1954-55: Về Hà Nội, gặp lại vợ con từ Quảng Nam ra. Ở số 51 Trần Hưng Đạo. In Việt ngữ nghiên cứu[34].
1956: Lănh đạo tinh thần phong trào NVGP. Làm chủ nhiệm báo Nhân Văn.
1957: Được cử đi Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn, có Tế Hanh đi cùng.
1958: NVGP bị thanh trừng. Phan Khôi bị đuổi khỏi 51 Trần Hưng Đạo, dọn về 10 Nguyễn Thượng Hiền, rồi 73 phố Thuốc Bắc.
Phan Khôi mất ngày 16/1/1959. Chôn ở nghĩa trang Hợp Thiện, phía đông Hà Nội. Trên mộ đề Chương Dân. Mộ phần bị "thất lạc" trong chiến tranh - theo gia đ́nh.
Lại Nguyên Ân cho biết từ giữa năm 2000, ông bắt đầu sưu tầm tác phẩm Phan Khôi. Đến nay đă ra được 5 tập Phan Khôi, Tác phẩm đăng báo, từ 1928 đến 1932 và cuốn Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn, do các nxb Đà Nẵng, Hội Nhà Văn và Tri Thức in; riêng sưu tập 1932, khổ 16x24. Các sách này đă đưa lên website Lại Nguyên Ân: lainguyenan.free.fr[35]. Tổng cộng: 4706 trang. Công tŕnh này dành cho giới nghiên cứu, và là bước đầu tiến tới một tuyển tập Phan Khôi, ngắn gọn hơn, cho mọi từng lớp độc giả.
Năm 2009, Phạm Hồng Toàn in sưu tập Sông Hương, tuần báo ra ngày thứ bẩy (1/8/1936-27/3/1937), Lao Động và Đông Tây, 2009, gồm 2 tập, khổ 19x26.
Hiện nay, chỉ c̣n những bài báo của Phan Khôi trong khoảng 1918-1928 và 1933-1942, chưa được in thành sách. Sưu tập của Thanh Lăng trước 1975 tại Sài G̣n, được xuất bản dưới tiêu đề 13 năm tranh luận văn học 1932-1945, gồm 3 tập, Văn Học, TP.HCM, 1995, trong đó có một số bài của Phan Khôi.
Bộ sách này so với bản ronéo của Thanh Lăng có chỗ bị cắt, không hoàn toàn trung thành với bản chính như việc làm của Lại Nguyên Ân.
♦ Bà cố (1791- 1864)[36] dựng nghiệp họ Phan ở Điện Bàn
Năm 1791, trước khi Gia Long lên ngôi 11 năm, tại làng Hoá Quê gần cửa Hàn, một người con gái ra đời. Đó là bà cố của Phan Khôi, người dựng nghiệp họ Phan ở Điện Bàn. Phan Khôi viết: "Họ Phan chúng tôi, ông thỉ tổ nguyên ở Nghệ An vào lập làng tại Quảng Nam, kêu là Bảo An"[37]. Làng Bảo An do ba họ Nguyễn, Ngô và Phan lập ra. Họ Phan từ khởi thủy đến đời ông cố, vốn "nghèo hèn, dốt nát".
1809, ông lấy bà cố, chung sống 15 năm, được 7 con, ông mất, người con út, Phan Nhu, ông nội Phan Khôi, mới 2 tuổi. Bà cố buôn gánh ở Hội An, nuôi con trong 6 năm. Rồi bà tái giá, làm kế một ông Đội khá giả ở làng Hội Vực, nhưng bà ra điều kiện: phải để cho bà về nhà chồng trước trông nom con cái. Theo lời những người già trong làng, bà thường cưỡi ngựa đi từ làng Hội Vực về Bảo An hay ngược lại, đồ vật chất đầy trên cổ ngựa, nhờ vậy mà các con bà được ăn học. Sáu năm sau, ông Đội mất, bà đem 2 con với ông Đội về nuôi cùng 7 con đời chồng trước.
Nhờ có vốn của chồng để lại, bà mở đại lư buôn đường với tàu buôn của người Hoa ở Hội An, trở thành người phụ nữ đầu tiên có hăng xuất cảng đường và thành "cự phú". Hai con trai bà, Hương Đạo và Bá Đức cũng giàu có tiếng trong vùng. Người con út, Phan Nhu, đậu cử nhân khoa Đinh Tị 1847, làm đến chức Án Sát tỉnh Khánh Hoà th́ bị cách chức.
Dù có công lớn với gia đ́nh, nhưng v́ tội tái giá, nên sau khi mất, ở tuổi 73, bà không được chôn ở đất công của làng. V́ vậy, Phan Khôi đ̣i kiện cái luật cổ hủ của xă hội thời ấy[38]. Từ bà cố, người phụ nữ độc lập, cưỡi ngựa nhảy qua hàng rào lễ giáo cổ hủ đầu thế kỷ XIX để xác định nữ quyền, nuôi chín con, lập sự nghiệp "tỷ phú". Đến người cháu, học giả phản biện, lănh đạo tinh thần phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, là một ḍng máu dân chủ và tự chủ nối dài.
Phan Khôi đấu tranh cho quyền làm người của phụ nữ, ngay từ thập niên 30 của thế kỷ trước, khi Simone de Beauvoir, mẹ đẻ nữ quyền thế giới, chưa xuất hiện trên văn đàn. Đó là đặc điểm của Phan Khôi: tiên phong và phản biện trong nhiều lănh vực tư tưởng.
Còn tiếp ...
Bookmarks