Page 28 of 55 FirstFirst ... 1824252627282930313238 ... LastLast
Results 271 to 280 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #271
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Nếu bác tự nhận thức như vậy là quyền của bác. Không phải nhiều người phong th́ ta cứ cho đó là chuyện đương nhiên. Mọi người nên bỏ cái thói vào hùa, nói theo. Nên t́m hiểu thật kỹ trước khi phê phán nặng nề người khác. Đây nên là cái nh́n nhân bản chung.
    DanGong nói đúng, mọi người bỏ "nên bỏ cái thói vào hùa, nói theo", nhất là khi ngừơi ta ở với bọn vc.

    Nhưng ở đất nươc tự do, hầu như muốn tự tìm hiểu và "sàng lọc" tin tức thật giả đều ở đầu ngón tay và tự do suy luận, việc gì phải chờ thiên hạ "xướng" rồi mình mới "tùy" hay sao? Xứ sở tự do thì dại gì mình để kém... "tư duy" với ngừơi khác chứ?

    Giống như bạn hay gọi các "bậc" bạn kính trọng là "cụ" này cụ kia - cụ Hồ, nay có cụ Big Minh - có ngừơi thắc mắc thì bạn bảo đại khái "nhiều người phong th́ ta cứ cho đó là chuyện đương nhiên.", phải vậy không? Có ai sau đó cho là bạn cũng có "thói vào hùa, nói theo" không?
    Thấy chưa? xin lập lại nhe:
    " Nên t́m hiểu thật kỹ trước khi phê phán nặng nề người khác. Đây nên là cái nh́n nhân bản chung", đúng đó bạn DanGong!

  2. #272
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đoàn Trọng Hiếu – Tưởng niệm 30-4-75 : Tháng tư máu và nước mắt





    --------------------------------------------------------------------------------

    Cầm sự vụ lệnh của Tiểu doàn 86 về tŕnh diện BCH/LĐ8 để nhận nhiêm vụ Trưởng ban 2 vào những ngày cuối tháng 4 này thật chẳng hứng thú chút nào. Một nhiệm vụ không mấy thích hợp với cái ám số chuyên nghiệp bóp c̣ của tôi. Nói như thế không phải là tôi không biết ǵ về t́nh báo, tuy nhiên có một đơn vị trong tay để mặc sức đánh đấm vẫn thú hơn nhất là vào lúc dầu sôi lửa bỏng này.

    Từ sau mùa hè đỏ lửa, bằng những đ̣n phép chính trị và cắt giảm viện trợ quân sự để ép chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa phải kư kết Hiệp Định Paris, người lính VNCH đă phải chiến đấu trong đơn độc, thiếu thốn. Làm sao chúng ta có thể chống đỡ lại hàng mấy chục sư đoàn với nguồn viện trợ có thể nói là hầu như vô tận của cả khối Cộng Sản để ḥng cưỡng chiếm Miền Nam biến cả nước thành chư hầu của Nga và Tàu cộng.
    Trời cuối tháng tư nắng cũng chưa gay gắt lắm, nhưng cơn sốt chính trị và t́nh h́nh sôi động của chiến trường làm cho không khí ngột ngạt khó thở. Từ sau cuộc triệt thoái Cao nguyên của Quân Đoàn II, đến cuộc di tản cuả QĐI ,rồi pḥng tuyến Phan Rang thất thủ, sau cùng là hai trái bom CBU thả xuống mặt trận Xuân Lộc cũng chỉ làm chúng khựng bước tiến quân trong một ít ngày.

    Mấy ngày nay người ta đă nói đến chuyện có nhiều chuyến bay,chuyến tàu chở gia đ́nh sĩ quan Bộ Tổng Tham Mưu và Không Quân ra Phú Quốc. Mấy hôm trước chị San và chị Thiệu lên thăm các anh đă đề cập đến chuyện nhiều người đă bỏ đi Mỹ, lúc đó anh San đă cứng rắn trả lời: “Tại sao lại phải bỏ đi? Nếu VC vào đây th́ bọn này sẵn sàng đi vác đường rầy xe lửa”. Ừ tại sao lai phải bỏ đi nhỉ, cùng lắm th́ mươi mười lăm năm tù, cũng nhờ suy nghĩ như vậy mà tôi đă không bị sốc khi chúng tuyên bố chỉ đi 10 ngày mà tôi đă gỡ gần 8 cuốn.

    Ngày 26/4/75, tôi tạt về thăm gia đ́nh ở Biên Ḥa, cả thành phố đang giao động, dân chúng đổ đầy ra đường để t́m cách chạy về Sài G̣n, các ngả đường đều bị Quân Cảnh phong tỏa, Mẹ tôi bảo tôi

    – Mày nên ở lại nhà. T́nh h́nh này Mẹ thấy nguy hiểm lắm,vợ mày một nách hai đứa con nhỏ làm sao nó lo nổi.

    Nghe mẹ tôi nói vậy, tôi trấn an gia đ́nh

    – Thầy Mẹ và gia đ́nh không nên đi đâu hết. Trữ lấy ít đồ ăn và ở nhà. Chạy về Sài G̣n cũng thế thôi. Nhiều khi tên bay đạn lạc giữa đường cũng chẳng biết chừng. C̣n con th́ phải trở về đơn vị.

    Vâng! Nhất định tôi phải về đơn vị, tôi đă t́nh nguyện đi lính trong khi tôi vẫn có thể ngồi ở ghế nhà trường thêm vài năm nữa. Mười ba thằng khóa 4/68 chúng tôi đă “ liếm lông cọp” chứ không phải “ bị cọp liếm”. tôi yêu đời lính, yêu binh chủng, yêu bạn bè chiến hữu, và hơn tất cả là tôi yêu mảnh đất này, nếu tôi ở lại nhà th́ sau này c̣n mặt mũi ǵ nh́n lại anh em.

    Hai tuần trước đây khi ghé thăm Tr/u Nghị (Nghị làm đại đội phó cho tôi lúc tôi ở 52) ở bệnh viện tiểu khu B́nh Dương nó đă tự bắn vào tay để được cùng tải thương với em nó là Th/u Công tử trận tại Chơn Thành về, tôi đă nhẹ nhàng trách nó sao nỡ rời đơn vị trong lúc này, nó nói với tôi “ Minh Hiếu yên tâm, ngày mai sau khi chôn thằng Công tại Nghĩa Trang Quân Đội xong tôi sẽ về thẳng đơn vị”, nói rồi nó giơ cái bàn tay c̣n đang rỉ máu nói tiếp: “ c̣n cái này th́ nhằm nḥ ǵ ba cái lẻ tẻ”. Nó đă cùng đơn vị ra Phan Rang để rồi bị bắt tại đó.

    Tôi về đến đơn vị ḷng thật thanh thản, tôi đă vượt qua được cái tầm thường dù rằng cũng chẳng làm được điều ǵ phi thường.

    Đêm 29/4, địch tấn công toàn bộ các đơn vị của Liên Đoàn, BCH/LĐ bị pháo suốt đêm khiến hầm chỉ huy bị sập một góc, cái tháp canh cao hơn 10 mét bị gẫy gục, một Ch/u và hơn 10 binh sĩ của ĐĐ8 trinh sát hy sinh. Bọn VC bám vào khu nhà dân ở chợ Bà Hom, cũng như những lùm tre bên kia xa lộ Đại Hàn bắn B40, B41 và 57 như mưa khiến pháo binh trong căn cứ tác xạ yểm trợ cho các đơn vị bên ngoài thật khó khăn.


    C̣n tiếp...

  3. #273
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiểu doàn 87 do Thiếu tá Mạnh làm tiểu đoàn trưởng, sau một ngày một đêm cầm cự trong khu Lư Văn Mạnh, đă phải triêt thoái sáng sớm ngày 30. Tiểu đoàn 84 của Thiếu tá Nam bị địch tấn công từ lúc nửa đêm bằng chiến xa và bộ binh, đến gần sáng th́ bị tràn ngập, Trung Úy Nguyễn Văn Quan trưởng ban 3 tử trận, Quan khóa 2/68 trên tôi hai khóa, chúng tôi t́nh cờ gặp nhau trong nhiều khóa học, từ khóa 40 RNSL đến khóa 3/70 tiền sát viên pháo binh, gấn đây nhất là khóa 3/74 Bộ Binh Trung Cấp mà Quan thường gọi đùa là “ Bắn Bỏ Thượng Cấp”

    Riêng Th/tá Nam lời sau cùng anh nói trước khi triệt thoái khỏi đồn Vĩnh Lộc “ tao sẽ cố đến gặp mày” tức là anh sẽ triệt thoái về với BCH/LĐ, nhưng rồi chỉ hơn mười phút sau một tên “đồng chí Nam bộ” nhẩy vào tần số liên lạc hét lớn thật sắt máu

    -Tao bắt thằng Nam rồi, tụi mày đầu hàng đi th́ sống.

    Như điên lên, tôi chụp ống liên hợp mở ngay một cuộc đấu vơ mồm

    – Mày có ngon th́ ra khỏi số nhà tao đi để tao điều động mấy đứa em rồi đánh tiếp.

    – Tao là Phong quận 10 đây, mày ra bao nhiêu tao bắt bấy nhiêu

    – Tao đếch cần biết mày là Phong quận 10 hay 11, mày ngồi thở đi rồi đánh xả láng sáng về sớm.

    Tôi cố liên lạc với Th/t Nam nhưng không được, anh đă bị chúng bắt, sau này chúng tôi cùng gặp nhau lại ở Tân Lập Vĩnh Phú.

    Một phi tuần Skyraider được gởi lên vùng nhưng một chiếc đă bị bắn rớt phía cầu B́nh Điền, riêng chiếc AC119 sau khi yểm trợ cho chúng tôi trên đường về bị trúng SA7 bốc cháy trên không, sau này khi đi tù tôi được biết người phi công dũng cảm ấy là Tr/u Thành tức Thành Kampuchia, xin được một lần tạ ơn anh, anh đă không bay sang Thái Lan như một vài người đă làm mà ở lại với chúng tôi, thân xác anh đă ḥa lẫn vào không gian trong giờ phút hấp hối của Miền Nam.

    Khoảng 10 giờ sáng, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với Biệt Khu Thủ Đô, cũng như với BTL/SĐ106 BĐQ, Trung tá Chung Thanh Ṭng mới về đảm nhiệm chức vụ liên đoàn trưởng mới có mấy ngày hỏi tôi

    – Từ sáng đến giờ, đại úy có mở radio nghe xem có tin tức ǵ không?

    – Thưa trung tá, không. Từ đêm đến giờ quá căng thẳng nên đâu có nghĩ đến chuyện đó, thằng 84 đă mất liên lạc hoàn toàn, hai đứa con nằm ngoài trong khu Chợ Đệm của thằng 86 cũng mất liên lạc, Trung tá có ư định thế nào?

    Trầm ngâm giây lát ông quay sang Trung tá Trịnh Thanh Xuân liên đoàn phó nói như ḍ hỏi

    – Ḿnh mất liên lạc với mọi nơi, theo tôi ḿnh nên bỏ nơi này rút về pḥng thủ khu Tân Phú, ư ông thế nào?

    Trung tá Xuân trả lời rất tự tin

    - Cách đây hơn nủa tháng, chúng tôi đă nghiên cứu địa h́nh khu vực này và được cha Đinh Xuân Hải dẫn đến các cao ốc chung quanh,nơi đây có thể tạm cầm chân bọn chúng được, nhưng phải yêu cầu dân chúng ra khỏi vùng.

    Quyết định đến thật nhanh v́ không c̣n chọn lựa nào khác, Tr/t Ṭng nói với Tr/t Xuân

    – Anh ra với thằng 87,tôi sẽ đi với phần c̣n laị cuả thằng 86, Đại úy Hiếu đi yêu cầu các pháo đội pháo binh trưc xạ tối đa vào khu chợ Bà Hom, cũng như các lùm tre bên kia xa lộ Đại Hàn trong ṿng 10 phút, rồi phá hủy súng. Anh cũng xuống báo cho thằng 86 chuẩn bị mở đường máu ra.

    C̣n tiếp...

  4. #274
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi chạy vội xuống các pháo đội pháo binh truyền lệnh. Hai pháo đội 105 và một pháo đội 155 bắn như mưa. Địch cũng bắn trả bằng các loại B40, B41. Súng nhỏ cũng bắn như văi đạn vào căn cứ, tôi lao vội vào hầm chỉ huy của Tiểu đoàn 86 gặp T/tá Trấn Tiễn San tiểu đoàn trưởng và T/tá Đoàn Đ́nh Thiệu tiểu đoàn phó, sau khi truyền đạt lệnh, tôi thấy T/tá Thiệu ghé miệng vào cổ áo định lột cặp lon bằng vải và nói

    – ĐM, nếu moa chết th́ không có ǵ để mà phải sợ. Nhưng nếu bị bắt moa không muốn nó biết cấp bậc rồi điều tra hành hạ ḿnh.

    Ngay lúc đó anh San lên tiếng và cản lại

    – Moa th́ nghĩ chết cũng thiếu tá mà nếu bị bắt th́ cũng thiếu tá sợ đếch ǵ.

    Giá lúc b́nh thường th́ tôi cũng tán láo vài câu cho vui, nhưng trong t́nh h́nh này tôi chỉ chào và nói “ chúc may mắn” rồi chạy nhanh về trung tâm hành quân. Tiểu đoàn 87 bắt đầu phóng nhanh qua bên kia xa lộ, súng nổ thật dữ dội, nhưng chỉ ít phút sau th́ lại một tên “Nam Bộ” hét vào trong máy

    – Tao trói thằng Xuân, thằng Mạnh vào gốc tre rối, tụi mày đầu hàng đi th́ sống.

    Trung tá Ṭng đưa mắt nh́n tôi rồi ra lệnh cho tiểu đoàn 86 và ĐĐ8TS cùng xông ra, BCH/LĐ và anh em pháo binh bám sát theo hy vọng phá được một lỗ hổng để thoát đi, nhưng vừa băng qua đường được gần 100 mét th́ BCH TĐ86 bị thiệt hại nặng, T/tá Thiệu tử trận, T/tá San bị thương. Đại úy Viễn trưởng ban 3 mới 24 tuổi hai lần đặc cách tại Tống lê Chân đang đột phá ṿng vây. ĐĐ 8TS cũng cùng nhất loạt lao thẳng vào vị trí địch ,tôi theo chân Tr/úy Khánh đại đội trưởng (không nhớ có đúng tên không) cây M16 trên tay tôi rung lên từng chập,may mắn thay tôi và một số anh em đă đạp qua đầu chúng thoát đi được, nhưng Khanh và gần nửa đại đội đă không qua được chẳng rơ số phận ra sao, Viễn cùng vài chuc anh em cũng thoát đi được nhưng nó bị trúng đạn gẫy tay, tôi phóng sang kéo nó chạy nhưng nó đ̣i tự sát tôi phải giựt cây súng quăng đi và nói:

    – Đ m ! mày phải sống để c̣n lo cho tiểu đoàn chứ, việc ǵ phải làm như vậy.

    Tôi lôi nó chạy ngang một băi dưa gang, bứt vội một quả đưa lên miệng nhai ngấu nghiến trong cơn khát cháy cổ vi ngọt của nó làm tôi tăng sức vùng lên để sống c̣n, đưa phần c̣n lại cho Viễn, tôi vừa lôi nó chạy vừa bắn ngược lai phía sau, v́ bọn VC đang rượt nà theo. Cây M16 đă theo tôi suốt cuộc đời lính, nó đă cứu tôi nhiều bàn thua trông thấy. từ ngày hành quân vượt biên sang lảnh thổ Kampuchia cho đến 3 tháng tử thủ An Lộc,giờ đây nó đang giúp tôi tự tin hơn trong cuộc chiến mà ranh giới của sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc này.

    Vài chiếc chiến xa trên xa lộ đă lao xuống ruông để tham gia cuộc truy kích. cây 12 ly 8 nổ nghe nhức nhối phía sau và đạn rít qua đầu cũng như cày trước mặt.

    Cái cánh đồng trống dài hơn một cây số này sao mà dài thế. chúng tôi như những lực sĩ chạy băng đồng, chay Marathon với cái chết. sau này khi xem phim “The Black Hawk down”, tôi như sống lại cái ngày hôm đấy. Những chàng Ranger Mỹ cũng chạy như chúng tôi, nhưng họ may mắn c̣n có chỗ để về c̣n chúng tôi th́ không, vào gần đến b́a làng th́ gặp được hơn 50 anh em thuộc TĐ 87 trong đó có Đại úy Thắng tiểu đoàn phó và Đại úy Phước trưởng ban 3.

