Chiến dịch Trị Thiên - CHIẾN LƯỢC CS BẮC VIỆT
Wikipedia
Chuỗi các trận đánh ở Quảng Trị năm 1972
Thời gian: 30 tháng 3 năm 1972 - 31 tháng 1 năm 1973
Địa điểm: Quảng Trị
Kết quả: QLVNCH giành chiến thắng hạn chế.[1]
Tham chiến
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân lực Việt Nam Cộng hoà
Không lực Hoa Kỳ và Hạm đội 7
Lực lượng CS Bắc Việt:
Chỉ huy
Lê Trọng Tấn - Hoàng Đan
3 sư đoàn bộ binh, 2 trung đoàn thiết giáp (khoảng 100 xe), khoảng 45.000 quân (lúc đầu)
156 đại bác, khoảng 100 xe tăng
Lực lượng VNCH/Mỹ:
Chỉ huy
Ngô Quang Trưởng - Vũ Văn Giai
2 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ, 3 thiết đoàn xe tăng-xe bọc thép, 17 tiểu đoàn pháo binh.
Tổng cộng khoảng 50.000 quân chủ lực (lúc đầu), 100.000 quân địa phương quân và Bảo an.
258 đại bác, hơn 500 xe tăng-xe thiết giáp (lúc đầu)
Không quân và Hải quân Hoa Kỳ (có 6 tàu sân bay, 5 tàu tuần dương, hơn 1.000 máy bay chiến thuật và 100 máy bay ném bom chiến lược B-52, ném gần 328.000 tấn bom)[2]
Tổn thất CS
Theo QĐNDVN: 14.000+ chết [1]
Bị thương không rơ.
Hơn 100 bị bắt
Tổn thất VNCH
Theo QĐNDVN: Giai đoạn 1 (từ 31/1 đến 27/6): 27.458 chết hoặc bị thương, 3.388 bị bắt.[3]
Theo QĐNDVN: Giai đoạn 2 và 3 (từ 28/6/1972 đến 31/1/1973): 29.822 chết hoặc bị thương[4]
.
Chiến dịch Trị Thiên là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam do Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện vào năm 1972. Đây là một phần trong Chiến dịch Xuân hè 1972 mà Việt Nam Cộng ḥa gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa.
Kế hoạch của 2 bên
Quân đội Việt Nam Cộng ḥa
Chiến trường Trị - Thiên có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pḥng ngự chiến lược ở miền Trung và Tây Nguyên của Mỹ và chính quyền Sài G̣n. Từ đầu năm 1970 đến giữa năm 1971, mặc dù liên tục bị tập kích, binh lực hao hụt nặng, nhất là ở vùng đường 9 - bắc Quảng Trị, QLVNCH vẫn không rút bỏ bất cứ một cứ điểm nào trong hệ thống pḥng thủ chiến lược trọng yếu Trị - Thiên. Cuối năm 1971, mặc dù phán đoán hướng tiến công chiến lược chính năm 1972 của Quân Giải phóng không phải là Trị - Thiên, nhưng do tầm quan trọng của địa bàn chiến lược này nên Bộ Chỉ huy Vùng chiến thuật I vẫn ráo riết tăng cường lực lượng đẩy mạnh các cuộc “hành quân tảo thanh Việt cộng” trong địa phận đảm nhiệm, tung biệt kích, thám báo nhằm thăm ḍ, phát hiện lực lượng và sự chuẩn bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Cho đến giữa tháng 3-1972, lực lượng VNCH ở Trị - Thiên gồm có 2 sư đoàn bộ binh (1, 3), 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ (147, 258), 3 thiết đoàn xe tăng, xe bọc thép (11,20, 17), 17 tiểu đoàn pháo binh từ 105 mm đến 175 mm (258 khẩu), 4 tiểu đoàn, 94 đại đội bảo an, 302 trung đội dân vệ, 5.000 cảmh sát. Với lực lượng trên đây, VNCH tập trung bố pḥng trên hai hướng Quảng Trị và Thừa Thiên. Đặc biệt ở Quảng Trị, VNCH liên tục duy tŕ Sư đoàn bộ binh 3, hai lữ đoàn 147 và 258, hai thiết đoàn 11 và 20 (chưa kể lực lượng bảo an dân vệ địa phương). Tổng cộng khoảng 50.000 quân chủ lực, 100.000 quân địa phương quân và Bảo an. Xét về mật độ th́ đây là nơi tập trung quân mạnh và dày đặc nhất trên toàn chiến trường.
Lực lượng VNCH ở Quảng Trị được phân chia thành ba tuyến:
Tuyến ngoài cùng (tuyến giáp ranh), bố trí tương đối liên hoàn, chặt chẽ, có không gian rất rộng, kéo dài từ biển Đông đến gần biên giới Việt - Lào, có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, phá hoại sự chuẩn bị của QĐNDVN từ xa. Lực lượng bảo vệ tuyến này chủ yếu là không quân, pháo binh, biệt kích; trong trường hợp khẩn cấp, một bộ phận quân chủ lực sẽ được điều động làm nhiệm vụ nống lấn càn quét.
Tuyến giữa, tuyến pḥng thủ quan trọng nhất gồm hệ thống các điểm cao, các căn cứ mà từ lâu Mỹ - Thiệu đă từng tuyên bố và vững tin là “bất khả xâm phạm”. Hệ thống đó gồm: động Ông Do, điểm cao 3654, 548, 597, 241, 544… kéo đến Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quáng Ngang, đồi 31. Nhiệm vụ của tuyến này là ngăn chặn các cuộc tiến công của QĐNDVN, bảo vệ các thị xă, thị trấn, các căn cứ, đường giao thông quan trọng và các vùng đă được b́nh định. Để thực hiện nhiệm vụ đó, VNCH thường xuyên tổ chức thành từng khu vực pḥng thủ cấp trung đoàn, tiểu đoàn hoặc tương đương vừa có thể liên kết pḥng giữ vừa có thể độc lập tác chiến.
Tuyến trong cùng, c̣n gọi là tuyến pḥng ngự dự pḥng - kéo dài từ đường số 1 ra biển Đông, gồm các thị trấn, thị xă đông dân Đông Hà, Cửa Việt, Ái Tử, Quảng Trị. Các đơn vị chủ lực ở tuyến này có nhiệm vụ vừa sẵn sàng đánh trả các cuộc tiến công lớn của QĐNDVN, vừa phối hợp chặt chẽ với bảo an, dân vệ,, đánh phá các phong trào đấu tranh, hoặc nổi dậy của quần chúng.
Trên cơ sở phân chia tuyến, vùng hoạt động, Sư đoàn 3 và các lữ đoàn, thiết đoàn phối thuộc tổ chức pḥng thủ ở Quảng Trị thành năm khu vực cấp trung đoàn: Trung đoàn 57 bố trí ở Quán Ngang, Dốc miếu xuống đồi 31; Trung đoàn 2 từ Bái Sơn đến Cồn Tiên; Trung đoàn 56 từ điểm cao 241 đến Tân Lâm; Lữ đoàn 147 từ Mai Lộc đến Động Toàn; Lữ đoàn 258 từ Tân Điền đến điểm cao 367; Thiết đoàn 17 có ba chi đoàn đóng ở Gia Lệ Thượng, Đông Lâm, Nhị Thượng. Sở chỉ huy Sư đoàn 3 do viên chuẩn tướng Vơ Văn Giai chỉ huy, đóng tại Ái Tử…
Nh́n chung, chỗ mạnh của VNCH ở khu vực đường 9 - bắc Quảng Trị là hệ thống pḥng ngự kiên cố, vững chắc, được xây dựng và hoàn chỉnh từng bước trong hai năm 1970-1971. Đây là những cứ điểm lợi hại, có hệ thống hỏa lực mạnh, được tính toán phần tử bắn theo tọa độ lưới rất kỹ cho pháo binh, pháo hạm và không quân (kể cả máy bay chiến lược B-52). Do đó, hệ thống hỏa lực tại đây có thể khống chế được một vùng rộng lớn hai bên nam - bắc sông Bến Hải. Nhưng chỗ yếu cơ bản của hệ thống pḥng ngự là bên ngoài mạnh, bên trong sơ hở, nhất là khu vực rừng núi phía tây từ Ba Ḷng đến núi Cái Mương (Huế). Hơn nữa, từ khi bộ binh Mỹ rút, tinh thần binh sĩ Sài G̣n hoang mang, quân dự bị (kể cả dự bị chiến lược) thiếu, mỏng, dàn trải ở khắp nơi.
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trên cơ sở nắm bắt sát diễn biến thực tế, lường định xu thế phát triển của t́nh h́nh và quyết định thay đổi hướng tiến công chiến lược chủ yếu năm 1972 (từ chiến trường Đông Nam Bộ sang chiến trường Trị - Thiên) của Thường vụ Quân ủy Trung ương, ngày 23-3-1972, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp thảo luận, nhất trí phê duyệt kế hoạch tiến công cho 1972.
Căn cứ nhiệm vụ của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương giao, ngày 16-3-1972, tại Băi Hà (phía tây huyện Vĩnh Linh), Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch Trị - Thiên họp bàn triển khai kế hoạch tác chiến. Sau khi nghiên cứu phân tích thêm về nhiệm vụ chiến lược năm 1972 của Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương trên chiến trường miền Nam và trên chiến trường Quảng Trị, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định phân chia chiến trường Quảng Trị thành bốn cánh tác chiến và sử dụng lực lượng chiến đấu trên từng cánh như sau:
Cánh Bắc, cánh chủ yếu của chiến dịch, sử dụng Sư đoàn 308 (thiếu một trung đoàn), hai trung đoàn bộ binh (48, 27), hai trung đoàn pháo mặt đất (164, 84), trung đoàn pháo cao xạ, hai tiểu đoàn xe tăng, xe bọc thép, hai tiểu đoàn công binh, Tiểu đoàn đặc công 33, ba trung đội hóa học, trinh sát, súng phun lửa… do Phạm Hồng Sơn, Phó Tư lệnh chiến dịch và đồng chí Hoàng Minh Thi, Phó Chính ủy chiến dịch trực tiếp chỉ huy, được các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp, có nhiệm vụ tiêu diệt Trung đoàn 57 và Trung đoàn 2 bộ binh (thuộc Sư đoàn bộ binh 3 Sài G̣n) ở điểm cao 544, Đồi Tṛn, Động Mă, Cồn Tiên; thừa thắng bao vây tiêu diệt miếu Bái Sơn, Quán Ngang; sẵn sàng diệt địch ở Hồ Khê, Đá Bạc, Thiện Xuân, Lăng Cô, Gia B́nh… Sau khi đă tiêu diệt được toàn bộ các mục tiêu nói trên, các đơn vị nhanh chóng chuyển sang bao vây tài chính cụm cứ điểm Đông Hà, kiên quyết không cho địch co cụm đối phó.
Cánh Tây, sử dụng Sư đoàn 304, bốn trung đoàn pháo cao xạ (230, 232, 241, 280), Trung đoàn 38 pháo binh, hai tiểu đoàn tên lửa, một tiểu đoàn xe tăng, một tiểu đoàn công binh do Đại tá Hoàng Đan - Sư đoàn trưởng sư đoàn 304 chỉ huy, đảm nhận tiến công tuyến pḥng ngự phía tây ở Động Toàn, Ba Tum, Ba Hồ, nếu địch phản ứng có thể tổ chức tiêu diệt trước thời hạn quy định, nhằm thu hút địch tạo điều kiện cho các cánh khác chuẩn bị. Sau đó, toàn cánh phối hợp với cánh Bắc đánh chiếm Núi Kiếm, bao vây tiêu diệt các căn cứ 241, Mai Lộc, Đầu Mầu, sẵn sàng tiến công tiêu diệt Ái Tử.
Cánh Nam, do Sư đoàn 324 cùng các đơn vị phối thuộc (tiểu đoàn thông tin, tiểu đoàn công binh) được sự hỗ trợ của hai tiểu đoàn địa phương tỉnh Quảng Trị, do Giáp Văn Cương, Phó Tư lệnh và Lê Tự Đồng, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh chiến dịch chỉ huy, có nhiệm vụ tấn công ở phía đông dăy Thượng Nguyên, chủ yếu từ khu vực động Ông Do xuống đoạn đường số 1 (nam thị xă Quảng Trị đến bắc sông Mỹ Chánh, thực hiện chia cắt chiến dịch, hỗ trợ cho nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng nổi dậy giành quyền làm chủ.
Cánh Đông, cánh thứ yếu của chiến dịch, kéo dài từ Hoàng Hà, Mai Xá, Cửa Việt lên ngă ba Gia Độ (bắc sông Hiếu). Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định sử dụng Đoàn 126 đặc công hải quân, hai tiểu đoàn đặc công trên bộ (31, 25), Tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh, một tiểu đoàn pháo mang vác, hai đại đội địa phương Quảng Trị, do Bùi Thúc Dưỡng, Tham mưu phó chiến dịch chỉ huy, làm nhiệm vụ bao vây Dốc Miếu, Quán Ngang từ phía đông, tiến công quân cảng Cửa Việt, sau đó phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiêu diệt và làm tan ră lực lượng bảo an, hỗ trợ nhân dân các xă ven biển Gio Linh, Triệu Phong nổi dậy giành quyền làm chủ.
Về phương châm chỉ đạo tác chiến, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương: "tranh thủ đánh địch ngoài công sự để tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh, tạo thời cơ đánh những trận quyết định tiêu diệt từng trung đoàn, lữ đoàn địch, phá vỡ tuyến pḥng thủ, nhanh chóng đột phá tung thâm, không cho chúng đối phó, phát huy cao độ uy lực của mọi loại binh khí kỹ thuật hiện có, đánh tập trung hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, coi trọng đánh vừa và nhỏ, đánh sâu và hiểm bằng những lực lượng tinh nhuệ, hỗ trợ cho nhân dân Quảng Trị, Thừa Thiên nổi dậy giành quyền làm chủ."
Khi các binh đoàn chủ lực của QĐNDVN đă ở tư thế sẵn sàng tiến công th́ phía đối phương vẫn không hề đoán định được hướng chính của cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Ngày 18-3-1972, viên trung tướng Hoàng Xuân Lăm - Tư lệnh Vùng I chiến thuật cùng viên chuẩn tướng Vơ Văn Giai - Tư lệnh Sư đoàn 3 và viên đại tá Phan Bá Ḥa - Tỉnh trưởng Quảng Trị, sau khi dùng máy bay trực thăng kiểm tra khu vực đường 9 - bắc Quảng Trị, đă thống nhất nhận định: Quân Giải phóng chưa thể mở chiến dịch lớn ở Quảng Trị. V́ vậy, theo kế hoạch quân sự h́nh thành từ trước, ngày 25-3, Bộ Chỉ huy Sư đoàn 3 quân lực Việt Nam Cộng ḥa vẫn cho các đơn vị đóng chốt ở phía trước thay quân. Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 2) Từ Đong Hà ra Cồn Tiên; Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 56) từ Cồn Tiên vào Tân Lâm; Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 2) thay tiểu đoàn 1 ở điểm cao 541; Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 57) ở Mai Xá Thị, Tân Hà thay Tiểu đoàn 2 ở Dốc Sỏi, Xuân Hải; Tiểu đoàn 1 (Lữ đoàn 147) thay Tiểu đoàn 4 ở Động Toàn.
Lực lượng tham chiến
Quân lực Việt Nam Cộng ḥa và Mỹ:
2 sư đoàn bộ binh 1 và 3
Liên đoàn dù biệt kích 81
2 lữ đoàn thủy quân lục chiến 147 và 258
4 trung đoàn và 2 chi đoàn thiết giáp: thiết đoàn 7, 18 kị binh, trung đoàn 51 bộ binh
17 tiểu đoàn pháo binh và một số tiểu đoàn công binh, gồm 258 khẩu đại bác cỡ 105mm trở lên (chưa kể các loại pháo bắn thẳng và súng cối hạng nặng)
4 tiểu đoàn và 94 đại đội bảo an; 302 trung đội dân vệ; 5.100 cảnh sát.
Pháo hạm từ hạm đội 7 và không quân Mỹ với 1.000 máy bay và 100 ném bom chiến lược B-52 yểm trợ.
Quân đội Nhân dân Việt Nam:
Các sư đoàn bộ binh: 304, 308, 320, 324 và 325, sau được tăng cường thêm 312 tại Lào.
2 trung đoàn tăng, thiết giáp: 202 và 203 với hơn 100 xe tăng T-34, T-54, PT-76
Một số tiểu đoàn đặc công
Bốn trung đoàn pháo binh cơ giới với 408 khẩu gồm: 63 khẩu pháo chiến dịch 130mm, 93 khẩu pháo cấp sư đoàn (122 ly và 105 ly) và 247 khẩu pháo mang vác bộ binh (sơn pháo 76mm hoặc 85mm, pháo không giật, súng cối 120mm...).[5]
Hai sư đoàn pḥng không: sư đoàn 367 và 376 với 3 trung đoàn pháo pḥng không 282, 284, 224 và hai trung đoàn tên lửa 238, 237 với tên lửa đất đối không SA-2
Các lực lượng tại chỗ của B5, B4 và Đoàn 559
Diễn biến
Năm 1972, nhằm tạo áp lực lên bàn hội nghị ḥa b́nh ở Paris, Quân đội nhân dân Việt Nam (QDNDVN) đă mở một chiến dịch lớn đánh vào Quảng Trị (Chiến dịch Trị Thiên), QDNDVN đă chọc thủng pḥng tuyến của Việt Nam Cộng ḥa (VNCH), chiếm được thị xă Quảng Trị và thành cổ, tiến đến bờ bắc sông Mỹ Chánh, uy hiếp Thừa Thiên-Huế. Nhận thấy nguy cơ vùng 1 chiến thuật bị mất vào tay QĐNDVN, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă huy động toàn bộ lực lượng chiếm lại Quảng Trị với sự yểm trợ của hỏa lực Mỹ. Trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt và đẫm máu, quân VNCH dưới sự yểm trợ của Mỹ (kết hợp pháo hạm và pháo trên bộ, dùng B-52 ném bom trải thảm, cứ 30 phút 1 đợt B-52, độ tàn phá bằng 8 quả bom nguyên tử đă thả ở Hiroshima)[6], huy động bộ binh, lính dù, thủy quân lục chiến tấn công dữ dội ḥng chiếm lại thành cổ Quảng Trị và cuộc chiến này đă diễn ra suốt 81 ngày đêm từ ngày 28 tháng 6 năm 1972 đến 16 tháng 9 năm 1972.
Giai đoạn 1: Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công
Băo táp 1
Chiến dịch Xuân - Hè 1972 có 3 chiến trường chính, Quảng Trị, Kontum-Pleiku, và Đông Nam Bộ (B́nh Long, B́nh Phước). Trong đó hướng chủ yếu là Quảng Trị.
Dân chúng Quảng Trị di tản tránh chiến sự
Sáng ngày 30-3-1972, nhận được tin do lực lượng quân báo mặt trận báo cáo về việc Trung đoàn 56 quân Sài G̣n trên hướng chủ yếu của chiến dịch đang cho các tiểu đoàn vào thay quân ở điểm cao 541 và Đồi Tṛn, Bộ Tư lệnh chiến dịch Trị - Thiên thống nhất đề nghị Bộ Tổng Tư lệnh cho bộ đội nổ súng vào 11 giờ 30 phút (thay v́ 16 giờ của kế hoạch cũ). Đề nghị được chấp nhận. Ngày 31-3-1972, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi: “Trước nhiệm vụ lịch sử trọng đại đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, Trung ương Đảng kêu gọi các cấp ủy đảng, các cấp chỉ huy, toàn thể đảng viên, đoan viên, cán bộ, chiến sĩ hăy ra sức thực hiện Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch kính yêu, có quyết tâm cao nhất, đem hết sức ḿnh, kiên quyết chiến đấu, cống hiến lớn nhất cho Tổ quốc."[7]
Mở màn chiến dịch, năm cụm pháo binh gồm hàng trăm khẩu bố trí trận địa từ Trung Hải, Lăng Cô (đông bắc) tới Sa Pa, Ba Hi (hướng nam), với phần tử xạ kích đă được tính toán kỹ, tới tấp nă đạn vào các mục tiêu Dốc Miếu, Dốc Sỏi, Cồn Tiên, miếu Bái Sơn, Đồi Tṛn, Đầu Mầu, Tân Lâm, Động Toàn, Đông Hà, Cam Lộ, Ái Tử… Hỏa lực chế áp của pháo binh tạo điều kiện cho bộ binh và xe tăng QĐNDVN nhanh chóng xông lên, ấp sát mục tiêu.
Cánh Bắc do trung đoàn 27 và trung đoàn 48 bộ binh (Sư đoàn 320) đảm nhiệm. Ở hướng tiến công của Trung đoàn 27, pháo vừa chuyển làn, tiểu đoàn 2 đă ào lên đánh chiếm điểm cao 544 chỉ 20 phút. Tiếp đó, Tiểu đoàn 2 tràn xuống bao vây công kích ở Đồi Tṛn. Trong lúc hỏa lực súng cối, ĐKZ, 12.7 mm bắn phá mănh liệt, một bộ phận lực lượng các trung đoàn được lệnh sử dụng hai bộ vũ khí FR đánh phá nhiều lớp rào kẽm gai mở cửa vào căn cứ, bộ đội đánh tràn lên. Đến 10 giờ 30 phút ngày 31-3, Trung đoàn 27 đă chiếm Đồi Tṛn, diệt gọn 2 tiểu đoàn và một đại đội thuộc sư đoàn 3 VNCH, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn và một đại đội khác, bắt sống 130 lính, trong đó có tiểu đoàn trưởng, phá hủy 5 xe tăng, thu một xe tăng M41 và một xe GMC. Hai căn cứ tiền tiêu cực kỳ quan trọng ở bắc đường số 9 đă bị hạ một cách nhanh chóng.
Cùng thời gian này, ở khu vực Cồn Tiên, Đoàn bộ binh 31 nhanh chóng bao vây, chia cắt, tiêu diệt quân cơ động ở ṿng ngoài; sau đó, cùng lực lượng vũ trang địa phương vây hăm căn cứ. Lo sợ những đ̣n tiến công sắp tới, ngay chiều ngày 31-3, quân VNCH ở Cồn Tiên bỏ căn cứ chạy về miếu Bái Sơn, mở đầu cuộc rút chạy trên tuyến pḥng thủ ṿng ngoài.
Cánh Tây - cánh trọng yếu của chiến dịch do Sư đoàn 304 đảm nhiệm, sáng 30-3, 11 giờ 45 phút, pháo binh tới tấp dội đạn xuống hàng loạt các căn cứ rải dọc hai bên đường 9, dọc hàng rào điện tử McNamara. Tại khu vực điểm cao 252, chớp thời cơ quân VNCH hoảng loạn do bị hỏa lực pháo binh chế áp, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 lệnh cho Trung đoàn 66 sử dụng Tiểu đoàn 2 dâng cao đội h́nh công kích điểm cao này. Sau một ngày chiến đấu quyết liệt, Tiểu đoàn 2 và bộ phận tăng cường đă làm chủ điểm cao 252, diệt và bắt sống 150 lính. Trưa ngày 31-3, Tiểu đoàn 2 và lực lượng phối thuộc tiếp tục tiến công cứ điểm Đầu Mầu, sau hai giờ chiến đấu đă làm chủ căn cứ, diệt gọn Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 56 quân lực Việt Nam Cộng ḥa.
Cánh Đông, Đoàn đặc công hải quân 126 táo bạo tiến công Duyên đoàn 11 quân lực Việt Nam Cộng ḥa ở Cảng Cửa Việt, sau đó triển khai đội h́nh khóa chặt quân cảng này. Căn cứ Dốc Miếu nằm bên trục đường 1 bị pháo ta bắn phá thiệt hại nặng nề và bị vây hăm từ ba phía. Sáng ngày 1-4, Tiểu đoàn 47 Vĩnh Linh phối hợp chặt chẽ với bộ đội đặc công và dân quân, du kích địa phương tiến công tiêu diệt các lực lượng bảo an, dân vệ ở các thôn ấp, tiểu khu, giải phóng quận lỵ Gio Linh, khu tập trung Bến Ngự, Mai Xá Thị, Hà Thượng, Xuân Khánh…
Cánh Nam do Sư đoàn 324 đảm nhiệm. Gần 11 giờ trưa ngày 30-3-1972, có 2 máy bay trực thăng tiếp tế cho lực lượng đang chốt giữ điểm cao 365. Khi máy may trực thăng vừa đáp xuống hai băi đỗ th́ lệnh tiến công trên toàn tuyến phát ra. Ngay từ loạt đạn đầu, hai chiếc trực thăng và một số mục tiêu lộ đă bị trúng đạn, bốc cháy. Đến 1 giờ, hầu hết hỏa điểm lộ trong căn cứ 365 bị phá. Trung đoàn 1 lần lượt xung phong tiêu diệt những ổ kháng cự. 19 giờ th́ làm chủ trận địa. Mất điểm cao 365, quân VNCH ở điểm cao 367 rút chạy về căn cứ Phượng Hoàng.
Cùng thời gian, Trung đoàn 24 Sư đoàn 304 ở cánh Tây Bắc cũng xiết chặt ṿng vây, công kích mănh liệt ở Tân Lâm và căn cứ ở điểm cao 241. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, toàn bộ trung đoàn VNCH trong căn cứ và các trận địa hỏa lực trực thuộc do viên trung tá Phạm Văn Đính chỉ huy chấp nhận đầu hàng. 12 giờ 45 phút ngày 2-4, toàn bộ khu vực pḥng thủ cánh Tây Bắc của VNCH bị phá vỡ. Đến ngày 4-4-1972, tuyến pḥng thủ vững chắc ṿng ngoài được gọi là "lá chắn thép" đă bị phá vỡ, buộc VNCH phải bỏ toàn bộ tuyến pḥng thủ đường 9 - bắc Quảng Trị và bốn căn cứ trung đoàn, bảy căn cứ tiểu đoàn. Ba huyện Hướng Hóa, Cam Lộ, Gio Linh với hơn mười vạn dân đă thuộc về Quân Giải phóng.
Băo táp 2
Bị mất tuyến pḥng thủ ṿng ngoài, VNCH vội vă tăng cường lực lượng đối phó. Ngày 2 tháng 4 năm 1972, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ Sài G̣n bay ra Huế thị sát và vội mở cuộc họp với các tư lệnh quân khu, sư đoàn, lữ đoàn để bàn cách cố thủ. Ngày 4 tháng 4, Mỹ cho không vận lữ đoàn 369 lính thủy đánh bộ từ Sài G̣n ra Mỹ Chánh. Ngày 5 tháng 4, điều tiếp ba liên đoàn biệt động quân số 4, 5, 6 từ quân khu 2, quân khu 4 ra tăng cường cho Đông Hà, Quảng Trị. Như vậy chỉ trong hai ngày, bằng sự nỗ lực cao nhất, VNCH đă điều thêm 9 tiểu đoàn tới chiến trường nóng bỏng Quảng Trị.
15 giờ ngày 8-4, pháo binh QĐNDVN thực hiện kế hoạch “Băo táp 2”, giáng xuống các sở chỉ huy, trận địa pháo, kho tàng, vị trí tập kết ở Đông Hà, Ái Tử... tổng cộng 2.713 viên đạn pháo cỡ lớn.
5 giờ sáng ngày 9 tháng 4 năm 1972, trên hướng Đông Hà do Sư đoàn 308 đảm nhiệm, Trung đoàn 36, Trung đoàn 102 được xe tăng yểm trợ đă đột phá mănh liệt trên một cánh cung dài khoảng 8 km từ chùa Tám Mái tây bắc Đông Hà đến điểm cao 32, qua dăy Động Quai Vạc. Sau 2 giờ chiến đấu đă chiếm được một số mỏm đồi phía bắc và phía tây, tiêu diệt một loạt tổ chốt hỗn hợp bộ binh và xe tăng. Nhưng sau đó, VNCH phản kích quyết liệt. Trung đoàn 36 phải điều phân đội xe tăng dự bị từ phía sau lên tổ chức đột phá nhưng bị xe tăng đối phương bí mật mai phục trong công sự bắn cháy mất 3 xe tăng.
Ở phía tây Ái Tử, 5 giờ sáng ngày 9 tháng 4, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304 được xe tăng yểm trợ đánh chiếm căn cứ Phượng Hoàng. Chiều hôm đó, VNCH phản kích chiếm lại căn cứ.
Như vậy qua hai ngày chiến đấu, tiến công quân địch trên tuyến pḥng thủ Đông Hà, Ái Tử, Quảng Trị, các đơn vị của QĐNDVN không những không làm chủ được các mục tiêu được giao, ngược lại c̣n bị tổn thất về sinh lực và phương tiện chiến đấu. Bộ Tư lệnh chiến dịch chỉ đạo các đơn vị rút kinh nghiệm, đặc biệt là khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội, không nắm chắc địch. Tướng Lê Trọng Tấn chỉ đạo: Đối với các cụm Đông Hà, Ái Tử không dùng lối đánh ồ ạt chớp nhoáng, mà phải đánh nhiều đ̣n liên tục, làm rạn vỡ từng đoạn, tiến tới đập tan bằng một đ̣n quyết định.
Thực hiện chủ trương của Tư lệnh chiến dịch, từ ngày 10 đến ngày 25 tháng 4, QĐNDVN một mặt vừa chuẩn bị cơ sở vật chất cho một đợt chiến đấu lớn, mặt khác, tổ chức những trận đánh nhỏ và vừa nhằm tiêu hao sinh lực địch, giữ vững vị trí đứng chân.
Từ ngày 12 đến ngày 25-4-1972, trên hướng Đông Hà, Sư đoàn 308 chỉ thị cho Trung đoàn 36 chốt giữ khu vực Tây Tŕ tổ chức các trận đánh tập kích tiêu hao lực lượng bộ binh và xe tăng, sau đó tiến công tiêu diệt Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 57 quân Sài G̣n ở điểm cao 30, 28. Trung đoàn 102 khẩn trương xây dựng lực lượng mạnh để đột phá các mục tiêu chủ yếu, trước mắt tổ chức đánh nhỏ lẻ bóc vỏ các điểm cao 25, 30, 36; tạo lập bàn đạp chuẩn bị đột phá phía nam Đông Hà và bắc cầu Lai Phước. Trung đoàn 48 (đơn vị tăng cường) tích cực hoạt động ở tây và nam Tân Vĩnh. Trung đoàn 58 pháo binh đưa Tiểu đoàn 10 lựu pháo 122 ly vào động Quai Vạc để vươn tầm bắn tới thị xă Quảng Trị.
Trên hướng Ái Tử, Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 đánh một số trận vào An Đông, Nhan Biều, áp sát cầu Quảng Trị. Ngày 10-4-1972, tại cầu Quảng Trị đă diễn ra trận chiến đấu ác liệt của Trung đoàn 2 (thuộc Đại đội 11 tiểu đoàn 3 Trung đoàn 9 Sư đoàn 304), do Trung đội trưởng - thượng sĩ Mai Quốc Ca chỉ huy. Sau khi cùng đại đội đánh sập cầu Quảng Trị, Trung đội 2 đă bám trụ tại đây, đương đầu với 3 tiểu đoàn (có xe tăng, máy bay, pháo binh yểm trợ). Với 20 tay súng, trong suốt một ngày cán bộ, chiến sĩ Trung đội 2 đă đẩy lùi nhiều đợt tiến công. 20 chiến sĩ đều hy sinh sau khi đă diệt hơn 100 lính và 1 xe quân sự. Trung đội 2 được trao tặng danh hiệu "Trung đội 1 thắng 100" - Trung đội Mai Quốc Ca.[8]
Đặc biệt, trong đợt hoạt động này, lần đầu tiên QĐNDVN đưa vào sử dụng tên lửa chống tăng AT-3 Sagger (VN gọi là B-72), gồm 23 bảng bắn, 50 bệ, 500 viên đạn cùng với hỏa lực B-40, B-41, ĐKZ, sơn pháo 85 ly để diệt xe tăng. Trong trận đánh ngày 23-4, các khẩu đội B-72 Lục Vĩnh Tưởng và Lê Văn Trung, với 32 viên đạn và được sự hỗ trợ đắc lực của các phân đội bộ binh, bắn cháy 14 xe tăng, xe thiết giáp, trong đó có 5 chiếc tăng hạng nặng M48 Patton và 3 chiếc M-113.
Băo táp 3
Sáng ngày 28-4-1972, cuộc tiến công quy mô lớn tiếp tục diễn ra. Mở màn, pháo binh chiến dịch trút đạn xuống trận địa. Bốn cụm mục tiêu Đông Hà, Ái Tử, La Vang, thị xă Quảng Trị ch́m trong khói lửa. Nửa giờ sau, các sư đoàn bộ binh, các trung đoàn độc lập có xe tăng yểm trợ đồng loạt tiến công. Hướng Sư đoàn 304, Trung đoàn 24 đang triển khai đội h́nh phát triển vào Ái Tử th́ cụm hỗn hợp bộ binh và xe tăng chốt ṿng ngoài ngăn chặn. Chỉ huy Trung đoàn cho một phân đội dựa vào b́nh đội khuất, ṿng trái nổ súng thu hút địch. Quân VNCH cho 10 xe tăng, xe thiết giáp và nhiều bộ binh dàn hàng ngang xông thẳng vào phân đội nghi binh. Theo kế hoạch hiệp đồng, hai tiểu đội tên lửa chống tăng B-72 được lệnh phát hỏa. Sáu chiếc xe tăng M48 Patton bốc cháy. Những chiếc xe c̣n lại vội vă quay đầu rút lui. Cùng lúc, Trung đoàn 48 (sau khi tiêu diệt căn cứ Tân Vĩnh ngày 27-4) đă chia làm hai mũi, một mũi phát triển xuống phía nam Tân Vĩnh hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương giải phóng xă Triệu Giang, Triệu Ái (Triệu Phong); một mũi tiến xuống nam cầu Lai Phước tiêu diệt các ổ kháng cự trên đưởng rồi thọc thẳng ra sân bay.
10 giờ, pháo binh chiến dịch bắn phá mănh liệt khu vực cầu Lai Phước. Pháo vừa dứt, bộ binh và thiết giáp của Trung đoàn 102 ồ ạt phát triển qua đường sắt, chiếm khu vực ven sông, khống chế hai đầu cầu, bắn cháy một lúc ba xe tăng. Tổ bộc phá công binh cảm tử bao gồm Bùi Minh Quyết, Hoàng Xuân Lạng, Phạm Công Dũng thay nhau lao lên mặt cầu liên kết và cho nổ khối bộc phá 120 kg, phá sập cầu Lai Phước. Cầu Lai Phước bị cắt đứt báo hiệu giờ cáo chung của căn cứ Đông Hà. Đến 30-4, QĐNDVN chiếm thị xă Đông Hà, ngày 30/4 chiếm Thị xă Quảng Trị, thu được khá nhiều xe tăng, pháo, đạn dược và sử dụng ngay vào cuộc chiến. Sư đoàn 3 VNCH phải rút lui về bên kia sông Mỹ Chánh, trung đoàn xe tăng số 20 gồm 57 xe M48 Patton (loại hiện đại nhất của Mỹ thời bấy giờ) bị mất toàn bộ số xe. Trung đoàn 56 với gần 2.000 quân phải hạ vũ khí đầu hàng.
Ngày 1-5, các cụm cứ điểm ở bắc sông Thạch Hăn bị thất thủ, quân VNCH ở thị xă Quảng Trị hoang mang cực độ, bắt đầu “rút lui theo kế hoạch”, nhưng bị Sư đoàn 324 chặn đánh quyết liệt ở cầu Nhùng, cầu Bến Đà, cầu Đài. Không thực hiện được ư định “rút lui có tổ chức”, gần 20.000 quân VNCH phải bỏ lại toàn bộ xe pháo, tan ră không c̣n hàng ngũ. Đến ngày 2-5-1972, tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng.
Các cố vấn Mỹ chạy về Sài G̣n. Viên chuẩn tướng Vũ Văn Giai, Tư lệnh Mặt trận Quảng Trị cũng dùng trực thăng chạy về Đà Nẵng. Trước thất bại nặng ở Trị - Thiên (đặc biệt là Quảng Trị), Vũ Văn Giai tư lệnh sư đoàn 3 Bộ binh bị cách chức. Nguyễn Văn Thiệu cũng cách chức Hoàng Xuân Lăm - Tư lệnh Quân khu 1, đưa viên tướng Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh Quân khu 4 ra thay, đồng thời điều thêm 5 lữ đoàn, trung đoàn từ Sài G̣n và Đà Nẵng ra Huế lập tuyến pḥng thủ mới kéo dài từ nam sông Mỹ Chánh đến tây đường 12, ḥng ngăn chặn cuộc tiến công vào Huế, tạo lập bàn đạp phản kích, lấn chiếm lại vùng vừa rơi vào tay Quân giải phóng.
Tổng kết đợt 1
Nh́n chung cuộc tấn công của QĐNDVN đă đạt thành công lớn.[9] Chỉ trong hơn 2 tháng tiến công, QĐNDVN tuyên bố đă diệt và làm bị thương 27.458 lính, bắt 3.388 lính, trong đó có một số đơn vị tinh nhuệ quân lực Việt Nam Cộng ḥa như Sư đoàn bộ binh 3, Lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ, 2 liên đoàn biệt động quân, 4 thiết đoàn và nhiều đơn vị khác bị thiệt hại nặng. Phá hủy và thu 636 xe tăng, xe thiết giáp (thu 36 xe), 1.870 xe quân sự, 419 khẩu pháo các loại, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay, thu gần 3000 súng bộ binh, 310 máy vô tuyến điện.[3] Bộ chỉ huy nhận định: “Chiến dịch tiến công Trị - Thiên (Hè 1972) đạt hiệu quả lớn. Trên chiến trường miền Nam lần đầu tiên ta đă tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh, tiêu diệt nhiều trung đoàn, đánh quỵ một sư đoàn quân Ngụy, lần đầu tiên ta giải phóng hoàn toàn một tỉnh Quảng Trị”[10]
Tuy nhiên phía Quân đội Nhân dân Việt Nam sau các cuộc chiến cũng bị thiệt hại nhiều, bổ sung không kịp v́ không quân Mỹ oanh tạc các tuyến vận chuyển kể cả ở miền Bắc, đánh vào các căn cứ tập kết quân, kho hàng, đường giao thông nên Quân đội Nhân dân Việt Nam thiếu hậu cần bổ sung, đặc biệt là đạn pháo và nhiên liệu cho xe tăng. Đặc biệt các đơn vị tập kết ở phía tây Huế để chuẩn bị tấn công c̣n thiếu cả đường đưa xe pháo vào vị trí tập kết, Cầu Quảng Trị qua sông Mỹ Chánh bị quân VNCH cho đặt thuốc nổ phá hủy khiến xe tăng không di chuyển được.
Nhân lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam không đủ sức tấn công tiếp, quân VNCH với phương tiện vận chuyển và tiếp tế hậu cần dồi dào do Hoa Kỳ cung cấp đă đưa được 2 sư đoàn Dù và Thuỷ quân lục chiến (mỗi sư đoàn có trên 15.000 quân) ra Vùng 1 cùng với sư đoàn 3 vừa tái tổ chức, đưa lực lượng ở Thừa Thiên từ 2 sư đoàn tăng lên 4 sư đoàn. Các đơn vị tăng thiết giáp cúng được tái bổ sung số xe đă mất, với sự hỗ trợ của không quân, hải pháo Mỹ tổ chức phản kích lại. Sư đoàn trừ bị chiến lược Thuỷ Quân Lục Chiến được điều ra lập thành pḥng tuyến, bộ binh và xe tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam không vượt qua được. Tướng Thomas Bowen, cố vấn quân sự Mỹ tại Quân khu 1 cho biết, Mỹ đă thay thế các xe tăng và pháo binh mà Việt Nam cộng ḥa bị mất và hư hại tại Quảng Trị. Đại bác từ Mỹ được chở thẳng sang và xe tăng chở từ Nhật tới để chuẩn bị cho một chiến dịch tiếp theo.[2]
Bookmarks