Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 43

Thread: Sức Khỏe Đời Sống

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Cựu quân nhân Mỹ và người con gái Việt bán ve chai mong ngày gặp mặt
    29/04/2020
    An Hải


    Bà Trần Thị Thu, 53 tuổi, thu lượm ve chai tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh B́nh Phước, ngày 24/04/2020. Photo by Tran Thi Thu


    Vào cuối tháng 10/2019, ông Keith Rockwood, một cựu quân nhân Hoa Kỳ hiện đang ngụ tại thành phố Webster, bang Massachusetts, nhận được một cuộc điện thoại từ nữ t́nh nguyện viên DNA của tổ chức phi lợi nhuận Amerisians Without Borders (AWB) hỏi rằng ông có từng đến Việt Nam hay không. Ông trả lời “Có.” Đầu dây bên kia cho biết rằng nhiều khả năng ông có một người con gái hiện đang ở Việt Nam.

    “Nhận được cuộc điện thoại tôi rất ngạc nhiên! Nhưng tôi không bị sốc v́ tôi từng có linh cảm trong nhiều năm qua rằng đó là một khả năng,” ông Rockwood, hiện là một trung sĩ cảnh sát làm việc tại trường College of the Holy Cross, nói với VOA Tiếng Việt.

    Nhận được cuộc điện thoại tôi rất ngạc nhiên! Nhưng tôi không bị sốc v́ tôi từng có linh cảm trong nhiều năm qua rằng đó là một khả năng.
    Ông Keith Rockwood

    Vào tuổi đôi mươi anh thanh niên Rockwood rời thị trấn Webster ở bang Massachusetts gia nhập Hải quân Hoa Kỳ. Và vào mùa Giáng sinh năm 1966 khi làm nhiệm vụ tiếp tế trên tàu số YFU-70 thuộc đơn vị tàu đổ bộ LCM-876 của Hải quân Hoa Kỳ đồn trú khu vực Đà Nẵng, anh đă phải ḷng người con Huế tên Phan Thị Việt Hồng.


    Bà Trần Thị Thu và mẹ là bà Phan Thị Việt Hồng - hiện đang sinh sống ở tỉnh Đồng Nai. Photo provided by Tran Thi Thu

    Kết quả của mối t́nh trai chiến binh Mỹ và gái Việt tại Đông Hà, Quảng Trị là sự chào đời của cô con gái tên Phan Thị Tuyết Thu vào ngày 18/08/1967, sau này đổi tên là Trần Thị Thu, và đổi năm sinh là 1965 v́ nhiều lư do. Khi ấy ông Rockwood đă kết thúc nhiệm vụ ở chiến trường Việt Nam và đă quay về Mỹ.

    Bà Thu năm nay 53 tuổi, hiện sống bằng nghề buôn bán ve chai và đi làm thuê ở một vùng quê hẻo lánh ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh B́nh Phước. Trong suốt hơn 50 năm, bà sống trong nỗi đau là thân phận con lai, mặc cảm v́ bị xa lánh, và nghèo túng v́ không được học hành tử tế. Bà nghĩ rằng suốt đời bà sẽ chẳng t́m được cha, và đối với bà h́nh ảnh người cha qua lời người mẹ kể lại đó là một người lính tiếp vận của Hải quân Mỹ, mà đôi bên chỉ biết nhau trong thời gian ngắn ngủi giữa lúc chiến trường loạn lạc.

    Bà Trần Thị Thu tại vựa ve chai ở tỉnh B́nh Phước.
    Bất ngờ vào giữa năm 2018, em gái của bà Thu gặp một thành viên trong nhóm AWB - Hội T́nh lai Không Biên giới, một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ giúp hỗ trợ những “Anh Chị em Lai” ở Việt Nam thực hiện xét nghiệm DNA để t́m cha ở Mỹ, và gợi ư bà Thu tiến hành làm xét nghiệm, dù bà nghĩ rằng hy vọng t́m được cha rất mong manh.

    Bà Trần Thị Thu kể lại câu chuyện làm xét nghiệm DNA với VOA:

    “Họ thử DNA cho tôi vào tháng 11/2018 và đến 10/2019 th́ tôi nhận được tin là đă t́m được cha của tôi. T́m được cha, ôi, tôi mừng quá là mừng!”

    “Nhờ Hội giúp mà tôi t́m được cha. Xúc động lắm không biết nói ǵ hơn,” bà Thu chia sẻ.

    Ông Jimmy Miller, người sáng lập AWB, cho VOA biết: “Khi cho thử DNA th́ cho kết quả cô Thu là con lai. Khi thử qua công ty Ancestry th́ cho kết quả tương thích với kết quả DNA của ông Rockwood. Ông Rockwood thử một lần nữa qua Family Tree th́ kết quả cũng tương thích với DNA của cô Thu. Ông ấy rất là vui.”

    Hội T́nh lai Không Biên giới sử dụng xét nghiệm DNA để xác định gần 400 người con lai vẫn c̣n bị kẹt ở Việt Nam như trường hợp của bà Thu, vận động và hỗ trợ việc định cư sang Mỹ cho họ.


    Cựu quân nhân Hoa Kỳ Keith Rockwood ở Webster, Massachusetts, cha của bà Trần Thị Thu. Photo provided by Tran Thi Thu
    Vào 5 năm trước, ông Rockwood đă sử dụng xét nghiệm DNA của Ancestry cốt để t́m gốc gác gia phả của ḿnh, nhưng không ngờ rằng kết quả cho biết có sự tương thích với DNA của cô Thu, một người phụ nữ đang mong đợi t́m cha ở Mỹ. Điều này khiến ông vừa ngạc nhiên vừa hạnh phúc, nhất là nhận được sự trợ giúp nhiệt t́nh từ Hội T́nh lai Không Biên giới do ông Miller làm Chủ tịch.

    Ghi nhận sự hỗ trợ chân t́nh từ ABW, ông Rockwood nói: “Anh Jimmy Miller hỗ trợ tôi rất nhiều và tôi biết ơn anh ấy. Anh ấy đang lo thu xếp việc làm giấy tờ. Và sau đó tôi sẽ gửi một lá thư và cam kết thừa nhận về mối quan hệ cha con có công chứng để gửi cho Tổng lănh sự quán và các giấy tờ khác để con gái tôi cùng chồng và hai đứa con của họ đến Hoa Kỳ nếu họ muốn.”

    “Hằng ngày tôi tṛ chuyện rất vui với Thu và hai đứa con gái của Thu, với sự hỗ trợ dịch thuật của Google,” ông Rockwood nói với VOA.

    “Tôi rất nôn nóng được gặp con gái và gia đ́nh. Tôi có kế hoạch vào ngày 1/6 này sẽ sang đó cùng với con trai út của tôi, tức là em trai của Thu,” ông Rockwood nói.


    Ông Keith Rockwood và vợ ở bang Massachusetts. Photo provided by Tran Thi Thu.
    Tuy nhiên, theo bà Thu, kế hoạch về Việt Nam của cha bà và cuộc hội ngộ cha con vào đầu tháng 6 tới có thể bị hoăn lại một thời gian v́ biến cố dịch Covid-19.

    Bà Thu chia sẻ tâm sự của bà về t́nh phụ tử thiêng liêng: “Ông nói rằng ông thật sự không biết có con trên đời, chứ ngày xưa mà mẹ con cho ba biết mẹ con đă có bầu th́ ba có khả năng xin gia hạn ở Việt Nam thêm một năm nữa.”

    “Ông nói rằng trong mấy chục năm qua trong thâm tâm của ông lúc nào cũng suy nghĩ là ông c̣n bỏ quên một thứ ǵ đó ở Việt Nam, trong ḷng ông bất an v́ cứ nhớ hoài kư ức Việt Nam.”

    “Tiếp xúc với ông nhưng tôi không biết tiếng Anh. Cha và con cứ nhắn tin qua lại và nhờ Google dịch, chứ tôi không nghe được tiếng của ông.”

    Tiếp xúc với ông nhưng tôi không biết tiếng Anh. Cha và con cứ nhắn tin qua lại và nhờ Google dịch.
    Bà Trần Thị Thu

    “Tối qua ông nhắn rằng ông chỉ muốn virus Covid-19 biến mất càng nhanh càng tốt để cho ba sắp xếp chuyến đi của con qua bên đó càng sớm càng tốt,” bà Thu cho biết thêm.

    “Hiện giờ th́ chúng tôi đang giúp làm giấy tờ để cho cô Thu và gia đ́nh đi Mỹ,” ông Miller cho VOA biết.

    Những người con lai Mỹ ở Việt Nam. Photo Amerasians Without Borders, Hội T́nh Lai Không Biên giới (AWB).

    Ông Miller nói: “Chiến tranh Việt Nam chấm dứt 45 năm rồi, cùng với sự tang thương, chết chóc, và chia ly… nhưng đây là câu chuyện có kết cuộc đẹp. Chúng ta nên chia sẻ câu chuyện đẹp cho thế giới biết.”

    Chiến tranh Việt Nam chấm dứt 45 năm rồi, cùng với sự tang thương, chết chóc, và chia ly… nhưng đây là câu chuyện có kết cuộc đẹp. Chúng ta nên chia sẻ câu chuyện đẹp cho thế giới biết.
    Ông Jimmy Miller

    Ông Miller cho VOA biết gần đây Hội t́nh lai Không biên giới đă đưa ra một kiến nghị kêu gọi Tổng thống Donald Trump đưa ra những nỗ lực mới để đưa những người con lai về nước.

    “Bốn mươi năm năm sau, Hoa Kỳ vẫn c̣n nghĩa vụ quay trở lại Việt Nam, thu dọn tẩy độc, t́m kiếm hài cốt của những người mất tích trong chiến tranh…, trong khi con cái của họ vẫn kẹt lại ở Việt Nam, và hiện vẫn đang c̣n sống. Vậy nên, chúng ta cần phải đưa những người con này về nhà.”

    Thông báo của AWB:

    Vào ngày 30/04/2020 tới đây, AWB sẽ kết thúc chương tŕnh thử DNA đă kéo dài suốt 7 năm qua tại Việt Nam. Tuy nhiên, những ai biết rằng ḿnh là con lai và đă ghi danh với AWB trước thời gian này vẫn sẽ được tiếp tục xét nghiệm.

  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Số người nhập viện v́ COVID-19 đạt kỷ lục ở Orange County
    Apr 29, 2020 cập nhật lần cuối Apr 29, 2020

    Orange County có 178 người nằm viện v́ COVID-19 hôm Thứ Ba, nhiều nhất trong một ngày. (H́nh minh họa: Pascal Pochard-Casabianca/AFP via Getty Images)
    ORANGE COUNTY, California (NV) – Số bệnh nhân nằm viện v́ COVID-19 ở Orange County lên đến 178 hôm Thứ Ba, 28 Tháng Tư, nhiều nhất trong một ngày, theo Cơ Quan Y Tế Orange County.

    Trong tuần qua, con số này chỉ nằm trong khoảng từ 148 đến 162. Tuần trước đó, số người nằm viện v́ COVID-19 mỗi ngày chỉ từ 104 đến 155.

    Và vào Thứ Tư, 29 Tháng Tư, con số này chỉ có 175.


    Số bệnh nhân COVID-19 nằm viện lên mức kỷ lục hôm Thứ Ba sau khi hàng chục ngàn người đổ ra băi biển ở Orange County và Ventura County tránh nóng cuối tuần qua, bất chấp lệnh ở nhà của tiểu bang vẫn c̣n hiệu lực.

    “Không ai thấy những h́nh đó trên băi biển Los Angeles, San Diego cũng như những băi biển khác ở Nam California… v́ chúng ta có quy định chặt chẽ,” Thống Đốc California Gavin Newsom nói trong cuộc họp báo gần đây, theo báo Los Angeles Times. “Những h́nh ảnh trên băi biển ở Orange County và Ventura County là ví dụ về những việc không nên làm.”

    Bất chấp lời chỉ trích của ông Newsom, hôm Thứ Ba, Hội Đồng Thành Phố Newport Beach ở Orange County bỏ phiếu cho phép tiếp tục mở cửa băi biển ở thành phố này nhưng tăng cường cảnh sát để hướng dẫn giao thông và giải tán đám đông tụ tập trên đường phố, theo nhật báo The Orange County Register.

    Tính đến Thứ Tư, Orange County có 2,252 người nhiễm COVID-19, trong đó gồm 44 người chết. (Th.Long) [qd]

  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    10 bí quyết bên cạnh chế độ ăn giúp người Nhật sống thọ nhất thế giới
    B́nh luậnTrọng Nguyên • 10:30, 29/04/20• 277 lượt xem


    10 bí quyết bên cạnh chế độ ăn giúp người Nhật sống thọ nhất thế giới
    Tại sao người Nhật lại có thể sống trường thọ nhất trên thế giới? Họ ăn ǵ, uống ǵ, và kiểm soát chúng ra sao?... (Pixabay)

    Khi nói đến Nhật Bản, ai cũng nghĩ đến một quốc gia hiện đại, lễ giáo và gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, có một điều mà bất kể ai trên thế giới cũng phải trầm trồ và ngưỡng mộ người Nhật, đó là tuổi thọ...

    Trong mục "Thống kê Y tế Thế giới 2018" do WHO (Tổ chức Y tế thế giới) công bố, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về "xếp hạng tuổi thọ". Người Nhật có tuổi thọ trung b́nh là 84,2 tuổi; phụ nữ có tuổi thọ trung b́nh là 87,1 tuổi, c̣n đàn ông là 81,1 tuổi. Theo sau Nhật Bản, các nước thuộc top 10 các nước có tuổi thọ đứng đầu thế giới lần lượt là: Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Pháp, Singapore, Úc, Ư, Canada, Hàn Quốc và Na Uy. Tại sao người Nhật lại có thể sống trường thọ nhất trên thế giới? Họ ăn ǵ, uống ǵ, và kiểm soát chúng ra sao?

    Theo báo cáo của Marcos Cartagena, chuyên gia văn hóa người Nhật, th́ có 10 lư do giải thích tại sao người Nhật sống lâu nhất trên thế giới. Thông qua việc nghiên cứu về lối sống của những người già trăm tuổi trên đảo Okinawa, ông chỉ ra một số bí quyết sau:

    1. Ăn chỉ 8 phần no
    Ăn no quá có hại cho sức khỏe. Người Nhật cho rằng, ăn 10 phần no đối với cơ thể chỉ có hại mà không có lợi. Do đó, người Nhật thường quen dùng những chiếc đĩa nhỏ hơn để ăn, bày biện thức ăn vừa phải trên đĩa, và ăn ít hơn nhu cầu cần thiết. Họ đặc biệt hạn chế một bữa tối tràn ngập thức uống đồ ăn như phong cách buổi tối của nhiều gia đ́nh (family-style dining).


    Một bữa tối tràn ngập thức uống đồ ăn theo phong cách buổi tối của nhiều gia đ́nh... (Pixabay)
    2. Ăn ít nhất 30 loại thức ăn mỗi ngày
    Từ năm 1985, sau "Hướng dẫn về chế độ ăn uống lành mạnh" do chính phủ Nhật Bản ban hành, người Nhật ăn ít nhất 30 loại nguyên liệu thực phẩm (kể cả dầu ăn và gia vị) mỗi ngày.

    Trên đảo Okinawa, nơi được mệnh danh là Đảo Trường thọ, mặc dù những người già hằng ngày ăn ít các loại thực phẩm hơn, nhưng lượng thực phẩm tiêu thụ trung b́nh mỗi ngày th́ vẫn lên tới 18 loại, với chủ yếu là: cá, ngũ cốc, rong biển, nhiều loại rau, đậu và các sản phẩm chế biến từ rau củ, bên cạnh chỉ một ít thịt lợn, thịt gia cầm và các chế phẩm từ sữa.

    3. Tập thói quen nhai kỹ nuốt chậm
    Khi phân tích thói quen ăn uống của những người sống lâu trăm tuổi ở Nhật, người ta thấy họ thường ăn rất chậm. Từ nhỏ, họ đă biết việc ăn chậm nhai kỹ có thể giúp kéo dài tuổi thọ. Nhai kỹ giúp họ cảm thấy no lâu hơn, nên tự nhiên ăn ít đi và đồng thời giúp giảm gánh nặng tiêu hóa thức ăn cho dạ dày.

    4. Chú trọng hương vị tự nhiên của thực phẩm, chế độ ăn thanh đạm và ít calo
    Người Nhật rất chú trọng đến hương vị ban đầu của thực phẩm, có xu hướng thiên về một chế độ ăn thanh đạm và dùng ít dầu khi chế biến đồ ăn. Họ có thói quen trộn xà lách, dưa chuột, cà rốt, v.v.. với nước sốt để ăn sống trực tiếp; thích hấp cách thủy nhiều món ăn, sau đó ngâm với một ít dầu, điều này không chỉ có thể làm giảm tác hại của dầu khi chiên nóng đối với các chất dinh dưỡng, mà c̣n có lợi cho sức khỏe do đă giảm bớt lượng dầu ăn vào.


    Các món ăn của Nhật Bản thường chú trọng đến độ "nguyên bản" của món ăn... (Pixabay)
    5. Ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc
    Những người trường thọ nhất thế giới, hiện đang ngự trên đảo Okinawa, thường tiêu thụ trung b́nh từ 9 đến 17 suất trái cây và rau củ mỗi ngày, trong đó gồm 2-4 suất trái cây và 7-13 suất rau. Nh́n chung, người Nhật thường ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột (carbohydrate), mà lượng tinh bột này lại chủ yếu đến từ rau, trái cây và ngũ cốc. Do đó tốc độ cơ thể hấp thụ carbohydrate này sẽ từ từ, điều này giúp làm chậm quá tŕnh chuyển hóa tinh bột thành chất béo so với tiêu thụ carbohydrate đơn như đường - những thực phẩm đă chế biến, và các loại nước giải khát.

    6. Thích ăn cá và ít ăn thịt đỏ
    Người Nhật rất thích cá. Theo khảo sát cho thấy, trung b́nh một người Okinawa ăn hơn 100 kg cá mỗi năm. Họ thích ăn các loại cá đến từ vùng biển sâu như cá hồi, lươn và cá ngừ, vốn là những loại hải sản rất giàu acid béo không băo ḥa chuỗi dài.


    Sushi, Gimbap đă trở thành một phần không thế thiếu trong ẩm thực xứ Phù Tang, và đâu đó luôn có những miếng cá len lỏi... (Pixabay)
    Măi đến tận thế kỷ 19, người Nhật mới sử dụng thịt như một loại thực phẩm phổ biến, nhưng thịt thực sự đi vào bữa cơm của các gia đ́nh người Nhật là tới tận những năm 1960. Việc chế độ ăn ít thịt đă làm giảm tỷ lệ tai biến mạch máu năo một cách đáng kể ở người Nhật.

    7. Ăn uống theo mùa
    Người Nhật cho rằng chọn dùng thực phẩm theo mùa như là cách thưởng thức hương vị tinh khiết và tự nhiên nhất của thực phẩm. Họ thường nói "bây giờ là tháng này, mùa này nên ăn món này". Ở vùng Okinawa không có siêu thị, nhưng họ luôn có các cửa hàng dành cho các loại sản vật theo mùa như cá tươi, thịt tươi, rau quả...

    8. Thưởng thức ẩm thực chứ không chỉ là ăn uống
    Người Nhật khá thoải mái trong vấn đề ăn uống, họ ăn bất cứ thứ ǵ họ muốn ăn, nhưng tỷ lệ béo ph́ lại thấp nhất thế giới. Một số người thường quá chú tâm đến chế độ ăn uống, thậm chí ăn một bát cơm cũng nghĩ trong đó có bao nhiêu calo. Ngược lại, điều này làm tinh thần họ trở nên căng thẳng, đôi khi gây hại cho sức khỏe.

    9. Ăn càng ít muối càng tốt
    Ngay từ những năm 1975, chính phủ Nhật Bản đă chú ư đến vấn đề "giảm muối" đối với người dân và khởi xướng một loạt các đợt vận động giúp “giảm muối”. Chính phủ khuyên để kiểm soát tốt lượng muối, người dân không nên dùng quá nhiều súp miso, khi ăn ḿ ramen cũng nên ăn ít nước súp và cuối cùng là hạn chế cho thêm muối khi xào rau hoặc hầm đồ ăn. Làm như vậy có thể giảm thiểu đáng kể lượng muối cho thêm vào thức ăn.


    Kiểm soát cơ thể là cách mà người Nhật trở thành trường thọ nhất thế giới... (Pixabay)
    10. Kiểm soát tốt số đo ṿng eo
    Số đo ṿng eo vượt quá tiêu chuẩn sẽ không tốt cho sức khỏe. Trong luật của Nhật Bản có quy định các công ty phải tiến hành kiểm tra số đo ṿng eo của nhân viên hàng năm, với những người thuộc độ tuổi 40-75.

    Tiêu chuẩn được đưa ra là ṿng 2 của nam không được vượt quá 85 cm và của nữ không được vượt quá 90 cm. Nếu nhân viên nào có số đo ṿng eo vượt quá tiêu chuẩn, th́ cần tiến hành kiểm tra sức khỏe thêm. Nếu như công ty không kiểm soát tốt số đo ṿng eo và cân nặng của nhân viên, th́ sẽ phải đối mặt với các án phạt từ chính phủ.

    Thiện Đức
    - Theo NTDTV Hoa ngữ.

  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Làm ǵ để bình tâm giữa đại dịch Covid-19?
    B́nh luậnĐại Hải • 21:00, 01/05/20• 8 lượt xem


    Làm ǵ để bình tâm giữa đại dịch Covid-19?
    Hăy t́m cho ḿnh một nơi nào đó yên tĩnh để có thể có được sự yên b́nh cho tâm trí, ví dụ: một ḿnh dạo bộ ở công viên, tự ḿnh thưởng thức một tách trà, ngồi thiền, hoặc ngồi dưới hiên nhà bạn… (Ảnh: Shutterstock)

    Tính đến ngày 1/5, dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người, hơn 3 triệu người trên toàn thế giới nhiễm bệnh. Số liệu ca nhiễm và tử vong tăng chóng mặt mỗi ngày khiến nhiều người không khỏi căng thẳng lo âu, đặc biệt khi nhiều nước vẫn đang phải thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội...

    Nhiều nghiên cứu đă phát hiện căng thẳng có thể dẫn đến nhiều bệnh như tăng huyết áp, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ. Dù là những cơn stress nhỏ, nhưng nếu xảy ra thường xuyên với cảm xúc tiêu cực th́ cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe dài hạn, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Psychological Science (2018). Stress còn làm trầm trọng thêm các bệnh lư tâm thần sẵn có và làm suy yếu hệ miễn dịch, vốn là bức tường thành vững chãi để ngăn chặn virus ĐCSTQ.

    Giáo sư (GS) Ellen Langer thuộc Khoa Tâm lư Đại học Havard (Mỹ) cho hay: “Giúp mọi người nhận thức được tác động của stress đối với sức khỏe là rất quan trọng. Trong t́nh h́nh dịch bệnh hiện nay, rất nhiều người rơi vào trạng thái stress do lo sợ ḿnh có thể nhiễm virus ĐCSTQ và có thể gặp nguy hiểm nếu mắc bệnh”.

    Còn Tiến sĩ (TS) Shainna, giáo viên đồng thời là chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần, nói với Epoch Times rằng: “Trong đại dịch hiện nay, chúng ta mới chỉ tập trung vào tác động của bệnh dịch đối với sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, việc nhận thức được ảnh hưởng của dịch bệnh đối với các khía cạnh khác của sức khỏe cũng rất quan trọng”.

    Cả hai chuyên gia đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần trong khoảng thời gian đầy thách thức hiện nay.

    Đừng quá tập trung vào theo dơi dịch bệnh
    Có nhiều biện pháp khác nhau giúp chúng ta duy trì và cải thiện sức khỏe tinh thần.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến nghị, người dân không nên dành quá nhiều thời gian xem, đọc, nghe các tin tức về dịch bệnh, bao gồm cả thông tin trên mạng xã hội. Việc tiếp nhận các tin tức về đại dịch dồn dập có thể sẽ dẫn tới căng thẳng và lo âu.


    Trẻ em cũng sẽ bị căng thẳng nếu phải liên tục tiếp nhận một lương thông tin khổng lồ, bên cạnh những khóa học vẫn đang phải hoàn tất... (Ảnh: Shutterstock)
    C̣n GS Langer gợi ư: “Dù ở thời điểm hiện tại chúng ta chưa có thuốc đặc trị cho virus, nhưng chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp để giữ bình tĩnh. Một trong số đó là tham gia vào các hoạt động khác thay vì ngồi xem tin tức và hoảng sợ”.

    Còn theo TS Shainna, hầu hết mọi người đang bỏ quên tác dụng của việc hít thở sâu, và đây vốn là giải pháp hữu hiệu giúp giảm stress. “Mọi người có thể nghĩ rằng đó chỉ là hít thật sâu, có ǵ đáng quan tâm chứ?. Nhưng về mặt sinh lý, khi hít thở tốt, bạn sẽ nhận thêm được nhiều oxy lên não bộ. Và khi thở chậm lại thì nhịp tim của bạn cũng đồng thời chậm lại,” - TS Shainna khẳng định.

    Giữ khoảng cách xã hội không đồng nghĩa với cách ly xã hội. Chúng ta có thể tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa giúp kết nối các thành viên trong gia đình, bạn bè qua các ứng dụng gọi điện, nhắn tin; hoặc chúng ta có thể dành khoảng thời gian đặc biệt này để nghỉ ngơi, viết lách, hay cho các thú vui của ḿnh; bạn cũng có thể học các kỹ năng mới như vẽ và nấu ăn.

    Chú trọng dinh dưỡng
    Chuyên gia dinh dưỡng Jerlyn Jones, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn Hoa Kỳ nói với The Epoch Times: “Thực phẩm sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, có một số thực phẩm giàu phytochemical (hóa chất có nhiều trong thực vật) và chất chống oxy hóa như rau, quả. Đó là những hợp chất thiết yếu giúp tế bào chống lại các gốc tự do và oxy hóa, vốn làm suy yếu khả năng bảo vệ của cơ thể”.


    Rau quả và trái cây cũng có thể giúp chúng ta chống virus Vũ Hán...
    Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitmian C nên được bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Nhóm này bao gồm cam, kiwi, ớt chuông, cải xoăn, rau chân vịtvà atiso.

    Thực phẩm lên men cũng là một gợi ư tốt để thêm vào chế độ ăn, giúp hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa v́ chúng giàu chất lợi khuẩn. “Nếu bạn cảm thấy lo âu và căng thẳng, điều này có thể ảnh hưởng đến đường ruột, vì vậy hãy ăn thêm nhiều thực phẩm lên men như miso, dưa cải bắp, hoặc kim chi,” - ông Jones đưa ra lời khuyên.

    Ông nói thêm: Khi cảm thấy căng thẳng, bạn nên tránh ăn “thực phẩm tinh chế và thực phẩm có nhiều đường tinh luyện v́ chúng khiến năng lượng tăng đột biến nhưng lại giảm sút nhanh sau khi ăn”.

    "Đó là những món chiên, món tráng miệng như bánh ngọt, bánh rán, bánh nướng, đồ uống ngọt như nước trái cây, soda, nước tăng lực. Tôi khuyên các bạn nên hàng ngày bổ sung nước bằng nước ép trái cây, trà ngọt, soda hoặc nước chanh".

    Rượu vang và bia cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm và đồ uống cần tránh khi stress. “Uống quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Thiếu ngủ lại làm gia tăng lo lắng và căng thẳng”, ông Jones phân tích.


    Có những thức uống có thể thay cho 'rượu vang'...(Nassima Rothacker)
    Ông Jones bổ sung thêm: "Thực sự không nên uống rượu. Nếu bạn có uống thì khuyến nghị là mỗi ngày chỉ uống một đơn vị rượu đối với phụ nữ và hai đơn vị rượu đối với nam giới”. Một đơn vị cồn (Mỹ) tương đương 14g cồn nguyên chất, hay 44ml rượu 40% độ cồn, khoảng một lon bia 330ml (5% độ cồn).

    Tăng cường vận động
    Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục và hoạt động thể chất giúp làm giảm căng thẳng và trầm cảm. Các hoạt động thể chất bao gồm đi bộ ngoài trời (nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giãn cách xã hội), chạy bộ, tập thể dục và tập các động tác chậm rãi nhẹ nhàng như khí công, thái cực quyền hay yoga.

    "Có nhiều bằng chứng cho thấy thái cực quyền thực sự tốt trong việc giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của khớp, đặc biệt là giúp giữ thăng bằng", Jared West, một nhà châm cứu được chứng nhận, chia sẻ với The Epoch Times: "Tôi nghe nói Australia đang phổ biến thái cực quyền cho toàn bộ hệ thống y tế v́ họ thấy những người tập môn này ít khi bị ngă. Chi phí cho một lớp học thái cực quyền cũng rẻ hơn chi phí phẫu thuật khớp háng và phục hồi chức năng".

    Mặc dù từng ra sức đàn áp các môn tu luyện khí công, nhưng dưới sức ép bùng phát của dịch Covid-19, một website thuộc chính phủ Trung Quốc đă khuyến khích người dân luyện tập các môn khí công tại nhà nhằm cải thiện sức đề kháng cơ thể. (Ảnh: minghui.org)
    "Có nhiều bằng chứng cho thấy thái cực quyền thực sự tốt trong việc giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của khớp, đặc biệt là giúp giữ thăng bằng"... (Ảnh: Shutterstock)
    Theo lời ông Tao Ahn Pai - một người đang tập một môn khí công Đạo gia: các động tác chậm rãi của khí công và thái cực quyền “rất tốt cho sức khỏe tổng thể, cả tâm lẫn thân”. Nó cũng giúp người tập giữ được sự bình tĩnh.

    "Nó cho phép bạn tự chăm sóc bản thân hàng ngày, giữ năng lượng cân bằng và mạnh mẽ. Nó mở ra cánh cửa đưa bạn đạt đến sức khỏe tổng thể và hạnh phúc. Có rất nhiều h́nh thức tập luyện khí công khác nhau, từ thiền định đến các bài tập vận động" - ông Pai cho biết.

    Khí công là môn tập luyện cả tâm lẫn thân, bao gồm hít thở sâu, kéo giăn cơ thể và thiền định. Có nhiều môn khí công khác nhau, một số môn chỉ đơn giản tập trung vào hơi thở và thiền để đạt được sức khỏe, phổ biến có yoga; một số khác thì ngoài các bài tập nhẹ nhàng và thiền định, c̣n yêu cầu trau dồi tâm tính để nâng cao cảnh giới tinh thần, mà trong những môn này th́ điển h́nh là có Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) hiện đang được hơn 100 triệu người trên khắp thế giới thực hành.

    Nhà châm cứu West cho rằng: “Điều quan trọng nhất về khí công là những ǵ bạn làm bạn phải cảm thấy thoải mái, đó là cơ thể và năng lượng của bạn. Bạn phải học cách lắng nghe chính ḿnh, lắng nghe cơ thể và hỗ trợ cơ thể của bản thân”.

    Đại Hải
    - Theo The Epoch Times.

  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan với tỷ lệ tử vong cao từ Covid-19: Nghiên cứu
    B́nh luậnÁnh Dương • 22:50, 02/05/20• 78 lượt xem


    Vitamin D được sản xuất bởi các tế bào da của chúng ta khi tiếp xúc với Mặt trời. (Ảnh: Michele Blackwell/unsplash)

    Những phát hiện ban đầu từ một nghiên cứu chưa được đánh giá ngang hàng từ Quỹ tín thác Bệnh viện Nữ Hoàng Elizabeth của Anh Quốc và Đại học East Anglia chỉ ra rằng thiếu vitamin D có thể liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở bệnh nhân Covid-19.

    Các nhà nghiên cứu đă đưa ra câu hỏi liệu có nên khuyến khích người dân ở các quốc gia có mức độ vitamin D thấp cần bổ sung như một biện pháp pḥng ngừa hay không.

    Vitamin D được sản xuất bởi các tế bào da của chúng ta khi chúng ta tiếp xúc với Mặt trời. Vitamin D cũng cần thiết để điều chỉnh lượng canxi và phốt phát trong cơ thể. Chúng ta cũng có thể hấp thụ vitamin D từ thực phẩm như cá, nấm và các chất dinh dưỡng cần thiết để giữ cho xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh.

    Sự thiếu hụt đáng kể vitamin D có thể dẫn đến c̣i xương và nhuyễn xương. Có một bằng chứng mới nổi về vai tṛ của vitamin trong hệ thống miễn dịch, v́ mức độ vitamin thấp có liên quan đến t́nh trạng tự miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu sơ bộ mới cũng đă liên kết sự thiếu hụt vitamin D với tỷ lệ tử vong đối với Covid-19 ở các quốc gia trên khắp châu Âu.

    Nghiên cứu được thực hiện sau khi các nhà khoa học xem xét dữ liệu hiện có về mức độ vitamin D trung b́nh giữa các công dân của 20 quốc gia trên khắp châu Âu. Dữ liệu này sau đó được so sánh với tỷ lệ tử vong từ Covid-19 ở cùng 20 quốc gia. Một phân tích thống kê của các số liệu cho thấy mối tương quan đáng kể giữa các số liệu là: các khu vực có tỷ lệ tử vong cao nhất từ Covid-19 cũng trùng hợp với nơi có nồng độ vitamin D trung b́nh thấp nhất trong dân số nói chung.

    "Nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất đối với Covid-19 cũng là nhóm thiếu vitamin D nhất", các nhà nghiên cứu kết luận trong báo cáo sơ bộ của họ.

    Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh (NHS) hiện khuyên chúng ta nên bổ sung vitamin D hàng ngày để giữ cho xương và cơ bắp khỏe mạnh. "Điều này là do bạn có thể không nhận đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời nếu bạn ở trong nhà hầu hết thời gian trong ngày", lời khuyên được đăng trên trang web của NHS, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy vitamin D làm giảm nguy cơ nhiễm coronavirus và không chắc chắn bạn có thể cần nhiều vitamin D hơn không.

    Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng vẫn chưa có thời gian để tạo ra một phương cách sử dụng vitamin. Các báo cáo cắt ngang như vậy phải được xem xét cẩn thận, v́ chúng chỉ được xem xét với một biến số và do đó nó có thể không đúng khi xem xét trong mối quan hệ tương quan với kết quả tạo ra. Các khu vực có mức vitamin D trung b́nh trong dân chúng cao hơn có thể được hưởng lợi từ một số lợi ích sinh lư khác làm giảm nguy cơ tử vong của họ từ Covid-19, điều này sẽ khiến việc bổ sung vừa không hiệu quả và có thể dẫn đến các tác dụng phụ khác do bổ sung không cần thiết.

    Tuy nhiên, nếu các nhà nghiên cứu vượt qua đánh giá ngang hàng, các phát hiện chắc chắn có thể gợi ư rằng vitamin D là một lĩnh vực điều tra xứng đáng để xác định các yếu tố lối sống có thể cải thiện hoặc làm xấu đi mức độ bệnh tật. Vitamin D trước đây có liên quan đến các kết quả tốt hơn xung quanh các bệnh về đường hô hấp như cúm và lao.

    Ánh Dương

    Theo Physics-Astronomy

  6. #26
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    3 Cách hữu hiệu giúp bạn thay đổi quan niệm trong đại dịch và hơn thế nữa
    B́nh luậnKim Anh • 20:00, 04/05/20• 165 lượt xem


    Khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành, hệ thống vận hành vốn có của xă hội bị đảo lộn với số người chết ngày càng tăng... (Ảnh: Getty Image)

    Bị cô lập và không thể đi đâu, hao ṃn về tinh thần... nhưng chúng ta có thể khắc phục t́nh trạng này với một tư duy tích cực với những thay đổi mới...

    Đại dịch COVID-19 đang thay đổi cuộc sống của tất cả chúng ta theo cả chiều hướng tốt và xấu. Hơn bao giờ hết, mọi người đang cần những giải pháp để cải thiện chất lượng sống của bản thân và gia đ́nh.

    Nếu có một điều mà bạn nên tập trung trong thời điểm thay đổi này, hăy tập trung bồi đắp một tư duy vững vàng và tích cực. Tư duy là bộ lọc, nơi mọi thứ được đánh giá, những góc nh́n và quan niệm sẽ quyết định thành bại của mỗi cá nhân. Dưới đây là một số cách đơn giản mà hữu hiệu để bạn có thể xây dựng một tư duy tích cực, dù đang phải đối mặt với bất kể khó khăn nào.

    Tạo lập thói quen mới
    Năo bộ chúng ta yêu thích những ǵ nhất quán và theo thường lệ, hăy tận dụng cơ hội này để thiết lập một chuỗi hoạt động mới và có thêm những thói quen tốt cho cuộc sống.

    Hăy thử làm điều ǵ đó đột phá, đừng giới hạn bản thân ở những điều bạn nghĩ ḿnh nên làm. Bạn có thể thử h́nh thành thói quen uống trà buổi sáng dù trước đây chưa làm. Trà có những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và giúp khơi dậy nguồn cảm hứng. Đây là một cách tuyệt vời giúp chăm sóc bản thân và t́m kiếm một khoảng lặng cho tâm hồn.


    Thay đổi 'rượu vang'...(Nassima Rothacker)
    Hăy lưu ư, tính nhất quán là mấu chốt để có thể giữ vững một thói quen mới. Chọn một hành động mới và cố gắng thực hiện nó vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Thời gian là cần thiết để một hành động trở thành thói quen. Tuy nhiên, việc tạo lập này được quyết định hầu hết bởi mức độ cảm xúc và nhận thức giác quan (khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác, thính giác) mà bạn kết nối với chúng.

    Một nhà tâm lư trị liệu từng nói: “Các neuron thần kinh tạo nên những tác động khác nhau cho từng cảm xúc và dẫn đến các trải nghiệm cùng hành vi khác biệt. Khi thói quen tạo ra những tác động lặp đi lặp lại, chúng lúc này mới trở nên hữu hiệu”.

    Về cơ bản, th́ khi bạn có thể kết nối cảm quan nhận thức với một trải nghiệm, nó sẽ khắc sâu vào năo bộ nhanh hơn, giúp bộ năo tạo ra những kết nối neuron mới.

    Tránh đồ tinh chế và thức ăn kiêng
    Bạn hẳn đă biết rằng thứ ḿnh ăn có thể cải thiện tâm trạng và sức khỏe, nhưng liệu bạn có biết tâm trạng và trí năo có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu tiêu thụ những đồ tinh chế và thức ăn kiêng?

    Thay v́ chọn soda không đường dành cho người ăn kiêng, hăy thử trà, nước trắng, hoặc cà phê. Thức ăn kiêng chứa những chất tạo ngọt như aspartame, chúng kích thích năo bộ tiết ra dopamine, đánh lừa tâm trí để chúng ta nghĩ rằng ḿnh sắp được hồi phục do vị ngọt. Thế nhưng, bộ năo không những không được phục hồi, mà aspartame c̣n ngăn cản đường truyền của các neuron và hormon như serotonin. Điều này có thể gây hại cho cả cảm xúc và trí óc, tạo trạng thái thèm năng lượng (gây nghiện), khiến bạn cảm thấy lo lắng và chán nản.


    Một chiếc bánh burger làm từ ngũ cốc tinh chế, kèm theo một ít sốt cà chua và một phần khoai tây chiên gịn là những thứ hoàn toàn không tốt cho tim mạch... (Pexels)
    Nhiều chất phụ gia hóa học, chất bảo quản, và tạo màu trong thực phẩm chế biến sẵn cũng gây tác động tương tự, góp phần dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như u bướu, tăng động, tăng cân, ung thư...

    Liệu Pháp Hương Thơm và Không Gian Thoáng Mát
    Khứu giác là một trong những giác quan mạnh mẽ và căn bản nhất của chúng ta. Mùi hương tác động đến khu vực limbic - vùng năo mà theo các nhà khoa học là cốt yếu nhất của con người, liên kết chặt chẽ với kư ức, tâm trạng, cảm xúc và hành vi, cũng như những ǵ bản năng nhất. Hơn thế nữa, nếu không có khứu giác, bạn cũng không thể phân biệt được mùi vị.

    Hăy thử đưa “hương liệu pháp” và tinh dầu vào cuộc sống của bạn. Chẳng hạn mùi oải hương thoang thoảng có tác dụng rất tốt trong việc giải tỏa căng thẳng, giúp b́nh tĩnh và làm thư giăn. Hoa hồng, hoa nhài và cam bergamot th́ có thể giúp cải thiện tâm trạng. Bạn có thể thực hiện liệu pháp này với thiết bị xông tinh dầu, hoặc dùng trực tiếp lên da với các loại dầu thơm. Những chất xúc tác này sẽ giúp khơi dậy tâm trạng tốt, tác động tích cực đến tâm trí và hành vi của bạn.


    “Càng thắm th́ càng dễ phai, thoang thoảng hương nhài mà lại thơm lâu”... (Ảnh: Shutterstock)
    Ai cũng sẽ muốn tránh mùi khó chịu, những mùi có thể xuất hiện từ chính ngôi nhà hay căn hộ bừa bộn của bạn, hoặc căn hộ có thể không bốc mùi nhưng thiếu thông thoáng, điều này góp phần sinh bệnh, hay nh́n chung cũng không tốt cho sức khỏe.

    Hăy cố gắng mở cửa sổ để căn nhà được thông thoáng và tiếp nhận không khí trong lành, trong khi vẫn đảm bảo cách ly xă hội. Lúc này, bạn hẳn nhớ đến cảm giác được bước ra ngoài và hít thở bầu không khí trong lành. Càng tận dụng khả năng cảm nhận mùi hương, bạn sẽ thấy liệu pháp này càng hữu hiệu hơn.

    Một mặt tích cực trong thời kỳ cách ly này là chúng ta có cơ hội để nh́n lại và đánh giá cuộc sống của cá nhân. Ai cũng có những sự thay đổi lớn, thậm chí có thể là vượt ngoài tầm kiểm soát cùng với những áp lực căng thẳng theo sau... Nhưng hăy thử thay đổi để chúng ta có thể có những bước tiến tuyệt vời trong lối sống.

    Kim Anh
    - Theo The Epoch Times.

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Thống đốc California: ‘Tiệm nail là nguồn gốc lây lan COVID-19 trong cộng đồng’


  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Ngày Lễ Mẹ lẻ loi
    Hạnh Viên•Thứ Bảy, 09/05/2020 • 723 Lượt Xem
    C̣n nhớ năm đó, tin má tôi qua đời ở Việt Nam bay đến tai tôi vài hôm trước ngày Chủ Nhật “Mother’s Day”, lúc mà trên những tờ quảng cáo gửi tới tận nhà, mấy cái gợi ư về quà tặng cho mẹ chiếm đầy trang giấy. C̣n Ngày Lễ Mẹ nào buồn hơn Ngày Lễ Mẹ đó, kể từ ngày tôi rời nước và biết được cái phong tục của người văn minh Âu Mỹ này.

    Ở tuổi tám mươi, má tôi từ giă cơi trần kể cũng không quá sớm, và cũng không quá bất ngờ v́ mấy tháng sau này sức khỏe của má đă suy kém rồi. Nhưng với tôi, có lẽ cũng như đối với bất cứ người con nào, một cảm tưởng chới với hụt hẫng phủ chụp lấy tôi khi nhận được hung tin ấy: “Sao má không sống thêm vài ngày, vài tháng, vài năm, vài mươi năm, (và thậm chí tham lam tới mức tối đa) sống luôn với con cho hết đời con, má ơi!”

    Ngày Lễ Mẹ lẻ loi

    Khi chị tôi gọi điện thoại báo tin buồn cho tôi, vừa nghe giọng chị là tôi đoán được liền nội dung. Mười mấy năm về trước, chuyện liên lạc điện thoại viễn liên Mỹ-Việt không dễ dàng, phổ thông như bây giờ, năm khi mười họa người trong nước mới gọi ra hải ngoại v́ lệ phí c̣n quá mắc.

    Ba năm trước đó, tôi cũng nhận được điện thoại của anh tôi vào lúc sáng tinh mơ, báo tin ba tôi đă vĩnh viễn ra đi. Ôi, những cú điện thoại hăi hùng! (Một người bạn cũng từng chia sẻ với tôi về niềm lo sợ này. Bạn ấy cũng c̣n cha mẹ già ở Việt Nam, và không ǵ hồi hộp hơn khi nghe những hồi chuông điện thoại nửa đêm.)

    Rút kinh nghiệm lần ba tôi mất mà tôi không về dự đám được để rồi sau đó phải đau khổ bứt rứt triền miên ngồi đứng không yên, tôi quyết định phải có mặt trong đám ma má tôi, dù với bất cứ giá nào.


    V́ thế, một mặt tôi lo xin phép sở làm, một mặt lo mua vé máy bay, xin visa khẩn cấp cho hai mẹ con, tôi và con gái út vừa lên tám tuổi, để chuẩn bị lên đường vào hôm sau. Phần tôi th́ giản dị thôi, nhưng con bé mong manh yếu đuối của tôi th́ cần nhiều thứ nhiêu khê lắm. Nào là thuốc say xe, thuốc xịt trừ muỗi, thuốc thoa chống ngứa, thuốc mỡ trụ sinh chống nhiễm trùng da, thuốc trị tiêu chảy, vân vân.

    Tôi làm sao quên được, buổi trưa đó tôi đă đứng khóc ngon lành khi lựa thuốc cho con trong tiệm thuốc tây Sav-on gần nhà. Có ǵ đâu, chỉ cần đọc mấy cái mẩu rao quảng cáo như “Quà lư tưởng cho Mẹ”, “Bảo đảm Mẹ bạn sẽ thích món này”, “Đem niềm vui cho Mẹ mà không quá 20 đô”, vân vân đăng trong mấy trang giới thiệu hàng sale trong tuần của cửa tiệm này là tôi đă chạnh ḷng thương thân tủi phận rồi. Tuy cố trấn áp sự nhạy cảm của ḿnh bằng cách lư luận, “Dân Mỹ giỏi tiếp thị quá, lễ lạc ǵ cũng là cớ để bán được hàng, thu được nhiều tiền”, tôi cũng không khỏi nao nao nhớ tới cảnh côi cút mất mát của ḿnh.

    Bước qua dăy hàng bán thiệp, cho dẫu không đứng lại hay quét mắt nh́n ngắm những tấm thiệp tuyệt đẹp như trước kia tôi vẫn làm dù mua hay không, một hồi tưởng đau ḷng lại hiện về trong tôi. Từ lâu tôi mê lắm những cái thiệp dành cho mẹ với những câu in sẵn rất hay tuy có vẻ “cải lương” một chút.

    Thật ra gửi cho mẹ một cái thiệp với những câu “cải lương” đó vẫn đỡ “quê” hơn là cầm tay mẹ mà nói ra những lời đại loại như vậy v́ không hiểu sao tôi hay cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi bộc lộ t́nh cảm cho người mẹ thương yêu nhất đời của ḿnh. Ấy vậy mà tôi chưa bao giờ làm được cả hai việc ấy, cho dù là việc mua thiệp và gửi đi nào có khó khăn ǵ.

    Tôi viện dẫn nhiều lư do để không gửi thiệp, nào là “Thiệp viết bằng tiếng Anh làm sao má hiểu được”, nào là “Văn vẻ quá đâu có hợp với tâm hồn b́nh dị của má”, nào là “Ḿnh gửi cho má, rồi c̣n má Sáu, má Bảy (là người mợ và người d́ rất thân thương của tôi) làm sao? Má có thiệp mà mấy má kia không có, họ buồn làm sao? Mà nếu mỗi má đều nhận được thiệp Mẹ th́ thấy cũng ‘sao sao’ đó, không ổn. Hay là thôi, không gửi cho ai hết là tốt nhất”. Ôi, khi người ta đă chần chừ th́ có muôn ngàn cái lư lẽ để người ta lui bước. Bây giờ th́ quá trễ rồi để một tấm thiệp dành cho mẹ được gửi đi và quá trễ được mẹ hiền hiểu thấu rằng con đă thương mẹ như thế như thế.

    Đang sẵn bồi hồi, khi trông thấy hai người đàn bà Á Đông có vẻ như hai mẹ con mà người trẻ hơn cũng cỡ tuổi tôi, đang chụm đầu x́ xào với nhau nơi một dăy kệ, tôi không kềm nổi cơn cảm xúc. Tôi nhớ má tôi, nhớ mănh liệt lạ lùng. Bà cụ ấy cũng bới đầu, cũng áo bà ba choàng khăn đầu cho ấm kiểu người già Việt Nam, nghĩa là y hệt như má tôi. Trái tim tôi như có bàn tay vô h́nh bóp lại, lần đầu tiên thấy ḿnh thật lẻ loi trên đời: ḿnh không c̣n mẹ nữa.

    Từ đây về sau, muôn đời muôn kiếp, không c̣n dịp nào để đứng bên cạnh mẹ, lựa cho mẹ chai thuốc bổ, nói với mẹ một điều ǵ đó hay chỉ đơn thuần đứng bên cạnh mẹ thôi, như người thiếu phụ kia hay như bao nhiêu người diễm phúc c̣n mẹ khác.

    Cái cảm giác lẻ loi, đơn độc của một người con vừa mất hết cha mẹ thật khó tả. Vào thời điểm đó, tôi đă sống xa đất nước, xa người thân, xa cha mẹ hơn hai mươi năm, nghĩa là gần phân nửa đời rồi. Tôi đă từng lủi thủi cô đơn trên đất khách quê người, từng nuốt lệ bao đêm bẽ bàng duyên phận, từng một ḿnh phấn đấu vượt qua bao khó khăn để ngắc ngoải sống c̣n.



    Nhưng biết song thân, nhất là mẹ, vẫn c̣n sống, dù là cách xa ḿnh ngàn dặm đi nữa, dù không thể dễ dàng một sớm một chiều quay gót chân lữ thứ để trở về mái nhà xưa và ngồi bên cạnh mẹ đi nữa, người ta vẫn thấy không hoàn toàn lẻ loi đơn độc như khi mẹ đă vĩnh viễn ra đi.

    Xa rời tổ ấm gia đ́nh, trong cuộc sống cam go, tôi nếm trải đủ mùi vui buồn vinh nhục. Khi vui, khi vinh th́ thuật lại, chia sẻ cho cha mẹ vui theo; khi buồn, khi nhục th́ cắn răng chịu đựng cho cha mẹ khỏi phải lo âu thương xót. Nhưng dù thế nào đi nữa bao nhiêu năm qua tôi cũng đâu thật sự được kề cận cha mẹ hoàn toàn. Vậy mà khi c̣n cha c̣n mẹ vẫn khác, khác lắm với lúc không c̣n cha mẹ trên cơi đời này nữa.

    Tôi mù mờ, không hiểu tại sao khi mất cha mẹ rồi tôi có cảm tưởng tựa hồ như ḿnh là một thân cây đă bị chặt rời, không c̣n nơi nào để bám rễ trên mặt đất này. Nhưng điều tôi biết rơ, rất rơ, là khi má tôi không c̣n trên đời này nữa th́ đồng nghĩa người thương tôi nhất trên đời cũng không c̣n.

    Ngày Lễ Mẹ một lần nữa lại về cùng với những kỷ niệm đau buồn năm cũ. Nhưng sẽ không đầy đủ lắm nếu tôi kể cho bạn nghe mà quên không thêm vào những chuyển biến của tâm tư ḿnh. Cái ư tưởng “mẹ mất rồi th́ không c̣n ai thương ḿnh nữa” đă làm tôi khốn đốn như kẻ mắc bệnh trầm cảm cho dù ông xă tôi luôn hết ḷng kề bên ủi an nâng đỡ.

    Phải mất một thời gian lâu xa sau đó tôi mới “làm ḥa” được với ư tưởng này. Có những cơ duyên trong đời đă giúp tôi, thay v́ cứ nhớ “Không ai thương ḿnh”, tôi đă biết tự vấn, “Ḿnh có thương ai không, ḿnh có từ bi được với ai không? Thật xấu hổ khi tự nhận ḿnh đă trưởng thành, đă biết Đạo, mà cứ đ̣i được người thương chứ không nghĩ đến chuyện thương người.”

    Hạnh Viên
    Đăng lại từ Saigon Times (Saigontimesusa.com)

  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    NGÀNH NAIL CALI KHỐN ĐỐN VỚI PHÁT BIỂU CỦA THỐNG ĐỐC NEWSOM!


  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Tự chủ cơ thể - điều cốt lơi của tự do cá nhân
    Thiên Hoa - Thiện Đức • 21:00, 09/05/20• 19 lượt xem


    các vấn đề sẽ khởi động khi bạn cố gắng cưỡng ép mô h́nh “nhân bản vô tính” vào sự tự nhiên và đa dạng của nhân loại... (Shutterstock)

    Quyền tự chủ cơ thể được định nghĩa là quyền tự quản đối với cơ thể của bản thân, và đó là một quyền cơ bản của con người. Liệu điều cốt lơi của các quyền tự do cá nhân của chúng ta có được duy tŕ trước mục đích làm dịu nỗi sợ hăi của công chúng về COVID-19?...

    Tỷ phú công nghệ Bill Gates, cũng là một nhà từ thiện, đă khuyến nghị duy tŕ giăn cách xă hội cho đến khi vaccine COVID-19 ra đời trong ṿng 16 đến 18 tháng tới. Nếu chính phủ các nước làm theo lời khuyên của “bậc thầy về đại dịch” này, th́ những người không lựa chọn tiêm chủng sẽ ra sao, và chính quyền sẽ đối mặt với họ như thế nào?

    Sở hữu nguồn tài lực tỷ đô sẵn sàng chi cho các hoạt động “từ thiện”, cộng thêm mối quan tâm dành cho đại dịch COVID-19, tôi e rằng quyền cơ bản về tự chủ cơ thể của chúng ta có thể bị thách thức nghiêm trọng - nhất là khi nỗi sợ hăi của công chúng đă phóng đại theo cấp số nhân trong thời gian diễn ra đại dịch.

    Trong giai đoạn đầu của đại dịch, tỷ lệ tử vong vượt mức dự tính đă giải thích cho nhiều sắc lệnh khẩn cấp nhằm ứng phó với dịch bệnh. Từ các mô h́nh thống kê ban đầu, người ta dự đoán sẽ có hơn 2 triệu trường hợp tử vong chỉ riêng ở Hoa Kỳ, nhưng sau đó là 200.000 và gần đây là dưới 100.000 ca.

    Tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID) cho biết: “Dữ liệu nhiều khi không giống như tính toán của bất kỳ mô h́nh nào... Mô h́nh hóa dữ liệu là một môn khoa học không hoàn hảo và khi bạn có được dữ liệu thực tế, bạn sẽ dựa vào dữ liệu đó nhiều hơn dữ liệu mô h́nh.”

    Ông cho biết thêm: các nhà lănh đạo các nước nhận thức được điều này, nhưng liệu chính phủ các nước có sửa đổi kế hoạch khi họ có dữ liệu thực sự không?

    Biến động ở tỷ lệ tử vong
    Tỷ lệ tử vong do COVID-19 hiện tại đang dao động ở mức khoảng 0,7% - mặc dù con số này có thể lớn hơn do tỷ lệ này được tính toán dựa trên báo cáo về tỷ lệ lây nhiễm ở Trung Quốc. Tuy nhiên với tỷ lệ tử vong như thế, chủng virus này nguy hiểm đến tính mạng cao gấp 7 lần so với virus gây dịch cúm mùa hằng năm. Tỷ lệ tử vong đă giảm xuống 1% so với mức 4% cao chót vót, và sẽ c̣n tiếp tục giảm nữa khi chúng ta hiểu biết nhiều hơn về chủng virus này.

    Cụ thể hơn, vấn đề đầu tiên là làm thế nào tính toán được chính xác số ca tử vong do virus Vũ Hán, khi tử vong nguyên phát và thứ phát đều được tính là do COVID-19 ở mọi quốc gia trên thế giới. Vấn đề thứ hai là tỷ lệ tử vong được ước tính quá cao do tổng số ca nhiễm được ước tính quá thấp - đặc biệt là khi số lượng lớn các trường hợp bệnh không triệu chứng bị bỏ qua. Báo cáo tỷ lệ tử vong COVID-19 có một đặc điểm là gộp tất cả các trường hợp tử vong do virus và số người tử vong có liên quan đến virus mà không phân biệt rơ.

    Tại Hoa Kỳ, khi đề cập đến các trường hợp tử vong do virus Vũ Hán, Tiến sĩ Deborah Birx - điều phối viên phản ứng chống dịch Coronavirus của Nhà Trắng đă nói: “nếu một người nào đó tử vong có liên quan tới COVID-19, th́ chúng tôi tính đó là một trường hợp tử vong do COVID-19”.

    Tương tự, giáo sư Walter Ricciardi, cố vấn khoa học của Bộ trưởng Y tế Ư, đă tuyên bố về những trường hợp tử vong do COVID-19 của Ư như sau: “Tất cả những người tử vong ở bệnh viện có liên quan tới Coronavirus đều được coi là tử vong do Coronavirus”.

    Nói cách khác, với cách tính toán hào phóng này, th́ dù bệnh nhân tử vong là do các bệnh khác và COVID-19 chỉ là yếu tố ngẫu nhiên, th́ người đó vẫn được tính là tử vong với nguyên nhân chính là virus Vũ Hán.

    Điều này cũng thể hiện trong bản cập nhật mới của hướng dẫn mă ICD-10 (Hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế). Theo đó, mă của COVID-19 là U07.1 và không có sự phân biệt giữa các trường hợp được xác nhận và nghi ngờ nhiễm virus. Kể cả trong trường hợp không chắc chắn, ICD-10 nêu rơ: “Nếu giấy chứng tử dùng thuật ngữ ‘có khả năng nhiễm COVID-19’ hoặc ‘có thể nhiễm COVID-19’, th́ mă U07.1 sẽ được gán cho các thuật ngữ này”.

    Tại Đức, một nghiên cứu gần đây đă được tiến hành ở quận Heisenberg. Nghiên cứu đă chọn mẫu đại diện cho khu vực của 250.000 nhân khẩu. Theo kết quả ban đầu, phần lớn dân số vùng này dương tính với COVID-19 nhưng hoàn toàn không xuất hiện triệu chứng. Đáng chú ư là, khi tính gộp nhóm lớn này vào tổng số ca nhiễm, th́ tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu giảm xuống c̣n 0,37%.

    Quay trở lại Mỹ, một nghiên cứu khác được thực hiện ở quận Los Angeles và các nhà khoa học đă chẩn đoán nhiễm COVID-19 dựa trên xét nghiệm kháng thể. Kết quả cho thấy số trường hợp nhiễm COVID-19 c̣n lớn hơn nhiều. Với yếu tố này trong các phát hiện mới của nghiên cứu, tỷ lệ tử vong COVID-19 của hạt Los Angeles sẽ giảm xuống mức thấp nhất là 0,1%.

    Các nghiên cứu khác nhau từ khắp nơi trên thế giới đă xem xét tỷ lệ người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng ở các nhóm đối tượng khác nhau. Lúc đầu, tỷ lệ này chỉ rơi vào khoảng 5%, nhưng sau đó lên đến 80% ở những nghiên cứu khác. Đây là những trường hợp dương tính với COVID-19 nhưng hiếm khi được tính v́ họ không có lư do ǵ để t́m đến sự chăm sóc của hệ thống y tế. Khi có nhiều dữ liệu hơn và nhiều mẫu đại diện dân số hơn đă được xét nghiệm, chúng tôi sẽ có thể t́m thấy tỷ lệ lây nhiễm thực sự ở những vùng có nguy cơ cao hơn, điều này sẽ giúp làm giảm thêm tỷ lệ tử vong chung.

    Tiêm chủng và tự chủ cơ thể
    Khi thế giới phải tạm dừng mọi hoạt động trong đại dịch, và có nguy cơ đối mặt với gián đoạn kinh tế và xă hội nghiêm trọng, th́ lời kêu gọi tiêm chủng bắt buộc chắc chắn sẽ “vang lên” ở nhiều nơi. Điều này đặt ra câu hỏi là: chính phủ các quốc gia sẽ làm ǵ khi tỷ lệ tử vong COVID-19 giảm c̣n gần xấp xỉ với tỷ lệ tử vong do bệnh cúm mùa nghiêm trọng hàng năm?

    Tôi không phải là người phản đối sử dụng vaccine (hay là người theo phong trào anti-vaccine như mọi người vẫn gọi). Tôi vẫn sẽ thực hiện tiêm chủng ngừa COVID-19 nếu tôi t́m được bằng chứng chắc chắn rằng vaccine mang lại lợi ích miễn nhiễm virus vượt xa nguy cơ gặp phải bất kỳ phản ứng bất lợi nguy hiểm nào.

    Vaccine có thể là một công cụ hữu ích trong cuộc chiến không hồi kết chống lại bệnh truyền nhiễm và khi được sử dụng thích hợp, nó có thể giúp nâng cao sức khỏe của cộng đồng lẫn cá nhân. Mặc dù các chương tŕnh tiêm chủng đă được công nhận tự ḿnh có thể làm giảm tỷ lệ mắc của nhiều bệnh truyền nhiễm phổ biến trong thế kỷ 20, nhưng hầu hết các bệnh nhiễm trùng pḥng ngừa bằng tiêm chủng đă giảm tới 90% tỷ lệ tử vong vào thập niên 40 - thời gian trước khi Hoa Kỳ bắt đầu chương tŕnh tiêm chủng mở rộng.

    Việc cung cấp một cách rộng răi hệ thống nước sạch, nước máy trong nhà và giữ ǵn vệ sinh tốt thực sự là những nhà vô địch của y học trong thế kỷ 20. Sau đó một vài thập kỷ, vaccine mới góp phần giúp loại bỏ nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho nhân loại. Tuy nhiên, giống như tất cả các biện pháp can thiệp y tế, các vấn đề sẽ khởi động khi bạn cố gắng cưỡng ép mô h́nh “nhân bản vô tính” vào sự đa dạng và tự nhiên của nhân loại.

    Một số người đă trở lên lo lắng trước viễn cảnh phổ biến là có những cá nhân vô trách nhiệm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Và bằng cách dùng quyền tự chủ cơ thể, một quyền cơ bản của con người, họ đă từ chối tiêm ngừa vaccine. Đó là một lập luận không hợp lư bởi v́ nếu vaccine có tác dụng th́ người được tiêm vaccine có thể được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm. Ngược lại, nếu người đó không được bảo vệ, th́ rơ ràng vaccine không có tác dụng, và điều này ủng hộ lập trường của những người từ chối tiêm vaccine.

    Miễn dịch cộng đồng là một khái niệm dịch tễ học mô tả trạng thái khi một quần thể đủ miễn nhiễm với một căn bệnh truyền nhiễm nào đó, do đó t́nh trạng lây nhiễm sẽ không c̣n lan được trong nhóm này. Tỷ lệ phần trăm dân số cần được bảo vệ thông qua tiêm chủng hoặc miễn dịch tự nhiên sẽ thay đổi tùy thuộc vào tốc độ sinh sản của vi sinh vật.

    Sởi, một trong những bệnh lây nhiễm nhất được biết đến, có hệ số lây nhiễm cơ bản rất cao và sẽ cần miễn dịch đến 93% dân số. Trong khi, nếu hệ số này của COVID-19 thấp hơn nhiều th́ miễn dịch cộng đồng có thể được thiết lập chỉ với 70% dân số. Nói cách khác, không cần đến tiêm chủng toàn dân để dựng được tấm khiên pḥng hộ cho nhân loại trước đại dịch.

    Tự chủ về cơ thể là quyền cơ bản nhất của quyền con người mà chúng ta được ban tặng khi sinh ra; và cá nhân (hoặc cha mẹ nếu trẻ vẫn c̣n vị thành niên) có thể tự lựa chọn trong mọi trường hợp liên quan đến điều trị hoặc chỉnh sửa cơ thể. Đă đến lúc ngừng tranh luận ủng hộ hoặc chống đối vaccine - Tự chủ cơ thể là một vấn đề khác.

    Từ chối tiêm chủng chỉ là một khía cạnh nhỏ của sự từ chối lớn hơn - sự từ chối các phương pháp điều trị y tế. Trong suốt lịch sử y khoa, bạn có thể t́m thấy vô số ví dụ về các phương pháp điều trị trong quá khứ đáp ứng “tiêu chuẩn chăm sóc” tại thời điểm đó, nhưng được phát hiện lại là có hại về sau. Dựa trên những ghi chép của lịch sử, không phải là vô lư khi hoài nghi bất kỳ phương pháp điều trị mới nào. Tuy nhiên, điều trị bắt buộc tước đi của bạn cơ hội lựa chọn đó.

    Armen Nikogosian, M.D., được chứng nhận bởi hội đồng quản trị khoa nội và là thành viên của Viện Y học Southwest Functional Medicine tại Nevada (Hoa Kỳ). Ông tập trung vào việc điều trị các t́nh trạng y tế phức tạp, đặc biệt chú trọng đến rối loạn tự kỷ ở trẻ em, cũng như các vấn đề về đường ruột măn tính và t́nh trạng tự miễn ở người lớn.

    Thiên Hoa - Thiện Đức
    - Theo Epoch Times.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •