Sáng ngày 18 Tháng Giêng Ta năm 1989 tôi cùng khoảng ba mươi bạn đồng tù ngồi trong tù xa ra khỏi Thánh Thất Chí Ḥa. Vừa mới ra giêng, trời c̣n lạnh lạnh. Tôi đă sống năm cái Tết trong tù, một Tết ở Số 4 Phan Đăng Lưu, bốn Tết ở Chí Ḥa.
Trong sáu tháng cuối năm 1988, Cộng sản Thành Hồ thanh toán những vụ án chính trị tồn đọng cả năm, sáu năm trong t́nh trạng giam cứu mút chỉ cà tha ở Chí Ḥa. Vụ bị ngâm tôm lâu nhất là vụ Già Lam. Năm 1980 công an Thành Hồ đă phát giác tổ chức chống đối có vơ trang, tức có súng, định lập chiến khu chống lại Cộng quyền bằng vơ lực. Một số thành viên của tổ chức này, đông đến hai mươi người, đă bị bắt nhưng họ không chịu khai ra những người lănh đạo tổ chức của họ. Họ cắn răng chịu tù đày. Một người trong số họ bị giam trong sà-lim ở Chí Ḥa đến hơn hai năm, chịu không nổi người này phải cung khai. Tháng 3, 1984, Thượng Tọa Thích Đức Nhuận, Đại Đức Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Đại Đức Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương, Sư cô Thích Trí Hải bị bắt. Nhiều người trong tổ chức bị bắt từ năm 1980 đă bị đưa đi trại lao động cải tạo, lại bị công an Thành Hồ cho xe bông đến trại rước về Chí Ḥa để chúng tái điều tra, thẩm vấn.
Trong năm 1988 các mục sư Hồ Hiếu Hạ, Nguyễn Hữu Cương, thầy truyền giảng Lê Thiện Dũng ra ṭa, mỗi ông bị phang tám năm tù, tiếp đó là vụ mấy anh Biệt Kích Cầm Bút ra ṭa, rồi đến vụ Già Lam.
Ra Ṭa, tôi lănh án tù 8 năm. Trở về Chí Ḥa nằm chờ chống án rồi đi trại lao động cải tạo, tôi làm bài thơ “Ra Ṭa, Về Ṭa”:
Ra ṭa trong chiếc xe heo,
Tay c̣ng, áo dấu, ngặt nghèo bước chân.
Mấy năm ṭa xử mấy lần,
Bồi hồi Em đến, ngại ngần Anh ra.
Anh tù Anh ở Chí Ḥa,
Em tù Em ở riêng nhà vắng anh.
Anh làm, Anh tội đă đành,
Em làm ǵ tội một cành thiên hương.
Ma dẫn lối, quỉ đưa đường,
Đôi ta qua nẻo đoạn trường đến đây !
Ra ṭa trong chiếc xe cây,
Tay c̣ng, áo dấu, dạn dầy bước chân.
Tài tử đa cùng
Hồng nhan đa truân…
Đa t́nh tài tử, giai nhân,
Đa đoan thân thế mấy lần biển dâu.
Biển dâu, dâu biển mặc dầu
Đoạn trường ta vẫn qua cầu nắm tay.
Ṭa về trong chiếc xe này,
Tám năm ṭa xử, một ngày bên nhau.
Thời gian qua chậm, qua mau
Mặc thời gian chẩy dưới cầu thời gian.
Em năm mươi tuổi đang xoan,
Anh năm mươi tuổi chửa toan về già.
Ṭa về Anh ghé Chí Ḥa,
Ṭa về Em trở về nhà đón Anh.
Tôi bị đưa ra cái gọi là Ṭa Án Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Meo – ṭa án chuyên xử tội nhân dân chống Đảng Cộng sản – hai lần, lần đầu năm 1986, hoăn xử, lần hai năm 1988. Lần ra ṭa thứ nhất tôi xúc động, sợ hăi, lần thứ hai tôi quen rồi nên tôi không c̣n sợ nữa.
Xe tù rời Đại Học Xá Chí Ḥa lúc 8 giờ sáng, khoảng 11 giờ trưa chúng tôi đến Trại Lao Động Cải Tạo Z.30 A, Xuân Lộc.
Xe ngừng ở cổng trại, tù nhân xuống xe. Việc làm đầu tiên của tôi khi đến trại là vào vệ đường tiểu tiện rồi ngồi xổm xếp hàng cùng với anh em chờ cai tù ra lănh vào trại. Năm năm trời sống quanh quẩn giữa những bức tường pḥng tù – năm năm là bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm? Thử làm con tính 3×365 = 1,095. Tôi ngồi đó ngoài trời, ven rừng, trước cổng nhà tù, sung sướng cảm nhận làn gió mát mơn man trên má, lùa trong mái tóc bạc, sung sướng nh́n ṿng ánh nắng xuyên qua cành lá lung linh trên vai áo, nghe tiếng chim hót trong ṿm cây…
Ở Z.30 A tôi gặp lại các tu sĩ Trí Siêu, Tuệ Sĩ, Thượng tọa Đức Nhuận, Linh mục Trần Đ́nh Thủ, Linh mục Nguyễn Công Đoan, Giáo sư Nguyễn Quốc Sủng, Kỹ sư Lê Công Minh..Sống năm năm giữa những bức tường pḥng tù, tôi không được trông thấy mặt trời, mặt trăng – ánh nắng, ánh trăng th́ thấy. Buổi sáng thứ nhất đứng ở sân trại nh́n lên núi Chứa Chan mờ mờ trong sướng sớm, tôi không làm thơ, những lời thơ đến với tôi:
B́nh minh ngắm đỉnh Chứa Chan,
Tưởng như trời đất bạt ngàn hoa bay.
Đến đây đoạn cuối tù đày,
Năm năm xa mộng một ngày bên nhau.
Ai về Anh gửi đôi câu,
Đón Em Anh đợi bên cầu Quan San.
Em lên chơi núi Chứa Chan,
Ru Em lả tiếng bạch đàn…à …ơi..!
Tiếng ai dậy đất, vang trời:
– Em lên Xuân Lộc, Em ơi, Anh chờ!
Z.30 A nằm trong thung lũng dưới chân núi Chứa Chan, bên đồi Phượng Vĩ – nơi đóng quân của Sư Đoàn Bộ Binh 18 ngày xưa. Trại trồng nhiều cây bạch đàn. Tù trồng. Alice lên thăm tôi. Lúc năm giờ chiều Nhà Thăm Nuôi vắng tanh, năm năm trời lại được gần nhau. Trong cảnh tù đày vợ chồng tôi mừng mừng, tủi tủi, tôi bảo nàng;
– Anh xách nước cho em tắm nhé.
Chúng tôi đă sống với nhau những ngày hạnh phúc ở Z.30 A trong tiếng ru của lá bạch đàn. Tôi đặt một lô tên thơ mộng cho cảnh sắc Z 30 A. Và tôi làm thơ “Chứa Chan”:
Ta đến mùa xuân Núi Chứa Chan,
Tù đày nay sắp hết gian nan.
Suối T́nh Em ngát hương hồng hảo,
Núi Nhớ Anh vang tiếng bạch đàn.
Em thương trời mở xuân huyền ảo,
Anh yêu đất nở hội hoa đăng.
Mái tóc Em thơm mùi dạ thảo,
Cho suốt đời Anh được chứa chan.
Yêu suốt đời nhau vẫn chứa chan.
Chứa Chan nay lại đến tham quan.
Anh chờ, Anh đón Rừng Thanh Thản,
Em t́m, Em đến Suối Miên Man.
Em cho muôn kiếp t́nh nguyên bản,
Anh hưởng ngh́n năm nghĩa huệ lan.
Suối đời trôi măi yên chưa chán,
Mới biết rằng Em Núi Chứa Chan.
Núi Chứa Chan, t́nh ái chứa chan.
Mây mù nắng đến cũng sương tan.
Thiên Thai đứng giữa Rừng Thanh Thản,
Đào Nguyên nằm cạnh Suối Miên Man.
Giáng Tiên Em trắng hoa trinh quán,
Từ Thức Anh xanh lá bạch đàn.
Vợ chồng nhân thế ta chưa chán,
Yêu suốt đời nhau vẫn chứa chan.
Chan chứa t́nh ta vẫn chứa chan,
Chứa chan t́nh ái cứ đầy tràn.
Hoa lan Em hái Rừng Thanh Thản,
Trăng vàng Anh thả Suối Miên Man.
Yêu hoài Anh kết mây hồng tản,
Thương măi Em đan lá bạch đàn.
Ai lên Xuân Lộc xin đừng nản,
Hăy ngắm t́nh tôi: Núi Chứa Chan.
Khi đến Z.30 A án tù của tôi chỉ c̣n một năm – với tội Biệt Kích Cầm Bút tôi bị xử án 8 năm, sau đó được giảm xuống 6 năm, khi rời Nhà Tù Lớn Chí Ḥa tôi đă ở tù được 5 năm. 12 tháng tù cuối cùng của tôi êm đềm trôi qua ở Z.30 A. Tôi sống b́nh yên chờ đợi ngày về. Trong khi chờ đợi ngày về, tôi chờ đợi tháng tháng vợ tôi, các con tôi đến thăm tôi.
Đây là bài thơ “Anh chỉ sống để chờ em đến”, tôi làm hơn hai mươi năm trước ở Z.30 A:
Như trái đất chỉ quay để chờ nắng lên
Anh chỉ sống để chờ Em đến.
Gịng thời gian muôn kiếp lênh đênh
Ta muôn kiếp vẫn yêu, vẫn mến.
Trên vai Anh mái tóc thương huyền
Em đă ngả từ ngày có biển.
Như mưa nguồn trở lại Đào Nguyên
Em yêu ơi, như thuyền về bến
Anh chỉ sống để chờ Em đến.
Như từ núi nước suôi về biển
Như trên hoa về nhũng giọt sương
Như Eva trở lại Thiên Đường
Anh chỉ sống để chờ Em đến.
Thưở tinh khôi đất trời vừa hiện
Chim mới ca, suối mới đưa hương
Trong thanh không vừa có thái dương
Em đă đến…Và Em sẽ đến.
Khi trái đất chỉ quay để chờ nắng lên
Khi loài người c̣n măi t́nh duyên
Thuyền Thời Gian ta măi lênh đênh
Anh chỉ sống để chờ Em đến.
Khi trái đất ngừng quay, ngày chẳng c̣n lên
Đêm thôi xuống, gió không c̣n thổi
Khi loài người ngừng cuộc t́nh duyên
Thuyền Thời Gian ta hết lênh đênh
Anh vẫn sống để chờ Em đến.
Anh chỉ sống để chờ Em đến.
(Trại Lao Cải Z 30 A Xuân Lộc – Xuân 1989)
oOo
Chúng tôi gọi đùa Thái Thủy, bạn chúng tôi, là Thi sĩ Lươn Om, v́ những năm trước 1963 anh làm bài thơ t́nh trong đó có câu: “Hạnh phúc như con lươn trườn khỏi bàn tay người bắt vụng về… “. Thái Thủy là tác giả bài thơ phổ nhạc “Lá Thư Gửi Mẹ” – không nhớ do nhạc sĩ Đan Phú hay Đan Thọ phổ nhạc – được hát nhiều những năm 1956, 1958, những năm sau Ngày Đất Nước ta bị chia đôi ở sông Bến Hải: “Mẹ ơi… Thôi đừng khóc nữa… Cho ḷng già nặng sầu thương…”
Năm 1954, Thái Thủy giă từ Hà Nội vào Sài G̣n, anh có bà mẹ già ở lại miền Bắc. Năm 1975, bà cụ c̣n sống, Thái Thủy bị công an Thành Hồ bắt đi tù mút chỉ cà tha từ Tháng Ba 1976 đến 1988 mới được về. Chúng tôi đùa anh: “Năm 54 Thái Thủy đi, bà mẹ anh khóc, năm 75 Việt Cộng theo chân Thái Thủy vào Sài G̣n, Thái Thủy khóc. Lần này bà mẹ anh khuyên anh: “Con ơi… Thôi đừng khóc nữa…”
Thái Thủy đi tị nạn sang Hoa Kỳ năm 1997. Đến Cali anh c̣n gặp Mai Thảo và Nguyên Sa. Sống ở xứ người chưa được một năm anh bị tai nạn xe cộ đứt ruột, gẫy xương sườn, phải chịu đựng cả nửa năm trời cái lỗ rốn thứ hai ở bụng. Tháng Tư 1999 anh nói với chúng tôi ở xa Cali:
– Tao vừa đến nhà Nguyên Sa dự lễ giỗ đầu nó. (*)
Ngày giỗ của Nguyên Sa làm tôi nhớ Mai Thảo.
. . .
Bookmarks