Page 2 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 11 to 20 of 32

Thread: TưỚng Huyền thoại Vơ Nguyên Giáp

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 8: Sớm và quá sớm


    Hăy gieo rắc tin tức lẫn lộn vào quân địch để chúng không hiểu được ư định của chúng ta. Một thắng lợi hiển nhiên mà không phải thắng lợi, một thất bại rơ ràng mà không phải thất bại.
    Vơ Nguyên Giáp



    Năm 1948 Việt Minh và quân Pháp đều có một thời gian ngừng chiến để tăng cường quân số và phương tiện. Việt Minh tấn công những đồn bốt quân Pháp để chiếm lấy vũ khí, rồi xây dựng những hệ thống hầm hào và kho tàng bí mật trong các làng mạc để cất giấu. Việc ngụy trang khéo léo tài t́nh không c̣n để lại một dấu vết nào khiến cho một số bộ binh Pháp và Mỹ đi lục soát t́m kiếm đến kiệt sức mà vẫn bực ḿnh v́ không phát hiện được.



    Đại tướng Vơ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.

    Tháng 12 năm 1949 sau nhiều năm chiến đấu, Hồng quân Trung Quốc đă chiến thắng quân Tưởng Giới Thạch thành lập chính quyền trong cả nước. Quân Tưởng phải chạy sang Đài Loan (một số binh sĩ vượt qua biên giới Việt Nam bị quân Pháp tước vũ khí và trả về Đài Loan). Sự thay đổi chế độ ở Trung Hoa làm thay đổi t́nh thế của Việt Minh. Việt Minh đă có một láng giềng chấp nhận được: từ 1950 Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa đă công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Chỉ c̣n lại vấn đề, láng giềng lại là Trung Quốc. Mặc dầu không tin tưởng, người Việt Nam hoan nghênh sự giúp đỡ của Trung Quốc mà vẫn ḱm nén biểu lộ t́nh cảm và luôn luôn cảnh giác đề pḥng sự lật lọng của họ. Cứ như vậy t́nh hữu nghị giữa hai dân tộc lúc cao lúc thấp không có ǵ thay đổi trong nhiều năm.

    Trước t́nh thế này, Cụ Hồ Chí Minh và ông Giáp tháng 12 năm 1950 đến Bắc Kinh và tháng sau đến Nam Kinh. Ông Nguyễn Chí Thanh một người đang có uy tín lúc bấy giờ, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội chịu trách nhiệm về những vấn đề quân sự. Người Mỹ đă có dịp được biết đến và nhớ tên con người này. Cụ Hồ và ông Giáp đă kư kết với các nhà lănh đạo Trung Quốc một thỏa thuận quan trọng: Trung Quốc nhận cung cấp vũ khí, máy cơ khí chế tạo và thuốc men. Bắc Kinh chấp nhận huấn luyện Việt Minh ở Trung Quốc và gửi sang Việt Nam những cán bộ chính quyền và quân sự với tư cách là cố vấn kỹ thuật. Ngay sau khi Trung Quốc công nhận nước iệt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Liên Xô và các nước trong phe xă hội chủ nghĩa cũng lên tiếng công nhận nước Việt Nam, tạo nên một sự kiện có tầm cỡ lớn ủng hộ độc lập của Cụ Hồ Chí Minh. Do đó, dù có đồng ư hay không, người Pháp không phải chỉ đương đầu với một nhóm nổi loạn ngoài pháp luật mà là một Chính phủ được các nước có chân trong Liên hiệp quốc công nhận.

    Đến tháng 4 năm 1949 ông Giáp đă có 32 tiểu đoàn chủ lực và 137 tiểu đoàn bộ binh địa phương. Tháng 5 năm 1950 Cụ Hồ Chí Minh công bố luật nghĩa vụ quân sự, tất cả mọi người Việt Nam là đàn ông từ 16 đến 55 tuổi ở Bắc Bộ và Trung Bộ được tuyển vào quân đội, (Luật này được thực hiện dễ dàng trong vùng tự do nhưng khó khăn trong vùng quân Pháp chiếm đóng. Đến giữa năm 1952 luật này cũng được thực hiện ở Nam Bộ). Tháng 6 năm 1951 ông Giáp tổ chức 117 tiểu đoàn chủ lực và 37 tiểu đoàn địa phương thành các trung đoàn.

    Sau đó, từ các trung đoàn thành lập các sư đoàn với khoảng một vạn quân: sư 304, sư 308 (sư đoàn thép), sư 312 và sư 316. Đồng thời ở vùng châu thổ sông Hồng có sư đoàn 320. Một sư đoàn khác, sư đoàn 351 là sư đoàn vũ khí nặng của tướng Vũ Hiên gồm 12 trung đoàn pháo và 8 trung đoàn công binh bảo đảm cơ động cho các sư đoàn pháo binh với pháo hạng nặng vào triển khai chiến đấu từ nửa năm 1952. (Một sư đoàn tương tự của Hồng quân Liên Xô nếu được tiếp tế liên tục sẽ đủ hỏa lực để liên tiếp chiến thắng quân Đức. C̣n ở Việt Nam rất hiếm pháo thủ giỏi, và sử dụng vật liệu công binh phải rất cẩn thận, tất nhiên phải tạp trung hỏa lực và nguồn lực công binh).

    Một sư đoàn cần đến 5 vạn dân công mang vác, mỗi người đàn ông hoặc đàn bà có thể mang vác theo sức ḿnh (sau nhiều lần thí nghiệm và thất bại, ông Giáp và người cộng sự của ông đă xác định được những tiêu chuẩn hợp lư: một người đàn ông mang trên lưng được 25 kg gạo hoặc 20 kg vật liệu khác đi trên 25 km một ngày và 20 km một đêm, trong vùng rừng núi th́ được một nửa tiêu chuẩn này, một xe trâu kéo có thể mang 350 kg đi 12 km một ngày; một xe ngựa chở được 210 kg đi 20 km một ngày).

    Tháng 10 năm 1951, với 200 công binh và 3.000 thợ, Hồng quân Trung Quốc đă hoàn thành tuyến đường sắt nối liền Liễu Châu với Nam Ninh. Nhờ con đường này, chiến sĩ Việt Nam có thể đến các trung tâm huấn luyện quân sự Trung Quốc, Yalin, Liễu Châu, Tungsing, HaiKon trên đảo Hải Nam và Quảng Đông. Từ đó cho đến cuối năm 1952, 4 vạn chiến sĩ và 1 vạn sĩ quan, công binh và kỹ thuật đă được qua các trường này. Tuy chưa có máy bay để sử dụng theo ư định nhưng ông Giáp vẫn thành lập những đội nhảy dù. Kho tàng của Trung Quốc ở Côn Minh và một vài nơi khác phục vụ cho Việt Minh.

    Trong những thời gian đầu hầu như ông Giáp dựa hoàn toàn vào những kinh nghiệm của Trung Quốc, lắng nghe ư kiến của các cố vấn về những lĩnh vực mà Việt Nam có khuyết điểm lớn. Tướng La Quư Ba dẫn đầu đoàn Quân sự Trung Quốc, sau đó khoảng tháng 8 năm 1950, hai tướng nữa Chaing Yuni và Chieng Keng đến Pắc Bó để thảo luận những kế hoạch tiếp theo. Những người chỉ huy Việt Minh cũng đă có khoảng 5 người có kinh nghiệm học ở Bắc Kinh, hoặc ở học viện Quân sự Whampoa hoặc ở những đơn vị Hồng quân Trung Quốc. Một trong những số họ, ông Nguyễn Văn Sơn được cử vào ban lănh đạo chỉ huy trung tâm tác chiến và huấn luyện của Việt Minh ở Quảng Ngăi; ông Lê Thiết Hùng chỉ huy phó cũng được đào tạo ở Trung Quốc. Năm 1949 trong số 6 sư đoàn trưởng của ông Giáp có người đă có thời gian tham gia Hồng quân Trung Quốc, 2 thuộc dân tộc Thổ và 1 người đă là hạ sĩ quan trong quân đội Phá, chỉ có người thứ 6 là hoàn toàn do Việt Minh đào tạo.

    Trong năm 1951 Trung Quốc đă viện trợ cho Việt Nam 4.000 tấn vũ khí trong đó pháo 75 mm của Liên Xô và Trung Quốc sản xuất, hàng trăm súng Skoda và nhiều khẩu pháo gốc Đức. Trung Quốc c̣n gửi cho 100.000 lựu đạn chày, 10.000 đạn 75 mm và 10 triệu đạn súng trường. Ông Giáp đă trở thành người chỉ huy quân sự đúng nghĩa của nó, chứ không phải là người chỉ huy du kích. Được trang bị như vậy ông có thể tăng thêm sức mạnh và tổ chức chỉ huy một cuộc chiến tranh thông thường.

    Lực lượng quân đội Việt Nam càng tăng lên, Trung Quốc càng tăng cường thêm viện trợ có hiệu quả: năm 1952, họ gửi sang 40.000 súng trường, 4.000 súng máy, một số pháo 120mm không giật, 35 pháo mặt đất, 450 súng cối và 50 pháo pḥng không. Sự giúp đỡ quả là hào hiệp không kém ǵ thời kỳ Trung Quốc chiến đấu ở Triều Tiên. Co số gần như đă tương hợp: quân Pháp sử dụng vũ khí Mỹ, c̣n Việt Minh được OSS, Trung Quốc cung cấp và tự sản xuất lấy.

    Rơ ràng ông Giáp đă có trong tay một đội ngũ đă được huấn luyện quân sự, tất nhiên phần lớn được đào tạo ở Trung Quốc do người Trung Quốc huấn luyện nhưng họ đă được nghiên cứu kỹ đường lối quân sự Xô viết. Dưới con mắt ông, nó là “một đường lối quân sự hoàn chỉnh được phát triển để sử dụng cho các nước thuộc địa và nửa thuộc địa”. Việt Minh theo gương giải phóng quân Trung Quốc. Ông Giáp là Tổng tư lệnh của 250.000 quân chủ lực và một lực lượng dân quân tự vệ khoảng 2 triệu người đă đến tuổi trưởng thành.

    Quân Pháp đă tăng cường lực lượng. Cuối năm 1947 có 50.000 quân Pháp ở Việt Nam, năm 1948 tăng lên gấp đôi trong đó 42% là người Pháp c̣n lại là người châu Phi và quân lê dương ngoại quốc. Năm 1949 quân Pháp có khoảng 150.000 phần lớn nhốt trong các lô cốt có hàng rào dây thép gai xung quanh như các pháo đài Trung cổ chế ngự lên đất đai phong kiến, và như bản thân chúng chế ngự những người Việt Nam trong thời kỳ “B́nh định”. Thực tế họ luôn bị quân Việt Minh vây hăm và xuất hiện như quỷ thần để luôn luôn quấy rối họ.

    Quân đội Pháp hoàn toàn phụ thuộc vào các đường cái, thường rơi vào những trận phục kích và bị tấn công bất ngờ: thời gian để cho binh lính Pháp rời khỏi xe cộ để vào vị trí chống tấn công th́ quân Việt Minh đă biến vào rừng rậm dưới làn mưa đạn của kẻ thù dội và cây cối. “Khi kẻ địch tấn công, chúng tôi rút lui…”. Quân Pháp tiếp tục tuyển mộ ngụy quân Việt Nam khoảng 250 ngh́n người do khoảng 400 sĩ quan châu Âu chỉ huy. T́nh trạng đó kéo dài cho đến những năm 60. Cả hai phía đều tuyển mộ thanh niên Việt Nam, phía họ phục vụ hoàn toàn không phải do họ tự chọn, cho nên có khi hai anh em phục vụ ở hai phía khác nhau. Với nhiều vẻ khác nhau, cuộc chiến ở Việt Nam gần như một cuộc chiến tranh của dân thường, mỗi phía đều sử dụng quân nhân trừ bị với mục đích cá nhân. Do đó công tác tuyên truyền cũng như chiến tranh tâm lư rất quan trọng, tuy vậy ưu thế vẫn ở về phía Việt Minh. Năm 1954 Việt Minh đă tuyển được nhiều quân hơn người Pháp.

    Câu chuyện quân khởi nghĩa hăng say chiến đấu chống lại quân Pháp chứng tỏ điều đó. Các trận đánh lớn nhỏ có đến hàng trăm. Phía nào cũng chứng tỏ ḷng dũng cảm lạ kỳ và tinh thần cao thượng như nhau. Chiến sĩ người Thái La Văn Cầu kể tiếp câu chuyện như sau:

    “Kết thúc huấn luyện, chúng tôi bắt đầu đi chiến đấu. Từ năm 1948 đến năm 1950 chúng tôi đă dự hơn ba mươi trận. Thời gian không đi chiến đấu thật hiếm. Tự tôi đă tiêu diệt được 25 lính địch, các bạn tôi đă tiêu diệt được hàng trăm. Tôi đă cướp được 7 súng trường, tất cả chúng tôi đă lấy được hàng trăm súng địch. Có thêm một khẩu súng, thêm một viên đạn thật quan trọng.

    Phần lớn chúng tôi chiến đấu với bọn lính lê dương trong đó có bọn Đức, bọn Anh và bọn Mỹ đă từng dự chiến tranh chống phát xít Đức. Chúng tôi thích đánh nhau với chúng nó. Đó là những tên lính đánh thuê rất tinh nhuệ. Đánh nhau với chúng, chúng tôi cảm thấy trưởng thành nhanh chóng. Chúng nó không có gia đ́nh, những tên lính Pháp có bố, mẹ, vợ, không đánh giỏi như bọn lê dương. Rất nhiều bọn lê dương đến rồi lại đi, luôn thay đổi chỗ trú quân, rất thuận lợi cho chúng tôi được đánh nhau với nhiều tên lính lê dương khác. Các sĩ quan của chúng tôi rất muốn góp phần chiến đấu cùng chúng tôi, chúng tôi đă được lệnh tuân theo mệnh lệnh chiến đấu của họ. Kể cả khi chúng tôi thiếu ăn, chúng tôi cũng chia phần cho họ…”.



    Đại tướng Vơ Nguyên Giáp thị sát thị xă Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).

    Trận Đông Khê bắt đầu từ 16 tháng 9 là một trong những trận quyết định của chiến dịch Biên Giới. Trận đánh quan trọng đến nỗi Cụ Hồ Chí Minh xuất hiện bên cạnh ông Giáp . Cụ có mặt để củng cố quyết tâm của bộ đội Việt Minh. La Văn Cầu tiếp tục kể:

    “Để bảo đảm thắng lợi tiểu đoàn chúng tôi thành lập một nhóm 25 người chia ra thành 5 tổ. Chúng tôi mang những gói thuốc nổ to tướng. Ông biết đấy, chúng tôi không có nhiều pháo, bản thân chiến sĩ sẽ mang thuốc nổ đến mục tiêu. Người Pháp gọi chúng tôi là “pháo-người”. Nhiệm vụ này rất nguy hiểm, nhưng chúng tôi sẵn sàng hy sinh. Trước hết, chúng tôi đă thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, đến con người cuối cùng. Sau đó chúng tôi phải đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ. Cuối cùng chúng tôi phải tôn trọng nghiêm ngặt kỷ luật chiến trường: “không được lấy của kẻ địch và không giết kẻ đầu hàng…”.

    Lực lượng của chúng tôi c̣n cách địch khoảng 1 kilômét. Ba trăm lính đóng trong một đồn năm trên một ngọn đồi nhỏ kiềm chế cả cao nguyên Đông Khê. Cuộc chiến đấu từ 6 giờ sáng với tiếng nổ của bộc phá chúng tôi làm tín hiệu xung phong. Ngay lập tức chúng tôi trông thấy pháo binh của chúng tôi dùng pháo 75 Nhật Bản đánh đổ cột cờ trên đỉnh vị trí địch ngay từ quả đạn đầu.

    Chúng tôi rất vui sướng thấy kẻ địch bị đánh ngay từ những phút đầu tiên!

    Đến 18 giờ 30 màn đêm buông xuống, La Văn Cầu và các đồng chí chạy đến vị trí địch. Anh ta bị thương vào cánh tay phải v́ một loạt đạn súng máy ngă xuống trên hàng rào dây thép gai, tay bị thương c̣n móc vào lưới thép, rồi thiếp đi v́ đau đớn.

    “Khi tôi tỉnh dậy, tôi nghĩ rằng ḿnh sẽ chết mà chưa hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đă yêu cầu bạn tôi chặt cánh tay bị thương cho khỏi vướng. Bạn tôi từ chối bảo rằng tôi là con một, gia đ́nh tôi cần cánh tay của tôi, tôi trả lời điều đó không quan trọng v́ dù sao tôi cũng sẽ chết. Sau vài phút anh ấy đồng ư, đặt cánh tay tôi lên một cái đe và chặt đi bằng lưỡi lê, xong anh ta buộc chặt đầu cánh tay c̣n lại bằng một sợi dây.

    Sau đó tôi trèo lên đồi đến vị trí địch, dùng cánh tay c̣n lại và vai đẩy khối bộc phá vào lỗ châu mai lô cốt địch. Tôi quay lại và bị sức bộc phá nổ đẩy đi làm tôi ngă xuống quay mấy ṿng trên mặt đất, máu ra nhiều. Dù sao tôi cũng được kết nạp vào Đảng v́ những hành động dũng cảm trong chiến đấu, tôi quay về trạm cấp cứu ở trong rừng phía sau chúng tôi.

    Tôi rất mệt, muốn bỏ đi ngủ, tôi biết rằng cái chết đang đợi tôi. Tôi tiến từ cây này sang cây khác, tựa vào cây một thời gian để lấy sức đi tiếp. Cuối cùng tôi phát hiện được ánh sáng của trạm cấp cứu. Bác sĩ nh́n cánh tay tôi và tuyên bố cắt lại cho sạch sẽ. Ông tiêm cho tôi một mũi kim và bảo tôi đếm đến bảy hoặc tám sẽ không c̣n biết ǵ nữa, nhưng tôi đếm đến hai mươi trước khi đi vào giấc ngủ…

    V́ hành động ở Đông Khê, tôi được phong tặng Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam và khi vết thương lành hẳn, tôi được đưa đến nơi này nơi khác để động viên mọi người đi đánh bọn thực dân…”.

    Trở thành đảng viên thật không dễ dàng. Mọi người phải trải qua một thử thách, thực sự quyết tâm, được hai đảng viên giới thiệu, có hai đảng viên giám sát và qua một kỳ thi vấn đáp. Những người thỏa măn những tiêu chuẩn ấy là những người ưu tú có động cơ phấn đấu rơ ràng. Họ đại diện cho trái tim của chủ nghĩa cộng sản trong nước, những đồng chí trung thành của chủ nghĩa Mác mà ban lănh đạo của Đảng lấy làm căn cứ để quyết định kết nạp vào Đảng. Ngược lại, họ được ưu đăi và thăng cấp, sau trận đánh La Văn Cầu được kết nạp vào Đảng là không có ǵ đáng ngạc nhiên.

    Trận Đông Khê chỉ là một phần của trận đánh để kiểm soát đường số 4 chạy giữa các dăy núi đá vôi dọc theo biên giới Trung Quốc bảo đảm giao thông cho hệ thống đồn bốt hai bên đường. Quân Pháp dùng chiến thuật cũ rích chốt chặn để bảo đảm hành quân và an toàn cho các ngọn đồi. Khi đoàn xe đến các đồn bốt Cao Bằng, Lạng Sơn và Đông Khê, nhưng họ tiếp tục bị phục kích. Họ quyết t́m mọi cách để kiểm soát con đường và cắt đứt đường tiếp tế từ Trung Quốc cho quân đội Việt Minh. Ngược lại Việt Minh đă mở rộng những con đường ṃn song song trong rừng rậm bên này hoặc bên kia biên giới Việt Trung và dùng dân công chở hàng.

    Mùa mưa đến ở Đông Khê vào tháng 5, tiếp theo 5 tiểu đoàn Việt Minh, trong đó có những tiểu đoàn vừa được huấn luyện ở Trung Quốc về, hành quân đến Đông Khê. Bầu trời thấp đầy mây, mưa suốt ngày không trông chờ ǵ được máy bay yểm trợ. Bốn mươi tám giờ sau khi La Văn Cầu và các bạn “quyết tử” tấn công bằng bộc phá, Pháp mất đồn tiền tiêu. Vài ngayd sau quân Pháp chiếm lại được, giữ được vài tháng rồi mất hẳn. Không một người lính bảo vệ căn cứ c̣n sót lại: hai tiểu đoàn quân lê dương bỏ mạng.

    Các đồn bốt lần lượt rơi vào tay quân Việt Minh. Biên giới hoàn toàn được giải phóng. Đến tháng 10 quân Pháp rút khỏi Lạng Sơn bỏ lại đồn bốt và trang bị kỹ thuật quân sự.

    Trong cuộc họp của Hội đồng Chính phủ ông Giáp tuyên bố hơn 6.000 quân Pháp bị tiêu diệt, quân ta thu được 13 pháo, 125 súng cối, 940 súng máy, 450 xe, 1.200 tiểu liên và hơn 8.000 súng trường. Và 5 tỉnh lỵ được giải phóng! Nhà nước tặng ông Huân chương Hồ Chí Minh hạng 3, huân chương đầu tiên của ông.

    Về những thắng lợi vừa qua, ông Giáp đă viết:

    “Thắng lợi của những trận chiến đấu ở miền biên giới 1950 chứng tỏ những tiến bộ lớn của ba thứ quâ, đặc biệt là quân chủ lực. Bộ đội ta được tổ chức mạnh hơn, trang bị vũ khí tốt hơn lần đầu tiên đánh những trận tấn công lớn, tiêu diệt một phần lực lượng tinh nhuệ của địch, đập tan hệ thống pḥng ngự biên giới của chúng, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn. Chiến tranh nhân dân đă chuyển từ giai đoạn chiến tranh du kích sang chiến tranh thông thường. Cùng với sự thành lập nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa, chiến tranh ở vùng biên giới của chúng ta đă chấm dứt sự bao vây của chủ nghĩa đế quốc đối với cách mạng Việt Nam. Những con đường liên lạc của chúng ta với các nước bạn xă hội chủ nghĩa đă được khai thông”.

    Ông Giáp đă tŕnh bày ba giai đoạn của chiến tranh cách mạng của Mao Trạch Đông như sau:

    “Ở giai đoạn thứ nhất, chiến tranh du kích địa phương là chủ yếu và chiến tranh vận động là thứ yếu nhưng chiến tranh vận động ngày càng quan trọng. Ở giai đoạn thứ hai chiến tranh vận động là chính lúc đầu để chống càn quét ở địa phương, dần dần trên những địa bàn rộng lớn hơn. Chiến tranh du kích bấy giờ mạnh hơn nhưng so với chiến tranh vận động, chỉ là thứ yếu. Giai đoạn thứ hai thường kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong quá tŕnh này thực tế không có truy kích quân địch mà củng cố vị trí vững chắc. Tiếp theo, khi quân địch đă chuyển vào pḥng ngự, quân cách mạng sẽ chuyển qua tấn công bằng chiến tranh cơ động với những trận tấn công chiến thuật phân tán của các đội du kích đánh các đồn tiền tiêu, các đoàn xe và quân tuần tiễu. Giai đoạn thứ ba là nổi dậy đồng loạt.

    Rất khó nói ngày nào chúng tôi chuyển từ chiến tranh du kích sang chiến tranh cơ động v́ không có ai phân chia máy móc. Trong thời kỳ chúng tôi đang tiến hành chiến tranh du kích, đồng thời vẫn sử dụng đại đội độc lập và tiểu đoàn tập trung. Tiếp theo chúng tôi có những trận chiến đấu với nhiều trung đoàn, đến năm 1950 tôi mở chiến dịch lớn với những lữ đoàn. Chiến dịch giải phóng biên giới năm 1950 có thể coi như giai đoạn chiến tranh cơ động đă bắt đầu…”.

    Ông Giáp đă hoàn thành thắng lợi giai đoạn 1 và 2. Ông nghĩ lúc bấy giờ có thể chuyển qua tổng phản công chuyển về tổng tấn công để tiêu diệt hoàn toàn kẻ địch. Ông đă nhầm, lư do chính của sự nhầm lẫn là việc tướng Jean Marie de Lattre de Tassigny đến Hà Nội vào thắng chạp. Ông ta là một con người có cá tính vững chắc và rất dũng cảm. Ông vừa nhận nhiệm vụ cao ủy và tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. De Lattre đă chỉ huy một đại đội trong chiến tranh thế giới thứ hai và nhanh chóng được cử đứng đầu một sư đoàn và cuối cùng là người chỉ huy các lực lượng Pháp tự do. Ông bỏ ngay quyết định buộc phụ nữ và trẻ con Phép rời khỏi Hà Nội khi lính Pháp chưa rời khỏi Việt Nam và ông để vợ ông ở lại thành phố.

    Sau đó ông củng cố tinh thần binh sĩ và chuẩn bị chống lại cuộc tấn công sắp tới của ông Giáp.

    Chẳng phải đợi lâu. Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng Giêng năm 1951, trong chiến dịch Hoàng Hoa Thám, 22.000 chiến sĩ của các sư đoàn 308 và 312 của ông Giáp tấn công vào thành phố Vĩnh Yên đă được củng cố công sự vững chắc, một điểm quan trọng cuối cùng ở Tây Bắc Hà Nội của Pháp. Họ bị đẩy lùi tàn nhẫn và hy sinh từ 6 đến 9 ngh́n người. Tháng trước, quân Pháp lần đầu tiên dùng máy bay ném bom napal, lần này lại tiếp tục sử dụng phương tiện này: chiến sĩ Việt Minh bị chất độc tưởng rằng bị ném bom nguyên tử.

    Từ 23 đến 28 tháng 3 sư đoàn 316 tấn công Mạo Khê hy vọng tiến vào Hải Pḥng. Sư đoàn cũng thất bại phải rút lui, hy sinh hàng trăm chiến sĩ.

    Từ 28 tháng 5 đến 18 tháng 6, các sư đoàn 304, 308 và 320 đánh một loạt trận tấn công vào các căn cứ dọc sông Jour (?). Họ bị nhầm hướng, chia cắt lẫn nhau và phải rút lui để lại trên chiến trường hàng ngh́n chiến sĩ hy sinh.

    Ông Giáp đă đánh giá quá cao và tổn thương sâu sắc. Ông chấp nhận rút quân nhưng để lại những cán bộ trong ḷng nhân dân để tiếp tục gieo hạt cho cuộc khởi nghĩa. Ông không c̣n tươi tỉnh, không c̣n một lực lượng dự bị nào để tạo được một thời cơ thuận lợi, hoặc quay ngược lại t́nh thế nguy kịch và đă cảm nhận được bao nỗi khó khăn mệt nhọc của mọi người khi đưa quân ra khỏi trận đánh cuối cùng. Nhưng ông vẫn sử dụng những đội h́nh lớn và hoàn tất nhiều hoạt động gọng ḱm rộng răi với mục đích:

    - Mở đường phía Tây Hà Nội.
    - Đánh địch ở phía sau lưng và phía bên kia Hà Nội.
    - Chuyển quân về phía Nam trong khi cuộc tấn công thứ nhất vào Vĩnh Yên đă gây sức ép với Hà Nội và cuộc tấn công thứ hai ở Mạo Khê uy hiếp Hải Pḥng tách khỏi cảng.

    Chiến dịch năm 1951 nếu thắng lợi là một công tŕnh kết hợp chiến thuật; trong trường hợp này kế hoạch thông minh của ông Giáp không thực hiện được v́ ông Giáp không có đủ phương tiện cần thiết, không đầy đủ thủ tục chỉ huy và kiểm soát, không có kinh nghiệm tác chiến trong điều kiện phức tạp kể cả với qui mô nhỏ hơn. Hơn nữa đối thủ của ông chiến đấu với ḷng bực tức chưa bao giờ có: cuộc sống của họ, của gia đ́nh người Pháp ở Đông Dương, hạnh phúc của họ và vương quốc của họ, tất cả đều vào cuộc.

    De Lattre bắt đầu xây dựng một hệ thống cứ điểm có công sự vững chắc bảo vệ châu thổ sông Hồng và những ngọn đồi lân cận mà Việt Minh đă chiếm: 15 triệu tấn xi măng được sử dụng để xây dựng. 20 tiểu đoàn bộ binh thường xuyên chốt chặt ở đây. Khốn thay cho nước Pháp ông ta bị bệnh nặng phải trở về Paris và chết tháng 1-1952 v́ ung thư. Tướng Salan là người thay thế.

    Quân Việt Minh chiến đấu mănh liệt và đầy căm thù dù chỉ là một trận đánh nhỏ mà người ta thấy lại trong những năm 60. Đó là trường hợp trận tấn công vào một cứ điểm do quân Bắc Phi chiếm giữ trên đường số 4.

    Hai đại đội Marốc và một phân đội xe tăng tổ chức thành 2 cứ điểm pḥng ngự mạnh yểm trợ lẫn nhau, lại được pháo binh yểm trợ và một dăy lô cốt tiền tiêu làm nhiệm vụ cảnh giới báo tin có lực lượng tấn công. Một ḍng sông chảy giữa hai cứ điểm.

    Sau hai mươi phút hỏa lực chuẩn bị tập trung của cối 120 rót vào cứ điểm phía Nam, đến 22 giờ 10, nghe tiếng xung phong của bộ binh Việt Minh vượt lên hàng rào dây thép gai. Lưỡi lửa của một chục khẩu súng tự độg chặn làn sóng người xông lên ở vùng cửa mở. Để ngăn chặn quân tấn công, đạn pháo ngày càng gần vị trí cho đến tận hàng rào của quân Marốc. Đến nửa đêm th́ cứ điểm phía Nam không c̣n giữ được nữa. Dây thép gai rối tung với một thảm xác người bên trên không c̣n là vật chướng ngại nữa. Phần lớn hố cá nhân đă bị cối của Việt Minh phá hủy những tên lính Marốc sống sót không c̣n đạn. Gần một giờ có lệnh vượt qua cầy chạy về cứ điểm phía Bắc.

    Nhưng ở đó cũng chẳng yên ổn. Ba giờ sáng, 5 tiểu đoàn Việt Minh tấn công mạnh mẽ vào hai trăm người c̣n sống. Trên chiến trường những chiếc xe tăng nhẹ của phân đội xe bọc thép, ṇng pháo hạ thấp đến tối đa không ngừng nổ súng vào chùm người ḥ hét vượt qua ụ pháo. Xích sắt xe tăng nghiến lên đầu, tay, ngực hàng chục con người di chuyển chậm chạp nhưng cùng ngập trong biển người xông lên không ngớt. Những bàn tay bám vào nắp thép pháo xe định mở nắp, những quả lựu đạn ném vào ṇng pháo, hàng loạt súng máy xuyên qua lỗ phương hướng, rồi cuối cùng các xe tăng cũng bị bazôka xách tay tiêu diệt, thép vỏ xe nóng chảy trắng.

    Một mùi thịt cháy bốc lên trong không khí. Cả năm kíp xe tăng bị tiêu diệt đến người cuối cùng, số bộ binh c̣n lại cũng nhanh chóng bị chung số phận.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 9: Lưỡi kiếm được vung lên




    Quyết định nhanh chóng là vấn đề sống c̣n. Quyết định nhanh chóng ấy có nghĩa là chúng ta đă sẵn sàng đánh địch bất cứ lúc nào, lúc chúng chưa kịp đứng chân hoặc lúc chúng đang rút chạy, có nghĩa là chúng tôi sẵn sàng đánh địch ở vùng núi hoặc ở đồng bằng, sẵn sàng đánh vận động chiến, đánh địch tại chỗ hoặc đánh du kích khi chúng tôi cảm thấy tiêu diệt được quân địch, mục đích cơ bản của mọi chiến thuật.
    Vơ Nguyên Giáp


    Ở Triều Tiên, quân Mỹ đă chặn được những trận tấn công của hàng biển người Trung Quốc tiến trên những mảnh đất đă được quét sạch bằng hỏa lực pháo binh và súng cối và thỉnh thoảng cả bom của máy bay. Trong 3 năm tiếp theo, các tướng lĩnh chỉ huy tối cao Pháp lần lượt muốn dẫn dụ ông Giáp vào một cuộc chiến cổ điển mà họ chiếm ưu thế về hỏa lực dưới mặt đất và ở trên không ḥng giành thắng lợi quyết định. Nhưng ông Giáp đă thất rơ sai lầm ở đồng bằng sông Hồng và không bao giờ lặp lại những sai lầm ấy: trong những trận sắp tới, có thể phải hy sinh một số đơn vị chiến đấu quyết liệt trong ṿng vây, hơn là dẫn đến những ḷ “sát sinh” giết người; ông lùi về khi dồn sức đuổi địch vô ích và làm yếu sức quân đội kể cả những mất mát nhỏ nhất. Khi đă vào trận lớn, hy sinh một vài đơn vị nhỏ là cần thiết! Ông Giáp cũng nổi tiếng về sắp xếp linh hoạt sự có mặt của những người khác: lên án những đối thủ chính của ông như tướng Westmoreland và tướng Bigeard cũng như những người khác viết khác về lịch sử chiến tranh này.

    Sau những tổn thất mùa thu năm 1951, quân Việt Minh băng bó vết thương và tiếp tục mở rộng đội ngũ, huấn luyện, cũng như tiếp tục chiến đấu: phương pháp huấn luyện tốt nhất là nắm vững những nguyên tắc cơ bản. Là một người thực dụng, ông Giáp nhận rơ đă phạm sai lầm chuyển sớm quá sang tổng phản công nhưng ông không buồn rầu về những lồi lầm và những cơ hội đă bỏ qua. Như ông đă làm trong quá khứ, và sẽ làm trong tương lai, ông quay lưng về quá khứ và hướng tới tương lai.

    Không tránh khỏi những ư kiến phê b́nh trong Đảng, nhưng h́nh như mọi người đều thấy hết những khó khăn của quân đội và không ai yêu cầu thay thế ông. Mỗi người phải học trên trận địa, học chiến đấu. Nếu có những nhà lănh đạo quân sự khác có thể thay thế ông th́ đó là một trong những thành viên hàng đầu của ban lănh đạo Đảng và đă có thể giúp ông tránh khỏi sai lầm.

    Ông Giáp luôn luôn nhận được những chỉ thị của Đảng (dĩ nhiên ông là một trong những người lănh đạo có uy tín và quyền lực), của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, dưới sự lănh đạo của Cụ Hồ Chí Minh, nắm vững chủ nghĩa cộng sản đă có nghị quyết về những cơ sở như đường lối chiến lược của chiến tranh: “Nguyên tắc tổng quát của lănh đạo chiến tranh là một cuộc kháng chiến lâu dài. Chúng ta không coi thường địch, chúng ta không có những kế hoạch tác chiến vội vàng và hy sinh không cần thiết. Chúng ta đánh chắc, tiến chắc, đă tiến công là chiến thắng: không được như vậy, chúng ta không tiến công. Đă đánh là phải thắng, không có quyền đánh mà không thắng lợi”.

    Trong những hang núi đá vôi của an toàn khu Trung ương Việt Nam ở Thái Nguyên, ông Giáp và Hội đồng quân sự của ông-đồng thời là ư định của Trung ương cùng chia sẻ trách nhiệm về những quyết định tập thể, về việc lựa chọn những phương án thích hợp cho quân Việt Minh và quân Pháp: “Nhờ có nhiều đường giao thông thuận lợi và nhiều khả năng cung cấp nuôi quân, vùng đồng bằng (sông Hồng) có nhiều điều kiện thuận lợi cho một cuộc tấn công lớn của bộ đội và v́ vậy việc tổ chức pḥng ngự của quân Pháp cũng chặt chẽ cẩn thận hơn. Quân Pháp dễ bị tổn thất ở địa h́nh rừng núi, lực lượng bị phân tán, yểm trợ pháo binh và không quân bị cây rừng hạn chế, và điều kiện nắm vững địa h́nh không phải dễ dàng. Chúng ta có một số thuận lợi hơn quân Pháp, khả năng cung cấp của chúng ta có hạn, lực lượng dự bị không đủ chiến đấu quy mô lớn, do đó chúng ta chỉ sử dụng lực lượng tương đối nhỏ để tổ chức những trận tấn công ngắn. “Trung ương Đảng quyết định: vận động chiến là h́nh thái chiến tranh chính trên chiến trường chính-miền Bắc Việt Nam-c̣n các chiến trường khác, du kích vẫn là nhiệm vụ hàng đầu”.

    Năm điều kỷ luật dân vận được phổ biến rộng răi trong quân đội:

    - Hăy lễ phép
    - Phải thực thà
    - Mượn cái ǵ của dân phải trả
    - Không được phá hoại của dân và làm hư hỏng phải bồi thường
    - Không hết bạn với phụ nữ

    Chấp hành nghiêm chỉnh những kỷ luật nêu trên, chiến sĩ sống hài ḥa đoàn kết với nhân dân trong vùng đóng quân, trái lại binh lính Pháp tuân theo mệnh lệnh của chính quyền thuộc địa (thực dân) luôn luôn coi dân là kẻ thù, ngay cả khi không muốn-một thực tế không thể bóp méo trong tất cả các cuộc nổi dậy.

    Việt Minh c̣n có một mục đích xác định rơ ràng và một quyết tâm thực tế với khả năng đạt được, c̣n bọn thực dân Pháp cùng với quân đội ô hợp của họ nào phải Bắc Phi, nào lê dương, nào ngụy quân Việt Nam không phải bao giờ cũng tự nguyện làm sao có được nhiệt t́nh hăng hái khi chiến đấu và chiến thắng như chiến sĩ Việt Nam. Giai thoại sau đây cho người ta một h́nh ảnh cụ thể: một hôm, một người chỉ huy tiểu đoàn quân Pháp hỏi cấp trên của ông cho ông biết lư do phải ở lại Việt Nam bao nhiêu năm chiến tranh mà không được ǵ hết ngoài hàng chục ngh́n nạn nhân chiến tranh: chết, bị thương, mất tích và bị bắt: “Thưa tướng quân, chỉ một câu thôi, để tôi có thể nói điều ǵ đó với gia đ́nh tôi”. Cũng như Ponce Pilate, anh ta không được trả lời.

    Một điều hơn hẳn nữa là kỷ luật không phải dựa vào những h́nh thức trừng phạt mà thực hiện theo áp lực của quần chúng. Không được tống giam kẻ đào ngũ ở chiến khu. Không bao giờ phải trả tiền phạt v́ mọi người chẳng ai nhận tiền bạc: chiến sĩ chỉ được nhận quân phục, vũ khí cùng với một cái màn và những thuốc men khi ốm đau. C̣n dân công chỉ được nhận lương thực và thực phẩm, nhưng không phải lúc nào cũng có: họ đă có thời gian ở nhà sản xuất và nhân dân ở quê hương cung cấp cho họ. H́nh thức kỷ luật dựa trên cơ sở tự ăn năn hối lỗi, danh dự bị tổn thương và sự phê b́nh của đồng đội.

    V́ vậy, những kỳ phê b́nh và tự phê b́nh được tổ chức để mỗi người tự phê b́nh những sai lầm khuyết điểm của ḿnh. Khi đă nhận rơ khuyết điểm th́ đến thời gian khắc phục khuyết điểm, như thú tội trong các nhà thờ thiên chúa giáo, nhưng những kẻ phạm tội và phạm những sai lầm nghiêm trọng phải kiểm điểm trước đơn vị, hoặc h́nh thức kỷ luật cuối cùng: khai trừ khỏi Đảng, khỏi quân đội. Việc trở về làng là bất hạnh, mọi người xa lánh như một kẻ phạm tội. Cả xă hội coi khinh, hậu quả đối với toàn gia đ́nh cũng xấu như h́nh phạt tạm thời. Trái lại, quân Pháp dùng h́nh thức phạt tù đối với các tội lỗi và người gây nên tội lỗi chấp nhận phạt tù: vào tù c̣n đỡ nguy hiểm hơn.

    Từ mùa hè năm 1951 đến mùa xuân năm 1952, khi có dịp thuận lợi là Việt Minh tổ chức tấn cồn theo định kỳ: ví dụ 1951, đánh ở đồng bằng sông Hồng; năm 1952 ở vùng Tây Bắc, bộ đội Việt Minh đă buộc quân của tướng Salan phải bỏ một vị trí then chốt gần Hà Nội. Nhưng chiến dịch ấy bị hạn chế như ông Giáp kể:

    “Ở trung tâm, trên đường quyết liệt 18, và trên những cánh đồng Hà Nam Ninh, chúng tôi đă thành công khi tập trung một số lực lượng để tạo nên ưu thế hoàn toàn trong một thời gian ngắn. Cho đến khi quân địch lợi dụng khả năng tăng cường lực lượng nhanh chóng đă bố trí nhiều lực lượng cơ động mới, chúng tôi gặp khó khăn lớn để tiếp tục các cuộc tấn công”. Mặc dù vậy, kế hoạch tác chiến ấy vẫn buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng: họ bị kiệt sức v́ chống đỡ quay cuồng lộn xộn như người bị ong ḅ vẽ tấn công.



    Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953

    Năm 1953, hy vọng dụ quân Pháp ra khỏi đồng bằng và mở rộng các đường giao thông, ông Giáp quay sang phía Tây, hướng Lào. Trong nhiều năm các đơn vị Việt Nam đă thực hiện một số trận đánh nhỏ để yểm trợ Pathet Lào, những người cộng sản Lào mà họ phải bảo đảm tổ chức lực lượng (hai dân tộc khác ngôn ngữ nhưng họ vẫn hiểu nhau). V́ vậy, hàng ngh́n quân t́nh nguyện Việt Nam không chiến đấu trực tiếp với quân Pháp mà ở lại trong chiến khu để giúp đỡ quân Pathet hàng mấy năm (ví dụ đại úy lục quân Bùi Công Ái của Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1950 cưới vợ lúc 18 tuổi rồi nhanh chóng xa rời vợ để sang làm nhiệm vụ ở Lào. Đại úy ở lại đấy 4 năm, cô vợ trẻ không biết chồng c̣n sống hay chết, và đại úy cũng không được tin cha ḿnh chết). Tháng 4, ông Giáp đưa bộ đội Việt Minh sang lào. Sau khi bao vây các cứ điểm Pháp trên Cánh đồng Chum, quân Việt Minh đến ngoại ô Luang Prabang. Nhân dân vùng này đă được báo trước về sự có mặt của họ. Cho đến lúc này th́ người chỉ huy cao cấp của quân đội Pháp hiểu rằng họ có thể đến bất cứ nơi nào trên đất Đông Dương. Và ông Giáp đă rút quân về trước khi mùa mưa tới tránh bị tổn thất.

    Ông Giáp viết: “Đầu mùa hè năm 1953 quân đội giải phóng Pathet Lào và những người t́nh nguyện Việt Nam đă hợp tác đánh Sầm Nưa và phần lớn quân địch hiện có trong vùng. Toàn bộ tỉnh Sầm Nưa và những vùng rộng lớn của Bắc Lào được giải phóng”. Đúng lúc này, tháng 5 năm 1953 tướng Henri Navarre thay thế Salan làm tổng chỉ huy quân Pháp.

    Navarre là một con người hướng ngă được một người Pháp có trách nhiệm mô tả “một con mèo, h́nh thức và tinh thần”. Sau một thời gian làm công tác huấn luyện, ông được điều về chỉ huy một trung đoàn xe bọc thép trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó ông về làm công tác ở cơ quan tham mưu trong nhiều năm. Có kinh nghiệm công tác tham mưu ông được cử giữ chức Tham mưu trưởng các lực lượng liên quân NATO của miền Trung châu Âu trước khi sang Đông Dương. Ông là một người thông minh, một trong những người giỏi trong các bạn cùng khóa lúc ra trường, nhưng nhiều người lính dày dạn chiến trận chê trách ông ở học viện quân sự nhiều thời gian quá mà không đủ thời thời gian thử thách ở chiến trường. Những lời chê trách thành kiến của những người lính bộ binh và lính dù (quân Pháp và Lê dương) thật khó tránh khỏi, dù hiệu quả chiến đấu như thế nào th́ ông ta vẫn ở trong câu lạc bộ của lính chiến đấu. Ông Giáp đánh giá: “Dầu ông ta có tên tuổi và danh tiếng Như De Lattre, nhưng Navarre là một nhân tài quân sự trong hàng ngũ tướng trẻ của quân đội Pháp có trí thức và có nhăn quan chiến lược” (Điện Biên Phủ trang 70. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia).

    Càng lún sâu vào cuộc chiến, quân Pháp càng phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ: năm 1951, viện trợ Mỹ cho kinh phí chiến tranh là 12%, đến năm 1953 tăng lên 71%, viện trợ vật chất năm 1953 có 40 ngh́n tấn thiết bị quân sự mỗi tháng. Navarre đến đúng lúc một kế hoạch do các tướng lĩnh Pháp và Mỹ soạn thảo khoảng đầu năm đang được áp dụng. Navarre phân tích: “các đơn vị Việt Nam mới được thành lập chịu trách nhiệm phần lớn nhiệm vụ b́nh định ở đồng bằng và canh gác các trang thiết bị để cho quân Pháp được rảnh tay vào những nhiệm vụ quan trọng hơn; đồng thời các đơn vị quân Pháp được tăng cường và tập trung thành những lực lượng cơ động để t́m, quấy rối và tiêu diệt địch” (đây là khái niệm Việt Nam hóa đă từng biết đến với quân Mỹ mười lăm năm về sau và tất nhiên là thất bại).

    Ông Giáp kể:

    “Mặc dầu khẩu hiệu của ông ta” luôn giữ vững ư chí để tấn công, nhưng Navarre phải quyết định bảo đảm pḥng ngự chiến lược ở miền Bắc trong mùa đông năm 1953 và mùa xuân năm sau, tăng cường hiệu quả của quân ngụy và thành lập một lực lượng cơ động mạnh. Sau đó đến đầu năm 1954, lợi dụng khoảng nghỉ của quân đội ta (v́ gió mùa mưa nhiều) ông đă chuyển về phía Nam phần lớn lực lượng cơ động. Nếu tấn công thuận lợi ở máy bay, ông sẽ đưa lực lượng cơ động mạnh đến tấn công chiến lược ra miền Bắc, ông ta buộc chúng tôi phải đàm phán trên thế bất lợi, nếu chúng tôi không chấp nhận, ông ta sẽ tiêu diệt quân chủ lực của chúng tôi (Sđd, trang 75).

    Ông ta muốn có 7 sư đoàn cơ động (6 bộ binh và 1 nhảy dù) tốt khoảng 27 lữ đoàn cơ động. Chấp hành ư định này, ông tư lệnh tập trung lại một số đơn vị thiện chiến quân châu Âu và châu Phi và yêu cầu chính phủ Pháp gửi thêm cho 2 sư đoàn dự bị. Ông ta chỉ nhận được 12 tiểu đoàn từ Pháp, châu Phi và Nam Hàn đến (thực tế ông ta yêu cầu 14 tiểu đoàn nhưng chỉ được 9)…” (Sđd, trang 77).

    Ở Sài G̣n, ông Navarre phân tích t́nh thế và đi đến kết luận phải tăng thêm thành phần quân Việt Nam để cuối năm có thể thành lập được 54 tiểu đoàn cơ động và đến 1954 th́ tăng gấp đôi lực lượng này. Bây giờ ông đă sử dụng gần 300.000 binh sĩ trong quân đội viễn chinh Pháp. Thực tế, ông chỉ thành lập được 107 tiểu đoàn mới, khoảng 97.000 người. Không tính đến số lượng thay cho chất lượng.

    Ông Giáp viết tiếp: “Mùa hè năm 1953, t́nh thế hai phía có thể tóm tắt như sau: Đối với chúng ta, tất cả các sư đoàn và trung đoàn chủ lực đă được tổ chức lại và trang bị vũ khí mới. Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm một số lớn sư đoàn và trung đoàn chủ lực, thêm nhiều trung đoàn và tiểu đoàn địa phương. Các lực lượng du kích cũng phát triển nhanh chóng. Tiếp sau cuộc chỉnh huấn chính trị về đấu tranh giai cấp, chiến sĩ chúng ta nh́n nhận rơ ràng hơn về mục đích cuộc chiến đấu, nâng cao ḷng căm thù địch và tinh thần chiến đấu.

    C̣n quân địch, trong toàn Đông Dương có khoảng 450.000 binh sĩ trong đó có 120.000 quân châu Phi và lê dương, c̣n lại là quân ngụy. Nếu hiệu quả chế độ của họ rất cao trong thời kỳ đầu chiến tranh, th́ nay sự cân bằng lực lượng giữa hai phía luôn nghiêng về phía cơ lợi cho chúng ta. Về chính trị, nhân dân Pháp tổ chức nhiều cuộc biểu t́nh chống lại chiến tranh phi nghĩa, lính đánh thuê Pháp và châu Phi ngày càng không chịu đựng nổi. Sau nhiều thất bại, tinh thần quân Pháp càng sa sút. Thông thường lính ngụy phải vào lính không phải tự nguyện v́ họ không t́m được việc làm” (Sđd, trang 65).

    Tháng 7 năm 1953, Navarre tung quân dù xuống rất sâu trong hậu phương ta, họ tấn công Lạng Sơn và tưởng rằng có thể gây cho chúng ta những tổn thất lớn, nhưng điều đó thật vô nghĩa. Tháng 8, họ rút hết quân ở Nà Sản đưa về đồng bằng, tuyên bố cuộc rút quân là một thắng lợi lớn. Và Nà Sản không c̣n giá trị quân sự nữa, mà trước đây họ đă gọi là “thành Verdun thứ hai” ngăn chặn đường về phía Nam của cộng sản” (Sđd, trang 79).

    Những người chỉ huy quân đội Pháp chỉ c̣n một cách đưa đến thành công là cầu viện tập đoàn commando hỗn hợp GCMA và từ tháng Chạp năm 1953 cầu viện tập đoàn quân hỗn hợp GMI. Đó là những lực lượng du kích theo mô h́nh chindit de Wingate và Marauder do Merill ở Miến Điện. Nhưng quan trọng hơn, với những đơn vị gốc của một tiểu đoàn Pháp đă từng chiến đấu dũng cảm ở Triều Tiên, với sư đoàn 2 quân Mỹ, cộng với những đội quân xây dựng ở Việt Nam và ở những thuộc địa khác, đă thành lập được tập đoàn quân 100, có 3.500 quân. Đến nửa năm 1953 có 15.000 lính loại đó phải bảo đảm 300 tấn hàng do máy bay cung cấp mỗi tháng. Họ hành quân vào rừng, cùng với người dân tộc thiểu số, cũng có kho cả người nông dân Việt Nam không chịu ảnh hưởng tuyên truyền cộng sản. Có trường hợp họ hất cẳng một Việt Minh, cưới những con gái của già làng để gắn chặt quan hệ (và để thỏa măn một thời gian dài không có đàn bà). Họ đă thắng lợi trong cuộc hành quân chống GCMA tiêu diệt hầu hết 12 tiểu đoàn Việt Minh chỉ c̣n một tiểu đoàn có nhiệm vụ tập hợp tin tức của tập đoàn quân của ông Giáp.

    Thắng lợi của những đơn vị đặc biệt này là v́ quân Việt Minh lần đầu tiên ở trong thế pḥng ngự. Cho đến lúc này, quân Pháp đều vào trận theo ư định của Việt Minh: họ liên tục phục kích trên đường cái, hoặc họ tấn công một cứ điểm vào ban đêm. Tiến sâu vào rừng, họ đảo ngược lại nhiệm vụ, họ thắng trên đất thánh với những thắng lợi không cân xứng về tỷ lệ quân số. Chỉ có dùng chiến thuật ấy họ mới thắng được Việt Minh. Họ phải chấp nhận thiếu thốn mọi bề, chiến đấu quyết liệt, đánh và rút và tiếp tục đánh lần thứ hai, cũng cần đánh lâu dài.

    Người phương Tây rất tinh vi không thể thực hiện tẩy năo trong họ, họ thích giá trị vật chất, phải có tính cách hấp dẫn hơn để tạo lập trạng thái tinh thần và thể lực cần thiết cho họ. Phải có sức mạnh diệu kỳ với đồng lương gấp nhiều lần đồng lương lính thường. Nếu sau một vài năm, họ tích lũy được một số tiền quan trọng bên cạnh, và có thêm tự hào, thắng lợi, đơn vị đánh thắng, th́ họ coi như được phần thưởng, giảm bớt đau thương và hy sinh của họ. Khốn nơi, bất chấp những thắng lợi hiển nhiên của quân đội dưới quyền, h́nh như quan niệm ấy không hoàn toàn đáp ứng, kể cả những năm 1960 sau này. (Để chứng minh cho ḷng tận tụy của những đơn vị chiến đấu của GCMA được đài phát thanh quân đội nhân dân truyền đi tháng 9 năm ấy. Những con người cô đơn ấy sẽ như thế nào? Chết hết chăng? Hoặc chết hoặc chôn hết vũ khí và kư hiệu rồi vào rừng ở với phụ nữ Việt Nam? Họ sống phân tán trong các tỉnh phía Bắc Việt Nam: cuộc sống không c̣n thích hợp với đẳng cấp của họ!).

    Năm 1953, theo thói quen, ông Giáp chuẩn bị cho giai đoạn mới.

    Trung ương Đảng công bố những yêu cầu chiến lược của chiến dịch Đông 1953 và Xuân 1954:

    - Giải phóng Lao Cai và vùng Tây Bắc
    - Tổ chức một cuộc tấn công ở Lào
    - Dấu kín một bộ phận quan trọng quân chủ lực và chuẩn bị cho họ sẵn sàng làm nhiệm vụ
    - Ở vùng đồng bằng, tăng cường du kích chiến
    - Ở phía Nam, Quân khu 5 tổ chức tấn công trên cao phía Tây để bảo đảm vùng giải phóng.

    V́ mục đích chiến lược, chúng tôi phân tán cơ quan (đại bản doanh ở Yên Bái) chuyển văn pḥng và nhà trường về phía sau, trong tháng 10, tuyển hàng ngh́n dân công.

    Nửa tháng 11, theo kế hoạch này, một bộ phận lực lượng di chuyển về hướng Lai Châu. Hoạt động này thay đổi cơ bản t́nh thế quân sự nhưng kẻ địch không phát hiện được. Địch đánh Tây Bắc hay đồng bằng? Nếu họ đánh Lai Châu, họ sẽ làm ǵ để bảo vệ ở lê dương và chặn đường tôi sang Lào? Ngày 20 tháng 11 năm 1953, 6 tiểu đoàn quân dù nhảy xuống cánh đồng Mường Thanh và chiếm Điện Biên Phủ.



    Đại tướng bốn sao Marcel Bigeard, từng là cựu Thứ trưởng Quốc pḥng Pháp (1975), khi tham chiến ĐBP là thiếu tá

    Thiếu tá Marcel Bigeard là người nhảy dù đầu tiên. Năm 1941 ông đội Bigeard bị quân Đức bắt khi chiếm nước Pháp. Sau đó ông được thả và cử làm thiếu úy chỉ huy một đội quân thuộc địa Pháp ở Bắc Phi. Sau khi được quân Anh huấn luyện, ông trở thành lính nhảy dù, nhảy xuống vùng du kích. Chiến đấu ở đó, ông đạt danh hiệu Brishtish Distinguished Service Order (phục vụ đặc biệt theo mệnh lệnh nước Anh) một ưu điểm hiếm hoi đối với một sĩ quan trẻ tuổi. Ông đă có mặt 2 lần ở Đông Dương-lần thứ nhất năm 1945 lúc bấy giờ ông là đại úy, và lần thứ hai năm 1948 là chỉ huy đại đội trong một tiểu đoàn quân Việt Nam người dân tộc Thái trước khi ông quay lại lần thứ 3 năm 1952 đứng đầu tiểu đoàn dù thứ 6 với một ngh́n lính dù.

    Trước khi nhảy xuống Điện Biên Phủ, người ta bảo ông rằng không có sự chống cự ở đó, nhưng ông Bigeard kể lại: “Có hai đại đội Việt Minh ở khu vực chúng tôi nhảy xuống. Nhiều người của chúng tôi bị giết trước khi chạm đất, một số khác bị thương nặng khi rơi xuống đất. Cuộc chiến đấu kéo dài suốt cả ngày với 40 người của chúng tôi bị chết và hai đại đội Việt Minh hầu hết bị tiêu diệt”. Một tuần sau đích thân Navarre tổ chức một cuộc kiểm tra: ông quyết định với 10.000 lính hiện có và 5.000 lính dự bị, sẽ tổ chức một vị trí “hoàn hảo”.

    Ông Giáp khẳng định: “Ư định của Navarre là sau khi củng cố Điện Biên Phủ sẽ có thể nối với Lai Châu rồi mở rộng địa bàn hoạt động bảo đảm việc pḥng thủ thượng Lào. Nhưng đến hạ tuần tháng 11, địch đă phát hiện hiện được những triệu chứng mới: nhiều đơn vị chủ lực kể cả những đơn vị thiện chiến nhất đang di chuyển lên hướng Tây Bắc. Bây giờ cần phải chọn lấy một quyết định: hoặc rút quân khỏi Điện Biên Phủ hoặc tăng cường Điện Biên Phủ? Ngày 3 tháng 12 Navarre đă chọn phương cách thứ hai và ra chỉ thị cần giữ vững Điện Biên Phủ bằng bất cứ giá nào. Đây là một quyết định có tính chất chiến lược cực kỳ quan trọng” (Sđd, trang 80, 81, 82) chẳng phải nói ǵ thêm: đó là một quyết định chưa được suy nghĩ kỹ.

    Điện Biên Phủ chỉ cách biên giới Lào 11 km, luôn luôn là một vị trí chiến lược quan trọng. V́ ở ngay ngă ba con đường thương mại nối với Trung Quốc, Thái Lan và Lào. Vị trí xa xôi và khó tiếp cận, là một vị trí chiến lược cuối cùng của quân đội Pháp từ khi trở lại Đông Dương. Một lực lượng kháng chiến kiên cường do anh Nguyễn Văn Giáp chi huy đă hy sinh anh dũng. Navarre quyết định ở lại Điện Biên Phủ v́ 3 lư do khác nhau. Cắt được các trục tiếp tế của Việt Minh, Navarre có thể chấm dứt cuộc nổi dậy của nhân dân Lào. Nay mai, các đơn vị Việt Minh sẽ bị tiêu diệt khi tham gia các trận chiến đấu phức tạp: một cứ điểm được củng cố vững chắc có xe bọc thép nhẹ và pháo binh yểm trợ cho các đơn vị bộ binh truy kích các đơn vị Việt Minh trước khi đuổi họ ra khỏi vùng này. Một lần nữa Giáp đặt ngón tay vào điểm chính.

    “Vấn đề của chúng ta là phán đoán hành động của địch như thế nào. Chúng có thể giữ Điện Biên Phủ vừa giữ Lai Châu đồng thời hoặc co lại về một nơi, tăng viện thêm nhiều, biến thành một tập đoàn cứ điểm, nhưng chúng cũng có thể rút. Rút th́ mất đất, tăng nhiều th́ phân tán lực lượng cơ động. Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ bộc lộ mâu thuẫn của địch giữa chiếm đóng đất đai và tập trung lực lượng, giữa chiếm đóng chiến trường rừng núi với củng cố chiến trường đồng bằng.

    Ông Giáp nhấn mạnh thế hai ngă của Navarre càng khó khăn: “Ngày 7 tháng 12 địch đă rút một bộ phận lực lượng từ Lai Châu để tăng cường cho Điện Biên Phủ; số c̣n lại cũng chuẩn bị rút lui. Ngày 10, chúng tôi đánh vào Lai Châu đồng thời cho một số đơn vị chặn đường rút về Điện Biên Phủ. Ngày 12, chúng tôi giải phóng thị xă Lai Châu. Sau hơn 10 ngày chiến đấu, truy kích, bao vây và tiêu diệt, bộ đội giải phóng những phần của tỉnh Lai Châu c̣n bị địch chiếm. Địch đă nhanh chóng tăng cường Điện Biên Phủ”.

    Không phải chỉ có thế: “Để nghi binh địch, ngày 21 và 22 tháng 12, nhiều đơn vị quân Pathet Lào và Việt Minh cùng tấn công 2 trận vào vùng biên giới Lào, tiêu diệt hai tiểu đoàn cơ động và phần lớn một tiểu đoàn thứ ba và tiểu đoàn pháo. Địch đă phải gấp rút điều động những lực lượng cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ đến tăng viện cho Sênô, tổ chức Sênô thành một cứ điểm. Sênô trở thành một điểm tập trung lực lượng của địch. Nava bị bắt buộc phải phân tán lực lượng”.



    Tướng Pháp Navarre, Cogny và đại tá De Castries ở Điện Biên Phủ

    Quyết định ở lại Điện Biên Phủ, Navarre không biết rằng ông đă thay đổi kế hoạch. Nhưng ông vẫn theo đuổi việc tập trung lực lượng cho chiến dịch Atlante dùng 15 tiểu đoàn tấn công vào miền Nam Quân khu 5 (ở Trung Bộ) không liên quan đến t́nh thế mời này. Cùng lúc này ngày 26 tháng Giêng 1954, bộ đội của ông Giáp tấn công Tây Nguyên, chiếm được Kontum ngày 5 tháng 2 và tiến đến tận đường quốc lộ 19. Đáp lại Navarre phải điều động nhiều đơn vị ở miền Bắc ở đồng bằng Bắc Bộ tới Tây Nguyên. Ông tiếp tục tập trung lực lượng chuẩn bị cho cuộc hành quân Atlante, nhưng một lần nữa ông bị ông Giáp cản trở. Bộ đội của ông Giáp tiếp tục tấn công Lào. Ông phải chấm nhận tăng viện cho Luan Prabang bằng những lực lượng cơ động rút từ Việt Bắc. lực lượng cơ động của địch tiếp tục bị phấn tán.

    Ông Giáp kể:

    “ Vào thượng tuần tháng 3 năm 1954, nh́n chung h́nh thái chiến sự trên các chiến trường nổi lên hai đặc điểm đáng chú ư:

    Một là quân ta chủ động ở một loạt chiến dịch tấn công trên nhiều hướng đă chiến thắng khắp nơi…

    Hai là khối cơ động chiến lược của địch không c̣n tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ nữa mà bị phân tán ra nhiều hướng từ 44 tiểu đoàn bây giờ chỉ c̣n 20 tiểu đoàn…

    Navarre cho rằng mặc dầu đă bị những tổn thất nhất định nhưng đă chống đỡ và ngăn chặn được các cuộc tiến công Thu Đông của ta và thời cơ tốt của chúng đă đến. Tướng Nava ra lệnh tiếp tục tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, tập trung một binh lực tương đối lớn tiếp tục đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5, tiếp tục thực hiện kế hoạch Atlante bị bỏ dở. Ngày 12 tháng 3 chúng mở cuộc tiến công đổ bộ lên Quy Nhơn, không ngờ rằng ngày hôm sau vào ngày 13 tháng 3 năm 1954 quân ta mở cuộc tiến công lớn vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ”.

    Ông Giáp luôn gây rối cho Navarre làm cho ông ta mất hết thời cơ. Ông Giáp cưỡng bức ông ta vi phạm hai nguyên tắc không thể thay đổi của chiến tranh: thứ nhất ông ta không có khả thực hiện mục đích của ḿnh-thành lập một lực lượng dự bị trung tâm-và thứ hai việc tập hợp lực lượng chạy quanh ngắn ngủi buộc phải phân tán lực lượng cho kế hoạch Atlante. Một cuộc tranh chấp nghiêm trọng giữa Navarre và Cogny người chỉ huy Hà Nội càng thổi bùng những vấn đề thêm phức tạp.

    Cogny, một chiến binh có kinh nghiệm và được tôi luyện, không chịu Navarre từ buổi ban đầu; đó là trường hợp thúc đẩy đối lập. Ở Sài G̣n Navarre có một đại bản doanh hiện đại có điều ḥa nhiệt độ, với đầy đủ các cố vấn giúp việc xung quanh, ông ta di chuyển người ghi điểm to lớn trên bản đồ. C̣n ở phía Bắc Cogny phải chăm lo đến mọi vấn đề hàng ngày, các vật chất kỹ thuật cũng như vận hành của chúng khi chuyển đến, các đường giao thông liên lạc bị cắt đứt, những khó khăn trên đường tiếp tế, bệnh tật của sĩ quan cao cấp và ư thích thất thường của họ cũng nưh đoàn tùy tùng của khách văng lai. Đó là dẫn chứng tiêu biểu cho sự đối lập của con người trong văn pḥng và con người ngoài thực địa. Trong trường hợp này, sự chống đối chỉ chấm dứt khi họ đă chết sau những năm rời khỏi Đông Dương và trao đổi t́nh cảm trên quảng trường công cộng ở nước Pháp.

    Cogny và Navarre tranh luận với nhau về vị trí của họ trong lịch sử: Navarre muốn chứng minh những quyết định chính xác của ông ta, Cogny t́m cách trút trách nhiệm thất bại do những quyết định đó gây nên. Cogny chê trách chủ yếu Navarre không đến ngay Điện Biên Phủ từ đầu, đưa quân vào một chuyện nghi binh không hiệu quả, xa hỏa lực chính, mà chỉ cần tổ chức một cuộc hành quân ứng cứu. Cogny cũng muốn Navarre hoăn việc sử dụng 20 tiểu đoàn có thể để giảm sức ép ở Điện Biên Phủ, để ông ta có thể sử dụng gấp đôi lực lượng trong một trận tấn công vào một vị trí mà dù có chiến được lúc bấy giờ cũng hề đưa lại thắng lợi cho cuộc chiến.

    Cuộc tranh luận c̣n tiếp tục về sau. Đúng lúc xảy ra một câu chuyện về một trận đánh nổi tiếng trong ḷng chảo dài 16 km rộng 9 km gần biên giới Lào của một con người h́nh như đă thấy ngày nhận lon tướng.

    Tháng Chạp năm 1953, ông Giáp đă 42 tuổi, nhưng nh́n có vẻ trẻ hơn. Ông luôn có những nét tinh tế, đôi mắt to bộ tóc dày màu hạt huyền phía trên lông mày. Một hôm ở Pắc Bó, Cụ Hồ Chí Minh cười nói với các đồng chí xung quanh rằng: “Giáp xinh như một phụ nữ”. Nhưng không có ǵ phụ nữ trong ông: đó là một con người có sức lực kỳ lạ và trí tuệ mạnh mẽ. Ông yên tĩnh phân tích t́nh h́nh và hạ quyết tâm không do dự cho các trận đánh. Bây giờ ông sẵn sàng tiêu diệt đối thủ bằng một bầu máu lạnh.

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 10: Vũ đài tuyệt hảo


    Đă một năm, chúng ta không thấy thắng lợi nào.
    Bây giờ, chúng ta sẽ thấy rơ ràng, như ánh sáng cuối đường hầm.
    Tướng Henri Navarre, 1953


    Điện Biên Phủ - trụ sở của một tỉnh trưởng tỉnh biên giới, lúc bấy giờ chỉ là một xóm nhỏ tất cả độ một trăm sàn nhà rải rác trong một thung lũng dài 18 km, rộng 8 km ở Tây Bắc Việt Nam. Từ khi người Pháp chiếm được Bắc Bộ, Điện Biên Phủ trở thành nhiệm sở của một viên chức giản dị và cô đơn như người ta thường gọi, được cử đến để thu thuế.

    Nhân dân cư trú ở đây đă hàng thế kỷ, các làng mạc ở bên cạnh một con suối, sông Nậm Rốm, chảy qua thung lũng. Người viên chức khổ sở phải cách biệt với nền văn minh Hà Nội hàng mấy ngày đường, gần như bị đầy ải, mà bù lại thật nghèo nàn, ngoài việc sống với người láng giềng dân tộc Thái duy nhất ở đầu cuối thế giới. Trong trường hợp này, những tṛ tiêu khiển không thiếu: Có những điều kỳ dị để ngắm nh́n, những điều để học hỏi, một cách sống khác với những tṛ vui mới để giải trí. Thời gian yên b́nh trôi đi theo ṿng quay đều đặn bốn mùa, theo thiên nhiên và theo con người. Không ai nghĩ rằng cái ḷng chảo với những ngọn đồi xa xôi bao quanh ấy mà người Thái gọi là Vũ đài tuyệt hảo lại có một ngày xảy ra những trận đánh lớn nhất thời đại, một cuộc chiến giữa hai bên cùng hết sức dũng cảm. Không, không có lư do ǵ để trụ sở của ông tỉnh trưởng một tỉnh biên giới lại là nơi một vị tướng đă vận dụng đầy đủ những tài năng chiến thuật kỳ diệu của ḿnh và chứng tỏ đúng nghĩa một vị Tổng tư lệnh.

    Năm mươi lăm ngày đêm chiến đấu ở Điện Biên Phủ tự nó không phải là một kỷ lục. Quân Mỹ đă giữ Bataan sáu mươi sáu ngày, quân Đức chiếm Stalingrad bay mươi ngày, quân Anh giữ Tolrouk hai trăm bốn mươi mốt ngày. Ở Stalingrad có 330.000 lính Đức bị một triệu Hồng quân Xô Viết bao vây; so với tập đoàn cứ điểm 14.000 lính Pháp chiếm và 50.000 chiến sĩ Việt Minh đánh cho “vàng mắt”. Đó là cách phát triển chiến trận với những hiệu quả của nó đă được ghi vào sử sách là một trong những trận quyết định nhất của mọi thời đại cùng với tên tuổi ông Vơ Nguyên Giáp.



    Lính Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ

    “Đầu tháng 12, Navarre xây dựng một kế hoạch pḥng ngự chia thành 4 phân khu, với ư định:

    - Làm chậm bước tiến của quân ta bằng cách dùng máy bay đánh phá các đường giao thông chính của chúng ta

    - Dùng các loại bom hạng nặng để đẩy lùi quân ta ra khỏi Lai Châu

    - Thu hút chủ lực ta tấn công Điện Biên Phủ để gây cho chúng ta tổn thất nặng nề

    - Sau những thắng lợi đó, Navarre đă mở rộng vùng chiếm đóng

    Đối với Điện Biên Phủ, Navarre nghĩ rằng pháo binh và xe tăng của ông ta có thể chặn mọi con đường tiếp cận của quân đội ta, lực lượng pháo binh cơ giới và không quân đủ sức tiêu diệt các căn cứ pháo binh của ta mà chúng cho là dễ phát hiện, v́ buộc phải đặt ở sườn núi phía trong ḷng chảo, c̣n nếu đặt ở phía ngoài th́ lại quá tầm bắn cần thiết-khoảng 10 đến 12 km; một hệ thống tổ chức pḥng ngự đủ mạnh để tiêu hao và đánh lui mọi lực lượng tiến công, có sẵn một lực lượng cơ động sẵn sàng để phản kích và tiêu diệt mọi lực lượng tiến công từ bên ngoài đến…

    Với lực lượng hùng hậu và cơ cấu pḥng ngự vững chắc như trên, Navarre đă từng nhận định rằng Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Đông Dương, là “một pháo đài không thể công phá” (Sđd, trang 128)”. Do nhận định chủ quan đó, mà địch đă phán đoán rằng quân ta ít có khả năng tiến công vào Điện Biên Phủ, và nếu quân ta mạo hiểm tấn công vào th́ càng tốt, v́ chắc chắn là quân ta không thể nào tránh khỏi thất bại… Chúng đă có lần láo xược thả truyền đơn thách thức quân ta tiến công Điện Biên Phủ…” (Sđd, trang 123).

    Tập đoàn cứ điểm của người Pháp giống như một dấu chân khổng lồ hướng về phía Bắc trong thung lũng bằng phẳng: Ngón chân cái là đồi Độc Lập, những bộ phận ngang của bàn chân là khu trung tâm, h́nh thành một dấu chân dài với hàng rào dây thép gai và băi ḿn bảo vệ-con sông chảy ở giữa; Hồng Cúm là gót chân. Trên một chu vi khoảng 45 km, đă bố trí 50 tiểu đoàn để pḥng ngự an toàn, nhưng vẫn cần đến pháo binh và súng cối yểm trợ ba cứ điểm phía Bắc và một phía Nam; những pháo binh súng cối khác pḥng ngự trung tâm ở mặt Bắc. Từ xa, tập đoàn cứ điểm giống như một con nhím đang giương hết lông lên.



    Chỉ huy tập đoàn cứ điểm ĐBP - đại tá Christian de Castries

    Chỉ huy tập đoàn cứ điểm là đại tá De Castries. Ông ta đặt tên phụ nữ Pháp cho 9 cứ điểm chính, chuyện kể rằng đó là tên các cô giáo của Castries. (Bigeard không có ư đó: theo ông th́ Castries cũng “không khỏe hơn những cô giáo ấy”). Độc Lập gọi là Gabrielle, Bản Kéo là Anne Marie, Him Lam là Béatrice. Phân khu trung tâm là một ṿng những cứ điểm kiên cố: Huguette, Fransoise, Claudine, Eliane, Dominique, Isabelle là cái gót chân. Mỗi cứ điểm kiên cố này được đánh số, ví dụ Dominique từ 1 đến 5, Eliane từ 1 đến 4. Tất cả có 49 cứ điểm tổ chức pḥng ngự tách rời nhau.

    Thực hiện được quả là một công tŕnh lạ kỳ. Mỗi tiểu đoàn cần 55 hầm trú ẩn dưới mặt đất, 75 công sự boong ke cho các loại súng máy, xung quanh là những lỗ châu mai đè lên nhau dùng yểm hộ cho các đơn vị lân cận và pḥng ngự mặt trước của tiểu đoàn. Các lỗ châu mai không đủ. Cứ điểm c̣n có công sự pháo binh. Muốn xây dựng những cứ điểm này cần 2.500 tấn vật liệu công binh và 500 tấn dây thép gai. Toàn bộ 3.600 tấn vật liệu các loại do máy bay chuyên chở đến để tổ chức pḥng tuyến đồn trú của 10 tiểu đoàn và 2 lữ pháo. Việc tính toán chẳng có ǵ khó khăn: 1.200 chuyến bay của C47 từ Hà Nội hoặc Hải Pḥng lên mới đủ để chở hết số hàng này. Trung b́nh 80 chuyến mỗi ngày cũng phải mất 5 tháng mới hết!

    Ông Giáp cũng cần nhiều thời gian chăng? Navarre nghĩ rằng quân Việt Minh phải đi bộ mất hàng tháng trời mới có thể tổ chức lực lượng tấn công tập đoàn cứ điểm được. Họ không thể tổ chức tấn công khi các đội tuần tiễu Pháp thường xuyên có mặt trên các ngọn đồi để đánh trả quân địch tới gần. Không, nhất định không thể. V́ hy sinh quá lớn… (sau khi lui quân, Bigeard lúc bấy giờ mới 38 tuổi, khẳng định sai lầm là “tưởng rằng quân Việt Nam không thể đến đó bằng sức mạnh”, nhưng người sĩ quan trẻ tuổi lại tự hào đă dẫn quân đến một vị trí quan trọng mà ông ta nghĩ rằng không thể đánh chiếm được như những người khác).

    Lúc đầu thiếu 30.000 tấn vật liệu công binh. Như vậy phải có hầm ngầm ở chỉ huy của Q.G, trung tâm thông tin liên lạc, bệnh viện và điểm lọc nước sạch. Để bù vào số xi măng và sắt thép đổ bê tông, căn cứ đồn trú đă chặt nhiều cây to trong thung lũng: điều đó làm cho Việt Minh từ trên đồi cao dễ dàng quan sát hoạt động của quân đội trong ḷng chảo.

    Về nhân công, 40 người mất 8 ngày để đào một hầm trú ẩn cho 10 lính và 1 khẩu pháo. Cũng chừng ấy nhân công cần 5 ngày để đào 1 công sự pháo binh. Một tiểu đoàn không làm ǵ hết ngoài việc đào công sự chuẩn bị cho chiến đấu mất 2 tháng. Một trong những quyết định đầu tiên của Castries là xác định ưu tiên giữa người đào công sự và người đi tuần tiễu.

    Theo ư Navarre, cần ưu tiên cho việc tuần tiễu, tiêu diệt quân Việt Minh ở vùng lân cận (điều mà Navarre không biết rằng toàn thể quân đội bước vào chiến đấu sau này sẽ thiếu đi công việc dịch vụ chuẩn bị cần thiết trước đó). Nhưng lính Pháp vẫn phải đào! Trong những tháng cuối năm 1953 và đầu năm sau, những đơn vị xung kích-có khi đến nửa quân số đồn trú-phải mất cả ngày hàng tuần lễ để đi t́m quân địch. Họ cũng thu được một ít kết quả, nhưng không thể so với những mất mát: một ngh́n ba trăm bảy mươi thương vong, phần lớn bị các bệnh khác nhau, và số c̣n bị thương vong trong chiến đấu. Gần 10 % lực lượng bị thương vong trong chiến dịch Điện Biên Phủ chỉ từ 20 tháng 11 năm 1953 đến 15 tháng 2 năm 1954. Sự tiêu hao lực lượng quân sự đó sẽ rất khó khăn cho những tuần lễ tới khi cuộc chiến thật sự bắt đầu.

    Binh lính phải đi tuần tiễu. Khi không đi tuần tiễu, họ phải đào công sự. V́ vậy không bao giờ đủ quân số đi tuần tiễu cũng như đào công sự. Tăng cường tuần tiễu có thể phát hiện và tiêu diệt những sư đoàn chủ lực của ông Giáp. Tăng cường việc đào hầm có thể củng cố hệ thppngs pḥng ngự. Binh lính không bao giờ được nghỉ ngơi. Họ đào hoặc đi, nhưng cả hai việc đều đau chân, đau lưng, viêm tấy, và chai sạn chân tay; mồ hôi chảy qua lỗ chân lông bằng nước lọc ở trung tâm-chỉ do một người điều khiển trong suốt thời gian chiến dịch (uống nước ruộng là mắc bệnh lỵ amip. Mọi người biết thế, nhưng khi những người mang nước bị tai nạn, những người khát nước phải uống nước mưa hoặc nước ruộng rồi chờ bệnh tật đến. Những nỗi khổ ấy vẫn chưa thấm vào đâu!).

    Người tạ sợ đến lúc nào đó cỏ mọc cao lên phất phơ trước làn gió có thể ngăn cản việc ngắm bắn: cần phải cắt phạt đi, nhưng phân công người nào. Nhiệm vụ ấy được xếp ưu tiên cuối cùng và không ai phải làm việc ấy cả. Từ 10 đến 16 ngh́n ngưiớ, gần hai trăm xe ô tô, mười xe tăng, mười bốn máy bay và năm máy ủi ủi nát và chôn sâu xuống đất; những ǵ c̣n lại dùng thuốc nổ thổi tung đi.

    Khu trung tâm và phía Nam chật hẹp không thể đặt cố định trong công sự phần lớn ở trung tâm. Các pháo thủ của ông Giáp đă dùng ống nḥm xác định cho mỗi vị trí một con số. Sau đó họ tra số để dễ dàng t́m mục tiêu, đặt máy ngắm chính xác và quan sát điểm rơi ngay ban ngày (một nhiệm vụ của họ càng dễ dàng hơn sau này chiến dịch mờ màn một thời gian ngắn nhờ quân Việt Nam lấy được một bản đồ tỷ lệ cao do quân Pháp dựng lên bằng ảnh máy bay). Thật quá dễ dàng: không phải chỉ pháo binh quân Pháp mới được đánh dấu, mà cả những P.C cứ điểm trung tâm quan trọng cũng bị lộ v́ 300 trong số 1.400 máy vô tuyến điện của tập đoàn cứ điểm đều mắc anten bên ngoài, do đó chỉ rơ vị trí cho đối phương.

    Trước khi cuộc chiến bắt đầu, Bộ Tổng chỉ hy của ông Giáp cho xuất bản một tài liệu mới về chiến dịch. Trong đó có đoạn: “muốn bảo đảm thắng lợi, cần phải bố trí ưu thế về binh lực gấp ba lần và hỏa lực gấp năm lần quân địch” và một đoạn khác: “sau khi mở cửa phải xung phong vào cứ điểm địch và giữ lấy vị trí bằng bất cứ giá nào”. Sau khi viết xong bản tài liệu, ông Giáp tiến hành đưa nguyên tắc lư luận vào thực tế, với sự giúp đỡ của cố vấn Trung Quốc.

    Các tướng Wei Guoiping và Li Cheng Hu là những cố vấn ở Điện Biên Phủ (theo tướng Bigeard, sự hiện diện và ảnh hưởng của các vị cố vấn này cũng như những người tiền nhiệm, giải thích thái độ của ông Giáp đối với việc hy sinh tính mạng chiến sĩ: ở Triều Tiên quân Trung Quốc đă áp dụng những đợt xung phong của cả biển người để chiến thắng những làn đạn súng tự động, họ yêu cầu ông Giáp cũng theo gương họ). Ngoài các vị tướng, c̣n hàng trăm cố vấn phân phối trong tất cả các cấp của quân đội, chủ yếu là trong lực lượng pháo binh chiến dịch và pháp pḥng không DCA những binh chủng mà chiến sĩ Việt Nam chưa có kinh nghiệm-nhưng họ tiến bộ rất nhanh-Bộ đội Việt Nam đă học tập cách sử dụng pháo binh đúng vào lúc chập tối, c̣n một ít ánh sáng đủ để trông thấy mục tiêu và ngắm bắn nhưng không kịp cho máy bay và pháo binh địch phản kích.

    Ông Giáp gợi lại ngày đầu của chiến dịch:

    … “Lực lượng của địch ở Điện Biên Phủ được bố trí thành tập đoàn cứ điểm gồm 3 phân khu, tất cả có 49 cứ điểm… (Sđd, trang 120, 121).

    Phân khu quan trọng hơn hết là phân khu trung tâm hai phần ba lực lượng của địch (tám tiểu đoàn gồm 5 tiểu đoàn chiếm đóng và 3 tiểu đoàn cơ động), có nhiều trung tâm đề kháng yểm hộ lẫn nhau và bao bọc lấy cơ chỉ huy, các căn cứ hỏa lực và căn cứ hậu cần, đồng thời bảo vệ sân bay… Điện Biên Phủ có hai sân bay. Ngoài sân bay chính ở Mường Thanh lại c̣n một sân bay dự bị ở Hồng Cúm, ngày ngày được nối liền với Hà Nội, Hải Pḥng bằng một cầu hàng không, trung b́nh mỗi ngày có 100 chiếc, máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù khoảng 100 đến 150 tấn… Nhưng do vị trí của nó nằm cô lập ở giữa núi rừng trùng điệp và mênh mông của miền Tây Bắc, rất xa những căn cứ hậu phương, nhất là những căn cứ không quân lớn của địch, mọi việc tăng cường hoặc tiếp tế đều hoàn toàn dựa vào đường không. Do đó, nếu đường hàng không bị hạn chế hoặc bị cắt đứt th́ tập đoàn cứ điểm rất mạnh sẽ ngày càng lộ rơ nhược điểm của ḿnh. Trường hợp lâm nguy, cũng khó ḷng rút quân được toàn vẹn. Đó là chưa nói đến tinh thần của bính lính địch nói chung là bạc nhược.

    … Chúng ta hạ quyết tâm tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ của ta lên mặt trận Điện Biên Phủ để tiêu diệt những binh lực tinh nhuệ nhất của địch trong tập đoàn cứ điểm… nhiệm vụ của bộ đội ta trên các chiến trường cả nước là phối hợp hoạt động với Điện Biên Phủ tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch, phân tán giam giữ lực lượng của chúng, giảm đến mức tối đa khả năng của chúng tăng quân thêm cho mặt trận Điện Biên Phủ…”

    Trước khi bắt đầu tấn công Điện Biên Phủ, ông Giáp đă thực hiện được hai mục tiêu vô cùng quan trọng: tập trung một lực lượng pháo binh và càng ngày càng phân tán các lực lượng của Navarre. Ông Giáp không chỉ ngăn trở vị tướng Pháp tập trung trở lại các đơn vị để tấn công hoặc đẩy lùi tấn công mà c̣n phải phân tán những phương tiện vận tải hàng không: việc tiếp tế cần thiết cho các đơn vị hàng không nhỏ lẻ yểm trợ cho lực lượng cơ động ở Lào và ở Tây Bắc Việt Nam cho nên thiếu máy bay cần thiết tiếp tế cho Điện Biên Phủ. Rơ ràng, khi bộ đội của ông Giáp vào vùng này, De Castries vẫn chưa sẵn sàng.

    Từ cuối tháng Chạp năm 1953 đến đầu tháng Giêng năm 1954, ông Giáp đă lệnh cho sư đoàn 308 hành quân gây sức ép ở Lào, và sư đoàn 325 mới thành lập-sư đoàn Sao Vàng-tiếp tục làm nhiệm vụ ấy ở châu thổ sông Mêkông. Bộ đội Nam Bộ lúc nào cũng góp phần vào cuộc chiến mặc dầu xa sự chỉ huy của ông. Navarre đă chấp nhận đáp lại, đưa thêm một ít lực lượng cơ động dự bị đúng lúc ông thấy rằng hiệu quả chẳng đáng kể ǵ nữa.

    Việt Minh tăng cường lực lượng bộ binh vào lúc quân Pháp chiếm lại Điện Biên Phủ, cuối tháng 11. Quân Pháp đă từng thách thức quân Việt Minh, mà họ không thấy ngay rằng ông Giáp đă nhận lời thách thức, v́ rừng rậm đă giấu kín những hoạt động của bộ đội Việt Minh. Tiểu đoàn 980, tiểu đoàn pháo binh mạnh của sư đoàn 316 của tướng Lê Quảng Ba vào vị trí tập kết nửa tháng Chạp. Sư đoàn thép 308 do tướng Vương Thừa Vũ chỉ huy gồm chủ yếu bộ đội t́nh nguyện Hà Nội cũng tập kết tháng Chạp, sau đó đi Luang Prabang trước khi trở về Điện Biên Phủ vào tháng Giêng, tất nhiên hoàn toàn hành quân bộ. Trung đoàn 57 của sư đoàn 304 do đại tá Hoàng Khải Tiến chỉ huy tập kết ngày 24 tháng Giêng. Các tiểu đoàn khác của sư đoàn 304, 312 và 316 và trung đoàn độc lập 148 lần lượt chiếm lĩnh các ngọn đồi vào vị trí chiến đấu. Pháo binh và công binh nặng của sư đoàn 351 cũng vào vị trí tập kết.



    Đoàn xe đạp thồ vận chuyển lương thực, vũ khí vào mặt trận Điện Biên Phủ.

    Khi bắt đầu chiến đấu, ông Giáp bố trí 28 tiểu đoàn bộ binh-tổng số 37.500 chiến sĩ kể cả pháo thủ và công binh bao vây “Vũ đài tuyệt hảo” và mảnh đất lầy lội của nó. Khoảng 10.000 binh sĩ dự bị trang bị đến tận răng bố trí gồm bộ binh, pháo binh và công binh làm lực lượng dự bị. Toàn bộ cái thế giới hùng vĩ ấy được 50.000 chiến sĩ hậu cần với số dân công gấp 4 lần nuôi dưỡng và cung cấp đạn dược. Tất cả khoảng 300.000 người hành quân theo con đường dọc biên giới Trung Quốc, con đường 13B đến sông Hồng và đường 41 đến Điện Biên Phủ. Tất cả khoảng 800 km hành quân dưới bom đạn máy bay.

    Ông Giáp viết cho chúng tôi về việc tăng cường lực lượng:

    “… Chúng tôi đă xúc tiến mạnh mẽ công tác chuẩn bị về mọi mặt cho chiến dịch sắp tới:

    … Thứ nhất, Điện Biên Phủ nối liền với đường 41 bằng một con đường ngựa dài gần 100 km. Con đường đi qua những đồi núi liên tiếp trên những độ dốc khá cao, bị cắt đứt bởi gần 100 con suối lớn nhỏ. Muốn sử dụng chủ lực, nhất là pháo binh mở cuộc tiến công th́ vấn đề đặt ra trước tiên là phải gấp rút mở con đường nhựa để xe hơi có thể chạy được. Quân và dân chúng ta đă khắc phục những khó khăn rất lớn mở được đường, bắc được hàng chục chiếc cầu qua suối trong một thời gian tương đối ngắn. Về sau cho đến khi chiến dịch kết thúc, các đơn vị công binh đă làm tṛn nhiệm vụ giữ vững con đường được tốt và nước lũ gây thêm cho chúng tôi rất nhiều khó khăn (Việt Minh có khoảng 800 xe tải trong đó 600 Molotova Liên Xô 2 tấn rưỡi do Trung Quốc viện trợ, số c̣n lại là xe Mỹ do Trung Quốc chiếm được ở Triều Tiên.

    … Thứ hai, pháo binh của chúng tôi đă được di chuyên rbằng xe hơi đến vùng phụ cân Điện Biên Phủ, rồi từ đó cho đến trận địa dă chiến, bộ đội chúng tôi đă từng dùng sức người để kéo pháo trong suốt bảy ngày đêm liền… Tiếp đó chúng tôi đă mở năm con đường mới để có thể vận chuyển pháo binh bằng xe hơi, tạo điều kiện sử dụng pháo binh một cách cơ động hơn. Đây là những con đường được mở qua các sườn núi, ngọn đèo trong tầm hỏa lực pháo binh của địch, qua những nơi từ trước đến nay chưa bao giờ có một vết đường nào cả. Bộ đội chúng ta đă bạt núi xẻ đồi hoàn thành nhiệm vụ mở đường cho pháo binh trong thời gian quy định. Những con đường ấy đă được bảo quản tốt và giữ được bí mật nhờ ngụy trang kín đáo măi cho đến lúc chiến dịch kết thúc. Trên những đoạn đường quá hiểm trở, xe hơi không thể đi qua th́ pháo lại được kéo vào trận địa bằng sức người. Không ǵ cản trở được họ, kể cả pháo binh và không quân địch. Đă từng có những chiến sĩ hy sinh thân ḿnh để bảo vệ pháo…

    … Thứ ba, Quân đội chúng ta đă tổ chức những trận địa pháo binh hết sức kiên cố, đủ sức chịu đựng những trọng pháo 105 và 155 mm của địch ở những vị trí hoàn toàn bất ngờ đối với chúng. Các trận địa này được xây dựng vào sườn núi, sườn đồi lại được ngụy trang rất kín đáo nên máy bay trinh sát của địch khó phát hiện, và lại có đủ khả năng chịu đựng được mọi sự oanh tạc của địch. Chúng ta lại tổ chức những trận địa nghi binh để làm lạc hướng quân địch, phân tán hỏa lực và tiêu hao bom đạn của chúng…

    … Thứ tư, Quân đội chúng ta đă xây dựng những cơ sở chỉ huy kiên cố phần lớn nằm sâu trong các sườn núi có thể chịu đựng được những trận bắn phá của pháo binh và không quân địch.

    … Cuối cùng chúng ta đă chuẩn bị tốt về mặt cung cấp tiếp tế. Nhu cầu của chiến sĩ về lương thực, đạn dược, thuốc men là rất lớn. Chúng ta đă tổ chức những tuyến cung cấp dài hàng mấy trăm kilômét đi qua những quăng đường hiểm trở và ngày đêm bị oanh tạc phá hoại t́m mọi cách cản trở sự vận chuyển của chúng tôi. Hàng chục vạn anh chị em dân công nam nữ đă không quản khó khăn gian khổ hăng hái phục vụ tiền tuyến, tính đến trên ba triệu ngày công. Các đoàn xe hơi đi không đèn trong suốt nhiều đêm, lợi dụng sương mù để chạy ban ngày. Hàng vạn xe đạp tḥ và xe thô sơ, hàng ngh́n thuyền mảng, hàng đoàn lừa ngựa đă được huy động để vận chuyển lương thực, đạn dược qua đường lớn đường nhỏ, sông sâu, suối lũ để bảo đảm nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến…”

    Quân Pháp tin tưởng rằng pháo binh của ông Giáp dù có đem vào Điện Biên Phủ được cũng không thể bắn thẳng. Pháo phải bắt buộc bắn từ bên kia đồi qua trên đỉnh đồi. Thực tế, các pháo thủ của ông Giáp ở rtong những công sự ngầm dưới đất trên sườn trong của các đồi núi kiềm chế cả ḷng chảo và có thể ngắm bắn trực tiếp với độ chính xác rất cao.

    Sư đoàn pháo 351 lúc đầu được trang bị loại pháo 75mm Mỹ do Hồng quân Trung Quốc cướp được của quân Tưởng, đến năm 1953 nhận thêm 48 khẩu 105 mm Mỹ từ chiến trường Triều Tiên gửi về. Đến nửa tháng 12 năm 1953, trung đoàn 675 (trang bị 24 khẩu 75 mm và 10 khẩu 120 mm) đến phối thuộc sư đoàn 308. Trong những tuần đầu của tháng Giêng, trung đoàn pháo 45 gồm 9 khẩu đội mỗi khẩu đội 4 khẩu 105 vào tập kết, tiếp theo là trung đoàn 367 được trang bị 36 khẩu pháo cao xạ 37 mm của Liên Xô (toàn bộ tiểu đoàn được DCA bảo vệ). Sau này trung đoàn 237 trang bị trọng pháo 120 mm cũng vào tập kết. Cuối cùng ông Giáp đă có dười quyền chỉ huy 48 khẩu 75 mm, 48 khẩu pháo chiến dịch 105 mm, 48 pháo cối 120 mm, pháo cao xạ 37 mm và 60 pháo không giật 75 mm. Ngoài ra lực lượng mạnh nhất của chiến dịch là 4 dàn tên lửa Katyusha Liên Xô mỗi dàn 12 quả tên lửa 120 mm. Tất cả ông Giáp có 200 khẩu cỡ trên 50 mm trong khi quân Pháp lúc đầu bố trí 60 về sau trung b́nh 40 mỗi ngày khi chiến dịch bắt đầu (lực lượng pháo binh thay đổi hàng ngày v́ một số pháo phải ngừng hoạt động v́ bị hỏa lực đối phương tiêu diệt).

    Các pháo thủ Pháp có mặt trên trận địa đă sử dụng xấp xỉ 30.000 đạn 105 mm và hơn 100.000 đạn cỡ nhỏ trong suốt chiến dịch-vào khoảng 1.500 tấn đạn dược. Hơn nữa cần ghi nhận thêm một thiên tài tổ chức của ông Giáp khi quân đội và dân công mang 8.000 tấn lương thực các loại, 4.500 tấn dầu hỏa và 2.250 tấn thực phẩm-trong đó có 1.700 tấn gạo trừ đi 400 tấn tiêu thụ trên dọc đường.

    Khi ông biết được những tin tức quan trọng của đối phương và nh́n rơ sự phân tán lực lượng của quân đội, Navarre đă nghĩ đến việc rút quân. Nhưng làm sao tổ chức được một cầu hàng không khi các đường băng thường xuyên bị đối phương uy hiếp; ngay cả khi bố trí đủ máy bay để bảo đảm những đơn vị cuối cùng không bị tiêu diệt cũng khó ḷng thực hiện mà không mang lại hậu quả nặng nề, c̣n việc rút quân bằng đường bộ, th́ muốn cứu được 4 tiểu đoàn của phân khu trung tâm bao gồm người Việt, Bắc Phi tất nhiên không quan trọng, cần có thể phải hy sinh 6 tiểu đoàn bảo vệ phía trước, phía sau, quân dù, quân lê dương tinh nhuệ của quân đội Pháp. Không phải loại ư kiến được ủng hộ. Navarre bị bắt buộc chấp nhận cuộc chiến kể cả Castries, Langlais, Bigeard và những người khác.

    Christian Marie Ferdinand de la Croix de Castries, 18 huân chương với một Phula màu nhỏ quấn quanh cổ, một caravat ở tay, vốn là một quư tộc bao biện, một người cưỡi ngựa nổi tiếng thế giới, và là một kẻ ăn chơi không đếm xuể nợ nần. Pierre Langlais là một quân nhân dù kỳ cựu, một con người được tôi luyên như Marcel Bigeard; đây là thời kỳ năm thứ ba ở Đông Dương, ông không thể đếm xuể những trận đánh và huân chương khen thưởng của ḿnh. Marcel Bigeard trẻ, cứng rắn, hút thuốc tẩu, con người của trận địa, đă nổi danh, đă qua nhiều trận chiến đấu ở Algérie là một trong những sĩ quan được nhiều huân chương nhất của quân đội Pháp, 25 huân chương. Và ông ta cũng có dưới quyền hàng ngh́n người châu Âu, Bắc Phi và Đông Dương (ít hơn 40% của quân Pháp đồn trú).

    Chỉ có một phụ nữ Pháp, một phụ nữ trẻ 29 tuổi mỏng manh, chị Geneviève de Galard-Terraube do máy bay đưa đến Điện Biên Phủ làm bác sĩ rồi ở lại đó không thể trở về nữa. Chị được thưởng huân chương Hồng Thập tự chiến tranh và nhận Bằng danh dự v́ dũng cảm dưới lưới đạn tận tụy phục vụ thương binh.

    Có 18 phụ nữ khác trong tập đoàn cứ điểm: 18 gái điếm, 9 phụ nữ Việt Nam, 11 phụ nữ Algérie có tác dụng như nhà thổ quân sự trong chiến dịch (BMC) của quân lê dương. Họ đến bằng máy bay và trở về bằng đôi chân, mặc dầu số phận thế nào, mọi người đều quên họ sau khi họ c̣n giữ lấy đôi tay đă chết, quấn băng đẫm máu và tứ chi cắt cụt trong một nhà thương ác mộng (c̣n lại 49.000 chai vang Pháp và một vài thứ cần thiết cho cuộc chiến của người Pháp. Cũng có thể c̣n lại vài phụ nữ ấy trong một góc làng Thái bị quên lăng chẳng có giá trị ǵ).

    Buổi sáng ngày 12 tháng 3 năm 1954, tướng René Cogny mang giày da, cao 1m90 thực hành kiểm tra đại tá De Castries. Tháng trước, tướng John W.O’Daniel, một con người nhỏ nhắn đẫy đà và quyết đoán chỉ huy quân đội Mỹ ở Thái B́nh Dương đến Điện Biên Phủ và đă viết một báo cáo cho cấp trên là tham mưu trưởng liên quân. Từ nay, viện trợ Mỹ cho quân Pháp đă đến 80% kinh phí chiến tranh (Mỹ đă có 385 triệu dollars để chi tiêu cho kế hoạch của Navarre nhằm thành lập lực lượng dự bị và tăng cường quân ngụy Việt Nam). Trong số trang bị họ viện trợ có 1.400 xe tăng, 340 máy bay, 350 tàu tuần tra để phát hệin những tàu các loại của Việt Minh trên vô số kênh lạch tự nhiên và nhân tạo chảy khắp đất nước. Nỗi lo lắng của Washington trước t́nh trạng quân cách mạng đă khiến cho tổng thống Eisenhower quyết định cho máy bay Mỹ hoạt động khi Hồng quân Trung Quốc trực tiếp giúp ông Giáp.

    Hai tuần sau chuyến viếng thăm của O’Daniel ông Malcolm MacDonaldo, con người một thời lang thang, đang từ cao ủy Anh quốc ở Nam Á, vốn là con trai của một cựu thủ tướng Anh, cũng đă đến Điện Biên Phủ va trở về Singapour viết báo cáo cho ngài Anthony Eden bộ trưởng ngoại giao được cử làm phó chủ tịch cùng với người đồng nghiệp Xô viết Moloto ở một hội nghị tranh luận về tương lai Đông Dương.

    Khi máy bay Cogny cất cánh trở về, đạn pháo Việt Nam cày xới đường băng và một máy bay bốc cháy trên sân bay. Cogny không c̣n t́m cách trở về nữa.

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 11: Phát súng kết liễu


    Một trận đánh dù tầm quan trọng của nó đến mức nào ISSOS hay Hastings, Phillippi hay Belle-Aliiance, cũng chỉ thể hiện đỉnh cao của một t́nh thế cách mạng
    Vơ Nguyên Giáp



    Ông Giáp đă thay đổi phương châm tác chiến sau khi bắt đầu chiến sĩ Điện Biên Phủ. Đó là điều không thông thường của ông. Lúc ban đầu ông có ư định sẽ kết thúc nhanh chóng và ra lệnh đánh nhanh giải quyết nhanh. Nhưng rồi chính trong ngôi nhà bằng gỗ trong trung tâm sở chỉ huy chiến dịch ông đă nghĩ lại và kết luận không cho phép hy sinh nhiều xương máu chiến sĩ: nếu ông sai lầm và thất bại, bao nhiêu công lao gắng sức suốt bảy năm kháng chiến sẽ không c̣n ư nghĩa; quân đội Pháp sẽ chiến thắng và c̣n một thời gian lâu dài nữa mới có thể xây dựng lực lượng quân Việt Minh được. Ông đặt lại vấn đề và quyết định thay đổi hẳn quyết tâm. Điều đó không dễ dàng: cán bộ chiến sĩ sẽ hiểu là một sự không quyết đoán của ông và mất ḷng tin vào ông. Nhưng mất mát đó c̣n hơn là sai lầm.



    Tổng tư lệnh Vơ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng vào lúc 17h30 ngày 13/3/1954, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

    … “Trong thời gian đầu, quân ta mới thực hiện bao vây Điện Biên Phủ, lực lượng của địch chưa được tăng cường ta đă có dự kiến tranh thủ thời gian lợi dụng những điều kiện sở hở của địch để đánh nhanh giải quyết nhanh. Đánh nhanh giải quyết nhanh có nhiều điều lợi: quân ta đang sung sức, vấn đề tiếp tế lương thực, đạn dược có thể bảo đảm chắc chắn. Tuy nhiên đánh nhanh giải quyết nhanh lại có một điều bất lợi rất lớn quân ta chưa có kinh nghiệm thực tế, lần này là đánh tập đoàn cứ điểm lại gặp một tập đoàn cứ điểm mạnh… Nhưng sau vài tuần lễ, địch đă tăng cường lực lượng, xây dựng trận địa pḥng ngự tổ chức hệ thống pḥng ngự khá vững chắc, nếu đánh nhanh giải quyết nhanh th́ không mười phần đảm bảo thắng lợi. Do đó chúng ta đă kiên quyết xác định phương châm của chiến dịch là đánh chắc, tiến chắc…

    … Chúng ta quan niệm chiến dịch không phải là một trận đánh địch tring công sự vững chắc quy mô rất lớn và tiếp diễn liên tục trong một thời gian ngắn, mà là một chiến dịch tiến công trận địa, quy mô rất lớn nhưng lại cần một loạt nhiều trận đánh địch trong công sự vững chắc, tiếp diễn trong thời gian khá dài, tập trung ưu thế binh lực tiêu diệt từng bộ phận tiến tới tiêu diệt toàn bộ cứ điểm…”

    Nguyên tắc chỉ đạo tác chiến của Việt Minh là tập trung ưu thế về binh lực và hỏa lực cần thiết cho một trận tấn công thắng lợi. Do đó, để chắc thắng, ông Giáp đă tập trung các đơn vị quân đội vào một trận đánh. Ông quyết định trước hết đánh vào phân khu phía Đông đầu cuối các đường giao thông của ông, sau đó chuyển phân khu phía Tây, tiếp đó đánh chiếm phân khu trung tâm và cuối cùng là các cứ điểm tiền tiêu thuộc phân khu Nam. Như ông đă giải thích rơ: “chiến thuật này phù hợp với tŕnh độ kỹ thuật của bộ đội, nhưng sẽ nâng dần lên trong một loạt trận đánh khó khăn và phức tạp mà quy mô không lớn lắm, để cuối cùng tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm”.

    Ông Giáp rất quan tâm đến sức khỏe của chiến sĩ, chỉ thị cho các sĩ quan chăm sóc từng bữa ăn của bộ đội, phải được ăn sáng, uống nước nóng và có thể ngủ đủ và khô ráo. Vệ sinh pḥng bệnh phải chú ư đến công việc dịch vụ y tế phù hợp với phương tiện hiện có. Nhưng mọi người đều biết công tác chính trị có vai tṛ quan trọng và xác định cho bộ đội quyết tâm chiến đấu và chiến thắng. Rất nhiều khẩu hiệu được đặt ra như “tích cực xây dựng đường sá cho pháo binh và lao động tích cực cho chiến thắng” hoặc “Giữ vững đường sá luôn luôn tốt là lao động tích cực cho chiến thắng” và “Xây dựng trận địa dày thêm 1 cách mạng là tạo điều kiện thuận lợi để đánh bại quân địch”.

    Để động viên tinh thần quân đội, trước khi bắt đầu chiến dịch một giải quyết ngắn, Cụ Hồ Chí Minh đă gửi một bức thư cho bộ đội, thư được phân phát đến tận đại đội và được phổ biến đến từng chiến sĩ.

    “Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang.

    Các chú vừa được chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự, và đă thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn vị cũng đă đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm trong nhiệm vụ vẻ vang sắp tới.

    Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị cá nhân xuất sắc nhất.

    Chúc các chú thắng to.

    Bác hôn các chú”.

    Ông Giáp đă chọn những mục tiêu của đợt đầu của chiến dịch là tổ chức thực hiện một chiến thuật giành thắng lợi mà rút ngắn thời gian bộc lộ lực lượng bộ đội và hạn chế tác dụng sát thương của pháo binh và vũ khí nhỏ khi bộ đội xung phong. Ông chỉ thị đào hào giao thông trong các quả đồi lân cận cách vị trí Pháp vài bước. Mặc dù bom đạn của không quân Pháp, quân Việt Minh đă tổ chức được một mạng lưới giao thông hào dài tất cả khoảng 100 km kể cả những hào nối chúng lại với nhau.

    Trong đợt đầu, ông lệnh cho quân đội tiêu diệt ba cứ điểm mạnh của phân khu Bắc:

    “… 17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiến công trung tâm đề kháng Him Lam (Béatrice) nằm nhô ra về phía Đông Bắc, trung tâm đề kháng Him Lam có liên quan mật thiết với trung tâm đề kháng Độc Lập Gabrielle và Bản Kéo (Anne Marie).

    Trung tâm đề kháng Him Lam là một trung tâm pḥng ngự kiên cố nhất của địch. Him Lam do một tiểu đoàn lê dương tăng cường thuộc bán lữ đoàn lê dương số 13 mà địch cho là một trong những đơn vị thiện chiến nhất của chúng, chiếm giữ. Địch bố trí thành 3 cứ điểm yểm hộ lẫn nhau có trận địa pḥng ngự vững chắc, có nhiều hỏa điểm lợi hại và cả một hệ thống công sự phụ bằng ḿn và dây thép gai bố tŕ thành băi có nơi rộng đên 100-200 mét. Vị trí đồi Độc Lập do một tiểu đoàn Bắc Phi tăng cường chiếm giữ có nhiệm vụ án ngữ con đường và ngăn chặn các cuộc tiến công của quân ta từ phía Bắc đánh xuống. C̣n trung tâm đề kháng Bản Kéo do một tiểu đoàn ngụy người Thái chiếm đóng. Cả ba trung tâm đề kháng nói trên đều được hỏa lực trọng pháo 105 và 155 ở Mường Thanh và Hồng Cúm yểm hộ.

    Bộ binh và pháo binh phối hợp khá chặt chẽ. Sau 1 giờ chiến đấu, quân ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm đầu tiên; sau 2 giờ tiêu diệt cứ điểm thứ hai. Cuộc chiến đấu ở cứ điểm thứ ba diễn ra gay go. Pháo binh của địch lúc đầu bị tê liệt, dần dần hoạt động trở lại khá mạnh. Đến 22 giờ 30 phút, quân ta tiêu diệt hoàn toàn trung tâm đề kháng Him Lam, tiêu diệt gần 300 địch bắt sống hơn 200 tên…



    Lính Pháp bị bao vây trong giao thông hào

    … Đêm 14 rạng ngày 15 tháng 3, quân ta mở cuộc tiến công vào trung tâm đề kháng đồi Độc Lập (Gabrielle). 17 giờ trọng pháo của ta bắt đầu bắn vào khu chỉ huy của địch ở Mường Thanh, vào các trận địa pháo binh và sân bay của chúng. Cuộc chiến đấu bằng hỏa lực diễn ra ác liệt. Theo những tài liệu bắt được của địch sau này, để chi viện cho Him Lam và Độc Lập và phá hủy các trận địa pháo binh của ta, chỉ trong 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng 3 quân địch đă bắn tất cả trên 3 vạn phát đạn pháo. Trong đêm 14 tháng 3 chúng lại huy động máy bay oanh tạc từ Hà Nội lên ném bom liên tiếp suốt 3 đêm. Đêm đó trời mưa to, các đơn vị sơn pháo chuyển đến chậm, 3 giờ 30 sáng ngày 15 mới bắt đầu. Đến 6 giờ 30 phút th́ quân ta tiêu diệt hoàn toàn trung tâm đề kháng đồi Độc Lập… 6 giờ địch cho một đơn vị bộ binh có xe tăng yểm hộ từ Mường Thanh tiến lên phản kích nhưng bị pháo binh ra bắn thương vong một số phải rút lui.

    … 15 giờ ngày 17 tháng 3 pháo binh của ta bắn 20 phát vào Bản Kéo. Những binh lính người Thái đă lợi dụng lúc bọn chỉ huy chui xuống hầm ẩn nấp, mang cả vũ khí kéo ra hàng mặc dù bọn chỉ huy Phá ra sức khống chế. Địch cho xe tăng đuổi theo toán quân ngụy, pháo binh của ta bắn chặn để yểm hộ cho số hàng binh nói trên, buộc xe tăng của địch phải lùi lại…”.

    Trong quá tŕnh chiến đấu, quân Việt Minh đă mở được một con đường trong quân khu phía Bắc của quân Pháp như vậy cả 3 mặt phân khu trung tâm cùng với sở chỉ huy và sân bay chính đă bày ra trước mũi sóng của đối phương. Sân bay chẳng c̣n tác dụng mấy, việc tiếp tế trở thành vấn đề nan giải. Chiến dịch càng kéo dài, những tổn thất về người, vũ khí và trang bị càng lớn và càng lớn và càng thấy cần phải được tăng cường. Chuyện ngược đời là càng yêu cầu tăng cường, càng được tăng cường, càng tăng thêm khó khăn thực tế cho De Castries.

    Sau đợt tiến công thứ nhất, có một thời gian tạm ngừng. Ông Giáp đă tranh thủ tăng cường lực lượng và củng cố các đơn vị, sau đó quyết định số phận của rất nhiều thương binh địch bị bắt làm tù binh: ông có thể trả lại cho De Castries hoặc cho họ một dịp may về chiến đấu với đội. Ông quyết định trả lại, các đơn vị đă đủ quân số và De Castries có thêm vấn đề phải giải quyết. V́ vậy, trong một trận đánh, một sĩ quan Việt Nam mang cờ trắng đến gần cứ điểm Bản Kéo và chuyển một bức thư cho De Castries. Trong thư nêu rơ sáng ngày 17 tháng 3, 86 thương binh của đồi Độc Lập sẽ đưa đến một địa điểm cách Bắc Bản Kéo 600 mét, có thể đưa băng ca đến đưa họ về. Đề nghị đó cũng như bao nhiều đề nghị tiếp theo tương tự đến đúng lúc trận chiến đang gay go ác liệt làm quên đi tính chất quan trọng của nó. De Castries đang đứng trước trường hợp phải chọn giữa hai con đường khắc nghiệt: nếu ông từ chối những thương binh của ông, hậu quả tinh thần sẽ rất nghiêm trọng; mặt khác các trung tâm cấp cứu đă đầy ắp, quá tải. Cuối cùng, yếu tố tinh thần xem ra quan trọng hơn và số thương binh được nhận về.

    Trong bệnh viện đă có gần 500 thương binh nặng, con số đó cứ tăng đều đặn cho đến 1.260 vào ngày 4 tháng 5. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi khả năng chuyển về bằng máy bay bây giờ hoàn toàn bị cắt đứt (một số người được chuyển đi trong những ngày đầu. Có một lần, máy bay bị đánh ngay khi vừa cất cánh).

    Trong bệnh viện của Pháp, điều kiện phục vụ ngày càng tồi tệ. Lúc đầu bệnh viện có 44 giường, rồi ba kíp phẫu thuật nhảy dù xuống, với 2 băng máu và số “giường bệnh” tăng lên (bệnh nhân phải nằm xuống đất chứ không phải giường). Rồi trong một ngày đẹp trời, một chuyến dù của đội phẫu thuật thứ 6 do trung úy bác sĩ Vidal chỉ huy được lệnh của sĩ quan cao cấp quân y bác sĩ Grauwin, thành lập một bệnh viện phụ trợ bên bờ bên kia sông Nâm Rốm để cho thương binh khỏi phải trèo qua cái cầu trống trải bắc qua sông (về sau người ta bước trên xác chết chồng chất trên ḍng sông mà không phải qua cầu).

    Thương binh rên rỉ trong những pḥng tối tăm, ẩm ướt giống như dưới địa ngục Hieronymuss Boch trong những tấm màn khủng khiếp nhất: dưới ánh sáng của các ngọn nến, các bác sĩ và phẫu thuật viên khắc phục mọi mệt nhọc và phương tiện hạn chế cắt thịt, thấm vết thương, cưa tay chân, băng vết thương và cố gắng giảm đau trong một không gian sặc mùi hoại thư và tiếng kêu rên ran của người sắp chết. Các thương binh nằm dài trên băng ca đợi trước pḥng mổ, nhưng đến lượt họ th́ đă muộn quá: những người chết được mang đến những nhà xác dồn thành đống và cùng chôn vội khi trời sắp tối ở một nơi cách xa bệnh viện.

    Trên sườn đồi dốc phía ngoài của các ngọn đồi lần cận, chuyện tương tự được lặp lại trong những lều tre thiếu phương tiện chữa chạy và thuốc men hơn, kể cả khi những người có trách nhiệm nhiệm vụ được cung cấp pênicilin của Trung Quốc viện trợ cho chiến tranh.

    Khi những người lính Thái pḥng ngự Bản Kéo không thể chống cự nổi bỏ chạy hoặc ra hàng đối phương, người chỉ huy tiểu đoàn dù số 5, người Việt Nam đứng sau họ ra lệnh bắn vào những người lính bỏ chạy, bao nhiêu phát đạn, bấy nhiêu người chết, không thể nói hết được. Một bộ phận của tiểu đoàn Thứ thứ 3 đào ngũ nhanh chóng, gây tiếp việc ră ngũ hoàn toàn của tiểu đoàn 2 Thái và việc bỏ ngũ của nhiều người lính trong tiểu đoàn độc lập nhẹ Thái, nhưng chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên: một số lính là người địa phương, vợ con họ ở dưới quyền kiểm soát của cộng sản. Tất cả được tuyên truyền giác ngộ nhiều hơn là bom đạn và không hiểu sự thật là nên theo phía nào.

    Quân Việt Minh cũng chú ư lung lạc tinh thần của lính Bắc Phi và đức của đội quân lê dương ngoại quốc bằng cách phát thanh bằng tiếng của họ hoặc thả truyền đơn ban đêm ở cuối các giao thông hào. Đến sáng, lính lê dương Đức thỉnh thoảng nhặt được các tờ truyền đơn hỏi họ tại sao lại chiến đấu cho kẻ thù của họ. Quân Pháp cũng được thực hiện chiến tranh tâm lư: khi đường giao thông hào chỉ c̣n cách địch vài mét, quân ông Giáp dùng loa hát điệp khúc bài hát địch vận: “Hỡi người anh em, trong đêm tối hăy v́ tự do lắng nghe chúng tôi”. Đáp lại, lính Pháp đồng ca bài La Marseillaise.

    Sau vài tuần lễ, nhiều lính Việt Nam gốc Thái đến thay thế cho bọn lính Thái đào ngũ, số lượng bao giờ cũng đông hơn, hoặc lính Bắc Phi loại lính chuyên nghiệp cũng coi như lính lê dương không cần biết chiến đấu cho ai, hoặc phải chiến đấu cho phía thua (trong trận đánh có lúc những tay súng Algérie khi nhận thấy cả biển người Việt Minh tiến lên, hoảng sợ bỏ chạy. Tất cả đều bị quân xung phong của sư đoàn 312 tiêu diệt trừ một con người cứ đứng đó cho đến lúc quân của sư đoàn gạt đi. Cả sư đoàn tiến theo tốc độ chuyển làn của pháo binh sư đoàn, không ǵ cản trở được bộ binh Việt Nam xung phong. Trong khi bọn lính Algérie rút chạy, quân Việt Nam tiến vào một băi ḿn và hàng trăm người bị chết).

    V́ chuyện lộn xộn tăng lên trên chiến trường, không có nhân viên cơ quan tham mưu nào của De Castries tính đến “những quân lính bỏ ngũ trong nội bộ”, thật ra phải khoảng 3.000: đội quân đồn trú không phải chỉ có bị tiêu hao v́ pháo đạn của quân ông Giáp, mà c̣n v́ chuyện đào ngũ liên tiếp xảy ra. Các binh lính vơi dần vào trong hàm hố khuất nẻo hoặc những hố bên bờ sông Nậm Rốm, đột nhập ban đêm vào chỗ không người lấy trộm những thực phẩm thả dù xuống không đúng địa chỉ để sống sót. Một cái chợ đen được thành lập ban ngày để cho những người lính đang chiến đấu cần đến những dịch vụ cung cấp cần thiết nhất như đôi phi cho điện đài.

    Đường băng nhỏ xíu ở Hồng Cúm bị hỏa lực đối phương trực tiếp kiềm chế ngay từ đầu, khi quân Việt Minh đến gần cứ điểm chính, đường băng trở thành một cái bẫy chết người-những người lái máy bay dũng cảm là dân thường Mỹ đến từ Hà Nội hoặc Hải Pḥng không c̣n muốn hạ cánh ban ngày sau khi cao xạ Việt Minh trải qua một thời kỳ huấn luyện đă tỏ rơ sức chiến đấu ban ngày của chiến sĩ. Sau đó họ phải thực hiện những chuyến bay đêm, tuy vậy cũng phải hủy bỏ việc cất cánh hoặc hạ cánh v́ đạn pháo đối phương quá gần-Chỉ c̣n tiếp tế cho quân lính đồn trú bằng những chuyến thả dù không dễ dàng ǵ đối với các đội bay cũng như quân lính khi đi nhặt và phân phối hàng trăm tấn hàng trước khi trời sáng. Thỉnh thoảng có những kiện hàng rơi xuống băi ḿn và nổ tung; những kiện hàng khác rơi về phía quân Việt Minh tặng họ những thứ xa xỉ phẩm chưa hề được dùng: mùi nước hoa Gaulois lan tỏa trên những mảnh đất bị cày xới làm nức mũi lính Pháp kiệt sức hoặc bị thương. Một lần, hỏa lực của ông Giáp đánh đúng ngay vào một kho quân dụng và đốt cháy cả những dự trữ thuốc lá và thuốc lào: khói xanh bốc cao trên các ngọn đồi. Thật lăng phí!

    Việc đào hệ thống trận địa tiến công và bao vây theo lệnh ông Giáp được tiến hành cực kỳ dũng cảm, nỗ lực và hiệu quả kỳ lạ. Quân đội và nhân dân địa phương thực hiện. Một chiến sĩ bắt đầu đào dần, đưa đất về phía sau, kết thúc công việc. Những người khác thay thế tiếp tục như một cỗ máy. Họ mang theo lựu đạn và tiểu liên. Ví dụ việc đánh chiếm cứ điểm đông sân bay, họ không đào hào trên đỉnh đồi mà đào xuyên qua đồi và đánh từ phía sau. Mặt đất của cả một vùng bị cày xới và nham nhở, bên trong là những hố bắn lỗ chỗ như một tổ kiến.

    Việt Minh chiếm ưu thế về địa h́nh so với quân Pháp. Ở trên cao nên họ không bị quan sát, phần lớn lính ở tuyến đầu thức dậy lúc 11 giờ, sau đó được ăn bữa cơm nóng, trong khi lính Pháp chỉ thỉnh thoảng hoặc có khi chẳng bao giờ được ăn sáng. Hơn nữa v́ ở dưới thấp nên lính Pháp khốn khổ v́ nước nhiều từ trên các sườn đồi chảy xuống bị ngập nhiều ngày. Mọi người không chịu nổi cảnh này. Trong khi De Castries suốt ngày bên máy vô tuyến tranh luận hàng giờ liền với Cogny-để báo cáo, yêu cầu dù tiếp tế nhiều hơn, báo cho ông ta xấu nhiều hơn tốt, Langlais và Bigeard tổ chức chỉ huy các trận phản kích: quân của họ phải thoát ra khỏi hầm trú ẩn để làm cho đối phương phải khiếp sợ và chứng tỏ họ vẫn c̣n chưa hết. Nhưng quân Việt Minh đẩy lùi họ, quân Pháp lại bị thương vong nhiều. Rất nhiều người trong bọn họ hy vọng người Hoa Kỳ sẽ can thiệp để giải phóng cho tập đoàn cứ điểm hoặc bằng cách gửi quân đến, hoặc ném bom quân Việt Minh. Muốn tăng thêm hy vọng cho quân linh, Bigeard không ngừng tuyên bố với họ: “phải giữ vững thêm một ngày, người Mỹ sẽ đến với chúng ta”.

    Để bù vào những hao hụt quân số chiến đấu, De Castries luôn yêu cầu tăng cường lực lượng. Do đó, 4.227 người nảy dù, 3.596 có dù, số c̣n lại không bao giờ nhảy từ máy bay đang bay (thêm 2.500 lính của đạo quân viễn chinh Pháp tự nguyện ứng cứu Điện Biên Phủ, 28.048 người châu Âu, 451 Bắc Phi và 95 ngụy Việt Nam. Kể cả khi lún sâu vào cuộc chiến, nhiều người Việt Nam vẫn trung thành với người Pháp: qua nhiều năm bọn thực dân đă làm cho nhiều người Việt Nam, tất nhiên họ cũng hưởng một phần lợi tức nhưng tinh thần, ḷng tự hào và sợ mất mặt cũng là một phần quan trọng trong người Việt Nam.

    Ông Giáp cũng tăng cường lực lượng dự bị lên 25.000 người. Nhận thấy quân đội pḥng không giành nhiều thắng lợi và biết rằng tập đoàn cứ điểm không thể giữ được nếu không có cầu hàng không, ông tung thêm một trung đoàn pháo cao xạ 37 mm và 720 tấn đạn dược. Quân tăng cường được lệnh từ tháng 3 từng đội 100 người vào vị trí chiếm lĩnh tháng 4. Mỗi tân binh được hai cựu binh có kinh nghiệm kèm kặp hướng dẫn chiến đấu. Trong 55 ngày chiến đấu, lực lượng của ông Giáp chỉ thiếu hụt tạm thời.

    Ngày 23 tháng 3, Navarre lần đầu tiên gọi ông Giáp là “Đại tướng” trong một cuộc nói chuyện trên máy vô tuyến. Đây là một sự đổi hướng v́ cho đến lúc đó, ông Giáp chỉ là một vị chỉ huy du kích. Rơ ràng người ta đă chấp nhận cương vị Tổng tư lệnh quân đội của chiến dịch, điều mà không ai c̣n tranh căi.

    Việc đánh chiếm Độc Lập không dễ dàng. Căn cứ vào ảnh máy bay của quân Pháp, Việt Minh đă hy sinh hơn một ngh́n người và 2-3 ngh́n bị thương: việc ngăn chặn những thông tin địch chứng tỏ sau khi đưa quân vào chiến đấu, ông Giáp rất cần bổ sung lực lượng bộ binh và đạn dược lấy từ kho Tuần Giáo ở phía sau. Tuy nhiên, bộ đội các trung đoàn 88 và 102 của sư đoàn 308 rất phấn khởi: họ đă thực hiện đầy đủ lời thề khi sư đoàn trưởng giao cho họ lá quân kỳ mới thêu ḍng chữ “Quyết chiến quyết thắng”. Họ đă thề sẽ quyết thắng quân địch ở Điện Biên Phủ và họ đă giứ đúng lời hứa. 7 giờ sáng ngày 15 tháng 3, một trung đội trưởng 29 tuổi tên là Trần Ngọc Doăn đă cắm cờ trên sở chỉ huy đồi Độc Lập. Pháo thủ Phạm Văn Tuy kéo khẩu bazôka 75mm của công binh xưởng đến cách lô cốt boong ke 150m bắn ba phát đều trúng mục tiêu. Hành động dũng cảm của anh ta đă được tặng thưởng huân chương chiến công hạng nhất.

    Đại tá Phạm Đức Đại viện trưởng viện bảo tàng quân đội năm 1991 kể lại:

    “Tôi sinh ở Hà Nội năm 1929 và lớn lên ở đó. Năm 1942, 13 tuổi vào học một trường Pháp gần Hồ Tây. Đến năm 1946, 17 tuổi, tôi vào du kích. Người ta đă phát cho tôi một khẩu súng c̣n già hơn tuổi tôi. Năm 1949 tôi đă theo một lớp đào tạo để trở thành sĩ quan. Sau 2 năm tôi tốt nghiệp sĩ quan. Lúc bấy giờ chưa có chế độ quân hàm; đến năm 1958 mới có chế độ ấy. Mọi người đều gọi nhau bằng đồng chí. Người ta biết được anh ấy là sĩ quan v́ ít được tiếp xúc với họ hoặc người khác nói cho biết. Năm 1953 tôi được qua một lớp huấn luyện để trở thành cán bộ tiểu đoàn.

    … Trong chiến tranh, tôi đă nhiều lần trông thấy tướng Giáp, đặc biệt năm 1954 trước khi vào chiến dịch lớn. Ông đến động viên khắp các đơn vị từ trung tiểu đội đến sư đoàn. Từ 1950 đến 1954, mỗi đơn vị quân đội đều gặp tướng Giáp. Việc gặp bộ đội là rất quan trọng đối với ông, cũng như được gặp ông là rất quan trọng đối với đơn vị.

    Năm 1954, nhiều sư đoàn được thành lập. Số hiệu các sư đoàn không có ư nghĩa quyết định, những chữ số bất kỳ để đánh lạc hướng địch.

    Năm 1954, tôi được điều động về công tác ở cơ quan tham mưu của bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Tôi vốn là giáo viên quân sự chính trị-ở thời kỳ đó, các đơn vị quân đội đều có chính trị viên cho đến cấp trung đội. Đến năm 1958 th́ không c̣n chế độ này. Nhiệm vụ của tôi ở Bộ chỉ huy chiến dịch là thu nhận tin tức của các cứ điểm địch và vẽ lên bản đồ, để cho tướng Giáp có thể quyết định việc tổ chức chỉ huy các trận đánh.

    Lúc ban đầu, Đại tướng định đánh nhanh giải quyết nhanh. Chúng tôi rất gần nhau. Chúng tôi được lệnh rút bộ binh và pháo binh ra khỏi vị trí chiếm lĩnh đầu tiên. Đại tướng đă thay đổi chiến thuật: chúng tôi phải đánh dần dần hết đợt này đến đợt khác không phải xung phong bằng biển người như Hồng quân Trung Quốc. Tướng Giáp nói rằng phải sử dụng bộ óc của chiến sĩ chứ không phải thân thể của họ.

    Khi chúng tôi bao vây quân Pháp, chúng tôi sống trong rừng. Chúng tôi ngủ dưới đất, giường nằm là một tàu lá chuối đặt trên một tấm vải nhựa hoặc một chiếc chiếu bằng tre. Có rất ít quinine: một viên thuốc ḥa vào một cốc nước để mọi người lần lượt uống chung.

    Trong chiến tranh chống Pháp, tôi bị sốt rét 3 năm, thỉnh thoảng mỗi tháng 2 lần lên cơn sốt rồi tạm ngừng một thời gian dài. Cơn sốt kéo dài ít nhất một tuần lễ-dài nhất là một tháng-nhưng khi đă qua được ba bốn ngày, tôi lại làm việc b́nh thường. Phần lớn thời gian chúng tôi không thấy được bản thân ḿnh. Khi bị sốt rét,tôi không muốn ăn ǵ hết, nhưng khi cơn sốt qua đi, tôi ăn được mọi thứ: cơm, thỉnh thoảng có muối, có thịt-ḅ hoặc khỉ-cuối cùng được trở về Hà Nội, bệnh sốt ré biến mất và tôi thực sự mừng rỡ.

    Có cả voi và hổ trong vùng Điện Biên Phủ, chúng tôi thường ăn thịt lợn rừng. Nhân dân địa phương cung cấp cho chúng tôi những thứ cần thiết. Thường thường chúng tôi ngủ ban ngày và làm việc ban đêm.

    Sĩ quan trung đoàn có đèn pin, nhưng đại đội và tiểu đoàn chỉ có đèn dầu hoặc nến. Thời kỳ đánh Điện Biên Phủ, chúng tôi không có bản đồ khu vực này, sau đó bắt được một lính Pháp có bản đồ vùng này. Chúng tôi đem in thành nhiều bản và phân phát cho các đơn vị để chuẩn bị chiến đấu.

    Chúng tôi sử dụng các h́nh thức cổ điển trong huấn luyện bằng nhiều nguồn kỹ thuật: lấy tin tức của những người b́nh thường, cho bộ đội vào vùng địch, nghe tin tức của địch và trực tiếp quan sát chính xác (cả hai phía đều dùng máy vô tuyến của Mỹ khi nghe tin tức của nhau, v́ thiếu phương tiện máy móc, các đơn vị Việt Minh thường sử dụng cáp điện thoại nối liền các sở chỉ huy).

    Tôi làm việc ở phía trước sở chỉ huy trung tâm của Tổng tư lệnh, c̣n tướng Giáp thỉnh thoảng ở phía sau. Trong cuộc chiến, Đại tướng có ba sở chỉ huy khác nhau”.

    Ông Giáp đánh giá toàn cục về t́nh h́nh trên chiến trường… “Tất cả lực lượng của chúng ta hơn hẳn lực lượng địch. Pháo binh của chúng ta gấp 3 hoặc hơn 3 lần mạnh hơn pháo binh địch. Cối và khinh pháo được bố trí mạnh hơn địch. Lực lượng cao xạ tổ chức pḥng phảo phản kích làm hạn chế tác dụng của không quân và pháo binh địch. Hơn pháo binh của chúng ta bắn rất chính xác, hiệp đồng chặt chẽ với bộ binh, pháo binh đă gây tổn thất nặng nề cho quân địch, tiêu diệt nhiều căn cứ pháo binh, kiểm soát sân bay, bắn trúng nhiều máy bay địch trên mặt đất, pháo cao xạ của chúng ta đă bắn rơi nhiều máy bay trên bầu trời Điện Biên Phủ.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chương 11: Phát súng kết liễu
    P2


    Sau những trận đánh đầu tiên, quân địch đă khiếp sợ sức mạnh hỏa lực của pháo binh chúng ta. Vài ngày sau sĩ quan chỉ huy pháo binh đă phát sát.

    (Đại tá kỳ cựu và cụt tay Charles Piroth đă khẳng định nếu pháo binh của ông Giáp ở phía sườn núi khống chế ḷng chảo, sẽ lập tức bị phản pháo và im tiếng sau vài giờ. Cảm thấy nhục nhă, ông đă dùng răn cắn chốt lựu đạn và ôm vào ngực).

    Ngày 14 và 16 tháng 3, tướng Navarre dùng 2 tiểu đoàn dù từ Hà Nội để tăng cường cho tập đoàn cứ điểm để De Castries củng cố pḥng ngự sân bay chính và thay thế quân ngụy bằng quân châu Âu và Pháp.


    Cuộc chiến Điện Phủ

    Vào lúc này, ông Giáp chuẩn bị cho đợt hai của chiến dịch khó khăn hơn. Ông đă phát hiện được những vấn đề về tư tưởng trong cán bộ chiến sĩ: hiện nay bộ đội đang phải chiến đấu sinh hoạt ở trong hào giao thông và hầm trận địa trong một thời gian dài: “Trong cán bộ và chiến sĩ ta xuất hiện tư tưởng hữu khuynh tiêu cực, biểu lộ dưới hai h́nh thức: một là ngại thương vong, ngại tiêu hao, mệt mỏi, ngại khó ngại khổ; hai là chủ quan khinh địch, chủ quan tự măn…” (đ́ đó nói lên bộ đội rất tự tin). “Ở tất cả các cấp, Đảng phải hoạt động khắc phục tư tưởng hữu khuynh, củng cố và đề cập trách nhiệm trước nhân dân, quân đội và Đảng, hoàn thành nhiệm vụ giành toàn thắng cho chiến dịch”.

    Trong đợt tiến công thứ hai, đợt quyết định của chiến dịch, ông Giáp t́m cách đánh chiếm các điểm cao của các cứ điểm pḥng ngự xung quanh phân khu trung tâm. Sau đó vô hiệu hóa sân bay rồi đánh chiếm sân bay. Tiếp theo các trận đánh bao vây thắt chặt thêm, vùng trời cũng bị thu hẹp tiếp tế và tiếp viện của địch bị hạn chế.

    Ngày 30 tháng 3 lúc 5 giờ sáng, đợt hại bắt đầu. Sau một giờ ba mươi phút, quân Việt Minh đă tiêu diệt một tiểu đoàn dù và đánh chiếm một điểm cao mạnh ở phía Bắc (đồi C1) sau hai giờ họ tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn pḥng ngự một điểm cao khác (đồi D). “Trận chiến đấu trong đêm 30 tháng 3 là khó khăn nhất. Chúng ta đánh chiếm hai phần ba vị trí. Đến tảng sáng và suốt ngày hôm sau, địch tăng cường lực lượng có pháo binh và xe tăng yểm hộ đánh chiếm lại hai phần ba vị trí.

    (Bigeard tổ chức phản kích thắng lợi trên đồi A1 với 80 quân dù, một nửa bị chết. Sau này khi làm tù binh một thời gian, ông đă tạ ơn ông Giáp một cốc cà phê thứ thiệt và ông Giáp đă tỏ ư ngạc nhiên trước sức tấn công mănh liệt và dũng cảm của bộ đội).

    … “Đêm 31 tháng 3, quân ta tiến công lần thứ hai, cuộc chiến đấu kéo dài đến sáng ngày mồng một tháng 4. Kết quả, ta chiếm lại hai phần ba vị trí; nhưng tiếp đó địch lại phản kích nhiều lần chiếm lại một phần ba trận địa đă mất. Sang đêm 1 tháng 4 ta tổ chức cuộc tiến công lần thứ 3; cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt; cho đến ngày 4 tháng 4, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất một; địch đă lợi dụng những hầm ngầm và trận địa kiên cố để chống lại quân ta, cuối cùng mỗi bên giữ một nửa điểm cao. Trong khi quân ta chưa giải quyết được điểm cao cuối cùng, th́ quân địch được tăng viện bằng một lực lượng nhảy dù. Sáng ngày 9 tháng 4, chúng tổ chức cuộc phản kích đánh chiếm lại đồi C1; cuộc chiến đấu ở đây lại tiếp diễn trong 4 ngày đêm, kết quả đồi C1 cũng chia đôi, ta chiếm một nửa, địch chiếm một nửa (các sư đoàn 312 và 316 cùng hai trung đoàn của sư đoàn 308 tấn công về phía Đông của phân khu trung tâm. Để chỉ huy trận tấn công này ông Giáp chọn trung đoàn 102, trung đoàn Thủ đô-tên gọi trong thời gian pḥng ngự Hà Nội năm 1946-của sư đoàn 308 do Đại tá Vũ Yên chỉ huy làm chủ công. Sau khi tiêu diệt hết hỏa lực của lực lượng phản kích gần đồi A1, hai tiểu đoàn chỉ c̣n lại 9 người sống sót, trong khi quân Pháp chết 151 tên).

    Càng ngày ông Giáp càng tăng thêm áp lực:

    … ”Quân ta đă xây dựng trận địa ngày càng tiến sát gần địch, có nơi chỉ cách địch 10-15 m. Các ngọn đồi đă chiếm được ở phía Đông nhất là đồi D1 đă được biến thành cứ điểm pḥng ngự mạnh của ta. Hỏa lực các cỡ của ta luôn luôn uy hiếp quân địch. Cuộc chiến đấu diễn ra liên tiếp không kể ngày đêm.

    Quân ta phát triển mạnh chiến thuật đánh lấn. Trận địa của ta từ phía Tây, phía Đông và phía Bắc tiến vào sân bay, liên lạc với nhau, cắt ngang sân bay. Sân bay trung tâm của địch đă bị quân ta đánh chiếm.

    Ṿng vây của quân ta càng thắt chặt hơn nữa, cuộc chiến đấu càng trở nên gay go. Quân địch liên tiếp tổ chức nhiều cuộc phản kích dữ dội, có cơ giới và không quân yểm hộ nhằm đánh lùi trận địa của ta. Cuộc phản kích quyết định nhất đă xảy ra trong ngày 24 tháng 4 với mục đích đánh lùi quân ta ra khỏi sân bay. Kết quả là địch đă bị tiêu diệt một bộ phận, trận địa ta vẫn được giữ vững, sân bay vẫn bị quân ta kiểm soát.

    Phạm vi đóng quân của địch càng bị thu hẹp, dần dần mỗi chiều chỉ c̣n có 2 km. Khu trung tâm của địch đă nằm vào trong tầm bắn của tất cả các cỡ súng của ta. Các trận địa pháo cao xạ của ta được chuyển vào cánh đồng. Vùng trời bị thu nhỏ của chúng không c̣n an toàn nữa. Lúc này tiêu diệt được thêm một hai tên địch, giành thêm một hai tấc đất cũng có ư nghĩa quan trọng.

    Quân ta đẩy mạnh cuộc thi đua bắn trả quân địch: các chiến sĩ thiện xạ bắn súng trường, bắn súng máy, bắn súng cối, các chiến sĩ pháo binh ra sức bắn tỉa quân địch, làm cho địch ngày càng bị tiêu hao, thương vong chồng chất, tinh thần sút kém, luôn luôn lo sợ và căng thẳng không dám đi lại, hễ lộ ra khỏi trận địa nào là bị quân ta bắn chết. Các đội dũng sĩ của ta đột nhập sâu vào trong ḷng địch, đánh phá kho tàng, tiêu hao sinh lực của chúng…”.

    Bầu trời bị thu hẹp bấy giờ đặt ra vấn đề nan giải cho người lái máy bay. Việc tiếp tế thường rơi xuống đất đối phương. Quân Việt Minh không chỉ nhận được các thứ thực phẩm, quần áo và thuốc men cả đạn dược mà một số đạn dược sử dụng ngay để bắn quân Pháp. Tuy vậy, không phải chỉ có quân Pháp mới phải chịu khó khăn gian khổ.

    … “Chiến dịch kéo dài, việc cung cấp tiếp tế trở thành vấn đề quan trọng cũng như các chiến dịch trước đây, quân ta chỉ cần cơm chín và có khi bỏ lỡ kế hoạch. Ở Điện Biên Phủ kho tàng cách xa hàng trăm kilômét, các con đường tiếp tế thường rất nguy hiểm v́ bom đạn địch và thời tiết không thuận lợi gây nên. Lại gần đến mùa mưa. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, đường sá bị phá hoại, trận địa bị ngập lụt, sức khỏe bộ đội và dân công sẽ giảm sút…”.

    Cho đến ngày 5 tháng 4, tổn thất của quân Việt Minh đă đến khoảng 10 ngh́n người.

    Trung tá Bach Dan Hoi một sĩ quan bộ binh quê ở vùng Tây Bắc Hà Nội rời quê hương vào du kích ở Việt Bắc lúc mới 20 tuổi kể về sự nghiệp của ḿnh:

    “Tôi sinh tháng 11 năm 1924, đến Điện Biên Phủ đă tôi đă gần 30 tuổi chỉ huy trưởng một tiểu đoàn.

    Lúc đầu chúng tôi được lệnh đánh nhanh giải quyết nhanh. Chúng tôi phải tiêu diệt quân địch trên đồi A1 nhưng khi đă chiếm lĩnh trận địa, mệnh lệnh hoàn toàn thay đổi. Song chúng tôi vẫn phải chiến đấu hết sức ḿnh để giành thắng lợi. Đó là vào dịp Tết. nhân dân địa phương tặng quân đội bánh chưng, rượu vang, thịt đông và rau nhưng không phải tết. Không phải lúc.

    Một hôm tôi được cử đến người chỉ huy đại đội pháo của chúng tôi để hiệp đồng chiến đấu. Đó là một người Đức họ Hồ, họ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông vốn là quân lê dương, đào ngũ rồi đến cùng chiến đấu với chúng tôi. Ông đang chỉ huy một đại đội. Sau chiến tranh, ông sẽ trở về Đức, nhưng ông đă hy sinh ngày hôm sau.

    Trận địa chiến đấu của chúng tôi cách hàng rào dây thép gai địch không xa lắm, chỉ độ 4-5 mét. Pháo binh hạng nặng bắt đầu hỏa lực chuẩn bị cho trận tấn công. Đồng thời tôi tổ chức cho chiến sĩ mang bộc phá chuẩn bị diệt địch. Khi quân địch đă bị pháo binh đánh cho tê liệt, chúng tôi rời khỏi trận địa và xung phong. Từ khi bắt đầu xung phong đến khi kết thúc trận đánh vào khoảng 1 giờ. Chúng tôi đă chiếm được vị trí và bắt được nhiều tù binh. Tù binh phần lớn là lính dù Pháp.

    Sau đó, tôi được điều động đến một trận tiến công khác, để tiêu diệt sân bay chính của địch. Phải nhiều trận tấn công trong nhiều ngày và tuần lễ. Chúng tôi đánh giáp lá cà với quân địch cho đến hầm De Castries. Quân Pháp tổn thất lớn nhưng chúng tôi cũng hy sinh nhiều người…”.

    T́nh thế chứng tỏ không có tín hiệu tiến triển và chỉ rơ phải đợi đến một thất bại không cứu chữa được. Ở Paris chính phủ bắt đầu lo sợ nghiêm trọng. Hội nghị Genève sắp bắt đầu. Phải trả lời một câu hỏi khắc nghiệt của dư luận báo chí thế giới: Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải chăng bị hoàn toàn tiêu diệt, hoặc một điều kỳ diệu vào phút chót thoát khỏi quân đối phương?

    Tất nhiên, đă từ lâu một ḿnh người Pháp không có đủ phương tiện để tiếp tục. Họ không có tiền, không có vũ khí thiết bị và không đủ người-tệ hại hơn là nước Pháp không muốn chiến tranh. Người Mỹ ngày càng trở nên nhạy cảm: họ muốn chặn ông Giáp lại bằng mọi giá, nếu không chủ nghĩa cộng sản sẽ tràn khắp châu Á nhanh như một bệnh dịch.

    Người ta soạn thảo những kế hoạch và đặt cho nó những tên theo truyền thống “Democlès” là một kế hoạch rút quân đội Pháp đến đầu cầu ở giữa đồng bằng sông Hồng đợi quân Mỹ đến để giải tỏa cho họ khỏi bị đối phương tiêu diệt. Trên biển Đông kỵ binh đă chuẩn bị gươm giáo. “Vantour” (Diều hâu) là kế hoạch đánh bom quân đội của ông Giáp ở Điện Biên Phủ bằng sử dụng hai máy bay vận tải Mỹ được tăng cường máy móc thiết bị quân lực Hoa Kỳ ở căn cứ Clark của Philippine trong biển Đông: 60B29, máy bay ném bom hạng nặng chở 9 tấn bom mỗi chiếc, hoặc 98 pháo đài bay chở 14 tấn bom mỗi chiếc nghiền nát các căn cứ của Việt Minh do một lực lượng 450 chiến sĩ chiếm giữ. Đó là cái nh́n chói sáng, một tín hiệu báo trước những ǵ sẽ xảy ra mười năm sau. Cũng có phương án ném 2 hoặc 3 quả bom nguyên tử xung quanh thung lũng ḥng quét sạch quân ông Giáp và đe dọa ông. Đó là một phương án được tranh luận nhiều những năm sáu mươi và bị loại trừ v́ sợ dư luận thế giới nghiêm khắc lên án Hoa Kỳ tái sử dụng vũ khí nguyên tử.

    Buổi sáng ngày 1 tháng 5, quân Việt Minh cắm cờ đỏ trên trận địa và ca những bầc quân đội trên các loa phóng thanh để kỷ niệm ngày lễ mồng một tháng 5, ngày quốc tế lao động.

    Trong toàn bộ tập đoàn cứ điểm, binh lính đồn trú mất hết hy vọng gượng dậy được nữa. Phần lớn chiến đấu rất dũng cảm nhưng bên cạnh bờ sông và trên những ngọn đồi c̣n cây cối không bị càn quét hết để khỏi lộ mà không hiểu điều ǵ đang đợi họ, tin tưởng vào một dịp may nào đó thoát khỏi nên ở lại để gặp lại bạn bè trong các hầm ngầm. Họ đă nhầm.

    Đợt tiến công thứ ba và là đợt cuối cùng bắt đầu ngày 1 tháng 5. Quân Việt Minh tấn công khu trung tâm và đánh chiếm các cứ điểm dưới chân các đồi phía Tây và phía Đông. Đồng thời cũng tiến công vào các cứ điểm ở Hồng Cúm (Isabelle).

    Trong đêm ngày 3, họ tấn công Huguette (cụm cứ điểm tây sân bay Mường Thanh, hữu ngạn sông Nậm Rốm). Như vậy họ chỉ c̣n cách khu trung tâm chỉ huy sở 300 mét. Ngày 6, họ lại tấn công một lần nữa khu vực sở chỉ huy. Các chiến sĩ công binh đă đào một cái hầm xuyên núi đến giữa đồi mang theo vào một tấn bộc phá. Họ cho nổ bộc phá. Quân Việt Minh đă chiến đấu ác liệt với quân dù và quân lê dương pḥng ngự cứ điểm tiêu diệt nhiều quân địch. Cũng trong đêm đó, họ đánh chiếm một vị trí thứ hai cạnh bờ sông. De Castries và quân của ông ta đă lùi sâu vào một hẻm núi chỉ c̣n cách 700-1000 mét. Họ đang lâm vào một t́nh thế thật sự tuyệt vọng.



    Lá cờ chiến thắng

    Ông Giáp viết tiếp:

    … ”Ngày 7 tháng 5, có những dấu hiệu đáng chú ư về t́nh h́nh địch. Những máy bay tiếp tế vũ khí đạn dược đều quay về Hà Nội không thả dù nữa. Chỉ có một số máy bay tiếp tế c̣n thả ít nhiều dù lương thực. Trong lúc đó, lác đác ở một số nơi trong khu địch đóng quân, ta phát hiện có nhiều tiếng nổ: quân địch đang phá hủy một số vũ khí. Một số binh lính của địch vứt súng đạn xuống sông Nậm Rốm. Chúng ta nhận định trong hàng ngũ địch đang xảy ra t́nh trạng hỗn loạn.

    … 14 giờ ngày 7 tháng 5 một đơn vị của ta mở cuộc tiến công vào vị trí ở gần Mường Thanh. Địch đối phó yếu ớt, toàn bộ binh lính địch kéo cờ trắng ra hàng. Tiếp đó quân ta phát triển thắng lơi tiến công tiêu diệt luôn hai vị trí nằm trên tả ngạn sông. Đă có những cờ trắng xuất hiện một số nơi.

    Đến 15 giờ quân ta được lệnh không chờ đến tối, nắm ngay cơ hội thuận lợi, lập tức mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm. Mặc dầu quân địch c̣n khoảng một vạn tên, tinh thần của chúng đă hoàn toàn tan ră.

    17 giờ 30 quân ta đánh chiếm sở chỉ huy của địch. Toàn bộ ban tham mưu của tập đoàn cứ điểm bị quân ta bắt sống. Toàn bộ địch c̣n lại lũ lượt kéo ra hàng. Chúng đều bị bắt làm tù binh và được ta đối đăi tử tế. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân ta đă phất cao trên cánh đồng Điện Biên Phủ.

    Ngay đêm hôm đó, quân ta tiến công quân địch ở phân khu nam. Quân địch ở đây có trên 200 tên địch t́m đường rút chạy về thượng lào. Quân ta lập tức được lệnh chặn bắt, toàn bộ quân địch bị bắt làm tù binh.

    Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, chúng ta đă toàn thắng…”.

    Một tiểu đội 5 người do Đại úy Tạ Quốc Luật chỉ huy đánh chiếm hầm chỉ huy. Thiếu úy Chu Bá Thệ trung đội trưởng cắm cờ đỏ. Tướng Vương Thừa Vũ chỉ huy sư đoàn 308 đánh chiếm cụm cứ điểm tây sân bay Mường Thanh (Hugutte) ngay ngày hôm đó hoặc hôm sau tổ chức PC của ḿnh (?).

    Bộ đội của ông Giáp đă bắt sống một thiếu tướng (De Castries được phong tướng ngay trong quá tŕnh chiến dịch), 16 đại tá và trung tá, 1.749 sĩ quan và hạ sĩ quan và rất nhiều binh lính, tổng cộng khoảng 10 ngh́n người. Quân Việt Minh đă bắn 100.000 đạn pháo cỡ 75 mm trở lên, quân Pháp 93.000. Trong khoảng thời gian 6 tháng, không có một lúc yên lặng trong thung lũng. Và thời gian c̣n lại, thung lũng phải chịu đựng một gánh nặng sắt thép, một mùi thuốc súng nồng nặc từ các nguồn cung cấp Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu.



    Đại tá De Castries được phong tướng trong quá tŕnh chiến dịch và quân lính bị bắt sống

    Tổng cộng có 82.926 chuyến dù được thả xuống thung lũng; khi pháo binh ngừng bắn, những chiếc dù bao bọc trắng một vùng rộng lớn.

    Ở nước Pháp, khi tin thất thủ Điện Biên Phủ về đến Paris, cả nước như một ngày tang. Các rạp hát và rạp chiếu bóng đều đóng cửa. Đài phát thanh truyền đi Khúc tưởng niệm của Berlioz và những bài hát long trọng khác suốt ngày đêm.

    Cùng ngày ấy ở Genève, người ta bắt đầu đấu tranh cho tương lai của Đông Dương. Thắng lợi của ông Giáp cho dù có được chương tŕnh hóa cũng không thể rơi vào khoảnh khắc tốt nhất.

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 12: Phát súng kết liễu


    Nava không thể nào h́nh dung được những nguồn lực vô tận của quân đội nhân dân, những tiến bộ lớn lao đă đạt được của nhân dân và quân đội chúng tôi. Ông ta chỉ nh́n thấy những điểm mạnh của Điện Biên Phủ mà không nh́n thấy những điểm yếu. Vả lại ông ta cũng đă phạm một sai lầm rất nghiêm trọng: ông ta tưởng rằng chúng tôi không dám đánh nên cho đến ngày 12 tháng 3 vẫn giữ nguyên cuộc tiến công chiến lược vào chiến trường miền Nam, một cuộc hành quân sai chương tŕnh làm ông ta thêm tốn sức. Nhưng sai lầm lớn nhất của ông ta là không nắm vững t́nh thế.

    Vơ Nguyên Giáp


    Vào lúc này hoặc lúc khác, có tất cả 16.544 binh sĩ chiến đấu cho người Pháp bị giữ lại ở trung tâm (con số này bao gồm 165 người của tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 mới nhảy dù ngày 5 và 6 tháng 5 đúng vào lúc tất cả đều bị bắt, một số hạ cánh trực tiếp xuống vị trí của Việt Minh). Ngày 4 tháng 5, có 1.260 người ở bệnh viện. Sáng ngày 5 tháng 5, 8.158 người khỏe mạnh ra hàng. Sáng ngày 7 tháng 5, có 1.293 người chết. Khoảng 3.000 lính đào ngũ ẩn giấu ở gần bờ sông hoặc trên các sườn đồi. Như vậy, gần 3.000 người không được tính đến. Họ chết, bị thương hoặc mất tích, người ta nghĩ rằng họ chẳng khác ǵ những con chuột nước.



    Các chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng tư lệnh Vơ Nguyên Giáp tại lễ mừng công (ngày 13.5.1954)


    Trong những ngày cuối cùng, t́nh thế trở nên không kiểm soát được. Không ai tính số thương vong. Sau tiếng súng cuối cùng ở Hồng Cúm xác định có 5.400 người chết trong đó khoảng 2.000 chết tại trận là c̣n xa sự thật. Họ từ nhiều nước đến đây. Về sau ông Giáp nói có 24 quốc gia khác nhau đă bị đánh bại ở ḷng chảo Điện Biên Phủ.

    Theo đúng nghĩa của nguyên tắc dân tộc và chủ nghĩa xă hội, ông Giáp tuyên bố rằng số thương binh địch sẽ được đối xử theo thứ tự: trước hết quân ngụy Việt Nam, sau đó là quấn Bắc Phi rồi đến các hạ sĩ quan và sĩ quan Pháp. Nhưng ông cho phép những người bị thương nặng thuộc tất cả các loại được ở lại chiến trường kèm theo một số y bác sĩ Pháp: sau đó, cùng với nữ bác sĩ Genevière de Galard họ được trở về Hà Nội trên một chiếc máy bay Pháp.

    Khi quân Việt Minh rút khỏi thung lũng, ông Giáp đă cẩn thận cài số tù binh lẫn lộn với bộ đội của ông để tránh bị quân Pháp thả bom và bắn phá vào đội h́nh (điều đó không cần thiết, Bigeard và 14 sĩ quan trong một chiếc xe tải chạy trên chiến trường giữa đám tù binh không bao giờ dừng lại giữa ban ngày, mọi chuyện cần đều xử lư trên xe, nhưng sau vài ngày chiếc xe cũng bị bắn và họ cũng tiếp tục đi bộ mang vác như những con la).

    Trên mười ngh́n tù binh, rất ít người được trở về: họ chết v́ những vết thương hoặc ăn uống không đầy đủ trong cả chuyến đi rất khó nhọc bằng đôi chân, hoặc sau đó trong những nhà giam dựng vội cách hàng trăm kilômét ở phía Đông Bắc gần biên giới Trung Quốc (Bigeard khẳng định họ không chết v́ bị đối xử tàn nhẫn như người ta thường buộc tội cho Việt Minh: họ xỉu đi v́ sức lực cạn kiệt qua những trận chiến đấu và ăn uống thiếu thốn, đồng thời cũng v́ trên con đường ở chiến trường phải đi bộ quá xa mà không đủ no. Hàng ngày họ nhận được hai bát gạo lứt, thỉnh thoảng họ phải tự nấu lấy trong khi đi cũng như khi tại trại. Bigeard dũng cảm hành động: ông ta chạy trốn, bị bắt lại và bị canh giữ đánh đập. Quân ngụy Việt Nam tôn trọng kỷ luật được cử chỉ huy các tù binh chiến tranh, tuy không được ăn uống đầy đủ nhưng vẫn ra tay giữ vững đội h́nh).

    Theo những thỏa thuận ở Genève, loạt tù binh Điện Biên Phủ đầu tiên 885 người được phép trở lại Hà Nội khoảng 5 tháng sau khi chiến tranh kết thúc, sau đó có De Castries và các sĩ quan cao cấp. Chủ yếu họ đi bộ, chỉ dùng xe một đoạn đường. Tất cả có 2.100 tù binh được trả tự do (những gái mại dâm buộc phải đi bộ về các trại. Một cô trong số cưới một người lính, vài năm sau xuất hiện ở Hà Nội với một gia đ́nh. C̣n những người khác bị quên lăng. Có thể một số sống sót. Nhưng đa số đă chết v́ kiệt sức trên các nẻo đường rừng núi).

    16.500 người đă chiến đấu ở “Vũ đài tuyệt hảo” trừ đi 2.000 người chết trận c̣n lại 14.500. Trừ số 3.000 cuối cùng trở về th́ c̣n lại 11.500 bị chết, đó là tất cả sự mất mát của người Pháp ở Điện Biên Phủ.

    Từ lúc cuộc chiến tranh bắt đầu đến lúc chiến tranh kết thúc cuối tháng 7 năm 1954, 10 tuần lễ sau khi Tạ Quốc Luật và trung úy Chu Bá Thê cắm lá cờ ngôi sao, đỏ chói trên nóc hầm De Castries-đă có tất cả 36.979 binh sĩ Pháp và quân nhân bị bắt làm tù binh Việt Minh. Chỉ có 10.754 (28%) được trả tự do khi chiến tranh kết thúc (61% trong số họ chết trong ba tháng đầu trong đó 49% bị bắt ở Điện Biên Phủ).

    Những kẻ đào ngũ bỏ trốn, ngụy quân Việt Nam hoặc Bắc Phi cũng không thoát: bị bắt làm tù binh cùng những binh sĩ c̣n ở lại căn cứ, phần lớn đă chết trong những tuần lễ tiếp theo v́ mệt mỏi, bệnh lỵ, thiếu ăn, sốt rét, tất cả đều cùng một cảnh. Nếu họ tiếp tục chiến đấu có ba ngh́n tay súng c̣n lại sẽ làm chậm lại cuộc tiến công của ông Giáp cho đến mùa mưa. Đó là một giả thiết quá ngây thơ. Mưa lẽ sẽ biến đường thành sông ng̣i ngăn cản việc tiếp tế làm cho quân Việt Minh bị bỏ đói phải bỏ trận địa và biến vào rừng để t́m kiếm thức ăn: số đông lính đào ngũ sẽ c̣n sống sót. Lịch sử có thể thay đổi.

    Chỉ có 5% lính Pháp ở Đông Dương có mặt Điện Biên Phủ, nhưng trong số tiểu đoàn chiến đấu ở Điện Biên Phủ th́ 8 tiểu đoàn là những đơn vị thiện chiến, tổn thất này là một thảm họa về lực lượng quân sự. So sánh với Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Giáp đă huy động 50% bộ đội chủ lực và sử dụng chủ yếu viện trợ của Trung Quốc mấy tháng trước đó. Tuy vậy, so với những mất mát lớn lao về uy tín và thất bại về tâm lư mà quân Pháp phải chịu đựng th́ chẳng thấm vào đâu.

    Quân Pháp mất 48 máy bay trên đường bay, 168 bị trúng đạn trên bầu trời ḷng chảo Điện Biên Phủ và 14 bị phá hoại trên sân bay. Máy bay đă thực hiện 20.800 chuyến bay yểm trợ cho binh sĩ chiến đấu trên mặt đất, đối với quân Pháp th́ quả là nhiều, nhưng có nghĩa ǵ so với lực lượng không quân Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc chiến tranh sắp tới ở Việt Nam.

    Ông Giáp đă tổn thất khoảng 7.900 chiến sĩ hy sinh, trong đó có 2.000 riêng của trận đánh của sư đoàn 308 tiến công đồi Độc Lập và 1.200 khi tiến công cụm cứ điểm Đông, tả ngạn sông Nậm Rốm khu vực sở chỉ huy của De Castries (Eliane) và hơn 1.000 trong những trận tiến công cuối cùng ngày 7 tháng 5. Ṇng súng nóng đỏ lên trong buổi chiều hôm đó. Phải tính thêm 12.000 thương binh. Tuy vậy về sau th́ chẳng c̣n tính toán thống kê hêt những chiến sĩ đă ngă xuống (biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam không phải là vấn đề tổ chức chặt chẽ như trong quân đội phương Tây. Tên họ, địa chỉ, gia đ́nh hoặc quan hệ xă hội được ít nhiều ghi chép lại. Thiếu giấy. Liên lạc từ xa thật hiếm, thường sử dụng cho những thông báo quan trọng hơn là thông tin mang trên lưng người. Những hộp đựng các loại phiếu cá nhân thường bị bỏ lại để mang vũ khí, đạn dược và thực phẩm. Thông thường, các gia đ́nh không được biết ngay về cái chết của người thân, mà phải hàng tháng, hàng năm th́ mới nhận được tin tức ấy. Công việc có thể rất tốn kém, nhưng kế hoạch quân sự phải trả tiền.



    Tù binh Pháp bị bắt tại Điện Biên Phủ năm 1954

    Sau khi viên đạn cuối cùng đă bắn đi, mọi việc kết thúc, tổn thất quân Pháp lên đến 92.797 binh sĩ bị chết trận và 176.369 bị thương tổng số có 269.166 thương vong. Hơn nữa, trong 8 năm chiến tranh 48.673 binh sĩ bị thương hoặc bệnh tật được đưa về Pháp (Sau đây là những con số thương vong do tạp chí Historia thiết lập năm 1972:

    - Quân Pháp, lê dương, châu Phi và Bắc Phi:
    +Chết trận: 11.860
    +Mất tích: 9.951
    +Bị thương: 45.246
    - Quân ngụy Việt Nam trong đạo quân viễn chinh:
    +Chết trận: 14.093
    +Mất tích: 12.830
    +Bị thương: 12.100
    - Quân các nước đồng minh (Lào, Campuchia):
    +Chết trận và mất tích: 17.600
    +Bị thương: 12.100
    Tổng hợp tất cả:
    +Chết trận và mất tích: 77.334 (trong đó có khoảng 15.000 Pháp)).

    Marcel Bigeard (ông thích người ta gọi ông là Bruno v́ cái tên chiến đấu này được người ta đặt cho trong một nhiệm vụ quân sự) trở thành tướng 4 sao năm 1975 rồi thứ trưởng Bộ Quốc pḥng dưới thời thủ tướng Valery Giscard d’Estaing. Khi nhắc đến Việt Nam ông đă nói rằng những nhà chính trị Pháp không biết họ đi đến đâu và đi như thế nào. Nhưng lịch sử không dừng lại ở đó.

    Chiến tranh chưa kết thúc ngày 7 tháng 5 năm 1954. Bộ đội và du kích của ông Giáp tiếp tục tấn công quân Pháp trên khắp chiến trường Việt Nam để gây sức ép (nên nhớ rằng ông Giáp không có đủ phương tiện thông tin để truyền đạt mệnh lệnh ngừng bắn đến tất cả quân khu và đơn vị ở trong rừng núi hoặc ở vùng châu thổ).

    Một điều chắc chắn là quân đội không ngừng gây áp lực. Trong mùa hè trên những cao nguyên miền Trung gần thị xă An Khê, bộ đội Việt Nam đă bao vây tiểu đoàn “Nam Hàn” thuộc binh đoàn cơ động 100. Binh đoàn này đă đánh tốt bên cạnh sư đoàn 2 quân Mỹ ở Nam Triều Tiên. Tiểu đoàn này nhiều lần bị chọc thủng trên tuyến dọc theo đường quốc lộ 19, bị quân Việt Nam xung phong tiêu diệt và cuối cùng những người sống sót cũng bị tiêu diệt trên đèo Chi Dreh. Kết quả tiểu đoàn chỉ c̣n 54 người khỏe mạnh.

    Trong khi toàn thế giới đang bị “sốc” về trận Điện Biên Phủ và hiểu rơ rằng thất bại trận này sẽ chấm dứt nhanh chóng sự đô hộ của người Pháp ở Đông Dương th́ các toán quân Pháp lại để một ít thời gian để tính toán về tầm quan trọng của t́nh thế. Về phần ḿnh, Cogny tập trung các đơn vị theo kế hoạch hành quân Damoclès tạo thành một ṿng vây chặt hơn xung quanh Hà Nội và Hải Pḥng, loại bỏ đường lối của De Lattre sử dụng bộ binh tốn kém. Tổ chức pḥng ngự này không gợi lại ṿng vây Maginot mà trở thành một kế hoạch quân sự kỳ quái: mấy năm sau, chỉ c̣n lại những khối bê tông ẩm ướt và những mẩu sắt rỉ lộn xộn dưới đám cỏ dại.

    Ở Sài G̣n, Navarre cố gắng giữ thể diện, song ông là người chưa bao giờ biết giữ thể diện. Rơ ràng mọi người hoặc hầu hết mọi người đều chê trách ông ta nhưng ông ta lại đổ lỗi cho Vơ Nguyên Giáp. Navarre đă kết luận, dựa trên những tin tức đáng tin cậy nhất, ông ta phải bố trí một lực lượng quan trọng trong ḷng chảo Điện Biên Phủ chặt đứt dây rốn, bóp nghẹt việc vận chuyển vũ khí và tuyên truyền, chặn đứng bộ đội của ông Giáp giúp Lào trở thành một mối đe dọa nguy hiểm, hy vọng ngăn trở Lào chuyển sang phía cộng sản. Các cô vấn của ông ta đă khẳng định quân Việt Minh không thể có cách nào để vận chuyển một số lượng pháo binh có ư nghĩa vào thung lũng và cả một khối lượng đạn dược cần phải sử dụng nữa. Những đội quân thiện chiến của Navarre không chạy theo một sự mạo hiểm nhỏ nào. Cũng theo ư kiến các cố vấn ấy sự có mặt của những đội quân ấy là một đ̣n chí tử trong khu vực, trong khi Navarre có thể kéo Việt Minh vào những trận đánh ở miền Nam, gây cho Việt Minh những tổn thất lớn để rồi tiến ra miền Bắc nghiền nát những lực lượng mạnh nhất của ông Giáp. Navarre đă viết: “Tôi đă nhận được những tin tức t́nh báo. Khi tôi chiếm Điện Biên Phủ, tôi đă được chiến đấu với hai sư đoàn, rồi người ta đánh với bốn sư đoàn không phải trước ngày 20 tháng 12 năm 1953. Và nếu chúng tôi rút khỏi, chúng tôi cũng bị thua…”. Thực tế người Pháp đă bị thua. Navarre không thể thắng trong t́nh huống này hoặc t́nh huống khác. Cả khi rút quân, th́ lực lượng của ông Giáp đă quyết tâm chiến đấu ngay từ đầu: búa đă sẵn sàng giáng xuống.

    Cho đến lúc ấy, quyết định của Navarre h́nh như đă giải đáp một logic hoàn hảo, dự trên những sự kiện cụ thể. Song ông không tính đến nhiệt t́nh và quyết tâm cũng như sức lực của người Việt Nam. Ông cũng quên luôn cả đường lối lănh đạo sáng suốt. Hồ Chí Minh với khả năng phân tích lớn lao đă đưa ra một kế hoạch và đồng ư để quân đội hành động (với sự ủng hộ từ xa của ông). Quân ủy Trung ương và Hội đồng quân sự đă thảo luận kế hoạch ấy đưa ra những nghị quyết, in ấn những nghị quyết ấy để phổ biến trong toàn quân. Quân đội được tuyển mộ trong toàn quốc và người dân tộc thiểu số ở miền Bắc đă làm việc quá yêu cầu đối với họ. Nhưng người đă tổ chức ra màn kịch này với ư chí cương quyết và tự tin, với phương pháp vững vàng không lay chuyển, với tinh thần b́nh tĩnh và mạnh mẽ là Vơ Nguyên Giáp: ông đă qua nhiều đêm không ngủ, đi lại ngang dọc, t́m ṭi mọi cách để chi phối t́nh thế mà không cảm thấy cần ngủ. Khi ông Giáp thấy De Castries và những tù binh khác lũ lượt đi qua trước mặt ông sau khi phải rời bỏ tập đoàn cứ điểm không thể đánh chiếm được của họ, ông hiểu rằng thời đại thuộc Pháp ở Đông Dương đă chấm dứt.

    Ngay sau ngày sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ngày 8 tháng 5, hội nghị Genève khai mạc để t́m một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm này: phải đi đến một thỏa hiệp của cả hai phía có tính đến những t́nh tiết nhạy cảm của đôi bên. Hội nghị có đủ đại biểu của Liên Xô, Liên hiệp hoàng gia, nước Pháp, chính thể Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ, Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa, và chính phủ do Pháp dựng nên ở Sài G̣n (Bảo Đại làm vua từ 1925, bị quân Nhật đảo chính năm 1945 nhưng quân Pháp yêu cầu ông trở lại tái lập sự nghiệp năm 1949. Ông ở lại làm vua bù nh́n cho đến năm 1955, người Pháp tiếp tục điều hành công việc với một số người Việt Nam. Do đó Bảo Đai và “chính phủ” của ông ta đại biểu cho miền Nam ở Genève.

    Người Pháp không c̣n lợi thế nào để trên bàn và cũng chẳng có chủ bài trong tay áo: tinh thần họ tan nát, đạo đức họ suy sụp, kinh tế họ điêu tàn và bực ḿnh sâu sắc. Trong khi miền Bắc, nhờ có quân đội của ông Giáp, toàn bộ quyền lực đang trong tay Cụ Hồ Chí Minh. Năm 1949, người Pháp dùng Sài G̣n làm thủ đô của Việt Nam và loại bỏ những quan chức hành chính ở Trung Kỳ và Nam Kỳ. Miền Bắc đă mất: nhưng không ai biết dừng lại chính xác ở đâu. Quân Pháp đang nắm giữ tạm thời quyền lực ở phía Nam, song ngày ra đi h́nh như đă định đoạt v́ họ chẳng c̣n ư chí và phương tiện để ở lại. Hơn nữa, thủ tướng mới của chính phủ Pháp, Pierre Mendès-France đă công khai đánh cuộc rằng cuộc việc sẽ được giải quyết trong 3 tuần lễ. Đối phương đă hiểu được nước Pháp sẵn sàng có những nhượng bộ lớn.

    Ở Genève, người ta thảo luận nhiều về giới tuyến phân chia hai miền. Muốn chiếm thêm nhiều lănh thổ, Nam Kỳ yêu cầu lấy vĩ tuyến 18. Cũng như vậy, miền Bắc muốn vĩ tuyến 16. Cuối cùng Molotov quyết định giới quyến ở vĩ tuyến 17. Điều đó quyết định cuộc sống của nhân dân và lịch sử Việt Nam.

    Sau khi biểu quyết dứt khoát về hiện trạng quân sự, và chỉ biểu quyết giơ tay về những vấn đề chính trị, thỏa thuận Genève yêu cầu những điểm sau:

    - Giới tuyến phân chia ở vĩ tuyến 17.
    - Khu vực phi quân sự bên này, bên kia là 8 km.
    - Quân Pháp rút khỏi Việt Nam.
    -T rao đổi người bị bắt trong 300 ngày giữa miền Bắc và miền Nam.
    -T ổng tuyển cử tự do ở miền Bắc và miền Nam vào năm 1956.
    - Độc Lập cho Lào và Campuchia.

    Nhờ có thắng lợi của ông Giáp, những người cộng sản trở thành chủ nhân và người ta có thể nghĩ rằng họ sẽ đóng vai tṛ điều chỉnh lớn: họ có thể yêu cầu bồi thường, từ chối tổng tuyển cử chia cắt đất nước, và đ̣i hỏi giải phóng toàn bộ Đông Dương. Song bao giờ cũng vậy, họ không vội vàng. Theo tính toán của Eisenhower dĩ nhiên cũng đồng ư với ư kiến này. Phải tiến từng bước, củng cố vững chắc thế và lực của miền Bắc, trước khi giải quyết những vấn đề của miền Nam.

    Hoa Kỳ không c̣n sự lựa chọn nào, từ chối kư hiệp định Genève-một năm sau, Hoa Kỳ lại tuyên bố mọi sự vi phạm hiệp định đề “đe dọa nghiêm trọng ḥa b́nh thế giới”. Vài tháng sau, ngày 8 tháng 9 năm 1955, tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (IOTASE) ra đời. Qua tổ chức này, người Mỹ nhận trách nhiệm bảo đảm an ninh cho miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia.

    Người Pháp đang lâm vào một cuộc chiến tranh chống thuộc địa khác ở Algérie, càng ngày càng bị phụ thuộc vào viện trợ Mỹ. Ngày 1 tháng Giêng năm 1955, chịu áp lực của Washington, họ phải hủy bỏ chế độ đặt Đông Dương vào khối Liên hiệp Pháp. Chính quyền miền Nam trông thấy gió đổi chiều, sợ người Pháp buông tha họ và không để cho họ xử lư với miền Bắc cộng sản, quyết định không chờ tổng tuyển cử lập pháp, định chơi tṛ được ăn cả, ngă về không bằng một cuộc trưng cầu dân ư: nhân dân phải phát biểu đồng ư hay không thống nhất tổ quốc. Như người ta vẫn chờ đợi, chịu ảnh hưởng của những người công giáo đối với chính quyền và sự đói nghèo sẽ kéo theo việc mất toàn bộ quyền lực vào tay cộng sản miền Bắc-miền Bắc luôn luôn ở trong t́nh trạng không thuận lợi về thời tiết và khí hậu và nguồn lợi tự nhiên-đa số người Việt Nam ở miền Nam đồng ư giữ nguyên t́nh trạng chia cắt vào tháng 10 năm 1954. Do đó tồn tại một nước Cộng ḥa do Ngô Đ́nh Diệm đứng đầu.

    Diệm là một người công giáo cuồng nhiệt mà ḷng tự tin, tính thản nhiên và sự quyến rũ kín đáo đă gây ấn tượng mạnh trong giới chính khách cao cấp Mỹ trong chuyến thăm Washington một năm trước đây. V́ lẽ đó, thượng nghị sĩ Lyndon B.Johnson rất khôn ngoan, và khong tiếc lời khen ngợi, cho rằng Diệm “là Churchill của thế kỷ, người tiên phong trong các nhà lănh đạo bảo vệ tự do”. Bao nhiêu nước chảy qua dưới cầu trước khi người ta nh́n được một điểm nào ở con người thiển cận, mê đạo và lao vào những hành động dại dột này mà không gặp một sự phản đối nào. V́ vậy, sau khi trúng cử tổng thống, ông ta tuyên bố không bị ràng buộc bởi những quyết định của hiệp nghị Genève. V́ chính phủ của ông ta không có mặt ở đó. Cái thiện hướng hành động bốc đồng hoàn toàn tự do đó đă khuyến khích Hoa Kỳ đi vào con đường can thiệp. Trong khi đó, v́ một sự đảo lộn hoàn toàn về chính trị hy vọng tránh khỏi những cuộc chiến tranh khác, nước Pháp đặt quan hệ với miền Bắc, các cố vấn Mỹ bắt đầu vào miền Nam để huấn luyện và phát triển một lực lượng bản xứ để nhanh chóng trở thành quân đội Cộng ḥa Việt Nam (ARV).

    Tuyên bố cuối cùng của hiệp định Genève đă khẳng định rơ ràng, không thể coi giới tuyến 17 là biên giới chia cắt lâu dài giữa hai quốc gia Việt Nam: nó chỉ là giới tuyến tạm thời giữa hai “miền quân sự” phải được xóa bỏ sau tổng tuyển cử. Nhưng một số lớn người không muốn hiểu như vậy và một cuộc di cư khổng lồ của người miền Bắc vào miền Nam được bắt đầu tổ chức, phần lớn là người công giáo. Một lần nữa không có ai thống kê, và con số người di cứ nêu trên không chính xác: một số ước tính 500.000 người, c̣n số khác nói phải hơn một triệu.

    Trước khi phân chia, có ít hơn một triệu người công giáo ở miền Bắc. Một nửa triệu khác kéo đến miền Trung những miền đất hẹp có thể trông thấy biển, để bắt đầu một cuộc sống mới và chạy trốn một chế độ thiếu dân chủ và vô thần. Diệm dành cho họ những điều kiện đặc biệt về đất đai và trợ cấp: những vùng hoàn toàn công giáo lọt vào giữa các vùng khác. Ông Diệm cũng dành cho họ những chức vị tuyệt vời trong chính quyền, trong khi chinh sách gia đ́nh trị, một chính sách rất quan trọng ở Việt Nam, cho phép ông ta tăng thêm quyền lực. Điều đó làm tăng gay gắt t́nh trạng căng thẳng trong giới Phật giáo đang bị tổn thương nghiêm trọng và tăng thêm nhiều lư do bất b́nh làm rung chuyển cái đất nước mới mẻ trong thế kỷ tới.

    Có khoảng hai trăm ngh́n quân ngụy Việt Nam đă chiến đấu cho người Pháp cũng chuyển vào miền Nam cùng với gia đ́nh họ. Cùng đi vào Nam, có 5 hoặc 6 ngh́n bộ đội và cán bộ du kích, cả những đảng viên cộng sản lẫn lộn trong nhân dân để theo dơi từ cơ sở. Hàng chục ngh́n người từ Nam ra Bắc, đó là dịp tốt để những người Việt Minh quê ở miền Bắc được trở về nhà và những người quê hương ở miền Nam đă chiến đấu cho ông Giáp t́m chỗ nương tựa ở miền Bắc. Họ cũng để lại hàng chục ngh́n cán bộ, nhiều hơn số cán bộ đi ra Bắc, ở lại miền Nam: ông Giáp đă h́nh dung được những chiến sĩ tin tưởng này là chỗ “cứng” của chính quyền; v́ lịch sử không dừng lại ở đó, mà đă bắt đầu một trang khác: họ sẽ là ṇng cốt của một đội quân hoạt động trong phong trào sắp tới (có khoảng từ 10 đến 100 ngh́n người dân tộc miền núi cũng di chuyển vào Nam, không ai biết con số chính xác là bao nhiêu mà cũng chẳng ai quan tâm đến họ).

    Ở miền Nam, không hề có đổi mới chính trị và xă hội làm cơ sở cho việc ủng hộ nhân dân đối với Diệm. Do vậy thời gian qua đi, nhiều người xa lánh Diệm, làm tăng thêm lực lượng chống đối: nghĩa là những cán bộ cộng sản ở lại đă động viên nhân dân nổi dậy khắp nơi-trong các thành phố, làng mạc, xóm thôn. Những cải cách có thể thu hút tầng lớp trí thức cũng không được thực hiện, khiến cho trí thức trở thành một yếu tố quan trọng gây nên sự mất ḷng tin trong toàn thể nhân dân bằng ảnh hưởng của họ chứ không phải bằng sức vóc của họ. Trong lúc này, ở miền Bắc quyền lực ở trong tay 5 nhân vật có trách nhiệm cao nhất, đă không thay đổi trong một phần tư thế kỷ, giữ vững sự kế tục và bền vững của chính quyền, c̣n miền Nam liên tiếp thay đổi lănh đạo kèm theo những lời hứa không bao giờ được tôn trọng.

    Một năm sau khi Diệm đă chối tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956 như quy định của hiệp định Genève, chính sách của ông Diệm không đạt được mảy may tiến bộ xă hội và kinh tế là thời cơ thuận lợi cho những cán bộ của Cụ Hồ Chí Minh phát động phong trào nổi dậy rộng khắp. Số cán bộ này chỉ đại diện cho 2% dân số, thực tế có khoảng 350.000 đàn ông và đàn bà đă thường xuyên chiếm những vị trí then chốt trong khắp đất nước: thầy giáo, hội viên hội nông dân và cả công chức cao cấp. Sau năm 1960, cuộc khởi nghĩa được Hà Nội ủng hộ và lănh đạo càng tăng thêm lực lượng và ảnh hưởng cho đến khi trở thành một cuộc nội chiến-chống lại cuộc nổi dậy, Hoa Kỳ chuệnh choạng xoay xở bao nhiêu mưu mô tính toán vô vọng để đạt đến một mục đích mơ hồ không thể nào giải thích quanh co được.

    Ở Hà Nội cho đến cuối những năm năm mươi, Vơ Nguyên Giáp không chịu bó tay. Ông tăng thêm quân số, hiện đại hóa quân đội, trang bị vũ khí Liên Xô và Trung Quốc thế hệ thứ hai và thứ ba cho quân đội; loại vũ khí này đă quá thời hạn đối với đất nước họ nhưng đă cải thiện trang bị đáng kể so với các loại vũ khí trước đây của quân đội. Ông thành lập những sư đoàn mới, những trung đoàn mới, những trung tâm huấn luyện mới. Ông thành lập ở Vinh ngay gần giới tuyến chia cắt một trại huấn luyện đặc công, học viên học tập cách sử dụng thuốc nổ và đánh ḿn, thành thạo bắt cóc, ám sát, phá hoại; giỏi ngụy trang, đóng giả, thám thính và chiến đấu tay không.

    Ngày 7 tháng 5 năm 1955, lực lượng hải quân Việt Nam đầu tiên ra đời. Ban đầu lực lượng này trực thuộc bộ đội mặt đất, đến ngày 12 tháng 10 năm 1959 trở thành một thực thể riêng biệt lấy tên là lực lượng bảo vệ bờ biển. Sau đó ngày 1 tháng 5 năm 1959, không quân nhân dân ra đời, ban đầu chỉ là một phi đoàn vận tải hàng không quân sự để 6 năm sau trở thành một lực lượng không quân thực thụ. Ngày 3 tháng 4 năm 1965, các phi công Việt Nam lần đầu tiên đánh máy bay Mỹ.

    Về phương diện cá nhân, sau 8 năm vắng mặt, ông Giáp cùng vợ, cưới năm 1946, trở về ở trong một ngôi nhà cạnh trụ sở cũ của người đại diện cao nhất của Pháp ở miền Bắc. Đó là ngôi nhà màu vàng mà người dân Hà Nội thường gọi là “Lồng Vàng”. Vợ ông là giáo sư sử học và sinh vật học, vốn là con gái một ủy viên xă hội miền Nam (năm 1990 bà vẫn làm việc ở Hà Nội trong hội đồng nhân dân văn xă).

    Những nhà lân cận ṭa công sứ Pháp đă trở thành một vùng được bảo vệ là những nơi ở của các vị ủy viên quan trọng của Chính phủ, đó vốn là những biệt thự của các viên chức cao cấp người Pháp. Ông Giáp ở đó, nuôi một gia đ́nh 4 con, 2 trai và 2 gái. Thỉnh thoảng ông chơi đàn dương cầm, chỉ thỉnh thoảng thôi v́ ông làm việc hết giờ này đến giờ khác ở văn pḥng, trong các công sở hoặc doanh trại quân đội, và ông đọc rất nhiều-những sách về quân sự Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Mỹ và cả những tác phẩm khác; ông thích đọc tác giả Pháp, ông cũng ưa chuộng Goeth, Shakespeare và Tolstoi. Nhưng ông ca ngợi nhất những tác phẩm của thi sĩ Việt Nam cổ điển và hiện đại.

    Cuối những năm năm mươi ông Giáp nhận nhiều trách nhiệm. Ông là Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân, Phó Thủ tướng và Phó Chủ tịch Hội đồng quốc pḥng, nơi ông có nhiệm vụ quan trọng trong quá tŕnh quyết định tập thể.

    Tất nhiên vấn đề quan trọng nhất là tham gia vào công việc của quân đội nhân dân và Việt Cộng vào cuộc chiến tranh chống miền Nam Việt Nam được Mỹ ủng hộ. Trong bối cảnh ấy những vấn đề lớn về hành động quân sự du kích chiến và chiến tranh thông thường thành lập và sử dụng đường ṃn Hồ Chí Minh, tổ chức pḥng ngự chống không lực Hoa Kỳ ở miền Bắc. Mọi điểm sẽ đề cập đến trong những chương tới.

    Song nhiều nhất là ông Giáp nổi tiếng với cái tên “Núi Lửa” là một con người làm chủ bản thân, băng giá, ẩn dấu một nghị lực như sóng địa chấn. Cái biệt danh ấy là do người Pháp đặt cho ông nhân dịp ông gặp Leclerc. Nhiều cán bộ chiến sĩ của ông đă đặt tên riêng cho ông ta, những giả thiết đầu tiên là khả dĩ hơn.

    Cách nhà ở của ông vài trăm mét, rất gần nhà ông, trường Albert Sarraut, trường học cũ của ông đă được đổi mới và đặt một máy phát điện cho ông. Đó là địa điểm đại sứ quán Liên Xô.

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 13: Cuộc chiến tranh của Washington


    Tôi đoán trước các ngài sẽ dần dần ngày một ngày hai bị ch́m ngập trong một vũng bùn không đáy về quân sự và chính trị
    Tổng thống Charles de Gaulle gửi tổng thống Kennedy, 1962


    Lư do chính mà Hoa Kỳ can thiệp vào nền độc lập của miền Nam Việt Nam là khoản cho vay theo thỏa thuận của “lư thuyết domino”. Ở một cuộc họp báo ngày 1 tháng 4 năm 1954, tổng thống Hoa Kỳ đă so sánh t́nh thế chính trị ở Đông Nam châu Á như một hàng domino. Nếu một trong những domino ở cuối hàng bị thất sủng, nó sẽ kéo theo tất cả các domino khác sẽ đổ theo: nếu chủ nghĩa cộng sản thắng lợi ở miền Nam Việt Nam, nó sẽ tràn về phía Nam và phía Tây, thắng Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Malaisia, Indonesia, Philippin, toàn bộ bờ biển phía Đông của Thái B́nh Dương sẽ bị cộng sản kiểm soát kể cả ba eo biển là lối vào Ấn Độ Dương và vùng Trung Đông-Lợi ích trọng yếu của Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa kể cả ḥa b́nh thế giới.

    Tiếc rằng khái niệm này làm người ta nhớ lại tṛ chơi trẻ con đă có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàng triệu người đàn ông cũng như đàn bà thông cảm dễ dàng chấp nhận một cách mù quáng. Đúng là lấy làm tiếc v́ khái niệm này không tính đến những khác nhau về chủng tộc và văn hóa, về điều kiện địa h́nh, tôn giáo và kinh tế giữa các quốc gia khác nhau khi ở các quốc gia này dân cư thuần nhất và dễ bảo, không có khát vọng khác hoặc những chuyện đáng phàn nàn trong lịch sử. Càng đáng tiếc hơn khi khái niệm ấy đă cảm hóa nguời trở thành tổng thống Hoa Kỳ John F.Kennedy (sự thật, trước tháng 4 năm 1954, lư thuyết ấy đă được tŕnh bày trong cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia ở Washington không phải chính của Einsenhower). Những rung động hăo huyền và ngây thơ ấy đă phải chịu một trách nhiệm nặng nề trong những năm tiếp theo.



    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Vơ Nguyên Giáp tiếp ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 20-5-1957

    Năm năm sau, năm 1959, tổng thống Einsenhower tuyên bố công khai rằng Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ nền độc lập của miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm, 750 cố vấn quân sự Mỹ có mặt ở miền Nam, trong khi quân đội miền Nam đă có 243.000 người.

    Tháng 11 năm 1960, Kennedy trở thành tổng thống. Trong bài diễn văn nhậm chức, tổng thống đă có một tuyên bố nổi tiếng, rằng nhân dân Mỹ đă sẵn sàng chịu bất cứ gánh nặng nào, trả bất cứ giá nào để bảo vệ tự do. Tháng 5 năm 1961, sử dụng những công thức hấp dẫn, ông tuyên bố trước quốc hội Mỹ rằng họ đang sống trong một thời kỳ lạ lùng và phải vượt qua những thách thức khác thường: “Hôm nay, chiến trường để bảo vệ và truyền bá tự do đang bao trùm toàn bộ miền Nam địa cầu, đất đai của các dân tộc đang nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa của họ lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Họ muốn chấm dứt bất công, chuyên chế và bóc lột. Hơn cả kết thúc, họ khao khát bắt đầu! Chúng ta ủng hộ cuộc cách mạng của họ, bất chấp cả chiến tranh lạnh”.

    Thật dễ hiểu khi Kennedy phát triển khái niệm rằng cả bán cầu Nam bỗng nhiên nổi dậy chống bất công, nhưng đồng thời với lư thuyết domino dựa trên những lư lẽ không công bằng. Ai là những kẻ chuyên chế bạo ngược, bóc lột, là tác giả của những chuyện không công bằng ấy? Những kẻ mà Kennedy cho là phải chịu trách nhiệm về những cuộc khởi nghĩa nổ ra ở châu Á, châu Phi và một số vùng ở châu Mỹ latinh chỉ có thể là người Pháp, người Anh và người Hà Lan-những tên đế quốc ở thời tàn. Song rơ ràng họ không tương ứng với những mô tả ấy: những vương quốc ngắn ngủi của họ đă một thời xây dựng nền giáo dục và phát triển khiến cho các dân tộc “hoang dă” được nhiều hơn là mất. Không nên quên rằng các nước châu Âu này đă là đồng minh trung thành của Hoa Kỳ trong chiến tranh lạnh. Đối với chính sách ngoại giao Mỹ, người ta không dùng khái niệm trên đối với bạn bề, lư luận lừa dối ấy gây nên không ít lẫn lộn và cả ác ư trong những năm sắp tới-như năm 1956 “sự kiện kênh Suez” lúc bấy giờ. Lại thêm chuyện nhiều người Mỹ cho rằng miền Nam Việt Nam là một trong những quốc gia cần giúp đỡ để giải phóng những bất công cũ, do đó vấn đề lúc bấy giờ mang một tính chất hoàn toàn khác.

    Trong dịp ấy Kennedy đă tuyên bố thêm: “Các đối thủ của tự do không phải là khởi thủy của cuộc nổi dậy… mà họ xúi giục nổi dậy. Phần lớn thời gian, tấn công của họ không rơ ràng. Họ không bắn tên lửa, và quân đội của họ ít khi xuất hiện. Họ gửi súng đạn, kẻ gây rối, kỹ thuật viên và làm công tác tuyên truyền trong tất cả các vùng lộn xộn. Khi cần đến những hành động bạo lực, th́ những hành động thường tiến hành ban đêm của những kẻ khủng bố, những kẻ gây rối, những kẻ phá hoại, những người khởi nghĩa”.

    Năm 1961 Chính phủ Liên Xô tuyên bố rằng đất nước họ ủng hộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Như vậy có nghĩa là họ đánh phương Tây tư bản chủ nghĩa một cách gián tiếp bằng những lực lượng trung gian. Sau đó người Xô Viết đă cố gắng khai thác các cuộc bạo động gây ra do gió đổi chiều trên khắp nam bán cầu. Tuy nhiên khối thống nhất của hệ thống cộng sản chủ nghĩ do Mátxcơva kiểm soát đă tan vỡ khi Tiệp Khắc, rồi Albanie và tiếp sau là Trung Quốc tách ra. Liên Xô không c̣n độc quyền thế giới về chủ nghĩa cộng sản và không quên rằng chủ nghĩa dân tộc mới là guồng máy khởi động phong trào chống chủ nghĩa đế quốc vào những năm bốn mươi và năm mươi.

    Phải chăng luôn luôn bị các cố vấn thuyết phục rằng sự lan tràn chủ nghĩa cộng sản là có thật, tổng thống Kennedy ngày càng đưa nhiều quân sang Sài G̣n. Đến mùa xuân năm 1962 gần 4.000, cuối năm ấy đă lên đến 11.300. Rồi tháng 10 năm 1963, tổng thống Mỹ cho phép sư đoàn không vận số 7 hoạt động ở miền Nam Việt Nam, đây là một đơn vị của lực lượng không quân thứ 17 mà người chỉ huy có trách nhiệm về mọi kế hoạch tác chiến ở Đông Nam Á. Kennedy đă tăng cường mạnh mẽ những canh bạc được thua.

    Được Hoa Kỳ viện trợ, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă phải thịnh vương lên. Nhưng điều đó không thực hiện được v́ đó là một chế độ không dân chủ, lănh đạo kém, tổ chức kém và quá ưu ái đối với thiểu số công giáo. Những cải cách cấp thiết chỉ nằm trên giấy tờ, không có ǵ để lấp lỗ hổng do quân Pháp ra đi để lại. Trong khi ông Diệm độc thân sống như một thầy tu trong dinh thự Sài G̣n của ông, th́ chú em Nhu rất thích cùng bà vợ đẹp nhưng ngạo nghễ lợi dụng triệt để t́nh thế để lượn khắp các phố Sài G̣n với vẻ long trọng như một đôi vợ chồng nhà vua. C̣n Việt Cộng (quân miền Nam Việt Nam, quân Mỹ và quân đồng minh thường gọi: Vi Ci) ra sức vận động quần chúng vùng nông thôn để tiễu trừ những lực lượng chống đối cộng sản, cảnh sát mật của Nhu cần lao t́m cách quét sạch các đối thủ của chế độ Diệm ra khỏi các làng mạc; theo tin Mỹ, khoảng 75.000 người bị giết và 50.000 người bị giam. Dân làng một mặt bị Việt Cộng tuyên truyền vận động, mặt khác bị chính quyền của họ uy hiếp chẳng biết nên theo bên nào và đành cúi đầu chịu đựng. Lo sợ biến động nhiều hơn nhiền thấy tiến bộ. Diệm lặp lại những sai lầm của quân Pháp: đàn áp (chống những người Phật giáo và giáo phái Cao Đài), từ chối nói chuyện tay đôi, thiếu biện pháp chống nghèo đói như dịch bệnh ở địa phương. Kết quả của chính sách ấy chẳng phải đợi lâu.

    Sáng kiến chính của Ngô Đ́nh Diệm là chống lại hành động và ảnh hưởng của Việt Cộng bằng chương tŕnh “ấp chiến lược”, nói cách khác đưa dân làng vào trong những hàng rào bảo vệ, để họ khỏi bị hăm dọa theo lư thuyết. Phương án này rập khuôn những cách người Anh đă làm ở Malaysia trong cuộc khủng hoảng những năm bốn mươi và đầu những năm mươi: dân chúng được gom vào những vùng có giới hạn, họ sống an toàn ở trong đó trong khi chờ đợi tiêu diệt bọn khủng bố; ai vượt ra khỏi vùng ấy th́ coi như kẻ địch có thể bị lực lượng an ninh tiêu diệt mà không cần xét xử. Khốn nỗi, t́nh thế Việt Nam không phải hợp với giải pháp tương tự. Thứ nhất ở Malaysia, những người nổi dậy là người Trung Quốc rất dễ nhận dạng so với người Malaysia có màu da sẫm hơn. Thứ hai, người Malaysia là người hồi giáo không tôn thờ mồ mả cha ông như phong tục người Việt Nam; họ dễ dàng chấp nhận bỏ làng mà không hề v́ lư do tín ngưỡng mà chống lại, trong khi người Việt Nam có t́nh cảm gắn bó với tổ tiên, bỏ làng ra đi là phạm đến tinh thần của tổ tiên.

    Muốn cách ly có hiệu quả hai ngh́n năm trăm làng ở miền Nam và bảo vệ họ chống tác động vào kế hoạch khởi nghĩa của 45 nhóm Việt Cộng đă biết, phải dùng đến hàng triệu lính. Không thể được, cách giải quyết là gom dân vào trong những hàng rào kiên cố (từ “ấp” đă lựa chọn sai. Các hàng rào có hệ thống dây thép gai bao quanh một khu vực khoảng 60 km có thể gom được hàng chục ngh́n người).

    Chương tŕnh ấp chiến lược được đưa ra ngày 3 tháng 2 năm 1962. Tên ấp chiến lược được đổi thành “ấp sống mới”, rồi “Chương tŕnh phát triển cách mạng”. Ở Sài G̣n, một người tên là ông Rebert Thompson, chuyên gia chống nổi dậy Malaysia-lúc bấy giờ là cảnh sát trưởng-và thành viên của BAM, một nhà lăo luyện trong công tác ấp chiến lược, giúp CIA đưa chương tŕnh vào thực hiện.

    Miền Nam được chia ra nhiều “Khu thịnh vượng”: Những khu vàng do chính quyền miền Nam kiểm soát (khoảng 32% dân số); những khu đỏ do Việt Cộng kiểm soát (43%) và những vùng xung xuanh không có chính quyền mà cũng chẳng có Việt Cộng. Mục tiêu thiết lập các cấp-của những vùng vàng-cả vào trong những vùng đỏ và dần dần giành lấy quyền kiểm soát của khu này. Chương tŕnh phải mờ rộng trong một thời gian 18 tháng.

    Đầu tiên, phải thiết lập một khu được bảo vệ, tập trung đầy đủ nhiều điều kiện cho cuộc sống. Thiết lập xong, phải tiễu trừ được những người cộng sản (vấn đề: ai là cộng sản, ai không phải) sau đó các biệt đội lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ được thành lập trong các ấp phải giúp đỡ một hội đồng được bầu ra kiểm soát dân chúng và tổ chức những đội tự vệ. Nhưng thường thường những dân quân tự vệ này để cho Việt Cộng vào ấp ban đêm và đi ra khỏi ấp vào buổi sáng sớm-cũng không phải không có khả năng một số thành viên của dân quân tự vệ lại thuộc về Việt Cộng. Đúng là một cơn ác mộng ngột ngạt đang diễn ra hầu hết các vùng lănh thổ của miền Nam Việt Nam.

    Mặc dù hàng triệu đôla và những cố gắng khổng lồ giành cho các ấp chiến lược, nhưng dự án đă bị giết chết ngay từ lúc bắt đầu. Nhiều dân làng bị dồn vào những nơi thiếu tiện nghi tối thiểu v́ tiền bạc đă vào trong túi các nhà thầu không chút ngại ngùng. Ngay cả khi họ không phải nguồn gốc cảm t́nh cộng sản, một thái độ đối xử như vậy chắc chắn không cải thiện được dư luận đối với chế độ Diệm. Dân làng phải có giấy căn cước, nhưng họ sẵn sàng đổ ra nhiều vại bia để đổi lấy giấy đó. Họ phải làm việc vất vả trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, họ bị những người không quen biết đối xử thô bạo, tất cả những điều đó không ngăn cản họ bận rộn v́ những dịch vụ bí mật hoặc v́ Việt Cộng vốn đă xem các ấp chiến lược là mục tiêu lựa chọn. Năm 1962, hơn 2.000 ấp bị tấn công nhiều hơn một lần (có một ấp bị tấn công 36 lần!). Ở một tỉnh, trong tổng số 117 ấp th́ có 110 ấp bị tấn công. Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Cộng đă phá hủy hơn 500 ấp chiến lược.

    Về phương diện chính quyền th́ cái được của chương tŕnh ấp chiến lược là gom dân làng lại để chặt chân mạng lưới gián điệp, đưa tin và trộm cắp mà Việt Cộng kiên nhẫn cài vào theo thời gian. Trong các thành phố điều kiện cuộc sống c̣n tương đối dễ chịu, nhưng ở nông thôn, những đảo lộn ấy chỉ làm trầm trọng thêm t́nh trạng đói nghèo và oán hận. Phản ứng lại đồng thời để tăng cường thêm quyền lực, Diệm quyết định loại bỏ hết tổ chức truyền thống của các hội đồng làng xă và đưa vào những đại biểu là người của Diệm vào thay thế họ. Một hệ thống hành chính hoàn toàn hiệu quả từ đời này sang đời khác đă bị loại bỏ trong phút chốc. Tất nhiên Việt Cộng sẽ sẵn sàng lấp lỗ hổng ấy.

    Từ mùa hè năm 1963, miền Nam Việt Nam xảy ra nhiều vụ lộn xộn và nhiều nhóm khởi nghĩa bắt nguồn từ chế độ bất công của Diệm. CUối cùng, ung nhọt cũng vỡ tung, ngày 1 tháng 11 Ngô Đ́nh Diệm và em bị giết do một âm mưu đảo chính quân sự do Mỹ tổ chức hy vọng thay thế Diệm bằng một người lănh đạo có khả năng hơn nhưng không hiểu biết nhiều về nhân cách của ông ta (cần biết chắc rằng CIA và các nhà chứ trách chính trị Mỹ đă bí mật ủng hộ những người lănh đạo chính đă tính đến việc Diệm nhất định sẽ bị đánh đổ và không từ một phương pháp nào để giúp họ giết chết Diệm, một cái chết làm đau ḷng tổng thống Kennedy). Nhưng ông Diệm chết không cải thiện được t́nh thế: trong 12 năm, lần lượt những nhà lănh đạo quân sự và dân sự bất tài và hiếu chiến lănh đạo miền Nam Việt Nam, nhiều lần đảo chính kế tiếp nhau thường do quân đội tổ chức, đánh đổ các chính phủ ngắn ngủi của Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Xuân Oanh, Trần Văn Hương, Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát, Lâm Phan Phát, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu.

    Năm 1964, người kế tiếp ông Diệm quyết định rằng chương tŕnh ấp chiến lược không thể thực hiện được. Tiền của Mỹ đă tiêu pha hoang phí (về dự án này và những dự án khác như sau: sau chiến tranh, người ta thừa nhận rằng 60% tiền viện trợ Mỹ cho miền Nam Việt Nam không được sử dụng vào mục đích ban đầu hoặc vào túi bọn trung gian).

    Ngày 23 tháng 11 năm 1963, chỉ 3 tuần lễ sau khi ông Diệm chết th́ tổng thống Kennedy bị giết chết.

    Nhưng chính sách của Mỹ đối với Nam Việt Nam vẫn không thay đổi. Phó tổng thống Lyndon Baines Johnson kế tục Kennedy, không kém ǵ người tiền nhiệm vẫn xác định phải ngăn chặn lan tràn chủ nghĩa cộng sản, v́ cũng như bao nhiều người Mỹ khác, ông ta có một nỗi lo sợ vừa thực tế vừa phi lư. Cho đến lúc này, chính phủ vẫn kiên nhẫn và hy vọng t́nh thế sẽ được cải thiện. Bây giờ Johnson cầm lái chắc sẽ có thay đổi. Theo bài viết tiểu sử Doris Kearns, ông là con người “hung hăng và dung tục, xuất sắc và nhạy cảm, độ lượng và ư tưởng nhưng bè phái hay trả thù, toàn bộ tính cách ấy cùng một lúc”. Theo bà, ông ta cho rằng người Việt Nam cũng như một loại người hóa kiếp của người Đức trong hai cuộc chiến tranh thế giới; họ đă thất bại trước sức mạnh của Mỹ, “bây giờ, ông sẽ tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba”. Ông muốn lănh đạo đất nước một cách tích cực và hiệu quả, ông muốn để lại dấu ấn trong các sự kiện; ông muốn chặn đứng sự đe dọa của cộng sản đang không ngừng phát triển ở bên kia đại dương. Dù sao ban đầu, đa số nhiều dân Mỹ theo dơi ông.

    Cuối năm 1963 Việt Cộng đă tập trung các tiểu đoàn thành trung đoàn và bắt đầu thành lập các sư đoàn. Để ủng hộ Việt Cộng, theo lệnh ông Giáp, các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam từ đầu năm 1964 bắt đầu thâm nhập vào các cao nguyên miền Trung và tiêu chuẩn hóa vũ khí của họ cho tương hợp với quân giải phóng. Từ nay, phải có mặt ở miền Nam Việt Nam hai tổ chức quân sự cộng sản: quân VC (quân giải phóng) và những đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam do ông Giáp đưa vào để ủng hộ quân giải phóng và đôi khi để trực tiếp tham gia các kế hoạch tác chiến.

    Tổng thống Johnson phản ứng với sự xâm nhập này và tuyên bố rằng Hoa Kỳ “vẫn tiếp tục can thiệp mạnh mẽ vào việc duy tŕ một miền Nam Việt Nam độc lập”. Đay là bắt đầu của một cuộc leo thang không lay chuyển được; một số lượng tàu thủy, máy bay, vũ khí và vật chất kỹ thuật các loại cùng với người và đôla không ngừng được tăng cường vượt qua Thái B́nh Dương. Song song với quân Mỹ, quân Việt Cộng cũng không ngừng tăng cường lực lượng của họ.

    Một sai lầm cực kỳ tai hại của Mỹ là tưởng rằng quân Việt Nam do quân Trung Quốc điều khiển, điều đó chắc chắn không xảy ra, một sự nghiên cứu rất sơ lược về lịch sử cũng đủ chứng minh. Khái niệm này xuất phát từ cơ sở lư thuyết domini vẫn c̣n tồn tại năm 1964. Vào năm ấy, Adlai Stevenson đă công bố trong một cuộc họp báo: “quan tâm đến số mệnh của Việt Nam, Hoa Kỳ ngăn chặn một cuộc xâm lược của Trung Quốc ở châu Á”. Nhà b́nh luận báo New York Times viết: “… một trăm mười lăm triệu người sẽ ngă xuống dưới tay cộng sản, nếu Campuchia, Thái Lan và Miến Điện, có thể cả Malasia ngă xuống”. Thật phi lư khi tưởng tượng rằng người Việt Nam chết đến hàng ngàn người chỉ để dâng đất nước họ cho người Trung Quốc (lúc chiến sự ác liệt xảy ra ở miền Nam, thương ṿn hàng tháng của người Việt Nam có đến hai ngh́n người, hai mươi lần lớn hơn con số thương vong của người nước ngoài).

    Tháng 3 năm 1964, tổng thống Johnson quyết định gây “một áp lực quân sự leo thang và trực tiếp vào miền Bắc Việt Nam”. Tháng 8 năm ấy, “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” khiến Hoa Kỳ thực hiện “một và chỉ một” cuộc đột kích bằng máy bay ném bom vào miền Bắc Việt Nam để trả đũa. Vụ rắc rối ấy, bản thân nó chẳng quan trọng lắm, nhưng đánh dấu một bước ngoặt có tính chất quyết định vừa tầm cỡ quốc gia, vừa tầm cỡ quốc tế, đă tạo nên một ví dụ cổ điển về những phản ứng vừa vội vàng vừa cực đoan của Mỹ.

    Ngày 3 tháng 8 năm 1964, một tàu khu trực Mỹ, tau Maddox, tuần tiễu trong vùng biển quốc tế của Vịnh Bắc Bộ chuyển trạng thái báo động v́ bị tàu tuần tiễu Việt Nam tấn công bằng ngư lôi. Đêm hôm sau, các đài phát thanh tàu Maddox đưa tin như thể một cuộc tấn công mới sắp xảy ra đến nơi (sau này người ta hiểu rằng sự thật có một lệnh báo trước cho tàu Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chống tàu Mỹ đang có mặt trong vùng). Một tàu sân bay ở gần cho máy bay cất cánh, các phi công bay lượn 40 phút không phát hiện được đối phương v́ mưa băo mây mù dày đặc. Trên tàu Maddox và chiếc tàu sóng đôi đi theo Turner Joy các máy định vị bằng sóng âm hoạt động thất thường phát hiện h́nh như có 21 quả ngư lôi đang rẽ sóng. Suốt bốn tiếng đồng hồ, các tàu bắn trong đêm, tuy không một thành viên kíp trực trông thấy hoặc nghe thấy đối phương, sau đó ngay lập tức, hai vị chỉ huy khẳng định đă có 2 tàu tuần tiễu đối phương, có thể ba-nhưng ngày hôm sau, nhận thấy nhiều nghi ngờ, trưởng tàu Maddox báo tin chẳng có “một sự ḍ t́m nào hiệu quả” và những tín hiệu mà các bộ phận định vị nhận được là v́ “hiện tượng thời tiết quá tồi tệ”. Ông ta c̣n thêm: đây là một sai lầm của những hiệu thính viên trẻ tuổi muốn “quá tốt”.

    Khốn nỗi, sáng ngày 4 tháng 8, tổng thống Johnson đang ở cương vị tổng thống muốn tỏ ra là một con người quyết đoán-căn cứ vào những tin tức đầu tiên nhận được, không biết được những nghi ngờ đang diễn ra tại chỗ, tuyên bố trước Quốc hội Mỹ rằng những tàu khu trục rơ ràng đă tổ chức tấn công không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, và lần này ông ra lệnh trả đũa miền Bắc Việt Nam. Việc xảy ra trên một phạm vi không kiểm soát được. Chỉ có tổng thống mới có thể phản đối, nhưng ông không làm ǵ cả. Trong khi trưởng tàu Maddox v́ sức ép của cấp trên, định vô vọng t́m kiếm một dấu hiệu nào đó chứng tỏ súng đạn trên tàu đă bắn vào mục tiêu có thật, th́ tổng thống Johnson tuyên bố trên đài truyền h́nh với nhân dân có phản ứng cụ thể. Chẳng có đợi lâu. Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Hoa Kỳ đi vào cuộc chiến tranh không tuyến bố (và họ càng dấn sâu vào sau đó). Từ 11 giờ sáng, 64 chuyến bay xuất kích: cảng và kho dầu của thành phố Vinh, thành phố ở phía Bắc vĩ tuyến 17 bị trúng bom. Theo tin tức của Lầu Năm Góc, 10% dự trữ chất đốt của Bắc Việt Nam bị phá hoại trong 10 phút.

    Hai ngày sau, tổng thống Johnson điều trần trước Quốc hội về giải pháp sự kiện Vịnh Bắc Bộ cho phép “sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết” để đẩy lùi những trận tấn công vào quân lực của Hoa Kỳ, ”ngăn chặn những trận tấn công sắp tới” và xác định thời gian “lập lại ḥa b́nh và an ninh trong khu vực”. Cách dùng từ không chính xác để b́nh luận của ông đă cho phép ông cũng như người kế nhiệm Richard Nixon tiếp tục chiến sự cho đến năm 1970 khi thượng viện loại bỏ những giải pháp ấy (nghĩa là quân Mỹ rút khỏi Việt Nam như đă được thông báo).

    Năm 1964 tổng thống Johnson đă tránh tuyên bố chiến tranh, có rất nhiều lư do: dưới con mắt dư luận thế giới, thật kỳ cục khi một nước mạnh nhất thế giới tuyên bố chiến tranh với một nước nhỏ không phát triển như Việt Nam; điều đó có thể kéo Trung Quốc vào cuộc chiến; điều xoay hướng chú ư cũng như nguồn lợi về dự án xă hội vĩ đại của ông ta. Nhưng không tuyên bố chiến tranh có một điều bất lợi lớn: như thế có nghĩa là nhân dân Mỹ không tham gia vào cuộc chiến tranh này; và trong trường hợp như vậy điều động quân đội là khó khăn và nguy hiểm, mà việc điều quân th́ ngày càng xuất hiện rơ ràng. Năm 1964, có thể đă tuyên bố chiến tranh. Sau 1965 khi những kháng nghị bắt đầu, điều đó không c̣n nữa, Johnson và người kế vị đă điều hành cuộc chiến tranh hoàn toàn dựa trên quyền lực của người chỉ huy tối cao các lực lượng quân sự Hoa Kỳ.

    Vậy nước Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố. Ngoài ra, trái với trường hợp chiến tranh Triều Tiên, Mỹ tiến hành chiến tranh không được sự ủy nhiệm của Liên hiệp quốc. Cảm thấy cô độc, và muốn chứng tỏ họ không phải chỉ chiến đấu để bảo vệ lợi ích riêng của họ. Hoa Kỳ đưa ra MFI (thêm cờ) để lôi kéo các chính phủ khác tham gia vào việc giữ ǵn độc lập cho miền Nam Việt Nam. Lúc ban đầu, lực lượng liên minh có 7.500 binh sĩ nhưng con số này tăng nhanh.

    Từ 1965 đến 1970 Hoa Kỳ đă đổ vào Nam Triều Tiên gần 1 tỷ đôla để nuôi 22 tiểu đoàn lính Mỹ đưa vào đó; đội quân Nam Triều Tiên cuối cùng lên đến 50.000 người. Lo sợ Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng xuống phía Nam ủng hộ Indonesia trong cuộc chiến tranh với Malaysia, năm 1966 Australia gửi sang một tiểu đoàn bộ binh và sau đó thêm hai tiểu đoàn kèm theo pháo binh và các đơn vị hậu cần công binh, thêm một phân đội không quân; đến lúc cao điểm, quân số của Australia lên đến hơn 8.000 người. Về phần ḿnh Nouvelle Zélande gửi đến một đơn vị pháo binh và hai đại đội bộ binh (tất cả hơn 1.000 người) và Philippin cung cấp một “toán hoạt động xă hội” bao gồm những lực lượng an ninh được trang bị vũ khí. Các nước khác tham gia vào lĩnh vực xă hội. Tất cả 34 nước cung cấp viện trợ và vật chất (lương thực thực phẩm, thuốc men, vật chất huấn luyện) cùng với chuyên gia huấn luyện viên. Khoảng 600 người đến kết hợp với 500 huấn luyện viên và bác sĩ Pháp ở lại tại chỗ để giúp đỡ miền Nam Việt Nam sau khi quân Pháp ra đi. Nhiều nước khác hứa gửi viện trợ đến nhưng họ không làm ǵ hết.

    C̣n các lực lượng lớn mạnh của châu Âu từ chối bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh ở châu Á.

    Tháng Giêng năm 1965, sư đoàn 9 của Quân giải phóng miền Nam (FAPL tên của Việt Cộng) gồm 3 trung đoàn được trung đoàn 101 của Quân đội nhân dân Việt Nam yểm hộ tiêu diệt 2 trung đoàn Việt Nam Cộng ḥa ở B́nh Giă. Đây là lần đầu tiên VC tấn công trực tiếp một tổ chức quân sự quan trọng của miền Nam Việt Nam. Một tháng sau, ngày 7 tháng 2 năm 1965, sau cuộc tấn công lớn của Việt Cộng vào căn cứ không quân Mỹ ở Pleiku, tổng thống Johnson hạ lệnh tấn công bằng máy bay lấy tên là Flaming Dart. Vài ngày sau, Johnson được tin 4 sư đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam của ông Giáp đă vượt qua đường giới tuyến vào miền Nam. Ngày 13, ông cho phép thực hiện “một chương tŕnh các cuộc tấn công hạn chế của không quân vào những mục tiêu đă được chọn ở Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa”. Mục đích của kế hoạch này là chặn đứng sự xâm nhập của quân đội ông Giáp vào miền Nam Việt Nam.

    Các người chỉ huy không lực Hoa Kỳ được tăng cường tổ chức tấn công, nhưng các cố vấn dân sự của tổng thống tin rằng một hành động như vậy có thể bị Trung Quốc và Liên Xô coi như một sự đe dọa trực tiếp và tác động đến một phần của một trong hai nước ấy hoặc cả hai, mọt sự trả đũa sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba. Johnson cũng muốn tránh dư luận thế giới đánh giá Hoa Kỳ như một “con voi mạnh” đè bẹp một con châu chấu nhỏ. V́ những lư do ấy, ông đồng ư với kế hoạch Rolling Thunder ở mức độ chỉ gây áp lực thường xuyên khiến cho Cụ Hồ Chí Minh thôi không c̣n ư định lật đổ chế độ miền Nam. Lại một hy vọng nữa không thể thực hiện được.

    C̣n về chiến tranh thế giới có thể xảy ra, nếu Liên Xô hoặc Trung Quốc muốn kiếm cớ để tấn công Hoa Kỳ, họ dễ dàng t́m ra hoặc tạo ra một lư do. Thực tế, những người Liên Xô rất thích thú nh́n thấy người Mỹ tiêu hao lực lượng trong cuộc phiêu lưu xa xôi này; c̣n chính họ đang lo tăng cường lực lượng hải quân và kho tên lửa chiến lược; về phương diện quân sự do không thể tấn công Hoa Kỳ. Về phần ḿnh, người Trung Quốc cũng không thiên về trực tiếp tham dự, v́ Mao Trạch Đông đă sẵn sàng phát động “cách mạng văn hóa”. Vả lại Mao sợ rằng ông ta bị coi là một liên minh chặt chẽ với Nga đối với phương Tây và sẵn sàng làm xấu đi mối quan hệ Trung Quốc-Liên Xô v́ những cải cách dị giáo của chủ nghĩa cộng sản. Nh́n về quá khứ, tất nhiên những sự kiện ở Việt Nam không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ.

    Trong giai đoạn của kế hoạch Rolling Thunder, một số điều hạn chế đă được thực hiện. Đầu tiên, chỉ những mục tiêu ở phía Nam Vĩ tuyến 19 (đúng phía Bắc Vinh) là được phép đánh phá, theo quyết định của bộ tư lệnh liên quân chủng, hoặc theo quyết định của các thành viên phủ tổng thống hoặc bản thân tổng thống, (thực tế, ông quyết định phần lớn các mục tiêu thông thường một tuần một lần, ngày thứ năm, trong bữa ăn sáng ở Nhà Trắng, nơi mà tiếng bát đũa và tiếng th́ thầm thỉnh thoảng điểm thêm tiếng máy xay tiêu chạy pin). Thứ hai nữa, ngay cả khi các mục tiêu đă được quyết định cũng không được đánh phá trước khi tư lệnh liên quân chủng phát tín hiệu xanh. Cái thủ tục dài ḍng và cần mẫn này bắt buộc các nhà chức trách đang bận rộn nhất của đất nước cũng phải giành thời gian quí báu vào những chi tiết phi lư, thiệt cho những vấn đề quan trọng khác.

    Ngày 2 tháng 3, những phi vụ đầu tiên bắt đầu. Ngày 8, các thủy thủ đổ bộ lên băi biển vùng Đà Nẵng. Ban Đầu, người ta cho rằng đây là một lực lượng tượng trưng để bảo vệ căn cứ không quân thiết lập ở đó, nhưng kế hoạch hành quân nhanh chóng có tầm cỡ một cuộc xâm lược thực sự. Sau đó Lầu Năm Góc thành lập 4 khu vực của một lữ đoàn do 82.000 lính Mỹ pḥng ngự lọt vào giữa. Ngoài thành phố Đà Nẵng là thành phố thứ hai, nhiều căn cứ bộ binh quan trọng được xây dựng ở Chu Lai Quảng Ngăi, Quy Nhơn, Biên Ḥa và Vũng Tàu. Lực lượng hải quân Mỹ cũng thiết lập một căn cứ hải quân lớn trên cát xanh của vịnh Cam Ranh. Các kế hoạch tăng cường can thiệp của Mỹ được kèm theo sự bảo vệ của Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Robert Mc Namara trước tổng thống Johnson. Theo đó 600 ngh́n người sẽ cần thiết để bảo vệ miền Nam Việt Nam chống miền Bắc, với dịp may thắng lợi không quá 50%.

    V́ tính chất riêng biệt của cuộc chiến tranh Việt Nam, quyết định gọi một số lượng lớn lính vào lực lượng quân sự đặc biệt: “mũ nồi xanh”. Vào miền Nam, số lớn những con người này được đưa vào rừng núi để thiết lập những rào chắn trên đường biên giới với Lào và Campuchia ngăn chặn sự xâm nhập của đối phương. V́ mục đích này, họ phải chấp nhận chung sống với người dân tọc miền núi-mà phần lớn họ chống lại người dân ở đồng bằng nói chung và Việt Cộng nói riêng và sống với một thiểu số quan trọng người Campuchia ở phía Tây Nam Việt Nam huấn luyện họ. (Cũng như lính OSS, lính mũ nồi xanh được thành lập theo mẫu lực lượng đặc biệt trong chiến tranh thế giới thứ hai như lính Marandens de Merrill của Chinditr và Special Air Service Anh).

    Ngày 17 tháng 4 năm 1965, tướng Maxwell D.Taylor, cựu tham mưu trưởng lực lượng quân sự mặt đất, sau đó chỉ huy trưởng Joint Chiefs of Staff, trở thành cố vấn của tổng thống Kennedy về những vấn đề an ninh và cuối cùng được cử giữ chức đại sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n đă gửi cho Bộ quốc gia ở Washington một yêu cầu: “Khẩn cấp làm sáng rơ mục đích và mục tiêu” của chúng tôi ở Việt Nam. Ông ta không được đáp ứng, nhưng từ ngày đó, tổng thống đă quyết định những mục tiêu ở phía Bắc vĩ tuyến 19 đều có thể đánh phá từ một vùng bán kính chung quanh Hà Nội 30.000 hải lư và 10.000 hải lư xung quanh Hải Pḥng, gọi là “vùng cấm”. Và cả những cảng Bắc Việt Nam cũng không được thả ḿn.

    Quyết định thành lập những vùng này thật ngạc nhiên: người Việt Nam có thể tập trung cao mật độ quân sự về người cũng như vật chất kỹ thuật ở đó và rơ ràng quyết định không thả ḿn ở càng cho phép đưa 67% viện trợ vật chất từ các nước xă hội chủ nghĩa vào miền Nam Việt Nam theo đường thủy.

    Tháng 3 năm 1965, ông Giáp bắt đầu đặt các trận địa tên lửa đất đối không ở miền Bắc. Phản ứng trước hành động này và trước sự tăng cường lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam, đội ngũ lính Mỹ được tăng thêm; tháng 9 năm 1965, hơn 100.000 lính Mỹ đă có mặt ở miền Nam Việt Nam. Cũng tháng ấy, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng nước ông không can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. Lưỡi gươm Damochis không c̣n nữa. Tổng thống Johnson cảm thấy rảnh tay để theo đuổi một cuộc chiến đă ám ảnh ông lâu nay mà tiền của chi tiêu và phạm vi mở rộng th́ quốc hội và nhân dân Mỹ vẫn chưa hay biết ǵ-những chi tiêu quân sự đă đến mức ông thấy cần phải giảm bớt chương tŕnh xă hội của ông Johnson đang đứng trước trường hợp phải chọn giữa hai con đường nguy hiểm: từ khi trúng cử tổng thống, ông mơ ước trở thành người cải cách xă hội vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông ham muốn bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nghèo, người da đen và những người thất học khác. Và bây giờ phần lớn thời gian của ông và nguồn lực của đất nước đang giành cho vấn đề không lời giải đáp: một cuộc chiến tranh không thể kết thúc thắng lợi dù đă tốn nhiều tiền của và công sức con người.

    Cuối năm 1965, khoảng 64.000 binh sĩ quân đội nhân dân của ông Giáp đă xâm nhập vào miền Nam.

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 14: Cuộc chiến tranh của Hà Nội

    Người phương Tây không thể hiểu được sức mạnh biểu thị ư chí kháng chiến và tiếp tục kháng chiến của nhân dân. Cuộc đấu tranh của nhân dân vượt quá sức tưởng tượng. Ngay cả bản thân chúng tôi cũng phải kinh ngạc.
    Phạm Văn Đồng


    Trong năm 1964, hơn một triệu dân công đă được điều động để làm việc trên các con đường, xây dựng các con đường khác hoặc trong các bệnh viện. Từ giữa năm, Liên Xô đă cung cấp đầy đủ phương tiện vật chất kỹ thuật để cho ông Giáp thành lập một sư đoàn mới. Ông không bao giờ phải giải quyết vấn đề quân số, và quân đội nhân dân không ngừng được tăng cường.

    Tháng 4 năm 1965, Vơ Nguyên Giáp và Lê Duẩn đến Matxcơva để kư kết một thoả ước mới, trong đó Matxcơva phải tăng thêm viện trợ quân sự. (Vài tháng sau, đến tháng 12 Liên Xô đă quyết định tăng thêm viện trợ). Trong thời gian này, Cụ Hồ Chí Minh động viên lực lượng thanh niên của đất nước.

    Tháng 4, Cụ Hồ ra sắc lệnh động viên thanh niên phục vụ chiến tranh vào những nhiệm vụ dân sự cũng như quân sự. Trong năm 1965, gần 30.000 tân binh trong đó 70% từ 18 đến 25 tuổi, đă nhập ngũ (riêng tháng 5 đă có 160.000). Đồng thời, nhiều chiến sĩ đă xuất ngũ được gọi tái ngũ trở thành những cựu binh có kinh nghiệm. Các sư đoàn 308, 304, 320 vfa 325 đều được quá tŕnh thành lập trở lại. Cuối năm, hai triệu dân công khác được điều động phục vụ. Sinh viên các trường đại học ở Hà Nội được gửi sang Liên Xô để hoàn thành chương tŕnh học tập và nâng cao tŕnh độ khoa học đất nước. Với ba trung đoàn không c̣n là một nửa lực lượng không quân không phải chỉ là 2% quân số như trước mà đă đạt tới 16%. Một bộ giao thông vận tải mới được thành lập để bảo đảm việc vận chuyển không ngừng vật chất kỹ thuật vào miền Nam, phần lớn được chuyển theo đường bộ cả đường biển và đường sông.

    Đă có thời gian, cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam được đi huấn luyện ở Liên Xô. Họ thường hành quân theo đường sắt, quá cảnh qua Trung Quốc, và học tập lái máy bay, đánh máy bay địch trên không và xuất phát từ dưới mặt đất. Dọc đường hành quân, họ thường gặp cố vấn Liên Xô sang Việt Nam.

    Việc chuyên trở vũ khí và đạn dược trở nên không chắc chắn từ tháng 8 năm 1964 khi v́ khác biệt ư tưởng, người Trung Quốc cấm người Liên Xô quá cảnh qua Trung Quốc bằng đường bộ sang Việt Nam. Vladivstok đến Hải Pḥng, cũng đủ tăng cường cho Việt Nam không lo Trung Quốc cản trở.

    Đă nhiều năm, Liên Xô chơi tṛ chiến tranh lạnh và thách thức Hoa Kỳ qua các nước trung gian. Họ giúp Việt Nam để nguồn lực Mỹ bị tiêu hao dần dần ở châu Á, và nhất là để đánh lạc hướng sự chú ư của châu Âu nơi đang diễn ra những kế hoạch tác chiến chính. Với ư định giành chiến thắng ở Việt Nam, quân Mỹ rút khỏi lực lượng tác chiến và chỉ huy liên quân NATO của châu Âu. Người Trung Quốc cùng có lợi khi người Mỹ bận việc khai thác trong khi học hiện đại hoá công nghiệp và phát triển kho vũ khí hạt nhân. Phần lớn người Việt Nam không quan tâm đến chuyện của các nước anh em. Chỉ có những kẻ vô sĩ mới để cho Liên Xô chiến đấu đến giọt máu cuối cùng ở đất nước của người Việt Nam.

    Ngày 27 tháng 12 năm 1965 trong một cuộc hội nghị Đảng ở Hà Nội Cụ Hồ Chí Minh chuyển qua t́nh h́nh phát triển của chiến tranh và công bố một chiến lược mới dựa trên những điều tối thiểu sau đây:

    1. Chính phủ và quân đôi phải đảm bảo bảo vệ miền Bắc đồng thời ủng hộ những kế hoạch quân sự ở miền Nam.

    2. Ở miền Nam, chiến tranh du kích phải được ưu tiên hơn chiến tranh thông thường của các đơn vị trọng yếu.

    3. Nhân vật lực đạt được phải giành cho việc giáo dục chính trị rộng răi trong nhân dân miền Bắc cũng như miền Nam để đạt được thắng lợi cuối cùng.

    Cụ Hồ Chí Minh đă tuyên bố với những đảng viên trung thành: “Quân Mỹ có thể tăng thêm, tăng thêm nữa và tăng thêm măi số binh lính Mỹ, có thể 300.000, 400.000, 500.000 lính Mỹ vào miền Nam, nhưng chúng ta sẽ thắng, đó là điều chắc chắn. Chúng ta, Đảng và toàn thể nhân dân miền Bắc và miền Nam phải đấu tranh cho độc lập, cho tự do và thống nhất của đất nước.

    Một năm sau, cuối 1966, 430.000 lính Mỹ đă chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Tư lệnh trưởng của họ có thể tuyên bố họ có thể giết chiến sĩ Việt Nam nhanh như ông Giáp tuyển mộ chiến sĩ, nhưng vấn đề không phải ở đó: miền Bắc đă quyết định và có thể giữ quân số của các đơn vị trong thời gian bao nhiêu lâu cũng được, trong khi Hoa Kỳ không thể can dự vào cuộc chiến tranh kéo dài vô hạn.

    Ngày 17 tháng 7 năm 1966, Cụ Hồ Chí Minh nhắc lại một lần nữa, yếu tố thời gian không quan trọng. Cụ giải thích tiếp trong một cuộc hội nghị khác của Đảng: “Chiến tranh có thể kéo dài năm hay mười năm, Hà Nội và Hải Pḥng có thể bị đánh phá, nhưng nhân dân không bao giờ sợ Mỹ, không có ǵ quư hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, chúng ta sẽ xây dựng một đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Muốn động viên nhân dân cố gắng gấp đôi, các nhà chức trách khuyến khích các tỉnh và các thành phố thi đua gửi nhiều quân ra mặt trận.

    Bị dày ṿ v́ oán hận và mất hết ḷng tin, bị tàn phá v́ bom đạn, miền Nam Việt Nam đầy rẫy những vụ lộn xộn về vật chất và tinh thần rối rắm v́ mánh khoé và hận thù. Phong trào cách mạng trong ḷng miền Nam được miền Bắc trang bị vũ khí và cung cấp lương thực đang dẫn miền Nam đến t́nh thế khốn quẫn, đồng thời hoạt động hiệp đồng với lực lượng từ miền Bắc vào theo kế hoạch do ông Giáp và Bộ Tổng tham mưu vạch ra trong hầm ngầm trên đường Hùng Vương, Hà Nội.

    Người Mỹ ở miền Nam phải đối mặt với một vấn đề chính là cái cơ sở hạ tầng cộng sản ẩn giấu cẩn thận, thường không nh́n thấy, tổ chức khéo léo và hiệu quả, hoàn toàn sáp nhập vào cộng đồng và xâm nhập vào đến cấp cao nhất của chính quyền hợp pháp. Phần lớn các sĩ quan Mỹ và đồng minh đến chiến đấu ở Việt Nam không nh́n thấy và nghe thấy những điều người ta muốn cho họ biết, họ nghe: ở các thành phố, một sự ồn ào náo nhiệt b́nh thường, xe cộ ầm ĩ, hàng ngh́n xe đạp lượn giữa ô tô, những người nông dân chân trần làm việc vất vả; những đứa trẻ con mắt to ngây ngô, xoong chảo trên ngọn lửa phân ḅ bốc khói mù mịt, những con trâu và túp lều tre. Nhưng những thứ họ nh́n thấy chỉ là cái bóng mà không phải thực thể.

    Nghiên cứu những tập sách nhỏ viết về những bài học của chiến tranh Đông Dương, những cán bộ miền Nam khoảng 320.000 đàn ông và đàn bà độ 2% dân số-được học tập rằng việc giành lấy đất nước phải thực hiện dần dần theo những điều sau đây:

    - Tuyên truyền và tuyên truyền nữa: tuyển lựa, hành động.

    - Thành lập chính quyền cách mạng khắp nơi nào có khả năng.

    - Tổ chức những trận đánh nhỏ tại chỗ trong khắp đất nước.

    - Mở rộng tác chiến đến vùng đô thị để:

    Tạo điều kiện thuận lợi cho tổng khởi nghĩa quét sạch quân ngụy.

    Vùng đất nơi họ làm việc là một vùng dân cư khoảng 16 triệu người gồm nhiều thiểu số quan trọng: một triệu người Trung Quốc phần lớn ở Chợ Lớn; ít năng động, thường họ không biết hoặc từ chối mọi hoạt động chính trị.

    (Với hơn hai triệu dân dồn vào khu vực vài kilômét vuông, Sài G̣n là nơi mật độ dân cư đông đúc nhất hành tinh. Chợ Lớn dần Singapo thành phố có nhiều người Trung Quốc sinh sống ngoài đất nước Trung Quốc nhất, tất cả các nhăn hiệu và quảng cáo đều dùng 2 thứ tiếng). Ở phía Tây Bắc của đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 350.000 người gốc Campuchia sinh sống. Cuối cùng ở trên các cao nguyên có hơn một nửa triệu người dân tộc miền núi sinh sống.

    Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (FNL) tổ chức bí mật năm 1960 về lư thuyết là một tập hợp những tổ chức chống Diệm-tổ chức thanh niên, công đoàn của công nhân, hội nông dân, tổ chức tôn giáo chống chế độ như Cao Đài, Ḥa Hảo-nhưng thực quyền ở trong tay Đảng nhân dân cách mạng (PRP) do ông Nguyễn Văn Linh lănh đạo. Hơn một năm sau ngày 1 tháng giêng năm 1962, Hà Nội công bố sự thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và lực lượng quân sự. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam-một ủy ban kiểm soát do Lê Đức Thọ lănh đạo chịu trách nhiệm giúp đỡ và giữ vững liên lạc với Bộ chính trị ở miền Nam, Trần Nam Trung giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng và Lê Can Chan, Tổng tham mưu trưởng.

    Để dễ dàng kiểm soát đất nước, miền Nam được chia ra 5 khu liên tỉnh và khu Sài G̣n Chợ Lớn dần dần Đảng nhân dân cách mạng tập hợp các lực lượng chống đối chính phủ không cộng sản và có mặt trong tất cả các lĩnh vực sinh hoạt xă hội.

    Tổ chức này đặt cơ sở trên vô số chi bộ gồm trên ba người đàn ông hoặc đàn bà, hoặc cả đàn ông lẫn đàn bà hoàn toàn tự nguyện tham gia chiến đấu: thể lực, trí lực, tinh thần và tâm lư. Các thành viên phụ trách rất nhiều nhiệm vụ, do đó có khi quên cả kết quả cảm giác thiếu an ninh và lo sợ làm cho họ phải cố gắng gấp đôi. Trái lại các bí thư được lựa chọn cẩn thận (trong số cán bộ trung thành) không phải đại diện cho các thành viên trước cấp trên mà ngược lại đại diện cho cấp trên trước các thành viên. (Thái độ của họ luôn tỏ ra gia trưởng trong khi Big Bigther ẩn trong bóng tối sẵn sàng dùng gậy) không phải chỉ có các chi bộ trong các làng xă, mà trong tất cả các cơ quan. Văn pḥng, nhà máy, các cuộc họp. Các thành viên thường rất trẻ (độ 17 tuổi) giúp đỡ nhau thường xuyên khi đau ốm hoặc giữ vững tinh thần. Dần dần các thành viên được nhận vũ khí vận chuyển theo đường ṃn Hồ Chí Minh nổi tiếng đưa vào.

    Các chi bộ hợp lại thành ủy ban nhân dân giải phóng đại diện cho các tổ chức xă hội, các tộc người, tôn giáo và kinh tế, ở các cấp làng xă, huyện, tỉnh, khu và miền (toàn bộ miền Nam Việt Nam). Trong khung tổ chức các ủy ban có ba loại tổ chức quần chúng: nhân dân, dựa trên lợi ích riêng (hoạt động theo sở thích như âm nhạc, thơ ca, chọi gà đấu tranh...) và dân quân du kích. Tất cả đều có các chiến sĩ trung thành, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện chiến tranh tâm lư.

    Những tổ chức gọi là quần chúng bao gồm một phần lớn dân cư có đại biểu ở tất cả các cấp từ làng đến miền. Các tổ chức thanh niên là đối tượng được đặc biệt chú ư được học tập dần dần và được lănh đạo chặt chẽ, chuyên quyền. Ba loại tổ chức quan trọng khác là công nhân, phụ nữ, nông dân.

    Khi một vùng được giải phóng, tất cả các tổ chức quần chúng đều đặt dưới sự lănh đạo của các ủy ban nhân dân giải phóng gồm có vài chục người không cộng sản do dân bầu ra, nhưng luôn được cán bộ Đảng kiểm tra chặt chẽ. Sự lănh đạo của Đảng không chỉ giới hạn ở các vấn đề chính trị mà mở rộng trong toàn bộ cuộc sống hàng ngày trong lĩnh vực khác: ví dụ như thông tin văn hóa tỉnh Vĩnh Long bố trí một nhân viên in ấn, một nhân viên chụp ảnh và 3 biên tập viên (trong đó có một nhà thơ). Ngoài ra vài trợ lư đạo diễn, 11 diễn viên và 7 diễn viên múa, chưa tính hai dàn nhạc và 6 ca sĩ, chịu trách nhiệm thực hiện các chương tŕnh biểu diễn phục vụ các chiến sĩ Việt Cộng đóng trong rừng. Ở tỉnh B́nh Định, Đảng bảo đảm tài chính bằng các hoạt động thương mại; chăn nuôi, đánh cá, thợ rèn... Vừa đảm bảo cho lợi ích cá nhân vừa đảm bảo một số phần trăm lăi suất hoặc mua bán sản phẩm cho tài chính của tập thể. Muốn bảo đảm giúp đỡ cụ thể, Đảng phải bố trí ở tỉnh Gia Lai xe cộ, thợ máy, súc vật thồ, và cả một xưởng chế biến ḿ sợi.

    Xin kể một ví dụ thành công của cuộc xâm nhập và tổ chức: năm 1963 ở tỉnh Kiến Phong (?) trong một làng chưa đầy 2000 dân có đến 543 đảng viên trong đó có 56 cán bộ phong trào thanh niên; tất cả hơn một nửa số dân thuộc sự lănh đạo của một chi bộ. Trừ các cụ già và con trẻ c̣n bú, tất cả đều tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động cách mạng. Gần như trong toàn miền Nam Việt Nam, nhân dân mang tin tức, giúp đỡ chế tạo và tiêu thụ rượu Cocktail Molotor và "những tấm ván đinh" (bàn chông), xây dựng hầm trú ẩn, kho cất giấu vũ khí, đào hệ thống địa đạo. Ông Giáp kể: "Một làng nhỏ nhất, một xă nhỏ nhất là một pháo đài; mỗi đường phố là một mặt trận. Hàng triệu người yêu nước của chúng tôi là bấy nhiêu triệu chiến sĩ dũng cảm".

    Để kiểm tra và phát động nhân dân, Đảng cách mạng của nhân dân đưa ra những giấy chứng minh thư và giấy thông hành; đồng thời bố trí mạng lưới thông tin viên với một hệ thống thông tin liên lạc có hiệu quả. Các hoạt động và tổ chức khác nhau cho phép Đảng nắm bắt được tin tức của bất kỳ sự kiện nhỏ nào. Theo sơ đồ tổ chức cổ điển này, mỗi khi một người đàn ông hoặc đàn bà được giao nhiệm vụ ǵ đó phục vụ cho Đảng, họ rất khó từ chối. V́ chịu áp lực của tập thể, của những t́nh cảm chống chính quyền miền Nam và chống Mỹ của đại đa số nhân dân, chỉ có khi họ ở ngoài ṿng pháp luật mới có khả năng né tránh những áp lực ấy.

    Đứng đầu là Trung ương cục miền Nam (COSVN) có thời kỳ đặt gần biên giới Campuchia mà người ta gọi là tam giác sắt. Lúc khởi đầu các ủy viên gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Ung Văn Khiêm. Quân đội có 1 đại biểu tướng Nguyễn Đôn.

    Trong toàn bộ đất nước (miền Nam), tổ chức quân sự phụ thuộc chặt chẽ vào tổ chức dân sự này. Ban đầu ông Nguyễn Văn Linh đứng đầu. Đến năm 1964, v́ chiến tranh mở rộng ông Nguyễn Chí Thanh thay thế và Nguyễn Văn Linh là nhân vật số 2. Dù sao, những nhà quân sự cũng không quyết định, họ chấp hành mệnh lệnh. Việc lănh đạo của Đảng đối với quân đội là tuyệt đối và cơ bản. Một quyết định về quân sự được xác định qua các uỷ viên của Đảng, khi có bất đồng, Đảng là ư kiến quyết định cuối cùng khi cần thiết có thể xoay chuyển cả con đường truyền thống của quân đội.

    Bộ Chính trị và văn pḥng Quân ủy Trung ương (nói cách khác, ông Giáp) ra chỉ thị cho Trung ương cục miền Nam để chuyển đến các ủy ban liên tỉnh, các uỷ ban này chuyển đến các tỉnh, tỉnh chuyển đến huyện. Cuối cùng được chuyển đến các chi bộ xă, khu phố và những người có trách nhiệm hoạt động du kích. Ở tất cả các cấp, trong tất cả các vùng miền, đều có những nghị quyết về những vấn đề quân sự, vấn đề tuyên truyền và tuyển mộ, vấn đề an ninh và những vấn đề kinh tế cũng như công tác địa phương.

    Ông Giáp tóm tắt sự tiến triển của chiến tranh: vào năm 1960 đến năm 1965, chiến tranh ở miền Nam đă chuyển từ đấu tranh chính trị qua đấu tranh vũ trang, rồi từ khởi nghĩa vũ trang đến chiến tranh giải phóng-và cuối cùng đến kết hợp giữa khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng, từ những hoạt động du kích đến những kế hoạch tác chiến chính quy, những trận đánh có chuẩn bị, rồi đến hỗn hợp chiến tranh, các đơn vị tự vệ chia thành 2 loại: lực lượng chủ lực và lực lượng địa phương đều tập trung trong quân đội giải phóng miền Nam đó là lực lượng cơ động, c̣n dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang của quần chúng, lực lượng tĩnh tại chỗ.

    "Chiến tranh nhân dân tiếp tục phát triển với việc thành lập những lực lượng chủ lực cơ động của quân đội giải phóng. Ở B́nh Giă-Đồng Xoài và Ba Gia, các trận đánh đă tập trung lực lượng quan trọng đă có thể tiêu diệt gọn những đơn vị chủ lực quân địch, chiến tranh cách mạng đă đạt đến khả năng pḥng ngự mới.

    Đó là cấu trúc của phong trào hoạt động cách mạng và trạng thái trí tuệ của nhân dân vào thời kỳ quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Cấu trúc ấy không ngừng mở rộng trong khi đất nước ch́m ngập trong t́nh trạng lộn xộn ấy, nhưng chính sự quản lư đất nước kém đă gây thêm rối rắm. Bộ máy chiến tranh Mỹ ngự trị trên t́nh trạng lộn xộn không tưởng tượng nổi ấy nhưng hoàn toàn cách biệt qua hệ thống hàng rào dây thép gai và thái độ thờ ơ của họ. Thỉnh thoảng h́nh như họ theo đuổi mục tiêu như hoạt động trong chỗ trống; họ chắc chiến thắng đă đến gần khi tính đến các lực lượng, các người tị nạn và dân cư ấp chiến lược, và khi họ tính toán giá trị của hàng tấn đạn dược, cũng như tổn tất người và của-cái giá quân sự của năm thứ nhất mà Mỹ hoàn toàn can dự lên đến 214 triệu đô la, cộng với một số tương đương để viện trợ kinh tế cho miền Nam (theo lư thuyết chỉ được sử dụng vào cải cách xă hội). Những chỉ tiêu lớn lao ấy, mỗi ngày hơn hẳn một triệu đô la không được Quốc hội bỏ phiếu tán thành. Nhưng đó mới chỉ là món tiêu nhỏ so với những chi tiêu những năm sau này.

    Ở Hà Nội, việc thống nhất đất nước được chuẩn bị từ năm 1955. Trước tiên được sự giúp đỡ của nước Pháp, vấn đề được giải quyết bằng một hành động ngoại giao.

    Không có ǵ đáng ngạc nhiên sau chấn thương của 8 năm chiến tranh và thất bại nhục nhă của quân đội, những người Pháp không quan tâm bao nhiêu đến việc thống nhất Việt Nam-lư thuyết domino không cho phép người Việt Nam tự quyết định vận mệnh của đất nước ḿnh-Mặc dù sự thờ ơ của người Pháp và thái độ không kư hiệp định của người Mỹ, chuyện ngoại giao cũng chẳng đi đến đâu.
    Cái thế đôi ngă của nhân dân và tất nhiên của cả Hà Nội, tổ chức tác chiến du kích được miền Bắc ủng hộ vật chất và tinh thần, để đánh đổ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm và tạo nên những điều kiện cần thiết cho "đồng khởi" của lư luận cộng sản.

    Từ năm 1964, kế hoạch này hoàn toàn có hiệu lực: quân Việt Cộng đánh các tiểu đoàn đồn trú (không cơ động) của quân ngụy cộng ḥa miền Nam tiêu diệt một số tiểu đoàn để có thể tiếp tục đánh các tiểu đoàn khác. Dù sao, những thắng lợi này đă buộc Hoa Kỳ phải tăng cường ủng hộ miền Nam để giữ lấy một quốc gia "dân chủ”. Trong những trường hợp này, phản ứng có khả năng nhất là đưa các đơn vị mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam vào Nam tham gia chiến đấu. Quyết định đă gây tranh căi về phương án tốt nhất để điều hành cuộc chiến tranh.
    Nên chăng tấn công trực diện vào quân đội Mỹ, hoặc ưu tiên cho chiến thuật du kích? Ông Giáp muốn thực hiện giải pháp thứ hai: vừa tránh được tổn thất nặng nề, vừa tránh quân Mỹ đột nhập và đóng quân ở vùng mới giải phóng. Hơn nữa, như thế sẽ có thời gian huấn luyện những lực lượng quan trọng để đưa vào miền Nam. Điều đó có vẻ hợp lư, nhưng tướng Nguyễn Chí Thanh người đă vượt giới tuyến năm 1964 để nhận nhiệm vụ tổng chỉ huy ở miền Nam lại muốn quân giải phóng miền Nam được sự trợ lực của những đơn vị chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam phải tổ chức tấn công nếu không sẽ mất đà vươn lên.

    Ông Giáp xiêu ḷng và đồng ư thực hiện chiến thuật ấy trong suốt chiến dịch mùa khô 1965-1966.

    Tháng 2 năm 1966, ông Thanh trở ra Hà Nội dự hội nghị và tŕnh bày bản báo cáo của ông. Trong cuộc hội nghị này, Trung ương Đảng đồng ư một giải pháp lănh đạo như sau:

    Tăng cường hoạt động của quân đội nhân dân và chiến tranh du kích ở miền Nam.

    Tấn công vào hệ thống chính quyền và đường giao thông của miền Nam.

    Tăng cường các lực lượng để buộc nhân dân miền Nam tham gia vào cuộc chiến tranh.

    Cuối cùng (thái độ chính trị) tăng cường đoàn kết giữa Đảng và quân đội.

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chương 14: Cuộc chiến tranh của Hà Nội
    P2

    Ông Giáp viết một bài phân tích về t́nh thế trong đó điều quan trọng là các đơn vị chủ lực về ư định-Theo ông quân giải phóng miền Nam phải ưu tiên cho việc tiêu hao lực lượng địch, tấn công các căn cứ và làm suy yếu quân cộng ḥa miền Nam. Cách tốt nhất tăng thêm số lần và hiệu quả của những hoạt động du kích trước khi tấn công trực diện với lực lượng mạnh quân Mỹ liên minh với các quân đội FAPL và quân cộng ḥa miền Nam, điều đó sẽ gây nên những tổn thất nặng nề cho cả hai phía-trong một bài viết tháng 10 năm 1966, ông nêu lên: "Việc sử dụng ở quy mô lớn tác chiến du kích buộc địch phải phân tán lực lượng”. Sự thật, những trận tấn công của du kích đă ngăn chặn Mỹ thiết lập những căn cứ mới, buộc lực lượng Mỹ phải giành nhiều thời gian cho nhiệm vụ an ninh hơn các hoạt động khác, cản trở chương tŕnh b́nh định nông thôn, do đó phải bám đuổi theo họ. Ông Giáp đă có lư: tướng Westmoreland đă nói với tác giả: "quân Việt Cộng về mặt nào đó đă đặt ra một bài toán khó khăn hơn cả quân chủ lực miền Bắc, bởi v́ khi đánh vào chỗ ở của quân Mỹ và quân chính phủ, họ sử dụng lực lượng ngày càng quan trọng buộc chúng tôi phải lâm vào thế pḥng ngự”.

    Dưới con mắt ông Giáp, người Mỹ sử dụng có hệ thống một lực lượng mạnh để tác chiến là tự hủy hoại ḿnh v́ như vậy sẽ có nhiều thương vong dân sự và bị chỉ trích nhiều ở Hoa Kỳ cũng như ở nước ngoài khiến họ dù có yêu mến miền Nam cũng không muốn nói đến miền Nam Việt Nam. Hơn nữa, những hoạt động tác chiến quan trọng của họ không có độ mềm dẻo. Rất nên tấn công vào những trung tâm hậu cần và những căn cứ không quân, đó là những điểm yếu trong hệ thống bố trí của Mỹ (trong một cuộc trao đổi riêng, ông nói thêm Hoa Kỳ càng can thiệp vào miền Nam, càng làm cho chính phủ và quân đội cộng ḥa miền Nam thêm mất phương hướng). Tầm nh́n của ông bao quát: những trận tấn công quy mô lớn đều nhằm vào những căn cứ lớn của quân Mỹ. Các căn cứ không quân Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất bị pháo cối tấn công; nhiều trận gây ấn tượng mạnh vào căn cứ khác đă làm Mỹ tiêu phí hàng triệu đô la.

    Ông Thanh chết ở tuổi 53 v́ đau tim ở một bệnh viện Hà Nội, sau khi được chuyển theo đường ṃn từ Nam ra Bắc. (Đă lâu người ta tưởng rằng ông Thanh chết ở miền Nam, v́ bị máy bay Mỹ oanh tạc, nhưng có hai vị tướng có mặt ở Hà Nội lúc bấy giờ đă kể cho tác giả những sự thật về cái chết của ông Thanh).

    Ông Phạm Hùng thay thế ông Thanh làm Tư lệnh chính trị các lực lượng vơ trang ở miền Nam Việt Nam, tướng Trần Văn Trà là Phó tư lệnh. Họ dùng vô tuyến điện để giữ liên lạc với Hà Nội, c̣n Nguyễn Thị Định lănh đạo các hoạt động tác chiến tại chỗ. Bà Định sinh năm 1920 ở tỉnh Bến Tre. Bố bà là Phan Chu Trinh người đă tổ chức các cuộc biểu t́nh chống Pháp trong những năm trước chiến tranh.

    Tôi ghi ra đây vài ḍng tóm tắt tiểu sử bà Nguyễn Thị Định: vào hàng ngũ cách mạng năm 1936, đưa tin tức giữa các khu, phục vụ canh gác cho các cuộc hội nghị. Cùng năm ấy, cưới một người chiến sĩ kháng chiến. Năm 1936, họ có một con trai. Năm 1940 bị bắt giam ở một nhà tù gần biên giới Campuchia "một địa điểm tồi tệ, nước độc, điều kiện sinh hoạt kinh khủng, tra tấn". Được tự do năm 1943, bà vào Việt Minh. Tham gia khởi nghĩa vũ trang ở tỉnh Kiến Ḥa cho đến năm 1954 và ở lại đó trong thời gian đất nước bị chia cắt. Khi tổng thống Diệm để đất nước miền Nam phụ thuộc Hoa Kỳ, ông đă tiến hành một "năm đẫm máu” những ai có liên hệ với cách mạng đều bị bắt, giết, hoặc bị cảnh sát Nha tra tấn. Tham gia cuộc khởi nghĩa Bến Tre và những cuộc nổi dậy tiếp theo trong các tỉnh vùng đồng bằng, sự kiện mà Diệm gọi là "chiến tranh không tuyên bố". Bỏ quê nhà ra đi, bà đă qua nhiều năm ở rừng, ngày này qua ngày khác đi không nghỉ với một lon gạo và vài hớp nước mỗi ngày, ngủ vơng hoặc ngủ ở nhà cơ sở. Năm 1961, bà được cử giữ chức tư lệnh quân khu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, rồi đến năm 1965 phó tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam, với cấp quân hàm thiếu tướng.

    Cho đến lúc bấy giờ chưa có một vị tướng nữ nào ở miền Bắc Việt Nam, trừ bà Nguyễn Thị Định là một phụ nữ.

    Thời kỳ đầu ở chiến khu, bà lănh đạo các đơn vị tóc dài, các đơn vị phụ nữ tóc dài tham gia đấu tranh tích cực, nón che mặt, giấu vũ khí dưới váy hoặc trong thúng gánh hai đầu đ̣n gánh. Bà rất tự hào ở Bến Tre có 6 phụ nữ được phong tặng anh hùng. Bà nói "đội quân tóc dài" không bao giờ thua. Chúng tôi luôn luôn thắng lợi-Về phụ nữ chúng tôi cũng b́nh đẳng với nam giới, người Mỹ rất sợ phụ nữ chúng tôi, v́ họ gọi là "những con ong”. Họ sợ bom của chúng tôi, ḿn của chúng tôi, những bàn chông của chúng tôi-Họ sợ cả tên của chứng tôi! Đừng quên rằng chúng tôi là những nữ trinh sát giỏi".

    Sau khi đất nước thống nhất, bà ra Hà Nội, được cử làm Chủ tịch Hội Phụ nữ và Phó Chủ tịch Quốc hội cho đến những năm 1990 (chồng bị bắt trước bà 6 tháng và mất ở Côn Đảo năm 1942).

    Ông Giáp có người phó của ông, Văn Tiến Dũng đă tiếp tục tỏ ra là người cộng sự đắc lực, hoàn thành đúng phương pháp và có hiệu quả những nhiệm vụ được giao. Ông tin vào ḷng dũng cảm và trung thành của nhà nước hơn sử dụng thường xuyên vũ khí nước ngoài; về mặt này, ông đă nhầm: không có vũ khí, nhân dân cũng bất lực. Song ông tổ chức rất có hiệu quả việc yểm hộ các chiến sĩ miền Nam. Ví dụ ông đă thành công trong việc điều động gần một nửa triệu đàn ông và đàn bà xây dựng và sửa chữa các con đường bị bom Mỹ đánh phá.

    Ít lâu sau cái chết của ông Thanh, ông Giáp viết: những trận tấn công quy mô lớn có thể làm cho một số lớn quân địch không hoạt động được, đồng thời với tấn công du kích vào những kho tàng vật chất kỹ thuật lớn ở những địa điểm lựa chọn ở những địa h́nh khác nhau. Quân Mỹ không thể đánh đuổi quân giải phóng miền Nam khỏi các cao nguyên và rừng núi ở phía Bắc Sài G̣n buộc ông phải tăng cường lực lượng các đơn vị và tổ chức một chiến dịch dài ngày. Sự thật ông Giáp đang chỉ huy thực hiện một chính sách thách thức kết hợp với một cuộc chiến tranh tiêu hao.

    Ông Giáp đă tuyên bố với công chúng một cách tự hào rằng Hoa Kỳ phải gửi sang miền Nam mười triệu quân mới chiến thắng được: nhưng họ không thể sử dụng một lực lượng quan trọng như vậy v́ dư luận của nhân dân Mỹ và những sự can thiệp của Mỹ ở những nơi khác chúng ta nhất định giành được thắng lợi cuối cùng. Ông Giáp b́nh luận thêm một cách mỉa mai: "Năm chục ngh́n lính Mỹ hoặc hơn nửa. Cũng chỉ như muối bỏ xuống biển!". Riêng ông, ông đợi phải đối mặt với khoảng một triệu quân Mỹ nhưng tính đến gánh nặng của công việc phục vụ hành chính cho quân đội Hoa Kỳ. Quân số thực sự trên trận địa không được bao nhiêu. Nói chuyện với các người chỉ huy quân sự trong một cuộc hội nghị ở Hà Nội ông không nói ǵ hơn là đang có nguy cơ xâm lược.

    Song ngay bây giờ, nhiệm vụ chính của ông Giáp là tăng cường hơn nữa lực lượng quân đội nhân dân vừa tăng quân số vừa tăng sức chiến đấu.

    Cũng như ngày xưa trong hàng ngũ Việt Minh, ông cần khắc sâu vào trí năo những con người của ông những nguyên tắc chặt chẽ về tinh thần phục vụ cũng như phương pháp hoạt động. Mỗi tân binh phải học tập và tôn trọng 6 điều trong luật sau đây: không bao giờ để lộ bí mật; giữ ǵn trật tự; giữ ǵn vũ khí và giữ ǵn nhà cửa của người khác như của chính ḿnh.

    Những điều kỷ luật vừa nêu lên cộng với 8 điều cơ bản tương đương với những điều kỷ luật thịnh hành của Việt Minh nửa thế kỷ trước đây:

    Động viên nhân dân tăng gia sản xuất.

    Không bao giờ được đánh đập ai.

    Nói năng lễ phép; không bao giờ nổi nóng và chửi thề.

    Công bằng và thật thà.

    Yêu mến nhân dân và giáo dục chính trị cho nhân dân.

    Trả đúng giá

    Không làm tổn hại đến văn hóa.

    Không tự do tiếp xúc với phụ nữ.

    C̣n một điều kỷ luật cuối cùng áp dụng tác chiến: không ngược đăi tù b́nh, điều kỷ luật thường được các chiến sĩ tôn trọng.

    Vấn đề đối xử với tù binh chiến tranh và những lời chỉ trích v́ thái độ ấy có những điểm chung giữa Việt Nam những năm năm mươi và sáu mươi với Nhật Bản những năm bốn mươi và năm mươi. Trong cả hai trường hợp những người có trách nhiệm không có ư định hành động sai trái: những con người tham gia chiến tranh, họ mong đợi ǵ? Những binh sĩ Nhật Bản khinh thường những tù binh chiến tranh, v́ theo luật danh dự Bushido là mất danh dự khi bị bắt làm tù binh; người Bắc Việt Nam đối xử với tù binh như các tội phạm h́nh sự, v́ dưới con mắt họ về phương diện đạo đức tù binh chính là những người ném bom và binh lính địch. Nhưng suất ăn chia cho tù binh trong quá tŕnh hành quân về phía Đông Bắc sau Điện Biên Phủ tháng 6 năm 1954 cũng không kém ǵ suất ăn của chiến sĩ Việt Nam; nhưng v́ chiến sĩ Việt Nam quen sống gian khổ thiếu thốn, c̣n những người châu Âu kể cả quân Bắc Phi cần nhiều thứ hơn. Những kẻ bất hạnh Hoa Kỳ bị bắt làm tù binh cuối năm sáu mươi tin rằng những người Bắc Việt Nam ngược đăi họ (có một số trường hợp tàn nhẫn, đối xử khắc nghiệt và có lúc tra tấn cũng là lẽ thường của con người nhưng đó là những vấn đề chuẩn bị tâm lư và nhận thức chủ quan. Những điều kiện vệ sinh tồi tệ và những suất ăn đói ở nhà tù Trung ương ở Hà Nội phải để cho tù binh chiến tranh: đó chỉ đơn giản là những điều kiện giam giữ thông thường của một đất nước đang thiếu thốn).

    Cuộc sống đạm bạc và những hy sinh đối với đội viên của quân đội nhân dân có những sự bù trừ như t́nh đồng chí và những cố gắng nói chung. Ví dụ quan hệ giữa sĩ quan và người dưới quyền h́nh như rất b́nh đẳng, ngoài giờ làm việc t́nh bạn có thể gắn bó giữa nam hoặc nữ trong lĩnh vực phục vụ, bao giờ những người thanh niên cũng vâng theo mệnh lệnh và thực hiện đầy đủ và chính xác.

    Trong toàn quốc, các sĩ quan tạo thành "người hành pháp" của các lực lượng vũ trang: các hạ sĩ quan chỉ là chiến sĩ, mọi trách nhiệm đều do sĩ quan giao phó. Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, các hạ sĩ quan hầu hết là nông dân, tŕnh độ học vấn thấp. Không một thành viên nào của "tầng lớp trên" do Hà Nội lên án trong cải cách ruộng đất-những kẻ bóc lột dân nghèo-có thể vào làm hư hỏng đội ngũ hạ sĩ quan, nhưng ngược đời họ lại có thể trở thành sĩ quan.

    Những người từ 18 tuổi đến 25 tuổi nói chung được vào huấn luyện trong các trường sĩ quan. Họ phải học tập theo chế độ "5 cấp, có sức khỏe tốt và nhất là trung thành với Đảng. Thi tốt nghiệp gồm những câu hỏi về chính trị, được chấm điểm về khả năng hoạt động, khả năng tổ chức, hiểu biết về chiến thuật quân sự và sự chuyên cần; kết quả đào tạo được chia làm 3 loại với quân hàm tương ứng loại 1 nhận quân hàm thiếu úy, loại 2 hàm chuẩn úy, loại 3 thượng sĩ không phải là sĩ quan nhưng đứng đầu trong hàng ngũ hạ sĩ quan.

    Trong cuộc chiến, Vỹ Kỳ Lân là một sĩ quan chính trị của một đơn vị đóng ở Bến Hải mà tiến tŕnh các sự kiện đi theo đường giới vĩ tuyến 17, tính chất những nhiệm vụ của anh cho phép anh tiếp xúc với tin tức hiếm khi đến được với những người lính "b́nh thường”, không một trận tấn công mà anh không tham gia năm 1967-Bài viết trở thành một h́nh ảnh đẹp về những điều kiện sinh hoạt của một đơn vị pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Tôi quê ở Vĩnh Linh-Tôi đă được đào tạo ở trường quân chính quân khu 4 ở chợ Rạng của tỉnh Nghệ An. Đơn vị tôi thuộc quân khu 4 của mặt trận B5, dưới sự chỉ huy của đại tá Đàm Quang Trung. Trung đoàn 164 c̣n gọi là trung đoàn Bến Hải gồm 2 tiểu đoàn 100 mm và 105 mm.

    Bên bờ khu phi quân sự, mọi cuộc tác chiến không trực thuộc ban chấp hành đảng bộ địa phương; mọi quyết định đều từ Bộ tổng tư lệnh tối cao ở Hà Nội; tháng 11 năm 1966, các cơ quan chính trị quân đội và bộ tư lệnh quân khu 4 được lệnh mở một mặt trận trên đường 9 nối liền Đông Hà với Lào. Một hàng rào pháo binh dày đặc phải chuẩn bị trận địa sao cho có thể thu hút hỏa lực Mỹ vào những trận đánh phía Bắc tỉnh Quảng Trị.


    Tôi được đi nhận nhiệm vụ. Đứng trước một mô h́nh thu nhỏ của chiến trường, tôi có cảm tưởng được nghiên cứu một bài học đến từng chi tiết nhỏ. Tôi trở về đơn vị vừa lên đường đến vị tŕ quy định. Ngày cuối tháng 11 năm 1966, lần đầu tiên tôi ngủ đêm trong hầm trú ẩn, và tiếp theo có đến hàng ngàn đêm như thế.

    Công việc chuẩn bị cho trận tấn công được tiến hành tuyệt đối bí mật. Một số công việc gần như quái gở. Mọi mệnh lệnh quan hệ đến tấn công đều truyền đạt bằng miệng. Thỉnh thoảng những thông tin viên được cải trang thành nông dân cày ruộng, hoặc chuyển phân bón hoặc thành người đốn củi đi rừng. Một đường điện thoại nối trận địa chúng tôi với mặt trận Vĩnh Thủy. Việc liên lạc qua điện thoại hết sức hạn chế c̣n liên lạc vô tuyến điện th́ cấm hẳn.

    Hàng trăm dân quân tự vệ các xă Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy và Vĩnh Long đă đào những trận địa cho pháo chúng tôi trên sườn đồi. Họ làm việc ban đêm, đào bới sờ soạng trong đêm tối. Khi mặt trời mọc, họ ngụy trang hết công việc bằng lá cây và xóa mọi dấu vết. Trước khi ṇng súng quay các vị trí, mỗi gia đ́nh lân cận đă đem hết hai thúng rơm rạ trùm lên con đường để cho các ṇng súng không để lại dấu vết ǵ khi súng quay qua.

    Hai tiểu đoàn pháo binh chúng tôi phải đương đầu với sáu tiểu đoàn pháo binh Mỹ và hàng chục máy bay, chưa kể pháo binh của các tàu chiến đang đậu ngoài khơi nếu chúng phát hiện được chúng tôi th́ hỏa lực đó nhất định sẽ gây cho chúng tôi những thiệt hại lớn lao. Tất cả các hỏa lực pḥng không của khu vực (một tiểu đoàn 37, một khẩu đội 12,7mm và một đại đội bố trí 5 khẩu súng máy 14,5mm hai ṇng được cử đến Vĩnh Thủy để bảo vệ vị trí pháo binh của chúng tôi).

    Những trận địa giả giữ một nhiệm vụ quyết định trong kết cục trận đánh trong lúc các khẩu pháo của chúng tôi nổ súng, hàng trăm pháo sáng được bắn lên từ các trận địa giả làm cho kẻ địch không chú ư đến những trận địa thật. Rơ ràng, những trận địa giả đă phải chịu nhiều đạn hơn.

    Ngày tấn công đă đến. Theo kế hoạch, hai tiểu đoàn chúng tôi phải bắn 1 ngh́n 2 trăm quả đạn trong nửa giờ, nhưng mới được 10 phút, chúng tôi đă bắn đến một ngh́n quả đạn; ông Lê Ngọc Hiền ra lệnh tạm ngưng nổ súng một thời gian.

    Pháo địch ở Gio Linh đă đáp lại. Hỏa lực của họ có thể kiềm chế được một đường dài 10 kilômét từ bờ biển đến chân núi và từ Hiền Lương đến Ha Cô trong phạm vi 35 km, pháo 175 của họ có thể vươn tới Sơn Thủy của tỉnh Quảng B́nh. Họ bắn qua trận địa chúng tôi, nhưng không biết chính xác chúng tôi ở chỗ nào. Về quân sự mà nói th́ kết quả thật tồi, nhưng chúng bắn bừa băi suốt ngày đêm gây nên một mối đe dọa thường xuyên. Chúng tôi nghe những quả đạn phân tán lẻ tẻ, khi liên tục nhanh chóng, từ phía Đông tới, từ phía Tây tới, nhất là tiếng sấm của những khẩu 175mm.

    Trận chiến đấu vẫn tiếp tục, hai bên thay nhau bắn pháo hàng ngày. Rồi ngày 2 tháng giêng năm 1967, sư đoàn 3 hải quân Mỹ vào đóng quân ở phía bên kia bờ sông thay cho sư đoàn quân ngụy miền Nam, được điều động về phía Nam để làm nhiệm vụ "b́nh định". Đến ngày hôm sau, các cảng nhỏ Đông Hà, cuối đường 9 giáp với đường 1 ở phía Bắc Quảng Trị trở thành một căn cứ hậu cần của mặt trận đường 9.

    Ngày 9 tháng 2, phần miền Nam khu phi quân sự ở phía Nam sông Bến Hải bị rụng lá v́ chất độc hóa học-gió mang chất độc hóa học đến tận Hồ Xá và Vĩnh Hiền, những ai hít thở hoặc ăn thức ăn nhiều chất độc trước hết cám thấy khát khô cổ rồi ốm nhiều ngày.

    Ngày 17 tháng 5 năm 1967, quân địch tập trung những lực lượng quan trọng gồm cả lục quân, hải quân và không quân dưới sự chỉ huy của tư lệnh sư đoàn 3 hải quân Mỹ. Họ tiến hành kế hoạch Hiskory với mục đích nhốt dân cư vào những vùng đất rào kín và phá hoại các làng xă ở khu vực Gio Linh và Cam Lộ để xây dựng "trường điện tử" của Mac Namara. Đó là những ngày hết sức xúc động ở Vĩnh Linh, v́ máy bay ném bom liên tục, đó chẳng là điều ǵ mới lạ. Sau chiến tranh, tôi được biết rằng mỗi người dân Vĩnh Linh trung b́nh phải chịu bảy tấn bom và tám mươi quả đạn.

    Sợ nguy hiểm, những người dân ở đây có thói quen phân tán các con trong các hầm khác nhau để bảo toàn được gia đ́nh khỏi một trong những người con bị trúng đạn bom. Luôn luôn có người thương vong. Trẻ con, người già. Một trong những trường hợp lạ lùng là trường hợp anh Ai Danh, một chiến sĩ phục vụ ở mặt trận phía Nam được phép về thăm gia đ́nh ở Vĩnh Tranh. Mẹ anh, đang đứng trong hầm trú ẩn thấy anh về, quay lại gọi vợ và con anh, đúng lúc ấy một quả bom giết chết anh. Anh đă chết đúng chỗ bốn năm trước anh đă chia tay gia đ́nh đi vào mặt trận".

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TƯỚNG GIÁP QUA 2 CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
    Tác giả: Peter Macdonald
    Người dịch: Nguyễn Viết Quyền-Nguyễn Đ́nh Cao
    Dịch theo bản tiếng Pháp của Jean Clem và Frank Strachitz
    Chương 15: Chiến tranh của “Westy”

    Các nhà chính khách ở Washington tuyệt đối không tính đến t́nh thế phức tạp ở miền Nam Việt Nam.
    Tướng Westmoreland nói với tác giả, 1991



    Sĩ quan Mỹ được cử sang Việt Nam với tư cách tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ gọi là William Child Westmoreland sinh ngày 26 tháng 3 năm 1914, ông trẻ hơn ông Giáp 2 tuổi rưỡi. Tốt nghiệp học viện quân sự West Point, ông được phong quân hàm đại úy của khóa học (cũng như các học viên xuất sắc các khóa trước Pershing và Mac Arthunr) và được giữ kiếm Pershing. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, ông đă chỉ huy một tiểu đoàn pháo binh và phục vụ như một sĩ quan tham mưu ở Bắc Phi, ở Ư và ở Đức.

    Năm 1950, Westmoreland là giảng viên ở trường quân sự cao cấp Fort Leawenworth ở bang Kansas. ít lâu sau, ông giảng dạy ở trường Trung học chiến tranh của quân đội Carlisle Carlisle Barraks ở bang Pennoylvanic, một trường liên quân chủng của những sĩ quan đă được huấn luyện. Ông tiếp tục đi học ở trường Haward Business. Sau một khóa đào tạo lính dù năm 1952-1953, ông chỉ huy một đội máy bay vận tải ở Triều Tiên. Sau đó ông làm ở Lầu Năm Góc với cấp bậc thiếu tướng lữ đoàn trước hết ở pḥng quân lực của lục quân, rồi thư kư bộ tổng tham mưu "một dạng tư lệnh trưởng của bộ tổng tham mưu quân đội" (Westmoreland đă gặp tổng tham mưu Maxweth D.Taylor ở Italia trước khi phục vụ dước quyền ông ta ở Triều Tiên). Khi được cử đi giữ quân hàm này ở tuổi 42 để chỉ huy sư đoàn không vận số 10, Westmoreland là vị tổng tư lệnh quân đội Mỹ trẻ tuổi nhất. Sau đó, ông được cử làm hiệu trưởng học viện quân sự West Point.

    Sau đó Westmoreland được cử làm tư lệnh binh đoàn không vận số 18 và tháng 6 năm 1964 làm phó tổng chỉ huy rồi ít lâu sau làm tổng chỉ huy lực lượng quân đội tham gia chiến đấu ở Việt Nam. (MACV) Westmoreland thích hợp với vị trí: ông đă tham gia chiến đấu ở 4 chiến trường khác nhau, đă giảng dạy lư thuyết quân sự ở hai trường quân sự nổi tiếng nhất Hoa Kỳ, đă có kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu ở bậc cao, đă đổi mới trong lĩnh vực chiến thuật (trong thời kỳ chỉ huy sư đoàn không vận, ông là người tiên phong trong việc sử dụng số lớn máy bay lên thẳng), cuối cùng ông là người số một điều hành Lầu Năm Góc.

    Cũng như ông Giáp, Westmoreland đă nghiên cứu các tác phẩm của Sun Tju, của Clausewitj và những nhà lư luận quân sự vĩ đại khác. Và cũng như Giáp, ông đứng đầu một đội quân khổng lồ, mạnh trong chiến tranh về quân số cũng như tập hợp liên quân các quốc gia ở Triều Tiên. Cao lớn, mập mạp, đầy tự tin, năng động và dũng cảm, ông đứng đầu những lực lượng hiện đại nhất được trang bị kỹ thuật cao chưa bao giờ giao chiến. Để bảo đảm hậu cần, trong ba năm đầu chỉ huy chiến đấu ở Việt Nam, ông đă lệnh xây dựng 7 cảng nước sâu và 8 sân bay lớn-và đó là một quyết định trong hàng ngh́n quyết định khác. (Muốn thực hiện những công việc đó, phải cần đến 51.000 công chức dân sự dưới quyền Mỹ cùng làm việc ở miền Nam Việt Nam tốn một nửa tỷ đô la một năm). Đến năm tài chính 1968, khi Westmoreland rời Việt Nam, ngân sách chi đến 30 tỷ đô la.

    Sự cực kỳ giả tạo của bộ máy chiến tranh Mỹ là tạo dựng lên một trong những trở lực chính đáng cho một thắng lợi ở Việt Nam. Các nhà quân sự cũng như chính khách Mỹ quá tin vào ưu thế lư thuyết của vũ khí hiện đại trong mọi trường hợp, không tính đến tính chất của đối phương: chỉ cần "bỏ nhiều công sức là quân thù biến đi rất kỳ diệu. Yếu tố con người, yếu tố quyết định thắng lợi bị che kín dưới cái màn tồi napalm, laje, những bộ tách sóng và chất độc làm rụng lá.

    Hơn nữa quân đội Mỹ theo đuổi quá cứng nhắc học thuyết của họ, phát triển chiến đấu sắt thép ở châu Âu. Khốn nỗi, mặc dù Westmoreland đă "xác định cái ǵ đến với quân Pháp năm 1954 không bao giờ lại đến với quân Mỹ". Ông tin rằng chiến tranh Đông Dương "không thật sự có nghĩa: Người Pháp ở vào một t́nh thế quá bất lợi, họ không có được nguồn lực như chúng tôi". Hẳn là dưới con mắt ông ta, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến có tính chất khác mà những bài học của quá khứ không áp dụng được. Đây là một hoạt động cách mạng quy mô lớn, một loại mà quân đội Mỹ chưa bao giờ vượt qua được. Westmoreland đă có thể tuyên bố rằng: "những người cộng sản lănh đạo một cuộc chiến tranh cách mạng cổ điển Việt Nam". Trong khi sự thật không đúng như vậy: một cuộc chiến tranh cách mạng nhằm tới thắng lợi quyết định không có sự giúp đỡ của nước ngoài. Vậy mà ở miền Nam Việt Nam, quân Việt Cộng không thể một ḿnh thắng lợi mà không có yểm hộ của quân chủ lực của ông Giáp.

    Westmoreland đă biết tên ông Giáp trước khi xông đến Việt Nam, nhưng ông nói: "Tôi không hề biết tí ǵ về ông ta trước khi tôi đến đất nước này, nhưng tôi hoàn toàn biết rơ ông ta là ai, v́ tôi đă được tin về chiến thắng của ông ta đă giành được ở Điện Biên Phủ. "Những chiến dịch của ông Giáp không được nghiên cứu ở Fort Leavenworth, cũng không có ở War Collège, ở G.Q.G, ở Sài G̣n, cơ quan tham mưu không phải phân tích những chiến dịch ấy, người ta cũng chẳng nghiên cứu về những người chỉ huy đối phương. "Về chiều sâu, điều đó cũng chỉ là chuyện phân tích qua loa". Tuy nhiên "tất cả các sĩ quan (ở Việt Nam) đều biết lịch sử Việt Nam, nhất là thời kỳ Pháp thuộc".

    Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất của Westmoreland là từ đầu đến cuối ở Việt Nam, Hoa Kỳ không xác định mục tiêu chính trị rơ ràng do đó không có đường lối chiến lược quân sự. Từ ngày một nhóm cố vấn được cử sang Sài G̣n những sự kiện hỗn loạn nối tiếp nhau diễn ra. (Và điều đó vẫn không đổi sau này; khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ quốc pḥng năm 1968, Clark Chifford phải tuyên bố : "Tôi rất ngạc nhiên thấy rằng chúng ta không có một kế hoạch nào để giành thắng lợi trong chiến tranh").

    Tất cả các bộ năo của chính phủ và Lầu Năm Góc cũng như nhóm chuyên viên giúp việc cho bộ trưởng các trường đại học-ví dụ Jason group gồm 49 viện sĩ chuyên t́m ra những ư kiến mới cho việc phân tích quân sự-không bao giờ cung cấp cụ thể một chiến lược gắn bó chặt chẽ hoặc một kế hoạch dài hơn khả dĩ dẫn đến chiến thắng. Phần lớn các con người thông minh và trí tuệ thấy rằng các thông số xuất phát là sai lầm-lúc ban đầu, Hoa Kỳ chưa bao giờ phải can thiệp quân sự vào cuộc chiến này-nhưng Hoa Kỳ đă đi quá xa để có thể đưa bộ máy quay lại đằng sau: trong nước Mỹ cũng như ở ngoài, điều đó coi như một thế yếu, một chỗ thiếu trong những lời cam kết. Do đó, các sự kiện càng phát triển, các nhà chức trách chính trị và quân sự hành động bằng cách bịt các lỗ hổng mà họ phát hiện được. Cứ tiếp tục đến x lần, đỉnh cao của sự giàu có của Mỹ quay xuống, đổ vào đây hàng đống đô la, người và vũ khí.

    Những người tiền nhiệm của Westmoreland, những thành viên của đoàn cố vấn quân sự Mỹ gửi đến Sài G̣n, đă yêu cầu có những biện pháp "bịt biên giới" với Lào và Campuchia bằng một hàng rào bao vây. Năm 1961 CIA đưa vào một đơn vị đặc biệt do tổng thống Kennedy thành lập v́ không thể đóng cửa biên giới. Cùng năm ấy tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (OTASE) giới thiệu phương án 5/61 đưa một lực lượng quốc tế vào nhưng Lầu Năm Góc quyết định chương tŕnh không thực hiện được. Một đề nghị khác của tướng Maxwell D.Taylor, đại diện đặc biệt của tổng thống về những vấn đề quân sự, nên đưa một lực lượng tác chiến gần 3300 quân săn lùng của quân ngụy miền Nam (ARV) vào 5 tỉnh biên giới. Phương án ấy cũng chết dí trong bàn giấy, măi đến năm 1962, CIA bắt đầu tổ chức tuyển mộ những người dân tộc miền núi để thành lập những dân quân tự vệ. Theo năm tháng, những dân quân tự vệ do quân Mũ nồi xanh thành lập và làm cố vấn do quân ngụy miền Nam chỉ huy được đưa vào dọc đường biên giới.

    Khi tướng Westmoreland đến Sài G̣n, chiến lược đă được xa xa; những đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt phụ trách việc "tập hợp những tin tức, triệu chứng về hoạt động của đối phương và đánh dấu mọi sự đột nhập của những đơn vị quan trọng của tiểu đoàn hoặc trung đoàn", phải theo dơi trên sườn trống; phía sau, binh sĩ và quân đồng minh phải tổ chúc hành quân "t́m và diệt" (Hureter/Killer operation): những trận đột nhập vào rừng núi để t́m kiếm những tin tức dấu vết, để bao vây các đơn vị Việt Cộng hoặc Quân đội nhân dân Việt Nam và nếu có thể tiêu diệt họ. Có thể nêu lên: "Nếu tôi có đủ quân số được tăng cường vô hạn định, tôi có thể cho các đội quân thường xuyên đồn trú trên khắp các huyện và các tỉnh và thực hiện một chiến lược khác hẳn. Nhưng một dự án như vậy phải có đến hàng triệu người"-đúng như ông Giáp đă đoán trước đây ít lâu. Kiên nhẫn theo kế hoạch, Westmoreland dần dân tăng thêm quân số và khi có điều kiện chuyển qua những trận tấn công quy mô lớn hơn: những cuộc hành quân "t́m, diệt" được thực hiện với những lực lượng quan trọng, được pháo binh và không quân yểm trợ mạnh (chiến lược này người Pháp đă thực hiện không thành công).

    Hàng chục cuộc hành quân loại này được thực hiện. Kèm theo tiếng gầm rú của máy bay ném bom, tiếng ́ ầm điếc tai của máy bay lên thẳng, rồi những đội quân nhỏ gồm Mỹ và liên quân lùng sục rừng rậm và đồng ruộng hy vọng quân đội Việt Cộng cắn mồi: nếu họ xuất hiện, họ sẽ bị một hỏa lực lớn hơn đánh bại, hoặc giả rất nhiều đội quân bao vây và kẹp chặt những đơn vị đối phương trước khi tiêu diệt. Sự thật đối phương không xuất hiện hoặc luồn vào giữa hàng ngũ của lực lượng đồng minh, như định bắt con cá hồi bằng tay trên một thác nước ở vách núi cao. Các phi công máy bay lên thẳng đă cung cấp cho chúng tôi một dẫn chứng về một chuyện sử dụng đậm đặc kỹ thuật hiện đại để đạt được những kết quả tồi tệ ấy trên chiến trường của quân Mỹ. Quá tŕnh xảy ra chiến sự, gần 5.000 phương tiện ấy, giá mỗi chiếc khoảng một phần tư triệu đô la bị lực lượng mặt đất của quân đối phương bắn rơi. Ṛng ră hàng mấy năm trời, họ bảo đảm yểm trợ tác chiến và hậu cần cho những đơn vị chiến đấu trên trận địa, bắn đạn lỗ chỗ xuống rừng rậm và ruộng đồng, chuyên chở vật liệu và đạn dược, chuyên chở thương binh rời trận địa. Rồi cuối cùng, họ cũng có một lần chạm trán lớn trong cuộc chiến: nhờ có khả năng xuất hiện bất ngờ và rút đi nhanh chóng, như ky binh ngày xưa, họ tạo thành một phương tiện chắc chắn để rút bộ binh ra khỏi chiến trường và cuối cùng thành một "lối thoát cấp cứu” mỗi khi t́nh thế thật sự không-c̣n giữ vững nữa. Điều đó cho phép quân đội Mỹ tuyên bố họ chẳng bao giờ thất trận-nhưng cũng chẳng thu được thắng lợi quyết định nào.

    Mục đích cuộc chiến tranh này không phải để chiếm đất đai và chiếm đóng ở đó, và không nói đến việc vạch đội h́nh trên bản đồ, phải t́m những cách khác để xây dựng thắng lợi của các cuộc hành quân. Một trong những cách đó là đếm xác chết. Trong những bán báo cáo theo nếp cũ, các sĩ quan chỉ huy Mỹ phải nêu rơ đă giết được bao nhiêu quân đối phương. V́ nhiều lợi ích-thăng cấp thăng chức, thưởng huân chương, nghỉ phép (với những ngày ở Bangkok, Singapo, Hong Hong, Manila, Honolulu...) đều phụ thuộc vào những con số tính xác chết, giải pháp thật đơn giản: chỉ cần có xác chết, địch hay không phải địch, hoặc giả "bịa" ra. Khi bắt được một tù binh, rất hiếm trường hợp được sống sót: Không chỉ v́ khó khăn lắm mới đưa được về căn cứ, nhưng để làm ǵ? V́ cấp trên chỉ cần những xác chết? Theo những chỉ số đáng ngờ ấy, việc xác định tổn thất của đối phương rất ít chính xác. Theo một số tin tức, con số thương vong ấy lên đến 350 ngh́n-chết, bị thương và đào ngũ-vào năm 1965 đến 1967. Dầu con số thật như thế nào, bao giờ cũng có những số liệu tương đương kẻ địch trên trận địa.

    Một phương pháp khác chính xác hơn-và tất nhiên khắc nghiệt hơn để đánh giá thắng lợi của các cuộc hành quân chống Việt Cộng là thống kê số người lánh nạn. Hàng chục và hàng ngh́n người di chuyển chạy khắp đất nước. Năm 1967, người lánh nạn là 1,2 triệu: bị đuổi ra khỏi nhà v́ bom đạn máy bay và pháo binh hoặc v́ việc "quét sạch" những vùng rộng lớn (nói khác đi việc buộc một Việt Cộng hoặc cảm t́nh của Việt Cộng), đồng thời với việc áp dụng chương tŕnh ấp chiến lược. Tóm lại là một sự lộn xộn không tả xiết. Vào năm 1968, không ít hơn một phần ba dân cư bị buộc rời khỏi quê hương đất tổ và "định cư" nơi khác (Westmoreland đă đích thân đến Malaysia để nghiên cứu những điều kiện địa phương và so sánh với những điều kiện ở Việt Nam, hy vọng có thể thổi thêm một ít sức sống cho một chương tŕnh đang hấp hối).

    Sau khi Diệm chết, quân Việt Cộng tăng gấp đôi lực lượng để thanh toán những khu "vàng” cuối cùng (do chính phủ kiểm soát). Năm 1962 có khoảng 9.000 vụ tranh chấp ác liệt Sau đó con số tăng lên không ngừng: 1963: 19.000; 1964 hơn 25.000; 1965 gần 27.000. Từ năm 1962 đến năm 1965 không ít hơn 4.500 bị giết chết. Khắp nơi dao và đạn chờ đợi những ai không ủng hộ Việt Cộng. Phó mặc cho tất cả mất hết phương hướng và hy vọng, luôn luôn lo lắng và sợ hăi, những người lánh nạn chạy từ đầu đến cuối đất nước hy vọng t́m kiếm được một chỗ ẩn thân kín đáo.

    Nguyễn Văn Tích là một ví dụ điển h́nh về những người Việt Nam nhập ngũ từ rất trẻ và đă chiến đấu trong đội ngũ quân đội nhân dân nhiều năm. Nghe theo tài hùng biện của Cụ Hồ Chí Minh, sau khi chỉnh quân chính trị, Tích trở thành một chiến sĩ dũng cảm và trung thành; chiến đấu từ trận này đến trận khác, cuối cùng ông cũng được phong trung tá. Những hiểu biết trong những năm phục vụ quân đội đă cho phép ông trở thành một nhà sử học của quân đội.

    Trong dịp tiếp xúc với tác giả, ông đă viết được những điều kiện sinh hoạt của một quân dân trong quân đội nhân dân và câu chuyện đầy h́nh ảnh về một cuộc đụng độ ở chiến trường.

    "Tôi đă phục vụ 12 năm trong vùng giới tuyến quân sự và tất cả 24 năm trong quân đội. Sau giải phóng miền Nam, tôi trở lại miền Bắc và chiến đấu. Tôi đă trở về Hà Nội sau hai năm (1988). Tôi hiểu biết rất sâu về quân đội.

    Khi tôi vào bộ đội, trước hết qua 6 tháng huấn luyện tân binh, sau đó là một đợt huấn luyện đặc biệt giành cho những chiến sĩ đi miền Nam. Người ta đă chuẩn bị cho chúng tôi một chặng đường bộ qua vùng rừng núi hiểm trở với trên lưng cái ba lô nặng 30-40kg. Phải làm việc trong bất cứ điều kiện nào. Chúng tôi phải trèo trên những sườn núi dốc đứng bằng đôi vai của các đồng chí. Chúng tôi phải làm việc ngày đêm, tất cả các ngày trong tuần lễ không nghỉ. Chúng tôi ngủ trên vơng và tập xây dựng hầm trú ẩn. Chúng tôi sử dụng những chiếc vơng bằng sợi hóa học của Mỹ do nhân dân cung cấp. Mỗi người được một tấm ni lông để che mưa. Rất thuận lợi, mọi thứ đều trong túi của tôi.

    Chúng tôi tập ăn gạo và rau khô mà chúng tôi nấu lấy trước khi nhận nhiệm vụ. Chúng tôi dùng bếp đặc biệt, bếp Hoàng Cầm-tên của người sáng chế bếp không khói để quân địch không phát hiện được chúng tôi. (Khói được đi theo một đường hầm dài đào phía sau bếp, thành đất hầm hấp thụ dần những phân tử các cacbon sao cho cuối cùng không c̣n ǵ để thoát ra ngoài). Hoàng Cầm đă được tuyên dương anh hùng quân đội.

    Tôi có cái may mắn được chiến đấu 24 năm trong một đơn vị: sư đoàn 325, một trong những sư đoàn được thành lập đầu tiên. Tên thường gọi là "sư đoàn Sao Vàng”; quân Mỹ rất hiểu sư đoàn đó, là một trong những mục tiêu ưu tiên.

    Trận đánh đầu tiên của tôi là trận đánh sư đoàn 1 ky binh không vận do Mc.Namara thành lập ở tỉnh B́nh Định. Sư đoàn tôi đóng ở trung tâm tỉnh, là một trong những mục tiêu chính của lực lượng không vận Hoa Kỳ.

    Quân Mỹ đưa 3 trung đoàn chống lại chúng tôi. Mục đích của cuộc hành quân là càn quét và tiêu diệt như họ vẫn gọi là "t́m và diệt".

    V́ không có xe, chúng tôi phải chia ra nhiều nhóm vận động bằng đôi chân. Lực lượng không vận đă bao vây chúng tôi thành gọng ḱm và chúng tôi chưa biết đánh chúng như thế nào. Chúng tôi không ai biết chiến thuật của họ-cũng như không biết chiến thuật của quân Mỹ nói chung. Sau đó, các đồng chí đă đánh Mỹ đến sư đoàn và chúng tôi học kinh nghiệm của các đồng chí ấy. Chúng tôi bắt đầu học tập nhưng chúng tôi đă quyết định một thỏa thuận chung là điều đầu tiên phải xác định đầy đủ học để đánh Mỹ, sau đó chúng tôi mới đi vào chi tiết.

    Đă có quyết định, những ai giết được ít nhất 5 lính Mỹ được phong tặng danh hiệu dũng sĩ loại ba, giết được 10 lính Mỹ được phong tặng danh hiệu dũng sĩ loại hai, giết được hơn 10 lính Mỹ được loại một.

    Tôi nhớ nhất buổi sáng ngày 28 tháng giêng năm 1966. Chúng tôi đang ở trong một vùng gọi là Cat Market cách bờ biển 10km. B́nh thường chúng tôi có thói quen ra vị trí trận địa sau bữa ăn sáng, nhưng hôm ấy trời vẫn c̣n sớrn, bỗng nhiên chúng tôi nghe tiếng pháo bắn từ các giàn pháo mặt đất và tàu thủy đậu ngoài khơi. Mới chỉ có vài người trong chúng tôi kịp đến v́ trí chiến đấu. Đạn pháo như mưa xuống làng ở gần đó.

    Rơ ràng đây là một cuộc hành quân lớn của quân địch; chúng tôi vội vàng xuống hầm trú ẩn trong làng. Tôi được biết quân Mỹ đặt tên cho cuộc hành quân này là máy xát gạo. Họ tưởng rằng quân giải phóng chúng tôi là những hạt gạo, và chúng đến để chà xát chúng tôi!

    Sau đó máy bay đánh phá. Chúng nhiều đến nỗi chúng tôi không đếm xuể. Quân Mỹ dùng cả máy bay lên thẳng, tất nhiên họ có chương tŕnh đă chuẩn bị sẵn, v́ các lục lượng chủ yếu đều lập tức vây hăm tất cả các làng trong vùng. Không có liên lạc vô tuyến điện giữa các đơn vị chúng tôi rất khó bảo đảm liên lạc. Sau đợt pháo bắn, chúng tôi đă có vài người bị thương. Họ được giao cho dân làng.

    Sau đó, một làn sóng máy bay lên thẳng thứ hai đến đổ quân trước trận địa của chúng tôi trong vườn dừa cát trắng. Cánh quạt máy bay tung bụi cát mù mịt. Có tất cả khoảng 250-300 quân Mỹ tản ra các hướng. Một trăm tên đi về hướng chúng tôi.

    Đó là một buổi sáng đẹp trời; tôi c̣n nhớ chúng mặc áo cộc tay, quần bó chặt, mũ sắt và giày cao cổ. Chúng được trang bị súng AR15 và M79. Tôi chú ư quan sát chúng, v́ lần đầu tiên tôi trông thấy địch. Tất cả họ h́nh như c̣n rất trẻ. Có cả quân châu Phi: cũng là lần đầu tiên tôi trông thấy họ.

    Nằm dài trên trận địa, địch không phát hiện được, chúng tôi sẵn sàng hành động ngay lập tức. Chúng tôi không đủ kiên nhẫn theo dơi quân Mỹ đánh như thế nào. Chúng tiến về hướng chúng tôi. Vừa gọi cho máy bay lên thẳng, không bắn vào chúng tôi nhưng làm náo động cả không gian. Những tên linh Mỹ đă đến rất gần, cách làng chừng 50 mét. Khi tôi nghe một tên hô một mệnh lệnh, tất cả bọn chúng đều nằm bụng sát đất. Ngay sau đó, những quả đạn cối róc vào làng rồi tiếng súng bắn không ngừng. Chúng tôi vẫn không hành động.

    Sau đó, tôi nghe những tiếng kêu, và bọn lính Mỹ từng tốp nhỏ, tiến vào làng. Chúng tôi chạy từ cây này sang cây khác, bên phải vị trí tôi. Khi chúng đến rất gần, chúng tôi bắt đầu nổ súng. Chúng đă thật gần. Một số đổ xuống. Sau đó bạn chúng chạy đến cứu chúng, chúng tôi bắn tất cả. Thông thường, chúng tôi có thể bắn chết những tên Mỹ đến cứu bạn. Ngày hôm đó, tôi đă giết khoảng 12 tên.

    Chúng chia cuộc hành quân "xát gạo" thành nhiều đợt. Đợt một bao gồm một vùng 3 làng kéo dài trọn một ngày. Chúng đă chiếm được vị trí của chúng tôi, nhưng chúng tôi đă tiêu diệt một số lớn. Mục đích của chúng tôi là không phải giữ đất, nhưng sao cho tổn thất ít nhất mà giết được nhiều lính Mỹ nhất. Trận chiến đấu kết thúc, chúng tôi rút về vị trí an toàn.

    Đợt hai lấy tên là "cánh trắng”, diễn ra sau một tuần trong thung lũng An Lăo, cách đợt đầu một khoảng cách. Chúng biết rằng những người sống sót trong đợt một đă lùi về thung lũng này. Đợt hai kéo dài cả tuần lễ. Chúng không trực diện với đơn vị tôi, chỉ có lực lượng du kích hiện có trong khu vực tác chiến. Đợt tiếp theo chỉ rất ngắn, rồi hầu như chúng đă rút hết.

    Sau cuộc hành quân này, quân Mỹ kiểm soát được vùng này, nhưng nhân dân rất căm ghét chúng; chúng cũng rút đi luôn. Để thoát khỏi tay chúng, chúng tôi cũng di chuyển, ngày một sâu vào rừng.

    Đến cuối năm, chúng tôi lâm vào t́nh trạng thiếu lương thực nghiêm trọng. Đạn pháo rơi ngày đêm; thật là một t́nh trạng bi đát v́ mọi người đều trốn khỏi vùng này. Không c̣n ai giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi chỉ c̣n ăn gạo với sắn. Thứ lúa chét c̣n lại sau khi gặt mà chúng tôi t́m kiếm được trên các thửa ruộng.

    V́ liên tục ẩm ướt, chúng tôi mắc vô số bệnh ngoài da. Phần lớn chân chúng tôi bị viêm loét v́ côn trùng chích và nước bùn, ḥa với xác chết chôn dưới đất. Do đó đi rất khó khăn; thỉnh thoảng viêm tận xương chân. 100% quân số mắc bệnh sốt rét. Ở đây có rất nhiều vắt, gây nên viêm loét khiến chúng tôi đau đớn.

    Thỉnh thoảng chúng tôi có thuốc lá, nhưng rất hiếm. Sau những trận đánh giáp lá cà với quân địch, chúng tôi kiếm được thuốc lá Mỹ, và cả sô cô la. Thường trước một trận đánh chúng tôi chẳng có ǵ ăn nhưng khi trận đánh kết thúc, chúng tôi kiếm được thức ăn, sô cô la và bia trong những địa điểm quân Mỹ đă ở lại đó.

    Quân đội chúng tôi chiến đấu hiệu quả v́ chúng tôi đánh trong rừng. Chúng tôi muốn đánh quân Mỹ mỗi lần chúng tôi muốn đánh và lui khi chúng tôi muốn rút. V́ vậy nên chúng tôi giành được bao nhiêu thắng lợi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Phim hoạt h́nh 3D về Vơ Nguyên Giáp
    By Gánh Hàng Hoa in forum Tin Việt Nam
    Replies: 5
    Last Post: 15-08-2011, 09:29 PM
  2. Vơ Nguyên Giáp
    By FatDuck in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 6
    Last Post: 30-03-2011, 06:21 PM
  3. Bài Điếu Văn Cho Vơ Nguyên Giáp
    By Nguyên Thạch in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 09-11-2010, 07:42 AM
  4. Replies: 13
    Last Post: 02-11-2010, 12:35 PM
  5. Vơ Nguyên Giáp qua đời ! Thật không đây ?
    By Xuân Nhi in forum Recycle Bin
    Replies: 18
    Last Post: 08-09-2010, 08:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •