Page 25 of 28 FirstFirst ... 152122232425262728 LastLast
Results 241 to 250 of 280

Thread: Cái chết của một ngôn ngữ: tiếng Việt Sài G̣n cũ

  1. #241
    Member
    Join Date
    07-11-2010
    Location
    Calgary Alberta Cânda
    Posts
    250

    Nhà văn Khái Hưng

    Ngày xưa học về tự lực văn đoàn tôi nhớ thầy dạy tên thật của :

    KHÁI HƯNG là Trần KHÁNH GIƯ nếu đúng như vậy th́ Khái Hưng là bậc thầy đổi chữ v́ v́ tên và bút hiệu đă đổi lại mà không thừa chữ thiếu dấu phải khâm phục

    KHAI - HƯNG = KHÁNH - GIƯ


    Chuyện này xin Chị TIGON cho ư kiến
    Last edited by thuyhocthanh; 26-07-2012 at 01:54 PM.

  2. #242
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by thuyhocthanh View Post
    Nói lái
    Nhắc tới chuyện nói lái , tôi lại nhớ bài hát " Mộng Dưới Hoa "

    Ngay từ thời bản nhạc mới ra ḷ , đă bị dân yêu nhạc cho lái liền :

    Họa Dưới Mông = Mộng Dưới Hoa

    Bây giờ , t́m hiểu về các lối "nói lái "

    Có nhiều cách nói lái:

    -Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh. Ví dụ: mèo cái → mài kéo, có chức → cứt chó (đối với miền Nam), đơn giản → đang giỡn (đối với miền Nam), trời cho → tṛ chơi, đại học → độc hại (đối với miền Nam), bác học → bóc hạt, vô hàng → giang hồ (đối với miền Nam), đúng không → đóng khung (đối với miền Nam), có không → cống kho, mau co → mo cau, nó chết → nết chó, có trúng → cúng chó (do cách nói của chúng ta thường ngày vẫn lẫn lộn giữa tr và ch), có pháo → cáo phó,...

    -Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh. Ví dụ: đầu tiên → tiền đâu, từ đâu → đầu tư, đă có → cỏ đá (đối với miền Nam), gia đ́nh → đinh già, là do → ḍ la, các bạn → bán cạc, hạt giống → giọng hát (đối với miền Nam), hai th́ → thi hài,...

    -Cách 3: Đổi dấu thanh. Ví dụ: Thụy Điển → thủy điện, bí mật → bị mất, cũng có → cúng cỏ (đối với miền Nam), đi t́m → đ́ tim...

    -Cách 4: Đổi phụ âm đầu. Ví dụ: cao đẳng → đau cẳng (đối với miền Nam), giải pháp → phải giáp...

    -Cách 5: Đổi âm sau và thanh sau, giữ phụ âm đầu. Ví dụ: bí mật → bật mí, một cái → mái cột, mèo cái → mái kèo, trâu đực → trực đâu, trâu cái → trái cau (đối với miền Nam), mắc cười → mười cắc

    Lưu ư: Không phải từ nào cũng có thể nói lái được. Những từ láy toàn bộ, hai từ lặp lại hoàn toàn, từ có chung dấu thanh và âm đầu, dấu thanh và âm sau, âm đầu và âm sau đều không nói lái được.

    Ví dụ: luôn luôn, măi măi, đi đâu (có chung phụ âm đầu và dấu thanh)...

    Tigon sưu tầm

  3. #243
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Tigon sẽ ngưng bài về chuyện " ngọng " , sẽ post lại hết sau khi các bác xong cái vụ " con " và " cục " của mấy Bác

    Mời các Bác cứ " vô tư " lên nhá

    Tigon
    Tôi chỉ tạm ngưng bài " văn hoá ngọng " để các bác thoải mái bàn tiếp vụ : con-cái-cục . Nhưng hôm nay vào lại th́ đă có Bác khiêng mất đề tài . Chán thật !

    Sao không tiếp tục bàn ở đây cho vui ?

    tigon

  4. #244
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nói lái trong thơ

    Nói lái thành thơ có lẽ là nghệ thuật chơi chữ tuyệt diệu và độc đáo trong tiếng Việt:
    Ḍng châu lai láng, đĩa dầu chong
    Công khó đợi chờ, biết có không ?
    Nhắc bạn thêm thương người nhạn bắc
    Trông đời ngao ngán giữa trời đông

    Một dị bản khác:

    Nhắc bạn thêm thương t́nh nhạn bắc
    Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông
    Đêm thâu tiếng dế đau thêm măi
    Công khó chờ nhau biết có không ?

    Một bài thơ của cụ Thảo Am viết sau khi nghe tin giặc Pháp chiếm lại đồn Mang Cá, 1946

    Lũ quỷ nay lại về luỹ cũ
    Thầy tu mô Phật cũng thù Tây.

    Làm thơ nói lái thật không dễ. Ví dụ bài thơ nhắn bạn sau đây:

    Làng vọng c̣n hơn cái lọng vàng
    Mang sơ tấm áo, chớ mơ sang
    Nhắn bạn lên non đừng bắn nhạn
    Hang lỗ t́m vào bắt hổ lang

    Cụ Nguyễn Khoa Vy mất năm 1968, cùng với cụ Ưng B́nh Thúc Giạ thuộc thế hệ cuối cùng của Quốc tử giám. Cụ làm bài thơ Nhớ bạn thế này:

    Nhớ Bạn

    Nhắc bạn những thương t́nh nhạn bắc
    Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông
    Đêm thâu tiếng dế đâu thêm măi
    Công khó chờ nhau biết có không

    Hoặc một bài thơ khác:

    Đời chua, bậu cứ thử đùa chơi
    Chơi ngổ xong rồi, kiếm chỗ ngơi
    Bến đậu thênh thang, mời bậu đến
    Ngồi đây say tít, ngất ngây đời.

    Câu cuối của bài thơ ngồi đây đă bị ép thành ngây đời. Điều đó chứng tỏ nói lái thành thơ, không phải dễ!

    ( C̣n tiếp...)

  5. #245
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ấy vậy mà bài thơ sau đây sẽ c̣n làm chúng ta thật sự ngạc nhiên về sự phong phú, đa dạng của ngôn từ tiếng Việt cũng như sự tài t́nh của nhà thơ.

    Nếu ai định dịch nó sang ngôn ngữ khác, chắc là phải bó tay! (khi đọc nhớ lái ở ba từ cuối mỗi câu):

    Mỗi độ xuân sang chả có ǵ (chỉ có già)
    Giàu sang, keo kiệt để mà chi? (đĩ mẹ cha)
    Vui xuân chúc tết cầu gia đạo (cạo da đầu)
    Cạn chén tiêu sầu tiễn người đi (đĩ người tiên).

    "Chú phỉnh" tôi rồi "chính phủ" ơi,
    "Chiến khu" đông lúa "chú khiên" rồi
    "Thi đua" sao cứ "thua đi" măi
    "Kháng chiến" lâu rồi "khiến chán" thôi !!!

    Thầy giáo tháo giầy, tháo giáo án dán áo
    Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa, nḥa cả hương
    Làm giáo chức, phải giứt cháo
    Thảo chương, rồi để được ... thưởng chao

    Nhường luôn hết cả nhà xe, nhè luôn hết cả xương
    Nhường luôn miếng đất, nhất luôn cả miếng đường
    Nhường tới tận rau, nhàu luôn tới tận xương
    Nhường tới cái túi, nhúi...tới cái tường

    Lấy lương hưu, để lưu hương

    Vua Tự Đức cũng có 1 câu đối chỉnh mà đến nay chưa chắc ai giải được.

    Vế đối ra:

    Kia mấy cây mía

    và vế đối lại của vua Tự Đức là:

    Có vài cái ṿ

    Chỉnh hết chỗ nói!

    BÔNG Ế!

    Ông Đồn chợ sáng chẳng ồn đông

    Bông giữa rằm giêng gặp bữa giông

    Cổng đá hàng bày c̣n cả đống

    Mông khua đít tét hỏi mua không

    Cọc ṃn hoa cắt đâu c̣n mọc

    Hồng trết bùn trây cũng hết trồng

    Cố lăi vô thời ôm cái lỗ

    Đồng Kho về sớm kẻo đ̣ không!

    Tố mỹ

    C̣n có câu chuyện kể như sau:

    Hồi c̣n mồ ma thực dân Pháp, có một bà lấy Tây (khi ấy gọi là “me Tây”), được ông chồng dẫn vô tiệm hỏi mua quạt máy. Hỏi giá xong, ông chồng hỏi ư kiến vợ có nên mua hay không, bà vợ không đáp thẳng vào câu hỏi mà trả lời bóng gió “Très chaud!” (nóng quá).

    Ông Tây nghe qua, nghĩ vợ than rằng trời nóng quá lắm, do đó muốn mua quạt, bèn chiều vợ, trả tiền lấy quạt đem về.

    Tới nhà, vợ cằn nhằn: “Khi năy tôi nói giá mắc quá, sao ông cứ mua?”. Chồng trố mắt: “Bà nói hồi nào”.

    “Th́ tôi chẳng nói “Très chaud” tức là “Trop cher” là ǵ? Trong tiệm tôi không muốn nói thẳng ra mà phải nói lái. “Trop cher” chẳng có nghĩa là quá mắc hay sao?”.

    Lại có câu thách đối nói lái rất hay của các cô gái (xin hiểu là theo truyện kể dân gian):

    Con cá đối nằm trong cối đá

    Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo

    Anh mà đối được dẫu nghèo em cũng ưng.

    Vế ra hóc búa là thế mà cũng có kẻ đối được, như sau:

    Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ

    Chim vàng lông đậu cạnh vồng lang

    Anh đà đối được e nàng chẳng ưng.

    Tất nhiên, đối với kẻ khó tính “chẻ sợi tóc làm tư” th́ vế đối có đôi chỗ chưa thật chỉnh như chim gơ kiến chớ không phải mỏ kiến, mỏ kiến đúng phóc nói lái phải là miến cỏ. Nhưng thiết nghĩ đối như vậy là tuyệt vời lắm rồi. Bạn nào có thể nghĩ ra vế đối câu trên mà “trên cả tuyệt vời” xin cứ thử sức!

    Nói lái c̣n gắn liền với vài mảnh truyện sau :

    Trai gái miền trung hẹn ḥ gặp gỡ nhau, sợ có người nghe th́ t́m cách nói lái vẩn vơ về ruộng đồng, rơm rạ để hiểu ngầm với nhau.

    Chàng nói bâng quơ : “bị môn, bị khoai, bị nưa”, nàng khất: “ cau khô, trầu héo, tái môi.” hay “nón cụ, quai thao, tốt mối.” Hoặc “bưởi đỏ, cam sành, tốt múi”.

    .Người qua đường không thể hiểu rằng bị nưa là bựa ni (bữa nay), tái môi là tối mai, tốt mối là tối mốt, tối múi là túi mốt..

    Chàng trai xưa kia có râu, cạo râu xong, cô gái nhận không ra. Chàng bèn làm thơ nói lái như vầy :

    Xưa tê câu ró ngó xinh Bây giờ câu rạo vô t́nh ngó lơ.
    Th́ ra câu ró, câu rạo không dính líu xa gần với chuyện đi câu cả.

    Trong văn chương b́nh dân có lối ḥ tục nói lái như đoạn ḥ sau đây:

    Anh đi về cẳng thấp cẳng cao,
    Em cũng mời anh vô hút thuốc ăn trầu,
    Kẻo thế gian lắm lời, nói ở "dồn lâu" mới về.

    Đáp:

    - Anh cũng muốn vô nhà, ghé hút thuốc ăn trầu,
    Nhưng sợ mai tê quan biết được, nói "đặt cầu" em leo.

  6. #246
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Giai Thoại Trạng Quỳnh nói lái

    "...Trong nhân gian, người ta rất thích thú được nói lái và nghe nói lái, có khi bất chợt t́nh cờ vô ư mà tiếng nói ra thành một tiếng nói lái, có khi người ta t́m cách đẽo gọt, t́m ṭi để kiếm ra những từ nói lái có ư nghĩa. Tác giả có thể là một mà cũng có thể là nhiều người, dần dà ngôn ngữ nói lái thành ra tài sản chung, đóng góp vào trong kho tàng văn chương b́nh dân của ngôn ngữ Việt Nam..."

    Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, sinh dưới thời Lê Trung Hưng (1530-1540), quán Nghệ An là người hay chữ, thông minh xuất chúng, với bản tính nói ngông hay châm chọc vua chúa quan quyền thời bấy giờ đă để lại nhiều giai thoại trong lịch sử.

    Trạng Quỳnh một lần đă dâng lên chúa Trịnh một lọ thức ăn mà Quỳnh đă khoác lác là một món ăn tuyệt hảo, ngoài có đề hai chữ Đại Phong.

    Sau khi ăn thử, chúa Trịnh cật vấn trạng về món ăn lạ, th́ Trạng giải thích rằng đại phong là gió to, gió to th́ đổ chùa, đổ chùa th́ tượng lo, tượng lo nói lái là lọ tương.

    Một lần khác , để dằn mặt một công chúa thời bấy giờ có tính khinh người và kiêu căng, trên đường công chúa sắp đi qua, Trạng Quỳnh xắn quần xuống chiếc ao vệ đường liên tục lấy chân đá vào những cánh bèo trên mặt ao.

    Thấy lạ, quan quân dừng lại để công chúa hỏi chuyện, th́ Trạng nói Trạng đang đá bèo, chúng ta phải hiểu trạng Quỳnh đang chơi xỏ công chúa: đéo...bà.

    Nhân gian cũng truyền tụng Trạng Quỳnh là tác giả câu nói lái con gầy- cây g̣n , sương cho sáo- sao cho sướng và may ngón tóc-móc ngón tay

    Hồ Xuân Hương nói lái

    Hồ Xuân Hương với những bài thơ tả vật, tả cảnh đă dùng những h́nh tượng , chữ nghĩa rất táo bạo khiến cho người ta thường nghĩ ngay đến các sinh thực khí hay những quan hệ giữa nam nữ, như một ám ảnh tâm lư, nếu nói theo các nhà phân tâm học.( Vịnh Cái Quạt, Đánh Cờ Người, Quả Mít, Đèo Ba Dọi...) lẽ cố nhiên nhà thơ họ Hồ cũng không quên dùng nhiều chữ theo lối nói lái một cách táo bạo trong thơ bà, mà người đọc ai cũng hiểu:

    ...Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
    Trái gió cho nên phải lộn lèo. (Kiếp Tu Hành)

    ...Quán sứ sao mà cảnh vắng teo
    Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo.
    Chày ḱnh, tiểu để suông không đấm,
    Tràng hạt, vải lần đếm lại đeo.(Chùa Quán Sứ)

    ...Đang cơn nắng cực chửa mưa hè,
    Rủ chị em ra tát nước khe.(Tát Nước)

    ...Thú vui quên cả niềm lo cũ
    Ḱa cái diều ai nó lộn lèo.( Quán Khách)

    Nhân nói chuyện lái trong thơ Hồ Xuân Hương, chúng tôi xin trích dẫn một bài thơ nói lái của một tác giả vô danh nhan đề là Trông Trời ( xin đọc theo kiểu bắc kỳ là Chông Chời ):

    Cô kia sao cứ trông trời
    Để tôi xin nguyện làm trời cô trông
    Trông trời sướng lắm phải không
    Trời mà trông lại c̣n mong nỗi ǵ !

    Sau đây lại thêm một bai thơ tục theo kiểu nói lái:

    Ban ngày lặt cỏ tối công phu
    Đậu ủ lâu ngày hóa đậu lu
    Ngày ta địa chủ, đêm tu đạo
    Đạo chi lạ rứa: "Đạo ù ù".

    Nói lái thời Pháp thuộc

    Một giai thoại thời thủ tướng Nguyễn Văn Tâm được lưu truyền ở miền nam như sau:

    hồi Thủ Tướng Tâm c̣n là Quận Trưởng Cai Lậy ( có biệt danh là Hùm Xám Cai Lậy ) lúc ăn mừng tân gia, có người đem tặng một bức hoành có khắc bốn chữ nho : " Đại Điểm Quần Thần" tạm dịch nghĩ a là "bề tôi chức vụ lớn".

    Nguyễn Văn Tâm lấy làm hănh diện đắc ư, nhưng sau đó có người phát giác ra là ông Tâm bị chưởi xéo, v́ bốn chữ Đại Điểm Quần Thần, dịch nôm sát nghĩa là Chấm To Bầy Tôi.. nói lái ra thành Chó Tâm Bồi Tây.

    Lối nói này cũng phổ biến như người ta nói tới một người đàn bà " bách diệp", nghĩa nôm là "trăm lá", nói lái là "tra lắm" ( già lắm).

    Nói lái sau năm 1975

    Sau năm 1975, đời sống nhân dân khó khăn, do đó trong dân gian có những câu nói lái rất phổ thông:

    Quy mă là qua Mỹ ,

    hay :

    Kỹ sư đôi lúc làm cư sĩ
    Thầy giáo lắm phen cũng tháo dày.
    Giáo chức giờ đây đành dứt cháo
    Khoái ăn sang nên... sáng ăn khoai.

    Nói về tệ nạn cửa quyền tham nhũng của chế độ và các tệ nạn th́ nhân gian có các câu nói lái :

    Thủ tục đầu tiên là ..tiền đâu ?

    Vũ Như Cẩn là Vẫn như cũ.

    Nguyễn Y Vân là Vẫn Y Nguyên

    Bùi Lan là Bàn Lui

    Hộ khẩu là Hậu khổ.

    Đả kích chế độ th́ thiên hạ có câu:


    Con đường Bác đi, đường bi đát
    Chán bảng đỏ, nhiều anh bỏ đảng.


    Chỉ riêng ngành giáo dục không thôi đă có nguyên một bài nói lái tự thán như sau :

    Thầy giáo tháo giày đi dép
    Nhà trường nhường trà uống nước trong
    Tháng đầy thầy đáng dăm lon gạo
    Lương thầy tiền lính tính liền xong
    Thầy giáo tháo ủng tháo giày
    Tháo ủng thủng áo tháo giày nóng chân
    Giáo án dành lại khi cần
    Thay vải dán áo việc làm tốt thôi.


    C̣n tiếp...

  7. #247
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Tôi chỉ tạm ngưng bài " văn hoá ngọng " để các bác thoải mái bàn tiếp vụ : con-cái-cục . Nhưng hôm nay vào lại th́ đă có Bác khiêng mất đề tài . Chán thật !

    Sao không tiếp tục bàn ở đây cho vui ?

    tigon
    Hello sis Tigon
    Xin lỗi, SB cũng sơ ư ...
    Dạo net thấy bài của ông Trần Văn Giang viết hay và có 1 số đề nghị "hay ho" có thể giúp được những người bị "ngọng"; những cách sửa khuyết điểm của hệ thống giáo dục VN hiện tại để thoát khỏi/ phá vở cái "cycles ngọng" => nên đăng cho bà con xem cho tiện trong phần giáo dục.

    Sis cứ nhờ mod dọn bài SB đăng qua chung ở đây hoặc sis cứ tiếp tục post bài "ngọng" như sis muốn và mod cứ xóa cái thread của SB đă đăng.

    SB

  8. #248
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vài ví dụ khác

    Cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi là một nhà thơ Đất Thần Kinh, ở Vỹ Dạ đă làm một bài thơ nói lái rất công phu và có ư nghĩa như sau:

    Cầu đạo nên chi phải cạo đầu
    Dầu lai dưa muối cũng dài lâu
    Na bường bát tới nương bà vải (**)
    Dầu săi không tu cũng giải sầu.

    Ông Tôn Thất Đàm ở Úc đă có một bài nói lái nhan đề “Má Con” như sau:

    Má đưa con đi trong mưa đá
    Má đặt con lên mặt đá bằng
    Má đi vào xem mi đá bóng
    Má đang mang đá tới lót nền
    Má lột một lá dính vào phên
    Má lấy bên hè đi mấy lá
    Má ḷn ṃn lá cửa ngoài hiên
    Má cần mần cá để kho liền
    Má cắt con mắt cá đầu tiên
    Má cũng mua đầy hai mủng cá
    Má can con ăn mang cá ḱnh.

    Trong nhân gian, người ta rất thích thú được nói lái và nghe nói lái, có khi bất chợt t́nh cờ vô ư mà tiếng nói ra thành một tiếng nói lái, có khi người ta t́m cách đẽo gọt, t́m ṭi để kiếm ra những từ nói lái có ư nghĩa. Tác giả có thể là một mà cũng có thể là nhiều người, dần dà ngôn ngữ nói lái thành ra tài sản chung, đóng góp vào trong kho tàng văn chương b́nh dân của ngôn ngữ Việt Nam.

    Chúng tôi xin trích dẫn một số tiếng nói lái thông thường mà chúng ta hay bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày :

    trễ giờ th́ trở (về) dề,

    - ôm nhiều thành yếu và yêu nhiều thành ốm,

    - đơn giản như đang giỡn,

    - chà đồ nhôm là chôm đồ nhà,

    -cây c̣n ( mộc tồn ) là con cầy.

    - cờ tây là cầy tơ.

    và nói lái tiếng tây : très chaud ( nóng quá ) thành trop cher ( đắt quá ).

    Như chúng tôi đă nói ở đầu ,trong bài nói lái này chúng tôi không có tham vọng làm công việc nghiên cứu mà chỉ thâu lượm một ít tư liệu rất hạn chế về nói lái để mua vui cho quí vị độc giả.

    Chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có nhiều tài liệu đóng góp cho chương nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam, v́ quả thật đây là một chương rất đặc biệt không ai có và không giống ai.

    (**)Na bường bát tới : nói giọng Huế là đem b́nh bát tới.

    Nguyên lư

    http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B3....95_th.C3.B4ng

  9. #249
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by SilverBullet View Post
    Hello sis Tigon
    Xin lỗi, SB cũng sơ ư ...
    Dạo net thấy bài của ông Trần Văn Giang viết hay và có 1 số đề nghị "hay ho" có thể giúp được những người bị "ngọng"; những cách sửa khuyết điểm của hệ thống giáo dục VN hiện tại để thoát khỏi/ phá vở cái "cycles ngọng" => nên đăng cho bà con xem cho tiện trong phần giáo dục.

    Sis cứ nhờ mod dọn bài SB đăng qua chung ở đây hoặc sis cứ tiếp tục post bài "ngọng" như sis muốn và mod cứ xóa cái thread của SB đă đăng.

    SB
    Thôi , lỡ rồi th́ cứ để vậy .

    Tôi chỉ muốn thân hữu có chung một nơi để bàn chuyện chữ nghĩa , giữ cái hay và tránh cái sai , để bảo tồn và phát huy tiếng Việt trong sáng của Saigon cũ .

    Không sao đâu

    Tigon

  10. #250
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nói Lái : Một Dạng Đặc Biệt Của Tiếng Việt

    Nguyễn Hữu Phước, PhD


    Không biết văn nói lái hoặc việc dùng tiếng lái trong văn nói và văn viết có từ bao giờ.

    Riêng tôi, tôi đă nghe, bắt chước và dùng nói lái từ lúc c̣n học tiểu học vào thập niên 1940. Sau nầy đọc sách mới biết rằng lối nói lái đă được dùng từ lâu hơn tôi tưởng.

    Người ta nói lái để chơi chữ, để bông đùa giữa bạn bè với nhau, để châm biếm vô hại một sự việc ǵ đó cho vui, hoặc châm biếm một người khác mà không dám nói trực tiếp.

    Ngay cả trong việc đặt tên hiệu hoặc thương hiệu cũng có dùng tiếng lái như trường hợp của nhà thơ Thế Lử với tên thật là Nguyễn Thứ Lể. Thế Lử là tiếng lái của Thứ Lể.

    Tôi xin thưa trước những chuyện cười th́ phải có người nói và người nghe. Người nói phải có tài nói chuyện vui. Phải lựa chuyện cho đúng với thành phần thính hay khán giả th́ câu chuyện mới được thưởng thức. C̣n nếu viết chuyện cười để cho thiên hạ đọc th́ chưa chắc tất cả người đọc đều cười và đôi khi c̣n nghe chê là chuyện cười nầy hay chuyện cười kia "dở ẹt". Nhưng cũng câu chuyện dở ẹt đó màụ do một người có tài kể, và kể đúng lúc, đúng trường hợp th́ lại là chuyện hay.

    Cũng y vậy, đă gọi là "nói lái" th́ phải nói đúng chuyện, đúng lúc, đúng nơi, đúng với thành phần thính giả th́ may ra mới được thưởng thức.

    Do đó, v́ đây là bài sưu khảo nên tôi phải viết tất cả những chuyện ǵ mà tôi có thể ghi lại theo trí nhớ, hoặc ghi ra từ những tài liệu khác.

    Đọc bài nói lái chắc chắn là dể nhàm chán hơn là nghe nói lái. Xin quư vị chịu khó đọc hết để thấy nhiều dạng khác nhau của việc nói lái.

    Nói lái trong một số sách vở

    Từ đoạn nầy trở về sau, "chữ" (c̣n gọi là "từ" hay hay nhóm chữ (cụm từ), hoặc câu thơ nào có thể viết tiếng lái ra, tôi sẽ viết. Nếu cảm thấy bất tiện v́ tiếng lái có vẽ quá "tả chân" hay gọi là không được thanh tao, tôi xin miễn viết ra để gọi là tôn trọng cả những người cho rằng không nên viết những từ có vẽ quá..trớn. Tôi chỉ tô đậm, hoặc gạch dưới những từ có thể hiểu theo nghĩa lái, hoặc không gạch dưới ǵ cả.

    Nói lái cho vui về nguồn gốc của một người :

    Ông Nguyễn Ngọc Huy, trong quyển Tên Họ Người Việt Nam, có thuật câu chuyện đại khái như sau: Ngày xưa có nhiều người VN từ miền Trung tiếp tục vào Nam lập nghiệp. Dân Nam, v́ không biết rơ địa lư miền Trung, gọi chung những người mới vào sau là "người Huế".

    Có nhiều người Huế làm nghề thầy lang lưu động. Một thầy lang nọ tuy c̣n trẻ, nhưng mát tay chửa lành cho một phú hộ. Ông phú hộ cảm ơn thầy lang bằng cách gả con cho thầy. Ông lại giúp vốn cho mở tiệm thuốc bắc.

    Chú rể nhờ cha vợ đặt tên cho hiệu thuốc của ḿnh. Ông cha vợ đặt tên tiệm là "Thế Hoằng Dược Pḥng". Ông giải thích cho rể đại ư là nó làm việc cứu người nên đời mở rộng ra (thế = đời ; hoằng = rộng). Chú rể rất hài ḷng.

    Khi có người khác hỏi ư nghĩa của hai chữ đó, ông cười và nói : Rể tôi là người Huế, tôi đặt hiệu tiệm Thế Hoằng là để nhắc cho nó nhớ gốc gác nó là Thằng Huế. (Trong trường hợp nầy nguyên âm "o" trong chữ "hoằng" đă được thay thế bằng nguyên âm "u" trong chữ "Huế". Đây chỉ là đọc cho thuận tai mà thôi, chớ lúc nói lái không ai nghĩ đến việc thay đỗi nguyên âm hay phụ âm, hoặc hoặc thay đổi "dấu" ǵ cả.

    Nói lái v́ tục cử tên :

    Cũng trong quyễn sách trên, GS Huy c̣n nhắc đến một câu chuyện "nói lái" khác do tục cử tên mà có.

    Ngày xưa, thời chữ nho c̣n thịnh, dân Việt có tục cử tên hay c̣n gọi là kỵ úy. Thí sinh của các kỳ thi trước năm 1920 là những nạn nhân đầu tiên. Nếu bài làm không tránh những tên cấm kỵ th́ chẳng những bị đánh rớt mà c̣n có thể bị các biện pháp chế tài khác.

    Nạn nhơn thứ hai là những người cầm bút. Và nạn nhân thứ ba là các gánh hát. Tục cử tên ảnh hưởng sâu rộng trong dân chúng. Theo GS Huy th́ dân chúng đă phản ứng lại bằng cách dùng tiếng lái.

    Số là vào những thập niên 1940-1950 có những đoàn hát bội lưu động đi hát ở các miền thuộc "Lục Tỉnh". Trước khi đến một vùng nào th́ bầu gánh phải lấy danh sách của các chức sắc nơi đó để khi hát, những diễn viên phải tránh tên trong danh sách đó hay đọc trại đi. Thí dụ tên của ông cai tổng là Nguyên thi khi hát, tất cả những chữ "nguyên" đều được đổi ra "ngươn" v́ tên Nguyên phải cử để tỏ sự kính trọng.

    Có một gánh hát đến một làng nọ để hát trong dịp lể "kỳ yên”. Các vị hương chức trong xă họp bàn về việc cử tên. Hội đồng xă đồng ư là để cho tuồng hát được hay, miễn cho đoàn hát khỏi cử tên các chức sắc, trừ tên hai anh em của hai vị hào mục tên Hoà và tên Hoá.

    Hai ông nầy rất hách dịch, nhứt định là đoàn hát phải cử tên của hai ông. Nhũng người trong gánh đồng ư. Nhưng để chơi xỏ hai ông này, họ thêm một màn diễu. Trong màn nầy có hai người đối đáp, một người đóng vai lính.

    Người kia hỏi là trong quân ngũ, lính được ăn món ǵ thường xuyên. Anh lính đáp : "Hoặc ăn cà, hoặc ăn cá”. "Những người lanh trí hiểu đó là câu nói lái để móc họng ông Hoà và ông Hoá đều ôm bụng cười trong khi hai ông này giận muốn hộc máu mà không làm ǵ được gánh hát”. (Xin thưa thêm cho rơ nghĩa : hoặc ăn cà = Hoà ăn c.t ; hoặc ăn cá = Hoá ăn c.t)

    Tiếng lái có nghĩa riêng : Trong một video mà ông NNN và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên là MC (rất tiếc không nhớ video tên ǵ), ông NNN phỏng vấn ca sĩ Chế Linh. Ông có hỏi ca sĩ rằng hồi ở Sài G̣n, những người ngưởng mộ có gọi đùa ca sĩ Chế Linh là ca sĩ "Lính Chê", ca sĩ Chế Linh có giận không ? Ca sĩ Chế Linh trả lời là ông được miễn dịch (lính chê) v́ là thuộc sắc tộc thiểu số Chàm, và không phiền hà ǵ với tên riêng đó. Tôi chắc là ông NNN cũng thừa biết là từ "lính chê" là tiếng lái của Chế Linh. Tiếng lái nầy lại trùng hợp với t́nh trạng quân dịch của ca sĩ Chế Linh.

    Nói lái đơn giản về người, thú vật và những chuyện hằng ngày : Trong video Vân Sơn số 3, trong hài kịch Ông Ninh Ông Nang (12) (không thấy để tên tác giả) có một phần đối đáp sau đây giữa cách hài kịch viên toàn là câu lái, rất đơn giản và rất dể hiểu về thú vật (cá, chim, chó, mèo), về người (bà già, ông già, trẻ em, cô dâu, chú rể) và các điều khác.

    "Con cá đối nằm trên cối đá ;
    Mèo đuôi cụt nằm mụt đuôi kèo
    Chim mỏ kiến nằm trên miếng cỏ ;
    Chim vàng long đá tại ṿng lang
    Chim sáo sọc chê anh sóc sạo ;
    Con chó què chân bị cái quần che
    Cô bé mập ú là nhờ mụ ấp ;
    Thằng nhỏ ốm tong vác cái ống tôm
    Chiều chiều cụ Măo lên rừng cạo mũ ;
    Sáng sớm bà Hạt đi bán bạt hà
    Cô nàng dâu hứa đi mua dưa hấu ;
    Chàng rể bảnh trai ngồi tại bải tranh
    Người mặc áo xanh chính là anh sáu ;
    Miếng thịt băm nát trong bụng bác năm
    Anh chàng sức môi ngồi ăn xôi mức ;
    Cô gái mồm to lặn lội ṃ tôm
    Nhờ cái búa đỏ chẻ thành bó đủa ;
    Cái nồi cơm thiêu lại dám kêu thơm
    Tấm h́nh lộng kiến ai đem liệng cống ;
    Cô gái muốn chồng ngó cái mống chuồng”.

    Đến đây đă hết những câu lái trong Video Vân Sơn, nhưng câu chót làm tôi liên tưởng đến câu lái khác cùng ư nghĩa :"Mống chuồng mọc giữa đồng cḥi. Cái móng mọc ở giữ đồng b́nh thường như chuyện "muốn chồng" th́ "đ̣i chồng" phải không quư vị ?

    Các nhà văn (hiện đă già, hoặc đă ra đi rồi) nói lái

    Trong quyển "Hơn Nửa Đời Hư" (13) ông Vuơng Hồng Sển dùng tiếng lái nhiều lần. Thí dụ "bất quá là bá quốc" (trang 465) ; "ủ tờ" (tiếng lái của từ ở tù, trang 477) ; và "mống chuồng" (tiếng lái của "muốn chồng" trang 519) ... Ngoài ra, ở một đoạn khác, để nhắc lại kỹ niệm chuyến Đông du thăm Đài loan và Nhật của ông và vài người bạn Pháp, cũng trong sách nầy, ông có ghi lại chuyện ở khách sạn Nhật. Ông và người bạn Pháp không quen mặc áo kimono đă để sẳn trong tủ cho khách trọ. Ông có dùng hai tiếng lái, với vẽ đùa cợt mà tôi xin miễn "thông dịch", như đă hứa ; trừ gạch lằn gạch dưới hai tiếng lái là do tôi thêm, nguyên văn câu ông viết như sau :

    "Đến cái áo kimono màu sặc sỡ, mỗi pḥng trọ đều có treo sẳn cho khách mượn, Meken và tôi chưa quen, vừa xỏ tay vào, tấm thân bồ tượng áo che không khuất, trống trước trống sau, đứa "lù coi" đứa "lắc cọ", áo nhột nhột, cảnh thật buồn cười" (trang 590).

    Công Tử Hà Đông (CTHĐ), báo Người Việt (1), dùng tựa đề "Sài G̣n Tạp Pín Lù" (tên một cuốn sách của ông Vương Hồng Sển), để phê b́nh nội dung của cuốn "Tự Vị Tiếng Việt Miền Nam" của ông Sển. Bài báo nầy đă kể ra nhiều tiếng lái. Có tiếng từ sách của ông Sển, đă được tác giả bài báo trích dẫn như "xe u mê" :

    "Xe u mê : tiếng lóng để gọi xe thổ mộ, v́ sàn xe bằng gỗ cứng, khách ngồi bệt trên sàn, ê ẩm bàn trôn, nhứt là khách phụ nữ đều phải ê mu, nói lái cho bớt tục”.

    Có nhiều tiếng lái khác, và những tiếng đặc biệt được dùng thời tác giả CTHĐ sống ở Sài G̣n. Ông đặt câu hỏi cho chính ông là : "Tại sao tôi lại không ghi lại với lời giải thích những tiếng, những hành ngữ sinh động, rung rinh âm thanh, lung linh màu sắc trong tiếng nói của dân tộc tôi, trong thời đại tôi ? "

    Ư kiến của ông rất hay v́ những từ mà ông kể ra rất độc đáo, v́ có tính cách rất là Sài G̣n. Trong số những tiếng đặc biệt đó, có một số là tiếng lái như : liệng cống, dấm sủ, chai hia, chà đồ nhôm. Xin được trích dẫn sau đây cụm từ lái chà đồ nhôm, một thành ngữ lái có tính cách lịch sử, tả cảnh nghèo đói của dân Sài G̣n, sau khi được phỏng dái (giải phóng), phải đem bán bất cứ vật ǵ có thể chôm (lấy) được trong nhà.

    "Chà đồ nhôm : chôm đồ nhà, tiếng Sài G̣n những năm sau 1975 ... Thời ấy Sài G̣n có câu phong dao :

    Đi đâu bỏ con ở nhà ?
    Hỏi em em nói : Đi chà đồ nhôm
    Đi đâu tay xách, nách ôm ?
    Hỏi em em nói đi chôm đồ nhà”. (1)

    Giai thoại về nói lái của Trạng Quỳnh : Trong một số sách khác, tôi nhớ là có đọc một số chuyện vui liên quan đến "Trạng Quỳnh". Ông hay nghịch ngợm, chọc phá nhiều vị chức sắc trong triều, kể cả con vua và vua nữa. Đại ư chuyện truyền rằng một hôm nghe công chúa đi dạo ngoài thành. Trạng Quỳnh đứng đón công chúa ở gần bên một cây cầu. Khi công chúa đi ngang qua cầu thấy ông trạng nhà ta lấy chân đá nước văng tung tóe. Công chúa hỏi ông đang làm ǵ đó ? Ông trả lời là ông đá bèo cho vui.

    Nhà thơ Hồ Xuân Hương nói lái : Tôi cũng nhớ có đọc nhiều lần trong các sách (nào đó), thơ của Hồ Xuân Hương (HXH). Nữ sĩ họ Hồ nầy là vua về thơ lái. Thơ lái của bà được ghi lại trong nhiều sách vở về văn chương Việt Nam. Gần đây đọc quyển "100 Năm Phát Triển Tiếng Việt" (9), tác giả Phụng Nghi có ghi lại bài thơ "Kiếp Tu Hành" của nữ sĩ họ Hồ :

    Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
    Vị ǵ một chút tẻo tèo teo
    Thuyền t́nh cũng muốn về tây trúc,
    Trái gió cho nên phải lộn lèo.

    Ngoài ra tôi c̣n nhớ vài câu sau đây của HXH : (nhưng không nhớ tựa bài thơ)

    Đang cơn nắng cực chửa mưa hè
    Rủ chị em ra tát nước khe …

    Hoặc :

    Thú vui quên cả niềm lo cũ
    Ḱa cái diều ai nó lộn lèo.

    Các nhà thơ khác nói lái : Theo sách vừa dẫn (9) thi sĩ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy ở Huế có bài thơ như sau :

    Nực cổi chi ra nổi cực ḷng,
    Ḍng châu lai láng dĩa dầu chong
    Khó đi t́m hiểu nhau khi đó,
    Công khó nhờ ai biết có không

    Ông Huy Phương (3) trong bài "Nói Lái Mà Chơi" cũng có ghi một bài thơ nói lái nổi tiếng khác của thi sĩ Nguyễn Khoa Vy :

    Cầu đạo nên chi phải cạo đầu
    Dầu lai dưa muối cũng dài lâu
    Na bường bát tới nương bà văi
    Dầu săi không tu cũng giải sầu

    (Ông Huy Phương chú thích : Na bường bát tới = mang b́nh bát tới, nói giọng Huế)

    Ngoài ra trong bài "Nói Lái Mà Chơi" c̣n có một bài thơ rất hay tựa đề "Trông Trời" mà Ông Huy Phương nói không biết tác giả là ai.

    "Cô kia sao cứ trông trời :
    Để tôi xin nguyện làm trời cô trông
    Trông trời sướng lắm phải không
    Trời mà trông lại c̣n mong nỗi ǵ !

    Đọc xong bài trên, các bạn có t́m thấy ư nghĩa của tiếng lái không ? Nếu không xin các bạn đọc câu chú thích của ông Huy Phương. Ông có ghi rơ là bài thơ nầy muốn nói lái phải đọc theo giọng Bắc hai chữ "trông trời" = "chông chời".

    Nói lái bằng câu đối : Trong sách Miền Đất Hứa (10) anh Trà Lũ (tôi gọi anh v́ Trà Lũ là bạn dạy học cùng trường với tôi trước 1975) có ghi câu đối sau đây, câu đối vừa chơi chữ cách đối vừa chơi chữ bằng cách dùng tiếng lái :

    "Gái Củ Chi, chỉ cu, hỏi củ chi".

    Khi nghe câu đối trên, anh Trà Lũ đă kêu cứu "xin các cụ giúp tôi với" ? Quư bạn thừa hiểu là từ Củ Chi đầu là một địa danh gần Sài G̣n ; củ chi thứ hai ở cuối là câu hỏi (củ nầy là củ chi vậy ?) C̣n từ chỉ cu vừa là một động từ, vừa là tiếng lái của cả hai từ cùng âm "củ chi". Cũng trong sách đó, ở một đoạn sau, Trà Lũ có nói rằng một số đọc giả viết thư "gà" cho anh 2 câu như sau gọi là đối lại với câu trên :

    "Trai Thủ Đức thức đủ xin thủ đức" và
    "Trai Bắc cực, bú c., than Bắc cực".

    Anh Trà Lũ cho là câu đối sau nghe "khiếp quá, nhưng phải viết ra tŕnh cho các cụ chấm cho". Hai câu nầy đại khái, không được chỉnh lắm về phương diện đối. Hơn nữa chắc bạn tôi v́ tính t́nh xề xoà nên không để ư rằng tiếng lái của "Bắc cực" là "bức c”. chớ không như ông đọc giả nào đó đă viết. Và nếu dùng từ "bức" th́ chắc không có ǵ "khiếp quá" mà chỉ hơi hơi táo bạo tí thôi. Chỉ ghi nhận cho vui chớ nào dám chỉ trích bạn ḿnh, v́ tôi cũng bí như bạn. Mười năm qua rồi, trên con đường học hỏi về lái tiếu lâm, chưa t́m thấy câu nào hay hơn câu Củ chi mà bạn đă kể.

    Gần đây đọc bài của Ông Nguyễn Đại Hùng (7) thấy câu Củ Chi được ghi như sau : "Đến Củ Chi, chỉ cu anh, hỏi củ chi”. và câu sau ghi là :

    "Về Cù Mông, c̣ng mu em, đ̣i Cù Mông”.

    Giai thoại về nói lái để hẹn ḥ qua câu đối. Gần đây hơn, vào mấy tháng đầu năm 2002, kể cả tháng bảy, đọc trong báo hằng ngày tôi thường thấy những tiếng lái, nhưng chỉ là những tiếng rời rạc, cũng vui, nhưng không lồng trong câu chuyện nào đặc biệt, nên tôi không ghi chép.


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nhớ đến những Xuân xưa của quê hương Việt Nam Cộng Ḥa..
    By anlocdia in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 9
    Last Post: 24-01-2012, 12:01 PM
  2. Ngôn Ngữ, Văn Hóa và Chiến Tranh
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 13-12-2011, 12:24 PM
  3. Replies: 12
    Last Post: 16-08-2011, 03:57 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 21-07-2011, 06:33 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-10-2010, 11:48 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •