(Tiếp theo Bài 3)
2. Tiếng Do Thái
Tiếng Do Thái (Hebrew) cổ, phiên âm sang tiếng Việt là tiếng Hê-brơ, Híp-ri hay Hy bá lai, có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 10 tCN.
Vào khoảng năm 200 sCN, tiếng Do Thái không c̣n là một ngôn ngữ nói hàng ngày ở Do Thái cổ và chỉ c̣n là ngôn ngữ của phụng vụ trong Do Thái giáo và văn học.
Sau đó, vào thế kỷ 19, tiếng Do Thái đă được hồi sinh như một ngôn ngữ nói và văn học. Tiếng Do Thái hiện đại bây giờ là ngôn ngữ của 9 triệu người trên toàn thế giới, trong đó 7 triệu là từ Israel. Hoa Kỳ có dân số nói tiếng Do Thái, lớn thứ hai, với khoảng 221.593 người nói thông thạo, chủ yếu là từ Israel.
Chúng ta cần phân biệt có hai loại tiếng Do Thái: tiếng Do Thái cổ và tiếng Do Thái hiện đại. Tiếng Do Thái hiện đại là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Israel (ngôn ngữ chính thức thứ hai là tiếng Ả Rập), trong khi tiếng Do Thái cổ, được sử dụng để cầu nguyện, học tập trong cộng đồng Do Thái trên thế giới hiện nay.
Tiếng Do Thái cổ được dùng để viết Kinh Thánh Cựu ước. Như một ngoại ngữ, tiếng Do Thái cổ ngày nay được nghiên cứu chủ yếu là do người Do Thái và sinh viên của Do Thái giáo và Israel. Tiếng Do Thái cổ cũng được nghiên cứu chủ yếu bởi các nhà khảo cổ và ngôn ngữ học chuyên về Trung Đông và nền văn minh của nó, cũng như của các nhà thần học, và trong các chủng viện Thiên chúa giáo.
3. Tiếng Aram
Tiếng Aramaic (Aramaic language), hay tiếng Aram, là tiếng mẹ đẻ của những người Arameans. Vào thời kỳ Đồ Đồng (Bronze Age, 3300–1200 tCN) và Đồ Sắt (Iron Age, 1200 – 500 tCN), người Arameans là những người có nguồn gốc từ những người Syria. V́ lư do này mà nhiều người c̣n gọi Aram là tiếng Syria thời cổ. Nhiều nhóm lớn người Arameans đă di cư đến vùng Lưỡng Hà, nơi họ ḥa lẫn với người bản xứ Tân Át-xua (Assyria) và Babylon, tạo thành một sắc dân rất đông đảo nói tiếng Aram. Người bản xứ Assyria, đôi khi được gọi là người Syriacs, là một dân tộc có nguồn gốc nằm ở phía bắc vùng Lưỡng Hà cổ. Người Assyria nói, đọc, và viết tiếng địa phương riêng biệt của họ là tiếng Aramaic. Babylon thuộc nước Iraq ngày nay. Vùng Lưỡng Hà là tên đặt cho khu vực của hệ thống hai sông Tigris-Euphrates, tương ứng với khu vực ngày nay nằm trong các nước Iraq, Kuwait, phần đông bắc của Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền tây nam Iran.
Những người Arameans chưa bao giờ có một quốc gia thống nhất; họ được chia thành những vương quốc độc lập nhỏ kéo dài khắp các vùng Cận Đông (Near East), đặc biệt là ở trong các vùng bây giờ là Syria và Jordan. Các vương quốc Arameans độc lập nhỏ vào lúc đó là Aram-Zobah (nam Syria), Aram-Damascus (ở vùng Damascus, Syria), Aram Rehob (ở Liban) và Paddan Aram hay Padan-aram (ở vùng Lưỡng Hà).
Trong hơn 3.000 năm lịch sử của ḿnh, tiếng Aramaic đă được dùng như một ngôn ngữ của chính quyền của các đế quốc và như là một ngôn ngữ trong thờ phượng Thiên Chúa. Tiếng Aramaic là “lingua franca”, có nghĩa là ngôn ngữ để trao đổi, mua bán và ngoại giao của các đế quốc Tân Assyria, đế quốc Tân Babylon và đế quốc Ba Tư.
Aram là ngôn ngữ mà Chúa Giêsu và các môn đệ Người sử dụng nhiều nhất và là ngôn ngữ chính của Giáo hội Chính thống Syria và Giáo Hội Maronite. Tiếng Aram đă dùng trong Kinh Thánh và tiếng Aram được Chúa Giêsu và các môn đệ Người dùng là tiếng Aram Cổ (Old Aramic, 1100 tCN- 200sCN). Tiếng Aram của Giáo hội Chính thống Syria và Giáo Hội Maronite dùng là tiếng Aram Trung Cổ (Middle Aramaic, 200 sCN–1200 sCN).
Một số ngôn ngữ Aramaic được biết đến dưới tên gọi khác nhau; ví dụ, Syriac là từ được sử dụng để mô tả tiếng Aramaic của cộng đồng Kitô giáo bản địa ở Iraq, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía đông bắc Syria, phía tây bắc Iran và Saint Thomas Kitô hữu ở Ấn Độ.
Tiếng Aramaic có nhiều loại tùy theo thời điểm và vị trí địa lư: tiếng Aramaic mà Chúa Giêsu và người Do Thái thời Chúa Giêsu ở Giu-đê (Judea) dùng, khác cả h́nh thức lẫn ngữ pháp với tiếng Aramaic ở phía đông sông Euphrates cùng một thời gian.
Theo lịch sử, năm 587 tCN Vương quốc Giu-đa bị vua Nebuchadnezzar II của đế quốc Tân Babylon đánh chiếm và Nebuchadnezzar II bắt ép triều đ́nh vua Do Thái của Vương quốc Giu-đa và nhiều người Do Thái về thành Babylon, nay thuộc Iraq, và đày ải họ ở đó.
Vào năm 538 tCN, Hoàng đế Cyrus Đại Đế của Đế quốc Ba Tư (First Persian Empire, 550–330 tCN) tiến hành chinh phạt đế quốc Tân Babylon và đế quốc Tân Babylon đă bị sụp đổ. Đế quốc Ba Tư là một đế quốc tại Cao nguyên Iran và các khu vực xung quanh.
Sau thắng lợi vang dội này, Cyrus Đại Đế liền ban bố thánh chỉ ban tự do không những cho dân Do Thái mà cho tất cả các dân tộc bị tù đày ở Babylon đều được trở về cố hương.
Trong khi bị lưu đày ở Babylon người Do Thái cổ đă dùng tiếng Aram, là tiếng phổ thông trong đế quốc Tân Babylon. Trong khoảng gần 50 năm, (587-538 tCN), bị lưu đày ở Babylon, người Do Thái đă quên tiếng Do Thái cổ. Nên khi được Cyrus Đại Đế cho tự do trở về Do Thái, những người Do Thái này chỉ hiểu và nói tiếng Aram.
Thật khó xác định được thời điểm mà tiếng Do Thái cổ đă được thay thế bằng tiếng Aramaic trong ngôn ngữ nói hằng ngày. Tuy nhiên vào khoảng thế kỷ 1 sCN, tiếng Aramaic trong ngôn ngữ nói hằng ngày đă được xác định một cách rơ rệt ở Do Thái cổ, mặc dù tiếng Do Thái vẫn được duy tŕ trong ngôn ngữ văn học và phụng vụ.
Tiếng Aram cũng giống giống như tiếng Do Thái cổ, chỉ khác nhiều về ngữ vựng và văn phạm. Theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng Aram so với tiếng Do Thái cổ cũng giống tiếng Tây Ban Nha so với tiếng Pháp hay tiếng Quảng Đông (Cantonese) so với tiếng Quan Thoại (Mandarin) của Trung Hoa.
Thánh Kinh Cựu Ước hầu hết được viết bằng tiếng Do Thái cổ, chỉ có một phần rất nhỏ được viết bằng tiếng Aram: sách Ét-ra (Ezra) từ chương 4 câu 8 đến chương 6 câu 18 rồi đến chương 7 từ câu 12 đến câu 26, sách Đa-ni-en (Daniel) từ chương 2 câu 4b đến chương 7 câu 28 và sách Giê-rê-mi-a (Jeremiah) chương 10 câu 11.
Có một ít sách trong Thánh Kinh Cựu Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp. Các sách Khôn ngoan (Wisdom of Solomon), 2 Ma-ca-bê (2 Maccabees) và Ba-rúc (Baruch) được viết hoàn toàn bằng tiếng Hy Lạp; một số câu trong sách Đa-ni-en (Daniel) (3,24-50.51-59 ; 13,1-64 ; 14,1-22.23-42) được viết bằng tiếng Hy Lạp.
Sách Đa-ni-en (Daniel) là sách đặc biệt nhất về phương diện ngôn ngữ trong Cựu Ước v́ sách Đa-ni-en được viết bằng ba thứ tiếng Do Thái, Aram và Hy Lạp.
4. Tiếng Hy Lạp
Tiếng Hy Lạp nói ở đây là tiếng Hy Lạp cổ (Koine Greek), khác với tiếng Hy Lạp hiện đại. Tiếng Hy Lạp cổ là tiếng Hy Lạp được sử dụng trong khoảng từ thế kỷ 9 tCN đến thế kỷ 6 sCN. Tiếng Hy Lạp cổ là tiếng được dùng để viết đa số các sách Tân Ước.
Năm 328 tCN Alexandros Đại Đế (Alexander the Great), vua của vương quốc (kingdom) Macedonia đôi khi cũng được gọi là đế quốc Macedonia (Macedonian Empire, 808–168 tCN), là một xứ phía Bắc Hy-lạp, đánh bại Hoàng đế Darius III của Đế quốc Ba Tư và sau đó Alexandros Đại đế đă chinh phục hầu hết các nước lớn trên thế giới, bắt đầu h́nh thành Thời kỳ Hy Lạp hoá trong lịch sử Hy Lạp.
Alexandros Đại đế mong muốn biến tiếng Hy Lạp cổ trở thành ngôn ngữ chính thức trên khắp đế chế của ḿnh. Như là một hệ quả từ các cuộc chinh phục của Alexandros, ngôn ngữ Hy Lạp đă trở thành ngôn ngữ chung ở khu vực quanh phía đông Địa Trung Hải và ở Tiểu Á, trong đó có Do Thái cổ.
Do Thái cổ bị Alexandros Đại Đế chinh phục vào năm 332 tCN. Từ đó tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ của chính quyền và dần dần tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ trong thương mại và trong học thuật.
Đến năm 168 tCN, đế quốc La Mă (Roman Empire: 27 tCN – 476 sCN, Tây và 330–1453, Đông) đánh thắng Macedonia. Năm 63 tCN đế quốc La Mă tiến chiếm Do Thái cổ và sau đó Do Thái cổ trở thành một tỉnh của đế quốc La Mă.
Ngôn ngữ của người La Mă là tiếng La-tinh. Về ngôn ngữ, đế quốc La Mă có hai vùng ngôn ngữ rơ rệt: phía Tây bán đảo Balkan dùng tiếng La-tinh nhưng phía Đông bán đảo Balkan lại dùng tiếng Hy Lạp cổ. Do Thái cổ nằm về phía Đông bán đảo Balkan nên dùng tiếng Hy Lạp cổ.
Bán đảo Balkan là một vùng địa lư thuộc phía đông-nam châu Âu. Các quốc gia sau đây thường được xem là thuộc bán đảo Balkan: Albania, Bosna và Hercegovina, Bungary, Croatia, Montenegro, Hy Lạp, Cộng ḥa Macedonia, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ (phần châu Âu).
Đế quốc La Mă không có chủ trương biến tiếng La-tinh thành ngôn ngữ chính thức trên khắp đế chế của ḿnh như Macedonia đă mong muốn và đă làm với tiếng Hy Lạp cổ. Những người La Mă mà được nhận một nền giáo dục ưu tú, th́ lại học tiếng Hy Lạp như là một ngôn ngữ thơ ca, và hầu hết những người thuộc chính quyền đều có thể nói tiếng Hy Lạp.
Thời Chúa Giêsu sinh sống tại miền Judea của Palestine là thời đế quốc La Mă cai trị Do Thái. Hy Lạp vẫn là ngôn ngữ học thuật của Do Thái trong những năm đế quốc La Mă cai trị Do Thái cổ.
Đây là lư do v́ sao toàn bộ Thánh Kinh Tân Ước đều được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, trừ Phúc Âm Mát-thêu (Matthew) có một bản được viết bằng tiếng Aram, tuy trong thời gian Thánh Kinh Tân Ước được viết, từ năm 50 đến 100 sCN, Do Thái cổ bị đế quốc La Mă cai trị.
5. Tiếng La-tinh
“Latinh, Latin (hay c̣n được viết là La Tinh hay La-tinh) là ngôn ngữ được dùng ban đầu ở Latium, vùng xung quanh thành Roma (c̣n gọi là La Mă). Nó có tầm quan trọng đặc biệt v́ là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mă. Tất cả các ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Rôman đều có nguồn gốc từ Latinh, và nhiều từ trong các ngôn ngữ hiện đại ngày nay như tiếng Anh đều dựa trên Latinh. Người ta cho rằng 80% các từ tiếng Anh có tính học thuật đều bắt nguồn từ Latinh (trong đa số trường hợp là thông qua tiếng Pháp). Hơn nữa, ở phương Tây, Latinh là một ngôn ngữ quốc tế (tiếng Ư: lingua franca), thứ tiếng dùng trong khoa học và chính trị trong suốt hơn một ngh́n năm, và cuối cùng bị thay thế bởi tiếng Pháp vào thế kỷ thứ 18 và tiếng Anh vào cuối thế kỷ thứ 19. Latinh giáo hội vẫn c̣n là ngôn ngữ chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma cho đến ngày nay, khiến nó trở thành ngôn ngữ quốc gia của nhà nước Vatican. Nhà thờ đă sử dụng Latinh làm ngôn ngữ nghi thức chính đến tận những năm 1960. Latinh cũng vẫn được dùng (chủ yếu lấy từ các gốc trong tiếng Hy Lạp) để đặt tên trong việc phân loại khoa học các vật thể sống.”
Vào thời Thánh Jerome dịch bản Phổ Thông (405 sCN), bảng chữ cái của tiếng La-tinh chỉ có 23 mẫu tự sau đây:
A B C D E F G H I K L M N O P Q R S T V X Y Z
Từ thế kỷ V đến XV sCN, ba mẫu tự J, U và W mới được thêm vào. Đến cuối thế kỷ XV sCN, bảng chữ cái của tiếng La-tinh mới có 26 mẫu tự như sau:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
(C̣n tiếp)
Bookmarks