gaddafi tuyên bố họ đă bắn hạ một chiếc trực thăng. Ngày hôm nay, chính phủ Gaddafi tuyên bố đang truy đuổi dân quân cách mạng đă chiếm miền Đông buộc dân quân cách mạng phải rút về thành phố Benghazi.

    T̀NH H̀NH CỔNG BIÊN GIỚI RAS JDIR TRONG SÁNG NAY

    Tin Ras Jdir - Công nhân ngoại quốc làm việc ở Libya đang tiếp tục đi tới biên giới Tunisia. Con số người di tản tới cổng biên giới Ras Jdir nằm phía Tây, cách thủ đô Tripoli 2 giờ lái xe đă lên con số trên 100,000 vào ngày thứ Năm vừa qua. Hiện không có ước tính chính thức để biết có bao nhiêu người trong số 1.5 triệu di dân lao động ở Libya đă rời khỏi nước này trong 2 tuần qua. Cuộc không vận quốc tế đang tiến hành để giúp làm giảm con số người bị kẹt tại trại chuyển tiếp Ras Jdir. Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc đă thiết lập khu trại lều vải để đón nhận người di tản.

    Tại đây cũng đă thiết lập một bệnh xá để khám bệnh những người mới tới để biết họ có bị bệnh truyền nhiễm hay không, điều trị cho những người bị bệnh hay bị thương. Bác sĩ Ben Makhlof nói nhân viên y tế đang có mặt, thuốc men đầy đủ, cho tới nay chưa thấy có người bị bệnh nặng hay có người chết. Một đám đông người Ghana đang c̣n kẹt trong trại chuyển tiếp đang kêu gọi giúp đỡ họ về nước. Một người Ghana di tản nói ông ta thấy quân đội Libya đang chuẩn bị chiến tranh. T́nh h́nh ở Tripoli rất nguy hiểm. Dân chúng phải ở trong nhà v́ không biết giao tranh xảy ra lúc nào. Theo các nhóm thiện nguyện quốc tế, lực lượng trung thành của ông Gaddafi đang kiểm soát những con đường đi tới biên giới Tunisia và Ai Cập cho nên công nhân ngoại quốc đang đổi hướng và đang đi tới biên giới Algeria.

    Tin Tổng Hợp
    Last edited by Tigon; 07-03-2011 at 09:11 AM.

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Quân Gaddafi đẩy mạnh tấn công

    Các phái viên của đài BBC hiện có mặt tại Libya nói rằng quân nổi dậy phải đối phó với sức chống cự càng lúc càng tăng của lực lượng trung thành với Đại tá Gaddafi trong lúc họ đang rời cứ điểm Benghazi của họ ở mạn đông để tiến về mạn tây.
    Cư dân đă trốn khỏi thành phố cảng dầu Ras Lanuf v́ sợ quân chính phủ sẽ tấn công.

    Trong lúc đó, đại tá Gaddafi đă cáo buộc truyền thông quốc tế là bóp méo sự thật và ông cũng cáo buộc quốc tế là can thiệp vào nội t́nh của nước Libya.

    Hôm chủ nhật, quân nổi dậy đă rút khỏi thành phố Bin Jawad, cách cảng dầu Ras Lanuf khoảng 50 cây số về hướng đông, nơi phái viên của đài chúng tôi đă tận mắt trông thấy một chiến đấu cơ của chính phủ Libya ném bom xuống quân nổi dậy.

    Phái viên đài chúng tôi nói rằng quân chính phủ hiện nay đang chặn các con lộ ra vào thành phố Bin Jawad, mà nghe nói đă rơi vào tay của quân chính phủ.

    Liên Hiệp Quốc nói rằng Libya đă đồng ư để cho một phái đoàn của tổ chức đến tận nơi để đánh giá t́nh h́nh cứu trợ tại nước này.

    Theo dự trù, phái đoàn này sẽ đến làm việc tại thủ đô Tripoli, nhưng viên chức điều phối công tác cứu trợ của LHQ, bà Valerie Amos nói rằng bà muốn phái đoàn đến thành phố Misrata, nơi đă diễn ra các trận giao tranh ác liệt nhất giữa quân chính phủ và quân nổi đậy.

    Đại tá Gaddafi đă xuất hiện trên đài truyền h́nh của Pháp để nói rằng Libya là đối tác với phương Tây trong công cuộc chiến đấu chống lại khủng bố quốc tế và ngăn di dân bất hợp pháp vào Âu châu

    T́nh h́nh quân sự chính xác tại Libya vẫn khó biết. Nhưng các vụ chạm súng ở các thị trấn quan trọng ở cả miền đông và miền tây đất nước làm quốc tế lo ngại chiến tranh có thể tiếp tục, thậm chí lên cao, mà không phe nào chiếm được thế thắng.

    Chính điều này đang tạo ra sức ép với Washington và các đại cường.

    Hồi cuối tuần chính quyền tổng thống Obama nhận được nhiều cuộc gọi đ̣i có thái độ cứng rắn hơn như áp đặt vùng cấm bay, thậm chí thả vũ khí xuống cho các nhóm đối lập.

    Nato cũng đang cân nhắc lựa chọn, nhưng với sự ngần ngừ rơ rệt.

    Phương Tây vẫn đang cố t́m hiểu thực ra phe đối lập là ai và họ đại diện cho điều ǵ.

    Dường như thế giới bên ngoài cũng đă đánh giá sai tiến độ các sự kiện tại Libya.

    Một loạt các lệnh trừng phạt, áp đặt ngoại giao và đưa ra Ṭa án H́nh sự Quốc tế dựa trên giả định rằng lănh đạo Libya, Đại tá Gaddafi, sẽ phải ra đi nhanh chóng.

    Nhưng việc ông ta đang chiến đấu đặt ra khả năng một cuộc xung đột kéo dài mà không bên nào chiến thắng.

    Trong khi đó, t́nh cảnh nhân đạo sẽ càng trở nên tồi tệ hơn và lời kêu gọi nước ngoài can thiệp có thể càng nhiều hơn.




    Quân nổi dậy ở gần Bin Jawad

  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đánh giá thế trận tại Libya


    Trong những ngày qua, nhiều người cảm thấy bối rối về việc làm sao mà các nhóm đối lập, được trang bị nghèo nàn và không thống nhất với nhau, lại có thể đẩy lui được sức tấn công của các lực lượng đặc biệt của Đại tá Muammar Gaddafi.


    Các lực lượng của ông Gaddafi đă dùng không lực tiến hành oanh tạc và đă triển khai các cuộc tấn công với sự yểm trợ của pháo binh ở quanh khu vực Tripoli cũng như ở miền đông nước này.

    Các nhóm này, vốn đă quyết đứng tách biệt khỏi chế độ, chính là các thành phần mà Đại tá Gaddafi đánh giá là không trung thành với ông và do đó đă triệt hạ từ hàng thập niên trước, đặc biệt là sau âm mưu đảo chính năm 1993, khi các phần tử trong quân đội Libya thực hiện cuộc ám sát bất thành.

    Vậy tại sao là Đại tá Gaddafi không thể biến ưu thế hơn người, hơn vũ khí của ḿnh thành một đ̣n đánh mang tính quyết định?

    Thật khó để có được bức tranh toàn cảnh về những ǵ đang xảy ra ở Libya, nhất là v́ mỗi bên đều có cái ǵ đó để vẽ ra bức tranh ḿnh đang thành công.

    Một số cuộc đụng độ chỉ dừng lại ở mức va chạm nho nhỏ, và hiện người ta không thể biết một cách chính xác các con số của bên quân đội.

    Nhưng cũng có một số manh mối dựa trên sự logic của chiến lược quân sự.

    Nhà lư luận nổi tiếng về chiến tranh của Phổ, Carl von Clausewitz, đă đưa ra hai quan sát quan trọng trong tác phẩm kinh điển của ḿnh hồi thế kỷ thứ 19, "Trong Cuộc Chiến".

    Đầu tiên, ông lập luận rằng "pḥng ngự là h́nh thức duy tŕ thế cân bằng chiến tranh một cách mạnh mẽ hơn". Về cơ bản, điều đó có nghĩa là giữ thành th́ dễ hơn là chiếm thành.

    T́nh h́nh đô thị

    Ngay cả ở các thành phố do phe đối lập nắm giữ nằm gần Tripoli do chính phủ kiểm soát, gồm Zawiya và Misrata, từng làn sóng các cuộc tấn công của chính phủ đă bị phe phiến quân có tổ chức chặn lại một cách quyết liệt.

    Lợi thế tại các đô thị có vẻ như nghiêng về phía các phiến quân nhiều hơn.

    Bom tự tạo có thể được ném ra từ các mái nhà.

    Mặc dù phe chính phủ tỏ ra bất lực ở phía đông, nhưng các lực lượng vô tổ chức của phe phiến quân cũng không mấy hy vọng trong việc đem hàng ngàn lính tay mơ vượt quăng đường chừng 800km tới nơi, qua những địa h́nh khó khăn.
    Những người tấn công phải di chuyển thông qua các các điểm nhất định, cho nên những người pḥng thủ có thể lo chuẩn bị công sự và tập trung lực lượng.

    Thứ hai, các quân đội thường phải dựa vào "các đường dây liên lạc" - các ngả mà phe tấn công cần có để kết nối với căn cứ của ḿnh.

    Clausewitz lập luận rằng những ngả này càng trở nên dàn trải hơn khi phe tấn công tiến xa hơn, làm suy giảm uy lực của vũ khí và làm tinh thần chiến đấu của binh lính đi xuống.

    Tại thành phố dầu lửa có tầm chiến lược Brega, nơi chính phủ đă bị đánh bại trong một trận chiến quan trọng cuối tuần trước, các lực lượng của Đại tá Gaddafi đă tiến hàng trăm km từ thị trấn Sirte.

    Về phần ḿnh, quân tiếp viện cho phe đối lập từ Ajdabiya chỉ phải di chuyển với một khoảng cách ngắn hơn nhiều.

    Điều quan trọng cần lưu ư rằng những điểm này được áp dụng tương tự cho cả chính quyền hiện hành lẫn phe phiến quân.

    Mặc dù phe chính phủ tỏ ra bất lực ở phía đông, nhưng các lực lượng vô tổ chức của phe phiến quân cũng không mấy hy vọng trong việc đem hàng ngàn lính tay mơ vượt quăng đường chừng 800km tới nơi, qua những địa h́nh khó khăn.

    Thứ ba, những ǵ mà các nhà phân tích quân sự gọi là "tương quan lực lượng" th́ không có vẻ ǵ giống với những ǵ người ta nh́n thấy.

    Phe đối lập nay không c̣n là những người biểu t́nh tay không tấc sắt nữa.

    Các thiết bị vũ khí đă được đưa đến Brega, từ vũ khí chống máy bay trở đi, và chúng đă giúp bảo vệ được Benghazi khỏi các cuộc tấn công của chiến đấu cơ từ phe chính phủ.

    Tự vệ

    Tại Ajdabiya, các lực lượng đối lập đă chiếm được xe tăng từ các đơn vị quân đội đào ngũ, và đă lấy được các hỏa tiễn vác vai.



    Tuy hoạt động nhỏ lẻ nhưng các nhóm phiến quân Libya tỏ ra rất hiệu quả trong việc kháng cự quân chính phủ.


    Đây là các loại vũ khí không phức tạp, hiện đại bằng vũ khí của chính phủ, và có lẽ những người sử dụng cũng chưa qua đào tạo cơ bản.

    Tuy nhiên, chúng đủ sức bảo vệ phần nào cho các lực lượng phiến quân.

    Sự thực là phe đối lập tuy bị chia rẽ bởi sự trung thành bộ lạc và các phán đoán chính trị khác nhau, cho nên không tính tới chuyện hợp nhất thành một lực lượng quân sự chung.

    Nhưng cuộc chiến ở Brega đă chứng tỏ khả năng đầy ấn tượng của các đơn vị nhỏ lẻ riêng rẽ nhưng cùng tiến hành tấn công quân sự một cách tự phát.

    Các sĩ quan cao cấp đào ngũ chính là mắt xích quan trọng trong việc tổ chức quân sự, và dần dần xây dựng lên một hệ thống hoạt động có phối hợp chặt chẽ hơn. Đó cũng chính là các mô h́nh từng được áp dụng trong các cuộc nội chiến trước đây.

    Và cuối cùng, sức mạnh của lực lượng không quân đă không ghê gớm như người ta từng tưởng.

    Mặc dù Đại tá Gaddafi vẫn c̣n có khả năng và vẫn rất sẵn sàng gây thương vong nặng nề cho cả các phiến quân lẫn những người không tham chiến - tên lửa đă được nă vào những người pḥng ngự ở Brega - nhưng ông ta không dễ ǵ sử dụng hỏa lực trên không để tiếp tục theo đuổi các mục tiêu chiến lược của ḿnh.

    Dai dẳng nhưng thiếu chính xác, các cuộc ném bom xuống kho vũ khí tại Ajdabiya đă không mấy thành công trong việc đạt mục đích.

    Bắn súng từ máy bay trực thăng xuống có lẽ sẽ chính xác hơn, nhưng lại cũng nhiều nguy cơ bị hỏa lực từ mặt đất bắn hạ hơn.

    Tất nhiên, các lực lượng đối lập ở địa h́nh trống trải gặp nhiều nguy cơ hơn so với các lực lượng ở đô thị.

    Điều này chỉ càng cho thấy rơ sự khó khăn mà các phiến quân muốn đánh vào Tripoli có thể vấp phải, nếu như không có vùng cấm bay được tuyên bố.

    Hiện nay, cuộc nội chiến đang tỏ ra cân bằng thế trận giữa hai bên.

    Đại tá Gaddafi giữ được nguồn thu nhập từ dầu lửa và ḷng trung thành của lữ đoàn tinh nhuệ, và ông sẽ cảm thấy yên tâm trước lời cảnh cáo mạnh mẽ từ Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates hồi tuần trước, ngỏ ư phản đối sự can thiệp quân sự.

    Đồng thời, sự nắm giữ của Đại tá Gaddafi tại Tripoli trở nên mong manh.

    Ông đă không giữ được các khu vực khai thác dầu ở phía đông, và các lệnh trừng phạt, rơ ràng sẽ khiến cho thế bế tắc càng kéo dài thêm.

    Bài viết trên của Shashank Joshi, thuộc Royal United Services Institute (RUSI), một tổ chức nghiên cứu quốc pḥng ở London, và là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard.

    Theo BBC

  5. #25
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    'Không còn người Việt ở Libya'



    Hơn 10.000 lao động Việt đã ra khỏi Libya


    Cục Quản lý Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội nói từ 06/03 đã đưa hết công nhân Việt ra khỏi Libya.

    Ông Nguyễn Xuân Tạo, Phó trưởng pḥng Quản lư Lao động của cơ quan này, được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời cho hay toàn bộ 10.334 lao động Việt Nam tại Libya "đă ra khỏi biên giới nước này và hiện đang tập kết tại các nước lân cận".

    Ông Tạo liệt kê: 1.200 người hiện đang tạm trú tại Tunisia, 650 người tại Thổ Nhĩ Kỳ; 292 người tại Algeria; 150 người tại Hy Lạp và 65 người vừa nhập cảnh Ai Cập.

    Số lao động Việt Nam sơ tán sang Malta đă được chuyển về nước. Tổng số công nhân đã hồi hương từ Libya là hơn 7.200 người.

    Ngoài ra, TTXVN cho hay một chuyến tàu biển chở 1.177 lao động Việt Nam cũng đang trên đường từ cảng Benghazi của Libya về cảng Hải Pḥng, dự tính tới nơi vào ngày 15/03.

    Chính phủ Việt Nam đã điều nhiều chuyến chuyên cơ của hãng Hàng không Việt Nam để chở công nhân Việt về nước, mỗi chuyến từ 200-300 người.

    Vào thứ Ba 08/03, chuyến bay thứ 10 mang số hiệu VN8686 sẽ rời Nội Bài tới Djerba, Tunisia, để đón thêm người Việt trở về. Dự tính máy bay này sẽ hạ cánh tại Nội Bài vào sáng thứ Tư.

    Đây là chuyến bay hoàn tất chiến dịch cầu hàng không lớn nhất từ trước đến nay để đưa người lao động Việt từ biên giới với Libya về nước.

    Qua cầu hàng không này, Vietnam Airlines đưa tổng cộng hơn 3.000 lao động tại Libya về Việt Nam qua các ngả Cairo (Ai Cập), Djerba (Tunisia) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

    Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc cũng loan báo đã đưa hết trên 30.000 công nhân của họ ra khỏi Libya, trong khi giao tranh tiếp diễn tại quốc gia Bắc Phi này.

    Hành động của Việt Nam và Trung Quốc được cho là khá nhanh gọn, trong khi một số quốc gia khác ở Nam Á cũng có lao động tại Libya bị chỉ trích là lúng túng trong điều hành việc hồi hương công nhân.

    Theo BBC

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tuyên truyền qua lại về t́nh h́nh Libya



    Những người thuộc lực lượng chống ông Gadhafi chạy tránh nơi bị
    phi cơ chiến đấu không kích trong thị trấn Ras Lanouf



    Phe nổi dậy tại Libya phản công lực lượng ủng hộ ông Gadhafi tại Bin Jawwad và Ras Lanuf, hai thị trấn được xem là mặt trận chính trong vài ngày qua. Tin tức tại hai nơi này liên tục thay đổi.

    Những người thuộc lực lượng chống ông Gadhafi chạy tránh nơi bị phi cơ chiến đấu không kích trong thị trấn Ras Lanouf

    Những người có mặt tại chỗ nói rằng hôm thứ Hai họ nh́n thấy máy bay của chính phủ Libya đánh vào các vị trí xung quanh cảng dầu Ras Lanuf.

    Trước đó, người dân ở cảng dầu này đă bỏ chạy v́ nghĩ rằng trước sau ǵ lực lượng thân Gadhafi cũng tấn công cảng, sau khi đă tấn công các thành phố khác đang trong tay phe nổi dậy.
    Ông Khaled Sayeh, một người được xem là thuộc nhóm thẩm quyền nổi dậy đang quản lư thành phố Benghazi nh́n nhận lực lượng nổi dậy phải rút khỏi Bin Jawwad hôm Chủ nhật. Ông đưa ra lời giải thích mà nếu đúng th́ quả đáng gây sốc:

    “Lực lượng thân Gadhafi đă sử dụng phụ nữ và trẻ em tại thị trấn làm bia đỡ đạn, do đó phe nổi dậy chúng tôi buộc ḷng phải rút lui.”

    Sử dụng thường dân làm bia đỡ đạn được kể là phạm tội ác chiến tranh, và tố giác của ông Sayeh không phải là lần đầu được nghe trong cuộc nổi dậy ở Libya.

    Trong khi đó, lănh tụ Moammar Gadhafi nhắc đi nhắc lại chuyện al-Qaida xúi giục nổi dậy, đầu độc người Libya để gây ra xáo trộn.

    Trả lời phỏng vấn với mạng lưới truyền thông France 24 của Pháp, ông Gadhafi trách cứ giới truyền thông phương Tây làm ngơ trước sự kiện chính phủ ông được nhân dân Libya ủng hộ rộng răi.

    Lời trách cứ này hơi khó tin, v́ phân nửa nước Libya đang nằm trong tay quân nổi dậy. Nhưng ít ra lời rêu rao này cũng đỡ hơn lời rêu rao của ông Abdel Fattah Younis, một Bộ trưởng Nội vụ bây giờ đi theo phe nổi dậy. Ông này nói rằng quân nổi dậy đă làm chủ 90% lănh thổ.

    Hôm thứ Hai, cựu Thủ tướng Jadallah Azous al Talhi kêu gọi lănh đạo phe nổi dậy đang chiếm cứ miền Đông hăy đối thoại với chính phủ, ông nói rằng cần phải trao đổi cởi mở để chấm dứt bạo lực.

    VOA

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Mỹ, Anh chuẩn bị các giải pháp về Libya

    09-03-2011 03:21




    Tổng thống Obama và Thủ tướng Cameron đồng ư mục tiêu là phải chấm dứt bạo động và nhà lănh đạo Gadhafi rời khỏi quyền hành .



    Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đồng ư lập kế hoạch rộng lớn để trong trường hợp cần đối phó với vấn đề Libya bao gồm cấm vận vũ khí, vùng cấm bay, cứu trợ nhân đạo và theo dơi.

    Ṭa Bạch Ốc nói hai nhà lănh đạo đă nói chuyện bằng điện thoại hôm thứ Ba, đồng ư mục tiêu chung tại Libya phải là chấm dứt bạo động và nhà lănh đạo Gadhafi phải rời khỏi quyền hành càng sớm càng tốt. Càng ngày càng có nhiều lời kêu gọi của quốc tế thiết lập một vùng cấm máy bay trong khi những lực lượng trung thành với ông Gadhafi tấn công quân nổi dậy bằng không kích. Con số tử vong ước lượng từ hàng trăm đến hàng ngàn người.

    Washington ít nhiệt tâm hơn so với một số đồng minh, và các giới chức cao cấp quân sự Mỹ nói vùng cấm máy bay đ̣i hỏi phải oanh kích lực lượng pḥng không của Libya. Anh và Pháp đă soạn thảo một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để có thể đưa ra sớm nhất trong tuần này.

    Trong một diễn biến khác, Thông tấn xă Reuters loan báo hai thành viên của Hội đồng quốc gia đối lập Libya mưu t́m sự ủng hộ cho chính quyền của quân nổi dậy đă gặp người đứng đầu ngoại giao EU Catherine Ashton tại Strasbourg hôm thứ Ba.

    Một Phát ngôn viên của bà Ashton nói cuộc gặp của bà với ông Ali al-Esawi, Bộ trưởng ngoại giao của Hội đồng lâm thời có trụ sở tại Benghazi và ông Mahmoud Jebril, người đứng đầu Ủy ban khủng hoảng của tổ chức này không phải là một sự ủng hộ.

    Hai người này sẽ đi Paris vào ngày thứ Tư để thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Alain Juppe, trước khi đến Brussels để gặp các Bộ trưởng Ngoại giao khác và các quan chức EU.



    Hội Đồng Bảo An thảo luận về vùng cấm máy bay tại Libya

    Tại Liên Hiệp Quốc, Anh và Pháp đă soạn thảo một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An về vùng cấm máy bay tại Libya. Trong khi các nhà ngoại giao nói chưa có văn kiện chính thức nào được luân lưu, các cuộc thảo luận đang được tiến hành sau hậu trường giữa các nước thành viên của hội đồng.




    H́nh: AP - Ông Lynn Pascoe, một viên chức chính trị cao cấp của Liên Hiệp Quốc, thuyết tŕnh trước Hội đồng Bảo an về t́nh h́nh ở Libya



    Các nhà ngoại giao Anh nói công việc của họ về một nghị quyết vùng cấm máy bay tại Libya là một kế hoạch để đối phó với những bất ngờ trong khi chuẩn bị cho tất cả những ǵ có thể xảy ra tại Libya nơi các tay súng chống chính phủ đang giao chiến đẫm máu với những lực lượng trung thành với nhà lănh đạo Moammar Gadhafi.

    Hôm thứ Ba, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được ông Lynn Pascoe, một viên chức chính trị cao cấp của Liên Hiệp Quốc thuyết tŕnh khi ông vừa trở về từ vùng này. Ông Pascoe nói với các phóng viên sau phiên họp:

    “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đang chú ư theo dơi t́nh h́nh tại đây với những lo ngại. Chúng ta thấy chiến trận đang xảy ra, những khó khăn của người dân thoát ra khỏi vùng này hiện nay, những hành động rơ ràng chống lại người dân ở đây, tại Tripoli và những thành phố khác. Đây là một mối quan tâm to lớn của chúng ta tại văn pḥng Tổng Thư Kư cũng như tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.”

    Được hỏi liệu ông Tổng Thư Kư Liên Hiệp Quốc có ủng hộ vùng cấm máy bay hay không, ông Pascoe nói đây là quyết định của Hội Đồng Bảo An chứ không phải của ông Tổng Thư Kư. Tuy nhiên một nghị quyết thiết lập một vùng cấm máy bay trong đó một số loại máy bay, nhất là máy bay quân sự bị cấm bay vào có thể gặp trở ngại không thể được đưa ra thảo luận giữa 15 thành viên của hội đồng. Những thành viên có quyền phủ quyết như Nga và Trung Quốc từ trước tới nay không muốn can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác và có thể có những dè dặt nghiêm trọng về việc ủng hộ một biện pháp như vậy.

    Tại Hoa Kỳ về ư kiến khác nhau về biện pháp này trong đó một số đại biểu Quốc hội kêu gọi ủng hộ, trong khi một số khác cho rằng khó thực thi. Ngay cả hai quốc gia soạn thảo nghị quyết cũng nói cần phải có những diễn biến thúc đẩy rơ rệt mới đưa nghị quyết ra hội đồng biểu quyết, như việc tàn sát thường dân hay là những h́nh thức vi phạm nhân quyền trầm trọng và có hệ thống. Đại sứ Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc Hardeep Singh Puri, thành viên không thường trực của Hội đồng nói một biện pháp như vậy cần đến sự ủng hộ trong vùng. Đại sứ Singh nói:

    “Không những cần sự ủng hộ của Liên đoàn Ả Rập nhưng cũng cần phải t́m xem quan điểm của Liên Hiệp Châu Phi như thế nào. Nghị quyết 1970 chỉ mới có vài ngày và chúng ta muốn thấy nghị quyết 1970 được thực thi đầy đủ và muốn t́m hiểu xem những quốc gia trong vùng nh́n vấn đề như thế nào rồi sau đó hội đồng mới đưa ra một quan điểm được xem xét trước.”

    Đại sứ Đức Peter Wittig nói chính phủ ông muốn thấy có những áp lực chính trị đặt vào chính phủ Gadhafi với những chế tài thêm nữa vượt quá việc cấm du hành, phong tỏa tài sản, cấm vận vũ khí và đưa ra Ṭa án H́nh sự Quốc tế như Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép trong tháng trước.

    Ông nói thêm là hội đồng đă thảo luận những biện pháp vượt quá những chế tài này, nhưng những cuộc thảo luận này chỉ mới ở giai đoạn sơ khởi mà thôi. Các nhà ngoại giao tại hội đồng nói chưa có một bản dự thảo chính thức được luân lưu và chưa có một thời biểu rơ rệt để làm việc này, Tất cả những hành động xa hơn nữa tại hội đồng tùy thuộc phần lớn vào t́nh h́nh tại chỗ biến chuyển như thế nào ở Libya.

    Nguồn VOA

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Libya: Quân chính phủ phản công



    Cảng dầu khí Ras Lanuf bị chiến đấu cơ ném bom.


    Lực lượng thân Gaddafi đă mở các cuộc tấn công ác liệt nhắm vào phiến quân tại Zawiya, nguồn tin từ thị trấn cho hay.

    Khoảng 50 xe tăng và 120 xe tải nhẹ mở ba mũi tấn công vào thị trấn do phiến quân kiểm soát, cách thủ đô Tripoli 50km về phía Tây.

    Một nguồn tin từ thị trấn cho đài BBC hay: "Tôi không biết bao nhiêu người chết. Họ đă phá nát Zawiya."

    Tại những nơi khác, chiến đấu cơ bắn hỏa tiễn vào khu dân cư, vào vị trí cố thủ của phiến quân tại cảng dầu Ras Lanuf.

    Phiến quân cho hay họ từ chối đề nghị thương thảo về một lối thoát cho ông Gaddafi, với đề nghị đến từ quan chức chính phủ.

    Luật sư từ Tripoli đồng ư làm trung gian ḥa giải giữa hai phía, cựu Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdel Jalil, hiện đang là chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia, tổ chức đối lập, cho hăng tin AFP hay.

    Trong quá khứ, Đại tá Gaddafi đă khước từ việc chuyển giao quyền lực. Ông nói rằng ông không có chức vụ chính thức, như vậy rất khó để từ chức.



    Tin BBC
    Last edited by Tigon; 09-03-2011 at 09:42 PM.

  9. #29
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Gaddafi 'không sợ khu cấm bay'

    Lãnh đạo Libya, Đại tá Muammar Gaddafi nếu toàn dân sẽ vũ trang nếu các nước phương Tây hay Liên hiệp quốc áp đặt khu vực cấm bay mà phe nổi dậy cũng kêu gọi.

    Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ, ông nói khu vực cấm bay cho thấy mục tiêu tối hậu là để cướp lấy dầu của Libya.

    "Nếu họ quyết định như vậy thì có lợi cho Libya, vì người dân Libya sẽ thấy sự thật là họ muốn kiểm soát Libya và cướp dầu của nhân dân," ông Gaddafi phát biểu trên đài TRT TV.

    "Khi đó nhân dân Libya sẽ vũ trang để chống lại họ,'' ông nói.

    Hoa Kỳ nói quyết định mở khu vực cấm bay trên bầu trời Libya là do Liên hiệp quốc.

    Hơn 1.000 người được biết đã thiệt mạng kể từ khi có các cuộc nổi dậy cách đây ba tuần. Khoảng 212.000 người, đa số là lao động nước ngoài đã tản cư, theo ước đoán của Liên hiệp quốc.

    Các lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã pháo kích thị trấn Zawiya, tìm cách kiểm soát khu phố chính.

    Phản công

    Hôm thứ Ba lực lượng thân Gaddafi đã oanh kích cảng dầu Ras Lanuf đang nằm trong tay phe nổi dậy. Máy bay ném bom và bắn rocket xuống gần các cứ điểm của phe nổi dậy nhưng không có tin về thương vong.

    Họ cũng đă mở các cuộc tấn công ác liệt nhắm vào phiến quân tại Zawiya, nguồn tin từ thị trấn cho hay.

    Khoảng 50 xe tăng và 120 xe tải nhẹ mở ba mũi tấn công vào thị trấn do phiến quân kiểm soát, cách thủ đô Tripoli 50km về phía Tây.

    Một nguồn tin từ thị trấn cho đài BBC hay: "Tôi không biết bao nhiêu người chết. Họ đă phá nát Zawiya."

    Tại những nơi khác, chiến đấu cơ bắn rocket vào khu dân cư, vào vị trí cố thủ của phiến quân tại cảng dầu Ras Lanuf.

    Phiến quân cho hay họ từ chối đề nghị thương thảo về một lối thoát cho ông Gaddafi, với đề nghị đến từ quan chức chính phủ.



    Xe tăng của quân đội thân với Đại tá Gaddafi tại Zawiya.

    Luật sư từ Tripoli đồng ư làm trung gian ḥa giải giữa hai phía, cựu Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdel Jalil, hiện đang là chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia, tổ chức đối lập, cho hăng tin AFP hay.

    Trong quá khứ, Đại tá Gaddafi đă khước từ việc chuyển giao quyền lực. Ông nói rằng ông không có chức vụ chính thức, như vậy rất khó để từ chức.

    Một số diễn biến mới:

    Trưởng Cao ủy LHQ về người tỵ nạn, Antonio Guterres cho hay t́nh h́nh biên giới giữa Tunisia và Libya hiện đang được kiểm soát. Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Libya bắt đầu, 110.000 người t́m cách thoát khỏi Libya qua ngả biên giới.

    Ngoại trưởng Anh William Hague nói vùng cấm bay tại Libya là khả năng hiện thực. Tuy nhiên ư tưởng này cần được quốc tế hậu thuẫn. Và dựa trên cơ sở pháp lư. Ông Hague nói thêm Anh và Pháp hiện đang soạn thảo một nghị quyết cho LHQ để "pḥng hờ."

    Truyền h́nh nhà nước Libya công bố đoạn phim mà họ cho là lời thú tội từ phiến quân bị bắt tại Bin Jawad. Những người bị bịt mắt và cột tay nói rằng họ được "thuyết phục" giao tranh. Một người nói rằng hành động của ông "đă gây hại cho bản thân và cho Libya".

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và thủ tướng Anh David Cameron đă điện đàm, hai người đồng ư về "mục tiêu chung tại Libya" đó là chấm dứt bạo lực và Muammar Gaddafi phải từ bỏ quyền lực.

    Nato cho hay họ tăng cường do thám Libya từ trên không, với máy bay mang theo radar thực hiện tuần tra 24 giờ trong ngày.

    Phía quân trung thành với Đại tá Gaddafi tin rằng họ đang thu được các thắng lợi đáng kể, củng cố các vùng đang kiểm soát tại phía Tây Libya, theo phái viên BBC Wyre Davies từ Tripoli.

    Tin BBC

  10. #30
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Gaddafi tái tục tấn công phe nổi dậy



    Phi cơ chiến đấu của Libya vừa thực hiện các cuộc không tập thêm nữa vào thị trấn do phiến công nắm quyền kiểm soát Ras Lanuf ở mạn đông, vào khi lực lượng của Đại tá Gaddafi tiếp tục phản công.



    Các nhân chứng nói rằng ít nhất 4 trái bom đă rơi xuống thị trấn dầu lửa chiến lược này trong ngày phản công thứ hai. Chưa có tin về thương vong, nhưng ít nhất một căn nhà đă bị phá hủy.



    Phiến quân, vốn chiếm giữ Ras Lanuf hôm thứ Sáu, đă nổ súng đáp lại nhưng họ không được trang bị vũ khí mạnh như lực lượng ủng hộ ông Gaddafi.



    Ras Lanuf vẫn là một trong những chiến trận chính tại Libya. Ở miền tây, thị trấn Zawiya và Misrata do phiến quân nắm giữ được nói là vẫn bị những người trung thành với Đại tá Gaddafi bao vây. Hôm thứ Hai, chính phủ đă chiếm lại Bin Jawad, gần Ras Lanuf.



    Phe phiến quân được tin đă từ chối một đề nghị hội đàm với lănh tụ Libya.



    Khoảng 200.000 người đă bỏ chạy trước t́nh trạng bạo động tại Libya, mà nay đă sang tới tuần thứ ba, theo LHQ cho biết. Hàng ngàn người khác đang cố t́m cách chạy sang Ai Cập hoặc Tunisia.



    Các cơ quan cứu trợ vừa tiến hành hoạt động cứu trợ khẩn cấp để cung cấp thức ăn và nước uống cho người tị nạn.



    Một tuyên bố của chính phủ nói những người ủng hộ ông Gaddafi đă bắn chỉ thiên để ăn mừng những thắng lợi đáng kể ở các khu vực khác của quân chính phủ ở nước này - bác bỏ là cuộc chiến vẫn đang diễn ra.



    Phóng viên BBC tại Tripoli cho biết không thể xác minh được ai đang nổ súng. Có những nhóm nhỏ người nổi dậy tại thủ đô và có lẽ đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ chuẩn bị tấn công ông Gaddafi ngay tại sân sau của ông.
    Last edited by Tigon; 09-03-2011 at 10:28 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 12
    Last Post: 16-12-2011, 11:53 AM
  2. Những diễn biến đang xảy ra ở Libya
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 203
    Last Post: 23-11-2011, 02:46 AM
  3. Replies: 17
    Last Post: 23-10-2011, 03:54 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 24-02-2011, 05:10 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 07-02-2011, 07:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •