Page 2 of 12 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 113

Thread: THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SỈ VIỆT NAM CỘNG HÒA
    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

    P2

    H́nh ảnh tiếp nối của Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa:



    Sau ngày Vị Tổng Tư Lệnh đầu tiên của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa: Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, đă Vị Quốc Vong Thân; để tiếp tục bảo vệ miền Nam tự do, bảo vệ đồng bào, người Chiến Sĩ vẫn tiếp tục lao ḿnh vào nơi chiến trường lửa khói mịt mù, cận kề với cái chết. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă đi vào những trang sử hào hùng của Dân Tộc, với những trận đánh làm khiếp vía quân thù như: B́nh Long, An Lộc v…v…



    - Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă hiên ngang, oai hùng, ngạo nghễ đứng trên Cổ thành Quảng Trị, để cắm lá Cờ Vàng ba Sọc Đỏ thân yêu như bài hát: Cờ bay trên Cổ thành Quảng Trị:

    “Cờ bay, cờ bay, oai hùng trên thành phố thân yêu

    Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu

    Cờ bay, cờ bay tung Trời, ta về với Quê Hương

    Từng ngóng đợi quân ta tiến về ……”

    - Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă vượt phi đạo, tung cánh “chim bằng”, đi vào cơi chết, để bảo vệ vùng Trời miền Nam tự do.



    - Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, đă rời xa đất liền, xa mái ấm gia đ́nh, sống lênh đênh trên mặt trùng dương ngút ngàn khói sóng. Máu xương của người Chiến Sĩ đă ḥa quyện và vùi chôn nơi đáy nước trong trận Hải chiến 1974, để bảo vệ Hoàng Sa, hải đảo, bảo vệ hải phận Việt Nam.



    - Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa tay súng, vai khoác ba lô, tung cánh dù, nhảy xuống vùng đất địch, bất chấp mọi hiểm nguy.



    - Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa anh dũng đánh đuổi quân thù, tái chiếm Cố đô Huế, Tết Mậu Thân, 1968. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đi t́m đào từng hố, hầm tập thể, để t́m lại xương xác của đồng bào ruột thịt thân yêu.



    - Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, đă “quên ḿnh cứu người” băng bó vết thương cho đổng đội.



    - Người nữ Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă không ngại gian nan, v́ “Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh”, để góp bàn tay vào công cuộc bảo vệ miền Nam Tự Do.



    - Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, đă đem sinh mạng của ḿnh để bảo vệ đồng bào ruột thịt, trên khắp Bốn vùng Chiến thuật, ở những vùng nông thôn, nơi biên pḥng, giới tuyến, từ Ấp Bắc, An Lộc, Gio Linh, Khe Sanh, Pleime, A Sao, A Lưới, Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ, An Phước, An Điềm, Khâm Đức, Hậu Đức …v… v…



    Song bên cạnh những chiến công lẫy lừng ấy, có mấy ai h́nh dung được h́nh ảnh của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, đă một thời ngày đêm gh́ chặt tay súng, trên những vọng gác, ở những nơi tiền đồn heo hút gió; để rồi liên tưởng đến h́nh ảnh của người Chiến Sĩ đă bị cộng quân bắn tỉa, trong lúc các Anh đang hướng tầm mắt, để quan sát những di chuyển của địch quân. Bởi vậy, các Anh đă trúng đạn của địch, và thân xác của người Chiến Sĩ đă nhuộm đầy máu đỏ, đă thấm đẫm chiến bào, và người Chiến Sĩ đă rơi từ trên cḥi cao của vọng gác xuống nền đất lạnh, trên những bụi gai sắc nhọn giữa rừng khuya, thân xác của người Chiến Sĩ lại phải chịu thêm những vết thương khác, do những nhánh gai rừng đă đâm sâu vào châu thân, máu của người Chiến Sĩ đă chan ḥa từ vết đạn thù, đă ứa ra từ những mũi gai rừng, trước khi gục chết tức tưởi giữa núi rừng hoang lạnh. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă đem máu xương của ḿnh, để bảo vệ Quê Hương.



    Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa với những hy sinh vô bờ bến. Đặc biệt, những đơn vị đă từng đối đầu với cộng quân, ở những nơi biên pḥng, giới tuyến. Ở những nơi ấy, suốt ngày đêm người Chiến Sĩ phải đối đầu với không biết bao nhiêu những gian nan, nguy hiểm. Người Chiến Sĩ phải mắc vơng ngủ trên những cành cây, để tránh thú dữ, nhưng không khỏi phải làm mồi cho muỗi, vắt. Trên những lối hành quân, mỗi khi dừng bước, người Chiến Sĩ đă phải dùng chiếc nón sắt của ḿnh, múc nước từ những gịng suối, đổ vào bao gạo sấy, để ăn cho đỡ đói. Song cũng có những lần, khi những hạt gạo sấy chưa kịp nở thành cơm, th́ đơn vị đă lọt vào ổ phục kích của cộng quân. Để rồi sau đó, có những Chiến Sĩ đă phải ôm xác đồng đội của ḿnh, với bao gạo sấy chưa kịp mở ra, mà nhỏ lệ khóc thương đồng đội, đă chết trong khi bụng đang đói!!!



    Ngày ấy, một thời chinh chiến, nếu ai đă từng đến các đơn vị biên pḥng, giữa tiếng đạn pháo đ́ đùng, với những đêm nh́n ánh hỏa châu soi sáng các vùng rừng núi hoang vu, và treo lơ lửng trên những vọng gác quanh các tiền đồn, th́ chắc chắn đă thấy được toàn cảnh, là những bức tranh, với những nét điểm xuyết thật tuyệt vời. Đồng thời, cũng thấy được những hy sinh vô bờ bến của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đang nằm sương, gối súng ngay giữa đôi bờ sống - chết, hiểm nguy. Sinh mạng của người Chiến Sĩ cũng vô cùng mong manh. Bởi bất cứ lúc nào các Anh cũng có thể bị quân địch tấn công, và có thể sẽ vĩnh viễn bị vùi thây nơi chiến địa!!!



    - Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, là tất cả những ǵ cao đẹp nhất, hào hùng nhất. Người dân của miền Nam tự do, đă từng chứng kiến những h́nh ảnh của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, vai mang súng, tay bế em thơ, tay d́u dắt cụ già giữa vùng lửa đạn.







    - Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, không phải chỉ có những Sĩ quan, mà tất cả những người đă từng cầm súng để bảo vệ từng tấc đất của Quê Hương, hoặc đă từng kề vai, sát cánh bên người Chiến Sĩ, qua những công tác: Tâm Lư Chiến, Công Dân Vụ, Dân Sự Vụ, Dân Ư Vụ …



    Họ có thể là những nông phu, song đă ư thức được bổn phận của một con dân nước Việt trong cơn nguy biến, nên có những người dân, khi bất ngờ gặp được người Chiến Sĩ trong lúc lỡ bị lạc trong rừng, sau một trận giao tranh với quân địch, và họ đă nuôi giấu, để sau đó, người Chiến Sĩ được b́nh an trở về với đơn vị.



    Họ có thể là người Mẹ, người vợ, người anh, người chị, người em; song khi lâm cảnh ngộ, trong những lần tấn công của quân địch, lúc cùng đường, phải tử thủ, họ đă cùng sống-chết bên người Chiến Sĩ, họ đă biết sử dụng những quả lựu đạn M.26, để tiêu diệt quân thù, để mở đường máu thoát thân. Hết thảy họ đều là Chiến Sĩ.



    Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, không phải chỉ có Lục Quân, mà c̣n có các Lực lượng như: Quân Cảnh, Cảnh Sát, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn … Riêng về Lực Lượng Nhân Dân Tự Vệ, khi thành lập sau Tết Mậu Thân, 1968, có lẽ mọi người đă nh́n thấy h́nh ảnh của những Nữ đoàn viên Nhân Dân Tự Vệ, vai mang khẩu súng Carbine M-1, M-2, trông chẳng khác biệt những Thanh Nữ Cộng Ḥa của một thưở nào là mấy. Lực lượng này, đă trực tiếp đối đầu với Du kích Việt cộng ở những vùng thôn quê, hẻo lánh.



    Một h́nh ảnh, mà chắc chắn mọi người đều đă biết. Đó là h́nh ảnh của những Chiến Sĩ Nhân Dân Tự Vệ tại Hố Nai. Họ đă không rời tay súng, cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Song tiếc rằng, khi họ đă bị tử thương bởi những viên đạn của quân thù, th́ chẳng có ai nhắc đến!!!





    Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa và ngày mất nước: 30-4-1975



    Vào một thời oanh liệt, với những chiến công lừng lẫy, làm quân thù phải bạt vía, kinh hồn. Lúc ấy, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa làm sao có thể nghĩ đến một ngày, họ phải buông súng trong uất hận, đau thương!!!



    Thế nhưng, sự thật đă xảy ra. Trước ngày mất nước, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă phải chịu những cảnh bi thương nhất, khi bắt buộc phải buông súng, th́ có các vị đă “chết theo thành”, một số may mắn được ra hải ngoại; c̣n đa số, th́ đă phải vào các nhà tù “cải tạo”của Cộng sản Hà Nội, đă phải chịu cảnh hành hạ, đọa đày, cùm kẹp, đói khát, lạnh lẽo, hoặc trở thành người tàn phế, hay đă bỏ ḿnh trong các nhà tù. Song chưa đủ, bởi c̣n ǵ đau thương hơn, c̣n ngôn từ nào để viết, và c̣n có ḍng nước mắt nào, để khóc cho vừa với h́nh ảnh của những người Chiến Sĩ đă chết, trong khi đôi chân vẫn c̣n bị siết chặt, vẫn c̣n rỉ máu trong hai chiếc cùm, treo trên những chiếc thanh sắt, thân thể quắt queo trên nền gạch lạnh lẽo của pḥng biệt giam tăm tối; để rồi sau đó, nắm xương tàn của người Chiến Sĩ đă bị vùi chôn bên cạnh những bờ rào kẽm gai oan nghiệt của trại tù “cải tạo”, trên khắp vùng núi rừng từ Nam chí Bắc!!!



    Nhưng hôm nay, và măi măi cho đến ngàn sau, dẫu thế nhân có viết đến cả hàng ngh́n trang sách, cũng không làm sao diễn đạt một cách trọn vẹn những ǵ mà người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă phải gánh chịu khi bị sa cơ, thất thế, ở trong các nhà tù “cải tạo”. Bởi, chỉ có chính các vị đă từng qua các nhà tù của cộng sản Hà Nội, th́ mới thấu hết được những nỗi đau đớn kinh hoàng ấy; v́ “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.



    Chẳng những thế, mà ngày đi vào nhà tù “cải tạo”, th́ đă có không ít những Chiến Sĩ đă bị mất cả nhà cửa, vợ con!!!



    Tuy nhiên, ngoài những cảnh đời bi thảm ấy, đă có rất nhiều Chiến Sĩ được gia đ́nh hết ḷng lo lắng. Những người Mẹ, người vợ, người con, người anh, người chị, người em của người Chiến Sĩ, đă băng rừng, vượt suối, đi đến tận những nơi rừng thiêng nước độc, để mang đến cho người thân của họ những món quà; song đặc biệt và cao quư nhất, vẫn là những món quà tinh thần. V́ đó, chính là “món ăn” đă nuôi sống người tù “cải tạo” để người Chiến Sĩ có đủ niềm tin và hy vọng, chờ đợi một ngày trở về, sum họp với gia đ́nh.



    Và giờ đây, người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, đă một thời tung hoành trên khắp chiến trường xưa, đang sống nơi hải ngoại; dù mái tóc đă bạc mầu, đôi mắt không c̣n tinh tường nữa; song ư chí quang phục Quê Hương vẫn không hề thay đổi. V́ thế, đa số đă và đang dấn thân vào con đường tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự Do-Dân Chủ thực sự.



    - Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, sống đời lưu vong, nhưng ngày đêm vẫn vọng tưởng Cố Hương, vẫn nhớ tiếc về những năm tháng của một thuở đă xa, mà ḷng rưng rưng, mà tim quặn thắt; bởi chỉ c̣n biết t́m lại qua những câu hát, lời thơ của một thời đă mất:

    Đẹp thay Chính Thể Cộng Ḥa

    Vui thay tiếng hát, câu ca Thanh B́nh

    Cộng Ḥa như ánh B́nh Minh

    Như gịng nước mát, như t́nh lúa xanh.





    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM



    Vinh Danh những V́ Sao Đất nước








    Tháng Tư về khơi mối hận thiên thu
    Mây tang phủ lên bầu trời Quốc Tổ
    Nhớ bao anh hùng thơm danh muôn thuở
    NAM, PHÚ, VỸ, HƯNG, HAI, CẨN...tên Người!



    Trước cọc bắn vẫn đanh thép ư lời:
    “Muốn nh́n sông núi trước giờ gục chết!”
    Lẫm liệt oai phong một trang hào kiệt
    Cọp ba đầu rằn HỒ NGỌC CẨN lưu danh!



    Tướng Biệt Động Quân liêm khiết, đa năng
    Huấn luyện, tham mưu, chiến trận bao năm
    Tên TRẦN VĂN HAI sử vàng ghi đậm
    Vận nước suy tàn - tiết tháo hy sinh!



    Xin nghiêng ḿnh chào NGUYỄN KHOA NAM hùng anh
    Hổ Tướng miền Tây theo thành tự sát
    Loạt đạn nổ vang thay lời thề “Sát Đát!”
    Rừng núi chuyển rung bạt vía giặc thù!



    B́nh Long, An Lộc - song Lê anh hùng

    Gương tử thủ nêu cao, nức ḷng quân sĩ
    NGUYÊN VỸ, VĂN HƯNG lừng danh thế kỷ
    Bia khắc danh đề - thanh sử muôn thu!



    Tiếc thương PHẠM VĂN PHÚ Kontum, Pleiku

    Vị danh tướng của bao thời trận mạc
    Khí hùng anh nào để lọt vào tay giặc ?
    Kết liễu đời ḿnh - độc dược quyên sinh!



    Hồn thiêng sông núi tiếp dẫn hương linh

    Quư danh tướng và bao anh hùng dân tộc
    Tháng Tư đại tang triệu hồn bật khóc
    Thắp nén nhang ḷng tưởng niệm anh linh!





    Phạm Hoài Việt
    Last edited by dtkcamau; 04-04-2020 at 09:04 AM.

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    “Đồn 133 và Ngày Cuối Cùng”
    Vũ Phan




    Nh́n chiếc đồng hồ đeo tay cũ, đă qua một giờ trưa sau lịnh tuyên bố từ đài phát thanh Saigon cho mọi người lính buông súng đầu hàng. Tám Mộc đứng trên lô cốt của cái đồn h́nh tam giác nh́n ra hướng cửa sông, thủy triều đang dâng cao làm con nước chảy mạnh vào trong đất liền mang theo những cơn gió làm hàng bần, mắm mọc trên băi bồi lắc lư qua lại. Phía bên kia sông quang cảnh vẫn im ĺm, vài chiếc tam bản chèo sát rặng dừa xuôi theo ḍng nước. Sau khi nói vài câu với người lính gác, anh bước xuống đi qua cái lô cốt nh́n về phía những mảnh ruộng đă khô cừng v́ nắng nóng cuối tháng tư. Người lính tên Chín Sao ngồi trên mặt thùng gỗ chăm chú nh́n ra bên ngoài, anh ta được tin tưởng nhất đồn v́ rất kinh nghiệm khi đối đầu với với tụi du kích hoạt động xung quanh khu vực này. Tám Mộc nh́n hàng cây xanh xa xa cách đồn khoảng hai cây số rồi hỏi:

    - Nảy giờ có thấy ǵ lạ không?

    - Em nh́n kỹ chỗ đó nhưng không thấy có ǵ lạ, anh có chắc là thằng Tư Sung nó không chơi ḿnh không?



    Tám Mộc lắc đầu liếc nh́n về hướng hàng cây một lần nữa rồi hỏi:

    - Mày ăn uống ǵ chưa?



    Chín Sao gật đầu:

    - Em và tụi nó ăn xong hết rồi.

    - Ừ, ngồi gác b́nh thường như mọi ngày, đừng lăng xăng quá làm tụi nó nghi ngờ … Có dấu hiệu nào lạ th́ cho tao biết.



    Anh đến cái lô cốt cuối cùng ở sát bờ sông thấy không có ǵ khác thường trừ tiếng súng bắn từng loạt ở xa vọng lại, có lẽ đám du kích ở xă nào đó nổ súng ăn mừng chiến thắng. Dặn ḍ người lính gác xong, Tám Mộc bước xuống căn hầm nửa ch́m nửa nổi giữa đồn. Mấy người lính c̣n lại một số nằm trên mấy cái giường, một số ngồi dựa lưng vào vách nói chuyện. Tất cả trong cái đồn gần cửa sông Mỹ Thạnh bây giờ chỉ c̣n lại chín người, kể luôn anh là người đeo lon thượng sĩ thay thế cho chuẩn úy Hưng, trưởng đồn đă xin về nhà ở Sóc Trăng hôm qua. Hạ sĩ Mùi da ngăm đen, tay chân chắc nịch mỉm cười khi thấy anh bước vào:

    - Anh Tám làm một chút cho ấm bụng, hôm nay bữa cuối ḿnh c̣n ở đây – anh ta đưa b́nh tong nhôm cho anh.



    Anh cầm cái b́nh đưa miệng lên tu một hớp, cổ họng và dạ dầy bừng nóng v́ thứ rượu đế gần như nguyên chất được nấu từ mấy ngôi làng quanh đây. Trên cái đi- văng ghép bằng bốn miếng ván, một cây đại liên, một cây trung liên và hai cây M- 79 để gần bên những túi ḿn Claymore. Không khí trong căm hầm khá ngột ngạt v́ sự chờ đợi và nắng nóng bên ngoài, Tám Mộc nh́n mọi người nói:

    - Có đứa nào muốn đi về th́ ra bờ sông lấy xuồng bơi qua bên kia.



    Tiếng binh nh́ Được, người trẻ nhất c̣n ở lại đáp:

    - Tụi em ở lại chơi trận cuối, tối về…



    Có tiếng cười nhỏ vang lên trong căn hầm, anh nh́n những đôi mắt trên khuôn mặt mỗi người, Tám Mộc bỗng cảm động v́ t́nh nghĩa làng xóm đă gắn chặt những người lính địa phương quân, một vài người th́ mang nặng mối thù với Chín Bường và trung đội du kích dưới quyền chỉ huy của hắn. Nhiều người dân sống trong vùng này bị Chín Bường hạ sát hoặc bắt đi mất tích chỉ v́ không hợp tác và bị nghi ngờ cung cấp tin cho cảnh sát và đồn. Sau đó một thời gian nó biến mất không để lại dấu vết. Tám Mộc đến những gia đ́nh trong xă thăm ḍ t́nh h́nh an ninh, sẵn đó anh hỏi tin tức về Chín Bường nhưng mọi người đều lắc đầu không biết hắn ta đi đâu. Một vài lần anh nghe mấy cán bộ xây dựng nông thôn ở các xă sâu gần vùng bưng phía nam nói, Chín Bường bị thương trong trận phục kích của đồn 133 gần con lạch nhỏ phía tây nam. Nó được đồng đội khiêng đi, bây giờ không biết sống chết ra sao. Tám Mộc nhớ lại lần đó, có tin báo một nhóm du kích về định thu lúa gạo của dân trong xă. Tối đến chuẩn úy Hưng dẩn sáu người lính nằm phục kích trên con lạch chảy từ rừng mắm ra. Giữa khuya hai chiếc xuồng lọt vào giữa hai bờ lạch, những họng súng khai hỏa bắn hạ bốn tên việt cộn, hai chiếc xuồng bị bắn vỡ tan tành và đồn tịch thu được vài cây AK. Như vậy lần đó có mặt Chín Bường, nhưng hắn may mắn thoát chết.



    Lúc c̣n trẻ, Tám Mộc hay qua xă kế bên chơi với Tư Sung rồi quen biết Chín Bường. Nhà nó ở tuốt trong ruộng, lội qua bên kia con rạch gần hông nhà là khu rừng bần, mắm dầy đặc mà thời chống Pháp là căn cứ của việt minh. Dân xă đó biết gia đ́nh nó có nhiều người đi theo vào rừng, c̣n Tư Sao nói là ba nó bị lính Pháp bắn chết dưới U Minh, Cà Mau nhưng má nó nói đi làm bị bệnh sốt rét qua đời chôn dưới đó. Nó học cùng trường tiểu học với anh và Tư Sung, nhưng sau vài năm nó nghỉ học ở nhà làm ruộng. Cách đây năm năm, Tám Mộc vào lính địa phương quân th́ Chín Bường cũng vào bưng gia nhập du kích, c̣n Tư Sung xin vào làm nhân viên hành chánh xă kế bên kiêm nông dân.



    Giữa tháng tư, t́nh h́nh miền trung và vùng cao nguyên trở nên rối loạn. Các tỉnh ngoài đó lần lượt thất thủ rơi vào tay địch quân, cuộc chiến lan dần xuống phía nam gần Saigon. Riêng ở các tỉnh miền tây th́ nhiều đồn bót trong vùng sâu bị các tiểu đoàn địa phương của việt cộng lần lượt đánh chiếm. Ban đêm trong xă những toán du kích ṃ về tuyên truyền, móc nối và lấy tin tức.



    Cách đây gần một tuần, Tư Sung hẹn gặp anh ở một khu vườn ở bên kia sông Mỹ Thạnh. Tám Mộc lận trong người cây Colt và trái lựu đạn bơi xuồng qua đó một ḿnh để gặp Tư Sung xem có chuyện ǵ. Ngồi trên g̣ đất trồng chuối, Tư Sung cho anh biết Chín Bường đă trở về cho người móc nối với anh ta để diệt đồn 133 mang tiếng là ác ôn, nhưng hậu ư là để trả thù lần hắn ta bị phục kích suưt chết.



    Hắn c̣n nói là vài ngày nữa sẽ dẫn hai trung đội có trang bị đầy đủ vũ khí với sự yểm trợ của bộ đội chủ lực tỉnh làm cỏ đồn 133. Tám Mộc biết lư do Tư Sung cho ḿnh biết tin này v́ anh ta c̣n hận Chín Bường vào một buổi chiều cách đây khoảng ba năm, hắn bất ngờ đến chỗ ông già vợ của Tư Sung đang làm ruộng gần con rạch đánh hai bạt tay coi như cảnh cáo tội hó hé tin cho lính xă. C̣n anh cũng không thích đám du kích của Chín Bường từ lâu v́ đă giết nhiều người dân vô tội. Sẵn lần này biết hắn muốn đánh đồn trả thù, anh chỉ dặn Tư Sung là bắt đầu từ ngày mai khi nào biết tin Chín Bường sắp đánh đồn th́ kéo lá cờ xanh đỏ có ngôi sao vàng nhỏ lên ngọn dừa sau nhà anh ta ở cách đồn gần hai cây số cho anh biết. Xong xuôi Tư Sung và anh chia tay đi về hai ngă để tránh tai mắt bọn du kích.



    Hôm sau anh cho chuẩn úy Hưng biết ư định của Chín Bường, bàn bạc xong trưa đó anh và Chín Sao lấy xuồng gắn máy chạy về đồn của đại đội nằm trên bờ con sông chính cách đó gần bốn cây số xin yểm trợ hỏa lực và thêm đạn dược để đề pḥng. Đă vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, anh nhận được lời hứa không mấy nồng nhiệt của ông đại đội trưởng, nhưng ông ta nói sẽ cấp thêm những món mà trong kho c̣n nhiều. Lúc ra về, Tám Mộc im lặng không nói cho đến lúc chiếc xuồng cặp vào bờ sông sát chân đồn. Anh lên gặp chuẩn úy Hưng báo lại t́nh h́nh và lời hứa của sĩ quan chỉ huy đại đội. Tối đó anh suy nghĩ rất lâu và định xin về nhà, coi như bỏ đồn không quay lại và t́m cách báo cho Tư Sung.



    Sáng hôm sau, đại đội gọi qua máy truyền tin nhắn anh lên nhận “heo gà” về để dành ăn. Buổi chiều anh cử Chín Sao lấy xuồng ra đi và dặn đợi tối hẳn mới về để tránh bị du kích theo dơi. Âm thầm đi hai chuyến, Chín Sao đem về một cây đại liên, rất nhiều ḿn Claymore, đạn dược và một máy truyền tin mới được cất vào hầm kín đáo. Anh nói chuẩn úy Hưng cho hai người lính có nhà ở cuối xă được đi về nhà “nghỉ phép” bốn ngày để làm tụi nằm vùng tin là đồn 133 vẫn lè phè. Tám Mộc nh́n đồng hồ thấy gần hai giờ chiều, có tiếng bước chân thật nhanh của Chín Sao tới gần:

    - Anh Tám, em thấy h́nh như tụi nó di chuyển trong chỗ đám bần.



    Anh vội vă theo Chín Sao vào trong lô cốt cầm ống ḍm nh́n qua lỗ châu mai th́ nghe tiếng súng cối vọng lại, anh nói lớn:

    - Tụi nó pháo!



    Vài giây sau một trái đạn cối nổ tung trên miếng ruộng khô cách đồn gần ba chục mét, đất cát từng đám văng lên cao. Từ trong hầm, Mùi và mấy người lính theo giao thông hào mang súng và túi ḿn ra những vị trí đă được định sẵn. Khẩu súng cối bắn càng lúc càng chính xác hơn, tiếng đạn nổ gần hàng rào kẽm gai, Tám Mộc và tám người lính chia ra giữ hai mặt đồn phía mặt ruộng và đầm lầy, c̣n phía con sông th́ gần như bỏ trống v́ anh tin việt cộng không tiến đánh mặt đó. Xung quanh đồn mịt mù khói bụi, từng lớp rào kẽm gai bị đứt bung ra từng mảng, ba trái đạn rơi trúng giữa sân phá tan căn nhà gỗ, nhưng cây cột cờ vẫn đứng vững, lá cờ màu vàng vẫn bay trong gió. Anh mở máy truyền tin gọi về đại đội xin yểm trợ, nhưng không có ai trả lời, chỉ có tiếng rọt rẹt của sóng vô tuyến. Chín Sao và một người lính nh́n anh, ánh nắng mặt trời ngoài đám ruộng bị khói bụi che khuất, Tám Mộc thầm nghĩ, không lẽ chiều nay ḿnh và tám đồng đội sẽ chết tại đây. Tiếng nổ chát chúa của cây thượng liên bắn tung lớp bao cát che bờ hào giữa tiếng đạn cối ầm ầm khắp quanh đồn làm chao đảo mặt đất, nhưng không một tiếng súng từ bên trong bắn trả. Những trái đạn pháo bây giờ bay vọt ngang đồn rớt xuống sông rồi im hẳn. Tám Mộc và mọi người nh́n ra ngoài, những bóng người lố nhố chạy trên mặt ruộng khô, các toán địch quân không tỏ ra sợ hăi vừa chạy vừa bắn như mưa. Anh ra dấu cho những người lính chờ thêm rồi hỏi:

    - Đặt ḿn Claymore hết hai mặt chưa?

    - Rồi, em coi tụi nó đặt rồi – tiếng Mùi đáp.



    Tiếng AK gịn tan ḥa với tiếng trung liên nồi, thượng liên bao trùm khắp nơi, Tám Mộc ước tính địch quân chắc phải hơn đại đội. Tiếng đạn B-40 găm vào bờ đất nổ tung, bên ngoài việt cộng tràn tới rất đông, những người lính trong đồn có thể thấy rơ những cái nón tai bèo, khăn rằn sau làn khói, Tám Mộc hét lớn:

    - Tất cả bắn.



    Mọi người kể cả anh siết c̣ súng, tiếng đạn lớn nhỏ nổ điếc tai trong mùi khói súng khét lẹt. Những thây người trúng đạn ngă vật xuống, lớp khác lao tới điên cuồng bắn vào đồn với những tiếng hét căm thù. Nhiều tên địch vượt qua lớp rào ngoài cùng đă ngă rạp trên mặt đất tiến sát đến gần lớp cuối cùng.

    - Bấm ḿn – Tám Mộc la lớn.



    Những tiếng nổ như sấm sét khắp hai mặt đồn đẩy lùi địch ra xa. Đạn cối lại dồn dập nă vô đồn, cây cột cờ giữa sân bị găy ngang, trên vùng đất nằm giữa ba cạnh của cái tam giác đều bây giờ không c̣n cái ǵ nguyện vẹn. Tám Mộc và những người lính ngồi dưới hầm hào chịu trận. Đúng lúc đó từ căn hầm lớn giữa đồn Chín Sao khom người ôm máy truyền tin theo đường hào chạy đến:

    - Anh Tám, em vô lấy thêm đạn, nghe có đơn vị nào đó gọi ḿnh.



    Anh cầm ống nghe lên nói:

    - Thượng sĩ Mộc, đồn 133 địa phương quân.



    Có tiếng rè rè vài giây rồi một người hỏi:

    - Tôi nghe có tiếng súng nổ vang qua máy truyền tin, có phải là đồn các anh đang bị tấn công không?

    - Đúng, tụi tui đang bị một đại đội việt cộng bao vây tấn công… các anh là ai?

    - Chúng tôi là tuần duyên đỉnh 22 đang trên đường di tản ra tầu lớn ngoài khơi… Đồn 133 nằm gần cửa sông Mỹ Thạnh phải không, trong đồn c̣n bao nhiêu người?

    - Đúng, cách cửa sông gần một cây số… Tất cả luôn tui là chín người.

    - Rơ, đă nhận ra vị trí của anh trên bản đồ, bây giờ cho tôi biết hướng tấn công của tụi nó, thủy triều đang lên cao, chúng tôi có đại bác 20 ly và 12 ly 7.

    - Tốt quá, tụi nó đặt cối 82 trong rừng cách tui chừng hai cây, tui cần anh khoá nó lại, c̣n 12 ly 7 anh bắn theo hướng đông bắc – tây nam để tụi tui dồn hỏa lực về phía tây.

    - Nghe rơ, gần cửa sông có dăy cồn cát thấp tôi sẽ bắn cho nó sạt xuống lấy tầm nh́n, sau đó sẽ bắn vào rừng cây, anh quan sát và gọi khi cần điều chỉnh.







    Cùng lúc đó địch ngưng pháo kích, cây thượng liên lại bắn trực xạ vào đồn và những toán việt cộng bên ngoài nă AK, B-40 vô hầm ngầm dưới chân lô cốt. Tiếng đạn bắt đầu nổ ngoài cửa sông rồi sau đó bay thẳng vào rừng cây, Tám Mộc quan sát bằng ống nḥm rồi nói qua máy:

    - Anh bắn sang bên phải một chút… sau hàng cây cao, ừ… anh vừa bắn trúng vị trí cây cối 82 rồi, bắn tiếp đi.



    Qua ống nḥm, Tám Mộc thấy hàng bần trúng đạn bay mất ngọn và ch́m trong đám khói. Tiếng đại liên từ ng̣ai cửa sông quạt liên thanh sát mặt ruộng, từng thân người bị hất văng lên giữa tiếng súng của hai bên. Bỗng ngoài mặt sông có tiếng ḿn nổ, Được và một người lính khác chạy theo con hào về phía đó rồi tiếng M-16 và tiếng lựu đạn nổ dưới nước. Mùi cầm cây M-79 và Chín Sao chạy đến chỗ Được và người lính kia, lát sau Chín Sao quay lại nói:

    - Có bốn thằng việt cộng lội dọc bờ sông tính đánh tập hậu đạp trúng ḿn chết hai thằng, hai thằng kia cũng bị bắn chết dưới sông …

    - Mày nói hai đứa nó coi mặt đó nghe.



    Chín Sao len lỏi đi dưới con hào ra bờ sông, Mùi vừa quay trở lại cười:

    - Đă quá anh Tám, trên tàu bắn ác quá, tụi nó chết như rạ…



    Cây đại liên và trung liên của đồn bắn càn quét mặt tây trong tiếng nổ của đạn M-79 bắn đuổi theo những toán địch quân đang rút chạy về khu rừng. Những người lính địa phương quân bây giờ lên khỏi hào nh́n ra bên ngoài với nụ cười trên khuôn mặt ám khói súng.



    Tiếng đạn pháo 20 ly vẫn nổ ầm ầm trong hàng cây thêm một lúc rồi chấm dứt. Người lính trên tầu tuần duyên nói lớn:

    - Anh cần yểm trợ thêm nữa không?

    - Tụi nó rút lui rồi, bỏ lại trên ruộng nhiều xác chết và súng đạn… Cám ơn các anh rất nhiều.

    - Không có ǵ, thôi xin chào… Chúng tôi đi đây.

    - Tui chưa biết tên anh…

    - Tôi tên Hải, cấp bậc chuẩn úy… c̣n hai người kia là Đằng và Phong.

    - Một lần nữa, đồn 133 xin cám ơn các anh.



    Tám Mộc chưa kịp chúc may mắn th́ chuẩn úy Hải hỏi:

    - Tầu c̣n rộng lắm, anh và mấy người lính có muốn đi với tụi tôi không?



    Anh suy nghĩ một lúc rồi đáp:

    - Để tui hỏi tụi nó coi có đứa nào muốn đi, chờ tui một chút.



    Chín Sao kèm Được đi cà nhắc tới:

    - Nó bị thương nhẹ ở chân, em băng bó lại rồi không sao.

    - Ngoài tàu hỏi đồn ḿnh ai muốn đi theo th́ đi liền bây giờ, mấy ảnh đang chờ ḿnh.



    Mọi người im lặng nh́n anh và nh́n nhau, Tám Mộc hối:

    - Nhanh đi, tàu không chờ lâu đâu… Tao không đi v́ có vợ con ở đây, Chín Sao… Mùi.

    - Em có vợ nên ở lại – giọng Chín Sao nói nhỏ.



    Mùi đưa tay lên:

    - Em đi theo tàu.



    Sáu người lính trẻ c̣n lại, kể cả Được bị thương đều đưa tay lên. Tám Mộc nói lớn vào máy truyền tin:

    - Chuẩn úy cho tui gửi bảy đứa em đi theo nghe, bây giờ anh đậu gần cửa sông tụi tui chạy ghe ra.

    - OK.



    Mùi và một người lính chạy vô hầm khiêng cái máy đuôi tôm ra gắn lên chiếc xuồng, Được đến gỡ lá cờ vàng ba sọc đỏ trên cây cột găy nằm trên sân cột lên cổ. Anh ra lệnh đem tất cả vũ khí c̣n lại bỏ vào trong căn hầm giao cho Chín Sao phá hủy không để lọt vào tay du kích. Tiếng máy nổ lớn vọng lại càng gần, thủy triều đang dâng cao nên chiếc tuần duyên vào sát gần đồn đón bẩy người lính vẩy tay từ biệt Tám Mộc và Chín Sao.



    - Xin chào, chúng tôi ra biển đây – tiếng chuẩn úy Hải trên máy.







    Chín Sao gài xong chất nổ rồi chạy ra nhẩy lên chiếc xuồng có Tám Mộc nổ máy xuôi theo con nước, đến giữa sông Tám Mộc bỏ máy truyền tin cho nó ch́m xuống ḍng nước vàng đục. Một tiếng nổ lớn làm cái đồn biến mất trong khói bụi dưới bầu trời dần sẩm tối.



    Hôm sau, Tám Mộc và Chín Sao bỏ xứ theo ghe lên Saigon sống, vài tháng sau nhắn hai bà vợ dẫn con cái lên để tránh bị trả thù. Hai năm sau, Tư Sung trên Biên Ḥa liên lạc được với anh rồi xuống Saigon chơi. Ngồi trong quán cóc lề đường uống cà phê, Tư Sung kể lại chuyện cũ:

    - Trưa hôm đó, tui thấy tụi du kích của Chín Bường kéo về ấp kế bên, tui tính leo lên cây dừa treo cờ báo cho anh th́ đứa em vợ chạy về nói Chín Bường ra lịnh cho du kích giết tui v́ nó nghi ngờ, tui tức tốc nhảy xuống mương trốn rồi hôm sau chạy lên Biên Ḥa ở chỗ thằng em họ tới bây giờ.

    - Vợ con có lên theo không?

    - Có, mấy tháng sau giả bộ xin lên Saigon thăm bà con rồi đi luôn.



    Uống một ngụm cà phê, Tư Sung cười với vẻ khoái trá nói tiếp:

    - Anh Tám biết sao không, sau trận đánh đồn hôm đó thằng Chín bị thương nặng, mấy thằng du kích kể lại nó bị trúng mảnh đạn nát mặt, mù hai mắt, một cánh tay xụi lơ, xác việt cộng chôn đầy nhóc trong rừng… Anh và tụi lính trong đồn đánh một trận “ác” quá, mấy thằng du kích c̣n sống thề t́m bắt anh và mấy thằng lính của anh để trả thù.



    Tám Mộc mỉm cười nhớ lại tiếng người chuẩn úy trên con tàu tuần duyên gọi trên máy truyền tin buổi chiều ngày 30 tháng 4 và tiếng máy tàu chở bẩy người lính trẻ trong đồn sau trận đánh chạy ra cửa sông xa dần.

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Tháng tư đổi chủ


    Nguyễn Tường Tuấn (Danlambao) - ...Khi bao tử người dân trống rỗng, không một ai chịu ngồi yên chờ chết. Đứng lên, tiến về những biệt phủ của quan tham... "Tháng tư đổi chủ" là thế đó. Bốn mươi lăm năm trước, chúng vào thành phố với thân xác sốt rét rừng, năm sáu thằng đu một cành đu đủ vẫn không gẫy. Giờ đây, bọn chúng âm thầm trốn chạy, gửi con ra ngoại quốc, chuẩn bị sẵn băi đáp an toàn! Sẽ chẳng c̣n quốc gia nào muốn rước bầy khỉ lúc này. Người nuôi người c̣n khó khăn, tiền đâu mua chuối cho khỉ?...

    *

    Ghét hoặc yêu. Thích hay không. Mỗi năm tháng tư lại trở về theo chu kỳ trời đất. Mấy ngày qua, bốn chữ "Tháng tư đổi chủ" cứ chập chờn trong tâm trí, ăn không ngon, ngủ không yên! Tôi phải viết, nếu không trái tim sẽ vỡ thành trăm ngàn mảnh, khối óc sẽ nổ tung, mắt mù, và tai điếc...

    30/4/75, đại đội Trinh sát 7/5 được lệnh băng rừng từ Phú Giáo về Lai Khê, cùng bộ chỉ huy Trung đoàn 7, Sư đoàn 5, do Trung tá Đỗ Đ́nh Vượng chỉ huy. Ngồi trên Thiết vận xa M113 của Thiết đoàn 1 Kỵ binh, băng ngang những cánh rừng chồi bụi bay mù mịt, súng đạn sẵn sàng! Mệnh lệnh duy nhất chúng tôi nhận được, về căn cứ Lai Khê, nơi đặt Bộ Chỉ huy của Sư đoàn 5. Khoảng 10:00 sáng, đoàn quân có mặt ở cổng Nam của Lai Khê, Thiết vận xa chia ra pḥng thủ hai bên Quốc lộ 13, lịnh ứng chiến 100%.


    Ngày Quân lực Việt Nam Cộng ḥa 19-6-1971, 19-6-1973


    Trung tá Vượng, danh hiệu truyền tin (44) đi vào trong căn cứ họp cùng Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5, danh hiệu (45). Không khí chiến tranh bao trùm, lợi dụng thời gian này, nấu vội ít nước sôi đổ vào bao gạo sấy ăn với thịt hộp ba lát... Tiếng máy truyền tin PRC 25 vang lên:

    - 95, 44 (danh hiệu Đại đội trưởng Trinh sát 7/5 là 95). - 44, 95 nghe. - Cho 59 chăm sóc con cái, anh về gập tôi (59 danh hiệu Đại đội phó Trinh sát 7/5).

    Buổi trưa 30/4/75, trời Lai Khê nóng lạ thường, gập 44 có cả Đại tá Từ Vấn, Tham mưu trưởng Sư đoàn, Đại uư Thống, Chi đoàn Thiết kỵ. Mắt đỏ hoe, giọng Trung tá Vượng không c̣n sang sảng như mọi ngày, một linh cảm không hay xâm chiếm lồng ngực tôi.

    - 45 Đă tự sát! (danh hiệu Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ là 45).

    Tất cả sĩ quan chúng tôi, không hẹn nhau, cùng đứng nghiêm, hướng về cổng Nam Lai Khê, giơ tay chào theo nghi lễ quân cách. Chào 45, nước mắt bắt đầu chẩy xuống g̣ má không ngăn được, và vẫn c̣n khi viết những gịng này. Vĩnh biệt 45, cánh chim đầu đàn đă bay cao, về cùng non sông đất nước!

    Trưa 30/4/75, từ hướng nam xuất hiện lính "Bắc quân" tiến về phía cổng Bộ Tư lệnh, những xác chết biết đi, ốm yếu, mặt ủng da vàng v́ sốt rét, c̣n rất trẻ, dưới 18 tuổi không chừng. Chúng ôm những khẩu AK 47 nặng hơn người, chui trong bộ quần áo rộng quá khổ, chân lê dép râu, đầu là chiếc nón cối xô lệch.

    Súng đại liên trên Thiết vận xa M113 sẵn sàng nhả đạn, lính Trinh sát 7/5 trong tư thế tác chiến. Trung đội Viễn thám và các Trung đội Trinh sát liên tục xin lệnh nổ súng.

    - 95 đây Tố Quyên. Vịt con (Việt cộng) nhiều quá, chúng đầy đường, cho tôi quét bớt được không? - Tố Quyên, 95. Lệnh cấp trên không cho.



    Chúng tôi không được bắn khi đạn đă lên ṇng. Ngày 30/4/75 đàn ḅ vào thành phố, khỉ từ rừng tràn về. Khăn tang phủ khắp non sông, vận nước điêu linh bắt đầu từ đây. Tháng 4/75 đổi chủ như thế đó!

    Những tên lính "Bắc quân" đi không vững, nói năng ngọng nghịu vào thành phố. Chúng đuổi những cư dân hiền lành ra khỏi nhà, chúng khẹc khẹc một chủ nghĩa giết người sắc bén như dao Mác, đâm xuyên tim như lưỡi Lê. Chúng dẹp bàn thờ Chúa, vất cả Phật, thay vào đó là h́nh tượng con khỉ già "ấu dâm", tên đồ tể của nhân loại. Ngôi nhà chúng chiếm mang đầy "ám khí" từ xác chết "Hồ virus". Đất lành của chủ cũ trở thành nhà ma v́ "âm binh!" Đại dịch "Chinese virus" đến từ một loài khỉ khác, to lớn hơn, đông đảo gấp trăm lần. Chúng di truyền từ một cánh rừng mênh mông Châu Á, nhanh chóng lan ra toàn cầu! Không phân biệt bạn hay thù, chúng sát hại tất cả.

    Bốn mươi lăm năm sau, tháng 4/20, bầy khỉ bắt đầu bỏ chạy. Thiên Chúa, Đức Phật, các đấng Tối cao, Tổ tiên và Hồn thiêng sông núi đă sắp đặt: Khỉ phải về rừng, trả lại nhà cửa đất đai cho người chân chính. Của Cesar, trả về cho Cesar. Siêu vi khuẩn "Chinese virus" không thể giết hết nhân loại, từ nay đến cuối năm 2020 chắc chắn loài người sẽ t́m ra thuốc trị. Nhưng "Chinese virus" sẽ nhanh chóng xoá sổ bầy khỉ, chúng sẽ bị tiêu diệt. Chúng ta hăy xem tại sao "Tháng tư đổi chủ" khỉ về rừng.

    THẤT NGHIỆP. Theo thống kê của Bộ Lao động Hoa Kỳ, công bố ngày 2/4, tính đến 28/3 trên toàn nước Mỹ có 6.6 triệu người thất nghiệp! Ngày 2/4 nhẩy vọt lên 9.955.000 khai thất nghiệp. Tổng thống Donald Trump, chuẩn bị cho dân Mỹ đón nhận những tin xấu, vô cùng tồi tệ, từ nay đến giữa tháng 4/20. Người chết v́ "Chinese virus" ít nhất, ước tính lạc quan, với tất cả phương tiện ưu việt của xứ sở giầu có hàng đầu thế giới, cũng phải ra đi từ 200 - 240,000 người. Ngày 2/4 truyền h́nh Fox chiếu nhiều toa xe chở hàng (container) sơn mầu trắng, gắn máy lạnh, đậu gần bệnh viện, với phụ đề "Ngũ giác đài cung cấp 100,000 bao đựng xác chết" cho các bệnh viện nơi số người ra đi tăng nhanh! Hoa Kỳ sẽ vượt qua, họ không che dấu, ngay cả những con số không người dân nào muốn nghe, h́nh ảnh chết chóc lạnh lùng ai cũng sợ. Chính quyền minh bạch là thế đó! Hiểu biết sẽ cho chúng ta thêm sức mạnh để chiến đấu.



    Tại Việt Nam, bầy khỉ Ba đ́nh vẫn ngồi bắt chấy cho nhau, thủ dâm, tự sướng với con số cả thế giới ngủ mơ cũng không có: Việt Nam 237 người bị dịch "Chinese virus" / Tử vong 0 / Phục hồi 86 (Tuổi Trẻ 3/4).

    Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ hàng đầu của thế giới, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu qua Hoa Kỳ đứng hàng thứ hai sau Trung cộng. Có 10 loại hàng sản xuất gia công từ Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ:

    1) $11 tỷ USD/2018 Máy móc trong gia đ́nh (electric machinery and equipment) lắp ráp nhập khẩu vào Hoa Kỳ, chiếm 22.4% hàng nhập khẩu. 2) $7.2 tỉ USD/2018 Hàng đan, may và phụ tùng (knit and crochet apparel and accessories), đa số áo ấm và quần áo phụ nữ. 3) $6.2 tỷ USD Giầy (foowear). 4) $1.5 tỷ USD Bàn ghế (furniture). 5) $5 tỷ USD Dệt may và phụ tùng (woven apparel and accessories) khác với nhóm số hai, đây là kỹ nghệ may quần áo. 6) $2.8 tỷ USD Máy móc công nghiệp (industrial machinery) như máy in, vi tính.... 7) $1.2 tỷ USD Trái cây và các loại hạt đậu (edible fruit and nuts). 8) $1.1 tỷ USD Hàng da (article of leather) như túi sách, bóp ví, túi đeo lưng. 9) $1 tỷ USD/2018 Cá (fish). 10) $722.6 triệu USD/2018 Sắt và thép (iron and steal). (Vietnam Importing to The U.S - By UCM Posted July 12, 2019.) Chỉ riêng trong 10 nhóm nêu trên, Việt Nam xuất khẩu qua Hoa Kỳ trị giá $36 tỷ 722.6 triệu USD/2018. Chưa kể đến các lĩnh vực khác. Con số rất lớn với kinh tế Việt Nam!

    Hiện nay, chính phủ Mỹ đang yêu cầu dân chúng tạm dừng mọi công việc, ở nhà, giữ khoảng cách xă hội đứng cách xa nhau ít nhất là 2 thước mỗi người khi nói chuyện. Tỉ lệ thất nghiệp tăng lên chóng mặt mỗi ngày, nguồn xuất khẩu của bầy khỉ xem như quên đi! Không riêng ǵ Mỹ, các quốc gia Châu Âu cũng đang điên đầu về "Chinese virus", nhiều nước đóng cửa cho hết tháng 4/20.

    Trong cuộc phỏng vấn với nữ phóng viên Maria Bartimoro, truyền h́nh Fox Business Network vào cuối năm 2019, Tổng thống Trump tuyên bố: "Đúng là nhiều công ty đă bỏ chạy qua Việt Nam, nhưng Việt cộng đă lợi dụng chúng ta c̣n tệ hơn cả Trung cộng" (Well, a lot of companies are moving to Vietnam, but Vietnam takes advantage of us even worse than China). Thông tin của U.S. Trade Representative, Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hoá đến từ Việt Nam $47.8 tỷ USD, trong khi đó Việt Nam chỉ nhập khẩu $10.5 tỷ USD hàng hoá Mỹ. Thâm hụt thương mại $37.3 tỷ USD.

    Đừng để ư đến những con số tuyên truyền rẻ tiền, không đáng tin của bầy khỉ Ba Đ́nh. Người dân Việt chuẩn bị đón cơn sóng thần Tsunami mang tên "Thất nghiệp" sẽ đến, không phải chờ lâu. Công việc gia công liên quan đến 10 lĩnh vực nêu trên là những nạn nhân đầu tiên. Trung cộng có mở cửa công ty, hăng xưởng tại Việt Nam vẫn có nơi c̣n hoạt động, cũng sẽ KHÔNG CÓ ĐƠN ĐẶT HÀNG. Sản xuất không có khách hàng trở thành ác mộng! Công ty nào đủ tiền để trả lương cho công nhân ngồi không?



    Trong 45 năm qua, dưới sự dẫn dắt của "đỉnh cao trí tệ" từ hang động, rừng rú, toàn thể nền kinh tế Việt Nam không hề có một kỹ nghệ nào mang danh "sản xuất" tất cả chỉ là "gia công", dùng sức mạnh cơ bắp thay v́ trí tuệ. Mặc dù người Việt rất thông minh, nhưng nếu không được huấn luyện chuyên môn, sẽ trở thành "thông minh vặt".

    Kinh tế cả nước dựa trên "gia công" là chính sách "ngu xuẩn" tự ḿnh chui đầu vào sợi dây thắt cổ, đưa cho công ty ngoại quốc nắm đầu dây sinh mạng. Hăy nghe Vũ Ngọc Hoàng, cựu Uỷ viên Trung ương đảng, Phó ban Tuyên giáo đảng cộng sản Việt Nam than thở: "Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có tŕnh độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm tôi rà lại tư liệu th́ thấy, Hàn Quốc có khoảng 90,000 sống tại Việt Nam, và VN cũng có 90,000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lư. C̣n người Việt Nam ở Hàn Quốc th́ chủ yếu làm Osin, nghe mà sót ḷng" (Tuổi Trẻ 21/8/2014). Câu thú nhận chỉ đúng một nửa, v́ 50 năm trước tính theo thời điểm 2014, th́ Hàn Quốc c̣n thua xa Việt Nam Cộng Hoà, GDP/VNCH/1963 = $16,42 tỷ USD (1). So sánh GDP/South Korea/1963 = $3,989 triệu USD (2). Năm 1960, Việt Nam Cộng Hoà cho ra đời chiếc xe hơi "La Dalat" và chín năm sau 1969, Nam Hàn (bây giờ người Việt quen dùng tên Hàn Quốc) mới ra mắt chiếc xe Huyndai! Bằng nhau thế nào được? Không biết ông uỷ viên so sánh Hàn Quốc với nước Việt Nam nào? C̣n lại 50% đúng, hiện nay người Hàn làm chủ ở Việt Nam, và người Việt đi làm thuê bên Hàn. Giải phóng để cả nước làm thuê như thế sao?

    Việt Nam hôm nay, số người làm nghề tự do, buôn thúng bán bưng, chạy xe ôm... đông hơn rất nhiều so với những người làm tại công ty, hăng xưởng. Cuộc sống của họ trong những ngày c̣n lại đi về đâu? Vài chục triệu người kiếm ăn vốn đă khó, quần quật từ sáng tinh sương đến tối mịt cũng chỉ đủ ba bữa qua ngày, đóng cửa, nằm nhà, chờ ngày đi lĩnh 1.8 triệu tiền hù cứu trợ chẳng phải là khôn ngoan!

    Một địa chỉ ăn mày nữa của bầy khỉ Ba đ́nh, đó là số tiền của người Việt sống ở ngoại quốc gửi về hằng năm, trên dưới 10 tỷ USD. Chị Lâm Viên, trên DLB có tin không vui cho đẻng: "Người lao động nước ngoài thất nghiệp. Người Việt ở Mỹ thất nghiệp. C̣n đâu tỉ... tỉ... USD gởi về VN. CsVN khóc tiếng Miên. Lâu nay, kêu gọi người Việt hải ngoại đừng gởi tiền tiếp máu cho cộng. Không ai nghe. Bây giờ, tiền đâu mà gửi. Lo thân c̣n chưa xong. "Bất chiến tự nhiên thành". Haha".

    Khi bao tử người dân trống rỗng, không một ai chịu ngồi yên chờ chết. Đứng lên, tiến về những biệt phủ của quan tham... "Tháng tư đổi chủ" là thế đó. Bốn mươi lăm năm trước, chúng vào thành phố với thân xác sốt rét rừng, năm sáu thằng đu một cành đu đủ vẫn không gẫy. Giờ đây, bọn chúng âm thầm trốn chạy, gửi con ra ngoại quốc, chuẩn bị sẵn băi đáp an toàn! Sẽ chẳng c̣n quốc gia nào muốn rước bầy khỉ lúc này. Người nuôi người c̣n khó khăn, tiền đâu mua chuối cho khỉ?

    Một ngày cuối tháng 4/2020, những căn nhà bề thế giữa xóm nghèo, chợt trở nên im lặng, cửa đóng then cài, bầy khỉ âm thần trốn về rừng trong đêm. "Tháng tư đổi chủ!" Chờ và xem.

    Chú thích:

    (1) https://en.wikipedia.org/wiki/Econom...lic_of_Vietnam.
    (2) https://countryeconomy.com/gdp/south-korea?year=1963

    04.04.2020


    Nguyễn Tường Tuấn
    danlambaovn.blogspot .com

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Một tháng Tư buồn thảm của 45 năm viễn xứ!



    Nam Lộc - Chúng ta lại đang bước vào tháng Tư, những tháng Tư u buồn của trang sử tỵ nạn mà bất cứ người Việt lưu vong nào trên đất khách đều không khỏi ngậm ngùi nhớ về nơi ḿnh đă phải bỏ đi và nhiều người vẫn không thể trở về thăm chốn cũ!

    Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng Tư năm nay có lẽ c̣n sầu thảm hơn 45 lần đă qua. Không khí của đại dịch Vũ Hán bao phủ một mầu tang trên toàn thế giới, con số tử vong mỗi lúc một cao. Tuần qua, tổng thống Hoa Kỳ đă chính thức ban hành lệnh “cách ly” cho tất cả công dân trên toàn nước Mỹ cho đến hết ngày 30 tháng Tư, 2020. Và h́nh như nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang lần lượt áp dụng biện pháp này, khiến cho năm nay dù có muốn, chúng ta cũng không thể tổ chức tụ họp đông đảo để làm lễ tưởng niệm ngày quốc hận như những năm trước đây. Buồn hơn nữa là sẽ không có bất cứ một trung tâm ca nhạc nào thực hiện các bộ Video, CD hay DVD để tưởng niệm những tháng năm viễn xứ như ngày trước, v́ hiện trạng sang băng, đĩa lậu và internet đă giết chết thị trường văn hóa nghệ thuật này.

    Trong nỗi niềm và hoàn cảnh đó, một số anh chị em nghệ sĩ tự do đă hợp cùng đài truyền h́nh SBTN với phương tiện và chuyên viên điện ảnh sẵn có, cùng nắm tay nhau một cách vô vụ lợi, chung lưng thực hiện một bộ DVD lịch sử để tưởng nhớ năm thứ 45, ngày quê hương VN rơi vào tay Cộng Sản. Cá nhân tôi, được mặc lại bộ quân phục của đơn vị ḿnh phục vụ sau 45 năm xa cách ḷng không khỏi ngậm ngùi. Kỷ niệm chợt bùng về, nhớ lại ngày tôi xuống Lai Khê tŕnh diện đại úy Nguyễn Văn Quư, trưởng pḥng báo chí của Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào đúng Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, tiếp theo đó là những đêm dài nơi chiến tuyến. Tôi lại thích viết về cuộc đời của những người lính thách đố với cái chết, luôn luôn t́nh nguyện đi tuyến đầu, v́ thế nên đêm đêm thường ngồi với các toán Biệt Kích của Sư Đoàn, say sưa nghe họ kể những trận đụng độ nẩy lửa, vừa hănh diện với bao chiến công, vừa xót xa với những mất mát!

    Nh́n ca sĩ Diễm Liên mặc chiếc áo dài đen tŕnh bầy nhạc phẩm Người T́nh Không Chân Dung, th́ cả một trời kỷ niệm hiện về với h́nh ảnh nữ tài tử Kiều Chinh trong bộ phim này của gần 50 năm về trước. Nghe Thế Sơn hát Người Ở Lại Charlie trong bộ quân phục Dù, để nhớ về cố Đại Tá Nguyễn Đ́nh Bảo, thân phụ của người bạn học cùng lớp với Thế Sơn, ai ai cũng nhận ra nỗi xúc động, đôi lúc nghẹn ngào trong tiếng hát của anh. Nh́n Thanh Trúc với Nếu Vắng Anh của nhạc sĩ Anh Bằng, th́ không ai không khỏi nhớ đến khuôn mặt cùng giọng hát khả ái của nữ ca sĩ Lệ Thanh một thuở hoàng kim với t́nh khúc kỷ niệm đầu đời của những chàng trai trong thời gian đầu cuộc chiến, 1960... Và c̣n nhiều nhiều nữa, Hồ Hoàng Yến, Quốc Khanh, Nguyên Khang, Hoàng Thục Linh, Vũ Anh Thư, Huỳnh Phi Tiễn, Ca Đoàn Ngàn Khơi... c̣n Trả Lại Em Yêu, Cho Một Người Nằm Xuống, Thương Vùng Hỏa Tuyến, Một Chuyến Bay Đêm, Tôi Nhớ Tên Anh, dĩ nhiên không thể quên Chiến Sĩ Vô Danh... và đặc biệt là Thề Không Phản Bội Quê Hương! Gần 30 tiết mục với hơn 50 ca sĩ góp mặt. Đối với tôi, đây quả là một công tŕnh phi thường mà anh chị em nghệ sĩ, các chuyên viên, và các t́nh nguyện viên có thể thực hiện được trong giai đoạn cùng hoàn cảnh hiện nay.


    Hồ Hoàng Yến với “Trả Lại Em Yêu”

    Tôi chắc chắn là nếu không v́ ḷng yêu quê hương, đất nước, không v́ t́nh cảm dành cho những người lính QLVNCH, những người đă bị bỏ rơi, và nhất là nếu không có sự phù hộ của những anh linh tử sĩ, th́ có lẽ khó ai có thể thực hiện được một tác phẩm nghệ thuật có tính cách lịch sử để lại cho hậu thế những h́nh ảnh trung thực của cuộc chiến đấu đầy chính nghĩa để bảo vệ tự do, dân chủ cho VN. Và cũng khó có một tác phẩm âm nhạc nào thể hiện được ḷng biết ơn chân thành cùng sự ngưỡng mộ đối với những tấm gương hy sinh quả cảm của người lính VNCH để bảo vệ miền Nam VN, tiền đồn của thế giới tự do bằng DVD “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi”!


    Thế Sơn và “Người Ở Lại Charlie”

    Ước muốn duy nhất của anh chị em nghệ sĩ cùng nhóm thực hiện của chúng tôi là mong mỏi mỗi gia đ́nh người Việt tỵ nan nên có một bộ DVD này, vừa để thưởng thức âm nhạc, vừa dùng làm tài liệu dành cho con cháu mỗi khi chúng muốn t́m hiểu về cuộc chiến VN, và quan trọng hơn cả là để tưởng niệm quốc hận lần thứ 45 trong không khí tang tóc của toàn thế giới hiện nay.


    Kính dâng những Ngưởi Lính VNCH

    Muốn biết thêm chi tiết và đặt mua DVD hoặc Blu-ray, xin quư vị vào trang nhà: https://www.sbtn.tv/

    Hăy ủng hộ và tiếp tay chúng tôi.

    Tháng Tư, 2020

    Nam Lộc

  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Nhũng V́ Sao Chiếu Sáng
    Bich Ha Pham


    RỪNG LÁ THẤP VÀ NGƯỜI LÍNH BỊ LĂNG QUÊN: THIẾU TÁ ĐỊA PHƯƠNG QUÂN LÊ PHI Ô


  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    NGƯỜI LÍNH BIỂN VĨNH VIỄN Ở LẠI HOÀNG SA: HẢI QUÂN TRUNG TÁ NGỤY VĂN THÀ





  8. #18
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Nhũng V́ Sao Chiếu Sáng
    Bich Ha Pham
    BẢO VỆ TỔ QUỐC TRẤN GIỬ KHÔNG GIAN
    ĐẠI ÚY TRẦN THẾ VINH


  9. #19
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Nhũng V́ Sao Chiếu Sáng
    Bich Ha Pham
    THIẾU TƯỚNG ĐỔ KẾ GIAI


  10. #20
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    THÁNG 4 - VNCH TRỞ LẠI TRONG TIM


    Nhũng V́ Sao Chiếu Sáng
    Bich Ha Pham
    ĐẠI TÁ NGUYỄN VĂN ĐÔNG





Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 04-06-2015, 08:58 AM
  2. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  3. Người Lính VNCH trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 12-12-2010, 12:35 AM
  4. Người Lính VNCH trong tâm hồn và ḍng nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
    By Hoàng Nhật Thơ in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 1
    Last Post: 05-12-2010, 11:21 AM
  5. Cờ Vàng VNCH Xuất Hiện Trong Lễ Phong Thánh.
    By nghiep in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 22-10-2010, 01:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •