Kính thưa bạn đọc diễn đàn VL, xét vì vết "xẻo" Bản Dốc vẫn còn ...rỉ máu và làm đau đớn đất mẹ VN, nên dù baì dài, và cũng xét rằng đây là công trình tim óc cuả những người viết, TX xin tiếp tục đăng hết taì liệu này, hầu góp phần đem ánh sáng SỰ THẬT cho những con dân đất Việt có lòng khao khát tìm kiếm.
5. Trung Quốc xâm chiếm Thác Bản Giốc như thế nào?
Dựa theo những tin tức do Đảng cộng sản Việt Nam công bố qua nhiều thời kỳ, chúng ta có thể tóm tắt quá tŕnh xâm chiếm Thác Bản Giốc của phía Trung Quốc như sau:
Bước 1: Sửa bản đồ
“Năm 1955-1956, Việt Nam đă nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng ḷng tin của Việt Nam, họ đă sửa kư hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đă sửa kư hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn P̣ Thoong” [18].
Đó là một đoạn được trích từ bản “bị vong lục” (hay c̣n gọi là giác thư, mémorandum) do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào năm 1979. Điều chưa được làm rơ là Trung Quốc đă “sửa kư hiệu” như thế nào? Cho đến nay đă trải qua hơn 30 năm, tài liệu này vẫn c̣n nằm trong ṿng bí mật.
Việc bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1/100.000 bị Trung Quốc sửa chữa với ư đồ không tốt chính là lư do khiến cho phía Việt Nam lâu nay không dám công bố bản đồ của ḿnh, hầu hết các bản đồ được công bố đều là bản đồ của Trung Quốc. Hơn thế nữa, vẫn c̣n một câu hỏi chưa được trả lời: phía Việt Nam đă biết được hành vi “sửa bản đồ” này vào thời điểm nào và tại sao măi đến năm 1979 mới công bố?
Bước 2: Thực hành việc lấn chiếm
Năm 1976, Trung Quốc bắt đầu tiến hành kế hoạch lấn chiếm mà họ đă chuẩn bị từ giữa thập niên 1950. Theo lời tố cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, “phía Trung Quốc đă huy động trên 2.000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố pḥng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lănh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đă rồi, xâm phạm lănh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn P̣ Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc”.
Việc Trung Quốc chiếm cồn P̣ Thoong 20 năm sau khi đă “sửa bản đồ” cho thấy kế hoạch xâm chiếm Thác Bản Giốc được chuẩn bị từ trước chứ không phải là hành động ngẫu nhiên.
Bước 3: Dời cột mốc 53

Ảnh 25: Đường biên giới mới với các cột mốc mới
Để tăng cường thêm bằng chứng cho “hồ sơ pháp lư” nhằm hợp pháp hóa việc lấn chiếm, nhà cầm quyền Trung Quốc đă dời cột mốc số 53 từ vị trí như ta đă thấy trên bản đồ đến một vị trí khác xa hơn về phía thượng lưu nhằm “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn P̣ Thoong”, đúng như kế hoạch đă hoạch định từ giữa thập niên 1950. “Cột mốc biết đi” này chính là căn cứ để “hai bên đàm phán” xác định cột mốc mới 835 như chúng ta đă thấy ở phần trên, bởi v́ hai cột mốc 53 cũ và 835 mới nằm sát cạnh nhau.
Ảnh 26: So sánh hai đường biên giới mới và cũ
Thử so sánh bản đồ về đường biên giới mới và các cột mốc mới tại vùng này (ảnh 25) với bản đồ “ Trùng Khánh 6354-IV” năm 1979 do Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980 [19]. Mặc dù địa h́nh của cồn P̣ Thoong và khu vực lân cận cũng như vùng đất phía tả ngạn ở hạ lưu của Thác Bản Giốc đă bị phía Trung Quốc làm biến đổi khá nhiều nhằm che giấu việc chiếm đất, chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hai đường biên giới mới và cũ. Cột mốc số 53 đă bị dời về phía tây-nam để tạo ra cột mốc mới 835 đối diện với cồn P̣ Thoong. V́ thế, đường biên giới đáng lẽ chỉ trùng với trung tuyến của ḍng sông ở hạ lưu thác lại đi ngang cồn P̣ Thoong ở phía thượng lưu và sau đó chia cắt một nửa phần thác chính cho phía Trung Quốc.
Hơn thế nữa, về phía tây-bắc của Thác Bản Giốc, ở gần Bản Mom, cột mốc mới 831 cũng xâm phạm vào lănh thổ Việt Nam một cách hết sức rơ ràng. Việc thay đổi cột mốc này giúp cho phía Trung Quốc chiếm gọn cao điểm 787 (Yao Tan Shan) trong khi đường biên giới cũ chia đôi ngọn núi này, mỗi bên một nửa.
Tóm lại, cột mốc 53 cũ không nằm đúng vị trí của nó, và việc dời cột mốc chỉ nhằm để hợp lư hóa cho việc chiếm cồn P̣ Thoong và một phần Thác Bản Giốc. Thế nhưng ông Lê Công Phụng lại hết sức nhiệt t́nh che đậy sự vi phạm trắng trợn này của “nước bạn” bằng cách khẳng định rằng “Cột mốc đang tồn tại đă được cắm từ thời nhà Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta”. Để củng cố cho lập luận của ḿnh, ông ta c̣n biện bạch: “Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lư Thanh - Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả”. Không rơ “người dân địa phương” nào lại dám khẳng định cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi?
Cũng theo lời ông Lê Công Phụng: “Cuối cùng, lănh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đ̣i hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được”. V́ không có một nhân vật cấp cao nào trong Đảng đính chính lại lời phát biểu này, chúng ta có thể hiểu đây chính là quan điểm chung của các nhà lănh đạo Đảng cộng sản Việt Nam chứ không phải là ư kiến riêng của một cá nhân nào [20].
Ảnh 27: Khu vực Thác Bản Giốc (ảnh chụp từ vệ tinh).
Vùng được đánh dấu là phần thác chính.
Có một điều mà các nhà lănh đạo Việt Nam cố t́nh tránh né: đó là ư nghĩa của cồn P̣ Thoong và bờ bắc của sông Quây Sơn xét về mặt quốc pḥng. Không cần phải là chuyên gia về quân sự, chúng ta có thể thấy rơ: với việc lấn chiếm 3 phần 4 cồn P̣ Thoong và toàn bộ phần đất ở tả ngạn - từ thượng lưu cho đến hạ lưu Thác Bản Giốc, phía Trung Quốc chẳng những có được lợi thế từ trên cao mà c̣n có được một đầu cầu ngay phía trên thác (cồn P̣ Thoong) để khi cần, có thể làm bàn đạp đưa quân từ phía hạ lưu nhằm tấn công vào bất cứ điểm nào trong vùng thung lũng dọc sông Quây Sơn (xem ảnh 28). Đó là chưa kể đến việc lấn chiếm cao điểm Yao Tan Shan (cao độ 787 m) giúp cho phía Trung Quốc có được một vị trí để có thể dùng pháo binh khống chế vùng thung lũng này từ phía tây-bắc.

Ảnh 28: Toàn cảnh Thác Bản Giốc chụp từ phía Trung Quốc
Còn tiếp...
Bookmarks