Tại Sao tôi lại dịch Kim Dung ? (3)
Nguyễn Duy Chính
. . .
Chương tŕnh dịch bộ Kim Dung toàn tập bao gồm ba công tác chính:
1/ Công việc dịch thuật là công tác chính để chuyển ngữ ba mươi sáu cuốn sách của Kim Dung ra tiếng Việt. Việc dịch đó có những vấn đề riêng của nó mà người dịch phải giải quyết từ dịch nghĩa tới văn phong. Tuy Hoa ngữ và Việt ngữ có nhiều tương đồng, một số từ ngữ kiếm hiệp đă được đem vào tiếng Việt, nhưng hai ngôn ngữ vẫn có rất nhiều điểm khác biệt. Người dịch cố gắng dịch sát ư của Kim Dung nhưng cũng vẫn phải Việt hóa rất nhiều chi tiết và cố gắng làm cho cách hành văn gần gũi với chúng ta hơn. Tuy nhiên, nỗ lực đó chỉ có thể làm cho câu văn bớt Tàu một chút, chứ không thể hoàn toàn Việt Nam được và người dịch đành chấp nhận cái giới hạn đó. Khi làm công việc dịch Kim Dung, chúng tôi không có tham vọng dịch hay hơn những người đi trước, mặc dù những bản dịch vội trước đây không hiếm những chỗ sai lầm. Những sai lầm đó có thể từ chính bản in trên nhật báo từ Hongkong gửi qua hay v́ để đáp ứng nhu cầu của độc giả thời bấy giờ mà dịch giả phóng đại một ư nghĩ của ḿnh để gán ghép cho Kim Dung trước khi nắm vững toàn cục. Chẳng hạn bộ Ỷ Thiên Đồ Long Kư phải qua một thời gian dài mới cho chúng ta biết là bộ tiểu thuyết được kết cấu xoay quanh hai thanh đao Đồ Long và thanh kiếm Ỷ Thiên. V́ thế chúng ta sẽ lấy làm lạ khi đọc cái tựa Việt Nam?Cô Gái Đồ Long? mà không hiểu đó là ám chỉ cô nào trong bộ truyện này.
Một phần khác, trong giai đoạn sơ khởi, chúng ta chưa có những qui định thống nhất về phiên dịch, nên để nguyên chữ Hán đọc theo âm Hán Việt hay dịch ra tiếng ḿnh. Chính v́ thế, một số tên thế vơ, binh khí, ám khí trở thành ngô nghê. Một số từ có tính chất chuyên môn hơn, chẳng hạn một số từ Hán Việt của Thiền tông hay Phật giáo được dịch sát theo âm nhưng lại sai nếu đối chiếu với kinh điển. Hai chữ Ban Nhược theo Hán Việt khi vào Phật giáo th́ là đọc là Bát Nhă (Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh chứ không phải Ban Nhược Ba La Mật Đa), hoặc một số từ cổ được đọc khác đi chẳng hạn chữ trong Kinh Dịch (Hàng Long thay v́ Giáng Long, Hiện Long thay v́ Kiến Long)?
____________________ ____________________ ____________________ ____________
Phái Hằng Sơn được nhà văn Kim Dung miêu tả trong bộ Tiếu ngạo giang hồ có bản doanh đặt trên đỉnh dăy núi Hằng Sơn cao chót vót.
Đây là kiếm phái được sáng lập bởi các ni cô, với Định Nhàn sư thái làm Chưởng môn. Hằng Sơn cũng là nơi trú ngụ của ni cô Nghi Lâm thánh thiện ôm mối t́nh câm với chàng lăng tử Lệnh Hồ Xung.
Hằng Sơn nằm ở tỉnh Sơn Tây, giáp với Nội Mông Cổ, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Là nơi tiếp giáp giữa Trung Nguyên và biên ải năm xưa nên phong cảnh tại Hằng Sơn rất hùng vĩ, với những ngôi chùa được xây dựng ở vị trí hiểm trở, nhưng cũng có không ít ḍng suối đẹp, với nước xanh trong vắt. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh khoảng trên 2.016 m.
Thời cổ, Hằng Sơn có tới 18 thắng cảnh, tuy nhiên ngày nay chỉ c̣n tồn tại Triều điện, Hội Tiên phủ, Cửu Thiên cung cùng Kim Long khẩu và Huyền Không Tự. Chùa Huyền Không cách cửa núi Hằng Sơn khoảng 3 km, được xây dựng khoảng cuối thời Bắc ngụy với kiến trúc đặc sắc. Chùa treo lơ lửng trên không và đă tồn tại hơn 1.500 năm. Trong chùa dung ḥa cả ba triết lư Phật, Nho, Đạo, kết tinh trong kiến trúc chùa.
____________________ ____________________ ___
Tuy tiếng Việt chúng ta mượn rất nhiều chữ Hán để nói và để viết, nhưng hai ngôn ngữ có cấu trúc và nội dung khác hẳn nhau. Rất nhiều chữ Hán khi được Việt hóa lại mang một nghĩa khác hẳn và không hiếm khi người dịch phải dùng một chữ Hán Việt nọ để dịch một chữ Tàu kia, hoặc dùng một chữ hoàn toàn khác hầu tránh trùng điệp. Một điểm khó khăn là tuy những đại danh từ của người Tàu rất nhiều nhưng đối thoại, phần lớn chỉ dùng hai chữ nhĩ (you) và ngă (I, me) như người Mỹ. Trong khi đó tiếng Việt chúng ta hai đại danh từ này rất phong phú, tùy hoàn cảnh, thứ bậc mà thay đổi. Đó cũng là một nạn đề nhưng cũng là một điểm mà người Việt nào cũng thấy hănh diện.
A/ Một số thân hữu đă góp ư với chúng tôi là cố bỏ bớt những từ Hán để Việt hóa càng nhiều càng tốt ngơ hầu văn chương dễ dàng phổ biến hơn, nhất là cho giới trẻ ở hải ngoại, ít có th́ giờ và cũng ít quen biết với chữ Hán. Thực tế, làm thế nào để văn chương xuôi xẻ nhưng không quá nôm na b́nh dân là một vấn đề. Việc t́m kiếm cho ra một chữ thật thích hợp không phải dễ dàng nhất là người dịch không t́m đâu ra một cuốn từ điển loại Thesaurus để tiện dụng khi cần phải t́m một chữ tương tự. Thành thử, dù muốn dù không, chúng tôi cũng phải tạo riêng ra một số từ chuyên môn, một thứ jargon của truyện kiếm hiệp, mà những ai muốn hiểu biết toàn vẹn phải am tường. Có người đề nghị chua thêm tiếng Anh cho rơ nghĩa nhưng điều đó lại càng thêm rắc rối cho người dịch cũng như cho người đọc.
B/ Thứ hai việc để nguyên âm Hán Việt là một ưu điểm chứ không phải khuyết điểm. Phải nói rằng nhiều cái tên nếu dịch nghĩa sẽ rất ngây ngô, chẳng hạn kim châm Ân Tố Tố sử dụng được Từ Khánh Phụng dịch ra là Kim Râu Muỗi (viết sai chính tả là Dâu Muổi) trong khi nếu để nguyên là Văn Tu Châm đỡ chối tai hơn. Chính các tiểu thuyết kiếm hiệp đă làm giàu thêm cho tiếng Việt nhiều từ mới, mặc dù trước đây chúng ta chưa hay ít khi nghe tới. Chưởng, huyệt, quyền, cước, nội lực... và nhiều chữ khác chúng ta đă hiểu mà không cần phải dịch nghĩa nữa. Nếu một người Trung Hoa khi đọc Hàng Long Thập Bát Chưởng sẽ hiểu là Mười Tám Thế Đánh Rồng nhưng họ sẽ không có được cái khoái cảm của chúng ta khi có thể dùng một hàng chữ Hán mà vẫn có thể hiểu như tiếng Việt.
C/ Thế nhưng không phải chữ Hán nào cũng có nghĩa tương đồng với tiếng Việt. Chẳng hạn Kim Dung viết là?triển khai khinh công? nhưng khi dịch th́ lại phải dùng?thi triển khinh công? mặc dầu cả tám chữ đó đều là chữ Hán. Thành thử, nhiều trường hợp có tới ba hay bốn giải pháp, 1/ dịch thẳng ra tiếng Việt 2/ để nguyên văn chữ Hán 3/ dùng một chữ Hán khác quen thuộc hơn thay thế chữ Hán tác giả dùng. Một điểm nhỏ cũng cần nói ra là chữ Hán truyền sang nước ta có một số thay đổi không hiểu rơ nguyên nhân v́ đâu khiến cho nhiều lần chúng tôi bị lúng túng. Ngưu theo đúng nghĩa của Trung Hoa là con ḅ th́ người ḿnh vẫn hiểu ngưu là trâu (thực ra thủy ngưu mới là con trâu, có người lại dịch là trâu nước không có nghĩa ǵ cả). Thanh ngưu là con ḅ đen th́ ta lại hiểu thanh ngưu là con trâu xanh. Chính người dịch ban đầu cũng quen theo lối cũ dịch thanh lư là con lừa xanh, sau tra lại mới biết phải dịch là con lừa đen mới đúng. Dương là con cừu (sheep) c̣n con dê (goat) phải là sơn dương. Thành thử nhiều chữ tưởng là biết rồi nhưng thực ra cái biết đó lại có khác với văn chương Trung Hoa. Khi nhớ lại những bản dịch cũ, ngoài những chữ mà người Việt chúng ta thay đổi theo từng miền (Chu-Châu, Sơn-San, Hoàng-Huỳnh) có nhiều chữ trước đây dịch hoàn toàn sai. Chữ Ân (giống như nhà Ân bên Tàu) th́ lại dịch là Hân, chữ Côn dịch thành Khôn, và một số chữ trước đây cố t́nh dịch trại đi như Dương Quá thành Dương Qua, Quách Tương thành Quách Tường? Trong bản này chúng tôi để trở lại hoàn toàn như tác giả đă viết v́ phần nhiều có một ẩn ư trong đó mà chúng ta nên tôn trọng (Tương trong Quách Tương là thành Tương Dương nơi Quách Tĩnh cố thủ chống quân Mông Cổ).
____________________ ____________________ ____________________ ___________________
Tung sơn tọa lạc tại Đăng Phong, Trịnh Châu, Hà Nam, bên bờ sông Hoàng Hà, Tung Sơn từng được xem là “Đệ nhất danh sơn” của Trung Nguyên (Trung Hoa xưa). Nơi cao nhất của núi là đỉnh Tuấn Cực, cao 1.491,7m trên mực nước biển. Ngọn núi này từ lâu đă đón tiếp hơn 30 vị hoàng đế Trung Hoa và trên 150 văn nhân trứ danh đến thăm thú, thưởng ngoạn danh lam. Trong Kinh Thi cũng có một câu ca ngợi về vẻ đẹp hùng vĩ của Tung Sơn: “Tung cao duy nhạc, Tuấn Cực vu thiên" (Núi cao chỉ có Tung Sơn, Tuấn Cực so với trời)”.
Tung sơn là ngọn núi thứ 5 trong Ngũ nhạc danh sơn, và cũng là bản doanh của giáo phái Trung nhạc Tung sơn trong bộ tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ”. Chưởng môn của phái Tung sơn là Tả Lănh Thiền, đồng thời cũng được tôn là minh chủ của Ngũ nhạc kiếm phái. Ở gần cuối tiểu thuyết, Tả Lănh Thiền thực hiện âm mưu thống nhất Ngũ Nhạc kiếm phái thành một phái duy nhất gọi là Ngũ Nhạc phái, nhưng lại bị Nhạc Bất Quần âm thầm đoạt chức vị chưởng môn.
____________________ ____________________ ____________________ ________________
D/ Về âm, chúng tôi chủ yếu theo bộ Hán Việt tự điển của Thiều Chửu[1] là bộ tự điển thông dụng hơn cả trong giới nghiên cứu Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi cũng tra thêm các bộ Hoa Việt tân từ điển của Lư Văn Hùng, Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt hiện đại (1994) của nhà xb Thế Giới và Từ điển Trung Việt (1993) của nhà xb Khoa Học Xă Hội Hà Nội. Hai bộ sau cùng mới được xuất bản tại Việt Nam và tương đối phong phú hơn những tự hay từ điển cũ. Về từ điển Anh-Hoa, Hoa-Anh, bộ từ điển chúng tôi dùng hàng ngày là cuốn A New Practical Chinese-English Dictionary (Tối Tân Thực Dụng Hán Anh Từ Điển) do Lương Thực Thu chủ biên (Viễn Đông Đài Bắc) và Far East English-Chinese Dictionary (Viễn Đông Anh Hán đại từ điển). Về từ điển chữ Hán, hai bộ quan trọng nhất chúng tôi sử dụng là Từ Nguyên (Thương Vụ A? Thư Quán, hai cuốn thượng và hạ) và Từ Hải (Trung Hoa thư cục, thượng và hạ). Các danh từ và nghĩa lư Phật học chúng tôi tham khảo trong Từ điển Phật Học Hán Việt của nxb Khoa Học Xă Hội. Các địa danh tôi tham khảo trong Trung Quốc Cổ Kim Địa Danh Đại Từ Điển (Thương Vụ Ấn Thư Quán Hongkong 1982) c̣n chi tiết lịch sử th́ dùng Trung Quốc Lịch Sử Từ Điển (Văn Hóa Nghệ Thuật Xuất Bản Xă Bắc Kinh 1989).
Về tiếng Việt, khi cần tra cứu chúng tôi dùng bộ Việt Nam tự điển của Khai Trí tiến Đức, và Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội (1992). Chính tả nếu có chỗ nghi ngại chúng tôi tra theo Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ.
Một cuốn sách mà tôi cũng muốn nhắc đến v́ đă giúp rất nhiều cho người dịch là quyển Thành Ngữ Biện Chính từ điển của Ngô Hạ Vân trong đó liệt kê tất cả những thành ngữ và những cách hiểu sai, thế nào mới là đúng. Có cuốn sách này trong tay, người dịch cảm thấy yên tâm khi gặp phải một nhóm từ và biết rằng đó là một loại tục ngữ không dễ kiếm trong từ điển.
2/ Chính v́ muốn dịch lại công tŕnh của Kim Dung một cách nghiêm chỉnh, chúng tôi sẽ làm một số khảo luận nhỏ để giúp độc giả có thêm một số kiến thức về bối cảnh của câu chuyện, làm sáng tỏ một số vấn đề, một số nghi vấn mà nhiều độc giả muốn biết. Để hiểu những điều hay trong tiểu thuyết vơ hiệp Kim Dung, chúng ta cần một số kiến thức để làm nền tảng và càng tích lũy được nhiều kiến thức văn hóa bao nhiêu, chúng ta càng thưởng thức Kim Dung cao bấy nhiêu. Tuy những kiến thức đó không phải là bắt buộc nhưng nó rất cần thiết cho việc hiểu và thưởng lăm, nhất là để bàn về Kim Dung.
Những biên khảo đó không nhằm mục tiêu đi sâu vào một đề tài như một công tŕnh học thuật mà chỉ để cho người đọc có dịp ghé qua, chẳng khác nào một khách bộ hành đứng lại ngắm một bông hoa bên bờ giậu, làm tăng thêm cái hương vị nhàn tản của cuộc dạo chơi.
Những biên khảo đó có thể về một đề tài chuyên môn như đông y, châm cứu, hay cũng có thể về một lối thưởng ngoạn như uống trà, viết chữ, hoặc về một nhân vật truyền kỳ như Trương Tam Phong, Đạt Ma tổ sư, hoặc một sinh hoạt dân gian như uống rượu, đánh cờ, hay một danh thắng như chùa Thiếu Lâm, núi Ngũ Đài, một đặc sản như hoa trà Đại Lư, thược dược Dương Châu, hay một biến cố chính trị như cuộc Nam chinh của quân Mông Cổ chiếm nước Tàu, vụ án Văn Tự Ngục, vụ giết quyền thần Ngao Bái, hay ḥa ước Nga-Hoa thời Thanh. Viết những biên khảo đó trước hết là cho chính cá nhân người dịch có thể hiểu câu chuyện một cách kỹ lưỡng, chu đáo hơn mà khi đọc như một cuốn tiểu thuyết, ít khi chúng ta chịu dừng lại suy nghĩ. Minh giáo có vai tṛ nào trong lịch sử Trung Hoa cuối đời Nguyên không? Kiến Ninh công chúa là ai, tâm tính thế nào? Trịnh Thành Công, anh hùng hay giặc cướp? Thi Lang, Hán gian hay một viên tướng lỗi lạc, thanh liêm? Ngoài ra những câu hỏi liên quan đến văn hóa, vơ công, y đạo, cũng làm nhiều người phải đưa thành vấn đề. Đâu là ranh giới giữa sự tưởng tượng phong phú của nhà văn, đâu là tài liệu ông dựa vào để viết?
Hệ thống hoạn quan của Trung Hoa cũng như tổ chức cung đ́nh sẽ làm cho chúng ta đọc Lộc Đỉnh Kư hứng thú hơn v́ hiểu rơ môi trường mà Vi Tiểu Bảo phải sinh hoạt khi phục vụ trong cung cấm. Thiên Địa Hội và các bang phái trong xă hội nước Tàu, với những chi lưu kéo dài tới xứ Nam Kỳ lục tỉnh của chúng ta như Kèo Vàng, Kèo Xanh,hoặc c̣n tồn tại ở lục địa thời Dân Quốc như Thanh Bang, Ca Lăo Hội... sẽ soi sáng một số chi tiết về Trần Cận Nam và họ Trịnh ở Đài Loan.
Một tiểu luận về con người và huyền thoại về Trương Tam Phong, và Thái cực quyền có thể làm tăng sự thích thú khi đọc lại Ỷ Thiên Đồ Long Kư, và duyệt lại lịch sử Trung Hoa trong giai đoạn Nam Tống có thể cho ta ít nhiều chi tiết về sinh hoạt của người Mông Cổ và sự bành trướng của đế quốc Nguyên Mông.
Tôi cũng muốn viết một bài khác về bang giao giữa các dân tộc Hán, Liêu, Thổ Phồn, Tây Hạ vốn được dùng làm hậu cảnh cho Thiên Long Bát Bộ, đồng thời t́m hiểu biến chuyển tâm lư của chính Kim Dung khi ông đi từ phân biệt Hán Mông trong những tác phẩm giai đoạn sơ khai và những ranh giới quốc gia, dân tộc ngày càng nhạt dần trong những tác phẩm sau này.
3/ Công tŕnh kế tiếp là dựng lại cấu trúc của từng bộ truyện thành biểu đồ để theo dơi từng môn phái, tâm lư nhân vật và biến chuyển ngơ hầu chúng ta có những tiêu điểm làm căn cứ suy luận và b́nh phẩm. Đọc Kim Dung là một cái thú, nhưng bàn Kim Dung cũng lại là một cái thú khác, và việc tái tạo những cấu trúc của các câu chuyện cũng là một dự án nhiều người có thể tiếp tay. Một danh sách những nhân vật trong mỗi bộ truyện cũng giúp chúng ta theo dơi các t́nh tiết được dễ dàng hơn để phát hiện những lệch lạc hay mâu thuẫn.
Trước đây, nhiều người đă viết về Kim Dung, trong đó có cả một số tác giả Việt Nam, mỗi người dùng một lăng kính riêng để nhận định. Tuy nhiên, cái giới hạn của những tác phẩm đó là vẫn chỉ dựa trên những bản dịch cũ từ báo hàng ngày khi c̣n đăng tải ở Hongkong. Hi vọng rằng khi bản dịch mới ra đời, chúng ta sẽ có những quan điểm mới, nhận định mới về công tŕnh của Kim Dung. Phổ biến các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung cũng là một nhu cầu của chính người làm công việc này ngơ hầu t́m một số bằng hữu có cùng sở thích nhưng v́ điều kiện khách quan và chủ quan chưa cho phép. Rất có thể đây cũng là một công tác mà cổ nhân gọi là?dĩ văn hội hữu? v́ xuyên qua một số chương ngắn ngủi của Ỷ Thiên Đồ Long Kư, chúng tôi đă liên lạc được với khá nhiều người ở khắp nơi trên thế giới, mặc dù chưa biết nhau nhưng đă chia xẻ rất nhiều điểm chung, chứng tỏ ai ai đều có ư muốn tham gia vào một việc mà ḿnh thấy có thể dự phần trong đó.
Trong một truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, một người ở thật xa? h́nh như miền Bắc di cư vào Nam? gặp một người ở trong một khu rất hẻo lánh vùng rừng U Minh, Cà Mâu. Những bất đồng, dị biệt, mâu thuẫn tưởng như đi đến xung đột lúc ban đầu đă được hóa giải khi hai người cùng có chung cái quá khứ đă học qua Quốc Văn Giáo Khoa Thư, những tập sách mà nha Học Chính Đông Pháp in ra để dạy bậc tiểu học. Họ đọc thuộc ḷng cho nhau nghe từng bài, từng đoạn, ôn lại từng tấm h́nh, từng câu cách ngôn ở mỗi bài để?đổi thù thành bạn?.
Công tŕnh dịch lại Kim Dung là một chương tŕnh dài, chỉ làm trong những th́ giờ rảnh rỗi và người dịch vừa làm vừa học coi như một tṛ chơi nhàn tản. Chính v́ thế, công tŕnh này sẽ được liên tục cải tiến, sửa đổi một khi người dịch t́m ra một khuyết điểm nào đó trong khi tiến hành. Khuyết điểm đó có thể về từ ngữ không chính xác, văn chương không găy gọn hay những lỗi chính tả, văn phạm mà v́ thiếu hiểu biết hay sơ xuất trong khi làm việc. Chúng tôi mong nhận được những hồi âm của người đọc để công việc thêm hoàn chỉnh.
oOo
[1] Gần đây tôi t́m được một cuốn từ điển Hán Việt mới của Trần Văn Chánh biên soạn (NXB Trẻ TPHCM 1999) là bộ từ điển công phu và kỹ lưỡng nhất từ trước tới nay? mặc dầu chưa phải là đầy đủ nhất và dùng cuốn này thay thế cuốn từ điển Thiều Chửu .
California, USA
Mồng 3 Tết Canh Th́n
Nguyễn Duy Chính
Nhà nghiên cúu sử Tây Sơn
____________________ ____________________ ___
H́nh ảnh và ghi chú về những địa danh có thực trong loạt truyện Kim Dung được đưa vào trong bài bởi người post không liên quan tới biên khảo của tác giả Nguyễn Duy Chinh (BH)
Bookmarks