    Chúng tôi tiếp tục chạy sâu vào phía trong, nhưng khi đến con lộ đất đỏ trước mặt th́ chúng tôi khựng lại, quân Bắc Việt dàn đầy phía bên kia đường, họ yêu cầu chúng tôi buông súng, ngay lúc đó một chiếc xe jeep mang dấu hiệu của TĐ 87BĐQ chạy đến, trên xe treo cờ “giải phóng”, khoảng sáu người trên xe mang băng đỏ tay cầm AK trong số này có một phụ nữ, tôi đến gặp họ và yêu cầu cho chúng tôi về trường đua Phú Thọ rồi chúng tôi sẽ buông súng, và để tỏ thiện chí chúng tôi sẽ tháo băng đạn và đeo súng vào vai, tên ngồi ghế trưởng xa bước xuống trao đổi ǵ đó với mấy tên chỉ huy của tụi bộ đội, sau đó họ đồng ư và ra dấu cho chúng tôi đi theo sau chiếc xe jeep

    C̣n tiếp...

  5. #275
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chúng tôi, khoảng ngót 150 anh em đi hai hàng dọc giữa đường, đi kè hai bên đường khoảng ba bốn chục tên VC súng chĩa vào chúng tôi, di chuyển được chừng vài chục thước th́ bỗng Trung Tá Ṭng xuất hiện và nhập vào đoàn quân, mừng quá tôi sáp lại phía ông báo cáo t́nh h́nh và ư định của chúng tôi, ông gật đầu khẽ nói; “ các toa cứ làm như vậy”.

    Chúng tôi đến trường đua Phú Thọ vào khoảng 2 giờ chiều, chỉ thấy xe cộ súng ống ngổn ngang, một đám cách mạng 30 đa số là con nít mười lăm mười sáu tuổi đang lấy súng bắn tứ tung. Thấy chẳng c̣n ai hết Tr/tá Ṭng bảo tôi ra yêu cầu họ cho về BCH ở đường Tô Hiến Thành, bọn chúng đồng ư, chúng tôi lại lầm lũi đi ḷng buồn ră rượi chẳng ai nói với ai điều ǵ, khi đến gần BCH/BĐQ/TW th́ có một người đi xe Honda chạy ngang nói nhỏ “họ bắt Tướng Giai rồi”, nghe như vậy nên chúng tôi tạt vào một doanh trại sát canh BCH, buông vũ khí tại đây, chúng tôi ngậm ngùi ôm nhau khóc, một vài anh em níu áo tôi mếu máo

    – Đại úy đi đâu cho tụi em theo với.

    Trời ơi tôi biết đi đâu bây giờ,tôi nghẹn ngào nước mắt cứ tuôn trào

    – Ḿnh thua rồi. Cám ơn anh em đă cùng chúng tôi chiến đấu đến giờ phút này, anh em hăy về t́m thân nhân đi, tôi cũng vậy. Đừng sợ! họ không giết chúng ta đâu anh em về đi.

    Thời gian như đọng lại chẳng ai muốn bước đi bước trước, phần th́ vừa lo sợ phần th́ vừa quyến luyến anh em đồng đội, bọn Việt cộng thấy chúng tôi đă chất vũ khí thành một đống và cũng chẳng có hành động ǵ nên chúng cũng chẳng quan tâm đề pḥng nữa. T́m được hai chiếc GMC c̣n chạy được,chúng tôi đành phải đi bước trước kêu gọi anh em ai về ngă bảy th́ lên xe với Tr/Tá Ṭng và Đại úy Viễn, c̣n Đ/u Thắng, Đ/u Phước và tôi cùng một số anh em lên chiếc xe c̣n lại về Ngă Tư Bảy Hiền, nhiều anh em khác tản mác sang các khu nhà dân chung quanh xin quần áo thay rồi t́m đường về quê.

    Xe qua khỏi ngă ba Ông Tạ th́ hết xăng, anh em tự động tan hàng, c̣n 3 chúng tôi tiếp tục đi bộ về Bảy Hiền để về nhà người anh của Thắng, khi ngang bệnh viện V́ Dân bọn VC nằm dài dọc theo đường , một tên có vẻ là cấp chỉ huy vai đeo sà cột, khẩu K54 bên hông và chiếc radio transitor lủng lẳng trước ngực chặn chúng tôi lại

    – Giờ này mà các anh c̣n mang lon đại úy ngụy các anh có biết các anh thua rồi không? thằng tổng thống Minh của các anh đă đầu hàng các anh không biết à!

    Phần th́ đang buồn nẫu ruột, phần th́ cũng chẳng biết tin tức ǵ , tôi nổi quạu trả lời hắn chẳng chút e dè sợ hăi

    – Ḥa hợp ḥa giải, chứ chúng tôi có thua các anh đâu.

    Nói xong chúng tôi tiếp tục đi và cũng chẳng thấy hắn có hành động ǵ, khi ngang qua cổng một giáo xứ th́ ông anh của Thắng đang đứng ở đầu hẻm ông dục chúng tôi đi nhanh và nói

    - Giêsu Ma, các chú không sợ chúng nó giết hay sao mà c̣n ăn mặc thế này.

    Vào đến nhà ông mở tủ đưa cho chúng tôi mỗi đứa một bộ quần áo dân sự, thay quần áo xong tôi nhét cây Colt vào bụng, hơn sáu năm từ khi rời ghế nhà trường đây là lần thứ hai tôi mặc lại đồ dân sự, có một cái ǵ nghèn nghẹn ở trong cổ, lồng ngực tôi căng cứng như muốn vỡ tung ra, tôi thấy tôi không c̣n là tôi của mấy phút trước đó, nước mắt tôi lại chảy dài.

    Ba đứa tôi chào cả nhà rồi lại đi ra đường, Thắng đề nghị ra Vũng Tàu t́m tàu để đi, y tưởng cùng đi với chúng nó chợt đến nhưng rồi tôi lại đổi ư

    – Thôi hai đứa mày đi đi, tao phải về t́m vợ con và gia đ́nh, chúc tụi mày may mắn.

    Không để bịn rịn, tôi bắt tay Thắng và Phước rồi hướng về phía Lăng Cha Cả, việc đầu tiên là phải về nhà bác tôi ở Phú Nhuận để hỏi tin tức gia đ́nh và nghỉ qua đêm, trời lại mưa lất phất như thương cảm cho thân phận tủi nhục của người lính bại trận đánh mất quê hương.

    Tôi đi ngang qua cổng Bộ Tổng Tham Mưu mà nước mắt nhạt nḥa, lá cờ VÀNG nghạo nghễ sáng nay c̣n phất phới tung bay mà bây giờ đă bị thay bằng chiếc cờ đỏ và cờ xanh đỏ, từng đoàn xe molotova chở đầy quân Bắc Việt đậu thành hàng dài, đám cách mạng 30 đeo băng đỏ mang M16 chạy xe Honda xuôi ngược giả đ̣ giữ an ninh nhưng thực sự là ŕnh rập săn lùng để hôi của, đến ngang nhà thờ Phú Nhuận th́ mưa hơi nặng hạt hơn, câu thơ của Trần Dần lại bỗng chợt hiện về

    Tôi đi không thấy phố không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ

    Ngủ ở Phú Nhuận qua đêm và được bác tôi cho biết toàn gia đ́nh tôi v́ sợ Biên Ḥa sẽ bị bỏ bom như ở Xuân Lộc nên đă đi bộ về Sài G̣n, hiện đang ở nhà bà ngoại tôi ở Xóm Mới. Sáng hôm sau 1/5, trên đường đi bộ từ Phú Nhuận về Xóm Mới khi ngang Tổng Y Viện Cộng Ḥa, tôi đă chứng kiến cảnh hàng ngàn anh em thương binh bị đuổi khỏi bệnh viện khi vết thương c̣n đang chảy máu, may nhờ có đồng bào phía bên kia đường đa số lại là “chị em ta” đă cơng d́u khiêng anh em về nhà cho trú ngụ tạm, tôi cũng tham gia công việc này cho đến gần trưa.

    Về đến Xóm Mới th́ đă hơn 2 giờ, trong khi đó th́ cậu tôi và vợ tôi c̣n đang lật từng xác chết ở quanh khu Bà Hom và đồn Thái Văn Minh đến gần chiều tối mới về, gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Ngày hôm sau gia đ́nh tôi kéo nhau về lại Biên Ḥa, tôi đă khóc nhiều ngày sau đó, khóc cho vận mệnh tang thương của đất nước, khóc cho đám thằng Công, Vạn, Đạt, và nhiều anh em khác đă tử thương hoặc tự sát tại Chơn Thành, cho anh Thiệu, thằng Quan, thằng Khánh và nhiều anh em ở LĐ8 đă hy sinh vào giờ thứ 25.

    Cả một đất nước đang từ màu Vàng rực rỡ đổi sang màu đỏ của bạo lực, màu xám của tối tăm, những tà áo dài thướt tha đài các nay được thay thế bằng những bộ quần áo bằng vải thô nhám nhúa, mọi người phải tự làm cho ḿnh xấu đi, cho có được cái nét răng đen mă tấu của những kẻ tự nhận ḿnh là cách mạng.

    Để chứng tỏ cho bọn chúng thấy rằng ḿnh đă “giác ngộ cách mạng” để chúng không làm khó dễ và đẩy đi vùng kinh tế mới, Mẹ tôi đă phải bán hết đồ tế nhuyễn của riêng tây mua lấy mấy sào đất để trồng sắn, tội nghiệp Bố tôi bị lao lực mất sức mà bây giờ phải đi làm nương làm rẫy làm sao ông kham nổi .

    C̣n tiếp...

  6. #276
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cuối tháng năm trên đường xuống miền Tây, tôi bị chúng bắt tại Cai Lậy rồi đưa vào trại vườn đào Mỹ Phước Tây, trải qua 58 ngày đêm trong vùng Đồng Tháp, ngày th́ đi đào kênh ngâm ḿnh dưới nước cho đỉa bám, tối về xỏ chân vào chiếc cùm chữ U nằm nghe tiếng muỗi kêu, đầu óc tôi lúc đó cũng c̣n quá non nớt về con người cộng sản, tôi vẫn nghĩ rằng DÙ NÓ CÓ LÀ CỘNG SẢN TH̀ NÓ CŨNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, chả thế mà lúc vừa chuyển xuống Cao Lănh một tên cán bộ hỏi tôi tại sao không chạy đi nước ngoài,tôi đă khẳng khái trả lời “Tôi là người Việt nam, đă được sinh ra và lờn lên trong cuộc chiến này, và may mắn sống sót để nh́n cuộc chiến tàn lụi, tôi ở lại để nh́n xem những người cộng sản các ông làm được ǵ cho đất nước này”.

    Nhưng chỉ mấy tháng sau, những biến đổi tang thương của đất nước,của đồng bào và của chính gia đ́nh tôi đă cho mọi người cũng như tôi thấy rơ thế nào là con người cộng sản, gia đ́nh tôi đă không thể trông vào mấy trăm kư sắn để sống, Mẹ tôi đă có một quyết định vô cùng sáng suốt là vứt bỏ cái miếng đất thổ tả ấy đi để cùng các em tôi đi buôn bán chui, buôn bán dắt trong cạp quần hay dấu dưới đũng quần, có thể từ cái nền buôn bán này mới đẻ ra cái nền kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa bây giờ.

    Khi ngồi dưới cái hầm tàu thủy ra Bắc, ngồi bó gối dựa vào nhau bên cạnh cái thùng tôn được dùng làm cầu tiêu dă chiến cho 150 người, Thạch Thon thằng bạn đại đội trưởng đại đội trinh sát của Liên đoàn 33 Biên Dũng năm nào chuyền cho tôi b́nh thuốc lào bằng nhựa và nói

    – Hút đi mày Hiếu, đời ḿnh mất hết rồi th́ c̣n ǵ nữa đâu mà bỏ.

    Nghe cũng thấm thía, tôi đón cái b́nh thuốc lào to bằng cái gói thuốc lá, nhồi một viên “Cái Sắn say” vào rồi châm lủa rít một hơi dài, trong cơn say lâng lâng tôi ghé vào tai nó th́ thầm

    – Đ m !CHO DÙ NÓ CÓ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, TH̀ NÓ VẨN LÀ THẰNG CỘNG SẢN PHẢI KHÔNG MÀY

    Vâng! Lằn ranh Quốc cộng chỉ thực sự xóa bỏ khi không c̣n một tên cộng sản, không c̣n cái chủ thuyết ngoại lai đang hành hạ dân tộc hiền ḥa này, cũng như không c̣n cái thây ma thối rữa nằm ếm quẻ ở vườn hoa Ba Đ́nh Hà Nội khiến cho cả nước không ngóc đầu lên nổi.

    Hôm nay đúng ngày 30 tháng 4, đánh dấu 32 năm mất nước, nh́n ra ngoài sân lá cờ Vàng đang tung bay trong gió, tôi miên man nghĩ rồi sẽ có một ngày, vâng chắc chắn rồi sẽ có một ngày


    Ta về phố thị nở hoa
    Cờ Vàng rực rỡ, ngỡ là chiêm bao


    New Mexico
    MÙA QUỐC HẬN THỨ 37

  7. #277
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhân Mùa Quốc Hận , nhớ lại câu chuyện " Hát Ô qua Mỹ "

    Chu tất Tiến.

    Năm đó là năm 1982. Sau khi đi tù về, làm đủ thứ nghề "cu li cu leo", làm xe thồ, kéo đá, đập sắt... để sống qua ngày, tôi vẫn phải mua chuộc tay công an khu vực bằng những chầu "nhậu" hàng tuần, để cho khỏi bị xét hộ khẩu ban đêm. Mới về nhà được một tuần, hôm ấy đúng 11 giờ đêm, vừa leo lên giường là hắn đập cửa ầm ầm: "Xét hộ khẩu! Xét hộ khẩu!"

    Tôi phải ra mở cửa cho hắn vào, chờ cho hắn leo lên hết ba tầng lầu, nh́n ngó khắp gầm giường, rồi đi xuống, hầm hừ. Nghe người quen cho biết cái tật nát ruợu của hắn, tôi đợi hắn đi xuống, nói liền:

    -Thôi, dẹp đi! Có ai đâu mà xét hoài! Ngày mai, năm giờ, cậu đợi tôi ở quán bà Tư nghe!

    Vừa nghe nói vậy, lập tức khuôn mặt hắn thay đổi liền, đang "anh anh, tôi tôi" bỗng biến thành "anh, em" ngọt xớt:

    -Dạ, dạ! Ngày mai em đợi anh nhe!

    Thế là từ đó, cứ khoảng vài tuần, là hắn lại đập cửa xét hộ khẩu! Lại đi nhậu cho đến khi hắn say không đi nổi nữa mới d́u hắn ra cửa.

    Nhưng như vậy, cũng chưa đủ số! Một buổi sáng, tôi bị triệu lên Phường. Con nhỏ ngày xưa mũi dăi ḷng tḥng hay chạy qua cửa sổ nhà tôi, "chú chú, cháu cháu" nḥm nḥm ngó ngó, cầm cục kẹo tôi cho chạy như bay như biến, nay là Phó Chủ Tịch Phường, phán một câu xanh rờn:

    -"Anh" về chuẩn bị, tuần sau, đi lao động xă hội chủ nghĩa ba năm! (Gọi "anh" là c̣n khá, chứ mấy người về năm 78, bị gọi bằng "mày"!)

    Tá hỏa tam tinh, tôi phải đi xin dậy học tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Dịch Thuật Thành Phố. Ông Giám đốc, cũng là một tên cộng sản nằm vùng, nguyên Trung Tá, Dân Biểu, nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Pḥng Hạ Viện Đinh văn Đệ, cho tôi đi dậy thử tại trường trung học Phú Nhuận. Đến ngày dậy thử, một băng Giám Đốc, Bí Thư, và các giáo sư gạo cội của trường, bước vào ngồi nghe tôi dậy thử. Sau hai tiết học, thấy tôi nói Ăng Lê khá vững, họ cử tôi dậy luôn lớp Cao Cấp dành cho đa số là giáo viên Anh Văn của thành phố đi tu nghiệp.

    Cầm được cái giấy chứng nhận là Giáo Viên về tŕnh diện với cô Phó Chủ Tịch Phường xong là thở phào. Cô "tha Tào" không phải đi lao động nữa. Tôi chỉ dậy được hơn hai tháng là bỏ việc, chưa lănh lương lần nào v́ bực. Mỗi ngày thứ Hai, tên trưởng lớp, một tay cán bộ đi học mà xách cặp táp, chạy xe Honda, đi dép râu, khi tới giờ nghỉ, tiến lên bàn thầy giáo, lấy ngón tay gơ gơ lên mặt bàn, nói giọng mất dậy:

    -Nè, ông Thầy! Tui đi lên giao ban đây! Thầy có ǵ muốn đệ đạt lên không?

    Tự nhiên, tôi muốn văng ra một câu chửi thề, nhưng rồi chỉ nghiến răng, nhăn mặt:

    -Tôi chả có ǵ mà phải đệ với đạt! Anh cứ đi làm nhiệm vụ báo cáo của anh đi!

    Học tṛ phách lối như thế, c̣n ông Giám Đốc c̣n tệ hơn. Tôi đă đụng nặng với tay Đinh Văn Đệ này. Cứ nh́n cái bản mặt câng câng của một tên nằm vùng "ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản" đă bực, lại c̣n cứ nghe hắn lải nhải kể công lao với Cách Mạng những ngày nằm vùng, thấy hắn "ngu" quá, nên tôi chỉ muốn chửi cho một hồi rồi bỏ về nhà.

    Rồi, cơ hội đến. Một buổi tối, vào giờ nghỉ tiết, đột nhiên, tôi nghe có tiếng vang vang qua loa phóng thanh gắn dưới sân trường:

    -Thầy CTT xuống văn pḥng làm việc! Thầy CTT xuống văn pḥng làm việc!

    Lại bị thằng khốn nạn nào báo cáo rồi! Tôi bực ḿnh, đi xuống 3 tầng lầu. Gặp tên Đệ đứng dưới hàng lang, chờ đợi, tôi hỏi liền:

    -Có ǵ không, Thầy?

    Tay Hiệu Trưởng hất hàm, kiểu “bố chó xồm”:

    -Thầy dậy ǵ kỳ vậy? Sao tôi nghe báo cáo nói là Thầy dậy văn phạm sai! Th́ “present perfect” mà sao Thầy cho ngày tháng vào? Theo tôi, th́ nếu dùng th́ Present Perfect, không được cho ngày tháng!

    Tôi nổi dóa, nói một hơi:

    -Thế th́ Thầy dùng th́ nào cho câu này: “Từ sáng thứ Sáu tuần qua, ngày 12 tháng 7 năm 1981, đến nay, tôi chưa đánh răng, cho nên hễ mở miệng ra th́ miệng tôi thúi hoắc!” Thầy dùng th́ ǵ? Present? Past? Continuous? Hay Perfect?

    Tên nằm vùng kia chưng hửng, đứng suy nghĩ một lúc, th́ chào thua, lúng búng:

    -Xin lỗi Thầy! Tôi “formation Francaise”!

    Tôi làm cho hắn một lèo:

    -Khổng Tử nói: Tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri giă! Thầy không biết, th́ hỏi tôi, chứ đừng làm cái tṛ gọi loa phóng thanh, kêu tôi xuống, làm nhục tôi như thế! Tôi nói cho thầy biết, tôi nghỉ từ ngày hôm nay! Thầy liệu mà kiếm người!

    Tay kia ú ớ:

    -Thế.. thế… c̣n cái “contract” thầy kư với tôi?

    -Thầy giữ làm kỷ niệm đi!

    Tay giáo gian kia càng lúng túng:

    -Thế…thế.. c̣n hai tháng lương, thầy chưa lănh?

    Tôi nh́n thẳng vào mặt hắn:

    -Tôi tặng vợ thầy đó!

    Rồi tôi đi thẳng lên lớp, đứng chửi xối xả cho mấy tên “ăng tên” kia một hồi, và xách cặp ra về. Bà xă tôi thấy tôi không mang hai tháng lương về, lại mất việc, th́ mấy giọt nước mắt rơi xuống chầm chậm…

    Trở lại việc nói về Trung Tâm Nghiên Cứu Dịch Thuật, ngoài nhiệm vụ dậy Sinh Ngữ, c̣n chuyên đọc và dịch các tài liệu, báo chí nước ngoài, nên có ưu tiên nhận báo tiếng Mỹ. Một hôm, tôi được đọc một bài báo Mỹ, không nhớ tên, viết nguyên một bài với tít to tướng là "một làng dành riêng cho những người đi tập trung cải tạo đang được thiết lập” rồi vẽ ra nguyên một cảnh thần tiên, với những con đường chạy tỏa ra theo h́nh tia nắng mặt trời. Có nhà thờ và bệnh xá. Những người đi tập trung cải tạo sẽ được đưa vào đây, làm lại cuộc đời. Sẽ được trả tiền bồi hoàn cho những năm tháng tù đầy..." Trời ơi! Đọc báo mà thấy ḷng lâng lâng. Mê quá!

    Nhưng măi sau này, khi sang đến Thái Lan rồi, mới biết đó là một đ̣n chính trị "dỏm", kích thích tinh thần người tù, chứ chẳng có cái làng nào như thế cả. Cũng từ đó, mà một số H.O sau này cứ thắc mắc măi tiền bồi hoàn ở đâu mà chưa có? Nhiều cuộc căi vă, gây gổ vô ích cũng chỉ v́ bài báo có tính chất chiến tranh chính trị này.

    Sau khi bỏ trường, tôi đi dậy tiếng Anh chui đến năm 1988, th́ làm việc cho phái đoàn Thương Mại đầu tiên của Pháp (do ông Nguyễn Xuân Phong, Trưởng Đoàn Ḥa Đàm Paris hướng dẫn) sang Việt Nam để đ̣i lại tài sản của người Pháp đă bị trưng thư từ sau 1975. Phái đoàn gồm có các Tổng Giám Đốc của các hăng xe hơi và hăng bia đă từng sản xuất tại Việt Nam, đă mời một số người Việt làm Giám Đốc các chương tŕnh riêng.

    Tôi được chỉ định giữ nhiệm vụ Giám đốc Địa Ốc và thảo kế hoạch thương mại cho phái đoàn. Làm được hơn 1 năm th́ được tin có chương tŕnh H.O bắt đầu nhận đơn cho đi chính thức, tôi bỏ luôn việc để nộp đơn đi Mỹ, với ư nghĩ là cho dù sang Mỹ làm bồi pḥng cũng c̣n hơn làm việc ở quê hương v́ bất cứ lúc nào cũng có thể bị đi tù lại.

    Đến hôm, nghe lỏm tin là quận Phú Nhuận sẽ nhận đơn vào sáng hôm sau, tôi chuẩn bị giấy tờ, không ngủ, đợi đúng 3 giờ sáng là ṃ ra đồn công an Quận. Tới nơi, tôi đă thấy có những người bạn đến căng vơng ngủ từ 11 giờ tối hôm trước! Tôi có mặt lúc 3 giờ sáng mà đă là người thứ 50!

    Khi vào pḥng làm việc, tên công an thẩm vấn hỏi tôi:

    -Tại sao anh lại xin đi nuớc ngoài?

    Tôi nói ngay:

    -Tôi xin đi v́ ở đây tôi không có việc làm. Không ai mướn tôi v́ lư lịch, nên tôi phải đi.

    Hắn bắt tôi phải viết giấy cam đoan không làm việc ǵ chống đối Cách Mạng. Tôi kư liền, không ngần ngại, v́ trong ḷng lúc đó, nghĩ rằng, kư th́ kư, chống th́ chống, chống ở nước ngoài, th́ làm ǵ tôi? Tất cả anh em đi HO cũng đều nghĩ vậy, nên ai cũng kư.

    Sau đó, đến ngày làm thủ tục chính thức tại Pḥng Xuất Cảnh và Người Nước Ngoài. Phải nộp tiền, không nhớ bao nhiêu, nhưng cũng bộn, gần 1 cây vàng ǵ đó cho cả nhà, 5 mạng. Rồi, chờ măi, chờ măi không có Passport, trong khi bạn bè lần lượt có, ai cũng vui vẻ đem khoe. Hầu như ngày nào tôi cũng lên pḥng chờ đợi mà không thấy có tên ḿnh. Sốt ruột, căng thẳng như dây đàn. Một hôm, tôi đến nơi mọi ngày vẫn chờ đợi, nhưng thủ sẵn một bao thuốc lá Ba số 555. Vừa bước vào cửa, gặp ngay một tay công an đứng nḥm ngó, tôi rút luôn bao thuốc ra, dúi vào tay, nói nhỏ:

    -Lên lầu t́m cho tôi hồ sơ của tôi, tên CTT và ...

    Tay công an này đi liền. Tôi tửng tửng bước vào, gặp tên Trung Tá Phó Pḥng. Thấy tôi xưng tên, anh này hô lên liền:

    -À, hồ sơ của anh bị thất lạc rồi. T́m hoài không thấy! Thôi, tôi cho anh ưu tiên chọn lựa. Một là anh lấy tiền lại, hai là anh được ưu tiên nộp hồ sơ lại!

    Tôi choáng người. Tai tôi ù ù, chân đứng không vững. Tự nhiên, tôi nổi cọc, nói lớn:

    -Tôi không cần ưu tiên ǵ hết! Tôi cũng không cần tiền. Tiền mà làm ǵ? Tôi chỉ cần đi Mỹ. Các anh làm mất hồ sơ của tôi, các anh phải làm lại và làm lại gấp.

    Anh này cũng sừng sộ:

    -Tôi cho anh ưu tiên là v́ hồ sơ thất lạc, chứ không th́ anh ra xếp hàng ngoài kia, chờ người cuối cùng xong th́ anh mới được nộp đơn!

    Đúng lúc tôi muốn nổi khùng lên, th́ anh công an mà tôi dúi cho bao thuốc tàn tàn đi vô, tay ch́a ra 5 tờ passport:

    -Này, xuất cảnh của anh đây!

    Anh chàng Phó pḥng ngớ người ra, nh́n tay công an kia với vẻ mặt căm thù dữ dội. Chương tŕnh hù dọa, dấu passport của hắn, nếu gặp nguời năn nỉ, bỏ nhỏ, ít nhất cũng một cây vàng! Số hắn xui! (Tội nghiệp cho anh công an kia, chắc thế nào cũng bị kỷ luật!)

    Tôi cầm passport về, thơ thới hân hoan, không gây gổ nữa. Nhưng v́ đă bị giam quá lâu, nên tờ passport hết hiệu lực, phải lên gia hạn. Ngày hôm sau, gặp tôi cầm passport xin đóng dấu gia hạn, tay công an Phó pḥng bực bội, chửi một tăng:

    -À, ra lại anh nữa! Tay làm phách! Anh tưởng anh là cái thá ǵ? Mẹ kiếp, cỡ Tướng, Tá sang Mỹ chỉ đi bán xăng. C̣n cỡ Trung Úy quèn như anh, chỉ đứng đường. Sang bên đó, thiếu giống th́ thằng đứng đường, cầm loong....

    Tôi chỉ cười h́ h́, chẳng dại mà căi cọ lúc này. Đợi cho hắn đóng dấu cái cộp xong là tôi rút lui ngay, kệ cho hắn lảm nhảm một ḿnh.

    C̣n tiếp...

  8. #278
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Rồi ngày đi cũng tới. Chuyến bay của ngày thứ nhất là 5 tháng 1 năm 1990. Tôi bay chuyến thứ hai, lúc 10 giờ, nhưng dặn gia đ́nh là len lén ra đi, nên 4 giờ sáng, đă lẳng lặng khăn gói kêu xích lô lên phi trường. Nếu tôi tàn tàn ở lại, là bỏ mạng!

    V́ theo lời cậu em ở lại coi nhà, khoảng 8 giờ sáng, hai tay phường đội đến nhà tôi, mang theo giấy gọi thằng con lớn tôi đi Nghĩa vụ Quân Sự! Khi biết cả nhà tôi đă dọt, tên nọ chửi tên kia:

    -Má mày! Tao đă bảo mày đưa từ tối hôm qua, cứ lo nhậu nhậu!

    Một chút xíu nữa th́ tôi lại phải dúi cho mấy tên phường đội này ít nhất là một cây, nếu không muốn bị giữ lại, lỡ chuyến bay.

    Đến phi trường, trong khi chờ đợi ra đi, tôi dặn người nhà không ai được khóc lúc chia tay, v́ mắt đỏ, có thể bị giữ lại v́ đau mắt cần phải chữa trước khi đi. Đang khi đó, th́ David Jackson, xướng ngôn viên đài truyền h́nh số 9 tại Los Angeles, đến t́m một người nói tiếng Anh để phỏng vấn. Thấy anh ta tiến thẳng về phía ḿnh, tay huơ huơ cái micrô, hỏi "Có ai biết tiếng Anh không?", tự nhiên tôi gật đầu. Mừng húm, David hỏi liền mấy câu. Thấy chung quanh là một băng công an, chăm chăm ngó ngó, tôi phải nói dè chừng với David:

    -Nè, đừng có hỏi chuyện chính trị nghe, tôi sẽ bị kẹt!

    David cười, gật lia lịa:

    -Dĩ nhiên! Dĩ nhiên!

    Thế là một cuộc phỏng vấn được thực hiện nhanh như chớp. Đèn pha, micrô um sùm. Mấy tay công an hầm hầm hừ hừ muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Nhưng tôi tỉnh bơ trả lời, sau đó, David hộ tống tôi vào pḥng cách ly luôn, cho chắc ăn tôi không bị giữ lại. Cũng liều! Lỡ ra có anh chàng công an nào nổi hứng kêu lại th́ rồi đời một HO! (Sau đó, cũng David làm thêm một cuộc phỏng vấn dài nữa, khi tôi đến Los rồi về nhà, rồi một tháng sau, cùng với các tờ báo Orange Register, Los Angeles Times về những người HO đầu tiên, một sự kiện đặc biệt trong năm chứng tỏ chính phủ Mỹ biết trả nợ chế độ cũ.)

    Về Quận Cam, những ngày đầu tiên là đi xin trợ cấp, và gặp các "cố vấn" đă qua từ 75. Mỗi người mỗi ư. Nguời th́ bảo:

    -Chú đi học sửa xe đi. Ở Mỹ, xe hơi trùng trùng điệp điệp! Ai cũng có xe hơi phải sửa! Học nghề này là ấm thân.

    Người khác nói:

    -Đừng vội quyết định! Cứ tàn tàn ăn "oeo phe" rồi đi học. Quyết định sớm là ân hận sau này.

    Bà chị tôi lại nói:

    -Đi học địa ốc đi! Bán nhà, tiền đầy túi!

    Không biết tính sao, bèn nghe lời cả ba. Đi học sửa xe, xin tiền "oeo phe", và đi học địa ốc! Nghĩ rằng học sửa xe không th́ cũng uổng công, nên ghi tên học luôn chương tŕnh Đại học, may ra có bằng Kỹ sư máy xe hơi th́ cũng có thể bền, nên học “full time”, 15 "unít" một mùa. Ngày Cuối tuần đi học địa ốc. Học xong địa ốc, lấy chứng chỉ rồi, mới ngớ người ra, v́ phải đi gơ cửa từng nhà, chào hàng! Một thằng nhà quê như tôi mà đi gơ cửa nhà lạ, chắc ăn đạn! Thôi th́ vỡ mộng địa ốc! Mất mấy trăm uổng!

    V́ tiền trợ cấp chỉ có 250 đô một người, nên phải nhờ vào bà con, vay mượn lung tung, mới đủ xoay sở. Một thời gian, thấy lănh trợ cấp bị g̣ bó quá, nên bỏ luôn, đi làm mấy dóp. Dóp đầu tiên được một anh bạn Quốc Gia Hành Chánh giới thiệu là làm phụ tá Manager cho nhà hàng Kono gần góc đường Harbor và đường 1st, đhủ nhân là mấy vị bác sĩ. Nói là phụ tá cho nó oai, chứ thực ra là làm Bồi bàn. Bà Manager, một phụ nữ trung niên, nhỏ nhắn, hay mặc váy đen, mặt mũi trông không đến nỗi tệ. Ngày đầu tiên đến, ông bác sĩ chủ nhân đă dặn nhỏ:

    -Ông cẩn thận. Người ta không ưa ông đâu. Liệu mà xử thế. Ông cứ tập sự đi, khi nào ông rành, tôi sẽ cho bả nghỉ! Ông sẽ làm Manager cho chúng tôi. C̣n bà này, bả gian lận qúa trời, nhà hàng hết vốn luôn!

    Nghe lời căn dặn nên khi vô tŕnh diện, tôi rất lịch sự cúi chào. Bả đón tôi bằng cặp mắt lạnh nhạt:

    -Này, anh kia! Anh mặc thế làm sao mà bưng tô được. Bỏ mẹ cái áo vét đi, xắn tay áo lên mới làm được.

    Tôi vâng lời, cởi áo vét ra mặc dù ông bác sĩ chủ nhân bảo tôi mặc áo vét đi làm, và xắn tay áo lên bưng tô như máy. Hết khách, tôi đứng rửa bát. Hết bưng tô, tôi lại đóng cái áo vét vào, tiếp khách đến đặt hàng.

    C̣n tiếp...

  9. #279
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Làm đuợc hai ngày, hôm ấy, cũng đang mặc vét, tiếp vài nguời khách đến đặt hàng, th́ một ông thực khách thấy tôi mặc lịch sự, bèn gọi:

    -Ông quản lư ơi! Lại tính tiền giùm tôi!

    Bà chủ cự nự liền lớn tiếng:

    -Quản lư cái ǵ! Người làm tôi đó!

    Tôi lẳng lặng lại tính tiền. Chưa xong th́ bà gọi lớn tiếng:

    -Ông T.! Lại đây nhặt rác cho tôi!

    Rồi bà đứng dạng chân ra, chỉ cho tôi thấy một miếng giấy trắng trắng bằng khoảng một đốt ngón tay ở giữa hai chân bà. Lúc đó, bà đang tiếp khoảng vài người đến đặt hàng đám cưới. Tôi đến, bà không di chuyển, cứ đứng dạng chân trên miếng giấy. Không thể làm khác hơn, tôi cúi xuống nhặt miếng giấy giữa hai chân bà, khi ngẩng đầu lên, tóc tôi chạm vào gấu váy của bà.

    Mấy nguời khách nh́n tôi, kinh dị. Tôi nghiến răng, cố nuốt nhục, bỏ miếng giấy vào túi, và v́ cái mặt tôi nóng quá, như có lửa đốt, tôi lẳng lặng đi ra cửa cho gió thoáng vào mặt, kẻo nóng quá, tôi "đục" bà th́ có chuyện, vợ con nheo nhóc. Bà thấy tôi đi ra cửa, gọi lớn theo:

    -Này! đừng có mà vất rác ra cửa đấy! Cảnh sát nó phạt cho th́ thấy mẹ!

    Tôi ra cửa, ngửa mặt nh́n trời, mà nước mắt tuôn trào. Cổ họng nghẹn đắng. Trời hỡi! Việt Cộng dí súng vào đầu không sợ mà phải né cái con mụ này! Tôi cố nuốt nước mắt, nghĩ đến vợ con đang mong chờ ở căn apartment chật hẹp mà đi vào. Vừa bước vào, là bà chủ gào lên (tôi dùng chữ "gào" rất đúng sự thật):

    -Này, lại đây "cờ lin" cái "bâng kơ" này cho tôi!

    Tôi đi lấy cái giẻ, vẫn mặc áo vét, "cờ lin" theo lời bà chủ. Mới ngẩng mặt lên, chưa kịp thở, bà chủ lại the thé:

    -Xong chưa? Xong th́ đi lau lại mấy cái bàn cho tôi! Hôi qúa!

    Tới đây, th́ cơn nóng đă lên quá sức chịu đựng rồi! Tôi căm hờn nh́n mụ, vất cái khăn vào trước mặt mụ, nghiến răng lại, sấn tới. Trong đầu tôi, chỉ muốn làm “Franskeintein” hút máu mụ..Mụ hoảng, de chân, rút lui. Thấy cái vẻ mặt sợ hăi của mụ, tôi thở dài, bước ra cửa. Về nhà, kể cho vợ con nghe "bố thất nghiệp rồi!", và khi thấy vợ con xụt xịt, tôi chịu không nổi, nằm vật ra salông, úp mặt xuống, khóc nức nở một ḿnh, máu trào lên họng.

    Ngày hôm sau đi xin dóp khác. Cứ thấy nhà hàng là bước vào xin làm bồi bàn. Có lẽ thấy cái bản mặt ḿnh không phải "típ" sai vặt được hay sao đó, mà nơi nào cũng nh́n ḿnh một lúc rồi cho qua. Các ông bà chủ sang 75 cứ nh́n minh như một lũ nhà quê, cần đề pḥng!

    Măi đến một tiệm bánh ḿ, may sao lại được nhận. Từ sáng sớm hôm sau, cứ 3 giờ sáng dậy, phóng tới ḷ bánh, nhận bánh xong là lái chiếc xe của hăng đi một lèo từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ trên các xa lộ. Tạt vào khách sạn này, bỏ bánh xong, là dọt qua nhà hàng khác, liên tu bất tận, mà cái xe chở bánh lại thuộc thế hệ “Min nớp xăng đút nút”, cái hộp số to chần vần như cái mả Đạm Tiên ở cạnh tay lái, cái cần số dài lêu khêu như cây tre, nóng ơi là nóng.

    Chỉ tới 8 giờ là mồ hôi chẩy ra như suối. Nhất là lái tới Moreno Valley và San Bernadino, trung b́nh 90, 100 độ vào giữa trưa, cộng với cái hơi nóng từ máy xe, ít nhất cũng 120 độ bên trong. Người cứ rít rịt. Làm được có hơn một tháng th́ bỏ, v́ quá mệt. Hôm đó, chán đời quá, tôi đâm xe vào cột trụ đèn rồi ngồi khóc nức nở! May mà không bị “phú lít” bắt!

    Tôi mệt không chỉ v́ làm nhiều quá mà v́ tối phải đi học từ 6 giờ 45 đến 10 giờ, về nhà tắm rửa, ăn cơm, làm bài xong th́ khoảng 1 giờ sáng lên giường, 3 giờ đă dậy, đi làm một lèo 10, 12 tiếng, buồn ngủ rũ ra... Nhưng mệt mà cũng chưa đau bằng ngày hôm ấy, kẹt chỗ đậu xe, phải đậu ké sang nhà Tầu Hủ Tân Tân bên cạnh, khi về thấy mất xe, hỏi ra mới biết ông chủ Tầu Hủ kêu người "tâu" xe ḿnh! Tôi chạy qua hỏi tại sao “ông không nói cho tôi hay mà lại tâu xe của tôi”, ông chủ tỉnh bơ, nh́n tôi như một thằng đần, không thèm trả lời. Tôi phải chuộc xe mất 120 đô! Đau quá! Làm một ngày có 50, phải trả tiền xe mất 120! Chịu ǵ nổi! Thôi bỏ nghề luôn.



    C̣n tiếp...

  10. #280
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lại nghe người bạn giới thiệu, đi giặt ủi ở Los. Sáng dậy 5 giờ, phóng xe tới tiệm là 6 rưỡi, bước vào tiệm là thấy một đống áo sơ mi lù lù trên bàn, nhào vô, lấy xà pḥng và bàn chải, cắm cúi chà cổ áo, cổ tay như điên. Khoảng gần hai tiếng chà cọ muốn gẫy tay, th́ một lô áo mới khô phóng ra. Chụp lấy áo, trải trên bàn ủi, một chân th́ đạp mạnh xuống cái cần bên dưới cho có hơi hút cái áo vào bàn, tay trái căng áo ra, tay phải cầm cái bàn ủi nặng cỡ hai ba "pao" có dây điện, cứ thế mà ủi. Đứng liên tu bất tận. Đến giờ cơm, th́ được ra ngồi chừng 5, 10 phút ăn cơm. Không dám ăn lâu, v́ phải ủi hết mới được về lúc 6 giờ. Trễ nải là trễ lớp học ở Golden West bắt đầu từ 6 giờ 45. Phải chạy từ parking vào lớp, người mồ hôi đầy, nên chỉ kiếm chỗ cuối lớp, xa xa bạn học, kẻo mùi hôi xông ra th́ kỳ cục. Cứ thế được ba tháng th́ hết pin! Người lúc nào cũng lảo đảo, nói không ra hơi, hai tay lúc nào cũng rung rung, hai đầu gối nhức buốt v́ đứng 12 tiếng mỗi ngày, lương chỉ có 800 ($2.66/giờ), không đủ tiền ăn phở, nên mắt mờ, tim đập chậm. Đi khám bác sĩ, ông phán:

    -Anh phải nghỉ ngay cái dóp này đi thôi. Thêm nữa th́ không tới bến đâu, sẽ nằm liệt, lúc đó, th́ ỉa đái tại chỗ. Không ai hầu được đâu!

    May quá, chưa kịp nghỉ, th́ tối đó, ông chủ 75 gọi đến bảo:

    -Thôi, ngày mai khỏi đi làm nhé! Mới làm có ba tháng đă nghỉ bệnh, th́ c̣n làm ăn cái chó ǵ!

    Nguời bị đuổi mừng húm, nói với vợ mua con gà, tạ ơn Tổ đăi.

    Rồi đi bán thịt! Không phải thịt ḅ mà là bán bắp thịt. Mỗi sáng Thứ Bẩy và Chủ Nhật, ba bố con đến đứng trước cổng vào chợ trời Costa Mesa từ 3 giờ sáng, chờ ông đi qua, bà đi lại mướn ḿnh khiêng vác. Thường th́ hai thằng con tôi được nhận, c̣n tôi chỉ thỉnh thoảng mới có bà tội nghiệp cho vào ráp lều, rồi bán đồ, đến chiều th́ lại gỡ lều và được khoảng 40 đô! Nếu chỉ ráp và gỡ th́ 10 đô, trong khi tiền xăng mất 1 đô, tiền ăn trưa cũng hơn 1 đô!

    Sau đó, thấy không khá, lại đi xin việc làm "delivery Furniture", nghĩa là giao hàng fớ-ni-chơ cùng với cậu con trai. Hai bố con cùng khiêng, cùng vác. Tuần làm 6 ngày, mỗi ngày 11 đến 12 tiếng. Lương được 1000, chia trung b́nh là $3.20/giờ! Tôi làm ở đây khỏe hơn trước v́ khuân vác phải xử dụng toàn bộ bắp thịt lưng, vai, đầu, tay, chân, để kê vai, hứng lưng, đội lên, bưng, nhấc. Nhớ ngày đầu tiên, tôi đă tưởng chết! Đi giao một cái salông có kèm giường ngủ (Salong-Bed) cho một căn hộ ở lầu hai, mà không có thang máy! Căn hộ này lại không có thang thường thẳng lên, mà thang cuốn tṛn chung quanh một cái trụ sắt! Do đó, người giao hàng phải dựng đứng cái ghế nặng vài trăm "pao" lên, rồi cúi xuống, nhấc ở bên dưới, một hai ba, ùm! Nhích lên được một bậc. Một, hai, ba, ùm! Nhấc lên thêm một bậc nữa! Cứ thế mà như con sên, măi cũng lên được đến lầu hai, lên tới nơi th́ lăn ra, nằm vật ngay trên lối đi, ngất lịm đi mấy phút….Một lúc sau, thấy người lay vai ḿnh, mới tỉnh lại, cám ơn ông kia, rồi trước bộ mặt ngạc nhiên của ống, tôi lồm cồm ngồi dậy, lật ghế lại, đẩy tiếp vào pḥng, lấy tiền, về tŕnh diện ông chủ, và xin nghỉ, v́ chịu không nổi.

    Ông chủ bảo:

    -Không sao đâu! Xui là làm ngày đầu tiên bị cú đó, chứ không phải ngày nào cũng vậy đâu. Từ từ rồi quen.

    Từ từ rồi quen thiệt! Làm tới 3 năm lận! Bắp thịt đô ra. Sau rồi có thể một tay nhấc nguyên cái ghế "Lô vờ sít" lên vai đi tỉnh bơ. Mấy tên thanh niên trợn mắt:

    -Chú c̣n mạnh dữ! Cháu chào thua!

    Họ đâu biết H.O đă từng cuốc đất, phá rừng tơi bời hoa lá trong rừng sâu, núi thẳm, sợ cái quái ǵ mấy cái ghế bàn này!

    Thật ra cũng đổi tới 3 ông chủ và cũng bị mắng rủa tơi bời. Một hôm, đang loay hoay xếp đồ gần bàn làm việc của ông chủ, thấy Phôn kêu réo mà ông chủ chưa ra, chụp đại, trả lời giùm. Ông chủ, một người nói tiếng Mỹ đặc giọng Mỹ Tho, vừa mới bị bà chủ làm cho một tăng ầm ĩ ngay trong tiệm, chạy tới giật lấy cái phôn, mắng liền:

    -Hát Ô biết cái đếch ǵ mà nói điện với thoại!

    Ngoài các ông chủ “nổ”, c̣n các bà chủ cũng chảnh không kém. Bà chủ nào cũng sai H.O làm hộc cơm, h́nh như thấy tiền lương 4,5 đô một giờ mà các bà trả làm các bà đứt ruột, nên phải hành cho đă. “Anh vác cái tủ này qua đây.. chuyển cái sa lông này về đó! Ráp cái bàn kia cho tôi! Lau cầu tiêu chưa? Lau lẹ lên cho tôi c̣n đi chứ!….” Liên miên bất tận…Chịu đựng và chịu đựng. Nhưng sức người có hạn, có lần tôi nổi nóng, ném nguyên cái quyển sách vào mặt tên chủ rồi bỏ về…

    Cha chả! Cuộc đời! T́nh người qua trước qua sau….

    Mấy năm trôi qua, học măi cũng lấy lại cái mảnh bằng cử nhân, làm thêm nhiều “dóp” khác, làm Cố Vấn Tài Chánh kiêm bán Bảo Hiểm xe, nhà, nhân thọ, rồi chán, thi đậu vào Kiểm Tra Viên của Tiểu Bang, (State Examiner), nhưng chỉ làm được gần hai năm, bị bà Xếp “chảnh” kỳ thị quá, tôi kiện, và thắng kiện, bà xếp phải đi chỗ khác chơi, nhưng v́ đă chán cái không khí căng thẳng của một Bộ Tiểu Bang, tôi tự động bỏ việc. Rồi đi học thêm Sư Phạm để dậy học, nhưng chỉ dậy được có một mùa, lại bỏ, v́ bà Hiệu Trưởng gốc Mễ kỳ thị ra mặt. Cuối cùng, vừa đi làm Cố Vấn (Counselor) cho mấy người bệnh tâm thần vừa học thêm Cao Học Tâm Lư để hoàn thiện nghề nghiệp. Nhưng, dĩ nhiên, ở đâu cũng thế, tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, nhất là tại “dóp” cuối cùng, gặp một bà xếp Việt, cứ nghĩ là sở làm như cái ao rau muống của ḿnh, muốn trồng thêm củ hành, củ tỏi cũng được, nên chán, đành bất đắc dĩ “ŕ tai” cho rồi một đời.

    "Lâu dần, đời người cũng qua..."

    Hiện giờ vừa đi làm linh tinh vừa viết lách lăng nhăng. Nhớ lại những tháng ngày mới qua Mỹ mà bật cười. Nhớ từng lời nói, cách đối xử thô bạo của người đi 1975 với dân H.O mà muốn cám ơn họ, v́ nếu không có những con người thô lỗ, cục cằn, khinh người như cỏ rác ấy, dễ ǵ học được bài học Kiên Nhẫn mà thành công! Thêm bài học “Lờ”, bỏ ngoài tai những cú chụp mũ, mạ lị liên lỉ của cả những tên Cộng nằm vùng lẫn những anh ấm ớ. Như vào năm 1991 và 1992, lần đầu ṃ mẫm đứng ra tổ chức Cây Mùa Xuân H.O ở Westminster rồi tổ chức hai lần “Tù Ca” tại Đêm Mầu Hồng năm 1993 và 1994, bị chụp mũ "ăng ten cộng sản” tơi bời hoa lá. Nhưng những đ̣n đánh phá như thế, thật ra, chỉ làm cho ư chí H.O thêm mạnh. Dân H.O đă trải qua bao năm tù đầy trong nhà tù lớn, nhà tù nhỏ của cộng sản mà không sợ, có lư đâu lại ngại miệng lưỡi của những tay nằm vùng!

    Hai mươi hai năm trôi qua, thế hệ H.O. đă ổn định với con cháu, dâu, rể. Hầu như toàn thể thế hệ thứ 2 của dân H.O đă vững vàng trên quê hương mới. Đại đa số đă tốt nghiệp, từ Cử Nhân, Kỹ Sư, đến Nha, Y, Dược Sĩ, Giáo Sư Đại Học, hoặc thành công về thương mại rất lớn, làm ông chủ nhỏ, bà chủ nhỏ... Một số lớn đă đưa đón con đi học, các cháu nói tiếng Anh như gió…

    Cuộc đời "như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao"... Biến cố ǵ rồi cũng qua, chỉ có danh xưng "Hát Ô" là tồn tại măi măi trong sử sách, như một thế hệ đặc biệt, chưa hề có trong lịch sử thế giới, và sẽ không bao giờ có nữa!



    Sent by DONG TRAN

    VĂN KHỐ THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

    Archive of Vietnamese Boat People

    Web: www.vktnvn.com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •