Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 37

Thread: Người Trung Quốc Xấu Xí

  1. #21
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Kiêu ngạo hăo



    Có một số người như bị mắc cái bệnh làm cao, hễ cứ nói đến nước Mỹ th́ lại lên mặt sổ toẹt : " Văn hóa của nước Mỹ nông choẹt ! " (Có người lại cho là loại văn hóa " chẳng có nền tảng ǵ ! " ; người th́ cho là " không có chiều sâu ! " ; đại khái là một thứ lăng nhăng không ra ǵ).

    Văn hóa nước Mỹ có thật nông cạn không ? Đó lại là một vấn đề khác. Nhưng cứ giả sử cho là nó nông cạn đi th́ chúng ta lại càng phải thấy xấu hổ, thay v́ lên mặt. Chẳng khác nào chuyện một anh chàng ḍng dơi thư hương bị phá sản, áo quần rách rưới, ngồi xổm trong một ngôi miếu đổ, sống nhờ vào cơm thừa canh cặn mà c̣n gào lên : " Ông nội tao làm đến tể tướng ! C̣n bố nó bất quá chỉ là một tên đào cống mà thôi ! ".

    Không những không biết tự lấy làm hổ thẹn v́ sao ḿnh lại bần cùng đến thế, lại c̣n dương dương đắc ư về chuyện đối phương xuất thân bần tiện.

    Cái câu này đáng lẽ phải để cho người khác nói về chúng ta mới đúng. Nhưng nếu có người nói như vậy chắc chắn sẽ không khỏi xảy ra một vụ đấu khẩu kịch liệt. Khi tuyên bố không khống như thế th́ rơ ràng cái kiêu ngạo kia đă che lấp hết sự sáng suốt của ḿnh rồi.

    Kiêu ngạo hăo chỉ là một thứ tự măn làm cho hoa mắt - Tự ḿnh say sưa, tự ḿnh ư dâm, trùm chăn lên đầu rồi nghĩ ngợi bậy bạ.

    Ông Khổng Khâu thuở xưa đă phí công t́m ra bao nhiêu thứ " tích cổ " cho người sau lấy đó làm gương sửa ḿnh. Ngày nay đồng bào Trung Quốc không phải tốn một tư công sức nào mà vẫn có một nước Mỹ trước mắt để có thể nh́n vào, sờ vào, t́m ṭi nghiên cứu, thể nghiệm. Không hiểu v́ sao người Trung Quốc vẫn c̣n đem cái ḷng kiêu ngạo hăo của ḿnh để chối bỏ cái kiểu mẫu sống đó, viện cớ rằng nó là một thứ ngoại lai từ ngh́n dặm ?

    Chúng ta cũng không thể ca ngợi nước Mỹ là một đóa hoa được. Nếu thật t́nh nó đẹp như một đóa hoa th́ người Mỹ đă không phải dùng đến những nhà lao. Nhưng có một điểm nhất định có thể giúp cho chúng ta học tập, đó là lối sống của người Mỹ, một thứ vũ khí rất lợi hại để người Mỹ chống những phê b́nh của các lưu học sinh đến từ bất cứ nước nào (kể cả những người từ cái hố lưu huỳnh chui lên ).

    Chỉ cần hỏi một câu : " Anh thấy nước Mỹ là không được, không hay. Vậy theo anh cái phương thức sinh hoạt của người Mỹ th́ thế nào ? " Nh́n một cách tổng quan ai cũng phải công nhận nước Mỹ là một xă hội tự do dân chủ, có một nền công lư rất vững mạnh và rộng răi.

    Cái tệ hại nhất của ḷng kiêu hăo là tự ḿnh xây lên cho ḿnh một bức tường. Tự ḿnh cô lập ḿnh vào trong một cái thùng chứa nước, uống nước vào ph́nh cả bụng lên, chẳng khác nào cái bụng phệ của Bá Dương tôi đây, ph́nh lên đến nỗi không c̣n cách nhét thêm một thứ ǵ nữa, cùng lắm chỉ thêm được vài khẩu súng Tây, mấy khẩu cà-nông và dăm chiếc tàu bọc thép. C̣n những thứ văn hóa ghê gớm, cơ bản hơn kia - giáo dục, nghệ thuật, lễ nghĩa, đạo lư cá nhân, tinh thần xử thế - không những không thể nhét thêm vào mà chỉ cần nh́n đến một cái cũøng đă thấy nổi da gà lên rồi.

    Thật ra để tự cứu lấy ḿnh, chúng ta không nhất thiết cần phải noi gương nước Mỹ, nước Đức, nước Nhật. Nhưng cũng không nên quên rằng sau Chiến tranh Thế giới Lần thứ II nước Đức và nước Nhật đă phục hưng nhanh chóng đến độ đáng sợ. Người Trung Quốc khi t́m hiểu về vấn đề chỉ thấy nguyên nhân của nó nào là ở Kế hoạch Marshall Lần thứ IV, nào là Chiến tranh Hàn Quốc, nào là cơ sở công nghiệp vốn vững mạnh của hai nước này. Nghe ra dường như tất cả chỉ là vấn đề vận may mà thôi.

    Than ôi ! Mọi người đều quên một điều là sau khi bại trận, hai nước này đă trở thành một thứ quốc gia hạng ba, nhưng dân của hai nước này vẫn là loại dân hạng nhất với cả tiềm lực văn hóa thâm hậu. Chẳng khác nào một anh khổng lồ ba đầu sáu tay, đùng một cái bị đánh gục xuống đất, một lúc sau từ từ hồi tỉnh đứng dậy phủi quần bước đi, vẫn đường đường là một hảo hán.

    C̣n cái anh Trung Quốc bị lao phổi đến thời kỳ thứ ba kia, nhất thời đứng trên vũ đài thế giới dương dương tự đắc, nhưng rồi một cơn gió lạnh thổi đến lập tức hắt hơi ba bốn cái thật to, mũi dăi ṛng ṛng. Có người bảo uống átx-pi-rin đi, th́ lại bảo người đó có tư tưởng quá khích, làm lung lay đất nước. Kết quả giống một củ hành trồng ngược, hai người đỡ cũng không nâng lên được.

    Hễ cứ có ai nói nên bắt chước người khác là có một chút ǵ đó không thể nhịn nhục được - đại trượng phu tất phải đạp đất chống trời, oanh oanh liệt liệt, làm cho những đứa nhăi ranh phải khâm phục, ghen tị chứ ai lại đi bắt chước ! Vấn đề là cái mẽ ngoài này ở đời Đường, đời Hán th́ đích thực là có. Song thời thế đă đổi thay rồi !

    Cái ông phương Tây kia đă nổi lên quá mạnh, đánh không nổi, chửi cũng không thắng, thôi th́ những chuyện cũ kia cũng chỉ như mây khói. Hiện tại phương pháp duy nhất có thể làm là học hỏi họ. Mà cũng không c̣n con đường nào khác.

    Nếu như cứ một mực kiêu ngạo hăo, giống một bà lăo già lúc nào cũng giơ cái chân bị bó vừa kinh vừa thối của ḿnh lên khoe nào là bó đẹp, bó khéo, th́ không tránh được sẽ đi vào cái ngơ của sự diệt vong. Kiêu ngạo hăo làm chúng ta có cảm tưởng hăo huyền là người Trung Quốc không thể nào bị diệt vong, vin vào cớ dân tộc Trung Quốc có thừa sức đồng hóa. Bằng chứng là chúng ta đă hai lần bị mất nước rồi, một lần về tay Mông Cổ và lần thứ hai về tay Măn Châu. Nhưng kết quả chẳng qua chỉ như một con diều đảo cánh, kẻ xâm lược chả đă cúp đuôi bỏ chạy rồi ư ? Đối với Măn Châu c̣n tệ hại hơn, nghĩa là chẳng c̣n đường nào mà cúp đuôi chạy nữa !

    Cái lư luận và bằng chứng này tuy làm chúng ta càng tự tin hơn, nhưng chúng hoàn toàn không thể bảo đảm rằng trong tương lai chúng ta sẽ không c̣n có thể bị mất nước nữa.

    Có một điều cần chú ư là bất kể một quốc gia, dù lớn thế nào chăng nữa, lúc chưa bị diệt vong vẫn nghĩ ḿnh sẽ không bao giờ bị diệt vong. Mà một dân tộc trước khi bị tuyệt chủng, dĩ nhiên cũng là một dân tộc chưa bao giờ bị tuyệt chủng. Song, nếu cuối cùng chẳng may bị diệt vong, ắt cuối cùng cũng bị tuyệt chủng.

    Cái kiêu ngạo hăo kia chỉ che lấp tầm nh́n, mê hoặc con tim, làm cho không thấy được những nguy cơ ở bên trong cũng như bên ngoài. Lúc nguy cơ đến thật th́ chỉ có đám dân đen và con cháu sau này lại phải khóc mà thôi.

    Khi đến Peloponnese (Pê-lo-pô-ne-dơ), người Hy-lạp c̣n ở trong t́nh trạng ăn lông ở lỗ, đít c̣n đóng khố, th́ dân ở đảo Crê-tơ (Crète) đă có một nền văn minh xán lạn huy hoàng, không chỉ biết luyện thép mà c̣n có những thành tựu kỹ thuật cao độ khác. Nhưng sau đó, chỉ trong một khoảng thời gian 200 năm, người Crê-tơ đă bị người Hy-lạp chinh phục đến không c̣n dấu vết ǵ cả.

    Năm ngh́n năm trước ở Nam Mỹ đă có những cung điện của đế quốc In-ca, hiện tại vẫn c̣n t́m thấy di tích trong vùng núi hoang của Pê-ru. Chỉ cần căn cứ vào các kiến trúc tráng lệ đó chúng ta cũng đủ thấy tŕnh độ văn hóa của họ cao như thế nào (Vào lúc người In-ca xây những lâu đài này th́ người Trung Quốc chúng ta c̣n là một dân tộc dă man ăn lông ở lỗ). Nhưng bây giờ người In-ca ở đâu ?

    Bá Dương, người viết những điều này, không phải là kẻ chuyên môn đi làm mất tinh thần người khác. Nhưng chúng ta cần thấy rơ rằng cạnh tranh là một thứ rất vô t́nh. Ông trời kia không thể v́ anh Trung Quốc có 5.000 năm văn hóa mà phái thiên binh xuống bảo hộ như Đường Tăng được.

    V́ vậy nhân lúc c̣n đang sống trên thế gian này, chúng ta cần phải cấp tốc rèn luyện, làm sao nôn ra được tất cả những thứ dơ bẩn trong ruột, ăn vào được những thứ có chất dinh dưỡng tốt. Hiện tại chúng ta thương tiếc những quốc gia đă bị tiêu vong trong lịch sử, những dân tộc đă bị tuyệt chủng, nhưng đừng hy vọng trong tương lai hậu thế sẽ lại thương xót chúng ta như vậy.

    Có thể tóm lại trong một câu như thế này chăng : " Đừng để cho người đời sau lại bị người đời sau nữa khóc ".

    Trích từ tập " Đập tan hũ tương "

  2. #22
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Noi gương Tây Phương nhưng không làm nô lệ



    Trong " Truyện Phong thần ", một thứ Iliad (I-li-át) của Trung Quốc, th́ thần tiên như mây, yêu quái như mưa, tuy rằng rốt cục đều quy về chuyện tà không thể thắng chính, nhưng trong quá tŕnh hai bên đấu với nhau có những màn rất gay cấn, rất oanh liệt.

    Trong số thần thánh của " Truyện Phong thần ", lợi hại nhất phải kể tới Ân Giao với cái Phiên Thiên Ấn - một loại bửu bối vô địch thiên hạ. Chỉ cần ông ta niệm thần chú rồi hô lên một tiếng tức th́ cái vũ khí ấy bay vút lên không. Lúc nó hạ xuống, đừng nói đến xương thịt con người, ngay cả ngọn núi Hy-ma-la-ya kia cũng có thể bị bửa làm đôi.

    Phải kể đến cái hay nữa của nó là chính ngay Quảng Thành Tử, sư phụ của Ân Giao, cũng không có cách nào chống cự được vũ khí này, nên khi thấy học tṛ ḿnh trở mặt, trắng trợn vứt bửu bối ấy lên, th́ cũng bay hồn bạt vía, vội vàng tháo chạy.

    Bá Dương tôi đang lúc được yên thân, bỗng nhiên cũng bị cái vũ khí vô địch này giáng xuống, nhưng v́ thời đại đă đổi thay, bây giờ v́ hiện đại hóa nên Phiên Thiên Ấn không c̣n gọi là Phiên Thiên Ấn nữa mà đổi tên đổi họ, gọi là " Sùng dương, mị ngoại " (Tôn sùng Tây phương, nịnh nọt nước ngoài). Chỉ cần bị ông Ân Giao hiện đại giáng cho một câu " Sùng dương, mị ngoại " này th́ so với cái " Phiên Thiên Ấn " 3.000 năm về trước c̣n nặng hơn cả ngh́n cân.

    Ở Los Angeles, lúc tôi đang nói chuyện trong buổi hội thảo, bỗng có thính giả chuyển đến một tờ giấy, trên ấy viết thế này : " Lăo già kia ! Không ngờ nhà ngươi lại thờ Tây, nịnh ngoại như vậy, cứ nhất thiết cho rằng nước Mỹ là hoàn mỹ, nhưng thực ra nước Mỹ lại không phải hoàn mỹ như ngươi tưởng đâu ! ".

    Sau đó ít lâu, một tờ báo ở Los Angeles tên là " Nam Hoa thời báo " có đăng một bài của Đạc Dân tiên sinh với đoạn viết thế này :

    " Phải kịch liệt phê b́nh cái quan niệm " Thờ Tây nịnh ngoại ". Ông Bá Dương cũng giống như bao nhiêu người Trung Quốc khác, lúc vừa mới đặt chân đến đất Mỹ, bị lầm lạc giữa những biểu tượng xă hội tốt đẹp của nó, bỗng thấy xấu hổ v́ cái nhơ bẩn của ḿnh đâm ra có mặc cảm tự ti. Ví thử ông Bá Dương cứ ở đây thêm vài ba năm nữa, tôi tin rằng cái quan niệm của ông ấy về Mỹ tất chẳng c̣n giống như bây giờ ".

    Cái vũ khí ghê gớm " Thờ Tây, nịnh ngoại " này đại khái đă được h́nh thành trong những năm 40 của thế kỷ thứ XIX sau Chiến Tranh Nha Phiến (1840) để hại người đời. Muốn hiểu rơ nội dung của nó ta có thể đọc những lời mạt sát sau đây của một ông bạn già người Trung Quốc : -" Những kẻ " Sùng dương, mị ngoại " như các người [một cách nói rất khách sáo đấy, c̣n không sẽ thẳng thừng gọi là Hán gian, bồi Tây (dương nô), đồ bán nước (măi quốc tặc) - Bá Dương ]. Trăm câu ngh́n chữ nói ǵ đi nữa chẳng qua cũng chỉ để ca ngợi rằng nước Mỹ là tốt đẹp. Nếu nói các nhà khoa học Mỹ giỏi, cái đó có thể cho là đúng, c̣n lại đi bảo là văn hóa Mỹ hay hơn văn hóa Trung Quốc th́ không ai ngửi được. Ai dám nói rằng chúng ta lại phải đi học làm người theo kiểu Mỹ ? "

    Cái cách nói này không phải chỉ riêng của ông bạn già đó mà c̣n là giọng điệu của quá nhiều người Trung Quốc khác, quá nhiều đến độ nó làm cho huyết áp của tôi tăng lên ghê gớm !

    Sự kiện này đưa ra ánh sáng một vấn đề rất quan trọng : Có một số người hay đem hai sự kiện hoàn toàn khác nhau, hai hành vi không liên hệ nhân quả ǵ với nhau mà dán dính vào nhau; không dùng đầu năo nhưng dùng nước bọt để dán, đúng là những kỹ thuật viên cao cấp !

    " Thờ Tây " và " nịnh ngoại " là hai thứ cách nhau cả mười vạn tám ngh́n dặm, chẳng có ǵ dính dáng với nhau, nhưng nếu một khi đem dán dính vào với nhau, chúng có thể dùng làm công cụ để " đánh vỡ đầu " và có thể " tặng thêm " cho vô số những tai họa khác.

    Thật ra kẻ bị tổn thương nhất trong chuyện này không phải là những kẻ bị chửi là " thờ tây, nịnh ngoại ", mà chính là những kẻ v́ sợ bị gọi là nịnh ngoại nên không dám " thờ Tây ", nghĩa là không dám nhận rằng ḿnh tán thưởng những điều hay của Tây phương. Tôi không bảo không có những người đích thực là " Sùng dương, mị ngoại ". Cái loại động vật này nhiều không biết bao nhiêu rổ đựng cho hết. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng c̣n có rất nhiều bạn bè khác tuy là " thờ Tây " nhưng không " nịnh ngoại " tư nào.

    Tại hội trường ở Los Angeles hôm đó, trong chốc lát, v́ quá căng thẳng mà tôi quên mất cái thân phận làm khách của ḿnh đi, mới bộc lộ chân tướng bằng những câu hỏi sau đây đối với thân hào nhân sĩ trong buổi họp :

    Các vị hôm nay đến đây bằng ǵ ? Bằng xe ô-tô hay xe cút-kít ? Nếu dùng xe ô-tô tức là thờ Tây rồi đó. Tại sao trên đầu các vị không tết đuôi sam, hoặc vấn tóc lên đỉnh đầu mà lại rẽ ngôi bên phải, bên trái ? Rẽ ngôi như thế chẳng phải là thờ Tây à ? Tại sao các bà không bó chân đi rón ra rón rén mà lại đi giầy cao gót ? Không bó chân mà đi giầy cao gót là thờ Tây rồi. Tại sao đàn ông không mặc áo thụng, áo cánh, áo lương tay rộng mà lại mặc âu phục ? Mặc âu phục tức là thờ Tây vậy. Sao, các vị không hút thuốc lào (điếu nước) mà lại hút thuốc lá thơm ? Hút thuốc lá cũng là thờ Tây. Sao các người không nấu cơm bằng than, củi, rơm và thổi lửa để nhóm bếp mà lại dùng ḷ điện, bếp ga ? Ḷ điện, bếp ga cũng là thờ Tây. Sao các người không ngủ trên cái kháng (một loại giường xây bằng gạch hoặc đất, ở dưới có bếp lửa vừa để nấu ăn vừa sưởi ấm vào mùa đông ở miền Bắc Trung Quốc ) mà lại ngủ trên giường nệm, giường ḷ xo ? Ngủ trên giường ḷ-xo, giường nệm không phải là thờ Tây hay sao ? Tại sao khi các người gặp sếp của các người, các người không qú mọp, đập đầu xuống đất cho kêu lên binh binh, mà lại chỉ bắt tay nói " Hai ! " [ Hi ] ? Bắt tay rồi chào " Hai ! " không phải thờ Tây là ǵ ? Tại sao các người không thắp đèn dầu để đọc sách thay v́ dùng đèn điện ? Dùng đèn điện cũng là thờ Tây đấy. V́ sao lúc gửi thư lại không nhờ bạn bè đi đưa hộ mà lại dán tem bỏ vào thùng thư ? Dán tem và bỏ thư vào thùng không phải là thờ Tây à ? Tại sao các người không đi xem chiếu bóng ảnh bằng da lừa, mà lại đi xem xi-nê ? Xem xi-nê không phải thờ Tây là ǵ ? Tại sao các người không gân cổ lên mà kêu gọi, la hét thay v́ đi gọi điện thoại ? Gọi điện tức là thờ Tây chứ c̣n ǵ nữa. Tuy nhiên tôi không tin rằng tất cả các ông, các bà lại đi nịnh ngoại.

    Sau đó, lúc trở về Đài Loan, tôi càng cảm thấy nặng nề như đeo một quả cân, cảm thấy sự việc cần được làm sáng tỏ để cho ḷng được thanh thản. Cuộc duyệt binh lớn ngày Quốc khánh Đài Loan (mồng 10 tháng 10) vừa qua, chắc vẫn c̣n trong kư ức các vị những h́nh ảnh nóng hổi, nào súng tây, pháo tây, trống tây, kèn tây, dao tây, kiếm tây, dàn nhạc tây. Những thứ ấy phải chăng đều là những sản phẩm thờ Tây, nhưng có phải chăng v́ thế đều là nịnh Tây hết ? Từ những thứ đi trên mặt đất cho đến những thứ bay trên không trung đều là những sản vật thờ Tây. Có thể nào nghi rằng v́ có một sự cấu kết, nịnh bợ nước ngoài nào đó chăng ?

    Nh́n vào bên trong một gia đ́nh, hiện tượng trên đúng là càng trầm trọng hơn. Tất cả những người viết văn viết báo, viết thư nặc danh để chửi tôi là kẻ làm hại đến t́nh cảm tốt giữa " nhân dân " và " nhà nước " thường vẫn dùng bút nguyên tử, bút máy, mà không dùng bút lông. Dùng bút nguyên tử, bút máy, rồi đánh máy, sao chụp, những người này nỗ lực thờ Tây thế có nịnh ngoại không ?

    Trong pḥng khách, pḥng làm việc, các công sở toàn thấy những ghế sô-pha, ghế bành mà không thấy dùng trường kỷ. Tuần trước tôi đến thăm một người bạn. Anh ta chỉ mặt tôi quát bảo : " Đồ thờ Tây, nịnh ngoại ! ". Tôi bị quát thành thử mới điên lên, t́m được một cái búa đă định đập cho tan nát cái nhà xí bệt ở nhà anh ta. Vợ anh ta ra năn nỉ, tôi cũng cóc cần, tôi thề không đội trời chung với cái loại nhà xí bệt giật nước " thờ Tây, nịnh ngoại " này.

    Tôi mà đập xong cái nhà xí th́ thế nào cũng sẽ đập tiếp đến cái vô tuyến, cái đài, cái tủ lạnh, bếp ga, điện thoại, đèn điện, .v.v...Cuối cùng, cô con gái của anh ta - nữ sinh tốt nghiệp đại học, bị trúng độc thờ tây rất nặng, chẳng c̣n biết kính lăo, tôn hiền, cũng không biết ǵ là lễ nghĩa - bèn gọi cảnh sát đến để đuổi tôi ra khỏi nhà. Thế là chấm dứt cuộc xung đột đó. Nếu không, với cái búa của tôi, mà họ lại ở tầng 12, cả gia đ́nh họ chưa chắc c̣n chỗ để đặt đít ngồi.

    Sau đó suy nghĩ măi, tôi cũng không thể nào hiểu được tại sao con gái anh ta lại có thể hành động như một kẻ nịnh ngoại kiểu đó được. Than ôi ! không thể tưởng tượng nếu thượng đế nổi trận lôi đ́nh, tịch thu tất cả những thứ mà người Trung Quốc tích lũy từ ngày thờ Tây đến giờ, không biết sẽ c̣n lại được ǵ ?

    Anh bạn tôi với cái Phiên Thiên Ấn chắc chắn sẽ nói : " Ai bảo chúng ta để làm người, để xử thế lại phải đi học Tây phương ? "

    Ái dà! Anh này đúng là dớ dẩn, thế mà c̣n phải hỏi ! Về mặt làm người, xử thế đương nhiên lại càng phải thờ Tây, học những cái ưu điểm của họ chứ, nhưng như thế không có nghĩa là phải đi nịnh họ.

    Về phương diện chính trị, chúng ta lại không phải đă thờ Tây đến ngập đầu rồi hay sao ? Đầu tiên chúng ta đă vứt cái hệ thống vua quan từ 5.000 năm để nhất quyết học theo lối bỏ phiếu bầu cử của họ. Tiếp theo là đă cho cái truyền thống phong kiến một cái đá đít để học theo con đường chính trị dân chủ.

    Về chế độ kinh tế, chúng ta cũng đă bỏ cái 5.000 năm trọng nông khinh thương, học theo người Tây phương trọng công nghiệp và buôn bán. Như vậy là đă vứt đi cái nhân sinh quan 5.000 năm xem việc làm quan là con đường tiến thủ duy nhất để học người Tây phương cái kết cấu xă hội nhiều tầng lớp rồi c̣n ǵ.

    Về mặt văn hóa, tất cả những công cụ truyền bá đại chúng, kể cả báo chí, vô tuyến; tất cả các nghệ thuật, sáng tác, kể cả tiểu thuyết, thơ, kịch nói, hội họa, âm nhạc có cái nào mà không bắt chước Tây phương đến chóng cả mặt ? Nhưng tất cả những thứ này có làm cho cả nước trên dưới đều thành những kẻ nịnh hay vọng ngoại không ?

    Cái Phiên Thiên Ấn " Sùng dương, mị ngoại " này đem dùng cho con người, chỉ là một sự sai lầm về ngữ nghĩa học, thật không thể nào hiểu và phân tích nó được.

    Ông Đạc Dân bảo : " Nếu tôi ở lại Mỹ thêm vài ba năm nữa, cái ḷng tin của tôi chắc chắn sẽ không c̣n như thế nữa ". Đó là một điều có thể có mà cũng có thể không.

    Nếu chúng ta mong mỏi vũ khí của Trung Quốc được tinh vi hơn, tất nhiên cần phải học hỏi phương Tây. Nếu chúng ta mong mỏi việc quản lư công thương nghiệp được hiệu quả hơn, cũng phải học phương Tây. Nếu chúng ta muốn xă hội Trung Quốc được văn minh hơn, tất phải học cái cách nói " xin lỗi ", " cảm ơn " của người phương Tây. Nếu chúng ta muốn người Trung Quốc xếp hàng, tôn trọng chỗ qua đường của bộ hành, đi qua cửa ḷ xo biết từ từ thả cửa ra th́ chúng ta phải học tập người phương Tây.

    Nếu chúng ta muốn người Trung Quốc có thể mở rộng cái tấm ḷng nhỏ hẹp ra, chúng ta phải học tập của người phương Tây sự vui vẻ phóng khoáng, tấm ḷng thích giúp người. Nếu chúng ta muốn người Trung Quốc thân thể cường tráng tất phải học tập người Tây phương dùng th́ giờ để vận động chứ không phải để xâu xé lẫn nhau.

    Tất cả những thứ này có ǵ là nịnh ngoại đâu ? Đứng trước người Tây phương, lễ độ, lịch sự, có thật là chúng ta không cảm thấy thẹn v́ ḿnh thấp hèn không ? Thế mà chúng ta chỉ biết phản ứng bằng cách cho đến đít vẫn " không quên cái gốc của ḿnh ", đến cùng vẫn cau mày, quắc mắt. Sách cổ có câu : " Biết xấu hổ tức là có can đảm ", thế mà cho đến chết cũng không nhận cái sai của ḿnh, chỉ biết kích động giận dữ và cho rằng như vậy là viên măn, đạt đạo rồi. Thật ra biết xấu hổ, không chỉ cần có can đảm mà thôi, c̣n cần có cả trí tuệ nữa .

    Ông Đạc Dân cho là " tự thẹn v́ ḿnh thấp hèn " sẽ dẫn đến chỗ " tự hạ ḿnh ", nhưng thật ra hai ư niệm này hoàn toàn không có liên hệ nhân quả. " Tự cảm thấy ḿnh chưa được " cố nhiên có khả năng đưa đến chỗ " tự xem ḿnh không ra ǵ ", nhưng cũng có thể đưa đến chỗ tự biết ḿnh và v́ vậy có thể tự sửa ḿnh cho khá hơn. Trường hợp Minh Trị Duy Tân của Nhật-bản cũng như thế thôi.

    Trói buộc con người vào trong cái ṿng của tâm t́nh kích động, cái đó thuộc về chiến thuật phong hỏa liên hồi của thời đại Phiên Thiên Ấn nhưng đồng thời cũng là một trong những đặc tính của người Trung Quốc.

    Có vị giáo sư người Mỹ viết một quyển sách nhan đề " Nhật Bản là số một ", thế mà không có một người Mỹ nào tức giận bảo rằng ông ta là đồ phản quốc hoặc đi làm bồi cho nước ngoài.

    Bá Dương tôi bất quá chỉ viết một vài thiên phóng sự dựa trên những ấn tượng hoàn toàn hời hợt mà cái Phiên Thiên Ấn kia đă bay xuống chực chụp vào đầu không biết bao nhiêu lần.

    Than ôi ! Dù anh có nhắm vào cổ tôi mà giáng xuống th́ tôi vẫn cứ kêu lên rằng : " Tuyệt đối phải bắt chước phương Tây, nhưng không làm nô lệ cho họ ".

    Xin độc giả lượng thứ !

    Trích từ " Dẫm lên đuôi nó "

  3. #23
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Kỳ thị chủng tộc



    Vốn là một thứ thâm thù huyết hận giữa các dân tộc, sự kỳ thị chủng tộc trên thế giới hiện nay đang trên đà được khắc phục bởi ư thức con người và sự phát triển của nhân quyền.

    Nhưng đối với người Trung Quốc vốn thông minh tuyệt vời - vừa làm ra vẻ ta đây rất trịnh trọng, vừa tính toán rất chi ly, nhưng chung quy vẫn chỉ luẩn quẩn trong cái quan niệm khu vực đầy cảm tính của cái nước tương kia - th́ cách tốt nhất không ǵ hơn là tự than khóc cho số phận hẩm hiu của ḿnh. Người Trung Quốc cơ bản không có một tư cách ǵ để công kích và phê b́nh sự phân biệt chủng tộc của người Mỹ da trắng cả. Mà hiện nay nước Mỹ có lẽ là một trong những nước mà sự kỳ thị chủng tộc được xem là ít nhất trên thế giới.

    Cứ nh́n thử chung quanh, nước lớn nước bé, nước mạnh nước yếu đếm không xuể, nhưng e rằng chỉ có nước Mỹ là nước c̣n tiếp tục chấp nhận người Trung Quốc nhiều nhất. Giả sử không có nước Mỹ th́ không hiểu tất cả những người Trung Quốc ngày đêm mơ tưởng như điên cuồng đến việc rời bỏ nước để di dân không biết sẽ đi đâu ?

    Tôi nói như vậy không có nghĩa là người Mỹ da trắng không kỳ thị chủng tộc, hoặc không kỳ thị ǵ đối với người Trung Quốc.

    Tôi chỉ muốn nói cái đầu óc kỳ thị nơi người Trung Quốc, so với kỳ thị chủng tộc, c̣n ở mức độ thấp kém hơn, v́ nó là đầu óc kỳ thị địa phương. Ở bất cứ một nước nào đă đạt đến một nền văn minh cao, cái đầu óc kỳ thị địa phương này tự nhiên biến mất để nhường chỗ cho lợi ích của những đảng phái chính trị.

    Có bao giờ anh nghe nói người Mỹ của tiểu bang Virginia tẩy chay người của tiểu bang Arizona chưa ? Hoặc người Nhật ở đảo Honshu (Bổn châu) tẩy chay người ở đảo Shikoku (Tứ Quốc) không ? Thế mà cái kỳ thị chủng tộc của người Trung Quốc so với cái kỳ thị của người Mỹ c̣n kinh khủng hơn nhiều.

    Nếu ta đem kết hợp lại với nhau những ư niệm rất hẹp ḥi kiểu " Con cháu của Hoàng Đế và Thần Nông ", " Đại Hán oai trời ", " Không phải là tộc loại của chúng ta ", " Ḷng dạ khác chúng ta " th́ chỗ c̣n lại cho người các dân tộc khác sống sẽ chẳng c̣n ǵ !

    Có một số người Trung Quốc ở Mỹ - địa vị xă hội cũng chẳng hơn ǵ những người Mỹ da đen nhưng lại xem những người này không đáng một đồng xu - hễ cứ nhắc người Mỹ da đen th́ lại lắc đầu lia lịa như bị động kinh. Cái hành vi khinh thị ấy có thể làm cho người ta tức mà chết được. Không ai có thể tưởng tượng nếu 11 % của dân Trung Quốc là da đen hoặc da đỏ th́ mấy ông da vàng kia sẽ sốt lên đến bao nhiêu độ ?

    Người không cùng một tỉnh đă không thể chấp nhận, bao dung lẫn nhau rồi ! Đối với người không cùng một chủng tộc không biết sự thể sẽ như thế nào ?

    Kỳ thị chủng tộc là một thứ quan niệm ghẻ lở, nó dai dẳng và lây lan. Nhưng cái đáng làm ta ngạc nhiên, kinh dị là phương pháp nước Mỹ dùng xử lư cái loại ghẻ lở đó. Phương pháp của họ có thể không giống Trung Quốc, v́ phương pháp Trung Quốc là : " Dấu bệnh v́ sợ phải chữa " (Húy tật kỵ y) và " Cái xấu trong nhà không thể để lộ ra ngoài " (Gia xú bất khả ngoại dương). Sự thực đó là nguyên tắc chứ không phải phương pháp.

    Phương pháp " chân chính " là một đằng bị chảy máu ở hậu môn lại lấy tay che đít nói : " Không, tôi có bị bệnh trĩ hành hạ đâu ? Ai bảo tôi có bệnh trĩ tức là có ư đồ hoặc có ḷng dạ ǵ đó ! " Có cái " ư đồ " ǵ đó là một vũ khí truyền thống toàn năng. Chỉ cần tung nó ra, niệm vài câu thần chú là đối phương phải vắt gị lên cổ mà chạy; đồng thời cái búi trĩ kia bỗng nhiên lành lại.

    Ồ ! Xin lỗi ! Tôi nhỡ mồm ! Không phải cái búi trĩ kia bỗng nhiên lành mà tự nó đang ở t́nh trạng có bệnh bỗng nhiên biến thành t́nh trạng không có bệnh ǵ cả. Con gịi của hũ tương, cái con người dị dạng, chỉ biết che dấu bệnh của ḿnh chứ không muốn chữa nó.

    Nước Mỹ là một xă hội lành mạnh, cường tráng đến độ nó có thể tự điều chỉnh ḿnh. Thay v́ lấy tay che đít th́ cái phản ứng của nó lại là nói toáng lên cho mọi người biết : " Tôi có bệnh trĩ đây ! Mỗi ngày tôi bị chảy mất 8.000 ga-lông máu [gallon = khoảng hơn 4 lít]. Tôi muốn biết giá của một chiếc quan tài là bao nhiêu ? " Tất cả mọi người đều biết th́ mọi người đều ư thức rằng ḿnh có liên quan. Sau đó tiêm thuốc, uống thuốc, mổ xẻ, biến ghế gỗ thành ghế xô-pha, biến cái lưng c̣ng thành lưng thẳng để có thể đứng thẳng lên được.

    Tất cả các phương tiện truyền thông hay văn học đều phải nói lên cái kỳ thị chủng tộc này, làm cho mọi người đều biết, làm cho mọi người đều sợ v́ thấy ḿnh có liên quan. Một xă hội lành mạnh phải dựa trên một tâm lư lành mạnh của người dân - người dân có trí tuệ biết tôn trọng sự thực, có dũng cảm thừa nhận những sai lầm, có năng lực tự sửa đổi.

    Kỳ thị chủng tộc là một sai lầm. Đó là một sự thực không thể chối căi. Người Mỹ có được cái trí tuệ và dũng cảm t́m cách sửa đổi và giải quyết một cách thỏa đáng những lỗi lầm. Họ có khả năng lựa chọn những quyết định đúng đắn khiến cho sự kỳ thị chủng tộc dần dần bớt đi, và có thể một ngày nào đó không c̣n nữa.

    Trích từ " Dẫm lên đuôi nó "

  4. #24
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Lấy hổ thẹn làm vinh dự



    Dưới sự ủy thác của Cục Giáo dục tỉnh Đài Bắc, Trường Đại học Sư phạm Công lập Đài Loan đă làm một cuộc điều tra xem ư kiến mọi người như thế nào về việc trừng phạt thân thể. Kết luận báo cáo cho biết : 91% thầy giáo, 85% gia trưởng, 80% học sinh đều cho rằng nếu không đưa đến việc đả thương th́ sự đánh đ̣n là một việc nên làm. Cuộc điều tra này cho thấy cả người đánh lẫn người bị đánh - như chuyện Châu Du và Hoàng Cái ở trận Xích Bích - hai bên cùng ưng thuận. Một bên ưng thuận đánh và một bên chấp nhận bị đánh.

    Tại Đại hội thường niên của Hội Tâm lư học Trung Quốc và của Hội Tâm lư trắc nghiệm Trung Quốc vấn đề này cũng được đem ra thảo luận. Một số người dự Đại hội thuộc trường phái hiếu chiến đă dùng những lời lẽ khó hiểu để yêu cầu cải tạo các trường học thành những pḥng tra khảo thời cổ đại. Ngay cả bản thân Chủ tịch chính phủ Đài Loan, ông Lâm Dương Cảng - mà vận mệnh cuộc đời lại hoàn toàn trái ngược với đời của Bá Dương tôi - đă tuyên bố với Quốc hội Đài Loan rằng lúc nhỏ sở dĩ ông đă học hành được v́ bị thày giáo đánh cho đau đến nỗi phải kêu trời. Ông Lưu Gia Dục, giáo sư Viện Y học quốc lập Dương Minh c̣n đưa ra kiến nghị với Bộ Giáo dục là đối với học sinh có thể dùng những h́nh phạt thân thể " thích đáng ".

    Nhưng sự đóng góp hay ho nhất phải là của bà Dương Thục Huệ, phóng viên tờ " Tự lập Văn báo " trên một mục đặc biệt nhan đề : " Yêu ư ? Đánh ư ? ". Bà đề nghị : quan trọng nhất là làm sao vận dụng cho thích đáng, chỉ cần sao cho trẻ con đừng bị lầm lạc, Cục Giáo dục không cần quy định một cách quá " cứng nhắc ". Trong bài báo của bà ta có một đoạn đáng để lại cho hậu thế như sau :

    " Một ông giáo nọ ở một trường Trung học công nổi tiếng tại Đài Bắc có " cái roi để đánh học tṛ " và cái " tài dạy học " cùng nổi tiếng như nhau. Ngay hôm đầu tiên bắt đầu dạy học, ông treo lên tường bao nhiêu là roi mây (chẳng khác nào một gian pḥng dùng để tra khảo người thời xưa -BD). Sau đó giao hẹn với học tṛ : " Cứ mỗi một thành tích dưới tiêu chuẩn mấy điểm là đánh mấy roi ". Kết quả là tất cả học sinh của lớp ông này đều đạt thành tích rất tốt (và tỷ lệ lên lớp cũng rất cao). Cái tên của ông toàn trường ai cũng biết (Nếu ông ta treo trong lớp những thanh kiếm th́ không chừng tiếng tăm của ông ta có thể bay đến cả Luân Đôn nữa - BD). Tất cả học sinh đều xin được vào lớp của ông (Phải có một con số rơ ràng ở đây chứ không thể nói chung chung được - BD). Rất nhiều học tṛ sau khi đă tốt nghiệp rồi c̣n tiếc những lúc " xếp hàng để được đánh tay " (những cô cậu vừa qua những đợt thi tàn nhẫn để vào trường xong có lẽ c̣n có cái t́nh cảm này, chứ về sau tôi e rằng làm ǵ c̣n chuyện đó - BD). Như vậy để thấy rằng vấn đề không phải ở chỗ sự trừng phạt thân thể có cần thiết không (Đối với những thầy giáo muốn nổi tiếng e rằng việc này mười phần quan trọng - BD), nhưng ở chỗ ư nghĩa mà sự trừng phạt thể xác có thể đem lại được. "

    Cái đoạn văn này (của bà Dương Thục Huệ) là một trong những sản phẩm văn hóa đặc biệt của cái hũ tương.

    Thật ra, cái loại sản phẩm này đă xuất hiện trên thị trường từ thời Tống vào năm 1068. Thời ấy, hoàng đế c̣n nhỏ lúc học nghe thầy giáo giảng bài th́ ngồi, thầy giáo th́ lại đứng bên cạnh như học tṛ.

    Thừa tướng kiêm thầy giáo của gia đ́nh là Vương An Thạch v́ tôn sư trọng đạo mới đề nghị cho phép thầy giáo cũng được ngồi.

    Tin tức của đề nghị này truyền ra, cái vại tương kia liền bắt đầu sủi bọt. Một trong những đại thần kiểu gịi bọ tương dầu là Lữ Hối bèn kêu toáng lên như bị dẫm lên đuôi, và đằng đằng sát khí kết tội :

    - " Vương An Thạch vọng tưởng ngồi cạnh vua khi giảng bài cho vua, muốn xóa bỏ cả cái tôn nghiêm của hoàng đế để đưa cái tôn nghiêm của thầy học hoàng gia lên. Quả là họ Vương không biết ǵ về sự ḥa thuận trên-dưới, mà cũng không biết ǵ về sự phân biệt vua-tôi ! "

    Ôi thôi ! Ngay từ thời cổ cũng đă có những ông giáo lấy làm vinh dự được đứng bên cạnh hoàng đế như thế. Chẳng trách thời nay, cũng có học sinh " xếp hàng để được khỏ tay " và lấy đó làm vinh dự.

    Tôi lại nhớ đến năm 1910 - vào những ngày mới thành lập nước Trung Quốc Dân Quốc - có một lăo già người Măn Thanh bảo hoàng chạy đến trước huyện đường, tụt quần ra sai gia nhân đánh ḿnh một trận bằng roi. Sau đó, dường như thấy người đă nhẹ nhơm, bèn bảo : " Sướng quá ! Sướng quá ! Đă lâu không được thưởng thức cái mùi vị này ! " Kiểu biểu diễn này so với việc thích được quất vào tay c̣n tiến xa hơn một bậc.

    Chuyện khó hiểu là : tại sao cái đầu óc nô lệ ở Trung Quốc vẫn không thể chấm dứt được ? Mặc dù trong văn hóa Trung Quốc có một số truyền thống rất ư tàn khốc như bó chân đàn bà, thiến đàn ông, và nhục h́nh bây giờ đều đă bị băi bỏû.

    Bộ Giáo dục nghiêm cấm h́nh phạt thân thể, đó là một trong những quyết định rất đúng đắn. Không tưởng tượng được vào những năm 80 của thế kỷ XX này mà c̣n có người muốn đặt lại vấn đề. Vấn đề ở đây đáng lẽ phải là đối với điều hổ thẹn phải biết hổ thẹn, chỉ có những kẻ mà đầu óc nô lệ đă thâm căn cố đế mới có thể có được cái tài là lấy điều hổ thẹn làm vinh dự.

    Mối nguy cơ đích thực của dân tộc Trung Quốc vẫn là có những quái thai như Lữ Hối, như những đứa học tṛ " thích xếp hàng để được đánh tay ". Nếu những chuyện nhục nhă như thế lại trở thành vinh dự th́ trên thế giới này chắc chẳng c̣n chuyện ǵ để lấy làm vinh dự nữa.

    Những kẻ thích bị sỉ nhục th́ hoặc bị mất cảm tính của con người, hoặc tỏ ra không biết; hoặc không quan tâm đến nó; hoặc để trốn tránh trách nhiệm hay có thâm ư ǵ khác; hoặc chỉ đơn giản v́ họ là những kẻ trời sinh ra để làm nô lệ; hoặc đă là nô lệ từ trong bào thai rồi.

    Những người chủ trương đánh đ̣n nhấn mạnh : " thương cho roi cho vọt ". Ôi ! T́nh thương ơi ! V́ ngươi mà con người đă phạm biết bao nhiêu tội lỗi mỗi ngày.

    Bố mẹ v́ thương mà bó chân con gái ḿnh; nghĩ rằng trong tương lai nó sẽ dễ lấy chồng. Đó cũng là t́nh thương vậy. " Vua cha " đối với tiện dân th́ đánh cho thịt nát xương tan, bởi v́ " h́nh kỳ vô h́nh " (trong thời gian giam giữ th́ không được đánh), đó cũng là t́nh thương dân như con đỏ.

    Cứ thử hỏi một câu :- Thầy giáo đối với học tṛ, đánh một roi, đó là t́nh thương ? Đánh 10 roi, 100 roi cũng vẫn là t́nh thương ư ? Trên báo đăng chuyện thầy giáo đánh ba bạt tai làm cho học tṛ bị chấn thương sọ năo rồi cũng nhất quyết bảo đó là v́ ḿnh thương nó.

    Làm sao phân định được ranh giới đây ? Làm sao biết được cái hàm ư của nó đúng hay sai ? Trong nền giáo dục bằng t́nh thương làm ǵ có tiết mục " Tu lư học " (đánh đập học tṛ) ? C̣n nếu nói đến " thích đáng " th́ thế nào là " thích đáng ? " Ai định được tiêu chuẩn ? Và làm sao biết được cái nào là hợp tiêu chuẩn ?

    - " Chỉ cốt không gây thành thương tích là được! ".

    Đó là tiêu chuẩn ư ?

    Trên thực tế, bất cứ một sự trừng phạt thân thể nào cũng đều để lại thương tích. Giống như bảo : " Cứ đút tay vào ḷ lửa, càng lâu càng tốt, chưa thấy thương tích th́ chưa cần rút ra ". Cái ư nghĩa này nghe chừng cũng thảm năo chẳng khác nào âm thanh của một bánh xe x́ hơi. Bất cứ ai lúc sắp bắt đầu ra tay đánh th́ các thớ thịt đều gồng lên, tṛng mắt long lên. Chỉ nội cái dáng điệu khủng khiếp này - thần thái và ánh mắt hung ác - dù chưa đánh thật cũng đă có thể làm cho người sắp bị đánh tổn thương rồi.

    Cứ như đứa học tṛ đứng trước quyền uy tuyệt đối của người thầy, hoặc đứa con trước uy quyền tuyệt đối của ông bố, khi người bố dơ tay lên dọa đánh, đều đă cảm thấy ḿnh bị hạ nhục như thế nào. Rơ ràng chẳng có t́nh thương ǵ ở đó cả ! Chỉ có cái mầm mống của sự hận thù từ cả đôi bên, bởi v́ đó là một thứ lăng nhục đối với nhân cách.

    Đến lúc nào học tṛ không c̣n thích xếp hàng để được đánh tay nữa, lúc ấy các em mới có thể xóa bỏ được mặc cảm bị sỉ nhục, và lúc ấy sự trừng phạt thể xác mới không c̣n có ư nghĩa " tốt đẹp " nữa.

    Nếu những trẻ em không làm nổi các bài thi lại phải chịu những sự trấn áp, bạo lực th́ ḷng tự trọng bẩm sinh của trẻ con, cái linh tính và trí tưởng tượng rất đáng quư của chúng e rằng sẽ bị tiêu tan mất.

    Có đến 29% thầy giáo, sau khi Bộ Giáo dục nghiêm cấm đánh đ̣n học tṛ, đă cảm thấy " ḷng lạnh như tro tàn, chẳng c̣n muốn dạy học nữa ". Những con người văn hóa theo nghề gọi là " gơ đầu trẻ " này nếu không được phép thi triển cái thủ đoạn đánh đ̣n học tṛ quỷ khốc thần sầu th́ họ cảm thấy đành phải thúc thủ, không c̣n cách nào khác. Như vậy Bộ Giáo dục có lẽ tốt hơn nên mời họ cuốn gói ra khỏi trường và giới thiệu họ đến làm gác cửa cho các ṣng bạc.

    Bá Dương không đủ sức để phản đối 91%, 85%, cả đến 80% những người đồng ư việc đánh đ̣n. Nhưng tôi đây có thể hướng về những người học tṛ bị sỉ nhục, đề nghị một bí quyết như sau : Nếu họ đánh các em, tuy các em không thể đánh lại được ngay bây giờ, nhưng khi lớn lên như một người trưởng thành, th́ phải quyết tâm trả mối thù đó. Mười năm chưa có ǵ là muộn cả. Có những phần tử rất hiếu chiến có thể mắng các em : " Tôi cứ đánh đấy ! Mười năm sau rồi ta nói chuyện ! " Đối với cái loại rắn vườn này, các em vĩnh viễn đừng bao giờ quên chúng, hăy cứ thật t́nh hẹn chúng mười năm sau.

    Nhưng đây chưa phải là ư chính của tôi.

    Cái ư nghĩa chính, khiến ḷng tôi thật đau xót, là : qua lần điều tra này (của Trường Đại học Sư phạm công lập Đài Loan) số người thích đánh đ̣n và những người thích bị đánh đă chiếm một tỷ lệ quá cao.

    Phàm mục đích của giáo dục là bồi dưỡng cái tôn nghiêm và vinh dự của nhân tính. Thế mà ngược lại, hôm nay mọi người đều đồng ư rằng : mục đích của giáo dục là tiêu diệt cái tôn nghiêm và vinh dự của nhân tính đó.

    Có thể nói đây là một trong những x́-căng-đan lớn của thế kỷ XX và của vấn đề giáo dục. Điều đó chứng tỏ cái vại tương này không những rất sâu mà tương lại c̣n đặc nữa. Cho dù bây giờ chính phủ có xuất đầu lộ diện giúp đỡ đi nữa th́ một số người cũng khó ḷng sửa đổi được.

    V́ thế chúng ta có thể nói rằng : cái nền giáo dục của chúng ta quá ư là dị h́nh, đă đến chỗ đi ngược lại thiên chức của nó.

    Càng nghĩ đến tôi lại càng thấy lạnh xương sống.

    Trích từ " Dẫm lên đuôi nó ".

  5. #25
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Phần III : CÁC BÀI PHÊ B̀NH
    Sóng dữ vỗ bờ




    Cái vại tương - Một biểu tượng của căn bệnh văn hóa Trung Quốc

    Khiêu Lập Dân
    Trong " Thất thập niên đại Tạp chí ", Hồng Kông, ngày 12-11-1973



    Phàm người Trung Quốc nào c̣n quan tâm đến tiền đồ tổ quốc đều có thể nghĩ đến một vấn đề căn bản sau đây : tại sao Trung Quốc (từ 1842 đến 1949) lại yếu thế ? Mỹ, Nhật tại sao lại mạnh thế ?

    Diện tích của Trung Quốc rất lớn (đứng thứ nh́ trên thế giới chỉ sau Liên-xô), người lại rất đông (vào bậc nhất thế giới), tài nguyên tương đối phong phú. Thêm vào đó, lại có một nền văn hóa mà một số người tự hào là lâu đời tới 5.000 năm. Đáng lư Trung Quốc phải là một quốc gia vào hạng mạnh nhất thế giới mới đúng. Nhưng sự thực lại không phải như vậy. Từ Chiến tranh Nha phiến (1840), bị các cường quốc liên tục đến xâu xé, Trung Quốc phải cắt đất bồi thường, chỉ tư nữa là đă bị phân chia.

    Đối với câu hỏi trên, chỉ có hai cách trả lời :

    Thứ nhất : Đầu óc và sức lực của người Trung Quốc tồi quá.

    Thứ hai : Cái văn hóa truyền thống của Trung Quốc có vấn đề.

    Đối với cái khả năng thứ nhất, có hai cách giải thích không giống nhau. Cách thứ nhất làø: đầu óc, sức lực người Trung Quốc tồi quá. Có lẽ họ chỉ khá hơn rợ Hung-nô, Đột-quyết và người da đen ở Phi Châu ngày hôm nay (chứ không phải ngày mai), nhưng chắc chắn là thua người Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Nhật.

    Cách giải thích thứ hai : trí lực của tổ tiên người Trung Quốc rất khá, ít nhất cũng tài giỏi ở mức độ huy hoàng của những đời Hán, Đường. Nhưng bất hạnh thay, cái trí lực ấy càng ngày càng kiệt quệ, đời sau không bằng đời trước, sau vài trăm năm đă biến thành một dân tộc của những thằng ngu.

    Giả sử đúng là trí lực của chúng ta quá tồi, chúng ta phải chấp nhận nó như thế thôi. Nhưng ai đă dậy chúng ta không biết tự ḿnh phấn đấu nhỉ ? Căn cứ trên " Định luật sinh tồn - mạnh được yếu thua " th́ một đất nước bị biến thành cái loại " thuộc địa hạng bét " như thế bởi v́ nó xứng đáng như thế. Nếu nói ngược lại, giả sử không phải v́ trí lực của chúng ta có vấn đề, nhưng v́ cái văn hóa của chúng ta có vấn đề, th́ tiền đồ của chúng ta c̣n có thể khá được, nhưng chúng ta phải biết tự sửa ḿnh, can đảm vứt cái gánh nặng văn hóa ấy đi mới được.

    Chúng ta vừa nói qua khả năng thứ nhất (trí lực có vấn đề), đó là một khả năng trên mặt lư luận, nhưng không tồn tại trong thực tế. Bởi v́ không có một người Trung Quốc nào thừa nhận rằng trí lực của dân tộc Trung Quốc chúng ta lại thấp kém. Đấy không phải là một vấn đề cảm tính hoặc v́ muốn tự thổi phồng ḿnh lên, nhưng một vấn đề trên mặt lư luận có chứng cớ, không thể phủ nhận.

    Những chứng cớ này là ǵ ?

    Ta có thể nh́n thấy trong hai sự kiện sau :

    1- Phần đóng góp của người Hoa vào công cuộc phát triển kinh tế ở Đông-Nam-Á.

    2- Những thành tựu về học thuật của người Hoa tại Mỹ, những thành quả này làm cho người da trắng vốn đầy tự tôn mặc cảm cũng phải thừa nhận rằng trí tuệ cá nhân người Hoa cao. Nhưng họ cũng biết người Hoa không đoàn kết, không hợp tác với nhau, chống đối nhau một cách kịch liệt và không phát huy được sức mạnh tập đoàn.

    Ông Bá Dương trong tập " Đến chết không nhận lỗi " đă đưa ra một cách giải thích tuyệt vời về vấn đề của người Hoa chúng ta :

    Một người đến thỉnh giáo một vị cao tăng, hỏi về kiếp trước và kiếp sau của ḿnh. Vị cao tăng đáp bằng mấy câu thơ sau :

    Muốn biết kiếp trước thế nào
    Cứ xem ḿnh sống ra sao kiếp này
    Đầu thai rồi thế nào đây
    Hăy nh́n vào việc hiện nay đang làm

    [Dục tri tiền thế nhân
    Kim sinh thụ giả thị
    Dục tri hậu thế quả
    Kim sinh tác giả thị ]

    Bá Dương lại c̣n than rằng : " Mấy câu danh ngôn này làm cho tôi liên tưởng đến cái văn hóa 5.000 năm của chúng ta ". Muốn biết cái văn hóa này tốt hay xấu, không phải cứ vùi đầu vào nghiên cứu cái đống giấy cũ, mà phải mở to mắt nh́n những tội nợ mà chúng ta đang phải chịu hôm nay th́ may ra mới rơ được.

    Vấn đề th́ rơ ràng có rồi, mà cũng có thể nói rằng đó là vấn đề văn hóa. Vậy phải đi thêm một bước nữa để t́m cách phân tích nó.

    Ông Tôn Quang Hán, một người rất ngưỡng mộ ông Bá Dương, trong bài " Hoàn cảnh và đất đai " có viết:

    " Nguyên nhân tại sao Trung Quốc không thể xây dựng được một quốc gia cường thịnh ? Đó không phải vấn đề bẩm sinh, nhưng một vấn đề sau khi sinh. Nếu dùng ngôn ngữ của người làm ruộng để nói th́ đó không phải là vấn đề " giống " mà là vấn đề " đất ".

    Đối với thực vật, đất là thổ nhưỡng, thủy phân, không khí, ánh sáng mặt trời, v.v...; đối với một dân tộc, đất là hoàn cảnh, tập tục của nhân tính nói chung.

    Cho đến nay thực sự chúng ta chưa sinh sản được những loại cây tốt. Nguyên nhân, nếu không do hạt giống, th́ nhất định phải v́ đất đai, hoàn cảnh, có ǵ đó không thích hợp cho những giống cây này sinh trưởng.

    Trong văn hóa và tập tục 5.000 năm của Trung Quốc, ngoài phần tốt ra cũng có phần xấu. Phần xấu này là mảnh đất nơi hạt giống kia không thể lớn lên được. Cái phần văn hóa, tập tục rộng lớn, xấu xa này đúng như ông Bá Dương gọi một cách đơn giản và tóm lược là cái " vại tương ".

    Tôi thấy Lỗ Tấn tiên sinh đă sáng tạo ra cái " A Q ", Lư Tông Ngô tiên sinh lại sáng tạo ra cái " Hậu hắc ", sau đó Bá Dương tiên sinh c̣n sáng tạo ra cái " hũ tương ", ba thứ này đều chí lư cả, chẳng khác nào ba chân của một cái đỉnh.

    Nếu nói " A Q " đă vạch trần " nhân tính " của người Trung Quốc, " Hậu hắc " đă tố giác cái " quan tính " của người Trung Quốc, th́ " Hũ tương " tựa hồ như gốc gác của hai thứ trên. Tại sao có " A Q " ? Chính do cái " Hũ tương " mà ra !

    Thế th́ cái " Hũ tương " đây là ǵ, và có ǵ ở trong đó ? Định nghĩa của ông Bá Dương như sau :

    " Một xă hội hỗn độn bị sâu ruỗng và tù hăm, lại bị loại chính trị nô tài thao túng, đạo đức què quặt, nhân sinh quan cá nhân, đồng tiền và thế lực làm vua. Một xă hội như thế làm cho linh tính con người chỉ có xơ cứng và tiêu tan đi thôi ".

    Ông Bá Dương c̣n nói tất cả các thứ trong hũ tương ấy lại đẻ ra những hiện tượng khác như : " sự sùng bái quyền thế một cách mù quáng ", " tính ích kỷ chắc như gông cùm ", " ngôn ngữ bịp bợm ", " mê đắm những xác chết ", " bất hợp tác ", " tàn nhẫn và đố kỵ một cách lạnh lùng, trắng trợn ", " làm phách và ngớ ngẩn ".

    Trước khi nói về những sản phẩm của hũ tương, tôi xin được nói thêm vài câu, v́ một khi tràng giang đại hải về hũ tương rồi sợ không thể quay trở lại được nữa.

    Một số người yêu nước nghĩ rằng Trung Quốc phải giầu mạnh. Không ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng làm thế nào để giàu mạnh mới là vấn đề. Chẳng lẽ cứ phô trương cái sẹo của tổ tiên ra ? Cứ trách cứ tổ tiên phỏng có ích ǵ ? Chẳng lẽ cứ trách cứ tổ tiên cho đă đời, rồi th́ quốc gia sẽ giầu mạnh lên chăng ?

    Tôi cho rằng làm như thế không phải là thượng sách. Dân tộc Trung Quốc là một dân tộc bị " bệnh ", năm tháng càng dài th́ bệnh càng nặng.

    Cái bệnh này bắt nguồn từ thời Hán Vũ Đế sùng đạo Nho, lại càng bị nặng thêm với những thứ kỳ quặc như khoa cử, như Lư học thời Minh, Tống, làm cho dân tộc Trung Quốc hầu như bị tiêu tan hết linh tính, chỉ c̣n thoi thóp sống mà thôi.

    Những đối thủ ngày trước như Hung - Nô, Đột - Quyết, Khiết - Đan, Tây - Hạ thực ra có một nền tảng văn hóa quá thấp, nên không tránh khỏi bị Hán hóa. Ngay cả sau này Mông Cổ và Măn Thanh chỉ chinh phục được chúng ta trên mặt vơ lực, c̣n trên mặt văn hóa lại bị chúng ta chinh phục lại. Những chiến thắng về văn hóa này làm cho chúng ta vốn mắc bệnh mà không hề biết.

    Cho đến khi nhà Thanh bị ép buộc phải mở cửa cho Tây phương chúng ta mới gặp phải đối thủ lợi hại mà chúng ta chưa bao giờ gặp trước kia. Lúc đó, cái trạng thái bệnh tật nọ mới bị lộ tẩy ra ngoài.

    Một dân tộc mắc " bệnh " cũng giống như một cá nhân, nếu không chữa cho hết bệnh th́ không có cách nào khá lên được. Dù dân chủ, dù khoa học, mà ngay cả đến những thứ thuốc bổ nhất thiên hạ cũng chẳng có ích ǵ cho một người bị bệnh đường ruột và dạ dày quá nặng.

    Muốn chữa được bệnh trước hết phải t́m cho ra " căn bệnh ". Không thể v́ sợ thuốc hoặc sợ đau mà giấu bệnh được. Nếu cần, dẫu phải cưa tay cưa chân cũng kiên quyết làm, dù phải cắt bỏ dạ dày, thay thận cũng không tiếc. Cần phải có cái dũng khí như thế mới có khả năng cải tử hoàn sinh được. Vấn đề cốt lơi ở đây là phải khiêm tốn kiểm thảo căn bệnh văn hóa lâu đời này.

    " Căn bệnh " này của dân tộc Trung Quốc xét cho cùng là ǵ ? Lỗ Tấn, Lư Tông Ngô, Bá Dương,... trước sau đều đă chỉ rơ. Nhưng " thuốc thang " thế nào cho khỏi ? Vấn đề trị bệnh này c̣n lớn hơn việc nêu rơ tên bệnh, song cơ hồ các vị đó chưa thấy ai đề cập đến cho chúng ta. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ ta có thể thấy cái " ư tại ngôn ngoại " của họ. Dường như trước tiên họ muốn chúng ta cùng tham khảo để thấy rơ từng chứng bệnh một, liệt kê ra từng nguyên nhân của căn bệnh. Để rồi sau đó người Trung Quốc - những ai c̣n biết suy nghĩ - từng người một nh́n vào những bệnh chứng này mà suy xét, cái nào xấu th́ bỏ đi, cái nào không xấu th́ giữ lại.

    Nếu những người có ḷng này càng ngày nhiều, " cái bỏ đi " và " cái giữ lại " càng ngày càng lớn. Như thế, tất chẳng mấy chốc cái bệnh lâu đời đó của dân tộc Trung Quốc sẽ không thuốc mà tự lành. Cái này có lẽ sẽ dính dáng đến vấn đề " biết dễ, làm khó " hoặc " biết khó, làm dễ " mà ở đây chúng ta không bàn đến.

    Trong bài " Đến chết không nhận lỗi " (ở tập " Đập vỡ hũ tương ") có đoạn như sau:

    " Có kẻ cho rằng người Trung Quốc bản thân không xứng đáng, cho nên mới để cho nước nhà ra nông nỗi này. Không những không biết tự trách móc ḿnh, mà trái lại, họ c̣n tức tối, đi trách cứ tổ tiên cái này không đúng, cái nọ không đúng, làm họ phải chịu hậu quả. Thay v́ xây dựng một giang sơn tốt đẹp để họ được hưởng phúc lộc th́ tổ tiên để lại cho họ một đất nước như thế ".

    Đối với cách nói ấy, ông Bá Dương đă trả lời :

    " Điều này chả khác chuyện cha với con. Nếu con khá giả, thông minh linh lợi, học qua được đại học, thế mà đời lại hỏng th́ đương nhiên không thể trách cứ được bố nó ; mà nó chỉ có thể tự trách ḿnh không xứng đáng. Nhưng nếu như đứa con từ khi sinh ra đă bị vi trùng lậu làm cho hỏng mắt, lại bị di truyền làm cho dở điên dở khùng, ngớ ngớ ngẩn ngẩn, lang thang đầu đường xó chợ xin ăn kiếm sống th́ cái trách nhiệm của nó quá nhỏ. Nếu nó có mở mồm trách bố nó tại sao lại mắc bệnh phong t́nh, trách mẹ nó v́ sao không chữa khỏi bệnh đi, th́ chúng ta cũng không thể nhẫn tâm bắt nó im mồm được ".

    Các sản phẩm của cái hũ tương mà ông Bá Dương đă nói đương nhiên không nhất thiết cái nào cũng hoàn toàn đúng, nhưng ít nhất cũng có một phần không sai. Văn chương ông Bá Dương xưa nay vốn mạch lạc phân minh, chỉ tiếc lúc nói về những sản phẩm hũ tương, hành văn lại hơi lộn xộn, có lúc lung tung lạc đề. Lúc th́ vụt một cái lộn trở lại, lúc vụt một cái lại phóng đi.

    Chúng tôi xin trích một phần giới thiệu nhỏ dưới đây - đă qua một lần chỉnh lại theo nguyên tắc giữ đúng nguyên ư tác giả - để người đọc đối chiếu với nguyên văn làm bằng chứng :

    Sản phẩm đầu tiên của hũ tương là sự sùng bái quyền thế một cách điên cuồng. Ở Trung Quốc thời cổ, người có quyền thế tối cao là Hoàng đế. Đối với ông ta những nguyên tắc luân lư đều vô nghĩa. Thân thuộc nhánh bên (không phải trực hệ) ở trước mặt Hoàng đế bất quá chỉ là " thần ", là " nô tài ", (Ví phỏng Hoàng đế đă được tấn phong, cho dù là bố mẹ cũng không được là ngoại lệ). Đối với cái thứ tính cách oái oăm trái với luân lư này (quan tính lớn hơn nhân tính), một loại đạo đức dị h́nh, không những không ai phản đối mà c̣n cho là ư trời, nghĩa đất.

    Về mặt hoang dâm trong đời sống cung đ́nh th́ những Hoàng đế Tây phương c̣n phải kém xa. Chưa cần bàn đến cái " Ba ngh́n người đẹp trong hậu cung " của thời Đường, ngay thời Chu vương triều, thiên tử có thể có tới 121 bà vợ một cách hợp pháp.

    Theo " Nội tắc " trong " Lễ kư " chỉ để sắp xếp cho chu tất chương tŕnh hàng ngày của cái việc " điên loan đảo phụng ", sao cho cả hơn trăm bà đều được thấm đượm ơn mưa móc của nhà vua cũng đă là một điều khổ tâm rồi; chưa kể những chuyện ghen tuông tranh giành giữa các bà.

    Tất cả các ông thánh đối với mấy việc này không những không phản đối, mà họ c̣n biến các loại " dâm đồ " này thành thiên tử thánh thần, biến cái kiểu " chơi loạn chơi tạp " này thành ra phép tắc chính thức của quốc gia, xă hội. V́ vậy Bá Dương cho rằng :

    Thánh nhân không những chỉ hùa theo mà c̣n là đầu sỏ, cùng phạm tội với những kẻ có quyền và bọn dâm đồ. Quyền lực nào khác xăng dầu, thánh nhân không những không t́m cách đề pḥng sự dễ cháy của nó mà lại c̣n châm lửa th́ khi nó bốc lên làm sao mà dập được ?

    Bá Dương cho là quyền lực của Hoàng đế Tây phương luôn luôn bị thành phần trí thức giới hạn, giám sát. Nhưng ở Trung Quốc th́ các ông thánh lại v́ phe nắm quyền mà phát minh ra thứ triết học kỳ quặc kiểu như sau :

    " Khắp dưới gầm trời không có chỗ nào không là đất của nhà vua. Tất cả các kẻ sĩ trong thiên hạ có kẻ nào mà không phải là tôi của nhà vua ". Th́ ra, sinh mạng tài sản của nhân dân đều do cái tên " đại dâm đồ " đó ban cho. Chẳng trách cái thằng chơi gái thứ dữ đó cứ muốn làm ǵ th́ làm.

    Khi sự tôn sùng quyền thế là nền tảng của 5.000 năm văn hóa truyền thống th́ cái quan hệ giữa người và người chỉ có sự " kính và sợ ", c̣n sự " thương yêu " th́ không đáng kể. Cái gọi là " nhân " chỉ là thứ t́m thấy trong sách vở, khó mà gặp được trong hành động. Vả lại, chữ " nhân " này tựa hồ không có tính cách b́nh đẳng của hai bên cùng được lợi.

    Sùng bái quyền thế một cách tuyệt đối đưa đến một nền chính trị nô tài và cái đạo đức dị h́nh, không c̣n tiêu chuẩn về thị phi, chỉ c̣n cái tiêu chuẩn vụ lợi bất kể phải trái. Chỉ c̣n một con đường là tiền tài, phú quư, công danh. Mọi người đều phải gọt đầu cho nhọn để liều mạng chui vào chỗ quan trường. Chỉ cần tôi có thể làm quan th́ bắt tôi làm ǵ tôi cũng làm.

    Như Đào Uyên Minh - không v́ năm hộc thóc mà uốn cong lưng - th́ có được mấy người ?

    " Mười năm tân khổ " chẳng v́ nghiên cứu phát minh, chẳng v́ viết sách lập thuyết, chẳng v́ bôn ba cách mạng, mà chỉ v́ " một ngày thành danh ". " Thành danh " ở đây có nghĩa là làm quan vậy.

    Xưa nay, việc làm quan hấp dẫn người ta như điên cuồng cũng bởi v́:

    1- Có quyền trong tay, dù ở cấp bực nào (tùy quan lớn nhỏ) cũng muốn ǵ được nấy.

    2- Được mọi người sùng bái.

    3- Học vấn trở thành uyên bác (Đối với người Tây phương : tri thức là quyền lực. Đối với người Trung Quốc : quyền lực là tri thức).

    4- Tài sản được gia tăng (Người Tây phương lấy buôn bán làm nguồn gốc của sự giàu sang. Người Trung Quốc trọng sĩ, khinh thương; lại bị ảnh hưởng của cái " Hà tất viết lợi " của Mạnh Tử).

    Sở dĩ mồm không nói đến lợi, nhưng trong bụng lại nghĩ đến lợi một cách sống chết, v́ thế mới làm quan để vơ vét. Chuyện tên đạo tặc khét tiếng Trịnh Chúng đời Nam Tống, sau khi quy hàng được bổ làm quan, bị đồng liêu coi rẻ, y tức ḿnh bèn có thơ rằng :

    " Các vị làm quan để ăn trộm,
    Trịnh Chúng ăn trộm mới làm quan ! "

    (Các vị tố quan hựu tố tặc,
    Trịnh Chúng tố tặc tài tố quan)

    Đúng là một câu nói toạc móng heo cái việc làm quan !

    Tôn thờ quyền thế quá độ - không cần nói đến trường hợp chính trị, học thuật - ngay cả đến t́nh hữu nghị giữa người với người cũng biến chất, biến thành thiển cận, thành thế lợi.

  6. #26
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Làm sao sửa chữa cái bệnh
    đến chết cũng không nhận lỗi


    Xă luận đăng trong tờ " Tin nhanh tiếng Hoa ", New York, ngày 12 tháng 8 năm 1981



    Nhà văn Đài Loan nổi tiếng Bá Dương đang đến thăm nước Mỹ, trong bài diễn thuyết hôm qua tại đây ông có nói rằng dân tộc Trung Quốc sở dĩ ngă một lần mà không dậy được nữa chủ yếu v́ cái tính " đến chết cũng không nhận lỗi ".

    Cách nh́n này của ông Bá Dương tuy chỉ là một sự thực hiển nhiên - không phải một phát hiện ǵ mới - nhưng không phải v́ thế mà không là một phán đoán rất sâu sắc.

    Chúng ta hăy thử nghĩ xem : những chính sách lừa nước hại dân, khư khư cố chấp của mấy chục năm gần đây ở Trung Quốc có phải v́ cái tính đến chết cũng không nhận lỗi ấy mà ra sao ? Cứ cho dù không phải hoàn toàn đúng như thế, nhưng trên thực tế cũng chẳng sai là bao nhiêu.

    Và nếu ta nh́n rộng ra th́ việc giữ thể diện, việc đến chết không nhận lỗi cũng chỉ là bản tính thông thường của toàn nhân loại, là khuyết điểm của tất cả các dân tộc và cộng đồng.

    Kinh thánh của đạo Cơ đốc nói mỗi người có hai cái túi. Cái túi đằng trước chứa các lỗi lầm của kẻ khác, cái túi đằng sau lưng chứa lỗi lầm của ḿnh.

    Nói cách khác, con người ta chỉ thích nói đến những chỗ không hay của kẻ khác mà không thích nói thật về cái sai của ḿnh. Từ 2.000 năm trước cũng đă thế rồi, đến chết không nhận lỗi đă là cái bệnh chung của con người chứ không cứ chỉ của riêng người Trung Quốc.

    Cái tính của con người vốn đều như vậy. Nhưng sao các quốc gia phương Tây lại bỗng tiến bộ vượt bậc về các mặt chính trị kinh tế, văn hóa, c̣n người Trung Quốc lại như thế ? Có ǵ mâu thuẫn ở đây chăng ?

    Theo ư tôi câu trả lời cho việc này có liên quan đến vấn đề chế độ chính trị.

    Nếu mỗi người đều có hai cái túi, cái đằng trước đựng các lỗi lầm của người, cái đằng sau đựng các lỗi lầm của ḿnh, th́ mỗi người đúng ra phải đem những cái ǵ trong cái túi ở sau lưng ḿnh mà bỏ vào cái túi ở đằng trước của người khác để có thể xem cho tỏ tường.

    V́ nếu như mọi người đều đồng ư mở cái túi ở đằng trước ḿnh, công bố toàn bộ tất cả, th́ những cái sai lầm trong cái túi ở đằng sau của mọi người tất nhiên cũng phải lộ ra, không có cách ǵ dấu được, chối được.

    Chế độ này gọi là tự do ngôn luận, chính nó là dân chủ.

    Tự do ngôn luận, dân chủ là một thứ linh đan rất hiệu nghiệm để chữa chứng bệnh " Đến chết cũng không nhận lỗi ". Trái lại, nếu không có dân chủ, kẻ có quyền thế sẽ bịt mồm những kẻ thấp cổ bé họng; bọn có quyền thế lúc ấy chỉ nh́n thấy cái túi của bọn không có quyền kia ở trước mặt chúng mà thôi. C̣n bọn chúng lại bịt kín cái túi chứa lỗi lầm của chúng lại.

    Không được nói đến, các lỗi lầm của những kẻ nắm quyền sẽ vĩnh viễn không lộ ra ngoài, và v́ thế cũng không bao giờ có cơ hội để được sửa sai. Cho đến lúc cái sai lầm này trở thành quá lớn th́ toàn bộ xă hội sẽ mắc phải tai ương.

    Các quốc gia Tây phương có sai lầm không ? Đương nhiên là có, và nhiều cái sai lầm cũng chẳng phải nhỏ ǵ.

    Ví dụ sự bóc lột giai cấp thợ thuyền trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, sự áp bức các dân tộc bị trị dưới chế độ thuộc địa trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa đế quốc. Đó đều là những lỗi lầm to lớn.

    Nhưng v́ họ có dân chủ nên không đi bịt mồm mọi người. V́ vậy ngay tại Luân Đôn, Các-Mác vẫn có thể mở Đại hội Cộng sản Quốc tế đầu tiên, phát biểu Tuyên ngôn Cộng sản mà không bị cấm đoán - đó là một dẫn chứng không thể phản bác.

    Cho nên, dưới các chế độ tự do dân chủ, những lỗi lầm của họ không ngừng được đưa ra ánh sáng, và nhờ thế không ngừng được sửa sai. - Quốc hội được thành lập, các pháp chế bảo vệ quyền lợi công nhân đă ra đời, đời sống công nhân được cải thiện rất nhiều. Sau đó, những bài học của hai trận Đại chiến Thế giới cũng đă đưa đến cơ hội độc lập cho các thuộc địa.

    Khổng Tử tán dương vua Vũ rằng : " Văn quá tắc hỷ " (Nghe được lỗi lầm của ḿnh th́ rất mừng) ; lại nói : " Thánh nhân chi quá, như nhật nguyệt kinh thiên " (Sự sai lầm của thánh nhân như mặt trời và mặt trăng đi qua trên bầu trời), ư nói những người b́nh thường, v́ khác với thánh nhân, mới đi dấu diếm những lỗi lầm của ḿnh.

    Khổng Tử tuy hy vọng mỗi người b́nh thường đều trở thành thánh nhân, nhưng lại không hề đưa ra được phương pháp tu thân cụ thể nào khả dĩ áp dụng được trong thực tế để đạt đến mục đích.

    Trong khi đó, người phương Tây lại nghĩ ra cách dùng chế độ dân chủ biến mỗi người làm chính trị trở thành một ông thánh, hoặc ít nhất cũng có khả năng trở thành ông thánh trong việc xử lư những sai lầm của ḿnh khi nắm quyền. -

    V́ " Như mặt trời và mặt trăng đi qua trên bầu trời ", tất cả mọi người ai cũng đều nh́n thấy, nên không thể nào có sai lầm mà không chịu sửa chữa. Cứ thử nghĩ cho kỹ ta sẽ thấy cái công dụng của chế độ này to lớn là nhường nào !

    Từ chuyện này chúng ta có thể rút ra một kết luận : Nếu chúng ta muốn mỗi người đều tự giác nhận lỗi của ḿnh, dù chẳng phải để trở thành thánh cả, th́ chỉ có một phương pháp duy nhất là thực hành dân chủ.

    Dân chủ làm cho mỗi người không thể dấu diếm lỗi lầm của ḿnh, tự nhiên có thể sửa đổi được cái tính " Đến chết cũng không nhận lỗi " kia.

    Cho nên nếu hỏi Trung Quốc cần ǵ, cầu ǵ, th́ chỉ có một thứ duy nhất mà thôi, đó là dân chủ.

  7. #27
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Năng lực suy luận bị trục trặc

    Xă luận, trong tờ " Tin nhanh tiếng Hoa ", New York, ngày 13 tháng 8 năm 1981



    Nhân bài diễn thuyết của ông Bá Dương về việc người Trung Quốc " đến chết cũng không nhận lỗi ", hôm qua trong mục xă luận chúng tôi đă nói rơ là để sửa chữa chứng bệnh này chúng ta không nên hy vọng vào sự " tự ḿnh tỉnh ngộ " nơi mỗi cá nhân con người.

    Kỳ vọng vào sự tỉnh ngộ của một cá nhân chẳng khác nào như bảo rằng : " Mọi người ai cũng là Nghiêu Thuấn cả ! " Đó là chuyện nằm mơ giữa ban ngày.

    Chúng ta chỉ có thể sửa đổi chế độ chính trị, dùng áp lực của chế độ bắt những người không tự nguyện sửa đổi lỗi lầm không c̣n đường tránh né, không sửa không được. Chỉ có cách giải quyết đó mới thích đáng.

    Nói đến những khuyết điểm của người Trung Quốc, chúng ta lại liên tưởng tới một vấn đề khác, đó là cái lô-gíc của người Trung Quốc. Có thể nói so với cái lô-gíc của người phương Tây th́ cái lô-gíc của người Trung Quốc kém hẳn một bậc.

    Mỗi một dân tộc đều có cái ưu và khuyết điểm của nó. Cái năng lực về trực giác của người Trung Quốc có thể nói là đứng vào hạng nhất thế giới, Tây phương cũng không thể sánh kịp. Điều này thật rơ qua những phát minh ra la-bàn (Kim chỉ Nam), thuốc súng, v.v...

    Người Trung Quốc bằng trực giác đă có thể t́m ra những thứ này trước bất kỳ quốc gia nào cả vài trăm năm hoặc cả ngh́n năm. Nhưng người Trung Quốc vẫn chưa từng sáng tạo được khoa luận lư học. V́ vậy, tuy chế tạo ra la-bàn, thuốc súng, nhưng lại chẳng hiểu ǵ về nguyên lư khoa học của chúng. Thậm chí ngay đến cả thời nay Trung Quốc cũng không có khoa lô-gíc học như một bộ môn khoa học. Thế mà Tây phương từ rất sớm - ở thời đại A-ri-xtốt - đă t́m ra những nguyên lư của lô-gíc học và sử dụng nó như một công cụ.

    Ông Bá Dương đơn cử những ví dụ để nói lên chuyện người Trung Quốc đến chết cũng không nhận lỗi. Kỳ thực người Trung Quốc đă thấy tầm quan trọng của điều này từ lâu rồi. Hơn 2.000 năm trước Khổng Tử đă thành khẩn khuyên răn : " Quá như năng cải, thiện mạc đại yên " (Không có việc ǵ lớn lao hơn là biết sửa chữa lỗi lầm của ḿnh). Nhưng phương pháp mà Khổng Tử đề xuất là mỗi người phải học theo Nghiêu Thuấn, đó là một phương pháp giải quyết bằng trực giác.

    Đương nhiên, nếu mọi người đều có thể biến thành Nghiêu Thuấn th́ c̣n ǵ bằng. Nhưng đáng tiếc rằng sự thực lại không thể nào như thế được. Cho nên cái phương pháp biến mọi người thành Nghiêu Thuấn rốt cuộc chẳng khác nào là không có phương pháp. Kết quả là sau 2.000 năm đề xướng cũng đă chẳng biến được thêm một kẻ nào thành Nghiêu Thuấn cả.

    Nếu người Trung Quốc biết vận dụng lô-gíc để suy nghĩ th́ đă t́m ra được chế độ dân chủ từ lâu, đă dùng được tự do ngôn luận để sửa đổi những lầm lạc của các kẻ thống trị.

    Dưới chế độ dân chủ của nước Mỹ, Nixon phạm một cái lỗi nhỏ là muốn ăn cắp các văn kiện của đảng đối lập, kết quả bị tờ Bưu báo Hoa-Thịnh-Đốn (Washington Post) tố giác, muốn che đậy mà không che đậy nổi, rốt cuộc buộc phải từ chức Tổng Thống. Cho nên dưới chế độ dân chủ không có cách nào giấu được những sai lầm, có lỗi tất phải chịu trách nhiệm, không sửa chữa không được.

    Ngược lại, ở Trung Quốc lục địa dưới chế độ độc đảng chuyên chế, trận động đất lớn tại Đường Sơn (1976) phải đến bao nhiêu năm sau này chúng ta mới biết được đă có bao nhiêu người bị thiệt mạng !

    Trong tai vạ mười năm do bọn " Tứ nhân bang " (Bè lũ bốn tên) gây ra, số người chết oan trong toàn quốc có đến bao nhiêu triệu. Nếu bọn " Tứ nhân bang " không bị tan ră và bị xử tội, có lẽ đến ngày hôm nay chúng ta vẫn c̣n bị lừa bịp bởi cái " Bất đoạn đấu tranh luận " (Thuyết đấu tranh không ngừng) do Mao Trạch Đông nghĩ ra và nói rằng dùng nó để xây dựng thiên đường cho nhân dân Trung Quốc.

    Những chế độ không dân chủ, tức không có chân lư, tức không thể sửa đổi lỗi lầm, điều này chẳng phải đă rơ như ban ngày ư ?

    Thế mà cho đến hôm nay vẫn c̣n nhiều người Trung Quốc tin rằng những kẻ thống trị sẽ tự động biến thành Nghiêu Thuấn, không cần có quyền lực khác để chế ngự và xét đoán, không cần có dân chủ để giám sát, lại cũng không cần có cả tự do ngôn luận để tố cáo !

    Điều này chẳng phải đă chứng minh rằng người Trung Quốc không có một tư ǵ đầu óc lô-gíc ư ? Bất cứ kẻ thống trị nào cũng đều ghét cay ghét đắng dân chủ, bởi v́ nếu có dân chủ tức th́ họ sẽ bị dân chủ tước bỏ tất cả những đặc quyền.

    Điều kỳ quái là ở Trung Quốc có nhiều kẻ cũng hùa theo tập đoàn thống trị mà rêu rao rằng : " Dân chủ Tây phương là dân chủ của giai cấp tư sản, đó là một chế độ phản động " ; mà nghịch lư thay những kẻ bị thống trị này lại chẳng có ǵ để mất v́ chế độ dân chủ, cái đầu óc lư luận của họ quả t́nh bị trục trặc ǵ đó.

    Điều này là một khuyết điểm rất đáng lo ngại của người Trung Quốc chúng ta.

  8. #28
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Nhảy ra khỏi hũ tương

    Xă luận trong " Bắc Mỹ nhật báo ", New York, ngày 24 tháng 8 năm 1981



    Ông Bá Dương, nhà phê b́nh xă hội rất nổi tiếng ở Đài Loan một thời, có một ng̣i bút hài hước chứa chất chua cay; cơn thịnh nộ và lời chửi mắng của ông thường bắt người ta suy nghĩ và lo âu.

    Văn ông tiêu biểu cho loại văn phê b́nh ra đời sau khi Trung Quốc thoát khỏi ách của thời đế chế. Ông từng ngồi tù mười năm - có thể nói đấy cũng là vận mệnh của một nhà phê b́nh xă hội giữa thời văn hóa và chính trị chưa chuyển ḿnh.

    Hăy xếp lại một bên cảnh ngộ của ông, và mặc dù có thể làm cho những người yêu quư ông mếch ḷng, chúng ta hăy từ góc độ lịch sử thử b́nh luận về những phương thức lập luận của ông trong bối cảnh phê b́nh xă hội Trung Quốc cận đại xem nó như thế nào.

    Hôm trước ông Bá Dương lấy đề tài là: " Người Trung Quốc và cái hũ tương " để diễn giảng tại New York. Đương nhiên " Hũ tương " không phải là một khái niệm duy nhất mà ông nghĩ ra, nhưng v́ từ trước đến nay ông vẫn dùng nó để giải thích những hiện tượng bệnh hoạn của xă hội Trung Quốc, nên ở đây chúng tôi mới lấy nó làm đối tượng.

    " Hũ tương " được dùng làm một phép ẩn dụ tuyệt vời. Bởi v́ đó là một h́nh tượng rất gần gũi đời thường, làm cho thoáng một cái, trong ḷng, trước mắt, mọi người ai cũng có thể h́nh dung được cái xấu xa về t́nh trạng nhiều bệnh tật của xă hội Trung Quốc. Sự thực đây cũng là cái chức năng cơ bản của các nhà tư tưởng : đề xuất ra những khái niệm để cho mọi người có thể t́m thấy được ư nghĩa trong cái phức tạp rối ren.

    Về phương diện này ông Bá Dương đă góp phần mở mang dân trí, cái công ấy không phải nhỏ. Điều chúng tôi muốn nói là : Cái loại khái niệm này có công dụng nêu lên những hiện tượng xă hội làm tiêu đề nhưng không giải thích được chúng. Nghĩa là thế nào ?

    Hăy lấy một ví dụ : Nếu ta t́m thấy một tương quan giữa hiện tượng phân phối của cải, tài sản trong xă hội Trung Quốc với các hiện tượng thuộc về " hũ tương " kia, tất có thể dùng sự phân phối tài sản này để " giải thích " những hiện tượng xă hội nọ.

    Hơn nữa chúng ta có thể suy ra rằng chính sách thuế má và chế độ tài chính có thể uốn nắn các hiện tượng " hũ tương " này. Nhất là khi một số ít người kiểm soát sự phân phối tài sản trong một cơ quan (bằng h́nh thức lương bổng chẳng hạn) th́ tất yếu sẽ đưa đến những sự chui luồn, đấu đá ở trong đó.

    Nếu không nh́n thấy được cái tương quan giữa phương thức phân phối của cải và hiện tượng chui luồn th́ mặc dù nhiều người " ư thức " được những hội chứng " hũ tương " một cách chung chung, nhưng các hành vi " hũ tương " đặc thù này e rằng vẫn bị xem như chỉ giới hạn trong sự chia của cải thôi và như vậy sẽ không thể nào sửa đổi được.

    Đương nhiên, sự phân phối của cải chỉ là một ví dụ, những tiến tŕnh bầu cử, tố tụng,v.v... đều có thể lấy ra làm các ví dụ khác.

    Ở đây không bàn đến giá trị văn chương, chỉ nói đến ư nghĩa xă hội, th́ trong ṿng 100 năm nay ở Trung Quốc, tất cả các ông tiến sĩ chính trị học, xă hội học cũng chỉ đáng xách dép cho ông Bá Dương trong việc làm cho nhân dân ư thức được các thói hư tật xấu của xă hội Trung Quốc.

    Trong quá tŕnh cải thiện cách cư xử của người Trung Quốc chúng tôi chỉ hy vọng mọi người phân biệt được hai điểm : Một mặt làm sao kêu gọi được ư thức của từng cá nhân, và một mặt là khơi dậy ư thức xă hội, một thứ ư thức vượt lên trên vương quốc cá nhân.

    V́ chủ yếu nhắm vào ư thức cá nhân, nên ông Bá Dương không tránh khỏi bị mỉa mai, chê cười, chửi bới từ mọi phía.

    Nhưng dù sao đi nữa, cái đóng góp của ông vào sự nghiệp xây dựng dân tộc Trung Quốc đă vượt xa hơn hàng vạn lần các vị được gọi là " học giả ".

  9. #29
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Cần dấu cái ác phô trương cái thiện, đừng tự hạ ḿnh,
    Kiến nghị và phê b́nh đối với ông Bá Dương.


    Từ Cẩn
    " Hoa Kiều Nhật báo ", New York, ngày 11 tháng 9 năm 1981



    Đọc báo thấy tin ông Bá Dương viếng nước Mỹ, tôi rất cảm thương cho những ǵ ông đă trải qua. Bây giờ ông có thể sang đây, những người quan tâm đến ông không khỏi lấy làm mừng. V́ không ít người vẫn kỳ vọng nơi ông, mong ông có thể soi sáng phần nào những ưu tư của người Trung Quốc hôm nay.

    Ông đến đây, lại vẫn cường điệu về cái gọi là " văn hóa hũ tương ". Cái văn hóa 5.000 năm của Trung Quốc khai sáng từ Đường tông, Tống tổ bỗng bị ông sổ toẹt và vứt vào đống rác, làm cho ḷng tin và kiêu ngạo về văn hóa của chúng ta bỗng như bị dội một gáo nước lạnh. Lời nói của ông Bá Dương tôi tin rằng nó được thốt từ trong đáy ḷng và dựa trên những kinh nghiệm đau thương của bản thân ông. Nhưng với địa vị trên văn đàn của ông hôm nay - nhất là trong lúc ông có thể ảnh hưởng đến không ít người - th́ ông không thể nào trắng trợn đùa cợt chửi bới lung tung được. Cho nên đối với cái lư luận " hũ tương " của ông lần này tôi muốn đóng góp một vài lời phê b́nh không ác ư.

    Ông Bá Dương không những chỉ tạt nước lạnh vào bao người, đả kích ḷng tự tôn về văn hóa của bản thân chúng ta, mà lại c̣n giơ ra trước mặt người nước ngoài những thứ như hoạn quan, bó chân để họ cười vào mũi chúng ta nữa.

    Thực chất cách nh́n của ông Bá Dương là một cách nh́n cực đoan nên mới hiểu lầm rằng hoạn quan, bó chân là những khuyết tật văn hóa. Thật ra những thứ ấy chỉ là những hành vi tàn khốc, bắt nguồn từ dục vọng cá nhân của các hôn quân độc tài, chuyên chế, hoàn toàn không thuộc về nền văn hóa chân chính của Trung Quốc.

    Lấy một ví dụ: hậu thế vẫn cho rằng các luật thơ của Đường thi g̣ bó thơ ca. Nhưng thơ của người đời Đường sinh động, tự nhiên ; luật thơ Đường được h́nh thành dựa trên ngôn ngữ và mức độ văn tự của thời đại nó. Đó là một tinh thần thơ chân chính, chủ trương tự nhiên và sáng tạo. Người đời Đường không hề cần hậu thế lấy luật thơ của họ làm chuẩn. Chỉ v́ hậu thế bỏ gốc lấy ngọn mà cho rằng nó g̣ bó.

    Lại dựa vào thói quen trong cuộc sống mà nói th́ cái áo " kỳ bào " là một thứ phục trang của dân tộc Măn, vốn yêu kiều, đẹp đẽ. Nhưng cái " kỳ bào " đời nay lại bó người, xẻ cao, chẳng c̣n được vẻ ǵ của ngày xưa nữa.

    Đương nhiên chúng ta cũng không thể coi nhẹ tập quán độc ác của tổ tiên như hoạn quan, bó chân, nhưng chúng ta đều biết rằng truyền thống Trung Quốc vẫn có cái đức tính " ẩn ác, dương thiện " (Giấu điều ác, phô trương điều thiện).

    Cứ như việc khai phá miền Tây nước Mỹ chẳng hạn, hiện đang được ca tụng như một bộ sử thi về lập nghiệp và phấn đấu, như những truyện cổ đầy tính truyền kỳ và lăng mạn. Nhưng những ǵ đen tối và tàn khốc của thời ấy - mặc dù về mặt nào đó rất quan trọng - lại bị xóa bỏ đến dấu vết cuối cùng.

    Các nhà nghiên cứu Tây phương chân chính không những chỉ ca ngợi mà c̣n rất thán phục cái đẹp và tinh tế của văn hóa Trung Quốc.

    Nhật Bản đă hoàn toàn bắt chước phương Tây từ thời Minh Trị Duy Tân, song từ thời Ê-đô (1600 -1867) trở về trước đối với nền văn hóa Trung Quốc người Nhật lúc nào cũng phục sát đất.

    Tinh thần văn hóa cơ bản của nước Nhật chẳng phải đă đến từ Trung Quốc hay sao ?

    Một nhà danh họa Nhật thế kỷ thứ XVIII, Tạ Xuân Tinh, không những lấy tên Trung Quốc, vẽ tranh Trung Quốc mà lại c̣n làm thơ Trung Quốc và được mọi ca tụng là " một người Trung Quốc chính hiệu ".

    Mặc dù được ca ngợi như một nước văn minh tiên tiến của thế giới, Nhật Bản ngày nay từ trong nhà ra đến ngơ đều mang dấu vết sâu sắc của ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Bây giờ họ t́m cách phân định ranh giới, phủ nhận quan hệ huyết thống với người Trung Quốc, quên hẳn cái khẩu hiệu " đồng văn đồng chủng " (cùng chữ viết, cùng ṇi giống) trong thời kỳ Chiến tranh Trung - Nhật. Nhưng dù sao họ cũng không hề dám chối bỏ văn hóa Trung Quốc. V́ lư do ǵ ?

    Nếu là người Trung Quốc, có lẽ chúng ta cũng nên tự hỏi : văn hóa Trung Quốc là cái thứ ǵ ? Chúng ta hiểu được nó đến đâu ? Tại sao lại cứ đi chà đạp lên cái văn hóa đẹp đẽ thuộc về chúng ta, mà nhất thiết cho rằng cái vận xấu của người Trung Quốc ngày nay là do lỗi của cái " văn hóa hũ tương ". Như vậy có phải là lư luận không ?

    Trung Quốc hiện có hơn 800 triệu người (năm 1981 ?). Cái việc cần kíp hiện nay là làm sao cho số người ấy đoàn kết với nhau và có được hạnh phúc. Ngay cả những người Trung Quốc ở Đài Loan chắc cũng nghĩ như vậy.

    Để có điều kiện quốc pḥng khả dĩ tự vệ được, nhân dân trẻ già lớn bé đều có cơ may được giáo dục, cái duy nhất có thể giúp cho một số đông người đi lên văn minh hiện đại - mà tinh thần vẫn c̣n có chỗ nương tựa - th́ không phải văn hóa Tây phương, cũng không phải văn hóa Nhật Bản có thể làm được, mà chính là cái truyền thống văn hóa cổ xưa của chúng ta. Nó đă tích tụ những kinh nghiệm nhân sinh rất sâu sắc, có những tư tưởng khoa học rất phong phú, có thi ca, văn tự tốt đẹp, lại có cả mỹ thuật, công nghệ, kiến trúc, âm nhạc, trang phục,v.v... muôn mầu muôn vẻ.

    Chỉ có văn hóa Trung Quốc mới có thể đưa chúng ta lên con đường văn minh, đưa 800 triệu người Trung Quốc đến con đường hạnh phúc được.

    Người Nhật Bản đă dùng qua, đă t́m thấy lợi ích. Người Tây phương cũng đang nghiên cứu học tập nó. Chúng ta - những người thuộc về chính nền văn hóa đó - chúng ta lại lại nỡ ḷng nào đi bêu riếu nó. Làm như vậy không những gây nguy hại đến tiền đồ quốc gia đân tộc mà lại c̣n trở thành lũ cháu con bất hiếu nữa.

    Hăy đừng để cho người Nhật Bản nói rằng chỉ có họ mới là con cháu thừa kế chính thức của nền văn hóa Trung Quốc. Chúng ta phải mở to mắt ra mà nh́n cho rơ, suy cho kỹ, phán đoán nhiều, giống như ông Bá Dương bảo cần suy nghĩ, bồi dưỡng năng lực phán đoán chính xác; trước tiên là cho hạnh phúc bản thân ḿnh, sau đó cho hạnh phúc của 800 triệu người Trung Quốc khác .

  10. #30
    Member
    Join Date
    06-12-2010
    Posts
    555
    Người Trung Quốc hèn hạ

    Vương Diệc Lệnh
    " Luận Đàn báo ", Los Angeles, ngày 2/1/1985,
    " Bách Tính bán nguyệt san ", Hương Cảng, ngày 16/1/1985,
    " Tin Nhanh tiếng Hoa ", New York, ngày 11/2/1985



    Tôi vừa được đọc " Người Trung Quốc xấu xí " của ông Bá Dương, cảm thấy trong ḷng bực bội không thể không nói ra được.

    Một trăm năm trở lại đây người Trung Quốc thật khổ, thật đáng thương, mà t́nh h́nh ngày càng tệ hại. Ban đầu, cái khẩu hiệu của Dương Vụ Phái : " Trung học vi thể, Tây học vi dụng " (Học truyền thống Trung Quốc để lấy làm thể chất, học theo Tây phương để làm công dụng) cũng c̣n có cái ǵ đó chưa đến nỗi lạc điệu lắm. Điều này có tính khả thi hay không th́ chưa biết, nhưng nó c̣n có cái tâm ư muốn duy tŕ cái " thể chất " Trung Quốc. Về sau, dần dần " thể chất " này cũng không ai cần nữa, chỉ c̣n lời oán trách tại sao bố mẹ lại cho ḿnh cái đầu tóc đen, cái bộ da vàng, giặt cũng không được, vứt cũng chẳng xong ; rồi ta thán rằng : " Trăng ở nước ngoài tṛn hơn trăng Trung Quốc ", và một mực chửi bố, chửi mẹ, chửi tổ tông.

    Cái đó gọi là " truyền thống Ngũ Tứ " (Phong trào mồng 4 tháng 5/1919).

    Đó là t́nh huống của mấy chục năm trước, thế mà so với thời nay vẫn c̣n khá hơn. Thời đó mới chỉ là trăng nước ngoài tṛn hơn chứ chưa đến độ rắm ngoại thơm hơn. Bởi v́ thời đó giao thông và thông tin chưa phát triển lắm nên không có cách nào bắt chước nhanh chóng và hiệu quả như thời nay được.

    V́ vậy bây giờ, khi người Mỹ tự gọi họ là " xấu xí ", người Nhật tự gọi ḿnh là " xấu xí ", tức th́ có ngay người Trung Quốc lăng xăng ra vẻ thông thái, " tràng giang đại hải " viết liền một cuốn " Người Trung Quốc xấu xí ".

    Mấy người Trung Quốc cố ư chửi đổng đó đều không phải là cái loại người Trung Quốc thông thường. Vài chục năm trước những phần tử " Ngũ tứ " - mồm hô " đả đảo ", tự xưng là " tiến bộ " - đều tự cho ḿnh là đại văn hào, có trách nhiệm với đất nước. Chúng đội những tên họ giả, và một người trong bọn họ đă thành danh với những quyển "Gia" (nhà),"Xuân ", "Thu" chất chứa mối thâm thù đại hận đối với truyền thống Trung Quốc. (Ám chỉ Ba Kim, nhà văn hiện đại Trung Quốc gốc Măn Thanh - ND).

    Chính họ đă, cố ư hoặc vô t́nh, làm công tác tuyên truyền mở đường cho sự nhuộm đỏ Trung Quốc sau này bởi Chủ nghĩa Mác.

    Những tai vạ của thường dân Trung Quốc hơn 30 năm nay thực ra đă bắt đầu từ loại nhà văn chạy theo mốt này từ 60 năm về trước.

    Ngày hôm nay lại chui ra cái ông Bá Dương, tự xưng là một nhà văn yêu quần chúng một cách phi thường để giương cao thêm cái truyền thống " Ngũ tứ ". Trước hết y gào to : " Văn hóa hũ tương ", sau đó là bôi nhọ cái anh chàng " Trung Quốc xấu xí ".

    Tôi là người Trung Quốc. Tôi có rất nhiều khuyết điểm và lỗi lầm - thậm chí những lỗi lớn, những lầm lớn - nhưng tôi không hề xấu xa, lại không hề công nhận người Trung Quốc nhất loạt đều xấu xa.

    Bá Dương không biết có cho ḿnh là người Trung Quốc không ? Nếu ông c̣n cho ḿnh là người Trung Quốc, tức phải thừa nhận rằng ḿnh xấu xa, cái đó là tự do của ông ta. Nhưng ông ta không thể lôi kéo người khác đi theo ông ta như thế được.

    Tôi không đồng ư với cái quan niệm " Người Trung Quốc xấu xí " này tư nào, nhất là với cái chủ ư và giọng điệu đó, nhưng không phải v́ vậy mà tôi cho rằng toàn bộ quyển sách của ông Bá Dương là vô ích. Nó cũng có được vài câu đúng.

    Ví dụ như chính Bá Dương đă nh́n nhận như sau :

    " Người Trung Quốc có thể nói là một dân tộc thông minh nhất thế giới. Tại Mỹ, mấy người đỗ đầucác đại học thường là người Trung Quốc. Rất nhiều nhà khoa học lớn, kể cả người cha của khoa học nguyên tử Trung Quốc là ông Tôn Quan Hán, những người được giải thưởng Nobel là ông Dương Chấn Ninh, Lư Chính Đạo đều là những bộ óc hạng nhất.

    Người Trung Quốc quả là không phải có phẩm chất xấu. Phẩm chất này có thể đưa Trung Quốc đến được một thế giới lành mạnh và hạnh phúc. Chúng ta có tư cách làm chuyện đó và chúng ta có lư do để tin rằng Trung Quốc có thể trở thành một nước rất tốt đẹp.

    Nhưng chúng ta không cần phải cứ muốn quốc gia lớn mạnh. Quốc gia không lớn mạnh th́ có can hệ ǵ? Chỉ cần làm sao cho nhân dân hạnh phúc rồi th́ đi t́m một quốc gia lớn mạnh cũng không muộn. "

    Đoạn văn trên tôi cho là rất đúng. Đặc biệt tôi vô cùng tán thành câu " chỉ cần nhân dân hạnh phúc ". Chỉ tiếc ư chính của cả quyển sách lại không phải là những lời lẽ ngay thẳng này, nó toàn chất chứa những thứ kể tội " người Trung Quốc xấu xa " mà tôi hoàn toàn không đồng ư.

    Đọc hết quyển sách, người đọc có thể tự hỏi : " Thật ra người Trung Quốc có " xấu xa " không ? " Bá Dương đă trả lời một cách vớ vẩn và rườm với một đống ví dụ rút ra từ thực tế nhằm chứng minh người Trung Quốc là " bẩn, loạn, ồn, và hay cấu xé nhau ".

    Tôi tin rằng Bá Dương không thể bịa đặt, mà dù ông có đặt chuyện th́ ư định của ông là ǵ ?

    Trên thế giới này dân tộc nào, quốc gia nào mà không làm ồn, không cấu xé lẫn nhau ? Người Híp-py Mỹ không bẩn sao? Tầu điện ngầm ở New York không loạn sao ? Trên diễn đàn chính trị Mỹ, Âu, Nhật ồn ào náo nhiệt, sự hục hặc đấu đá lẫn nhau có phải ít đâu ? Có cái xó xỉnh nào lại không có sự cấu xé lẫn nhau ? Cứ theo cái lô-gíc của Bá Dương th́ phải đặt cái đầu đề lại cho đúng là " Nhân loại xấu xí ".

    Cái việc hoang đường nhất là ngay cả cổ họng của người Trung Quốc có to thật đi nữa th́ có ǵ gọi là xấu xa ? Quả vậy ! Nhập sông tùy khúc, nhập gia tùy tục, phàm người Trung Quốc đến Mỹ - gồm cả bản thân tôi - đều phải sửa đổi cái tập quán nói to của người Trung Quốc, cố gắng bắt chước cách nói của những người có học thức trong giới thượng lưu nhân sĩ Mỹ, nói năng nhỏ nhẹ, thậm chí nói trên đường dây điện thoại chỉ nhỏ như tiếng muỗi. Điều này là tất yếu.

    Nhưng nếu có người nhất thời không thể sửa đổi được thói quen của ḿnh th́ cũng chẳng phải là một tội ác ǵ ghê gớm lắm. Làm sao lại có thể gọi họ là " xấu xa " được. Ngay ở chỗ này chúng ta cũng có thể thấy rằng ông Bá Dương trong ḷng ghét người Trung Quốc đến chừng nào. Và một khi đă ghét mà muốn đổ tội cho người th́ có khó ǵ đâu !

    Tại sao một nhà văn tự xưng là " yêu nước thương dân " lại rắp tâm dùng đủ thứ hiện tượng vụn vặt chẳng có đầu cua tai nheo ǵ để bôi nhọ đồng bào ḿnh ? Tôi không có duyên được gặp vị này, chỉ căn cứ vào bài phỏng vấn ông do nữ sĩ Lư Lê thực hiện. Bà này xem ông là một nhà ái quốc lớn và nói rằng ông có một tấm ḷng yêu nước mănh liệt, ông rất kỳ vọng vào nước nhà, dân tộc.

    Nhưng khi ông viết ra tất cả lại là một chuỗi toàn những giận trời, trách người, nguyền rủa không thôi. Cái nguyên nhân căn bản có lẽ v́ Bá Dương đă hiểu một cách lệch lạc về văn hóa truyền thống Trung Quốc, nên đă lầm đường lạc lối; có lẽ bị cái " văn hóa hũ tương " do chính ông ta bịa đặt ra mê hoặc tâm trí, bị chính cái " mầm bệnh độc " do ông ta gieo ra làm tê liệt thần kinh của bản thân.

    Cái văn hóa " bác đại tinh thông " của Trung Quốc dĩ nhiên có phần vương đạo, nhưng cũng có phần bá đạo, có nhân nghĩa, đạo đức, có trộm cắp, đĩ điếm, có chính tâm thành ư, có phong hoa tuyết nguyệt, bất kỳ phương diện nào cũng đều đạt đến đỉnh cao; trăm thứ bà dằn thứ ǵ cũng có.

    Chẳng cứ nói anh chuyên t́m cái " hũ tương " và " mầm bệnh độc ", chứ thậm chí nếu muốn cố ư t́m cái " hũ cứt " hoặc vi trùng cũng đều có thể t́m thấy. Nếu anh muốn bảo văn hóa Trung Quốc là một hũ cứt đầy vi trùng, th́ văn hóa Trung Quốc cũng chẳng thiệt hại ǵ mà chỉ chứng minh rằng : anh là thằng thối tha không ngửi được đến mức vô phương cứu chữa.

    Nếu lấy cùng một bộ " Tư trị thông giám " (xem chú thích của người viết bài này -Vương Diệc Lệnh - ở cuối bài) ra mà bàn, có người đọc xong nó có thể học được cách trị quốc b́nh thiên hạ. Trong khi đó Mao Trạch Đông đọc xong th́ lại càng hoàn chỉnh hơn những thủ đoạn tẩy năo và chôn sống người, có lẽ ngay cả Xta-lin cũng không b́ kịp.

    Cái văn hóa truyền thống Trung Quốc là như vậy, giống như một lưỡi dao sắc, tùy anh có sử dụng nó hay không, và sử dụng như thế nào. Anh có thể dùng nó để trị bệnh cứu người, cũng có thể dùng nó để giết người. Đương nhiên cũng có thể dùng nó để tự sát.

    Cho nên, bất kỳ ai nếu manh tâm đi t́m cái lưỡi sắc của nó, đi t́m những thứ như " hũ tương ", " mầm bệnh độc ", th́ chính người đó sẽ bị mắc bệnh độc chứ không phải văn hóa Trung Quốc.

    Tôi xin nói thêm vài điều hơi ngoài lề.

    Một trăm năm trở lại đây, v́ chính trị Trung Quốc đen tối, nhà văn, trí thức viết lách thường bị tù đày, giết chóc, quản thúc lâu dài, bị chụp mũ. Điều đó chứng tỏ rằng những chính quyền tại chức vẫn tự coi ḿnh là trời cao, đất rộng.

    Bởi v́ mọi người đều thù ghét các chính quyền chuyên chế, nên những cá nhân nào dám công khai thách thức bạo quyền đều được mọi người đồng t́nh, kính nể. Những kẻ bị tù đày v́ lư do chính trị hoặc là nạn nhân của một ư đồ chính trị cũng đều mang một vầng hào quang trên đầu.

    Tôi cho rằng không hẳn như vậy hoặc ít nhất cũng không thể nói nhất loạt đều như vậy. Thật ra cũng có một số người bị tù ngục hoặc bị sát hại đáng được tôn kính. Ví dụ như những sứ thần ngày xưa dám can gián hoàng đế mà không sợ bị chém.

    Gần đây một số nhà báo không sợ quyền lực dám vạch trần những sự đồi bại của các gia đ́nh quyền quư họ Khổng, họ Tống. Có kẻ bị giết, kẻ ngồi tù, những sự hy sinh của họ đương nhiên có ư nghĩa, có giá trị đáng tôn thờ.

    C̣n đối với cái nhăn hiệu " liệt sĩ " của Lư Đại Chiêu và Hồ Giă Tân th́ tôi cho là chết cũng không đáng tiếc. Nó chẳng khác ǵ cái nhăn hiệu " hữu phái " của Vương Diệc Lệnh này, tôi cho rằng đó chỉ là việc tự đi chuốc vạ vào ḿnh.

    Tất cả " liệt sĩ " cũng như " hữu phái " ở Trung Quốc chỉ là những sản phẩm đồi bại của các chính phủ độc tài dựng lên. Nhưng nói về bản thân những người bị hại này, đối với cái việc họ bị bức hại th́ chỉ có họ là thiệt tḥi mà chẳng đem lại được ích lợi ǵ cho những người đang sống. Nói tóm lại nếu chịu đau khổ mà không đem lại một kết quả ǵ th́ thật là đáng kiếp !

    Dựa trên cái đạo lư này, tôi cho rằng ông Bá Dương mở mồm, rồi ngậm miệng, ngồi trong nhà lao hơn 9 năm và không biết lẻ bao ngày, tựa hồ như lao tù là cái đất mạ vàng của ông ta; nhưng cuối cùng tất cả những thứ đó chỉ là một việc thật vô ích !

    Nếu nói theo lô-gíc của Bá Dương, th́ trên đảo Đài Loan có một nhà văn c̣n tài t́nh hơn Bá Dương. Sau khi ông ta ra tù, cho đến hôm nay ông ta vẫn c̣n múa bút trên đảo chửi loạn lên, phong độ không khác trước một tư nào, vẫn chửi đến cả 18 đời tổ tông của kẻ khác. Nhưng theo quan điểm của tôi th́ điều đó chẳng có ǵ là ghê gớm hết.

    Bất quá anh ta cũng chỉ là một nhà văn vong mạng (hết thời) mà thôi.

    Cuối cùng, xin tóm lại một câu : Người Trung Quốc chưa chắc đă xấu, nhưng trong đám người Trung Quốc lại không thiếu những đồ hèn hạ !


    ***

    Chú thích của Vương Diệc Lệnh :

    Tôi chưa được đọc quyển " Tư Trị Thông Giám bản của Bá Dương ", mà cũng không thích đọc. Bởi v́ tôi tin rằng dùng cái kiểu đánh đổ tất cả, chửi tất cả kiểu " Ngũ Tứ " hay " Hồng Vệ Binh " để diễn giải " Tư Trị Thông Giám " th́ sẽ chẳng c̣n ǵ là h́nh dạng của nó.

    Tôi cực kỳ thán phục Tư Mă Ôn Công (Tư Mă Quang). Sách của ông dạy dỗ các vua trị nước như thế nào, dậy các quần thần làm việc nước, dậy cho thường dân cách ăn ở, nước có đạo và vô đạo xử sự như thế nào. Ở xă hội như Trung Quốc, nếu nghiên cứu kỹ một chút quyển sách này th́ sẽ bổ ích không ít, tối thiểu cũng không đến nỗi bị ngồi nhà lao của Quốc Dân Đảng hoặc phải đội mũ nhọn [bị đấu tố] của Đảng Cộng Sản.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 30
    Last Post: 13-06-2017, 03:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 11-07-2012, 01:58 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 26-01-2012, 08:11 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-06-2011, 05:07 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 06-09-2010, 12:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •