GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991)
Huỳnh Anh Dũng, cựu Đại sứ VN tại Campuchia
(Phần 2B)
Tập trung sức thực hiện nhiệm vụ quân sự trước mắt là đánh thắng trong chiến tranh biên giới phía Tây-nam; tăng cường khả năng và tŕnh độ sẵn sàng chiến đấu trên hướng Bắc và Tây Bắc, tăng cường pḥng thủ các đảo và bảo vệ vùng biển; bảo vệ vững chắc cả nước. Phối họp với các đ/c Lào dẹp bạo loạn, củng cố mọi mặt ở tuyến biên giới phía Tây, phát huy sức mạnh của đường biên giới hữu nghị Việt-Lào, ra sức làm tốt nghĩa vụ quốc tế“… ‘
Nghị quyết kết luận:
“Tiếp theo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa kết thúc th́ sứ mệnh lịch sử mới, cuộc đấu tranh mới chống một đối tượng mới rất thâm độc và thô bạo, lại bắt đầu.
Nhân dân ta đương vững bước tiến lên, hăng hái, dũng cảm và b́nh tĩnh thông minh vượt qua mọi khó khăn, thử thách, quyết giành những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc VN yêu quư, đánh bại mọi mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc, tích cực làm nghĩa vụ quốc tế cao cả v́ ḥa b́nh, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH trên toàn thế giới, tích cực góp phần bảo vệ sự trong sang của chủ nghĩa Marx- Lenin“.
Từ đây, ta tiến hành một loạt hoạt động quan trọng để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 :
- Ngày 16/6/1978, BCT ra Nghị quyết 20 thành lập một ban mới gọi là B- 68 nhằm giúp Trung ương trong việc giúp cách mạng CPC. Nghị quyết nói rơ đây là một cơ quan nghiên cứu, làm tham mưu, vừa là cơ quan chuyên gia của bạn CPC. Trụ sở B-68 đặt ở ngôi nhà 606, đường Trần Hưng Đạo thành phố HCM. B-68 lúc đầu do đ/c Nguyễn Xuân Hoàng làm Trưởng Ban, là đ/c có quá tŕnh lâu dài giúp CPC, từng là Trưởng ban CP-48 của Trung ương Đảng; sau này đ/c Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Trưởng ban, Phó ban có các đ/c Lê Hai (hiện là Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị), Đăng Thành, Vũ Oanh, Phan Đ́nh Vinh, Nguyễn Hữu Tài (Ban Đối ngoại Trung ương), Ngô Điền, sau này có thêm đ/c Phạm Chung (nguyên Phó Văn pḥng Trung ương Đảng). Khi cơ quan thành lập do đ/c Lê Đức Thọ trực tiếp phụ trách đă nhanh chóng triển khai những công việc đế chuẩn bị thực hiện Nghị quyết Trung ương
Đ/c Lê Đức Thọ vào Nam, tập hợp những cán bộ miền Nam vốn quen biết CPC để xác minh những người ly khai Pol Pot chạy sang VN, dùng trực thăng để triệu tập cán bộ, lúc này Souvanna ở miền Đông CPC vốn có quan hệ tốt với VN hồi 1970 bị Pol Pot trấn áp đă tự sát, (sau này Nayan Chanda và Ben Kierman viết nhiều sách về vụ nổi dậy này ở miền Đông)18. Theo lời Hun Sen, Chea Sim, trước khi tự sát Souvanna có dặn khi khó khăn cần chạy sang VN t́m sự giúp đỡ. Heng Somrin và Chea Sim chạy sang VN năm 1978 cùng một số đông cán bộ cũng thuộc lực lượng miền Đông mà Pol Pot gọi là khu 203, c̣n Hun Sen th́ sang VN từ 6/1977. Một nguồn cán bộ nữa là những người dân CPC khi ta tấn công lên CPC ở khu vực Svay Rieng tháng 12/1977 cũng theo bộ đội VN về VN tị nạn, sống tập trung ở trại Bến Sắn (Tây Ninh) trong số đó sau này có người là Bộ, Thứ trưởng như Prach Sun, Phó Ban đối ngoại; Chay Kannha, Chủ tịch [Hội] phụ nữ và Thứ trưởng Bộ Y tế; Chan Ven, Bộ trưởng Bộ Giáo dục… Tôi được nghe kể lại là đ/c Lê Đức Thọ dặn cán bộ ta là phải t́m cho bằng được ngọn cờ, ngọn cờ chính trị của người CPC dù đó là “ngọn cờ rách”.
Trong khi bên trong ta chuẩn bị khẩn trương như vậy th́ hoạt động đối ngoại để chuẩn bị cho hành động của ta cũng diễn ra rất khẩn trương. Nghị quyết Trung ương IV tháng 7/1978, đề ra nhiệm vụ cho hoạt động đối ngoại là:
“Tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, giữ vững độc lập, tự chủ, đoàn kết với tất cả các lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, ra sức lợi dụng mọi mâu thuẫn giữa các đế quốc, giữa đế quốc và các nước khác với bọn phản động quốc tế phân hoá và cô lập cao độ kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất hiện nay của nhân dân các nước Đông-nam châu Á là tập đoàn phản động theo Mao trong giới cầm quyền Bắc Kinh.
Ra sức củng cố và tăng cường t́nh đoàn kết anh em và quan hệ hợp tác gắn bó về mọi mặt với Liên Xô, đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước XHCN khác tranh chủ sự giúp đỡ của các nước XHCN cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta“…
- Ngày 29/6/1978 : VN chính thức gia nhập SEV [Hội đồng tương trợ kinh tế].
- Ngày 3/7/1978: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phan Hiền thăm Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Malaysia, Lào.
- Từ 13/9/1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi thăm các nước Thái Lan, Philippines, Indonesia, Maylaysia, Singapore nêu đề nghị kư Hiệp ước không xâm lược, không lật đổ, lập khu vực ḥa b́nh, độc lập, tự do, trung lập và ổn định, phồn vinh. Ta tuyên bố không ủng hộ các tổ chức Mao-ít ở các nước này.
- Cuối tháng 9/1978, tại LHQ, VN và Mỹ gặp nhau về b́nh thường hóa quan hệ 2 nước. VN không gắn điều 21 với b́nh thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.
Hai bên thoả thuận lập Working Group bàn về b́nh thường hóa quan hệ 2 nước.
- Trong 2 tháng 8 và 9/1978 đàm phán Trung-việt về người Hoa nhưng không kết quả.
- Tháng 10/1978, Mỹ chuyển mạnh sang câu kết với TQ chống Liên Xô, VN, giảm và tạm ngừng thương lượng về b́nh thường hóa quan hệ với VN.
- Ngày 3/11/1978, VN kư với Liên Xô Hiệp ước hữu nghị và hợp tác.
- Ngày 2/12/1978, ta giúp h́nh thành Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước CPC, ngọn cờ chính trị của lực lượng yêu nước CPC và Hăng thông tấn SPK ra đời. Anh Ngô Tiến (hiện là phát thanh viên tiếng Khmer của Đài Tiếng nói An Giang) là người dịch và chép tay bản Tuyên ngôn và Cương lĩnh của Mặt trận để phân phát. Trong quá tŕnh chuẩn bị, một lần nữa những người CPC lại tỏ ư ngại VN lại chi phối CPC, điển h́nh là Ouch Bun Chhoeun người thuộc khu miền Đông cùng chạy sang với Chea Sim, cũng nhắc lại đề nghị tương tự như Pol Pot năm 1970 là VN chỉ giúp pháo binh, vũ khí và huấn luyện c̣n CPC tự đánh. V́ tư tưởng dân tộc đó nên Ouch Bun Chhoeun không được lựa chọn vào hàng ngũ lănh đạo mặc dù anh ta có tŕnh độ, sau này Chhoeun làm Bộ trưởng tư pháp. Người được lựa chọn đứng đầu Mặt trận là Heng Somrin, một người nông dân chất phác, hiền lành.
Ngay trước và sau khi ra đời Mặt trận, ta đă từng bước ém quân vào sâu trong nội địa CPC, giúp xây dựng những đội quân vũ trang tuyên truyền CPC. Sau khi tập trung 19 trong số 25 sư đoàn ở biên giới CPC-VN, ngày 23/12/1978, quân Pol Pot tiến công thị trấn Bến Sỏi và mục tiêu là đánh chiếm thị xă Tây Ninh. Từ 25/12/1978, ta bắt đầu mở cuộc tấn công lớn sang CPC và 7/1/1979, đánh chiếm Phnom Penh và các tỉnh khác của CPC.
Cần nói thêm rằng, sau khi ta đă đưa quân đánh sang CPC ngoài Mặt trận ta chưa kịp giúp thành lập Đảng, khi Phnom Penh sắp giải phóng, ngày 6/1- 8/1/1979, tại Thủ Đức (thành phố HCM) đă họp Hội nghị xây dựng lại Đảng CPC với tất cả là 62 đảng viên tập hợp từ các nguồn khác nhau bầu 7 người vào Ban xây dựng Đảng (sau này được gọi là Đại hội III): Pen Sovan19, Trưởng ban; Heng Somrin, Chea Sim, Van Son, Chan Kiri, Bouthong, Hun Sen là Uỷ viên. Van Son làm Trưởng ban tổ chức; Chan Kiri làm Trưởng ban kiểm tra. (Chan Kiri là một đ/c gốc Nam bộ tham gia kháng chiến chống Pháp, người trung thực chất phác nhưng năng lực hạn chế. Pen Sovan không thích đ/c này, thường chê bai và cũng không muốn có một đ/c lớp cũ như vậy trong lănh đạo. Van Son là Trưởng ban tổ chức kiêm Bí thư thành Uỷ Phnom Penh sớm có những biểu hiện sa đoạ và liên hệ với những phần tử xấu. Tháng 3/1979 Van Son và Chan Kiri bị Pen Sovan gạt và đưa Sai Phuthong thay Van Son nhưng không trao đổi ǵ với phía VN. Pen Sovan, Chea Sim và Sai Phuthong h́nh thành Thường vụ Trung ương Đảng). Ngày 7/1/1979, ta giải phóng Phnom Penh và các tỉnh nhưng các cán bộ chủ chốt của CPC vấn c̣n ở tại căn cứ Quân khu 7 ở sân bay Tân Sơn Nhất măi đến ngày 24/1/79, một chiếc Yak 40 của ta mới chở số lănh đạo CPC bao gồm cả Pen Sovan, Heng Somrin, Chea Sim, Hun Sen… về Phnom Penh để 25/1/1979 dự lễ mừng chiến thắng ở sân vận động Olimpic, c̣n mọi việc của buổi lễ đều do chuyên gia và anh Phùng Thế Tài đứng ra tổ chức. Chuyên gia VN đến làm tất cả, “làm thay, làm thầy” và “làm cả tớ”. Khi chuẩn bị đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ngoài vật chất, lễ tân, người phục vụ do Anh Khai ở Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đưa lên, ta c̣n đưa cả công nhân quét đường lên Phnom Penh. Tôi c̣n nhớ một chi tiết khi Phnom Penh giải phóng, cần ra đời Chính phủ và tên nước mới, Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ soạn giúp Tuyên ngôn của Chính phủ mới CPC. Một buổi tối sau 7/1/1979, tại Pḥng họp lớn của Bộ, các đ/c Nguyễn Cơ Thạch, Vơ Đông Giang, Phạm B́nh, Nguyễn Xuân, Lưu Văn Lợi thảo luận và phân công giao viết gấp. Anh Vơ Đông Giang nói là Tuyên ngôn nên ngắn gọn, súc tích, mang tính chất hiệu triệu như Tuyên ngôn 2/9 của VN. Tuyên ngôn phải ra đời tên nước có ư kiến là đặt tên là Cộng hoà Dân chủ, có ư kiến là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân, ư kiến này bị bác v́ quá giống tên nước Lào, cuối cùng anh Giang đề nghị đặt tên Cộng hoà Nhân dân cho giống TQ.
Bản Tuyên ngôn được viết, điện mật vào trong kia [tp HCM] và 12/1/1979, Tuyên ngôn của Hội đồng nhân dân cách mạng CPC chính thức được công bố và tên nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân CPC có từ đấy. Và cũng từ đó, do Bộ Ngoại giao CPC chưa h́nh thành, chuyên gia giúp Bộ Ngoại giao chỉ có anh Ngô Điền, anh Chiến Thắng và anh Bùi Hữu Nhân nên phần lớn các tuyên bố của Bộ Ngoại giao CPC đều được viết từ Bộ Ngoại giao VN, anh Vơ Đông Giang duyệt rồi gửi sang Phnom Penh để dịch và công bố.
Ngày 16/2/1979, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm chính thức CPC; ngày 17/2/1979 kư Hiệp ước hữu nghị và Hiệp định quân sự; cùng ngày TQ đưa 60 vạn quân tiến công các tỉnh miền Bắc VN để “dạy cho VN một bài học”.
Chúng ta đưa quân vào CPC, giúp CPC làm lại cuộc cách mạng từ con số 0 trên tất cả mọi lĩnh vực. Để hiểu thực chất đội ngũ cán bộ CPC, xin trích đoạn báo cáo nhận xét của chuyên gia ta ở CPC năm 1980:
“Lực lượng cán bộ, đảng viên CPC do nhiều nguồn tập hợp lại, chưa thông cảm và hoà hợp với nhau:
- Số cán bộ đảng viên tập kết từ miền Bắc [VN] về nay c̣n độ 40 người.
Số lượng ít song giữ vị trí quan trọng, chủ chốt (3/6 Uỷ viên Trung ơng, 5/8 Bộ trưởng, 9/26 Thứ trưởng, 7/29 Bí thư và Chủ tịch tỉnh. Nói chung, thái độ chính trị tốt, tin cậy và đoàn kết với VN. Có một ít thật sự là ly khai Pol Pot ở lại miền Bắc, giác ngộ chính trị khá. C̣n số đông là già yếu hoặc do cầu an, sinh hoạt bê tha. Đến nay một số đă thoái hoá, rơi rụng.
- Lực lượng ly khai Koh Kong thuộc dân tộc Thái, đă sớm nhận ra bản chất phản động của Pol Pot, nổi dậy chống lại chúng ngay từ năm 1974 rồi chạy sang Thái Lan, lúc đó có 65 đảng viên. Lực lượng ly khai Đông Bắc chủ yếu là thuộc dân tộc ít người ở Ratanakiri cũng đă sớm chống lại Pol Pot, chạy sang VN và Lào.
Hai lực lượng ly khai này đều thuộc các dần tộc ít người, nói chung có lập trường chính trị tốt, đoàn kết gắn bó với VN. Các dân tộc ít người tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có lực lượng cán bộ, đảng viên khá đông và giữ vị trí quan trọng. Dân tộc Thái chỉ có gần 4.000 [người] song đảng viên hiện tới 70 người chẳng những giữ vị trí chủ chốt của t́nh Koh Kong mà cả Kampot và một vài ngành Trung ương. Số cán bộ dân tộc ở Ratanakiri nay được bố trí giữ các chức vụ chủ chốt ở cả 4 tỉnh Đông Bắc và một vài ngành Trung ương.
Bên cạnh chỗ mạnh, căn bản về lập trường chính trị, các cán bộ đảng viên người dân tộc (Koh Kong và Đông Bắc) đều có nhược điểm là tŕnh độ văn hoá thấp, chủ nghĩa địa phương và thành kiến dân tộc với người CPC Kinh20 khá nặng nề.
- Lực lượng nổi dậy của K-203, có số cán bộ, đảng viên khá đông, giữ nhiều chức vụ quan trọng (2 Uỷ viên Trung ương, 10 Bí thư tỉnh, 2 Bộ trưởng và 4 Thứ trưởng). Số do nhận rơ đường lối, quan điểm Pol Pot phản động mà chống nó là số ít c̣n số đông do bị Pol Pot nghi ngờ trừng trị mà nổi dậy. Có người đến nay thấy rơ là tiến bộ, chuyển biến tốt lên nhưng cũng c̣n những người ta chưa thật hiểu rơ, ảnh hưởng quan điểm dân tộc hẹp ḥi, nghi ngờ VN, tác phong xấu của thời kỳ Pol Pot trong một số người c̣n nặng.
- Những người tị nạn và ly khai khác, lẻ tẻ không thành tổ chức, chạy rải rác sang VN từ 1977 đến cuối 1978. Số này không thuần nhất. Có những người tốt nay trở thành cán bộ ṇng cốt. Nhưng cũng có người khá phức tạp.
- Lực lượng cán bộ mới sau 7/1/1979, chủ yếu là học sinh, sinh viên, trí thức. Số đông có tinh thần yêu nước, nhiệt t́nh, tận tuỵ đă thấy những nhân tố mới, có triển vọng nhưng những người giác ngộ chính trị thấp, nhận thức mơ hồ, dễ dao động, có ảo tưởng đối với Sihanouk, hoài nghi chưa tin chế độ mới.
Số cán bộ này đă chiếm tới 25% các Ban cán sự tỉnh, 38% UBND tỉnh, 80% cấp Vụ, Cục và 7 Thứ trưởng”.
(C̣n tiếp)
–
Ghi chú:
13 Prince Souphanouvong (July 13, 1909 - January 9, 1995) was, along with his half-brother Prince Souvanna Phouma and Prince Boun Oum of Champasak, one of the “Three Princes” who represented respectively the communist (pro-Vietnam), neutralist, and royalist political factions in Laos. He was the figurehead president of Laos from December 1975 to October 1986, a period where the country was effectively under the control of Vietnam.
14 Walter Frederick “Fritz” Mondale (born January 5, 1928) is an American politician and member of the Democratic-Farmer-Labor Party. He was the 42nd Vice President of the United States (1977 – 1981) under President Jimmy Carter.
15 Brzezinski, Zbigniew (zbĭg‘nyū brəzhĭn‘skē) , 1928–, American political scientist and public official, b. Warsaw, Poland, Ph.D., Harvard, 1953. The son of a diplomat, he was raised in Canada and became (1958) a U.S. citizen. A professor of international relations at Harvard and Columbia Univ. (1960–77), he was a Soviet specialist and proved to be an influential voice regarding political affairs in the Communist world. As President Carter’s national security adviser (1977–81), he advocated a hard line toward the USSR. In 1981 he resumed his academic career, writing extensively on U.S. strategic relations, the collapse of Communism, and America’s security challenges. His books include Ideology and Power in Soviet Politics (1962, repr., 1976), Between Two Ages (1970, repr. 1982), The Grand Failure (1989), The Grand Chessboard (1997), and The Choice: Global Domination or Global Leadership (2004).
16 乔冠华/Qiao Guanhua (1913.3.28-1983.9.22), Minister of Foreign Affairs of the People’s Republic of China (1974.11-1976.12) After 1976, he held the position of advisor to the Chinese People’s Association for Friendship with Foreign Countries.
17 Chỉ nhóm tàn quân của Vang Pao sau năm 1975.
18 Nayan Chanda (1986)). Brother Enemy: The War After the War. ISBN 0-15-114420-6.
Ben Kierman - The Pol Pot Regime.
19 Lănh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước CPC từ 1979-12/1981.
Bookmarks