Hồi kư -Tiểu đoàn 4 TQLC Ḱnh Ngư vào những năm tháng sau cùng!
Mũ xanh Phạm văn Tiền F/20
Khi nhắc tới Tiểu đoàn 4 TQLC là người ta nghĩ ngay đến trận đánh B́nh Giă, cũng như Tiểu đoàn 5 gắn liền với trận Mộ Đức, Quảng Ngăi, và Tiểu đoàn 2 với trận phản phục kích tại quận Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Đây là những trận đánh lịch sử của QLVNCH. Toàn thể các vị Tiểu đoàn trưởng đều đă hy sinh cùng hầu hết các sĩ quan Tham mưu trong đơn vị.
Trận B́nh Giă xảy ra vào những ngày cuối tháng 12-1964 khi khóa 19 Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt vừa mới ra trường. Có 5 tân sĩ quan về đơn vị mới, th́ 2 đă bị thương năng, và 2 tử trận. Đặc biệt sự hy sinh đáng tiếc của Thủ khoa Vơ Thành Kháng và Niên trưởng Nguyễn Hùng là một mất mát vô cùng lớn lao cho QLVNCH, những người con yêu tổ quốc, đă được rèn luyện công phu suốt nhiều năm trời dưới mái trường Vơ bị. Niên trưởng Trần Ngọc Ṭan Đại đội trưởng khóa 16 Đà Lạt cũng đă bị thương rất nặng, thất lạc trong rừng sâu nhiều ngày và sự sống c̣n là điều rất may mắn, hy hữu.
Ngày xưa các thẩm quyền thường gọi Tiểu đoàn 4 là Tiểu đoàn Hoàng-Gia, trong những lúc trà dư tửu hậu.Tuy đây chỉ là lời nói đùa nhưng nh́n chung th́ cũng có phần hữu lư, v́ đơn vị nầy đă từng được chỉ huy bởi các Đại bàng Lạng Sơn và Tango, 2 vị Trưởng và Phó Tư Lệnh Sư Đoàn. Phần đông các sĩ quan chỉ huy xuất sắc, ṇng cốt trong Binh chủng cũng đă xuất thân từ Tiểu đoàn nầy. Nhắc lại chuyện xưa chẳng qua là dip để nhớ lại những kỷ niệm của một thời để thương và để nhớ, một giai đoạn lịch sử vàng son nhất của người lính Mũ xanh sát Cộng QLVNCH.
Vào những ngày tháng Ba buồn thảm hàng năm, để tưởng nhớ tất cả các chiến sĩ QLVNCH thuộc mọi Binh Chủng đă nằm xuống một cách thật oan uổng, trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến tại bờ Nam cửa biển Thuận An, đặc biệt nhất là các chiến hữu Mũ xanh Ḱnh Ngư Tiểu đoàn 4 TQLC.
Người viết xin ghi lại những ngày tháng không thể nào quên trong cuộc đời binh nghiệp của ḿnh ở đơn vị Tiểu đoàn 4 nầy, dù chỉ có duyên phục vụ vỏn vẹn 2 năm trời, nhưng những t́nh cảm thân quư của người lính Mũ xanh Ḱnh Ngư măi măi là những kỷ niệm tốt đẹp nhất trong đời ḿnh bằng một thứ t́nh “Huynh đệ chi binh” trân trọng, quư hiếm.
Từ một tên Thiếu úy “sữa” mới ra trường đến khi đảm trách chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2 TQLC, được thăng cấp Thiếu tá vào năm 1972 trong trận tái chiếm lại Cổ thành Quảng Trị, tôi có lẽ là người may mắn nhất chưa một lần bị thương nặng phải vào ra bệnh viện, mặc dầu đă có mặt hầu như đầy đủ trong các cuộc hành quân, chỉ trừ hơn nửa năm vắng mặt theo học khóa Basic School tại Hoa Kỳ vào đầu năm 1969.
Sau trận đánh Cổ thành Quảng Trị, Sư đoàn TQLC lại phải vô cùng vất vả, c̣n phải hy sinh biết bao xương máu nữa, để tiếp tục chiếm lại những vùng đất bị mất vào tay giặc vào mùa Hè đỏ lửa 1972. Cánh B Tiểu đoàn 2 do tôi đảm trách gồm Đại đội 2 của Đại úy Từ Đức Thọ và Đại đội 5 của Đại uư Huỳnh văn Trọn phải chiến đấu ngày đêm, giành giật từng tấc đất với kẻ thù trên mặt trận vùng phía Bắc Chợ Cạn. Với địa thế toàn những đồi cát trắng trống trải, không thuận lợi cho việc tiến quân, cùng những cơn gió rét lạnh cắt da đă làm chậm bước tiến quân rất nhiều. Đơn vị đă bị tổn thất khá nặng, số binh sĩ bổ sung không bằng số thương binh hao hụt mỗi ngày. Thượng cấp biết được t́nh h́nh nên đă điều động Tiểu đoàn 5 TQLC thay thế. Niên trưởng Thiếu tá Trần Vệ Tiểu đoàn phó, người thay thế tôi cũng đă bị thương nặng trong chuyến đổi quân nầy.
Tiểu đoàn 2 chúng tôi được lui về phía sau để nghỉ dưỡng quân và tái trang bị, pḥng thủ bảo vệ Bộ chỉ huy Lữ đoàn 147 tại đồi cát “Hội Yên”. Vào một buổi trưa trời không nắng, tôi nhận được lệnh tŕnh diện Đại bàng Lạng Sơn, lư do sẽ cho biết sau.Tôi được thông báo là sẽ thuyên chuyển về làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 4 thay thế Đại úy Trịnh Hữu Phước, c̣n Trung tá Nguyễn Đằng Tống thay Trung tá Trần Xuân Quang trong chức vụ Tiểu đ̣an trưởng, Thiếu tá Nguyễn Phúc Định từ Tiểu đoàn Sói biển cũng được điều động về làm Trưởng ban 3 thay Trung úy Trần Kim Tài, Đại đội trưởng Đại đội chỉ huy kiêm nhiệm.
Một thoáng bất ngờ cộng thêm một ít buồn man mát trong ḷng. Nhưng dầu sao đây cũng là một cái lệnh mà vị Tư lệnh muốn dặn ḍ đặc biệt cho tôi, thay v́ chỉ cần ban ra một quyết định để thi hành. Cá nhân tôi đă có quá nhiều chuyện buồn nơi đơn vị cũ và việc ra đi lúc nầy cũng là môt cơ hội tốt.. Nhưng làm sao tôi không khỏi đau ḷng khi phải rời xa đơn vị thân yêu mà ḿnh đă từng phục vụ trong suốt hơn sáu năm trời. Tôi nhớ những người lính c̣n lại rất ít ỏi của tôi trong trung đội đầu đời, thương những thuộc cấp của Đại đội 5 mà tôi là người Đại đội trưởng đầu tiên kể từ ngày thành lập. Rồi đây tôi sẽ phải nói lời chia tay với họ, nhất là những chiến hữu thuộc Bộ chỉ huy cánh B, những người đă cùng tôi luôn chịu thiệt tḥi khổ sở nhất, hy sinh rất nhiều nhưng quyền lợi th́ chẳng được bao nhiêu.Thật sư là tôi đă không cầm được nước mắt khi hấp tấp nói lời chia tay với họ, nhưng dầu sao đây là cái lệnh phải thi hành.
Tôi nhớ măi, đó là cái buổi chiều buồn mây đen xám xịt cuối tháng 11-1972. Bầu trời âm u, cùng những cơn mưa dầm tầm tă, trên chiếc thiết vận xa M 113 do người tài xế lái c̣n có thêm Hạ sĩ 1 Lê Hồng Quảng Nam, người đă cùng tôi khổ cực, sống chết thủy chung suốt nhiều năm trời, đây là món quà đặc biệt mà thương cấp đă ưu ái dành cho tôi được mang theo trong chuyến đi nầy.
Trung tá Tống đă đón tôi tại Bộ chỉ huy Tiểu đoàn vào lúc trời nhá nhem tối. Trên các tuyến đầu lửa đạn các đơn vị vẫn c̣n đang giao tranh, tiếng gầm thét của phi cơ cùng đủ loại pháo binh địch, ta rơi rớt khắp đó đây. Trong căn lều vải nằm ven biển sóng vỗ ŕ rào, có quá nhiều thương binh từ các đại đôị tuyến trên đưa về. Những y tá và các người lính Đại đội chỉ huy đang bận rộn băng bó và di tản họ về lại tuyến sau. Qua hệ thống liên lạc truyền tin các Đại đội vẫn c̣n đang bị đè nặng dưới áp lực của địch, binh sĩ luôn giữ chặt tay súng chiến đấu dưới các giao thông hào.
Những người lính Ḱnh Ngư rất vui mừng đón tiếp chúng tôi như người thân thuộc xa cách nhiều năm nay mới trở về. Họ niềm nở lo cho tôi chỗ ăn, chỗ ngủ. Dĩa cơm gạo sấy cùng một ít nước c̣n lại trong chiếc bidong chiều hôm đó quả đă làm tôi cảm thấy ấm ḷng. Những ám danh đàm thoại khác lạ nhưng rất thân thiện, êm tai mà tôi chưa từng được nghe ở đâu bao giờ. Bạch Yến, Sao Mai, những danh xưng đặc biệt chỉ dành cho Tiểu đoàn phó, và các vị Đại đội trưởng không rơ xuất xứ từ bao giờ nhưng đă được mọi cấp quen thuộc sử dụng hàng ngày.
Đại đội 1 do Trung uư Huỳnh văn Xuân xử lư thường vụ, là đơn vị bị tổn thất nhiều nhất th́ đang bảo vệ Bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Đại đội 2 do Đại uư Ngô hữu Đức chỉ huy, người giàu kinh nghiệm và thâm niên nhất. Đại đội 3 Trung uư Mai văn Hiếu, Đại đội 4 Trung úy Dương tấn Tước làm Đại đội trưởng. Cả 2 anh đều xuất thân cùng một khóa nên rất thân t́nh, hết ḷng thương yêu thuộc cấp và gắn bó giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi rất dễ cảm thông v́ cùng xuất thân từ một quân trường “Mẹ”. Đại đội chỉ huy do Trung úy Trần Kim Tài đảm trách, rất nghiêm nghị nhưng rất hết ḷng với mọi công tác được giao phó.
Trước khi về đơn vị mới nầy, tôi được báo trước những ǵ đă xảy ra qua lời dặn ḍ của vị Tư lệnh Sư đoàn. Tiểu đoàn vừa thất bại trong một cuộc lui binh làm mất đi một số chiến xa tăng phái của Thiết đoàn 17 từ vài ngày trước. Binh sĩ đă bị mất tinh thần rất nhiều, và sự có mặt của tôi và Trung tá Tống cũng không ngoài mục đích và lư do nầy.
Chúng tôi đă đến thăm từng vị trí chiến hào vào sáng ngày hôm sau khi đến đơn vị. Địch vẫn c̣n bám ta rất sát, rất nguy hiểm khi phải di chuyển băng qua những đồi cát trống, nơi địch đang ŕnh rập kiểm soát sự chuyển quân của ta.
Biết được ư của địch thế nào cũng thừa thắng xông lên, nên thượng cấp đă đặc biệt lưu ư chúng tôi là lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác. Chúng tôi đă bàn bạc rất kỹ với các đơn vị trưởng về những t́nh huống xấu rồi sẽ xảy ra, thiết lập một kế hoạch để sẵn sàng đối phó. Hệ thống pḥng thủ phải tu bổ lại vững chắc, tăng cường thêm nhiều bao cát nơi các ổ súng cộng đồng Đạn dược, nhất là lựu đạn và ḿn Claymore phải được tận dụng tối đa quanh tuyến pḥng thủ. Thiết lập thêm nhiều hỏa tập pháo binh tiên liệu để khi cần tác xạ ngay đúng lúc.
Đúng như tiên đoán, địch đă điều động nguyên cả Trung đoàn tấn công sau đó một tuần. Nhờ sự yểm trợ của các Pháo đội cơ hữu, binh sĩ lên tinh thần chiến đấu suốt đêm đă đẩy lui nhiều đợt xung phong của địch. Cuối cùng chúng bị thảm hại và phải rút quân trước khi trời sáng, để lại gần 30 xác cùng nhiều vũ khí đủ loại trong ṿng đai pḥng thủ. Thừa thắng xông lên, quân ta đă chiếm lại vùng đất và các chiến xa bị mất vào hôm trước.
Tiểu đoàn 4 TQLC đă có được một chiến thắng phục thù. Thiếu tướng Tư lệnh đă đến thăm ngợi khen binh sĩ tại chiến trường, và ra lệnh cho đơn vị về phía sau nghỉ dưỡng quân và tái trang bị.
Đă có nhiều thay đổi nhân sự trong thời gian nầy. Đại úy Dương công Phó từ Tiểu đoàn 5 về thay thế Trung úy Xuân chức vụ Đại đội trưởng đại đội 1, sau khi măn khóa học Đại đội trưởng tại trường Bộ binh Thủ Đức. Đại úy Nguyễn Tri Nam từ Trung tâm huấn luyện TQLC ra thay Thiếu tá Nguyễn Phúc Định về làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 8, trong chức vụ Trưởng ban 3. Nam cũng vừa học xong khóa Basic School TQLC từ Mỹ trở về. Là một sĩ quan tham mưu xuất sắc, thông minh nhanh nhẹn, tánh t́nh hoà nhă với mọi người, rất siêng năng và hết ḷng thương yêu thuộc cấp. Anh chưa bao giờ làm Đại đội trưởng tác chiến, nhưng lại là người được thăng cấp Thiếu tá và đảm nhận chức vụ Tiểu đoàn phó đầu tiên của khóa 22 A Vơ bị trong Sư đoàn.
Một tháng sau đó đơn vị lại có lệnh lên đường chuẩn bị cho một cuộc hành quân mới. Hành quân tiến chiếm lại Cửa Việt trước ngày hiệp định Paris về cuộc chiến Việt Nam có hiệu lực Một lực lượng Đặc nhiệm Tango cấp thời được thành lập do Đại tá Tư lệnh phó chỉ huy, cộng thêm Thiết đoàn 20 chiến xa tăng phái. Đây là một cuộc hành quân thần tốc “Nhị thức bộ binh thiết giáp”.Tiểu đoàn 4 là lưc lương xung kích chính, sau nầy được tăng viện thêm 2 Đại đội của Tiểu đoàn 2. Các lưc lượng tiến chiếm đă hoàn tất công tác được giao phó trước giờ ngưng bắn 2 phút. Nhưng sau đó v́ sự lật lọng gian manh của địch, chúng ta đành phải rời bỏ vị trí mà ta chiếm được, sau 3 ngày đêm nằm chịu trận mà không có bất cứ một sự yểm trợ nào. Sự tổn thất của các đơn vị tham chiến lần nầy quá lớn lao về nhân sự cũng như vũ khí bỏ lại tại chiến trường.
Đầu tháng 10 năm 1973, Trung tá Nguyễn Đằng Tống được lệnh về làm Lữ đoàn phó Lữ đoàn 147 với Trung tá Đỗ Hữu Tùng Lữ đoàn trưởng. Thiếu tá Trần Ngọc Toàn vừa về nước tháng 8-1973, sau khi măn khóa học Chỉ huy và Tham mưu TQLC Hoa kỳ được thượng cấp chỉ định thay thế. Đây là đơn vị đầu đời của Niên trưởng từ khi mới ra trường, cá nhân tôi vẫn làm phó Tiểu đoàn 4 TQLC nầy cho đến giữa tháng 1-1975, được bổ nhiệm chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 TQLC, Đại úy Nguyễn Tri Nam vừa được thăng cấp Thiếu tá thay thế tôi chức vụ nầy.
H́nh ảnh một sĩ quan TQLC/QLVNCH
Thời gian sau nầy có nhiều thay đổi nhân sự trong Tiểu đoàn, Đại úy Ngô Hữu Đức được thuyên chuyển về làm Trưởng ban 3 Tiểu đoàn 7 TQLC, Trung úy Tô Thanh Chiêu cũng từ Tiểu đoàn 5 về thay thế chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 2. Chiêu có người anh ruột là Dân biểu VNCH, nhưng anh lại là người thích ở đơn vị đấm đá.. Nước da ngăm đen, da mặt sần sùi, trông thật dữ tợn, nơi bàn tay phải chỉ c̣n 4 ngón không ai rơ nguyên do, nhưng thật sự anh lại là người hiền nhất và rất có uy với thuộc cấp. Thẳng thắn và hay chọc quê “tếu”với bạn bè, giọng cười hô hố đặc biệt, không đẹp trai, nhưng lại có duyên ngầm. Người yêu của anh là một cô gái rất đẹp, con một chủ quán giàu có ở băi trước Vũng Tàu.
Đại úy Dương Công Phó cũng được về học khóa Bộ binh cao cấp. Sau nầy, anh là Trưởng ban 3 của Tiểu đoàn 18 tân lập. Trung úy Trần Kim Tài vừa thăng cấp Đại úy thay thế chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 1. Trung úy Dương Tấn Tước, vị sĩ quan độc thân suốt đời, yêu lính hơn yêu chính bản thân ḿnh, vừa được thăng cấp Đại úy có lệnh thuyên chuyển về làm Đại đội trưởng Đại đội Viễn Thám “A”, Trung úy Vơ văn Gắt Đại đội phó thay chức vụ Đại đội trưởng đại đội 4.
Do t́nh h́nh xáo trộn chung của đất nước và v́ nhu cầu đ̣i hỏi cấp bách của chiến trường vào những ngày đầu tháng ba 1975, Bộ Tổng tham Mưu QLVNCH đă quyết định điều động phần lớn các lực lượng TQLC về Nam gồm các Lữ đ̣an 258, 369. Chỉ c̣n lại Lữ đoàn 147 do Đại tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy, gồm các Tiểu đoàn 3,4,5,7, 2 Pháo binh cùng Đại đội Viễn thám của Đại úy Nguyễn tấn Lực. Thay vào đó, là 2 Liên đoàn Biệt Động Quân với trang bị và quân số thiếu hụt. Đây là khởi điểm cho tất cả sự bỏ ngơ sau nầy ở mặt trận Bắc Quảng Trị.
Măi cho đến chiều tối ngày 8-3-1975, địch bắt đầu mở cuộc tấn công đầu tiên thật mănh liệt vào Trung đội tiền đồn tại đồi 51 căn cứ Tư Tưởng, hướng Tây quốc lộ 1, cây số 23 vùng Cổ Bi, Hiền Sĩ. Đơn vị được chỉ huy bởi Thiếu úy Nguyễn văn Sáng Đại đội phó Đại đội 2, đă chiến đấu chống trả can trường, đẩy lui nhiều đợt xung phong biển người của địch. Lần liên lạc sau cùng qua hệ thống vô tuyến, anh yêu cầu pháo binh chụp thẳng trên đầu ḿnh v́ vị trí pḥng thủ đă bị địch tràn ngập. Anh đă tử thương sau đó trong cuộc cận chiến bằng lựu đạn với kẻ thù.
Sáng sớm ngày hôm sau, Thiếu tá Trần Ngọc Toàn điều động toàn bộ lực lượng c̣n lại, nhờ sự yểm trợ thật chính xác của các phi vụ A 37 thuộc không lực Vùng 1 chiến thuật, ta đă hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh. Xác địch nằm ngổn ngang trong các băi ḿn của hàng rào pḥng thủ, hơn 20 tên bị ta bắt sống ẩn trú trong các bụi rậm. Đây là trận đánh lớn nhất và sau cùng của đơn vị TQLC vào những ngày cuối cùng tại mặt trận Quảng Trị. Mặc dầu thời gian nầy, cá nhân tôi đă là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 TQLC rồi, nhưng v́ 2 đơn vị pḥng thủ liên quan với nhau trên chạm tuyến, qua hệ thống liên lạc hàng ngang, nên tôi nắm rất rơ t́nh h́nh.
Lữ đoàn 468 cũng cấp tốc được thành lập với các Tiểu đoàn tân lập 14-16-18. Đại úy Mai văn Hiếu cùng toàn thể Đại đội của anh thuyên chuyển về Tiểu đoàn tân lập 16, Trung úy Hồng Minh So Đại đội phó thay thế chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 2. Trung úy Huỳnh văn Xuân lại về làm Đại đội trưởng Đại đội chỉ huy. Chiêu cũng vừa thăng cấp Đại úy sang làm Đại đội trưởng Đại đội 3. Đại úy Nguyễn Minh Trí từ Tiểu đoàn 9 Mănh hổ cũng được thuyên chuyển về làm Trưởng ban 3 trong thời gian nầy.
Thiếu tá Niên trưởng Đinh Long Thành được lệnh bàn giao chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 với Thiếu tá Trần Ngọc Toàn vào ngày 20-3-1975 trong sự thiếu chuẩn bị, hấp tấp vội vàng. Không đủ thời gian nắm rơ được t́nh h́nh đơn vị, mọi việc điều hành chỉ trông cậy vào Tiểu đoàn phó Nguyễn Tri Nam và các vị Đại đội trưởng.
Nam và Chiêu là hai người thân nhất và có quá nhiều kỷ niệm với tôi. Nhưng số phận đă không may xảy đến cho họ vào buổi chiều ngày 24-3-75 khi các anh đang điều động binh sĩ rải tuyến đóng quân. Cả 2 đều đă hy sinh trong những giờ phút sau cùng bằng loạt đạn bắn tỉa của tên du kích. Đây là một thiệt hại vô cùng to lớn và là nguyên nhân dẫn đến sự tan hàng quá sớm của Tiểu đ̣an 4 vào những ngày cuối cùng tại băi biển Thuận An. V́ mất hệ thống chỉ huy, các Đại đội chỉ c̣n cách tự lo liệu lấy thân, nên Trung úy Hồng Minh So đă dẫn nguyên Đại đội 2 của ḿnh lên tàu vào sáng ngày 26-3-1975 cùng với Bộ chỉ huy Lữ đoàn. Đại đội trưởng Đại đội 4 Vơ văn Gắt th́ tập họp binh sĩ c̣n lại tuyên bố tan hàng, mạnh ai nấy lo, v́ có lệnh “ Các đơn vị tự lực cánh sinh” từ Sư đoàn TQLC qua lời chuyển tiếp của thẩm quyền Đại Dương, Đại úy Đan tùy viên Tư lệnh. Riêng Tiểu đoàn trưởng Đinh Long Thành th́ bị kẹt cứng trên chiếc tàu mắc cạn, cùng đủ loại binh sĩ thuộc nhiều đơn vị khác nhau, không c̣n cấp chỉ huy, và Niên trưởng đă may mắn thoát nạn về tới Sài G̣n trước ngày miền Nam thất thủ.
Cuộc chiến đấu của những người lính Mũ xanh thuộc Lữ đoàn 147 cùng nhiều đơn vị bị bỏ rơi lại tại tuyến đầu, đă bị kết thúc một cách thua thiệt oan uổng ngoài dự đoán của mọi người. Gần 3000 binh lính đủ mọi Binh chủng đă bị trói tay tại mặt trận vào những ngày cuối tháng ba 1975, đă là trang bi kịch đen tối trong chiến sử Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Họ sớm bắt đầu cuộc đời tù đày khi đất nước chưa lọt vào tay giặc.
Cũng tháng ba năm 1971 của 39 năm về trước, vào các ngày 22-23 Lữ đoàn 147 do Đại tá Hoàng Tích Thông chỉ huy đă phải di tản chiến thuật trong cơn Uất hận Hạ Lào. Bằng cuộc hành quân có tên “Lam Sơn 719”, các cấp chỉ huy cao cấp nhất của QLVNCH đă ném toàn bộ binh sĩ thiện chiến nhất của ḿnh vào đất địch tại vùng rừng núi Tchépone hẻo lánh xa xôi, nơi không phải là đất nước ḿnh. Tứ bề thọ địch, hàng ngàn chiến sĩ anh dũng đủ mọi Binh Chủng phải chiến đấu kiên cường trong điều kiện bất lợi hoàn toàn.
Để rồi vào tháng ba năm 1975 cũng chính những chiến sĩ quả cảm Lữ Đoàn 147 được chỉ huy bởi Đại tá Nguyễn Thế Lương thêm một lần thọ nạn, họ cũng bị bức tử từ những cấp chỉ huy cao nhất của ḿnh, bằng một cái lệnh vất bỏ không thương tiếc. Nói theo một chiến hữu Ḱnh Ngư, nhà văn Cao Xuân Huy th́ đó là ngày “Tháng ba găy súng”. Súng của chúng tôi có phải bị bẻ găy không khi mà vẫn c̣n có thể tiếp đạn cho chúng tôi chiến đấu! Ngày 26-3 là ngày “Người cày có ruộng”, ngày 26-3 là ngày cả một Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH bị khoảng một Đại đội du kích Việt Cộng bắt sống. Chuyện không bao giờ tin được đă xảy ra . Hỏi Trời, hỏi đất, hỏi lính, hỏi quan. Hỏi ai đây, trách nhiệm ai đây về chuyện ô nhục nầy của Quân sử!
Súng đă găy và Tiểu đoàn 4 TQLC, một đơn vị tác chiến hàng đầu của QLVNCH cùng toàn thể những chiến sĩ quả cảm thuộc đủ loại Binh Chủng tại nơi tuyến đầu lửa đạn, cũng đă phải tan hàng theo vận nước nổi trôi. Một cuộc lui binh chưa từng được được viết ra trong binh pháp, và cũng chưa đơn vị nào đem ra áp dụng bao giờ. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng đem đến sự đại bại thảm hại nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam Tự Do.
Quốc hận 30-4-2010
Mũ xanh Phạm văn Tiền F/20
Bookmarks