Page 2 of 8 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 78

Thread: Công chúng bất b́nh trước dự án Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Sự tương phản giữa 2 vấn đế

    Tigon không đăng riêng bài này , mà post dưới bài Tượng Đài Mẹ VN Anh Hùng , để mọi người nh́n thấy sự tương phản giữa 2 vấn đề , thấy rơ những phô trương bề ngoài của nhà nước VN .

    Những chuyện cần làm cho dân th́ không làm , chứng tỏ bọn chúng có lo cho dân đâu .

    Xem xong mấy cái video này , mấy ông bà tay sai Công Sản cứng họng rồi chứ ǵ ?

    Tigon
    Last edited by Tigon; 25-09-2011 at 01:26 AM.

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trẻ em bơi qua sông đi học bản ÔngTú- xă TrọngHóa-MinhHoá-QuảngB́nh.


    Thêm rất nhiều clip được tung lên youtube dưới những đề tài khác nhau

    http://dantri.com.vn/c20/s20-516921/...-sinh-boi-qua-...

    C̣n rất nhiều nơi trên đất nước Việt nam này thiếu những cây cầu như thế...Và trẻ em hàng ngày đến trường phải bơi, lội qua sông mới đi học được...

    Thật kinh hoàng bạt vía khi xem video ...



    ngpsaobiec / Youtube

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    'Xây tượng đài hoành tráng cũng như nhà nghèo nuôi voi chơi'

    Ông Phạm Trung, Trưởng ban Mỹ thuật hiện đại (Viện Mỹ thuật) trao đổi với VnExpress :


    - Trước thông tin Quảng Nam xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, những người nghiên cứu mỹ thuật đă rất quan tâm bởi lẽ công tŕnh đội giá nhiều lần với số tiền rất lớn, trở thành tượng đài có kinh phí lớn nhất Việt Nam, vượt qua cả tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.


    Khi tôi xem mô h́nh bằng xi măng với tỷ lệ 1/1, ấn tượng đầu tiên là không thỏa măn, không choáng ngợp về thẩm mỹ, về hiệu quả thị giác mà chỉ thấy đồ sộ. Tôi cũng liên tưởng ngay nếu xây dựng ngoài thực địa, với những công năng lồng ghép (bảo tàng, nơi người dân tới vui chơi, du lịch…), trong không gian nắng và gió khắc nghiệt của miền Trung th́ khối tượng này sẽ rất thô và khô.


    Tác giả có thể hiện tứ văn học rất hay là tượng sừng sững như núi, có hồ nước phía dưới với ư tưởng "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Tuy nhiên, công tŕnh này không thể hiện được điều đó bởi ấn tượng thị giác là khô, nhiều chi tiết vụn, không có sự chắt lọc và không có tính điêu khắc.



    Tượng mẹ VN anh hùng đă xong mô h́nh xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông.

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Về quy hoạch mặt bằng, cấu trúc tổng thể cũng không thỏa măn, dàn trải, rời rạc, mặc dù về sau có thêm tiểu cảnh cây xanh trong không gian chung. Có thể lấy một ví dụ bằng hàng trụ biểu bên ngoài. Tác giả cố gắng khai thác những h́nh tượng nghệ thuật, mô típ chạm khắc dân gian, như hoa sen, mây, đàn nhạc, chân dung phụ nữ... nhưng khi càng lồng ghép th́ thấy sự tả kể, vụn vặt càng lộ rơ.


    Nói thẳng là những minh họa đó mang tính cải lương, “tân cổ giao duyên” và nó càng làm cho tính chất tưởng niệm và chủ đề về mẹ VN bị dàn trải, sức thuyết phục về mặt nghệ thuật không cao, mang nặng tính dân gian nhiều hơn là tính bác học, chuyên nghiệp.


    - Lănh đạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, tượng hoành tráng mới thể hiện hết tầm vóc của mẹ VN anh hùng, xứng tầm thế giới, ông nghĩ sao về điều này?


    - Tư duy thẩm mỹ của người Việt từ hàng ngh́n năm nay đều do điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế quy chiếu. Người Việt không có tư duy phát triển theo chiều cao, không có truyền thống làm tượng đài, tượng ngoài trời. Các công tŕnh kiến trúc thường phát triển theo chiều ngang, tiêu biểu như các cung điện ở Huế và đ́nh chùa khắp cả nước.


    Từ năm 2006, Viện Mỹ thuật VN tổ chức hội thảo về điêu khắc ngoài trời VN hiện đại. Rất nhiều ư kiến cảnh báo tượng đài ngoài trời VN ngày càng xấu đi, xa rời thẩm mỹ truyền thống của người Việt. Vậy có nên làm tượng đài nữa không? Thế nhưng, sau hội thảo không thấy t́nh h́nh tiến bộ mà càng có nhiều tượng đài to và xấu hơn.


    Có thể là do kinh tế phát triển nên nhiều nơi, nhiều người muốn làm to hơn song điều ngược lại là hiệu quả xă hội từ các công tŕnh đem lại rất hạn chế. Càng làm, các công tŕnh tượng đài càng tiêu tốn nhiều và không tạo ra được những điểm nhấn thẩm mỹ thị giác bởi tính công thức và minh họa cổ động rập khuôn, không đạt được thành tựu về giáo dục cộng đồng và giáo dục thẩm mỹ.


    Ở VN hiện nay rất ít người có khả năng làm tượng đài mà cả tư duy lẫn tay nghề tốt. Những công tŕnh hoành tráng sử thi chỉ đếm trên đầu ngón tay, ví dụ Mẹ Tổ quốc của ông Nguyễn Hải, tượng Nhà tù Lao Bảo của Phạm Văn Hạng, tượng đài Ngă ba đồng Lộc của Lê Đ́nh Quỳ, một số tác phẩm của Phan Gia Hương, Lưu Danh Thanh, Tạ Quang Bạo... Tức là rất ít người làm được những công tŕnh mà có cảm giác có tính hoành tráng, sử thi. Ngay cả các sáng tác của họ, chất lượng nghệ thuật cũng không ổn định.


    Các trường đào tạo của chúng ta không có chuyên ngành đào tạo điêu khắc hoành tráng, trừ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Các trường khác chỉ dạy điêu khắc tượng tṛn, c̣n điêu khắc ngoài trời đ̣i hỏi kinh nghiệm và h́nh thức đào tạo riêng th́ ta không có.




    Các trụ biểu với nhiều họa tiết. Ảnh: Vũ Huy Thông.

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ư Kiến của nhà điêu khắc Phạm Trung

    - Là nhà nghiên cứu nghệ thuật, ông đánh giá thế nào về xu hướng làm tượng đài đồ sộ hiện nay?


    - Hiện nay trên thế giới người ta không làm tượng đài như ở ta nữa. Ngay cả Trung Quốc cũng làm rất ít, chuyển sang những h́nh thức khác. Gần đây nhất, kỷ niệm 10 năm sự kiện 11/9 ở Mỹ, tại khuôn viên của ṭa tháp đôi bị đánh sập, họ không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ mà tại nền 2 ṭa tháp cũ, họ đào hai cái hồ vuông, nước chảy liên tục vào đấy, xung quanh ghi tên những người thiệt mạng. Ngày tưởng niệm họ chiếu 2 cột đèn laser lên trời, kỹ thuật không có ǵ ghê gớm nhưng ư nghĩa vô cùng sâu sắc. H́nh thức làm công tŕnh tưởng niệm bây giờ đă rất khác. Các nước có nhiều h́nh thức đáng học hỏi chứ không như của ta, hàng chục năm nay vẫn công - nông - binh giơ tay và tượng đài thành công thức, mang nặng tính cổ động, minh họa.


    Tất cả điều đó chứng tỏ sự không tiến bộ về thẩm mỹ đến nỗi có ư kiến tiêu cực rằng nên xếp tượng đài vào lĩnh vực xây dựng, không bàn về thẩm mỹ nữa; hay nên chăng dừng xây tượng đài cho đến sau 2020, để lúc đó kinh tế ổn định, các điều luật rơ ràng hơn th́ mới bàn... Trong một cuộc hội thảo do Hội Mỹ thuật VN tổ chức cách đây vài năm, có nhà điêu khắc có thâm niên và uy tín trong việc làm tượng đài ở nước ta từng dũng cảm thừa nhận: “Tượng đài là nơi làm kinh tế của các nhà điêu khắc”.


