--------------------------------------------------------------------------------
Thuận Thiên Di Sử
Hồi 6
Tam -Công Đại -Lư
Bảo-Ḥa thấy bản lĩnh hai người th́ kinh hăi:
- Ḿnh những tưởng học được thần công thời Lĩnh-nam cùng Phục-ngưu thần chưởng thành vô địch. Không ngờ c̣n thua xa Thiên-trường ngũ kiệt. Thiên-trường ngũ kiệt bản lĩnh nổi tiếng ngang với Đại-Việt ngũ long thực không sai. C̣n người bịt mặt là ai, mà ta thấy vơ công không giống môn phái nào của Việt của Hoa cả? Tại sao y lại tấn công Đỗ Lệ-Thanh? Nh́n lưng người này, ta thấy hơi quen. Không biết gốc tích y ra sao?
Chợt người đó lui lại, phóng chiêu chưởng cực kỳ hùng mạnh vào người Phạm Hào. Phạm Hào nhảy vọt lên cao, trả bằng chiêu Đông-hải lưu phong. Chiêu này là một trong ba mươi sáu chiêu trấn môn của phái Đông-a. B́nh một tiếng, người kia lui liền ba bước, mặt y nhăn nhó, tỏ vẻ đau đớn.
Mấy trăm năm trước, tổ sư phái Đông-a là Trầm Tự-Viễn nhân học Thiền-công phái Tiêu-sơn, rồi chế ra bộ Tiêu-sơn Tượng-đầu chưởng. Sau khi từ biệt sư phụ Pháp-Hiền, ông về quê ở Thiên-trường, lập phái. Ông thấy Tiêu-sơn Tượng-đầu chưởng quá hiền từ. Ông có ư sửa lại. Một hôm ra băi biển luyện vơ, ông nhân đó chế ra ba mươi sáu chiêu Đông-a chưởng, có sức sát thủ khủng khiếp.
Trên mái nhà, hai người vẫn đấu với nhau. Mỹ-Linh hỏi Tự-An:
- Sư bá! Người kia thuộc môn phái nào vậy, mà cháu thấy chưởng pháp cực kỳ tinh diệu, cương nhu hợp nhất, lại hơi giống Thiền-công.
- Cháu nhận xét đúng. Y cũng là người Việt đấy. Vơ công của y là vơ công Đại-lư, hơi giống vơ công Đại-Việt. Y lại luyện Vô-thọ giả tướng của Thiền-công, nên mới thành kỳ ảo. Nhân tài như y thực hiếm có trên đời. Ta phải cứu y.
Chợt Trần Tự-An quát lớn:
- Hai bên ngừng tay!
Phạm Hào, người bịt mặt cùng nhảy lui lại phía sau, chắp tay vái nhau:
- Bái phục. Bái phục.
Tự-An chắp tay hành lễ với người bịt mặt:
- Chu đại-tư-không nước Đại-lư gía lâm trang Thiên-trường mà anh em tại hạ không biết để nghênh đón, thực có tội.
Ông chỉ người bịt mặt nói với các sư đệ:
- Vị này là một Thái-sơn Bắc-đẩu vơ lâm nước Đại-lư, hiện giữ chức đại-tư-không họ Chu tên Minh. Chu tiên sinh tới Thiên-trường đă lâu, mà anh em chúng ta không biết lấy lễ tiếp đón, thực có lỗi.
Ông chỉ xuống dưới nhà:
- Mời Chu đại nhân xuống dùng trà.
Người bịt mặt ngượng quá, y vội mở khăn bịt mặt ra. Y chính thị lăo Mốc ở đền thờ Thánh-Thiên. Y hướng vào Mỹ-Linh:
- Đa tạ Công-chúa điện-hạ dành cho tiểu nhân những ân huệ hôm mới gặp.
Mỹ-Linh mỉm cười đáp lễ:
- Chu tiên sinh chẳng nên đa lễ. Đại-lư, Đại-Việt đều gốc từ Văn-lang, con cháu vua Hùng cả mà. Huống hồ Chu tiên sinh ngh́n dặm v́ chúa mà phải ăn bờ, ngủ bụi. Thực xứng đáng anh hùng của tộc Việt.
Mọi người vào Thủy-các. Thanh-Mai bưng trà mời khách. Chu Minh đứng lên chắp tay hướng Thiên-trường ngũ kiệt:
- Tại hạ tới vùng Thiên-trường, ẩn danh, nào ngờ bị các vị khám phá ra từ lâu, lại mở lượng bao dung không trách phạt, thực đáng tội.
Y quay sang nói với Bảo-Ḥa:
- Quận chúa! Trời cho Quận chúa tự nhiên có hương thơm. Tiểu nhân ở Đại-lư cũng nghe biết. V́ vậy hôm Quận chúa đến đền thờ Thánh-Thiên, tiểu nhân nhận ra ngay. Mừng cho Quận chúa luyện thành Phục-ngưu thần chưởng.
Y nói với Thân Thiệu-Thái:
- Thế tử. Tiểu nhân trót mạo phạm, bị Đỗ phu nhân trừng phạt như vậy cũng đủ. Mấy ngày qua tiểu nhân đau đớn, khổ sở vô cùng. Mong Thế-tử tha tội.
Nói rồi y đưa bàn tay ra. Bàn tay y tím đen, rơ ràng bị trúng độc. Thiệu-Thái đưa mắt hỏi ư kiến Thanh-Mai.
Thiệu-Thái là Thế-tử, con trai vua Bà của 207 khê động Bắc-biên. Từ năm mười hai tuổi, chàng với Bảo-Ḥa được bố mẹ huấn luyện thuật lănh đạo chỉ huy rất cẩn thận. Chàng thường quyết định nhiều việc trọng đại. Nhưng từ hôm biết cậu hai Khai-quốc vương coi Thanh-Mai như vợ chính thức. Nhiều người trong phủ Khai-quốc vương gọi nàng bằng vương phi. Thanh-Mai từng quyết định nhiều việc thay Khai-quốc vương. V́ vậy chàng coi Thanh-Mai như mợ. Chàng thấy việc tha hay không tha viên tư-không nước Đại-lư có tính cách quan trọng đến vận mệnh Đại-Việt, nên chàng đưa mắt hỏi ư kiến.
Thanh-Mai hiểu ư Thiệu-Thái mặt nàng hơi đỏ lên v́ e thẹn. Nàng hỏi Chu Minh:
- Chu tiên sinh. Tiên sinh muốn được thuốc giải cũng dễ thôi. Chỉ cần tiên sinh trả lời cho tiểu nữ mấy câu.
Chu Minh chắp tay:
- Xin cô nương cứ hỏi.
- Tiên sinh sang Đại-Việt chắc chắn v́ bộ Dụng binh yếu chỉ và bộ Lĩnh-Nam vũ kinh hẳn đúng rồi. Nhưng, tại sao tiên sinh không t́m chỗ khác, mà lại ẩn trong đền thờ Thánh-Thiên?
Chu Minh đáp:
- Đại-lư không có nhiều tiền, nhiều người như Tống. Hơn nữa tại hạ không biết tung tích di thư. V́ vậy anh em tại hạ ŕnh quanh sáu ngôi đền thờ bà. Hy vọng sẽ lần ra.
- Thế tiên sinh đă t́m ra được những ǵ?
Chu Minh cười khổ sở:
- Th́ các bộ sách đó đă t́m ra rồi. Tiếc thay nó nằm trong tay B́nh-nam vương Triệu Thành. Không hiểu sao khi họ t́m ra các bộ di thư, bí mật đến thần không hay, quỉ không biết, mà chỉ mười ngày sau khắp Lĩnh-Nam ai cũng rơ từng chi tiết. V́ vậy, khó ḷng bọn Tống mang lọt về Trung-nguyên. Mà có mang về được, dễ ǵ họ đọc nổi chữ Khoa-đẩu.
Vũ Anh xen vào:
- Điều này Chu huynh không biết cũng phải. Khi y t́m ra di thư, Khu-mật-viện đă biết. Khu-mật viện có hàng vạn người làm việc dưới quyền. Họ tung tin đi khắp nơi, chỉ một ngày, thiên hạ đều hay.
Thân Thiệu-Thái hỏi:
- Khoa-đẩu là chữ của người Việt. Sao tiên sinh cũng biết đọc?
Chu Minh cười nh́n Mỹ-Linh, không trả lời. Mỹ-Linh liếc nh́n Thiệu-Thái đáp:
- Tiên sinh cười, không trả lời, v́ muốn giữ bí mật hẳn? Chu tiên sinh ơi, tôi biết rồi.
Chu Minh kính cẩn:
- Xin công chúa dạy rơ hơn.
Mỹ-Linh thản nhiên nói:
- Lănh thổ Đại-lư nguyên là đất Tượng-quận của Lĩnh-nam. Chữ Khoa-đẩu của Lĩnh-nam th́ đương nhiên người Đại-lư biết chứ có ǵ lạ đâu? Người Đại-lư hiện phần đông đều nói tiếng Việt cả mà!
Thanh-Mai hỏi:
- Như tiên sinh nói, Đại-lư cử người ŕnh quanh sáu ngôi đền Thánh-Thiên. Tiên sinh là một. C̣n những người kia đâu?
- Hiện tất cả đang bám sát phái đoàn Triệu Thành.
Thanh-Mai nói với Thiệu-Thái:
- Đúng ra Chu tiên sinh đột nhập Đại-Việt ḍ thám, tội đáng bêu đầu. Nhưng nghĩ lại, tiên sinh cũng người Việt, nên có chỗ châm chế. Xin Thế-tử cứu tiên sinh một lần.
Thiệu-Thái dạ một tiếng, tiến tới để bàn tay lên bàn tay Chu Minh. Chàng vận khí, bàn tay Chu Linh từ từ hiện ra mầu hồng. Sau khi hóa giải hết chất độc trên người Chu Minh, Thiệu-Thái đưa mắt nh́n Thanh-Mai. Thanh-Mai ôn tồn nói:
- Chu tiên sinh. Đại-lư, Đại-việt vốn cùng nguồn gốc. Chúng ta cùng bị áp lực của người Tống. Tôi mong sau này về quí quốc, tiên sinh nên vận động đồng liêu, kết thân với Đại-việt, để cùng chống Tống.
Chu Minh cười ha hả:
- Đó là điều chúng tôi cầu mà không được. Tôi cũng xin cô nương vận động với Khai-quốc vương để mối giao hảo Việt, Lư thêm chặt chẽ.
- Tôi xin hứa điều đó.
Thiên-trường ngũ kiệt thấy Thanh-Mai rời nhà ra ngoài mới hơn sáu tháng, mà lúc trở về, nàng chín chắn hẳn ra. Kiến thức, vơ công của nàng tiến tới chỗ không ai ngờ nổi đă kỳ lạ. Điều kỳ lạ hơn họ thấy nào Công chúa Mỹ-Linh, Thế-tử Thiệu-Thái, Quận chúa Bảo-Ḥa, uy quyền biết mấy, mà mỗi hành động đều nghe theo nàng răm rắp. Nàng phát lệnh, thẩm vấn Chu Minh đâu ra đó, lời lời uy nghiêm như một vị Tể tướng, Thượng thư. Không ai hiểu nổi.
Thiệu-Thái hỏi Chu Minh:
- Chu đại-tư-không. Đỗ phu nhân phóng chất độc vào tiên sinh, tại hạ ngồi cạnh cũng không biết. Tại sao tiên sinh lại biết?
Chu Minh đáp:
- Hôm tiểu nhân gặp các vị, vốn đă biết thân thế các vị rồi. Trần cô nương xuất thân phái Đông-a, phái này cấm dùng chất độc. Đến ám khí, mà chỉ cho dùng thuốc tê mà thôi. Th́ đời nào cô nương biết dùng ngũ độc? C̣n Công-chúa, Quận-chúa, Thế-tử dù ǵ chăng nữa cũng ngồi ở ngôi vị cha mẹ dân. Nếu tại hạ có tội, cứ truyền bắt chặt đầu, việc ǵ phải phóng độc? Thế th́ người phóng độc chỉ có thể do Đỗ phu nhân.
Mỹ-Linh hỏi Thanh-Mai:
- Sư tỷ, c̣n việc bọn Tống với di thư?
Thanh-Mai gật đầu:
- Em thực tinh tế. Này Chu tiên sinh. Tiên sinh hăy mau đi t́m bọn Tống mà đoạt di thư. Dù đoạt trong lănh thổ Đại-Việt hay Trung-nguyên cũng được. Tôi cam đoan quan binh Đại-Việt không làm khó dễ Chu tiên sinh đâu.
Chu Minh kinh ngạc:
- Ơn nghĩa này lớn qúa. Tiểu nhân đâu dám!
Thanh-Mai bưng đến trước mặt Chu Minh bát nước chè tươi:
- Mời tiên sinh dùng chè. Chè tươi Thiên-trường có tiếng thơm ngon. À để tôi trả lời câu hỏi của Chu tiên sinh. Bọn Tống trộm di thư để làm ǵ? Chắc chắn chuẩn bị đánh chiếm các nước xung quanh. Đánh lên phía bắc gặp Kim, Liêu, Tây-hạ muôn vàn khó khăn. V́ vậy họ đánh xuống Nam trước. Đánh xuống Nam chắc chắn họ nghĩ đến qúi quốc với Đại-việt. V́ vậy nều quí quốc được di thư Lĩnh-nam, Đại-việt có thêm một đạo quân cùng chống kẻ thù.
Chu Minh chắp tay:
- Đa tạ tiểu thư dạy dỗ.
Thanh-Mai tiếp:
- Tôi nghĩ tiên sinh sang đây v́ bộ Dụng binh yếu chỉ chứ không phải v́ bộ Lĩnh-nam vũ kinh. Bởi vừa rồi tiên sinh đấu ngang tay với sư thúc của tôi, vậy vơ công Đại-lư đă tới tŕnh độ cao thâm khôn cùng, đâu cần t́m học vơ công khác nữa?
Thực ra Hoàng-đế Đại-lư cử sáu đoàn sang ḍ t́m bộ Lĩnh-nam vũ kinh nhiều hơn t́m bộ Dụng binh yếu chỉ. Thanh-Mai cũng biết thế. Nàng đang muốn liên kết Đại-việt, Đại-lư nên nói một câu, để mua ḷng Chu Minh, cũng như gỡ thẹn cho y. Chu Minh làm đại thần Đại-lư, trí lự tuyệt cao. Y hiểu ư Thanh-Mai gỡ thẹn cho ḿnh trước mặt mọi người. Y cung kính chắp tay:
- Đa tạ tiểu thư rộng dung.
Thanh-Mai lấy ngón chân đưa sang phía Phạm Hào, nàng sẽ đụng vào chân ông như ngụ ư Những lời cháu sắp nói đây, sực thực không phải thế rồi tiếp:
- Sư thúc của tôi, một trong Thái-sơn ,Bắc-đẩu Đại-việt. Vừa rồi tiên sinh bị thương, thế mà đấu ngang tay với người. Như vậy bản lĩnh tiên sinh thực khó kiếm người thứ nh́. Tôi nghĩ, tiên sinh thừa sức thắng Minh-Thiên đại sư của phái Thiếu-lâm cùng Đông-Sơn lăo nhân của phái Hoa-sơn. Tiên sinh mau đuổi theo họ đoạt lại di thư.
Chu Minh vội đứng dậy:
- Đa tạ tiểu thư dạy dỗ.
Nói rồi y chắp tay từ tạ mọi người, lên đường.
Chu Minh đi rồi, Thiệu-Thái hỏi Mỹ-Linh:
- Đại-Việt ta Tây-Bắc giáp Đại-lư. Hai nước khác nhau. Tại sao Mỹ-Linh lại bảo Đại-lư, Đại-Việt đều gốc từ Văn-lang?
Mỹ-Linh biết người yêu ít đọc sách. Nàng giảng giải:
- Thời vua Hùng, nước Việt chia làm mười lăm lộ. Lănh thổ phía Bắc gồm ba vùng nay là Quảng-đông, Quảng-tây bên Trung-quốc và Đại-lư. Thời vua An-Dương, Quảng-đông thuộc Nam-hải. Quảng-tây thuộc Quế-lâm. Đại-lư thuộc Tượng-quận. Thời Lĩnh-nam, công chúa Nguyệt-Đức Phùng Vĩnh-Hoa tổng trấn Tượng-quận. Bấy giờ đất Tượng-quận cứ ba người Hán, mới có một người Việt. Người Việt ở Tượng-quận thuộc sắc dân Thái. Toàn Tượng-quận chia làm mười lăm huyện, mỗi huyện do một lạc công cai trị. Trong mười lăm lạc công ấy, có sáu lạc công người Việt, cai trị như sáu ông vua con. Tiếng Tượng-quận gọi lạc công là Chiếu. Khi Vương Bá, Mă Viện, Ngô Hán đem quân đánh. Các lạc công Hán mở cửa thành đầu hàng. Các Chiếu theo công chúa Phùng Vĩnh-Hoa kháng chiến, lui về Bắc Giao-chỉ, Lăo-qua. Mă Viện để Vương Bá trực diện đánh từ Tượng-quận qua. Y đem quân đánh Mê-linh. Mê-linh thất thủ, công chúa Phùng Vĩnh-Hoa mất đường về. Tiến lên vướng Vương Bá. Lui lại bị Mă Viện. Công chúa đem quân tiến vào Lăo-qua. Mă Viện đuổi theo. Vương Bá từ Bắc tràn vào Lăo-qua mong diệt công-chúa. Bị hai đạo quân vây ép, ngài đem tượng binh nhiều vô kể đánh lui Mă Viện, rồi dùng hoả công đốt Vương Bá. Nơi xẩy ra trận đánh kinh thiên động địa đó, Mă Viện không biết tên. Y đặt là Vạn-tượng. Tên Vạn-tượng có từ đó.
Tôn Đản hỏi:
- Em nghe, sau khi đốt Vương Bá, công chúa Nguyệt-Đức dẫn quân vượt qua sông Cửu-long. Đạo quân c̣n sót lại ấy lập ấp, sinh sống với dân địa phương, thành lập nước Xiêm-la. Hoá cho nên ngày nay dân Lăo-qua, Đại-lư, Xiêm-la vẫn nói tiếng Thái, lẫn tiếng Việt. Như vậy người Việt ḿnh xâm chiếm dân địa phương thành lập nước mới. Có phải thế không?
Mỹ-Linh vuốt tóc Tôn Đản. Cử chỉ của nàng cực kỳ nhu nhă giống như bà mẹ vuốt tóc con trai. Ai nh́n cũng phải động ḷng:
- Đản nói gần đúng. Tộc Thái gồm sáu Chiếu chạy sang Lăo-qua, Xiêm-la lập nghiệp. Điều ấy đúng. Nhưng ḿnh đâu có xâm chiếm nước người? Lăo-qua, với Xiêm-la cùng thuộc nước Văn-lang cả. Sáu chiếu dẫn tộc Thái chạy qua hai vùng đó cũng như chúng ta từ huyện này chạy sang huyện khác. Giống Đản từ Thanh-hoá về Thăng-long mà thôi.
Tôn Đản lắc đầu không hiểu. Mỹ-Linh tát yêu cậu sư đệ một cái:
- Lỗi ở chị. Chị nói vắn tắt quá. Em đă biết Quốc-tổ, Quốc-mẫu đẻ ra trăm con. Phong cho mỗi con cai trị một vùng. Ai cai trị vùng nào, sau lấy tên vùng đó làm họ cho con cháu. Nên ta có Bách-Việt. Hoàng tử thứ mười một đến hai mươi được phong vùng Tượng-quận. Hoàng tử thứ bốn mươi mốt đến năm mươi vượt núi về phương Tây, lập ra Lăo-qua, Xiêm-la. Vậy Xiêm-la, Lăo-qua, Giao-chỉ... đều thuộc lănh địa Việt tộc. Hồi ấy họ qui phục vua Trưng cả.
Bấy giờ Tôn Đản mới hiểu:
- Tức là người Việt ở Tượng-quận thuộc tộc Thái, chạy sang Lăo-qua, Xiêm-la, sống cùng với người Việt ở đó. Nhưng v́ họ có văn hoá hơn, nên tiếng nói của họ được thông dụng.
- Đúng thế. Sau này sáu Chiếu lưu vong di ngôn cho con cháu phải phục hồi cố thổ. Con cháu họ lần ṃ về lập lại ấp. Họ đồng hoá lại người Hán. Thành ra đến đời Đường Ư-tông, sáu Chiếu mạnh quá. Họ kết hợp với đám di thần của Thục thuộc phái Thiên-sơn thời Lĩnh-nam, nổi lên đánh đuổi người Hán lập ra nước Đại-lư. Vua Đường sai Cao Biền đem quân dẹp, bị bại phải bỏ về. Đến đời Ngũ-đại, vua Tấn là Thạch Kính-Đường sai mang hai mươi vạn quân sang đánh, cũng bị bại. V́ vậy ngày nay Đại-lư, Lăo-qua, Xiêm-la cùng dùng chữ Khoa-đẩu, cùng nói tiếng Thái, tiếng Việt. Dù nói tiếng ǵ, dù ở nơi nào trong ba vùng Xiêm-la, Lăo-qua, Đại-lư, họ cũng thuộc gịng giống Việt cả.
Tự-Mai nhăn mặt, chau mày:
- Em nghe nói nước Đại-lư c̣n có tên Nam-chiếu. Hẳn do tiếng Chiếu ở trên mà ra. Nam-chiếu tức Đại-lư. Tại sao sử Trung-quốc chép Nam-chiếu gốc con cháu Triệu Đà tản đi khắp nơi cướp bóc ở Thần-phù, Hoành-sơn, Thiên-cầm thuộc đất Đại-việt. Họ c̣n đánh phá Trường-sa, gần hồ Động-đ́nh, Trường-an măi Tây-Bắc Trung-quốc. Sự thực ra sao?
- Nếu cứ đọc sử Trung-quốc, chẳng ai hiểu ǵ cả. Phải biết rằng anh hùng Tượng-quận do sáu Chiếu lănh đạo, khởi nghiă khắp nơi trên đất Văn-lang xưa. Mà đất Văn-lang gồm phần phía Nam sông Trường-giang. Lúc ấy có hào kiệt Trường-sa ứng nghiă nổi lên. Hào kiệt phía Cửu-chân đánh ở Thần-phù, Hoành-sơn, Thiên-cầm cũng vùng dậy. C̣n Trường-an, thuộc địa phận phái Thiên-sơn. Hào kiệt Thiên-sơn ứng nghiă với các Chiếu, đánh phá chiếm lại đất cũ của họ.
Tự-Mai liếc nh́n Thanh-Mai:
- Th́ ra thế, cho nên chị Thanh-Mai mới định nhờ Chu Minh kết hợp anh hùng Đại-lư với Đại-việt, bởi chúng ta cùng thuộc tộc Việt cả. Chị Thanh-Mai ghê thực. Chí của chị giống hệt anh cả.
Tự-An đưa mắt nh́n con gái. Ông biết rơ mối t́nh của con ḿnh với Khai-quốc vương. Ông cứ nghĩ Khai-quốc vương sẽ giống như các hoàng tử khác, cưới năm thê bẩy thiếp, chẳng bao giờ lọt mắt Thanh-Mai, v́ vậy ông không cản con gái. Bây giờ thấy Thanh-Mai xử dụng quyền hành như một vị Hoàng-hậu, Vương-phi. Ông biết con ḿnh với Khai-quốc vương đă yêu thương nhau sâu đậm, chắc chắn Khai-quốc vương rất tin tưởng Thanh-Mai nên trao quyền cho nàng. Ông đưa mắt nh́n các sư đệ như hỏi ư kiến.
Vũ Anh thở dài:
- Những liên hệ của cháu Thanh-Mai với triều đ́nh là việc của cháu. Chúng ta thương yêu Mỹ-Linh, Bảo-Ḥa, Thiệu-Thái do t́nh riêng. C̣n t́nh cảm đă hai đời giữa phái Đông-a với nhà Lê, không thể v́ thế mà cắt bỏ. Chúng ta phải cử người đi Vạn-thảo sơn trang điều tra xem Hồng-Sơn đại phu có phải Lê Long-Mang không. Sau đó mới có quyết định.
Người nhà dọn cơm lên. Mọi người ngồi vào bàn ăn. Thời bấy giờ vùng Nam-định, Thái-b́nh ngày nay vẫn c̣n đồng lầy, cho nên dân trong vùng nhiều cá, tôm. Bữa ăn toàn sản phẩm biển, sông. Trong khi Thiệu-Thái, Bảo-Ḥa sống trên rừng, lại chỉ ăn thịt. Được ăn thức lạ, anh em nh́n nhau cùng mỉm cười.
Bảo-Ḥa t́m thấy ở Thiên-trường ngũ kiệt tính t́nh hào sảng, nhưng không thiếu vẻ ngang tàng. Các ông bàn truyện giúp Hồng-Sơn đại phu, tức phạm tội phản nghịch, có thể đưa đến tru di tam tộc. Vậy mà các ông công khai nói trước mặt Mỹ-Linh, dù biết rằng nàng, có đầy đủ uy quyền trưng dụng quan quân bao vây trang Thiên-trường, làm cỏ cả trang. Nàng tự nghĩ:
- Mấy ông này vơ công đă cao, kiến thức rộng. Ḿnh cần khích động tự ái dân tộc, để các ông chống Tống, quốc gia thêm được một trợ lực vĩ đại.
Nghĩ vậy nàng nói:
- Thưa các vị sư bá. Theo các vị nghĩ, tại sao từ khi ông ngoại cháu lên ngôi đến giờ, người Tống nhiều lần cử sứ sang phong cho đủ mọi chức tước. Thế mà nay bỗng dưng họ lại tỏ ư đe dọa, nhất tâm nhất trí đ̣i ông ngọai cháu thoái vị, trả ngôi vua cho họ Lê. Nếu bảo họ muốn hưng diệt, kế tuyệt, tại sao khi việc mới xẩy ra, họ không làm liền?
Vũ Anh được coi như người nhiều mưu trí nhất, ông nói:
- Tự bấy giờ họ chưa t́m ra Lê Long-Mang.
Bảo-Ḥa lắc đầu:
- Đó là lư của họ. Nếu họ thực tâm v́ nhà Lê, tại sao họ lại c̣n chứa chấp Đinh Ṭan? Hứa cho Đinh Toàn về làm vua? Để rồi khi t́m ra Hồng-Sơn đại phu, họ trở mặt với Đinh liền?
Thiên-trường ngũ kiệt nh́n nhau, t́m câu trả lời. Bỗng Tự-An vỗ bàn:
- Phải rồi. Họ thấy Hồng-Sơn có danh, có thực lực. Nếu Hồng-Sơn khởi binh, lực lượng có sẵn, dân chúng theo đông. Như vậy mới có khả năng chống triều đ́nh. Hai bên đánh nhau, đất nước tan nát. Bấy giờ họ mới đem quân sang đánh chiếm.
Thanh-Mai biết ư bố, nàng nhắc đến dă tâm trước đây của Tống:
- Trước đây họ gặp cái vạ Chi-lăng, Bạch-đằng, nay vẫn c̣n sợ. V́ vậy họ kiếm lấy đạo quân từ trong đánh ra, họ ngồi nh́n. Sau khi một bên bại, một bên ngất ngư. Bấy giờ họ mới nhảy vào.
Bảo-Ḥa phân tích tỉ mỉ:
- Sự thực người Việt, người Hoa không hề thù ghét nhau. Cháu đă ở Bắc-biên từ nhỏ, hằng ngày thấy người Hoa, người Việt giao tiếp, buôn bán, trao đổi. Họ c̣n kết thông gia với nhau. Hai bên yêu thương nhau vô cùng. Xét về nguồn gốc, chúng ta với người Hoa gốc từ Phục-Hy, Thần-Nông. Cho đến đời thử tư mới phân ra Bắc có vua Đế-Nghi, nam có vua Kinh-Dương. Hai nước trải qua mấy ngh́n năm thuận ḥa. Đến măi thời Tần Thủy-Ḥang, mới nảy ra dă tâm thôn tính Âu-lạc. Sau thời Tây-hán đánh Triệu Đà, thời Đông-Hán đánh vua Trưng. Dă tâm là dă tâm của bọn vua chúa, cùng bọn quan liêu ác độc.
Thanh-Mai thấy bố với các sư thúc mềm ḷng, nàng xuyên thẳng vào kiến thức của người trên:
- Khi một người nào, dù xuất thân hèn hạ như Lưu Bang, dù xuất thân quyền quư như Thủy-Hoàng, lên ngôi vua ở Trung-nguyên lập tức nghĩ đến đánh chiếm các lân bang. Xét về nguồn gốc, bởi các văn gia nêu ra. Con không nhớ văn gia nào đă tạo ông vua Trung-nguyên thành con trời.
Quả nhiên Trần Kiệt bị mắc vào điều Thanh-Mai dự trù:
- Cháu nói đúng. Từ khi Triệu Khuông-Dẫn lập ra nhà Tống đến giờ. Các Nho-sĩ được trọng dụng hơn bao giờ hết. Họ qui định học chế, thi chế căn cứ vào Tứ-thư, Ngũ-kinh. Tứ-thư gồm Đại-học, Trung-dung, Luận-ngữ, và Mạnh-tử. Ngũ kinh gồm Thi, Thư, Lễ, Nhạc và Xuân-tu. Kinh là những định luật do trời đất đặt ra, không thể và không có quyền bàn về sự đúng hay sai.
Thiệu-Thái hỏi:
- Thưa sư bá, thế cái tư tưởng con trời xuất phát từ kinh nào?
Trần Kiệt đáp:
- Từ kinh Thư, thiên Vũ-cống. Kinh Thư gọi thế giới chúng ta ở là thiên hạ. Văn gia cổ chưa đi ra ngoài. Họ tưởng đâu thế giới chỉ có Trung-quốc. V́ vậy họ lầm lẫn tưởng Trung-quốc là thiên hạ. Thiên hạ là Trung-quốc. Thiên-hạ theo kinh Thư chia làm chín châu. Từ giữa ra bốn bên chia làm năm cơi theo thứ tự mang tên Điện-phục, Hầu-phục, Tuy-phục, Yêu-phục, và Hoang-phục. Mỗi cơi rộng năm trăm dặm. Cái tên Trung-quốc tức nước ở giữa xuất phát từ đấy. C̣n bên đông, tây, nam, bắc đều cơi Điện-phục ở ngoài kinh thành nhà vua năm trăm dặm. Ngoài Điện tới Hầu, ngoài Hầu tới Tuy, ngoài Tuy tới Yêu, ngoài Yêu tới Hoang. V́ vậy những tộc ở xa họ từ một ngàn dặm trở đi đều thành man di cả. Chúng ta bị họ miệt thị bằng tên Nam-man. Dân tộc ở phía bắc họ gọi bằng Di, Địch, chữ viết thường có bộ thú, bộ trùng ở bên cạnh.
Ngừng một lát ông nói:
- Hóa cho nên một đứa trẻ chín mười tuổi, học kinh Thư, trong đầu óc nó đă có sẵn cái tư tưởng coi những dân tộc khác ngoài người Hoa bằng danh xưng man di, mọi rợ, cần phải giáo hóa, chinh phục. Đứa trẻ đó lớn lên, thành Nho-gia, làm quan ở triều đ́nh, hay biên cương, cũng nghĩ như nhau. Một ông vua Trung-nguyên, dù không có đầu óc xâm lược, các quần thần cũng đưa ông ta tới cái ư tưởng ḿnh do trời. Chúng ta phải làm sao tẩy gột được cái ông con trời trong đầu quần thần triều Tống mới mong sống yên ổn.
Mọi người đều im lặng suy nghĩ. Từ lúc đến trang Thiên-trường, Ngô Thường-Kiệt được cưng chiều cực kỳ. Truyền thống phái Đông-a định rơ: Dùng t́nh thương yêu cảm hóa đệ tử. V́ bố mẹ Thường-Kiệt đang bận quốc sự, gửi nó theo Thanh-Mai về Thiên-trường, có nghiă xin cho nó được hưởng sự giáo dục như các đệ tử. Nó được ở chung với Thanh-Mai. Thanh-Mai để nó gọi bằng cô cho thêm thân mật, chứ không bắt gọi bằng sư thúc. Nó lại được Mỹ-Linh, Bảo-Ḥa săn sóc. Nó đeo theo Bảo-Ḥa như theo mẹ. Thành ra Bảo-Ḥa đâu, nó ngồi bên cạnh. Nó đă nghe cuộc luận bàn của phái Đông-a. Bây giờ th́nh ĺnh nó hỏi Trần Tự-An:
- Thái sư phụ. Con xin thái sư phụ cho con được nói.
Tự-An mỉm cười:
- Cháu ngoan. Cháu cứ nói đi.
Thường-Kiệt dơng dạc:
- Đối với vua hay quan nhà Tống, làm sao thái sư phụ có thể tẩy gột được đầu óc họ. Con nghĩ...vơ công ông nội cao, ông nội đánh vỡ đầu chúng ra th́ xong.
Mọi người cười ồ lên. Lời nói của Thường-Kiệt tuy ngây thơ, nhưng không phải không có lư. Bảo-Ḥa xoa đầu nó:
- Con bàn đúng. Thái sư phụ, cùng các thái sư thúc là Thái-sơn, Bắc-đẩu vơ lâm Lĩnh-nam, thừa bản lĩnh đánh vỡ đầu chúng. Chỉ lo các vị nhân từ không muốn đánh mà thôi.
Thường-Kiệt không chịu:
- Hôm rồi bố con bảo, trước đây thái sư phụ dạy bố con như thế này: Đối với bọn trộm, v́ chúng nghèo đói mới làm truyện đó. Đối với tụi cướp, v́ chúng ác độc, muốn làm giầu. C̣n đối với bọn cướp nước, chúng vừa tham, vừa ác độc lại vừa có dă tâm, không thể tha thứ cho chúng nó trong bất cứ trường hợp nào. Cô đừng lo, nhất định Thái sư phụ sẽ giết chúng.
Phạm Hào gật đầu:
- Thằng bé này bàn đúng. Biện pháp tốt nhất phải sao cho nước ḿnh mạnh, mới mong Tống để ḿnh yên. Tự cổ, Trung-nguyên kéo quân sang đánh ḿnh mà thành công, đều nhờ có người Việt ở trong làm nội ứng. Bây giờ Tống cũng đang mưu dùng mâu thuẫn giữa Lê Long-Mang, chúng ta với triều đ́nh. Vậy chúng ta cần giải quyết vấn đề này trước th́ mới yên.
Tự-An quyết định:
- Bây giờ chúng ta chia làm hai. Ta với chú Vũ Anh đi Vạn-thảo sơn trang xem Hồng-sơn đại phu có phải Lê Long-Mang không. Sau đó ta sẽ lên Tiêu-sơn gặp chưởng môn phái này. Chú Phạm Hào và Trần Kiệt đi với Thanh-Mai, Tự-Mai, lên Tản-viên bàn với vị chưởng môn nhân xem ư họ thế nào. C̣n chú Hoàng Hùng ở nhà coi nhà.
Cơm xong, tỳ nữ nước. Bảo-Ḥa bưng bát nước trà đưa lên miệng thổi cho nguội, th́nh ĺnh Đỗ Lệ-Thanh nắm lấy tay nàng:
- Quận chúa. Muôn ngàn lần quận chúa không thể uống bát nước này.
Bảo-Ḥa đặt bát nước xuống bàn hỏi:
- Sao vậy?
Đỗ Lệ-Thanh chỉ bát nước nói:
- Nước có độc.
Mọi người đều để bát nước xuống. Cũng may chưa ai uống. Đỗ Lệ-Thanh chỉ vào từng bát nước:
- Kỳ lạ không? Bát nước của các vị trưởng thượng cùng đại đệ tử không có độc. Chỉ bát nước của Công-chúa, Quận-chúa, Thế-tử, Thanh tiểu thư có độc nhẹ. C̣n bát nước của công tử Tự-Mai với Tôn Đản có độc cực kỳ mănh liệt.
Mọi người cùng nh́n theo tay Đỗ Lệ-Thanh. Quả nhiên mầu sắc những bát nước không có độc mầu xanh tươi. C̣n bát nước Đỗ Lệ-Thanh nói rằng trúng độc nhẹ th́ hơi vàng. Những bát nước bà bảo trúng độc nặng có mầu vàng sẫm.
Đỗ Lệ-Thanh tiếp :
- Xin các vị ngửi thử th́ biết ngay. Bát nước không có độc, hương trà thơm ngát. Bát nước có độc nhẹ, mùi thơm giảm đi. Bát nước có độc nặng, gần như không có mùi thơm ǵ cả.
Trần Kiệt ngửi thử rồi hỏi:
- Đỗ phu nhân. Phu nhân có biết chất độc trong nước trà thuộc chất độc ǵ không?
Đỗ Lệ-Thanh đáp:
- Cả ba đều rút từ nước cốt hoa Trúc-đào. Người bị trúng độc sẽ cảm thấy say say, rồi sau đó ôm ngực đau đớn quằn quại mấy ngày mới chết. Sau khi chết, mặt tím bầm.
Thanh-Mai đưa mắt nh́n bố. Hai bố con cùng gật đầu, như t́m ra một điều ǵ quan trọng.
Kư ức Thanh-Mai trở về với năm trước. Người tỳ nữ tên Nhài, trước đây hầu hạ mẹ nàng, bỗng đưng trúng gió, đau đớn suốt nửa ngày, thuốc thang ǵ cũng không khỏi. Cuối cùng chết. Khi chết rồi, mặt tím bầm, tóc vàng hoe như râu ngô. Tiếp theo Nhài, con chó thân tín của Thanh-Mai cũng đau đớn oằn oại rồi lăn ra chết. Lúc chết, mũi, mồm mửa ra máu đen.
Bookmarks