Ngay sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa , cả hai chính quyền nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) đều quan tâm đến sự có mặt của người Hoa, ảnh hưởng chính trị và sức mạnh kinh tế của họ tại Việt Nam . Với nguồn tài lực lớn mạnh, một hệ thống quản lư gần như riêng biệt , và quan điểm xa lạ, cộng đồng người Hoa không khác ǵ “ một quốc gia trong một quốc gia ” tại Việt Nam . Hoàn toàn hội nhập khối người Hoa vào cộng đồng dân tộc Việt là yêu cầu bức thiết của chính phủ hai miền Nam Bắc . Thực tế lại càng phức tạp hơn khi hai chính quyền đối nghịch ở Việt Nam là đồng minh của hai chế độ đối đầu ở Trung Quốc và Taiwan . V́ thế bất kỳ động thái áp lực nào với người Hoa đều có thể đưa đến phản đối từ cả hai chính phủ ở Beijing và Taipei , chưa kể đến phản đối ngay từ cộng đồng người Hoa ở Việt Nam , có khả năng đưa đến xáo trộn sinh hoạt kinh tế một lần nữa .
Thật ra quan ngại về vấn đề Hoa kiều nghiêm trọng hơn cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đơn giản v́ khoảng 85% của 1,2 triệu người Hoa sinh sống ở miền Nam . Theo Pao-min Chang , dựa trên nguồn Việt Nam (13) và thông tin của The Straits Times ngày 10 tháng Năm 1978 , có khoảng 1,5 triệu người gốc Hoa trên đất Việt vào năm 1978 , và có khoảng 250.000 người sinh sống ở miền Bắc . Dựa trên những số liệu này người ta ước tính dân số Việt gốc Hoa vào thập niên 1950 khoảng từ 1 đến 1,2 triệu và có từ 100.000 đến 150.000 người sống ở miền Bắc .
Năm 1955 hai đảng Cộng Sản ở Beijing và Hà Nội đă có những đồng thuận căn bản để giải quyết vấn đề người Hoa . Hai bên thỏa thuận để người Hoa sinh sống tại miền Bắc dưới sự quản lư của Hà Nội , được hưởng mọi quyền hạn như người Việt Nam , và người Hoa có thể tự do nhập Việt tịch sau một thời gian “ được kiên nhẫn thuyết phục và được giáo dục về ư thức hệ ” (14) . Hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung quốc hoăn giải quyết vấn đề quốc tịch của người Hoa ở miền Nam đến sau “ giải phóng ” (15) .
Tại miền Nam , cũng trong năm 1955 chính phủ bắt đầu dùng luật quốc gia để hội nhập người Hoa vào cộng đồng người Việt . Sắc luật này dùng cách giải quyết của triều đ́nh Việt Nam trước thời Pháp thuộc , xác định tất cả con trẻ của các cuộc hôn nhân Hoa Việt đều là người Việt , và không có quyền từ bỏ quốc tịch Việt Nam (16) .
Sắc luật tổng thống ( Số 48 ) ngày 21 tháng Tám năm 1956 đi một bước gay hơn nữa . Tất cả người Hoa sinh tại Việt Nam đều là người Việt Nam (jus soli) bất kể nguồn gốc của cha mẹ và ư muốn của chính đương sự . Sắc luật 48 c̣n có giá trị hồi tố . Tất cả những người Hoa , khách trú khác , phải làm đơn xin thường trú tại Việt Nam theo kỳ hạn , phải đóng thuế cư trú cao để được quyền sinh sống tại Việt Nam (17) . Một sắc luật bổ túc ( Số 52 ) ban hành ngày 29 tháng Tám năm 1956 đ̣i hỏi tất cả công dân Việt Nam phải lấy tên tiếng Việt trong thời hạn 6 tháng nếu không sẽ bị phạt vạ . Ngày 6 tháng Chín chính phủ Việt Nam Cộng Hoà lại ban hành sắc luật Số 53 cấm người nước ngoài hoạt động trong 11 nghành nghề , kể cả buôn gạo và bán hàng tạp hóa , mà người Hoa chiếm ưu thế . Những người Hoa đang đang hoạt động trong khu vực kinh tế bị kiểm soát có 6 tháng đến 1 năm để bán hay sang nhượng lại thương nghiệp cho công dân Việt Nam nếu không sẽ có thể bị trục xuất hay phạt 5 triệu đồng Việt Nam (18) .
Cùng lúc , chính phủ Ngô Đ́nh Diệm cũng bắt đầu chương tŕnh Việt Nam hóa các trường học của người Hoa trong vùng Sài G̣n − Chợ Lớn bằng những yêu cầu như dùng tiếng Việt trong giảng dạy và bổ nhiệm Hiệu trưởng người Việt Nam .
Đây là những chính sách khắt khe nhất so với tất cả các quốc gia trong vùng để hội nhập người thiểu số nước ngoài . Nhằm thẳng vào khối người Hoa , những biện pháp vừa kể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và mức an sinh của gần một triệu người thuộc dân tộc Hoa sinh sống ở miền Nam (19) .
Trả lời cho những lời cầu cứu từ khối lănh đạo người Hoa ở Việt Nam , chính phủ Taiwan đă lên tiến can thiệp vào tháng Chín năm 1956 , phản đối quyết định của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và hứa sẽ cố gắng t́m mọi cách giúp khối người Hoa ở Việt Nam . Mọi cố gắng hiệp thương của Taipei đều không có hiệu quả . Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm cho đây là chuyện nội bộ giữa người Việt Nam . Ngày 17 tháng Tư năm 1957 chính phủ Sài G̣n ra lệnh hủy bỏ tất cả thẻ thường trú nhân đă cấp cho con cái người Hoa đă sinh tại Việt Nam và yêu cầu họ lấy thẻ căn cước Việt Nam trễ nhất là ngày 9 tháng Năm năm 1957 . Cũng trong năm 1957 , Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố : “ Ḍng máu của người Hoa luân chuyển trong huyết quản của dân Việt , và người Việt cùng người Hoa gần như có cùng quan niệm về đạo đức và văn hóa ” (20) .
Ngày 3 tháng Năm năm 1957 , chính phủ Cộng ḥa Trung Hoa tuyên bố giúp tái định cư tại Taiwan tất cả người Hoa không muốn nhập tịch Việt Nam . Giữa tháng Bẩy năm 1957 , chính phủ Việt Nam ngưng chương tŕnh ghi danh cho Hoa kiều muốn hồi hương . Sau cùng chỉ có khoảng 3.000 Hoa kiều trong số 52.144 người đă ghi danh được phép quay về sinh sống tại Taiwan (21) .
Ngày 20 tháng Năm , Trung Quốc lên tiếng phản đối Việt Nam Cộng Hoà không tôn trọng quyền tự do lựa chọn của người Hoa ; Quyết định của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà là “ đơn phương và không hợp lư , không phải chỉ là một xâm phạm thô bạo đến các quyền hợp pháp của người Hoa ở nước ngoài tại Nam Việt Nam , mà c̣n là một hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật quốc tế ” . Để bày tỏ sự hỗ trợ với Hoa kiều ở Việt Nam , nhà nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa gởi 10.000 đô-la sang giúp . Tờ Nhân Dân ở Hà Nội đăng nguyên văn lời phản đối của Beijing vào này 23 tháng Năm và ngày hôm sau tuyên bố ủng hộ quan điểm của chính phủ CHNDTH (22) .
Sau khi thành h́nh , Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) cũng ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong những văn bản ấn hành năm 1960 , 64 , 65 và 1968 (23) .
Suốt khoảng thời gian 1955-1957, nhất là khi có lời hứa giúp đỡ từ chính phủ Taiwan , người Hoa ở Việt Nam tương đối đă giữ b́nh tĩnh . Đến mùa xuân 1957 , hạn đổi quốc tịch và quốc hữu hóa hoạt động kinh tế đă gần kề nhưng cuộc hiệp thương Sài G̣n-Taipei vẫn không có kết quả cụ thể , người Hoa xuống đường gây bạo động , phản đối chính sách của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và sự bất lực của Taiwan . Đến mùa hè 1957 , người Hoa đóng cửa gần hết trường học , hoạt động thương mại , và rút tiền ra khỏi ngân hàng . Khi khoảng 800 triệu đến 1,5 tỉ đồng Việt Nam − gần 17% tiền tệ đang lưu hành − biến mất khỏi thị trường sinh hoạt thương mại bất chợt ngưng trệ , đồng bạc Việt Nam mất giá nặng nề trên thị trường hối đoái tự do . Richard Lindholm ghi lại trong cuốn Vietnam : The first five years ( 1959 ) cũng như tin của tờ Zhongyang Ribao ngày 21 tháng Năm 1957 , theo ước tính từ Taipei , đến khoảng giữa tháng 5 năm 1957 , có khoảng 6.000 cửa hàng của người Hoa đă phải đóng cửa , 200.000 người mất công ăn việc làm . Nền kinh tế miền Nam Việt Nam gần như sụp đổ .
Lịch sử lập lại một lần nữa xác minh ảnh hưởng và đóng góp quan trọng , không thể không có , của người Hoa trong nền kinh tế , thương mại Việt Nam . Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm nhượng bộ . Cuối tháng Bẩy 1957 , người Hoa được quyền ghi danh cửa hàng bằng tên của bà con sinh tại Việt Nam , hoặc nhập tịch Việt Nam theo thủ tục đơn giản . Hiệu trưởng các trường học chỉ cần là người Hoa sinh tại Việt Nam . Tiếng Hoa được sử dụng lại trong trường học trừ các môn sử kư , địa lư và Việt văn . Cùng lúc chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy lùi ngày hết hạn ghi danh cho người Hoa sinh tại Việt Nam và bỏ hẳn yêu cầu này sau tháng 9 năm 1957 . Đến tháng 8 năm 1958 , chính phủ Việt Nam Cộng Hoà tiếp tục nới lỏng chương tŕnh quốc hữu hóa kinh tế , chỉ đ̣i 51% trị giá thương mại của các doanh nghiệp của người Hoa − sắc luật số 53 trước kia đă giới hạn thuộc quyền người Việt − thuộc sở hữu của người Việt Nam . Người Hoa cũng được đối xử mềm mỏng khi áp dụng luật thi hành quân dịch .
Tính đến 15 tháng 6 năm 1957 chỉ có 3.500 trên khoảng 500.000 người Hoa sinh tại Việt Nam lấy thẻ căn cước Việt Nam theo luật định với hạn chót là 09/05/1957 . Cuối năm 1957 , theo tài liệu của Viện Thống kê Sài G̣n 1960 ( trang 21 ) , chính phủ Việt Nam Cộng Hoà vẫn công nhận đến 400.000 Hoa kiều cư trú tại Việt Nam . Tuy nhiên , sau cùng , gần như hầu hết những Hoa kiều ( sinh ngoài Việt Nam ) này đều nhập tịch Việt Nam v́ lư do thực dụng .
(http://my.opera.com/MIENNAMVIETNAM/b...w.dml/30185842)
Bookmarks