    - Nhân nói về bệnh ph́ đại, ông đánh giá thế nào về mối liên hệ của phong trào đua nhau làm cái to nhất, lớn nhất, lập kỷ lục ở VN hiện nay?


    - Thực ra, bệnh thành tích, bệnh muốn chứng tỏ ḿnh là biểu hiện của sự thụt lùi văn hóa, một biểu hiện của sự thích ồn ào, khoe mẽ của tính thực dụng kiểu “trọc phú” chơi trội. Bởi v́, ḿnh phải biết ḿnh là ai. Dân tộc VN có truyền thống văn hóa lâu dài hàng ngh́n năm, truyền thống chống ngoại xâm. Tuy nhiên, kinh tế VN th́ chỉ mới thoát nghèo và nước ta về lănh thổ, dân số là nước trung b́nh trên thế giới. Chúng ta có quyền tự hào ở những khía cạnh nhất định, thế nhưng khi cả xă hội đua nhau làm mọi thứ mà cái ǵ cũng muốn ghi vào kỷ lục, nhưng giá trị thực chất th́ rất đáng ngờ, th́ nó gây nên một cơn sốt mà có nhà văn hóa đă nói là "sự lên đồng tập thể". Ở đây, rơ ràng thể hiện sự trục trặc về văn hóa, một lối sống bề nổi, chụp giật và ngạo mạn.


    Tôi có thể khẳng định, với h́nh thức làm tượng đài ngày càng phóng to về quy mô, bảo thủ về h́nh thức và kỹ thuật, tiêu tốn ngày càng nhiều tiền mà lại lồng ghép nhiều công năng trái chiều.... th́ đó sẽ là một sự thất bại về mặt nghệ thuật của VN. Tượng mẹ VN là ví dụ chung cho sự thất bại này.


    Nói cách khác, xây dựng tượng đài được ví như nhà nghèo nuôi voi cưỡi chơi, tốn kém vô cùng, và sự ảnh hưởng về mặt giáo dục tinh thần, xă hội cho cộng đồng ngay tại khu dân cư có công tŕnh xây dựng và cho văn hóa nói chung là không cao, nếu không nói là rất đáng ngại nếu tượng đài đó chất lượng xây dựng, thẩm mỹ xấu.

    Ông Phạm Trung: "Nhiều công tŕnh điêu khắc to lớn, kềnh càng, khoa trương khánh thành gần đây đă kéo thụt lùi thẩm mỹ điêu khắc, nghệ thuật tượng đài trở về như những năm 1960-1970, nặng tính chất minh họa, cổ động". Ảnh: Nguyễn Hưng.




    - Vậy theo ông công tŕnh này nên làm thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại trong khi đă triển khai dự án được 4 năm?


    - Khi làm tượng đài, có nhiều yếu tố chi phối. Hội đồng thẩm định địa phương có nhiều thành viên không có chuyên môn nhưng lại có tiếng nói quyết định và ra những bài toán mà các nghệ sĩ phải làm theo, thành ra đẽo cày giữa đường...


    Tôi cho rằng, dư luận có thể cứ phản đối, c̣n địa phương họ vẫn sẽ cứ làm nếu không có chỉ đạo nào từ cấp cao hơn. Theo nghệ sĩ Đinh Gia Thắng, chi phí phóng tượng chỉ là 1/2 của con số hơn 410 tỷ đồng, c̣n lại là các hạng mục, sân vườn.

    Nếu địa phương có thực tâm cầu thị th́ họ sẽ cắt bớt các hạng mục khác.

    Thực ra nếu họ dùng tiền ấy làm nhà t́nh nghĩa, làm bệnh viện, trường học th́ giá trị nhân văn hơn nhiều.


    - Cá nhân ông, nếu có thẩm quyền, ông sẽ xử lư như thế nào?


    - Nói thẳng, nếu có thẩm quyền tôi sẽ không cho làm ngay từ đầu, mà lựa chọn nhiều phương án khác, thậm chí có thể mở nhiều cuộc thi, t́m kiếm các đồ án, giải pháp trên phạm vi cả nước. Công tŕnh nên chọn phương án xây dựng vừa phải, tinh xảo. Vẫn có thể lấy mẹ Thứ làm mô thức chung, hoặc h́nh tượng nào đó khái quát được lịch sử văn hóa dân tộc, nhưng cái chính phải là chọn được người sáng tác có nghề. Bài toán ấy phụ thuộc vào đề bài, công tŕnh được đặt ở đâu, ư nghĩa, yêu cầu cụ thể, vị trí đặt th́ sẽ ra h́nh thức cụ thể. Khi càng cô đọng, xúc tích th́ công tŕnh càng có tính biểu tượng, đại diện cho văn hóa dân tộc.


    Tôi cũng mong rằng, nhà quản lư nên cầu thị, dừng hăm bớt tốc độ xây tượng đài. Đây không chỉ ư kiến của riêng tôi mà nhiều chuyên gia trong ngành kiến trúc, mỹ thuật từng phát biểu.


    Danlambao

  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Biểu quyết của độc giả trên VnExpress.net từ chiều 20/9 đến chiều 23/9.


    Biểu quyết của độc giả trên VnExpress.net từ chiều 20/9 đến chiều 23/9.

    Nguyễn Hưng thực hiện

    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/...nuoi-voi-choi/

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Phỏng vấn một tượng đài



    Liêu Thái (tienve.org) - Đây là cuộc phỏng vấn ngoài dự tính của một phóng viên không bao giờ có bài đăng ở các báo trong nước ở thể loại phỏng vấn nghiêm túc này. Bởi y quên mất một điều, trong một đất nước không chấp nhận sự thật, nói lên sự thật, hỏi về sự thật cũng đồng nghĩa với sự nguy hiểm và úp nồi gạo, lương thực không phải để phục vụ cho sự thật... trừ khi, y là... một tượng đài khác!


    Phóng viên (PV): Thưa mẹ, mẹ có thấy vui khi mẹ được xây dựng thành tượng đài lớn nhất Đông Nam Á ?


    Tượng đài (TĐ): Thôi thôi, xí chuyện này nha, đừng gọi tui bằng mẹ, cứ gọi tui là tượng đài!

    PV: Dạ thưa, v́ sao ... ạ?


    TĐ: À, v́ tui là tượng đài, tui không thể là mẹ của các ông, càng không thể gọi tui là mẹ, các bà mẹ Việt Nam đều tốt bụng, đều mang cái bụng bao dung của ḿnh dành cho con cái, cho đồng loại, không có bà mẹ nào nuốt trong bụng ḿnh số bạc quá lớn như vậy được. Chỉ có tượng đài mới làm điều này thôi!


    PV: Có nghĩa là ... ?


    TĐ: Nghĩa với lư ǵ mấy ông! Phải nói thế này, tui là tượng đài, tui không liên quan ǵ đến các bà mẹ, tui được tô đắp, nhào nặn bởi một ít công thức hiện thực.


    PV: Dạ, không hiểu ạ, vui ḷng nói rơ hơn?


    TĐ: Ồ, thế à, hoá ra các ông rất chậm tiêu, nhưng các ông lại nói rất nhiều. Các ông chậm tiêu bởi các ông ăn rất nhiều, ui dào! Th́ công thức xây dựng tượng đài gồm năm hạn mục: hiện thực, khoa học, cơm, cá và gạo tẻ. Nghĩa là động cơ xây tượng đài phải mang chủ nghĩa tung hê, tung càng mạnh, càng cao th́ càng có nhiều người hê theo ḿnh, mà muốn có người hê theo th́ cần phải biết ai hê, hê để làm ǵ và hê có ḷi tiền ra không... Muốn vậy phải biết bưng bê, xu phụ và áp phe!


    PV: Xây dựng tượng đài là tri ân, tỏ ḷng biết ơn với người xưa, sao lại dùng công thức này?


    TĐ: Ồ, cho tui hỏi ông có phải là người Việt Nam?


    PV: Dạ đúng, người Việt Nam chính hiệu!

  8. #18
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Chị Tigon, điêu khắc gia Phạm Trung cuả bài phỏng vấn này với điêu khắc gia Pham Thế Trung ở Canada là ...hai người khác nhau hay la một?
    Ông Phạm Thế trung ở Canada là người làm tượng Tưởng niệm Thuyền nhân tại Ottawa, còn ông Trung trong bài phỏng vấn không thấy nói là ở đâu?

    Quote Originally Posted by Tigon View Post


    Các trụ biểu với nhiều họa tiết. Ảnh: Vũ Huy Thông.
    Quý vị có thấy sự "tương phản" ...khốc liệt trên mô hình này không?
    Mẹ VN thì khuôn mặt già nua, khắc khổ, nhưng ...một đống hoa văn vòng vèo trên đầu thì ..."ấn tượng" lồ lộ thế kia?
    Loại "hoa văn" này trước giờ không thấy nó đươc xếp thành ...dẫy khơi khơi như vậy bao giờ!

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TĐ: Vậy th́ sao c̣n hỏi những câu ngớ ngẩn thế này nhỉ! Ông sinh năm nào? Mà thôi, không cần trả lời, nh́n mặt ông cũng đủ biết ông chỉ mới ăn cơm một chuồng. Mà đă ăn cơm chuồng nào th́ mùi cũng bốc ra từ chuồng đó. Tui muốn nhắc lại, ông không được phép gọi tui bằng mẹ, tui là tượng đài. Giá như các ông cứ gọi tui là tượng đài ngay từ đầu, đừng thêm chữ “mẹ” vào th́ hay thật là hay! Đằng này bắt tui gánh thêm chữ “mẹ” này, nó vô duyên và giả dối vô cùng! Đừng bao giờ nói chuyện tri ân ở đây, đói th́ cứ ăn, khát th́ cứ uống, muốn chấm mút th́ cứ xây tượng đài. Việt Nam có biết bao nhiêu bà mẹ đói khổ, những tượng đài của họ là bữa cơm, là con cá kho, là cái áo ấm, chứ không phải là cục đá tổ tướng và mấy cái câu sáo rỗng... Các ông giỏi lắm!


    PV: V́ sao?


    TĐ: Lại hỏi v́ sao? Giỏi hỏi nhỉ! Tui đă nói rồi, tui được xây đắp để ca tụng chủ nghĩa, để rửa tiền một cách thông minh và để làm chỗ dựa cho nhiều cái bụng cần tiền. Để xây dựng nên tui, người ta thu gom nhiều mồ hôi cần lao của các bà mẹ, của tiền thuế, sau đó dùng một ít để đắp lên mặt mũi, tay chân, áo quần tui, số c̣n lại đắp lên thân thể của gái điếm, nhà báo, nhà đài, nhà quản lư và nhà xây dựng. Một tượng đài trong nhiều tượng đài.


    PV: Không hiểu ạ?!


    TĐ: Tui không mang h́nh ảnh chung hay cá tính của riêng ai. Ông cần phải hiểu rằng tui là tượng đài của tượng đài, v́ tượng đài thật nằm trong ánh mắt, nếp nghĩ của những bà mẹ, những đứa con c̣n đang lưu lạc đâu đó trong cơi người, và hơn hết là nó nằm trong cái lạnh hiu hiu của cần lao nghèo khổ, nó muốn bứt thoát ra chính ḿnh, nó muốn được bằng an và nói tiếng người một cách tự do và độ lượng. Nhưng tui được đắp ra không phải từ thứ đó, tụi hiện hữu với sứ mệnh dang rộng hai tay che chở cho nhiều dự án và nhiều tài khoản tâm linh đă bị sâu đục mấy chục năm nay. Với tui, như vậy cũng đủ rồi! Đừng gọi tui bằng mẹ, v́ tui là tượng đài!


    PV: Nhưng mà là tượng đài một người mẹ!


    TĐ: Nè ông, ông bớt nhẫn tâm đi nhá, ông cần phải tôn trọng sự thật, dù điều này ông có thể không được phép nói ra, nhưng đó là sự thật. Ông cần phải hiểu rằng tui không muốn có mặt tui trong lúc này, và đặc biệt là không được phép có mặt bất cứ bà mẹ nào trong lúc này!


    PV: V́ sao?


    TĐ: V́ những bà mẹ hiện tại quanh tui đều quá nghèo khổ, quá khó khăn, họ làm tổn thương cái chủ nghĩa và cái chân lư tượng đài của tui! Tui là hiện thân của hoành tráng, giàu có và vĩ đại. Dù muốn hay không muốn, tui cũng phải là hiện thân của thứ này. Dù muốn hay không muốn, tui cũng là hiện thân của một niềm tin về điều này! Tui phải dang rộng cánh tay để bảo chứng điều này. Nếu không vậy, người ta không cần xây dựng tui, và nếu tui nói ra sự thật, người ta đập bỏ tui ngay tức khắc!



    PV: Sự thật nào?


    TĐ: Ông đang buồn ngủ lắm sao? Sự thật các bà mẹ Việt Nam dủ không muốn cũng phải làm anh hùng. Làm anh hùng bằng cách nào à? Bằng cách vui vẻ và im lặng, để người ta đẩy ḿnh từ một người mẹ dịu dàng, mất mát, sang thù hận và anh hùng. Ông thử nghĩ có bà mẹ nào muốn đẩy đàn con ḿnh vào chiến tranh, mất xác, để được làm “anh hùng”? Vô lư! Hết sức vô lư! Các ông đă cố gắng đẩy ḷng thù hận lên đỉnh cao, gắn cho nó chữ “anh hùng” và biến thành tượng đài, sau đó thổi cho nó ph́nh to ra, cao lên, làm một thứ biểu tượng của ḷng thù hận nhưng có cái tên rất bao dung và thơm tho. Mẹ Việt Nam à? Cái này do các ông tự sướng với nhau thôi, tui là tượng đài, không có bất ḱ bà mẹ nào được phép bén mảng đến gần tui! Không ai được phép gọi tui bằng mẹ!


    PV: Vậy ... Bà là ǵ?


    TĐ: Tui được làm nên bởi mồ hôi, xương máu của nhân dân và ư tưởng khôn lanh của một số người khôn lanh, thế thôi! Các bà mẹ Việt Nam không được phép ăn mặc nhếch nhác đến gần tui, mà ở đất nước này, th́ có đến hơn tám chục phần trăm bà mẹ nhếch nhác. Ngay cả cái bà mẹ Thứ, nếu bà mà sống dậy, bước đến gần tui, tui sẽ nuốt bà vào bụng ngay; bà không được phép sống lại, và ngay cả lúc c̣n sống, bà cũng bắt buộc phải sống theo nếp của tui cho đến lúc chết, v́ bà được dùng để xây tượng đài. V́ tui là tượng đài. Tui mang sứ mệnh sừng-sững-như-tượng-đài!


    PV: Nếu gặp mẹ Thứ, bà sẽ nói ǵ?


    TĐ: Không nói ǵ cả, v́ chắc chắn chuyện ấy không bao giờ xảy ra. Bà chưa kịp bước đến gần tui, đă có kẻ bắn hạ bà rồi! Bà đă làm làm anh hùng, đă nhúng chân vào lịch sử th́ đửng ḥng bước ra khỏi nó! Không riêng ǵ bà đâu, mà bất ḱ kẻ nào lỡ thành tượng đài rồi, th́ đồng nghĩa với việc phải biến khỏi thế giới này để nhường chỗ cho tượng đài. Mà tượng đài, nếu không tô vẽ th́ không c̣n là nó nữa, ngộ ra chưa?


    PV: Dạ, hơi ngộ rồi, cảm kích và xúc động quá!


    Liêu Thái


    tienve.org

  10. #20
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chỉ là trùng tên

    [QUOTE=TiếngXưa;8340 6]Chị Tigon, điêu khắc gia Phạm Trung cuả bài phỏng vấn này với điêu khắc gia Pham Thế Trung ở Canada là ...hai người khác nhau hay la một?
    Ông Phạm Thế trung ở Canada là người làm tượng Tưởng niệm Thuyền nhân tại Ottawa, còn ông Trung trong bài phỏng vấn không thấy nói là ở đâu?
    QUOTE]

    Không phải đâu , TX .

    Phạm Trung, Trưởng ban Mỹ thuật hiện đại (Viện Mỹ thuật VN)
    Phạm Thế Trung , điêu khắc gia Canada.

    Tigon

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 8
    Last Post: 25-06-2012, 05:06 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 25-05-2012, 09:08 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2011, 06:54 PM
  4. Replies: 10
    Last Post: 24-09-2011, 04:09 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-09-2010, 11:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •