Page 3 of 7 FirstFirst 1234567 LastLast
Results 21 to 30 of 63

Thread: ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Vận mệnh chữ Hán và sự nguy hại của chữ Hán giản thể (Phần 2)
    B́nh luậnTrung Dung • 11:30, 14/04/20• 729 lượt xem


    Ngược ḍng lịch sử, nguồn gốc chữ Hán giản thể là từ Đế quốc Liên Xô. Những người Cộng sản Trung Quốc nhận chỉ lệnh từ Liên Xô, dùng phương thức bạo lực cưỡng chế để thực thi giản hóa chữ Hán, từ đó cắt đứt văn hóa truyền thống. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Sự khác biệt về đạo đức, văn hóa của người Đài Loan và Trung Quốc có liên quan ǵ đến việc giản hóa chữ viết (chữ Hán giản thể)? Cội nguồn, quá tŕnh và mặt lợi hại của việc giản hóa chữ Hán đă được học giả Bành Tiểu Minh tŕnh bày súc tích, khoa học với những dẫn chứng thuyết phục...

    2. Điều đáng quư của chữ phồn thể (chính thể) chỉ là trông đẹp mắt hơn chữ giản thể chăng?
    Sự khiếm khuyết thẩm mỹ của chữ giản hóa cũng không thể nói chung chung được. Chỉ đưa ra 2 ví dụ để nói.

    Thứ nhất là khải hóa chữ thảo. Những chữ giản hóa như Thư 书, Chuyên 专, Trường 长, Nông 农... đều là dùng phương pháp khải hóa chữ thảo để giản hóa. Nét bút chữ thảo vốn tự do, linh động, tùy tiện, c̣n nét bút chữ khải th́ cần phải ngay ngắn, đoan trang. Kết quả là kết hợp 2 loại này lại khiến chữ viết vô cùng xấu xí khó coi. Người đă học qua thư pháp đều biết, khải hóa chữ thảo là đại kỵ trong thư pháp.

    Thứ hai là phá hoại vẻ đẹp đối xứng. Chữ Hán kế thừa vẻ đẹp đối xứng của chữ triện và chữ lệ. Nhưng chữ giản thể đă mất đi vẻ đẹp đối xứng, như chữ Đông, môn, xa, vi... (chữ giản thể: 东, 门, 车, 韦... c̣n chữ chính thể viết: 東, 門, 車, 韋...)


    Chữ Hán phồn thể không chỉ cân xứng, chữ viết theo lối chữ khải vừa ngay ngắn, vừa tinh tế, lại đoan trang. (Ảnh: Shutterstock)
    3. Chữ giản thể không chỉ có vấn đề về thẩm mỹ...
    Không chỉ có vấn đề về thẩm mỹ mà chữ giản thể c̣n trái quy luật khoa học của tín tức học, nhận thức tâm lư học và văn hóa nhân loại học. Lấy nhận thức tâm lư học ra nói ví dụ, từ "Chunk" tiếng Anh dịch ra là "khối tín tức". Bộ thủ chữ Hán và tiền tố, hậu tố của tiếng Anh đều là khối tín tức. Tâm lư học đă chứng minh, số nét chữ nhiều hay ít trong khối tín tức không ảnh hưởng đến ghi nhớ. Cũng có nghĩa là chữ Mă chính thể 馬 và chữ Mă giản thể 马, về ghi nhớ là không có khác biệt. Quốc vụ viện Trung Quốc công bố 2272 chữ Hán giản hóa th́ trong đó 78.4% trở lên đều là chữ giản hóa dạng như thế này, hoàn toàn không giúp ích ǵ cho việc ghi nhớ.

    Ví dụ chữ giản thể Luận 论, Băo 饱, Giác 觉 và chữ chính thể Luận 論, Băo 飽, Giác 覺, th́ chữ giản thể như thế này gồm 1754 chữ, việc giản hóa hoàn toàn không có ư nghĩa ǵ. Những chữ c̣n lại hoàn toàn đă biến đổi, có chữ th́ giản đơn đi, nhưng lại xuất hiện những vấn đề khác. Chữ Nông chính thể 農 vốn là hợp thể của chữ Khúc 曲 và chữ Thần 辰, đều là những chữ ghép vào. Chuyển thành chữ Nông giản thể 农 th́ trái lại chẳng ra thể loại ǵ nữa, làm tăng thêm độ khó về ghi nhớ. Hơn nữa sau khi giản hóa th́ những chữ dễ gây nhầm lẫn lại tăng lên rất nhiều.


    Chữ Hán giản thể thiếu tính thẩm mỹ và cân xứng, gây thêm độ khó cho việc ghi nhớ so với chữ phồn thể. (Ảnh: Shutterstock)
    Chữ Hán vốn đă có một số chữ dễ bị nhầm lẫn như các chữ Dĩ, Kỷ, Tỵ (已, 己, 巳); Mậu, Tuất, Thú (戊, 戌, 戍)... Nhưng sau khi được các nhà ngôn ngữ, văn hóa nghiên cứu, phát hiện ra những xác xuất chữ Hán này xuất hiện cùng nhau dưới một phần trăm ngh́n (1/100.000). C̣n trong chữ Hán giản hóa, những chữ dễ nhầm lẫn đă tăng lên rất nhiều, ví dụ như: Xưởng 厂 và Quảng 广, Lô 泸 và Hộ 沪, Viễn 远 và Vận 运, Ṭng 从 và Tùng 丛, Hội 汇 và Giang 江, Luân 仑 và Thương 仓, Lệ 厉 và Lịch 历, Nghĩa 义 và Nghệ 乂, Phong 风 và Phượng 凤, Quy 归 và Cựu 旧, Thiết 设 và Một 没, Xứ 处 và Ngoại 外. Nhất là chữ Thiết và Một, chữ Một là từ phủ định cực kỳ thường dùng.

    Hăy xem một câu ví dụ như sau: "本店设有充电器" (Bản điếm thiết hữu sung điện khí: Cửa hàng chúng tôi có lắp bộ sạc điện), và "本店没有充电器" (Bản điếm một hữu sung điện khí: Cửa hàng chúng tôi không có bộ nạp điện), rất dễ nhầm lẫn.

    Một thương nhân sau khi đàm phán làm ăn phát hiện ra bức Fax viết nhầm chữ Thiết thành Một, ông vốn muốn viết "我将设法筹款汇出" (Ngă tương thiết pháp trù khoản hội xuất: Tôi sẽ t́m cách lo đủ tiền và chuyển cho ông). Đối phương cho rằng câu đó là "我将没法筹款汇出" (Ngă tương một pháp trù khoản hội xuất: Tôi không có cách nào lo đủ tiền để chuyển cho ông). Thế là vụ làm ăn đó đă bị bỏ lỡ.

    Chữ Hán giản thể khiến người học dễ bị nhầm lẫn.
    Chữ Hán giản thể khiến người học dễ bị nhầm lẫn. (Ảnh: Shutterstock)
    4. Chữ giản thể liệu đă "nâng cao tốc độ xây dựng Chủ nghĩa xă hội"?
    Hoàn toàn không phải. Bởi v́ trước khi giản hóa chữ th́ giới trí thức đă có hàng loạt chữ giản hóa thể chữ hành và thảo quen dùng bao đời rồi như những chữ Sự, Minh, Đẳng, Các, Thanh, Mỗi, Chính... (事、明、等、各、青、每、正… ), các chữ giản hóa chỉ tiếp thu một bộ phận rất nhỏ trong đó như những chữ Nông, Đoàn, Thư, Vạn, Chuyên, Trường (农,团、书、万、专、长... ). C̣n những dị thể chữ c̣n lại tất cả đều bị phế bỏ, không được phép sử dụng. Trong Cách mạng Văn hóa, ai viết những thể chữ đó sẽ là biểu hiện của sự bức hại công nông. Phải quy phạm hóa, không được viết bay bướm (tức viết chữ hành, thảo). Kết quả là giới trí thức viết chữ trái lại c̣n bị chậm đi. Tổng hiệu quả viết chữ của toàn dân tộc, ngược lại bị giảm thấp.

    5. Giản hóa chữ Hán giúp xóa mù chữ?
    Hoàn toàn không có căn cứ. T́nh h́nh mù chữ của Trung Quốc luôn nghiêm trọng hơn Đài Loan. Năm 1960 Đài Loan về cơ bản đă xóa mù chữ. Năm 1982 số người mù chữ của Trung Quốc là 230 triệu người. Đến năm 2005 (tức là gần 40 năm sau khi giản hóa chữ Hán), tỷ lệ mù chữ vẫn là 8.33%, đạt 114 triệu người. Chính phủ Trung Quốc có quy định 2000 chữ xóa mù. Trong 2000 chữ thường dùng mà có thể nhận biết 1500 chữ, biết viết tên, biết tính toán đơn giản như cộng, trừ th́ được coi là đă thoát mù.

    2000 chữ đều là chữ thường dùng, lời chào, bạn tôi, anh ấy, trên, dưới, trái, phải, cao, thấp, bắc, nam... đều không giản hóa. Chữ giản hóa c̣n lại chỉ chiếm 1 phần 6 (1/6), thực sự có thể giúp việc xóa mù chữ chưa đến 1 phần 10 (1/10). Đồng thời lại tăng lên những chữ giản hóa dễ gây nhầm lẫn như đă nói trên, thực tế là tăng thêm độ khó.


    ĐCSTQ nói rằng chữ Hán giản thể sẽ giúp xóa mù chữ, nhưng sau hàng chục năm, số người mù chữ vẫn rất lớn. Trong khi tại Đài Loan vẫn sử dụng chữ phồn thể lại có thể xóa mù chữ hoàn toàn vào năm 1960. (Ảnh: Getty)
    6. Có người nói, rất nhiều chữ giản thể là đă tồn tại cả ngh́n năm trước rồi, do đó giản hóa có đạo lư không?
    Đó là phủ pháp làm hỗn loạn đúng sai thật giả của những văn nhân trong thể chế như Dư Thu Vũ, Vương Lập Quân và Phương Chu Tử... Văn nhân cổ đại biết chữ phồn thể (chính thể) rồi mới viết chữ giản thể (thể hành, thảo), do đó không xảy ra sự đứt đoạn văn hóa. Tứ thư Ngũ kinh và thi khoa cử đều dùng chữ chính thể, không được dùng chữ thông tục (các thể chữ không chính quy, lưu hành trong dân gian). Chữ thông tục dùng ghi chép sổ sách, đơn thuốc và tiểu thuyết dân gian, không được đăng đường đại nhă. Do đó không xảy ra vấn đề thanh thiếu niên không hiểu cổ văn. Thậm chí người nước ngoài đến cư trú ở Trung Nguyên cũng không xảy ra vấn đề này. Hiện nay phế bỏ chữ phồn thể (chính thể), sự trao đổi giữa cổ kim và hai bờ (Đài Loan và Trung Quốc) đều đă không được nữa rồi.

    7. Năm 1980, nguyên lăo của Quốc Dân Đảng là Trần Lập Phu chủ biên sách "Tiêu chuẩn hành thư phạm bản" (Bản mẫu quy chuẩn chữ thể hành)
    Rút ra bài học từ chữ giản thể của Trung Quốc Đại Lục, chính phủ (Đài Loan) tiếp tục sử dụng chữ chính thể, trong dân gian th́ cho phép chữ hành thư viết tay. Bản mẫu đă quy phạm hóa hành thư. Con đường biết phồn thể mới viết giản thể đă đi đúng hướng. Các quốc gia phương Tây đều có bản in ấn và bản viết tay, cũng chỉ rơ phương hướng hồi sinh chữ Hán chính thể.

    Đối với tương lai chữ Hán, tôi cho rằng dân tộc Trung Hoa bất kể là hai bờ (Đài Loan và Trung Quốc) phân chia hay thống nhất th́ về chữ viết là nên thống nhất. Nước Đức, Áo, Thụy Sỹ, mỗi lần ngôn ngữ, chữ viết có thay đổi đều phải cùng bàn bạc với nhau, thống nhất đồng bộ. Một nước mà hai loại chữ th́ đó là trạng thái vô cùng bất thường, ảnh hưởng đến giao lưu và phát triển, tạo thành lăng phí rất lớn. Một quyển sách nếu phải xuất bản chữ giản thể và bản chữ phồn thể th́ toàn thế giới có một không hai.

    Một nước mà hai loại chữ th́ đó là trạng thái vô cùng bất thường, một quyển sách nếu phải xuất bản chữ giản thể và bản chữ phồn thể th́ toàn thế giới có một không hai.
    Một nước mà hai loại chữ th́ đó là trạng thái vô cùng bất thường, một quyển sách nếu phải xuất bản chữ giản thể và bản chữ phồn thể th́ toàn thế giới có một không hai. (Ảnh: Shutterstock)
    Tôi hy vọng Đài Loan và Hồng Kông nhận ra rơ tệ nạn nghiêm trọng của chữ giản thể, kiên tŕ truyền thống văn hóa chính thể, không bị dao động bởi áp lực chính trị và hiệu ứng thị trường (Trung Quốc Đại Lục có thị trường lớn, có lợi nhuận cao). Đài Loan "thận chung truy viễn" (*) giữ vững truyền thống, đón chờ tương lai thống nhất văn hóa. Phong trào học sinh sinh viên Hồng Kông đă tăng thêm ḷng tin cho chúng ta. Tôi cũng tin tưởng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc Đại Lục, sự phục hưng tinh thần văn nhân sẽ khiến nhân dân giác ngộ được chữ giản thể lợi bất cập hại, sẽ chuyển sang công nhận sự chính thống của việc biết chữ phồn thể mới viết chữ giản thể, coi việc biết chữ chính thể là vinh quang, thời cơ thống nhất chữ Hán đă đến.

    Bạch Tiên Dũng tiên sinh nói "Bách niên Trung văn, nội ưu ngoại hoạn", th́ mối âu lo họa hoạn trực tiếp nhất chính là việc giản hóa chữ Hán. Trăm năm trước, văn hóa Đông - Tây đă xảy ra va chạm nghiêm trọng, văn hóa chữ Hán lâu đời đứng mũi chịu sào, thương tích đầy ḿnh. Chúng ta ngược ḍng lịch sử, không khó có thể phát hiện ra, nguồn gốc của chữ Hán giản thể là từ Đế quốc Liên Xô. Những người Quốc Dân Đảng đă vận dụng phương thức khóc lóc nhân tính và kháng nghị dân chủ, đă hai lần hóa giải nguy cơ chữ Hán bị giản hóa. C̣n những người Cộng sản Trung Quốc lại trực tiếp tiếp nhận chỉ lệnh từ Liên Xô, dùng phương thức bạo lực cưỡng chế để mà thực thi giản hóa chữ Hán. Kết quả, dự ngôn của Đới Quư Đào, Hồ Thu Nguyên thật không may đă nói đúng, đă thực sự gây ra sự đứt đoạn văn hóa Trung Hoa, đă xuất hiện những 'chuyện lạ' là công nhân, nông dân, binh sĩ, sinh viên tra tài liệu t́m không ra "Hậu Hán thư".

    Hôm nay do giáo điều ngoại lai phá hủy văn hóa Trung Hoa, xă hội Trung Quốc đạo đức đă mất, phong khí xă hội ngày càng sa sút. Nhưng mọi người cũng đă dần thức tỉnh rằng những giáo điều ấy đă khiến con người đánh mất lương tâm. Ở Trung Quốc, trong Đại hội Đại biểu Nhân dân, Ủy ban Hiệp thương Chính trị cũng đă có người chất vấn chữ Hán giản thể, giới học giả hai bờ (Đài Loan và Trung Quốc) c̣n đề ra quy phạm chữ chính thể đối với văn học, lịch sử, triết học và luận văn. Hiện nay người Israel đă khiến chữ Do Thái (Hebrew) từng bị tuyệt diệt 2000 năm hồi sinh, tràn đầy sức sống thanh xuân. Chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng cùng với sự phục hồi của nhân tính và sự phục hưng văn hóa, chữ Hán truyền thống ắt sẽ tái sinh từ tro tàn, tái hiện sức sống. Chữ chính thể tối ưu hóa thích đáng ắt sẽ trở thành tải thể hiện đại hóa mạng Internet, nhanh chóng nối liền cổ kim, vượt qua hai bờ (Đài Loan và Trung Quốc), càng kế thừa và truyền tải tinh tế chính xác tư tưởng, văn hóa và đạo đức.

    Trung Dung

    Tác giả: Bành Tiểu Minh
    Theo ntdtv.com

  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Gia phong chính là của hồi môn tốt nhất cho con gái
    B́nh luậnQuỳnh Chi • 20:22, 18/04/20• 247 lượt xem


    Nếp nhà tốt đẹp, chính là tài sản tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho đứa trẻ, và cũng là của hồi môn quư báu nhất dành cho con gái. (Ảnh tổng hợp)

    Trong nhà có đến 6 cô con gái, và tất cả họ đều tốt nghiệp từ Ivy League. Trong khi mọi người lo lắng “của hồi môn cho 6 cô con gái là nhiều lắm đấy”, th́ ‘Vua tàu biển người Hoa’ điềm nhiên nói rằng: Gia phong chính là của hồi môn tốt nhất cho con gái!

    Một số người cho rằng sinh con gái thật “phiền phức”, bởi v́ khi chúng lấy chồng sẽ phải chuẩn bị của hồi môn. Chưa kể nhà có tới 6 cô con gái, chuẩn bị của hồi môn th́ chẳng phải là sẽ “táng gia bại sản”?

    Tuy vậy, đừng nên vội vàng lo lắng như thế! Bởi câu chuyện về gia đ́nh có 6 cô con gái được chia sẻ dưới đây sẽ khiến bạn phải kinh ngạc.


    Gia đ́nh của ‘Vua tàu biển’ Triệu Tích Thành.
    ‘Vua tàu biển’ Triệu Tích Thành
    Ông sinh ra ở Thượng Hải, cha ông là hiệu trưởng một trường tiểu học. Năm 1946, ông thi đỗ vào khoa Hàng hải Đại học Giao thông Quốc gia Trung Quốc.

    Sau khi tốt nghiệp vào năm 1949, ông thực tập trên tàu viễn dương. Do cuộc nội chiến Quốc - Cộng, tàu hàng đă không thể trở về Thượng Hải, Triệu Tích Thành một ḿnh đi đến Đài Loan.

    Trong suốt cuộc đời của ḿnh, ông đă trải qua những thăng trầm và viết nên huyền thoại cuộc đời của "Vua tàu biển người Hoa" và "Người khổng lồ vận tải đường thủy".

    Ông bắt đầu dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng, sau 20 năm đă viết lên một trang mới trên đất Mỹ. Gia đ́nh ông được gọi là "gia đ́nh người Hoa đầu tiên ở Hoa Kỳ" được hai tổng thống Mỹ ca ngợi.

    Ông có 6 người con gái, trong đó có 4 người tốt nghiệp Harvard.

    Ông chính là Triệu Tích Thành (Zhao Xicheng).

    Tại Hoa Kỳ, sáu cô con gái của ông được gọi là "Triệu thị lục kim hoa” (Sáu bông hoa vàng nhà họ Triệu).

    Nếu chúng ta nói rằng nhóm chị em nổi bật nhất trong thế kỷ 20 là “Tống gia tỷ muội” - Ba chị em nhà họ Tống: Tống Ái Linh, Tống Mỹ Linh, Tống Khánh Linh, th́ ‘6 chị em nhà họ Triệu’ cũng có thể so sánh được với họ.

    “Triệu Thị lục kim hoa” - Đây là gia tộc điển h́nh có nhiều cô con gái thành công nhất thế kỷ 21.

    Đầu tiên hăy xem lư lịch sơ lược của các cô gái ấy
    Cô con gái lớn Triệu Tiểu Lan (Zhao Xiaolan): Tốt nghiệp Đại học Harvard, cựu Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ, hiện là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ, là người phụ nữ gốc Hoa đầu tiên trong lịch sử bước vào nội các Hoa Kỳ.

    Cô con gái thứ hai, Triệu Tiểu Cầm (Zhao Xiaoqin): Tốt nghiệp Đại học William & Mary (đại học lâu đời thứ hai ở Hoa Kỳ, sau Đại học Harvard), là giám đốc công ty.

    Cô con gái thứ ba, Triệu Tiểu Mĩ (Zhao Xiaomei): Tốt nghiệp Đại học Harvard, cựu Giám đốc Cục Bảo vệ người tiêu dùng bang New York.

    Con gái thứ tư, Triệu Tiểu Phủ (Zhao Xiaofu): Tốt nghiệp Đại học Columbia, cựu phó chủ tịch Công ty tập đoàn quốc gia Mỹ General Electric, hiện là luật sư.

    Con gái thứ năm, Triệu Tiểu Đ́nh (Zhao Xiaoting): Giáo sư tại Đại học Harvard và Đại học Columbia.

    Cô con gái út, Triệu An Cát (Zhao Anji): Tốt nghiệp Đại học Harvard, Phó chủ tịch tập đoàn Foremost, là người kế nhiệm của cha ḿnh - Triệu Tích Thành.

    Cả 6 người con gái của ông Triệu Tích Thành đều tài giỏi, về mặt chuyên môn học thuật, có thể nói là đều không kém phần các đấng mày râu.

    Tổng thống Bush từng nói với vợ ḿnh là Barbara rằng: "Về giáo dục con cái như thế nào, cần phải học hỏi gia đ́nh họ Triệu!”.

    Bà Triệu Tiểu Lan trong một cuộc phỏng vấn đă từng nói: "Nếu yêu cầu tôi phát biểu cảm nghĩ về thành công, tôi sẽ chỉ nói rằng bởi v́ sau lưng tôi luôn có một người đàn ông kiên cường. Ông ấy chính là cha tôi - Triệu Tích Thành”.

    Triệu Tích Thành xây dựng gia phong, ǵn giữ gia quy, hết ḷng quan tâm giáo dục, dạy dỗ hoàn hảo sáu người con gái trở thành sáu người phụ nữ ưu tú. Hơn nữa hôn nhân và gia đ́nh của cả 6 cô con gái cũng hạnh phúc trọn vẹn.

    Vậy mới nói rằng: Nếp nhà tốt đẹp, chính là tài sản tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho đứa trẻ, và cũng là của hồi môn quư báu nhất dành cho con gái.


    Triệu Tích Thành. (Ảnh: Wikidia commons/Bigman39, CC BY-SA 3.0)
    Phu thê t́nh thâm, yêu thương gắn bó cả cuộc đời
    Vợ chồng yêu thương nhau, chính là gia phong quư giá nhất dành cho con gái.

    Năm 1946, Triệu Tích Thành 18 tuổi. Vào thời điểm đó, ông hướng tới biển rộng mênh mông, quyết tâm thi đỗ vào khoa Hàng hải Đại học Giao thông Quốc gia với kết quả xuất sắc (nay là Khoa Hàng hải và Kiến trúc công tŕnh Đại học giao thông Thượng Hải).

    Triệu Tích Thành có tướng mạo khôi ngô, phong nhă hào hoa, nên được rất nhiều nữ sinh yêu mến, nhưng ông vẫn chẳng động ḷng.

    Đến mùa đông năm 1948, ông t́nh cờ gặp một nữ sinh thanh tú đoan trang, nhă nhặn trầm tĩnh… Trong mắt Triệu Tích Thành, tất cả những câu từ mĩ lệ cũng đều không thể mô tả được dung mạo của nàng. Nàng ấy chính là Chu Mộc Lan. Và họ đă yêu nhau từ cái nh́n đầu tiên ấy.

    Nhưng không ngờ rằng chiến hỏa phân tranh, thời cuộc biến đổi, Triệu Tích Thành phải lưu lại ở Đài Loan, hai người mất liên lạc từ khi ấy, đôi t́nh nhân ‘chàng ở trời nam, nàng nơi đất bắc’.

    Những tháng ngày ở Đài Loan, Triệu Tích Thành đều nhờ người hỏi thăm tin tức của Chu Mộc Lan, kiên tŕ bền bỉ không ngừng. Một năm sau, Triệu Tích Thành phát hiện thấy trên danh sách đỗ kỳ thi tốt nghiệp có tên nàng. Th́ ra nàng cũng đă cùng gia đ́nh sang tới Đài Loan rồi!

    Những mong nhớ, kiếm t́m nay cuối cùng cũng có kết quả, hai người hội ngộ vui mừng hạnh phúc, tựa như kiếp sau gặp lại nhau vậy.

    Năm 1951, hai người họ kết hôn.

    Triệu Tích Thành nói với Chu Mộc Lan: “Tôi đối với nàng chưa từng thay ḷng đổi dạ, chỉ có một trái tim này, yêu nàng măi măi”. Và ông đă dùng cả một đời để chứng minh cho câu nói ấy.

    Triệu Tích Thành và Chu Mộc Lan tôn trọng lẫn nhau, đồng cam cộng khổ. Một người chủ ngoại, xây dựng cơ nghiệp, một người chủ nội, chăm sóc gia đ́nh.

    Trong tự truyện của ḿnh, Triệu Tích Thành đă viết: “Mộc Lan v́ tôi mà đă hy sinh quá nhiều, tôi đối với nàng cũng yêu thương chu đáo. Chỉ cần nàng vui vẻ, chỉ cần nàng hạnh phúc, tôi sẽ làm theo ư nàng”.

    Những người con gái của vợ chồng Triệu Tích Thành, chứng kiến cha đối với mẹ bằng sự tôn trọng, yêu thương, họ cũng thấy được giá trị của bản thân ḿnh khi là phụ nữ. Chứng kiến cha mẹ yêu thương nhau như thế, họ cũng tin vào t́nh yêu, tin tưởng rằng thế giới này luôn có t́nh yêu.

    Khi Triệu Tích Thành được hỏi: “Ngài làm thế nào mà có thể nuôi dưỡng sáu cô con gái xuất sắc như thế?”, ông thân t́nh nói: “Điều này là minh chứng cho t́nh yêu mà tôi trọn đời dành cho vợ, thực sự là rất yêu thương”.


    Người con gái lớn của Triệu Tích Thành, hiện là Bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ Triệu Tiểu Lan. (Ảnh: Wikidia Commons)
    Nghiêm khắc mà không hà khắc, yêu nhưng không chiều - Đây là gia phong tốt nhất dành cho con gái
    Triệu Tích Thành chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, v́ vậy gia giáo nhà họ Triệu rất nghiêm khắc, cũng có rất nhiều phép tắc, quy củ.

    Ví dụ như: Cha mẹ chưa động đũa th́ con cái chưa được phép ăn cơm; Buổi tối phải về nhà trước 11h; Khi cha mẹ đang nói, hăy tĩnh lặng lắng nghe; Tự ḿnh làm việc nhà, đừng để người khác phải phục vụ; Con gái tiêu pha bên ngoài, cần mang hóa đơn về nhà ghi vào sổ sách; Khi gia đ́nh mở tiệc mời khách, cả sáu cô con gái đều phải đi ra tiếp đón, mang thức ăn lên cho mọi người, rót rượu mời; Làm bất cứ việc ǵ đều phải thành thật, thành thật, và thành thật…

    Gia đ́nh họ Triệu mấy chục năm đều như một ngày, ǵn giữ gia quy và gia giáo, sáu cô con gái lớn lên đều đạt thành tích xuất sắc, độc lập và tự kỷ luật, không kiêu căng, cũng không nóng nảy vội vàng.

    Cô con gái út, Triệu An Cát chỉ sau ba năm đă tốt nghiệp xuất sắc Đại học Harvard.

    Có một vài câu chuyện nhỏ không thể bỏ qua.

    Lúc Triệu Tiểu Lan học tiểu học, có hôm cả khu nhà bị cúp điện, mẹ cô vẫn thắp nến để cô học bài như thường lệ, hoàn thành bài tập về nhà của hôm ấy. Ngày hôm sau, cả lớp chỉ có mỗi ḿnh Tiểu Lan hoàn thành bài tập.

    Trước nhà họ có một đoạn đường đi bộ khá dài, đây chính là đoạn đường do Triệu Tiểu Lan cùng các em gái đă tự ḿnh rải đá lót đường dưới sự chỉ dẫn của cha.

    Con gái của Triệu Tích Thành ngày vừa đến Mỹ, một câu tiếng Anh cũng không thể nói. Cô bé ngồi trong pḥng học lạ lẫm, nghe không hiểu thầy giáo đang giảng những ǵ. Không chịu bỏ cuộc, cô lấy sổ tay cẩn thận chép lại tất cả những ǵ thầy viết trên bảng.

    Vào thời điểm đó, Triệu Tích Thành một ngày phải làm đến ba công việc, giống như ông đă từng nói: “Khi đó chỉ có xe kéo là chưa từng kéo qua, bởi v́ Mỹ không có xe kéo. C̣n những việc khác đều đă làm qua rồi”. Tuy vậy, sau một ngày làm việc mệt mỏi về đến nhà, ông vẫn kiên tŕ giảng bài cho con, giúp con gái hăng hái hơn mỗi ngày.

    Lúc bé, Triệu Tiểu Lan ước ao có một con búp bê Barbie, nhưng thời đó trong nhà chẳng có bao nhiêu tiền, không thể mua. Một thời gian sau, cô nhận được món quà, là một con búp bê Barbie xinh xắn. Đó là món quà mà Triệu Tích Thành đă tích góp tiền để mua cho con gái. Chu Mộc Lan c̣n tự ḿnh may quần áo cho búp bê, cùng con gái dựng nhà cho búp bê.

    Từ những chi tiết nhỏ này có thể nh́n thấy t́nh yêu của vợ chồng họ Triệu đối với các cô công chúa của ḿnh. Thế nhưng, trong t́nh yêu ấy không thể thiếu sự nghiêm khắc, và trong nghiêm khắc nh́n thấy sự chân thành.

    V́ vậy mới nói rằng, nghiêm khắc mà không khắt khe, thương yêu mà không nuông chiều, chính là gia phong tốt nhất dành cho con gái.

    [IMG][/IMG]

    Con gái tựa như Hoa Mộc Lan, dịu dàng bao dung nhưng cũng dũng cảm xông pha
    Trong nhà có 6 cô con gái, đây cũng không phải là chuyện thường thấy.

    Khi đó, nhiều người xung quanh vẫn thường ‘dội nước lă’ lên vợ chồng nhà họ Triệu: “6 cô con gái, của hồi môn cũng tốn không ít tiền đâu đấy!”.

    Nhưng vợ chồng ông cũng chẳng hề để tâm.

    Khi con gái lớn ra đời, Chu Mộc Lan để chồng đặt tên cho con. Triệu Tích Thành nói: “Cứ gọi con là Triệu Tiểu Lan! Hy vọng sau này con lớn lên, sẽ trung dũng và hiếu thuận thay cha ṭng quân như Hoa Mộc Lan, cũng sẽ giống như mẹ của con - hiền thục, bao dung và thiện lương!”.

    Quả vậy, sáu cô con gái nhà họ Triệu lớn lên đều giống như Hoa Mộc Lan vậy, xinh đẹp và luôn dũng cảm xông pha.

    Triệu Tích Thành luôn khuyến khích các con dám ước mơ, dám vỗ cánh bay cao, và thực hiện mơ ước hoài băo của ḿnh.

    Khi con gái Triệu Tiểu Lan c̣n bé, ông nói với con: “Con không thể làm tổng thống, bởi v́ con không sinh ra tại Mỹ, nhưng con có thể làm bộ trưởng. Mỗi người đều có thể làm tốt, từng bước từng bước một, sẽ có thể lên đến tầng cao nhất”.

    Vừa dứt lời, mọi người xung quanh đều cười lớn không dứt, cứ nghĩ ông nói đùa. Nhưng Triệu Tích Thành đă rất nghiêm túc, cũng thật rơ ràng, và Triệu Tiểu Lan cũng nhận thức điều này rất nghiêm túc.

    Năm 1977, Triệu Tiểu Lan trải qua rất nhiều kỳ thi, cuối cùng trúng tuyển vào Đại học Harvard, hai năm sau cô giành được bằng thạc sĩ. Sau đó cô tiến vào Ngân hàng Hoa Kỳ, đảm nhận vị trí kế toán viên cao cấp.

    Năm 1983, cô lấy can đảm tham gia cuộc xét tuyển “Viên chức Nhà Trắng”. Cuối cùng, cô đă vượt qua 55.000 ứng cử viên tài năng, trở thành “Viên chức Nhà Trắng” đầu tiên người châu Á, con đường theo đuổi chính trị cũng bắt đầu từ đây.

    Ngày 29/1/2017, Triệu Tiểu Lan gọi điện cho cha, nói: “Bố ơi, cảm ơn bố, con đă làm được rồi”.

    Triệu Tích Thành nói với con: “Không phải con làm được, mà là con có được!”

    Vào ngày này, Triệu Tiểu Lan đă trở thành Bộ trưởng thứ 18 của Bộ Giao thông Hoa Kỳ.


    Trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức, Triệu Tiểu Lan đă phát biểu:

    “Mục tiêu của tôi là giúp những người khác tiếp cận các cơ hội và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đ́nh họ, bằng cách hỗ trợ các chính sách để khuyến khích tạo việc làm và khả năng cạnh tranh cho lực lượng lao động. Vào thời điểm quan trọng này, Bộ Giao thông Hoa Kỳ có thể tạo nên sự khác biệt to lớn cho đất nước chúng ta”.

    Triệu Tích Thành nói: “Đừng đặt giới hạn cho con gái, con gái có thể làm được tốt hơn nữa, thông qua giáo dục, con gái có thể thực hiện bất cứ điều ǵ”.

    Viện Bảo tàng người Hoa ở Hoa Kỳ đă trao tặng nhà họ Triệu “Khen thưởng gia đ́nh truyền thống kiệt xuất”. Sau 30 năm hoạt động, đây là lần đầu tiên viện bảo tàng đem vinh dự này trao cho cả một gia tộc.



    Con gái mỗi người đều có thành tích, con rể mỗi người lại là kỳ tài
    Khi “lục đóa kim hoa” trưởng thành, vợ chồng nhà họ Triệu phải đối diện với vấn đề hôn nhân của các cô con gái. Tuy nhiên, họ cũng không có quá nhiều lo lắng, bởi v́ nửa kia mà những cô con gái của họ đă lựa chọn... cũng không kém phần xuất sắc.

    Trong sáu chàng rể, vừa có lănh đạo đảng Cộng ḥa của Thượng viện Hoa Kỳ, c̣n có đại cổ đông của Facebook, Wal-Mart, Dell, Giám đốc News Corporation...

    Người ta thường nói, hạnh phúc lớn nhất của một người chính là t́nh yêu đôi lứa xứng đôi và kết hôn môn đăng hộ đối. Đây cũng là câu nói mô tả chân thực về gia đ́nh nhà họ Triệu.

    Có một câu chuyện thú vị như thế này: Triệu Tiểu Lan cùng Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cao cấp, lănh đạo Đảng Cộng ḥa Mitch McConnell quen nhau, t́m hiểu và yêu thương nhau. Hai người đang chuẩn bị tiến tới đính hôn th́ Triệu Tiểu Lan nói với McConnell:

    “Theo phong tục truyền thống Trung Quốc, anh phải đến nhà em, trước mặt cha mẹ và người nhà để cầu hôn em”.

    Khi McConnell lần đầu tiên đến thăm hỏi gia đ́nh nhà người yêu, Triệu Tích Thành quả nhiên đă yêu cầu con rể tương lai đưa ra ba lư do để cầu hôn con gái ḿnh.

    Cũng may, Triệu Tiểu Lan đă sớm nói chuyện trước với bạn trai: “Cha em là một người thông minh và nghiêm khắc, anh phải thành thật trả lời cha từng câu hỏi nhé”.

    Bởi v́ McConnell đă chuẩn bị, sau khi hít một hơi thật sâu, anh trả lời không một chút hoang mang lo lắng rằng:

    “Đầu tiên, con tin rằng con mắt của Tổng thống rất sắc bén, ông ấy nói rằng Tiểu Lan là cô gái phương Đông xuất sắc nhất. Điểm này con cũng tin chắc là như vậy, không chút nghi ngờ.

    Thứ hai, cha của Tiểu Lan v́ sự nghiệp vận tải biển thế giới đă cống hiến rất nhiều, mọi người đều kính trọng. Trung Quốc có câu tục ngữ, ‘hổ phụ làm sao sinh khuyển tử’. Người cha tuyệt vời, con gái đương nhiên cũng sẽ không kém cỏi.

    Thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất, Tiểu Lan là người phụ nữ bận rộn nhất mà con từng gặp, vừa hay con đă chuẩn bị tinh thần chăm sóc cô ấy thật tốt, yêu thương chăm sóc khi cô ấy rảnh rỗi”.

    ***

    Có câu nói rằng: “Truyền thống của một gia tộc cũng giống như một món đồ cổ tốt”. Đồ cổ có h́nh dạng, truyền thống lại không có vật chất, nh́n không thấy, sờ không được, nhưng lại thẩm thấu trong gia tộc, trong cốt nhục đời sau, trở thành mối ràng buộc về tinh thần, thậm chí trở thành tính cách, là một phần trong vận mệnh của họ.

    Gia đ́nh có gia phong, giống như truyền thống được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, ảnh hưởng sâu sắc đến đời cháu con.

    Cha mẹ yêu thương nhau, ngôn từ và việc làm đều mẫu mực, yêu thương mà không nuông chiều, không trói buộc… chính là gia phong tốt nhất dành cho con cháu.

    Và gia phong - chính là của hồi môn quư giá nhất dành cho con gái.

    Quỳnh Chi
    Theo soundofhope.org

  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Nhân sinh một giấc mộng trường, ai người đă tỉnh, ai người vẫn say
    B́nh luậnMinh Vũ • 11:30, 19/04/20• 333 lượt xem

    Giữ cho tâm thái luôn vui vẻ nhẹ nhàng, th́ con đường đời sẽ rộng mở thênh thang. (Ảnh: pexels)

    Kỳ thực vạn sự trên đời không ǵ là ngẫu nhiên. Mỗi một sự việc xuất hiện đều là xuất hiện vào thời khắc nó cần xuất hiện, chuyện đă qua, sứ mệnh đă hoàn thành, hăy xem chuyện hôm qua chỉ c̣n là dĩ văng, là kỷ niệm. Bởi suy cho cùng, ta đến từ cát bụi và lại trở về hư vô, đến tay không, về tay trắng, một đoạn đường đời, một đoạn trả vay. Nhân sinh một giấc mộng trường, kẻ tỉnh người say, nào ai biết được đoạn đường mai sau?

    Mộng dài ai tỉnh trước,
    B́nh sinh ta biết ta.
    Lều tranh giấc xuân đẫy,
    Ngoài song bóng ác tà

    (Vô đề – Gia Cát Lượng)

    Hồng trần cuồn cuộn, đằng đẵng tháng năm, biết bao người từng cảm thán mà thốt lên rằng: “Nhân sinh như mộng, kiếp người tựa kiếp phù vân”. Khi thân nằm trong cảnh, thử hỏi mấy ai có thể thấu rơ hồng trần, thấu tỏ đâu là thực, đâu là hư?

    Nhân sinh tại thế, chuyện không vui chiếm phần đa số: Nào là gia đ́nh bất ḥa, nào là công việc bế tắc, nào là học hành áp lực, nào là sự nghiệp bấp bênh… khiến chúng ta cứ măi quay cuồng trong ṿng xoáy ấy mà dần dần già đi tự lúc nào chẳng hay. Giống như hai câu thơ ai đó đă từng viết: “Sớm c̣n thắm đỏ đôi g̣ má / Chiều đă bạc phơ nửa mái đầu”. Cuộc đời sớm đỏ chiều phai, nay c̣n mai mất nào ai biết ngờ!

    Đời người cũng lại tựa như ḍng sông chảy măi, đầu nguồn con nước, triền đá gập ghềnh, ḍng thác lên xuống bấp bênh vô định, nhưng chỉ cần trở về với biển lớn mênh mông là lại êm đềm như nằm trong ḷng mẹ, hạnh phúc, yên b́nh. Con người chúng ta cũng lại thế, trải qua tháng năm dằng dặc, tuế nguyệt xoay vần, rồi cũng sẽ trở nên b́nh lặng, không hối hả, không xô bồ, không bon chen, không vội vă chạy theo danh – lợi – t́nh như thời c̣n xuân trẻ. Nếu những sự việc năm xưa khiến ta u sầu ủy khuất, th́ giờ đây, ngồi giữa đất trời trăng thu trong vắt, gió mát tứ bề, cảnh vật tĩnh lặng, ta lại chợt nhận ra rằng tất cả chỉ là ảo ảnh trần gian. Đâu thực đâu hư nào ai biết rơ?

    Xuân qua vội vă, thu đến nhẹ nhàng, phù sinh giấc mộng, rượu nồng tiễn đưa, chén trà ấm môi… đời người cũng như chén trà vậy: Lá trà khi hăm trong nước sôi phải oằn ḿnh thống khổ, nhưng lại mang đến cho đời cái vị đắng trước ngọt sau, làm mê hoặc ḷng người. Thế nên, khi bạn thấy mệt mỏi trước trăm ngh́n khổ nạn, hăy mỉm cười bao dung mà đón nhận. Bởi v́: không muộn phiền đó chẳng phải là cuộc sống, không khổ nạn chẳng phải kiếp nhân sinh.

    Đời người cũng giống như chén trà vậy, đắng trước ngọt sau làm mê hoặc ḷng người.
    Đời người cũng giống như chén trà vậy, đắng trước ngọt sau làm mê hoặc ḷng người.
    Cuộc sống là của bạn, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai. Cuộc sống là của bạn, chẳng ai làm chủ nó ngoài chính bản thân ḿnh.

    Kỳ thực vạn sự trên đời không ǵ là ngẫu nhiên. Mỗi một sự việc xuất hiện đều là xuất hiện vào thời khắc nó cần xuất hiện, chuyện đă qua, sứ mệnh đă hoàn thành, hăy xem chuyện hôm qua chỉ c̣n là dĩ văng, là kỷ niệm. Bởi suy cho cùng, ta đến từ cát bụi và lại trở về hư vô, đến tay không, về tay trắng, một đoạn đường đời, một đoạn trả vay. Nhân sinh một giấc mộng trường, kẻ tỉnh người say, nào ai biết được đoạn đường mai sau?

    Có người nói cuộc sống như một hành tŕnh dài vô tận, nếu cứ ôm giữ tất cả mọi muộn phiền sẽ chỉ khiến đôi vai ta tăng thêm nhiều gánh nặng. Chi bằng cứ buông bỏ hết thảy phía sau, thẳng bước mà tiến về phía trước, giữ cho tâm thái luôn vui vẻ nhẹ nhàng, th́ con đường đời sẽ rộng mở thênh thang.

    Minh Vũ

  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    ‘Tấm vải che tử thi không có túi’: Câu chuyện về đại tỷ phú kỳ dị nhất lịch sử nước Mỹ
    B́nh luậnĐường Nguyên • 06:30, 20/04/20• 21 lượt xem


    Đó là một ông lăo thoạt nh́n trông có vẻ nghèo khó và keo kiệt. Nhưng những việc ông đă làm lại trở thành tấm gương cho những nhà tỷ phú nổi tiếng đương đại. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

    Đó là một ông lăo thoạt nh́n trông có vẻ nghèo khó và keo kiệt. Nhưng những việc ông đă làm lại trở thành tấm gương cho những nhà tỷ phú nổi tiếng đương đại - các ông trùm kinh tế hàng đầu nước Mỹ đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông...

    Một vị tỷ phú kỳ dị...
    Câu chuyện kể về một ông già Người Mỹ gốc Ireland. Năm nay ông đă gần 90 tuổi, hiện đang sống cùng vợ trong một căn hộ cho thuê tồi tàn ở thành phố San Francisco thuộc Mỹ quốc. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, cặp kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng lỗi thời. Ông không thích món ăn ngon, món ăn ưa thích nhất là bánh sandwich và sữa nóng. Ông cũng không có xe hơi riêng, phương tiện đi lại chủ yếu của ông là xe buưt, túi xách mà ông thường dùng để đi làm là chiếc kẹp bằng nilon đă cũ.

    Mặc khác, nếu bạn đi cùng ông đến một quầy bar nhỏ để uống bia, ông nhất định sẽ kiểm tra và đối chiếu hóa đơn rất cẩn thận. Nếu bạn ngủ qua đêm ở nhà ông ấy, chắc chắn trước khi ngủ ông ấy sẽ nhắc bạn tắt điện.

    Một ông già nghèo khó lại keo kiệt như vậy, bạn có biết trước đó ông đă làm được những việc ǵ chăng?

    Trong suốt cuộc đời, ông đă sử dụng số tiền hơn 8 tỷ đô la Mỹ của ḿnh để làm từ thiện, hỗ trợ giáo dục đại học, y tế công cộng, nhân quyền và nghiên cứu khoa học. Vậy ông là ai?


    Ông là Chuck Feeney - sinh ngày 23 tháng 4 năm 1931, người được coi là ‘cha đẻ’ của tập đoàn kinh tế được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính ḿnh, hào phóng với mọi người, rất thích kiếm tiền nhưng lại không thích tiêu tiền - đó là những nét chính mà người ta thường diễn tả khi nhắc đến con người này. Dưới đây là một số đóng góp của Chuck Feeney trong lĩnh vực từ thiện và hỗ trợ phúc lợi xă hội mà nước Mỹ và cộng đồng quốc tế đều biết tới:

    Ông là người sáng lập tổ chức The Atlantic Philanthropies [Quỹ từ thiện Đại Tây Dương], một trong những quỹ từ thiện tư nhân lớn nhất thế giới. Ông đă từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển, v.v.

    Khoản tiền lớn nhất mà Chuck Feeney từng tặng cho hoạt động từ thiện là 7 triệu đô la vào cuối năm 2016 cho Đại học Cornell, nhằm hỗ trợ sinh viên làm công tác dịch vụ cộng đồng. Đây cũng là số tiền lớn sau cùng mà cả đời ông dành dụm được.


    Số tiền lớn sau cùng mà ông dành dụm được để tặng cho Đại học Cornell, nhằm hỗ trợ sinh viên làm công tác dịch vụ cộng đồng. (Ảnh: Wikipedia)
    Vậy là Chuck Feeney đă chính thức "phóng thích" xong túi tiền của ḿnh, đáp ứng được khát vọng: "Cho đi trong khi c̣n đang sống". Và ông nói:

    "Bạn luôn lo lắng khi phải xử lư rất nhiều tiền, nhưng chúng dường như đă làm việc đó khá tốt. Bạn thấy đấy, cuối cùng bạn cũng chỉ có thể mặc một chiếc quần một lúc". Rồi ông nói thêm:

    "Có lẽ đó là ư muốn của Chúa: người nghèo luôn ở cùng chúng ta. Bạn biết đấy, bạn sẽ không bao giờ chạy thoát khỏi mọi người, [nhưng] bạn có thể giúp đỡ".

    Một điều đáng khâm phục là hầu hết mọi hoạt động từ thiện của Chuck Feeney đều không công bố tên nhà tài trợ.

    Chuck Feeney đă nêu lên một tấm gương cho những người giàu có: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống th́ đồng thời cũng nghĩ cho mọi người”. Nhiều nhà đại tài phiệt của nước Mỹ sau này đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông mà đă thay đổi cách suy nghĩ và hành động của ḿnh.


    "Bạn luôn lo lắng khi phải xử lư rất nhiều tiền, nhưng chúng dường như đă làm việc đó khá tốt. Bạn thấy đấy, cuối cùng bạn cũng chỉ có thể mặc một chiếc quần một lúc". (Ảnh: Shutterstock)
    Và: 'Tấm vải che tử thi không có túi'...
    Về cuối đời, sau khi những việc làm thánh thiện của Chuck Feeney được giới truyền thông tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước một gia tài hàng tỷ đô la như vậy?

    Đối diện trước câu hỏi của các phóng viên, Chuck Feeney mỉm cười thân thiện và ông kể cho mọi người nghe một câu chuyện:

    “Một chú hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết đầy trái chín, muốn vào trong ăn một chầu no nê nhưng giờ nó mập quá, không thể chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để cho thân thể gầy xuống, cuối cùng chú hồ ly cũng chui vào được trong vườn!

    Hồ ly ăn no căng bụng, cảm thấy vô cùng thỏa măn, nhưng tới khi nó muốn rời đi, lại không chui ra nổi. Bất đắc dĩ hồ ly đành phải giở tṛ cũ: lại nhịn ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả là lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào!!!”.

    Nghe xong câu chuyện, các phóng đều cười ồ! C̣n Chuck Feeney th́ trầm ngâm kết luận:

    "Người ta đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc rời đi. Không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đă đau khổ giành giật tranh đấu suốt cả một đời".


    "Người ta đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc rời đi. Không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đă đau khổ giành giật tranh đấu suốt cả một đời". (Ảnh: Shutterstock)
    Có hăng truyền thông lại hỏi Chuck Feeney: V́ sao ông quyên góp hết cả gia tài của ḿnh?

    Chuck Feeney cười đôn hậu rồi đưa ra một câu trả lời dung dị ngoài sức tưởng tượng của mọi người:

    "Bởi v́ tấm vải che tử thi không có túi".

    Đường Nguyên
    - Tài liệu tham khảo: Wikipedia và một số nguồn tư liệu khác.

  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Tranh in Mộc Bản Chiaroscuro thời Phục Hưng Ư - Kỹ thuật đầy ấn tượng
    B́nh luậnHàn Mặc • 16:30, 18/04/20• 204 lượt xem


    “Martyrdom of Two Saints” (Tạm dịch: Nhị Thánh Tử V́ Đạo) khoảng1 527-1530, bởi Antonio da Trento, phỏng theo Parmigianino. Tranh in mộc bản Chiaroscuro in từ ba bản gỗ khắc màu nâu xám nhạt, nâu xám trung và đen, t́nh trạng i / ii, 29,21cm x 48,26cm.Quà của Ruth Cole Kainen. (Pḥng trưng bày nghệ thuật quốc gia)


    Trong tiếng Ư “chiaro” là ánh sáng và “scuro” là bóng đổ, Chiaroscuro là một kỹ thuật trong hội họa, theo đó các tông màu tương phản được sử dụng để diễn tả độ sâu ba chiều, hoặc để tạo một không gian cụ thể. Từ bức tranh “Adoration of the Magi” của Leonardo da Vinci cho đến những bức tranh đầy kịch tính của Caravaggio hay tràn đầy cảm xúc như tranh của Rembrandt đều sử dụng thủ pháp chiaroscuro ở một mức độ nào đó.

    Tranh in mộc bản chiaroscuro Ư tạo ra ánh sáng và bóng đổ như các bức tranh thời Phục Hưng bằng cách sử dụng một loạt các mộc bản khác nhau về tông màu, kết hợp lại để tạo ra một bản in.

    Không có nhiều thông tin về lịch sử tranh in mộc bản chiaroscuro Ư; nhiều bản in không để ngày tháng chúng được làm ra hoặc ai làm ra chúng. Không có b́nh luận rơ ràng trong lịch sử về Tranh in mộc bản chiaroscuro ngoại trừ các ghi chép về các nghệ sĩ được viết bởi các nhà viết tiểu sử đương thời, nhà sử học nghệ thuật và nghệ sĩ Giorgio Vasari (1511 -1574).

    Chỉ biết rằng Ư và Đức dường như đồng thời phát triển các phiên bản in chiaroscuro của riêng họ.

    Phát triển tranh mộc bản Chiaroscuro ở Ư

    “Hercules và Sư tử Nemean”, vào khoảng năm 1518 bởi Ugo da Carpi, phỏng theo Raphael hoặc Giulio Romano. Tranh in Mộc Bản Chiaroscuro từ hai bảng gỗ khắc màu xanh và đen, 29,8cm x 22cm. Bảo tàng Anh, Luân Đôn. (Người được ủy thác của Bảo tàng Anh)
    Tranh in mộc bản chiaroscuro Ư bắt đầu ở Venice khi Ugo da Carpi (sinh năm 1480 và mất từ khoảng năm 1520 -1532) tiếp cận Thượng Viện Venice để bảo vệ phương pháp in mới của ông “chiaro et scuro” khỏi bị sao chép. Năm 1516, Thượng viện Venice đă trao cho ông một đặc ân, bằng sáng chế, bảo đảm vai tṛ của Ugo với tư cách là một người in mộc bản chiaroscuro duy nhất ở Ư trong hơn một thập kỷ.


    “Nhà triết học Diogenes”, khoảng 1527 - 1530, bởi Ugo da Carpi, phỏng theo Parmigianino. Tranh in mộc bản Chiaroscuro từ bốn bản gỗ khắc màu xanh lá cây nhạt, xanh lá cây trung b́nh, nâu và nâu sẫm, t́nh trạng iii / iii, 47.94cm x 33.97cm. Quỹ Pepita Milmore Memorial. (Pḥng trưng bày nghệ thuật quốc gia)

    “Nhà triết học Diogenes”, khoảng 1527 - 1530, bởi Ugo da Carpi, phỏng theo Parmigianino. Tranh in mộc bản Chiaroscuro từ bốn bản gỗ khắc màu xanh lá cây nhạt, xanh lá cây trung b́nh, nâu và nâu sẫm, t́nh trạng iii / iii, 47.94cm x 33.97cm. Quỹ Pepita Milmore Memorial. (Pḥng trưng bày nghệ thuật quốc gia)
    Ông đă phát triển kỹ thuật Tranh in mộc bản chiaroscuro từ việc sử dụng mộc bản nét và một mộc bản màu cho đến bốn mộc bản màu. Ugo với khả năng kỹ thuật cao và kết hợp với những nghệ sĩ như Titian, Raphael đă tạo nên một nền tảng vững chắc cho tranh in mộc bản chiaroscuro Ư. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ugo “Nhà triết học Diogenes”, khoảng năm 1527 -1530, được thực hiện với sự cộng tác của Parmigianino (1503-1540) được cho là ví dụ điển h́nh nhất của bất kỳ chiaroscuro nào. Parmigianino là một họa viên mẫu mực, người đă khéo léo thực hiện các bản in mộc bản chiaroscuro bằng cách sử dụng loại mực tốt và kỹ năng in ấn chính xác. Ông làm việc tại Bologna trong khoảng thời gian từ 1527 đến 1530, chiêu mộ Antonio da Trento, một nghệ nhân in ấn, người đă chuyển thành thạo các thiết kế duyên dáng của Parmigianino.


    “Nhị Thánh Tử V́ Đạo”, vào khoảng 1527-1530 bởi Antonio da Trento, phỏng theo Parmigianino. Tranh in mộc bản Chiaroscuro từ ba mộc bản màu xanh nhạt, xanh trung và đen, t́nh trạng ii / ii, 28.26cm x 47cm. Quà tặng của Andrew Robison. (Pḥng trưng bày nghệ thuật quốc gia)




    “Nhị Thánh Tử V́ Đạo”, vào khoảng 1527-1530 bởi Antonio da Trento, phỏng theo Parmigianino. Tranh in mộc bản Chiaroscuro từ ba mộc bản màu đỏ nâu, xanh xám và xám đen, t́nh trạng ii / ii, 28.89cm x 48.26cm. Bộ sưu tập Rosenwald. (Pḥng trưng bày nghệ thuật quốc gia)

    Xưởng của Giuseppe Niccoḷ Vicentino (1470-1560), hoạt động vào khoảng những năm 1540, trở thành nhà sản xuất tranh in mộc bản chiaroscuro tốt nhất trong thế kỷ 16. Xưởng đă phát triển các phương pháp sản xuất hiệu quả với các bản in đặc trưng với tông màu băo ḥa mạnh. Phần lớn các bản in của Vicentino là các thiết kế của Ư từ giữa những năm 1510 đến cuối những năm 1530, bao gồm cả những bản vẽ của Raphael và Parmigianino.


    “Hercules và Sư tử Nemean”, Khoảng năm 1560, bởi Nicoḷ Boldrini, sau Niccoḷ Vicentino (sau trường phái Raphael.) Tranh in mộc bản Chiaroscuro được in từ hai mộc bản màu nâu và đen, 29.53cm x 41.28cm. Quỹ Pepita Milmore Memorial. (Pḥng trưng bày nghệ thuật quốc gia)
    Vào những năm 1540, họa sĩ theo phong cách Sienese, Domenico di Pace Beccafumi (1486 -1551) đă sử dụng các tranh in mộc bản chiaroscuro để thể hiện những cảnh ấn tượng, ông tinh chỉnh kỹ thuật để thực hiện những thiết kế tinh xảo với ánh sáng trang nhă. Không giống như các đồng nghiệp của ḿnh, Beccafumi đă tự thiết kế và cắt các mộc bản cho riêng ḿnh, điều chỉnh các kỹ thuật cốt lơi của tranh in để phù hợp với trí tưởng tượng sống động và đầy nghệ thuật; ông đă sử dụng các công cụ và phương pháp cắt độc đáo, và cũng thay đổi quy tŕnh đổ mực.


    “Tông đồ cầm sách”, khoảng năm 1540, bởi Domenico Beccafumi. Tranh in mộc bản Chiaroscuro được in từ bốn mộc bản màu đỏ nhạt, đỏ trung, đỏ xám và đen, 40,48cmx 21.43cm. (Thư viện Quốc hội, Pḥng In và Ảnh, Washington, D.C.)
    Từ những năm 1530 đến 1580, các họa sĩ và nhà in người Ư tiếp tục khám phá tranh in mộc bản chiaroscuro, cũng như sao chép các thiết kế nổi tiếng vào giữa thế kỷ XVI của các danh họa Titian, Raphael và Parmigianino. Kỹ thuật này đă được điều chỉnh phù hợp hơn khi tranh in mộc bản chiaroscuro lan rộng ra bên ngoài các trung tâm nghệ thuật chính, từ Cremona đến Naples.


    “Allegory of Virtue,” (tạm dịch:Ngụ ngôn Đạo Đức) 1585, bởi Andrea Andreani, phỏng theo Jacopo Ligozzi. Tranh in mộc bản Chiaroscuro được in từ bốn mộc bản màu nâu nhạt, nâu trung, nâu sẫm và đen, t́nh trạng i / ii, 48.26cm x 33.02cm. Quỹ Bruce Ailsa Mellon. (Pḥng trưng bày nghệ thuật quốc gia)
    Bắt đầu các tác phẩm chiaroscuro của ḿnh vào khoảng năm 1583, Andrea Andreani (khoảng 1558 -1629) với các tác phẩm hoành tráng khiến ông trở thành người tài giỏi nhất trong thời của ḿnh. Ví như tác phẩm “Triumph of Julius Caesar” (Tạm dịch: Chiến thắng của Julius Caesar) (1599), phỏng theo Andrea Mantegna, được ghép từ 10 tờ với kích thước khổng lồ 36.04cm x 380.05cm. Andreani đă nâng tầm tranh in mộc bản chiaroscuro bằng cách cải tiến kỹ thuật và chỉnh sửa các thiết kế để thu hút những người sành nghệ thuật và các nhà sưu tập. Thành tựu của ông nhờ việc hợp tác với các nghệ sĩ thành công đương thời , và sao chép các tác phẩm điêu khắc, phù điêu bằng đồng và các thiết kế bằng đá cẩm thạch (inlay), ngoài các chủ đề tranh in mộc bản chiaroscuro truyền thống là chỉ sao chép từ các bức vẽ.


    “Eva”, năm 1587, bởi Andrea Andreani, phỏng theo Domenico Beccafumi. Tranh in mộc bản Chiaroscuro được in từ bốn mộc bản màu nâu đất, xám nâu, nâu sẫm và đen, 46.04cm x 31.43cm. Quỹ Andrew W. Mellon. (Pḥng trưng bày nghệ thuật quốc gia)
    Hàn Mặc
    Theo The Epoch Times

  6. #26
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Cảm động siêu anh hùng đă cứu thoát 669 trẻ em Do Thái khỏi tay Đức Quốc xă
    B́nh luậnMộc Lam • 09:06, 24/04/20• 47 lượt xem


    Nicholas Winton , vị cứu tinh của 669 trẻ em người Do Thái khỏi Đức Quốc Xă. (Ảnh: Wikipedia)

    Có những câu chuyện mà chúng ta không chỉ là người xem, mà c̣n là một phần trong đó…

    Quư ngài Nicholas Winton là cách xưng hô kính trọng mà rất nhiều người dân Cộng hoà Séc nói riêng cũng như người dân thế giới nói chung dùng khi nói về Nicholas George Winton. Ông Winton đă giải cứu thành công 669 trẻ em Do Thái và đưa chúng tới Anh, trong khi hầu hết bố mẹ của các em phải dứt ruột xa con ḿnh và đối diện với “địa ngục" trong các trại tập trung của Đức Quốc xă.

    Holocaust được coi là một trong những cuộc thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử đối với một dân tộc. Nó cướp đi sinh mạng của hơn 6.000.000 người Do Thái, trong đó có 3 triệu đàn ông 2 triệu phụ nữ và 1 triệu trẻ em. Theo ước tính, hơn 2/3 dân số Do Thái tại châu Âu đă bị giết hại. Đó là tội ác không thể tha thứ của phát xít Đức.

    Holocaust được coi là một trong những cuộc thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử đối với một dân tộc. Nó cướp đi sinh mạng của hơn 6.000.000 người Do Thái. Theo ước tính, hơn 2/3 dân số Do Thái tại châu Âu đă bị giết hại. (Ảnh: Wikipedia)
    Holocaust được coi là một trong những cuộc thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử đối với một dân tộc. Nó cướp đi sinh mạng của hơn 6.000.000 người Do Thái. (Ảnh: Wikipedia)
    Ngày đó, ông t́m mọi cách để cầu cứu nhiều nước, nhưng chỉ có Thụy Điển và Anh là hai nước trả lời thỉnh cầu của ông. Theo ông Winton, họ đă bỏ lỡ mất hàng ngàn sinh mạng trẻ em khác. Nhóm 250 đứa trẻ cuối cùng chuẩn bị được đưa khỏi Séc vào ngày 1 tháng 12 năm 1939 đă không thể kịp khởi hành. Lúc đó, Hitler tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.

    Sau chiến tranh, ông Winton đă giữ kín bí mật này trong suốt 50 năm. Tuy nhiên, vợ của ông đă phát hiện ra quá khứ của chồng sau một lần t́nh cờ dọn tầng hầm vào năm 1988, bà bất cẩn đá phải một cái rương cũ. Khi mở ra, bà nh́n thấy h́nh ảnh của các trẻ em và danh sách được cứu bên trong chiếc rương, cánh cửa bí mật này cuối cùng đă bị mở ra. Và từ đó, ḷng tốt phi thường của ông Winton đă khiến thế giới phải rơi nước mắt.

    Hiểm hoạ từ châu Âu
    Ông Winton sinh ra có tên là Nicholas Wertheimer vào năm 1090, cha mẹ ông là người Do Thái và rất thích hoà nhập với cuộc sống ở Anh. Ông Winton đă làm lễ rửa tội tại một nhà thờ Anh giáo. Mối quan hệ của gia đ́nh ông cho phép ông có một cái nh́n sâu sắc về những ǵ đang xảy ra ở Châu Âu và những ǵ chế độ Đức Quốc xă dám làm. Sự ngông cuồng của phát xít Đức, bạo lực tràn lan khắp nơi và quả bóng chiến tranh chỉ chực chờ để bùng phát.


    Ông Nicholas Wertheimer. (Ảnh: Wikipedia)
    Năm 1938, Nicholas Winton là một nhà môi giới chứng khoán trẻ tuổi tại London. Người Do Thái đang bị đe dọa ở châu Âu, tại những nơi mà Đức Quốc xă chiếm đóng. Luật pháp đă cho phép chủ nghĩa tẩy chay người Do Thái, v́ thế họ gia tăng bạo lực trong các toà nhà và doanh nghiệp của người Do Thái. Rơ ràng là, có những thứ tồi tệ sẽ xảy đến.

    Thay v́ tận hưởng niềm vui, ông Winton đă quyết định tới Prague, Séc và lập ra một kế hoạch cứu sống hàng trăm trẻ em vào khoảng thời gian trước khi thế chiến thứ II xảy ra. Và đó là những kí ức đáng giá không thể nào quên của ông Winton.

    Vào những năm đầu tiên dưới sự cai trị của Hitler, Đức Quốc xă nỗ lực quấy rối và hành hạ người Do Thái, khiến họ buộc phải di dân. Nhưng chỉ một vài quốc gia sẵn sàng chấp nhận những người Do Thái di cư.


    Vào những năm đầu tiên dưới sự cai trị của Hitler, Đức Quốc xă nỗ lực quấy rối và hành hạ người Do Thái, khiến họ buộc phải di dân. (Ảnh: Getty)
    Rất nhiều quốc gia, bao gồm cả Anh, thắt chặt chính sách nhập cư. Vào mùa hè năm 1938, 32 đất nước tụ họp tại Évian, Pháp để giải quyết t́nh trạng khủng hoảng tị nạn đang lớn dần. Nhưng gần như tất cả đều từ chối cho phép người Do Thái vào đất nước ḿnh.

    Tuy nhiên, vào 9/11/1938, việc bài xích người Do Thái của Đức Quốc xă rẽ sang một bước ngoặt mới. Khắp các vùng lănh thổ bị chiếm đóng của Đức, một làn sóng bạo lực phản đối nổ ra, chống lại người Do Thái. Giáo đường Do Thái bị đốt cháy, các doanh nghiệp bị tấn công và các cửa sổ bị đập vỡ trong sự kiện có tên Kristallnacht - “Đêm của những mảnh kính vỡ".

    Sự kiện Kristallnacht như một hồi chuông báo động. Kết quả là, nước Anh đồng ư mở cửa biên giới cho những đứa trẻ tị nạn người Do Thái.


    Một nhân viên dọn kính vỡ tại một cửa hàng Do Thái sau cuộc bạo loạn chống Do Thái trong sự kiện Kristallnacht ở Berlin. (Ảnh: Getty)
    Vào tháng 12 năm 1938, ông Winton có kế hoạch nghỉ đông. Nhưng ngay trước khi rời đi, ông nhận được một lá thư từ người bạn Martin Blake, người vừa đến Prague, Séc với danh nghĩa Uỷ Ban Anh quốc dành cho Dân tị nạn từ Séc. Trong thư có một lời mời: “Tôi đang có một nhiệm vụ thú vị nhất và tôi cần sự trợ giúp của anh. Đừng mang giày trượt tuyết làm ǵ cho phiền phức".

    Lời kêu gọi giản đơn này đă đẩy Winton vào trung tâm của một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra.

    Một kế hoạch phi thường
    Ở Prague, ông Winton được chứng kiến toàn bộ vấn đề mà người Do Thái phải đối mặt khi ở Sudetenland do Đức chiếm đóng.

    Những trại tị nạn bao gồm những gia đ́nh buộc phải rời khỏi quê hương của họ. Những người ngụ cư đang vật lộn để sống sót trong mùa đông khắc nghiệt của châu Âu. Winton cũng vật lộn với những điều kiện thời tiết này và điều ông lo lắng nhất là những đứa trẻ.

    Là một công dân Anh có nhiều mối quen biết, ông Winton đă thuyết phục bản thân rằng ông có thể sơ tán những đứa trẻ tị nạn đến Anh. Winton cùng đồng nghiệp Martin Blake và Doreen Warriner đă thiết lập một trụ sở tạm thời trong một khách sạn ở Prague và bắt đầu thu thập tên những gia đ́nh muốn đưa con của họ tới nơi an toàn.


    Winton cùng đồng nghiệp Martin Blake và Doreen Warriner đă tiến hành thu thập tên những gia đ́nh muốn đưa con của họ tới nơi an toàn. (Ảnh chụp video)
    Vận chuyển hàng trăm những đứa trẻ tị nạn dọc châu Âu đ̣i hỏi một kế hoạch kĩ càng và cẩn thận. Winton trở về London với một núi những giấy tờ. Chính phủ Anh chỉ sẵn sàng cho những đứa trẻ này nhập cảnh nếu đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt.

    Winton phải thu xếp t́m kiếm gia đ́nh nhận nuôi cho từng đứa trẻ rời Séc ngày đó. Một vài đứa trẻ có họ hàng đang chờ đợi tại Anh. Nhưng hầu hết, ông Winton phải thuyết phục rất nhiều người lạ để nhận nuôi chúng. Ông đặt quảng cáo trên báo, kêu gọi những người t́nh nguyện. May mắn là, chính phủ Anh đă bắt đầu kế hoạch sơ tán trẻ em Anh khỏi trung tâm thành phố khi chiến tranh nổ ra, v́ vậy công chúng Anh đă quen với việc mở rộng cửa nhà họ đón chào những người khó khăn.

    Lộ tŕnh trốn thoát
    Những đứa trẻ mà ông Winton cứu giúp phải đi qua trung tâm của Đức quốc xă tại Đức. 8 xe lửa đă xuất phát từ Warsaw từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1939.

    Những bậc cha mẹ khóc chào tạm biệt con ḿnh tại nhà ga. Hầu hết họ sẽ không được gặp lại bọn trẻ nữa. Khi chúng lên tàu, những đứa trẻ lớn được giao nhiệm vụ chăm sóc những đứa nhỏ. Mỗi đứa trẻ cần một tài liệu phê duyệt từ Anh trước khi chúng xuất phát. Khi một số rời đi mà không được phép, đội ở Prague sẽ giả mạo các tài liệu c̣n thiếu.

    Những đứa trẻ của ông Winton phải đi qua lănh thổ của Đức Quốc xă. Xe lửa dừng ở rất nhiều điểm kiểm tra nơi các quan chức người Đức sẽ lên tàu. Một vài đứa trẻ buộc phải hi sinh những thứ giá trị chúng mang theo. Điều này có nghĩa là bỏ lại những kỉ vật cuối cùng của chúng về gia đ́nh. Những đứa trẻ cảm thấy sợ hăi, nhưng tất cả đều đồng ư tiếp tục chuyến đi.


    Đài tưởng niệm Nicholas Winton , vị cứu tinh của 669 trẻ em người Do Thái từ Tiệp Khắc cũ; đặt tại ga xe lửa chính Prague. (Ảnh: Wikimedia Commons)
    Cả 8 chuyến vận chuyển bằng xe lửa của ông Winton đều đi qua Hà Lan, một trong một vài đất nước cho phép dân tị nạn. Trung tâm cứu trợ đă gặp con tàu ở biên giới và tặng bánh, cacao cho người dân tị nạn.

    Sau khi vượt biển đầy mệt nhọc, những đứa trẻ của ông Winton đến Harwich và hoàn thành chuyến đi cuối cùng đến Ga Đường phố Liverpool ở London. Ở đây, họ gặp người đại diện của ông Winton và đôi khi được gặp ông Winton. Có những đứa trẻ không có đủ giấy tờ. Hải quan Anh định cho chúng quay về, nhưng đội của ông Winton thuyết phục họ lách luật một lần.

    Winton đă hoàn thành việc sắp xếp những đứa trẻ vào gia đ́nh nhận nuôi. Tất cả các gia đ́nh trên mọi miền đất nước, thậm chí xa xôi như Devon và Glasgow cũng t́nh nguyện cứu giúp.

    Lời tri ân sâu sắc
    Khi bí mật của ông Winton được “bật mí" th́ sự vinh dự cũng nhanh chóng đến theo. Nữ hoàng Anh đă đích thân phong ông làm Huân tước, nhà lănh đạo của cộng ḥa Séc dành tặng cho ông sự vinh dự cao quư nhất, trạm xe London cũng đúc tượng của ông, thậm chí người ta c̣n đặt tên ông cho một ngôi sao.

    Đối với những việc này, ông Winton vẫn lặng lẽ như xưa: “Làm việc tốt không phải là để người khác biết đến. Tôi không cố ư giấu, chỉ là không nói ra mà thôi.”

    Sau khi biết được sự việc, đài BBC đă mời ông Winton đến tham gia chương tŕnh truyền h́nh. Người dẫn chương tŕnh chậm răi kể lại câu chuyện khi ấy, bỗng nhiên cô nói lớn tiếng về phía khán đài: “Xin hỏi, ở đây có ai là đứa trẻ đă từng được ông Winton cứu hay không?”

    Một tiếng “Woah” vang lên, tất cả khán giả có mặt đều đứng dậy.



    Vào giây phút ấy, dường như cả thế giới đều nhớ, c̣n ông Winton th́ lại quên mất. Những đứa trẻ ngơ ngác bước xuống xe lửa năm đó nay đă già đi nhiều, có người tóc đă bạc. Những giọt nước mắt ḥa cùng tiếng nấc giữa những tràng pháo tay rào rào!

    Có người đă mạo hiểm tính mạng ḿnh để mang cho họ một cuộc đời mới, nhưng lặng lẽ cất giấu sự thật trong một góc khuất… Có thể nói, 669 đứa trẻ ngày đó vô cùng may mắn. Và cuộc sống thật công bằng khi cuối cùng chế độ phát xít Đức với tội ác diệt chủng đă chấm dứt.

    Vào năm 2015, ông Winton đă qua đời b́nh yên, hưởng thọ 106 tuổi. Những những ǵ ông đă làm th́ c̣n măi…

    Mộc Lam
    Tham khảo BBC

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Văn hóa đọc trong thời đại số - Kỳ 1: phải chăng con người sắp đánh mất khả năng đọc?
    B́nh luậnNguyên Phong • 06:30, 24/04/20• 149 lượt xem
    P1

    Thời gian là quư. Thời gian đọc cũng vậy. Nếu sau khi đọc ta thu nhận được ít, "tiêu hóa" càng ít hơn th́ đó không phải là sự lăng phí thời gian hay sao? (Ảnh: Pixabay)

    Nói cách khác, khi đọc lướt, điều chúng ta nhận được chỉ là những mảnh thông tin rời rạc không đầy đủ. Chúng ta đă lỡ mất những kiến thức thực sự có giá trị, vẻ đẹp của tư tưởng, của văn chương câu từ, phương pháp tŕnh bày khoa học và khéo léo, những hàm ư tinh tế sâu xa được đan cài lớp lớp một cách kín đáo trong tác phẩm…

    “Sách này hay lắm. Đọc đi. Share rồi đấy”
    “Dài thế! tóm tắt cho cái. Đọc đau hết cả đầu”.

    Đó là một đoạn trao đổi của nhiều người Việt – vẫn chưa già, trong thời đại kỹ thuật số. “Dài thế!”, “đọc buồn ngủ”, “hại năo”, "đau đầu"… là những ca thán thường thấy khi người ta phải đọc sách. Ta tưởng rằng đó là vấn đề riêng của người Việt. Nhưng không, khi tra google bằng tiếng Anh, ta nhận được những kết quả như: “I can’t focus when I read anymore. What's happening – tôi chẳng thể tập trung khi đọc sách nữa. Chuyện ǵ đang xảy ra vậy?”; “why we can’t read anymore? – v́ sao chúng ta không c̣n có thể đọc nữa?”; “Digital addictions mean we can’t read books anymore. And that’s a problem – Sự lệ thuộc công nghệ số có nghĩa là chúng ta không c̣n có thể đọc sách nữa. Và đó là vấn đề”…

    Khoan hăy nói về việc đọc sách ǵ cho đúng, đó là một chủ đề tốn giấy mực không nằm trong khuôn khổ bài viết này. Ở đây, chúng tôi chỉ định bàn về thái độ và cách thức đối với việc đọc và hậu quả của nó, cũng như cố gắng đi t́m một giải pháp.


    Chúng tôi chỉ định bàn về thái độ và cách thức đối với việc đọc và hậu quả của nó, cũng như cố gắng đi t́m một giải pháp. (Ảnh: Pixabay)
    Có phải năo của chúng ta sẽ không c̣n có khả năng đọc?
    Tờ Washington Post của Mỹ và The Guardian của Anh có hai bài báo cùng nói về nghiên cứu của các nhà khoa học về việc đọc trong thời đại công nghệ số; thông điệp của những bài báo đó có thể tóm tắt lại như sau: có một nguy cơ lớn ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức cũng như t́nh cảm của chúng ta khi con người ngày càng quen thuộc với việc đọc lướt trên các phương tiện nghe nh́n kỹ thuật số, và có thể đến một ngày không xa, năo của chúng ta không c̣n biết đọc.

    Bài báo trên tờ Washington post dẫn chứng trường hợp của Claire Handscombe, một sinh viên 35 tuổi học chương tŕnh sau đại học ở American University. Trong công việc, cô phải đọc rất nhiều sách, từ sách trực tuyến đến sách in.

    Giống như nhiều người khác, khi “lướt web” cô click vào các đường link trên mạng xă hội; cô t́m từ khóa, đọc loáng thoáng vài câu, rồi theo các liên kết khác, cô “lang thang” sang nhiều nội dung khác trên mạng mà ban đầu cô chẳng định đọc. Mỗi nội dung cô cũng chỉ đọc lướt một chút... cứ như vậy cho đến một ngày cô phát hiện khi đọc tiểu thuyết hoặc các tác phẩm có giá trị, cô cũng vô t́nh áp dụng kiểu đọc lướt y như đọc trên mạng. Cô nói: “Tựa như mắt tôi chỉ lướt qua chữ mà không hiểu nó nói ǵ. Khi nhận ra điều đó, tôi phải trở lại, chú tâm đọc kỹ”.

    Chắc hẳn Handscombe không phải trường hợp cá biệt và hầu như mỗi chúng ta lại thấy h́nh ảnh ḿnh trong thói quen “lướt mạng” của cô.


    Hầu như mỗi chúng ta lại thấy h́nh ảnh ḿnh trong thói quen “lướt mạng” của cô ấy. (Ảnh: Pixabay)
    Thậm chí, cả những nhà chuyên môn hay chuyên gia đọc cũng bị ảnh hưởng bởi thói quen này. Theo nhà phân tích Brandon Ambrose, câu lạc bộ sách của ông có tổ chức đọc quyển sách “best-seller” của Meg Wolitzer - The Interestings. Khi họp nhóm, ông mới biết ḿnh đă bỏ qua nhiều điểm then chốt trong cốt truyện. Ông phát hiện năo của ông chỉ quét qua để t́m một khía cạnh đặc biệt nào đó của quyển sách, cũng giống như ông đă lướt qua màn h́nh máy tính. C̣n với sách in, ông nói: “Dường như tôi không c̣n thói quen đọc như trước nữa”.

    Maryanne Wolf, nhà sinh học thần kinh nhận thức tại Đại học Tufts (Boston, Mỹ) và là chuyên gia hàng đầu thế giới hiện nay về việc đọc, kể về câu chuyện sau: Bà nhận được nhiều thư điện tử từ các khoa tiếng Anh ở các đại học Mỹ cho biết sinh viên của họ gặp khó khăn trong việc đọc những tác phẩm kinh điển, đặc biệt là với những tác phẩm có dung lượng lớn, nhiều cấu trúc câu phức tạp, hàm ư sâu xa. Nhưng không ngờ, Maryanne Wolf cũng là một nạn nhân của việc đọc lướt. Một ngày nọ, bà phát hiện chính ḿnh gặp khó khăn khi đọc tiểu thuyết của Hermann Hesse (nhà thơ, nhà văn người Đức giành giải Nobel văn học năm 1946) có tên “Glass bead game”. Bà nói: “Tôi không đùa đâu. Tôi đă đọc hết trang đầu như bị tra tấn v́ không thể buộc ḿnh đọc chậm. Tôi cứ lướt nhanh, chọn vài từ khóa, tổ chức mắt ḿnh sao cho thu được nhiều thông tin nhất có thể trong một vận tốc nhanh nhất”.

    Nhưng đó không phải điều bà muốn, bởi vậy bà bắt ḿnh phải đọc lại, một cách từ tốn, thấu đáo từng ư nghĩa của truyện. Bà kể lại: “Tôi cảm thấy như vừa hồi phục. Tôi mừng v́ t́m lại được kỹ năng đọc chậm, nhấm nháp và suy nghĩ”.


    Bà bắt ḿnh phải đọc lại, một cách từ tốn, thấu đáo từng ư nghĩa của truyện. (Ảnh: Pixabay)
    V́ đâu nên nỗi?
    Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hăy nh́n ra xung quanh ḿnh. Có phải hầu như ai cũng đang cầm trên tay một thiết bị nghe nh́n nào đó? Người lớn dùng laptop, Macbook để kiểm tra email, dùng Kindle để đọc sách, trẻ em chơi game, đọc truyện trên smartphone, Ipad… dường như các thiết bị điện tử đă là một thành phần tự nhiên và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, là cửa sổ để chúng ta nh́n ra thế giới. Thông qua các thiết bị ấy, chúng ta nh́n, nghe, đọc về mọi điều xung quanh ḿnh. Thậm chí với lũ trẻ, thế giới đương nhiên phải bao gồm các thiết bị điện tử v́ từ khi chúng sinh ra, đời đă thế.

    Theo những nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh: Bộ năo chúng ta không được thiết kế cho việc đọc, không có gen đọc như gen ngôn ngữ hay gen thị giác. Nhưng nhờ sự xuất hiện chữ tượng h́nh Ai Cập, rồi bảng mẫu tự Phoenicia, giấy từ Trung Quốc… và khi chúng kết hợp lại th́ dẫn đến sự ra đời báo in của Gutenberg, đó là ở phương Tây. C̣n ở Trung Hoa, in mộc bản đă có từ thế kỉ thứ IX. C̣n các nhà làm sách người Hàn Quốc đă in chữ trên kim loại vào một thế kỷ trước thời của Gutenberg.

    Và từ đó mà bộ năo chúng ta thích nghi với việc đọc.

    Trước khi Internet xuất hiện, năo có thể đọc phần lớn là theo hàng, hàng này qua hàng khác, hết trang này đến trang sau... Phần lớn nội dung là chữ viết, có thể thêm chút tranh ảnh nhưng không quá nhiều để dẫn đến ảnh hưởng tới việc đọc. Đọc văn bản in thậm chí c̣n cho chúng ta khả năng ghi nhớ những thông tin chủ chốt trong một quyển sách qua cách nó tŕnh bày.

    Nhưng thời đại internet đă khiến chúng ta phải tiếp cận với lượng thông tin bùng nổ theo cách khác. Thông tin phải được xuất hiện nhiều nhất với h́nh ảnh hấp dẫn nhất. Bởi vậy, trên một website có rất nhiều những h́nh ảnh, màu sắc, những đường link, video kèm theo text và các tương tác ở khắp nơi… năo của chúng ta phải làm việc với tất cả thứ đó - từ quét qua trang mạng, t́m từ then chốt, kéo lên lướt xuống thật nhanh. Không c̣n cách đọc theo ḍng, cách đọc này chỉ c̣n trong các nghiên cứu học thuật.


    Bởi v́ trên một website có rất nhiều thông tin nên năo của chúng ta phải làm việc với tất cả thứ đó. (Ảnh: Pixabay)
    Nói cách khác, việc đọc lướt bắt đầu phổ biến khi có internet và các phương tiện kỹ thuật số.

    Như đă đề cập, việc đọc của chúng ta không nằm trong cấu trúc di truyền, nó cần có môi trường để phát triển. Nói xa hơn, nó sẽ thích nghi với những kiểu viết lách hay phương tiện truyền tải khác nhau. Nếu phương tiện truyền tải thông tin là theo kiểu nhanh, đa tác vụ và có khối lượng thông tin lớn giống như ở các phương tiện kỹ thuật số ngày nay, thế th́ việc đọc của chúng ta sẽ thích nghi theo hướng ấy. Nhà tâm lư học của đại học UCLA là Patricia Greenfield đă viết rằng, sự chú ư và thời gian sẽ được phân bổ ít đi cho các quá tŕnh đọc sâu, chậm, đ̣i hỏi thời gian, cũng như các kỹ năng suy luận, phân tích phê phán và đồng cảm.

    Andrew Dillon, một giáo sư ở Texas chuyên nghiên cứu việc đọc, cảnh báo rằng với việc lướt web, đọc link, rê chuột lên xuống mà ông gọi là “hành vi thông tin”, con người sẽ phải đối mặt với một số hậu quả trong thời gian tới.

    Đó là hậu quả ǵ?
    Ông Ziming Liu từ Đại học bang San Jose đă thực hiện một loạt các nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu đọc phổ biến hiện nay là đọc lướt qua, với việc phát hiện từ và duyệt qua văn bản. Nhiều người đọc hiện chỉ lấy mẫu ḍng đầu tiên, sau đó lướt tới một vài từ đáng chú ư rồi cứ thế đi hết phần c̣n lại của văn bản. Khi bộ năo đọc lướt như vậy, nó sẽ giảm thời gian phân bổ cho các quá tŕnh “đọc sâu”. Nói cách khác, độc giả không có thời gian để nắm bắt sự phức tạp, để hiểu được những cảm xúc khác, nhận thức về cái đẹp và lắng đọng được những thu hoạch của riêng ḿnh.

    Ngày nhỏ, có lúc chúng ta được nhắc nhở rằng: đừng ăn cơm nhanh quá, cần nhai kỹ trước khi nuốt, tiêu hóa sẽ dễ hơn, "nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa". Nhưng chắc ít ai quan tâm nhắc nhở ta: đừng đọc lướt quá, sẽ hiểu sai đấy, sẽ có hại cho nhận thức không kém ǵ việc đau dạ dày, nếu không muốn nói là c̣n hơn thế. Bởi v́ cả hai đều là quá tŕnh tiêu hóa: Một đằng tiêu hóa đồ ăn vật chất, một đằng "tiêu hóa" thức ăn tinh thần.


    Đừng đọc lướt quá, sẽ hiểu sai đấy, sẽ có hại cho nhận thức không kém ǵ việc đau dạ dày. (Ảnh: Pixabay)
    Mỗi dạng văn bản lại cần mức độ tư duy khác nhau, cần thời gian "tiêu hóa" khác nhau.Tác dụng của việc đọc lướt, có chăng cũng chỉ giới hạn trong một vài dạng văn bản đơn nghĩa. Tuy vậy, điều này chỉ nên làm khi bạn đă nắm được ư tưởng đại khái của nó, tức là quá tŕnh "tiêu hóa" đă diễn ra từ trước. Như vậy, cũng chẳng hẳn là chỉ đọc lướt mà xong.

    Nhưng với tác phẩm văn hóa có giá trị mà chúng ta làm theo cách ấy th́ rốt cuộc chúng ta chẳng hiểu được ǵ cả. Tác phẩm kinh điển cần phải được đọc đi đọc lại nhiều lần, mỗi lần ta ngấm được một ít. Đó là quá tŕnh "tiêu hóa" đang diễn ra, tâm năo chúng ta đang thấm nhập từng chút một để "tiêu hóa" tác phẩm, và nhờ đó trí tuệ, tâm hồn của chúng ta lớn lên.

    Tương tự như một bức tranh được vẽ theo kỹ thuật vẽ sơn dầu nhiều lớp: Lớp lót tạo nên toàn bộ h́nh ảnh bức tranh, nhưng là đơn sắc; các lớp kế tiếp là các lớp màu đục, bán đục, bán trong, trong... phủ lên nhau để đạt được hiệu ứng h́nh ảnh tuyệt vời nhất… một tác phẩm văn học kinh điển cũng có những lớp hàm nghĩa tương tự như vậy. Mà nếu đọc lướt, có thể coi như ta chưa đọc.

    Đấy là những tác phẩm đi cùng năm tháng. Ở thời thơ ấu, ta thấy nó hài hước, lung linh; khi lớn hơn một chút, ta thấy đó là những bài học cuộc sống; lúc trưởng thành ta lại thấu cảm nét đượm buồn sâu xa về nhân t́nh thế thái của tác giả. Truyện cổ Andersen là một dạng như thế. Khi trẻ dại ta đọc để giải trí; khi trưởng thành ta t́m thấy trong đó một cung điện lộng lẫy của văn hóa thần truyền; lúc mái đầu đă bạc mới thấy đó là cả một bầu trời tư tưởng bao la mà trí tuệ của chúng ta bay măi đến khôn cùng. Hồng Lâu Mộng, Tây Du Kư là một dạng như thế.


    Khi trẻ dại ta đọc để giải trí; khi trưởng thành ta t́m thấy trong đó một cung điện lộng lẫy của văn hóa thần truyền. (Ảnh: Pixabay)
    Nói cách khác, khi đọc lướt, điều chúng ta nhận được chỉ là những mảnh thông tin rời rạc không đầy đủ. Chúng ta đă lỡ mất những kiến thức thực sự có giá trị, vẻ đẹp của tư tưởng, của văn chương câu từ, phương pháp tŕnh bày khoa học và khéo léo, những hàm ư tinh tế sâu xa được đan cài lớp lớp một cách kín đáo trong tác phẩm… C̣n hơn thế nữa, chúng ta đă mất đi sự đồng cảm với tác giả hoặc cơ hội để cho ḷng ḿnh xúc động với những cảm xúc cao thượng và sâu sắc mà câu chuyện truyền tải. Tiếc thay, đó mới chính là những mục đích chính của việc đọc: xây dựng tri thức và bồi bổ tâm hồn bằng những tương tác rất “con người”, nó khiến chúng ta trở nên “người” hơn; chứ không phải là sự lạnh lùng của máy móc, sự khô héo của tâm hồn như thể chúng ta và thiết bị điện tử đă ḥa vào làm một. Chẳng phải thông qua việc đọc sâu, đọc kỹ mà chúng ta hoàn thiện con người ḿnh hay sao?

    Nói như bà Maryanne Wolf th́ với đà nhận gửi tin trên Twitter như hiện nay, với mỗi lần nhắn chỉ 140 từ th́ “bao nhiêu cú pháp đă mất đi, khi cú pháp chính là phản ánh tư duy đan quyện của chúng ta”?

    Chúng ta đang bàn tới cái hại của việc đọc lướt, đọc vội trên các thiết bị điện tử. Chẳng phải chỉ có hại cho cá nhân, nó c̣n có hại cho nền văn minh của nhân loại.

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Văn hóa đọc trong thời đại số - Kỳ 1: phải chăng con người sắp đánh mất khả năng đọc?
    B́nh luậnNguyên Phong • 06:30, 24/04/20• 149 lượt xem
    P2




    Việc đọc lướt, đọc vội trên các thiết bị điện tử sẽ có hại cho cá nhân và cho cả nền văn minh của nhân loại. (Ảnh: Pixabay)
    Phủ nhận văn tự - phủ nhận văn minh
    Con người có ngôn ngữ để trao đổi với nhau, nhờ vậy mà hiểu được nhau. Nhưng ngôn ngữ phải được kư hiệu hóa bằng chữ viết th́ nhân loại mới có sự truyền thừa văn hóa, lịch sử và những thành quả của nền văn minh qua các thế hệ con người. Chữ viết h́nh nêm xây dựng nền văn minh Sumer, chữ tượng h́nh Ai Cập cổ đại xây dựng nên văn minh Ai Cập cổ, chữ cái Phoenician là tiền đề của văn minh Hy Lạp cổ đại, chữ tượng h́nh của Thương Hiệt là nền tảng xây dựng nên văn hóa Thần truyền Trung Hoa 5000 năm… bởi vậy có thể nói, chữ viết là phương tiện không thể thiếu để xây dựng nên văn minh nhân loại.

    Điều này có thể thấy rơ ràng nhất qua việc Thương Hiệt sáng tạo nên Hán tự vào thời Hoàng Đế. Ông cẩn thận quan sát các đặc điểm của nhiều sự vật khác nhau, ví như mặt trời, mặt trăng, v́ sao, mây, núi, sông, hồ, biển, các loại chim và muông thú… dựa vào đặc điểm của chúng mà vẽ, tạo nên nhiều chữ tượng h́nh. Sau đó, ông lại tạo thêm các chữ hội ư (hội tụ ư nghĩa của các bộ phận cấu thành nên chữ). Bởi vậy mỗi chữ Hán phồn thể đều hàm chứa những ư nghĩa sâu xa về vũ trụ và nhân sinh.

    Theo định nghĩa của từ điển Thiều Chửu “văn tự (文字)” có nghĩa là “bắt chước h́nh trạng từng loài mà đặt gọi là văn 文, h́nh tiếng cùng họp lại với nhau gọi là tự 字. Sinh sản, người ta sinh con gọi là “tự”. Chữ “tự” ở trong “văn tự” cũng là noi ở nghĩa ấy mà ra, ư nói nẩy nở ra nhiều vậy”. Như vậy “văn tự” hay “chữ viết” tức là sự mô phỏng ư nghĩa của tự nhiên bằng các kư hiệu, chúng phối hợp với thanh âm ngôn ngữ. Từ đó, những khái niệm cứ sinh sôi nảy nở thêm phong phú.


    Như vậy “văn tự” hay “chữ viết” tức là sự mô phỏng ư nghĩa của tự nhiên bằng các kư hiệu, chúng phối hợp với thanh âm ngôn ngữ. (Ảnh: Pixabay)
    Mỗi chữ viết như vậy đă kư thác bao nhiêu trí tuệ, tâm hồn, t́nh cảm… của tiền nhân và là công cụ để chuyển tải những giá trị tinh hoa văn hóa của 5000 năm lịch sử, là những "viên gạch" để xây dựng nên những kỳ thư, những áng thi văn bất hủ, những tư tưởng kiệt xuất của cổ nhân… và truyền thừa cho các thế hệ sau. Dù ở phương Đông hay phương Tây th́ câu chuyện đều là như thế. Nhưng khi phổ biến việc đọc lướt, th́ rơ ràng chúng ta không c̣n tiếp nhận được những giá trị truyền thừa này nữa. Những khái niệm văn hóa, lịch sử sẽ mai một, tư tưởng của người xưa không c̣n ai tiếp nối, truyền thống bị vứt bỏ, con người đă tự cắt đứt với quá khứ. Như câu chuyện đă đề cập về những sinh viên Mỹ, và cả người trưởng thành, dần dần không thể đọc hiểu được những tác phẩm kinh điển của chính cha ông họ nữa.

    Đó mới thật là điều đáng lo ngại.

    Có lẽ từ hơn 200 năm trước, thi hào Nguyễn Du (tự là Tố Như) – người mà khả năng tiên tri cũng không kém văn chương là mấy, đă đau đớn thốt lên trong tác phẩm "Độc Tiểu Thanh Kư":

    “Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
    Tạm dịch:
    “Không biết ba trăm năm lẻ nữa
    Thiên hạ ai người khóc Tố Như?”


    Tượng đài Nguyễn Du. (Ảnh: Wikipedia)
    Với văn hóa đọc hiện nay, e rằng sẽ sớm đến ngày người ta không c̣n đọc, không c̣n yêu thích Truyện Kiều và các tác phẩm của Tố Như. Tư tưởng của ngài sẽ chẳng mấy ai thấu hiểu, t́nh cảm của ngài sẽ trở nên xa lạ với số đông. Lúc ấy có lẽ chẳng c̣n ai khóc Tố Như nữa thật. Nhưng chẳng phải chỉ ḿnh Tố Như chịu thiệt tḥi, biết đâu ở thế giới bên kia, các tác gia kinh điển khác cũng sẽ đến chia sẻ cùng ngài nỗi buồn bị con cháu cho vào quên lăng. Tuy vậy, chịu thiệt tḥi nhiều nhất, chính là văn hóa Việt và các thế hệ người Việt tương lai. C̣n nhớ lúc sinh thời, thượng thư Phạm Quỳnh - một học giả nổi tiếng của triều Nguyễn từng nói một lời bất hủ: “Truyện Kiều c̣n, tiếng ta c̣n. Tiếng ta c̣n, nước ta c̣n”.

    Không chỉ có chức năng truyền thừa văn hóa, chữ viết c̣n là nơi lưu giữ an toàn nhất những thành quả của nền văn minh. Chúng ta hăy thử tưởng tượng, giả sử như vào một ngày xấu trời v́ một lư do nào đó: thiên tai, nhân họa, chiến tranh hạt nhân hay bất kỳ bất trắc nào khác trong thời đại mà điều ǵ cũng có thể xảy ra được này… khiến chúng ta không c̣n điện để dùng, các phương tiện điện tử trở nên vô dụng th́ cái ǵ sẽ lưu giữ nền văn minh?

    Chỉ c̣n có chữ viết trong các văn bản in mà thôi.


    Chữ viết trên các bản in sẽ là nơi lưu giữ an toàn nhất những thành quả của nền văn minh. (Ảnh: Pixabay)
    Giải pháp khuyến nghị
    Những chuyên gia như Maryanne Wolf đề xuất một chế độ được gọi là “đọc lưỡng chế”, tức là đọc tốt cả trên phương tiện điện tử và bản in giấy. Họ c̣n đề xuất rằng nên cho trẻ tiếp cận và quen với cách đọc trên sách giấy trước khi tiếp cận từ từ với việc đọc trên thiết bị điện tử. Bằng cách ấy, chúng có thể quen với cả hai phương pháp. Nhưng theo thiển ư của chúng tôi, chính ư thức của mỗi người chúng ta mới là cơ chế kiểm soát tốt nhất. Phần đầu của câu chuyện này nói đến một chi tiết: từ cô sinh viên Handscombe đến các chuyên gia đều tự phát hiện ra cách đọc lướt dị thường của ḿnh cản trở họ t́m đến với tri thức thực sự và họ đều nỗ lực để thay đổi điều ấy. Bản thân Maryanne Wolf đă phải bỏ ra hai tuần liền, trong đó tối nào bà cũng đọc lại bản in cuốn sách của Hermann Hesse theo cách từ tốn, chậm răi, thấu đáo, trong lúc đọc sách bà hoàn toàn chú tâm và không để việc ǵ khác ảnh hưởng. Cuối cùng, bà đă t́m lại cảm giác đọc đúng. Có thể đó là một tham khảo tốt, hoặc tự chúng ta t́m ra cách cho riêng ḿnh.

    Thời gian là quư. Thời gian đọc cũng vậy. Nếu sau khi đọc ta thu nhận được ít, "tiêu hóa" càng ít hơn th́ đó không phải là sự lăng phí thời gian hay sao?

    (C̣n tiếp...)

    Nguyên Phong

  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Văn hóa đọc trong thời đại số - Kỳ 2: Cái giá của sự thông thái
    B́nh luậnNguyên Phong • 16:30, 26/04/20• 183 lượt xem



    Nhà vua hớn hở giơ tay cầm lấy cuốn sách. Có vẻ như b́a sách đă chiếm hầu hết chiều dày của cuốn kỳ thư. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp từ Pixabay)

    Nhà thông thái chậm răi đến trước mặt đức vua, rút trong túi ra một cuốn kỳ thư đính vô vàn kim cương và ngọc dạ minh châu. Đó là cuốn sách quư, bên trong chỉ có duy nhất một trang giấy nhưng lại chứa đựng tất cả sự thông thái của nhân loại…

    Xem lại Kỳ 1

    Không rơ tự bao giờ, có một nhà vua mang hiệu là Lăn Đế, ngài trị v́ vương quốc Thính Mục. Ở vương quốc này, các thiết bị kỹ thuật số là hết sức phổ biến, lại có đến cả ngh́n tờ báo điện tử, Lăn Đế chẳng cần đi đâu cũng có thể biết hết chuyện khắp trong và ngoài nước.

    Ngài cũng thích ngồi một chỗ lướt mạng hơn là ra ngoài thăm thú t́nh h́nh. Theo sát bên ngài như h́nh với bóng bao giờ cũng là một con culi mà ngài nuôi làm thú cưng bản mệnh. Tuy vậy, phần lớn thời gian nó ngủ v́ con thú này khá lười nhác.

    Nhà vua tất nhiên cũng có tài khoản mạng xă hội riêng. Danh sách bạn thân trên mạng xă hội của ngài có từ những cung nữ được “sủng ái” và những hoàng tử công chúa “con cưng” sống ở nội cung mà có đến mấy năm ngài chưa gặp mặt… rồi cả giới showbiz, giới doanh nhân, giới thạo tin, giới chính trị, giới dân chủ… cho đến các bà mẹ “bỉm sữa”. Quốc vương rất chịu khó tương tác nên bao chuyện lớn chuyện nhỏ từ trên báo chí hay trong dư luận ngài đều biết, đến cả những thị phi trong giới showbiz ngài cũng biết hết.


    Quốc vương rất chịu khó tương tác nên bao chuyện lớn chuyện nhỏ từ trên báo chí hay trong dư luận ngài đều biết. (Ảnh: Pixabay)
    Lắm lúc ngài cũng tự hào: “Gia Cát Lượng xưa chưa ra khỏi lều tranh mà đă biết hết chuyện trong thiên hạ. Người ta hay nói ông là bậc kỳ tài trên thông thiên văn, dưới tường địa lư; là bậc tu luyện có đạo hạnh cao. C̣n trẫm đây dẫu chẳng kỳ tài như thế, cũng chẳng cần tu Đạo ǵ hết, nhưng chỉ cần ngồi một chỗ mà biết hết mọi chuyện, thậm chí biết đến cả chuyện con út của ca sĩ X đang mọc răng khôn. Như thế trẫm cũng có thể coi là thông thái thời nay đấy chứ nhỉ?”

    Tuy nói thế, nhưng nhà vua vẫn không thực sự tự tin khi đọc những bản tấu chương dài và văn hoa, những kỳ thư dày cộp dạy cách trị quốc của tổ tiên; hay khi lắng nghe những lối tâu bày thâm thúy, nhiều ẩn ư và điển tích của các bậc đại thần làu thông kinh sử...

    Những buổi luận bàn văn chương hay khoa học của giới trí thức luôn làm ngài lúng túng khi chủ tŕ.

    “Này, khanh có thể viết ngắn hơn không? Dài quá, ta đọc buồn ngủ lắm”.

    “Chỗ này khanh kể cái câu chuyện từ đời nảo đời nào rồi th́ có liên quan ǵ nhỉ? Sao không nói cụ thể hơn một chút lại cứ dùng điển cố làm ǵ? Sốt ruột!”

    “Trẫm bận lắm, khanh có nói ǵ th́ nói nhanh lên”.

    v.v.


    “Này, khanh có thể viết ngắn hơn không? Dài quá, ta đọc buồn ngủ lắm”. (Ảnh:Unsplash)
    Đó là phản ứng thường thấy của ngài trước bất kỳ vấn đề lớn nhỏ nào của vương quốc mà ngài được người ta tâu tŕnh.

    Tất nhiên không ai dám tỏ vẻ coi thường kiến thức của nhà vua. V́ dù sao, ngài vẫn là vua. Tuy vậy, tự trong ḷng ngài cảm thấy len lén cựa quậy chút đố kỵ và dằn vặt.

    Nhà vua cũng lờ mờ hiểu rằng, những ǵ ngài xem được, nghe được trong vương quốc Thính Mục chẳng qua chỉ là tin tức, không phải là kiến thức thực sự. Đó là chưa kể trong đó có tạp lẫn nhiều tin đồn thất thiệt, vô giá trị. Ngài cũng muốn ḿnh trở nên thông thái và được các đại thần uyên bác nể v́, không phải chỉ bởi ngài là vua, mà v́ ngài cũng uyên bác không kém ǵ họ.

    Nhưng ngặt một nỗi, nhà vua lại lười…

    Thế là một hôm, ngài cho gọi các nhà thông thái của vương quốc đến, ra lệnh cho họ phải thu thập mọi kiến thức và sự khôn ngoan của thế gian, rồi tập trung vào một nơi để thuận tiện cho ngài tiếp thu toàn bộ.

    Các nhà thông thái cảm thấy đây quả là nhiệm vụ vừa đầy vinh dự lại hết sức khó khăn. Nhưng họ vẫn gắng sức làm bằng được trong mấy năm trời. Một sáng xuân trời đẹp, nhà vua được bẩm báo rằng công tŕnh đă gần như hoàn tất. Ngài quyết định lên kiệu để đám nội thị đưa ngài đến tận Thư viện Hoàng Gia - nơi các nhà thông thái làm việc, để tham quan công tŕnh của họ, như thế cũng là hơi trái với bản tính lần lữa thường ngày của ngài. Con culi tất nhiên được nằm cùng kiệu với ngài và tất nhiên nó vẫn ngủ.

    Nhưng vừa xuống kiệu, bước chân vào cửa Thư viện Hoàng Gia, cảnh tượng hàng ngh́n cuốn sách to tướng, dày cộp đập vào mắt khiến nhà vua cảm thấy choáng váng. Ngài rút khăn mùi xoa ra chấm chấm thái dương rồi lập cập hỏi:

    – Đây… đây là toàn bộ kiến thức mà ta phải đọc sao?


    Cảnh tượng hàng ngh́n cuốn sách to tướng, dày cộp đập vào mắt khiến nhà vua cảm thấy choáng váng. (Ảnh: Pixabay)
    Các nhà thông thái trả lời:

    – Muôn tâu hoàng thượng, chính thế ạ.

    – Các khanh hăy viết lại đi. Nhiều thế này, ta đọc bao giờ mới hết.

    Nói rồi ngài lảo đảo quay người hồi triều. Về đến nội cung, ngài thả ḿnh nằm vật xuống long sàng. Thái y viện lại phải vất vả tất bật mấy ngày cắt thuốc bổ để giúp ngài hồi phục tinh thần.

    Các nhà thông thái cảm thấy thực hiện yêu cầu của nhà vua c̣n khó hơn lên trời. Nhưng mệnh vua khó cưỡng. Vậy là họ lại h́ hục đêm ngày sửa sang lại bố cục, cấu tứ, thu gọn nội dung thật cô đọng. Có những đợt họ tranh căi với nhau hàng mấy tuần để bàn xem nên giữ lại nội dung ǵ, bỏ nội dung ǵ; viết câu văn làm sao cho thật ngắn gọn dễ hiểu nhất để Lăn Đế c̣n đọc được mà lại phải không đánh mất giá trị của tác phẩm; vừa phải có nội hàm lại cũng phải "nói trắng" ra cho dễ hiểu; vừa hấp dẫn thu hút, lại không được rẻ tiền câu khách hay phóng đại; lại không được phạm húy, không được làm mếch ḷng nhà vua; vừa không được khiến ngài bị chạm tự ái mà vẫn giúp ngài nh́n ra vấn đề... Có khi v́ không thống nhất được ư kiến mà họ oán hận nhau hàng tháng trời. Từ những kẻ đầu xanh, công việc này đă khiến người nào cũng phải suy nghĩ đến bạc trắng cả tóc, trên những vầng trán cao rộng thông minh của họ, những nếp nhăn cứ ngày càng đùn ra như sóng. Viết văn cũng thật cực nhọc và nguy hiểm không kém ǵ đánh trận. Mỗi câu mỗi từ mạo phạm có thể khiến tác giả bị tống ngục hay thậm chí mất đầu như chơi. Nỗi vất vả thật không thể tả xiết.

    Trong khi ấy, nhà vua vẫn rung đùi xem tin tức và hưởng thụ sự an nhàn mà không hề biết đến sự khó nhọc của các nhà thông thái. Từ hôm tham quan công tŕnh của họ, ngài lại càng tâm đắc với những ư kiến trên mạng xă hội rằng không cần đọc nhiều mà vẫn có thể không ǵ không thông tỏ… hiện đang khá phổ biến trong các tầng lớp thị dân của vương quốc Thính Mục.


    Ngài lại càng tâm đắc với những ư kiến trên mạng xă hội rằng không cần đọc nhiều mà vẫn có thể không ǵ không thông tỏ. (Ảnh: Pixabay)
    Rồi cũng đến ngày các nhà thông thái hoàn thiện việc sửa chữa tác phẩm. Sách đă được chuyển đến hoàng cung bằng xe ngựa và được một toán lính ngự lâm khệ nệ bê vào triều. Trước mắt nhà vua là một cuốn sách to và dày như chiếc két sắt cỡ lớn. Thế nhưng trong giây lát, chẳng hiểu sao nhà vua lại mong ước rằng giá như trong đó đựng kim cương, vàng khối hay ngoại tệ mạnh th́ tốt hơn là kiến thức và sự khôn ngoan.

    Ngài phán:

    – Sách vẫn to và dày quá. Ta có tật cứ nh́n thấy nhiều chữ là buồn ngủ. Các ái khanh có thể làm ngắn gọn thêm nữa được không? Và cho thêm nhiều h́nh ảnh minh họa chất lượng cao nữa, nhiều màu sắc bắt mắt vào.

    Các nhà thông thái đáp:

    – Muôn tâu hoàng thượng, việc cô đọng toàn bộ kiến thức của nhân loại vào một cuốn sách duy nhất quả là việc rất khó khăn. Thời nhà Tần, tể tướng Lă Bất Vi tập hợp kỳ nhân dị sĩ khắp nơi để viết nên cuốn sách Lă Thị Xuân Thu được coi như Bách khoa Toàn thư của thời đại đó. Nhưng đó chỉ là chuyện của thiên hạ nhà Tần và cách nay đă hơn 2000 năm. Từ bấy đến nay, nhân loại đă có thêm biết bao nhiêu kiến thức. Chúng thần đă cố gắng hết sức chỉnh sửa từng câu từng chữ, nhưng…

    – Dài ḍng quá. Ta không cần biết! Các khanh muốn làm ǵ th́ làm. Hạn cho các khanh một tháng nữa phải có sách để ta đọc.

    Các nhà thông thái run bắn, tim đập th́nh thịch. Sau nhiều năm khổ công nghiên cứu, họ vốn đă thông thái lại càng thông thái hơn. Giờ đây có thể nói họ là những người thông thái nhất. Nhưng họ vẫn không thể nghĩ ra cách nào khiến cho cuốn sách nhỏ hơn, mỏng hơn nữa mà vẫn không để sót một nội dung nào trong kho tri thức của nhân loại.


    Họ vẫn không thể nghĩ ra cách nào khiến cho cuốn sách nhỏ hơn, mỏng hơn nữa. (Ảnh: Pixabay)
    Họ ước được làm con culi đang ngáy kḥ kḥ bên long sàng của hoàng thượng.

    Nhưng thánh chỉ đă ban ra, họ buộc phải t́m ra giải pháp nếu không muốn rơi đầu. Người xưa nói: “Làm bạn với vua như chơi với hổ” quả không sai!

    Rốt cuộc th́ ngày ấy cũng đến. Hôm đó dân chúng trong thành nô nức rủ nhau đi xem sách quư. Họ không muốn ngồi nhà xem điểm tin nữa. Cuốn sách được một nhà thông thái đại diện cho cả nhóm mang vào triều, những người c̣n lại không biết đă đi đâu. Nhà thông thái này đă già lắm rồi. Có vẻ như những nỗ lực trong nhiều năm nghiên cứu và viết sách theo yêu cầu của nhà vua đă lấy đi toàn bộ sinh lực của ông, và dường như sau việc này ông đă có thể thanh thản nhắm mắt.


    Cuốn sách được một nhà thông thái đại diện cho cả nhóm mang vào triều, những người c̣n lại không biết đă đi đâu. (Ảnh: Shutterstock)
    Cả triều đ́nh đang háo hức đợi ông.

    Nhà thông thái chậm răi tiến vào sân chầu, rút trong túi ra một cuốn sách cực đẹp, b́a làm bằng da đính vô vàn kim cương và ngọc dạ minh châu, các đường may đều bằng chỉ vàng, tưởng như một tác phẩm nghệ thuật thời Phục Hưng. Ông lập cập quỳ xuống, tay run run nâng sách ngang mày, giọng khàn khàn:

    – Muôn tâu bệ hạ, sách đă xong, chúng thần xin kính cẩn dâng bệ hạ ngự lăm.

    Một quan nội thị chạy tới đỡ lấy sách mang lên bệ rồng rồi quỳ xuống và dâng lên nhà vua.

    Nhà vua hớn hở giơ tay cầm lấy cuốn sách. Có vẻ như b́a sách đă chiếm hầu hết chiều dày của cuốn kỳ thư, ruột sách rất mỏng, rất đúng ư ngài, rất đáng hài ḷng. Nhà vua sắp trở nên thông thái trong giây lát. Ngài giở sách ra.

    Bên trong sách chỉ có một trang giấy. Nhà vua liếc mắt từ trên xuống dưới:













    Không có sự thông thái nào không phải trả giá.

















    Không có sự thông thái nào không phải trả giá.
    Không có sự thông thái nào không phải trả giá. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp từ Pixabay)
    Có tiếng thét lớn.

    Con culi lần đầu tiên choàng mở mắt, nhổm phắt dậy…

    Chuyện đến đây là hết. Chúng tôi cũng không rơ kết thúc của chuyện ra sao, hay có lẽ đó là câu chuyện không có hồi kết của loài người.

    Nguyên Phong

  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA

    Hy Lạp cổ đại mang đến cho chúng ta “Một thế giới của cảm xúc”
    B́nh luậnHàn Mặc • 16:30, 27/04/20• 134 lượt xem


    Cảnh về sự hy sinh của Iphigenia. Tranh tường, Fresco trên thạch cao, khoảng năm 62 SCN, từ Pompeii. Bảo tàng Archeologico Nazionale di Napoli.

    Các nhà văn cổ đại “đă hiểu rằng cảm xúc nhất thiết phải liên quan đến đánh giá và niềm tin... Nói một cách dễ hiểu, cảm xúc là hết sức lư trí”, David Konstan, giáo sư về cổ điển tại Đại học New York, đă viết trong catalog của triển lăm. “Để tức giận, bạn cần đưa ra đánh giá về động cơ của người khác; nếu bạn thay đổi quan điểm của ḿnh, th́ cảm xúc cũng sẽ thay đổi. Cảm xúc đ̣i hỏi tư duy, và tư duy rất nhân văn. Các nhà văn cổ đại hiểu rất rơ điều này.”

    “Hăy nghĩ về cha ngài”. Những lời này đă khiến người hùng chiến tranh Hy Lạp, Achilles, rơi nước mắt khi vị vua của thành Troy, Priam, yêu cầu giao lại những mảnh xác của con trai ḿnh để chôn cất. Achilles đă trói thi thể Hector, con trai Priam, sau cỗ xe của ḿnh và kéo lê quanh các bức tường thành Troy trong cơn thịnh nộ về cái chết của một người bạn thân. Priam đă triệu hồi binh lính quỳ gối trước Achilles, ông hôn tay kẻ thù và đưa ra thỉnh cầu của ḿnh.

    Khi nghe những lời của Priam, Achilles thấy viễn cảnh một ngày người cha già của ḿnh cũng có thể khóc thương cho cái chết của con trai. Nhận ra điều này, sự tức giận của anh biến thành đau buồn. Vua thành Troy và người hùng bất phá Hy Lạp cùng khóc, ḷng nhân đạo đă kết nối họ với nhau.

    Người Hy Lạp cổ đại thường biểu đạt những cảm xúc mănh liệt, như Homer đă minh chứng trong những vần thơ “Iliad” (khoảng năm 700 TCN), một trong những bài thơ cổ nhất hiện có trong văn học phương Tây.

    Ngay từ đầu, Trường ca Iliad kề về cơn thịnh nộ của Achilles và hậu quả của nó. “Đây không phải là những icon cảm xúc mà bạn có trên iPhone”, Michael Djordjevitch nói. Ông là một nhà nghiên cứu kiến trúc thâm niên và là thành viên của Trường Nghiên cứu Cổ điển Hoa Kỳ tại Athens, hiện đang giảng dạy lịch sử nghệ thuật và kiến ​​trúc tại Grand Central Atelier và làm việc cho xưởng thiết kế Atelier & Co. ở New York.

    “Ồ, đây là một bộ sưu tập tuyệt vời,” ông nói, nh́n quanh triển lăm và tự ngắt lời ḿnh.


    Achilles giết Penthesilea. Cốc bằng gốm, red-figure (phong cách h́nh nét đỏ trên nền đen của Hy Lạp), khoảng năm 470-460 TCN, từ Vulci. Staatliche Antikensammlungen và Glyptothek Munich. (Phục hồi: Kühling)
    Yêu, ghét, vui, buồn, sợ hăi, tiếc thương, tự tin, ghen tức và hy vọng là một số cảm xúc được thể hiện trong các tác phẩm được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa New York (OCCNY) “Một thế giới của cảm xúc: Hy Lạp cổ đại, từ năm 700 TCN đến năm 200 SCN”.

    Chúng ta không thực sự biết người Hy Lạp cổ đại cảm thấy ǵ, nhưng thông qua văn học, triết học và các cổ vật, chúng ta thấy được họ biểu đạt cảm xúc như thế nào. Mỗi trong số hơn 130 tác phẩm được trưng bày (từ các bảo tàng hàng đầu gồm Bảo tàng Acropolis, Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Athens, Bảo tàng Louvre, Bảo tàng Vatican, Bảo tàng Anh và Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan) đă kể nên một câu chuyện giúp chúng ta hiểu theo cách riêng tự ḿnh.

    Đó là hy vọng của các học giả đă tổ chức triển lăm - Angelos Chaniotis, giáo sư lịch sử cổ đại và cổ điển tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey; Ioannis Mylopoulos, phó giáo sư nghệ thuật Hy Lạp cổ đại tại Đại học Columbia; và Nikolaos Kaltsas, giám đốc danh dự của Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia ở Athens. Một hy vọng dễ dàng có được. Văn hóa Hy Lạp cổ đại với nghệ thuật, văn học và triết học, từ lâu đă minh chứng cho những giá trị phổ quát vượt thời gian, dân tộc và địa lí.


    Tượng một kouros (tượng nam khỏa thân của Hy Lạp cổ đại). Đá cẩm thạch, khoảng năm 500 TCN, từ khu bảo tồn Apollo tại Ptoos. Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia, Athens; Bộ Văn hóa và Thể thao Hellenic - Quỹ Khảo cổ học. (Kostas Xenikakis)
    Các nhà văn cổ đại “đă hiểu rằng cảm xúc nhất thiết phải liên quan đến đánh giá và niềm tin... Nói một cách dễ hiểu, cảm xúc là hết sức lư trí”, David Konstan, giáo sư về cổ điển tại Đại học New York, đă viết trong catalog của triển lăm. “Để tức giận, bạn cần đưa ra đánh giá về động cơ của người khác; nếu bạn thay đổi quan điểm của ḿnh, th́ cảm xúc cũng sẽ thay đổi. Cảm xúc đ̣i hỏi tư duy, và tư duy rất nhân văn. Các nhà văn cổ đại hiểu rất rơ điều này.”

    Vua Priam có thể thuyết phục Achilles bằng cách yêu cầu anh ta suy nghĩ. Qua nhận thức, cơn thịnh nộ đă biến thành đau buồn. Điều này cũng đúng với những cảm xúc tích cực. “T́nh yêu của chúng ta dành cho bạn bè dựa trên sự trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ, nó có thể bao gồm những lợi ích thiết thực và việc đem lại niềm vui cho nhau, nhưng trên hết chính là đức tính của họ,” ông viết. Quyết định của chúng ta để yêu ai đó dựa trên các giá trị đạo đức và đánh giá; Nó không chỉ là vấn đề “hóa học”.

    Người Hy Lạp cổ đại đă phát triển một số học thuyết khởi thủy về cảm xúc. Họ hiểu rằng cảm xúc là sức mạnh và như là thần linh. Trong một đền thờ gồm hơn 30 vị thần, ví dụ Ares là vị thần của chiến tranh và bạo lực, trong khi Aphrodite là nữ thần của t́nh yêu và sắc đẹp. Mỗi vị thần và nữ thần có liên quan đến phẩm chất và cảm xúc của riêng họ.

    “Người Hy Lạp cổ đại đặc biệt quan tâm đến những cảm xúc mănh liệt liên quan đến chiến tranh, những xung đột với quy mô lớn của nhân loại với những trải nghiệm dữ dội tột đỉnh”, theo Djordjevitch. “Toàn bộ vở kịch cổ đại có xu hướng kể về những ǵ xảy ra khi bạn vượt qua ngưỡng đó, chẳng hạn như sự báo thù, và đưa bạn đến một cảnh giới nguy hiểm”.


    “Thế giới của cảm xúc: Hy Lạp cổ đại 700 TCN - 200 SCN.,” triển lăm tại Trung tâm văn hóa Onassis New York
    Chẳng hạn trong “Oresteia,” bộ ba bi kịch Hy Lạp, “Clytemnestra rơ là đáng bị xử tử v́ tội giết chồng, nhưng ngặt nỗi chính những đứa con của bà đă giết bà. Văn hóa Hy Lạp tập trung rất nhiều vào những nghịch cảnh này. Đó là lư do tại sao nó rất hấp dẫn đối với chúng ta, bởi v́ nó đại diện cho một t́nh huống mà con người gặp phải trong những khoảnh khắc phi nhân tính”.

    Ông cho rằng: “Vở kịch cường điệu những điều b́nh thường để để bộc lộ những nhân tố thúc đẩy nằm ẩn sâu bên trong và cấu thành nên cuộc sống của mỗi người. Là một xă hội văn minh, tất cả những cảm xúc đạt ngưỡng này phải được kiểm soát, nhưng chúng vẫn có thật, v́ vậy bạn không thể giả vờ rằng chúng không có ở đó”.

    Người Hy Lạp cổ đại đă xây dựng những ngôi đền không chỉ là không gian phục vụ cho nghi lễ và thờ cúng, mà c̣n để nh́n nhận và suy nghĩ về cảm xúc.


    Tấm bia tang. Đá cẩm thạch, đầu thế kỷ thứ ba TCN, từ Nghĩa trang của Thera cổ đại. Bảo tàng khảo cổ Thera. Bộ Văn hóa và Thể thao Hellenic- Quỹ Khảo cổ học. (Kostas Xenikakis)
    Khi chúng ta thấy những cảnh đẫm máu được mô tả trong đồ gốm Hy Lạp cổ đại - chẳng hạn một người vợ ghen tuông giết chết hai đứa con trai của ḿnh, trong huyền thoại về Medea - và những cảnh cắt xén, hăm hiếp, kề cận sinh tử, hoặc sự nổi loạn, chúng ta có thể cho rằng người Hy Lạp cổ đại nói chung là rất nhiều bạo lực. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày, họ có thể tương tác với nhau yên b́nh hơn nhiều, bởi v́ họ đă tạo ra không gian và thời gian để có thể chiêm ngưỡng cảm xúc của họ thông qua việc xem những vở hài kịch, châm biếm hoặc bi kịch hoặc qua việc thờ phượng trong các đền thờ.

    Người Hy Lạp cổ đại đă phát triển một số học thuyết khởi thủy về cảm xúc. Nhà triết học Aristotle đă xem xét rất nhiều loại cảm xúc, sắp xếp chúng thành từng cặp, trong chuyên luận của ông về nghệ thuật hùng biện. Định nghĩa nổi tiếng về bi kịch của ông giải thích hiệu quả chữa bệnh của việc xem các vở kịch bi thảm.

    “Achilles chỉ hiện diện trước chúng ta thật sự là một con người khi Priam nhắc nhở rằng anh cũng có một người cha sẽ đau buồn v́ anh. Đó là khoảnh khắc cao trào của ‘Iliad,’ khi người nghe đang khóc. Các chiến binh Achilles tối hậu, mưu mô, khát máu đột nhiên được nhân hóa. Đó là một minh chứng tuyệt vời cho chiều sâu và bề rộng tâm linh, và sự trưởng thành về cảm xúc của một nền văn hóa”.


    Đầu của Pent Pentilea. Đá cẩm thạch, bản sao La Mă của một bản gốc Hy Lạp.
    Cái chết của Penthesilea: với hai cái đầu bằng đá cẩm thạch của Achilles và Penthesilea cho thấy một loạt các cảm xúc mănh liệt. Vô t́nh giết chết em gái ḿnh khi đi săn, nữ hoàng chiến binh xinh đẹp Amazon, Penthesilea cảm thấy đau buồn đến nỗi cô đă sẵn sàng cho cái chết trong trận chiến v́ một người đáng kính. Chiến đấu bên phe Trojans, cô đă gặp người hùng bất phá Hy Lạp Achilles trong cuộc chiến. Bộ giáp chiến che kín khiến cả hai không thể nhận ra nhau. Khi Achilles giết cô chỉ bằng một đ̣n, khuôn mặt cô lộ ra và cả hai yêu nhau trong khoảnh khắc đó, và anh ôm cô khi cô chết. Hành tŕnh của cô là chuỗi đau buồn, giận dữ, t́nh yêu. Và của anh là giận dữ, yêu thương, đau buồn liên tiếp.


    Đầu của Achilles. Đá cẩm thạch, bản sao La Mă của một bản gốc Hy Lạp. Antikenmuseum Basel và Sammlung Ludwig. (Antikenmuseum Basel und Sammlung Ludwig).
    Cao trào là toàn bộ mục đích của bi kịch như được giải thích trong “những vần thơ” của Aristotle. “Toàn xă hội cùng thanh lọc những cảm xúc này bằng cách thể hiện chúng theo cách tập trung, kiểm soát, đầy nghệ thuật” theo Djordjevitch.

    "Các tác phẩm kinh điển như trường phái Cổ điển, về cơ bản, đưa cảm xúc của người xem thăng hoa đến trạng thái mà chúng ta không c̣n là những người xem tầm thường nữa. Nó làm tăng sức mạnh bên trong của những biểu thị bề mặt. Đó là định nghĩa của kinh điển. Mọi thứ trông có vẻ đẹp đẽ đến khi bạn chú tâm, và nhận ra những cảm xúc sâu sắc ẩn phía trong".


    Hydria (vại nước) với h́nh Achilles giết Troilus. Gốm, black-figure (phong cách h́nh vẽ đen của Hy Lạp cổ đại), khoảng năm 510-500 TCN. Từ Vulci. Viện bảo tàng Anh. (Viện bảo tàng Anh)
    Thoạt nh́n, một chiếc b́nh bằng gốm với những họa tiết đẹp mắt, được bố cục hài ḥa. Nhưng khi nh́n kỹ hơn, một vở kịch dữ dội hiện ra, chẳng hạn, Achilles phục kích và giết chết hoàng tử thành Troia, Troilus.

    Achilles nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả một anh hùng cũng có thể sai lầm và do đó phải chịu báo ứng và trừng phạt. Các mẫu vật và những câu chuyện liên quan đến chúng trong triển lăm nhắc nhở chúng ta về tất cả những cảm xúc mà người Hy Lạp cổ đại gọi là thần thánh.

    “Người Athen đă xây dựng một ngôi đền "Nemesis" (Nữ thần Báo ứng) bên cạnh chiến thắng vĩ đại của họ ở Marathon. Nó không chỉ ám chỉ “Ồ haha, hăy nh́n đi người Ba Tư, số phận của các vị kết thúc v́ sự kiêu ngạo của ḿnh'. Mà nó c̣n dùng để nhắc nhở họ rằng, Ngạo Mạn luôn đi kèm với Báo Ứng, và là một quy luật vĩnh viễn ở mảnh đất linh thiêng này. Khả năng tự nhận thức và chiêm nghiệm là một vẻ đẹp của người Hy Lạp cổ đại", ông Djordjevitch nói.

    Hàn Mặc
    Theo The Epoch Times

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 28-01-2018, 03:00 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 01-05-2015, 07:36 PM
  3. Replies: 17
    Last Post: 14-03-2014, 05:50 AM
  4. Replies: 10
    Last Post: 25-03-2012, 06:19 AM
  5. THƯ MỜI THAM DỰ LỄ TƯỞNG NIỆM NHỊ VỊ TRƯNG NỮ VƯƠNG.
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 06-03-2011, 10:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •