Page 3 of 19 FirstFirst 123456713 ... LastLast
Results 21 to 30 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #21
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    IV. Các bản dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Việt

    1. Các bản dịch Việt ngữ trong Hội Thánh Tin Lành
    Năm 1911 Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp (The Christian and Missionary Alliance) chính thức hoạt động truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam. Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp do Mục sư Albert Benjamin Simpson, người Canada, thành lập năm 1887 và hiện nay có trụ sở chính ở Colorado Springs, bang Colorado, Mỹ.

    Bản dịch sang tiếng Việt cuốn Sách Thánh đầu tiên của Giáo Hội Tin Lành là cuốn Phúc Âm Luca do M. Bonnet, Giáo Sư của trường Ngôn Ngữ Đông Phương tại Paris (L’École đes Langues Orientales de Paris) dịch và được Thánh Kinh Hội Anh Quốc và Hải Ngoại (British & Foreign Bible Society - BFBS, Paris) xuất bản tại Paris năm1890.

    Năm 1899, Thánh Kinh Hội Anh Quốc (BFBS), tiền thân của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội (United Bible Societies - UBS), cho xuất bản Phúc Âm Mác bằng tiếng Việt tại Singapore. Năm 1917, Thánh Kinh Hội xuất bản Phúc Âm Mác tại Hà Nội. Đây có lẽ là cuốn sách Kinh Thánh đầu tiên của Giáo Hội Tin Lành in tại Việt Nam.

    Ngoài nhiều bản dịch lẻ tẻ như đă nêu trong hai ví dụ ở trên, Giáo Hội Tin Lành c̣n có nhiều bản dịch toàn bộ Kinh Thánh, gồm cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Trong số các bản dịch toàn bộ Kinh Thánh, các bộ Kinh Thánh sau đây là các bộ nổi tiếng và được ưa thích nhất: Kinh Thánh Việt ngữ 1926, Bản Dịch Mới 2002, Bản Phổ Thông 2010 và Bản Dịch 2011.

    Liên Hiệp Thánh Kinh Hội (UBS) là một hiệp hội trên toàn thế giới của các hội Kinh Thánh. Năm 1946 đại biểu đến từ 13 quốc gia đă thành lập UBS, như một nỗ lực để phối hợp các hoạt động của các hội Kinh Thánh. Trụ sở đầu tiên là London và Geneva. UBS hiện có 146 hội viên, hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lănh thổ. Công việc của UBS là dịch, xuất bản và phân phối Kinh Thánh trên thế giới.

    Trong khi dịch các sách trong Kinh Thánh ra tiếng Việt, các dịch giả Tin Lành và Công Giáo xử dụng các từ có khi khác nhau. Sau đây là tên các sách Kinh Thánh trong các bản dịch tiếng Việt của Tin Lành (TL) và Công Giáo (CG):




    Tên các sách Kinh Thánh trong các bản dịch tiếng Việt của Tin Lành (TL) và Công Giáo (CG)

    Chữ viết tắt trong bảng trên:
    Truyền Thống 1926 = Kinh Thánh Truyền Thống hay Kinh Thánh Việt ngữ 1926, Tin Lành.
    Bản Dịch Mới 2002 = Kinh Thánh Bản Dịch 2002 của Hội Kinh Thánh Việt Nam, Tin Lành.
    Bản Phổ Thông 2010 = Kinh Thánh Bản Phổ Thông 2010 của Cơ Quan Phiên Dịch Kinh Thánh Thế Giới, Tin Lành.
    Bản Dịch 2011 = Kinh Thánh Bản Dịch 2011 của Mục sư Đặng Ngọc Báu, Tin Lành.
    KT Ấn bản 2011 = Kinh Thánh Ấn bản 2011 của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Công Giáo.
    NABRE 2011 = New American Bible Revised Edition 2011, Công Giáo Hoa Kỳ.
    Các bản dịch tiếng Việt của Kinh Thánh nói trên sẽ được tŕnh bày trong phần sau.

    Như đă nói ở bài 2, “Thánh Kinh đại cương”, trong phần Cựu Ước của anh em Tin Lành chỉ có 39 sách; Giáo Hội Tin Lành không xem bảy sách sau đây có ơn linh hứng như Giáo Hội Công Giáo La Mă: Tô-bi-a (Tobit), Giu-đi-tha (Judith), 1 Ma-ca-bê (1 Maccabees), 2 Ma-ca-bê (2 Maccabees), Khôn ngoan (Wisdom, or Wisdom of Solomon), Huấn ca (Sirach, or Wisdom of Ben Sira, or Ecclesiasticus) và Ba-rúc (Baruch).
    Các sách trong phần Tân Ước, Giáo Hội Tin Lành và Giáo Hội Công Giáo La Mă đều có 27 sách như nhau.

    a. Kinh Thánh Việt ngữ 1926
    Bản dịch Kinh Thánh Việt ngữ 1926, c̣n được gọi là bản dịch Truyền Thống, hay c̣n gọi là bản dịch của Cadman-Phan Khôi.

    Năm 1913, Grace Hazenberg, người Mỹ, được Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp cử đến Đà Nẵng công tác, chỉ hai năm sau khi những nhà truyền giáo đầu tiên của hội đặt chân đến đây để bắt đầu công cuộc truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam. Năm 1914, William C. Cadman, người Anh, cũng được Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp cử đến Đà Nẵng truyền đạo.
    Tại Đà Nẵng, William C. Cadman đă gặp Grace Hazenberg và hai ông bà mục sư cưới nhau năm 1915. Hai ông bà đă truyền giảng đạo Tin Lành ở Việt Nam cho đến hơi thở cuối cùng. Bà Grace Hazenberg Cadman mất năm 1946 tại Sài g̣n , thọ 69 tuổi, và được an táng trong Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Sài g̣n. Mục sư William Charles Cadman mất tại Đà Lạt năm 1948, thọ 65 tuổi, và được an táng trong một nghĩa trang ở thành phố này.

    Từ năm 1916 ông bà Mục sư William C. Cadman đă khởi xướng cho bản dịch Kinh Thánh Việt ngữ 1926. Bản dịch này do công sức của nhiều người thực hiện: ông bà Mục sư William C. Cadman, các Mục sư John D. Olsen và I. R. Stebbins, nhà văn Phan Khôi, và của một số thành viên khác trong đó có dịch giả Trần Văn Dơng, sinh viên trường Cao Đẳng Đông Dương, cụ Tú Phúc và vài học giả khác. Tuy nhiên người phiên dịch chính là ông Phan Khôi.

    Ông Phan Khôi không phải là một tín hữu của Kitô giáo, ông chỉ dịch thuê Kinh Thánh cho Hội Thánh Tin Lành, nhưng ông đă có công rất lớn trong bản dịch Kinh Thánh Truyền Thống.
    Trong bài viết “Phan Khôi Dịch Kinh Thánh Tin Lành Như Thế Nào?” Nguyễn Tà Cúc viết:
    “Có một điều cần phải nhấn mạnh là tuy Phan Khôi là người dịch chính nhưng vai tṛ của bà Cadman không phải là thiếu quan trọng. Bằng cớ là, đúng như Phan Khôi nói, bà Cadman phải quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến thần học”.

    Trong bài “Bàn về việc dịch kinh Phật”, Phan Khôi viết: “Tôi đă từng dịch kinh điển đạo Cơ Đốc từ tiếng Pháp và tiếng Tàu ra tiếng Việt Nam. Hồi đó tôi làm việc ấy dưới quyền hai ông bà Mục sư W.Cadman. Tuy họ coi tôi là người trọng yếu lắm trong việc dịch, nhưng dầu đến một câu trong đó họ cũng không để toàn quyền về tôi. Gặp câu nào nghĩa hơi khó một chút th́ bà Cadman đem nhiều bổn sách ra mà đối chiếu, - v́ bà biết đến 13 thứ tiếng - để chọn lấy nghĩa nào đúng nhứt. Phần chúng tôi dịch chỉ có bộ Tân ước và một phần ba Cựu ước thôi, song mất đến 5 năm mới thành.
    Tôi kể việc ấy vào đây để cho thấy người ngoại quốc làm việc dịch kinh, coi là việc trọng đại lắm, không dám cẩu thả”.


    Trong bài “Giới Thiệu Và Phê B́nh Thánh Kinh Báo”, ông Phan Khôi c̣n nói rơ ông đă dịch Kinh Thánh từ năm 1920 đến năm 1925.
    Ông Phan Khôi (1887-1959) người Quảng Nam, là một học giả tên tuổi, một nhà báo, nhà thơ, nhà văn, và là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và đứng trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm (1955-1958). Ông đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi. Phan Khôi là tác giả truyện ngắn rất nổi tiếng “Ông Năm chuột”. Do vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, Phan Khôi bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.

    Phần việc của Phan Khôi mất 5 năm, nhưng toàn bộ việc dịch bản dịch Kinh Thánh Việt ngữ 1926 đă mất 10 năm mới hoàn thành và bản dịch này được “Hiệp Hội Thánh Kinh Anh Quốc Và Nước Ngoài-Thượng Hải” (Société Biblique Britannique Et Étrangère-Shanghai) xuất bản tại Thượng Hải năm 1925 và được nhà xuất bản Thánh Kinh Hội xuất bản tại Hà nội năm 1926.

    Theo bài viết “Phan Khôi Dịch Kinh Thánh Tin Lành Như Thế Nào?” của Nguyễn Tà Cúc, bản dịch Truyền Thống đă dựa vào bản dịch bằng tiếng Pháp của Louis Segond (1810–1885), được gọi là Louis Segond Bible, LSB.

    Louis Segond, là một nhà thần học người Thụy Sĩ dịch Kinh Thánh sang tiếng Pháp từ nguyên bản tiếng Do Thái và Hy Lạp. LSB được Alliance Biblique Universelle xuất bản vào năm 1910 và được coi là bản dịch tiếng Pháp tương đương với bản dịch tiếng Anh King James. Bạn đọc có thể đọc Louis Segond Bible ở đây.

    Phan Khôi có viết: “Tôi đă từng dịch kinh điển đạo Cơ Đốc từ tiếng Pháp và tiếng Tàu ra tiếng Việt Nam”. Cho đến hôm nay chúng tôi chưa t́m thấy tài liệu nào nói về tên bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Tàu mà Phan Khôi cũng đă dựa vào để dịch bản dịch Truyền Thống.

    Nói về tầm ảnh hưởng của bản dịch Kinh Thánh Truyền Thống 1926, Nguyễn - Đ́nh - Bùi - Thị, một tín hữu Tin Lành có viết:
    “Tôi tin chắc rằng bản Kinh Thánh Việt ngữ xuất bản năm 1926 đă ăn sâu vào trong tâm khảm của con dân Ngài tại Việt Nam, có nhiều người thuộc nằm ḷng khá nhiều câu Kinh Thánh theo bản dịch ấy đến nỗi khó có thể thay đổi đi được trong tâm họ. Thậm chí có không ít những người Việt Nam tin Chúa quả quyết rằng chỉ có bản dịch Kinh Thánh năm 1926 là số một mà thôi, không bản dịch nào hơn cả và rồi họ chỉ dùng độc bản dịch đó để đọc, để học, để chia sẻ, để giảng dạy. Theo tôi, làm như thế là cực đoan, thái quá. Nhưng nói như vậy để cho thấy rằng bản dịch Kinh Thánh năm 1926 đă có một chỗ đứng vững vàng trong ḷng rất nhiều người tin Chúa tại Việt Nam trong gần một thế kỷ trôi qua”.

    Năm 1995, toàn bộ Kinh Thánh của Giáo Hội Tin Lành đă được tái bản tại Đà nẵng, ViệtNam. Bộ Kinh Thánh tái bản lần này là bản Kinh Thánh 1926. Việc tái bản này do Hội Thánh Tin Lành Việt Nam thực hiện với sự hổ trợ của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội, UBS. Đây là bản Kinh Thánh đầu tiên của Giáo Hội Tin Lành Việt Nam được phép in và phát hành dưới chế độ cộng sản Việt Nam.

    Bạn đọc có thể đọc Kinh Thánh Bản Dịch Truyền Thống 1926 theo địa chỉ sau đây, phần Tân Ước chỉ có 4 sách Phúc Âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng trong tổng số 27 sách:
    http://vi.wikisource.org/wiki/Kinh_Th%C3%A1nh_1926

    Bạn đọc cũng có thể đọc Kinh Thánh Bản Dịch Truyền Thống 1926 trọn bộ ở đây, (xin nhớ đổi ô thứ ba bên phải từ Hiệu Đính sang Truyền Thống).

    Trên internet, một vài trang mạng có đăng Kinh Thánh Bản Dịch Truyền Thống 1926, nhưng đă mắc lỗi trầm trọng là khi đánh máy lại đă tự động sửa đổi một số chữ trong nguyên bản, thí dụ như chữ “nhơn” đổi thành “nhân”, “chơn” đổi thành “chân”… Trang mạng này là một ví dụ.

    “Phải đến 22 năm sau kể từ ngày bản Kinh Thánh tiếng Việt 1926 được xuất bản, năm 1948, một nhóm học giả dưới sự lănh đạo của J. D. Olsen và Ông Văn Huyên khởi sự nhuận chánh phần Tân Ước của bản dịch này.
    Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự thay đổi, chuyển hóa của ngôn ngữ, một số từ trong bản Kinh Thánh tiếng Việt năm 1926 trở nên cổ, một số từ mà ngữ nghĩa đă thay đổi, một số cách diễn đạt không c̣n thích hợp và trở nên khó hiểu đối với độc giả hiện nay.
    Với sự bảo trợ của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội, công tác hiệu đính bản Kinh Thánh Việt ngữ 1926 khởi sự từ năm 1999, đến năm 2004 hoàn tất hiệu đính bản Tân Ước, và bản Cựu Ước vào cuối năm 2007. Sau khi thu nhận nhiều ư kiến đóng góp và qua ba kỳ hội thảo về công tác hiệu đính trong những năm 2005, 2007, và 2009, bản Hiệu đính được phát hành năm 2010.”


    “Hiệu đính” có nghĩa là “đọc” (hiệu) để “sửa lại cho đúng” (đính ), cho phù hợp hơn với ngôn ngữ đương thời và “nhuận chánh” có nghĩa là “sửa lại” (nhuận) cho “đúng” (chánh).
    Sau hơn 10 năm làm việc, Kinh Thánh bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010 của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội UBS đă được phát hành vào năm 2010 nhân kỷ niệm 100 năm Tin Lành đă được truyền bá đến Việt nam (1911-2011). Một buổi lễ “Cung Hiến Bản Kinh Thánh Hiệu Đính 2010” đă được tổ chức vào ngày 1/9/2010 tại Nhà thờ Tin Lành Nguyễn Tri Phương, 314 Ngô Quyền, P.8, Q.10, TP. Hồ Chí Minh.


    Bạn đọc có thể đọc hay download bản văn Kinh Thánh Bản Dịch Truyền Thống Hiệu Đính 2010 ở đây.

    Bạn đọc cần lưu ư là trên internet cũng có bản hiệu đính có tên là “Thánh Kinh Việt ngữ Bản Dịch Phan Khôi Hiệu Đính 2011”, về sau đổi tên lại là “Thánh Kinh Việt ngữ Bản Dịch Truyền Thống Hiệu Đính 2012” hay gọi vắn tắt là “Bản Dịch Truyền Thống - Hiệu Đính 2012”. Bản Hiệu Đính 2012 này do Huỳnh Christian Timothy thực hiện và bản này không phải là Bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010 do Liên Hiệp Thánh Kinh Hội phát hành năm 2010.

    b. Bản Dịch Mới 2002
    Kinh Thánh Bản Dịch Mới (New Vietnamese Bible - NVB) 2002, cũng c̣n được gọi là Bản Dịch Mới 2002 đă được Hội Kinh Thánh Việt Nam phát hành năm 2002.

    “Vào năm 1987, Vietnamese Bible Inc. được thành lập tại Midland, Texas, với mục đích thực hiện một bản dịch Kinh Thánh Việt Ngữ trung thực, hiện đại, truyền đạt được chân lư của Chúa.
    Lúc đầu, Vietnamese Bible Inc. do các Mục Sư Baptist Việt Nam khởi xướng, nhưng sau đó dự án đă mở rộng và mời các Mục Sư thuộc các giáo phái Tin Lành khác nhau cùng cộng tác.
    Thành phần của Ủy Ban Phiên Dịch gồm có các Mục Sư Lê Hoàng Phu, Vơ Ngọc Thiên Ân, Trần Đào, Nguyễn Hữu Cương, Mai Hữu Phước, Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Xuân Hà và bà Phạm Xuân.”
    . (Trích từ “Kinh Thánh tiếng Việt h́nh thành thế nào?” - Đỗ Hữu Nghiêm)

    Lời Giới Thiệu Của Ủy Ban Phiên Dịch Kinh Thánh của Kinh Thánh Bản Dịch 2002 có viết:
    “Công việc phiên dịch bắt đầu từ năm 1987 với một ủy ban phiên dịch gồm những mục sư của nhiều giáo phái khác nhau như Báp-tít (Baptist), Phước Âm Liên Hiệp (CM&A), Mennonite, Giám Lư (Methodist), Trưởng Lăo (Presbyterian), v.v. Bản dịch được chuyển ngữ sát ư nghĩa theo nguyên tác Hy-bá và Hy-lạp nhưng cũng dễ đọc và dễ hiểu. Đức Chúa Trời đă chuẩn bị nhiều người từ nhiều địa phương khác nhau đă giúp đọc thử bản dịch này. Bản dịch đă được đọc thử tại Việt Nam, Đông Âu, Hoa Kỳ, do tín hữu lẫn người ngoại đạo, mục sư, tín hữu, người trí thức, b́nh dân, già, trẻ, đàn ông, đàn bà và thanh thiếu niên nam nữ. Cuộc thử nghiệm cho thấy bản dịch mới đă đáp ứng đúng nhu cầu của nhiều tầng lớp giữa người Việt Nam.
    Sau khi phiên dịch, mỗi sách được một chủ bút, một ủy ban và chủ biên duyệt lăm và sửa chữa với sự góp ư của dịch giả. Bản dịch cũng đă được một số tôi tớ Chúa và tín hữu duyệt lăm tại Việt Nam để bảo đảm bản dịch thích hợp với hội thánh và người đọc tại Việt Nam”.


    Về Tân Ước, Bản Dịch 2002 dựa chủ yếu vào ấn bản mới của Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp có tên Greek New Testament, bản in lần thứ ba với kư hiệu là UBS3, được phát hành năm 1975. Tên gốc của Greek New Testament bằng tiếng La-tinh là “Novum Testamentum Graece”, tên gốc này được Liên Hiệp Thánh Kinh Hội, UBS, đổi tên sang tiếng Mỹ mỗi khi UBS phát hành. Nội dung Greek New Testament và Novum Testamentum Graece cơ bản như nhau, nhưng nội dung Greek New Testament có khác chút ít với Novum Testamentum Graece do nội dung của Greek New Testament nhắm phục vụ các dịch giả, trong khi nội dung Novum Testamentum Graece nhắm phục vụ các sinh viên và các nhà nghiên cứu. Greek New Testament được UBS ấn hành nhiều lần; lần đầu tiên ấn hành năm 1966 được kư hiệu UBS1. Các thành viên ban biên tập của UBS3 gồm Kurt Aland, Matthew Black, Carlo Martini, Bruce M. Metzger và Allen Wikgren.
    Novum Testamentum Graece cũng được Nestle-Aland ấn hành nhiều lần; ấn bản Nestle-Aland mới nhất được kư hiệu là NA28 (Nestle-Aland tái bản lần thứ 28) phát hành năm 2012. Nội dung NA28 cơ bản như nội dung UBS5.

    Về Cựu Ước, Bản Dịch 2002 dựa chủ yếu vào phiên bản mới hơn của bản văn Masoretic Text có tên là Biblia Hebraica Stuttgartensia, BHS; BHS có cập nhật một phần dựa trên các Dead Sea Scrolls. BHS là một phiên bản mới của bản văn Masoretic Text của Kinh Thánh tiếng Do Thái được xuất bản bởi Deutsche Bibelgesellschaft (Hội Kinh Thánh Đức) tại Stuttgart, Đức. Ấn bản đầu tiên của Biblia Hebraica Stuttgartensia được phát hành năm 1977. Phiên bản thứ tư của BHS đă được sửa đổi và được phát hành năm 1997.

    Bản văn trên internet của Kinh Thánh Bản Dịch 2002 được đăng ở đây, xin nhớ chọn Vietnamese 2002.

    (C̣n tiếp)

  2. #22
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    c. Bản Phổ Thông 2010
    Thánh Kinh - Bản Phổ Thông 2010, gọi tắt là Bản Phổ Thông, do Cơ Quan Phiên Dịch Kinh Thánh Thế Giới (World Bible Translation Center) ở Fort Worth, Texas phát hành năm 2010. Bản dịch được đối chiếu và chuyển nghĩa từ nguyên gốc Hê-bơ-rơ và Hi-lạp.

    Trong bài “Bản Phổ Thông Là Ǵ?” Gs. Phạm Quang Tâm viết:
    “Mới đây nhân dịp Đại Hội Báp-tít Việt-Nam lần thứ 26 tại Denver vào tháng 7, năm 2010, Cơ Quan Phiên Dịch Kinh Thánh thế giới cho phát hành lần đầu tiên Bản Thánh Kinh Phổ Thông sau hơn 12 năm thực hiện.
    …..
    Bản Phổ Thông có ǵ đặc biệt so với các bản dịch hiện hành? Bản Phổ thông có những đặc điểm sau đây:
    1. Văn thể dễ hiểu, giản dị.
    2. Không dùng nhiều từ hán việt.
    3. Rất nhiều chú thích cuối trang (footnotes) để người đọc hiểu thêm.
    4. Có phần giải thích từ ngữ Thánh Kinh cho người chưa quen với lời Chúa.
    5. Có phần tóm tắt lịch sử và các sách trong Thánh Kinh.
    6. Nhắm vào độc giả b́nh dân và người chưa biết Chúa.
    …..
    Song song với việc phát hành Bản Phổ Thông tại Bắc Mỹ, Cơ Quan Phiên Dịch KT Thế Giới cũng dự định ấn hành khoảng 50,000 Bản Phổ thông để phát không tại Việt Nam nhân dịp Hội Thánh T́n Lành VN kỷ niệm Đệ Bách Chu Niên ngày Tin Lành đến VN vào tháng 6 năm 2011”.



    Năm 2011, với sự tài trợ của Cơ Quan Phiên Dịch Kinh Thánh Thế Giới, nhà xuất bản Tôn Giáo ở Việt Nam đă in lại Bản Phổ Thông nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Tin Lành truyền đến Việt Nam, 2911-2011.

    Bạn đọc có thể đọc bản dịch Kinh Thánh Bản Phổ Thông 2010 ở đây.
    Bạn đọc có thể tải về bản dịch Kinh Thánh Bản Phổ Thông 2010 ở đây.

    d. Bản Dịch 2011
    Kinh Thánh Bản Dịch 2011 do Mục sư Đặng Ngọc Báu dịch. Trước năm 1975, Mục sư Đặng Ngọc Báu tốt nghiệp Thánh Kinh Thần Học Viện Nha Trang. Sau năm 1975, Mục sư Đặng Ngọc Báu đă tốt nghiệp Cao Học Thần Học tại Chủng viện Biola, CA (1986), Thạc sĩ Quản Trị tại Đại học National University, San Diego, CA (1987) và Tiến sĩ Mục vụ tại Chủng viện Fuller, CA (1995).

    Tháng 4/2014 vừa qua, Mục sư Đặng Ngọc Báu vừa được bổ nhiệm làm “Viện trưởng Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam” (Chancellor for Vietnamese School of Theology). Viện Thần Học Tin Lành Việt Nam thuộc Union University of California.
    Mục sư Đặng Ngọc Báu c̣n được đào tạo bởi Liên Hiệp Thánh Kinh Hội, UBS. Ông là một trong những dịch giả của Bản Dịch 2002 và là Chủ tịch Ủy ban xét duyệt (Reviewing) của Bản Truyền Thống Hiệu Định 2010.

    Bản dịch Kinh Thánh Việt Ngữ 2011 được phát hành tại Hoa Kỳ năm 2011 và đă được phép xuất bản tại Việt Nam.

    Khi trả lời phỏng vấn của báo Người Việt ngày 01 tháng 8/ 2014, Mục sư Đặng Ngọc Báu nói: “Tôi bỏ ra 16 năm để học tiếng Hebrew và tiếng Hy Lạp tại chủng viện Biola, La Mirada, để chuẩn bị và dùng thời giờ dịch thuật cả hai phần Tân và Cựu Ước của cuốn Kinh Thánh, trước khi xuất bản 10,000 ấn bản để tặng không, hiện được sử dụng cho người Việt tại Nga, Malaysia, Campuchia và Lào.”


    Mục Sư Đặng Ngọc Báu và quyển Kinh Thánh tiếng Việt do ông dịch sang tiếng Việt. (H́nh: Linh Nguyễn/Người Việt)

    Theo như Mục sư Đặng Ngọc Báu đă nói ở trên, ông dịch Kinh Thánh trực tiếp từ tiếng Do Thái và Hy Lạp, nhưng ông không nói rơ Tân Ước và Cựu Ước đă được dịch từ những tác phẩm tiếng Do Thái và Hy Lạp nào.

    Trong bài “Giới Thiệu: Bản Dịch Kinh Thánh Việt Ngữ 2011”, Ban Biên Tập Thư Viện Tin Lành viết:
    “Công tŕnh phiên dịch Kinh Thánh này được thực hiện từ năm 1996. Vào năm đó, Phúc Âm Giăng được xuất bản để làm sách giới thiệu niềm tin Cơ Đốc, đồng thời được sử dụng tại vài Hội Thánh. Vài tháng sau, Phúc Âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca, rồi Thi Thiên, Châm Ngôn lần lượt được xuất bản. Tân Ước được phát hành vào năm 2002 và toàn bộ Kinh Thánh được phát hành vào năm 2011.
    Ưu điểm của bản dịch Kinh Thánh Việt Ngữ 2011 là văn mạch trong sáng, từ ngữ chính xác, và ngôn ngữ phổ thông. Những từ ngữ địa phương hoặc cổ xưa ít thông dụng đă được thay đổi. Bản dịch Kinh Thánh Việt Ngữ 2011 thích hợp cho cả học giả Kinh Thánh, các tín hữu lẫn những độc giả mới làm quen với Kinh Thánh. Vài thay đổi về danh từ riêng trong bản dịch này có thể làm các độc giả quen thuộc với bản dịch truyền thống hơi ngỡ ngàng, nhưng không trở ngại cho độc giả phổ thông.”


    Bạn đọc có thể đọc toàn bộ Bản Dịch 2011 của Mục sư Đặng Ngọc Báu ở đây.
    Bạn đọc có thể đọc và so sánh Bản Dịch 2011 với bản dịch Truyền Thống 1926 ở đây.

    (Bản Dịch Truyền Thống 1926 nêu trong trang mạng ở trên cũng đă mắc lỗi trầm trọng là khi đánh máy lại đă tự động sửa đổi một số chữ trong nguyên bản, thí dụ như chữ “nhơn” đổi thành “nhân”, “chơn” đổi thành “chân”).

    (C̣n tiếp)

  3. #23
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    2. Các bản dịch Việt ngữ trong Giáo hội Công Giáo
    Năm 1911 Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp đă chính thức hoạt động truyền giáo Tin Lành tại Việt Nam. Trái với Tin Lành, Công Giáo đă được truyền vào Việt nam rất sớm, từ năm 1533:

    “Căn cứ theo tài liệu Lịch Sử Dân Sự Quốc Gia Khâm Định Sử đă một lần ghi nhận: "Năm Nguyên Ḥa nguyên niên, tức đời vua Lê Trang Tôn, năm 1533 đă có người Tây tên là Inekhu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh thuộc huyện Nam Châu (tức Nam Trực) và ở làng Trà Lũ huyện Giao Thủy". Rất tiếc là những chi tiết liên hệ tới Inekhu (có lẽ được phiên âm từ Inigo - tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Inhaxiô) ngày nay không c̣n được ghi nhớ, và do đó không ai biết rơ về tông tích, cũng như về công cuộc truyền đạo của vị thừa sai thứ nhất này.
    Theo Linh Mục Marcos Gispert, O.P., nhà sử học ḍng Anh Em Thuyết Giáo đă sống tại Việt Nam 34 năm trời, sau Inekhu c̣n một số nhà truyền giáo khác như:
    - Linh Mục Gaspar de S. Cruz: năm 1550 từ Malacca đổ bộ lên Hà Tiên và sau đó từ cửa biển Bà Rịa đi Quảng Đông.
    - Hai Linh Mục Lopez và Acevedo: năm 1558 đă tới giảng vùng Cao Miên 10 năm.
    - Hai Linh Mục Luis de Fonseca, O.P. (Bồ) và Grégoire de la Motte, O.P. (Pháp) cũng từ Malacca tới, suốt 6 năm đi truyền đạo tại Quảng Nam đời Chúa Nguyễn Hoàng vào thời gian 1580-1586”.


    Nhiều nhà sử học Công Giáo Việt Nam đă chọn năm 1533 như là năm khởi đầu cho đạo Công Giáo tại Việt Nam. Huyện Giao Thuỷ thuộc tỉnh Nam Định, giáo phận Bùi Chu hiện nay.

    Ngày 9 tháng 9 năm 1659, Đức Giáo hoàng Alexandre VII ban hành sắc chỉ Super Cathedram, thành lập hai giáo phận đầu tiên tại Việt Nam là giáo phận Đàng Trong và giáo phận Đàng Ngoài, lấy sông Gianh ở tỉnh Quảng B́nh làm ranh giới, và chọn hai vị thừa sai thuộc Hội Truyền giáo Paris (Missions Étrangères de Paris, MEP) làm Đại diện Tông toà. Đức Giám mục Piere Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám quản Tông ṭa giáo phận Đàng Trong, nam sông Gianh, và Đức Giám mục Francois Pallu, coi sóc giáo phận Đàng Ngoài, bắc sông Gianh. Ngày 9 tháng 9 năm 1659 được coi là điểm mốc khai sinh của Giáo hội Công Giáo Việt Nam.

    Ngày 24 tháng 11, 1960, với sắc chỉ Venerabilium Nostrorum, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đă chính thức thiết lập Hàng Giáo phẩm Công Giáo Việt Nam, tức là hệ thống giáo sĩ lănh đạo Giáo hội tại Việt Nam được giao cho người Việt, với 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài G̣n. Ngày 24 tháng 11, 1960 được coi là ngày Giáo hội Công Giáo Việt Nam được chính thức thành lập.

    “Vào năm 1872, Giáo Hội Công Giáo xuất bản một cuốn sách hướng dẫn về nghi thức phụng vụ, trong đó có phiên dịch một số sách Phúc Âm trong Kinh Thánh. Cuốn sách trên được phát hành tại Bangkok, Xiêm La vào năm 1872”. (Trích từ “Kinh Thánh tiếng Việt h́nh thành thế nào?” - Đỗ Hữu Nghiêm).

    Không kể những bản dịch từng phần như ví dụ vừa nêu trên, măi đến năm 1913 mới có bản dịch trọn bộ Kinh Thánh do Cố Chính Linh thực hiện.

    Phần tŕnh bày sau đây được trích từ bài viết “Các bản dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Việt” của cố Linh mục Trần Phúc Nhân. Cha Trần Phúc Nhân tốt nghiệp (năm 1963) khoa chú giải Thánh Kinh tại Thánh kinh Học viện ở Roma và là giáo sư môn chú giải Kinh Thánh, tiếng Do Thái và Hy Lạp tại đại chủng viện Huế trong hơn 40 năm. Linh mục Trần Phúc Nhân cũng là một thành viên rất đắc lực của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ trong 43 năm cho đến khi cha qua đời ngày 14/6/2014.

    Các phần trong dấu ngoặc ôm, hay square brackets [ ], là do Trực Vơ thêm vào để làm rơ nghĩa hay để so sánh và có ghi chú rơ “Ghi chú của TV”. Để bạn đọc dễ phân biệt, các phần trích bài viết của Lm. Trần Phúc Nhân sẽ được in màu xanh.
    Các số đánh số đă được đánh số lại cho phù hợp với bài viết này: 1,2,3,4,5,6 và I, II, III, IV, V,VI trong bài gốc đă được đổi thành a,b,c,d,e,f theo thứ tự.

    (Bắt đầu trích bài viết của Lm. Trần Phúc Nhân)

    “Quá tŕnh phiên dịch toàn bộ Kinh Thánh sáng Tiếng Việt đă khởi sự vào đầu thế kỷ XX, cách đây gần 100 năm. Chúng tôi giới thiệu vắn tắt các bản dịch đó và nhận xét sơ lược về một số đặc điểm của các bản dịch. Phải nhận rằng trước đây Giáo Hội Công Giáo khá dè dặt về việc đọc Kinh Thánh bằng tiếng địa phương, tuy không cấm giáo dân đọc nhưng cũng không khuyến khích. V́ thế trước đây trong tiếng Việt chỉ có những bản dịch lẻ tẻ từng phần, ví dụ các bài Evan (Tin Mừng) ngày Chúa nhật. Măi đến đầu thế kỷ 20 mới có bản dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Việt.

    Để nhắc lại công tŕnh của các bậc tiền bối, đồng thời để cho những người đi sau rút kinh nghiệm, chúng tôi giới thiệu sáu bản dịch toàn bộ Kinh Thánh do các tác giả Công Giáo thực hiện. Chúng tôi đă viết bài này năm 2003. Nay [25-10-2010, ngày Lm. Trần Phúc Nhân viết bài này - Ghi chú của TV] xin điều chỉnh lại và cập nhật một số chỗ. Trong bài này, chúng tôi không đề cập đến các bản dịch từng phần, như của ông Mai Lâm Đoàn Văn Thăng, của linh mục An Sơn Vị hay linh mục Trần Văn Kiệm, v.v…, và các bản dịch của anh em Tin Lành.

    Cho đến nay có 6 bản dịch toàn bộ Kinh Thánh do các tác giả Công Giáo thực hiện:
    a. Cố Chính Linh (1913)
    b. Cha Gérard Gagnon (1963)
    c. Cha Trần Đức Huân (1970)
    d. Cha Nguyễn Thế Thuấn (1976)
    e. Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn (1985)
    f. Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (1998)

    a. Cố Chính Linh
    Cố Chính Linh, một vị thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo Paris (MEP), là người đầu tiên dịch toàn bộ Kinh Thánh ra tiếng Việt. Trang tên sách ghi:

    Kinh Thánh cứ bản Vulgata. Cố Chính Linh (Albertus Schlicklin) địa phận Tây Đàng ngoài dịch ra tiếng Annam và thích nghĩa. Bộ này gồm 4 cuốn khổ 18 x 24 cm, với 768, 736, 652 và 894 trang. Sách có chuẩn ấn của Đức Cha P.M. Gendreau (Đức Cha Đông) kư tại Hà Nội ngày 19-03-1913, và in năm 1913-1916 tại Hồng Kông ở nhà in Nazareth của Hội Truyền Giáo Paris. Vậy tính đến nay là chẵn 90 năm.

    Chính bản văn Kinh Thánh chia làm hai cột: bản Vulgata La-tinh và bản dịch tiếng Việt. Bên dưới mỗi trang, thường có các chú thích, dài ngắn tuỳ chỗ; các chú thích về “Sấm truyền mới” (Tân Ước) khá dài. Ngoài ra c̣n có những “Lời mở đàng” chung cho mỗi loại sách và riêng cho từng cuốn sách.

    Nói chung, đối với chúng ta, lối văn đă quá xưa, nhất là trong cách xưng hô. Ngay trang đầu có dẫn Ga 5,39 : “Hăy lục xét Sách thánh… Sách thánh làm chứng về tao.” Hay câu Đức Giêsu “lả lời” cho bà vợ ông Dê-bê-đê và hai con : “Đức Chúa Jêsu bảo các chúng rằng: thật chén tao th́ bay sẽ uống; c̣n sự ngồi bên tả bên hữu tao, chẳng phải tự tao ban cho bay, bèn là những kẻ Cha tao sắm để cho nó” (Mt 20,23). Dầu sao chúng ta phải khâm phục công tŕnh của một vị thừa sai ngoại quốc đă mở đường cho việc dịch thuật và giải thích Kinh Thánh.


    [Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch:
    (Ga 5,39):
    39 Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, v́ nghĩ rằng trong đó các ông sẽ t́m được sự sống đời đời. Mà chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi.
    (Mt 20,23):
    23 Đức Giêsu bảo: "Chén của Thầy, các người sẽ uống; c̣n việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, th́ Thầy không có quyền cho; Cha Thầy đă chuẩn bị cho ai, th́ kẻ ấy mới được". – Ghi chú của TV]

    b. Cha Gérard Gagnon
    Bản dịch Kinh Thánh của Cố Chính Linh được in năm 1913-1916. Phải đợi 50 năm sau mới có một bản dịch Công Giáo khác, cũng do một linh mục ngoại quốc là Cha Gérard Gagnon (cha Nhân), Ḍng Chúa Cứu Thế.

    Bản dịch này xuất bản tại Đà Lạt vào những năm 1962-63, in khổ nhỏ 10 x 15 cm, gồm 5 tập: Ngũ Thư, Lịch Sử, Triết Minh, Tiên Tri và Tân Ước, với số trang từ 600 đến 1000. Bản dịch mỗi sách trong Kinh Thánh thường có phần “Tâm niệm” đi trước, tức là nhập đề vắn tắt; sau bản dịch có phần “Lược giải” tức là những chú thích rất ngắn. Các Thánh vịnh được in riêng thành một tập với nhan đề Nhật Tư Thánh Vịnh và được xếp theo thứ tự của sách kinh Nhật Tụng thời đó; ở cuối tập có phần “Suy gẫm – T́m hiểu – Thực hành” cho mỗi Thánh vịnh, để giúp cầu nguyện và thực hành.

    Ở đầu mỗi tập, dịch giả khiêm tốn viết: “Đây chỉ là một bản phiên dịch Thánh Kinh, với mục đích để giáo dân tiện dụng trong công cuộc t́m hiểu và học hỏi Thánh Kinh. Chúng tôi không dám có tham vọng tự coi đây là một bản dịch ‘sát chữ và b́nh luận’. Chúng tôi mong ước rồi đây sẽ có một bản dịch chính thức do các nhà Chuyên môn Nghiên Cứu Thánh Kinh dịch thuật, chú giải…”. Phải nhận rằng, xét về mặt văn chương, bản dịch này khá xuôi và người đọc không có cảm tưởng rằng bản dịch đă được thực hiện cách đây 40 năm. Tuy nhiên người đọc có thể có thắc mắc về chủ trương của dịch giả chuyển các Thánh vịnh và sách Diệu Ca (Diễm Ca) ra thơ Việt Nam. Ví dụ :

    “Em xinh quá sức, bạn yêu ơi!
    Em đẹp biết bao, đẹp tuyệt vời!
    Đôi mắt bồ câu đen lóng lánh
    Tăng thêm duyên dáng nụ cười tươi” (Dc 1,15)

    Phải nhận rằng bốn câu thơ này khá hay… nếu là thơ sáng tác. Nhưng xét như bản dịch th́ lại không trung thành, v́ phải thêm bớt sửa đổi ư nguyên văn.


    [Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch (Dc 1,15):

    15 - Nàng đẹp quá, bạn t́nh ơi, đẹp quá!
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu. – Ghi chú của TV]

    c. Cha Trần Đức Huân
    Bản Kinh Thánh Cựu Tân Ước dịch theo bản Phổ thông này của linh mục Đ.M. Trần Đức Huân, do tủ sách Ra Khơi xuất bản năm 1970, tại Sài-g̣n. Đây là bản dịch toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên do một linh mục người Việt thực hiện. Sách dày khoảng 2200 trang khổ 15 x 21 cm; ở đầu có phần “Dẫn vào Kinh Thánh” chừng 25 trang, sau đó là bản dịch các sách, với một nhập đề ngắn cho mỗi sách, và những chú thích ngắn ở cuối mỗi trang.

    Trong “Lời giới thiệu” ở đầu sách (tr. IV) Đức Tổng Giám Mục P. Nguyễn Văn B́nh viết : “Đây không phải là bản dịch theo sát chữ (…) ; cũng không phải là bản dịch phóng tác cốt giữ lấy ư mà không nghĩ đến văn từ. Đây là một bản dịch theo nghĩa chính cống Kinh Thánh (…) và theo lối văn thuộc sinh ngữ Việt Nam.” Bản dịch của Cha Huân nghe cũng khá xuôi, như bản dịch của cha G. Gagnon, tuy xem ra ngôn ngữ b́nh dân hơn. Bản này cũng dịch ra thể thơ, không những Diễm Ca và các Thánh Vịnh, mà rất nhiều những bản văn Kinh Thánh có chất thơ, như sách Châm Ngôn, Huấn Đạo (Huấn Ca) và một số các bài ca trong Tân Ước, như bài ca của Đức Ma-ri-a, ông Da-ca-ri-a và ông Si-mê-ôn. Ở đây ta lại gặp thắc mắc như đă gặp trong trường hợp bản dịch của cha G. Gagnon: để làm ra thơ Việt Nam, dịch giả phải thêm bớt, thay đổi ư bản văn. Ví dụ bài ca ông già Si-mê-ôn:

    “Rầy cho tôi thác b́nh an,
    như lời Chúa phán rơ ràng lắm thay !
    Mắt tôi trông thấy rồi đây !
    Giêsu Cứu thế bấy nay tôi chờ.
    Đấng mà Chúa đă sắm cho
    đặt ngay trước mặt sờ sờ hiển nhiên.
    Sáng soi kẻ ngoại muôn dân,
    Vinh quang rực rỡ Ít-ran dân Ngài” (Lc 2,29-32)

    Dầu sao, bản dịch của cha Huân cũng là một đóng góp đáng kể và dọn đường cho những dịch giả khác sau này.


    [Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch (Lc 2,29-32):

    29 Muôn lạy Chúa, giờ đây
    theo lời Ngài đă hứa,
    xin để tôi tớ này được an b́nh ra đi.
    30 V́ chính mắt con được thấy ơn cứu độ
    31 Chúa đă dành sẵn cho muôn dân:
    32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
    là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài. – Ghi chú của TV]

    d. Cha Nguyễn Thế Thuấn
    Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên được thực hiện từ nguyên ngữ Híp-ri, A-ram và Hy-lạp, khác với những bản dịch từ tiếng La-tinh (cố Chính Linh, cha Huân) hay từ một bản dịch khác. Dịch giả là cha Nguyễn Thế Thuấn, Ḍng Chúa Cứu Thế, giáo sư Kinh Thánh. Cha Thuấn đă in cuốn Tân Ước năm 1969 và sắp hoàn thành phần Cựu Ước th́ qua đời năm 1975. Một số thân hữu và môn sinh đă hoàn chỉnh và Ḍng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Tp. Hồ Chí Minh năm 1976. Cuốn Kinh Thánh này dày tổng cộng 3014 trang khổ 14 x 20cm, tuy in chữ nhỏ trên giấy lụa nhưng khá dễ đọc.

    Sách được tŕnh bày theo đúng quy cách các sách Kinh Thánh dùng để học hỏi, nhất là cuốn La Bible de Jérusalem. Ở đầu mỗi sách hay loại sách đều có phần “Tiểu dẫn” khá chi tiết. Ở bên lề bản dịch có dẫn chương và câu các chỗ Kinh Thánh khác có liên hệ. Cuối mỗi trang có những chú thích, đôi khi khá dài như ở St 1,1-7 ; Mc 14,58-62 ; v.v… Ở cuối sách có “Bảng kê những chú thích quan trọng”, “Niên biểu giản lược” và “Những bản đồ” (12 bản đồ địa lư Cựu Ước và Tân Ước).

    Xét theo nội dung, trong các tiểu dẫn và chú thích, cha Thuấn theo La Bible de Jérusalem khá nhiều. C̣n về bản dịch, cha Thuấn xem ra chủ trương dịch sát chữ nguyên văn, lại dùng một số từ cổ hoặc theo phương ngữ, nên câu văn có khi lủng củng và khó hiểu. Ngoài ra, nhiều khi bản dịch không cho thấy tính chất thi ca của một số bản văn (ví dụ: bài ca ông Da-ca-ri-a ở Lc 1,68-79). Dầu vậy, với khổ sách gọn gàng, những tiểu dẫn, chú thích, ghi chú bên lề, v.v…, cuốn Kinh Thánh này khá tiện dụng cho những ai muốn học hỏi.


    [Bạn đọc có thể đọc bản văn Kinh Thánh, bản dịch của LM Nguyễn Thế Thuấn ở đây:
    Kinh Thánh Cựu Ước ở đâyKinh Thánh Tân Ước ở đây.
    Bản dịch của LM Nguyễn Thế Thuấn cho ở trên chỉ có một phần, không đầy đủ 73 quyển. – Ghi chú của TV]

    e. Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn
    Cuốn Kinh Thánh này do Đức Hồng Y G.M. Trịnh Văn Căn thực hiện, Toà Tổng Giám mục Hà Nội xuất bản năm 1985, dày 2362 trang. Có nhập đề vắn tắt ở đầu mỗi loại sách và mỗi cuốn sách, nhưng gần như không có chú thích (trừ một ít chỗ như trang 153, 2047, v.v…). Phải nhận rằng trong điều kiện eo hẹp của Giáo hội miền Bắc khi ấy, sản xuất được chiếc “bánh chưng” này (như một số người vui miệng đặt tên cho cuốn Kinh Thánh này, do khổ gần như vuông 19 x 20 cm và dày 8 cm) là điều đáng quư.

    Bản dịch dùng lối văn b́nh dân, dễ hiểu, nghe xuôi, nhưng nhiều chỗ dịch khá thoáng, chưa lột được hết ư của nguyên văn. Đặc biệt có hai điểm đáng lưu ư: 1) Cách xưng hô khá hợp với tiếng Việt; ví dụ: các môn đệ không được gọi cụt ngủn là “Phê-rô, Gio-an” như trong các bản dịch trên đây, nhưng là “ông Phê-rô, ông Gio-an”. 2) Trong các thư, thánh Phao-lô gọi các tín hữu là “anh chị em” (cha Gagnon cũng thế) thay v́ “anh em” như trong nguyên văn (adelphoi). Cách dịch này biểu lộ một tính nhạy cảm nói lên sự tôn trọng nữ giới; nhưng xét về mặt dịch thuật th́ chưa mấy ai dám theo.

    f. Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ
    Đây là công tŕnh dịch toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên do một tập thể thực hiện. Các dịch giả nói trên đây có thể đă dùng những cộng tác viên, nhưng sách in ra vẫn chỉ có một cá nhân đứng tên. C̣n bản dịch sau cùng này là của một số người, gồm linh mục ḍng triều, tu sĩ nam nữ và giáo dân, với những khả năng chuyên môn khác nhau (về Kinh Thánh, thần học, phụng vụ, mục vụ, thánh nhạc, văn chương, v.v….). Nhóm này h́nh thành từ năm 1971 và bắt đầu bằng việc phiên dịch sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ, do đó mang tên là Nhóm Phiên Dịch CGKPV. Sau đó Nhóm dịch các bài đọc thánh lễ Chúa nhật và đại lễ, rồi dịch Tân Ước, và sau cùng dịch và chú thích toàn bộ Kinh Thánh.
    ……
    Từ gần 40 năm qua, Nhóm đă cố gắng theo những đường hướng sau đây:
    1. Dịch Kinh Thánh từ nguyên văn Híp-ri, A-ram hoặc Hy-lạp, có đối chiếu với bản dịch La-tinh.
    2. Đường lối phiên dịch là làm việc tập thể theo tổ: trong mỗi tổ luôn luôn có chuyên viên Kinh Thánh và một số người khác (các phần dẫn nhập và chú thích có thể do một cá nhân soạn).
    3. Mục tiêu là nhằm cung cấp một bản dịch vừa đúng ư nguyên văn, vừa xuôi tiếng Việt và dễ hiểu. Tất nhiên đ̣i hỏi này nhiều khi khó thoả măn, v́ có những trường hợp phải hy sinh một bên”.


    (Hết trích bài viết của Lm. Trần Phúc Nhân).

    Theo như Lm. Trần Phúc Nhân đă viết ở trên, Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ đă dịch Kinh Thánh trực tiếp từ tiếng Do Thái, Aram hoặc Hy Lạp, nhưng linh mục không nói rơ Tân Ước và Cựu Ước đă được dịch từ những tác phẩm tiếng Do Thái và Hy Lạp nào.

    (C̣n tiếp)

  4. #24
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 3 - Các bản dịch của Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 3)

    Cho tới năm 2014, Nhóm Phiên Dịch CGKPV đă phiên dịch và lần lượt ấn hành các bản dịch trọn bộ Kinh Thánh sau đây:
    1) Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước, xuất bản lần đầu năm 1998.
    2) Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người, xuất bản lần đầu năm 2006.
    3) Kinh Thánh ấn bản 2011.

    Ngoài 3 bộ Kinh Thánh nêu trên, Nhóm Phiên Dịch CGKPV đă phiên dịch và lần lượt ấn hành các tác phẩm khác được cho trong trang mạng “Giới Thiệu Sách” ở đây.


    f1. Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước
    Bạn đọc có thể đọc Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước, xuất bản lần đầu năm 1998, ở đây.

    Bạn đọc có thể đọc hay download Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước, xuất bản lần đầu năm 1998, ở đây.

    Các trang mạng trên chỉ đăng bản văn, không đăng các chú thích sơ lược ở cuối sách Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước, như trong các sách in. Sách in Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước in khổ 14.5x21 cm, dày 1712 trang. Nội dung phần chú thích đơn giản này được in ở 100 trang sau cùng của sách, phần chú thích được dịch từ các chú thích của La Bible de Jérusalem loại sách bỏ túi (livre de poche).
    (So với bản văn in trong sách th́ bản văn trong các trang mạng nói trên có một số lỗi đánh máy, tuy không nhiều.)


    Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước- 1998.

    Bạn đọc có thể đọc hay tải về bản văn La Bible de Jérusalem không có phần chú thích ở đây.

    f2. Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người
    Bản văn của Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người, in lần đầu tiên năm 2006 khổ 14 x21.5 cm, dày 2200 trang. Theo lời Lm. Trần Phúc Nhân trong bài viết đă nêu ở trên th́ bản văn của Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người, cũng cùng một bản văn như Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước. Điều khác biệt là trong các sách in, Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước có các chú thích sơ lược của La Bible de Jérusalem ở 100 trang sau cùng của sách. Trong khi đó, trong sách in Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người có các dẫn nhập và chú thích của hai anh em Linh mục Bernard Hurault và Louis Hurault in trong La Bible Des Peuples, 1998. Các dẫn nhập được in đầu mỗi 73 sách và các chú thích in bên dưới mỗi trang sách.


    Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người - Ấn bản 2012

    Bạn đọc có thể xem chi tiết Kinh Thánh - Lời Chúa Cho Mọi Người, ấn bản 2014, ở đây.

    Bạn đọc có thể đọc bản gốc của La Bible Des Peuples với đầy đủ các phần dẫn nhập và chú thích của hai anh em linh mục Bernard Hurault và Louis Hurault bằng tiếng Pháp ở đây.

    So với các phần dẫn nhập và chú thích in trong Lời Chúa Cho Mọi Người th́ các phần dẫn nhập và chú thích trong trang mạng nói trên có chút khác biệt: các chú thích trong trang mạng dài và chi tiết hơn. Ngoài các phần Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch từ La Bible Des Peuples giống nhau, có những phần chú thích có trong Lời Chúa Cho Mọi Người nhưng không có trong trang mạng và ngược lại có những phần chú thích có trong trang mạng th́ không có trong Lời Chúa Cho Mọi Người. Rất có thể các chú thích trong Lời Chúa Cho Mọi Người thuộc vào một bản cũ hơn so với bản mới nhất đăng trên www.bibledespeuples.org.

    f3. Kinh Thánh ấn bản 2011


    Kinh Thánh ấn bản 2011.

    Trong “Lời Nói Đầu” của bản dịch Kinh Thánh ấn bản 2011, Lm. Giu-se Lê Minh Thông, O.P., thay mặt Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, viết:

    Để đáp ứng nhu cầu học hỏi, suy niệm và sống Lời Chúa, việc xuất bản KINH THÁNH ấn bản 2011 có chú thích chi tiết và tham chiếu bên lề là việc làm cần thiết và bổ ích. Các chú thích cho biết ư nghĩa của bản văn, giải nghĩa những từ khó, cho biết các dị bản quan trọng, lư giải cách dịch và nêu ra những cách hiểu khác nhau của bản văn. Các tham chiếu bên lề cho biết các ư tưởng song song giữa các sách hay trong cùng một sách.
    ….
    Bản KINH THÁNH ấn bản 2011 không chủ trương dịch sát bản văn gốc mà chú ư đến ngôn từ và văn chương tiếng Việt, nhiều lúc buộc phải thêm một vài từ để câu văn nhẹ nhàng và dễ đọc. Bản dịch này dành cho đại chúng, nên mọi người có thể tham khảo chú thích và tham chiếu bên lề để hiểu rơ hơn ư nghĩa thần học của bản văn.
    ….
    Hiện nay, Nhóm đang thực hiện một bản dịch mới với chủ trương dịch sát bản văn gốc. Bản dịch
    sát bản gốc Híp-ri và Hy-lạp sẽ cung cấp cho độc giả một cách nh́n mới và lối tiếp cận mới bản văn Kinh Thánh, giúp độc giả nhận ra sự phức tạp của bản văn, đồng thời có dịp thưởng thức những nét hay, nét đẹp, trong cách hành văn của bản văn gốc. Công tŕnh này cần nhiều năm để hoàn thành”
    .

    Xét theo bản văn, chúng ta không biết rơ bản văn của “Kinh Thánh ấn bản 2011” (viết tắt là Kinh Thánh 2011) giống hay khác bản văn của “Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước” (viết tắt là Kinh Thánh Trọn Bộ) và “Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người” (viết tắt là Lời Chúa Cho Mọi Người); điều này chỉ có các thành viên của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ mới biết rơ được. Chúng tôi có thử so sánh bản văn của hai sách đầu và cuối của bộ Kinh Thánh, tức là hai sách Sáng thế và sách Khải huyền, để xem bản văn của ba bộ Kinh Thánh nói trên có ǵ sai biệt hay không.

    Hai sách Sáng thế và Khải huyền có tất cả 72 chương, 1,938 câu và 55,954 từ (word), không kể các từ trong các chú thích. Kết quả so sánh cho thấy chỉ có 2 từ trong tổng số 55,954 từ có sự khác biệt giữa ba bộ Kinh Thánh nói trên! Các câu có sự khác biệt là (St 3, 24) và (St 49, 6).

    Sách Sáng thế, chương 3, câu 24, (St 3, 24):
    Kinh Thánh Trọn Bộ in: “24 Người trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê-đen, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh”.

    Lời Chúa Cho Mọi Người và Kinh Thánh 2011 in: 24 Người trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê-đen, Người đặt các Kê-ru-bim với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh”.

    [Kể từ ngày 7 tháng 4 năm 2015, NPDCGKPV yêu cầu bạn đọc ghi danh đăng kư mới được vào đọc bản văn Kinh Thánh ấn bản 2011. Nếu bạn đọc nhấp chuột vào “Kinh Thánh 2011 in” và thấy “cửa sổ” sau đây xuất hiện, bạn đọc hăy nhấp chuột vào Đăng kư, bỏ ra vài phút ghi danh rồi hăy vào đọc.
    Đăng kư ghi danh miễn phí.]

    Trong Kinh Thánh ấn bản 2011, chú thích “q” giải nghĩa rất dài về câu 24, trong đó có ghi ““Các thần hộ giá” (= Kê-ru-bim) có nhiệm vụ canh gác”. Điều này cho thấy ư nghĩa của “thần hộ giá” và “Kê-ru-bim” (cherubim) như nhau.

    Sách Sáng thế, chương 49, câu 6, (St 49, 6):
    Lời Chúa Cho Mọi Người và Kinh Thánh Trọn Bộ in: “6 Tôi sẽ không đồng ḷng với phe nhóm chúng, không nhất trí với bè lũ chúng, v́ trong cơn giận, chúng đă giết người, trong lúc hung hăng, chúng đă cắt gân ḅ mộng”.

    Kinh Thánh 2011 in: “6 Ta sẽ không đồng ḷng với phe nhóm chúng, không nhất trí với bè lũ chúng, v́ trong cơn giận, chúng đă giết người, trong lúc hung hăng, chúng đă cắt gân ḅ mộng”.

    Qua so sánh chúng ta thấy chỉ có 2 từ trong tổng số 55,954 từ, hay sự sai biệt giữa bản văn của hai sách Sáng thế và Khải huyền trong ba bộ Kinh Thánh nói trên là 3.6 phần trăm ngàn. Sự sai biệt này là không đáng kể. Suy rộng ra chúng ta có thể kết luận bản văn của ba bộ Kinh Thánh nói trên hầu như giống nhau.

    “Kinh Thánh ấn bản 2011” khác rất nhiều với “Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước” và “Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người” là do phần chú thích và chú giải rất phong phú.

    Khác với Kinh Thánh Trọn Bộ và Lời Chúa Cho Mọi Người, các chú thích trong Kinh Thánh 2011 do Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ tự thực hiện.
    Các chú thích trong Kinh Thánh 2011 vừa sâu lại vừa rộng, so với các chú thích trong Kinh Thánh Trọn Bộ và Lời Chúa Cho Mọi Người.

    Chỉ kể riêng cho hai sách Sáng thế và Khải huyền, Kinh Thánh Trọn Bộ có 181 chú thích, Lời Chúa Cho Mọi Người có 100 chú thích và Kinh Thánh 2011 có 968 chú thích. Lời Chúa Cho Mọi Người tuy có ít chú thích hơn Kinh Thánh Trọn Bộ nhưng các chú thích trong Kinh Thánh Trọn Bộ th́ rất vắn tắt trong khi các chú thích trong Lời Chúa Cho Mọi Người th́ rất dài.

    Nếu xét về số trang dành để in các chú thích trong riêng hai sách Sáng thế và Khải huyền th́ các chú thích trong Kinh Thánh Trọn Bộ chỉ dành có 7 trang, trong khi Lời Chúa Cho Mọi Người cần đến 45 trang và Kinh Thánh ấn bản 2011 cần đến 73 trang.

    Suy rộng ra cho toàn bộ Cựu Ước và Tân Ước, để cho dể hiểu nếu Kinh Thánh Trọn Bộ dành 100 trang (số 100 này là số thực tế) để in các chú thích th́ Lời Chúa Cho Mọi Người cần 600 trang (số 600 này là số tính toán ước tính) và Kinh Thánh ấn bản 2011 cần 1000 trang (số 1000 này là số tính toán ước tính).

    Về vấn đề bản dịch Kinh Thánh nào được dùng trong Phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo Việt nam, ngày 12/12/2002 Ủy Ban Giáo Lư Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) lưu ư: “Dùng bản dịch Kinh Thánh nào cũng được, v́ HĐGMVN chưa có bản dịch chính thức; chỉ yêu cầu dùng Bản dịch được HĐGMVN phê chuẩn để đọc trong Phụng vụ”.

    Trong thực tế chúng tôi nhận thấy HĐGMVN và giáo xứ Đức Mẹ La Vang ở San Jose, CA đều dùng bản dịch Lời Chúa Cho Mọi Người của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ trong Phụng vụ.

    Trong bài viết “Sách bài đọc trong thánh lễ” trên “Diễn Đàn Cầu Nguyện, Hỏi Đáp, Chia sẻ Online”, Lm. Khất Tuệ trong một trả lời ngắn cho một độc giả thắc mắc về sách bài đọc trong thánh lễ cũng đă xác nhận điều vừa nói trên:
    “Hầu hết các linh mục, tu viện và giáo xứ ngày nay đă dùng bản dịch của Nhóm này trong các Thánh Lễ, v́ bản dịch này là bản dịch mới nhất cũng như dễ hiểu nhất cho số đông Kitô hữu”. “Nhóm” mà Lm. Khất Tuệ muốn nói trong câu vừa nêu là Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.

    Đánh giá Kinh Thánh ấn bản 2011, trong bài viết “Để đào sâu Kinh Thánh và Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ ở Việt Nam”, ông Đỗ Mạnh Tri, tác giả của nhiều bài viết rất có giá trị về Giáo Hội Công Giáo Việt nam, đă viết:Kinh Thánh ấn bản 2011 của Nhóm là bản dịch hoàn chỉnh nhất - điều không chối căi được. Không có – và sẽ không bao giờ có - chuyện dịch thuật hoàn hảo và dứt điểm, bởi v́ ngôn ngữ th́ biến chuyển, khoa Kinh Thánh ngày càng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, cho dù không vào chi tiết nội dung của bộ sách tầm cỡ có đến 2800 trang này, người ta có thể khẳng định không sợ sai lầm rằng, cho đến giờ này, đây là bản dịch Kinh Thánh Việt ngữ hay nhất. Bởi hai lư do: đây là tác phẩm của những người có tŕnh độ và của cả một tập thể.”

    Bạn đọc có thể xem chi tiết Kinh Thánh ấn bản 2011 ở đây.

    Bạn đọc có thể đọc toàn bộ bản văn Kinh Thánh ấn bản 2011 với đầy đủ các chú thích và chú giải ở đây.

    [Xin nhắc lại: Kể từ ngày 7 tháng 4 năm 2015, NPDCGKPV yêu cầu bạn đọc ghi danh đăng kư mới được vào đọc bản văn Kinh Thánh ấn bản 2011. Nếu bạn đọc thấy “cửa sổ” Đăng kư, Đăng nhập xuất hiện khi nhấp chuột vào đường link vừa nêu, bạn đọc hăy nhấp chuột vào Đăng kư, bỏ ra vài phút ghi danh rồi hăy vào đọc. Đăng kư ghi danh miễn phí. Nếu bạn đọc là tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam th́ Kinh Thánh ấn bản 2011 là bộ Kinh Thánh đáng đọc nhất v́ các chú thích và chú giải của bộ Kinh Thánh này rất phong phú! Một bộ bản in Kinh Thánh ấn bản 2011 của NPDCGKPV được bán tại Việt Nam với giá 320 ngàn đồng (VN), tương đương khoảng 16 đô la Mỹ.]

    Cũng cần lưu ư bạn đọc là bản văn của Kinh Thánh ấn bản 2011 in trong sách có các tham chiếu bên lề, nhưng bản văn đăng trên trang mạng th́ không.
    Xin bạn đọc xem h́nh 2 câu đầu tiên trong sách Sáng thế in trong sách Kinh Thánh ấn bản 2011 sau đây:


    (Nguồn: Trang 29 trong chi tiết Kinh Thánh ấn bản 2011.)

    Câu 1, chương 1, sách Sáng thế có hai chú thích b và c và tham chiếu bên lề: 2,4-25; G 38-39; Tv 8; 104; Cn 8,22-31; Is 42,5; Cl 1,15-17. Câu 2, chương 1, sách Sáng thế có 3 chú thích d, đ và e, nhưng không có tham chiếu bên lề.

    Các tham chiếu bên lề, hay tham chiếu chéo (cross references), cho biết các ư tưởng tương tợ trong cùng một sách hay giữa các sách.

    Tham chiếu bên lề: 2,4-25 có nghĩa là cùng sách Sáng thế, chương 2 từ câu 4 đến câu 25.
    Tham chiếu bên lề: G 38-39 có nghĩa là sách Gióp (Job), từ chương 38 đến chương 39.
    Tham chiếu bên lề: Cl 1,15-17 có nghĩa là sách Cô-lô-xê (Colossians), chương 1, từ câu 15 đến câu 17.

    Xin bạn đọc xem h́nh chụp câu 1 và 2, chương 1, ở sách Sáng thế, (St 1, 1.2), trong Kinh Thánh ấn bản 2011 đăng trên mạng sau đây:


    Câu 1, chương 1, sách Sáng thế có hai chú thích b và c, nhưng không có tham chiếu bên lề như trong sách in. Câu 2, chương 1, sách Sáng thế có 3 chú thích d, đ và e. Bạn đọc chỉ cần rê chuột bên trên các chú thích a, b, c v.v… th́ các chú thích sẽ hiện ra.

    V. Các bản dịch Thánh Kinh của các nước khác
    Trong bài “Lịch Sử Của Quyển Kinh Thánh” - Hương Mai viết:

    “Kinh Thánh toàn bộ được in bằng tiếng Pháp vào năm 1487; tiếng Ư vào năm 1530-32; tiếng Đức vào năm 1534; tiếng Anh vào năm 1535; tiếng Thụy Điển vào năm 1541; tiếng Ḥa Lan vào năm 1560; tiếng Tây Ban Nha vào năm 1569-1602; tiếng Ái Nhĩ Lan vào năm 1584; tiếng Phần Lan vào năm 1642; tiếng Ấn Độ (Carey) vào năm 1834; tiếng Trung Hoa (Morison) vào năm 1834; tiếng Việt Nam với La-tinh vào năm 1916; tiếng Việt Nam vào năm 1926; tiếng Ai-lao vào năm 1930; tiếng Cam-bô-chia (Tân Ước) vào năm 1934”.

    (Hết Bài 3)
    ***

    Các bài viết sẽ đăng:
    Bài 4: Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.
    Bài 5: Các tôn giáo và các sách Thánh Kinh trong các tôn giáo thờ kính Thiên Chúa.
    Bài 6: Trong Giáo hội Công Giáo La Mă, ai được quyền giải thích Thánh Kinh?
    Bài 7: Các phương tiện dùng để t́m hiểu chuyên sâu Thánh Kinh.
    Bài 8: Tóm tắt các điểm quan trọng của 46 sách Cựu Ước và 27 sách Tân Ước trong Giáo hội Công Giáo.
    Last edited by Truc Vo; 20-04-2015 at 11:52 PM.

  5. #25
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.
    ***

    I. Vật liệu chép Thánh Kinh.
    1. Giấy cói
    2. Giấy da
    3. Mực và bút viết
    II. Các bản sao viết tay Thánh Kinh dưới dạng sách cuộn và sách tập.
    1. Sách chép tay dạng cuộn (Scroll)
    2. Sách chép tay dạng tập (Codex)
    III. Cách chép tay Thánh Kinh của người Do Thái cổ.
    IV. Các bản sao viết tay nổi tiếng đă được t́m thấy:
    1. The Dead Sea Scrolls, được viết vào khoảng từ năm 200 tCN đến 70 SCN.
    2. Codex Vaticanus, được viết vào khoảng năm 325 - 350 SCN.
    3. Codex Sinaiticus, được viết vào khoảng năm 330 - 360 SCN.
    4. Codex Alexandrinus, được viết vào khoảng năm 400 - 440 SCN.
    5. Aleppo Codex, được viết khoảng năm 920 SCN.
    6. Leningrad Codex, được viết năm 1008 sCN.
    7. Codex Amiatinus, được viết năm 692 sCN.
    8. Bản chép tay John Rylands P52, được viết khoảng năm 125 sCN.
    9. Các bản chép tay Bodmer P66 và P75, được viết khoảng năm 200 sCN.
    10. Bản chép tay Papyrus P104, được viết vào khoảng cuối thế kỷ II sCN.
    V. Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.
    Mười lư do hàng đầu cho thấy Kinh Thánh là chân thật:
    1. Bằng chứng các bản sao viết tay.
    2. Bằng chứng khảo cổ học.
    3. Các nhân chứng sống.
    4. Các giải tŕnh ngoài Kinh Thánh.
    5. Tính nhất quán văn học.
    6. Tính nhất quán về các tiên tri.
    7. Xét duyệt kỹ lưỡng của chuyên gia.
    8. Lănh đạo chấp nhận.
    9. Ảnh hưởng toàn cầu.
    10. Thay đổi nhiều cuộc đời.

    ***
    Last edited by Truc Vo; 22-04-2015 at 11:31 PM.

  6. #26
    Member Jeffreyvnlk's Avatar
    Join Date
    05-04-2012
    Posts
    240
    Quote Originally Posted by Truc Vo View Post
    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.
    ***

    I. Vật liệu chép Thánh Kinh.
    1. Giấy cói
    2. Giấy da
    3. Mực và bút viết
    II. Các bản sao viết tay Thánh Kinh dưới dạng sách cuộn và sách tập.
    1. Sách chép tay dạng cuộn (Scroll)
    2. Sách chép tay dạng tập (Codex)
    III. Cách chép tay Thánh Kinh của người Do Thái cổ.
    IV. Các bản sao viết tay nổi tiếng đă được t́m thấy:
    1. The Dead Sea Scrolls, được viết vào khoảng từ năm 200 tCN đến 70 SCN.
    2. Codex Vaticanus, được viết vào khoảng năm 325 - 350 SCN.
    3. Codex Sinaiticus, được viết vào khoảng năm 330 - 360 SCN.
    4. Codex Alexandrinus, được viết vào khoảng năm 400 - 440 SCN.
    5. Aleppo Codex, được viết khoảng năm 920 SCN.
    6. Leningrad Codex, được viết năm 1008 sCN.
    7. Codex Amiatinus, được viết năm 692 sCN.
    8. Bản chép tay John Rylands P52, được viết khoảng năm 125 sCN.
    9. Các bản chép tay Bodmer P66 và P75, được viết khoảng năm 200 sCN.
    10. Bản chép tay Papyrus P104, được viết vào khoảng cuối thế kỷ II sCN.
    V. Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.
    Mười lư do hàng đầu cho thấy Kinh Thánh là chân thật:
    1. Bằng chứng các bản sao viết tay.
    2. Bằng chứng khảo cổ học.
    3. Các nhân chứng sống.
    4. Các giải tŕnh ngoài Kinh Thánh.
    5. Tính nhất quán văn học.
    6. Tính nhất quán về các tiên tri.
    7. Xét duyệt kỹ lưỡng của chuyên gia.
    8. Lănh đạo chấp nhận.
    9. Ảnh hưởng toàn cầu.
    10. Thay đổi nhiều cuộc đời.

    ***
    Phần lịch sử KT của bạn rất là hay nhưng nó sẽ rất giá trị nếu bạn k đưa post này lên. Trái lại nếu bạn khẳng định ngày từ đầu là các bản dịch KT đều tào lao (tôi nói bản dịch đều tào lao chứ k nói lời God).Đáng ra bỏ công như thế bạn nên đưa ra các sư thật sau th́ đỡ mất thời giờ của người khác:

    - Đa phần các sách KT là tác giả vô danh viết
    - Tông đồ Matthew k viết Phúc Âm mang tên ông.Tông đồ Mark, Luke, John cũng vậy
    - Phúc âm John, thư John 1,2 và KHải huyền là do 4 người khác nhau viết và họ đều vô danh, Haleluja
    - Paul k viết Hebrews, Ephesians, Colossian, 2 Thesalonica (mặc dù trong thư 2 Thesalonica đích danh Paul kêu tên)

    Thế kỷ 1 và 300 năm đầu chả c̣n khái niệm Tân ước nữa.

    Tôi xin giao cho bạn 1 bài tập nho nhỏ: sách tiên tri Isa viết sau Phúc âm bao năm ?

    Chúc bạn tỉnh ngộ

    p/s: khi nào bạn tỉnh ra th́ bạn nên sửa lại cả topic về KT (tỷ như Thánh Jerome dịch bản Vulgate là tùy tiện, muốn viêt sao th́ viết mà Jerome đă là tử tế nhất rồi.Mong God tha tội cho ông )
    Last edited by Jeffreyvnlk; 23-04-2015 at 10:14 PM.

  7. #27
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 4 - Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh.

    Trước hết chúng ta cần phải phân biệt một số từ dùng trong bài viết này: nguyên bản (autograph), bản sao viết tay (manuscript), bản dịch (translation) và bản in (print).

    Nguyên bản (autograph) là bản chép tay đầu tiên, bản gốc do chính tay tác giả viết.
    Nguyên bản Cựu Ước hiện nay không c̣n, môt phần do vật liệu dùng để chép Thánh Kinh như giấy da, giấy cói không bền với thời gian và phần quan trọng là Cựu Ước được cất giữ trong Đền Thờ (Temple) và cả hai Đền Thờ I và II của người Do Thái đều bị cướp và đốt cháy nên Cựu Ước cũng bị phá hủy theo.
    Hiện nay chỉ c̣n lại các bản sao viết tay của Cựu Ước mà thôi.

    Bản sao viết tay (manuscript): Manuscript có gốc từ manūscriptus, tiếng La-tinh, với “manū” có nghĩa là “tay” và “scriptus” có nghĩa là được “viết”. Manuscript có nghĩa là:
    • Một quyển sách hay một tài liệu được viết bằng tay.
    • Bản thảo viết tay đưa cho nhà xuất bản in rồi phát hành.
    • Trong tài liệu này, manuscript là bản sao chép lại từ bản gốc hoặc sao chép lại từ một bản viết tay sao chép khác. Bản sao viết tay có thể ở dạng sách cuộn hay sách tập.

    Bản dịch (translation) là bản chuyển ư nghĩa nội dung một bản văn từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Nhằm để mọi dân tộc trên thế giới đều có thể đọc được Kinh Thánh bằng ngôn ngữ của ḿnh, Kinh Thánh đă được dịch ra khoảng trên 2000 ngôn ngữ khác nhau.

    Bản in (print): là bản được in thành sách do máy in in (không do viết tay). Cuốn sách đầu tiên được in ở châu Âu là cuốn Kinh Thánh bằng tiếng La tinh, bản Phổ Thông của thánh Jerome, được Gutenberg in ở Mainz, nước Đức, trong năm1456. Máy in dùng lực nén để in (printing press) được Johannes Gutenberg phát minh từ năm 1450 làm cho các bản in Kinh Thánh được phổ biến rộng răi trên khắp thế giới.

    “Trước khi phát minh ra máy in, người ta phải sao chép Kinh Thánh bằng cách viết tay. Một người sao chép một quyển Kinh Thánh toàn bộ phải mất từ một năm đến ba năm. Giá bán một quyển Kinh Thánh từ 150 đến 200 Mỹ Kim. Vào thời đó số tiền này đủ mua một nông trại, v́ giá lương công nhật của một người là 15 xu, giá một con ḅ là 2 Mỹ Kim, giá một con ngựa là 5 Mỹ Kim.” (Trích từ “Nguyên văn Kinh Thánh viết bằng ngôn ngữ nào? - Đuốc Thiêng”.)

    I. Vật liệu dùng để chép Thánh Kinh
    1. Giấy cói
    Giấy cói (Papyrus) lần đầu tiên được sản xuất tại Ai Cập và Nam Sudan từ 4000 năm trước Công nguyên. Giấy cói, hay chỉ thảo, là một loại giấy mỏng được làm từ thân cây cói (Cyperus Papyrus). Sau khi loại bỏ vỏ bên ngoài, phần cốt lơi bên trong được cắt theo chiều dọc thành các dải mỏng dài khoảng 40 cm (16 in). Các dải này sau đó được đặt cạnh nhau thành lớp trên một bề mặt cứng với các mép của chúng hơi chồng lên nhau và sau đó một lớp dải thứ hai được đặt phía trên thẳng góc với lớp dải thứ nhất. Các dải có thể đă được ngâm trong nước trong thời gian đủ dài để tự phân hủy, có lẽ để tăng độ bám dính. Trong khi vẫn c̣n ẩm ướt, hai lớp được ép chặt với nhau, sức ép làm cho hai lớp dính vào nhau thành một tờ đơn. Tờ đơn sau đó được sấy khô dưới áp lực. Sau khi sấy khô, các tấm được đánh bóng với một số vật thể tṛn, có thể là một ḥn đá hoặc vỏ ṣ hoặc gỗ cứng tṛn.


    Trên một tờ giấy cói, mặt trước (được gọi là recto) của tờ giấy là mặt có các dải mỏng lơi bên trong cây cói có sớ nằm ngang song song với hàng chữ viết và mặt sau (được gọi là verso) là mặt có các dải mỏng lơi bên trong cây cói có sớ thẳng góc với hàng chữ viết. Thường người ta hay viết ở mặt trước, nhưng khi viết nhiều, người ta viết cả hai mặt.

    Các tờ giấy cói sau đó có thể được dán lại với nhau để tạo ra một cuộn dài hơn. Hai thanh gỗ sẽ được gắn vào tờ đầu tiên và cuối cùng trong một cuộn, làm cho dễ dàng hơn khi dùng. Sách được tạo ra theo cách vừa nói được gọi là sách dạng cuộn (Scroll).

    Các tờ giấy cói cũng có thể được cắt để phù hợp với kích thước bắt buộc rồi xếp chồng lên nhau và được ràng buộc một cạnh với hai tờ b́a dày hơn các tờ bên trong.
    Sách được tạo ra theo cách này được gọi là sách dạng tập (Codex).


    Cây cói (Cyperus Papyrus) ở Kew Gardens, London

    Khác với giấy cói được sản xuất từ cây cói, giấy in sách chúng ta dùng ngày nay được sản xuất từ bột gỗ như gỗ thông, bột giấy cũ v.vv theo một quy tŕnh có nhiều công đoạn xử lư hóa chất hơn.

    Giấy cói cứng nên khó gập; cứng nhưng nó rất dễ găy.
    Giấy cói được lưu trữ trong khí hậu khô, giống như Ai Cập, th́ tương đối ổn định, nhưng lưu trữ trong điều kiện ẩm ướt có thể dẫn đến nấm mốc tấn công và phá hủy vật liệu. Trong điều kiện châu Âu, giấy cói thường chỉ kéo dài vài thập kỷ; giấy cói với 200 tuổi thọ được coi là rất hiếm.

    2. Giấy da
    Vào khoảng 270 tCN, dưới thời vua Ptolemy II Philadelphus cai trị Ai Cập, thư viện Alexandria có khoảng 500,000 sách cuộn hầu hết bằng giấy cói. Giấy cói lúc đó chỉ được sản xuất ở Alexandria, Ai Cập.

    Vào khoảng nửa đầu thế kỷ II tCN, nước Hy Lạp dưới thời vua Eumenes II đă cho xây dựng một thư viện ở Pergamum lớn thứ hai thế giới, chỉ sau thư viện Alexandria. Pergamum, c̣n gọi là Pergamon, lúc đó là một thành phố của cổ Hy Lạp; nay là Bergama thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời cực thịnh của ḿnh, thư viện Pergamum có khỏang 200,000 sách cuộn, đa số bằng giấy cói.

    Do nhu cầu giấy cói rất lớn của hai thư viện lớn nhất nh́ thế giới lúc đó, nên việc khai thác cây cói gần như cạn kiệt. Khi vua Ptolemy II Philadelphus hăm dọa sẽ không cung ứng giấy cói cho Pergamum nữa, vua Eumenes II của Pergamum ra lệnh t́m nguồn thay thế giấy cói. Do nhu cầu thúc bách này Pergamum đă t́m ra biện pháp hữu hiệu và hoàn thiện quy tŕnh sản xuất giấy da. Thật ra giấy da đă được xử dụng từ thế kỷ XIII tCN, nhưng đến thế kỷ II tCN nhờ có Pergamum mà giấy da mới được xử dụng hiệu quả và rộng răi. Từ “parchment” (giấy da) có gốc từ tiếng La tinh “Pergamenum” và tiếng Pháp “Parchemin”; cả hai từ này do từ tên của thành phố “Pergamum” mà ra. Pergamum là một trung tâm phát triển mạnh việc sản xuất giấy da trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại.

    Giấy da (Parchment) là một vật liệu được làm từ da động vật, thường là da cừu, dê hoặc ḅ. Giấy da được làm từ da bê con (calf), c̣n gọi là ḅ con, được gọi là vellum; vellium có phẩm chất tốt hơn các giấy da thông thường parchment làm từ các động vật khác.

    Sử dụng phổ biến nhất của giấy da là làm vật liệu để viết các văn bản hoặc các trang của một cuốn sách, của một sách tập (codex), sách cuộn (scroll) hoặc của một bản sao viết tay (manuscript).

    Sau khi được lột ra khỏi con vật, da được ngâm trong nước khoảng 1 ngày để loại bỏ máu, bụi bẩn trên da và để chuẩn bị cho công việc tẩy lông. Ngày nay người ta thường dùng dung dịch sodium sulfide (Na2S) để tẩy lông; thời trung cổ dung dịch tẩy lông là nước vôi. Da được ngâm trong dung dịch vôi trong khoảng 8 ngày để tẩy lông, đồng thời loại bỏ 1 số chất đạm, sợi trong da và thay đổi ít nhiều cấu trúc của da để da sẽ thẩm thấu mực tốt hơn khi viết trên tấm da.
    Sau khi vớt ra khỏi dung dịch vôi, da được ngâm trong nước để sau đó da được căng trên một khung căng da. Một khung đơn giản với đinh sẽ làm cho da được kéo căng ra và được làm khô tự nhiên.


    Để làm cho giấy da thẩm mỹ hơn, người ta thường xát bột đá bọt vào mặt giấy da trong khi nó vẫn c̣n ướt trên khung để làm cho da mịn và sửa đổi cấu trúc bề mặt để cho mực thâm nhập sâu hơn khi viết. Bột và bột nhăo của các hợp chất canxi cũng được sử dụng để giúp loại bỏ mỡ giúp mực sẽ không lan trên da khi viết. Để thực hiện các giấy da mịn và trắng, một loại bột nhăo mỏng gồm vôi, bột ḿ, ḷng trắng trứng và sữa được cọ xát vào da.

    Giấy da nói trên được làm từ da không qua công đoạn thuộc da. Thuộc da (Tanning) là công đoạn dùng hóa chất (như fomanđehit, các hợp chất của crôm, nhôm, ziriconi, v.v ) hay chất tự nhiên (như tanin trong vỏ cây cây sồi, oak bark) để biến tấm da sống (rawhide) thành da thuộc (tanned hide). Các chất thuộc da có khả năng kết hợp với các protein của da sống động vật, làm cho da bị thuộc không thối rữa theo thời gian và bền. Da thuộc được dùng rộng răi trong dày dép, ghế nệm da v.v…

    V́ được làm từ da không qua công đoạn thuộc da, giấy da rất nhạy cảm với độ ẩm tương đối của không khí và nếu không khí quá ẩm ướt, giấy da sẽ trở lại thành da sống.

    Giấy da được dùng để viết Thánh Kinh trong Do Thái giáo là loại giấy da có tên là gevil, hay gewil, và klaf. Theo truyền thuyết của người Do Thái, tổ phụ Môi-sen đă viết Ngũ Kinh (Torah) trên giấy da gewil. Bằng chứng được t́m thấy là hầu hết các sách cuộn trong Các Sách Cuộn ở Biển Chết (The Dead Sea Scrolls) đă được viết trên loại giấy da gewil.
    Theo luật của Do Thái giáo quy định trong sách Talmud, Thánh Kinh phải được viết trên giấy da gewil hoặc giấy da klaf, tốt nhất là viết trên giấy da gewil.

    Da của động vật có hai lớp chính: ngoại b́ (epidermis) và nội b́ (dermis). Ngoại b́ là lớp ngoài cùng, nội b́ nằm ở giữa ngoại b́ và thịt động vật. Giấy da klaf được chế biến từ lớp nội b́; giấy da gewil được chế biến từ da để nguyên (unsplit), có cả lớp ngoại b́ và nội b́. Giấy da được chế biến từ lớp ngoại b́ được gọi là giấy da dukhsustos.

    Giấy da klaf được dùng để viết 5 đoạn của Ngũ Kinh (Torah) chứa trong hộp tefillin, giấy da dukhsustos được dùng để viết mezuzah.

    Tefillin là hộp bằng da màu đen, trong hộp có chứa giấy da klaf trên đó có viết 5 đoạn của Ngũ Kinh; hộp tefillin được những người đàn ông Do Thái giáo chính thống mang theo trong lúc hành lễ mỗi buổi sáng.
    Mezuzah là tấm giấy da dukhsustos có viết một hay vài câu (coi như châm ngôn) được trích từ trong Ngũ Kinh; mezuzah được bỏ trong một hộp nhỏ gắn trên trụ cửa ra vào hay các pḥng các nhà của những người theo Do Thái giáo. Hộp nhỏ chứa mezuzah được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu như bạc và kim loại quư, gỗ, đá, gốm sứ, thiếc, và thậm chí cả đất sét.


    Các công đoạn chế biến ba loại giấy da gewil, klaf và dukhsustos đă được quy định rất chặt chẽ trong sách Talmud của Do Thái Giáo.

    Sách Talmud dày 6200 trang và là sách “bao gồm những ư kiến của hàng ngàn giáo sĩ Do Thái trong nhiều chủ đề, bao gồm cả pháp luật, đạo đức, triết học, phong tục, lịch sử, thần học, truyền thuyết và nhiều chủ đề khác. Talmud là cơ sở cho tất cả các bộ luật của luật giáo đoàn Do Thái giáo. ”

    Các bản thảo đầu tiên của Tân Ước được viết trên giấy cói. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 4, giấy da bắt đầu trở thành một phương tiện phổ biến cho các bản viết tay Tân Ước. Măi cho đến thế kỷ thứ 12 giấy in làm từ sợi bông hoặc sợi thực vật bắt đầu được phổ biến trong các bản viết tay Kinh Thánh tuy Thái Luân (50–121), một thái giám Trung Quốc, được xem là người đă phát minh ra giấy từ khoảng năm 105 sCN.

    (C̣n tiếp)

  8. #28
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Đức Giêsu cầu nguyện cho kẻ thù của Người

    Quote Originally Posted by Jeffreyvnlk View Post
    Phần lịch sử KT của bạn rất là hay nhưng nó sẽ rất giá trị nếu bạn k đưa post này lên. Trái lại nếu bạn khẳng định ngày từ đầu là các bản dịch KT đều tào lao (tôi nói bản dịch đều tào lao chứ k nói lời God).Đáng ra bỏ công như thế bạn nên đưa ra các sư thật sau th́ đỡ mất thời giờ của người khác:

    - Đa phần các sách KT là tác giả vô danh viết
    - Tông đồ Matthew k viết Phúc Âm mang tên ông.Tông đồ Mark, Luke, John cũng vậy
    - Phúc âm John, thư John 1,2 và KHải huyền là do 4 người khác nhau viết và họ đều vô danh, Haleluja
    - Paul k viết Hebrews, Ephesians, Colossian, 2 Thesalonica (mặc dù trong thư 2 Thesalonica đích danh Paul kêu tên)

    Thế kỷ 1 và 300 năm đầu chả c̣n khái niệm Tân ước nữa.

    Tôi xin giao cho bạn 1 bài tập nho nhỏ: sách tiên tri Isa viết sau Phúc âm bao năm ?

    Chúc bạn tỉnh ngộ

    p/s: khi nào bạn tỉnh ra th́ bạn nên sửa lại cả topic về KT (tỷ như Thánh Jerome dịch bản Vulgate là tùy tiện, muốn viêt sao th́ viết mà Jerome đă là tử tế nhất rồi.Mong God tha tội cho ông )
    Đức Giêsu cầu nguyện cho kẻ thù của Người, (Lc 23,33-34):

    (33) Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (34) Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, xin tha cho họ, v́ họ không biết việc họ làm".

  9. #29
    Member Jeffreyvnlk's Avatar
    Join Date
    05-04-2012
    Posts
    240
    Quote Originally Posted by Truc Vo View Post
    Đức Giêsu cầu nguyện cho kẻ thù của Người, (Lc 23,33-34):

    (33) Khi đến nơi gọi là "Đồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (34) Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, xin tha cho họ, v́ họ không biết việc họ làm".
    Tôi cũng dùng câu KT đó tặng lại chính bạn

  10. #30
    Member Jeffreyvnlk's Avatar
    Join Date
    05-04-2012
    Posts
    240

    Im lặng, bỏ chạy và chăm chỉ âm thầm việc của ḿnh

    Quote Originally Posted by Jeffreyvnlk View Post
    Tôi cũng dùng câu KT đó tặng lại chính bạn
    Tôi mong bạn hiểu được việc bạn làm. V́ KInh THánh nó đâu phải là 1 cuốn sách mà dám đi tổng hợp ? Đơn giản nó là 1 tập hợp các sách, thư tín nho nhỏ trải dài qua 4000 năm với hơn 40 tác giả qua 3 lục địa . Nó là cái thư viện th́ đúng hơn . K ai đi tổng quan cả 1 cái thư viện cả

    Chưa kể Kinh Thánh bản gốc đă bị mất (như chính bạn đă thừa nhận ỏ topic này). Tân ước th́ c̣n tào lao hơn.Bản gốc Tân ước cũng mất nốt. Bản gốc đă mất th́ tổng kết là việc nguy hiểm

    K biết bạn có Thánh Linh (hay bên CG Thánh thần) không ? Tại v́ nếu mà có linh Chúa th́ bạn sẽ biết tên các tác giả trong Kinh Thánh là do nhà thờ điền láo vào. Trẻ con nó cũng biết các tông đồ đa số mù chữ, phản loạn, làm sao mà bước chân vào ṭa án tối cao nghe xử Chúa JC được (đùa chứ VK thời nay có học c̣n chả bước được vào nữa là)

    Theo Chúa JC điều đầu tiên là biết IM LẶNG, biết bỏ chạy và chăm chỉ âm thầm mà làm ăn

    Nói lắm dễ gây vấp phạm cho người khác (thiểu hiểu biết) là tội không nhỏ

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •