Page 2 of 21 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 203

Thread: Biểu t́nh ngày 1/7: T́n tức trước và Tin cuối ngày biểu t́nh

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thông Báo Khẩn : KÊU GỌI BIỂU T̀NH

    om: ThanhNienCoVang <thanhniencovang@tnc vonline.com>
    Date: 2012/6/29



    Thanh Niên Cờ Vàng sẻ truyền h́nh Live cho cả 2 Buổi Biểu T́nh Yểm Trợ Đồng Bào Quốc Nội Chống Trung Cộng Xâm Lăng tại NamCali Thứ Bảy 4:30 chiều ngày 30-6 doTSPDC, TNCV và TTYN Hải Ngoại và 10 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 01 tháng 7 năm 2012 do Văn Pḥng 2 Viện Hóa Đạo GHPGVNTN HN tại Hoa Kỳ Tổ chức.


    Xin Vui Ḷng Bấm Vào Link dưới đây để xem trực tiếp.


    https://www.tncvonline.com/cms/TNCV20120628.html



    Thông Báo Khẩn : KÊU GỌI BIỂU T̀NH



    Kính Thưa Quư Đồng Hương, Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản,

    Kính Thưa Quư Vị Lănh Đạo Tinh Thần Các Tôn Giáo,

    Kính Thưa Quư Chính Đảng, Quư Đ̣an Thể và các bạn trẻ Sinh Viên Thanh Niên

    Kính Thưa Quư Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngọai,

    Kính Thưa Quư Cơ Quan Truyền Thông



    Hiện nay Trung cộng đang thực hiện kế hoạch ngang ngược lấn chiếm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp 200 hải lư của Việt Nam, chiếu theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Qua việc hôm thứ Bảy 23/06/2012, công ty Dầu Khí Hải Dương của Trung cộng – CNOOC ngang nhiên ra thông cáo kêu gọi quốc tế đấu thầu khai thác 9 lô dầu khí nằm sâu trong hải phận Việt Nam, chỉ cách bờ biển Nha Trang 57 hải lư và cách đảo Phú Quư 37 hải lư.



    Các trang mạng trong nước đều đă nhất tề kêu gọi toàn dân trong nước xuống đường ở hai nơi Hà Nội và Sài G̣n vào ngày 01/07/2012 để bày tỏ ư chí quyết liệt chống giặc Tầu xâm chiếm Việt nam. Đặc biệt Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ cũng ra lời kêu gọi: “Trước nguy cơ ngàn năm Bắc thuộc tái hiện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cất lời thống thiết kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo, già, trẻ, nam, nữ, dân tộc, đảng phái, trong và ngoài nước cùng nhau xuống đường biểu t́nh vào ngày Chủ Nhật, 01/07/2012 để chống ngoại xâm, cứu nguy đất nước”.

    Để hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân trong và ngoài nước xuống đường biểu t́nh chống Trung cộng ngang ngược lấn chiếm thềm lục địa Việt Nam, chúng cháu Thanh Sinh Phó Đức Chính,Thanh Niên Cờ Vàng và Tuổi Trẻ Yêu Nước Hải Ngoại:



    Xin kính mời đồng bào tỵ nạn cộng sản tại Hải Ngoại cùng nhau xuống đường biểu t́nh, để biểu tỏ tinh thần trách nhiệm của ḿnh và yểm trợ đồng bào đang c̣n sống dưới chế độ bạo quyền độc tài, hèn với giặc, ác với dân trong nước, đang vùng lên chống giặc Tầu xâm lăng,




    - Thời gian: Đúng 4:30 chiều, ngày Thứ Bảy 30-6-2012 (tức 6:30 sáng ngày 1-7-2012 giờ Việt Nam)

    - Địa điểm: Lănh sự quán Trung Cộng, thành phố Los Angeles 443 Shatto Place, Los Angeles, CA 90020




    Sự hiện diện tiếp tay đông đảo của đồng hương sẽ là niềm khích lệ lớn đối với đồng bào ở trong và ngoài nước.



    Little SaiGon ngày 28-6-20112



    Thanh Sinh Phó Đức Chính,Thanh Niên Cờ Vàng, Tuổi Trẻ Yêu Nước Hải Ngoại



    -Mọi chi tiết xin lien lạc với Ban Tổ Chức:

    Ngải Vinh (714) 699 0424 - Phương Nam (714) 316 8178 - Tuấn Nguyển (909)496 9135 - Hoài Hương (714) 306 6798



    *Được Sự Yểm Trợ cũa Công Ty Xe Đ̣ Hoàng sẻ có một chiếc xe Bus 50 chổ ngồi đón quư cụ cao niên không lái xe freeway được,vào lúc 2:30 chiều tại trương trung học Bolsa Grande (nơi tổ chức Đại nhạc hội Cám Ơn Anh) Xe sẻ rời lúc 3:00 chiều.


    Xin Quư đồng hương và các bạn trẻ lái xe thẳng tới địa điểm biểu t́nh.

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    1-7-2012: Ngày cho chính phủ tỏ thái độ !


    1-7-2012: Ngày cho chính phủ tỏ thái độ !


    Khoai Lang (Danlambao) - Mấy hôm nay cộng đồng mạng hồ hởi bởi cuộc kêu gọi xuống đường ủng hộ Quốc hội Việt Nam ra Luật Biển. Khoai tôi cũng hồ hởi không kém. Tôi nghĩ rằng, các động thái của mà nhà cầm quyền sẽ làm với cuộc xuống đường này sẽ biểu thị cho thái độ của Cộng Sản Việt Nam với China.

    Giới cầm quyền Hà Nội cũng có lúc không chịu nổi với lũ diều hâu phương Bắc, nên phương sách "biểu t́nh" lại đem ra sử dụng. Thật thà mà nói, cuộc biểu t́nh cách đây hơn 1 năm, cũng chỉ là bộ phim mà cộng sản đạo diễn.

    Chúng đưa ra giới hạn, và khi cuộc biểu t́nh yêu nước đó leo ra ngoài giới hạn, chúng đàn áp. Sự lo sợ các cuộc biểu t́nh leo thang thành giải pháp chính trị của giới dân chủ, nỗi sợ mà Hà Nội c̣n lo hơn là chủ quyền dân tộc. Sự ích kỷ và hèn nhát của Đảng đă biến thành những cuộc đàn áp, đánh lén, du kích thành phần tham gia biểu t́nh.

    Những ngày qua, có lẽ là những ngày căng thẳng nhất của Hà Nội. Việc đưa ra Luật Biển Việt Nam của Quốc hội được giới blogger và hầu hết người dân hoan nghênh. Tuy có 1 vài điểm làm cho người ta nghi vấn, nhưng đó cũng có thể là 1 bước chân bước trên sự sợ hăi của Hà Nội với Bắc Kinh.

    Ít nhất Hà Nội cũng hiểu được rằng, trước khi xe tăng của China chạy về thủ đô, th́ họ có thể đă là 1 con chuột đâu đó trong 1 cái cống nào đó rồi. Thêm vào đó, hiện tượng "Con đường Việt Nam" làm cho Hà Nội thêm rối trí (xin hẹn lần sau về 1 bài viết về Con đường Việt Nam).


    Sự ra đời của Luật Biển Việt Nam là có tính toán, chứ không phải là do sức ép của nhân dân hay v́ t́nh yêu dân tộc của họ. Có lẽ Hà Nội cũng lường trước được phản ứng của China về việc này. Việc China ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thực sự là việc rất nghiêm trọng, xúc phạm ḷng tự tôn của dân tộc, vi phạm chủ quyền quốc gia. Ít ta th́ Hà Nội cũng mang trong ḿnh ḍng máu Việt Nam. Và lá bài "biểu t́nh nhân dân" lại mang ra sử dụng. Khoai tôi thực sự không nghĩ rằng Hà Nội không dính dáng tới việc này.

    Ḷng yêu nước của nhân dân qua việc biểu t́nh, bị lợi dụng! Xin đừng đổ lỗi cho những “thành phần phản động – theo cách gọi của Cộng Sản. Những kẻ đứng sau và giật dây, ai ngoài Hà Nội ?

    Chúng cũng thừa hiểu rằng chơi cuộc chơi này như cầm dao bằng lưỡi. Đem t́nh yêu của nhân dân với dân tộc ra sử dụng như 1 vũ khí để đối trọng với sự chèn ép của Bắc Kinh. Và nhanh chóng thu về bằng các cuộc đàn áp và bắt bớ để dằn mặt những ai có ư đinh tiến xa hơn trong cuộc đấu tranh cho dân chủ.


    Và cuộc xuống đường vào ngày 1 – 7 – 2012 tới đây, cũng không là ngoại lệ!


    Cách thể hiện thái độ của Hà Nội với Bắc Kinh như thế nào, sẽ biểu hiện trong ngày 1–7. Đàn áp hay không đàn áp, chắc chắn đă có quyết sách rồi. Hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp.

    Chắc chắn ngày đó, Khoai tôi sẽ xuống đường.


    Dù có chết, cũng xin được làm ma Việt Nam!


    Khoai Lang
    danlambaovn.blogspot .com


    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...to-thai-o.html

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Góp ư cho ngày 01-07-2012



    Góp ư cho ngày 01-07-2012
    Văn Trường (Danlambao) - Mở đầu câu chuyện xin cho Văn Trường tôi có lời xin lỗi trước, cùng các Bạn “C̣m Sĩ” trong Thôn DLB thân mến, đề tài nói chuyện của Văn Trường tôi hôm nay nó cũ rồi, nhiều bài viết cũng đă đưa ra, và có quá nhiều ư kiến nghiêm túc của các bạn cũng đă được nêu lên. Nhưng Văn Trường tôi cũng xin ban Chủ Biên ưu ái mà post câu chuyện này lên, v́ đây là những ǵ anh em chúng ta muốn trao đổi cùng nhau, và thiết nghĩ đây cũng là tôn chỉ của Thôn DLB. Thật không ǵ sung sướng bằng, cái ḿnh nghĩ mà có người cũng cùng nghĩ như ta.


    Trong câu chuyện “Đấu Tranh” vừa rồi, nói chuyện về biểu t́nh ông bạn Người Nam-Định nói “Chúng ta ráng có mặt ngày 1/7/2012”, cái câu này là cái động cơ gây nên có câu chuyện hôm nay. Thú thiệt nghe câu này, nó có cái cảm giác giống lắm cái nôn nóng cho mau tới ngày, mà anh em đă một lần được hưởng, khi hẹn cùng nhau gầy nên ngày 05-06 năm ngoái xuống đường chống Tầu cộng, và đấy cũng là lần đầu tiên dù đang c̣n trong chế độ cộng sản, mà anh em cũng đă ghi thêm dấu son trong đấu tranh bảo vệ nước.


    Lại thêm câu dẫn chứng của Bạn Cháu Hư Tại Bác "Chỉ khi chúng ta không c̣n sợ hăi chúng ta mới bắt đầu sống" (Only when we are no longer afraid do we begin to live -- Dorothy Thompson), câu này hay quá, như vậy chúng ta chắc chắn sẽ được dịp bày tỏ tấm ḷng yêu quê hương của chúng ta. V́ chúng ta là những người con đất Việt, có thể nói là qua lịch sử từ ngày dựng nước chúng ta chưa hề biết sợ bọn giặc phương bắc là ǵ, và bọn giặc chúng cũng đă được nếm, thế nào là cái đánh của dân Nam:


    “Đánh cho để đen răng
    Đánh cho để dài tóc
    Đánh cho chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn
    Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ …”.


    Và cũng do đó mà dân Nam ta đă trường tồn cho tới ngày nay, chúng ta luôn đoàn kết toàn dân không ngại hy sinh, tinh thần “Diên Hồng” đă nói lên điều đó, và trận Bạch Đằng đă chứng minh điều đó, ḍng sông nay vẫn c̣n đỏ v́ lưu huyết giặc (Đằng Giang tự cổ huyết do hồng).


    Trở lại chuyên hôm nay, tinh thần yêu nước của dân ta không hề mai một, ḍng máu Lạc Việt vẫn tuôn chảy trong huyết quản ta, nhưng tại sao ta chưa làm nên ước nguyện bảo vệ giang sơn của cha ông để lại, dù ta nguyền một ḷng hy sinh. Bây giờ đă một năm qua từ ngày lần đầu chúng ta xuống đường, thành công hay thất bại ta đă tường, ai thua ai thắng ta cũng đă tơ, những anh em đấu tranh bị đối xử ra sao từ bàn tay ai, đă có một ai là không biết?. Vậy ta c̣n muốn lập lại những thiếu sót đó?, thiết nghĩ chúng ta phải làm một cái ǵ khác, đó là hướng đúng mục tiêu đấu tranh vào cái đúng cần đánh sập, nói như Bạn Thatphu nói "Muốn TQ ra khỏi VN th́ có 1 cách duy-nhất là hạ-bệ CSVN trước”. Văn Trường tôi đồng ư vô cùng, c̣n bạn th́ bạn nghĩ sao?.


    Năm ngoái hơn một chục lần chúng ta đấu tranh chống TQ, kẻ đàn áp ta là ai, ai bỏ tù bạn ta, ai đạp vào mặt bạn ta, có giây phút nào ta tự hỏi, phải chi ta trực diện đấu tranh với kẻ đàn áp ta, để rồi bị đối xử như thế cũng cam?.


    Bạn Uyen nói “Đúng, tôi cho rằng đây là chân lư, đừng t́m cách chống TQ, trong khi chính quyền CS c̣n ngồi lù lù ra đó”, thầy tṛ chúng chỉ cùng một duộc, kẻ mua người bán. Suy cho cùng kẻ bán nặng tội hơn, không cam tâm bán nước làm sao kẻ thù mua được cái chúng muốn. Có người nói chúng ta đừng trách TQ, bản chất đế quốc của chúng luôn là đi xâm chiếm, thế th́ trách ai đây nếu không phải chính là trách kẻ bán nước sao?. Thật vậy c̣n ǵ thiếu sót cho bằng đấu tranh chống kẻ bỏ tiền ra mua, c̣n kẻ bán đồ gian th́ lại không đá động đến?, thử hỏi dân ta giải quyết cái công hàm PVĐ khó hay dễ một khi kẻ làm bậy đă bị lật đổ?.


    Ư kiến bạn Uyen là ư kiến chúng tôi, và cũng là ư của nhiều bạn khác, Bạn Dân Việt "Hăy xuống đường biểu t́nh để lột cái mặt nạ bán nước của bọn tôm ba đ́nh". Vậy ta hăy nh́n đúng đánh đúng, chứ đừng để mọi khổ nạn đất nước ta, ngay cả sự hy sinh của chúng ta nếu có, trong tương lai trở thành vô ích như đánh gió, hăy làm như bạn CHÚ LÚ nói: “Chính xác! 14 Con điếm cộng sản! ... bọn cộng sản phản động”.


    Khi đàn áp nặng tay xảy ra ngày 17-07 năm ngoái, có người tương kế tựu kế lời tuyên bố của tên công an Nguyên Đức Nhanh, về những người biểu t́nh là yêu nước, để rồi ta thấy cuộc đàn áp trở nên thẳng tay, đi đến chổ cấm tiệt. Tương tự chuyện luật biểu t́nh với tiếng nói của Nguyễn Tấn Dũng, vậy nay biểu t́nh chuyện luật biển lần này sẽ có khác?


    Ngày chủ nhật tới 01-07, chúng tôi mong lắm có cuộc biểu t́nh, nhưng không những chống TQ xâm lăng, mà c̣n là đấu tranh trực diện với nhà nước hôm nay về những hành vi bán nước, hành vi đàn áp tiếng nói đúng đắn của người dân. Tại sao ta ngậm ngùi cho Điếu Cày vướng ṿng lao lư v́ đấu tranh cho sự vẹn toàn lănh thổ, tại sao ta xót sa cho Cù Vũ, mang án v́ chống 3D có hành vi bán nước, tại sao ta thương cho Bùi Hằng bị đối xử như phường tệ nạn xă hội chỉ v́ đấu tranh ôn ḥa.v.v… C̣n và c̣n nhiều lắm những cái sai trái của nhà cầm quyền cộng sản, mà ta th́ chỉ biết thương bạn trong im lặng và né tránh?


    Vậy chúng ta chờ đến bao giờ mới nh́n thẳng vào vấn nạn của nước ta? Có ai nghĩ rằng cứ cái đà đấu tranh ôn ḥa chống Tầu cộng, sẽ đưa đến kết quả khả quan như ta mong muốn, hay khá hơn được như Philippines? Hăy nh́n thái độ hai thày tṛ chúng th́ ta sẽ có câu trả lời thôi, bọn Tầu cộng bây giờ, không c̣n là lúc chúng cần đi nhẹ nói khẽ nữa rồi, chúng đang áp dụng chiến lược của kẻ bá quyền, từ không có ǵ chúng đạt bao nhiêu cũng đều là thắng lợi. Và thời gian là điều kiện tốt cho chúng trong chuyện xâm lăng nước ta, ta càng chậm bao nhiêu trong đấu tranh ta càng thất lợi sau này, v́ những “đồng thuận” giữa hai tên thầy tṛ liên minh ma quỉ này, càng ngày cho thấy chúng càng liên minh trên mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, quân sự, lẫn văn hóa.


    Cuối cùng cho lời kêu gọi ngày xuống đường 01-07 chủ nhật tới, một lần nữa xin cho Văn Trường tôi, lập lại câu dẫn chứng của Bạn Cháu Hư Tại Bác là "Chỉ khi chúng ta không c̣n sợ hăi chúng ta mới bắt đầu sống", và xin nói thêm "Chúng ta sẽ thắng".


    Văn Trường
    http://danlambaovn.blogspot.com/

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...urce=BP_recent

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Khí khái của Tuổi Trẻ Việt Nam : Dù có chết, cũng xin được làm ma Việt Nam

    Cách thể hiện thái độ của Hà Nội với Bắc Kinh như thế nào, sẽ biểu hiện trong ngày 1–7. Đàn áp hay không đàn áp, chắc chắn đă có quyết sách rồi. Hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp.

    Chắc chắn ngày đó, Khoai tôi sẽ xuống đường.

    Dù có chết, cũng xin được làm ma Việt Nam!



    Khoai Lang
    danlambaovn.blogspot .com



    "Dù có chết, cũng xin được làm ma Việt Nam "

    C̣n lời nào khí khái hơn thế nữa chăng ?

    Tuổi Trẻ Việt Nam , xin đừng vô cảm .

    Hăy đứng lên lănh nhận trách nhiệm của người trai thời quốc biến .

    Tigon

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    There are currently 326 users browsing this thread. (2 members and 324 guests)

    Tigon*,Duyênanh,

    Bây giờ là quá nửa đêm bên Hoa Kỳ , vậy là buổi trưa ở VN .

    Thành viên VL không mấy ai . Chắc là họ đang bận tranh căi chuyện Bùi Tín , Đ V H , ?

    Phần lớn trong số 324 bạn đọc hiện tại , Tigon đoán là quư vị quốc nội .

    Nếu đúng , rất mừng vấn đề này đă được quư vị quan tâm

    V́ sự bưng bít tin tức của nhà cầm quyền VN , Tigon cố gắng t́m ṭi , đem đến cùng quư ACE những tin tức sớm nhất ,

    xin mời tiếp tục theo dơi

    Tigon
    Last edited by Tigon; 30-06-2012 at 11:54 PM.

  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Biểu t́nh thoải mái

    Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nước CHXHCN Việt Nam ta có tiếng tự do dân chủ gấp vạn lần bọn tư bản giăy chết, nhưng lâu nay sở dĩ nhà nước ta cấm ngặt nhân dân ta anh hùng xuống đường, dù chỉ để hô, hoặc im lặng đứng/đi/lui tới/cầm cái bảng, chỉ có sáu chữ Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam, là v́ Việt Nam ta chưa có luật biển.


    Nay th́ qua rồi “đêm dài nô lệ” kungfu, đạp mặt, phục hồi nhân phẩm... của những người Việt Nam yêu nước biểu t́nh chống xâm lăng, sau khi Quốc Hội thông qua Luật Biển Việt Nam ngày 21/6/2012. Nghe đâu bộ luật này dành ưu tiên điều một/số dzách/năm bờ oăn cho Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, mặc dầu có một chú đại biểu nhân dân nào đó không nhất trí đồng ư, v́ kết quả số phiếu bầu là 495/496.

    ” Đại biểu nhân dân”, không biết “nhân dân” nào lại “biểu” chú ấy bỏ “đại” phiếu chống lại bộ luật trong đó khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam ta? Đúng ra phải nói là, chú em này đă đại tiểu tiện lên đầu nhân dân. Nói cách khách đây là con rắn độc, chưa biết nhưng rồi sẽ biết ai đă cỏng nó về “chuồng” quốc hội để cắn luật biển Việt Nam.


    Trước sau ǵ con rắn độc “lạ” kia cũng bị nhân dân VN đập đầu. Nó chống th́ Luật Biển Việt Nam vẫn đă chính thức đường đường bệ bệ xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Như thế có nghĩa là kể từ Chủ Nhật này tức ngày 1/7 tới đây bà con ta thoải mái xuống đường chống quân xâm lược mà không c̣n sợ “quân nhu nhược” làm khó dễ như khi chưa có Luật Biển Việt Nam trước đây.


    Biển đảo Việt Nam đă có luật hẳn hoi. Sông có thể cạn núi có thể ṃn, nhưng Luật biển Việt Nam là không thể vi phạm. Mọi hành động cấm cản công dân Việt Nam phát huy tinh thần luật Hoàng Sa trường Sa của Việt Nam rơ ràng là phạm pháp và phản quốc.




    Nguyễn Bá Chổi
    danlambaovn.blogspot .com


    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...urce=BP_recent

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hăy đứng dậy...


    Trần Khải Thanh Thuỷ -

    (Viết cho ngày 1-7 -2012 )


    Hăy đứng dậy...

    Hăy đứng dậy, thanh niên ta đứng dậy
    Số phận dân tộc cao hơn số phận đời ta
    Trong đêm tối chúng ta làm ngọn lửa
    Tự dấn thân làm người lính đi đầu

    Đảng cộng sản trùm bóng đêm nghiệt ngă
    Lùa gió độc thổi tắt lửa đời ta
    Oằn ḿnh chắn che, ta giữ nguyên ngọn lưả
    Trên trời cao là vạn triệu ngôi sao
    Của bà con Hải ngoại dọi vào

    Đứng lên đi bạn trẻ, hăy vững vàng
    Chúng ta thắp sáng, sao trên trời toả sáng
    Đẩy độc tài về lại bóng đêm
    Để muôn dân thoát cảnh cơ hàn

    Hăy đứng dậy, Việt Nam ta đứng dậy
    Đè bẹp đảng gian manh, khốc hại, bạo tàn
    Nỗi đau ta là nỗi đau thời đại
    Đảng tiếm quyền, xẻ thịt triệu con dân

    Đảng bán đất, buôn người, cướp của
    Máu chảy ở biên cương, c̣n đảng ngồi trung ương
    Cứ lên lớp, mị con chiên, lấn chúa
    Ních chặt tiền đô, vàng bạc gửi ngân hàng

    Nào đứng dậy, thanh niên ơi, đứng dậy
    Quên làm sao nỗi nhục tràn đầy
    Sóng bạc đầu khi đảng quỷ lên ngôi
    Thượng đế hạ bệ, trùm chăn nức nở
    C̣n muôn đời dân chỉ biết khóc than

    Chúng ta- những đứa con của Việt Nam- vàng ṛng thóc giống
    Qua ḷ lửa chiến tranh c̣n một dúm trên tay
    Phải gieo cấy, vun trồng, nảy nở
    Để ḍng dơi Chu văn An không tuyệt chủng, tắt ḍng

    Nào đứng dậy! Bạn trẻ ơi, đứng dậy!
    Số phận dân tộc cao hơn số phận đời ta
    Trong đêm tối thân ta là ng̣i nổ
    Tự kích hoạt muôn triệu tấn bom
    Trong ḷng dân đang nôn nóng từng giờ.

    Nào đứng dậy! Có thể nào khác được
    Ṇi giống vua Hùng phải tiếp bước cha ông
    Cùng xé rách màn đêm tăm tối
    Cho lịch sử sang trang, Hỡi con cháu tiên rồng
    Sacramento 28-6- 2012
    Trần Khải Thanh Thuỷ

    http://diendanctm.blogspot.com/2012/06/hay-ung-day.html

  8. #18
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Giặc vào đến tận trong nhà rồi



    9 lô dầu khí Trung Quốc tự nhận là của chúng nằm ngay trong vùng thềm lục địa Việt Nam
    (bản đồ TQ công bố, lấy theo nguồn TTXVN)


    Chúng coi ḿnh không ra ǵ, không thèm đếm xỉa đến chủ quyền lănh thổ của ḿnh, không thèm quan tâm đến sự phản đối của ḿnh, chúng vứt vào sọt rác cái gọi là "t́nh hữu nghị truyền thống" mà ḿnh đang hết sức nâng niu.

    Chúng là bọn lănh đạo cộng sản Trung Quốc, là giặc, là quân láo xược.

    Khi chúng cố ư trêu tức, khiêu khích Việt Nam bằng hàng loạt những vụ việc liên tiếp trong thời gian rất ngắn (bắt tàu ngư dân Việt, ra lệnh cấm đánh bắt cá, đưa giàn khoan khủng vào vùng tranh chấp, lập thành phố Tam Sa, mời thầu khai thác dầu khí, thậm chí ngày 26.6 c̣n lên giọng phản đối việc VN ghép đặt quốc kỳ bằng gốm trên đảo Trường Sa lớn...) th́ có nghĩa chúng đă đói lắm rồi, không ẩn ḿnh chờ thời nữa. Dưới đây là một bằng chứng:

    Theo lănh đạo PVN, vùng biển phía Trung Quốc gọi thầu chỉ cách bờ biển Quảng Ngăi 76 hải lư, cách phía bắc Nha Trang 60 hải lư. Khoảng cách gần nhất đến vùng giữa Nha Trang và Phan Thiết chỉ là 57 hải lư.

    Vùng này cũng chỉ cách đảo Phú Quư 30 hải lư và là nơi được PVN tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu. Năm 2011, tàu B́nh Minh 02 cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp trên vùng biển này.



    Xin xem kỹ, từ chỗ mà chúng coi như của chúng (9 lô) chỉ cách đảo Phú Quư có 30 hải lư, tức hơn 55 cây số, với ta th́ đó là biển gần, ngay cả ngư dân ta đi đánh bắt cá cũng chỉ coi là vùng gần bờ. Nay th́ rơ mấy thằng China nuôi cá bè ở vịnh Cam Ranh đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thế nào.

    Tự dưng cứ chập chờn h́nh ảnh cha con An Dương Vương quất ngựa chạy vào đến núi Mộ Dạ khi đă muộn.




    28.6.2012
    Nguyễn Thông
    http://thongcao55.blogspot.com.au/20...g-nha-roi.html

  9. #19
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Bà con ơi , xem bài này để thấy tại sao phải đi biểu t́nh ngày 1 tháng 7, 2012

    Ai phải chịu trách nhiệm nếu Trung Quốc mời thầu thành công 9 lô dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam?

    30.06.2012

    -
    Ngày 5-6-1862, Phan Thanh Giản đại diện cho triều đ́nh kư điều ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Mặc dù là đại diện cho triều đ́nh, nhưng sau đó Phan Thanh Giản đă bị vua Tự Đức quở trách và Tự Đức giao cho Phan Thanh Giản phải đi chuộc lại 3 tỉnh, coi đó là hành động lập công chuộc tội.

    Phan Thanh Giản dẫn đầu phái bộ Việt Nam sang Pháp nhưng kết cục việc chuộc đất không thành. Năm 1867, Pháp đánh tiếp 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản thấy sức ḿnh chống không nổi đă giao nốt 3 tỉnh miền Tây cho giặc và sau đó uống thuốc độc tự tử.

    Phan Thanh Giản đă tự nhận trách nhiệm để mất Nam Kỳ.

    Ngày 20-11-1873, quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương không giữ được thành đă rút gươm tự vẫn. Nguyễn Tri Phương đă tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội.

    Ngày 25-4-1882, quân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu không giữ được thành đă thắt cổ tự tử. Di biểu viết trước khi chết có câu: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ đất Bắc lúc sinh thời”. Hoàng Diệu đă tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội.

    Trên đây chỉ là một vài tấm gương trong hàng loạt tấm gương tuẫn tiết trong công cuộc chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Tất nhiên việc đó ngày nay chúng ta đều hiểu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,… là bộ phận tiến bộ của triều đ́nh Tự Đức. Trách nhiệm mất nước thuộc về triều đ́nh nhà Nguyễn đứng đầu là Tự Đức. Các nhân vật nói trên thực sự họ cũng đă làm tất cả những ǵ có thể để cứu nước và khi thất bại họ đă tự nhận lấy trách nhiệm bằng việc quyên sinh.

    Giở lại lịch sử gần đây, để mất Hoàng Sa năm 1974, mất Gạc Ma năm 1988 chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm.

    Trong các tháng 6, 7, 8 năm 2011 diễn ra một số cuộc biểu t́nh ở Hà Nội và Sài G̣n nhưng bị chính quyền ra sức ngăn cản. Cách ôn ḥa nhất là họ vận động không đi biểu t́nh. Họ bảo rằng việc bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước “đă có Đảng và Nhà nước lo”. Và cuối cùng chính quyền ra hẳn lệnh cấm biểu t́nh và đàn áp khốc liệt những ai c̣n cố đi.

    Theo chúng tôi các cuộc biểu t́nh lớn nhỏ ấy ngoài việc làm thức tỉnh tinh thần dân tộc, th́ trước hết, nó đă làm chùn tay những kẻ hiếu chiến cầm quyền ở Bắc Kinh, Nhưng chẳng bao lâu sau, khi chính phủ ta đă dẹp xong các cuộc biểu t́nh th́ nhà cầm quyền Bắc Kinh lại tiếp tục gây hấn. Ngoài các hành động quen thuộc như bắt tàu ngư dân, cho tàu của họ vào đánh cá trong vùng biển của ta, th́ họ c̣n tiến hành một loạt hoạt động mới như nâng cấp hành chính và tiến hành khai thác Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, sự kiện mới đây nhất, ngày 23-6-2012, nhà cầm quyền Bắc Kinh đă cho Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế với 9 lô dầu khí nằm sâu trong vùng đặc quuyền kinh tế, thậm chí cả thềm lục địa của Việt Nam (tổng diện tích của khu vực này là 160.129,38 km2).

    Theo ông Trần Công Trực, nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ th́:

    “Việc CNOOC thông báo mời thầu là một hành động tiếp theo trong chuỗi chiến lược của Trung Quốc đối với tham vọng “đường lưỡi ḅ” nhằm biến 80% diện tích biển Đông thành ao nhà của họ. Có thể khẳng định đây là bước đi mới hết sức thâm hiểm của Trung Quốc.Việc làm này của Trung Quốc không đơn giản là hành động “răn đe” khi Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển Việt Nam mà là một sự tính toán, mưu đồ sâu xa, có kế hoạch từ trước. V́ thế, Việt Nam phải chuẩn bị một kế hoạch đối phó kịp thời và hiệu quả. Ngoài việc có những phản ứng ngoại giao có tính nguyên tắc th́ Việt Nam phải có hành động cụ thể”. (Báo Người Lao động 29-6-2012)

    Nếu theo tường thuật của Tuổi trẻ online ngày 28-6-2012 th́ ông Trần Công Trực c̣n nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng hơn thế: “Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đ̣n gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc”. (Ông Trực một lần dùng chữ “nguy hiểm”, một lần dùng chữ “cực kỳ nguy hiểm”)

    Tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam ngày 26-6 cũng nêu rơ: “Việc làm của CNOOC đă vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, đồng thời vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam” (Báo Lao động 29-6-2012).

    Theo tôi, đây là hành động leo thang trắng trợn nhất kể từ khi họ đệ tŕnh đường lưỡi ḅ lên Liên hợp quốc (7-5-2009). Nếu như năm ngoái với hành động 2 lần cắt cáp tàu thăm ḍ dầu khí của ta chỉ là hành động “thử gân”, khiêu khích, th́ hành động năm nay là hành động thực thi, nếu có điều kiện.

    Giáo sư C.Thayer, Học viện Quốc pḥng Ô-xtrây-li-a có cảnh báo rằng “bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ư định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải “suy nghĩ thật kỹ” trước khi quyết định. (Nhân dân điện tử 29-6-2-2011). Mức độ rủi ro rất cao và phải “suy nghĩ thật kỹ” nghĩa là khả năng này khó xẩy ra nhưng không phải là không thể xẩy ra. Theo một nguồn tin khác th́ khả năng này hoàn toàn có thể xẩy ra. Website CRI online 28-6 viết:

    “Ngày 24, trang web “Nhật báo nhà tư vấn Phi-li-pin” đưa tin, Công ty Dầu mỏ Philex Phi-li-pin đang chuẩn bị cùng Tổng công ty Dầu mỏ Hải dương Trung Quốc khai thác dầu mỏ ở bãi Lễ Lạc trên Nam Hải.Ông Vin-xơn Ni-a-bông, Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng, phòng hợp tác đối ngoại của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Ma-lai-xi-a cho phóng viên biết, công ty “không nhấn mạnh tranh chấp chính trị, chủ yếu xem xét lợi ích kinh tế, thông thường triển khai hợp tác khai thác trên danh nghĩa nhà thầu, thông qua khai thác, phân chia lợi nhuận, mang lại lợi ích kinh tế cho Ma-lai-xi-a”.

    Giám đốc chuyên trách tài vụ của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Thái Lan cho biết, lần này Tổng công ty Dầu mỏ Hải dương thông báo mở thầu 9 lô dầu khí trên Nam Hải, để hợp tác thăm dò, khai thác với công ty nước ngoài, Công ty Dầu mỏ Quốc gia Thái Lan có hứng thú, sẽ thảo luận tính khả thi về khai thác dầu mỏ trên vùng biển Nam Hải.

    http://vietnamese.cri.cn/421/2012/06/28/1s174758.htm

    Sự đời nhiều khi như thế: các ông lớn không dám làm (v́ phải giữ thế chiến lược lâu dài và phải giữ cả thể diện quốc gia) nhưng ông nhỏ lại dám! V́ nhỏ th́ chỉ cần lợi nhỏ và không cần thể diện.

    Vậy là, trong việc này, Trung Quốc thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phản ứng của Việt Nam chứ không nên tin rằng không có anh nào dám vào.

    Vậy ta phải làm ǵ? Theo ông Trần Công Trực th́ “Ngoài việc có những phản ứng ngoại giao có tính nguyên tắc th́ Việt Nam phải có hành động cụ thể”.

    “Hành động cụ thể” là hành động ǵ? Lời “cực lực phản đối” của ông Lê Thanh Nghị là cần thiết nhưng không phải là hành động cụ thể. Như hàng trăm vụ “cực lực” khác, Trung Quốc đều bỏ ngoài tai. Nếu có tập đoàn nào đó trúng thầu và khai thác th́ liệu Việt Nam có dám đem quân đội ra đánh đuổi họ không? Chắc là không, v́ “đánh chó phải ngó chủ”!

    Trong khi đó có một cách thật dễ và thật hiệu quả là toàn dân xuống đường biểu thị khí thế quật cường của dân tộc, cho thấy nhân dân ta sẵn sàng đương đầu ngay cả khi Trung Quốc phát động chiến tranh, th́ nhà cầm quyền Trung Quốc chắc chắn phải run sợ. V́ họ quá biết trong lịch sử, một khi dân tộc Việt Nam đă đoàn kết lại và quyết tâm chiến đấu th́ những đội quân xâm lược hùng mạnh của họ đều tan tác, tan tác đến kinh hồn bạt vía có khi phải “chừa” hàng trăm năm mới lại dám tiến đánh.

    Và cũng chỉ khi toàn dân Việt Nam thể hiện quyết tâm bảo vệ Tổ quốc th́ bạn bè quốc tế mới giúp đỡ, chứ không ai giúp đỡ kẻ ngồi không. Thế nhưng việc nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc bằng hành động trên đă bị nhà cầm quyền quyết tâm ngăn chặn và tướng Nguyễn Chí Vịnh đă từng sang hứa với Trung Quốc “không để tiếp diễn”.

    Những người từng đi biểu t́nh th́ ít nhiều đều đă “nếm mùi yêu nước”: người bị bắt, người bị đánh, người bị tù, người mất việc, người mất chỗ ở, người bị cơ quan kiểm điểm. Và tất cả đều bị bôi nhọ danh dự như những kẻ phá quấy, tiếp tay cho phản động.

    Và như vậy th́ khả năng 9 lô dầu khí trên tổng diện tích 160.129,38 km2 của Biển Đông của ta bị mất là điều có thể diễn ra. Sau đó, cái ǵ sẽ mất tiếp theo th́ khỏi bàn. Thực ra chỉ cần được 1/9 lô dầu kia th́ Trung Quốc cũng đă thắng. Thảm họa mất nước của ta trong t́nh h́nh hiện nay theo nhiều người tiên đoán là sẽ mất từng phần theo chiến lược “tàm thực” (tằm ăn) của Trung Quốc.


    “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” (Sự hưng vong của quốc gia có trách nhiệm của cả những người dân hèn mọn). Thế nhưng Đảng và Nhà nước nhất nhất chỉ cho riêng ḿnh quyền “hữu trách”.


    Trước khi đi Pháp đàm phán (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đă phải hứa với đồng bào:

    “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân. Vậy nên lần này, tôi xin hứa với đồng bào rằng: Tôi cùng anh em đại biểu sẽ gắng làm cho khỏi phụ ḷng tin cậy của quốc dân”. (HCM toàn tập, tập 4).
    Riêng với đồng bào Nam Bộ, mảnh đất đă từng bị triều Nguyễn bán cho Pháp, người đứng đầu chính phủ lúc ấy thấy cần phải hứa chắc chắn hơn:

    “Được tin tôi cùng đoàn đại biểu qua Pháp để mở cuộc đàm phán chính thức, đồng bào cả nước, nhất là đồng bào Nam Bộ đều lấy làm bâng khuâng. Bâng khuâng là v́ chưa biết tương lai của Nam Bộ sẽ ra thế nào. (…) Tôi xin đồng bào cứ b́nh tĩnh. Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước”. (HCM toàn tập, tập 4)
    .
    Hồi khoảng 1976, tôi nghe một vở kịch nói trên Đài TNVN, nói về những ngày tính mạng dân tộc “ngàn cân treo sợi tóc” năm 1946. Tôi không nhớ là sau khi kư với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3 hay là Tạm ước 14-9, nhân vật Hồ Chí Minh của vở kịch đă có lời tuyên bố: “Tôi kư và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử”.

    V́ vậy, bước vào cuộc kháng Pháp, chúng ta gần như chỉ có tay không nhưng ḷng dân đầy tin tưởng, và đó là yếu tố quyết định của chiến thắng.

    Việc trước mắt của đất nước tại thời điểm này: Nếu để mất 9 lô dầu khí (trên tổng diện tích 160.129,38 km2), th́ ai phải chịu trách nhiệm?


    Liệu có nhà lănh đạo nào đứng ra cam kết với nhân dân rằng cá nhân ông ta, với tư cách là người đứng đầu đất nước, sẽ đảm bảo hoàn toàn việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của quốc gia, trước mắt là 9 lô dầu khí trên Biển Đông?

    Đào Tiến Thi

    Theo: Blog Nguyễn Tường Thụy

    http://tintuchangngay9.wordpress.com...-cua-viet-nam/

  10. #20
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    QUYỀN BIỂU T̀NH CỦA CÔNG DÂN

    GS. TSKH VIỆN SĨ HOÀNG XUÂN PHÚ



    Kẻ đúng th́ rụt rè, do dự, v́ e là phạm luật.
    Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lư.



    Biểu t́nh là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xă hội văn minh. Nhưng đến nay,biểu t́nh (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn c̣n là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều „phạm húy“. Biểu t́nh bị ngăn cản, dù có diễn ra th́ người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên.

    Đa số người dân nh́n nhận quyền biểu t́nh như một thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của ḿnh, thậm chí c̣n nh́n nó như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ th́ Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem... Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu t́nh được nêu trong Hiến pháp trên thực tế chỉ c̣n để đối ngoại.

    Cản trở đối với quyền biểu t́nh của công dân không chỉ xuất phát từ ư muốn được „yên ổn“ của những người cầm quyền, mà c̣n bị ảnh hưởng nhiều bởi sự nhầm lẫn về mặt lô-gíc: Cả hai phía đều coi việc chưa có Luật biểu t́nh chính là nguyên nhân khiến quyền biểu t́nh chưa được hay chưa thể thực thi.

    Phía người dân tưởng là khi chưa có Luật biểu t́nh th́ không được biểu t́nh, nên đa số những người muốn bày tỏ chính kiến... vẫn im lặng. Ngay cả những người đă can đảm xuống đường vẫn cảm thấy chưa yên tâm, lo là hành động của ḿnh có ǵ đó không ổn về mặt pháp luật, nên mới đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật biểu t́nh.

    Phía chính quyền th́ coi các cuộc biểu t́nh không do họ hoặc các cơ quan Nhà nước tổ chức là bất hợp pháp, là cố t́nh gây rối, thậm chí là do các thế lực thù địch tổ chức hoặc kích động, nên nếu có biểu t́nh th́ chính quyền có quyền giải tán, có quyền bắt bớ... Có lẽ cũng do tin rằng chưa có Luật biểu t́nh th́ không được biểu t́nh, nên một số người muốn tŕ hoăn việc ban hành Luật biểu t́nh, v́ nếu có luật th́ dù quy định ngặt nghèo đến đâu đi nữa, vẫn c̣n lại những quyền tự do tối thiểu, và không phải ai cũng muốn chấp nhận những quyền tối thiểu ấy của người dân.

    Câu hỏi đặt ra là: Nên hiểu quyền biểu t́nh và mối quan hệ của nó với Luật biểu t́nh như thế nào cho đúng?

    Quyền biểu t́nh trong Hiến pháp hiện hành

    Cơ sở pháp lư để đánh giá về tính hợp pháp của hoạt động biểu t́nh là Hiến pháp nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Điều 69 của Hiến pháp hiện hành quy định:

    „Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu t́nh theo quy định của pháp luật.“

    Mệnh đề „theo quy định của pháp luật“ khiến người dân lúng túng, do dự khi thực hiện quyền biểu t́nh, và bộ máy chính quyền dựa vào đó để phủ nhận quyền biểu t́nh của công dân trên thực tế. Thật ra, từ „pháp luật“ xuất hiện 60 lần trong Hiến pháp 1992, nhiều khi chỉ là một phạm trù chung chung, không ám chỉ một luật cụ thể nào. Phải hiểu „theo quy định của pháp luật“ hay „trong khuôn khổ pháp luật“ là tuân theo những quy định thuộc về pháp luật – nếu đă có. Chưa có luật tương ứng th́ có nghĩa là chưa có hạn chế, bởi không thể dùng cái chưa có để hạn chế thực tại. Sau khi Hiến pháp có hiệu lực, th́ c̣n thiếu rất nhiều luật, và đến bây giờ vẫn c̣n thiếu, nhưng mọi tư duy lành mạnh đều hiểu rằng: Không thể bắt cuộc sống dừng lại, để đợi đến khi cơ quan lập pháp ban hành đủ luật.

    Hiến pháp 1992 viết công dân có quyền biểu t́nh „theo quy định của pháp luật“, chứ không đ̣i hỏi cụ thể là „theo quy định của Luật biểu t́nh“. Giả sử, nếu Hiến pháp quy định là công dân chỉ có quyền biểu t́nh theo quy định của Luật biểu t́nh, th́ công dân có quyền chất vấn và phê phán Quốc hội: Tại sao mấy chục năm rồi mà vẫn chưa ban hành Luật biểu t́nh? Lúc đó nhân dân nhắc nhở và đ̣i hỏi Quốc hội phải ban hành Luật biểu t́nh, chứ không phải chỉ đề nghị, kêu gọi, hay xin xỏ, v́:

    „Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân, là những cơ quan đại diện cho ư chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.“
    (Điều 6, Hiến pháp 1992)

    „Công dân có quyền tham gia quản lư Nhà nước và xă hội, ...“
    (Điều 53, Hiến pháp 1992)

    Như vậy, khi không (hoặc chưa) có luật nào quy định cụ thể hơn về việc biểu t́nh, th́ có nghĩa là pháp luật không (hoặc chưa) có hạn chế nào cả, và công dân hoàn toàn có quyền biểu t́nh, như Hiến pháp cho phép.

    Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với quyền biểu t́nh

    Nếu Quốc hội muốn định hướng hay hạn chế hoạt động biểu t́nh của công dân trong một khuôn khổ nào đó, th́ phải ban hành luật tương ứng. Nếu thấy cần kíp phải có luật để điều tiết hoạt động biểu t́nh, th́ chính Quốc hội và các cơ quan giúp việc phải khẩn trương, chứ dân không phải sốt ruột xin Quốc hội ban hành. Cơ quan quản lư Nhà nước mới phải vội, chứ dân không cần vội. Việc một số công dân đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật biểu t́nh là một yêu cầu hoàn toàn chính đáng, nhưng điều đó lại góp phần làm cho người dân tiếp tục hiểu sai về quyền cơ bản của công dân, và làm cho những người thuộc cơ quan hành chính Nhà nước thêm ngộ nhận về quyền hạn của họ.

    Nếu Chính phủ muốn quản lư hoạt động biểu t́nh của công dân theo một hướng nào đó th́ Chính phủ phải soạn thảo và tŕnh dự án luật (Điều 87, Hiến pháp 1992), để Quốc hội xem xét và ban hành luật, chứChính phủ không thể tự tiện đưa ra những quy định hay triển khai những hành động can thiệp trái với Hiến pháp. Hiến pháp 1992 đă quy định rơ:

    „Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp“
    (Điều 83, Hiến pháp 1992)

    và Chính phủ là „cơ quan chấp hành của Quốc hội“ (Điều 109, Hiến pháp 1992).

    Điều 115 của Hiến pháp 1992 cho phép:

    „Chính phủ ra nghị quyết, nghị định, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, chỉ thị“

    nhưng phải:

    „Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.“

    Trong tất cả 11 khoản của Điều 112, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính chủ, và cả 6 khoản của Điều 114, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính chủ, Hiến pháp 1992 không có bất cứ khoản nào cho phép Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản pháp quy để hạn chế hay can thiệp vào quyền tự do của công dân được Hiến pháp đảm bảo.

    Trong Luật Tổ chức Chính phủ do Quốc hội khóa X thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001, Điều 8, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, được viết lại gần như nguyên văn Điều 112 của Hiến pháp 1992. Điều 20, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, là cụ thể hóa Điều 114 của Hiến pháp 1992. Quyền tự do của công dân được nhắc 3 lần trong Luật Tổ chức Chính phủ, trong đó chỉ khẳng định trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền của công dân và tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền của ḿnh, cụ thể là:

    „Thi hành những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tṛn nghĩa vụ của ḿnh...“
    (Điều 8, Khoản 5)

    „Quyết định những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tṛn nghĩa vụ của ḿnh...“
    (Điều 18, Khoản 3)

    „Thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân...“
    (Điều 13, Khoản 4)

    Nghĩa là: Luật Tổ chức Chính phủ cũng không cho phép Chính phủ ban hành văn bản pháp quy để hạn chế quyền tự do của công dân được Hiến pháp đảm bảo. Tất nhiên là phải như vậy, v́ Luật Tổ chức Chính phủ không thể có những quy định trái với Hiến pháp.

    Nghị định của Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP, do nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải kư ngày 18/3/2005, quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng, không đề cập đến khái niệm „biểu t́nh“ được nêu trong Hiến pháp 1992. Ngược lại, khái niệm „tập trung đông người“ được đề cập (21 lần) trong Nghị định số 38/2005/NĐ-CP không xuất hiện trong Hiến pháp 1992. Nghị định số 38/2005/NĐ-CP cũng không đưa ra định nghĩa hay giải thích về thuật ngữ „tập trung đông người“, không hề quy ước là „biểu t́nh“ thuộc phạm trù „tập trung đông người“. Tất nhiên, không thể tùy ư dùng thuật ngữ„tập trung đông người“ để chỉ hoạt động „biểu t́nh“ (cũng giống như không thể dùng thuật ngữ „tập trung 500 người“ để chỉ phiên họp Quốc hội), v́ nếu như thế th́ vừa thiếu tôn trọng công dân (hay thiếu tôn trọng Quốc hội), vừa thiếu tôn trọng Hiến pháp, bởi không được tùy tiện thay đổi thuật ngữ pháp lư cơ bản được sử dụng trong Hiến pháp và được dùng phổ biến trong thông lệ pháp lư trên toàn thế giới. V́ vậy, nếu hợp hiến, th́ Nghị định số 38/2005/NĐ-CP cũng không chi phối quyền biểu t́nh của công dân được Hiến pháp đảm bảo.

    Điều 50 của Hiến pháp 1992 khẳng định:

    „Ở nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xă hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.“

    Khi thực hiện các quyền con người (trong đó có quyền biểu t́nh), công dân chỉ phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Khi chưa có luật tương ứng th́ công dân không phải chấp hành văn bản pháp quy nào khác ngoài Hiến pháp, bởi công dân chỉ phải „sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật“ (Điều 31, Hiến pháp 1992). Quyền biểu t́nh của công dân không phải chịu chi phối bởi các quy định nào đó, cho dù chúng có thể được đưa vào luật trong tương lai, lại càng không thể bị cản trở bởi các quy định tùy tiện của các cấp chính quyền, của bộ máy công an, của tổ dân phố, hay của một cấp trên chung chung nào đó. Cho dù là ai, to nhỏ ra sao, nhân danh tổ chức nào, th́ họ cũng đều là công dân Việt Nam và cũng không nằm ngoài phạm vi chi phối của nguyên tắc:

    „Mọi công dân đều b́nh đẳng trước pháp luật.“
    (Điều 52, Hiến pháp 1992)

    Không phải bất cứ một quy định phi lư nào được đưa vào luật cũng là thiêng liêng, bất di – bất dịch. Nếu có Luật biểu t́nh th́ nó không thể chứa đựng những quy định trái với Hiến pháp. Nhân dân có quyền kiến nghị và Quốc hội có trách nhiệm hủy bỏ bất cứ quy định pháp luật nào trái với Hiến pháp, v́

    „Hiến pháp nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lư cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.“
    (Điều 146, Hiến pháp 1992)


    Biểu t́nh – Quyền hiến định có hiệu lực cùng Hiến pháp hiện hành

    Đă đến lúc dân ta (cả dân thường và cả những người đang thuộc bộ máy quản lư Nhà nước) phải chia tay với lối tư duy sai lầm là „trên“ cho làm ǵ th́„dưới“ mới được làm cái ấy, v́ đấy là kiểu quan hệ giữa chủ nô và nô lệ, hoàn toàn trái với bản năng sống chủ động của mọi loài động vật tự do, trong đó có con người. Dù có muốn, dù có cố, th́ cũng không bao giờ quy định được hết mọi chuyện trên đời. Hơn nữa, càng có nhiều quy định th́ càng có nhiều điều bất hợp lư và càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa các quy định. Chính v́ vậy, người dân có quyền làm bất cứ điều ǵ mà pháp luật không cấm và không vi phạm những chuẩn mực đạo đức thông thường đă được xă hội thừa nhận. Nhà nước có thể thông qua việc ban hành luật để hạn chế những mặt tiêu cực, nhưng sẽ không bao giờ khống chế được hoàn toàn. Không thể tiếp tục luận tội theo kiểu „lợi dụng sơ hở của pháp luật...“ Lập luận ấy không chỉ sai với thông lệ quốc tế, mà c̣n hài hước ở chỗ: Sao không trách phạt những người ăn lương của dân rồi làm ra luật... sơ hở, mà lại chỉ kết tội người dân áp dụng đúng luật sơ hở?

    Căn cứ vào Hiến pháp và các văn bản pháp lư liên quan, với tư duy lô-gíc, chỉ có thể rút ra kết luận rằng:Quyền biểu t́nh của công dân được Hiến pháp hiện hành đảm bảo và có hiệu lực cùng lúc với Hiến pháp. Cho đến nay, chưa có luật hay văn bản pháp lư hợp hiến nào hạn chế quyền biểu t́nh của công dân. V́ vậy, công dân hoàn toàn có quyền tự do biểu t́nh, theo đúng tinh thần của Hiến pháp, không phải đợi đến lúc có Luật biểu t́nh hay một văn bản tương tự.

    Biểu t́nh là biện pháp hữu hiệu để nhân dân bảo vệ quyền lợi chính đáng của ḿnh và giải tỏa ức chế. Biểu t́nh cũng là một h́nh thức hợp lư để công dân bày tỏ chính kiến, góp phần xây dựng Nhà nước và thúc đẩy sự tiến bộ của xă hội.

    Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước là phải tôn trọng và bảo vệ công dân thực hiện quyền biểu t́nh, phải triệt để tuân theo Điều 12 của Hiến pháp 1992:

    „Nhà nước quản lư xă hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xă hội chủ nghĩa.


    Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xă hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh pḥng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.


    Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lư theo pháp luật.“

    Cách ứng xử với quyền biểu t́nh của công dân phản ánh mức độ tôn trọng nhân dân, tôn trọng Hiến pháp và tŕnh độ hiểu biết pháp luật. Nó cũng thể hiện bản lĩnh lănh đạo, mức tự tin vào sự trong sạch và chính nghĩa của bản thân. Một chính quyền v́ dân, chỉ làm chuyện đúng, chắc chắn sẽ được đa số nhân dân tin yêu và bảo vệ, không việc ǵ phải sợ biểu t́nh. Nếu đi ngược lại lợi ích của nhân dân và dân tộc, làm những chuyện sai trái, th́ không bạo lực nào có thể che chở vĩnh viễn.

    Nếu thực sự cầu thị và muốn làm tṛn bổn phận, lănh đạo phải biết tận dụng hoạt động biểu t́nh như một chiếc cầu nối với nhân dân, làm nguồn cung cấp thông tin thực tế từ cơ sở, vốn dĩ hay bị bưng bít bởi bộ máy quản lư cấp dưới. Biểu t́nh là một phương tiện đắc lực để khắc phục tệ quan liêu – căn bệnh cố hữu của bộ máy chính quyền.

    Chẳng có lư do chính đáng nào có thể biện hộ cho việc xâm phạm quyền biểu t́nh của công dân. Không thể cấm dân lên tiếng nhằm che dấu sự yếu kém. Không thể mượn cớ ổn định mà cản trở sự phát triển. Không được nhân danh bảo vệ chế độ để bảo vệ tham nhũng.

    Xương máu của hàng triệu người Việt đă đổ xuống v́ độc lập và tự do. Độc lập dân tộc chỉ có ư nghĩa khi gắn liền với tự do của nhân dân. Nếu dân không có tự do th́ chính quyền mang quốc tịch nào cũng vậy.

    Do đó, muốn bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chế độ, th́ phải tôn trọng các quyền tự do của nhân dân, trong đó có quyền biểu t́nh. Không thể khác!


    http://khanhdoan-khanhdoan.blogspot....ang-7-loi.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 17-10-2011, 02:02 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 11:54 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 15-07-2011, 09:45 PM
  4. Replies: 27
    Last Post: 05-07-2011, 12:30 PM
  5. Replies: 10
    Last Post: 09-04-2011, 06:32 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •