Page 3 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 21 to 30 of 65

Thread: Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P20



    Ba ngày sau, toán Idaho xâm nhập cách đó khoảng 5 dặm. Măi đến chiều hôm đó, trưởng toán Glen Lane, toán phó Robert Owen mới điện vắn tắt cho Covey (FAC) biết họ không báo cáo được v́ Quân Bắc Việt đă bao vây toán. Đó là lần cuối cùng toán biệt kích Idaho báo cáo, không ai biết chuyện ǵ đă xảy ra cho toán biệt kích. Toán Oregon được cử đi t́m toán Idaho, nhưng chỉ t́m thấy dấu vết lựu đạn nổ, chứng tỏ có cuộc đụng độ và toán Idaho đă bị đối phương bắt. Đến phiên toán Oregon bị đơn vị chống biệt kích của Quân Bắc Việt tấn công, cả toán đều bị thương, nhưng đều thoát hiểm.


    Đến mùa mưa năm 1968, SOG có chỉ huy trưởng mới là Đại tá Cavanaugh. Đoàn Nghiên cứu quan sát dồn nỗ lực sang lănh thổ Lào và Campuchia. Một số thành viên của Thượng nghị viện Mỹ có lư khi chỉ trích Chính phủ Mỹ “mở rộng chiến tranh ra cả Đông Dương”. Tại chiến trường miền Nam, SOG chỉ quan tâm đến thung lũng A Sầu, cách Đà Nẵng 40 dặm về hướng nam. Thung lũng A Sầu rộng 25 dặm, kéo dài sang biên giới Việt – Lào về hướng tây bắc. Trong khu vực này, quân Mỹ đă phải bỏ 2 sân bay dă chiến và 3 trại biệt kích.

    Ngày 3/8/1968, toán biệt kích Idaho mới được thành lập lại, do Wilbur Boggs làm trưởng toán, xâm nhập vào thung lũng A Sầu, cách chỗ Idaho đă biến mất ngày 20/5/1968 khoảng 10 dặm. Toán phó là John Walton, vốn thông minh, chơi x́ phé giỏi (?!) (sau này được hưởng gia tài là những tiệm Wal Mart). Ngoài ra, toán c̣n có Tom Cunningham và biệt kích Thượng.

    Idaho mới xâm nhập không lâu, đă bị tấn công. Trưởng toán Boggs bị thương nặng, hai biệt kích Thượng chết. Toán bị bao vây không c̣n lối thoát. Walton phải gọi máy bay oanh kích ngay trên đầu toán. Nhờ vậy, Quân Bắc Việt mới lui ra. Nhân đó, Walton nhanh chóng cấp cứu những biệt kích bị thương, kể cả Cunningham và tất cả đều thoát nạn.


    Lính Lữ đoàn 3, Sư 1 Kỵ binh bay tại đông bắc Phan Thiết, 2/4/1967

    Không ai có thể ngờ vào lúc 3 giờ sáng ngày 23/8/1968, đặc công Quân đội Bắc Việt đă táo bạo tấn công Sở chỉ huy Bắc (CCN). Trận tấn công kéo dài 3 tiếng đồng hồ, khiến 15 sĩ quan, hạ sĩ quan biệt kích Mỹ thiệt mạng. Đó là con số tổn thất lớn nhất kể từ khi SOG thành lập. Mười sáu biệt kích quân Kinh, Nùng, Thượng của Quân đội Sài G̣n chết. Theo báo cáo của SOG th́ đối phương cũng bị thiệt mạng 38 người, 9 bị thương và bị bắt làm tù binh. Trong số xác của đối phương để lại, có cấp dưỡng ở bếp của Sở chỉ huy Bắc, là nội tuyến của đối phương gài vào.

    Sau vụ Đà Nẵng, toán biệt kích SOG vẫn tiếp tục xâm nhập vào lănh thổ Lào. Vào thời điểm cuối mùa mưa 1968, không ai may mắn hơn Trung sĩ Lynne Black Jr. Ngày 5/10/1968, toán của anh ta xâm nhập miền Trung Lào, chạm trán ngay đối phương. Toán trưởng là Trung sĩ James Stride chết ngay trong loạt đạn đầu. Như rắn mất đầu, toán biệt kích bỏ chạy tứ tán. Black cùng với hai biệt kích Thượng vô t́nh chạy ngang qua Sở chỉ huy quân Bắc Việt, nhưng do sự việc trên diễn ra quá nhanh, đối phương không phản ứng kịp.


    Phát hiện căn cứ của đối phương

    Đúng lúc đó, một chiếc CH53 Jolly Green đến từ Thái Lan đến. Black đưa hai biệt kích Thượng và Mỹ thất lạc lên máy bay trước. Nghe tiếng trực thăng, hai lính Bắc Việt chạy ra, đụng Black. Hai bên vật lộn, giằng co. Không hiểu sao Black thoát ra được và được trực thăng câu lên. Đúng lúc đó, chiếc trực thăng chao đi do trúng đạn B40, viên phi công đáp xuống một rặng núi khác, rồi một chiếc CH53 đến bốc tất cả về căn cứ an toàn, trừ xác trưởng toán Stride không t́m được.

    Bill Copley không được may mắn như Lynne Black. Vài tuần sau khi Black thoát hiểm, toán biệt kích khác xâm nhập vào vùng nam Lào, bị đối phương bao vây, rượt đuổi. Copley bị thương, anh ta cầu cứu khẩn thiết: “Giúp tôi! Tôi bị thương!”. Một thành viên của toán cơng Copley chạy, đến khi kiệt sức phải bỏ lại v́ đối phương đuổi theo sát gót. Sau đó, toán cấp cứu Bright Light vào t́m th́ chỉ thấy vết máu nơi Copley nằm.


    Tổng kết năm 1968, không kể vụ đặc công Bắc Việt tấn công Sở chỉ huy Bắc, SOG có 18 biệt kích Mũ Nồi Xanh tử trận, 18 người mất tích.



    Sau khi lính Mỹ càn vào 1 ngôi làng cách Sài G̣n 72 km, ngày 12/9/1966.
    Những người t́nh nghi sẽ được bàn giao cho quân đội VNCH. 2 đứa bé cũng có thể là VC và cần phải bịt mắt (?!)

    SOG CHIẾN ĐẤU TRONG ĐƠN ĐỘC

    Sau cuộc tấn công sang Campuchia, Quân đội Mỹ gia tăng việc rút quân, các đơn vị c̣n lại tạm ngưng các cuộc hành quân để di chuyển về vùng trung tâm, bảo vệ các thành phố lớn, sân bay dọc theo bờ biển.


    Củ Chi, 26/7/1966. Lính Sư 25 "Tia chớp nhiệt đới" trong 1 kế hoạch cung cấp sân chơi cho trẻ em

    Chỉ trừ vài đơn vị pháo binh trong những căn cứ hỏa lực, không một đơn vị cơ động nào của Mỹ c̣n nằm sâu trong lănh thổ miền Nam Việt Nam.
    Khi Quân đội Mỹ rút khỏi khu phi quân sự Tây Nguyên và những vùng hẻo lánh, th́ Quân đội Sài G̣n càng thiếu hỏa lực, không quân yểm trợ, nên không đủ sức làm chủ ngay trên địa bàn mà Quân đội Mỹ vừa bàn giao. Ngược lại, Quân Giải phóng, với sự hợp lực của Quân đội Bắc Việt, ngày càng mở rộng vùng kiểm soát. Họ đồng thời phát triển hệ thống đường tiếp tế đi qua lănh thổ Lào, vừa xây dựng những căn cứ chiến lược dọc theo biên giới Việt – Lào. SOG tự đề cao vai tṛ, vị trí của ḿnh rằng không lực lượng nào có thể ngăn cản được sự phát triển của đối phương, ngoài lực lượng biệt kích. Đại tá Roger Pezzelle, chỉ huy Trung tâm hành quân bộ của SOG tuyên bố: “Không có ai ngoài Đoàn Nghiên cứu, quan sát”.

    Phải chăng đó là niềm kiêu hănh của lính biệt kích. Chẳng thế mà Trung sĩ nhất Billy Greenwood ở căn cứ hành quân tiền phương 2 (FOB 2) đă đầy tự tin cho rằng: “Chúng tôi vẫn hành quân liên tục một cách b́nh thường như trước đây”. Nói th́ dễ, c̣n thực tế lại chẳng dễ dàng chút nào. Vào một buổi chiều, Lloyd O’Daniel nh́n trực thăng đem xác Trung sĩ nhất David “Baby” Hayes về. Lloyd O’Daniel buồn rầu chán nản: “Hôm trực thăng câu xác anh ta về, họ dùng dây câu kéo lên từ trong rừng. Chiếc trực thăng bay rất chậm rồi từ từ hạ xác của anh ta xuống mặt đất. Hayes đă có vợ và 3 con. Chúa ơi! Có phải đó là thực sự là niềm kiêu hănh hay không?”.

    Cho dù xứng đáng hay đơn độc, các toán biệt kích SOG vẫn phải tiếp tục xâm nhập những vị trí pḥng thủ kỹ lưỡng nhất của đối phương trên đất Lào, khu phi quân sự và cả lănh thổ miền Nam. Kết quả, theo các báo cáo của họ cho là thành công một nửa, Riêng toán biệt kích Washington xâm nhập vào lănh thổ Lào hai chuyến, nhắm vào mục tiêu Charlie 3 khoảng cuối mùa mưa 1970.

    Ngày 5/11/1970, Đại úy Steve Wallace, trưởng toán biệt kích, cùng với Jeff Mauceri, Curt Green và ba biệt kích Thượng được thả vào vùng Nam Lào. Họ di chuyển rất cẩn thận, thám sát khu vực bốn ngày th́ phát hiện vị trí đóng quân của một tiểu đoàn Quân đội Bắc Việt vừa mới di chuyển đi nơi khác. Họ tiếp tục thám sát mục tiêu th́ t́m thấy một con đường lớn và đường dây điện thoại. Lần theo đường dây, toán biệt kích trông thấy sâu trong rừng là một cánh đồng lúa và lính hậu cần của Quân đội Bắc Việt đang canh tác.



    Phía trên kia là một thung lũng, họ t́m ra một bệnh viện bỏ hoang và băi nghĩa địa với hàng trăm nấm mộ. Có thể đây là tổn thất của đối phương sau trận đánh các trại biệt kích Dak Seang, Dak Pek ở khu vực biên giới Việt Lào, thuộc địa bàn Tây Nguyên năm tháng trước đó. Chiều hôm sau, toán Washington nghe có tiếng di chuyển đều đều, trưởng toán Wallace t́m một vị trí đóng quân qua đêm, định để sáng hôm sau xem có chuyện ǵ. Bất ngờ, toán biệt kích chạm trán đơn vị săn lùng biệt kích của đối phương, Mauceri bắn gục một lính đối phương, rồi cả toán bỏ chạy.

    Đêm đó toán biệt kích trốn trong một bụi rậm gần một con suối. Sáng hôm sau, Wallace liên lạc với máy bay điều không FAC và được hướng dẫn di chuyển đến một băi đáp. Trên đường đi, họ bắn chết một lính của đối phương nữa và thu được cuốn sổ tay ghi chép báo cáo về việc sản xuất. Dựa vào cuốn sổ đó, Bộ chỉ huy SOG ở Sài G̣n khen ngợi toán Washington đă khám phá ra chổ đóng quân mới của Trung đoàn 28, Quân đội Bắc Việt và ra lệnh cho toán biệt kích quay trở lại đặt máy nghe trộm tại vị trí toán biệt kích phát hiện ra đường dây điện thoại. Với vẻ ngán ngẩm, trưởng toán biệt kích lẩm bẩm: “Vừa mới chạy tè ra quần, lại phải quay lại (!)”. Cả toán chỉ cầu mong được nhận nhiệm vụ ở nơi khác.


    Ngày 1/12/1970, toán Washington xâm nhập trở lại vị trí đóng quân của Trung đoàn 28, Quân Bắc Việt. Họ âm thầm di chuyển suốt 3 ngày th́ đến ngọn đồi, nơi họ t́m thấy dây điện thoại. Đêm đó, họ đóng quân gần đường dây, định sáng hôm sau sẽ đặt máy nghe trộm.

    Khoảng 8 giờ sáng hôm sau, lúc họ đang lần t́m đường dây, th́ bỗng người dẫn đường nổ súng, bắn gục một lính đối phương. Thế là cả một đại đội lính Bắc Việt đang ăn sáng gần đó nổ súng. Đạn AK của đối phương bắn trúng khẩu CAR 15 của Curt Green, làm hỏng khẩu súng và làm anh ta bị thương vào tay. Toán Washington bỏ chạy, họ băng qua một sườn đồi và lại chạm trán với một toán đối phương khác, bắt buộc toán biệt kích phải cắt ngang để chạy trốn. Green phải sử dụng khẩu súng lục P38.


    Sư đoàn dù số 101 Mỹ trong một trận giao tranh, tháng 5/1966

    Chiếc Covey bao vùng được gọi đến để bắn cản phía sau toán và hướng dẫn biệt kích quân chạy đến một băi đáp trên một đỉnh đồi. Toán Washington xem chừng đă dứt đuôi được toán quân đối phương truy kích và được Covey cho biết, sẽ có trực thăng trong ṿng 10 phút nữa. Đại úy Wallace ra lệnh cho Mauceri dùng ḿn Claymore đốn ngă 5 cây nhỏ để làm băi đáp cho trực thăng. Toán phó Green chỉ điểm cho máy bay khu trục đánh chặn đường phía sau, không cho đối phương đuổi theo.

    Bỗng một loạt đạn AK nổ vang dội, Green đổ xuống. Mauceri trông thấy Green nằm gục, tay ôm lấy lưng, nơi viên đạn xuyên qua, trong lúc quân đối phương đang tiến lên. Mauceri không thể làm ǵ cho Green, nhưng toán biệt kích phải thu lại máy bộ đàm để liên lạc. Toán phó Mauceri vừa chạy, vừa bắn và ném lựu đạn yểm trợ cho một biệt kích Thượng lấy ba lô của Green, v́ trong đó có máy bộ đàm. Nhưng một viên AK trúng ngay người biệt kích Thượng. Mauceri d́u anh ta chạy trở lại, để tay biệt kích Thượng khác lấy ba lô của Green.

    Một chiếc trực thăng Huey đang đáp xuống, đúng lúc một trung đội đối phương tấn công, đạn bắn xối xả vào chiếc trực thăng, khiến nó phải bay vọt lên. Wallace, Mauceri cùng hai biệt kích Thượng không bị thương bắn trả đối phương, buộc họ phải lùi lại. Đúng lúc đó, mấy quả B40 nổ tung, Wallace ôm lấy mặt, không nh́n thấy ǵ nữa. Mauceri đặt anh ta nằm dưới một bóng cây và nói dối: “Ḿnh sẽ ra khỏi đây, không sao đâu!”.


    Trên không trung, Larry White ngồi sau chiếc Covey báo cáo cho Mauceri biết: “Tụi bê bối (?!) di chuyển qua sườn bên phải của bạn. Coi chừng!”. Theo chỉ dẫn của Larry White, Mauceri ḅ về phía bên phải và ném xuống mấy quả lựu đạn. White khích lệ: “Bạn làm cú đẹp! Dứt nọc tụi nó rồi!”. Sau đó, khu trục A1 Skyraider nhào xuống thả bom chùm (Cluster), làm cho đối phương phải giăn ra. Trực thăng đáp xuống bốc toán biệt kích. Tất cả đều thoát, chỉ trừ Green không lấy được xác. Đại úy Wallace bị mất một mắt, sau đó giải ngũ. Mauceri lên chức trưởng toán biệt kích Washington.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU Your Message

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P21



    Thế rồi, ngày 21/1/1971, Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ bàn giao trại biệt kích cuối cùng cho Biệt động quân Sài G̣n. Việc các đơn vị biệt kích Mỹ rút quân đă gây trở ngại cho trung tâm SOG. Sở chỉ huy Bắc (CCN) phải đổi tên thành Ban cố vấn đặc nhiệm 1 (Task Force 1). Sở chỉ huy Trung (CCC) đổi thành Ban cố vấn đặc nhiệm 2. Quân Mỹ đội mũ lưỡi trai đen, nay thay bằng mũ bêrê xanh, đeo phù hiệu MACV.


    Binh sĩ Úc tại miền Nam Việt Nam

    Ngày 29/1/1971, trong khi John Plaster (người sau này biên soạn tài liệu SOG) ngồi trên chiếc Covey, do Đại úy không quân Jim Cryer lái, bay trên vùng lănh thổ Nam Lào, sau khi toán biệt kích Hawaii, do Les Dover làm trưởng toán, báo cáo xin rút quân khẩn cấp trong một cuộc đụng độ với đối phương. Trong lúc chiếc Covey đang cố t́m cách bốc toán Hawaii, th́ toán Colorado đang cách đó 8 dặm, cũng báo cáo khẩn cấp. John Plaster trao lại nhiệm vụ bốc toán Hawaii chotrực thăng khác, rồi bay về hướng nam để giúp toán biệt kích Colorado, do Pat Miller làm trưởng toán, toán phó bự con Dvid Lurch Mixter, cùng với John St. Laurent và mấy biệt kích Thượng. Khi chiếc Covey đến, Lurch đă xơi “kẹo đồng” chết, c̣n St. Laurent th́ bị thương, những biệt kích Thượng v́ quá hoảng sợ, đă bỏ chạy.

    Trong lúc đó th́ Quân Bắc Việt vẫn tiếp tục tấn công. Trong t́nh cảnh không thể đem xác Lurch theo được, Mitchell và St. Laurent định chiến đấu đến cùng. Nhưng thấy trực thăng vũ trang xuất hiện, bắn yểm trợ, John Plaster động viên Mitchell: “Không sao, vong linh Lurch sẽ hiểu. Phải lo cho người sống đă! Bây giờ chạy, trực thăng sẽ đánh dọn đường cho ta”. Thế là David Lurch Mixter trở thành quân nhân Mỹ xấu số cuối cùng mất tích trên đất Lào.


    Bức ảnh nổi tiếng ghi lại cảnh y tá chiến trường Thomas Cole, với đôi mắt bị thương, đang hướng lên bầu trời t́m trực thăng cứu hộ trong một trận đánh đẫm máu giữa Sư 1 Kỵ binh bay và quân chính quy Bắc Việt Nam tại Tây Nguyên vào tháng 1/1966. Nằm cạnh bên là Trung sĩ Harrison Pell

    Ngày 6/2/1971, Tư lệnh Quân Mỹ tại Việt Nam ra lệnh cho các đơn vị SOG chấm dứt mọi hoạt động của những toán biệt kích, do quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ làm trưởng toán ở bên Lào. Mệnh lệnh trên làm sửng sốt Đại tá Sadler, chỉ huy trưởng SOG. Ông ta đang theo dơi hoạt động quấy rối, nghi binh của những toán biệt kích để yểm trợ cho cuộc hành quân Lam Sơn 719 do Quân đội Sài G̣n đảm nhiệm, đánh vượt biên sang đất Lào. Thế mà Tổng thống trước đó trả lời báo New York Times rằng: “Không có một người nào ở bên Lào tử trận trong các trận đánh trên bộ”. Ít lâu sau, ngài Tổng thống “hé” ra một chút: “Chỉ có vài nhân viên CIA mất tích”. Rơ ràng Lầu Năm Góc vẫn giấu nhẹm những tổn thất của các đơn vị SOG, v́ sau trận đánh qua Campuchia, Quốc hội Mỹ đă biểu quyết không cho Chính phủ đưa Quân đội Mỹ sang Lào. Sợ mất mặt chính quyền, Lầu Năm Góc đành ra lệnh cho các đơn vị SOG không được đưa các toán biệt kích có quân nhân Mỹ xâm nhập qua Lào.

    Chẳng qua Quốc hội Mỹ muốn giảm thiểu xương máu của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, thông qua chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”, thay vào đó sẽ là máu xương của người Việt Nam và của người Đông Dương. Do đó, vào thời điểm rất khó khăn cho Quân đội Sài G̣n, Tư lệnh Quân Mỹ tại Việt Nam vẫn cho phép các đơn vị SOG hoạt động trong hành lang rộng 10 km dọc theo khu phi quân sự và biên giới Việt – Lào, với lệnh hành quân xâm nhập những căn cứ có đối phương tập trung quân, mà thời điểm đó, Quân đội Bắc Việt đă có đường Hồ Chí Minh nối liền từ miền Bắc qua đất Lào vào miền Nam Việt Nam.

    Kế hoạch cuộc hành quân Lam Sơn 719 được hoạch định, với mục tiêu tấn công phá hủy các căn cứ tiếp vận, đóng quân, hậu cần, phá hủy hệ thống đường giao thông của Quân đội Bắc Việt trong mùa khô 1971-1972, cũng như trận vượt biên đánh sang Campuchia 1971. Xuất phát từ Khe Sanh, lực lượng Quân đội Sài G̣n sẽ tiến quân về hướng tây, theo trục đường số 9, nhằm phá hủy các căn cứ của đối phương xung quanh Tchepone, rồi quay xuống phía nam theo trục đường 92 để tấn công Sở chỉ huy Bộ tư lệnh tiền phương Đoàn 559 của đối phương. Cuối cùng, theo trục đường 922 trở về lănh thổ Việt Nam qua thung lũng A Sầu.

    Sau đó ít phút. Nhưng ít được biết đến hơn

    Đă 3 lần, chỉ huy trưởng SOG báo cáo cho Tướng Abrams, cùng viên tướng trưởng Pḥng 2 Bộ Tư lệnh MACV và viên tướng Tư lệnh Quân đoàn 24 của Mỹ: “Phải tránh xa chỗ đó! (Lào)”. Đại tá Sadler là người biết rơ trong ṿng 4 tháng vừa qua, chỉ có 40% toán biệt kích hoạt động trong ḷng đối phương quá 24 giờ đồng hồ. Đối phương đă đề pḥng và bố trí lực lượng để đối phó với lực lượng biệt kích v́: “Họ đă ở vào thế phản công, và biết trước phe ta sẽ tấn công. Tử thần đang chờ đợi!”.

    Đại tá Pinkerton, sĩ quan hành quân SOG kể tiếp: “Khi chúng tôi thuyết tŕnh cho Bộ Tham mưu Quân đoàn 24, Tướng Sutherland nói rằng ông ta lo nhất vấn đề đưa họ (Quân đội Sài G̣n) vào vùng hành quân. Nhưng tôi trả lời, điều ông lo nhất nên là làm sao để đưa họ ra khỏi đó”.
    Ngày 8/2, Quân đội Sài G̣n vượt biên, tiến về hướng tây trên con đường số 9. Trong khi đó, trực thăng đưa mấy tiểu đoàn Biệt động quân và lính dù vào chiếm những ngọn đồi, để bảo vệ sườn bắc và nam của trục tiến quân. Đường số 9 xe chạy được một chiều, dễ bị tắc nghẽn nếu chỉ một chiếc xe bị hỏng. Do đó, nếu đối phương cắt con đường huyết mạch này, quân Sài G̣n sẽ bị sa lầy.

    ĐẠI ĐỘI XUNG KÍCH HATCHET FORCE

    Khoảng 22 giờ đêm, ngày 3/3/1969, mười chiếc thiết giáp PT76 và một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 66 Quân đội Bắc Việt đă dàn đội h́nh tấn công một trại biệt kích tiền tiêu tại vùng 3 biên giới. Lần đầu tiên, kể từ khi trại biệt kích Làng Vây bị tấn công năm 1968, Quân đội Bắc Việt sử dụng xe tăng trên chiến trường Tây Nguyên. Mục tiêu tấn công là trại biệt kích Bạch Hổ (Ben Het). Trại này chỉ cách biên giới Việt – Lào khoảng 3 dặm.


    Củ Chi, 17/4/1967. Binh nhất Class Milton, xạ thủ M 60, Sư 25 Tia chớp nhiệt đới

    Trại biệt kích Bạch Hổ được bảo vệ bằng nhiều lớp hàng rào kẽm gai và băi ḿn pḥng thủ. Quân số của trại gồm 12 biệt kích Mũ Nồi Xanh và 1.500 biệt kích quân Thượng. Ngoài ra, trại được tăng cường thêm 4 xe tăng Mỹ, một trận địa pháo 105 ly và 175 ly, cùng mấy đại đội biệt kích quân ứng cứu (Mike Forces).

    Lực lượng của đối phương gồm 2 trung đoàn chính quy: Trung đoàn 28 và Trung đoàn 66, mấy tiểu đoàn pháo binh và một chi đội thiết giáp. Tương tự như trận Điện Biên Phủ và Khe Sanh, Quân đội Bắc Việt trước hết pháo kích như mưa vào trại biêt kích Bạch Hổ bằng súng cối, pháo 130 ly, hỏa tiễn 107 ly và 122 ly. Đồng thời đối phương cũng tung quân ra cắt đường tiếp tế và sử dụng hỏa lực pḥng không khống chế, không để cho máy bay Mỹ thả đồ tiếp tế cho căn cứ.

    Rút kinh nghiệm từ trận Làng Vây bị tấn công, lần này trại Bạch Hổ đă có sự chuẩn bị trước nhờ tin t́nh báo của SOG. Khi đoàn xe thiết giáp của Quân Bắc Việt tiến vào vị trí tấn công, th́ đụng phải băi ḿn và lập tức xe tăng Mỹ, cùng các loại pháo 75 ly, 90 ly không giật ở trận địa ngọn đồi phía tây bắn xuống đoàn thiết giáp PT76. Sau đó, máy bay phản lực Mỹ nhào xuống vừa trút bom, vừa xả đại liên 20 ly khiến cho không một chiếc thiết giáp nào của đối phương có thể tiến xa hơn 100 thước.


    Căn cứ pháo binh của Quân đội VNCH đặt tại Lào

    Tuy nhiên, áp lực trùm lên trại Bạch Hổ không v́ thế mà giảm bớt. Trại này đă bị cô lập, bao vây và đối phương tiếp tục đổ thêm quân. Ban ngày, trên đường 110 ở Tây Trường Sơn, từng đoàn xe vận tải Molotova của đối phương chất thêm đạn dược, sẵn sàng đưa đồ tiếp viện vào chiến trường. Từng đoàn thanh niên xung phong, công binh Quân đội Bắc Việt Nam nhanh chóng san, lấp hố bom sửa đường cho những đoàn xe cơ động. Cả quân Mỹ và Sài G̣n đều biết trước, nhưng không sao ngăn chặn được trận tấn công trại biệt kích Bạch Hổ. Họ quyết định thay đổi chiến thuật.

    Như thường lệ, đoàn xe Motolova của Quân đội Bắc Việt nghe tiếng trực thăng đến từ hướng đông, liền bắn súng báo động và nép dưới những tán cây. Nhưng lần này th́ khác, tiếng máy bay ầm ĩ hơn, những chiếc khu trục A1 Skyraider xà xuống thả bom chùm dọc theo con đường.
    Tiếp theo là 6 chiếc trực thăng Cobra bay sát đầu ngọn cây bắn hỏa tiễn và đạn nhọn tới tấp vào đoàn xe.

    Hai đoàn trực thăng khác chở quân đổ xuống một ngọn đồi trọc nh́n xuống đường 110, rồi bay lên. Vài phút sau, Quân Bắc Việt rất ngạc nhiên khi nghe tiếng cưa cây (?), tiếng cuốc xẻng đào hầm hố trên đồi. Hôm đó là ngày 4/3/1969, trên tuyến đường ṃn Hồ Chí Minh, Quân Bắc Việt cơ động với mật độ rất cao. Cùng thời điểm trên, cách mặt trận Bạch Hổ khoảng 12 dặm, một đại đội xung kích Hatchet Force của SOG, đóng chốt khóa đường 110, con đường tiếp tế của đối phương tại chiến trường vùng 3 biên giới. Đại đội xung kích này đang làm chuyện “bạt mạng”.


    Căn cứ Dục Mỹ

    Dưới quyền chỉ huy của Đại úy Bobby Evans, SOG thực hiện cuộc hành quân “Spindow” nhằm chốt chặn, cắt đường tiếp tế của Quân đội Bắc Việt. Nhiệm vụ này được giao cho đại đội xung kích Hatchet Force A từ Đà Nẵng vào. Hơn 100 quân biệt kích cấp tốc đào hầm hố để tránh những đợt pháo kích của đối phương, sẽ chụp xuống trong giây lát.
    Last edited by alamit; 16-04-2012 at 12:03 AM.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P22


    Ngọn đồi họ chiếm đóng cao khoảng 300m, rất lợi thế cho việc cắt đường. Từ phía bắc nh́n xuống, con đường 110 lộ ra rơ ràng v́ bom đă dọn sạch khu rừng che phủ. Phía bên kia, có ḍng suối nhỏ chạy dọc theo con đường. Đối phương buộc phải thanh toán đại đội xung kích Hatchet Force nếu muốn đoàn xe Molotova của họ tiếp tục tiếp tế cho Mặt trận Bạch Hổ. V́ vậy, Quân Bắc Việt bắt đầu pháo kích lên đồi, nhưng vô hiệu, quân biệt kích nằm dưới hố cá nhân chờ đợi những đợt tấn công của đối phương. Đêm đó, quân biệt kích dùng kính phóng đại ánh sáng trăng, theo dơi lượng xe cộ của đối phương trên đường 110. Mỗi khi phát hiện có đoàn xe, họ gọi Hỏa Long AC 119 hoặc AC 130 lên tiêu diệt. Trong đêm đó, đối phương ḅ lên ném lựu đạn, bắn quấy rối, rồi biến mất.


    Khe Sanh 1/1969

    Sáng hôm sau, trực thăng SOG đem nước, tiếp tế cho đơn vị xung kích, trong khi đó đối phương tăng cường thêm súng pḥng không. Đến trưa, một chiếc Phantom F4 thả nhầm 1 quả bom Napalm trên đồi làm 6 biệt kích Thượng thiệt mạng, cùng nhiều người khác bị thương. Lại thêm 1 quả đạn cối của đối phương trúng ổ đại bác 90 ly của đại đội xung kích, làm bị thương cả khẩu đội. SOG phải đưa toán biệt kích South Carolina đến thay thế.

    Đối phương chỉ pháo kích, quấy rối chứ chưa dám tấn công đại đội xung kích trong ṿng 6 ngày. Cuộc hành quân Spindown đă phá hủy 6 xe vận tải của đối phương, cùng nhiều chiếc khác bị ùn tắc, làm mồi cho máy bay oanh tạc. Quân Bắc Việt tấn công trại Bạch Hổ không được tiếp tế, sau đó phải rút quân về khu vực biên giới Việt Lào.

    Lại nói, khi lực lượng Hatchet Force được thành lập vào năm 1966, vị Đại sứ Mỹ tại Lào chỉ cho phép SOG hành quân đến cấp trung đội và mỗi cuộc hành quân đều phải có sự chấp thuận của ông ta. Văn bản nhà nước cho thấy không có cuộc hành quân cấp đại đội nào trên đất Lào trong những năm 1967-1969. Nhưng đến năm 1969. Chính phủ Mỹ quyết định triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, với sách lược “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Để giảm thiểu đổ máu xương của lính Mỹ, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Mỹ đă cho phép SOG có thể hành quân đến cấp đại đội Hatchet Force, với sự chấp thuận của Đô đốc Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái B́nh Dương của liên quân Mỹ ở Hawaii. Theo đó, lực lượng Hatchet Force phát triển đến mức cao nhất trong năm 1969, với 4 đại đội, chia ra đóng quân tại Đà Nẵng, Kontum và Buôn Mê Thuột. Biên chế mỗi đại đội có 3 trung đội, với quân số 42 biệt kích quân người dân tộc thiểu số và 3 biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ.



    Tuy nhiên, các cuộc hành quân cấp đại đội gặp khó khăn về nhu cầu trực thăng. Cụ thể, cần 12 chiếc trực thăng đổ quân. Khác với các toán biệt kích, lực lượng Hatchet Force không thể tránh được đối phương hoặc lẩn trốn. Trường hợp bị một đơn vị lớn của đối phương tấn công mà không bốc ra kịp, đại đội xung kích có thể bị đối phương đè bẹp. Chưa kể khi gặp thời tiết xấu, trực thăng không bay được, rất nguy hiểm cho đại đội xung kích. Do đó Hatchet Force chỉ được sử dụng trực thăng trong những tháng có thời tiết tốt. Do không đủ trực thăng, nên khi sử dụng đại đội xung kích, th́ các toán biệt kích buộc phải nằm nhà.

    Trong khoảng thời gian diễn ra cuộc hành quân Spindown vào đầu năm 1969, một trung đội Hatchet Force từ Đà Nẵng được giao nhiệm vụ lục soát vùng rừng núi phía tây căn cứ Khe Sanh. Cùng hành quân với trung đội này có Đại úy Jim Storter, đi theo để huấn luyện cho hai Thiếu úy trẻ là Peter Mc Murray và Vincent Sabatinelli. Cả hai sĩ quan trẻ này đều không thọ quá 6 tháng. Sabatinelli tử trận ngày 25/7; Mc Murray tử trận ngày 27/8/1969.


    Giấy chứng nhận của Nha Kỹ Thuật

    Chỉ nhờ những sơ hở trong hệ thống an ninh của Quân đội Bắc Việt mà trung đội Hatchet Force lục soát vùng rừng núi này mà không gặp đối phương. Đêm đầu tiên, họ lập trận địa pḥng thủ. Khoảng 3 giờ sáng, tất cả đều ngạc nhiên thức giấc v́ nghe tiếng xe vận tải dừng gần nơi đóng quân đóng quân đêm của họ. Sáng hôm sau, Đại úy Storter báo cáo cho máy bay điều không FAC biết chuyện xảy ra trong đêm và xin một phi đội máy bay A1 Skyraider từ Đà Nẵng lên bao vùng. Khi hai chiếc khu trục lên, trung đội biệt kích đă di chuyển về hướng tây, nơi họ nghe tiếng xe vận tải của đối phương hồi đêm.

    Họ di chuyển khoảng 300 thước, leo lên một rặng núi, nh́n xuống thung lũng. Những chiếc xe vận tải Molotova của đối phương quá to, không ngụy trang được hết nên các biệt kích quân đều thấy rơ. Đại úy Storter chỉ điểm cho hai chiếc khu trục đến oanh kích. Sau đó trung đội Hatchet Force xuống lục soát, kết quả 6 xe vận tải bị trúng hỏa tiễn, cùng mấy xác chết của đối phương để lại. Sau đó trung đội này rút êm về căn cứ.

    Quân đội Bắc Việt đặt ống dẫn dầu từ Vinh, Nghệ An, Bắc Việt Nam qua đèo Mụ Giạ, vượt Tây Trường Sơn. Hệ thống dẫn dầu này dài trên 25 dặm, tới Bộ Tư lệnh tiền phương Đoàn 559, trong khu vực của mục tiêu Oscar Eight, trên hướng tây nam căn cứ Khe Sanh, thuộc lănh thổ Lào, sau đó con đường uốn khúc quanh co trở vào thung lũng A Sầu, thuộc lănh thổ Việt Nam. Mục tiêu chính của 2 toán biệt kích và lực lượng xung kích là t́m hệ thống đường ống dẫn dầu trong vùng pḥng thủ kiên cố của đối phương để phá hủy.

    Toán biệt kích Kansas do Eulis “Camel” Presley làm trưởng toán, có nhiệm vụ xâm nhập khu vực phía tây thung lũng A Sầu, t́m kiếm đường ống dẫn dầu bí mật dọc theo đường 922. Nhưng chỗ nào cũng có Quân đội Bắc Việt. Toán biệt kích cố lẩn tránh chỉ được 1 ngày th́ chạm trán với đối phương, phải gọi trực thăng đến bốc ra. Một trung đội Hatchet Force được đưa vào, đụng độ ác liệt với Quân Bắc Việt. Trung đội Hatchet Force bị thiệt hại phân nửa, cuối cùng cũng phải bốc họ, đem về hậu cứ tại Đà Nẵng.


    Bù Lách, 1968. Tập trung dân để trực thăng chuyển đến chỗ mới

    Đêm 9/1/1970, máy bay AC 130 Spectre (Hỏa Long) của Mỹ bắn phá hai mục tiêu t́nh nghi là trạm bơm nhiên liệu của đối phương, nằm về hướng tây vùng phi quân sự, làm cháy kho nhiên liệu. Một chiếc phản lực Phantom F4 thả những quả bom loại 500 cân Anh xuống, gây thành đám cháy lớn. Trận đánh bom phá hủy hơn 60 xe Molotova, trong đó có 2 chiếc xe chở dầu.

    Quân đội Bắc Việt Nam tiếp tục chở đồ tiếp tế trên con đường 110 của đất Lào. Ngày 23/2/1970, SOG mở cuộc hành quân Halfback, tái diễn trận đóng chốt cắt đường như năm 1969. Lực lượng hành quân do đại đội Hatchet Force B ở Kontum đảm nhiệm. Đại đội này đổ bộ đúng vị trí ngọn đồi mà Đại đội A đóng chốt năm ngoái.

    Được hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ gồm các loại máy bay A1 Skyraider, Phantom F4 oanh kích ban ngày; AC119, AC130 tấn công ban đêm; trong trường hợp bị mây che phủ, các cuộc oanh kích không thực hiện được th́ đại đội biệt kích sẽ được pháo binh 175 ly của trại Bạch Hổ bắn yểm trợ. Cùng thời điểm trên, một toán biệt kích Lôi Hổ của Quân đội Sài G̣n hoạt động cách đó một dặm đă đụng độ với một trung đội của đối phương. Trưởng toán biệt kích Lôi Hổ, cùng một biệt kích quân bị thiệt mạng, bộ phận c̣n lại phải thoái lui.


    Trung sĩ Philip Fink, Sư 1 Anh Cả Đỏ, tại Đồng Xoài, 12/6/1965

    Quân đội Bắc Việt tấn công dữ dội lên đồi, nơi toán Lôi Hổ trụ lại. Thiếu úy Billy Potter bị thương nặng ở ngực bởi 1 viên đạn AK. Một chiếc trực thăng được phái đến để di tản thương binh, nhân cơ hội đó, một Trung sĩ do quá sợ, nên đă lẻn lên máy bay. Rich Ryan kể lại, với vẻ khinh miệt: “Chúng tôi không biết anh ta biến đi lúc nào!". Đó cũng là chiếc trực thăng duy nhất bay thoát ra được trong ngày.

    Đối phương điều thêm súng pḥng không vào vùng chiến sự, với quyết tâm phải nhổ cái chốt của đại đội xung kích. Với hỏa lực pḥng không quá mạnh, đối phương đă làm cho máy bay Hỏa Long không bao vùng được nữa. Quân Bắc Việt bắt đầu đào địa đạo sát vào mục tiêu để tấn công. Đêm đó, một bức công điện của pḥng liên lạc SOG từ Sài G̣n gửi ra Kontum, cho biết Trung đoàn 27 Bắc Việt, với hơn 1.500 quân đang trên đường di chuyển đến để đánh dứt điểm đại đội Hatchet Force. Thiếu tá Frank Jaks, sĩ quan hành quân tŕnh lại với Chỉ huy trưởng sở chỉ huy Trung (CCC), yêu cầu cho đại đội xung kích rút quân, nếu không sẽ bị tiêu diệt.

    Theo kế hoạch, đại đội xung kích sẽ di chuyển đến một băi đáp cách đó chừng 1 cây số, rồi trực thăng sẽ đến bốc trước khi đối phương kịp phản ứng. Đồng thời một chiếc Kingbee sẽ đưa một y tá là Thượng sĩ William Boyle đến để chăm sóc những biệt kích quân bị thương. Hỏa lực pḥng không của đối phương đă bắn rơi chiếc Kingbee. Nó nổ tung khi chạm đất, xác Thượng sĩ William Boyle không t́m ra.

    Thêm hai chiếc Kingbee khác thuộc phi đoàn 219 của Không quân Quân đội Sài G̣n vào cũng rớt luôn. Quân đội Bắc Việt quyết tâm không cho biệt kích chạy thoát. Presley đang ở dưới hầm, được một biệt kích quân người Thượng duy nhất chưa bị thương vào cho biết: Tất cả đại đội đều chết, đối phương đă chiếm được ngọn đồi chốt chặn.

    Bay trên đỉnh đồi, Trung sĩ nhất Lloyd O’Daniels chỉ điểm các phi tuần lên yểm trợ. Máy bay khu trục A1 Skyraider đến trước để thả bom CBU 19 (Cluster), có hơi cay để làm mờ mắt các xạ thủ súng pḥng không của Quân đội Bắc Việt. Sau đó các phản lực cơ F4 sẽ thả bom nổ chậm trong ṿng 8 giờ đồng hồ, làm thành băi ḿn cản phía sau đại đội xung kích. Các phi tuần F4 khác đánh bom dọn đường cho đại đội xung kích di chuyển đến mục tiêu. Sau cùng, trực thăng Cobra sẽ bắn hỏa tiễn khói làm bức màn ngụy trang cho trực thăng vào bốc các biệt kích quân Mỹ ra.

    Sau cuộc hành quân Halfback, Đại đội B ứng cứu Hatchet Force cần ít nhất 6 tháng để bổ sung quân và tái huấn luyện. Đến tháng 8/1970, đại đội này mới sẵn sàng tham gia hành quân, cũng là lúc CIA yêu cầu Đại tá Skip Sadler cho một đơn vị Hatchet Force hành quân đến gần Chavane (Lào), để yểm trợ cho biệt kích quân Vàng Pao, người H'mong, do CIA tuyển mộ, yểm trợ và nuôi dưỡng.


    Mục tiêu này cách xa 20 dặm, nằm ngoài vùng hoạt động của SOG. Tuy nhiên, việc này đă được vị Đại sứ Mỹ ở Lào chấp thuận. Cuộc hành quân Tailwind được mở, nhắm đến những mục tiêu trên. Đây cũng là lần đầu tiên, Đại đội Hatchet Force được lệnh tấn công sâu vào vùng đối phương chiếm đóng, cũng là nơi đối phương chủ quan, không pḥng thủ vững vàng như căn cứ Trug ương cục miền Nam hay mục tiêu Oscar Eight gần biên giới Việt – Lào. Ngày 4/9/1970, Đại đội B ở Kontum được lệnh sẵn sàng. Đại đội trưởng đại đội này là Đại úy Eugene Mc Carley, có nhiều kinh nghiệm qua những chuyến xâm nhập trên lănh thổ Việt Nam, cộng thêm 15 biệt kích quân Mũ Nồi Xanh và khoảng 110 biệt kích Thượng.

    Ngày 11/9/1970, bốn đại đội xung kích ở Kontum được 12 chiếc Cobra của thủy quân lục chiến yểm trợ và trực thăng CH47 chở, ghé căn cứ Dakto lấy thêm xăng, rồi cất cánh. Đoàn trực thăng bay dọc theo biên giới, sau đó đổi sang hướng tây đến Chavane. Trong ṿng 4 ngày, những chiếc máy bay trực thăng Cobra, A1, F4 thay nhau bay bao vùng, sẵn sàng yểm trợ cho đại đội xung kích. Đơn vị này liên tục di chuyển, phá hủy nhiều kho dự trữ đạn dược, binh trạm của đối phương. Cuộc hành quân coi như thành công.

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P23




    Đại tá Skip Sadler, Chỉ huy trưởng SOG, tại căn cứ Long Thành


    Quốc lộ 13, An Lộc, 25/6/1972



    HÀNH QUÂN BIỆT KÍCH

    Mỗi căn cứ hành quân tiền phương (FOB) của SOG tại Đà Nẵng, Phú bài, Kontum, Buôn Mê Thuột có khoảng 12 toán biệt kích của Mỹ, do sĩ quan, hạ sĩ quan Mũ Nồi Xanh làm trưởng toán (không kể các toán Lôi Hổ, do sĩ quan Quân đội Sài G̣n làm trưởng toán). Tuy nhiên, lúc nào cũng chỉ có 6 toán sẵn sàng hành quân; 6 toán c̣n lại bị tổn thất, phải đợi bổ sung quân số và huấn luyện.


    Huấn luyện tại căn cứ

    Đầu năm 1968, toán biệt kích Maine ở Kontum sắp kết thúc nhiệm kỳ luân phiên 6 tháng. Trưởng toán Fred Zabitosky đă sẵn sàng cho chuyến đi cuối cùng của anh ta. Toán phó là Trung sĩ Doug Glover bị thương trong hai chuyến xâm nhập trước. Zabitosky từng tham dự hai chuyến xâm nhập Bright Light t́m một trưởng toán bị đối phương bắt, giam giữ và một chuyến khác t́m Charlie White bị rơi xuống từ dây cấp cứu Mc Guire tại Campuchia.

    Lần này, Zab sẽ xâm nhập mục tiêu Bra. Đó là một khúc sông uốn quanh, nơi đường 110 tách ra khỏi đường 96 trên hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh đi về hướng đông. Tại mục tiêu Bra, quân chính quy Bắc Việt xây binh trạm số 37, một căn cứ lớn với nhiều kho tiếp vận, đạn dược. Quân Bắc Việt dùng binh trạm này để chuyển quân, tiếp tế vũ khí, trang bị, tiếp liệu vào vùng cao nguyên Nam Trung Bộ và bắc Campuchia. Căn cứ này được bảo vệ bởi hỏa lực pḥng không rất mạnh, với một tiểu đoàn cảnh vệ và một đơn vị chống biệt kích. Mục tiêu Bra được coi như điểm nóng nhất khu vực nam Lào, khó khăn hơn những mục tiêu trước đây như Juliet, Hotel. India và November Nine.


    Khu phi quân sự, 8/1966. Thủy quân lục chiến Mỹ trong chiến dịch Prairie

    Sau này, Lowell Stevens, trưởng toán biệt kích kể lại: “Khi danh sách các mục tiêu đưa ra, tôi ngồi giấu ḿnh im lặng, tôi không muốn Bra nổi tiếng, nhưng hy vọng và cầu nguyện không phải nhận mục tiêu đó”. Một trưởng toán khác, Lloyd O’Daniels cảnh báo: “Bạn nên đem theo đầy đủ đạn dược, v́ bạn sẽ cần đến nó, không lâu đâu”.

    Hai tuần lễ sau khi cuộc Tổng công kích Mậu Thân 1968 bắt đầu, thành phố Huế vẫn c̣n trong tay đối phương; căn cứ Khe Sanh bị bao vây. Toán biệt kích Maine xâm nhập mục tiêu Juliet Mine (Bra) để do thám Quân đội Bắc Việt đang rút quân nhằm tăng cường thêm quân và tiếp tế cho trận tấn công của họ trên Tây Nguyên. Doug Glover vừa mới xuất viện, sẽ thay Zabitosky làm trưởng toán, nên chuyến này để cho Glover làm quyền trưởng toán, Zabitosky làm phó. Toán Maine có thêm Trung sĩ Purcell Bragg.

    Không toán biệt kích nào xâm nhập mục tiêu Bra mà không biết sợ. Toán Maine được hai trực thăng Huey thả xuống, Glover dẫn toán ra khỏi băi đáp đếm một chỗ rậm rạp. Anh ta đâu biết đă đưa toán vào một hẻm núi, rộng khoảng 300 thước. Toán biệt kích phát hiện ra một dăy hầm hào, công sự của đối phương. Zabitosky đang xem xét các hầm hào, công sự để xác định các công tŕnh này được xây lúc nào, bỗng một trung đội lính Bắc Việt bất ngờ tấn công toán biệt kích. Toán Maine vừa lùi ra, vừa bắn trả đối phương.


    Huế, 26/4/1975

    Glover nói thật to cho Zabitosky nghe: “Ông chỉ huy đi!”. Cùng lúc, Bragg cũng báo cáo: Covey, máy bay quan sát điều không FAC cho biết có hai toán biệt kích đang chạm trán với đối phương, nên toán Maine phải ráng “gồng ḿnh” trong ṿng 45 phút. Zab ra lệnh cho Glover đưa toán trở lại băi trực thăng, lập vị trí pḥng thủ, c̣n anh ta sẽ ở lại cầm chân đối phương, không cho xán lại gần.

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P24



    Ban t́nh báo của SOG sau này cho biết: Hẻm núi đó là Sở chỉ huy Trung đoàn của đối phương, mà cũng có thể là Sở chỉ huy binh trạm 37. Zab tiếp tục ném lựu đạn, bắn cầm chân đối phương chừng nửa giờ, rồi chạy ra băi trực thăng. Tại băi đáp, Glover đă tổ chức xong vị trí pḥng thủ và đang chỉ điểm cho các phi tuần khu trục A1 đánh bom yểm trợ cho toán biệt kích. Trong lúc Zab c̣n trong hẻm núi, Quân đội Bắc Việt đem súng máy pḥng không 12 ly 7 đến. Covey cho biết thêm, quan sát thấy bốn đại đội của đối phương đang trên đường đến vị trí toán biệt kích và một đại đội đă đến gần.

    Huế, 1968. Y tá chiến trường Howe chăm sóc cho Binh nhất Crum, TQLC Mỹ.

    Trên vùng trời đảm trách, chiếc máy bay quan sát vẫn liên lạc với toán biệt kích ở dưới. Covey hỏi Zab:

    - Anh đă tập hợp đủ mọi người chưa?
    - Đủ, có chuyện ǵ không?
    - Cách anh chừng 400 thước về hướng tây có chỗ an toàn hơn cho “gia đ́nh” anh.

    Điều rất nguy hiểm là đưa trực thăng vào bốc toán biệt kích, trong khi băi này có hỏa lực pḥng không mạnh và đối phương tập trung quân đông. Trong khi những chiếc máy bay khu trục, trực thăng vũ trang oanh tạc xung quanh băi đáp th́ Covey hướng dẫn toán Maine chạy khoảng 150 thước theo hướng đông nam, dọc theo con suối, qua một cánh rừng đến băi đáp khác an toàn hơn. Họ đến một khoảng đất trống trải, không bị đối phương đuổi theo. Covey điều một trực thăng vào bốc toán Maine. Mọi người đều nín thở, Purcell Bragg cùng hai biệt kích Thượng chạy ra lao lên trực thăng, chiếc máy bay bốc lên cao qua khỏi ngọn cây. Thế là thoát.

    Toán biệt kích c̣n lại gồm Zab, Glover và bốn biệt kích Thượng đợi chiếc thứ hai. Hàng trăm quân đối phương đang bao vây ba mặt băi đáp, xung phong tấn công. Khu trục A1, cùng trực thăng vũ trang đến bắn hỏa tiễn xung quanh băi đáp cho chiếc trực thăng thứ hai vào bốc số biệt kích quân c̣n lại. Khi trực thăng đáp xuống, toán biệt kích vừa chạy ra trực thăng vừa bắn xối xả. Quân Bắc Việt cũng nhào ra sống chết không để toán biệt kích chạy thoát. Khi chiếc trực thăng bốc lên cao khoảng 75 bộ, B40 của đối phương bắn trúng máy bay. Chiếc trực thăng rơi xuống, đứt làm đôi và bốc cháy.


    Cà Mau, 12/11/1962

    Bị thương, lại cháy xém hết quần áo, Zabitosky chạy lại chiếc trực thăng đang bốc cháy, lôi ra được viên phi công cùng người phi công phụ. C̣n Doug Glover và bốn biệt kích Thượng, hai trung sĩ xạ thủ đại liên Melvin Dye, Robert Griffith đều chết. Trên một chiếc Huey khác bay cao khoảng 3000 bộ (915 m), quân y sĩ Luke Nance nh́n xuống chiếc trực thăng đang bốc cháy, nói to cho người phi công biết: “Có người c̣n sống ở đưới! Đáp xuống để tôi cứu họ!”. Hai viên phi công nghi ngờ Quân Bắc Việt đang lục soát xác chiếc trực thăng, nên trả lời: “Tốt hơn ḿnh nên ra khỏi chỗ này!”. Nance cương quyết: “Không! Ḿnh không đi đâu hết! Phải xuống cứu mấy người ở dưới đó”. Cuối cùng viên phi công phải bay xuống.

    Mặc cho đạn AK, đạn 12 ly 7 bắn lên, chiếc trực thăng vẫn lao xuống, Nance thấy rơ Zabitosky ngă lên ngă xuống, cố gắng lôi hai viên phi công về hướng có tiếng trực thăng. Nance chạy lại giúp Zab lôi 2 viên phi công lên trực thăng, anh ta không nhận ra Zab, mặt mày bị cháy đen x́. Tất cả đều thoát, được đưa về quân y viện Mỹ tại Pleiku an toàn. Tướng Westmoreland đích thân đến quân y viện thăm, trao Huy hiệu thương binh dũng cảm và đề nghị tặng thưởng Huy chương danh dự hạng nhất cho Zabitosky.

    Bốn tháng sau, một toán biệt kích khác cũng từ Kontum (FOB 2), do John Kedenburg làm trưởng toán, xâm nhập đường 110, cách mục tiêu Bra 12 dặm về hướng đông. Toán biệt kích chạm súng với một toán tuần tiễu của đối phương, sau đó Quân Bắc Việt điều một tiểu đoàn đến bao vây toán biệt kích. Sáu tháng trước đó, Kedenburg chứng tỏ sự can đảm của ḿnh, đă đem về được xác của Trung sĩ nhất Dan Wagner, trưởng toán Nevada, nên được giao cho trách nhiệm làm trưởng toán.


    Chu Lai, 7/4/1969. UH-1D được câu bởi Chinook thuộc Lữ đoàn 196 bộ binh

    Toán nevada bị đối phương đuổi theo sát nút, mỗi lần toán ngừng lại thở, Quân Bắc Việt lại bắt kịp. Hai bên ổ súng rồi toán biệt kích lại chạy tiếp. Cuối cùng, Kedenburg nằm lại cản đường cho đồng sự chạy, rồi anh chạy sau. Khi bắt kịp toán, một biệt kích Thượng chạy lạc, Kedenburg không thể hy sinh cả toán để ở lại chờ một người. Biết đâu tay biệt kích Thượng kia đă bị đối phương bắt hoặc chết. Kedenburg liên lạc với đơn vị ứng cứu, yêu cầu bốc toán biệt kích về. Họ nghĩ rằng đă cắt đuôi được lính Bắc Việt.

    Khi trực thăng tới thả dây câu xuống câu lên được 4 biệt kích, Kedenburg chỉ điểm cho máy bay khu trục A1 bắn chặn đường. Chiếc Huey thứ hai đến thả bốn sợi dây cấp cứu xuống cho anh ta cùng ba biệt kích quân c̣n lại. Lúc đó đối phương đă băng qua lưới lửa do những chiếc A1 tạo nên. Đúng lúc người biệt kích Thượng chạy lạc cũng xuất hiện, do trông thấy trực thăng bao vùng. Thay v́ cho trực thăng bay đi, Kedenburg tháo dây McGuire ra nhường cho người biệt kích Thượng, rồi ra dấu cho trực thăng bay lên, c̣n một ḿnh ở lại đối phó với đối phương.


    John Kedenburg

    Mọi người trên trực thăng chứng kiến Kedenburg bắn chết 6 người lính Bắc Việt trước khi gục ngă. Hôm sau toán cấp cứu Bright Light vào đem được xác John Kedenburg về. Anh ta là người thứ hai trong lực lượng SOG được truy tặng Huy chương danh dự.

    Thêm một tên tuổi nữa khá nổi tiếng ở Kontum. Anh ta là bạn của Zabitosky và Kedenburg. Đó là Trung sĩ nhất Robert Howard, người có thân h́nh lực lưỡng như thợ đốn củi. Robert Howard đến Kontun (FOB 2) vào đầu năn 1967, anh ta được đề nghị tặng thưởng Huy chương danh dự 3 lần, trong ṿng 13 tháng. Mọi người đều nghĩ rằng anh ta xứng đáng với những phần thưởng ấy. Cho tới nay, Howard là người lănh nhiều huy chương nhất, kể cả 8 cái “Chiến thương bội tinh”. Một đêm, Howard chạy tới xe chở quân của đối phương trên đường 110, ném ḿn vào xe, trước con mắt ngạc nhiên của Quân Bắc Việt, rồi cho nổ tung quả ḿn.


    Robert Howard (b́a trái), trong một lần đột kích giải cứu tù binh VNCH thành công, tại Sở chỉ huy Trung (CCC)

    Howard được đề nghị tặng thưởng Huy chương danh dự lần đầu vào tháng 11/1967, khi toán biệt kích do Johnnie Gilreath làm trưởng toán phát hiện ra kho vũ khí, lương thực lớn của đối phương ở vùng đông nam Lào. Trong lúc Gilreath cùng các thành viên của toán tiếp tục theo dơi hoạt động của đối phương, th́ SOG chuẩn bị cho đại đội xung kích Hatchet Force tấn công. Howard t́nh nguyện làm trưởng toán, hướng dẫn đại đội xung kích từ băi đáp đến chỗ toán của Gilreath.

    Nhưng bất ngờ không đến măi, ba chiếc trực thăng đổ quân bị hỏa lực pḥng không đối phương làm hỏng nặng. Howard dẫn được đại đội xung kích Hatchet Force đến vị trí toán biệt kích. Trong lúc đại đội xung kích phá hủy kho vũ khí, lương thực của đối phương, Howard dẫn toán biệt kích đi quan sát xung quanh, bắn hạ thêm 4 lính Bắc Việt, phá hủy thêm mấy trận địa giả của đối phương.

    Sau trận tấn công, chỉ huy trưởng SOG đưa Gireath và Howard vào Sài G̣n tường tŕnh về trận đánh cho tướng Westmoreland. Gilreath được cho đi học lái máy bay theo nguyện vọng của anh ta. Howard trở lại Kontum với Huy chương Ngoại Hạng (Distinguish Services Cross).

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P25





    Huy chương Ngoại Hạng (Distinguish Services Cross)

    Mục tiêu Bra, nơi Zabitosky lĩnh Huy chương Danh dự vẫn là chỗ nguy hiểm nhất cho những toán biệt kích. Toán California do Joe Walker làm trưởng toán, tổ chức trận phục kích đơn vị chống biệt kích của đối phương, nhưng thất bại v́ khẩu CAR15 của toán phó gặp trở ngại tác xạ. Quân đội Bắc Việt bắn trở lại bằng B40 làm tất cả mọi người trong toán đều bị thương.


    Toán California tại Sở chỉ huy Trung (CCC)

    Toán California phải lẩn trốn suốt đêm. Sáng hôm sau, một trung đội xung kích do Trung úy Daniel Swain chỉ huy xuống băi đáp để đón toán California. Joe Walker cùng ba biệt kích Thượng t́nh nguyện ở lại giúp trung đội xung kích. Trung đội này được lệnh di chuyển dọc theo đường 96 vào sâu mục tiêu Bra, để t́m mục tiêu cho phi cơ oanh kích hoặc tấn công trên bộ.

    Trung đội xung kích lục soát về hướng bắc hai ngày, không gặp đối phương, không một phát súng bắn tỉa. Walker cảm thấy không an tâm, càng lâu càng nguy hiểm và không ngờ rằng đối phương sẽ đến. Đêm thứ hai, họ đóng quân, lập tuyến pḥng thủ giữa đường 96 và một nhánh sông rộng. Họ tin rằng quân Bắc Việt không thể tấn công từ bên kia sông sang. Nhưng nếu đối phương đánh từ đường vào, trung đội xung kích sẽ bị mắc kẹt, v́ đằng sau là sông, hết đường chạy.

    Walker cùng ba biệt kích Thượng của toán California không đào công sự chiến đấu, họ chui vào một bụi tre ngủ. Khoảng 3 giờ sáng, Walker thức giấc nh́n đồng hồ và nghe thây tiếng xe vận tải. Chiếc đầu ngưng lại cách khoảng 200 thước, rồi chiếc thứ hai, thứ ba... anh ta c̣n nghe được tiếng mở bửng sau xe vận tải Molotova do Liên Xô chế tạo, trang bị cho Quân đội Bắc Việt Nam. Viên sĩ quan Bắc Việt dùng loa tập hợp quân để tấn công. Trong những công sự chiến đấu gần đó, khẩu đại liên M60 đă được lắp đạn. Lúc đó, ánh sáng phát ra từ những cây đèn pin của đối phương quét qua, quét lại loang loáng xuyên màn đêm.


    Đông Hà, 29/9/1966

    Khẩu đại liên M60 nhả đạn trước, tiếng nổ xé tan màn đêm im lặng, Quân Bắc Việt tập trung hỏa lực tấn công vào tuyến pḥng thủ của đơn vị biệt kích SOG. Đạn và mảnh ghim vào lưng, vào đùi Walker. Một góc trận địa pḥng ngự của quân biệt kích bị vỡ, Quân Bắc Việt tràn vào bên trong đánh cận chiến. Trung úy Swain, Ranger Haynes ḅ qua chỗ Walker, nhưng một trái cối đă nổ đằng sau hai người khiến Swain bị thương nặng ở chân. Mặc dù bị thương, Walker vẫn cố gắng ḅ ra chỗ khác, kéo theo Trung úy Swain. Một hạ sĩ quan da màu Mỹ vừa đứng dậy, liền hứng hàng chục viên AK, anh ta kêu lên, rồi đổ xuống đất.

    Walker tiếp tục ḅ về hướng bờ sông, lôi theo Swain. Anh ta vẫn đem theo khẩu đại liên M60 và t́m được chỗ cạn vượt qua sông. Bên kia đă có mấy biệt kích Thượng bị thương đang lẩn trốn. Nh́n lại bên kia sông, Walker thấy đèn pin của Quân Bắc Việt đi thu dọn chiến trường. Walker nhớ đến Swain, vội ḅ trở lại kéo Trung úy Swain lên bờ, lấy poncho cuốn lại. Anh ta không hề có thuốc men để chữa cho ông Trung đội trưởng trung đội xung kích.


    Đà Nẵng, 27/5/1967. Chiến dịch Union 2

    Tại Kontum, khi nhận được tin, Đại úy Ronal Goulet đánh thức Howard dậy thông báo: “Ḿnh phải đi cứu Walker và Swain”. Một số hạ sĩ quan biệt kích khác cũng t́nh nguyện đi theo. Toán cấp cứu Bright Light gồm 12 người, do oulet chỉ huy, xâm nhập vào t́m kiếm quân nhân Mỹ tử trận hoặc mất tích. Trong màn đêm mịt mù, toán biệt kích Bright Light ḍ dẫm t́m Walker và Swain. Họ sờ từng xác chết một, xác nào chân dài là người Mỹ, cuối cùng họ t́m được Walker và Swain.

    Đợi đến sáng, những chiếc máy bay oanh kích trở lại bao vùng. Toán Bright Light vượt sông, tới trận địa pḥng ngự của trung đội xung kích khi đêm. Họ t́m được xác người hạ sĩ quan da màu Mỹ, cùng các quân nhân khác bị thương.


    Dakto, 11/1967. Đồi 875 sau 21 ngày bị bao vây

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P26



    Giữa tháng 11, Howard t́nh nguyện trở lại mục tiêu Bra, cùng với một đại đội Hatchet Force để phá hoại, nhằm ngăn Quân đội Bắc Việt đang bao vây quân biệt kích của Vàng Pao, vốn được CIA nuôi dưỡng, đang đóng quân ở sâu trong đất Lào. SOG hy vọng “vố” này sẽ khiến cho Quân đội Bắc Việt phải đưa quân về giữ mục tiêu Bra. Đại đội xung kích Hatchet Force do một viên Đại úy chỉ huy, thêm Trung úy James Jerson, cùng một số hạ sĩ quan, trong đó có Lloyd O’Daniel thuộc trung đội 1.



    Đơn vị này cũng không gặp đối phương bắn tỉa trong suốt bốn ngày đầu lục soát tại khu vực đường 96. Vùng này bị máy bay B52 ném bom trải thảm nhiều lần, trông rất tan hoang, cây cối đổ nát. Trước đây, vùng rừng núi này rất rậm rạp. Quân đội Bắc Việt tránh đụng độ như trước đây, giống với trung đội của Trung úy Swain. Đến đêm 16/11, khoảng 100 lính Bắc Việt tấn công vào trận địa pḥng ngự của Đại đội Hatchet Force, rồi lại rút lui, không hề để lại dấu vết. Ngày 18/11, toán biệt kích bị quân Bắc Việt phục kích nhỏ, sau đó họ lại biến mất (!). Quân Mũ Nồi Xanh đoán chừng ư định của đối phương: “Có lẽ ngày mai mới đúng là ngày quyết tử”.

    Sáng sớm 19/11, Howard thấy một Thiếu úy trẻ đi đầu thay v́ 1 lính Thượng đầy kinh nghiệm. Rồi người sĩ quan trẻ tiếp tục dẫn đường và t́m thấy đường dây điện thoại. Ḍ theo đường dây đến một bụi cây, viên sĩ quan phát hiện ra một cḥi quan sát, có một bát cơm vẫn c̣n nóng, anh ta biết ngay quân Bắc Việt sắp tấn công. Viên Thiếu úy vẫn tiếp tục dẫn đầu, đến một khoảng trống, anh ta định dẫn đại đội băng qua. Mấy người biệt kích Thượng ngần ngừ đợi lệnh và Đại úy đội trưởng ra lệnh: “Tiếp tục!”. Howard chạy lên trước cản viên Thiếu úy lại: “Bên kia cánh rừng có người, coi chừng!”. Anh ta lắc đầu trả lời: “Tôi sẽ giết hết tụi nó. Hăy chờ xem!”.

    Viên Thiếu úy bắn phát đầu tiên trúng một lính đối phương. Thế rồi súng B40, súng cối thi nhau nổ chát chúa vào đội h́nh trung đội đi trước. Một quả cối 62 ly nổ gần chổ người sĩ quan trẻ, làm bay mất bàn chân phải và gần đứt bàn chân trái của anh ta. Howard đang lo băng bó cho viên Thiếu úy th́ một trái B40 khác nổ gần bên, khiến nhiều mảnh đạn ghim vào lưng và chân anh ta. O’Daniel không ngờ, Howard nổi điên đứng dậy trở về trong lúc súng nổ như mưa, kể cả súng máy pḥng không 12 ly 7 trên chiếc xe thiết giáp PT-76. Howard định dùng súng phóng hỏa tiễn M72 diệt chiếc thiết giáp của đối phương, th́ một trái B40 khác nổ gần đó làm hỏng khẩu M72, thêm một sĩ quan khác bị thương. Howard d́u viên sĩ quan quay về ban chỉ huy đại đội, dẫn theo hai biệt kích Thượng bắn yểm trợ, c̣n anh ta đem theo hai khẩu M72 lên, bắn gục chiếc thiết giáp của Quân Bắc Việt.


    An Lộc

    Trong lúc đó, đại đội xung kích Hatchet Force phải lui về nơi có cây cối che chở để lập tuyến pḥng thủ. Trực thăng tải thương được gọi đến, nhưng bị súng pḥng không của đối phương bắn lên trúng đầu gối của xạ thủ đại liên. Anh ta thét lên đau đớn, đến nỗi ở dưới đất cũng nghe thấy. Chiếc trực thăng tiếp tục ăn đạn, chao đi rồi bốc cháy. Đối phương bắt đầu tấn công vào trung đội biệt kích dẫn đầu. Mặc dù đă hai lần bị thương nhưng Howard vẫn chạy lại chiếc trực thăng đang cháy, lôi ra một xạ thủ đại liên, c̣n người xạ thủ bên cạnh đă chết. Viên phi công chính giúp người phi công phụ ra khỏi máy bay, chạy về trận địa pḥng ngự của đại đội xung kích.

    Hôm sau, những chiếc phi tuần lên yểm trợ cho trực thăng vào tải thương, vừa chở đại đội Hatchet Force về căn cứ. Howard được đề nghị tặng thưởng Huy chương Danh dự lần thứ hai trong ṿng một năm. Ba tuần sau, Howard lại t́nh nguyện đi theo toán biệt kích vào mục tiêu khó nuốt Bra.

    Toán biệt kích do Larry White làm trưởng toán, ngoài ra c̣n có Trung sĩ Robert Clough, một sĩ quan biệt kích Quân đội Sài G̣n và sáu biệt kích Thượng. Tại băi đáp chính, họ gặp đối phương bắn lên. Trực thăng phải bay đến băi đáp thứ hai, cũng bị bắn; đến băi đáp phụ thứ ba, th́ bị súng pḥng không của đối phương bắn rơi luôn chiếc trực thăng. White bị trúng đạn, rơi ra ngoài. C̣n tay xạ thủ đại liên bị trúng đạn, gục bên cạnh khẩu M60, viên sĩ quan biệt kích Quân đội Sài G̣n trúng đạn chết. Ai cũng ăn đạn, chỉ trừ hai người là Howard và Clough.


    Vạn Tường, 19/8/1965. Bên trong chiếc H34


    NHẢY DÙ XÂM NHẬP HALO

    Chuyến giải cứu tù binh đầu tiên (Bright Light) do SOG thực hiện trong năm 1966, sau khi hai tiểu đoàn Quân Giải Phóng tiêu diệt cả trung đội do Huckleberry và Charlie Vessels chỉ huy. Sau nhiều phi vụ tập kích không thành công, chỉ huy trưởng SOG là Đại tá Jack Singlaub nhận thấy rằng có dấu hiệu cho thấy tù binh Mỹ đă được di chuyển đến nơi khác, chừng vài giờ trước khi quân biệt kích tấn công. Những sĩ quan tham mưu của SOG đặt ra nhiều câu hỏi cần lời giải đáp. Thiếu tá Ed Rybat, chỉ huy trưởng Sở chỉ huy tiền phương 1 (FOB 1) cũng băn khoăn: “H́nh như đối phương biết ḿnh trên đường đến mục tiêu”.


    CH-47 tại đường 9 Nam Lào, 1968

    Bước sang năm 1969, t́nh h́nh trở nên nghiêm trọng. Đại tá Steve Cavanaugh lên thay Jack Singlaub làm chỉ huy trường SOG, luôn quan tâm đến vấn đề an ninh nội bộ. Ông ta đến thăm các căn cứ hành quân tiền phương, hỏi thăm các toán trưởng biệt kích và đem theo toán an ninh lục quân Mỹ là Đại đội 101 kiểm thính để theo dơi tất cả các cuộc điện đàm trong các đơn vị SOG. Trong khi đó, các toán biệt kích xâm nhập đều biết rằng, đối phương cũng ḍ tần số liên lạc của họ để “thịt” các toán biệt kích xâm nhập. SOG phải t́m giải pháp xâm nhập khác để bảo vệ các toán biệt kích. Xâm nhập ban đêm, không sợ đối phương phát giác, nhưng các phi cơ trực thăng không được an toàn khi xuống băi đáp trong màn đêm. Chỉ c̣n cách là nhảy dù xuống mục tiêu, xâm nhập vào lúc ban đêm.

    Khi trưởng toán biệt kích Auger là Frank Oppel yêu cầu được phép nhảy dù xuống khu vực Lưỡi Câu trên đất Campuchia trong tháng 12/1969, Bộ chỉ huy SOG chấp thuận ngay. Chỉ có một trở ngại nhỏ, khi Oppel báo tin vui cho các thành viên, anh toán phó “lạnh chân” không chịu đi, phải t́m người khác thay thế, đó là Bob Graham mà sau này rất nổi tiếng ở Sở chỉ huy tiền phương Nam (CCS).


    Hatchet Force xuất kích tại Dakto

    Toán Auger gồm hai biệt kích quân Mỹ là Oppel, Graham cùng với ba biệt kích quân Nùng, bắt đầu tập nhảy dù từ trực thăng xuống, do phi công Green Hornet lái. Sau một tuần lễ thực tập nhảy dù đêm, đúng bốn giờ sáng ngày 23/12/1969, toán biệt kích Auger nhảy dù xuống, xâm nhập khu vực Lưỡi Câu trên lănh thổ Campuchia. Họ xuống tới đất, nhanh chóng tập hợp. Tuy nhiên, có một biệt kích nùng bị trật chân, nên sáng hôm sau trực thăng phải vào bốc toán biệt kích đem về.


    Điều ngạc nhiên là chiếc trực thăng vẫn c̣n bay được, mọi người lại chui vào chiếc trực thăng và bốc lên cao, trước khi đối phương xông ra bắn tới tấp. Ba tuần sau, Howard theo một chuyến hành quân Bright Light sang Campuchia. Lần này anh ta được tặng Huy chương Danh dự thật sự.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P27



    Năm 1970, Đại tá John Sadler thay thế Đại tá Cavanaugh làm chỉ huy trưởng SOG. Ông ta là người rất am hiểu về kỹ thuật nhảy dù và skydiving (nhảy dù cánh dơi để lướt gió). Thuật ngữ quân sự gọi là HALO (High Altitude Low Opening). Nhảy dù HALO từ độ cao 10.000 bộ (3.050m), để rơi tự do, cách mặt đất khoảng 1.000-2.000 bộ (305-610m), rồi mở dù cánh dơi lái đến mục tiêu. Mặc dù lực lượng biệt kích Mỹ đă huấn luyện nhảy dù cánh dơi HALO từ năm 1957, nhưng Quân đội Mỹ cũng như quân đội các nước trên thế giới chưa từng sử dụng HALO trong chiến trận.

    Tháng 7/1970, đại tá Sadler ra lệnh thành lập toán biệt kích HALO đầu tiên. Trung sĩ Cliff Newman và Trung sĩ nhất Sammy Hernandez đang chỉ huy toán biệt kích Virginia thám thính khu vực lân cận Khe Sanh, bỗng được lệnh t́m một băi đáp gần nhất để rút quân. Toán biệt kích HALO đầu tiên gồm có Newman, Hernandez, thêm Trung sĩ nhất Melvin Hill, hai biệt kích quân người Thượng và một sĩ quan Lôi Hổ của Quân đội Sài G̣n. Mặc dù Newman cấp bậc thấp hơn hai viên Trung sĩ kia, nhưng anh ta có nhiều kinh nghiệm trong đơn vị SOG hơn, nên được cử làm trưởng toán HALO, lấy tên là toán Florida.



    Sau đó, một chiếc C130, có biệt hiệu là Chim Đen (Blackbird), đă đưa toán biệt kích Florida qua Okinawa để huấn luyện kỹ thuật nhảy dù HALO. Họ được bí mật huấn luyện trong một khu vực riêng biệt, v́ hai biệt kích quân Thượng và sĩ quan Lôi Hổ của Quân đội Sài G̣n bị chính phủ Nhật Bản từ chối không cho nhập cảnh.

    Các huấn luyện viên được tuyển chọn là những bậc thầy về môn HALO trong Liên đoàn biệt kích số 1 của Mỹ. Khi nhảy ra khỏi phi cơ, chỉ cần 12 giây, con người đạt tới vận tốc rơi trong không khí 125 dặm mỗi giờ. Trong lúc thả rơ tự do, các quân nhân vẫn phải điều khiển thân ḿnh theo hướng rơi tự do của nhóm. Khi bung dù cánh dơi ra, họ lái dù khoảng 2.500 bộ (762,5m) đến băi đáp. Như vậy, nếu nhảy ra ở độ cao 12.500 bộ (3812,5m), để rơi tự do 60 giây, thêm hai phút rưỡi lái dù cánh dơi xuyên qua rừng đến băi đáp, tổng cộng chỉ có ba phút rưỡi đồng hồ. Các quân nhân c̣n được trang bị thêm đồng hồ cao độ để mở dù tự động, trong trường hợp dù có chuyện bất trắc.

    Sau một tháng huấn luyện ở Okinawa, toán biệt kích florida về tới Long Thành, huấn luyện thêm hai tuần về chiến thuật, và nhảy thêm vài kiểu HALO. Trong một chuyến thực tập nhảy dù đêm, Trung sĩ Hernandez bị gió thổi dạt qua một dăy nhà khác của Lục quân Mỹ. Một viên Trung sĩ chạy ra ngoài quan sát, v́ Hernandez rơi trúng nóc nhà trước khi xuống đất. Nh́n thấy Hernandez vẫn c̣n vướng dù, bôi mặt ngụy trang, đeo kính che mắt, vũ trang đến tận răng: nào là khẩu CAR15, Shotgun cưa ngắn ṇng, súng phóng lựu M79, dao găm, lựu đạn đeo đầy ḿnh..., viên Trung sĩ văn pḥng quỵ xuống, lên cơn đau tim v́ tưởng lầm là lính dù cộng sản tấn công (!).



    Lần cuối cùng thực tập, toán biệt kích nhảy dù đêm xuống chiến khu D, lục soát hai ngày, sau đó trở về căn cứ, sẵn sàng lên đường. Toán Florida có nhiệm vụ gắn máy nghe trộm điện thoại của Quân đội Bắc Việt ở Lào, trên con đường đối phương mới xây dựng, nằm về phía tây căn cứ Chu Lai. Mục tiêu này gần mục tiêu mà toán Iowa xâm nhập lần đầu tiên qua đất Lào năm 1965, trong cuộc hành quân Shining Brass. SOG phỏng đoán Quân Bắc Việt có khoảng một sư đoàn chính quy, với 10.000 quân, đóng trong khu vực hoạt động của toán Florida. Đơn vị Mỹ gần nhất cách họ 50 dặm, đó là căn cứ hỏa lực do Sư đoàn 101 Dù của Mỹ đóng quân.


    Bồng Sơn, 1966. Sư Bạch Mă, Đại Hàn

    Khoảng quá nửa đêm ngày 28/11/1970, toán biệt kích Florida tập hợp trong căn cứ Long Thành, rồi lên chiếc Balckbird, bay trên cao độ 18.000 bộ, như vậy toán HALO sẽ phải để rơi tự do 70 giây và sẽ mở dù lúc cách mặt đất 1.500 bộ (457,5m). Khi đèn báo hiệu bật lên, toán Florida từng cặp 2 người một nắm tay nhau nhảy ra. Đại tá Pinkerton nhận xét: “Họ phải có nhiều can đảm mới dám làm chuyện này, nhảy ra trong màn đêm xuống một cánh rừng mà không biết có chuyện ǵ đang chờ họ ở dưới”.

    Toán biệt kích bị phân tán thành từng cặp gồm: Sĩ quan Lôi Hổ Việt Nam và một biệt kích Thượng; toán trưởng Newman cùng với một người Thượng; Sammy Hernandez và Mel Hill. Mỗi cặp đáp xuống một nơi. May mắn không ai bị thương. Đến sáng, máy bay quan sát Covey lên bao vùng cho toán biệt kích ở dưới biết, đêm qua họ đă bị thả sai vị trí, cách mục tiêu 6 dặm. Nơi họ xuống không được đánh dấu trên bản đồ hành quân mà toán biệt kích đem theo. Tuy thế, toán biệt kích Florida vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ.

    Toán Florida chia thành bốn cặp, hoạt động độc lập. Họ phải thận trọng hơn, trường hợp một cặp bị lộ, nếu yêu cầu rút quân, có thể gây nguy hiểm cho những cặp c̣n lại. Hernandez t́m một chỗ đặt máy nghe trộm, anh ta lần ṃ về nơi phát ra tiếng người nói chuyện, tiếng xe ủi đất. Bỗng dưng có tiếng súng nổ phía bên trái, rồi bên phải. Đối phương bắn pháo hiệu? Họ đă t́m ra dấu vết của toán? Nhưng không. Mấy binh sĩ Bắc Việt đang đi săn thú rừng để có thêm thực phẩm tươi. Nếu họ t́m ra dấu chân của Hernandez, th́ kể như “rồi đời”.


    Chư pong, 15/8/1966

    Đến ngày thứ ba, Hernandez trông thấy một toán lính Bắc Việt mang súng AK, vừa đi vừa nói chuyện. Như vậy chứng tỏ đối phương không biết có toán biệt kích HALO xâm nhập. Đến ngày thứ tư, tất cá các cặp biệt kích bất đắc dĩ đều trông thấy đối phương. Sang ngày thứ năm, Hernandez vẫn chưa t́m thấy đường dây điện thoại của đối phương để đặt máy nghe trộm. Bộ chỉ huy SOG quyết định đưa toán biệt kích về. Chiếc trực thăng Jolly Green CH53 từ Thái Lan sang bốc toán Florida tại bốn băi đáp, riêng anh chàng Hernandez, trực thăng phải thả dụng cụ xuyên rừng (giống như đầu mũi tên) xuống câu lên, v́ rừng quá rậm rạp.

    Tháng 4/1971, nhà báo Jack Anderson đă viết một bài về đơn vị SOG, đăng trên tờ Washington Post. Để giữ bí mật, các chuyến xâm nhập Lào trong cuộc hành quân Prairie Fire được đổi tên là Phù Dung. Đầu năm 1971, SOG thành lập thêm toán HALO thứ hai, toán này do Đại úy Larry Manes làm trưởng toán và đă thực hiện hai chuyến xâm nhập trong lănh thổ Việt Nam. Thăng tiến từ hàng ngũ hạ sĩ quan lên đến chức đại đội trưởng thám báo của Sở chỉ huy bắc (CCN), Larry Manes chọn ba thành viên của toán là Noel Gast, Trung sĩ Robert Castillo và John Spider Trantanella. Toán thám báo này 100% là biệt kích Mỹ.

    Ngày 7/5/1971, toán HLO nhảy dù cánh dơi xuống khu vực nằm giữa thung lũng A Sầu và Khe Sanh. Quân đội Bắc Việt đang làm thêm đường mới, nối đường 921 từ Lào (tây Trường Sơn) với đông Trường Sơn ở Nam Việt Nam. Toán biệt kích HALO trong lúc đáp xuống th́ bất ngờ một quả ḿn muỗi trong ba lô của Gast do áp suất thay đổi nên phát nổ, khiến anh ta bị thương nặng ở lưng khi đáp đất. Trantanella cũng bị thương găy chân. Sáng hôm sau trực thăng phải đến để đưa hai thương binh về. Năm hôm sau, hai người c̣n lại phải rút nốt.


    Gio Linh, 2/4/1967

  9. #29
    Member boban's Avatar
    Join Date
    09-03-2011
    Posts
    99

    Đề nghị với TV Alamit

    Quote Originally Posted by alamit View Post
    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P27



    Năm 1970, Đại tá John Sadler thay thế Đại tá Cavanaugh làm chỉ huy trưởng SOG. Ông ta là người rất am hiểu về kỹ thuật nhảy dù và skydiving (nhảy dù cánh dơi để lướt gió). Thuật ngữ quân sự gọi là HALO (High Altitude Low Opening). Nhảy dù HALO từ độ cao 10.000 bộ (3.050m), để rơi tự do, cách mặt đất khoảng 1.000-2.000 bộ (305-610m), rồi mở dù cánh dơi lái đến mục tiêu. Mặc dù lực lượng biệt kích Mỹ đă huấn luyện nhảy dù cánh dơi HALO từ năm 1957, nhưng Quân đội Mỹ cũng như quân đội các nước trên thế giới chưa từng sử dụng HALO trong chiến trận.

    Tháng 7/1970, đại tá Sadler ra lệnh thành lập toán biệt kích HALO đầu tiên. Trung sĩ Cliff Newman và Trung sĩ nhất Sammy Hernandez đang chỉ huy toán biệt kích Virginia thám thính khu vực lân cận Khe Sanh, bỗng được lệnh t́m một băi đáp gần nhất để rút quân. Toán biệt kích HALO đầu tiên gồm có Newman, Hernandez, thêm Trung sĩ nhất Melvin Hill, hai biệt kích quân người Thượng và một sĩ quan Lôi Hổ của Quân đội Sài G̣n. Mặc dù Newman cấp bậc thấp hơn hai viên Trung sĩ kia, nhưng anh ta có nhiều kinh nghiệm trong đơn vị SOG hơn, nên được cử làm trưởng toán HALO, lấy tên là toán Florida.



    Sau đó, một chiếc C130, có biệt hiệu là Chim Đen (Blackbird), đă đưa toán biệt kích Florida qua Okinawa để huấn luyện kỹ thuật nhảy dù HALO. Họ được bí mật huấn luyện trong một khu vực riêng biệt, v́ hai biệt kích quân Thượng và sĩ quan Lôi Hổ của Quân đội Sài G̣n bị chính phủ Nhật Bản từ chối không cho nhập cảnh.

    Các huấn luyện viên được tuyển chọn là những bậc thầy về môn HALO trong Liên đoàn biệt kích số 1 của Mỹ. Khi nhảy ra khỏi phi cơ, chỉ cần 12 giây, con người đạt tới vận tốc rơi trong không khí 125 dặm mỗi giờ. Trong lúc thả rơ tự do, các quân nhân vẫn phải điều khiển thân ḿnh theo hướng rơi tự do của nhóm. Khi bung dù cánh dơi ra, họ lái dù khoảng 2.500 bộ (762,5m) đến băi đáp. Như vậy, nếu nhảy ra ở độ cao 12.500 bộ (3812,5m), để rơi tự do 60 giây, thêm hai phút rưỡi lái dù cánh dơi xuyên qua rừng đến băi đáp, tổng cộng chỉ có ba phút rưỡi đồng hồ. Các quân nhân c̣n được trang bị thêm đồng hồ cao độ để mở dù tự động, trong trường hợp dù có chuyện bất trắc.

    Sau một tháng huấn luyện ở Okinawa, toán biệt kích florida về tới Long Thành, huấn luyện thêm hai tuần về chiến thuật, và nhảy thêm vài kiểu HALO. Trong một chuyến thực tập nhảy dù đêm, Trung sĩ Hernandez bị gió thổi dạt qua một dăy nhà khác của Lục quân Mỹ. Một viên Trung sĩ chạy ra ngoài quan sát, v́ Hernandez rơi trúng nóc nhà trước khi xuống đất. Nh́n thấy Hernandez vẫn c̣n vướng dù, bôi mặt ngụy trang, đeo kính che mắt, vũ trang đến tận răng: nào là khẩu CAR15, Shotgun cưa ngắn ṇng, súng phóng lựu M79, dao găm, lựu đạn đeo đầy ḿnh..., viên Trung sĩ văn pḥng quỵ xuống, lên cơn đau tim v́ tưởng lầm là lính dù cộng sản tấn công (!).



    Lần cuối cùng thực tập, toán biệt kích nhảy dù đêm xuống chiến khu D, lục soát hai ngày, sau đó trở về căn cứ, sẵn sàng lên đường. Toán Florida có nhiệm vụ gắn máy nghe trộm điện thoại của Quân đội Bắc Việt ở Lào, trên con đường đối phương mới xây dựng, nằm về phía tây căn cứ Chu Lai. Mục tiêu này gần mục tiêu mà toán Iowa xâm nhập lần đầu tiên qua đất Lào năm 1965, trong cuộc hành quân Shining Brass. SOG phỏng đoán Quân Bắc Việt có khoảng một sư đoàn chính quy, với 10.000 quân, đóng trong khu vực hoạt động của toán Florida. Đơn vị Mỹ gần nhất cách họ 50 dặm, đó là căn cứ hỏa lực do Sư đoàn 101 Dù của Mỹ đóng quân.


    Bồng Sơn, 1966. Sư Bạch Mă, Đại Hàn

    Khoảng quá nửa đêm ngày 28/11/1970, toán biệt kích Florida tập hợp trong căn cứ Long Thành, rồi lên chiếc Balckbird, bay trên cao độ 18.000 bộ, như vậy toán HALO sẽ phải để rơi tự do 70 giây và sẽ mở dù lúc cách mặt đất 1.500 bộ (457,5m). Khi đèn báo hiệu bật lên, toán Florida từng cặp 2 người một nắm tay nhau nhảy ra. Đại tá Pinkerton nhận xét: “Họ phải có nhiều can đảm mới dám làm chuyện này, nhảy ra trong màn đêm xuống một cánh rừng mà không biết có chuyện ǵ đang chờ họ ở dưới”.

    Toán biệt kích bị phân tán thành từng cặp gồm: Sĩ quan Lôi Hổ Việt Nam và một biệt kích Thượng; toán trưởng Newman cùng với một người Thượng; Sammy Hernandez và Mel Hill. Mỗi cặp đáp xuống một nơi. May mắn không ai bị thương. Đến sáng, máy bay quan sát Covey lên bao vùng cho toán biệt kích ở dưới biết, đêm qua họ đă bị thả sai vị trí, cách mục tiêu 6 dặm. Nơi họ xuống không được đánh dấu trên bản đồ hành quân mà toán biệt kích đem theo. Tuy thế, toán biệt kích Florida vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ.

    Toán Florida chia thành bốn cặp, hoạt động độc lập. Họ phải thận trọng hơn, trường hợp một cặp bị lộ, nếu yêu cầu rút quân, có thể gây nguy hiểm cho những cặp c̣n lại. Hernandez t́m một chỗ đặt máy nghe trộm, anh ta lần ṃ về nơi phát ra tiếng người nói chuyện, tiếng xe ủi đất. Bỗng dưng có tiếng súng nổ phía bên trái, rồi bên phải. Đối phương bắn pháo hiệu? Họ đă t́m ra dấu vết của toán? Nhưng không. Mấy binh sĩ Bắc Việt đang đi săn thú rừng để có thêm thực phẩm tươi. Nếu họ t́m ra dấu chân của Hernandez, th́ kể như “rồi đời”.


    Chư pong, 15/8/1966

    Đến ngày thứ ba, Hernandez trông thấy một toán lính Bắc Việt mang súng AK, vừa đi vừa nói chuyện. Như vậy chứng tỏ đối phương không biết có toán biệt kích HALO xâm nhập. Đến ngày thứ tư, tất cá các cặp biệt kích bất đắc dĩ đều trông thấy đối phương. Sang ngày thứ năm, Hernandez vẫn chưa t́m thấy đường dây điện thoại của đối phương để đặt máy nghe trộm. Bộ chỉ huy SOG quyết định đưa toán biệt kích về. Chiếc trực thăng Jolly Green CH53 từ Thái Lan sang bốc toán Florida tại bốn băi đáp, riêng anh chàng Hernandez, trực thăng phải thả dụng cụ xuyên rừng (giống như đầu mũi tên) xuống câu lên, v́ rừng quá rậm rạp.

    Tháng 4/1971, nhà báo Jack Anderson đă viết một bài về đơn vị SOG, đăng trên tờ Washington Post. Để giữ bí mật, các chuyến xâm nhập Lào trong cuộc hành quân Prairie Fire được đổi tên là Phù Dung. Đầu năm 1971, SOG thành lập thêm toán HALO thứ hai, toán này do Đại úy Larry Manes làm trưởng toán và đă thực hiện hai chuyến xâm nhập trong lănh thổ Việt Nam. Thăng tiến từ hàng ngũ hạ sĩ quan lên đến chức đại đội trưởng thám báo của Sở chỉ huy bắc (CCN), Larry Manes chọn ba thành viên của toán là Noel Gast, Trung sĩ Robert Castillo và John Spider Trantanella. Toán thám báo này 100% là biệt kích Mỹ.

    Ngày 7/5/1971, toán HLO nhảy dù cánh dơi xuống khu vực nằm giữa thung lũng A Sầu và Khe Sanh. Quân đội Bắc Việt đang làm thêm đường mới, nối đường 921 từ Lào (tây Trường Sơn) với đông Trường Sơn ở Nam Việt Nam. Toán biệt kích HALO trong lúc đáp xuống th́ bất ngờ một quả ḿn muỗi trong ba lô của Gast do áp suất thay đổi nên phát nổ, khiến anh ta bị thương nặng ở lưng khi đáp đất. Trantanella cũng bị thương găy chân. Sáng hôm sau trực thăng phải đến để đưa hai thương binh về. Năm hôm sau, hai người c̣n lại phải rút nốt.


    Gio Linh, 2/4/1967
    Tôi đă đọc tất cả các tài liệu do Alamit sưu tầm . Theo tôi, tài liệu tỉ mĩ, có thể đúng trên 85% . 15% c̣n lại không phải là sai mà thiếu sót , nhất là về tổn thất của phe Việt Cọng , cần chi tiết , cụ thể hơn .V́ ngưỡng mộ ông , xin đề nghị ông cho sưu tầm và đăng tải chi tiết về sự tổn thất nhân sự của QLVNCH , ít ra th́ cũng từ cấp Đại uư/Tiểu Đoàn Trưởng trở lên , đă thiệt mạng hay mất tích trong cuộc rút quân của hai Quân Khu I & II vào tháng 3/1975 . Đa tạ .
    Last edited by boban; 17-04-2012 at 02:32 AM. Reason: lổi chính tả

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Cuộc Chiến Bí Mật - NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU

    NHA KỸ THUẬT, BỘ TỔNG THAM MƯU
    Giáo sư Vủ Đ́nh Hiếu - P28




    SOG lập thêm toán HALO thứ ba gồm: Trung sĩ nhất Billy Waugh làm toán trưởng, cùng các thành viên là Trung sĩ James J.D. Bath, Trung sĩ Jesse Campbell và Madison Strohlein. Trong số các thành viên của toán, người có nhiều kinh nghiệm nhất là Bath, từng làm toán phó cho Sisler, người đă được thưởng Huy chương Danh dự, và đây là phi vụ thứ hai của anh ta tại Việt Nam. Cũng như hai toán HALO trước, họ được huấn luyện tại căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) và trại Long Thành (Biên Ḥa).


    Sư 1 Anh Cả Đỏ trong chiến dịch Junction City, 4/1967

    Toán HALO thứ ba có nhiệm vụ xâm nhập khu vực cách Đà Nẵng 60 dặm về hướng tây nam (trên đất Lào). Đó là vị trí mà hai toán biệt kích của Sở chỉ huy Bắc (CCN) trước đây đă từng xâm nhập. Nhưng một toán chỉ mới đáp đất khoảng 45 phút, đă phải rút quân. Toán thứ hai chạm trán với đối phương ngay tại khu vực băi đáp, phải hủy bỏ chuyến xâm nhập. Lần này không ảnh cho thấy binh trạm của Quân Bắc Việt có nhiều bếp và đối phương quân trồng trọt nhiều hoa màu.

    Sau hai lần hoăn lại v́ lư do thời tiết xấu, ngày 22/6/1971, toán HALO quyết định xâm nhập cho kỳ được binh trạm này của Quân Bắc Việt. Khi trực thăng chở toán HALO đến vị trí mục tiêu, Bath nhảy trước, bật đèn xanh nhỏ để các biệt kích khác theo sau. Vào thời điểm đó, trời đang đổ mưa, những biệt kích quân bị lạc mỗi người một nơi. Waugh trông thấy đoàn xe quân sự của đối phương mở đèn gầm di chuyển, cách vị trí của toán khoảng 5 dặm về hướng bắc. Bath không nh́n thấy mặt đất, nên rơi trúng một cành cây lớn, khiến anh ta bị thương ở lưng và chân, vừa chảy máu miệng, nằm bất tỉnh.

    Strohlein cũng rơi vào cây, bị gẫy tay phải, treo lủng lẳng trên cây, không xuống đất được. Riêng Bath di chuyển không được, đành chuẩn bị vị trí pḥng thủ, đặt ḿn claymore, lấy các băng đạn ra để sẵn. Trên tần số cấp cứu, qua các cuộc đối thoại giữa Covey (FAC-Máy bay trinh sát bao vùng), anh ta biết được, Campbell đang bị đối phương săn đuổi. Toán biệt kích cấp cứu Bright Light định xuống bốc Bath trước, nhưng anh ta trả lời hăy lo cho Strohlein trước v́ anh ta bị thương nặng hơn.

    Do bị vướng ở trên cây, rừng quá rậm rạp, trời lại nhiều mây nên trực thăng khó xác định chính xác vị trí của Strohlein. Hết cách, Strohlein đành thả trái khói màu để đánh dấu vị trí, nhưng trực thăng cũng không thấy tín hiệu. Ngược lại, Quân Bắc Việt ở dưới đất trông thấy trái khói màu, phát hiện được vị trí của toán biệt kích, nên đến bao vây. Strohlein báo cho trực thăng biết rằng đă trông thấy đối phương.

    Trời mỗi lúc một nhiều mây. Phải khó khăn lắm trực thăng mới bốc được Campbell và Waugh đem về. Đến chiều, sau khi lấy thêm xăng, trực thăng chở toán Bright Light quay trở lại cứu Bath. Hai biệt kích quân Mũ Nồi Xanh phải nhảy xuống buộc Bath vào cáng cho trực thăng kéo lên, trong khi đó tại dăy núi nơi Strohlein bị kẹt mây vẫn bao phủ.


    Đồi 881, Khe Sanh, 11/5/1967

    Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy trong quân y viện ở Đà Nẵng, người đầu tiên Bath nhận ra là Billy Waugh. Anh ta hỏi Bath: “Strohlein nằm ở đâu?”. Trưởng toán biệt kích HALO trả lời: “Tôi không đem Strohlein về được, tụi nó...”.

    Ngày hôm sau, SOG đưa một trung đội tiếp ứng Hatchet Force đi t́m Strohlein, chỉ thấy cành cây nơi anh ta bị vướng đă bị đạn AK bắn gẫy. Tấm bản đồ của Strohlein rơi trên mặt đất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tin tức ǵ về Strohlein.

    T́nh h́nh ngày càng trở nên nguy hiểm hơn cho các toán biệt kích của SOG. Tổn thất ngày một cao. Cả ba lần đổ quân cấp trung đội Hatchet Force đều thua thảm ngay tại băi đáp. Trong cuộc hành quân Crimson Tide, cả trung đội ứng cứu đều bị tiêu diệt. Năm 1967, mục tiêu Oscar Eight tấn công là binh trạm xây dựng và quản lư tuyến đường ṃn Hồ Chí Minh ở Tây Trường Sơn. Kết quả Charles Wilklow bị bắt sống. Năm 1969, SOG tập kích vào căn cứ Trung ương cục miền Nam (R), th́ Jerry “Mad dog” Shriver bị mất tích.



    Toán HALO thứ tư do Đại úy Jim Storter làm trưởng toán, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Newman Ruff, Trung sĩ Miller Moye và Trung sĩ Jim Bentley, được giao nhiệm vụ xâm nhập khu vực thung lũng Plei Trap, ở tây bắc Pleiku. Toán này không gặp trở ngại khi đáp đất. Họ tiến hành lục soát mục tiêu bốn ngày, rồi rút quân.

    Lần cuối cùng xâm nhập bằng dù HALO, do toán biệt kích trên Kontum (CCC) thực hiện. Toán trưởng là Trung sĩ nhất Dick Gross, cùng các thành viên là Trung sĩ nhất Mark Gentry, Bob Mc Nair, Trung sĩ Howard Sugar và Thượng sĩ Charles Behler. Toán này thám thính khu vực thung lũng Ia Drang, cách Pleiku 25 dặm về hướng tây nam trên lănh thổ Campuchia.

    Theo tài liệu “SOS”, by John L. Plaster, Simon & Schuster, 1997.


    LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM 957
    XUNG KÍCH LƯU ĐỘNG

    Trong cuộc chiến Việt Nam, lực lượng biệt kích Mỹ đă tổ chức một đơn vị bí mật để thực hiện “du kích chiến” trong ḷng các căn cứ của đối phương. Năm 1966, Đại tá Kelly, chỉ huy trưởng Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ được lệnh của Tướng Westmoreland, thành lập một đơn vị xung kích lưu động. Đơn vị này do Đại úy Yedinak thành lập vào tháng 10/1966, gọi là toán A303 biệt kích Mỹ, sau đó đổi tên thành đơn vị Đặc nhiệm 957, do Đại úy James G. “Bo” Gritz chỉ huy đơn vị.

    Ngoài toán A303 biệt kích Mỹ, lính trong đơn vị 957 được thuyển mộ gồm người Việt gốc Khmer trong khu vực Bù Đốp, có khoảng 250 người. Đơn vị này được huấn luyện về chiến tranh ngoại lệ, về du kích chiến để hoạt động chống lại Quân đội Bắc Việt. Toán quân này sẽ xâm nhập vào những vùng đối phương thiết lập căn cứ, sử dụng chiến thuật du kích chiến để phá hoại hậu phương của đối phương.


    Đà Nẵng 26/10/1972. Cảnh sát bắt giữ người phụ nữ với 15 quả lựu đạn quanh người

    Trong thời gian hoạt động tại vùng đối phương kiểm soát, họ không được yểm trợ hỏa lực, tải thương, tiếp tế như những đơn vị bộ binh khác đang hành quân trên chiến trường.

    Sau khi tuyển mộ xong nhóm biệt kích người Việt gốc Khmer, đơn vị Đặc nhiệm 957 di chuyển đến trại Hồ Ngọc Tảo để theo một chương tŕnh huấn luyện khoảng 6 tuần lễ. Trại Hồ Ngọc Tảo cũng là nơi xuất phát cho những cuộc hành quân bí mật trong chương tŕnh Sigma. Mỗi toán biệt kích Sigma gồm 4 người, được trực thăng bay sát ngọn cây, thả xuống khu vực có sự hiện diện của đối phương. Khi đáp xuống băi đáp A, họ phải di chuyển thật nhanh đến băi đáp B để trực thăng bốc về. Trường hợp suôn sẻ, mọi chuyện xảy ra như dự kiến, toán Sigma sẽ làm đối cho phương xuất đầu lộ diện đuổi theo, và các toán biệt kích sẽ gọi máy bay phản lực, cùng pháo binh đến thanh toán chiến trường. Trong thời gian đơn vị 957 đang tập huấn tại trại Hồ Ngọc Tảo, một toán Sigma đă gặp trắc trở. Ngay trên đường di chuyển đến điểm hẹn đă có hai biệt kích quân bỏ mạng do chính bom đạn của ḿnh.

    Đầu tháng 12/1966, lực lượng đặc nhiệm 957 tập huấn xong và di chuyển đến trại biệt kích Đức Phong (A343), cách Sài G̣n khoảng 45 dặm về hướng tây bắc. Trại này được chọn làm căn cứ xuất phát v́ nằm gần chiến khu D của đối phương. Trước khi ra xuất phát, họ được cung cấp thực phẩm hco 30 ngày, gồm nhiều thùng đồ ăn lạnh: thịt ḅ, khoai tây, thịt heo, trứng và rau cải. Ngoài ra, họ c̣n “chôm” được kiện hàng nước ngọt trong một nhà kho ở cảng Sài G̣n.

    Đơn vị xung kích cơ động không đóng lâu trong căn cứ Đức Phong. Sáng hôm sau, họ di chuyển lên hướng đông bắc của trại và bắt đầu những cuộc chạm súng nhỏ lẻ với đối phương. Rút kinh nghiệm, biệt kích thường hoạt động về ban đêm để tránh đụng độ với đối phương. Ho di chuyển luôn, không vào giờ giấc và lộ tŕnh nhất định. Trên đường di chuyển, họ luôn gài ḿn để đề pḥng đối phương đuổi theo. Đến ngày thứ ba hoặc thứ tư, đơn vị đặc nhiệm sẽ được tái tiếp tế bằng máy bay vận tải C123, do những phi công thuộc Đoàn không quân cảm tử (Air Commando) lái. Đơn vị không quân này phối hợp rất đắc lực với lực lượng biệt kích Mỹ. Sau khi các biệt kích quân đă kiểm soát băi thả dù tiếp tế, các phi công lái C123 sẽ hạ độ cao xuống gần sát đầu ngọn cây, định hướng lại băi thả dù, rồi bay trên mục tiêu, thả dù kiện hàng xuống, xong sẽ ngóc đầu lên, bay về căn cứ tại sân bay.


    Đại tá Mc Auliffe, Tư lệnh LLĐB tại buôn Ea Yang, Daklak, 1966

    Trong lúc hành quân, lực lượng đặc nhiệm 957 được lệnh bất ngờ quay về trại biệt kích Đức Phong. Các sĩ quan biệt kích Mỹ lên trực thăng, bay đến trại biệt kích Sông Bé (B34) để nhận lệnh hành quân mới. Tại căn cứ B34, đă có một số sĩ quan cao cấp Mỹ cùng vài nhân viên mặc thường phục (CIA) đợi sẵn. Các sĩ quan trong lực lượng đặc nhiệm 957 được thông báo: Ngày 8/10/1966, một chiếc máy bay thám thính tối mật Ù2 thuộc Đoàn không quan chiến lược Vùng 20 đă bị rơi trên địa bàn tỉnh Phước Long, cách Sông Bé khoảng 4 dặm về hướng đông nam. Chiếc U2 đem theo hộp đen, một dụng cụ điện tử, nếu bị mất có thể ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia. Liên đoàn biệt kích số 5 của Mỹ, do Đại tá Kelly chỉ huy, được lệnh tổ chức gấp một đơn vị đặc nhiệm đi t́m chiếc U2 lâm nạn để thu hồi chiếc hộp đen.


    Do tính chất nghiêm trọng của sự việc, đơn vị xung kích cơ động được điều động lên khu vực Sông Bé để t́m chiếc hộp đen. Viên Đại tá Charles D. Rafferty (sau này chỉ huy Đoàn không quân chiến lược Vùng 20) không nói ǵ thêm (đụng tới máy bay tối mật U2, nên không ai nói rơ ràng cả). Phải 30 năm sau, đến thời hạn giải mă, sự thật mới phơi bày.

    Lực lượng đặc nhiệm 957 được xe chở đến chân núi Bà Rá, thuộc địa bàn tỉnh Phước Long, và từ đó xuất phát cuộc t́m kiếm. Có điều là không biết chiếc hộp đen c̣n nằm trong chiếc máy bay U2 hay đă rơi ra ngoài?

    Nhưng trước tiên là phải t́m ra chiếc máy bay lâm nạn. Đến khu vực t́m kiếm, đă có những vụ chạm súng lẻ tẻ. Đối phương cũng tung quân đi t́m chiếc U2. Đến trưa ngày thứ 3, lực lược đặc nhiệm t́m thấy xác chiếc máy bay, thân máy bay tả tơi, vương văi khắp nơi. Các biệt kích quân t́m kiếm chiếc hộp đen trong ṿng bán kính 100 thước, nhưng không thấy. Lệnh ban ra phải t́m cho bằng được, nên đêm đó Đại úy Gritz bàn với Ban Tham mưu là phải rải quân rộng ra để t́m.


    Khoảng trưa ngày hôm sau, toán quân do Đại úy Yedinak chỉ huy đang trên đường xuống một sườn đồi, nơi có một ḍng suối, họ t́m thấy chiếc hộp đen rơi ngập xuống một vũng bùn. Các trung đội của lực lượng đặc nhiệm 957 được thông báo phải bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trực thăng vào đem chiếc hộp đen về. Cuộc t́m kiếm chấm dứt, đơn vị xung kích cơ động quay về trại Đức Phong, chuẩn bị cho một cuộc hành quân mới.

    Đó là cuộc hành quân Blackjack 31, bắt đầu vào sáng sớm ngày 8/1/1967, trung đội thám báo do Chilton chỉ huy, lặng lẽ lẻn ra khỏi trại biệt kích Đức Phong, di chuyển 11 km về hướng nam, vào trung tâm chiến khu D. Trung đội này được lệnh tắt vô tuyến điện, chỉ báo cáo mỗi ngày 2 lần trên hệ thống máy truyền tin PRC25. Sáu giờ sáng hôm sau, Đại úy Yedinak, Trung sĩ England dẫn một trung đội theo hướng khác xâm nhập. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với trung đội thám báo đă “vào vùng” từ ngày hôm trước. Sau đó cả hai nằm đợi bộ phận c̣n lại của đơn vị sẽ cùng Đại úy Gritz vào.

    Chiến khu D có thể được coi là mật khu bất khả xâm phạm của đối phương. Lực lượng đặc nhiệm 957 được tin t́nh báo cho biết có thể chạm trán với đơn vị chính quy cấp trung đoàn của đối phương. Các biệt kích quân nhận ra điều đó ngay từ ngày đầu tiên xâm nhập, không phải chỉ có quân Mỹ. Thỉnh thoảng rộ lên tiếng súng bắn thăm ḍ, nhận diện, đánh dấu vị trí của đối phương. Những ngày sau, y tá trong đơn vị cho biết đă có người, kể cả lính Mỹ bị sốt rét, họ lên cơn sốt bất tử, bị lạnh nổi da gà. Theo kế hoạch, đơn vị xung kích cơ động sẽ hoạt động trong vùng khoảng 30 ngày, nhưng t́nh trạng sốt rét đă trở nên trầm trọng, làm giảm hiệu năng chiến đấu. Ngày 10/1/1967, toán thám báo chạm trán với đối phương, khiến 1 biệt kích Khmer bị thương, sau đó chết. Đối phương bị diệt 1, bị bắt 1. Quân chủ lực Bắc Việt mặc quân phục ka ki xanh, trang bị đầy đủ. Người tù binh cho biêt họ thuộc một binh trạm gần đó. Binh trạm này do những đơn vị chính quy tạm dừng chân trên tuyến đường ṃn Hồ Chí Minh.


    Tại chiến khu D, lực lượng đặc nhiệm 957 phân tán thành từng tiểu đội, sử dụng chiến thuật du kích để tổ chức các hoạt động phá hoại, phục kích, gây cho đối phương t́nh trạng bất ổn. Cuộc hành quân chấm dứt ngày 9/2/1967, những biệt kích quân được đưa về Biên Ḥa lănh lương, đi phép. C̣n những biệt kích quân Mũ Nồi Xanh của Mỹ được tướng Westmoreland ban thưởng huy chương. Đây là lần đầu tiên lực lượng biệt kích sử dụng chiến thuật du kích của đối phương để đánh lại đối phương.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 36
    Last Post: 29-12-2011, 11:04 PM
  2. Replies: 1
    Last Post: 22-09-2011, 07:01 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 06-04-2011, 04:50 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 25-02-2011, 03:49 AM
  5. Replies: 9
    Last Post: 16-02-2011, 12:18 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •