Page 23 of 55 FirstFirst ... 1319202122232425262733 ... LastLast
Results 221 to 230 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #221
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thiếu tướng Phạm Văn Phú

    Thiếu Tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đă t́nh nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Ngày 14 tháng 3/1954, trong t́nh h́nh chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, ở cấp bậc Trung Úy ông đă chỉ huy một đại đội của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống Natasha, một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với Việt Minh, ngày 16 tháng 4/1954, Trung Úy Phạm Văn Phú đă chỉ huy một thành phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị bạn phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu.

    Sau trận phản công này, ông được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi, và đến ngày 26 tháng 4/1954, được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ông bị địch quân bắt giam. Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH).

    Năm 1960, được tuyển chọn để phục vụ trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Cuối năm 1962, thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Quan Sát 77 Lực Lượng Đặc Biệt. Giữa tháng 5/1964, ông đă chỉ huy liên đoàn này đánh tan Trung Đoàn 765 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) tại Suối Đá, Tây Ninh. Gần cuối năm 1964, ông được thăng Trung Tá và giữ chức tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc biệt. Một năm sau, ông được thăng Đại Tá nhiệm chức.

    Đầu năm 1966, không hiểu v́ lư do ǵ, ông bị vị Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt tŕnh Bộ Quốc Pḥng thâu hồi cấp Đại Tá nhiệm chức và thuyên chuyển ra miền Trung, giữ chức Phụ Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh, giữa năm 1966, ông là Đại Tá Tư Lệnh Phó, xử lư thường vụ Tư Lệnh Sư Đoàn này. (Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh là Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lăm, được cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật vào cuối tháng 5/1966). Cuối năm 1966, ông được điều động ra Sư Đoàn 1 Bộ Binh làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn. Giữa năm 1968, được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 (bao gồm các tỉnh biên giới ở miền Tây Nam phần). Năm 1969, được thăng cấp Chuẩn Tướng tại mặt trận. Đầu năm 1970, chuẩn Tướng Phú được cử thay thế Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng trong chức vụ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc biệt.

    Gần cuối tháng 8/1970, Tướng Phú được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh thay thế Thiếu Tướng Ngô Quang Trưởng, được cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4. Tháng 3/1971, ông được thăng Thiếu Tướng tại mặt trận sau cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào (ngoài Tướng Phú, có hai Đại Tá được thăng cấp chuẩn tướng: Đại Tá Vũ Văn Giai -- Tư Lệnh phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Đại Tá Hồ Trung Hậu -- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Nhảy Dù). Trong cuộc chiến mùa Hè 1972, ông đă điều động, phối trí các trung đoàn của Sư Đoàn 1 Bộ Binh giữ vững pḥng tuyến Tây Nam Huế.

    Do điều kiện sức khỏe, đến tháng 9/1972, ông bàn giao Sư Đoàn 1 Bộ Binh cho Đại Tá Điềm, Tư Lệnh Phó, xử lư thường vụ. Từ 1973 đến tháng 10/1974, ông giữ chức chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn luyện Quang Trung. Tháng 11/1974, thể theo đề nghị của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă kư sắc lệnh cử ông giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2 thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn.(Tướng Toàn trở lại binh chủng Thiết giáp, giữ chức chỉ huy trưởng).

    Nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 không phải do chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lựa chọn, hoặc do Đại Tướng Cao Văn Viên -- Tổng tham mưu trưởng -- đề nghị, nên Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đă gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nhân sự cao cấp phụ tá ông để điều hành bộ Tư Lệnh. Thông thường, các Tư Lệnh Quân Đoàn được quyền chọn lựa tham mưu trưởng, sau đó, bộ Tổng tham mưu sẽ ban hành quyết định hợp thức hóa, thế nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đă bị bộ Tổng tham mưu "hạn chế" các quyền hạn dành cho Tư Lệnh Quân Đoàn. Khi Tướng Phú nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2, vị tham mưu trưởng đương nhiệm là Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm. (Trong thời gian từ 1967 đến tháng 6/1968, khi Tướng Phú c̣n mang cấp Đại Tá và giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh th́ tướng Cẩm c̣n là Trung Tá, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn này).

    Trong những tuần lễ đầu tiên, Tướng Phú đă hai lần đề nghị hai vị Đại Tá giữ chức vụ tham mưu trưởng Quân Đoàn thay chuẩn tướng Cẩm được bổ nhiệm làm Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đoàn 2, nhưng cả hai lần đều bị Trung Tướng Đồng Văn Khuyên tham mưu trưởng Liên quân tŕnh với Đại Tướng Cao Văn Viên bác bỏ. Cuối cùng, theo đề nghị của Trung Tướng Khuyên, Đại Tướng Cao Văn Viên đă bổ nhiệm Đại Tá Lê Khắc Lư, nguyên tham mưu trưởng bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 1 giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2. Dù vị tham mưu trưởng không do ḿnh chọn lựa, nhưng Tướng Phú đă tin dùng và ủy nhiệm cho Đại Tá Lê Khắc Lư nhiều quyền hạn trong việc điều hành Bộ Tư Lệnh.

    Trước khi cuộc chiến Cao Nguyên (năm 1975) bùng nổ, Tướng Phú được Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Pḥng 2 Quân Đoàn tŕnh bày về các khả năng Cộng quân sẽ mở cao điểm tại Ban Mê Thuột, thế nhưng không hiểu v́ sao, Tướng Phú không tin và nhận định rằng Pleiku mới là chiến trường trọng điểm, c̣n Ban Mê Thuột là mặt trận phụ mà Cộng quân muốn tạo thế trận nghi binh. Trận chiến Ban Mê Thuột đă bùng nổ vào rạng sáng ngày 10 tháng 3/1975. Bốn ngày sau, vào trưa ngày 14 tháng 3/1975, trong một cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă ra lệnh cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ Quân Đoàn 2 khỏi Cao nguyên.


    C̣n tiếp...

  2. #222
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi lực lượng Quân Đoàn 2 triệt thoái khỏi Nha Trang, 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng 4/1975, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú và vài sĩ quan thân tín đă bay đến ngọn đồi "Lầu Ông Hoàng" để chờ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu -- Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 -- tới nhận bàn giao phần lănh thổ cuối cùng của Quân Khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân Khu 3. Vào giờ phút đó, quanh Tướng Phú chỉ có: Đại Tá Đức --nguyên Phụ Tá Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đặc trách lực lượng diện địa; Thiếu Tá Vinh, chánh văn pḥng; Thiếu Tá Hóa, sĩ quan tùy viên, và Thiếu Tá Phạm Huấn, sĩ quan Báo chí. Chính tại đây, Tướng Phú đă có quyết định tự sát, nhưng Đại Tá Đức đă kịp thời cản ông. Theo lời kể của Thiếu Tá Phạm Huấn, vào lúc 2 giờ 12 phút cùng ngày, Thiếu Tá Hóa tới tŕnh cho Tướng Phú là trực thăng của Tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi đó, Thiếu Tá Huấn đứng gần Tướng Phú, thấy đôi mắt Tướng Phú như muốn tóe lửa. Và sau khi Thiếu Tá Hóa quay gót, Tướng Phú vất điếu thuốc lá đang cầm trên tay xuống đất. Rất nhanh, ông rút khẩu súng ngắn ṇng ra khỏi vỏ. Nhưng tiếng hét thất thanh của Đại Tá Đức: "Thiếu Tướng". Khẩu súng trên tay Tướng Phú bị gạt bắn xuống đất. Sự việc này xảy ra quá bất ngờ...

    Giữa tháng 4/1975, Tướng Phú lâm bệnh, vào điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Ḥa. Ngày 15 tháng 4/1975, Đại Tá Phạm Văn Chung, cựu Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, nguyên tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Quảng Nam, đă vào thăm Tướng Trưởng và Tướng Phú đang nằm dưỡng bệnh. Chính trong lần thăm này, Đại Tá Chung đă nghe Tướng Phú trăn trối, và kể lại như sau:

    Rời pḥng Trung Tướng Trưởng, tôi (Đại Tá Chung) qua pḥng kế bên cạnh là pḥng của Thiếu Tướng Phú, cũng đang nằm dưỡng bệnh kế đó. Bước vào pḥng tôi thấy Thiếu Tướng Phú đứng dậy ngay và bắt tay tôi bằng một giọng hằn học, tức tối:

    "Anh Chung, anh từng hành quân với tôi đă lâu..."

    Nói đến đây Thiếu Tướng Phú ôm tôi và khóc tiếp với giọng nghẹn ngào, tức tối:

    "...mà đêm qua, Tổng Thống Thiệu lên đài nói chuyện và đổ tội cho các tướng lănh là hèn nhát bỏ chạy. Anh cứ về hỏi Trung Tướng Trưởng xem, trong buổi họp hôm trước, có cả Trung Tướng của anh nữa đấy, tôi đă xin Tổng Thống cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá, Tổng Thống không chịu, bắt tôi phải rút... có cả Đại Tướng Viên và Đại Tướng Khiêm nghe nữa mà bây giờ Tổng Thống nói chuyện với toàn dân đổ tội cho chúng tôi, thật cái nhục này tôi không biết tỏ cùng ai, không biết đồng bào có hiểu không, chỉ có cách chết mới hết nhục".

    Tôi (Đại Tá Chung) không khỏi ngậm ngùi thương xót chia xẻ nỗi oan ức của một vị đàn anh đáng kính như Thiếu Tướng Phú, nên tôi hết lời an ủi và khuyên Thiếu Tướng hăy b́nh tỉnh và nên tĩnh dưỡng.
    Đó là lần cuối cùng Đại Tá Chung gặp Tướng Phú. Sáng ngày 29 tháng 4/1975, tại căn nhà riêng ở đường Gia Long, chờ khi vợ và các con rời nhà để đi về phía Trường Đua Phú Thọ t́m cách di tản, Tướng Phú đă uống một liều thuốc cực mạnh tự tử. Người em trai của bà Phú sau khi biết tin này đă chạy tới vào cho bà biết. Cả gia đ́nh quay về. Theo lời kể của con trai Tướng Phú, đă vượt biên sang Mỹ, những giờ cuối của Tướng Phú được ghi nhận như sau: Nhờ có các bác sĩ Pháp gần nhà giúp đỡ, Tướng Phú được đưa vào bệnh viện Grall để cấp cứu. Nhưng Tướng Phú mê man liên miên, măi đến trưa ngày 30/4/1975, ông mới tỉnh được giây lát và thều thào hỏi người vợ đang ngồi cạnh:

    - T́nh h́nh đến đâu rồi?

    Bà Phú nói:

    - Tướng Dương Văn Minh ra lệnh Quân đội bỏ súng đầu hàng, và Cộng sản đă vào tới Sài G̣n!

    Nghe xong Tướng Phú nhắm mắt lại và "ra đi".

    (tác giả Vương Hồng Anh)


    http://www.vnmilitaryhistory.info/th...hamvanphu5.htm

  3. #223
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975)


    Tác Giả :NGUYỄN VĂN HẢI

    Cựu SVSQ/K21 Trường VBQGVN
    Cựu Thiếu tá Quận Trưởng Quận Phú Giáo, Tỉnh B́nh Dương (VNCH)

    Kính dâng Anh Hồn Tướng Lê Nguyên Vỹ
    Kính tặng các chiến sĩ Quân Lực VNCH.




    Các bạn thân của tôi thường nhắc tôi viết về Tướng Lê Nguyên Vỹ, Cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Mọi người Việt Nam đều biết Tướng Vỹ đă tự sát để đền nợ nước tại Bộ Tư Lệnh SĐ5BB ở Lai Khê Bến Cát, tỉnh B́nh Dương vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng các bạn tôi cho rằng đến bây giờ mọi người chắc chỉ biết về hành động anh hùng của Tướng Vỹ và mọi người rất cần biết thêm nữa về ông. Sở dĩ các bạn tôi quay sang đề nghị tôi viết về ông bởi v́ họ biết tôi là người làm việc với ông từ khi mới ra trường Đà Lạt, từ là một Trung đội trưởng của Trung đoàn 8 BB mà Trung tá Lê Nguyên Vỹ là Trung đoàn trưởng, rồi lên dần đến Tiểu đoàn Trưởng của SĐ5BB và Đại tá Lê Nguyên Vỹ là Tư Lệnh Phó, cuối cùng là Tư Lệnh SĐ5BB.

    Nói như vậy, tôi chắc chắn chỉ có thể viết một phần nào về con người làm việc của Tướng Vỹ qua những lần tiếp xúc với ông, nhận lệnh và thi hành lệnh của ông, c̣n cuộc đời riêng tư của ông tôi hoàn toàn không biết ǵ cả. Tuy thế viết đến những ḍng chữ này, tôi cảm thấy rất hănh diện v́ đă có thời gian thật dài làm việc dưới quyền Tướng Vỹ và tri ơn ông, bởi ông là người giới thiệu tôi đi làm Quận Trưởng Quận Phú Giáo, Tỉnh B́nh Dương. Hơn thế nữa ông lại thường hănh diện xác nhận với nhiều người trước đây rằng chính ông là người từng chỉ huy tôi từ lúc tôi mới ra trường, làm Trung đội trưởng của Trung đoàn 8BB, mỗi khi ông có dịp nói một điều ǵ về tôi. Tôi không hănh diện sao được khi tôi được phục vụ dưới quyền của một vị Tướng Anh Hùng, của một Trần B́nh Trọng, của một Nguyễn Tri Phương bất khuất trước quân thù, lấy thân ḿnh để đền nợ nước!

    VÀI NÉT ĐÁNG GHI NHẬN TỪ TƯỚNG VỸ

    Tướng Vỹ là người trực và nóng tính, hăng say làm việc và học hỏi. Ngoài Việt Cộng là kẻ thù không đội trời chung với Tướng Vỹ, về phía Quốc Gia chắc cũng có một số người không thích ông, có thể cả ngay bây giờ là lúc tôi đang viết về ông đây. Tuy nhiên đây cũng phản ảnh được ư ông là nặng thà để người ta ghét, nhưng ông không bao giờ muốn người ta khinh ông.

    Tướng Vỹ nói giỏi hai ngoại ngữ Pháp và Anh văn, sau này ông học thêm chữ Trung Hoa, nhưng ông chỉ biết đọc, viết mà không nói được. Ông học theo lối học chữ Nho của các cụ ta hồi xưa. Ông kể lại cho tôi nghe, khi được Quân Đoàn 3 cho qua Đài Loan du lịch, mỗi khi vào tiệm ăn ông phải viết lên giấy các món ăn. Ông có công đầu trong trận An Lộc vào mùa hè đỏ lửa 1972, chính tay ông đầu tiên đă dùng súng M72 bắn chặn đứng được chiến xa của VC tấn công vào An Lộc, kích động lại tinh thần chiến đấu của các đơn vị tham chiến VNCH lúc bấy giờ. Trước khi Tổng Thống Thiệu lên An Lộc, Tướng Vỹ được trực thăng bốc về Lai Khê để được thưởng “du ngoạn Đài Loan”. C̣n việc lên lon, gắn Bảo Quốc Huân Chương hoặc các huy chương khác phải nhường lại cho những người khác. Nghe nói Tướng Vỹ không được gặp Tổng Thống Thiệu v́ ông không nằm trong “BĂNG” lúc bấy giờ. Trước khi được trực thăng bốc về Lai Khê, Tướng Vỹ có ghé thăm chỗ đóng quân của tôi, tôi có con gà làm cơm mời ông ăn cơm trưa. Cũng v́ bữa cơm tiễn chân ông mà tôi bị người ta gán cho là thuộc “BĂNG” Đại Tá Vỹ lúc bấy giờ. Tuy nói ông là người trực và nóng tính, nhưng sau vụ khen thưởng bất công của Tổng Thống Thiệu tại An Lộc, ông không hề bày tỏ ư kiến bất măn hoặc chê bai ai cả, ông coi như không có ǵ xảy ra. Ông lại tỏ ra rất vui và hănh diện khi có người vẽ tặng ông một bức tranh mô tả ông đang dùng súng M72 ngắm bắn chiến xa VC tại mặt trận An Lộc.

    Ông dùng nhiều thời giờ vào việc nghiên cứu các trận đánh hoặc học chữ Nho. Tướng Vỹ thường khuyên tôi cần phải ghi danh học Đại học để có bằng cấp, sau này nếu tôi có làm lớn không bị chê là vơ biền. Tôi theo lời khuyên của ông nên bắt đầu trở lại học college vào tuổi 50 ở đất Mỹ này, thời gian trong tù VC tôi cũng dấu sách học tiếng Trung Hoa để đọc được chữ Tàu, nhưng tôi cũng giống ông làm “Tàu câm”, v́ tôi cũng không học nói tiếng Trung Hoa.

    Tướng Vỹ rất thích người nào thực sự làm việc, c̣n người nào hay báo cáo láo, thoạt đầu ông có thể tin, nhưng nếu sau ông khám phá ra là báo cáo giả th́ người báo cáo rất khó làm việc với ông. Bởi trong buổi họp nào những người lười biếng hay báo cáo láo thường được ông đưa ra làm ví dụ để răn đe những người khác.

    C̣n tiếp...

  4. #224
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Như trên tôi không về lại Sư đoàn 5 là một lư do chính đáng nữa mà Tướng Vỹ và Trung tá Vượng chắc không để ư đến đó là vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam, tôi thực sự không muốn giao Quận Phú Giáo cho ai cả. Tôi biết trước sẽ có cuộc rút quân ra khỏi Phú Giáo, nếu tôi giao lại cho một người mới đến điều động quân (gồm 3 Tiểu đoàn Địa Phương quân, mấy chục Trung đội Nghĩa quân, Cảnh sát, Nhân dân Tự vệ…, tất cả đều trang bị súng), chỉ một sơ suất nhỏ cũng đưa đến hỗn loạn, vô chính phủ, không tránh khỏi những đổ vỡ tang thương, chẳng khác chi Đại lộ Kinh Hoàng miền Trung!

    Lại nữa đă có những dấu hiệu nổi loạn trong các đơn vị, tôi phải ra tay dập tắt. Tôi xin nói thêm, các Tiểu đoàn Địa Phương Quân tuy đă thành lập thành Liên đoàn, nhưng vẫn chịu sự điều động tác chiến trực tiếp của tôi và tôi chỉ can dự vào việc điều động tác chiến, không hề xen vào hoạt động nội bộ của các Tiểu đoàn trong Liên đoàn ĐPQ 935. Tôi nhớ Thiếu Tướng Ân Tư Lệnh Phó Quân Khu 3, có lần thăm Phú Giáo đă ra lệnh cho tôi hăy chờ khi nào các Tiểu đoàn Địa Phương Quân phát lương, tôi hăy xuống bất chợt kiểm soát t́nh trạng lính ma, lính kiểng của các Tiểu đoàn ấy ra sao và cho ông biết.

    Tuy tôi dạ vâng để Thiếu Tướng Ân vui ḷng nhưng tôi đă không thi hành, bởi thi hành theo lệnh của ông tôi sẽ đụng chạm rất nặng, chỉ từ chết đến bị thương cho tôi, nên tôi chẳng dại ǵ mà húc đầu vào tường đá. Các Tiểu đoàn trưởng của Liên đoàn 935 Địa Phương Quân tỉnh B́nh Dương vẫn nhất mực tin ở tôi và tuân lệnh của tôi vào thời điểm thập tử nhất sinh của cuộc chiến Việt Nam. (Nếu có cơ hội tôi sẽ viết một bài nói về cuộc rút khỏi Phú Giáo của Quân và Dân Phú Giáo do tôi điều động).

    Tướng Vỹ có đầu óc rất thực tế như người Mỹ vậy, dù tin ai nhưng vẫn phải kiểm soát (đặt camera, máy nghe lén …)! Có lần tôi phải đi họp ở Tỉnh, ông đáp trực thăng ghé ngay Quận Phú Giáo và vào chỗ ăn ngủ của tôi để kiểm soát sự sinh hoạt hàng ngày của tôi. Tôi không hề buồn ông, bởi tôi nghĩ rằng nặng thà để ông biết rơ mọi việc tôi làm c̣n hơn để ông nghi ngờ. Tôi chấp nhận như thế, nên khi người lính trong quận báo cáo cho tôi biết Tướng Vỹ mới ghé quan sát pḥng ốc của tôi khi tôi đi họp ở Tỉnh th́ tôi vẫn vui vẻ như thường. Tướng Vỹ rất ghét đóng kịch, ai kiếm được súng ở đâu mà lập trận giả để báo cáo chiến công, giết VC, thu vũ khí th́ ông khám phá ra ngay. Tướng Vỹ rất thông hiểu thuộc cấp, hiểu rơ tính nết của mỗi cấp chỉ huy trực thuộc. V́ Tướng Vỹ hiểu rơ về thuộc cấp nhiều quá mà bị một số người không thích ông chăng?

    Có một vị Trung đoàn Trưởng của Sư đoàn 5BB, trước ngày miền Nam mất, đến thăm và than với tôi rằng ông không hiểu Tướng Vỹ muốn ǵ mà mỗi lần Tướng Vỹ xuống thăm đơn vị của ông, tướng Vỹ luôn la rầy, giận dữ ông. Vị Trung đoàn Trưởng này (rất thân với tôi) nhờ tôi rà xem (như rà ḿn vậy) Tướng Vỹ muốn ǵ để ông lo. Tôi thực t́nh cũng chịu thua chẳng biết Tướng Vỹ muốn ǵ nữa.

    Tiện đây tôi xin thành thực xin lỗi vị Trung đoàn Trưởng trên v́ tôi đă nói ra điều này. Tôi không muốn ám chỉ Trung tá thích đút lót, hối lộ mà chỉ muốn nói lên nỗi buồn phiền, trách móc của Trung tá khi Trung tá đă làm hết bổn phận rồi mà sao Tướng Vỹ vẫn không được hài ḷng. Tôi biết đến giờ này Trung tá vẫn c̣n giận Tướng Vỹ lắm. Thôi hăy bỏ qua chuyện cũ đi, Trung tá! Tôi biết Trung tá rất thương tôi và tin tôi nên tôi mới dám đề nghị Trung tá bỏ qua chuyện cũ để cùng tôi ca tụng một vị Anh Hùng của Quân Lực VNCH, nào mấy ai có thể làm được như ông. Tôi c̣n nhớ măi, hôm tôi và Trung tá ngồi chung trong hội trường của trại tù VC ở Cát Lái (Trường Quân Khuyển cũ) – lúc đó chỉ có tôi và Trung tá – Trung tá đă lớn tiếng và lấy tay chỉ vào mặt ảnh thằng Hồ Chí Minh treo trên hội trường mà nguyền rủa nó thậm tệ; v́ nó mà dân tộc Việt Nam điêu linh thống khổ, không cất đầu lên được.

    Tôi biết Trung tá làm vậy để cho bơ cơn giận với thằng khốn nạn Hồ Chí Minh, nhưng ít nhất Trung tá cũng phải tin và thương tôi nên Trung tá mới dám ngang nhiên xỉ vả nó chứ. Bởi nhỡ tôi bán đứng Trung tá bằng cách đi bá cáo cho VC, lập công với chúng th́ sao, phải không Trung tá? Tôi biết ông vẫn c̣n tin và thương tôi, vậy Trung tá hăy nghe đàn em bỏ qua những chuyện cũ đi nhé!

    KỶ NIỆM SAU CÙNG NHƯNG MĂI MĂI VỚI TƯỚNG VỸ

    Vào năm 1973, tôi thường có dịp gặp Tướng Lê Nguyên Vỹ, lúc bấy giờ ông c̣n là Đại tá Tư Lệnh Phó Sư đoàn 21BB cho Tướng Lê Văn Hưng. Tôi được tṛ chuyện hàn huyên với ông nhiều nhất vào thời gian ông bị thương nằm tại Tổng Y Viện Cộng Ḥa v́ máy bay quan sát chở ông bị rớt trong khi ông đi quan sát mặt trận tại vùng 4 chiến thuật. Một điều mà ông thường nhắc đi nhắc lại trong các lần tôi nói chuyện với ông là “Hải ơi, coi chừng ḿnh sẽ bị mất nước đó”.

    Lúc bấy giờ tôi chỉ biết lắng nghe mà không bày tỏ một ư kiến nào. Có thể tôi chưa có khái niệm ǵ về sự mất nước cũng như hậu quả của nó chăng? Cũng có thể tôi là một cấp chỉ huy chiến thuật rất tự tin vào ḿnh và đơn vị, nên tôi không bao giờ lại tin là Quân Lực VNCH sẽ thua quân VC để đến nỗi phải mất nước. Nhưng dần dà tôi cũng đă thấy được cuộc chiến VN không được quyết định bằng các trận đánh thắng của Quân lực VNCH ngoài mặt trận và tôi cũng đă linh cảm miền Nam khó giữ được đất đai vẹn toàn. Vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến VN, tuy biết miền Nam sẽ thua nhưng tuyệt nhiên tôi không có một ư định nào bỏ trốn khỏi đơn vị để kiếm sự an toàn cho bản thân và gia đ́nh. Những lời khuyên bảo của anh chị ruột tôi, các em gái tôi, phải bỏ đơn vị về Sài G̣n để trốn khỏi VN, đều bị tôi để ngoài tai. Tướng Vỹ ít nhất hai hoặc ba lần nói với tôi hăy t́m cách lo cho vợ con đi an toàn, c̣n tôi hăy ở lại chiến đấu với đơn vị.

    Khoảng hơn một tuần lễ trước khi mất nước, Tướng Vỹ cho trực thăng đón tôi qua Lai Khê để gặp ông bàn việc. Trong khi tṛ chuyện ông thường nhắc đi nhắc lại là đến giờ này Tông Thống Thiệu vẫn c̣n cố chấp, không chịu nghe lời ai cả. Gặp Tướng Vỹ xong, ra đến băi đậu trực thăng, hai sĩ quan lái trực thăng cho Tướng Vỹ nói với tôi rằng tôi hăy cố thuyết phục Tướng Vỹ để cho họ chở Tướng Vỹ và tôi ra Đệ Thất Hạm Đội. Hai vị Sĩ quan không quân c̣n nhấn mạnh rằng mọi người đang lo chạy trốn cả rồi Tướng Vỹ và tôi c̣n đánh làm ǵ nữa. Tôi chỉ gật-gù cảm ơn ḷng tốt của họ và không nói thêm ǵ cả.

    Hai vị Sĩ quan này chắc nghĩ tôi thân với Tướng Vỹ, nên tôi có thể thuyết phục được ông, nhưng tôi lại nghĩ rằng tôi đă không muốn bỏ chạy th́ tôi dại ǵ lại đi thuyết phục người khác hăy bỏ chạy để bỏ tôi ở lại một ḿnh. Hơn nữa tôi cũng biết Tướng Vỹ đă quyết định đánh đến cùng rồi. Về đến quận, vừa ngả lưng nghỉ mệt, người lính gác cổng chạy vào báo cô Quư, em gái ruột tôi từ Sài G̣n lên muốn vào gặp tôi.

    Tôi căn dặn người lính gác ra nói dối với em tôi rằng tôi đi họp chưa về. Tôi đoán biết Mẹ tôi cho cô em tôi lên thúc tôi bỏ quận để về Sài G̣n lo việc chạy trốn khỏi Việt Nam.


    C̣n tiếp...

  5. #225
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tuy tôi đă quyết định ở lại chiến đấu cùng đơn vị, nhưng tôi nghĩ rằng tôi cũng cần phải lo cho vợ con tôi, nên ngày 27 tháng 4 năm 1975 tôi quyết định về Sài G̣n thăm gia đ́nh như lời khuyên của Tướng Vỹ trước đây.Thực sự buổi về Sài G̣n này tôi đă chỉ dám ghé nhà bố mẹ vợ tôi tại đường Nguyễn Bỉnh Khiêm để khuyên vợ tôi hăy mang hai con tôi bám theo mẹ, anh và các em gái tôi mà chạy khỏi VN. Tôi trở về Phú Giáo ngay trưa hôm 27 tháng 4, không dám ghé đường Lê Văn Duyệt gặp mẹ, bởi tôi biết mẹ tôi sẽ bất cứ giá nào giữ tôi ở lại Sài G̣n để cùng gia đ́nh chạy trốn. Tôi đă tự lựa chọn con đường cho tôi đi, mặc dù tôi biết con đường này không có lối thoát! Nhưng tôi không thể bỏ trốn mọi người quân cũng như dân Phú Giáo, mọi người đang trông chờ sự dẫn dắt khéo léo của tôi để may ra được thoát chết trong giờ phút tuyệt vọng của cuộc chiến.

    Sáng 30 tháng 4 năm 1975, tôi hoàn toàn mất liên lạc với tỉnh B́nh Dương! Tôi nói với Thiếu tá Hùng Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 306 Địa Phương Quân hăy cố gắng đánh mở đường đưa tôi về tỉnh, v́ tôi đă mất liên lạc với Đại tá Của, Tỉnh trưởng B́nh Dương. Khoảng nửa giờ sau đó, Thiếu tá Hùng cho tôi biết phía trước đường tiến quân có một cái chốt cấp Đại đội của VC chặn đường. Tôi nhất quyết ra lệnh cho Thiếu tá Hùng phải vượt qua chốt VC. Thiếu tá Hùng đă phải vượt lên tuyến đầu để chỉ huy đánh chốt VC. Chừng nửa giờ quyết chiến, Thiếu tá Hùng báo cáo Tiểu đoàn tràn ngập chốt của VC. Tôi liền ra lệnh toàn thể các đơn vị kéo quân về hướng Ḥa Lợi 2 và tiến về B́nh Dương. Khốn nỗi thay! Đồng thời lúc đó một anh lính đưa cho tôi nghe lệnh đầu hàng qua một radio nhỏ cầm tay của Tổng Thống Dương Văn Minh và Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Hạnh, tự xưng là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH. Tôi bàng hoàng, nước mắt ràn-rụa, nói với mấy người lính đứng bên cạnh:”thôi chúng ḿnh mất nước rồi”! Tôi c̣n nhớ hôm bố tôi chết vào dịp Tết Mậu Thân 1968, khi VC đánh vào tỉnh Phan Thiết, tôi cũng không khóc nhiều như thế. Nước mắt ở đâu cứ ràn -rụa đổ ra! Nhưng chỉ ít phút sau tôi lấy lại được b́nh tĩnh và đang đự định lấy tần số liên lạc với Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 5, th́ Trung tá Vượng Trung đoàn trưởng Trung đoàn 7 kéo bộ chỉ huy đến và bảo tôi cùng kéo quân về Lai Khê gặp Tướng Vỹ để nhận lệnh.

    Đến hàng rào căn cứ Lai Khê, Trung tá Vượng và tôi phải cố gắng thuyết phục những người lính gác ở đây mới lọt được vào cổng của căn cứ, v́ đă có lệnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” của Tướng Tư Lệnh Sư đoàn 5.

    Vừa bước vào pḥng họp, tôi thấy hầu hết các sĩ quan thuộc Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 5 đang đứng, ngồi quanh Tướng Vỹ, nào Đại tá Tường Phụ tá Hành Quân, Pháo binh, các sĩ quan tham mưu, tôi không thấy Đại tá Thoàn Tư Lệnh Phó và Đại tá Từ Vấn Tham mưu Trưởng Sư đoàn. Tướng Vỹ ngồi ngay giữa một chiếc bàn nhỏ, trên bàn là bát canh măng khô nấu với vịt, bên cạnh là chén nước mắm ớt. Sau khi tôi và Trung tá Vượng chào ông theo đúng quân cách, Tướng Vỹ nói:

    - Vượng, Hải vào ăn cơm luôn thể - Giọng nói của ông vẫn khàn khàn, b́nh thản như mọi khi.

    Tuy không nói ra nhưng tôi thấy ngán-ngẫm và nghĩ trong đầu:”Trời ơi! Giờ này c̣n ăn uống ǵ nữa”

    Sau khi mời chúng tôi xong, Tướng Vỹ tự cầm chén lên xới cơm, chan canh măng vịt và ăn rất nhanh như người bị đói đă lâu. Vừa ăn ông vừa nói:”món măng khô nấu vịt là món moa thích nhất”. Ăn đúng ba chén cơm đầy ông mới buông đũa. Tôi cũng cầm chén ăn cơm, nhưng không sao nhai nổi lưng chén cơm. Tướng Vỹ, sau khi uống ngụm nước cho trôi cơm, ông đứng phắt dậy và vẫy tôi ra một chỗ để nói riêng. Nhưng tôi hỏi ông trước: -Thiếu tướng có lệnh ǵ cho tôi không?

    Ông đáp rất gọn:”Moa lo cho moa, toa lo cho toa”

    Tôi chưng hửng đáp:”Tôi biết lo làm sao bây giờ, Thiếu tướng. Lính của tôi đă bố trí sát hàng rào Lai Khê rồi”

    - Khoảng hơn một tháng trước 30 tháng 4 năm 1975, Tướng Vỹ có dặn tôi hăy chuẩn bị một số người lính trung thành để đưa ông và tôi đi. Tôi đoán biết sẽ đi Vùng 4 Chiến Thuật để tiếp tục chiến đấu, v́ ở đó có Tướng Hưng, Tướng Nam là những người Tướng Vỹ có thể tin tưởng được (Tướng Vỹ đă nhận định không sai chút nào, v́ hai Tướng Hưng, Nam cũng đều là những Tướng Anh Hùng, vị quốc vong thân!).

    Tướng Vỹ mỉm cười nh́n chằm-chặp vào tôi, nhắc lại y như trên một lần nữa và thêm: “Coi chừng tiêu đó Hải”. Nói xong ông quay lưng bỏ đi ngay.

    Câu trả lời của Tướng Vỹ đă làm tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi có cảm giác bị bỏ rơi và nghĩ rằng:”hay Tướng Vỹ đă có trực thăng sẵn sàng bốc ông rồi!”. (Tôi lại nghi oan cho ông lần nữa)

    Không đầy một phút sau, tôi giật ḿnh v́ nghe có tiếng súng nổ. Tôi thấy Đại uư Nguyên tùy viên của Tướng Vỹ chạy ra nói lớn như khóc:”Tướng Vỹ đă tự sát rồi!”

    Tôi trách Đại úy Nguyên:”Sao anh không t́m cách dấu súng của ông Tướng trước đi”

    Đại úy Nguyên trả lời:”Tôi biết ông có 6 khẩu súng cả thảy, tôi đă dấu hết, khẩu ông dùng để tự sát, tôi không biết ông lấy ở đâu” .

    Viên đạn súng colt đă xuyên từ cổ lên đầu Tướng Vỹ làm ông ra đi ngay. Tôi và Trung tá Vượng đă vào chào ông lần cuối. Cả hai chúng tôi sau đó đă bị VC bắt giữ và đi tù ngay cùng chiều hôm 30 tháng 4 năm 1975. Sau này tôi có nghe nhiều người nói rằng khi tên chỉ huy VC vào căn cứ Lai Khê thấy Tướng Vỹ tự sát đă tỏ ḷng khâm phục và nói:”Làm Tướng chết theo thành như Tướng Vỹ mới xứng đáng làm Tướng”.

    C̣n tiếp...

  6. #226
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Viên đạn súng colt đă xuyên từ cổ lên đầu Tướng Vỹ làm ông ra đi ngay.

    Tôi và Trung tá Vượng đă vào chào ông lần cuối. Cả hai chúng tôi sau đó đă bị VC bắt giữ và đi tù ngay cùng chiều hôm 30 tháng 4 năm 1975. Sau này tôi có nghe nhiều người nói rằng khi tên chỉ huy VC vào căn cứ Lai Khê thấy Tướng Vỹ tự sát đă tỏ ḷng khâm phục và nói:”Làm Tướng chết theo thành như Tướng Vỹ mới xứng đáng làm Tướng”.

    Tướng Vỹ đă tự sát đền nợ nước đúng ngày 19 tháng 3 năm Ất Măo (Âm Lịch), tức ngày 30 tháng 4 năm 1975 (Dương Lịch). Khi c̣n ở Việt Nam, dù c̣n ở trong nhà tù VC tôi đều t́m cách giỗ ông vào ngày 19 tháng 3 âm lịch mỗi năm.

    Nhưng khi qua đất Mỹ này rồi tôi sợ quên, nên tôi đổi ngày giỗ ông vào ngày 30 tháng 4 Dương Lịch mỗi năm. Sau đây là một bài thơ tôi đă làm để kỷ niệm những ngày tôi làm giỗ Tướng Lê Nguyên Vỹ:

    MĂNG KHÔ NẤU VỊT

    Măng khô nấu vịt Bác không rời,
    Lời Bác, ḷng tôi luôn nhắc tôi.
    Ngày cuối tháng tư, tôi giỗ Bác,
    Lịch đầu năm măo, Bác chầu Trời.
    Tôi vui như lúc tôi c̣n Bác,
    Bác chết là khi Bác sống đời.
    Đốt nén hương thơm tôi khấn Bác,
    Măng khô nấu vịt, Bác về xơi.

    Cuộc đời của tôi và biết bao các chiến hữu khác kể từ 30 tháng 4 đen, 1975 trở đi đă bước vào một khúc quanh mới của lịch sử Việt Nam, trong đó chúng tôi phải gánh chịu mọi gian nan, đọa đày, chết chóc trong bệnh tật, đói khát và hắt hủi của những tên lính bị tức tưởi thất trận mà có kể ra cho ai nghe đă mấy người tin rằng thật.

    Bởi có nhiều người đă mơ tưởng rằng sau khi im tiếng súng vào 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Nam Bắc sẽ nhận ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn đă kéo dài trong bao nhiêu năm chính là do các thế lực bên ngoài cố ư tạo ra cho dân Việt, để rồi anh em ôm nhau mà khóc trên cầu Bến Hải vĩ tuyến 17, cùng tha thứ cho nhau những nhầm lẫn đáng tiếc trong quá khứ và cùng nhau đoàn kết xây dựng lại quê hương Việt Nam đă đổ và rách nát v́ bom đạn, v́ những thứ chủ nghĩa ngoại lai, những mớ lư thuyết và giáo điều lỗi thời, không tưởng.

    Trái hẳn với các mơ ước viển vông trên của các sư, cha, những chính khách xôi thịt, thiển cận, v́ rằng sau màn chém giết là đến những màn trả thù độc ác và có hệ thống khác, cũng đầy dẫy những xác người, ràn-rụa nước mắt gây ra do đói khát, cướp bóc, tố khổ và phân ly.

    Hai cây cùng trồng nhưng mọc không đều, một cây mọc thật nhanh cao hơn hẳn cây bên cạnh mọc quá chậm; bây giờ muốn cho hai cây cao ngang bằng nhau, thay v́ phải dùng phân bón, vun xới cho cây mọc châm được mọc nhanh hơn, VC đă dùng một phương pháp thật là “cách mạng” để giải quyết vấn đề, đó là dùng dao chặt đứt phần ngọn của cây mọc nhanh cho ngang bằng với cây mọc chậm.

    Kế hoạch bất chợt đổi tiền xảy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 của VC, trong đó mỗi người dân chỉ đưọc phép đổi lấy một số tiền mới nhất định từ những đồng tiền cũ, chính là phương pháp san bằng tài sản rất độc đáo giữa người giàu và người nghèo của VC, y hệt phương pháp chặt cây vừa tŕnh bày ở trên. Mọi người trong xă hội như thế chắc chắn sẽ được nghèo như nhau!

    Sau 33 năm, ngày Tướng Vỹ chết theo thành niềm đau mất nước vẫn c̣n trong tâm khảm những người Việt Quốc Gia thật sự yêu quê hương xứ sở, dân Việt vẫn c̣n phải sống trong đói rách lầm than, chưa bao giờ được thở hít không khí tự do, bởi ách Thực dân, Đế quốc tuy đă được gỡ bỏ, nhưng ách Cộng sản lại đă được tṛng vào cổ dân Việt, nặng nề gấp ngàn lần.

    Ḷng chúng ta vẫn c̣n đau, v́ chúng ta đă thua đau, cái thua không đáng thua chút nào. Một miền Nam của trí tuệ, trù phú lại chịu thua bọn người rừng rú, khố rách áo ôm, ngu si, dối trá. Có người bảo rằng miền Nam thua v́ người Mỹ đă bỏ chúng ta. Không đúng hẳn như vậy! Mà phải nói rằng người Mỹ bỏ chúng ta v́ chúng ta quá yếu, không bỏ không được.

    Quân đội là nguồn sức mạnh chính của đất nước sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lăng, do vậy quân đội phải được giao phó cho những người có thực tài, can đảm, đạo đức và hết ḷng với đất nước. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nếu các Tư Lệnh Sư đoàn của Quân Lực VNCH đều là Tướng Lê Nguyên Vỹ th́ chúng ta không mất nước.

    Tôi không nịnh nọt Tướng Vỹ và nói ngoa đâu. Chúng ta cứ đọc lại trang sử Việt đời nhà Trần xem tôi nói có đúng hay không?! Nhà Trần đă chiến thắng oanh liệt đoàn quân Nguyên bách chiến bách thắng xưa kia, v́ đă quy tụ được những tinh hoa của đất nước: nào Trần Thủ Độ, “đầu tôi chưa rơi xuống đất xin Bệ Hạ đừng lo”, nào Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn, thao lược mưu trí, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần quốc Toản, Trần Nhật Duật…hết ḷng v́ đại sự.

    Một khi quân đội đă hùng mạnh do các tướng có tài đức chỉ huy như thế, th́ hội nghị Diên Hồng của toàn dân hưởng ứng, hỗ trợ cho quân đội chiến thắng quân xâm lăng ắt sẽ được mở rộng và đồng tâm, nhất trí. Nhà Trần đă chiến thắng vẻ vang quân Mông Cổ không hề dựa vào một sức mạnh quân sự nào của ngoại bang, chỉ dựa vào sức ḿnh là quân đội do các tướng có tài đức chỉ huy và sự ủng hộ của toàn dân.

    Miền Nam chúng ta đă không quy tụ được các tướng có tài đức cho quân đội, do đó chúng ta cũng không tạo được khí thế Diên Hồng trong toàn dân, v́ dân đă không tin vào quân đội. Những điều tôi vừa tŕnh bày ở trên có thể không làm hài ḷng các vị niên trưởng bậc thày của tôi trong quân đội, nhưng tôi vẫn mạnh dạn nói lên quan điểm của tôi, cũng rất có thể là của nhiều người khác nữa, đă được chứng minh từ những kinh nghiệm đấu tranh của lịch sử Việt Nam trong công cuộc bảo vệ giang sơn Tổ quốc.

    Tôi viết đến cuối bài “Tướng Vỹ Chết Theo Thành” vào đúng cuối tháng 3, chuẩn bị bước vào tháng 4 đen mỗi năm mà mọi người Việt ở hải ngoại không ai không nhớ đến. Riêng tôi cũng đă sẵn sàng hương đèn để tưởng nhớ đến Tướng Vỹ. Tôi không những làm giỗ ông vào ngày 30 tháng 4, hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán tôi luôn mời ông về chung vui Tết với Tổ Tiên, Ông Bà và Cha Mẹ tôi. Thực ḷng tôi đă xem ông như người thân trong gia đ́nh tôi vậy.

    Ông là biểu tượng của Anh Hùng Bất Khuất mà tôi luôn ngưỡng mộ và tin tưởng. Tôi thành tâm xin thưa với ông rằng sau tháng tư đen, 1975 mặc dù tôi đă đánh mất tất cả, nhưng tôi đă không đánh mất tôi, tôi vẫn c̣n giữ lại được một chút ǵ gọi là liêm sỉ để trong lời nói cũng như việc làm, tôi không khi nào nói hoặc làm có lợi cho Cộng sản, kẻ thù không đội trời chung của ông, của tôi và của toàn dân Việt yêu chuộng Tự do.

    (tác giả Nguyễn Văn Hải)

    http://www.vnmilitaryhistory.info/th...nguyenvy11.htm

  7. #227
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tuong Niệm Quốc Hận 30.4. NGUOI LINH VNCH,Tranh Le Khanh Tho

    Video mới :


    Uploaded by conglangvietnam on Apr 9, 2012

  8. #228
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Các anh không bao giờ chết !

    Tháng tư buồn ! Ngày kỷ niệm đau thương mà cũng là ngày nhớ ơn những vị anh hùng vị quốc vong thân, những vị anh hùng sống âm thầm, lặng lẽ khắp bốn phương. Cứ mỗi tháng tư, tôi lại nhớ đến lời tâm sự của một cựu quân nhân: '"đă 30 năm rồi, mà cứ mỗi 30 Tháng Tư là tôi thấy buồn ray rức, rồi h́nh ảnh những ǵ xẩy ra trong ngày mất nước trở lại trong tâm trí". Tôi viết những gịng chữ nầy mà không cầm được nước mắt, thấy xót thương cho một số kiếp sao quá bẽ bàng.


    Nhân đọc bài thơ của Tướng Lê Quang Lưởng "Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ", tâm tư bổng dưng bùi ngùi thương cảm, nên tôi đă mạo mụi đối lại bài thơ, mặc dù chữ nghĩa của ḿnh không được một nhúm tay, nhưng hy vọng những gịng thơ nầy sẽ đem chút niềm an ủi đến toàn thể cựu Quân Nhân QLVNCH.



    Posted by pwillay@orange.

    D Đ Chinhnghiaviet

  9. #229
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    37 NĂM NGÀYQUỐC HẬN 30/4, TRI ÂN TỬ SĨ VNCH Tại NGHIĂ TRANG BIÊN H̉A ( 4-4-2012)

    Mời xem các anh em TPB/ VNCH tri ân tử sĩ tại NGHIĂ TRANG BIÊN H̉A

    Uploaded by tvparis13 on Apr 6, 2012

    Hôm nay thứ tư 04-04-2012, ngày Thanh Minh, và tưởng niệm 37 năm ngày Quốc Hận 30-4

    Nhân chuyến về VN lo việc gia đ́nh tại Sài g̣n, chúng tôi một vài anh em tại Pháp và anh Trần Duy Chinh tại Vương Quốc Bỉ đă kết hợp với các Anh Em Thương Binh VNCH tại Sài G̣n, tổ chức một buổi thăm viếng, cầu siêu, thắp nén nhang hương hoa lên các mộ của các Anh Em Tử Sĩ VNCH đă hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam trước 30-4-1975.

    Đúng 8 giờ sáng 4-4-2012, chúng tôi và các Anh Em Thương phế binh VNCH tập trung tại ngă tư Thủ Đức, với phương tiện cá nhân xe gắn máy, người què chở người đui cùng nhau tới Nghiă trang Quân đội Biên Hoà, vào cổng Nghiă trang tất cả chúng tôi đều phải tŕnh giấy tờ cá nhân, ghi tên tuổi và nơi cư ngụ .

    Tại Nghiă trang chúng tôi nhận thấy c̣n đại đa số mộ c̣n bị sập lở, một số các lô đă được tu bổ quét vôi nhưng các lô này vẫn c̣n nhiều mộ hư hỏng, các Anh Em Thưong phế binh ḿnh cho biết, chính sách của CSVN họ không cho phép tu sửa toàn bộ các ngôi mộ trên các lô trong Nghiă trang, và mỗi thân nhân chỉ được phép xin tu sửa một mộ mà thôi, tuy nhiên với thủ tục «đầu tiên » họ làm ngơ cho tu sửa số nhiều mộ nhưng không được phép tu sửa nguyên một lô tại nghiă trang. Xin qúy vị theo dơi h́nh ảnh một hai lô gần cổng chính hiện tại.




    ( Phút 11:50 , quư vị có thấy anh TPB cụt 2 chân , "đi "bằng 2 cái ghế plastic nhỏ màu xanh , cũng ráng lết đến thăm nghĩa trang để tảo mộ các đồng đội đă nằm xuống trước 30/4/1975

    C̣n chúng ta , những người " lành lặn " ở Hải Ngoại , chúng ta nghĩ ǵ về những người lính can trường , trước và sau cuộc chiến này ? )
    Last edited by Tigon; 09-04-2012 at 11:24 PM.

  10. #230
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Khu Trục Bọc Thây

    Trường Sơn Lê Xuân Nhị


    thưa quư anh chị em ,
    Mùa đau thương 30/04 lại về . Hàng năm , cứ vào những ngày này là ḷng tôi u buồn khó tả . Lục lại những bài ḿnh viết , tôi t́m thấy một truyện ngắn viết năm 1990 , đă đăng trên Đặc San Không Quân của Houston . Ngày đó , chúng ta đều c̣n trẻ cả . Ngày đó , ḷng chúng ta c̣n hừng hực những lửa .

    Ngày đó , Đại Tá Lạc c̣n sống , Tướng Minh Tư Lệnh Không Quân vẫn c̣n sống ...

    22 năm sau , quả có nhiều đổi thay . Chúng ta ai cũng già đi , Đại Tá Lạc và tướng Minh đă vĩnh biệt chúng ta , nhiều người phải ... chống gậy , nhiều người không c̣n uống rượu được ...

    Sinh Lăo Bệnh Tử là luật của tạo hoá , chẳng có ǵ đáng buồn ở đây . Điều đáng buồn là sau 37 năm , đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta vẫn chẳng có ǵ thay đổi , dân chúng vẫn ngụp lặn trong bể lầm than cơ cức , bị đày đoạ , bị áp bức , đảng cướp CS tiếp tục thu vét , bóc lột dân lành , sống trên xương máu của toàn dân ...

    Nhưng năm nay , hơn lúc nào hết , tôi tin ngày tàn của bọn CS ác ôn đă gần kề rồi . Chúng ta hăy hy vọng và chờ đợi và làm tất cả những ǵ chúng ta có thể làm được để cứu quê hương ḿnh ...

    Kính mời quư vị ... đọc lại một truyện ngắn cũ ...

    Khu Trục Bọc Thây


    « Chúng ta phải đánh giặc kiểu nhà nghèo » , lời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

    Để tưởng nhớ cố Trung Uư phi công khu trục Hoàng Phi Hùng , thứ nam Bác Sĩ Hoàng Văn Đức , đă « Về với đất ... » tại chiến trường An Lộc năm 1972 . Phi công A1 , Thái Dương Phạm Văn Thặng , đă bỏ ḿnh tại chiến trường Tây Nguyên ...

    Đồng thời , xin quư mến thân tặng các Thái Dương lẫy lừng của phi đoàn 530 khu trục A1 Skyraider , những « đao phủ thủ lừng danh » nhất của ṿm trời Tam Biên với những định mệnh nghiệt ngă đau thương cuối cùng ...



    Người sĩ quan ban 3 thuyết tŕnh xong , pḥng họp hành quân của sư đoàn trở nên im lặng lạ thường . Người ta nghe rơ được tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ treo cuối pḥng . Bỗng ông Trung Tá Trung Đoàn Trưởng đứng dậy , tiến lên bục thuyết tŕnh . Ông là một sĩ quan trẻ , mới về nắm Trung Đoàn chưa tới ba tháng . Áo quần ông nhăn nhúm h́nh như cả tuần lễ chưa thay , mắt ông ngầu đỏ , tóc ông rối bời ...

    Đứng trên bục , ông đưa mắt nh́n xuống pḥng họp , đặc biệt ở dăy bàn có lố nhố mấy chiếc áo bay của Không Quân . Cái nh́n của ông thật là khó hiểu nhưng chẳng ai mở miệng hỏi .

    Người sĩ quan Trung Đoàn Trưởng Bộ Binh trẻ tuổi đứng lặng yên như vậy một lúc . Mấy ông phi công của sư đoàn VI Không Quân tự nhiên thấy ḿnh được để ư , liền sửa thế ngồi , ngoan ngoăn nh́n lên , chờ đợi .

    Cuối Cùng th́ ông Trung Tá lên tiếng :
    - Các ông Tiểu Đoàn Trưởng của tôi chắc biết hai ngày sắp tới sẽ quan trọng như thế nào rồi , tôi khỏi cần phải nói thêm ở đây ...

    Rồi ông mỉm cười . Nụ cười bất ngờ chẳng ai mong đợi nở lên lúc này không làm giảm bớt được bầu không khí căng thẳng của pḥng họp . Ông nói liền như sợ mất đi cái giá trị của nụ cười ḿnh vừa biểu diễn :
    - Thuyết tŕnh xong , tôi sẽ có vào lời tâm t́nh với mấy anh em Không Quân một chút ...

    Mấy người mặc áo bay phía sau nghe tới đó lại ... sửa thêm thế ngồi một lần nữa , mặt mày ai nấy đều cố gắng làm ra vẻ nghiêm trọng . Một trong những người mặc áo bay đó là Đại Uư Trần Anh Trí , trẻ măng , Phi Tuần Trưởng sáng giá nhất của Không Lực Việt Nam vùng II chiến thuật , người vang danh là « đệ nhất đao phủ thủ » của phi đoàn khu trục 530


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •