Page 250 of 304 FirstFirst ... 150200240246247248249250251252253254260300 ... LastLast
Results 2,491 to 2,500 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #2491
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Nghe chuyện Hà nội ;.. quy hoạch xây dựng và lợi ích nhóm...

    ngày 19 - 09 - 2017... OT = + 28 oC... nắng nóng

    lang thang qua Youtube th́ được đọc tin.. hết lấn chiếm đất đai đén xây cất vô tội vạ trên Thủ đô ngàn năm văn vật.. C̣n mảnh đất nào mà bọn lợi ích nhóm tha ;.. hoa chăng là cái mảnh đất Ba Đ́nh lăng của cụ Chủ tích kính yêu !!

    Than ôi sau bao nhiêu năm vất vả để giải phóng đưa toàn dân đi lên với cái tư tưởng tài ba định hướng xă nghĩa chứ sao lại xảy ra cái cảnh " gà què ăn uẩn cối xay vậy ta ??"

    Ngày hôm nay đến mảnh đất của Tú Uyên/ Giám hay là cái ga hàng Cỏ của Hà thành cũng đang được cả cầm quyền lẫn lợi ích nhóm nhắm đến. Rồi đây với không gian quây kín liệu dân chúng đạp lên nhau mà đi hay há miệng ra để thở v́ ngột ngạt môi trường !

    Ngày xưa ga hàng cỏ là ga khởi hành , nhưng cũng có depôt.. phía đông bắc có Yên Viên và phía nam có Văn điển. Tuy nhiên nếu nay đưa về Yên Viên hay Văn điển th́ không "ngon ăn".
    Ga hàng Cỏ cũng cả trăm mẫu đất chứ có bé bỏng ǵ đâu ! hơn nữa... bỏ tiền dầu tư cũng dễ xoay sở chứ c̣n ở Yên viên hay Văn điển th́ khó kiếm ăn hơn .
    Với một diện tích của Hà nội nhỏ bé mà đă có.. như lời thuyết tŕnh trên Youtube.. th́ dă có trên 300 ngôi cao tầng khoảng 30+ tầng rồi.. Cây xanh chặt hết, đường nhựa , đường bê tông.. xe máy ô tô chắc cũng đến vài trăm ngàn chiếc thi nhau đốt ét xăng thả cói ra cho dân tha hồ hít khói bụi.. nắng nóng như đổ lửa trưa mùa hè..
    Hăy nh́n vào thực trạng của quê hương chứ đừng có đua đ̣i với các nước tiền tiến nhất là Nhật rồi nói ;.. Nhật có nhà ga xe lửa trong thành phố th́ ta cũng phải có..cho bằng với người..! như vậy nó mới gọi là sang hay là ǵ chăng nữa ?? Cạn lời góp ư thôi !
    Cầu chúc cho Hà nội tai qua nạn khỏi khi c̣n sống dưới chế độ Cộng sản quan liêu, tham nhũng ./. nmq

  2. #2492
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● Vở kịch Rồng tre - Le dragon de bambou

    Không biết Nguyễn Thế Truyền hay Nguyễn An Ninh viết, nhưng chắc chắn không phải Nguyễn Tất Thành, v́ chữ Rồng ở đây có ư tự trào, ngạo nghễ ám chỉ đám Ngũ Long, tuy là đồ chơi mà... là Rồng, tức là chơi lối... Rồng - Đế vương. Lại vừa có ư nhạo vua Khải Định là Rồng mà... Rồng tre - đồ chơi. Ư nghĩa thâm thúy như thế, nhưng chắc ông Hồ không hiểu rơ, nên mới nhận là ḿnh viết. Bởi nếu ông viết th́ không thể viết như thế, khác nào lậy ông tôi ở bụi này: đă tự coi ḿnh là Nguyễn Ái Quốc duy nhất, th́ làm sao lại chấp nhận có các con Rồng khác?

    Le dragon de bambou cái tựa của vở kịch, chúng tôi xin nhấn mạnh, nguyên tên tiếng Pháp là Le dragon de bambou - Rồng tre chứ không phải Le dragon en bambou -Rồng bằng tre, như có người đă cố ư sửa lại, bởi v́ người sửa không hiểu được sắc thái (nuance) khác nhau giữa le dragon de bambou và le dragon en bambou.

    Kịch bản đă mất, nhưng cái tựa Le dragon de bambou- Rồng tre đă chứng minh sự tinh tế về Pháp ngữ của tác giả. Léo Poldès, người được Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn Tất Thành đưa đọc để giúp việc tŕnh diễn, viết: "Như cái tựa của vở kịch, Rồng tre là một vị nguyên thủ quốc gia Á châu bất lực, bất tài, ngu dốt, bị tác giả mắng nhiếc thậm tệ trong ba màn" ("Le dragon de bambou, titre de la pièce, était un chef d'Etat asiatique impuissant, incapable, ignorant, et dont l'auteur fustigeait sans pitié, pendant trois actes")[29].

    Ng̣i bút Nguyễn Ái Quốc xuất hiện đều đặn trên các báo từ tháng 8/1919 đến đầu 1920: thời gian này chủ yếu là Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh viết.

    Trong năm 1920, có ít bài, v́ Phan Văn Trường bận việc toà án, đi về giữa Paris và Mayence, Nguyễn An Ninh về Sài G̣n hè 1920 và Nguyễn Thế Truyền về Bắc một năm từ 8/1920 đến 8/1921.


    Thời điểm tung hoành mạnh mẽ nhất là khoảng 1921-1922, khi Nguyễn Thế Truyền chính thức bước vào "nghề báo" và Nguyễn An Ninh c̣n ở Paris: bút hiệu Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên nhiều tờ báo một lúc, vậy hai người viết chính trong thời kỳ này là Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh. Phan Văn Trường bận việc ở Mayence, ít tham dự.

    Tháng 10/1922, Nguyễn An Ninh về Sài G̣n. Cuối năm 1923, Phan Văn Trường về nước. C̣n lại Nguyễn Thế Truyền, một ḿnh, kư cả Nguyễn Ái Quốc và tên thật Nguyễn Thế Truyền.

    Những bài kư tên Nguyễn Ái Quốc sau khi Nguyễn Tất Thành đi Nga, từ 1923 đến 1927, trên Le Paria và trên Inprekorr, báo Nga ấn bản Pháp ngữ, là của Nguyễn Thế Truyền.


    Còn tiếp ...

  3. #2493
    Tran Truong
    Khách

    Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc _ Chương 19

    ● Xác định một số văn bản

    Sự xác định một số văn bản mà chúng tôi nêu tên sau đây, dựa vào văn phong và tư tưởng khác nhau của mỗi tác giả; nhưng có khi, chỉ dựa vào một vài chi tiết rất nhỏ.

    • Phan Văn Trường: Tâm địa thực dân, Vấn đề dân bản xứ (L'Humanité 2/8/1919), Những kẻ bại trận ở Đông dương (La vie ouvrière số 101, ngày 8/4/1921), Quyền của những người lính (La vie ouvrière số 105, ngày 7/5/1921), Phong trào cộng sản quốc tế Đông dương (La revue communiste, số 15, tháng 5/1921), Vụ âm mưu ở Đông Dương (17/8/1921)...

    • Nguyễn An Ninh: Đông Dương và Triều Tiên (Le populaire, 4/9/1919), Thư gửi ông Outrey (Le populaire, 14/10/1919), Phong trào cách mạng ở Ấn Độ (La revue communiste, số 18-19 tháng 8-9/1921). Nền văn minh thượng đẳng (Le Libertaire, 23/9/1921), Tội ác của chủ nghiă thực dân (La vie ouvrière, số 126, ngày 30/9/1921), Sự quái đản của công cuộc khai hoá (Le Libertaire, ngày 30/9 và 7/10/1921). Hăy yêu Pháp, nước bảo hộ bạn (Le Libertaire, ngày 14/10/1921)...

    • Nguyễn Thế Truyền: Thú vật học (Le Paria số 2, ngày 1/5/1922), Mấy ư nghĩ về vấn đề thuộc địa (L'humanité ngày 25/5/1922), Paris (L'humanité, 30 -31/5/1922), Lời than của bà Trưng Trắc (L'humanité, 24/6/1922), Những kẻ khai hoá (Le Paria số 4, ngày 1/7/1922), Hận thù chủng tộc (Le paria số 4, ngày 1/7/1922), Thư ngỏ gửi ông Albert Sarraut (Le journal du peuple, 25/7/1922), Khai hoá giết người (Le Paria số 5, 1/8/1922), Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của Pháp (Le Paria số 5 ngày 1/8/1922), Nhân đạo thực dân (Le paria, số 6-7 (tháng 9 và 10/1922), Amdouni và Ben Belkhir chịu nhục h́nh (Le Paria, số 8, 11/1922), Về vụ Siki (Le Paria, số 9, 12/1922), Người bản xứ theo mốt (Le Paria số 10, 15/1/1922)...



    [1] Đăng từng kỳ trên La Cloche Fêlée từ 30/11/1925 đến 15/3/1926. 1928, nxb Gia Định, Sài G̣n, xuất bản và 2003 Ngô Văn tái bản, L'Insomniaque, Paris.

    [2] Lê Thị Kinh, sđd, tập 1, quyển 3, trang31.

    [3] Lê Thị Kinh, sđd, tập 1, quyển 3, trang 46.

    [4] Lê Thị Kinh, sđd, tập 1, quyển 3, trang 81-89.

    [5] Cuốn hồi kư này, viết xong tại Paris, tháng 10/1923. Tháng 12/1923, Phan Văn Trường xuống tàu về nước, tới Sài G̣n cuối tháng giêng 1924. Sau đó ông ra Bắc khoảng một năm, thăm gia đ́nh, đến tháng 2/1925, ông mới trở lại Sài G̣n và lo việc lập văn pḥng luật sư và làm báo. V́ vậy, hồi kư chỉ bắt đầu đăng trên báo Chuông Rè từ ngày 30/11/1925.

    [6] Sau khi Phan Văn Trường mất ngày 21/4/1933, bà Phạm Vân Anh có viết loạt bài tựa đề Cái đời gian truân lưu lạc của Phan Văn Trường, kư VA (Phụ Nữ Tân Văn từ số 211 (10/8/1933) đến số 218 (28/9/1933), đăng lại trong cuốn Phụ Nữ Tân Văn Phấn son tô điểm sơn hà của Thiện Mộc Lan, Văn Hoá Sài G̣n, 2010). Loạt bài này phỏng theo hồi kư của Phan Văn Trường nhưng đă lược bỏ tất cả những chi tiết liên quan đến chính trị trong bản tiếng Pháp, có lẽ v́ thời ấy, báo tiếng Việt không tự do bằng báo tiếng Pháp.

    [7] Hồi kư Phan Văn Trường, trang 72.

    [8] Hồi kư PVT, trang 73-74-75.

    [9] Hoàng Xuân Hăn, Tựa cuốn Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp của Thu Trang, Đông Nam Á, Paris, 1983, trang 8.

    [10]Lê Thị Kinh viết: "Khâm sứ Trung Kỳ Lévecque đă theo dơi phong trào sớm, đích thân chỉ đạo cuộc đàn áp, trước tiên nhằm vào hai người được đánh giá là chủ chốt: Phan Châu Trinh và Trần Quư Cáp. Rất quỷ quyệt, y chủ động mọi việc nhưng lại đẩy Phủ Phụ Chính của Triều đ́nh Huế ra gánh trách nhiệm về các quyết định bắt và xử án các lănh tụ Duy tân. Từ Huế vào Hội An, y điện thẳng ra cho Thống sứ Bắc kỳ Morel, nhờ bắt Phan Châu Trinh nhưng điện lại viết "Phủ Phụ chính nhờ bắt...".

    Trong quá tŕnh xét xử tại Huế, y cố g̣ Phủ Phụ Chính vào quyết định "trảm quyết" nhưng nhờ lương tri và dũng khí của các thượng thư, nổi bật nhất là hai cụ Cao Xuân Dục và Lê Trinh, đă dám lên tiếng căi lại Lévêque với sự đồng t́nh của toàn Phủ Phụ Chính. Nhờ vậy mà Phan Châu Trinh đă thoát án chém tức th́, lănh án "trảm nhưng giam lại", đầy Lao Bảo. Lévecque và toàn quyền đă đổi thành "đầy Côn Đảo". Thế nhưng sau đó nhà cầm quyền thực dân đă đổi trắng thay đen, lu loa rằng: "Do thù về việc đả kích quan lại nên Nam triều đă xử tử h́nh, may nhờ quan Pháp kịp thời can thiệp nên Phan Châu Trinh thoát chết". Lập luận này đă được ngay cả những đại biểu của cánh tả trong Hạ Viện Pháp tiếp thu trong phát biểu bảo vệ Phan Châu Trinh.

    Ở Việt Nam th́ lại loan truyền lập luận: "nhờ có Liên Minh Nhân Quyền can thiệp nên án tử h́nh được đổi thành khổ sai chung thân". Thực ra với tốc độ bắt và xử án tại Huế (ngày 31/3 bắt, ngày 10/4 đă xử án tại Huế) th́ Liên Minh sẽ không kịp ngăn chặn việc thi hành án trảm quyết ông Trinh tại Huế. (...)

    Phải chăng v́ sợ Phủ Phụ Chính sẽ nương tay với các bậc đại khoa nên sau đó, khi bắt Trần Quư Cáp (17/4/1908). Lévecque đă cho giữ ông tại Nha Trang, không cho giải ông về Huế giao cho triều đ́nh xử theo thông lệ đối với các bậc đại khoa như đă làm với ông Trinh, và y đă cùng công sứ Khánh Hoà gây sức ép với các quan tỉnh để làm án "trảm quyết không xét xử", giết Trần Quư Cáp một tháng sau khi bắt (17/5/1908). (Lê Thị Kinh, sđd, tập1, quyển 2, trang 8-9).

    [11] Ngô Văn, sđd, trang 63.

    [12] Hồ Hữu Tường gặp Phan Văn Trường tại Paris khoảng tháng 2/1930, sau khi Phan ra tù lần thứ nh́, trước khi ông về xứ và ba năm sau ông mất.

    [13] Hồ Hữu Tường nhớ lầm, có lẽ là luận văn cử nhân, luận án tiến sĩ của Phan Văn Trường về Luật Gia Long.

    [14] Hồ Hữu Tường, 41 năm làm báo, trang 20.

    [15] Thu Trang, sđd, trang 9.

    [16] Đăng trên La revue communiste, số 15, tháng 5/1921.

    [17] Tài liệu Vidéo của INA (Institut National Audiovisuel - Viện Quốc Gia lưu trữ Âm thanh và H́nh ảnh của Pháp) được đưa lên Youtube, và ông Nguyễn Ngọc Quỳ ở Paris ghi lại trên mạng diendantheky ngày 16/4/2011.

    [18] Vương Hồng Sển, Sàig̣n năm xưa, trang 250.

    [19] Tương đương với Trung học phổ thông.

    [20] Phương Lan Bùi Thế Mỹ, Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, trang 10.

    [21] Nguyễn An Ninh dùng chữ Le Glaive, chỉ đoản kiếm sắc cả hai bên và là biểu tượng của Sức Mạnh.

    [22] Trích dịch La France et L'Indochine, Europe, số 31, ra ngày 15/7/1925.

    [23] Nxb Văn Học, 2009.

    [24] Đặng Hữu Thụ, sđd, trang 64.

    [25] Lê Thị kinh, sđd, tập 2, quyển 1, trang 161.

    [26] Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945 Cách mạng và phản cách mạng thời đô hộ thực dân, Chuông rè, L'Insomniaque, Paris, 2000, trang 42.

    [27] Đặng Hữu Thụ, sđd, trang 123.

    [28] Trần Dân Tiên, sđd, trang 37.

    [29] Trích bài của Léo Poldès, trên báo Ici Paris Hebdo ngày 11/6/1946, in lại trong Hồ Chí Minh Le procès de la colonisation française, L'Harmattan, 2007, trang 194.

  4. #2494
    Tran Truong
    Khách

    V́ sao Phan Châu Trinh phó thác "đại sự" cho Phan Khôi ? _ Chương 20

    Năm 1922 là năm bản lề, đánh dấu ngơ quặt của nhóm Ngũ Long: Bắt đầu về nước tranh đấu. Người đầu tiên là Nguyễn An Ninh. Nhưng cũng bắt đầu sự phân hoá.

    Về bối cảnh chung, 1922 có một số sự kiện xẩy ra:

    Hội Chợ đấu xảo Marseille mở cửa ngày 16/4/1922.

    Đầu năm1922, Phan Châu Trinh xuống Marseille để làm việc tại hội chợ. Pháp cử 7 phái viên Bắc Kỳ đi dự đấu xảo gồm:

    - Tuần phủ Cao Bằng Vi Văn Định và quan huyện Phong Doanh Trần Lưu Vị đại diện quan trường.

    - Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Duy Tốn đại diện Tư vấn nghị viện.

    - Hoàng Kim Bảng đại diện thương mại.

    - Nguyễn Hữu Tiệp đại diện canh nông.

    - Phạm Quỳnh đại diện Khai Trí Tiến Đức[1].

    Tháng 2/1922, Phan Châu Trinh gửi thư ngỏ cho Nguyễn Ái Quốc.

    Tháng 5/1922, Phan Châu Trinh gặp gỡ các nhà trí thức sang Pháp dự hội chợ.

    Tháng 6/1922, Vua Khải Định tới Pháp. Một phong trào bài kích nhà vua nổi lên với Thất Điều Thư của Phan Châu Trinh kể bảy tội của vua Khải Định, với các bài báo đả kích và vở kịch Dragon de bambou - Rồng Tre kư Nguyễn Ái Quốc. Nhóm Ngũ Long chống vua Khải Định là tất nhiên, tuy lời lẽ hơi quá đáng v́ sự thực th́ nhà vua không c̣n quyền hành ǵ cả. Nhưng hai sự kiện đáng chú ư hơn là việc:

    1/ Phan Châu Trinh viết bức thư ngỏ gửi Nguyễn Ái Quốc đề ngày 18/2/1922.

    2/ Phan Châu Trinh gặp Nguyễn Văn Vĩnh , Phạm Quỳnh .


    Còn tiếp ...

  5. #2495
    Tran Truong
    Khách

    V́ sao Phan Châu Trinh phó thác "đại sự" cho Phan Khôi ? _ Chương 20

    ● Lá thư ngỏ của Phan Châu Trinh gửi Nguyễn Ái Quốc

    Trước hết, tại sao Phan Châu Trinh lại gửi cho Nguyễn Ái Quốc, mà không gửi cho Nguyễn Tất Thành, mặc dù ông thừa biết Nguyễn Tất Thành không phải là tác giả những bài báo kư tên Nguyễn Ái Quốc?

    Lư do nằm trong nội dung lá thư: Phan Châu Trinh viết thư chung cho các tác giả kư tên Nguyễn Ái Quốc, nhưng có đoạn viết riêng cho Nguyễn Tất Thành.

    Khi nhắn chung các tác giả kư tên Nguyễn Ái Quốc, ông viết: "Thực trạng dân t́nh thế thái bên nhà, bọn ḿnh biết rơ, bấy lâu nay, bọn ḿnh ở bên này có đăng báo chương, hô hào các hạng người Pháp có lương tâm ngơ hầu giúp người An Nam đánh đổ cường quyền áp chế, nhưng kết quả chẳng được là bao. Cái khát vọng b́nh đẳng, tự do, bác ái mà ông Mạnh Đức Tư Cưu và ông Lư Thoa[2] khởi xướng chẳng nhỏ được giọt nào trên đất An Nam ḿnh"[3].

    Trong một đoạn khác, nhắn riêng Nguyễn Tất Thành, ông viết: "Bấy lâu nay, tôi cùng anh và Phan đàm đạo nhiều việc, măi tới bây giờ anh cũng không ưa cái phương pháp khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của tôi. C̣n tôi thời lại không thích cái phương pháp ngọa ngọa chiêu hiền, đăi thời đột nội (ngồi ngoài đợi thời) của anh và cả cái dụng lư thuyết thâu nhân tâm của Phan. Bởi phương pháp bất hoà mà anh đă nói với anh Phan là tôi là hạng hủ nho, thủ cựu. Cái điều anh gán cho tôi đó, tôi chẳng giận tư nào cả, bởi v́ suy ra th́ tôi đă thấy rằng: Tôi đọc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tường hết sách vở ở cái đất văn minh này. Cái đó tôi đă thua anh xa lắm, đừng nói ǵ đọ với anh Phan."

    Tây Hồ nói dù Tất Thành (và bọn trẻ) coi ông là hủ nho, thủ cựu, nhưng ông không chấp, ông cũng chẳng thích ǵ lối ngồi ở nước ngoài đợi thời của Tất Thành và nhất là câu: Tôi đọc chữ Pháp bập bẹ, nên không am tường hết sách vở ở cái đất văn minh này. Cái đó tôi đă thua anh xa lắm, đừng nói ǵ đọ với anh Phan", có ư mỉa mai: tiếng Pháp anh giỏi hơn tôi nhưng đă giỏi đến đâu mà dám chê tôi.

    Rồi ông tiếp tục mắng mỏ lối viết báo tiếng Tây của Nguyễn Ái Quốc - Trường, Truyền, Ninh:"Tôi coi lối ấy phí công mà thôi. Bởi v́, quốc dân đồng bào mấy ai biết chữ Tây, chữ quốc ngữ, cầm tờ báo mà đọc nổi".

    Và ông kiên quyết trở về chủ trương của ḿnh: "Theo ư tôi th́ ḿnh mà học hỏi lư thuyết hay, phương pháp tốt, tóm thâu được chủ nghiă, có chí mưu cầu lợi quyền cho quốc dân, đồng bào th́ đừng có dùng cái lối nương náu ngoại bang để rung chuông gơ trống, mà phải trở về ẩn náu trong thôn dă, hô hào quốc dân đồng bào, đồng tâm hiệp lực đánh đổ cường quyền áp chế, ắt là thành công. Anh không nghe lời tôi nói, anh ở hoài bên này, cứ cái lối đó th́ tài năng của anh khác ǵ công dă tràng".

    Để nhắn riêng Nguyễn Tất Thành, ông nhấn mạnh thêm những điểm sau đây: "Tôi biết anh hấp thụ được cái chủ nghiă của ông Mă Khắc Tư, ông Lư Ninh[4] nên tôi cũng đem chuyện hai ông ấy mà giảng dẫn cho anh rơ". Rồi ông kể lại việc cả Karl Marx lẫn Lénine đều có một thời bị đuổi ra nước ngoài, nhưng sau đó họ đều t́m cách trở về nước để tranh đấu và ông kết luận: "Cứ xem hai ông Mă, Lư mà anh tôn thờ chủ nghĩa, có ông nào dùng cái lối nương náu đất người mà làm quốc sự cho ḿnh, như anh đâu? Bởi vậy, quả như anh tôn thờ lư thuyết hai ông ấy th́ anh nghe tôi mà về quảng cáo cho quốc dân đồng bào".

    Ông nói về những h́nh phạt dành cho đường lối bạo động: "Ông Đề Thám bị bêu đầu giữa chợ, Ông Phan Đ́nh Phùng bị đào mả ném xuống sông, ông Hàm Nghi, Duy Tân, Thủ Khoa Huân bị đầy biệt xứ và nhiều không kể xiết sự đầu rơi máu chảy". Cuối cùng ông khuyên Tất Thành nên về nước để "mưu đồ đại sự".

    Lá thư ngỏ này, chắc Phan Châu Trinh đă đưa cho Nguyễn Văn Vĩnh một bản để dịch sang tiếng Pháp v́ chúng tôi thấy bản tiếng Pháp và bản dịch ra quốc ngữ, từ bản tiếng Pháp trong tập tài liệu Kỷ niệm 115 ngày sinh ông Nguyễn Văn Vĩnh, do gia đ́nh in năm 1997.


    Còn tiếp ...

  6. #2496
    Tran Truong
    Khách

    V́ sao Phan Châu Trinh phó thác "đại sự" cho Phan Khôi ? _ Chương 20

    Bản dịch mà chúng tôi trích dẫn trên đây là bản Hoàng Xuân Hăn, dịch từ bản Thu Trang t́m thấy trong hồ sơ mật thám, và theo Hoàng Xuân Hăn th́ đây cũng chỉ là một bản chép lại. Lá thư này rất quan trọng, v́ nó xác định những điểm khác biệt tư tưởng trong nhóm Ngũ Long do chính ng̣i bút Phan Châu Trinh viết ra:

    1/ Phan Châu Trinh không đồng ư với đường lối tranh đấu của nhóm Tây học: theo ông, viết các bài đả kích thực dân trên báo Pháp là vô ích. Tư tưởng Rousseau và Montesquieu không thể đến được với dân Việt Nam.

    2/ Ông xác định một lần nữa phương pháp tranh đấu của ông: Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh.

    3/ Ông chống lại cách mạng bạo động và kêu gọi về nước tranh đấu bất bạo động.

    Xin nhắc lại: Con đường đấu tranh chung của nhóm Yêu Nước là đuổi Pháp, giành độc lập và dân chủ hoá đất nước, nhưng họ khác nhau ở tư tưởng và cách thực hiện mục đích:

    - Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền chủ trương dùng ng̣i bút để đấu tranh trên đất Pháp và tiếp theo, trên đất Việt, vạch tội ác của chính quyền thực dân, đánh động người Pháp dân chủ, để họ băi bỏ chế độ thuộc địa.

    - Phan Châu Trinh viết nhiều kiến nghị gửi toàn quyền và bộ trưởng Albert Sarraut, yêu cầu thay đổi chính sách cai trị.

    - Nguyễn Tất Thành chủ trương cách mạng bạo động theo con đường cộng sản.

    Phan Châu Trinh viết thư ngỏ gửi Nguyễn Ái Quốc, là một cách công khai nói lên sự khác biệt giữa ông và nhóm Tây học: Họ chủ trương vạch tội ác của thực dân trên báo, t́m sự hưởng ứng của người Pháp dân chủ, để nước Pháp băi bỏ chế độ thực dân; nhưng Phan Châu Trinh lại cho rằng cách ấy vô ích. Ngược lại Phan Văn Trường cho rằng việc Phan Châu Trinh viết những thư yêu cầu Sarraut và chính quyền Pháp thay đổi chính sách là vô ích.

    Sự khác biệt cơ bản đó được Nguyễn Văn Vĩnh đặt câu hỏi và trả lời: "Ông Trường có phải là một nhà yêu nước cùng loại với ông Phan Chu Trinh, hoặc là một người cộng sản cùng loại như ông Nguyễn Ái Quốc hay không?

    Tôi biết rằng ông rất gắn bó với hai người, ông luôn ở cùng hai người ở Paris nhưng không bao giờ tán thành lư thuyết của hai người và cũng không bao giờ tỏ ra có một chút đồng t́nh nào với cả hai người"[5].

    Phan Châu Trinh công bố lá thư ngỏ gửi Nguyễn Ái Quốc, tháng 2/1922.

    Nguyễn An Ninh về nước đầu tiên: tháng 10/1922.

    Rồi Ninh lần lượt sang Pháp đón các vị đàn anh trở về: Tháng 12/1923, Phan Văn Trường về nước. Tháng 6/1925, Phan Châu Trinh về nước và tháng 12/1927, Nguyễn Thế Truyền về nước. Ngoài ra, ông Khánh Kư cũng đă về nước từ tháng 7/1921.

    Vậy chương tŕnh "Ngũ Long tề khởi" mà Phan Châu Trinh đề xướng, trong một khía cạnh nào đó, đă được nhóm Tây học thực hiện. Dĩ nhiên họ không làm theo cách của Tây Hồ mà làm theo cách của họ: Đem tư tưởng tự do dân chủ của Pháp về truyền bá tại Việt Nam và chống thực dân bằng báo tiếng Pháp trên đất Việt.
    Nguyễn An Ninh là người "theo sát" nguyện ước về nước tranh đấu trong ḷng dân tộc của Phan Châu Trinh. Nguyễn Thế Truyền khi bỏ báo Le Paria để làm báo Việt Nam Hồn, tiếng Việt, có thể đă nghe lời Tây Hồ.


    Còn tiếp ...

  7. #2497
    Tran Truong
    Khách

    V́ sao Phan Châu Trinh phó thác "đại sự" cho Phan Khôi ? _ Chương 20

    Sự kiện này được Hồ Hữu Tường ghi lại trong hồi kư theo lối "Tam Quốc Chí" như sau: "Theo lời cụ Phan Văn Trường thuật lại, th́ năm 1922, khi Nguyễn An Ninh sắp sửa về nhà mà sáng lập tờ báo La Cloche fêlée, th́ cụ Phan Châu Trinh có đưa ra một phân công, gọi là "ngũ long tề khởi". Tại quê nhà, bầu không khí thực dân và phong kiến c̣n quá nặng, Ninh lănh sứ mạng đem tư tưởng dân quyền của Pháp ra mà "dĩ di diệt di". Nên chi báo của Ninh nêu lên đường lối là Cơ quan tuyên truyền cho tư tưởng Pháp (Organe de propagande des idées françaises) (...)

    C̣n hai cụ Phan th́ chờ Ninh xung phong, dọn dẹp chông gai bên nhà, hai cụ sẽ về góp sức mà tiến lên gây một phong trào dân chủ. Nhưng mà theo kế hoạch nầy, phân ra th́ có, mà tụ lại th́ chưa. Năm 1925, quả Ninh có rước hai cụ Phan về xứ. Nhưng sang năm 1926, cụ Tây Hồ ĺa trần, Ninh lo tổ chức quần chúng, giao cho cụ Trường đứng mũi chịu sào tờ L'Annam. Rồi Ninh vào tù, cụ Trường ba ch́m bẩy nổi, bị án tù, sang Paris chịu vào khám. C̣n Tất Thành mang tên chung là Nguyễn Ái Quốc, theo cộng sản luôn, một đi không trở lại.

    Nguyễn Thế Truyền vào đảng cộng sản Pháp, mượn phương tiện mà thành lập Việt Nam Hồn, sau đổi lại là Hồn Việt Nam, rồi Phục Quốc..."[6]

    Sự đổ vỡ có lẽ đă bắt đầu từ khi Phan Châu Trinh xuống Marseille, đầu năm 1922: Nhân Hội Chợ Đấu Xảo Marseille, Phan Châu Trinh nhờ Babut xin Pierre Guesde cho ông xuống Marseille làm việc. Guesde bằng ḷng. Nhưng Outrey phản đối dữ dội. Guesde viết thư trả lời tŕnh bầy lư do, như sau: "Tôi nghĩ việc nhận cho y làm việc sẽ có lợi về chính trị nên đă đưa tên An Nam này vào làm ở Ban Tổng Quản Lư Triển Lăm và cũng xin nói thêm là ở đó y đă làm việc rất tốt.

    Như vậy, tôi đă tranh thủ được cơ hội đương sự yêu cầu để kéo về phía chúng ta một tên An Nam thông minh và kiên tŕ, tuy có đôi chút ấm ức v́ những đắng cay của một cuộc sống đầy xáo trộn, nhưng tư tưởng t́nh cảm không hề có ǵ đáng ngại cho sự cai trị của chúng ta. Đến nay tôi vẫn tin chắc đây là một biện pháp tốt, dung ḥa được cả hai mặt nhân đạo và chính trị"[7].


    Theo các tài liệu sau đó[8] ông Phan xuống Marseille chỉ có mục đích đợi gặp bộ trưởng Thuộc Địa Albert Sarraut để xin một số yêu cầu - chắc là xin vào quốc tịch Pháp và xin về Việt Nam, v́ vậy ông không làm việc tích cực và đă bị "xếp" khiển trách thô bạo nên ông bỏ việc. Dù sự t́nh xẩy ra như thế nào, th́ lá thư của Guesde, một lần nữa cho thấy bộ mặt thực của chính quyền thuộc địa, cả những người giúp đỡ Phan như Roux, Babut, cũng nằm trong cái guồng máy ấy. Sự ngây thơ về chính trị của Phan Châu Trinh dĩ nhiên bị Phan Văn Trường "lên lớp" và hai người giận nhau. Các thư ông Trinh "mắng lại" ông Trường, ông Truyền tỏ rơ điều ấy.


    Còn tiếp ...

  8. #2498
    Tran Truong
    Khách

    V́ sao Phan Châu Trinh phó thác "đại sự" cho Phan Khôi ? _ Chương 20

    ● Phan Châu Trinh gặp Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh tại Pháp năm 1922

    Phan Châu Trinh xuống Marseille để đợi gặp Sarraut[9] và có lẽ cũng để tiếp xúc với những người Việt sang Pháp dự đấu xảo. Quan trọng nhất là những buổi gặp gỡ giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh.

    Trong chuyến đi Pháp 1922 Phạm Quỳnh gặp nhóm Yêu Nước ít nhất năm lần. Và luôn luôn bị mật thám theo dơi:

    1/ Ngày 11/4/1922: Gặp Phan Châu Trinh, Phạm Quỳnh ghi lại như sau: "Hôm nay gặp cụ Phan Tây Hồ, là một nhà chí sĩ nước ta, nay biệt xứ bên quư quốc. Hồi cụ khởi nghiệp, tôi c̣n nhỏ tuổi, nên chỉ biết tiếng mà không được biết người. Nay sang đến đây mới được gặp cụ, trong ḷng ngổn ngang nhiều nỗi, không sao nói xiết.
    Cùng nhau đàm luận trong mấy giờ. Viêc cụ làm chánh đáng hay không chánh đáng, tôi đây không muốn phẩm b́nh, nhưng xét cái thân thế cụ, dẫu ai có chút lương tâm cũng phải ngậm ngùi. Ừ, làm người ai chẳng muốn vợ đẹp, con nhiều, cửa cao, nhà rộng, bạc đầy tủ, thóc đầy kho; thế mà có người không muốn như thế, thời con người ấy, dẫu hay dở thế nào, tưởng làm kẻ quốc dân cũng không nên a dua nhẹ miệng mà gia tiếng thị phi vậy"[10].

    2/ Theo mật báo của an ninh Marseille ngày 11/5/1922, có cuộc gặp gỡ giữa ba người: Phan Châu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh. Trong cuộc họp này, Phan Châu Trinh ngỏ ư muốn lật đổ Nam triều, lập Quốc Hội An Nam với các dân biểu để cai trị cùng với chính phủ Pháp. Nhưng Nguyễn Văn Vĩnh khuyên không nên, v́ người trí thức và người dân vẫn c̣n gắn bó với nền quân chủ.
    Vả lại vua nước Nam không giống như vua Louis XIV hay XVI của Pháp đă áp bức làm khổ dân; và người dân An Nam cũng chưa đủ tŕnh độ để sử dụng quyền Quốc Hội. Phải chờ. Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh nói sẽ suy nghĩ xem có thể đóng góp ǵ cho chương tŕnh hành động của Phan Châu Trinh[11].

    3/ Ngày 27/6/1922, các ông Lê Thanh Cảnh và Trần Đức mời Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Cao Văn Sến dùng cơm ở một khách sạn khu Montparnasse, Paris. Đă có cuộc tranh luận gắt gao giữa Nguyễn Ái Quốc và Phan Châu Trinh - sẽ nói rơ thêm ở dưới.

    4/ Ngày 13/7/1922, Phạm Quỳnh ghi trong sổ tay: "Juillet/13/Jeudi: Ăn cơm An Nam với Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc ở nhà Trường (6 rue des Gobelins)"[12].
    5/ Ngày 16/7/1922, Phạm Quỳnh ghi: "Dimanche 16/7: ở nhà, Trường, Ái Quốc và Chuyền (Truyền) đến chơi"[13]. Như vậy, khi Phạm Quỳnh Nguyễn Văn Vĩnh đến Marseille và Paris, họ đă gặp nhóm Yêu Nước năm lần, nhưng ông Trinh và ông Trường không gặp nhau.

    Trong năm lần họp mặt, chỉ có buổi ở Montparnasse Paris được Lê Thanh Cảnh ghi lại trong tập Kư Ức Về Trường Quốc Học[14] và được gia đ́nh Nguyễn Văn Vĩnh lữu trữ. Rất tiếc người biên tập đă không ghi rơ nguồn của bài viết, năm, tháng... Tuy nhiên, nếu dựa vào mấy chữ "câu chuyện năm mươi năm trước" mà Lê Thanh Cảnh ghi trong "Lời người viết", th́ có thể đoán bài này viết khoảng 1970-1975 ở trong Nam, v́ tác giả dùng hai chữ "anh Quốc" rất tự nhiên.


    Còn tiệp ...

  9. #2499
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067

    Xin Bác sĩ Nguyễn Mạnh Quốc giúp đỡ

    Kính chào bác sĩ,

    Khi c̣n Dr. Trần ở "thegioinguoivie t" tôi có được vài bức h́nh đáng quư.

    Điển h́nh là đơn xin học của Nguyễn tất Thành gởi Tổng Thống Pháp:



    tôi đă dùng nó trong bài viết sau tôi để vạch trần Nguyễn tất Thành và HCM là hai người ở:

    http://nuocnha.blogspot.com/2016/07/...-chi-minh.html

    Sau này có người lưu ư tôi trong h́nh bức thư có hàng chữ "caractères chinois" có vẻ như ai đó thêm vào nhằm tạo sự liên kết với Hồ quang trong h́nh sau:



    Xin bác sĩ Quốc vui ḷng nhờ bạn bè bên Pháp coi lại dùm nếu được.

    Xin cám ơn bác sĩ trước.

  10. #2500
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Thưa ông người Già , nếu ai có con cháu học ở Pháp nhờ các bạn trẻ này , mượn sách ở các thư viện lớn của Pháp , những sách viết vào thời điểm đó .

    Người Pháp rất trung thực , có nhiều người cũng phản đối chánh sách thực dân .

    Cách đây gần 20 năm , tôi đă được đọc các sách thuộc phương diện này của một thư viện Bruxelles .

    Điều gây xúc động nhất là trong những sách đó họ nói về " tỉnh chánh phủ Lạng Sơn " .

    Vào khoảng 1942 , nhằm dằn mặt chánh quyền thực dân Pháp ở Đông Dương , Nhật giúp các tổ chức thuộc phong trào Đông Du , chiếm tỉnh Lạng Sơn

    lập chánh phủ .

    Nhưng sau đó , một thời gian ngắn , Nhật Pháp thoả thuận với nhau , Nhật rút đi , để Pháp vào càn quét các chiến sĩ VN .

    Với h́nh ảnh những người VN bị xỏ xâu bằng dây xuyên qua bàn tay ...

    Lúc đó người Pháp đă giết tại chổ hơn 2000 người VN một cách kín đáo , họ cho là tốt hơn vụ Nguyễn Thái Học đem ra toà xử tử khiến thế giới chỉ trích .

    Chắc chắn , ở các thư viện Pháp , đầy ấp những sách vỡ nói về những phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp tiếp nối đến sau này .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 12 users browsing this thread. (0 members and 12 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •